15 Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện nghề phụ của các ngư dân đánh bắt thủy sản được điều tra ở thị trấn Trần Đề, Sóc Trăng .... thủy sản của các tỉnh ĐBSCL chưa được đánh giá, diện tích nuôi, n
Trang 1KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ
LOÀI CÁ VEN BIỂN TRẦN ĐỀ
TỈNH SÓC TRĂNG
Sinh viên thực hiện THẠCH SƠN NGỌC TUẤN 3113862
Cán bộ hướng dẫn ThS LÊ VĂN DŨ
Cần Thơ, 12/2014
Trang 2BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ
LOÀI CÁ VEN BIỂN TRẦN ĐỀ
TỈNH SÓC TRĂNG
Sinh viên thực hiện THẠCH SƠN NGỌC TUẤN 3113862
Cán bộ hướng dẫn ThS LÊ VĂN DŨ
Cần Thơ, 12/2014
Trang 3N
LỜI CẢM TẠ
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp Trong suốt thời gian từ khi bắt
đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trường
Đại học Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô của Khoa Môi Trường & Tài nguyên Thiên nhiên
đã cùng với bao tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu
cho mỗi sinh viên trong suốt thời gian học tập tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Dũ đã tận tình chỉ dạy, cung cấp những
kinh nghiệm cũng như những kiến thức chuyên môn và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ,
luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện
đề tài tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Bích Liên - Cố vấn học tập lớp Quản lý Môi
trường K37 đã quan tâm, dìu dắt, động viên và giúp đỡ chúng tôi trong suốt khóa học
Xin cảm ơn các bạn lớp Quản lý môi trường K37, đã hỗ trợ, động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và thực nghiệm
Xin chân thành cảm tạ chú Phúc, anh Lợi, anh Kỳ đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ để tôi có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm thực tế và hoàn thành đề tài này
Cảm ơn các nông hộ đã tích cực tham gia trả lời phỏng vấn, hợp tác và giúp đỡ
tôi trong quá trình khảo sát thực tế
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cha, mẹ và người thân đã luôn ủng hộ,
tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học tập
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 27 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Thạch Sơn Ngọc Tuấn
Trang 4Conte
MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC HÌNH 4
DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 7
1.1 Giới thiệu 7
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 8
1.3 Nội dung nghiên cứu 8
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 9
2.1 Sơ lược về thủy sản Việt Nam 9
2.2 Tình hình khai thác thủy sản ở ĐBSCL 9
2.3 Sơ lược về huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng 10
2.3.1.Điều kiện tự nhiên 10
2.3.2.Nguồn lợi thủy sản huyện Trần Đề 11
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Thời gian nghiên cứu 12
3.2 Địa điểm nghiên cứu 12
3.3 Phương tiện nghiên cứu 12
3.4 Phương pháp nghiên cứu 13
3.4.1.Phương pháp phỏng vấn 13
3.4.2.Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 13
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14
4.1 Thông tin chung và kết quả phỏng vấn 14
4.1.1 Đặc điểm về giới tính và tuổi 14
4.1.2 Thông tin về trình độ học vấn 15
4.1.3 Cơ hội nghề phụ của các ngư dân đánh bắt thủy sản 15
4.2 Thông tin về phương tiện và ngư cụ đánh bắt cá ven bờ 16
4.2.1 Ngư cụ khai thác 16
4.2.2 Công suất hoạt động của tàu 19
4.3 Thông tin về ngư trường 22
4.3.2 Khoảng cách ngư trường đánh bắt 23
4.3.3 Độ sâu phổ biến của ngư trường 23
4.3.4 Thời gian phổ biến cho một chuyến đi đánh bắt cá 24
Trang 5N
4.3.5 Kích thước phổ biến của các loại ngư cụ đánh bắt 25
4.3.6 Vấn đề lao động trong đánh bắt cá ven biển 29
4.4 Thông tin khác 29
4.4.1 Trả lương cho người lao động 29
4.4.2 Chi phí mua dụng cụ để đánh bắt 29
4.4.3 Chi phí sửa chữa máy móc, tàu bị hư hỏng 31
4.4.4 Sản lượng khai thác 32
4.5 Nhận thức rủi ro về tăng và giảm số loài cá 33
4.6 Thành phần loài cá trên địa bàn Thị Trấn Trần Đề tỉnh Sóc Trăng 34
4.6.1 Thành phần loài cá tính theo bộ 34
4.6.2 Thành phần loài cá tính theo họ 34
4.7 Thành phần loài theo ngư cụ đánh bắt 35
4.7.1 Thành phần loài cá được khai thác bằng nghề lưới kéo với công suất nhỏ < 90 CV……… 35
4.7.2 Thành phần loài cá được khai thác bằng nghề lưới kéo với công suất nhỏ > 90 CV……….…… 36
4.7.3 Thành phần loài cá được khai thác bằng nghề lưới rê 37
4.8 Nguyên nhân suy giảm thành phần loài cá 38
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
5.1 Kết luận 39
5.2 Kiến nghị 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
PHỤ LỤC 42
Trang 6DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Thị Trấn Trần Đề huện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng 12
