Quá trình vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang thời kỳ1939-1945 là một thời kỳ lịch sử hết sức quan trọng, thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, nhạ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
MAI ANH TUẤN
CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
Ở TỈNH TUYÊN QUANG (1939 - 1945)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
MAI ANH TUẤN
CUỘC VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
Ở TỈNH TUYÊN QUANG (1939 - 1945)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh
Trang 3MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1939 11
1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 11
1.1.1 Vị trí địa lý 11
1.1.2 Điều kiện tự nhiên 12
1.2 Tuyên Quang qua các thời kỳ lịch sử 18
1.3 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội và chính sách cai trị của thực dân Pháp 19
1.3.1 Đặc điểm kinh tế 19
1.3.2 Đặc điểm văn hóa 22
1.3 Đặc điểm xã hội và chính sách cai trị của thực dân Pháp 23
1.4 Dân cư - Truyền thống đấu tranh của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang trước năm 1939 30
1.4.1 Dân cư 30
1.4.2 Truyền thống đấu tranh của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang 31 Tiểu kết 35
Chương 2 QUÁ TRÌNH VÂN ĐỘNG CÁCH MẠNG TIẾN TỚI KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở TUYÊN QUANG (1939-1945) 37
2.1 Tình hình thế giới, trong nước và Tuyên Quang trong những năm (1939 - 1945) 37
2.1.1 Tình hình thế giới 37
2.1.2 Tình hình trong nước 37
2.1.3 Tình hình Tuyên Quang trong những năm (1939-1945) 42
2.2 Chủ trương của Đảng và sự hình thành, phát triển phong trào cách mạng ở Tuyên Quang (1939 - 1945) 44
Trang 42.2.1 Chủ trương của Đảng, truyền bá chủ nghĩa Mác và sự thành lập
chi bộ Đảng đầu tiên 1940 44
2.2.2 Ban cán sự Đảng tỉnh thành lập và sự phát triển phong trào cách mạng (1940 - 1941) 49
2.3 Công cuộc chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền từ (1941 - 1945) 51
2.3.1 Bối cảnh lịch sử và chủ trương mới của Đảng 51
2.3.2 Xây dựng căn cứ địa, phát triển cơ sở cách mạng 53
2.3.3 Xây dựng lực lượng cách mạng, tổ chức, tập dượt quần chúng đấu tranh 58
Tiểu kết 75
Chương 3 KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở TUYÊN QUANG (TỪ 10/3/1945 ĐẾN 22/8/1945) 77
3.1 Đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước, thời cơ khởi nghĩa 77
3.2 Khởi nghĩa giành chính quyền ở các châu, huyện 79
3.3 Xây dựng chiến khu, chiến đấu bảo vệ khu giải phóng 101
3.4 Giải phóng thị xã Tuyên Quang-cách mạng tháng Tám thành công toàn tỉnh 106
Tiểu kết 113
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
PHỤ LỤC
Trang 5và cần thiết cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung, cho công tác sử học nói riêng
Dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hiến lâu đời đã viết nên bao trang sử vẻ vang, hào hùng với những chiến công chói lọi chống giặc ngoại xâm để giành và giữ nền độc lập dân tộc Cách mạng tháng Tám là một sự kiện trọng đại, một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam Nó đã đập tan hai xiềng xích nô dịch thực dân, phong kiến lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á Mở ra một
kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi vĩ đại của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng mình khỏi ách thống trị của ngoại bang, nó cổ vũ
to lớn tinh thần đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trên thế giới
66 năm đã qua nhưng ý nghĩa và bài học lịch sử của cách mạng tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là thắng lợi
vô địch của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, tài tình của Đảng-Bác Hồ, khả năng cách mạng và tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong cả nước
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quân sự, an ninh quốc phòng Với bề dày lịch sử là “phiên trấn”bảo vệ cho “kinh trấn” nhân dân Tuyên
Trang 6Quang vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, đấu tranh kiên cường bất khuất Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược nhân dân Tuyên Quang đã đồng lòng, đồng sức đứng lên đánh đuổi quân xâm lược Cánh đồng Hòa Mục (xã Thái Long-Yên Sơn) mãi là chiến thắng huy hoàng, là mốc son lịch sử, niềm
tự hào của người dân Tuyên Quang trong đấu tranh chống Pháp xâm lược, đồng thời nó là vết nhơ muôn thủa, là nỗi kinh hoàng khiếp đảm của quân viễn chinh xâm lược Pháp Ngay từ rất sớm phong trào yêu nước cách mạng chống Pháp ở Tuyên Quang đã phát triển rầm rộ Đặc biệt dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam truyền thống đánh giặc yêu nước nơi đây càng được phát huy cao độ Hòa chung với phong trào cách mạng cả nước phong trào cách mạng ở Tuyên Quang ngày càng được xây dựng, củng cố, phát triển, mở rộng vững chắc
Cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang năm 1945 là một bộ phận khăng khít của cách mạng tháng Tám trong cả nước Quá trình vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang thời kỳ(1939-1945) là một thời kỳ lịch sử hết sức quan trọng, thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, nhạy bén, linh hoạt cũng như tinh thần yêu nước nồng nàn đấu tranh bất khuất của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Nhân dân các dân tộc Tuyên Quang một lòng chung với đảng, quyết tâm theo Đảng theo Bác Hồ, vượt qua muôn trùng gian khổ hi sinh Tích cực xây dựng lực lượng, chuẩn bị về mọi mặt để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, góp phần làm nên thắng lợi huy hoàng của cách mạng tháng Tám trên phạm vi cả nước Cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang vừa mang những đặc điểm chung của cách mạng cả nước vừa mang những đặc điểm riêng của phong trào cách mạng ở địa phương
Cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang thắng lợi đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu không chỉ đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
Trang 7quốc nói chung, cho sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội an ninh quốc phòng tỉnh Tuyên Quang nói riêng Hơn sáu thập kỷ đã trôi qua, đã
có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuốn sách, nhiều tài liệu viết về lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ nhân dân các dân tộc Tuyên Quang dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào trình bày toàn diện, có hệ thống về quá trình vận động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang giai đoạn (1939-1945)
Do vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình vận động cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang (1939-1945) là hết sức cần thiết Nó vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có giá trị thực tiễn to lớn, nhất là trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Qua đó góp phần làm rõ hơn về Cách mạng tháng Tám, về quá trình vận động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang, về tinh thần yêu nước đánh giặc cứu nước kiên cường của nhân dân Tuyên Quang cũng như sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, nhạy bén, tài tình của Trung ương Đảng, Đảng bộ tỉnh trong việc khéo kết hợp, sử dụng các hình thức đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân Đồng thời là tài liệu giảng dạy lịch
sử địa phương, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, giáo dục các thế hệ trẻ nhớ về cội nguồn, biết ơn ông cha đã chẳng quản hy sinh gian khổ vì độc lập tự do của tổ quốc Biết kế thừa, giữ gìn và phát huy truyền thống hào hùng của dân tộc
Chính vì những lý do đó chúng tôi quyết định chọn đề tài “Cuộc vận động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang (1939-1945)” làm đề tài luận
văn thạc sĩ khoa học lịch sử của mình
2 Lịch sử vấn đề
Tìm hiểu về quá trình vận động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang (1939-1945) là một vấn đề khoa học từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của Đảng–nhà nước, của các ban nghiên cứu cũng như giới sử học nói chung, các
Trang 8cấp lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, các đồng chí lão thành cách mạng đã trực tiếp hoạt động cách mạng ở Tuyên Quang nói riêng
Hơn 6 thập kỷ qua, đã có nhiều các công trình nghiên cứu, nhiều các cuốn sách, bài viết, hồi ký, tư liệu được công bố về các vấn đề có liên quan đến cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang
