BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT o0o Hội đồng báo cáo luận văn tốt nghiệp chứng nhận báo cáo tốt nghiệp với
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
PHẠM ÉN NHI
ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI BAO BÌ VÀ ẨM ĐỘ HẠT
ĐẾN CHẤT LƯỢNG GẠO (Oryza sativa L.) SAU THU HOẠCH
BẢO QUẢN Ở NHIỆT ĐỘ 200
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
PHẠM ÉN NHI
ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI BAO BÌ VÀ ẨM ĐỘ HẠT
ĐẾN CHẤT LƯỢNG GẠO (Oryza sativa L.) SAU THU HOẠCH
BẢO QUẢN Ở NHIỆT ĐỘ 200
C
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NÔNG NGHIỆP SẠCH
Cần Thơ, 2012
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
o0o
Xác nhận của Cán bộ hướng dẫn về đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI BAO BÌ VÀ ẨM ĐỘ HẠT ĐẾN CHẤT LƯỢNG
GẠO (Oryza sativa L.) HOẠCH B ẢO QUẢN Ở NHIỆT ĐỘ 200 C”
Do sinh viên Phạm Én Nhi, MSSV: 3087640 lớp Nông Nghiệp Sạch 34 thuộc Bộ Môn
Khoa Học Đất- Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng- Trường Đại Học Cần Thơ
thực hiện
Ý kiến của Cán bộ hướng dẫn : ………
………
………
………
………
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012 Cán bộ hướng dẫn
TS Nguyễn Thị Xuân Thu
Trang 4BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
o0o
Xác nhận của Bộ Môn Khoa Học Đất về đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI BAO BÌ VÀ ẨM ĐỘ HẠT ĐẾN CHẤT LƯỢNG
GẠO (Oryza sativa L.) SAU THU HOẠCH BẢO QUẢN Ở NHIỆT ĐỘ 200
C”
Do sinh viên Phạm Én Nhi, MSSV: 3087640, lớp Nông Nghiệp Sạch 34 thuộc Bộ Môn Khoa Học Đất- Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng- Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện
Xác nhận của Bộ môn:
Đánh giá
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012
Bộ Môn
Trang 5BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
o0o
Hội đồng báo cáo luận văn tốt nghiệp chứng nhận báo cáo tốt nghiệp với đề tài:
“ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI BAO BÌ VÀ ẨM ĐỘ HẠT ĐẾN CHẤT LƯỢNG
GẠO (Oryza sativa L.) SAU THU HOẠCH BẢO QUẢN Ở NHIỆT ĐỘ 200 C”
Do sinh viên Phạm Én Nhi, MSSV: 3087640, lớp Nông Nghiệp Sạch 34 thuộc Bộ Môn Khoa Học Đất- Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng Dụng- Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện
Bài báo cáo đã được hội đồng đánh giá mức
Ý kiến hội đồng
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012 Hội Đồng
Trang 6TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Quê quán: Huyện Phú Tân – Cà Mau Dân tộc: Kinh
Ngày sinh: 15/04/1989
Nơi sinh: Huyện Phú Tân – Cà Mau
Quá trình học tập:
Từ 1996- 2001: học trường Tiểu Học Cái Đôi Vàm I
Từ 2001- 2005: học trường THCS Thị Trấn Cái Đôi Vàm
Từ 2005- 2008: học trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
Trúng tuyển vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2008, học lớp Nông Nghiệp Sạch khóa 34, thuộc khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012
Người khai ký tên
Phạm Én Nhi
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây
Tác giả luận văn
Phạm Én Nhi
Trang 8LỜI CẢM TẠ Kính dâng
Lòng biết ơn chân thành tới cha mẹ đã hết lòng nuôi con khôn lớn nên người
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
TS Nguyễn Thị Xuân Thu người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích cho em trong việc nghiên cứu và hoàn thành quá trình làm luận văn này
PGS.TS Nguyễn Mỹ Hoa, cố vấn học tập đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học
ThS Bùi Thị Cẩm Hường đã nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện thí nghiệm luận văn này
Quý Thầy Cô, Anh Chị Bộ môn Khoa Học Đất, Khoa Học Cây Trồng - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm bổ ích cho chúng em
Xin chân thành cám ơn
Các anh chị và các bạn trong phòng thí nghiệm đã cộng tác phân tích mẫu trong quá trình thực hiện luận văn
Các bạn lớp Nông Nghiệp Sạch 34 và lớp Khoa học đất 34 đã nhiệt tình giúp đỡ động viên chúng tôi trong suốt khóa học
Thân ái gửi về các lớp Nông Nghiệp Sạch 35, Nông Nghiệp Sạch 36, Nông Nghiệp Sạch 37 lời chào thân thương và đoàn kết
Xin chân thành cám ơn!
