Bài viết đã chứng minh tất cả những điều khiện tác động gây ra tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối , song song với đó là các biện pháp phòng ngừa mà công ty cũng như xí nghiếp áp dụng vào làm giảm đi tổn thất cho lưới điện để nâng cao hiệu suất điện năng
Trang 1Chương 9
GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN 9.1 MỞ ĐẦU
Năng lượng là nguồn chủ yếu của sự phát triển kinh tế và xã hội trong đó điện năng chiếm một vai trò quan trọng Tầm cỡ và cấu trúc của hệ thống điện thay đổi nhiều từ nước này sang nước khác
Trong quá trình cung cấp điên năng đến nơi tiêu thụ, hệ thống điện phải gánh chịu tổn thất trong các cấp sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng Tổn thất trong khâu sản xuất thay đổi trong khoảng 1 đến 6% của tổng sản lượng điện năng tùy theo loại nhà máy (thủy điện hay nhiệt điện) Các khảo sát gần đây cho thấy, tổn thất trong truyền tải và phân phối khoảng 10% trên tổng sản lượng điện năng sản xuất ra mặc dù mức tổn thất tối ưu kinh tế có thể đạt dưới 5% Tổn thất lớn trong truyền tải và phân phối là bài toán quan trọng mà các công ty điện lực ở hầu hết các nước đang phát triển phải đối đầu Các thống kê gần đây cho biết khoảng 48% trong
25 nước đang phát triển đạt được mức tổn thất trên dưới 15% của sản lượng điện năng Tổn thất được chia làm tổn thất kỹ thuật và tổn thất phi kỹ thuật Hình 9.1 trình bày tổn thất trong các phần của hệ thống điện
Các tổn thất kỹ thuật bao gồm:
(a) Tổn thất trên đường dây do điện trở của dây dẫn;
(b) Tổn thất trong máy biến áp và máy điều chỉnh;
(i) Tổn thất có tải (trong đồng);
(ii) Tổn thất không tải (trong sắt)
(c) Tổn thất vầng quang trên đường dây cao áp và siêu cao áp;
(d) Tổn thất điện môi trong đường dây cáp ngầm hay tụ điện tĩnh;
(e) Tổn hao trong điện năng kế;
(f) Tổn hao do hệ số công suất thấp;
(g) Các tổn thất kỹ thuật khác
Các tổn thất phi kỹ thuật bao gồm:
(a) Trộm điện ở khách hàng có đặt điện năng kế;
(i) Câu trước điện kế;
(ii) Làm điện kế chạy chậm;
(iii) Không thực hiện đúng hợp đồng
(b) Ăn cắp điện: khách hàng không có điện kế, câu điện bất hợp pháp;
(c) Điện kế hoạt động sai;
Trang 2(d) Sự làm việc không đúng của nhân viên điện lực trong việc ghi chỉ số công tơ và thu tiền
điện
Hình 9.1 : Tổn thất điện năng trong hệ thống
9.2 TỔN THẤT HỆ THỐNG TIÊU BIỂU
Khoảng 9÷10% của điện năng sản xuất ra trong nhiều hệ thống điện bị mất mát Vì đầu tư phải được thực hiện đối với các công trình để cung cấp bù vào tổn thất này, các công trình này cần được xem xét kỹ lưỡng trong thiết kế
Sự hiểu biết về tổn thất là cơ bản và không được bỏ qua trong việc so sánh các phương án và phải được nghiên cứu đầy đủ về mỗi trường hợp cụ thể
Trang 3Tổn thất kỹ thuật của một hệ thống tiêu biểu
9.3 NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH TỔN THẤT
Tổn thất thường được đánh giá theo thành phần điện năng và thành phần công suất của chúng được xem như một phụ tải yêu cầu Một trong những khảo sát quan trọng trong việc qui hoạch và thiết kế một hệ thống điện đang phát triển là phí tổn do tổn thất trong công suất, điện năng và công suất phản kháng Nói chung, tổn thất có thể được giảm thiểu bằng sự đầu tư nhiều hơn trong đường dây và thiết bị Điều cần thiết là phải xác định liệu xem việc giảm chi phí về tổn thất có xứng đáng với việc tăng trong đầu tư hay không
Phí tổn do tổn thất công suất được kể đến nếu như tổn thất làm tăng phụ tải đỉnh ở một hay nhiều thành phần của hệ thống Phụ tải đỉnh tăng dẫn đến việc tăng khả năng mang tải của mỗi phần tử trong hệ thống sản xuất và truyền dẫn công suất đến điểm mà tổn thất xảy ra
Phí tổn do tổn thất công suất là tác dụng của tổn thất được đánh giá trong phí tổn về khả năng tải của hệ thống trong tương lai
Khả năng tải được yêu cầu để cung cấp cho tổn thất phải được kể vào khả năng dự trữ như đã được dành ưu tiên cho phụ tải đỉnh Bất kỳ sự đầu tư nào về khả năng tải phụ thêm trong tương lai phải bao gồm phí tổn đầu tư về nguyên vật liệu và chi phí về bảo quản Chi phí hàng năm về tổn thất công suất bao gồm chi phí cố định trên vốn đầu tư được yêu cầu để cung cấp cho tổn thất cộng với chi phí vận hành và bảo quản Chi phí vận hành và bảo quản tỷ lệ với khả năng tải
Phí tổn do thành phần điện năng tổn thất phải được kể đến vì tổn thất làm tăng chi phí sản xuất điện năng được bán hay điện năng được mua Tổng quát, chi phí do tổn thất điện năng bằng tích số của điện năng tổn thất trong thiết bị với giá một đơn vị điện năng tại nguồn
Phí tổn về tổn thất công suất phản kháng cũng phải được xét đến nếu chúng có tác dụng đáng kể Tổn thất phản kháng được tính toán đối với phụ tải yêu cầu cực đại của phần hệ thống đang xét Chi phí tổn thất phản kháng là chi phí hàng năm của thiết bị bù công suất phản kháng được thiết đặt trên phần của hệ thống nhằm tạo ra được phí tổn ít nhất đối với việc cung cấp phản kháng
