1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ứng dụng hệ thống thông tin địa lý geographic information system (gis) trong việc phân tích dịch tễ học bệnh lở mồm long móng ở gia súc tại lào cai

93 278 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 25,64 MB

Nội dung

Để góp phần hiểu rõ hơn về dịch tễ bệnh LMLM trong tỉnh trong giai đoạn 2007 - 2014 chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý Geographic Inform

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-

NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ

GEOGRAPHIC INFORMATION SYSTEM (GIS) TRONG VIỆC PHÂN TÍCH DỊCH TỄ HỌC BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG Ở GIA SÚC TẠI LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành : THÚ Y

Mã số : 60.64.01.01

Người hướng dẫn khoa học :TS HUỲNH THỊ MỸ LỆ

TS PHAN QUANG MINH

HÀ NỘI-2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hương Giang

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn

nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp

Nhân dịp này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban

quản lý đào tạo và giảng viên khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã

giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại Trường

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy cô hướng dẫn: TS.Huỳnh

Thị Mỹ Lệ; TS.Phan Quang Minh đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong

quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Chi cục Thú y Tỉnh Lào cai,

Phòng Dịch tễ Chi cục Thú y và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong

suốt thời gian qua

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới người thân trong gia đình đã luôn giúp đỡ,

động viên giúp tôi hoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Tác giả

Nguyễn Thị Hương Giang

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT viii

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 3

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Giới thiệu chung 4

2.2 Lịch sử bệnh LMLM 4

2.2.1 Lịch sử bệnh 4

2.2.2 Tình hình dịch bệnh LMLM trên thế giới 5

2.2.3 Tình hình dịch bệnh LMLM ở Việt Nam 7

2.3 Virus gây bệnh Lở mồm long móng 12

2.3.1 Hình thái và cấu trúc của virus LMLM 12

2.3.2 Phân loại và phân bố của virus LMLM ở trên thế giới và Việt Nam 13

2.3.3 Đặc tính nuôi cấy của virus 14

2.3.4 Sức đề kháng 15

2.4 Một số đặc điểm cơ bản của bệnh LMLM 15

2.4.1 Loài vật mắc bệnh 15

2.4.2 Đường xâm nhập 16

2.4.3 Chất chứa mầm bệnh 16

2.4.4 Cơ chế sinh bệnh 17

2.4.5 Đường lây lan và nguồn bệnh 17

Trang 5

2.5 Triệu chứng- Bệnh tích 18

2.5.1 Triệu chứng: 18

2.5.2 Bệnh tích 19

2.6 Phương pháp chẩn đoán bệnh LMLM 19

2.6.1 Phản ứng ELISA 19

2.6.2 Kỹ thuật sinh học phân tử - kỹ thuật RT-PCR 21

2.7 VACXIN PHÒNG BỆNH LMLM 22

2.7.1 Vacxin vô hoạt formol keo phèn 22

2.7.2 Vacxin chế trên môi trường tế bào 22

2.7.3 Vacxin được sản xuất theo công nghệ gene 22

2.8 Khái quát về hệ thống thông tin địa lý tại (GIS) 24

2.8.1 Lịch sử hình thành của GIS 24

2.8.2 Hệ thống thông tin địa lý tại Việt Nam 25

2.8.3 Các thành phần của hệ thống thông tin địa lý: 26

PHẦN 3 NỘI DUNG - NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1 Nội dung nghiên cứu 28