Trang 9MỤC LỤC
Trang
XÉT DUYỆT LUẬN VĂN i
LỊCH SỬ CÁ NHÂN iv
LỜI CAM ĐOAN v
LỜI CẢM TẠ vi
MỤC LỤC vii
DANH SÁCH HÌNH x
DANH SÁCH B ẢNG xi
TÓM LƯỢC 1
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY LÚA 3
1.2 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA G ẠO 3
1.3 CHẤT LƯỢNG HẠT G ẠO 4
1.3.1 Đặc tính vật lý 4
1.3.1.1 Hình dạng hạt 5
1.3.1.2 Chiều dài hạt 5
1.3.1.3 Tỷ lệ bạc bụng 5
1.3.1.4 Màu sắc 6
1.3.1.5 Sự biến vàng của nội nhũ hạt 6
1.3.2 Đặc tính hóa học 7
1.3.2.1 Nhiệt trở hồ 7
1.3.2.2 Độ bền thể gel 7
1.3.2.3 Tỷ lệ vươn dài 7
1.3.2.4 Mùi thơm 8
1.4 VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC B ẢO QUẢN NÔNG SẢN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 8
1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP B ẢO QUẢN NÔNG SẢN 8
Trang 101.5.1 Bảo quản nông sản ở trạng thái thoáng 8
1.5.2 Phương pháp bảo quản kín 9
1.5.3 Bảo quản nông sản ở trạng thái lạnh 9
1.5.4 Phương pháp bảo quản nông sản bằng hóa học 10
1.5.5 Bảo quản trong khí quyển điều chỉnh 10
1.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG G ẠO TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN 10
1.6.1 Các yếu tố môi trường 10
1.6.1.1 Nhiệt độ 10
1.6.1.2 Độ ẩm không khí 11
1.6.2 Các yếu tố sinh học 12
1.6.2.1 Độ ẩm của hạt gạo 12
1.6.2.2 Độ ẩm cân bằng của hạt 13
1.6.2.3 Quá trình chín sau thu hoạch 13
1.6.2.4 Quá trình hô hấp 13
1.6.2.5 Vi sinh vật 16
1.6.2.6 Côn trùng hại lương thực 16
1.7 VẬT LIỆU B AO BÌ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG G ẠO TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN GẠO 16
CHƯƠNG II: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 19
2.1 PHƯƠNG TIỆN 19
2.1.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu 19
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 19
2.2 PHƯƠNG PHÁP 20
2.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 20
2.2.2 Chỉ tiêu theo dõi 22
2.3 CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH 22
2.3.1 Ghi nhận tổng quát 22
2.3.2 Các chỉ tiêu về đặc tính hóa học 22
Trang 112.4 XỬ LÝ SỐ LIỆU 23
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT 24
3.1.1 Kích thước và dạng hạt 24
3.1.2 Độ bạc bụng của gạo 24
3.1.3 Mùi thơm 25
3.1.4 Tỷ lệ sâu mọt 25
3.2 CHỈ TIÊU HÓA HỌC CỦA HẠT 26
3.2.1 Ẩm độ hạt 26
3.2.2 Nhiệt trở hồ 28
3.2.3 Độ bền thể gel 30
3.2.4 Tỷ lệ vươn dài 32
3.2.5 Màu sắc gạo 34
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
PHỤ CHƯƠNG 41
Trang 12DANH SÁCH HÌNH
Hình Tựa hình Trang
1.1 Phân cấp hạt gạo theo độ lớn và vị trí vết đục 6
Trang 13DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.2 Phân loại hình dạng các tiêu chuẩn gạo (Jenning et al., 1979) 5 1.3 Nhiệt độ phát triển của một số loại nấm trên hạt 11
(Trần Như khuyên, Hoàng Xuân Anh, 2007)
1.4 Độ ẩm hạt ứng với độ ẩm không khí ở 25-300
12 (Trần Như khuyên, Hoàng Xuân Anh, 2007)
1.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ hô hấp của hạt lúa mì 15
3.4 Tỷ lệ vươn dài của hạt gạo trong 3 loại bao và 5 mức ẩm độ ở 200
33 3.5 Màu sắc hạt gạo trong 3 loại bao và 5 mức ẩm độ ở 200
Trang 14Phạm Én Nhi, 2012 “Ảnh hưởng của loại bao bì và ẩm độ hạt đến chất lượng gạo (Oryza sativa L.) sau thu hoạch bảo quản ở nhiệt độ 20 0 C” Luận văn tốt nghiệp
kỹ sư ngành Nông Nghiệp Sạch khóa 34, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ Hướng dẫn khoa học: Ts NGUYỄN THỊ XUÂN THU
TÓM LƯỢC
Đề tài “Ảnh hưởng của loại bao bì và ẩm độ hạt đến chất lượng gạo (Oryza sativa
L.) sau thu hoạch bảo quản ở nhiệt độ 20 0 C” được thực hiện với mục đích: Tìm ra vật liệu bao và ẩm độ hạt phù hợp để duy trì chất lượng gạo trong thời gian bảo quản Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, thừa số 2 nhấn
tố, 15 nghiệm thức với 3 lần lặp lại Kết quả thí nghiệm cho thấy: Bảo quản hạt trong bao PE 2 lớp duy trì được ẩm độ trong thời gian bảo quản, màu sắc hạt (7,01), độ bền thể gel (74,0 mm), nhiệt trở hồ (3,30) và độ vươn dài (1,64 mm) của hạt tốt hơn bảo quản hạt trong bao giấy dầu và bao lưới Ở ẩm độ hạt 11-14% cho
ẩm độ, màu sắc, độ bền thể gel, nhiệt trở hồ và độ vươn dài của hạt đ ược duy trì tốt trong thời gian bảo quản Bảo quản hạt trong bao PE 2 lớp với các mức ẩm độ 11 - 14% cho ẩm độ, màu sắc, độ bền thể gel, nhiệt trở hồ và độ vươn dài duy trì được chất lượng hạt tốt hơn ở các nghiệm thức khác
Trang 15MỞ ĐẦU
