Với tư cách là một ngành luật, Luật Hình sự có đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh riêng + Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự: là quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và n
Trang 1Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tập và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng của giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo
Nội dung hướng dẫn
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học Bao gồm các nội dung trọng tâm của
môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc kỹ năng cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học
Phần 2: Cách thức ôn tập Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tập kỹ
năng để đạt được những nội dung trọng tâm
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướng dẫn
cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc những nỗ lực
có thể được đánh giá cao trong bài làm
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chất minh
hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi
Trang 2PHẦN 1 CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 1 Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự Việt nam
- Khái niệm Luật Hình sự
- Các nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự
- Khoa học Luật Hình sự
Chương 2 Khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của Đạo Luật Hình sự Việt Nam
- Khái niệm Đạo luật Hình sự
- Cấu tạo của Bộ Luật Hình sự; cấu tạo của quy phạm pháp Luật Hình sự
- Hiệu lực của Bộ Luật Hình sự Việt Nam theo thời gian, theo không gian và hiệu lực hồi tố của Bộ Luật Hình sự
Chương 3 Khái niệm và phân loại tội phạm
- Khái niệm tội phạm: định nghĩa tội phạm theo Bộ Luật Hình sự Việt Nam, đặc điểm của tội phạm
- Phân loại tội phạm: Căn cứ phân loại tội phạm, xác định được 4 loại tội phạm (tội ít nghiệm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng)
Chương 4 Cấu thành tội phạm
- Các yếu tố của tội phạm
- Khái niệm, đặc điểm của các dấu hiệu cấu thành tội phạm
- Mối liên hệ giữa tội phạm và cấu thành tội phạm
- Phân loại cấu thành tội phạm và ý nghĩa của mỗi cách phân loại
Chương 5 Khách thể và đối tượng tác động của tội phạm tội phạm
- Khái niệm và ý nghĩa của khách thể
- Phân loại khách thể của tội phạm và ý nghĩa của mỗi loại
- Phân biệt đối tượng tác động của tội phạm với đối tượng tác động của tội phạm
Chương 6 Mặt khách quan của tội phạm tội phạm
- Khái niệm và ý nghĩa của mặt khách quan của tội phạm
- Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan
- Lý luận về quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quản trong Luật Hình sự
Chương 7 Chủ thể của tội phạm tội phạm
- Khái niệm và ý nghĩa của chủ thể của tội phạm
Trang 3- Các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự
- Khái niệm và ý nghĩa của chủ thể đặc biệt của tội phạm
- Nhân than người phạm tội và ý nghĩa của nó
Chương 8 Mặt chủ quan của tội phạm
- Khái niệm về mặt chủ quan của tội phạm
- Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi, động cơ, mục đích
- Sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đến trách nhiệm hình sự
Chương 9 Các giai đoạn thực hiện tội phạm
- Khái niệm về các giai đoạn thực hiện tội phạm
- Nội dụng và trách nhiệm hình sự của từng giai đoạn thực hiện tội phạm(chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tội phạm hoàn thành)
- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Chương 10 Đồng phạm
- Khái niệm và các dấu hiệu của đồng phạm
- Phân loại đồng phạm
- Các loại người đồng phạm
- Xác định trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm
Chương 11 Những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
- Khái niệm tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
- Phòng vệ chính đáng
- Tình thế cấp thiết
Chương 12 Trách nhiệm hình sự và hình phạt
- Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hình sự
- Cơ sở triết học và cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự
- Khái niệm, đặc điểm và mục đích của hình phạt
Chương 13 Hệ thống hình phạt và biện pháp tư pháp
- Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của hệ thống hình phạt
- Các loại hình phạt
- Biện pháp tư pháp
Chương 14 Quyết định hình phạt
Trang 4- Căn cứ quyết định hình phạt
- Quyết định hình phạt trong các trường hợp đặc biệt: Nhẹ hơn quy định của BLHS; trường hợp đồng phạm; trường hợp phạm nhiều tội; trường hợp có nhiều bản án
Chương 15 Miễn, giảm trách nhiệm hình sự và xóa án tích
- Khái niệm, các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự
- Khái niệm, điều kiện miễn hình phạt
- Khái niệm, điều kiện áp dụng các biện pháp miễn và giảm thời hạn chấp hành hình phạt
- Hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
- Vấn đề xóa án tích
Chương 16 Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội
- Các nguyên tắc cơ bản về xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành niên
- Các loại hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
- Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
- Giảm thời hạn chấp hành hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
- Xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội
Chương 17 Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người
- Phân tích được dấu hiệu pháp lý của một số tội cụ thể của nhóm tội này được quy định tại các điều 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108,
109, 120, 121, 122 Bộ luật Hình sự
Chương 18 Các tội xâm phạm sở hữu
- Phân tích được dấu hiệu pháp lý của một số tội cụ thể của nhóm tội này được quy định tại các điều 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145 BLHS
Chương 19 Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
- Phân tích được dấu hiệu pháp lý của một số tội cụ thể của nhóm tội này được quy định tại các điều 153 đến Điều 181 Bộ luật Hình sự
Chương 20 Các tội phạm về chức vụ
- Phân tích được dấu hiệu pháp lý của một số tội cụ thể của nhóm tội này được quy định tại các điều 278, 279, 280, 281, 282, 283, 284, 285, 289, 290, 291 Bộ luật Hình sự
Trang 5PHẦN 2 CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 1 Khái niệm, các nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự Việt nam
* Khái niệm Luật Hình sự (tập bài giảng trang 1 đến trang 5)
Luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam Với tư cách là một ngành luật, Luật Hình sự có đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh riêng
+ Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự: là quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước
và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm
+ Phương pháp điều chỉnh của Luật Hình sự là phương pháp quyền uy (Nhà nước là
chủ thể trực tiếp có quyền buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự; người phạm tội phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về hành vi mà mà họ đã thực hiện)
* Các nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự (tập bài giảng trang 5 đến trang 11)
- Định nghĩa nguyên tắc cơ bản của Luật Hình sự
- Các nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc nhân đạo; nguyên tắc dân chủ; nguyên tắc kết hợp chủ nghĩa yêu nước với tinh thần hợp tác quốc tế (nội dung, ý nghĩa của từng nguyên tắc)
* Khoa học Luật Hình sự: Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiện cứu,
mối liên hệ giữa khoa học Luật Hình sự với một số ngành khoa học khác
Chương 2 Khái niệm, cấu tạo và hiệu lực của Đạo Luật Hình sự Việt Nam
* Khái niệm Đạo luật Hình sự, khái niệm quy phạm pháp Luật Hình sự (tập bài
giảng trang 13, 14)
* Cấu tạo của Đạo Luật Hình sự Việt Nam (tập bài giảng trang 15 đến trang 18)
- Đạo Luật Hình sự được thể hiện dưới hình thức Bộ Luật Hình sự; được chia thành 2 phần: Phần chung và phần riêng Phần chung(10 chương quy định 3 vấn đề lớn: những điều khoản cơ bản, tội phạm và hình phạt) Phần riêng (gồm 14 chương quy định các tội phạm cụ thể và mức độ hình phạt được áp dụng)
- Cấu tạo của quy phạm pháp Luật Hình sự
* Hiệu lực của Bộ Luật Hình sự Việt Nam (tập bài giảng trang 19 đến trang 28)
* Hiệu lực của Bộ Luật Hình sự theo không gian (K1 Điều 5 Bộ Luật Hình sự 1999)
Cần xác định các vấn đề sau:
- Lãnh thổ Việt Nam theo Luật Hình sự gồm: Lãnh thổ tự nhiên, lãnh thổ mở rộng,
Lãnh sự quán, Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài
- Hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam:
+ Tội phạm được coi là thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam khi tội phạm ấy có một giai đoạn được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam
Trang 6+ Hành vi phạm tội trên lãnh thổ của các đối tượng: công dân việt nam,, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam, người nước ngoài Lưu ý đối với nhóm người được miễn trừ theo Khoản 2 Điều 5 Bộ Luật Hình sự
- Hành vi phạm tội xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam (Điều 6 Bộ Luật Hình sự 1999)
* Hiệu lực của Bộ Luật Hình sự theo thời gian (Khoản 1 Điều 7 Bộ Luật Hình sự 1999) Cầu xác định các vần đề:
- Thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của Bộ Luật Hình sự (Nghị quyết 32 xác