Trang 4Hệ số tổn thất là tỷ số giữa tổn thất công suất trung bình với tổn thất công suất lúc phụ tải đỉnh
Ktt = FLS =
max tb
PP
∆
∆ Với một phụ tải đã cho, hệ số tổn thất là một giá trị ở khoảng giữa của hệ số phụ tải và bình phương của hệ số phụ tải:
∆A = ∆P tb Τ = (K tt ∆P max ) T = (Ktt T) ∆P max = τ ∆P maxtrong đó T: tổng số giờ của giai đoạn khảo sát, ví dụ 8760 giờ/năm
τ: số giờ tương đương (còn gọi là thời gian tổn thất công suất cực đại), τ = KttT
9.4 SỰ PHÂN TÁN, CÔNG SUẤT DỰ TRỮ VÀ TỔN THẤT TRÊN TỔN THẤT
Do sự phân tán, tổn thất công suất cực đại của các thành phần của hệ thống có thể không trùng với phụ tải đỉnh của toàn hệ thống Vì công suất yêu cầu được căn cứ từ tổn thất đỉnh xảy
ra đồng thời với phụ tải đỉnh của phần hệ thống đó, do đó cần đưa ra một hệ số dự phần vào đỉnh của toàn hệ thống Tổn thất không đổi, như tổn thất trong sắt của máy biến áp, được coi như trùng với phụ tải đỉnh của tất cả các phần của hệ thống Đối với tổn thất trong điện trở, như tổn thất trong đồng của máy biến áp thì hệ số dự phần đỉnh của tổn thất bằng bình phương của hệ số dự phần đỉnh của phụ tải được cung cấp qua máy biến áp
Việc tính toán có thể đưa vào hệ số đồng thời khi không biết hệ số dự phần đỉnh hoặc là
khi các đỉnh không ổn định trong một thời gian dài Hệ số đồng thời có thể được ước lượng từ tỷ số của các hệ số phụ tải của các phần tử của hệ thống đang xét với hệ số phụ tải của toàn hệ thống
Lấy ví dụ, hệ số phụ tải của một tải tiêu thụ là 15% và hệ số phụ tải hệ thống là 50% Hệ số đồng thời của phụ tải đó cho bởi: 15/50 = 0,30
Bình phương của hệ số đồng thời gần bằng với hệ số dự phần đỉnh của tổn thất: (0,3)2 = 0,09
Đối với phần tử của hệ thống, tổn thất công suất được tính toán đối với phụ tải cực đại của phần tử hệ thống đang xét Việc tăng công suất tải trong bất cứ phần nào khác của hệ thống được yêu cầu để bù vào tổn thất này và lượng phụ tải tăng thêm do tổn thất được xem như một phần của phụ tải tổng trên phần tử của hệ thống vào thời gian có phụ tải đỉnh
Tổn thất điện năng (kWh) được tính với hệ thống đang xét bằng cách nhân tổn thất công suất (kW) lúc phụ tải cực đại với hệ số tổn thất và tổng số giờ của khoảng thời gian tính tổn
thất hoặc bằng tổn thất công suất (kW) lúc phụ tải cực đại nhân với số giờ tương đương τ Đối
Trang 5với tổn thất không đổi và liên tục, như tổn thất trong sắt của máy biến áp thì kWh tổn thất điện năng bằng tổn thất kW không đổi nhân với tổng số giờ của giai đoạn
Đầu tư cho tổn thất đỉnh sẽ được kể vào trong công suất dự trữ và tính bằng phần trăm của phụ tải đỉnh
Tổn thất xảy ra trong một phần của hệ thống điện, gây ra các phụ tải phụ thêm trong các phần khác của hệ thống và ngược trở lại nguồn Giá trị của các thành phần công suất và điện năng phải bao gồm cả tác dụng tích lũy của các số gia về tổn thất gọi là “tổn thất trên tổn thất” khi các thành phần này đi qua các phần của hệ thống điện
Bảng sau đây cho một ví dụ điển hình về tổn thất và tổn thất trên tổn thất (theo phần trăm)
Phần của hệ thống Tổn thất (%) Tổn thất trên tổn thất (%) Truyền tải và trạm 2,25 2,25 – – – Phân phối sơ cấp 2,00 4,25 2,0 – – Máy biến áp phân phối 0,50 4,75 2,5 0,5 – Phân phối thứ cấp 3,0 7,75 5,5 3,5 3,0 Đoạn cung cấp cho khách hàng và điện kế 1,0 8,75 6,5 4,5 4,0
Bảng này được hiểu như sau: 1 kW tổn thất trong phân phối sơ cấp làm xuất hiện 1,0225
kW tổn thất trong phần truyền tải và 1 kW tổn thất trong phần phân phối thứ cấp làm xuất hiện 1,0475 kW tổn thất trong các phần phía trước Càng nhiều tổn thất về phía khách hàng sẽ gây ra nhiều tổn thất trên tổn thất trong các phần của hệ thống ngược về phía nguồn
9.5 TÍNH KINH TẾ CỦA VIỆC GIẢM TỔN THẤT, LỢI ÍCH CHO CÔNG TY
9.5.1 Tổn thất truyền tải và phân phối
Trong quá trình phân phối điện năng từ nhà máy đến phụ tải, tổn thất là không tránh khỏi
do các tính chất về điện và việc đo lường điện năng trong hệ thống điện Tổn thất này bao gồm tổn thất truyền tải và phân phối (tổn thất T và D)
Định nghĩa suất tổn thất điện năng là phần trăm tổn thất điện năng và được định nghĩa như sau:
∆A% = A tổn thất100% A truyền tải A bán được100%
trong đó điện năng truyền tải A là điện năng còn lại sau khi trừ tổng điện năng phát với điện năng tự dùng ở các nhà máy
Tổn thất T và D được chia ra làm tổn
thất truyền tải và trạm từ đầu truyền tải đến
đầu phân phối và tổn thất phân phối từ đầu
phân phối đến đầu tiêu thụ (H.9.2):
9.5.2 Đánh giá đơn giản về công tác
giảm tổn thất
Cần thiết phải liệt kê các tác dụng của các công tác giảm tổn thất điện năng để có thể
Hình 9.2
Trang 6đánh giá các lợi ích kinh tế do giảm tổn thất mang lại