Việt Nam thuộc vùng khí hậu nóng ẩm, là một nước Nông nghiệp nên có khả năng sản xuất lúa, gạo với sản lượng cao Nhiệm vụ của sản xuất không chỉ hoàn thành về mặt số lượng mà còn phải đảm bảo về mặt chất lượng của gạo sau khi chà xát được nâng cao, nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu là vấn đề luôn được quan tâm và công tác bảo quản là một công tác cần thiết Trong quá trình bảo quản, hạt gạo chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như ẩm độ hạt, bao bì, nhiệt độ, kho chứa làm biến đổi chất lượng hạt gạo, gây thiệt hại ảnh hưởng đến thu nhập nền kinh tế quốc dân Theo tài liệu điều tra của FAO (Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc) hàng năm có 6-10% số lương thực bảo quản trong kho bị tổn thất, riêng các nước có trình độ bảo quản thấp và khí hậu nhiệt đới, sự thiệt hại lên đến 20% (Trần Minh Tâm, 2002)
Các khó khăn trên được khắc phục bởi nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài như: Suslow (2000), bảo quản ở nhiệt độ lạnh có thể kéo dài thời gian bảo
quản của nông sản so với các phương pháp bảo quản khác Theo Somogyi et al
(1996), việc kết hợp bảo quản ở nhiệt độ thấp và bao gói là một trong những phương pháp quan trọng nhất để kéo dài thời gian bảo quản và duy trì phẩm chất
nông sản thực phẩm Theo Duong Van Chin et al (2005), bảo quản hạt lúa sau thu
hoạch trong bao PE kéo dài thời gian bảo quản Các nghiên cứu về hạt gạo sau thu hoạch phong phú ở nước ngoài, tuy nhiên trong điều kiện nước ta còn hạn chế Do
đó, đề tài “Ảnh hưởng của loại bao bì và ẩm độ hạt đến chất lượng gạo sau thu hoạch bảo quản ở nhiệt độ 20 0
C” được thực hiện với mục tiêu là: Tìm ra ẩm độ
hạt và loại bao phù hợp để duy trì chất lượng gạo trong thời gian bảo quản
Trang 16CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 SƠ LƯỢC VỀ CÂY LÚA
Cây lúa (Oryza sativa L) thuộc họ Poaceae, hạt lúa có cấu tạo gồm: mày
thóc, vỏ trấu, vỏ hạt, nội nhũ và phôi Lúa một loại thực phẩm ngũ cốc quan trọng trong khẩu phần ăn của nhiều người trên thế giới Theo tài liệu của Nguyễn Ngọc
Đệ (2008) có đề cập: Makkey E cho rằng vết tích cây lúa cổ xưa nhất ở vùng Penjap Ấn Độ, nhưng theo Chang (1976), nhà di truyền học cây lúa của Viện Nghiên Cứu lúa Quốc Tế (IRRI), đã tổng kết nhiều tài liệu khác nhau và cho rằng việc thuần hóa lúa trồng có thể được tiến hành độc lập cùng một lúc ở nhiều nơi, dọc theo vành đai trải dài từ đồng bằng sông Ganges dưới chân phía đông của dãy núi Himalayas-Ấn Độ, ngang qua Bắc Miến Điện, Bắc Thái Lan, Lào và Việt Nam, đến Tây Nam và Nam Trung Quốc Một số nhà nghiên cứu Việt Nam đã cho rằng nguồn gốc cây lúa ở miền Nam Việt Nam và Campuchia
Tuy chưa thống nhất nhưng nhiều người đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa
là vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi từ đó lan đi các nơi khác Cây lúa có mặt ở khắp nơi, từ vùng đầm lầy đến đồi núi, từ vùng xích đạo nhiệt đới đến ôn đới, từ vùng phù sa nước ngọt đến vùng cát sỏi ven biển, nhiễm phèn mặn (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998) Thêm vào đó, người ta cũng đồng ý rằng cây lúa và nghề trồng lúa đã có từ rất lâu, lịch sử và đời sống của các dân tộc Đông Nam Á gắn liền với lúa gạo
1.2 GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA G ẠO
Gạo là một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể Con người hấp thụ chất bột và một số vitamin từ gạo Có khoảng 2 tỉ người ở châu Á dùng gạo và các chế phẩm từ gạo để bổ sung 60-70% nguồn năng lượng hàng ngày cho cơ thể (Fao, 2004)
Trang 17Bảng 1.1 Giá trị dinh dưỡng của gạo (FAO, 2004)
Bảng 1 2 Phân loại hình dạng các tiêu chuẩn hạt gạo (Jenning et al., 1979)
Kích thước Chiều dài Cấp độ Hình dạng
Tỷ lệ dài/rộng Cấp độ
> 3,0 2,1-3,0 1,1-3,0
Trang 181.3.1.2 Chiều dài hạt
Chiều dài hạt là đặc tính ổn định nhất ít bị ảnh hưởng của môi trường
được điều khiển bởi đơn gen (Ramiah et al., 1931) hay hai gen (Bollich et al.,
1974) Tuy nhiên theo Sormith (1974), chiều dài hạt gạo do đa gen điều khiển Chiều dài hạt gạo là một thông số quan trọng để phân loại gạo xuất khẩu và phụ thuộc rất lớn vào thị hiếu tiêu dùng của từng quốc gia
1.3.1.3 Tỷ lệ bạc bụng
Độ trong suốt của hạt gạo phụ thuộc vào tính chất của phôi nhủ, vết đục xuất hiện ở lưng bụng, hoặc trung tâm hạt gạo Gạo có xu hướng bị gãy tại điểm có vết đục, làm giảm tỷ lệ gạo nguyên Mặc dù độ bạc bụng không có ảnh hưởng gì đến phẩm chất cơm, nhưng xét về mặt thị hiếu người tiêu dùng có nhiều bất lợi do
thói quen Theo Khush et al (1979), bạc bụng là màu trắng xốp hiện diện ở phía