định thời điểm phát sinh hiệu lực của Bộ Luật Hình sự 1999; Nghị quyết số 33/2009/QH12 xác định điểm phát sinh hiệu lực của bộ luật sửa đổi bổ sụng 2009
- Vấn đề hiệu lực hồi tố trong Luật Hình sự Việt Nam
+ Hiểu hiệu lực hồi tố là gì: Hiệu lực hồi tố của Đạo luật Hình sự được hiểu là hiệu lực của đạo luật được áp dụng đối với hành vi phạm tội thực hiện trước khi đạo luật đó có hiệu lực thi hành
+ Trường hợp áp dụng: (khoản 3 Điều 7 Bộ Luật Hình sự 1999)
Chương 3 Khái niệm và phân loại tội phạm
* Khái niệm tội phạm: định nghĩa tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ Luật Hình sự
Việt Nam
* Đặc điểm của tội phạm (tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật, tính chất lỗi,
tính phải chịu hình phạt) Cần dựa vào các đặc điểm này để phân biệt tội phạm với các hành
vi vi phạm pháp luật khác
* Phân loại tội phạm: Khoản 2 Điều 8 Bộ Luật Hình sự phân chia tội phạm thành 4
loại (tội ít nghiệm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng) Làm rõ căn cứ phân loại tội phạm tại Khoản 2, điều 8
Lưu ý: để nhận biết một tội phạm cụ thể là loại tội gì theo cách phân loại tội phạm của Khoản 2, điều 8, chúng ta không căn cứ vào mức hình phạt mà một người bị áp dụng trên thực tế mà căn cứ vào vức cao nhất của khung hình phạt được quy định định trong Bộ Luật Hình sự đối với tội ấy
Chương 4 Cấu thành tội phạm (CTTP)
* Các yếu tố của tội phạm (tập bài giảng trang 44, 45)
Xét về mặt cấu trúc, một tội phạm bao gồm 4 yếu tố cấu thành, mỗi yếu tố có những dấu hiệu nhất định Cụ thể:
- Khách thể của tội phạm: là quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại Đối tượng tác động của khách thể
Trang 7- Mặt khách quan của tội phạm bao gồm các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, thời gian địa điểm, hoàn cảnh phạm tội
- Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể, đòi hỏi phải có 2 dấu hiệu bắt buộc: Năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, bao gồm lỗi, mục đích và động cơ phạm tội
* Khái niệm, đặc điểm của cấu thành tội phạm (tập bài giảng trang 45 đến trang 49)
- Khái niệm: Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đạc trưng
cho loại tội cụ thể được quy định trong Luật Hình sự
- Đặc điểm của các dấu hiệu cấu thành tội phạm: Các dấu hiệu trong cấu thành tội
phạm đều do luật định, có tính đặc trưng, có tính bắt buộc
- Những dấu hiệu bắt buộc luôn luôn được phản ánh trong mọi cấu thành tội phạm:
+ Quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại (thuộc khách thể của tội phạm)
+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội (thuộc mặt khách quan của tội phạm)
+ Lỗi (thuộc mặt chủ quan của tội phạm)
+ Năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi chịu trách nhiệm hình sự (thuộc chủ thể)
- Dấu hiệu không bắt buộc phải có trong mọi cấu thành tội phạm:
+ Đối tượng tác động của tội phạm (thuộc khách thể của tội phạm)
+ Hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, thời gian địa điểm, hoàn cảnh phạm tội (thuộc mặt khách quan của tội phạm)
+ Mục đích, động cơ phạm tội (thuộc mặt chủ quan của tội phạm)
* Ý nghĩa của cấu thành tội phạm (tập bài giảng trang 54 đến trang 56)
Ý nghĩa chính trị xã hội, ý nghĩa trong hoạt động lập pháp, hoạt động áp dụng pháp luật
* Phân loại cấu thành tội phạm và ý nghĩa của mỗi cách phân loại (tập bài giảng
trang 49 đến trang 54)
- Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được CTTP phản ánh
CTTP được phân thành: cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng, cấu
thành tội phạm giảm nhẹ
- Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc trong mặt khách quan của CTTP, CTTP được phân
thành: cấu thành tội phạm vật chất, cấu thành tội phạm hình thức
Chương 5 Khách thể và đối tượng tác động của tội phạm tội phạm
Trang 8* Khái niệm khách thể của tội phạm: là quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ và bị
tội phạm xâm hại (tập bài giảng trang 57, 59)
* Ý nghĩa của khách thể: (tập bài giảng trang 59, 60) Ý nghĩa về mặt chính trị xã hội, ý
nghĩa trong hoạt động lập pháp, hoạt động áp dụng pháp luật
* Phân loại khách thể của tội phạm và ý nghĩa của mỗi loại (tập bài giảng trang 60
đến trang 63): Khách thể chung; khách thể loại; khách thể trực tiếp
* Đối tượng tác động của tội phạm (tập bài giảng trang 63 đến trang 66) Làm rõ khái
niệm, các loại đối tượng tác động và ý nghĩa của đối tượng tác động
Chương 6 Mặt khách quan của tội phạm tội phạm
* Khái niệm và ý nghĩa của mặt khách quan của tội phạm (tập bài giảng trang 67, 68)
- Mặt khách quan của tội phạm là gì?