3.2 Nguyên liệu 28

3.3 Phương pháp nghiên cứu 29

3.3.1 Phương pháp dịch tễ học nghiên cứu hồi cứu (Restrospective epidemiology study) 29

3.3.2 Phương pháp lấy mẫu 30

3.3.3 Phương pháp xét nghiệm 31

3.3.4 Phương pháp nghiên cứu bệnh - chứng (case - control study) 35

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

4.1 Điều tra tình hình phát triển chăn nuôi gia súc tại Lào Cai 2007-6/2014 38

4.2 Đặc điểm dịch tễ bệnh LMLM tại Lào Cai 40

Trang 6

4.2.1 Tình hình dịch LMLM tại Lào Cai từ 2007-6/2014 40

4.2.2 Phân bố dịch LMLM theo thời gian 43

4.2.3 Tỷ lệ mắc bệnh LMLM tại Lào Cai từ năm 2007-6/2014 46

4.2.4 Phân bố dịch LMLM tại Lào Cai theo không gian 50

4.2.5 Lây lan dịch theo không gian và thời gian 56

4.2.6 Kết quả chẩn đoán xét nghiệm 61

4.3 Xác định một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch LMLM ở gia súc tại Lào Cai 61

4.3.1 Gia súc nhập lậu từ Trung Quốc vào qua các lối mòn, lối mở 62

4.3.2 Do trình độ dân trí thấp nên không đưa gia súc đi tiêm phòng 63

4.3.3 Vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại chưa được người dân quan tâm 63

4.3.4 Tập quán chăn nuôi tả rông của dân tộc thiểu số 64

3.4.5 Nuôi chung nhiều gia súc với nhau 65

4.4 Đề xuất một số biện pháp phòng, chống dịch LMLM tại Lào Cai 66

V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68

KẾT LUẬN 68

ĐỀ NGHỊ 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang

Bảng 3.1.Tổng hợp địa điểm và số mẫu xét nghiệm 31

Bảng 3.2 Tổng hợp phiếu điều tra trong nghiên cứu bệnh chứng 36

Bảng 4.1 Số lượng gia súc của tỉnh Lào Cai qua các năm 39

Bảng 4.2 Tổng hợp số lượt xã có dịch LMLM theo các năm 2007-6/2014 43

Bảng 4.3.Tổng hợp tình hình bệnh LMLM theo các tháng tại Lào Cai từ 2007-2013 45

Bảng 4.4 Tỷ lệ mắc bệnh LMLM tại Lào Cai từ năm 2007-6/2014 46

Bảng 4.5 Tổng hợp dịch LMLM xảy ra ở lợn theo các năm 48

Bảng 4.6 Tổng hợp dịch LMLM xảy ra trên trâu, bò theo các năm 48

Bảng 4.7 Kết quả chẩn đoán xét nghiệm LMLM tại Lào Cai năm 2011 61

Bảng 4.8 Ảnh hưởng của việc gia súc nhập lậu qua các lối mở đến sự lây lan bệnh LMLM 62

Bảng 4.9 Ảnh hưởng của việc gia súc không được đưa đi tiêm phòng 63

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của việc vệ sinh khử trùng chuồng trại 64

Bảng 4.11 Ảnh hưởng của tập quán thả rông gia súc của đồng bào dân tộc 65

Bảng 4.12 Ảnh hưởng của tập quán nuôi chung nhiều gia súc với nhau 66

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang

Hình 2.1 Các thành phần của GIS 26

Hình 4.1 Biểu đồ số ổ dịch LMLM xảy ra theo các năm tại Lào Cai 2007-2013 44

Hình 4.2 Biểu đồ số ổ dịch LMLM xảy ra theo các tháng tại Lào Cai 2007-6/2014 45

Hình 4.3 Biểu đồ dịch LMLM xảy ra theo loài tại Lào Cai giai đoạn 2007-2013 49

Hình 4.4 Phân bố xã có dịch LMLM theo không gian tại Lào Cai năm 2007 50

Hình 4.5 Phân bố số hộ có dịch LMLM theo không gian tại Lào Cai năm 2007 51

Hình 4.6 Phân bố xã có dịch LMLM theo không gian tại Lào Cai năm 2009 51

Hình 4.7 Phân bố số hộ có dịch LMLM theo không gian tại Lào Cai năm 2009 52

Hình 4.8 Phân bố xã có dịch LMLM theo không gian tại Lào Cai năm 2010 52

Hình 4.9 Phân bố số hộ có dịch LMLM theo không gian tại Lào Cai năm 2010 53

Hình 4.10 Phân bố xã có dịch LMLM theo không gian tại Lào Cai năm 2011 53

Hình4.11 Phân bố số hộ có dịch LMLM theo không gian tại Lào Cai năm 2011 53

Hình 4.12 Phân bố xã có dịch LMLM theo không gian tại Lào Cai năm 2012 54

Hình 4.13 Phân bố số hộ có dịch năm 2012 55

Hình 4.14 Phân bố nơi có dịch năm 2013 55

Hìnhnh 4.15.Phân bố xã có dịch năm 2007-2009 57

Hìh 4.16 Phân bố xã có dịch năm 2009-2010 57

Hình 4.17 Phân bố xã có dịch năm 2010-2011 58

Hình 4.18 Phân bố xã có dịch năm 2011-2012 58

Hình 4.19 Phân bố xã có dịch năm 2012-2013 59

Hình 4.20 Phân bố xã có dịch LMLM theo ngày tại Lào Cai năm 2009 60

Trang 9

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

GIS Geographic Information System

ELISA Enzyme linked immuno-sorbent assay

OIE World Organisation for Animal Health

FAO Food and Agriculture Oganization

WHO Worlth Health Organization

LMLM Lở mồm long móng

CI Confidence Interval

WRLFMD World Reference Laboratory for Foot and mouth diease

RT-PCR Reatime Polymerase Chain Reaction

BKH 21 Baby Hamster Kidney

Direct Elisa Elisa trực tiếp

Indirect Elisa Elisa gián tiếp

Direct Sandwich Elisa Sandwich Elisa trực tiếp

Indirect Sandwich Elisa Sandwich Elisa gián tiếp

Enzyme Linked

Immunoserbent Assay

Phương pháp Elisa phát hiện kháng nguyên

LPB Liquid Phase Blocking Elisa: phương pháp elisa

phất hiện kháng thể BEI Binary Ethylenneimine DOE Double Oil Emlsion

CGIS Canada Geographic Information System

SYMAP Synagraphic Mapping System

Trang 10

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây ngành Thú y Việt Nam đã và đang có những tiến bộ vượt bậc về lĩnh vực chẩn đoán, xét nghiệm, nghiên cứu và phân tích dịch tễ Do đó, các biện pháp chống dịch bệnh được xây dựng dựa trên những

cơ sở khoa học và những bằng chứng thực tế Những kết quả nhất định đạt được như dịch cúm gia cầm, bệnh Lở mồm long móng (LMLM) đã dần được kiểm soát chỉ còn xảy ra ở phạm vi nhỏ lẻ