Vì phụ tải có ảnh hưởng đến tổn thất không phải luôn cố định, tổn thất điện năng có thể giảm thông qua việc áp dụng hệ số phụ tải để giảm tổn thất điện năng vào lúc phụ tải đỉnh
Có nhiều phương pháp để tính toán việc giảm tổn thất điện năng nhưng có lẽ phương pháp hợp lý nhất là đánh giá chi phí nhiên liệu trong việc cung cấp điện Ví dụ lượng điện năng bán được là 56310 triệu kWh, điện năng tổn thất là 3509 triệu kWh, phần trăm tổn thất điện năng
1 0 0577− − = 3448 triệu kWh, tiết kiệm được 3509 – 3488 = 61 triệu kWh
Qui đổi lượng điện năng tổn thất về đầu phát (đầu sản xuất) với giả thiết tổn thất 5,87% ở cấp truyền tải và phân phối và 5,64% tự dùng của nhà máy Có được kết quả sau:
9.6 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
Công tác chống tổn thất được tiến hành thông qua việc phân tích tổn thất trong hệ thống, thiết lập các biện pháp phòng chống tổn thất và đánh giá tác dụng của các biện pháp này Công
ty điện lực tổ chức giám sát về mặt kỹ thuật và hành chính
Các nhiệm vụ chủ yếu bao gồm:
a) Phân tích và đánh giá tổn thất;
b) Kiểm soát các tổn thất trong hệ thống;
c) Chống ăn cắp điện
Tác dụng của việc chống tổn thất thông qua các hoạt động nói trên được tóm lược như sau
9.6.1 Chống tổn thất thông qua cải tạo lưới điện
a) Phát triển trục hệ thống truyền tải
Xây dựng các đường dây truyền tải chính xuyên qua các vùng trong nước có cấp điện áp
110 kV, 154 kV, 220 kV, 345 kV, 500 kV
b) Xây dựng các nhà máy và các trạm ở các trung tâm phụ tải
Phần lớn điện năng được cung cấp từ các nhà máy ở xa trung tâm phụ tải Xây dựng các nhà máy nhiệt điện lớn gần tâm phụ tải cải thiện sự mất cân đối trong việc điều độ hệ thống Điều này làm giảm được sự phân chia công suất trên đường dây dài, góp phần giảm tổn thất truyền tải và phân phối
c) Đơn giản hóa các cấp điện áp
Chẳng hạn ở miền Nam cấp điện áp 66 kV dần dần được thay bằng cấp 110 kV và chỉ còn cấp điện áp 110 kV, 220 kV trên lưới truyền tải cũng nhằm mục đích giảm tổn thất
d) Thay các đường dây phân phối trung áp và hạ áp và biến đổi hệ thống phân phối một pha thành ba pha
Trang 7Các đường dây cũ bị quá tải do phụ tải phát triển được thay bằng dây dẫn có đường kính lớn hơn hoặc là cải thiện các đường dây ba pha 220 V thành điện áp 380 V
Các đường dây một pha trên mạng nông thôn do khoảng cách dài nên gây sụt áp và tổn thất điện năng được chuyển đổi thành đường dây ba pha
e) Đặt tụ bù để nâng cao cosϕ đường dây
Hệ số công suất thấp gây ra bởi các phụ tải động cơ cảm ứng, cùng với tính cảm của đường dây Điều này gây ra sụt áp lớn và tổn thất điện năng nhiều hơn trên đường dây Tụ điện bù ngang trên đường dây được dùng ở những nơi cần điều chỉnh cosϕ cao hơn trên cơ sở của việc
đo hệ số công suất trên đường dây phân phối Các nơi tiêu thụ có động cơ bắt buộc phải đặêt tụ điện lực, cosϕ ở cuối đường dây được yêu cầu từ 0,85 đến 0,95, các phụ tải có cosϕ thấp bị phạt với giá tiền điện cao hơn Gần đây, các đồ điện gia dụng có hệ số công suất thấp, chẳng hạn như đèn huỳnh quang cũng đặt tụ điện bù cosϕ ngay từ nơi sản xuất Tuy vậy, vấn đề đặt ra cho máy phát điện có cosϕ dung (cosϕ sớm) vào những lúc phụ tải cực tiểu, kết hợp với dòng điện điện dung trên đường dây truyền tải cao áp và siêu cao áp có thể dẫn đến tự kích máy phát - một vấn đề cần được nghiên cứu
f) Giảm tổn thất trong các máy biến áp phân phối
Tổn thất sắt của các máy biến áp phân phối chiếm một phần lớn của tổng tổn thất Việc dùng các máy biến áp có tổn thất sắt thấp (lõi sắt cuốn) thay cho các máy biến áp cũ cũng làm giảm tổn thất đáng kể
9.6.2 Chống tổn thất thông qua cải thiện điều kiện về vận hành
a) Giảm tổn thất thông qua điều độ kinh tế trong hệ thống
Với khả năng dự trữ sẵn có của các nhà máy điện để đảm bảo chất lượng điện năng về điện áp và tần số, việc điều độ hệ thống được thực hiện bởi điều độ trung tâm và điều độ địa phương
Tác dụng của vận hành kinh tế trong hệ thống điện đã giảm được tổn thất điện năng (một trong những ràng buộc về vận hành) qua việc duy trì điện áp ổn định trong hệ thống, điều khiển máy phát nhằm cân bằng công suất trong hệ thống, cực tiểu công suất phản kháng phát ra ở nhà máy
b) Cung cấp trực tiếp bằng điện áp cao đến các phụ tải
Các phụ tải công suất lớn có số lượng càng ngày càng tăng kết quả của nền kinh tế phát triển nhanh được khuyến khích nhận điện trực tiếp từ điện áp cao qua trạm biến áp phân phối đặt ngay tại nơi tiêu thụ Điều này làm giảm tổn thất và tránh tổn thất điện năng do cung cấp qua nhiều cấp điện áp, chẳng hạn phát triển các cấp điện áp 110 kV, 35 kV, để dễ dàng nối đến các phụ tải lớn bằng các cấp diện áp này thay vì cung cấp từ các cấp điện áp 6, 10, 15, 22
kV
c) Giảm tổn thất thông qua cải thiện hệ số phụ tải