Hình 4.1 Biểu đồ cơ cấu tuổi của ngưởi tham gia trả lời phỏng vấn 14
Hình 4.2 Trình độ học vấn của người tham gia trả lời phỏng vấn 15
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện nghề phụ của các ngư dân đánh bắt thủy sản được điều tra ở thị trấn Trần Đề, Sóc Trăng 16
Hình 4.5 Lưới rê 17
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện ngư cụ đánh bắt cá theo số trường hợp 17
Hình 4.6 Cấu tạo và tên gọi các bộ phận của lưới rê 18
Hình 4.7 Cấu tạo và tên gọi Lưới cào 18
Hình 4.9 Hình ảnh các tàu có công suất nhỏ và lớn ở cảng Trần Đề - Sóc Trăng 20
Hình 4.10 Hình ảnh các tàu có công suất nhỏ neo đậu tại ấp Giồng Chùa – Trần Đề - Sóc Trăng 21
Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện thời gian đánh bắt qua các tháng dương lịch 22
Hình 4.13 Biểu đồ thể hiện độ sâu đánh bắt cá 23
Hình 4.12 Biểu đồ thể hiện khoảng cách đánh bắt cá (tính từ đất liền) 23
Hình 4.14 Biểu đồ thể hiện thời gian của một chuyến đi đánh bắt 24
Hình 4.15 Biểu đồ chiều dài lưới cào đối với tàu có công suất lớn và nhỏ 25
Hình 4.17 Biểu đồ chiều sâu lưới cào đối với tàu có công suất lớn và nhỏ 26
Hình 4.16 Biểu đồ thể hiện chiều dài lưới rê 26
Hình 4.18 Biểu đồ chiều sâu lưới rê của ngư dân được phòng vấn 27
Hình 4.19 Biểu đồ thể hiện kích thước mắt lưới nghề lưới cào đối với tàu có công suất lớn và nhỏ của ngư dân được phòng vấn 27
Hình 4.20 Biểu đồ thể hiện kích thước mắt lưới nghề lưới rê của ngư dân được phòng vấn 28
Hình 4.21 Biểu đồ thể hiện số thành viên trên một tàu đánh bắt cá ven biển 29
Hình 4.22 Biểu đồ thể hiện nhận định của ngư dân về mức độ thay đổi sản lượng 33
Hình 4.23 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số loài cá giữa các bộ 34
Hình 4.24 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số loài cá giữa các họ 35
Trang 7N
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Thống kê loại nghề khai thác theo công suất ở huyện Trần Đề 19
Bảng 4.2 Chi phí mua xăng (dầu) và nhớt trên một chuyến đi của nghề lưới cào 30
Bảng 4.3 Chi phí mua xăng (dầu) trên một chuyến đi của nghề lưới rê 31
Bảng 4.4 Chi phí sửa chữa máy móc, tàu, dụng cụ bị hư hỏng sau một chuyến đi 31
Bảng 4.5 Sản lượng đánh bắt cá của ngư dân trong một chuyến 32
Bảng 4.6 Tỷ lệ phần trăm (%) số loài cá được ngư dân đánh bắt 35
Bảng 4.7 Tỷ lệ phần trăm (%) số loài cá được ngư dân đánh bắt 36
Bảng 4.8 Tỷ lệ phần trăm (%) số loài cá được ngư dân đánh bắt 37
Trang 8CC KT&BVNLTS : Chi cục Kiểm Tra và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản
NLHS: Nguồn lợi hải sản
Trang 9N
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu
Thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại
Thực phẩm thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao rất cần thiết cho sự phát triển của con
người Không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo công ăn việc làm cho nhiều
cộng đồng dân cư đặc biệt là ở những vùng nông thôn và ven biển Ngày nay cùng với
việc gia tăng sản xuất, thương mại thủy sản toàn cầu phát triển một cách nhanh chóng
đặc biệt là các hàng hóa thủy sản tươi sống đang tăng lên Bên cạnh đó sự bùng nổ dân
số trên thế giới, dịch bệnh ở gia súc gia cầm thì thực phẩm thủy sản càng trở nên quan
trọng hơn đối với con người
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có mạng lưới sông ngòi chằn
chịt, với đường bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế biển rộng hơn 1 triệu
km2, hội tụ nhiều đảo, vùng vịnh và hàng vạn ha đầm phá, ao hồ sông ngòi nội địa,
thêm vào đó lại có ưu thế về vị trí nằm ở nơi giao lưu của các ngư trường chính Cùng
với hai hệ thống đồng bằng lớn là Đổng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long, chính những điều kiện thuận lợi trên mà nguồn lợi thủy sản Việt Nam vô cùng
phong phú và đa dạng về thành phần loài, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nghề cá
phát triển
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nhiều tiềm năng pháp triển ngành thủy
sản Nằm ở hạ nguồn lại có sự giao thoa giữa các môi trường sinh thái (mặn - lợ -
ngọt) đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù hiếm có Đồng thời với địa hình thiên
nhiên ưu đãi, đặc thù của miền Tây Nam Bộ, nơi đây từ xưa đã nổi tiếng là vùng đất
lắm tôm nhiều cá nhờ vào hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc cùng với những ngư
trường khai thác rộng lớn trên biển, hàng năm có khoảng 1 triệu hecta diện tích ngập
lũ trong 2 - 4 tháng Vì vậy, nguồn lợi thủy sản ở đây rất đa dạng và phong phú Theo
kết quả thống kê năm 2008, ĐBSCL chiếm hơn 70% diện tích khai thác; đánh bắt và
nuôi trồng thủy sản cả nước.Trong đó sản lượng khai thác tự nhiên chiếm 39%, nuôi