Dưới góc độ lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng cuộc vận động Cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang đã được đề cập nhiều ở nhiều khía cạnh khác nhau trong các cuốn sách: Lịch sử Việt Nam (1930-1945), Tổng khởi nghĩa tháng Tám, lịch sử quân đội, lịch sử các chuyên nghành…qua các tác phẩm của Viện nghiên cứu lịch sử trung ương, Viện lịch sử Đảng Trung ương, các ban nghiên cứu lịch sử Đảng ở địa phương cũng như sự quan tâm của các cơ quan ban ngành, các học giả, các nhà nghiên cứu… Trong đó có thể kể qua một số tác phẩm như: Năm 1957 Gs Trần Văn Giàu biên soạn cuốn “Từ cách mạng tháng Mười đến cách mạng tháng Tám”
Năm 1960 Gs Văn Tạo, Thành Thế Vỹ, Nguyễn Công Bình biên soạn
“Lịch sử cách mạng tháng Tám.” Nxb Sử học - Hà Nội
Năm 1963 Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương xuất bản cuốn:
“Tìm hiểu tính chất và đặc điểm của cách mạng tháng Tám” Nhà xuất bản Sự thật-Hà Nội Năm 1966, Ban nghiên cứu lịch sử quân đội thuộc Tổng cục chính trị xuất bản cuốn Thời kỳ hình thành các lực lượng vũ trang cách mạng (1930-1945) Nxb Quân đội nhân dân-Hà Nội-1966
Năm 1970 Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản cuốn:
“Cách mạng tháng Tám năm 1945” Nhà xuất bản Sự thật-Hà Nội-1970 Cuốn sách gồm 189 trang trình bày một cách hệ thống công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền, về cao trào kháng Nhật cứu nước, về tính chất,
ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám Trong đó có đề cập đến quá trình vận động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang
Trang 9Năm 1985 Viện lịch sử Đảng biên soạn cuốn “Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945” Nxb Sự thật-Hà Nội-1985 từ trang 156 đến trang 159 cũng đã khái quát quá trình khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang
Năm 1985 Nguyễn Anh Dũng viết cuốn sách :“Đấu tranh vũ trang trong cách mạng tháng Tám.” Nhà xuất bản Khoa học xã hội Sách có 254 trang phân tích rõ chủ trương, đường lối đấu tranh chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo của đảng ta trong cách mạng tháng Tám Tác phẩm đã đề cập nhiều đến quá trình chuẩn bị mọi mặt cho cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang Năm 1995 Viện lịch sử Đảng biên soạn cuốn “Lịch sử Cách mạng tháng Tám 1945” Nxb Chính trị quốc gia-Hà Nội Sách gồm 295 trang trình bày quá trình xây dựng Đảng, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, lực lượng vũ trang phát động khởi nghĩa từ khởi nghĩa từng đến tổng khởi nghĩa (1939-1945) Công trình đã đề cập đến nhiều lĩnh vực của quá trình khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang
Ngoài ra còn phải kể đến các bài viết đăng trên các tạp chí, các bài viết của các giáo sư sử học, nhà nghiên cứu, các hồi ký, tùy bút… như tạp chí nghiên cứu lịch sử số 4 năm 1985, số 4 năm 1988, số 4 năm 1995, số 3,4,5 năm 1997, tạp chí nghiên cứu lịch sử quân sự số 1 năm 1982…
Những năm gần đây rất nhiều các công trình nghiêu cứu lớn có giá trị
về Cách mạng tháng Tám được công bố: năm 1995 Gs Văn Tạo chủ biên cuốn “Cách mạng tháng Tám một số vấn đề lịch sử”, năm 1999 một cuộc hội thảo lớn được tổ chức ở Hà Nội đã công bố nhiều báo cáo khoa học có giá trị được tuyển chọn in thành sách “Cách mạng tháng Tám những sự kiện”; “Việt Nam trong thế kỷ XX” Năm 2000 trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn xuất bản cuốn kỷ yếu khoa học “Kỷ niệm 55 năm Cách mạng tháng Tám
và quốc khánh 2-9 (1945-2000)
Năm 2005 Nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản 2 cuốn sách “Cách mạng tháng Tám trong tiến trình lịch sử dân tộc” và “Cách mạng tháng Tám một sự kiện vĩ đại của thế kỷ XX”
Trang 10Tất cả các tác phẩm đều đã nêu lên những nét cơ bản nhất về cách mạng tháng Tám -1945 ở Việt Nam và ít nhiều có đề cập tới quá trình vận động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang
Ở địa phương có các công trình như: Năm 1990 Bộ tư lệnh quân khu 2 xuất bản cuốn“Tây Bắc lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp(1945-1954)
Năm 1994 Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tuyên Quang xuất bản “Tuyên Quang lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) sơ thảo” Cuốn sách khái quát toàn bộ quá trình hình thành, củng cố, phát triển lực lượng cách mạng về mọi mặt cũng như quá trình khởi nghĩa từng phần giành thắng lợi thành lập chính quyền cách mạng các châu, phủ và toàn tỉnh năm 1945
Năm 1995 Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Tuyên Quang biên soạn, “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940-1954) - tập 1” Ban tuyên giáo tỉnh ủy Tuyên Quang xuất bản
Năm 2000 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang biên soạn “Lịch
sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940-1975) do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2000 Đây là hai cuốn giới thiệu toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ Tuyên Quang và phong trào cách mạng, xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị về mọi mặt tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh năm 1945
Năm 2000 Nhà xuất bản văn hóa dân tộc-Hà Nội xuất bản cuốn “Tuyên Quang thủ đô kháng chiến” Nhà xuất bản văn hóa dân tộc - Hà Nội
Năm 2000 Đảng ủy-Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tuyên Quang, xuất bản: Biên niên sự kiện và tư liệu -Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị của lực lượng vũ trang Tuyên Quang (1940-1975) Năm 2004 Trung tâm UNESSCO Tân Trào–Hà Nội: biên soạn cuốn: Tuyên Quang thời tiền khởi nghĩa, Nxb-Văn hoá Dân tộc - Hà Nội Tiếp đó năm 2006 Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự
Trang 11tỉnh Tuyên Quang xuất bản cuốn: Lịch sử Khu căn cứ địa Tân Trào
(1941-1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội
Các cuốn lịch sử Đảng bộ các huyện Yên Sơn, Yên Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Sơn Dương và lịch sử Đảng bộ thị xã Tuyên Quang đã cung cấp nhiều tư liệu quý về quá trình xây dựng lực lượng cách mạng, chuẩn
bị mọi mặt tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở các phủ, huyện và tỉnh lỵ giai đoạn (1939-1945)
Ngoài ra còn nhiều các bài báo, hồi ký, tùy bút của các vị lãnh đạo cách mạng lão thành viết về cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang
Đó là những tư liệu rất quý giá giúp chúng tôi nghiên cứu đề tài này
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu toàn bộ quá trình vận động cách mạng tháng Tám ở Tuyên Quang Từ quá trình chuẩn bị về mọi mặt để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền như: xây dựng căn cứ địa cách mạng, xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang tổ chức tập dượt quần chúng đấu tranh giai đoạn (1939-1945) và khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh năm 1945
3.3 Nhiệm vụ của đề tài
Làm rõ vị trí chiến lược của Tuyên Quang trong cách mạng tháng Tám Phân tích làm nổi bật các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, những thuận lợi
Trang 12và khó khăn về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và truyền thống đấu tranh đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xây dựng, phát triển lực lượng mọi mặt, xây dựng căn cứ địa, xây dựng chiến khu ở Tuyên Quang (1939-1945)
Từ đó dựng lại bức tranh toàn cảnh, hệ thống về cuộc vận động cách mạng tháng Tám (1939-1945), khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang Rút ra những đặc điểm, ý nghĩa, tính chất và bài học kinh nghiệm
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu:
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau: Các văn kiện Đảng, Nhà nước; các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo Đảng-nhà nước trong thời kì Cách mạng tháng Tám
Các chỉ thị, nghị quyết của TW Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ-Phân khu Nguyễn Huệ, Tỉnh ủy Tuyên Quang và Thị ủy Tuyên Quang, Huyện ủy các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Yên Bình được lưu trữ tại tỉnh, tại các huyện, ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, bộ phận Lưu trữ Thông tin; Phòng Lịch sử Đảng thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang, Bảo tàng Tân Trào Nguồn tư liệu này giúp chúng tôi có quan điểm, phương hướng, cách nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn vai trò của Tuyên Quang trong cuộc vận động cách mạng tháng Tám 1945
Các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, lịch
sử Đảng bộ các huyện, thị: Thị xã Tuyên Quang, huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Yên Bình
Các cuốn sách, các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu Lịch
sử, các kỉ yếu hội thảo khoa học đã được công bố
Ngoài ra còn có các nguồn tài liệu thu thập được qua công tác điều tra