Hệ số phụ tải còn được gọi là hệ số điền kín phụ tải Khi hệ số phụ tải của hệ thống thấp, khả năng phát để cung cấp cho phụ tải cực đại càng lớn Điều này có nghĩa là phải đầu tư nhiều hơn cho nguồn và lưới và tổn thất công suất tỷ lệ với bình phương của cường độ dòng điện cũng từ đó mà tăng lên
Hệ số phụ tải có thể được cải thiện nâng lên nếu làm cho đồ thị phụ tải được bằng phẳng
Trang 8hơn bằng cách hạn chế sử dụng điện vào những giờ cao điểm và chuyển sang sử dụng vào những giờ thấp điểm, thay đổi qui trình sản xuất của các phụ tải công nghiệp để có đồ thị phụ tải hợp lý Điều này không phải dễ dàng làm được theo ý muốn của công ty điện lực, chỉ có cách là điều chỉnh lại giá bán điện theo giờ nghĩa là bán giá cao vào lúc phụ tải đỉnh và giá thấp hơn vào lúc phụ tải cực tiểu để người tiêu thụ điện ý thức về một kế hoạch sử dụng điện cho chính họ
d) Giảm diện tích trung bình phân phối điện trên mỗi kWh điện năng do phụ tải yêu cầu tăng lên
Trong một vùng cho trước, việc tăng công suất tiêu thụ cũng có nghĩa là giảm được khoảng cách tải điện truyền tải và diện tích vùng phân phối cho mỗi kWh điện năng cung cấp vì sẽ xây dựng thêm nhiều trạm biến áp trong vùng và do đó giảm được tổn thất điện năng Tất nhiên điều này khó có thể đạt được bằng mọi cố gắng của công ty điện lực nhằm giảm tổn thất điện năng Đây chỉ là một kiểu giảm tổn thất tự nhiên mà yếu tố chính của giảm tổn thất là khi yêu cầu sử dụng điện tăng lên nhanh chóng Với cùng một lý do này mà các trạm biến áp phân phối đặt ở nơi thích hợp cũng có tác dụng giảm tổn thất tương tự
9.6.3 Công tác giảm tổn thất đối với tổn thất phi kỹ thuật
Tổn thất phi kỹ thuật bao gồm ăn cắp điện, tổn thất do sự khác nhau về thời điểm đo lường, tổn thất do sai số trong việc tính toán tổn thất trong hệ thống phân phối
a) Chống ăn cắp điện
Vấn đề này là rất quan trọng trong tổn thất phi kỹ thuật và cần có các biện pháp về mặt kỹ thuật và hành chính
Có thể nâng chiều cao đoạn dây nối từ đường dây vào nhà, dùng xà dài hơn để tránh câu móc điện và dùng dây cáp bọc từ chỗ nối đến điện năng kế để tránh móc điện trái phép phía trước công tơ, dùng loại công tơ chống quay ngược Công tơ điện có thể lắp đặt bên ngoài thay
vì bên trong nhà
b) Kiểm tra chặt chẽ điện năng kế
Để quản lý bán buôn không bị sai sót, biện pháp tích cực được thực hiện trước hết là chỉnh định lại các điện năng kế chạy sai, thay thế ngay các công tơ hoạt động sai Thứ hai là giám sát định kỳ các công tơ điện, kiểm tra các máy biến dòng đặt ở các phụ tải lớn, đặt đèn tín hiệu để báo đứt dây chì ở các máy biến điện áp đo lường, kiểm tra các đấu nối vào công tơ để tránh mắc sai đầu dây vào công tơ, kiểm tra điện năng kế không những tiến hành ở những nơi tiêu thụ mà còn ở trạm điện, nhà máy điện để tránh sai sót trong phân tích tổn thất
9.7 NÂNG CAO cosϕϕϕϕ ĐƯỜNG DÂY
Phụ tải của mạng điện phần lớn là các động cơ không đồng bộ có cosϕ thấp Với cùng một công suất tác dụng cung cấp cho phụ tải, khi hệ số công suất càng thấp thì công suất kháng tải trên đường dây càng lớn tạo ra tổn thất công suất tác dụng và phản kháng đáng kể Ví dụ một mạng điện như trên H.9.3 với phụ tải P + jQ
Trang 9Tụ bù ngang trong hệ thống cung cấp điện có các nhiệm vụ chính như sau:
- Đảm bảo công suất kháng cung cấp cho vùng phụ tải từ nguồn phát điện được giữ trong giới hạn hợp lý;
- Tránh quá tải của đường dây hay máy biến áp giữa nguồn và nơi đặt tu;ï
- Nâng cao hệ số công suất của phần mạng điện giữa nguồn và nơi đặt tụ;
- Giảm quá tải máy phát;
- Giảm tổn thất công suất tác dụng và tổn thất điện năng;
- Giảm tổn thất phản kháng;
- Giảm tổn thất điện áp
Tụ điện không phải là thiết bị duy nhất bù công suất phản kháng và nâng cao hệ số công suất của hệ thống Việc cải thiện này cũng có thể được thực hiện bằng máy bù đồng bộ hay máy bù tĩnh Máy bù đồng bộ thường đặt ở đầu nhận của đường dây tải điện dài, có khả năng phát hay thu công suất kháng Trong mạng phân phối dùng tụ bù là phổ biến do tổn thất trong tụ nhỏ (từ 2 đến 4 watt/kVAr tùy theo nhà chế tạo), lắp đặt đơn giản, ít bảo trì
Tác dụng nâng cao hệ số công suất
Xét mạch điện phân phối hình tia đơn giản dưới đây (H.9.5):
Trang 10Hình 9.5 : Đường dây hình tia – Ảnh hưởng của hệ số công suất đến sụt áp đường dây
Bù ngang bằng cách mắc song song tụ điện ở đầu nhận nhằm nâng cao hệ số công suất của đầu nhận (cũng là nâng cao cosϕ đường dây) như trình bày trong H.9.6:
Hình 9.6 : Tác dụng nâng cao cosϕ đường dây của tụ bù ngang
Giả thiết điện áp đầu nhận được giữ không đổi bằng cách thay đổi điện áp đầu phát Điện áp pha đầu phát cho bởi phương trình:
P N (kW)là công suất tác dụng ở đầu nhận
UN (kV) là điện áp đầu nhận
Từ đồ thị vectơ và các phương trình trên có các nhận xét sau:
b) Tổn thất công suất
Tổn thất công suất trên đường dây giảm khi cosϕN tăngvà cuối cùng giảm đến trị số:
∆P = .