trồng thủy sản và xuất khẩu chiếm 90% (Nguồn: http://dangcongsan.vn, truy cập
ngày 17/08/2013)
ĐBSCL là vùng cực Nam của Việt Nam là khu vự có nghề cá phát triển nhất cả
nước và là vùng châu thổ của hạ lưu sông Mêkong tiếp giáp với biển Đông, lượng
nước dồi dào cung cấp từ hệ thống sông Mêkong , kết hợp với hệ thống thủy lợi dày
đặc, tạo nên cho vùng ĐBSCL một ưu thế vượt trội trong việc phát triển thủy sản nói
chung so với các vùng khác trong cả nước Đây cũng là vùng đã và đang có sản lượng
thủy sản lớn nhất nước, cung cấp lương thực thực phẩm thủy sản không những cho
vùng mà còn cho cả nước và xuất khẩu Tuy nhiên hiện trạng và tiềm năng khai thác
Trang 10thủy sản của các tỉnh ĐBSCL chưa được đánh giá, diện tích nuôi, năng suất, sản lượng
khai thác và nuôi trồng của các tỉnh so với điều kiện tự nhiên chưa được phân tích
Trần Đề huyện mới thành lập thuộc tỉnh Sóc Trăng có 12 km bờ biển, là huyện
ven biển với diện tích bãi triều rộng lớn và hệ thống sông ngòi, kênh rạch ven biển , có
nhiều tiềm năng và thế mạnh, kinh tế rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là kinh tế
biển Ngoài hải sản, với mặt biển thông thoáng, tỉnh có nhiều thuận lợi phát triển giao
thông vận tải, du lịch cũng như phát triển tổng hợp kinh tế biển
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó, huyện còn gặp nhiều khó khăn trong
công tác quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản do thiếu những thông tin, tài
liệu về thành phần loài của tất cả các loài phân bố ở ven biển, cùng với việc khai thác
quá mức do sự xuất hiện của nhiều hạm đội tàu khai thác đã làm cho nguồn lợi thủy
sản ngày càng suy giảm Do đó, việc tìm hiểu thành phần các loài cá ven biển rất cần
thiết góp phần tìm ra những nhận định đúng đắn và chính xác để đưa ra những giải
pháp hữu hiệu cho công tác quản lý, khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi các loài
cá ven biển huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng trong hiện tại và tương lai không bị cạn
kiệt, làm cơ sở cho việc nghiên cứu sao này Chính vì vậy, đề tài “Khảo sát thành
phần loài và phấn bố loài cá ven biển Trần Đề tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát thành phần, sự phân bố và sản lượng các loài cá ven bờ trong phạm vi
ngư trường biển huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng
- Xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm mục tiêu khai thác bền vững quản lí nghề cá
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát hiện trạng khai thác cá ven bờ của ngư dân thị trấn Trần Đề
- Khảo sát tổng thể các thông tin về ngư trường đánh bắt (độ sâu, thủy triều,
khoảng cách xa bờ, dòng chảy…)
- Khảo sát về các thông số phương tiện và ngư cụ đánh bắt (công suất tàu, loại
tàu, loại ngư cụ)
- Khảo sát thời gian và thời điểm đánh bắt của các loại phương tiện và ngư cụ
Trang 11N
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Sơ lược về thủy sản Việt Nam
Việt Nam có một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho việc phát triển khai thác,
nuôi trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản, có đường bờ biển dài hơn 3.260
km với vùng đặc quyền kinh tế biển rộng hơn 1 triệu km2 Hệ thống đảo ven bờ gồm
có 2.773 hòn đảo lớn nhỏ diện tích từ 0,001 km2
đến 100 km2, diện tích tổng cộng lên đến 1.720 km2
Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 2.860 sông ngòi lớn nhỏ và rất nhiều hồ tự nhiên
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, ngành
thủy sản Việt Nam đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã có mặt ở khoảng 160 thị
trường trên thế giới Việt Nam hiện đang xếp vị trí thứ 6 thế giới về xuất khẩu thủy
sản; xếp thứ 5 về sản lượng nuôi trồng và thứ 12 về sản lượng khai thác
Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển Việt
Nam khoản 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác cho phép là 1,7 triệu tấn/năm,
bao gồm 850 nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nồi đại dương
Đặc điểm cơ bản của nghề cá biển việt nam là nghề cá đa loài phân tán phù hợp với
nghề cá truyền thống
Theo các nghiên cứu khoa học, nguồn lợi thủy sản Việt Nam có khoảng 2.038
loài cá biển, 225 loài tôm biển, 642 loài thực vật phù du; 657 loài động vật phù du,
6.377 loài động vật đáy,… sự giàu có này là cơ sở để Việt Nam đạt được sản lượng
khai thác khoảng 1,8 triệu tấn hải sản và giá trị xuất khẩu khoảng 3,6 tỷ USD
Do đặc điểm địa hình, khí hậu, hải lưu, khu hệ cá biển của Việt Nam khá đa
dạng Đã xác định được khoảng 1.700 loài cá (đã công bố 1.670 loài, thuộc trên 200
họ,…)
(Nguồn: www.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx, ngày 16/8/2014)