Trang 13các địa danh nơi ăn ở hoạt động của các cơ quan, các nhà lãnh đạo cách mạng, các khu di tích lịch sử, các bia chiến thắng, bia di tích Các tư liệu truyền miệng, bút kí, hồi kí, lời kể của các vị lãnh đạo cách mạng, cán bộ lão thành cách mạng, tướng lĩnh quân đội, dân quân, du kích những người đã trực tiếp ghi những trang vàng chói lọi, những chiến công hiển hách cho tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn (1939-1945) cũng được chúng tôi đặc biệt quan tâm
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình sưu tầm tư liệu chúng tôi đặc biệt chú ý khâu giám định, xác minh, sàng lọc, xử lí tư liệu để đảm bảo độ tin cậy cũng như tính khách quan, khoa học cho đề tài
Để thực hiện yêu cầu của đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc, đây là hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, và khảo sát điền dã để thu thập
xử lí thông tin nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan, khoa học
5 Đóng góp của luận văn
Là công trình đầu tiên trình bày hệ thống, chân thực, khoa học và toàn diện về tỉnh Tuyên Quang trong cuộc vận động cách mạng tháng Tám tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi giai đoạn (1939- 1945)
Làm rõ đặc điểm, tính chất của cuộc vận động cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 ở Tuyên Quang, ý nghĩa thắng lợi và bài học kinh nghiệm Từ kết quả của quá trình nghiên cứu, Luận văn góp phần giải thích một cách khoa học, vì sao Tuyên Quang lại được Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm trung tâm của An toàn khu Trung ương, thủ đô khu giải phóng nơi tập trung đầu não cách mạng cả nước
Trang 14Đồng thời luận văn là tài liệu giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, bổ sung
và làm phong phú nguồn tư liệu cho lịch sử dân tộc
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn
Trang 15Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG TRƯỚC NĂM 1939
1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc tổ quốc Việt Nam,
có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng Tuyên Quang nằm giữa tọa độ địa lí từ 21029’ đến 22042’ vĩ Bắc và
104050’ đến 105036’ kinh Đông Phía bắc giáp tỉnh Hà Giang từ xã Bạch Xa huyện Hàm Yên đến xã Sinh Long huyện Na Hang có ranh giới dài 151 km Phía nam giáp tỉnh Phú Thọ từ xã Ninh Lai huyện Sơn Dương đến xã An Khê huyện Yên Sơn có ranh giới dài 80 km Phía đông giáp các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên từ xã Thượng Giáp huyện Na Hang đến xã Thiện Kế huyện Sơn Dương có ranh giới dài 171 km Phía đông bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phía tây giáp tỉnh Yên Bái từ xã Chân Sơn huyện Yên Sơn đến xã Yên Hương huyện Hàm Yên có ranh giới dài 80 km Tính chiến lược cơ động được thể hiện rõ từ Tuyên Quang có thể xuôi về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, sang Thái Nguyên ở phía đông, sang Yên Bái và các tỉnh Tây bắc, ngược lên Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang đến biên giới Việt-Trung một cách dễ dàng [14.tr13]
Trong cách mạng tháng Tám năm 1945 Tuyên Quang được Trung ương Đảng, Bác Hồ chọn làm trung tâm của cách mạng cả nước, Tân Trào được chọn làm thủ đô khu giải phóng Lãnh đạo nhân dân cả nước đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc tháng tám năm 1945 Tại Tân Trào-thủ đô khu giải phóng đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại gắn liền với vận mệnh dân tộc: Hội nghị toàn quốc của Đảng quyết định chủ trương lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, bầu ra Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc; Quốc dân Đại hội tại đình Tân Trào thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời do
Trang 16Hồ Chí Minh làm chủ tịch Từ mảnh đất Tuyên Quang anh hùng đoàn quân cách mạng theo bản quân lệnh số 1 tiến về giải phóng Thái Nguyên, Hà Nội
và các địa phương khác, giành chính quyền về tay nhân dân, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc
Trong suốt tiến trình cách mạng từ ngày đầu vận động đến tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang luôn đoàn kết, sắt son, dũng cảm, kiên cường vượt qua muôn trùng gian khổ, hy sinh theo Đảng, theo Bác Hồ làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng Vừa xây dựng, bảo vệ an toàn khu-khu giải phóng, bảo vệ trung ương Đảng, Bác Hồ, các cơ quan đầu não của cách mạng Vừa xây dựng hậu phương vững mạnh đảm bảo thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người Góp phần to lớn, quan trọng vào thắng lợi của cách mạng tháng Tám trên phạm vi
cả nước, viết lên những trang sử hào hùng với bao chiến công chói lọi làm rạng rỡ tinh thần yêu nước nồng nàn, chiến đấu dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo của quân, dân các dân tộc Tuyên Quang Phát huy những thành quả cách mạng đã đạt được nhân dân các dân tộc Tuyên Quang luôn luôn phấn đấu, nỗ lực, cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng xứng đáng là mảnh đất anh hùng-thành đồng của tổ quốc
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Tuyên Quang có diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5820 km2, trong đó rừng núi chiếm 4/5 (73,2%), đất nông nghiệp chiếm 20%, còn lại 6,8% là các loại đất khác Toàn bộ thổ nhưỡng Tuyên Quang dễ bị xói mòn, phần lớn đất đai không thấm nước, có đất sét và cấu thành granít, có nơi có đá vôi, đá xít Khu vực phía bắc có nhiều ngọn núi cao trên 1000 m: Trạm Chu, Pia Phương, Pia Héc, Khuổi Ma, Khuổi Phầy, Thanh Tương thuộc các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên Phía đông nối với với dãy Tam Đảo là núi Thanh Sơn, núi Lịch, núi Hồng Phía nam là những dãy đồi xen kẽ núi đá có vách đứng
Trang 17sừng sững như những bức tường thành tự nhiên bao bọc, vừa tạo thành những thung lũng kín đáo hiểm trở, thuận lợi cho việc xây dựng kho tàng, giữ gìn lực lượng, phát triển chiến tranh du kích Trong lòng núi có nhiều hang động,
có hang chứa được hàng trăm người, thuận lợi cho hoạt động của chiến tranh
du kích, khi cần thiết có thể dùng làm kho tàng hoặc nơi trú quân.[14,tr 13]
Tuyên Quang chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Lượng mưa trung bình lớn, độ ẩm cao Một năm chia làm hai mùa rõ rệt và hay thay đổi thất thường: Mùa mưa, nóng từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình
280C; mùa khô, rét từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình là
160C, có khi xuống dưới 100C Điều kiện khí hậu trên là một thuận lợi cho các loại thực vật phát triển rất phong phú Tuy nhiên hay bị lốc mạnh, lũ to, sương muối và chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc Điều kiện khí hậu, thủy sinh,
và rừng núi của tỉnh cũng là tác nhân gây các bệnh lao phổi, sốt rét, thấp khớp, bướu cổ Trong tiến trình cách mạng rừng Tuyên Quang với đủ loại
gỗ, mây, tre, nứa vừa là chỗ trú ẩn an toàn kín đáo vừa có khả năng đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời việc xây dựng nhà ở, lán, trại cho các cơ quan
và đơn vị bộ đội đóng quân
Với đặc trưng của một tỉnh miền núi cho nên địa hình Tuyên Quang rất
đa dạng và phức tạp, bị chia cắt lớn bởi hệ thống sông ngòi dày đặc, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu và phân chia thành hai vùng rõ rệt Vùng cao phía bắc rộng 291.497 ha chiếm 50,3% diện tích toàn tỉnh, độ cao trung bình là
600 m so với mặt nước biển Bao gồm toàn bộ huyện Na Hang, 11 xã của huyện Chiêm Hóa, 3 xã thuộc huyện Yên Sơn, 2 xã thuộc huyện Hàm Yên và
32 bản khác [14,tr 13] Dân cư thưa thớt chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, kinh tế chủ lực là các nguồn lợi từ rừng, cây lương thực, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm Giao thông đi lại còn khó khăn, trình độ mọi mặt còn thấp so với các vùng khác Vùng thấp ở phía nam tỉnh chiếm 49,7% diện tích toàn
Trang 18tỉnh gồm các vùng đồi núi thấp, các soi bãi rộng, màu mỡ cùng các thung lũng lớn như: thung lũng Tuyên Quang có sông Lô chảy qua, thung lũng Sơn Dương có sông Phó Đáy chảy qua, thung lũng Yên Bình có sông Chảy chảy qua Đây là vùng đất giàu tiềm năng kinh tế nhất tỉnh, giao thông khá phát triển, dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người Kinh, Tày, Cao lan với trình độ dân trí cao hơn Kinh tế mũi nhọn là cây lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi buôn bán và khai thác khoáng sản
Núi đồi Tuyên Quang chiếm 73,2% diện tích toàn tỉnh chịu sự chi phối lớn bởi các dãy núi cao như : dãy Tam Đảo ở phía nam và dãy Cao Khánh ở phía bắc, dãy Ba Xứ và nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Chặm Chu (1587 m), núi Là (942 m) Núi đồi Tuyên Quang phần lớn được bao phủ bởi một thảm thực vật nhiệt đới khá dày và phong phú về chủng loại Thiên nhiên đã ưu đãi cho Tuyên Quang một nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có Trên rừng có nhiều loại gỗ quý như : đinh, lim, quế, lát, nghiến, sa nhân, táu, pơmu và bạt ngàn tre, nứa, song, mây…cùng các loại cây dược liệu quý hiếm như: thục, sa nhân, quế, sâm, bakích, trầm hương, thiên niên kiện cùng các loài thú quý như