- Ý nghĩa của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan: định tội, định khung hình phạt, là tình tiết tăng năng giảm nhẹ khi quyết định hình phạt
* Các dấu hiệu cụ thể của mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi khách quan của tội phạm (tập bài giảng trang 68 đến trang 73) Nắm vững
các nội dụng sau: khái niệm, đặc điểm, hính thức thể hiện của hành vi khách quan; các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan của tội phạm
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: (tập bài giảng trang 73 đến trang 75) khái niệm, ý nghĩa pháp lý của hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
- Phương tiện phạm tội, phương, thủ đoạn phạm tội,thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội(tập bài giảng trang 77, 78)
* Lý luận về quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong Luật Hình sự (tập bài
giảng trang 75, 76)
Chương 7 Chủ thể của tội phạm tội phạm
* Khái niệm và ý nghĩa của chủ thể của tội phạm (tập bài giảng trang 80 đến 83)
- Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định
và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể
- Ý nghĩa: Không có chủ thể sẽ không có các yếu tố cấu thành tội phạm khác
* Các dấu hiệu của chủ thể của tội phạm (tập bài giảng trang 83 đến 91): Tuổi chịu
trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự
- Năng lực trách nhiệm hình sự: Khái niệm; tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 13 Bộ Luật Hình sự); năng lực trách nhiệm hình sự của người say
- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 Bộ Luật Hình sự)
Trang 9* Khái niệm và ý nghĩa của dấu hiệu chủ thể đặc biệt của tội phạm (tập bài giảng
trang 91 đến 93)
* Nhân thân người phạm tội trong Luật Hình sự (tập bài giảng trang 93 đến 95)
Khái niệm, phân nhóm đặc điểm nhân than người phạm tội, ý nghĩa của dấu hiệu nhân thân người phạm tội
Chương 8 Mặt chủ quan của tội phạm
* Khái niệm, ý nghĩa của mặt chủ quan của tội phạm (tập bài giảng trang 96, 97): Mặt
chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm Đó là những biểu hiện về mặt tâm lý của người phạm tội khi thực hiện tội phạm bao gồm: lỗi, động cơ, mục đích Phân tích ý nghĩa của mặt chủ quan trong việc định tội và lượng hình
* Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm Lỗi, động cơ, mục đích
- Lỗi (tập bài giảng trang 97 đến 106) Các nội dung cần nắm: Khái niệm lỗi, các hình thức lỗi, lưu ý nội dung của lý trí và ý chí trong từng hình thức lỗi
- Động cơ (tập bài giảng trang 106, 107): là động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội
- Mục đích (tập bài giảng trang 108 đến 110): là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội mong muốn đạt được khi thực hiện tội phạm
- Ý nghĩa pháp lý của lỗi, động cơ, mục đích trong việc xác định trách nhiệm hình sự:
ý nghĩa trong việc định tội, định khung và quyết định hình phạt
* Sai lầm và ảnh hưởng của sai lầm đến trách nhiệm hình sự (tập bài giảng trang 110
đến 113) Sai lầm về pháp luật, sai lầm về sự việc
Chương 9 Các giai đoạn thực hiện tội phạm
- Khái niệm về các giai đoạn thực hiện tội phạm (tập bài giảng trang 114 đến 117)
- Nội dụng và trách nhiệm hình sự của từng giai đoạn thực hiện tội phạm (tập bài giảng trang 118 đến 125)
+ Chuẩn bị phạm tội: Các dấu hiệu về mặt khách quan, chủ quan của chuẩn bị phạm tội Vấn đề trách nhiệm hình sự đối với chuẩn bị phạm tội
+ Phạm tội chưa đạt: Các dấu hiệu về mặt khách quan, chủ quan của giai đoan phạm tội chưa đat, phân loại phạm tội chưa đạt Vấn đề trách nhiệm hình sự đối với chuẩn bị phạm tội