2.2 Tình hình khai thác thủy sản ở ĐBSCL
ĐBSCL là một bộ phận của vùng châu thổ sông Mekong có diện tích 39.747
km2, trong đó có khoảng 65% diện tích đất được dùng để sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản Cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt đã làm cho nguồn lợi thủy sản
ở đây rất phong phú và đa dạng về thành phần loài cũng như sản lượng
ĐBSCL là vùng cung cấp lương thực, trái cây, thủy sản lớn nhất của cả nước,
có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực và xuất khẩu gạo của quốc
gia với dân số là 17,34 triệu người với diện tích 3,9 triệu km2 (chiếm 19,7% diện tích
và 12,2% dân số quốc gia) (Tổng cục Thống kê (TCTK), 2012), bao gồm 13 tỉnh
thành
Trang 12ĐBSCL có chiều dài bờ biển dài khoảng 750 km, tiếp xúc biển từ 2 phía Đông
và Tây, khu vực này thích hợp cho việc phát triển thủy sản cả về nước lợ và nước ngọt
Tiềm năng khai thác biển ở ĐBSCL rất lớn, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế rộng
biển là 75.000 tấn (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (BNN&PTNN) TG,
2010)
Theo thống kê của ngành thủy sản các tỉnh ĐBSCL, toàn vùng có khoảng
30.000 tàu đánh cá, trong đó có 6.000 tàu đánh bắt xa bờ Tổng công suất 2,3 triệu CV,
trong đó Cà Mau và Kiên Giang chiếm 17.000 tàu với công suất 2 triệu CV Sản lượng
đánh bắt toàn vùng hàng năm khoảng 1 triệu tấn, chiếm 41% sản lương đánh bắt cả
nước Diện tích mặt nước nuôi thủy sản tại ĐBSCL gần 700.000 ha, sản lượng thu
hoạch hàng năm khoảng 2,1 triệu tấn, chiếm 72% sản lượng cả nước Từ đầu năm đến
nay, sản lượng khai thác toàn vùng ĐBSCL đạt 517.500 tấn, tăng 5% so cùng kỳ năm
2012, chiếm 41% sản lượng cả nước
(nguồn: http://dangcongsan.vn, ngày 27/10/2014)
Hằng năm, ĐBSCL cung cấp khoảng 52% sản lượng thủy sản đánh bắt và gần
67% sản lượng nuôi trồng; đồng thời chiếm 65% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản
cả nước Những lợi thế từ biển mang lại đã góp phần thúc đẩy kinh tế, nâng cao đời
sống người dân của các địa phương ven biển
Ngoài ra, trong những năm gần đây nhờ phong trào NTTS ven biển phát triển
mạnh, cộng đồng nghèo ven biển còn có thu nhập từ khai thác cá kèo giống và cua
giống, sò huyết và nghêu chiếm lần lượt là 31%, 22,9%, 18,3% và 14,2% trong tổng
thu nhập nông hộ (Nguyễn Minh Tú và Trương Hoàng Minh, 2011)
Nhìn chung, khai thác nội địa hàng năm cả nước khoảng 200.000 tấn/năm, ở
ĐBSCL khai thác nội địa ngoài cải thiện điều kiện dinh dưỡng hàng ngày của cộng
đồng nó còn góp phần thu nhập cho cư dân địa phương, đặc biệt là dân nghèo không
có đất canh tác (Ministry of Fisheries and The World Bank, 2005)
2.3 Sơ lược về huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Trần Đề là huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng, nằm ở cuối dòng sông Hậu của
miền Nam Việt Nam, nằm trên trục giao thông Quốc lộ Nam sông Hậu mới mở nối
liền thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, với tỉnh Bạc Liêu, cách Thành phố Hồ Chí
Minh 260 km, tổng diện tích tự nhiên 378,7598 km2 Trần Đề giáp với Cù Lao Dung
ở phía Đông, với Mỹ Xuyên ở phía Tây, Vĩnh Châu ở phía Nam, Long Phú và thành
phố Sóc Trăng ở phía Bắc Huyện lỵ của huyện Trần Đề hiện nay là thị trấn Lịch Hội
Thượng, cách thành phố Sóc Trăng 24 km
Trang 13N
2.3.1.2 Đặc điểm địa hình
Trần Đề là vùng đất trẻ hình thành qua nhiều năm lấn biển, nên có địa hình
đồng bằng bãi bồi cửa sông và ven biển xen lấn cồn cát, độ cao trung bình 0,5 – 1m so
với mặt biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và có hai tiểu vùng địa hình
chính: vùng ven sông Hậu, với độ cao 1 - 1,2m, bao gồm vùng đất bằng và những
giồng cát; vùng trũng phía nam với độ cao 0 - 0,5m, thường ngập úng dài ngày trong
mùa lũ Có hệ thống rừng phòng hộ ven biển và một phần nhỏ đất giồng cát thích hợp
với việc trồng màu Huyện thường xuyên đối mặt với tình trạng khô hạn, thiếu nước
ngọt vào mùa khô
2.3.1.3 Sông ngòi
Trên địa bàn huyện Trần Đề có hai sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, đổ ra
biển qua cửa Trần Đề và Mỹ Thanh Với vị trí địa lý quan trọng, Trần Đề có biển,
cảng, sông và có cả rừng, do dó được đánh giá là địa bàn giàu tiềm năng trong phát
triển kinh tế - xã hội, nhất là kinh tế biển và ven biển
2.3.2 Nguồn lợi thủy sản huyện Trần Đề
Với cấu trúc hệ sinh thái đa dạng, điều kiện tự nhiên môi trường thuận lợi, Trần
Đề có tiềm năng rất lớn về thủy sản và được đánh giá là vùng trọng điểm về khai thác
và nuôi trồng thủy sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; với diện tích bãi triều
rộng lớn và hệ thống sông ngòi, kênh gạch ven biển, có thể phát triển nuôi trồng thủy