bụng của hạt kế phôi Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tích lũy chất khô của hạt trong giai đoạn vào chắc mẩy hạt thì cũng ảnh hưởng đến cấu trúc c ủa hạt tinh bột gây ra bạc bụng Theo Nguyễn Thị Lang (1996), khi phơi lúa làm giảm ẩm độ
từ từ, hạt gạo sẽ trong hơn là giảm ẩm độ đột ngột Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008),
để đánh giá độ bạc bụng, người ta phân cấp từ 0 – 9 dựa vào thể tích vết đục so với thể tích của cả hạt gạo và tỷ lệ số hạt bị bạc bụng
Hình 1.1 Phân cấp hạt gạo theo độ lớn và vị trí của vết đục
1.3.1.4 Màu sắc
Màu sắc của hạt là một trong những chỉ số để đánh giá chất lượng hạt Mỗi loại hạt ở trạng thái bình thường đều có màu sắc tự nhiên của nó Nếu thu
Trang 19hoạch, sơ chế và bảo quản không đúng chế độ làm cho chất lượng hạt giảm thì màu sắc và mùi vị của nó cũng thay đổi theo Hạt đã nảy mầm hay hạt có độ ẩm cao mà đưa vào bảo quản thì vỏ hạt không còn óng ánh nữa mà chuyển sang màu đục hay màu nhạt Việc xác định màu sắc của hạt bằng cách so sánh với hạt tốt bình thường cùng loại giống (Trần Như Khuyên và ctv, 2007)
1.3.1.5 Sự biến vàng của nội nhũ hạt
Trong điều kiện thu hoạch, xử lý và bảo quản không thích hợp, nội nhũ hạt có thể từ màu trắng chuyển sang màu vàng Nguyên nhân của hiện tượng này do
độ ẩm hạt khi bảo quản cao, kết hợp với nhiệt độ bảo quản cao làm các enzyme trong hạt hoạt động mạnh thúc đẩy quá trình thủy phân tinh bột và protein thành các chất có phân tử thấp hơn như đường, acid amin Các chất này hình thành sẽ tạo điều kiện cho phản ứng Maillard xảy ra kết quả làm biến vàng nội nhũ hạt Gạo bị biến vàng làm giảm giá trị thương phẩm và giá trị dinh dưỡng, hàm lượng tinh bột
và protein giảm Cơm từ gạo biến vàng có độ dẻo kém, màu sắc không hấp dẫn và mất mùi vị tự nhiên Đồng thời, gạo bị biến vàng tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật, nấm mốc phát triển làm ảnh hưởng đến màu sắc và làm giảm giá trị cảm quan (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2011)
1.3.2 Đặc tính hóa học
1.3.2.1 Nhiệt trở hồ (Gelatinization temperature)
Nhiệt trở hồ là một đặc tính biểu thị nhiệt độ cần thiết để gạo biến thành cơm và không hoàn nguyên trở lại Những giống có nhiệt trở hồ cao cho cơm cứng sau khi nấu Nhiệt độ sau cùng để hóa hồ biến thiên từ 55-790C Nhiệt trở hồ thấp từ 55-690C, trung bình từ 70-740C, và cao từ 75-790C (IRRI, 1996) Nghiên cứu của
Heu et al (1976), cho thấy độ hóa hồ còn là tính trạng rất dễ bị thay đổi bởi nhiệt độ
trong giai đoạn hạt vào chắc Nhiệt độ không khí cao sau khi trổ làm tăng độ hóa hồ
và ngược lại (Jennings et al., 1979) Đặc tính vật lý của cơm nấu liên quan nhiều
với độ trở hồ hơn là với hàm lượng amylose Gạo có độ trở hồ cao thành ra mềm và
có khuynh hướng rã nhừ khi nấu hơn Do đó, cần nhiều nước và nấu lâu hơn gạo có
độ trở hồ thấp và trung bình (IRRI, 1996)
Trang 201.3.2.2 Độ bền thể gel (Gel consistency)
Độ bền thể gel được thử nghiệm nhằm cung cấp thông tin tốt nhất trong chỉ số nấu nướng Mặc dầu hàm lượng amylose là yếu tố quyết định đến chất lượng nấu nướng, nhưng sự khác nhau của độ bền thể gel cũng góp phần tham gia đến
phẩm chất cơm Theo Jennings et al (1979), lúa có hàm lượng amylose thấp thường
có thể gel mềm Trong cùng một nhóm có hàm lượng amylose giống nhau, giống
nào có độ bền thể gel mềm hơn, giống đó sẽ được ưa chuộng hơn (Khush et al.,
1979) Độ bền thể gel được chia làm ba loại, căn cứ trên chiều dài của gel: 25-40 mm: cứng cơm, 41-60 mm: mềm trung bình, 60-100 mm: mềm cơm
1.3.2.3 Tỷ lệ vươn dài (Grain elongation)
Một vài giống lúa có đặc tính nở theo chiều dài hạt gạo sau khi nấu so với các giống khác nhưng lại không tăng chu vi cũng được đánh giá là có phẩm chất cao Giống Basmati của Ấn Độ và Pakistan, D25-4 của Miến Điện, Bahra của Afghanistan, Domsia của Iran, Bashfull của Bangladesh là những giống tăng dài gấp đôi sau khi nấu Phương pháp của Azeez và Shafi (1966), dùng để đánh giá đặc tính nở dài
1.3.2.4 Mùi thơm
Gạo có mùi thơm là một đặc tính có giá trị thứ yếu, nhưng một số vùng Châu Á lại thích và sẵn trả giá cao cho mùi thơm Mùi thơm cũng như các đặc tính khác của chất lượng gạo ngoài chịu ảnh hưởng của môi trường còn do tính di truyền quyết định Tính trạng mùi thơm ở lúa do gen lặn kiểm soát Mùi thơm của gạo do 2-acetyl-1-propylene, được tìm thấy trong thành phần dầu của gạo nấu, gây ra do một loại hóa chất có khả năng khuếch tán trong không khí là este-aceton-aldehyde;
nó là chỉ số quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến khẩu vị và dễ bị biến đổi trong quá