Dịch tễ học đóng vai trò quan trọ ng nhằm đảm bảo việc xây dựng và triển khai biện pháp phòng chống bệnh đạt hiệu quả Báo cáo dịch bệnh theo biểu mẫu chuẩn mực và quản lý số liệu hợp lý để công tác dịch tễ thú y đáp ứng được yêu cầu của công việc phòng chống dịch bệnh Các kỹ thuật về phân tích bản đồ dịch tễ cùng với việc sử dụng dữ liệu thông tin địa lý GIS giúp cho việc đánh giá đặc điểm tình hình dịch bệnh chính xác và hiệu quả hơn

Thực tế hệ thống thông tin địa lý( Geographic Information System gọi tắt là GIS) đã và đang được sử dụng ở rất nhiều lĩnh vực như khoáng sản, nhân y, giao thông, môi trường Trong Thú y GIS thường được dùng để tiến hành các phân tích dịch tễ học về tình hình dịch bệnh, chăn nuôi, di chuyển động vật, giám sát các nguy cơ rủi ro và mô hình hóa sự di chuyển gia súc, gia cầm Do đó các loại hình dịch bệnh và các yếu tố liên quan được hiểu một

cách rõ ràng hơn Do đó, nâng cao các hiệu quả phòng chống bệnh

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) là một hệ thống được thiết kế dùng để thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích, quản lý và hiển thị tất cả các dữ liệu có liên quan đến địa lý Nhờ những khả năng phân tích và xử lý đa dạng, hệ thống GIS hiện nay đã được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực Trong ngành thú y, GIS được sử dụng như

Trang 11

công cụ đặc biệt cho công tác giám sát dịch bệnh, phân tích dịch tễ và cảnh báo dịch bệnh (đặc biệt đối với một số bệnh nguy hiểm như Lở mồm long móng gia súc, cúm gia cầm và bệnh tai xanh lợn )

Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, hươu, nai Sự nguy hiểm của bệnh là khả năng lây lan rất nhanh, rất mạnh Sự lây lan không chỉ do tiếp xúc giữa động vật khỏe mạnh với động vật mắc bệnh mà còn qua nhiều đường kể cả qua không khí Vì vậy bệnh thường phát thành đại dịch gây thiệt hại về chăn nuôi, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội nhiều nước thuộc nhiều châu lục trên thế giới

Do tính chất nguy hiểm nên bệnh LMLM được Tổ chức Dịch tễ thế giới (OIE) quy định bắt buộc các nước thành viên phải khai báo Mọi quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm và có chương trình phòng chống bệnh LMLM

Trong quá trình toàn cầu hóa và đặc biệt là từ 01/01/1995 khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) bắt đầu hoạt động, thương mại, du lịch phát triển; bệnh LMLM cũng có xu thế lây lan khắp thế giới Việt Nam đã gia nhập WTO vào năm 2007, và tham gia khu vực mậu dịch tự do của các nước ASEAN (AFTA), cam kết thực hiện Hiệp định về công tác kiểm dịch động, thực vật Hơn nữa theo luật Thú y Quốc tế những nước đang có bệnh LMLM không được xuất khẩu nông sản sang các nước khác Vì vậy để phát triển chăn nuôi bền vững đem lại hiệu quả kinh tế, có đủ điều kiện tham gia thương mại quốc tế, việc an toàn bệnh LMLM gia súc là một vấn đề cấp thiết đối với tất cả các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

Chính vì thế để ngăn chặn dịch bệnh LMLM nước ta đã áp dụng biện pháp tiêm phòng vacxin cho gia súc và nó được đánh giá như là con đường sống còn đối với nước ta Mặc dù trong những năm gần đây báo cáo về tỷ lệ tiêm phòng ở các địa phương cao nhưng bệnh LMLM vẫn còn diễn biến hết

Trang 12

sức phức tạp Trong năm 2009 và đầu 2010 dịch LMLM bùng phát mạnh và lây lan rất nhanh trong đàn trâu, bò ở nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, một trong những vấn đề cấp thiết được đặt ra là điều tra dịch LMLM

Để góp phần hiểu rõ hơn về dịch tễ bệnh LMLM trong tỉnh trong giai

đoạn 2007 - 2014 chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Ứng dụng

hệ thống thông tin địa lý Geographic Information System (GIS) trong việc phân tích dịch tễ học bệnh lở mồm long móng (LMLM) của gia súc tại tỉnh Lào Cai ”