sản nước ngọt, lợ và mặn với diện tích 8.855 ha; có thể hình thành các vùng nuôi trồng
thủy sản tập trung theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp, ứng dụng khoa học
– công nghệ nuôi trồng mới để tạo ra giá trị hàng hóa lớn
Năm 2013, sản lượng hải sản vào cảng của Sóc Trăng trên 56.000 tấn, góp phần
nâng hiệu quả khai thác và giá trị kinh tế cho ngư dân, đồng thời thúc đẩy các hoạt
động chế biến phát triển ổn định Tăng trưởng bình quân của cảng cá Trần Đề hàng
năm trên 11%, góp phần nâng cao giá trị trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp địa phương
Năm 2013 số lượng thuyền cập cảng đạt 3.567 lượt lượng hàng hóa qua cảng là 75.572
tấn trong đó thủy sản là 38.007 tấn
Một lợi thế nữa của Trần Đề là tài nguyên du lịch.Trần Đề là một huyện vừa
nằm ven sông lại vừa ven biển, ngoài đất đai rộng lớn ra, Trần Đề còn có 12 km chiều
dài bờ biển cùng với một hệ thống kênh, rạch chằng chịt và sông ngòi bao bọc tạo cho
Trần Đề có lợi thế riêng để phát triển du lịch sinh thái sông nước, biển cả và nối tour
đi các nơi khác
Trang 14PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian nghiên cứu
Trang 15N
- Sổ viết và một số công cụ hỗ trợ cho việc nghiên cứu
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp phỏng vấn
a) Tiêu chí chọn ngư dân
- Là những người đang sinh sống và có phương tiện đánh bắt cá ven bờ ở ven
biển Trần Đề tỉnh Sóc Trăng
- Chủ tàu, hay người phụ trách chính việc đánh bắt
b) Nội dung phỏng vấn
- Thông tin chung về điều kiện kinh tế - xã hội của nông hộ: họ tên, độ tuổi,
trình độ học vấn, số nhân khẩu, nguồn thu nhập, cơ hội nghề nghiệp phụ
- Hiện trạng khai thác cá, các loại ngư cự được sử dụng để khai thác
- Hiện trạng về nguồn lợi thủy sản: thành phần loài cá, hiện trạng khai thác,
biến động thành phần loài cá, nhận biết về biến động các loài cá, nguyên
nhân sự suy giảm hoặc biến mất các loài cá trong tự nhiên
- Ước lượng khối lượng cá khai thác được trong từng mẻ lưới (khoảng cách
kéo lưới) hay các loại ngư cụ khai thác, ước lượng khối lượng cá đánh bắt
được cho toàn chuyến đi (đi trong ngày hay nhiều ngày)
- Các thông số kỷ thuật về ngư cụ: chiều dài lưới, chiều sâu lưới, kích thước
mắc lưới
- Tổng thể các thông tin về ngư trường đánh bắt ( độ sâu, thủy triều, khoảng
cách xa bờ, dòng chảy,…)
3.4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Sử dụng Microsoft Office Excel để nhập, xử lý số liệu và vẽ đồ thị
- Dùng phần mềm SPSS phân tích số liệu thống kê mô tả, tần xuất và phép thử
Independent-Samples T Test để so sánh trung bình số loài cá phỏng vấn được
từ các hộ gia đình
- Kết hợp Microsoft Word để viết báo cáo
Trang 16Trên 60 tuổi
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thông tin chung và kết quả phỏng vấn
4.1.1 Đặc điểm về giới tính và tuổi
Tất cả người tham gia trả lời phỏng vấn là những người đang sinh sống và có
phương tiện đánh bắt cá ven bờ Phần lớn những người tham gia phỏng vấn trong độ
tuổi trung niên từ 40 đến 60 tuổi chiếm tỷ lệ 60% (18 trong tổng số 30 người tham gia
trả lời phỏng vấn), tỷ lệ người cao tuổi trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ là 10% (3 người),
tỷ lệ người có độ tuổi dưới 40 tham gia trả lời phỏng vấn là 30% (9 người)
Qua khảo sát ta thấy phần lớn người tham gia trả lời phỏng vấn sinh sống lâu
đời tại địa phương và có tuổi từ 40 - 60 chiếm tỷ lệ rất cao, nên có khả năng am hiểu
các loài cá hiện có tại ngư trường đánh bắt Độ tuổi cao như vậy cũng có nhiều thuận
lợi như là kinh nghiệm khai thác cao, mà kinh nghiệm và kỹ thuật thì rất cần thiết cho
nghề trong quá trình khai thác sẽ đạt hiệu quả cao
Hình 0.1 Biểu đồ cơ cấu tuổi của người tham gia trả lời phỏng vấn
Trang 17N
4.1.2 Thông tin về trình độ học vấn
Trong tổng số 30 ngư dân được phỏng vấn không có người đạt trình độ học vấn
bậc Trung học phổ thông hoặc cao hơn Trình độ học vấn bậc Tiểu học chiếm tỷ lệ cao
nhất 70% với 21 người, Trung học cơ sở là 6 người chiếm tỷ lệ 20% Trong khi đó số
người Mù chữ là 3 người chiếm 10% Trình độ văn hóa thấp có thể ảnh hưởng đến
công tác nâng cao nhận thức và bảo vệ nguồn lợi của người khai thác
Phần lớn người dân tích cực tham gia trả lời phỏng vấn, chỉ có một vài trường
hợp người dân từ chối trả lời phỏng vấn do không biết chính xác được những thông tin
về ngư trường và thông số kỹ thuật (chủ yếu là phụ nữ)
4.1.3 Cơ hội nghề phụ của các ngư dân đánh bắt thủy sản
Tùy theo từng vùng và điều kiện cụ thể mà người dân sống ở đây làm chuyên
một nghề đánh bắt là chính hay làm thêm nghề phụ nhằm đảm bảo đời sống cho gia
đình Vả lại nghề đánh bắt thủy sản được truyền từ đời này sang đời khác nên đây là
một nghề chính đối với những hộ sống ven sông, ven biển