hổ, báo, gấu, nhím, hươu, nai, sơn dưong, lợn rừng, tê giác, tắc kè, trăn, rắn, têtê, voọc mũi hếch các đặc sản như: mật ong, nấm hương, mộc nhĩ
Lòng đất Tuyên Quang chứa nhiều khoáng sản: quặng sắt, vàng, thiếc, chì, đồng, kẽm, barit, pisit, ăngtimoan, mănggan, cao lanh, than đá , thiên nhiên có sẵn các loại cát, sỏi, đá vôi, đất chịu lửa Đó là nguồn khoáng sản quý giá giúp cho ngành khai thác mỏ và sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh phát triển, đồng thời đóng góp quan trọng cho nền công nghiệp nước ta, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng
Nằm trên vòng cung Ngân Sơn, Tuyên Quang có rất nhiều sông suối, các dòng sông đều chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam Lớn nhất là sông Lô
và sông Gâm Bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), sau khi xuyên dọc địa
Trang 19phận Hà Giang, sông Lô chảy qua Tuyên Quang, xuôi về Phú Thọ hợp với sông Hồng tại Việt Trì Đây là đường thủy duy nhất nối Tuyên Quang với Hà Giang, thủ đô Hà Nội và các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ Sông Gâm cũng bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Cao Bằng, Hà Giang rồi đổ vào Na Hang, Chiêm Hóa hợp với sông Lô ở ngã ba Hòn Lau (Yên Sơn) cách thị xã Tuyên Quang 10 km Đây là đường thủy nối tỉnh lỵ với các huyện Chiêm Hóa, Na Hang Hai con sông này rộng và sâu tàu xuồng loại nhỏ có thể đi lại
dễ dàng, thuận lợi cho việc cơ động lực lượng và vận chuyển hàng hóa Bên cạnh đó có các sông nhỏ: sông Phó Đáy (Sơn Dương), sông Năng (Na Hang), sông Chảy (Yên Sơn-Yên Bình) cùng hàng trăm ngòi lạch: ngòi Bắc Nhụng, ngòi Cổ Linh, ngòi Chinh, ngòi Quẵng tạo thành một mạng lưới dày đặc Đây cũng là nguồn thủy sinh không thể thiếu trong đời sống nhân dân các dân tộc Ngoài giá trị kinh tế, sông ngòi ở Tuyên Quang có vai trò quan trọng trên lĩnh vực quân sự, giao thông vận tải
Núi cao, vực sâu, rừng rậm nối tiếp nhau tạo thành những hành lang bao bọc lấy nội địa Nhìn tổng thể, địa thế đó tạo cho Tuyên Quang ưu thế riêng Về quân sự, Tuyên Quang hội tụ các yếu tố cần thiết của một căn cứ chiến lược Đồng thời, Tuyên Quang có khả năng xây dựng một nền kinh tế tự cấp tự túc, đảm bảo cung cấp về hậu cần cho cách mạng
Tuyên Quang có hệ thống đường bộ khá phát triển: Quốc lộ 2 (Hà
Nội-Hà Giang, dài hơn 300 km) đi qua địa bàn tỉnh 90 km là con đường huyết mạnh nối Tuyên Quang với Hà Giang và các tỉng biên giới; Đường 13A (Quốc lộ 37), từ Bờ Đậu- Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn sang Yên Bái, dài 63 km Đây là con đường duy nhất chạy từ đông sang tây,
là trục đường giao thông quan trọng có tính chất quốc tế nối liền biên giới Việt-Lào với biên giới Việt-Trung Trong chiến tranh đường 13A là con đường huyết mạch, cơ động lực lượng, vận chuyển vũ khí, lương thực, thực
Trang 20phẩm từ đông bắc sang tây bắc Quốc lộ 2C từ thị xã Vĩnh Yên - Sơn Dương - Thị xã Tuyên Quang, dài 91 km; Quốc lộ 279 qua địa bàn huyện Chiêm Hoá
và Na Hang, dài 96 km Đường 174 và đường 176 từ Km 31 (Thái Sơn-Hàm Yên) qua Chiêm Hóa lên Na Hang và từ đó có thể lên Hà Giang hoặc sang Cao Bằng Trong cách mạng, hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ không những đảm bảo giao thông, phục vụ sản xuất, mà còn có tác dụng cơ động chiến đấu, chi viện chiến trường.[14 tr13,14,15,16]
Ngoài ra, trong nội địa có một hệ thống giao thông đường mòn xuyên rừng, chằng chịt, dọc ngang nối liền các huyện, xã, thôn bản với nhau Theo những con đường mòn ấy, từ Tuyên Quang đi lên hướng bắc đến Bắc Kạn, Cao Bằng, hoặc tạt sang các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên (Hà Giang), ra biên giới Việt – Trung thuận tiện Phía đông, vượt các dãy núi Khao Niều, Bản Lá, Khau Nhì, núi Hồng, Khau Lán tới các huyện Đại Từ, Định Hóa (Thái Nguyên) và xuôi về các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội Từ Tuyên Quang xuống phía nam dọc theo chân núi Hồng, Tam Đảo về Lập Thạch (Vĩnh Phúc), sang Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Thủy (Phú Thọ), xuống Sơn Tây hoặc ngược lên Hòa Bình và về các tỉnh đồng bằng thuận lợi Theo hướng tây,
từ Tuyên Quang có thể sang Yên Bái và các tỉnh Tây Bắc dễ dàng Những con đường này vừa tạo nên sự linh hoạt, cơ động trong tác chiến, vừa là yếu tố góp phần quyết định sự giao lưa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng thời bình
Với vị trí chiến lược cơ động, từ Tuyên Quang có thể thông thương với các địa phương trong căn cứ địa Việt Bắc, với các tỉnh miền xuôi và cả nước Sơn Dương, Yên Sơn cùng với các huyện Định Hóa, Chợ Đồn tạo thành thế chân kiềng với nhiều lợi thế liên hoàn hỗ trợ nhau trong tác chiến cũng như trong phát triển kinh tế-xã hội
Trang 21Từ Sơn Dương, theo Quốc lộ 13A vượt qua đèo Khế tới Huyện Đại Từ (Thái Nguyên), hoặc ngược lên thị xã Tuyên Quang sang Yên Bái, đi Cò Nòi (Sơn La) Từ trung tâm huyện lị Sơn Dương, theo Quốc lộ 2C, vượt qua đèo Khuôn Do về Lập Thạch, gặp Quốc lộ 2 ở thị xã Vĩnh Yên Từ Sơn Dương có thể vượt đèo De sang Định Hóa (Thái Nguyên) Đèo Khế, đèo De, đèo Khuôn
Do, sông Lô, sông Phó Đáy là những bước trường thành thiên nhiên hiểm trở, che chắn cho huyện Sơn Dương và ATK Tân Trào Chính vì thế mà Tân Trào-Sơn Dương đã vinh dự được Đảng-Bác Hồ chọn làm thủ đô khu giải phóng, trung tâm đầu não cách mạng của cả nước
Chính điều kiện địa lí tự nhiên như vậy đã tạo thành thế “thiên hiểm” ngăn cản sự tiến công và đóng giữ của địch, hạn chế tới mức tối đa uy lực vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của kẻ thù Ngược lại, Tuyên Quang lại là địa bàn có điều kiện thuận lợi để xây dựng thành An toàn khu của Trung ương Huyện Sơn Dương, Yên Sơn với địa thế hiểm yếu, là nơi “dễ phòng thủ, khó tấn công” Khi bị tấn công, lực lượng cách mạng có thể chốt giữ, tổ chức những cuộc chiến đấu chặn đánh để bảo toàn lực lượng; hoặc có thể nhanh chóng di chuyển lực lượng, kho tàng, cơ quan ra các vùng xung quanh
Từ Sơn Dương, Yên Sơn có thể xuất phát tiến công địch ở những nơi khác, khi thắng có thể tiến về châu thổ sông Hồng, khi lui, lại về dựa vào địa thế rừng núi đứng chân an toàn Nhìn một cách tổng thể vị thế và điều kiện tự nhiên của Tuyên Quang mặc dù gây không ít khó khăn trong quá trình đi lên của tỉnh, nhưng lại tạo ra những ưu thế riêng mà chỉ Tuyên Quang mới có nhất là về mặt quân sự Tuyên Quang nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết của một căn cứ chiến lược, cơ động, vững chắc cả trong chiến tranh giải phóng lẫn chiến tranh bảo vệ tổ quốc
Trong lịch sử dân tộc, Tuyên Quang luôn là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, là thủ phủ của một vùng “An biên” che chắn cho kinh đô
Trang 22Thăng Long về phía Bắc Tấm bia đá trên núi Thổ Sơn còn ghi:
“An biên viễn hải ưu kim bạc
“Tuyên thành vạn cổ án Thăng Long”
Dịch nghĩa:
Vùng an biên xa biển có nhiều vàng bạc Thành Tuyên Quang đời đời che chắn Thăng Long [26 tr 16]
1.2 Tuyên Quang qua các thời kỳ lịch sử
Tuyên Quang xưa (bao gồm cả Hà Giang) thuộc bộ Vũ Định của nhà nước Văn Lang Trải qua các triều đại Đinh, Lê, Lí, Trần, Lê Sơ, Tuyên Quang thuộc châu Tuyên Quang, thừa Tuyên Quang, phủ Tuyên Hóa, trấn Minh Quang Theo Đại Nam Nhất Thống Chí tỉnh Tuyên Quang xưa “ Đông tây cách nhau 251 dặm, nam bắc cách nhau 384 dặm, phía đông đến địa giới châu Bạch Thông tỉnh Thái Nguyên 103 dặm, phía tây đến địa giới huyện Trấn Yên và châu Thủy Vĩ tỉnh Hưng Hóa 148 dặm, phía nam đến địa giới các huyện Hùng Quan và Sơn Dương tỉnh Sơn Tây 37 dặm, phía bắc đến địa giới phủ Khai Hóa tỉnh Vân Nam nước Thanh 347 dặm, phía đông nam đến địa giới tỉnh Thái Nguyên 74 dặm, phía tây nam đến địa giới tỉnh Hưng Hóa
74 dặm, phía đông bắc đến địa giới nước Thanh 222 dặm, phía tây bắc đến địa giới tỉnh Hưng Hóa và địa giới nước Thanh 229 dặm ; từ tỉnh lị đi về phía nam đến Kinh thành 1.399 dăm” [ 43, tr 333 ]
Ngày 31-5-1884 thực dân Pháp chiếm đóng Tuyên Quang Đầu thế kỉ
XX, chúng chia Tuyên Quang thành hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang Tuyên Quang gồm 6 châu: Sơn Dương, Yên Sơn, Yên Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, với 194 xã Sau cách mạng tháng Tám 1945 Tuyên Quang là tỉnh thuộc Liên khu Việt Bắc cả về hành chính và quân sự Các châu, phủ, huyện được đổi thành 6 huyện: Sơn Dương, Yên Sơn, Yên Bình,