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Mô tả sự phân bố theo không gian và thời gian của các ổ dịch bệnh Lở mồm long móng tại Lào Cai giai đoạn 2007 – 2014

- Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan bệnh LMLM trên địa bàn tỉnh Lào Cai

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Kết quả từ đề tài này có thể được sử dụng để định hướng cho các nghiên cứu sau này và giúp cho việc xây dựng các chương trình khống chế dịch trong tỉnh

Phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu này cũng có thế được áp dụng cho việc phân tích số liệu các dịch bệnh truyền nhiễm khác trong tỉnh

Trang 13

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu chung

Lở mồm long móng (LMLM) còn có tên khác (Apthaeepizooticae, Foot and Mouth Disease (FMD) – Anh, Khẩu đề dịch – Trung Quốc)

Bệnh LMLM là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan nhanh, mạnh đối với các loài động vật móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu, lạc đà… Bệnh do một loại virus hướng thượng bì gây ra với những đặc điểm đặc trưng là sốt, hình thành những mụn nước ở miệng, lưỡi, vành móng, kẽ móng, chân và vú ở các loài động vật cảm thụ (Nguyễn Hữu Phước, 1978)

Mặc dù bệnh LMLM xuất hiện đôi khi như là bệnh nhẹ, tỷ lệ tử vong thấp nhưng bệnh lại lây lan nhanh có thể gây ra những ổ dịch lớn nên sự thiệt hại về kinh tế rất trầm trọng Theo số liệu của Tổ chức dịch tễ thế giới (OIE), bệnh LMLM gây sảy thai khoảng 25% ở động vật có chửa, làm giảm sản lượng thịt 25%, giảm sản lượng sữa 50% và ở cừu năng suất lông giảm 25% ( Văn Đăng Kỳ và Nguyễn Văn Thông, 2001)

Do tính chất nguy hiểm nên bệnh LMLM được OIE quy định bắt buộc các nước thành viên phải khai báo (Cục thú y, 2003)

2.2 Lịch sử bệnh LMLM

2.2.1 Lịch sử bệnh

Cuối thế kỉ 19, bệnh LMLM đã lây lan nhanh chóng khắp Châu Âu và

có hàng chục triệu bò mắc bệnh, kèo dài đến hàng chục năm không kiểm soát được (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978)

Từ đầu thế kỉ 20 trở đi, bệnh LMLM đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới: Châu Mỹ: Mỹ (1902, 1908, 1914, 1929), Mêhicô (1946 - 1954), Canada (1952) và một số nước ở Nam Mỹ như: Argentina (1953) Châu Phi bệnh

Trang 14

thường xảy ra ở Bắc Phi và Nam Phi (Trần Thanh Phong, 1997) Ở Châu Âu: Năm 1951 có luồng dịch phát sinh từ Tây Đức lan sang Hà Lan, Bỉ, Luxemburg, Pháp, Anh, Ý, Áo, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Ba Lan và kéo dài đến năm 1953, 1954 Ở Châu Á: Bệnh phát ra ở Ấn Độ (1929, 1952…), Myanmar (1948), Thái Lan (1952), Indonesia (1952), Trung Quốc (1951), Campuchia (1931 - 1946, 1952) (Nguyễn Hữu Phước, 1978)

Diễn biến dịch LMLM trong những năm 60 thế kỉ 20 rất trầm trọng, trung bình mỗi năm có 4000 ổ dịch Đến những năm 70, bệnh có xu hướng giảm ở Châu Âu, Châu Mỹ, nhưng vẫn phổ biến ở Châu Phi (Mauritania, Senegal, Liberia, Tanzania, Nigeria…) và Châu Á (Indonesia, Malaysia, Thái Lan…)

2.2.2 Tình hình dịch bệnh LMLM trên thế giới

Vào những năm 80, dịch LMLM có mặt ở nhiều châu lục Theo thông

báo của OIE và FAO trong 5 năm (1981 - 1985) dịch đã xuất hiện ở 80 nước

Ở Châu Âu có 804 ổ dịch tại 12 quốc gia do virus thuộc type O, A và C gây

ra Năm 1985, dịch LMLM do virus type Asia1 xảy ra ở Hi Lạp Ở Châu Á dịch đã có mặt ở 11 nước và hầu hết các ổ dịch cũng do virus type Asia1 Ở Châu Phi dịch gây thiệt hại ở nhiều nước, đặc biệt là Kenia và Ethiopia (1984

- 1985) chủ yếu do type C gây ra

Năm 1989 dịch xảy ra ở 53 nước thuộc 4 châu lục: Á, Âu, Phi và Nam

Mỹ Theo OIE trong những năm 1990 bệnh LMLM đã được cải thiện rõ rệt ở

một số khu vực trên thế giới, nổi bật là Châu Âu, một số nước Đông Nam

Châu Á và Bắc Mỹ ít xảy ra dịch

Ở Châu Âu, bệnh LMLM gần như đã được thanh toán, chỉ có một số

nước báo cáo có dịch trong những năm 1990 là Ý, Bulgari, Nga và Hy Lạp

Từ 1996 - 1998 một chủng mới thuộc type A của virus LMLM được phát hiện ở Iran sau đó lan sang Thổ Nhĩ Kỳ Theo báo cáo của WRLFMD ở