10%
70%
20%
Mù chữ Tiểu học THCS THPT Cao hơn
Hình 0.2 Trình độ học vấn của người tham gia trả lời phỏng vấn
Trang 18Hình 0.3 Biểu đồ thể hiện nghề phụ của các ngư dân đánh bắt thủy sản được điều tra ở
thị trấn Trần Đề, Sóc Trăng
Qua hình 4.3 cho thấy được ngoài việc đánh bắt thủy sản thì các ngư dân còn
phải làm thêm một số nghề phụ như: buôn bán, đan lưới, làm mướn,… để đủ trang trải
cuộc sống và số hộ này lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ có 10% và các ngư dân chỉ có đánh
bắt lại chiếm tỷ lệ rất cao lên tới 90%
4.2 Thông tin về phương tiện và ngư cụ đánh bắt cá ven bờ
4.2.1 Ngư cụ khai thác
Theo kết quả phỏng vấn được thì đa số các tàu được phỏng vấn ở thị trấn Trần
Đề chủ yếu làm từ gỗ Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2013, toàn
tỉnh có khoảng 1.139 chiếc tàu các loại Chiếm tỷ lệ cao nhất 68%, hơn phân nữa tổng
số tàu của tỉnh Sóc Trăng là nghề lưới cào và kế đến là nghề lưới rê với tỷ lệ là 24% so
với toàn tỉnh Điều này cho thấy 2 nghề này đang chiếm vị trí rất quan trọng trong cơ
cấu các ngành nghề khai thác thủy sản của tỉnh, còn lại chỉ chiếm 8% tổng số tàu của
các nghề khai thác
Qua kết quả khảo sát ở hình 4.4 về các loại ngư cụ đánh bắt cá tự nhiên của 30
hộ dân với 30 trường hợp cho thấy có 2 ngư cụ được sử dụng phổ biến cho việc khai
thác cá trên địa bàn Thị Trấn Trần Đề gồm có: nghề lưới cào (kéo) và nghề lưới rê
90%
10%
Chỉ có đánh bắt Đánh bắt và nghề phụ
Trang 19N
Nghề lưới kéo (cào) là nghề có số lượng lớn và phổ biến nhất trong các loại
nghề chiếm 67% với 20 hộ dân sử dụng (công suất lớn và nhỏ), nghề này chủ yếu tập
trung ở cảng cá Trần Đề Còn nghề lưới rê chiếm khoảng 33%, nghề này chủ yếu tập
trung vào các tàu công suất nhỏ
Hình 0.5 Lưới rê
67%
33%
Nghề lưới cào Nghề lưới rê
Hình 0.4 Biểu đồ thể hiện ngư cụ đánh bắt cá theo số trường hợp
Trang 20Hình 0.6 Cấu tạo và tên gọi các bộ phận của lưới rê
Hình 0.7 Cấu tạo và tên gọi Lưới cào
Trang 21N
4.2.2 Công suất hoạt động của tàu
Huyện Trần Đề là địa phương hội tụ đầy đủ các nghề khai thác hải sản, là địa
phương có số lượng tàu cá nhiều nhất tỉnh, chiếm 49,2% Đồng thời, cũng là nơi có cơ sở
hậu cần nghề cá tốt nhất tỉnh với cảng Cá Trần Đề, là nơi có trang bị đầy đủ các dịch vụ hậu
cần phục vụ cho ngành khai thác hải sản, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu cá trong tỉnh cũng
như ngoài tỉnh cập bến trao đổi, mua bán hàng hóa
Bảng 0.1 Thống kê loại nghề khai thác theo công suất ở huyện Trần Đề
Nhóm công suất Lưới
cào
Lưới vây
Lưới
lợp Khác
Tổng cộng
(Nguồn: Chi cục KT&BVNLTS Sóc Trăng)
Theo kết quả thống kê ở bảng cho thấy đội tàu có công suất < 90 CV, chiếm tỷ lệ
khác cao với 48,66%, nhưng đội tàu này khai thác chủ yếu ở ngư trường tỉnh Sóc Trăng,
từ tuyến lộng trở vào ven bờ Đặc biệt, với 42,53% là đội tàu có công suất < 50 CV chỉ
tập trung khai thác vùng biển ven bờ, cửa sông
Hình 0.8 Biểu đồ thể hiện công suất hoạt động của tàu
Trang 22Qua biểu đồ hình 4.8 ta thấy đội tàu có công suất từ 40 - 60 chiếm đến 37% (11
ngư dân trong tổng số 30) đây là đội tàu chỉ đánh bắt vùng biển ven bờ, đồng thời
phần trong đội tàu có công suất từ 20 - 40 CV (23%) và nhỏ hơn 20 CV (7%)và >90
CV chiếm 10,33% Ngư dân cho rằng hiện nay hạn chế đánh bắt gần bờ do nguồn lợi
thủy sản cạn dần, hiệu quả thấp Vì thế có thể thấy cá ven bờ đã suy giảm nghiêm
trọng
Hình 0.9 Hình ảnh các tàu có công suất nhỏ và lớn ở cảng Trần Đề - Sóc Trăng
Trang 23N
Hình 0.10 Hình ảnh các tàu có công suất nhỏ neo đậu tại ấp Giồng Chùa – Trần Đề -
Sóc Trăng
Trang 244.3 Thông tin về ngư trường
4.3.1 Mùa vụ đánh bắt cá
Nhìn chung thời gian đánh bắt qua các tháng của ngư dân thường diễn ra quanh
năm nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 2 đến tháng 5 Theo điều tra thì vào thời
điểm này là khoảng thời gian thu được sản lượng cao về các loài cá Trong khi đó, theo
biểu đồ trên thì còn một khoảng thời gian các tàu đi khai thác với số lượng lớn là vào
khoảng tháng 9 đến tháng 12 Vì đây cũng là thời gian khai thác tôm và cá với sản
lượng cao Qua đó ta thấy ngư dân có 2 mùa vụ đánh bắt cá chính là vào khoảng đầu
năm và cuối năm của dương lịch
Trang 25N
4.3.2 Khoảng cách ngư trường đánh bắt
Qua biểu đồ trên ta thấy khoảng cách đánh bắt cá tính từ đất liền từ 5 đến 10 hải
lý chiếm tỷ lệ cao nhất 36% (11 ngư dân trong tổng số 30) Khoảng cách được ngư dân
đánh bắt nhiều kế đến là dưới 5 hải lý chiếm 27% với 8 ngư dân, tiếp theo từ 10 đến
20 hải lý với 7 ngư dân (chiếm tỷ lệ 23% ) , còn lại 7% với ngư dân đánh bắt cá với
khoảng cách từ 20 đến 30 hải lý và trên 30 hải lý Nhìn chung nơi đây có rất nhiều loại
