Bảng 0.4 Chi phí sửa chữa máy móc, tàu, dụng cụ bị hư hỏng sau một chuyến đi
Đơn vị: 1 ngàn VNĐ/ 1 chuyến
Diễn giải
Lưới cào Lưới rê
Công suất < 90 CV Công suất > 90 CV Công suất < 90 CV
Trung bình 1.290 ± 268,54 2.400 ± 459,47 790 ±132,92
Lớn nhất 1.600 3.000 1.000
THẠCH SƠN NGỌC TUẤN 3113862 Trang 32
Qua bảng 4.4 ta thấy được chi phí sửa chữa máy móc, tàu cũng như dụng cụ bị hư hỏng sau một chuyến đi đánh bắt cũng khá cao. Đối với lưới cào có công suất lớn >90 CV thì chi phí trung bình để sửa chữa là 2.400 ± 459,47 ngàn đồng, chi phí lớn nhất 3.000 ngàn đồng và thấp nhất là 2.000 ngàn đồng; kế đến là còn tàu có công suất nhỏ <90 CV thì chi phí sủa chữa lớn nhất là 1.600 ngàn đồng và thấp nhất là 700 ngàn đồng và giá trị trung bình 1.290 ± 268,54 ngàn đồng; cuối cùng đối với tàu lưới rê giá trị trung bình là 790 ± 132,92 ngàn đồng, chi phí lớn nhất là 1.000 ngàn đồng và nhỏ nhất là 650 ngàn đồng.
Tóm lại, ta thấy chi phí mua nhiên liệu cũng như sửa chữa máy móc bị hư hỏng đối với nghề lưới cào với công suất > 90 CV luôn cao hơn lưới cào có công suất < 90 CV và nghề lưới rê.
Chi phí mua xăng (dầu) của nghề lưới cào với công suất < 90 CV dao động trong khoảng 6 - 15 triệu, chi phí nhớt từ 130 - 300 ngàn và chi phí sửa chữa máy móc, dụng cụ cũng như tàu bị hư hỏng sau chuyến đánh bắt từ 700 - 1.600 ngàn đồng. Còn đối với nghề lưới cào của tàu công suất lớn > 90 CV thì chi phí lại rất cao hơn nhiều so với tàu có công suất nhỏ, chi phí xăng (dầu) dao động trong khoản 33 - 88 triệu; còn chi phí mua nhớt từ 600 - 700 ngàn; chi phí sửa chữa chỉ từ 2 - 3 triệu sau một chuyến đánh bắt.
Riêng đối với nghề lưới rê thì chi phí dao động từ 6 - 10 triệu khi mua xăng (dầu), còn nhớt từ 120 - 650 ngàn đồng và chi phí sửa chữa từ 650 - 1.000 ngàn đồng.
Với chi phí mua nhiên liệu cũng như sửa chữa máy móc khi bị hư hỏng sau một chuyến đánh bắt của ngư dân thì mức độ khai thác của ngư dân ở đây không ổn định do nhiều yếu tố như: chi phí xăng (dầu) không ổn định, sản lượng loài ngày càng giảm nhiều so với trước.