2
3 N
2 R
P
R 10U
Trang 11khi hệ số công suất cosϕN = 1, tổn thất công suất là ít nhất Tác dụng của hệ số công suất sớm rõ ràng làm tăng tổn thất do cosϕR lại giảm thấp
c) Dòng điện đường dây
Dòng điện đường dây giảm do cosϕR tăng, dòng thấp nhất khi cosϕR bằng đơn vị
Tóm tắt các lợi ích của bù ngang:
i) Giảm độ sụt áp và giảm sự thay đổi điện áp giữa tải cực tiểu và cực đại nếu dùng tụ điện tự động đóng theo tải (tụ ứng động) Mặt khác, đối với một độ sụt áp cho trước, khả năng tải của đường dây truyền tải / phân phối được tăng lên
ii) Đối với một phụ tải kW cho trước, dòng điện và công suất kVA tỷ lệ nghịch với hệ số công suất Do đó, việc nâng cao hệ số công suất dẫn đến sự giảm dòng điện và phụ tải kVA yêu cầu
iii) Định mức của máy cắt và máy biến áp chọn trên cơ sở của phụ tải dòng điện hay kVA
Do đó khi hệ số công suất được cải thiện, quá tải các thiết bị điện được tránh khỏi hay một phụ tải kW lớn hơn được phép truyền qua các thiết bị
Việc chọn định mức các thiết bị thường dựa trên các phỏng đoán phát triển của phụ tải trong tương lai và nếu nâng cao hệ số công suất được kể đến vào
lúc chọn thiết bị thì thực tế chứng tỏ có thể chọn các định mức
về dòng điện hay kVA thấp hơn
iv) Giảm tổn thất công suất RI2, dẫn đến tiết kiệm chi phí
vận hành và giảm được yêu cầu kW ở nguồn phát
v) Giảm tổn thất công suất phản kháng trên đường dây (XI2)
và giảm yêu cầu kVAr ở nguồn phát
Công suất tụ bù để nâng cao cosϕ của đường dây
Giả thiết hệ số công suất của phụ tải là cosϕ1, cần nâng cao
hệ số công suất của đường dây cung cấp lên cosϕ2 (H.9.7)
Công suất tụ bù cho bởi:
Qbù = Q1 – Q2 = P(tgϕ1 – tgϕ2) (9.6) Vai trò và lợi ích của tụ bù ngang được xem xét chi tiết hơn trong khảo sát sau đây về áp dụng thực tế trong hệ thống điện
Tụ bù ngang trong hệ thống truyền tải
Theo quan điểm kinh tế thì có một giá trị tối ưu của công suất kháng được truyền tải từ nhà máy Trong hệ thống điện liên kết, công suất kháng tối ưu thay đổi theo từng giờ Khảo sát cung cấp công suất kháng có kể đến chi phí về phát và truyền tải công suất kháng và so sánh với chi phí cung cấp công suất kháng từ các nguồn trong vùng phụ tải (tức là bằng tụ điện hay máy bù)
Lợi ích của việc chuyển công suất kháng phát từ nhà máy về vùng phụ tải
Các điểm sau đây cần xem xét khi một nhà máy hay hệ thống truyền tải mới được thiết kế
Đối với một phụ tải kW cho trước, nếu công suất kháng kVAr của nguồn phát và của hệ thống truyền tải cho phụ tải giảm thì:
a) Tổn thất công suất tác dụng và điện năng sẽ giảm xuống và tổn thất phản kháng trong hệ thống truyền tải cũng giảm theo Kết quả là qui hoạch được công suất tác dụng và phản
Hình 9.7 : Nâng cao hệ số công suất đường dây bằng tụ bù
Trang 12kháng của nguồn nhỏ hơn
b) Khả năng tải dòng điện của đường dây và máy biến áp sẽ nhỏ hơn
c) Khả năng kích từ và định mức công suất kháng của máy phát sẽ nhỏ hơn
Một vấn đề quan trọng khác là việc điều khiển điện áp của vùng phụ tải Điều này sẽ trở
nên khó khăn hơn nếu một lượng công suất kháng kVAr đáng kể được tải từ nhà máy điện Nếu thiết bị điều áp hay đầu phân áp của máy biến áp là cần thiết để đảm bảo sụt áp cho phép thì
chi phí của các thiết bị này phải được xét trong bất kỳ khảo sát nào liên quan đến giảm công suất kháng truyền tải bằng bù ngang Trong tình trạng sự cố, việc vận hành thỏa mãn sẽ dễ duy trì hơn nếu công suất kháng truyền tải từ nguồn đang ở mức thấp Nói cách khác, biến động trong hệ thống do cắt đường dây sẽ ít nặng nề nếu như chênh lệch giữa điện áp đầu phát và đầu nhận là nhỏ Một yếu tố quan trọng là khả năng duy trì điện áp phụ tải của tụ bù ngang; việc cắt một mạch làm tăng tổng trở đến phụ tải và tụ điện sẽ tạo ra một độ tăng điện áp lớn hơn trước Người vận hành sẽ đánh giá độ tăng điện áp này sau khi một mạch được cắt ra
Ổn định của hệ thống