trình bảo quản (Lê Doãn Biên và ctv., 1981)
1.4 VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN NÔNG SẢN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Bảo quản nông sản là một môn khoa học kỹ thuật bao gồm bảo quản giống và bảo quản các nông sản phẩm khác Mục đích của việc bảo quản nông sản
nhằm:
Bảo quản giống để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng
Trang 21Đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
Bảo quản bán thành phẩm sơ chế
Sơ chế bảo quản tại chỗ trong điều kiện của những xí nghiệp Công Nông nghiệp liên hợp Vì thế cho nên công tác bảo quản nông sản phải giải quyết được ba yêu cầu chính sau đây:
Đảm bảo hao hụt thấp nhất về trọng lượng
Hạn chế sự thay đổi về chất lượng
Chi phí giá thành thấp nhất trên một đơn vị sản phẩm bảo quản (Trần Minh Tâm, 2002)
1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP B ẢO QUẢN NÔNG SẢN
1.5.1 Bảo quản nông sản ở trạng thái thoáng
Bảo quản thoáng là để khối nông sản tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài dễ dàng, nhằm điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ trong kho và khối nông sản một cách kịp thời thích ứng với môi truờng bảo quản Do đó giữ được thủy phần và nhiệt độ của khối nông sản ở trạng thái an toàn Bảo quản thoáng đòi hỏi phải có hệ thống kho vừa thoáng, vừa kín và có hệ thống thông hơi thoáng gió hợp lý để phòng trường hợp khối nông sản có thủy phần và nhiệt độ cao hơn so với không khí bên ngoài thì tiến hành thông gió tự nhiên hay quạt gió để tận dụng không khí khô lạnh
ở ngoài vào (Trần Minh Tâm, 2002)
1.5.2 Phương pháp bảo quản kín
Bảo quản kín là đình chỉ sự trao đổi khô ng khí giữa nông sản với môi trường bên ngoài giữ cho khối nông sản luôn ở trạng thái an toàn Bảo quản kín còn
có nghĩa là bảo quản trong điều kiện thiếu oxy, mục đích là để hạn chế quá trình hô hấp của hạt, đồng thời khống chế bớt sự phát sinh, phát triển phá hoại của vi sinh vật và côn trùng (Trần Minh Tâm, 2002)
1.5.3 Bảo quản nông sản ở trạng thái lạnh
Nhiệt độ bảo quản càng thấp thì càng có tác dụng ức chế cường độ của các quá trình sinh lý, sinh hóa xảy ra bên trong nông sản cũng như trong vi sinh vật, mặc khác là do nguyên nhân sinh chất của tế bào co lại làm giảm khả năng trao đổi chất (Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình, 2000) Như vậy bảo quản lạnh là dựa trên nguyên lý tiềm sinh Phương pháp bảo quản lạnh được sử dụng rất phổ biến
Trang 22trên thế giới hiện nay, vì đây là phương pháp chắc chắn nhất, ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nhất và thời gian bảo quản cũng dài nhất
Hạ thấp nhiệt độ trong môi trường bảo quản để hạn chế hô hấp, làm chậm quá trình chín của nông sản lương thực, thay đổi trạng thái cấu trúc, biến đổi màu sắc, giảm sự mất nước của nông sản; làm chậm quá trình gây hư hỏng của vi sinh vật; hạn chế sự phát triển không có lợi và sự nảy mầm của hạt Do đó theo Suslow (2000), bảo quản ở nhiệt độ lạnh có thể kéo dài thời gian bảo quản của nông sản so với các phương pháp bảo quản khác Khi bảo quản lạnh ngoài việc giảm hô hấp, duy trì trạng thái ban đầu và diệt vi sinh vật, cần chú ý nhiệt độ lạnh để bảo quản cho từng loại nông sản khác nhau, có thể kết hợp bao gói trong bảo quản lạnh để tránh mất nước Không thay đổi đột ngột trong quá trình bảo quản vì sẽ gây ra sốc
nhiệt Theo Somogyi et al (1996), việc kết hợp bảo quản ở nhiệt độ thấp và bao gói
là một trong những phương pháp quan trọng nhất để kéo dài thời gian bảo quản và duy trì phẩm chất nông sản thực phẩm
1.5.4 Phương pháp bảo quản nông sản bằng hóa học
Từ lâu người ta đã dùng thuốc hóa học để bảo quản nông sản với những nồng độ nhất định, tùy theo từng loại thuốc, từng loại nông sản và trạng thái phẩm chất của nông sản Thời gian ướp thuốc kéo dài từ khi nhập kho đến lúc sử dụng nông sản và thay đổi tùy theo mục đích và yêu cầu sử dụng của nông sản Đây là phương pháp có hiệu quả cao, ngày càng được sử dụng rộng rãi với qui mô lớn Khi
sử dụng các loại thuốc hóa học để bảo quản phải đảm bảo yêu cầu triệt để bảo vệ sức khỏe cho con người, và không ảnh hưởng đến chất lượng của nông sản phẩm (Trần Minh Tâm, 2002)
1.5.5 Bảo quản trong khí quyển điều chỉnh
Các hoạt động sống như trao đổi chất và hô hấp của nông sản chỉ có thể tiến hành khi có đủ lượng oxy nhất định Nếu lượng oxy giảm thì nông phẩm sẽ hô hấp yếm khí, các quá trình trao đổi chất chậm lại, thành phần hóa học bị biến đổi chậm hơn so với bình thường Đồng thời vi sinh vật hoạt động phá hoại kém hơn