Trang 23Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang và thị xã Tuyên Quang [13, tr 15,16]
Là mảnh đất có lịch sử lâu đời Tuyên Quang từ xa xưa đã có sự tồn tại của con người Tại Bình Ca, An Tường, An Khang huyện Yên Sơn các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những di vật của người nguyên thủy như: rìu đá, mũi giáo, hóa thạch xương trâu thuộc thời kỳ đá mới Tại Yên Bình cũng tìm thấy những công cụ sản xuất bằng đá đủ thời kỳ, có cả khuân đúc tiền, trống đồng và nhiều công cụ bằng đồng khác Qua các hiện vật đó có thể kết luận rằng cách đây hàng vạn năm, các bộ tộc người cổ đã từng cư trú dọc triền sông Lô, sông Chảy Trải qua hàng ngàn năm sinh sống, chinh phục cải tạo tự nhiên đã hun đúc lên những đức tính tốt đẹp của người dân Tuyên Quang như: cần cù chịu thương chịu khó, mưu trí sáng tạo, dũng cảm kiên cường trong lao động, sản xuất cũng như trong chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước
1.3 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội và chính sách cai trị của thực dân Pháp
1.3.1 Đặc điểm kinh tế
Là một tỉnh miền núi đất rộng người thưa, rừng núi chiếm đại bộ phận (4/5 diện tích cả tỉnh), đất đai canh tác ít chiếm 20% tổng diện tích toàn tỉnh, trong đó phân bố không đồng đều, lại bị chia cắt mạnh bởi các con sông, dãy núi, chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm cùng không khí lạnh Đông bắc tràn về do vậy Tuyên Quang có một hệ thảm động thực vật rất phong phú với muôn ngàn chủng loại muông thú cây cỏ Cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt cung cấp nguồn nước dồi dào đó là những điều kiện lý tưởng cho sự phát triển một nền kinh tế đa ngành nghề theo cơ cấu nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến-dịch vụ, du lịch Nhất là trong nông nghiệp có sự xen canh các loại cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, vừng, đậu, đỗ với hai loại hình trồng lúa là lúa nước và lúa nương phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu từng vùng Đặc biệt là phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê, ngựa xen lẫn chăn nuôi các loại gia
Trang 24cầm), trồng các cây công nghiệp và dược liệu như: ( mía, chè, cà phê, lạc, đỗ, dâu tằm, quế, xả, sa nhân ), cùng các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: (cam, quýt, vải, nhãn, na, hồng, bưởi, dứa ) cũng như xây dựng một nền kinh
tế hàng hóa năng động theo cơ chế thị trường Bằng bàn tay khối óc, bằng tài năng, trí tuệ và sức lực của mình bền bỉ suốt hành ngàn năm lịch sử nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã không ngừng chinh phục, biến đổi, cải tạo tự nhiên Trải qua bao năm tháng gian khổ đồng bào các dân tộc nơi đây đã phủ lên bạt ngàn rừng núi hoang vu lớp lớp vòng ruộng bậc thang xanh rờn lúa, ngô, khoai, sắn, biến những đầm bãi, gò rừng thành những cánh đồng, ao hồ, ruộng vườn tốt tươi phục vụ cuộc sống con người Qua bao thế hệ cần cù lao động, đúc rút kinh nghiệm, từ xa xưa nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã tạo ra nhiều của ngon vật lạ được người người ưu chuộng, yêu thích Vải hoa xanh với mật ong vàng đã trở lên nổi tiếng cả nước, trong Dư địa chí Nguyễn Trãi đã ca ngợi: “Phúc Yên (tức Hàm Yên và Yên Sơn nay) có vải hoa xanh
và mật ong vàng Người thổ dân dệt vải vàng ánh, nhuộm hoa xanh trông rất đẹp Ong vàng rất sạch, nhả mật rất ngọt Sáp hoa là thứ sáp nấu với hoa núi rất thơm ”( 93 tr 209-300) Với đôi tay khéo léo, giàu trí sáng tạo và trình độ cảm nhận thẩm mỹ tinh tế, người dân bản địa không chỉ tự làm được các vật dụng thiết yếu cho cuộc sống mà còn tạo nên những tuyệt tác nghệ thuật, những hoa văn độc đáo, tinh sảo trên mây, song, gỗ, nứa, trên vải vóc, y phục,
đồ trang sức
Hoạt động thương mại trao đổi buôn bán tại Tuyên Quang khá tấp nập, bên cạnh thương nhân bản xứ, tư sản Pháp còn có thương nhân người Hoa thường xuyên đem hàng hóa sang trao đổi buôn bán, (ở khu phố Xuân Hòa có
cả một khu người Hoa ở buôn bán) tuy nhiên do chính sách bóc lột và chính quyền thực dân luôn tìm mọi cách kìm hãm, chèn ép, nhũng nhiễu, vơ vét vì thế hoạt động thương mại ngày càng thu hẹp
Trang 25Là chủ nhân của vùng đất giàu tài nguyên khoáng sản cùng tiềm năng
to lớn về nông, lâm nghiệp nhân dân Tuyên Quang đã sớm khai thác các thế mạnh về rừng, khai thác chế biến khoáng sản, cây lương thực, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc gia cầm phát triển kinh tế tạo dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc Nhận biết được tiềm năng to lớn đó ngay từ ngày đầu cai trị Tuyên Quang thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác, vơ vét khoáng sản, lâm thổ sản nơi đây, các mỏ than Tuyên Quang, kẽm Tràng Đà, kẽm Đầm Hồng, thiếc Sơn Dương, vàng, ăng timon Chiêm Hóa đã bị Pháp khai thác cạn kiệt Rừng là một thế mạnh và do lâm sản có vị trí kinh tế quan trọng nên việc khai thác, chuyên chở, chế biến lâm sản là một nghề nổi bật thu lợi nhuận lớn, tư sản Pháp gần như độc chiếm Tại thị trường lâm sản Việt Trì năm 1944, riêng Tuyên Quang đã chiếm tới 60 % tổng số lâm sản từ các nơi đến Đồng thời thực dân Pháp đua nhau đi cướp đất lập đồn điền, các địa chủ cường hào địa phương cũng đua nhau lấn đất cướp dân lập đồn điền trang trại, hàng trăm hàng chục trang trại, đồn điền lớn nhỏ mọc lên như nấm khắp miền trên toàn dải đất Tuyên Quang Có những đồn điền rộng hàng ngàn ha như: Roayđơba, Raphanh, Anbe, Đơmôngpada, Rêmơy, Rivie, Đắclachiê Cùng với việc duy trì các thủ đoạn bóc lột của chế độ phong kiến, thổ ty, thực dân Pháp còn thực hiện triệt để phương thức bóc lột vô cùng tàn bạo, dã man, tinh
vi, nặng nề của chủ nghĩa tư bản Hai kiểu bóc lột đó cùng đan xen tồn tại và được sủ dụng tàn bạo như hai chiếc thòng lọng thít chặt lấy đời sống vốn đã
cơ hàn của nhân dân Thực dân Pháp còn bắt đồng bào đào vàng đãi ngọc, vào rừng sâu săn sừng tê, ngà voi
Bên cạnh nền kinh tế chính là nông, lâm nghiệp các nghề thủ công buôn bán cũng phát triển mạnh mẽ Đặc biệt là nghề khai thác, chế biến lâm thổ sản, sơn tràng, săn bắn, chài lưới đã có nhiều phường săn, phường chài, thợ sơn tràng nổi tiếng
Trang 26Điều đó cho chúng ta thấy đời sống kinh tế rất phong phú, đa dạng gắn chặt với thiên nhiên của người dân Tuyên Quang trước cách mạng nhưng lại
bị lệ thuộc chặt chẽ vào chính quyền đô hộ Hiện nay trong quá trình phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi các thế mạnh đó đang được phát huy cao độ trong cơ cấu kinh tế công, nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ tạo bước chuyển tích cực cho sự phát triển kinh tế địa phương
1.3.2 Đặc điểm văn hóa
Tuyên Quang là một tỉnh đa dân tộc, với truyền thống văn hóa lâu đời, mỗi dân tộc có những bản sắc văn hóa riêng, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng riêng vừa tồn tại độc lập vừa đan xen, hòa nhập vào nhau tạo nên một nền văn hóa Tuyên Quang đa dạng trong thống nhất Tính đa dạng trong thống nhất của nền văn hóa nơi đây được bắt nguồn và thể hiện ngay trong đời sống sinh hoạt, sản xuất, tinh thần phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của
cư dân nơi đây Từ trong lao động sản xuất, chiến đấu với tình yêu quê hương tha thiết, với đôi tay khéo léo và tâm hồn nhạy cảm đồng bào các dân tộc Tuyên Quang đã sáng tạo, kế thừa, gìn giữ, phát huy làm giàu thêm kho tàng văn hóa của mình qua nhiều thế hệ Những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện cổ tích, thần thoại, những truyền thuyết giải thích nguồn gốc dân tộc những điệu múa, những trò chơi dân gian, những làn điệu dân ca Then, Gọi, Sình Ca, Sli, Páo Dủng, hát ả đào các lễ hội vào mùa, Lùng Tùng, Cơm mới, ném Còn Và những đường nét hoa văn tinh xảo, duyên dáng trên các bộ váy áo-y phục, thổ cẩm, vải vóc, khăn mũ, đồ trang sức, hàng mây tre đan đã thể hiện sinh động, đặc sắc đời sống văn hóa tinh thần phong phú đa dạng của các dân tộc trên từng vùng miền, thôn bản Tuyên Quang Bên cạnh đó đồng bào dưới xuôi lên mang theo nền văn hóa đồng bằng châu thổ đã gặp gỡ, đan xen, hòa chộn làm giàu thêm nền văn hóa bản địa tạo lên một nền văn hóa Tuyên Quang phong phú, đa dạng
Trang 27Trước năm 1939 ở hầu hết các bản làng của người Kinh, người Tày đều
có các đình làng, đền thờ thờ cúng sơn thần thổ địa, và là nơi hội họp giải quyết các công việc của làng của nước Mặc dù thực dân Pháp ngay từ những ngày đầu đặt ách cai trị ở Tuyên Quang chúng đã ra sức thi hành chính sách