Việc dùng tụ điện để giảm bớt yêu cầu công suất kháng cung cấp cho vùng phụ tải sẽ cải thiện được hệ số công suất của máy phát Tuy vậy khi phụ tải cực tiểu máy phát có thể vận hành ở hệ số công suất sớm Điều này dẫn đến giảm kích từ máy phát nhưng vấn đề là hệ số công suất sớm của máy phát không được vượt quá giới hạn cho phép
Đối với các máy phát điện củ có điều chỉnh kích từ điều khiển bằng tay thì khi vận hành gần đầy tải với mức kích từ thấp có thể dẫn tới mất ổn định và trong trường hợp này phải thiết kế sao cho máy phát phát một lượng công suất kháng nhất định Các máy phát đời mới có bộ điều chỉnh kích từ tác động nhanh thì ràng buộc trên không đến đổi quá chặt chẻ và có giới hạn công suất kháng thấp hơn tránh cho kích từ máy phát giảm xuống quá mức an toàn
Tụ bù ngang trong mạng phân phối
Tăng khả năng tải của đường dây
Khả năng tải của đường dây được giới hạn bởi điều kiện phát nóng hay bởi độ sụt áp Việc lắp đặt tụ bù ngang cải thiện được hệ số công suất và giảm dòng điện trong mạch với một công suất kW cho trước Do đó, đường dây có thể cung cấp nhiều phụ tải hơn trước khi được nâng cấp nếu cần
Trong việc qui hoạch đường dây mới, có thể đầu tư các thiết bị như máy cắt, máy biến áp, đường dây có khả năng tải dòng điện thấp hơn nếu như đảm bảo hệ số công suất lớn hơn bằng cách bù công suất kháng ngay từ lúc qui hoạch
Giảm tổn thất công suất và tổn thất điện năng
Giảm tổn thất công suất và tổn thất điện năng là kết quả trực tiếp từ việc giảm dòng điện đối với một phụ tải kW cho trước và làm tăng hiệu suất trong phân phối
Cải thiện tình trạng điện áp
Tụ bù ngang như đã trình bày, cho thấy tác dụng tăng điện áp Nếu dùng tụ tự động đóng cắt theo tải (còn gọi là tụ ứng động) thì điện áp được cải thiện do tụ bù cung cấp công suất kháng thay đổi tùy theo yêu cầu của phụ tải phản kháng
Ví dụ 9.1: Một trạm điện cung cấp cho phụ tải 300 kVA ở hệ số công suất cosϕ1 = 0,8 trễ Một động cơ đồng bộ được đặt song song với tải Tải của trạm là 300 kW với cosϕ2 = 0,95 trễ Xác
Trang 13định:
a) Công suất kVA của động cơ đồng bộ;
b) Hệ số công suất của động cơ
Pt = P + Pm = 300 kW (đã cho) trong đó Pm = 300 – 240 = 60 kW
Hệ số công suất tổng hợp cosϕ2 = 0,95 (đã cho), với ϕ2 = 18°12’, tgϕ2 = 0,3288
Công suất kháng tổng:
Qt = (P + Pm) tgϕ2 = 300 × 0,3288 = 98,64 kVAr
Q – Qt = 180 – 98,64 = 81,36 kVAr
Sự sai biệt về công suất kháng này được cân bằng bởi công suất kháng sớm (có tính dung) của động cơ đồng bộ, do đó công suất tác dụng và phản kháng của động cơ là:
Pm = 60 kW và Qm = 81,36 kVAr (sớm)
Công suất biểu kiến của động cơ:
Sm = 2 2
P +Q = 602+81 36, 2 = 100 kVA Hệ số công suất của động cơ:
Các quan hệ về công suất được vẽ trong H.9.8
Ví dụ 9.2: Một động cơ cảm ứng 250 HP, 3300 V, ba pha, hiệu suất 0,86, cosϕ = 0,707 trễ Để
cải thiện cosϕ của đường dây lên 0,9, dùng tụ bù mắc ở động cơ
Tính:
i) Công suất kVAr của tụ bù
ii) Điện dung của tụ bù khi a) mắc Y, b) mắc ∆
iii) Tổn thất công suất tác dụng trên đường dây trước và sau khi bù, giả thiết điện trở mỗi pha của đường dây là 1 Ω
cosϕ2 = 0,90 ⇒ ϕ2 = 25°50’, tgϕ2 = 0,4841 Ban đầu:
Công suất kháng của động cơ:
Hình 9.8
Trang 14Q1 = P1 tgϕ1 = 216,8 × 1 = 216,8 kVAr Sau khi nâng hệ số công suất ở cuối đường dây lên 0,90
Công suất phản kháng ở cuối đường dây:
Q2 = P tgϕ2 = 216,8 × 0,4841 = 105 kVAr Công suất phản kháng cung cấp bởi bộ tụ điện:
Qc = Q1 – Q2 = 216,8 – 105 = 111,8 kVAr
bỏ qua tổn thất trong tụ điện, công suất định mức của bộ tụ là 111,8 kVAr
ii) Nếu tụ điện mắc hình tam giác
Ví dụ 9.3: Tính giá biểu hai thành phần
Một xí nghiệp được cung cấp điện từ lưới điện với giá biểu như sau:
i) Giá biểu trên công suất:
- 500 kVA đầu tiên: 7,5 $/kVA hàng tháng
- 1000 kVA kế tiếp: 7,25 $/kVA hàng tháng
- trên 1500 kVA: 7 $/kVA hàng tháng
ii) Giá biểu điện năng:
Trang 15Phụ tải trung bình: 3240 x 0,8 = 2592 kW
Điện năng tiêu thụ hàng tháng: A = 2592 x 30 x 24 = 1866240 kWh