Trang 15

Pirbright, trong năm 1998 và 6 tháng đầu năm 1999, nhiều nước thuộc khối cộng đồng Châu Âu đã thanh toán được bệnh

Ở Châu Á, trong những năm 90 xuất hiện virus thuộc type O, Aisa 1 tại Pakistan, Myanmar; type O, A tại Neppal, Buhtan; type A tại Thái Lan… Tháng 03/1997 dịch đã bùng phát trên toàn bộ lãnh thổ Đài Loan nước này đã phải tiêu hủy hết lợn, gây tổn thất nghiêm trọng đến kinh tế

Ở Châu Phi, trong những năm của thập kỷ 90, type O tiếp tục gây bệnh ở Trung Cận Đông, Tây Phi, Gambia, Senegal, Uganda, Tanzania và Malawi Người ta cũng phân lập được virus type SAT2 từ bệnh phẩm của Uganda và Zambia; type O, SAT1, SAT2 từ Kenia

Năm 2000, dịch xảy ra ở Đài Loan (18/02/2000) trên dê được xác định do virus tương tự O/Taiwan/99; Nhật Bản (08/03/2000) trên bò; Hàn Quốc (20/03/2000) trên bò do virus LMLM gây nên thuộc type O/TAW/99 và O/Kinmen/TAW/99; Liên Bang Nga (10/04/2000) trên lợn do virus type O gây ra; Mông Cổ (14/04/2000) trên cả bò, dê, cừu, lạc đà đều được xác định

do virus type O Cũng trong năm 2000, Hi Lạp thông báo có 14 ổ dịch xảy ra tại nước này, trong đó đáng chú ý là có 12/14 ổ dịch xảy ra ở các tỉnh giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ (Bùi Quang Anh và Hoàng Văn Năm, 2001)

Năm 2001, dịch LMLM do type O tái bùng phát ở Châu Âu gây tổn thất nặng nề đặc biệt là ở Anh Tính đến cuối tháng 04/2001, Chính phủ Anh

đã chi phí cho việc tiêu hủy gia súc bệnh, dập dịch, cộng với những thiệt hại

do dịch gây ra lên đến 14 tỷ đô la Mỹ Sau đó, dịch xảy ra ở một loạt các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á Tính đến tháng 07/2001, có trên 20 nước xảy ra dịch LMLM ( Văn Đăng Kỳ, 2002)

Trong năm 2002, phòng thí nghiệm tham chiếu thế giới về bệnh LMLM (WRLFMD) tại Pirbright, Vương Quốc Anh đã phân lập được virus virus type O từ Ả Rập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran; type A được phân lập từ Thổ Nhĩ Kỳ, Irắc và Iran; type Asia 1 từ Iran Tháng 02/2002, 21 ổ dịch

Trang 16

LMLM type O đã xuất hiện tại miền Tây Mông Cổ Tháng 05 - 06/2002 xuất hiện 16 ổ dịch LMLM lợn type O tại Hàn Quốc (Phan Quang Minh, 2003)

Có 48 nước báo cáo dịch LMLM trong năm 2004 với các type virus gây bệnh khác nhau theo vùng địa lý

Từ 01 - 11/2005, bệnh LMLM đã xảy ra ở Brazil (type O), Colombia (type A), Nga (type Asia 1), Trung Quốc (type Asia 1), Hồng Kông (type Asia 1), Mông

Cổ (type Asia 1), ở Botswana (type SAT 2), ở Congo (SAT 1, 2, 3 và A)

Trong năm 2005 và đầu năm 2006, các nước trước đây có các vùng được công nhận là sạch bệnh LMLM có hoặc không áp dụng biện pháp tiêm phòng như Brazil, Argentina và Bostwana thì nay lại báo cáo xuất hiện các ổ dịch mới (Tô Long Thành và cộng sự, 2006)

2.2.3 Tình hình dịch bệnh LMLM ở Việt Nam

Ở Việt Nam, ổ dịch LMLM đầu tiên được phát hiện ở Nha Trang năm

1898, sau đó bệnh lan rộng ra cả 3 miền Bắc, Trung, Nam (Nguyễn Hữu Phước, 1978)

Trong 2 năm 1921 - 1922 có 690 ổ dịch nổ ra ở các tỉnh phía Bắc làm 13.018 trâu, bò và lợn mắc bệnh, trong đó 446 con chết

Ở Trung Bộ và Bắc Trung Bộ, dịch đã gây nhiều thiệt hại Năm 1921 -

Trang 17

Năm 1960, dịch phát ra ở 9 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), sau

đó trong nhiều năm không thấy xuất hiện lại ở các tỉnh phía Bắc

Nhờ các biện pháp phòng chống dịch triệt để từ năm 1961 - 1992 ở các tỉnh phía Bắc không có dịch LMLM