Vì thế nếu thay đổi một phần oxy bằng một số khí trơ như nitơ, CO2 thì các quá trình sinh hóa hạn chế, hoạt động của vi sinh vật bị ngừng trệ, song chỉ thay thế
Trang 23được một phần, thay thế hoàn toàn oxy của môi trường thì ảnh hưởng đến nông sản phẩm (Trần Minh Tâm, 2002)
1.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG G ẠO TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN
Gạo có tính chất sinh lí khác lúa nên trong quá trình bảo quản, các quá trình bất lợi xảy ra nhanh hơn, nhiều hơn Do đó gây khó khăn và tốn kém hơn việc bảo quản lúa
1.6.1 Các yếu tố môi trường
C Phần lớn các enzyme bị mất hoạt tính ở nhiệt độ trên
400C Vì vậy, việc hạ thấp nhiệt độ của khối lương thực đến giá trị thích hợp nhằm hạn chế hoạt động của các enzyme, giảm cường độ độ hô hấp là biện pháp có hiệu quả để kéo dài thời hạn bảo quản (Trần Như Khuyên và Hoàng Xuân Anh, 2007) Nhiệt độ còn ảnh hưởng lớn đến hoạt động của vi sinh vật trong khối lương thực mới thu hoạch, nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật phát triển mạnh, sinh năng lượng làm cho nhiệt độ khối hạt tăng lên Mỗi loại vi sinh vật phát triển trong khoảng nhiệt độ giới hạn nhất định Dựa vào giới hạn nhiệt độ này người ta chia vi sinh vật thành 3 nhóm:
Vi sinh vật ưa lạnh: có thể phát triển ở 00C
Vi sinh vật ưa ấm: phát triển mạnh ở 20-400C
Vi sinh vật ưa nhiệt: phát triển mạnh ở 50-600C
Trang 24Bảng 1.3 Nhiệt độ phát triển của một số loại nấm trên hạt (Trần Như Khuyên và
Hoàng Xuân Anh, 2007)
30-35 30-35 45-50 40-45 20-25
40-45 40-45 50-55 45-50 35-45
1.6.1.2 Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương đối (Relative Humidity- RH%) là yếu tố môi trường quan trọng thứ hai đối với lương thực Độ ẩm tương đối của môi trường thấp làm giảm tốc độ của phần lớn vi sinh vật gây thối rữa, nhưng sự mất nước của nông sản thực
phẩm tăng lên (Trần Minh Tâm, 2002)
Độ ẩm còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển và phá họai của vi sinh vật Nếu độ ẩm thấp, các chất dinh dưỡng ở dạng khô, không thẩm thấu vào tế bào được thì sự phát triển của vi sinh vật bị đình trệ Khi độ ẩm cao, vi sinh vật có điều kiện phát triển mạnh, do tính hấp phụ hơi nước trong không khí của hạt làm cho độ
ẩm của khối hạt tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật
Độ ẩm không khí trong môi trường bảo quản lạnh ở 200
C trung bình là
650C
Trang 2512,5 13,5 14,5 15,0 16,5
14,0 15,0 15,5 16,5 17,5
12,5 13,0 14,0 16,0 18,0
12-là 12-làm cho hạt quá khô hoặc gây ra hạt bị cứng ở một số loài Đời sống của hạt chịu tác động lớn bởi ẩm độ của hạt, do đó cần thiết cho quá trình làm khô hạt đến ẩm độ
an toàn cho bảo quản (Amarrjit, 2002) Theo Hall (1970), ẩm độ ≤ 13% được xem
là an toàn cho quá trình bảo quản hạt và đảm bảo cho chất lượng xay chà Tuy nhiên, mức ẩm độ này còn tùy thuộc vào thời gian bảo quản, vật liệu bảo quản, loại
và hạt giống cần bảo quản
Khi bảo quản ở nhiệt độ thường, ẩm độ hạt dao động và giữ cân bằng với môi trường do sự hút ẩm tự nhiên của hạt Jalote & Vaish (1976), chứng minh rằng hạt lúa với ẩm độ 14-16% sự hư hỏng xảy ra nhanh hơn trong thời gian 3-6 tháng bảo quản trong bao đay, sức sống của hạt rơi xuống dưới 80% ở ẩm độ này Với ẩm
Trang 26độ thấp hơn 10-12% thì sức sống của hạt đạt cao hơn 80% sau thời gian 12-15 tháng
bảo quản Anomymous et al (1988), đề nghị rằng ẩm độ hạt lúa lý tưởng cho bảo quản trong túi vải là 13% và 8% khi bảo quản trong container
1.6.2.2 Độ ẩm cân bằng của hạt
Trong quá trình bảo quản, độ ẩm cuối cùng của hạt phụ thuộc vào nhiệt
độ và độ ẩm tương đối của môi trường không khí xung quanh Độ ẩm cuối cùng này của hạt được gọi là “Độ ẩm cân bằng” (equilibrium moisture content, EMC) Dưới những điều kiện bảo quản khác nhau, hạt sẽ có độ ẩm cân bằng khác nhau Nếu hạt không được bảo quản tốt và ngăn chặn được sự hút ẩm từ môi trường bên ngoài, đặc biệt vào mùa mưa, khi độ ẩm tương đối của không khí bên ngoài có thể lên đến 80 -95%, thì độ ẩm của hạt trong kho cũng sẽ tăng lên, dẫn đến cũng giảm chất lượng của hạt (Trần Minh Tâm, 2002)
1.6.2.3 Quá trình chín sau khi thu hoạch
Hạt giống và các loại rau quả sau khi thu hoạch về, quá trình chín sinh lý, sinh hóa vẫn tiếp tục xảy ra, hạt và quả vẫn tiếp tục chín do tác dụng của men nội tại
tự bản thân hạt, rau quả tiến hành Quá trình đó gọi là quá trình chín tiếp hay quá trình chín sau Sự chín sau của hạt là một trong những nguyên nhân làm cho hạt ngủ nghỉ Hạt thông qua giai đoạn chín sau thì phẩm chất có tăng lên, quá trình tổng hợp