Tiền điện hàng tháng:
i) Theo công suất phụ tải cực đại yêu cầu:
Tổng số tiền 1866240 kWh = 80580 $
Tiền điện hàng tháng i) và ii)
25700 + 80580 = 106280 $ Suy ra giá điện bình quân:
106280
1866240= 0,0569 $/kWh
9.8 HỆ SỐ CÔNG SUẤT KINH TẾ
Nếu gọi B là chi phí hàng năm cho mỗi kVA trên chi phí đầu tư của thiết bị bù công suất kháng và điện năng cung cấp theo giá biểu hai thành phần, trong đó bao gồm chi phí A hàng năm cho mỗi kVA của phụ tải cực đại yêu cầu thì hệ số công suất kinh tế nhất cho bởi:
Trang 16Hệ số công suất ở cuối đường dây cung cấp cho phụ tải được nâng lên cosϕ2 bằng cách đặt
thiết bị bù Công suất biểu kiến S2 sau khi bù:
Sbù = Qbù Nếu gọi x là phí tổn mỗi kVA công suất bù và r% là suất chi phí hàng năm thì chi phí hàng
năm cho mỗi KVA công suất bù là rx/100 = B và tổng chi phí hàng năm của thiết bị bù là B.Qbù
= B.P(tgϕ1– tgϕ2) Chi phí hàng năm của khách hàng tính cho phần công suất đặt (thiết bị bù và
thiết bị cung cấp điện):
9.9 VẬN HÀNH KINH TẾ TRẠM BIẾN ÁP
Trạm biến áp có thể có nhiều máy biến áp ghép song song Phụ tải của trạm thay đổi theo
Trang 17đồ thị phụ tải Điều kiện để có sự phân bố công suất qua các máy biến áp tỷ lệ với công suất định mức của mỗi máy là các máy biến áp phải có phần trăm điện áp ngắn mạch UN% bằng nhau, cùng tỷ số biến áp, cùng tổ đâu dây ba pha ở hai phía sơ cấp và thứ cấp, cùng đầu phân áp, cùng thứ tự pha Khi thỏa mãn các điều kiện làm việc song song thì công suất qua mỗi máy biến áp, của trạm có ba máy chẳng hạn, được tính như sau:
S1 = S dm1
dm
SS
Σ S2 = S dm2
dm
SS
Σ S3 = S dm3
dm
SS
SS
Tương tự, có thể vẽ đường cong tổn thất khi vận hành hai máy, ba máy song song (H.9.13.)
Ví dụ, khi vận hành 2 máy song song:
∆P = ∆PFe1 + ∆PFe2 + ∆PCu,đm1 2
Khi vận hành ba máy song song:
∆P = ∆PFe1 + ∆PFe2+ ∆PFe2 + ∆PCu,đm1 2
Từ đó rút ra được các phương thức vận hành như sau:
- Khi S < SA vận hành một máy;
- Khi SA < S < SB vận hành hai máy;
- Khi S > SB vận hành ba máy
SA, SB là các công suất giới hạn để chuyển từ phương
thức này sang phương thức khác
Trường hợp có n máy giống nhau ghép song song thì
công suất giới hạn chuyển từ n sang (n–1) máy vận hành
song song hay ngược lại cho bởi công thức:
Hình 9.13
Trang 18(n–1)∆PFe + 1
n 1− ∆PCu,đm
2 gh đm
SS
SS
9.10 BÙ KINH TẾ TRONG MẠNG ĐIỆN
Như đã biết, đặt tụ bù ngang ở phụ tải có tác dụng nâng cao cosϕ và giảm tổn thất điện
năng Trong mạng điện, tụ bù được dùng phổ biến hơn máy bù đồng bộ chủ yếu là tụ bù tiêu
thụ rất ít công suất tác dụng, khoảng 0,3÷0,5% công suất định mức và vận hành sửa chữa đơn
giản
Tụ điện hay máy bù dùng trong việc giảm tổn thất điện năng chỉ có lợi khi nào khoảng tiền
tiết kiệm được do hiệu quả giảm tổn thất điện năng được bù vào vốn đầu tư thiết bị bù sau một
khoảng thời gian tiêu chuẩn nhất định và sau đó được lợi tiếp tục trong suốt thời gian tuổi thọ
của thiết bị bù Vấn đề là đặt tụ ở đâu (trong mạng phức tạp), công suất bao nhiêu Đó là lời
giải của bài toán kinh tế dựa trên tiêu chuẩn chi phí tính toán hàng năm là nhỏ nhất
Nội dung của bài toán được phát biểu như sau:
Với các ẩn số là Qb1, Qb2, ,Qb,n là công suất bù đặt ở n nút, thành lập hàm chi phí tính toán
Z để xác định dung lượng bù tối ưu thỏa mãn điều kiện ràng buộc Qbù ≥ 0 Aån số Qbù là nghiệm
của hệ phương trình:
Trong quá trình giải, nếu xuất hiện một nghiệm có giá trị âm, chẳng hạn Qbù,k < 0 có nghĩa
là nút k không cần bù, cho Qbù,k = 0 và giải lại hệ (n–1) phương trình để tìm (n–1) ẩn còn lại
Sau đây trình bày cách thành lập hàm chi phí Z và tính toán Qbù đối với mạng điện đơn
giản gồm một đường dây với một phụ tải:
Hình 9.14
Hàm chi phí tính toán gồm ba thành phần:
Z1: Thành phần liên quan đến vốn đấu tư thiết bị bù:
Z1 = (avh + atc) Ko.Qbù (9.25) với Ko là giá tiền nột đơn vị dung lượng bù
Z2: Thành phần tổn thất điện năng trong thiết bị bù:
trong đó: C0 - tiền 1 KWh điện năng
Trang 19∆P0 - tổn thất công suất trên một đơn vị thiết bị bù, 0,003÷0,005 kW/kVAr
T - thời gian đóng tụ
Z3: Thành phần tổn thất điện năng trong mạng điện sau khi đặt thiết bị bù:
0 2
Q Q
R CU
−
τ (9.29) Lấy đạo hàm ∂Z/∂Qbù và cho bằng không:
bù
ZQ
∂
∂ = (avh + atc) K0 + C0 ∆P0..T – 0
2
2C RU
τ(Q–Qbù) = 0 (9.30) Giải được Qbù:
Trường hợp Qbù < 0 có nghĩa là đặt thiết bị bù là không kinh tế
Đối với đường dây liên thông gồm một nguồn và nhiều phụ tải dọc theo đường dây, ẩn số
là các dung lượng bù Q1, Qb2, Qb3 lần lượt đặt tại các phụ tải 1, 2, 3 dòng công suất kháng sau
khi đặt thiết bị bù được ghi trên H.9.15:
Hình 9.15
Hàm chi phí tính toán Z được viết như sau:
Z = (avh + atc) K0 (Qb1 + Qb2 + Qb3) + C0.∆P0..T(Qb1 + Qb2 + Qb3) + 0
2
CU
τ[(Q3 – Qb3)2 R3 + (Q2 + Q3 – Qb2 – Qb3)2 R2 (9.32) + (Q1 + Q2 + Q3 – Qb1– Qb2 – Qb3)2 R1]
Công suất kháng cần bù là nghiệm của hệ phương trình:
Nếu có nghiệm Qb,i âm thì nút i không cần bù và cho Qb,i = 0 bớt đi một phương trình ứng
với Qbi và giải lại
Trang 20Ví dụ 9.4: Cho mạng điện 110 kV có sơ đồ trong H.9.16a Chiều dài đường dây và công suất
phụ tải cho trên hình vẽ
Hình 9.16
Dây dẫn AC–185 có r0 = 0,17 Ω/km, dây AC–95 có r0 = 0,33 Ω/km
Máy biến áp B1 110/22 kV, 31,5 MVA, ∆PN = 200 kW Máy biến áp B2 110/22 kV,
20 MVA, ∆PN = 163 kW
Thời gian tổn thất công suất lớn nhất τ = 5500 giờ/năm Tiền đầu tư tụ điện 22 kV 5000
$/MVAr, tiền điện năng tổn thất 50 $/MWh, tổn thất công suất tương đối trong tụ bù
∆P* = 0,005, hệ số (avh + atc) = 0,225 Giả thiết đóng tụ suốt năm (T = 8760 giờ/năm)
Hãy xác định dung lượng bù tại các nút 4 và 5 nhằm giảm tổn thất điện năng
Giải
Điện trở đoạn 12:
R12 = 0,17 30 = 5,1 Ω Điện trở đoạn 23:
R23 = 0,33 20 = 6,6 Ω Điện trở dây quấn máy biến áp B1 qui về phía 110 kV:
163 110 10 4 93
Trang 21Sơ đồ thay thế dùng để tính bù công suất kháng được vẽ trong H.9.15b
Hàm chi phí tính toán:
Z = Z1 + Z2 + Z3
Z1 = (avh + atc) Ko.(Qbù4 + Qbù5) = 0,225 5000 (Qbù4 + Qbù5) = 1125(Qbù4 + Qbù5)
Z2 = c.∆P*.T.(Qbù4 + Qbù5) = 50 0,005 8760 (Qbù4 + Qbù5) = 2190.(Qbù4 + Qbù5)
Z3 = c2 (Q4 Qbù4)2RB1 (Q5 Qbù5) (2 R23 RB2) (Q4 Q5 Qbù4 Qbù5) 2R12
= 22,727 2 44 15 Q, ( − bù4)2+11 53 15 Q, ( − bù5)2+5 1 30 Q, ( − bù4−Qbù5)2
Các phương trình đạo hàm riêng:
Qbù4 = 6,539 MVAr Qbù5 = 13,209 MVAr
Để tìm phân bố dung lượng bù tối ưu trong mạng
điện kín như trong H.9.17, trước hết tìm sự phân bố gần
đúng côâng suất phản kháng trên mạng điện trở (đây
chỉ là sự gần đúng và chỉ có thể chấp nhận cho mạng
τ (QI2R1 + QIÌ2R2 + QIII2R3) (9.37) Thay QI, QII và QIII tính theo Qb1 và Qb2 trong hàm chi phí Z và giải hệ phương trình:
b1
Z0Q
∂
=
Z0Q
∂
=
Hình 9.17
Trang 229.11 TÍNH TOÁN BÙ KINH TẾ BẰNG PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN
với nút 1 là nút cân bằng và Ii, Ij lần lượt là dòng điện ở nút i và j (trong đơn vị tương đối)
Mạch tương đương hình cào dùng để tính tổn thất được vẽ trong H.9.18
UU
trong đó δI là góc pha của điện áp nút Ui
Thay phần thực và phần ảo của phương trình (9.43) vào phương trình (9.42) có được:
Trang 23∆ =∑∑ [PiPj (cosδi cosδj + sinδi sinδj)
+ PiQj (sinδj cosδi – sinδi cosδj) +QiPj (sinδi cosδj – sinδj cosδi)
+ QiQj (sinδi sinδj + cosδi cosδj)] (9.45) Áp dụng công thức lượng giác vào phương trình (9.45) có được:
Biểu thức (9.49) áp dụng được cho đơn vị tương đối và đơn vị có tên
9.11.2 Các bước tính toán bù kinh tế
Bước 1: Thành lập ma trận Zbus với thanh cái cân bằng làm chuẩn có được
Áp dụng phương pháp ráp dần từng nhánh để thành lập Zbus
Bước 2: Viết biểu thức tổn thất công suất tác dụng do thành phần công suất phản kháng
qua các nhánh của mạng điện sau khi đặt thiết bị bù tại các nút
với Rij là phần tử của ma trận Rbus
Mạch tương đương hình cào dùng để tính tổn thất công suất tác dụng gây ra do phụ tải
phản kháng sau khu bù được vẽ trong H.9.19:
Hình 9.19