+ Tội phạm hoàn thành: khái niệm, thời điểm của tội phạm hoàn thành và ý nghĩa
của việc xác định thời điểm của tội phạm hoàn thành Cần phân biệt thời điểm tội phạm hoàn thành với thời điểm tội phạm kết thúc
- Tự ý nửa chưng chấm dứt việc phạm tội:
Trang 10+ Khái niệm, điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
+ Trách nhiệm hình sự
Chương 10 Đồng phạm
- Khái niệm: Khoản 1 Điều 20 /Bộ Luật Hình sự 1999: "đồng phạm là trường hợp có
hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”
- Các dấu hiệu mặt khách quan và chủ quan trong đồng phạm (tập bài giảng trang
130 đến 135)
+ Ở mặt khách quan lưu ý các dấu hiệu về: Số lượng người tham gia, dấu hiệu hành
vi, dấu hiệu hậu quả
+ Ở mặt chủ quan lưu ý các dấu hiệu về: lỗi, động cơ, mục đích Lưu ý lỗi trong đồng phạm là lỗi cố ý, yếu tố lý trí và ý chí giữa những người đồng phạm phải có sự thống nhất
- Các loại người đồng phạm (tập bài giảng trang 135 đến 140)
Hành vi xúi giục phải trực tiếp, hành vi xúi giục phải cụ thể, người xúi giục phải có ý định
rõ ràng thúc đẩy người khác phạm tội
+ Người giúp sức:“Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm” Điều kiện của hành vi giúp sức là phải được tiến hành
trước khi tội phạm kết thúc Hành vi giúp sức có thể là: Giúp sức về vật chất, giúp sức về tinh thần, lời hứa hẹn trước sẽ che giấu người phạm tội, tang vật, dấu vết tội phạm được
xem là một dạng giúp sức về tinh thần
- Phân loại đồng phạm (tập bài giảng trang 140 đến 143)
+ Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan, đồng phạm được phân ra thành đồng phạm không
có thông mưu trước và đồng phạm có thông mưu trước
+ Căn cứ vào dấu hiệu khách quan, đồng phạm được chia thành đồng phạm giản
đơn và đồng phạm phức tạp
+ Phạm tội có tổ chức: Khoản 3 Điều 20 /Bộ Luật Hình sự 1999 "Phạm tội có tổ
chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm " Lưu ý dấu hiệu“sự cấu kết chặt chẽ" giữa những người đồng phạm
- Xác định trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm (tập bài giảng trang 143 đến 149)
Trang 11+ Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
+ Vấn đề xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm
+ Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm
Chương 11 Những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
- Khái niệm: tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi(tập bài giảng trang 152 đến 154)
- Phòng vệ chính đáng (tập bài giảng trang 143 đến 149)
+ Định nghĩa: Điều 15/Bộ Luật Hình sự 1999 Phòng vệ chính đáng là quyền của công
dân chứ không phải là nghĩa vụ Mục đích của phòng vệ nhằm ngăn chặn đẩy lùi hành vi tấn công, hạn chế bớt những thiệt hai mà hành vi tấn công gây ra hoặc đe dọa gây ra
+ Các điều kiện của phòng vệ chính đáng: Các điều kiện làm phát sinh quyền phòng vệ;
các điều kiện về nội dung và phạm vi phòng vệ
+ Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Khoản 2 Điều 15 /Bộ Luật Hình sự 1999)
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự
+ Phòng vệ tưởng tượng
- Tình thế cấp thiết (tập bài giảng trang 160 đến 162)
+ Định nghĩa: Điều 16/Bộ Luật Hình sự 1999
+ Các điều kiện của tình thế cấp thiết: Điều kiện về tính chất của sự nguy hiểm; điều
kiện về tính chất của hành vi khắc phục
+ Vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết (Khoản 2 Điều 16/Bộ Luật Hình sự 1999)
Chương 12 Trách nhiệm hình sự và hình phạt
- Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hình sự (tập bài giảng trang 166 đến 170)
+ Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm
+ Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất
+ Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân của người phạm tội trước Nhà nước + Trách nhiệm hình sự được xác định bằng trình tự đặc biệt được
+ Trách nhiệm hình sự được phân tích trong bản án có hiệu lực của Tòa án
- Cơ sở triết học và cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự (tập bài giảng trang 170 đến 172)
- Hình phạt (tập bài giảng trang 170 đến 172)
+ Khái niệm, đặc điểm của hình phạt
+ Mục đích của hình phạt: mục đích phòng ngừa riêng; phòng ngừa chung
Trang 12Chương 13 Hệ thống hình phạt và biện pháp tư pháp
- Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của hệ thống hình phạt (tập bài giảng trang 182 đến 188)
- Các loại hình phạt (tập bài giảng trang 188 đến 204) Trình bày nội dung và điều
kiện áp dụng của từng loại hình phạt sau: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung than, tử hình; Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản
- Biện pháp tư pháp (tập bài giảng trang 205 đến 216)
+ Khái niệm, đặc điểm của các biện pháp tư pháp
+ Các loại biện pháp tư pháp cụ thể:
Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm Đ41
Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại hoặc công khai xin lỗi
Bắt buộc chữa bệnh
Biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Chương 14 Quyết định hình phạt
- Khái niệm, ý nghĩa của quyết định hình phạt
- Căn cứ quyết định hình phạt (tập bài giảng trang 220 đến 242)
+ Quy định của Bộ Luật Hình sự
+ Tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
+ Nhân than người phạm tội
+ Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 46,
+ Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm (Điều 53 Bộ Luật Hình sự) + Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 50 BLHS)
+ Quyết định hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án (Điều 51 BLHS)
Chương 15 Miễn, giảm trách nhiệm hình sự và xóa án tích
Trang 13- Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự
- Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự: Đ19; Điều 23; khỏan 1, 2, 3 của Điều
25; Khoản 2 của Điều 69; (tập bài giảng trang 261 đến 269)
- Khái niệm, điều kiện miễn hình phạt (Điều 54 Bộ Luật Hình sự) (tập bài giảng
trang 269, 268)
- Án treo (tập bài giảng trang 270 đến 277)
+ Khái niệm và ý nghĩa của án treo
+ Các căn cứ cho hưởng án treo (Khoản 1 Điều 60/Bộ Luật Hình sự)
+ Điều kiện thử thác, hậu quả pháp lý khi vi phạm điều kiện thử thách của án treo + Áp dụng hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo
- Miễn chấp hành hình phạt
Khái niệm và Các trường hợp miễn chấp hành hình phạt: Khoản 1 Điều 55; Điều 57; khoản 2 Điều 58; khoản 2 và 3 Điều 76 BLHS (tập bài giảng trang 277 đến 284)
- Giảm thời hạn chấp hành hình phạt: Khái niệm và Các trường hợp giảm thời hạn
chấp hành hình phạt: Đ58; Đ59; k1 Đ76 BLHS (tập bài giảng trang 284 đến 287)
- Hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù:(Đ61, Đ62) (tập bài giảng trang 287,
+ Cách tính thời hạn để xóa án tích (Điều 67 Bộ Luật Hình sự)
Chương 16 Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội (tập bài giảng trang 292 đến 303)
- Các nguyên tắc cơ bản về xử lý hành vi phạm tội của người chưa thành niên
- Các loại hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
- Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
- Giảm thời hạn chấp hành hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội
- Xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội
Chương 17 Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người
* Tội giết người (điều 93)