protein tăng lên, bảo quản có nhiều thuận lợi (Trần Minh Tâm, 2002)
có cấu tạo phân tử đơn giản hơn, đồng thời giải phóng năng lượng và các phân tử vật chất cần thiết cho các phản ứng tổng hợp của tế bào Tuy nhiên hoạt động hô hấp tiêu hao một lượng lớn các chất hữu cơ dự trữ làm nông sản hao tổn cả về khối lượng và chất lượng Trong quá trình hô hấp, các chất dinh dưỡng bị oxy hóa tạo năng lượng, một phần năng lượng đó cung cấp cho tế bào để duy trì sự sống, phần lớn năng lượng còn lại thoát ra môi trường xung quanh (Trần Minh Tâm, 2002)
Trang 27* Ảnh hưởng của quá trình hô hấp với lương thực trong bảo quản :
Làm tổn hao vật chất khô, tăng độ ẩm của lương thực và độ ẩm tương đối của không khí trong kho, làm thay đổi thành phần không khí và tăng nhiệt độ của lô lương thực
Lượng nhiệt thoát ra trong quá trình hô hấp phụ thuộc chất oxy hóa và dạng hô hấp Trường hợp hô hấp yếm khí thì nhiệt thoát ra ít hơn nhiều so với hô hấp hiếu khí
Quá trình hô hấp của hạt càng mạnh thì lượng nhiệt, lượng nước và CO2thoát ra càng nhiều Đối với hạt khi xuất hiện nước tự do thì độ ẩm đó là độ ẩm giới hạn Với hạt hòa thảo, gạo là 14 – 15%, hạt nhiều chất béo như lạc, vừng là 8 – 9%
Để đặc trưng mức độ hô hấp người ta dùng khái niệm cường độ hô hấp
* Cường độ hô hấp: Cường độ hô hấp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nội tại
và từ môi trường ngoài Một cách tổng quát cường độ hô hấp có thể hiểu như
”lượng CO2 sinh ra hay Oxy mất đi trên một đơn vị khối lượng nguyên liệu hô hấp trong một đơn vị thời gian”
* Ảnh hưởng của ẩm độ đến cường độ hô hấp: Độ ẩm của hạt tăng làm gia tăng
cường độ hô hấp, đặc biệt khi độ ẩm tăng quá mức giới hạn cân bằng cường độ hô hấp tăng lên rất mạnh Hiện tượng này có nguyên nhân là do khi ẩm độ tăng cao nước không ở dạng liên kết mà ở dạng nước tự do nên dễ dàng tham gia vào quá trình trao đổi chất, thúc đẩy hoạt động của các enzym
* Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ hô hấp: Khi nhiệt độ tăng cường độ hô
hấp cũng gia tăng, nhưng nhiệt độ tăng cao vượt quá mức giới hạn nào đó thì cường
độ hô hấp lại giảm xuống Nhiệt độ tăng có tác dụng kích thích hoạt động của các enzym, nhưng nếu nhiệt độ tiếp tục tăng sẽ ức chế hoạt động của các enzym này Theo Hà Thanh Toàn (2005), Beily đã làm thí nghiệm xác định cường độ hô hấp của lúa mì có 15% ẩm độ ở các nhiệt độ khác nhau
Trang 28Bảng 1.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ hô hấp của hạt lúa mì (Trần
* Ảnh hưởng của mức độ thông khí đến cường độ hô hấp: Mức độ thông khí
được thể hiện qua thành phần Oxygen và CO2 hiện diện trong không khí trong quá trình bảo quản hạt Khi hàm lượng Oxygen trong không khí cao sẽ làm tăng cường
độ hô hấp, yêu cầu thành phần không khí thích hợp cho bảo quản còn tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu
* Ảnh hưởng của thành phần, chất lượng hạt bảo quản đến cường độ hô hấp :
Trạng thái sinh lí của hạt, độ hoàn thiện của hạt có ảnh hưởng đến tốc độ hô hấp của hạt Hạt xanh, lép, hạt không hoàn thiện thường có cường độ hô hấp thấp hơn so với hạt hoàn thiện, hạt già Trong cùng một loại hạt, các bộ phận khác nhau cũng có cường độ hô hấp khác nhau Đối với hạt thì phôi là thành phần có hô hấp rất mạnh nhất vì có hàm lượng nước cao hơn và có hoạt động sinh lý mạnh hơn so với các bộ phận khác
1.6.2.5 Vi sinh vật
Mốc là tác nhân gây hư hỏng nghiêm trọng nhất Trong điều kiện thích hợp về nhiệt độ, độ ẩm tương đối của không khí, độ ẩm hạt, v.v một số loài nấm mốc xâm nhiễm và phát triển trên bề mặt hạt Sự hao hụt do tác hại từ vi sinh vật biểu hiện qua sự hao hụt về khả năng sống, chất lượng dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm sau chế biến cũng như những biểu hiện chất lượng bên ngoài như giảm độ sáng bóng và màu sắc hạt, kèm với mùi mốc phát triển
Trang 29Có nhiều sự thay đổi trong chất lượng của hạt khi có sự phát triển của nấm mốc và các loài vi sinh vật khác Mức độ phát triển của vi sinh vật phụ thuộc vào ẩm độ hạt, nhiệt độ hạt, và mức độ phá hủy sinh lý đến từng cá thể hạt Nấm mốc phát triển là nguyên nhân làm giảm giá trị của hạt (Fao, 1994)
Làm tăng nhiệt độ khối hạt
Làm giảm hay mất độ nảy mầm
Hạt có mùi hôi mốc
Làm thay đổi màu sắc hạt
1.6.2.6 Côn trùng hại lương thực
Côn trùng gây nên sự hao hụt lớn đối với hạt đang bảo quản, đặc biệt ở các nước đang phát triển Côn trùng phá hoại nội nhũ, đục thùng hạt, sống trên bề mặt hạt Chúng tiêu thụ chất dinh dưỡng của hạt, thúc đẩy sự hút ẩm của c ác hạt bị nhiễm và xúc tiến sự phát triển của vi sinh vật Một số loại côn trùng thường thấy