tàu với công suất và ngư cụ khai thác khác nhau nên có thể cho rằng ngư trường rất đa
dạng về thành phần cá
4.3.3 Độ sâu phổ biến của ngư trường
Hình 0.13 Biểu đồ thể hiện độ sâu đánh bắt cá
Hình 0.12 Biểu đồ thể hiện khoảng cách đánh bắt cá (tính từ đất liền)
Trang 26Qua biểu đồ ta thấy những tàu có công suất lớn thường thả lưới với độ sâu
trên 8m chiếm 33%, kế đến là tàu có công suất nhỏ nên chỉ đánh bắt cá từ 5 - 6m
chiếm 30%, từ 6 - 7m chiếm 7%, từ 7- 8m chiếm 3% và từ 4 - 5m chiếm 27% do
những ngư dân này vẫn còn sử dụng những tàu cũ đánh bắt lâu năm vẫn còn sử dụng
được, mặt khác do chi phí nhiên liệu tăng cao, bấp bênh không ổn định nên ngư dân
chỉ đánh gần bờ nhiều với độ sâu thấp
4.3.4 Thời gian phổ biến cho một chuyến đi đánh bắt cá
Hình 0.14 Biểu đồ thể hiện thời gian của một chuyến đi đánh bắt
Qua biểu đồ trên ta thấy thời gian đánh bắt trong một chuyến đi của ngư dân
không đồng đều nhau Thời gian từ 6 ngày đến 9 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất lến tới
47%, thứ hai chiếm 23% đối với tàu đánh bắt từ 12 đến 15 ngày, 17% và 13% đối với
các tàu từ 3 đến 6 ngày và trên 15 ngày Còn từ dưới 3 ngày và 12 đến 15 ngày thì lại
không có tàu trong một chuyến đánh bắt nào Thời gian đánh bắt trên 15 ngày đa số
chủ yếu là các tàu có công suất lớn > 90 CV chỉ đánh bắt xa bờ Nhìn chung khoảng
thời gian đánh bắt tùy thuộc vào công suất tàu và quy mô chung của tàu (kích cỡ, số
lượng ngư cụ và nhân lực,…)
Trang 27N
4.3.5 Kích thước phổ biến của các loại ngư cụ đánh bắt
Hình 0.15 Biểu đồ chiều dài lưới cào đối với tàu có công suất lớn và nhỏ
Hình 4.15 cho thấy theo khảo sát 10 ngư dân sử dụng nghề lưới cào với công
suất nhỏ < 90 CV, ta thấy chiều dài lưới từ 17 - 18m chiếm tỷ trọng cao nhất là 40% (4
ngư dân trong tổng số 10), 30% với chiều dài > 18m (3 ngư dân); 2 ngư dân sử dụng
chiều dài lưới từ 16 - 17m chiếm 20 % và còn lại 10%
Bên cạnh đó chiều dài lưới cào đối với tàu có công suất lớn > 90 CV thì ta thấy
được chiều dài lưới từ 28 - 29m chiếm tỷ lệ cao tới 40% (4 ngư dân trong sổng số 10);
30% với chiều dài lưới > 30 m (3 ngư dân); 2 ngư dân với chiều dài < 28 m chiếm 20%
Chiều dài lưới cào
công suất tàu >90 công suất tàu <90 (%)
Trang 28Lưới rê là ngư cụ hoạt động rất hiệu quả ở các ngư trường do chiều dài của
lưới được thiết kế tùy thuộc vào ngư trường, đối tượng đánh bắt, người thiết kế và mức
độ đầu tư Theo khảo sát 10 ngư dân sử dụng nghề lưới rê thì chiều dài được ngư dân sử
dụng nhiều nhất từ 4.500 m – 5.000 m chiếm 50%, 5.000 m – 5.800 m chỉ chiếm 30%
và chiều dài lưới < 4.500 m và > 5.800 m chiếm tỷ lệ bằng nhau chỉ 10%
Hình 0.17 Biểu đồ chiều sâu lưới cào đối với tàu có công suất lớn và nhỏ
Qua khảo sát 10 ngư dân làm nghề lưới cào đối với tàu có công suất < 90 CV
thì ta thấy được ngư dân sử dụng với chiều sâu 1,5 m - 2m và > 2m có tỷ lệ bằng nhau
là 40% và 10% là chiều sâu từ 1m - 1,5m và < 1m Đối với nghề lưới cào với công suất
> 3.5 m
Chiều sâu lưới cào
công suất tàu >90 CV công suất tàu <90 CV
Trang 29N
tàu > 90 CV chủ yếu đánh bắt xa bờ nhưng chiều sâu của lưới 3m - 3,5m và > 3,5m chỉ
chiếm tỷ lệ bằng nhau chỉ 30%, 40% còn lại ngư dân lại sử dụng chiều sau của lưới từ
2,5m - 3m
Hình 0.18 Biểu đồ chiều sâu lưới rê của ngư dân được phòng vấn
Qua biểu trên ta thấy được các ngư dân sử dụng lưới rê để đánh bắt cá ven biển
với chiều sâu từ 3m - 3,5m chiếm 50% (5 ngư dân trong tổng số 10); 30% chiều sâu từ
3,5m - 6m và chiều sâu lưới rê từ 6m - 7,2m và > 7,2m chiếm tỷ lệ bằng nhau chỉ 10%
Hình 0.19 Biểu đồ thể hiện kích thước mắt lưới nghề lưới cào đối với tàu có công suất
lớn và nhỏ của ngư dân được phòng vấn
Riêng đối với nghề lưới cào với công suất nhỏ và lớn Qua khảo sát 20 ngư dân ta
thấy được kích thước mắt lưới của ngư dân nơi đây từ 30mm - 40mm được sử dụng
nhiều nhất với 11 ngư dân trong trổng số 20 ngư dân được phỏng vấn chiếm 55%, còn
kích thước mắt lưới > 40mm chiếm 45% chỉ có 9 ngư dân
Trang 30Hình 0.20 Biểu đồ thể hiện kích thước mắt lưới nghề lưới rê của ngư dân được phòng
vấn
Qua khảo sát 10 ngư dân sử dụng tàu có kích thước mắt lưới của nghề lưới rê
Kích thước mắt lưới chiếm tỷ lệ cao nhất là 50% với kích thước mắt lưới từ 30mm –
150mm (5 ngư dân), chiếm 40% với kích thước mắt lưới > 1500mm (4 ngư dân), còn lại
là kích thước mắt lưới từ 150mm - 1500mm chỉ có 10% (1 ngư dân)
Qua kết quả khảo sát ta thấy được nghề lưới cào đối với tàu có công suất > 90
CV có chiều dài dao động từ 27 - 32m, chiều dài được ngư dân sử dụng nhiều nhất từ
28 - 29m; chiều sâu của lưới từ 2,5 - 3,5m, chiếm đa số là từ 1,5 - 2m và >2m, riêng đối
với kích thước mắt lưới thì từ 30 - 40 mm Còn đối với nghề lưới cào có công suất <90