“ngu dân” và tuyên truyền, phổ biến ca ngợi nền văn hóa thực dân phương Tây Bằng luận điệu “khai hóa văn minh” nhưng thực chất là để che đậy hành động xâm lược, thực dân Pháp vừa ra sức truyền bá nền văn hóa nô dịch, cố tình bưng bít, ngăn chặn mọi ảnh hưởng của các tư tưởng, sách báo tiến bộ nhằm đẩy dân ta vào bóng đêm lạc hậu, làm ngu dân ta để dễ bề cai trị “Cả tỉnh chỉ có một trường học của người Pháp, một trường cho người bản xứ ở tỉnh lỵ và 6 trường cấp 1 ở các thị trấn, nhưng số học sinh chủ yếu là con nhà giàu, con của các chức dịch Vì vậy, 99% số dân trong tỉnh không biết chữ”
Dưới chiêu bài “khai hóa văn minh” đề cao văn hóa Pháp, sức mạnh Pháp, gây tâm lý tự ty vong bản, sợ Pháp, phục Pháp, thực chất là du nhập, áp đặt một nền văn hóa ngoại lai, nô dịch, mị dân để làm mê muội nhân dân ta, làm cho hơn 99% dân số Tuyên Quang mù chữ và quên đi nỗi nhục mất nước,
xa rời nhiệm vụ cứu nước, giải phóng dân tộc, nhằm phục vụ đắc lực cho chính sách thống trị của chúng [13, tr 29] Nhưng nhân dân Tuyên Quang với tình yêu quê hương tha thiết, niềm tự hào dân tộc, ý chí kiên cường đã dũng cảm đấu tranh chống đồng hóa dân tộc, hòa tan văn hóa bảo tồn những nét đẹp văn hóa, bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa phương Tây Đây là một thắng lợi lớn, một chiến công huy hoàng của đồng bào các dân tộc Tuyên Quang trong việc bảo tồn phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống, xây dựng một nền văn hóa phong phú đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc
1.3 Đặc điểm xã hội và chính sách cai trị của thực dân Pháp
Là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống, kinh tế còn nghèo nàn, trình độ dân trí còn thấp kém Đại đa số đồng bào các dân tộc
Trang 28thiểu số sống rải rác trên các triền đồi, sườn núi hay quần cư thành bản làng dưới các thung lung ven các con sông suối Tập quán canh tác còn rất mộc mạc thô sơ, lạc hậu chủ yếu dựa vào tự nhiên Qua các triều đại phong kiến Tuyên Quang như một “đồn trấn” bảo vệ cho “kinh trấn” Tính tự trị, tự cấp,
tự túc cùng các hủ tục phong kiến còn tồn tại đan xen đè nặng lên vai đồng bào các dân tộc Đó là điều kiện lý tưởng cho tầng lớp quan lại, lang đạo địa phương hoành hành, tác oai tác quái, áp bức, bóc lột nhân dân thậm tệ
Sau khi hoàn thành chinh phục Tuyên Quang thực dân Pháp bắt tay ngay vào việc cai trị, vơ vét bóc lột nhân dân Một bộ máy thống trị mới được thiết lập với sự cấu kết chặt chẽ giữa thực dân Pháp với bọn phong kiến địa chủ, thổ ty để thiết lập bộ máy cai trị từ tỉnh tới huyện, xã theo chế độ quân sự quản chế Về cơ bản bộ máy cai trị ở đây chia làm hai hệ thống, một hệ thống quan lại người Pháp gồm có chánh sứ đứng đầu tỉnh cho đến các quan chức đứng đầu các cơ quan công sở ở tỉnh, ở phủ, huyện và một hệ thống cai trị người Việt Thực chất thực dân Pháp vẫn giữ nguyên bộ máy cai trị cũ gần như không thay đổi xáo trộn gì, trên danh nghĩa họ vẫn thuộc Nam triều nhưng thực tế đều là tay sai, bù nhìn cho Pháp Bao gồm: Tuần phủ đứng đầu tỉnh, tri phủ đứng đầu các phủ, huyện, ở các thôn xã có lý trưởng, xã trưởng giúp việc Ngay từ ngày đầu Pháp thuộc, nhân dân tỉnh Tuyên Quang chịu nhiều đắng cay, khổ cực dưới ách cai trị của bọn đế quốc, phong kiến Để bảo
vệ các cơ quan thống trị, bóc lột nhân dân, kìm kẹp, đàn áp phong trào nổi dậy của quần chúng Cùng với việc thiết lập bộ máy cai trị, thực dân Pháp còn xây dựng một hệ thống đồn bốt dầy đặc khắp nơi trong tỉnh, nhất là những nơi đông dân cư, trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông quan trọng Ở thị xã Tuyên Quang có một tiểu đoàn lính Lê dương, một trại lính khố xanh, 1 trại lính khố đỏ, 1 sở Cẩm, 1 bóp Sen đầm, 1 trại giam Pháp còn dựng lên đồn Bắc Mục, đồn Đăng Châu và hàng loạt các đồn bốt nhỏ rải rác ở các châu
Trang 29huyện với hàng trăm lính dõng Bên cạnh những tên cẩm mặc áo nghề nghiệp, chúng còn có một mạng lưới mật thám người Việt và người Pháp để săn lùng các “hoạt động chống đối” [14,tr 29 ]
Ngoài ra còn có lính Pháp đóng tại các vị trí xung quang thị xã như: núi
Cố, núi Thổ Sơn được trang bị đại bác khống chế một vùng rộng lớn gồm toàn bộ thị xã, Tràng Đà, bến Bình Ca, quốc lộ số 2, đường 13A Ở những nơi xung yếu như: Đăng Châu, Thiện Kế (Sơn Dương), Thành Cóc (Yên Sơn), Đài Thị (Chiêm Hóa), Bắc Mục, Chợ Ngọc (Hàm Yên) Pháp đều bố trí một trung đội lính khố xanh đóng giữ Để hỗ trợ và bảo vệ cho bọn thổ ty phong kiến cai trị đàn áp, bóc lột nhân dân, thực dân Pháp còn tăng cường bắt lính dõng, lính cơ, lính lệ lập nên một hệ thống lính lệ đông gần 2000 tên do các châu, phủ, xã đoàn cầm đầu Để dễ bề cai trị thực dân Pháp cũng triệt để thi hành chính sách “chia để trị” Đặc biệt chú trọng lôi kéo bọn thổ ty, thống lý, khán động, quan lang thuộc tầng lớp trên ban cho chúng nhiều đặc quyền, đặc lợi đồng thời tìm mọi cách khống chế, buộc tất cả phải phục tùng mệnh lệnh
Pháp lập ra đầy đủ các cơ quan của bộ máy cai trị hà khắc: Kho bạc, Nhà Đoan, Nhà Thương, Bưu điện, Lục Lộ, Lâm trường, Kiểm lâm, Trường canh nông nhằm khống chế, vơ vét của cải, bần cùng hóa nhân dân
Đó là bộ máy thống trị của một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến với hai tầng áp bức bóc lột thực dân, phong kiến đang đè nặng trên đầu người dân mất nước Chúng tự ý đặt ra nhiều thứ thuế, phu phen, lao dịch nặng nề, bắt người dân trong tỉnh phải cung phụng, phục dịch Đời sống nhân dân càng trở nên quẫn bách hơn khi bọn thực dân phong kiến đè nặng lên đầu họ bao nhiêu
là thứ thuế bất công, bao chế độ phu phen, tạp dịch nặng nề và nạn cho vay nặng lãi Ngoài thuế đinh, thuế điền, thuế trâu bò, thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện chúng còn đặt thêm nhiều thứ thuế vô lý khác như: Thuế đường, thuế chợ, thuế đò, thuế ngựa thồ, thuế tay dao, thuế nuôi quân, thuế gia ốc
Trang 30(thuế khói lửa =0,5đ/ người) Người dân còn phải nộp lương thực, thực phẩm
để bọn quan laị chè chén khi chúng đi qua Tăng cường bóc lột thuộc địa nhất
là những năm khủng hoảng kinh tế, chiến tranh chúng thường tùy tiện tăng thêm mức thuế, rồi nạn nhũng nhiễu ăn chặn, bớt xén của bọn sai dịch, thổ ty địa phưong.“ Từ năm 1919 đến năm 1929 mức thuế đã tăng hơn 2 lần, đến năm 1930 thuế lại tăng 15%, mức cho vay lên đến hàng chục phần trăm (ở thị
xã Tuyên Quang mức lãi là 30%) ”[14,tr 32] Hiểm độc hơn chúng còn nắm độc quyền ba mặt hàng: muối, rượu và thuốc phiện để khống chế nhân dân Ngoài thuế khóa Pháp còn ra sức khai thác tài nguyên khoáng sản, “năm 1905 chúng bắt đầu khai thác mỏ kẽm Tràng Đà, mỏ kẽm Đầm Hồng, năm 1915 khai thác mở than Tuyên Quang, mỗi năm thu 12.000 tấn kẽm, 25.000 tấn than Riêng năm 1929 khai thác được 26.271 tấn than với số lãi là 610.803,24 phơrăng, chưa kể lãi suất trong việc khai thác hàng ngàn tấn kẽm một năm” [14,tr 30 ] Lâm nghiệp là một thế mạnh của Tuyên Quang, với hệ thống kiểm lâm chặt chẽ thực dân Pháp đã rút ruột không thương tiếc tài nguyên từ rừng
“Mỗi năm chúng lấy đi hàng nghìn mét khối gỗ và hàng nghìn tấn lâm thổ sản
có giá trị Ngoài diện tích 76.000 ha rừng do chúng quản lý, rừng tự do ở Tuyên Quang còn cung cấp cho chúng từ 80.000 đến 100.000 khúc gỗ các loại một năm” [13, tr 26] Là tỉnh miền núi đất đai trồng trọt, chăn nuôi đặc biệt quý hiếm nhưng ngay từ ngày đầu cai trị thực dân, phong kiến tay sai đã đua nhau chiếm đoạt ruộng đất lập đồn điền, trang trại Hàng chục, hàng trăm đồn điền, trang trại mọc nên khắp nơi, hàng chục, hàng trăm ngàn ha đất tốt nằm trong tay các địa chủ người Tây, địa chủ người Việt “Riêng các đồn điền của người Âu như: Roayđơba, Raphanh, Đơmôngpada, Anbe, Rêmơry, Đắclachiê đã chiếm một diện tích 17.000 ha ” [13,tr 27 ] Thực dân Pháp duy trì cả hai hình thức bóc lột phong kiến và tư bản chủ nghĩa với nhiều thủ đoạn tinh vi, tàn bạo thít chặt người dân Tuyên Quang, bóc lột đến tận xương tủy
Trang 31công nhân tá điền “Ở đồn điền Anbe, tên chủ phát cho người làm thuê 100
kg thóc giống, cuối vụ chúng bắt nộp 50 phương (tương đương 1 tấn) Địa chủ Lý Ân ở thượng huyện Yên Bình cho thuê trâu đến 300kg thóc/ con/năm
Ở đồn điền Raphanh, khi tá điền đói lả, đã ngừng tay làm việc, liền bị bọn chủ buộc dây vào cổ cho ngựa kéo đến chết” Ngoài công việc cực nhọc, phải làm việc từ 10 đến 12 giờ một ngày, họ bị đối xử khinh miệt, đánh đập, cúp phạt
vô cớ, đăc biệt là các nạn cháy ga sập lò làm bị thương và chết người luôn xảy
ra tại các khu mỏ “Lò Cai Bộc chết 6 người do nổ ga, lò Cai Lượng có 2 người chết, 25 người bị thương Thày trò cai Long xuống lò Pisít bị hơi độc nặng đã chết” [14, tr 31]
Vừa vơ vét, bóc lột thực dân Pháp vừa triệt để thi hành chính sách
“ngu dân”, hạn chế tối đa sự phát triển giáo dục, đồng thời tìm mọi cách chia
rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc, nhất là đối với một tỉnh nhiều dân tộc thiểu