trong quá trình bảo quản hạt như mọt gạo (Sitophilus oryzae L, mọt thóc (Sitophilus
granaries L.), mọt thóc đỏ (Tribolium castaneum Hbst), mọt thóc tạp (Tribolium confusum J du val), mọt đục thân (Rhizopertha dominica F.) v.v Mọt làm sự nẩy
mầm của hạt sẽ bị phá hủy ( Navarro & Noyes, eds, 2001; Hà Thanh Toàn, 2005)
1.7 VẬT LIỆU B AO BÌ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG G ẠO TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN
Trong quá trình tồn trữ gạo sau thu hoạch, bên cạnh sự tác động của nhiệt
độ thấp giúp hạn chế chế các tiến trình trao đổi chất thì việc sử dụng các loại bao tổng hợp (PP, PE, PVC ) để bảo quản có tác dụng tích trong việc hạn chế sự bốc thoát hơi nước, hô hấp Việc ứng dụng các màng bao này rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới (Phan Thị Xuân Thuỷ, 2008) Tuy nhiên, mổi loại bao có thông số kỹ thuật riêng biệt (độ thấm khí, độ dày, ) và tùy vào loại nông sản hay khối lương thực muốn bảo quản Do đó, việc nghiên cứu đưa vào ứng dụng các vật liệu thích hợp để bảo quản gạo sau thu hoạch là hết sức cần thiết
*Đặc tính một số bao bì được sử dụng trong bảo quản gạo
Bao bì PE: có 2 loại phổ biến, ít có khả năng thấm nước và không khí, chịu được băng giá dẫn nhiệt tốt, dễ dản kín, chịu được nhiệt độ đến 700C, nhẹ, sử dụng tiện lợi Độ dày của bao bì PE trong bao bì thực phẩm khoảng 0,02-0,002 mm
Trang 30Màng bao PE có tính thấm với khí O2 và hơi nước thấp hơn màng bao PP nhưng lại
cao hơn so với màng bao PVC (Rodov et al., 2000)
Bao lưới: là một dạng polypropylene được chế tạo thành sợi Loại bao này không có tác dụng ngăn cản sự trao đổi khí với môi trường do kích thước lỗ thông khí rất lớn Bao polypropylene có khả năng chống thấm hơi, khí kém hơn bao nylon, có cấu trúc gồm nhiều sợi liên kết với nhau không chặt (Đống Thị Anh Đào, 2005)
Bao giấy dầu: ưu điểm là nhẹ, rẻ tiền, ngăn cản ánh sáng tốt, có khả năng tái sinh và ít gây ô nhiểm môi trường Tuy nhiên chúng có nhược điểm là: độ bền cơ học kém, dễ thủng rách, dễ bị men mốc khi giấy ẩm, dễ bị côn trùng và chuột tấn công, khả năng chống ẩm, ngăn vi sinh vật, sâu mọt kém và khó làm kín (Nguyễn Mạnh Khải, 2005)
Hạt thường được bảo quản trong thời gian ngắn, điều kiện lạnh hay khô
sẽ giữ được sức sống của hạt tốt,nhưng khi hạt giống bảo quản dưới điều kiện nhiệt đới thì sức sống của hạt sẽ giảm nhanh Để kéo dài sức sống của hạt được lâu, hạt cần được bảo quản trong vật liệu chứa thích hợp để tránh những sự tác động giữa vật liệu và điều kiện tồn trữ Thông thường hạt chứa trong dụng cụ chứa kín thì tốt hơn so với điều kiện trong điều kiện ẩm độ có thể xâm nhập qua được Theo Padma
et al (2002), quan sát sự thay đổi khả năng bảo quản của 11 giống lúa cho thấy rằng
hạt giống bảo quản trong bao đay kèm lớp bao nhựa (polylined gunny) giúp kéo dài sức sống của hạt so với các dụng cụ chứa khác từ 2-18 tháng bảo quản Duong Van
Chin et al (2005), kết luận khi bảo quản lúa ≤ 13% trong bao nylon có túi
polyethylene đóng kín cho tỷ lệ nảy mầm cao > 85% sau 12 tháng bảo quản với quy
mô lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 31CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện:
2.1.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Thí nghiệm bảo quản gạo được thực hiện từ tháng 09/2011 đến tháng 1/2012
Địa điểm: Phòng thí nghiệm bộ môn Khoa Học Cây Trồng tại Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Khu 2- Đại Học Cần Thơ
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
Mẫu gạo trắng 1 Bụi Sóc Trăng được mua ở Huyện Mỹ Tú- Tỉnh Sóc Trăng
Bao lưới: kích thước 25x35 cm, lỗ 1x1 mm
Bao giấy dầu: 25x35 cm, dày 0,4 mm
Bao P E 2 lớp: 25x35 cm, lớp trong: 0,06 mm; lớp ngoài: 0,03 mm
Hình 2.3 B ao PE lớp trong - Bao P E lớp ngoài
Trang 32Dụng cụ: máy đo ẩm độ, nia phơi gạo, nhiệt kế, khay phơi gạo, cân điện
tử, bếp điện, máy lắc, thước kẻ, hộp nhựa, ống hút, ống nghiệm, nồi điện, đĩa petri, giấy thấm, nồi chưng cách thủy, sắc kế, bình định mức 100ml…
Hóa chất: methanol, hydrochloric acid 0.5N, sodium hydroxide 1N, acid acetic 1N, Ethanol 95%, dung dịch iod chuẩn (0.2% trong 2% KI) , Kali hydroxyt 1.7%
Phần mềm Color Selector Version 3.01, Revision 2 và trang web www.easyrgb.com
C với độ ẩm không khí là 60-65o
C
Trang 33Hình 2.4 Nia dùng để phơi gạo
Hình 2.5 Gạo bảo quản trong bao lưới Hình 2.6 Gạo bảo quản trong bao giấy dầu