CV thì chiếu dài lưới từ 15 - 19m, nhưng chiều dài lưới được ngư dân sử dụng nhiều
nhất là từ 17 - 18m, chiều sâu từ 0,8 - 2,5m và kích thước mắt lưới tương tự như lưới
cào có công suất > 90 CV từ 30 - 40mm
Riêng đối với nghề lưới rê thì chiều dài lưới dao động từ 4.300 - 5.800m, nhưng
chiều dài từ 4.500 - 5.000m chủ yếu được ngư dân ở đây sử dụng nhiều; chiều sâu của
lưới rê dao động từ 3 - 7,2m, nhưng 3 - 3,5m lại chiếm ½ ngư dân được phỏng vấn; còn
kích thước mắt lưới từ 30 - 1500 mm, nhưng đa số ngư dân ở đây sử dụng lưới rê có
kích thước từ 30 - 150 mm nhiều hơn Với thành phần loài cá ở Trần Đề rất đa dạng và
phong phú nên nơi đây có nhiều loại tàu với chiều dài, chiều sâu và kích thước mắt lưới
Trang 31N
4.3.6 Vấn đề lao động trong đánh bắt cá ven biển
Qua kết quả phỏng vấn 30 ngư dân thì số thành viên đánh bắt cá ven biển trên
trên tàu chiếm tỷ lệ cao nhất là 43% với số thành viên từ 5 - 6 người đa số là các tàu có
công suất nhỏ < 90 CV và từ 3 - 4 người chiếm tỷ lệ 30%, còn các tàu có công suất > 90
CV thì các số thành viên lại nhiều hơn chỉ chiếm 27% từ 7 - 8 người
4.4 Thông tin khác
4.4.1 Trả lương cho người lao động
Qua kết quả phỏng vấn 30 ngư dân ở ấp Cảng và ấp Giồng chùa ta thấy hai ấp
này điều trả lương cho người lao động khác nhau Đối với ấp Giồng Chùa, qua khảo sát
ta được 13 ngư dân trong tổng số 30 đều trả lương cho người lao động sau một chuyến
đánh bắt theo sản phẩm mà họ ra biển đánh bắt được Ngư dân ở ấp Giồng Chùa thường
trả lương theo hình thức là chia 8/2 (nếu thu nhập được 1 triệu sau một chuyến thì sẽ trả
cho người lao động là 200 ngàn đồng) Nguyên nhân có hình thức chia này là do thu
nhập mỗi chuyến thấp, mặc khác phải trừ các chi phí sinh hoạt và chi phí mua dụng cụ
(dầu, nhớt, nước đá,…) nên áp dụng hình thức này sẽ đảm bảo lợi nhuận cho chủ tàu
Với hình thức này thì có khoảng 43,33% số ngư dân được phỏng vấn sử dụng
Còn đối với ấp Cảng thì việc trả lương cho người lao động ngược lại, họ chủ yếu
trả lương theo sản phẩm (được 17 ngư dân trong tổng số 30) Với hình thức này thì
chiếm khoảng 56,67% số ngư dân được phỏng vấn sử dụng
4.4.2 Chi phí mua dụng cụ để đánh bắt
Mức đầu tư ban đầu cho việc khai thác bào gồm tàu, máy móc, lưới, xăng, dầu,
nước đá và một số trang thiết bị khác đủ cho việc hành nghề thủy sản Tùy theo hoàn
cảnh kinh tế của các hộ ngư dân mà họ trang bị nghề nghiệp khác nhau Những hộ khá
Trang 32giả, nguồn vốn tự có thường đóng mới con tàu, trang bị máy móc vá lưới mới nhằm khai
thác hiệu quả cao nhất, còn đối với những người thiếu thốn thì có thể mua lại tàu, trang
bị máy móc, lưới là có thể thể đánh bắt được
Bảng 0.2 Chi phí mua xăng (dầu) và nhớt trên một chuyến đi của nghề lưới cào
Nhìn sơ chi phí cho một chuyến thì ta thấy rõ ràng chi phí của tàu có công suất
lớn > 90 CV phải bỏ ra thì nhiều hơn tàu có công suất < 90 CV Ta thấy chi phí mua
xăng (dầu) đối với tàu có công suất < 90 CV có giá trị trung bình là 12.450 ± 2.649,95
ngàn đồng, chi phí tốn lớn nhất lên đến 15.000 ngàn đồng và ít nhất là 6.000 ngàn đồng;
nhưng chi phí mua nhiên liệu của tàu có công suất lớn > 90 CV lại lên đến 88 triệu và
thấp nhất là 33 triệu, giá trị trung bình 52.460 ± 1.9403,56 ngàn đồng, gấp hơn 5 lần so
với tàu có công suất < 90CV
Còn chi phí nhớt của tàu có công suất < 90 CV lớn nhất là 300 ngàn đồng và thấp
nhất là 130 ngàn đồng, có giá trị trung bình là 250,5 ± 46,52 ngàn đồng; nhưng chi phí
của tàu có công suất lớn > 90 CV 610 ± 31,62 ngàn đồng với giá trị trung bình và cao
nhất là 700 ngàn và thấp nhất là 600 ngàn, gấp gần 4 lần
Trang 33Qua bảng 4.3 ta thấy được tàu có công suất < 90 CV có chí phí mua xăng dầu
cao hơn chi phí mua nhớt Chi phí mua xăng (dầu) có giá trị trung bình 8.890 ±
1.018,84 ngàn đồng; chi phí cao nhất là 10.000 ngàn đối với xăng (dầu) và nhỏ nhất là
6.000 ngàn, còn đối với tàu có công suất < 90 CV thì lại thấp hơn nhiều, chi phí trung
bình 246,5 ± 183,67 ngàn đồng, cao nhất chỉ là 650 ngàn và thấp nhất là 120 ngàn
Không tốn chi phí mua xăng (dầu), nhớt mà ngư dân còn phải mua những chi tiêu khác
như nước đá, thực phẩm,…
Nhìn chung chi phí mua dụng cụ để đi đánh bắt phụ thuộc rất lớn vào giá xăng
(dầu), giá dầu ngày càng tăng cao sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của ngư dân và ảnh
hưởng đến sự phát triển của nghề KTTS, phần khác do sản lượng khai thác sụt giảm,
nên hầu hết tàu thuyền không dám ra khơi
4.4.3 Chi phí sửa chữa máy móc, tàu bị hư hỏng
Bảng 0.4 Chi phí sửa chữa máy móc, tàu, dụng cụ bị hư hỏng sau một chuyến đi
Đơn vị: 1 ngàn VNĐ/ 1 chuyến
Diễn giải
Công suất < 90 CV Công suất > 90 CV Công suất < 90 CV
Trung bình 1.290 ± 268,54 2.400 ± 459,47 790 ±132,92