số như Tuyên Quang Thực dân Pháp và tay sai ra sức thực hiện chính sách tuyên truyền, kích động gây hằn thù dân tộc, thủ đoạn “giết người Kinh lấy muối, giết người Thổ lấy ruộng”, dùng người địa phương này đàn áp bóc lột người địa phương khác đã khoét sâu sự nghi kị, hằn thù, chém giết lẫn nhau giữa các dân tộc Chính sách “ngu dân” và “ chia để trị” thâm độc của kẻ thù
đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khối đoàn kết các dân tộc tỉnh Tuyên Quang cũng như cả nước gây ra nhiều thảm kịch đau lòng Nhiều dân tộc đứng trước nguy cơ diệt vong Chính sách đó đã làm tổn thương nghiêm đến truyền thống đoàn kết vốn có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc Tuyên Quang
Đồng thời Pháp “cho mở công khai 10 nhà chứa, nhiều đại lý bán rượu cồn, tiệm thuốc phiện, sòng bạc thu hút nhân dân vào vòng ăn chơi trụy lạc, lãng quên nhiệm vụ đối với tổ quốc” [14,tr 33 ]
Về y tế, “cả tỉnh Tuyên Quang chỉ có một bệnh viện ở tỉnh lỵ được gọi
là “Nhà thương làm phúc”, với 30 giường bệnh Những người dân lao động,
Trang 32người nghèo khổ luôn bị khinh miệt, ốm đau không được chăm sóc, cứu chữa Tình trạng chết vì bệnh sốt rét khá phổ biến “năm 1927 có 240 người mắc bệnh thì 84 người chết chiếm 34%, năm 1928 có 225 người mắc bệnh thì 107 người chết, chiếm 47%, năm 1930 có 234 người mắc bệnh thì 97 người chết chiếm 41%, Tình trạng “hữu sinh, vô dưỡng” trở thành nỗi tuyệt vọng, ám ảnh từng gia đình Theo số liệu thống kê, từ năm 1928 đến 1931, toàn tỉnh có
5286 người chết, trong khi số người sinh ra là 5025 người” [14 tr.34]
Sống dưới ách thống trị của thực dân phong kiến đới sống của đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang vô cùng khổ cực, điêu đứng Dựa vào bộ máy cai trị hà khắc chúng đã chà đạp hết sức dã man lên đời sống nhân dân và gây lên bao tội ác đẫm máu Bị bóc lột đến cùng cực nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên luôn nuôi chí căm thù, sẵn sàng vùng lên đấu tranh giành quyền sống, giành độc lập tự do
Chịu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước và nhân dân các tỉnh bạn, từ những năm 30 của thế kỷ XX, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã vùng dậy đấu tranh chống lại bọn thống trị Điển hình là cuộc đấu tranh chống thuế tại đồn điền Roayđơba của nông dân thôn Khe Thuyền (xã Văn Phú, huyện Sơn Dương) năm 1935 Tuy còn lẻ tẻ, và mang nặng tính tự phát song các cuộc đấu tranh thời kỳ này đã báo hiệu một phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Tuyên Quang khi ánh sáng cách mạng rọi tới Xã hội Tuyên Quang cũng như xã hội Việt Nam lúc này đang còng mình dưới cảnh nước mất nhà tan, người dân Tuyên Quang cũng như người dân cả nước cũng đang phải oằn mình dưới hai tầng xiềng xích nô dịch thực dân, phong kiến
Chính sách cai trị, khai thác bóc lột thuộc địa dã man của thực dân Pháp làm cho xã hội Tuyên Quang biến động sâu sắc, xuất hiện những giai cấp mới, mâu thuẫn xã hội gay gắt Giai cấp tư sản gồm các nhà buôn, chủ
Trang 33hãng ôtô, chủ thuầu khoán, tư sản kiêm địa chủ đa số tư sản buôn bán là Hoa kiều Buôn bán theo lối tư bản chủ nghĩa nhưng hàng ít vốn nhỏ lại bị tư sản Pháp chèn ép Người Pháp nắm độc quyền về muối, rượu, thuốc phiện và ngoại thương Tư sản dân tộc nhỏ bé về thế lực bị Pháp kìm hãm, ít nhiều có tinh thần dân tộc
Tiểu tư sản ở Tuyên Quang gồm nhiều tầng lớp: tiểu thương, tiểu chủ, viên chức trí thức, quan sai thừa phán, thầy thông, thầy ký có quan hệ kinh tế với Pháp nhưng bị đối xử phân biệt có điều kiện tiếp xúc với cái mới, với nhân dân lên cũng có cảm tình với cách mạng Địa chủ người Việt phần lớn xuất thân từ nông dân miền xuôi lên có kinh nghiệm sản xuất dần khấm khá lên thành địa chủ Một số ít xuất thân từ thương nhân hoặc quan chức, tay sai của Pháp thế lực không lớn, vừa bị Pháp chèn ép vừa gắn quyền lợi với Pháp Địa chủ người Pháp bao chiếm đất đai nhưng thường không quản lý mà giao cho người Việt trông nom Giai cấp nông dân, dân trí thấp, sống ở nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế thấp kém mang nặng tính tự nhiên tự cấp tự túc, bị kìm hãm trong vòng tối tăm nô dịch, bị áp bức bóc lột nặng nề, đời sống khổ cực vô cùng, nhiều nơi còn bị bóc lột theo kiểu nô lệ, do vậy rất căm thù chính quyền đô hộ tay sai
Giai cấp công nhân ở Tuyên Quang được hình thành cùng với sự ra đời của các hầm mỏ, cơ sở kinh doanh của thực dân Pháp và giai cấp tư sản địa phương Thành phần xuất thân của Công nhân Tuyên Quang phần lớn là nông dân các tỉnh miền xuôi, do bị cướp ruộng, bần cùng hóa, nên phải rời bỏ quê hương lên Tuyên Quang vào làm thuê trong các hầm mỏ (mỏ kẽm Tràng Đà, Đầm Hồng, mỏ than Tuyên Quang và các công ti, hãng buôn ) Số còn lại do công nhân mỏ than Vàng Danh (Quảng Ninh) chuyển đến và một số là người dân địa phương
Công nhân Tuyên Quang có mối liên hệ sâu sắc, trực tiếp với làng quê, gắn bó chặt chẽ với nông dân Họ sống tập trung ở các cơ sở kinh doanh, hầm
Trang 34mỏ, các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Trong lao động, công nhân Tuyên Quang đã bước đầu được tiếp xúc với một số máy móc Vì thế, công nhân Tuyên Quang đã nhanh chóng hình thành tính chất vô sản trong mỗi người Ở nông thôn, họ bị địa chủ bóc lột, tại các khu mỏ, nhà máy, họ phải bán sức lao động với giá rẻ mạt Giai cấp vô sản Tuyên Quang sớm nhận
rõ bộ mặt áp bức bóc lột của giai cấp thống trị và đã vùng lên đấu tranh mạnh
mẽ Giai cấp công nhân Tuyên Quang thực sự là lực lượng tiên phong, nòng cốt trong phong trào cách mạng ở địa phương
Như vậy dưới ách thống trị của thực dân Pháp xã hội Tuyên Quang cũng mang những đặc điểm chung của xã hội Việt Nam, một xã hội thuộc địa nửa phong kiến với đầy đủ những mâu thuẫn nội tại vốn có của nó tuy hình thức và mức độ có khác nhau
Với điều kiện địa lí, tự nhiên, xã hội như vậy, Tuyên Quang thực sự là một vùng đất “địa lợi”, “nhân hòa”, là căn cứ địa vững chắc trong cách mạng giải phóng và bảo vệ Tổ quốc
1.4 Dân cư - Truyền thống đấu tranh của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang trước năm 1939
1.4.1 Dân cư
Là tỉnh đất rộng người thưa với nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống trên mảnh đất có truyền thống lịch sử lâu đời, Tuyên Quang từ xa xưa đã có
sự tồn tại của con người Tại nơi đây các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những
di vật của con người nguyên thuỷ như: Rìu đá, mũi giáo, xương trâu bò hoá thạch… thuộc thời kì đá mới Bên cạnh đó còn tìm thấy các công cụ bằng đồng Qua các di vật tìm thấy có thể khẳng định rằng cách đây hàng vạn năm, các bộ tộc người cổ đại đã từng sinh sống tại nơi đây Tuy nhiên ban đầu số lượng còn ít chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, trước cách mạng tháng
Trang 35bạo dã man của thực dân, phong kiến Dân số Tuyên Quang có khoảng 120.000 người, thuộc 22 thành phần dân tộc anh em Trong đó, đông nhất là dân tộc Kinh (chiếm trên 50%) sống tập trung ở các thị xã, thị trấn; các dân tộc Tày, Nùng sống ở vùng núi thấp và các thung lũng Còn các dân tộc ít người khác như Cao Lan, Sán Dìu, Cờ Lao, Pà Thẻn, Dao, Hoa, Mường, La Chí, Pu Péo, Bố Y sống ở triền núi cao hoặc xen kẽ với các dân tộc khác tạo thành từng bản, làng, nơi có nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt Trải qua quá trình lịch sử đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên, chống áp bức cường quyền, ngoại bang xâm lược nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã xây dựng nên bản sắc, truyền thống tốt đẹp của mình Đó là tinh thần đoàn kết, sống chan hòa, vượt qua mọi khó khăn gian khổ tự lập, tự cường, cần cù và dũng cảm, giàu lòng yêu nước quyết tâm đấu tranh giành độc lập tự do, hết lòng yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng chung xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh
Dù mỗi dân tộc có một nền văn hóa độc đáo riêng, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo riêng, tiếng nói riêng nhưng nét nổi bật chung là truyền thống yêu nước nồng nàn, đoàn kết trong lao động sản xuất cũng như trong đấu tranh kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước
Đặc thù của địa hình và sự phân bố dân cư đã gây khó khăn cho thực dân Pháp khó kiểm soát hoặc mở các cuộc càn quét lớn, đồng thời thuận lợi cho việc xây dựng lực lượng và cơ sở cách mạng, bảo toàn thực lực, phát triển thế tấn công cũng như phòng ngự Nhất là trong buổi đầu cách mạng còn đầy
khó khăn, gian khổ, nguy nan
1.4.2 Truyền thống đấu tranh của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang
Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng là “trấn biên ” che chở cho “kinh trấn”, từ xa xưa nhân dân Tuyên Quang đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước, đấu
Trang 36tranh bất khuất chống các chế độ phong kiến thối nát, đồng thời luôn cùng các triều đại phong kiến tiến bộ đứng lên chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ
tổ quốc Trải qua các thời kì lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân Tuyên Quang luôn sát cánh với nhân dân cả nước đứng lên chiến đấu chống bọn xâm lược phương Bắc, bảo vệ Tổ quốc
Vào thế kỉ XI, trước nguy cơ xâm lược của giặc Tống dưới sự lãnh đạo của Lí Thường Kiệt, nghĩa quân châu Vị Long (Chiêm Hóa) do tù trưởng họ
Hà chỉ huy đã tham gia chiến lược “tiên phát chế nhân” vây đánh và phá tan thành Ung Châu, tiêu diệt quân Tống, giữ yên bờ cõi đất Việt Chiến công đó còn được ghi lại trên tấm bia đá “Bảo Ninh Sùng Phúc tự bi” (nghĩa là bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc) thuộc xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa Ngoài phần đạo lí của nhà Phật, nội dung chính của bia nói về gia thế, công lao của dòng họ Hà có 15 đời làm Châu mục coi giữ châu Vị Long
Văn bia ghi rõ công trạng của vị thủ lĩnh họ Hà: “Thân phụ Thái Phó (chỉ cha của Hà Hưng Tông) chỉnh đốn vương sư đánh sang ải Bắc, vây thành Ung cho bõ giận Bắt tướng võ, dâng tù binh, do đó được nhà vua ban chức
“Hữu đại liên ban đoàn huyện xứ” Đoạn kết văn bia ghi:
“ Người giỏi ra đời
Đạo thì thống nhất
Công đức tạo bia
Như non khôn mất ” [14, tr.22] (Theo bản dịch của Đỗ Văn Hỷ)
Đến thế kỉ XIII, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ hai năm 1285 nhân dân Tuyên Quang đã cùng nghĩa quân Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đánh giặc từ Vân Nam xuống, gây cho chúng bao nỗi kinh hoàng
Đời Lê - Mạc, hai anh em Vũ Công Uyên, Vũ Công Mật đã tập hợp nông dân đứng lên chống phong kiến ở xã Khổng Tuyền (hiện nay thuộc Sơn
Trang 37Dương), Khuôn Bầu xã Đại Đồng (Yên Bình), thế lực khá mạnh, có lúc kiểm soát được cả đất Tuyên Quang, các huyện Lâm Thao, Đoan Hùng, Đà Dương (tức Sơn Dương )
Năm 1789, các thủ lĩnh họ Ma (dân tộc Tày), tập hợp nghĩa quân châu
Vị Long (Chiêm Hóa) phối hợp với nghĩa quân Tây Sơn chặn đánh một cánh quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu, trên đường chúng tháo chạy qua Chiêm Hóa, Nà Hang, Bảo Lạc, tiêu diệt gần 3000 tên Số sống sót tháo chạy thục mạng, luồn rừng, vượt biên giới trốn chạy về nước
Năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta Sau khi đánh chiếm một số tỉnh đồng bằng và các thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng, năm 1884, thực dân Pháp mở cuộc hành quân chiếm vùng thượng du Bắc Kì Ngày 31-5-1884, thực dân Pháp chính thức đánh chiếm Tuyên Quang Tuy nhiên, vừa mới đặt chân đến nơi đây, chúng đã đã vấp phải sức kháng cự quyết liệt của nhân dân Tuyên Quang Quân dân trong tỉnh đã triệt để thực hiện vườn không nhà trống, chặn đánh quân địch ở mọi nơi
Với lực lượng mạnh, sau khi chiếm được tỉnh lị, quân Pháp tập trung đóng tại thành Tuyên Quang Đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Cao Lan suốt một vùng quanh thị xã đã tập hợp lực lượng cùng với đạo quân của Lưu Vĩnh Phúc vây đánh quân địch trong thành Cùng với việc mở đường, tiếp tế lương thực đồng bào hăng hai thamgia đánh giặc, đặc biệt là đội nghĩa quân
do Đốc Thịnh chỉ huy Được nhân dân hết lòng ủng hộ giúp đỡ nghĩa quân vây thành ròng rã nhiều tháng với những trận chiến đấu quyết liệt, tiêu diệt khoảng 200 tên địch (một phần ba lực lượng), buộc chúng phải cầu cứu quân tiếp viện Để giải vây cho đồng bọn và tập trung lực lượng mở rộng phạm vi chiếm đóng Pháp đã cử một binh đoàn lớn do thiếu tướng Pieđơlít chỉ huy, trong đó chủ lực là lữ đoàn của đại tá Giônelivali mở cuộc hành binh tấn công Tuyên Quang Nắm chắc kế hoạch của địch, liên quân Hoa-Việt dưói sự chỉ
Trang 38huy của Hoàng Tá Viêm và tướng Lưu Vĩnh Phúc đã tổ chức môt trận đánh lớn tại cánh đồng Hòa Mục thuộc xã Thái Long, huyện Yên Sơn Nghĩa quân chiến đấu dũng cảm, kiên cường giành thắng lợi vang dội, diệt 100 tên Pháp,
800 tên bị thương trong đó có 26 sĩ quan Quân Pháp phải công nhận đây là
“trận gay go nhất từ trước tới nay ở Bắc Kì” một trong những trận thua lớn ở Bắc Kỳ Một sĩ quan Pháp sống sót đã thú nhận: “Hòa Mục là một trận đánh lớn nhất và đổ máu nhiều nhất kể từ lúc chúng ta đem quân đi chiếm thuộc địa”.[14, tr.24]
Từ năm 1885 đến năm 1898, nhân dân các dân tộc Tày, Dao (Yên Bình) tích cực tham gia phong trào khởi nghĩa vũ trang do Tuần phủ Hưng Hóa Nguyễn Quang Bích và Bố chánh Nguyễn Văn Giáp chỉ huy
Cuối thế kỉ XIX, nhân dân các huyện Sơn Dương, Yên Sơn đã nổi dậy cầm vũ khí chiến đấu đứng trong hàng ngũ nghĩa quân Hoàng Hoa Thám
Tháng 3-1913, toàn bộ 235 công nhân làm đất ở Nà Đồn, Đài Thị (Chiêm Hóa) đứng lên đấu tranh đòi tên chủ Đétsôven phải trả đủ lương tháng, không được bớt xén Trong hai năm 1913-1914, đồng bào Yên Bình tham gia phong trào Giáp Dần và cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp của hai thủ lĩnh người Dao là Triệu Tiến Kiên và Triệu Tài Lộc gây cho Pháp rất nhiều khó khăn, buộc Pháp phải bị động đối phó
Trong những năm 20 thế kỉ XX, nhân dân các xã Lâm Xuyên, Hào Phú, Hồng Lạc, Tân Trào (Sơn Dương) liên tiếp nổi dậy chống chế độ bóc lột dã man của thực dân Pháp và tay sai
Cùng với nhân dân cả nước, học sinh và tầng lớp trí thức Tuyên Quang hưởng ứng mạnh mẽ phong trào yêu nước đòi thả Phan Bội Châu (1925-1927)
và để tang Phan Châu Trinh (1926) Tiếp sau đó, những đảng viên Quốc dân Đảng cũng đã đến Tuyên Quang hoạt động dưới sự ủng hộ, che chở của nhân
Trang 39dân tỉnh nhà Năm 1930 thực dân Pháp đàn áp khởi nghĩa Yên Bái, khủng bố đảng viên Quốc dân Đảng và những người yêu nước, nhiều chiến sĩ cách mạng đã chạy sang Tuyên Quang dưới sự đùm bọc của đồng bào địa phương
Năm 1935 tại đồn điền Roay Đơ Ba hàng trăm công nhân đã đứng lên đấu tranh chống sưu cao thuế nặng và đã giành thắng lợi và lan rộng khắp từ Chiêm Hóa đến Sơn Dương, buộc bọn địa chủ, chủ mỏ phải nhượng bộ Năm
1937 cán bộ Đảng đến Tuyên Quang tuyên truyền, giác ngộ, gây dựng cơ sở cách mạng Năm 1938 Đoàn thanh niên dân chủ được thành lập tại mỏ than Tuyên Quang, đến cuối năm 1938 cuộc đấu tranh, đình công đầu tiên của công nhân mỏ than và anh em thuyền viên đoàn thuyền sắt trên sông Lô giành thắng lợi thể hiện sự trưởng thành lớn mạnh nhanh chóng của giai cấp công nhân Tuyên Quang, khích lệ to lớn tinh thần yêu nước chống áp bức bóc lột trong nhân dân, nâng cao uy tín của Đảng
Các cuộc đấu tranh trên nổ ra còn lẻ tẻ, tự phát và hầu hết đều bị đàn áp dìm trong bể máu, nhưng không làm nhân dân Tuyên Quang khiếp sợ mà càng khoét sâu thêm mâu thuẫn vốn đã rất sâu sắc giữa nhân dân với bọn đế quốc, tay sai, càng làm tăng thêm lòng căm thù và khát vọng độc lập tự do Đồng thời thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn chiến đấu quả cảm của quân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang Đó là mảnh đất tốt cho sự gieo mầm, nảy
nở, phát triển của phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng sau này
Tiểu kết
Nằm ở vị trí chiến lược, ngã ba đường nơi tiếp giáp giữa Tây Bắc và Đông Bắc, liền kề với 7 tỉnh miền núi, trung du, địa hình đồi núi hiểm trở, sông ngòi dày đặc giao thông đi lại khó khăn với hệ thống đường mòn, đường rừng chằng chịt, có thể tiến về xuôi, sang Tây bắc, ngược lên biên giới một cách dễ dàng Cộng với lòng dân yêu nước nồng nàn, cần cù, mưu trí, sáng
Trang 40tạo, dũng cảm, kiên cường trong lao động sản xuất, chiến đấu theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc Tuyên Quang từ xa xưa đã là một mảnh đất “ địa linh anh kiệt ” Nhân dân các dân tộc Tuyên Quang luôn tự hào về truyền thống lịch sử
vẻ vang của mình, đó là nền tảng sức mạnh để mọi người dân Tuyên Quang
cố gắng, nỗ lực hết mình vượt qua mọi gian khổ, hiểm nguy hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng–nhà nước giao cho
Với vị trí địa lí-điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, xã hội như vậy, Tuyên Quang thực sự là một vùng đất “thiên thời”, “địa lợi”, “nhân hòa”, nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết của một căn cứ địa chiến lược, cơ động, vững chắc cả trong chiến tranh giải phóng lẫn chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Ký chú của công sứ Lu-pi viết:“ Tỉnh Tuyên Quang hiển nhiên đã trở thành nơi diễn ra bao cuộc xâm lăng, là chiến trường giữa người Hoa và người Việt, rồi đến người Pháp Trong lịch sử tỉnh này đã nhiều lần bị tàn phá, mà nó cũng xứng đáng là nơi tử địa”