Năm 1969 - 1970, ở miền Nam bệnh dịch xảy ra lại nghiêm trọng trên đàn trâu khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn, từ đó lây ra các tỉnh lân cận và tấn công vào 5 trại lợn công nghiệp ở Nam Bộ

Năm 1975, dịch LMLM xảy ra liên tiếp ở 17 tỉnh phía Nam từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào tới các vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Từ 1976 - 1983, theo số liệu thống kê của Cục Thú y, đã có 98 ổ dịch ở các tỉnh phía Nam làm 26.648 trâu, bò và 2.919 lợn bị bệnh Riêng năm 1983, các ổ dịch trâu, bò đã lan sang một trại lợn công nghiệp ở huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai làm hơn 2.200 lợn bị bệnh

Trong những năm cuối thập kỉ 80, một số tỉnh phía Nam như An Giang, Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Tháp thường xuyên bị dịch LMLM do lây lan từ Campuchia sang Năm 1989, riêng tỉnh Đồng Nai có 3 huyện là Long An, Long Thành và Xuyên Lộc bị dịch kéo dài từ đầu tháng 05 đến giữa tháng 10 làm 3.514 trâu, bò bị bệnh

Năm 1990, dịch cũng xuất hiện ở 4 huyện thuộc tỉnh Thuận Hải làm hơn 7.500 trâu, bò bị bệnh Dịch cũng xảy ra ở huyện Lộc Ninh tỉnh Sông Bé làm 100 trâu, bò bị ốm, không cày kéo được

Năm 1992, dịch phát tại Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh và những năm sau đó, bệnh có mặt ở cả 3 miền đất nước

Theo Trần Hữu Cổn (1996) năm 1993, dịch đã lan rộng ra trên địa bàn

122 xã của 18 huyện thuộc 6 tỉnh bao gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu, với tổng số 32.260 trâu, bò và 1.612 lợn bị bệnh

Trang 18

Năm 1995, bệnh LMLM đã xảy ra liên tiếp trên địa bàn 107 huyện của

26 tỉnh làm cho 236.000 trâu, bò và 11.000 lợn bị bệnh (Lê Minh Chí, 2000)

Năm 1999, trong lúc vẫn tồn tại một số ổ dịch cũ ở các tỉnh miền Trung

và miền Nam thì đợt dịch mới lây lan từ Trung Quốc đã tấn công các tỉnh giáp biên Cao Bằng là tỉnh đầu tiên bị dịch (tháng 06/1999) và sau đó dịch lây lan

ra nhiều tỉnh khác ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam Tính đến ngày 10/03/2000,

đã có 58 tỉnh có dịch, làm 297.808 trâu, bò và 36.530 lợn bị bệnh Đặc biệt lần này dịch phát ra ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng sau gần 40 năm an toàn dịch bệnh, gây ảnh hưởng lớn cho vùng nguyên liệu xuất khẩu

Năm 2001 bệnh LMLM chỉ xảy ra ở 16 tỉnh, thành phố với 3.976 trâu,

bò mắc bệnh

Năm 2002 bệnh LMLM xảy ra ở 26 tỉnh, thành phố với 10.287 trâu, bò mắc bệnh

Năm 2003 bệnh LMLM xảy ra ở 38 tỉnh, thành phố; trong đó 28 tỉnh có

dịch LMLM trâu, bò, 28 tỉnh có dịch ở lợn (có 18 tỉnh dịch xảy ra ở cả trâu

bò và lợn), với tổng số 20.303 trâu, bò, 1.178 dê và 3.533 lợn mắc bệnh Các

tỉnh có số trâu, bò mắc bệnh nhiều như: Quảng Trị, Phú Yên, Đắc Lắc, Khánh Hoà, Gia Lai, Hà Giang

Năm 2004 (đến tháng 08/2004) dịch xảy ra ở 577 xã phường, 169

huyện, thị của 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, (trong đó 32 tỉnh có

dịch LMLM trâu, bò; 22 tỉnh có dịch ở lợn; 16 tỉnh dịch xảy ra ở cả trâu, bò

và lợn), với tổng số 25.658 trâu, bò, 1.555 lợn và 127 dê mắc bệnh Dịch xảy

ra ở cả 3 miền: Bắc, Trung, Nam

Năm 2005, dịch LMLM xảy ra ở 408 xã, phường của 160 quận, huyện thuộc 37 tỉnh, thành phố; với 28.241 trâu, bò, 3.976 lợn và 81 dê mắc bệnh Năm 2006, dịch LMLM đã xảy ra ở nhiều nơi trong cả nước, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi, Bộ NN & PTNT đã chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp đồng bộ và quyết liệt, nên số gia súc mắc bệnh giảm so với năm trước

Trang 19

Năm 2007, do thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh LMLM, nhất là Chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh LMLM, các tỉnh vùng khống chế và vùng đệm đã triển khai tiêm phòng vaxcin đúng chủng loại vaxcin, kết quả đạt tỷ lệ cao, nên từ cuối tháng 08/2007 - đầu tháng 11/2007,

cả nước không có dịch LMLM xảy ra, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc

Năm 2008: Dịch LMLM đã xảy ra tại 122 xã, phường của 43 huyện,

quận của 14 tỉnh thành làm 2.408 con trâu, bò và 67 con lợn mắc bệnh Tổng

số gia súc chết và tiêu hủy là 218 trâu, bò và 39 lợn

Dịch xảy ra chủ yếu trên đàn trâu, bò, tuy nhiên mức độ dịch đã giảm

rõ rệt về phạm vi (số tỉnh, huyện, xã) cũng như số lượng gia súc mắc bệnh và giết hủy so với năm 2007

Type virus gây bệnh: hầu hết các ổ dịch LMLM năm 2008 xảy ra là do type O Tháng 12/2008 virus type A đã xuất hiện tại Nghệ An

Năm 2009: Dịch đã xảy ra ở 229 xã, phường thuộc 87 huyện, quận của

27 tỉnh, thành phố với tổng số 7.861 con trâu, bò mắc bệnh, 432 con phải tiêu hủy; trên lợn, dịch xảy ra ở 35 xã, phường thuộc 23 huyện, quận của 16 tỉnh, thành phố làm 499 con lợn mắc bệnh LMLM, 429 con phải tiêu hủy

Tháng 09/2009, dịch xảy ra trên quy mô rộng, trong tháng xuất hiện trên 90 ổ dịch, sau đó số ổ dịch giảm dần

Về type virus gây bệnh: hầu hết các ổ dịch LMLM xảy ra trong năm

2009 là do type O; type A xuất hiện ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Bắc Giang, Kon Tum và Long An (Bộ NN&PTNN, 2010)

Năm 2010, dịch đã xảy ra ở 290 xã thuộc 99 huyện của 26 tỉnh, thành phố là Bắc Ninh, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ

An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng với tổng số 16.161 con trâu, bò mắc bệnh, 401 con trâu bò tiêu hủy, trong đó có

Trang 20

39 xã thuộc 30 huyện của 14 tỉnh, thành phố có lợn bị mắc bệnh LMLM, với tổng số 1.670 con lợn mắc bệnh, 848 con phải tiêu hủy

Hầu hết các ổ dịch LMLM năm 2010 là type O

Năm 2011 dịch xảy ra ở 1.809 xã, phường thuộc 239 huyện của 35

tỉnh là Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An,Tiền Giang,

Vĩnh Long, Sóc Trăng Tổng số gia súc mắc bệnh 140.979 con trâu bò lợn, dê trong đó có 74.256 con trâu, 22.965 con bò và 42.134 con lợn; 1.624 con dê Tổng số gia súc bị chết và tiêu hủy là 39.228 con trong đó 6.217 con trâu, 805 con bò, 31.993 con lợn và 213 con dê phải tiêu hủy

Năm 2012: dịch lở mồm long móng đã xuất hiện ở 59 xã, phường,

thuộc 29 huyện của 12 tỉnh: Đắc Lắc, Đắc Nông, Hà Giang, Hà Nam, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Thái Bình và Thanh Hoá Tổng số gia súc mắc bệnh là 226 trâu, 112 bò và 2979 lợn; số gia súc chết và tiêu huỷ là 12 trâu, bò và 1222 lợn

Năm 2013 dịch LMLM xảy ra tại 54 xã, phường của 19 huyện, quận thuộc 6 tỉnh là Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Sơn La, Thanh Hóa, Long An và Phú Yên làm 2.144 con gia súc mắc bệnh (trong đó trâu chiếm 5,78%, bò chiếm 23%

và lợn chiếm 71,22%) Số gia súc tiêu hủy là 606 con, gồm 28 con trâu, 106 con bò và 472 con lợn Một số tỉnh khác như Nghệ An Đắc Lắc, Lâm Đồng, Tiền Giang, Cà Mau cũng có phát sinh ổ dịch nhưng ở diện nhỏ lẻ, rải rác Đáng lưu ý là dịch LMLM týp A đã xảy ra tại 5 xã, phường thuộc 3 huyện, thị

xã (TX Hồng Lĩnh và, Can Lộc, Nghi Xuân) làm cho 377 con gia súc mắc

bệnh (129 trâu, 246 bò và 02 lợn); chết, tiêu hủy là 6 con Rất khó khăn trong

Trang 21

công tác phòng, chống dịch Chương trình quốc gia của nước ta chi sử dụng type O Muốn chống dịch phải sử dụng vacxin đa giá với giá thành cao

Trong 4 tháng đầu năm 2014, cả nước đã xuất hiện 48 ổ dịch tại 48 xã thuộc 21 huyện, thị xã của 10 tỉnh gồm Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn

La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum và Yên Bái làm 2.350 con gia súc mắc bệnh (gồm 1.386 con trâu, 838 con bò, 102 con lợn và 24 con dê); số gia súc chết và tiêu hủy là 95 con (gồm 14 con trâu, 10 con bò, 47 con lợn và 24 con dê) Các ổ dịch phát sinh chủ yếu là do gia súc không rõ nguồn

gốc xuất xứ, được đưa từ vùng có ổ dịch cũ (typ O, A) vào địa bàn (Hà Tĩnh,

Nghệ An, Sơn La, ) hoặc được vận chuyển bất hợp pháp qua biên giới vào

trong nước tiêu thụ (Cao Bằng); trong khi đó việc tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn gia súc trên địa bàn chưa đảm bảo (tiêm không đạt tỷ lệ) tạo thuận lợi

cho dịch lây lan

2.3 Virus gây bệnh Lở mồm long móng

2.3.1 Hình thái và cấu trúc của virus LMLM

Virus LMLM thuộc họ Picornavirideae, giống Apthovirus (Nguyễn

Vĩnh Phước, 1978)

Virus LMLM là loại virus nhỏ nhất, có thể qua được các máy lọc Berkefeld, Chamberland và màng lọc Seitz (Nguyễn Như Thanh và cộng sự, 2001) Dưới kính hiển vi điện tử, virus thường có hình cầu, đường kính 20 –

28 nm, gồm 20 mặt đối xứng, 30 cạnh và 12 đỉnh

Hạt virus chứa 30% acid nucleic, đó là một đoạn ARN chuỗi đơn, hợp thành bởi 8000 bazơ có hệ số sa lắng là 35S, không có tính sinh kháng thể và đặc tính kháng nguyên nhưng có vai trò trong quá trình gây nhiễm (Hyattsville M.D, 1991) Vỏ capxit của virus có hơn 60 đơn vị (capsome) Mỗi capsome có 4 loại protein cấu trúc giống nhau là VP1, VP2, VP3 và VP4 VP1, VP2 và VP3 tạo nên một bề mặt của khối 20 mặt đối xứng còn

Trang 22

VP4 là protein ở bên trong capxit, kết dính ARN virus với mặt trong của capxit VP1 ở ngoài cùng tham gia vào việc cố định virus trên những tế bào, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc gây bệnh, đồng thời là loại kháng nguyên chính tạo ra kháng thể chống lại bệnh LMLM

Virus LMLM thuộc loại không có vỏ bọc, lớp ngoài cùng cấu tạo bởi một lớp lipit do đó chúng có sức đề kháng cao với các dung môi hữu cơ (cồn, ete…)

2.3.2 Phân loại và phân bố của virus LMLM ở trên thế giới và Việt Nam

Virus LMLM thuộc họ Picornavirideae, giống Apthovirus Virus LMLM có 2 đặc tính đặc biệt liên quan đến dịch tễ học đó là: tính có đa type

và tính dễ biến đổi kháng nguyên

Virus LMLM có 7 type khác nhau gồm: O, A, C, SAT1, SAT2, SAT3

và ASIA1 Các type này có tính kháng nguyên khác nhau, có độc lực khác nhau và không gây miễn dịch chéo cho nhau Những virus này luôn biến đổi tạo thành các subtype mới Hiện nay đã phát hiện hơn 70 subtype khác nhau

Virus LMLM type O được chia thành 11 subtype có tính kháng nguyên khác nhau Type A là type có tính kháng nguyên đa dạng nhất có đến

32 subtype đã được xác định từ đầu những năm 1970 Các virus type C phân lập ở Châu Âu, Nam Mỹ đầu tiên được chia thành 5 subtype dựa trên mối tương quan từ sự kết hợp bổ thể Type Asis1 xem là có tính kháng nguyên ít

đa dạng nhất so với các type O, A, C, chỉ có 3 subtype được xác định từ những năm 1960 (Hội Chăn nuôi Đài Loan, 1997) Các type SAT1, SAT2, SAT3 có các subtype lần lượt là 7, 3, 4

Theo tài liệu định loại năm 1962 (FAO) thì các type chính nói trên phổ biến trong vùng nhất định Ở Châu Âu chỉ có các type O, A, C (type O ở trâu,

bò, type C có nhiều ở lợn, type A tương đối phổ biến ở các loài) Các type SAT chỉ có ở Châu Phi (Nam, Trung, Đông Phi, Xu Đăng và Ai Cập), phổ biến nhất là SAT1, mới đây cũng thấy SAT1 ở Trung Cận Đông (Irắc, Israel,

Trang 23

Xyri ) Type Asia1 gặp ở Cận Đông, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Hồng Kông Type O thấy phổ biến ở Đông Nam Á (OIE SEAFMD RCU, 2000), (Oudridge E.J, 1987)

Tại Việt Nam căn cứ vào kết quả phân tích gen của một số virus LMLM được Cục Thú y gửi sang Phòng thí nghiệm tham chiếu LMLM tại Pirbright (Anh) cho thấy : Virus LMLM serotyp O hiện có 3 topotyp có nguồn gốc từ Đông Nam Á đang lưu hành trong đó : topotyp SEA gây bệnh cho nhiều loài có thể hiện diện ở Việt Nam từ nhiều năm nay ; topotyp Cathay

có nguồn gốc từ Hồng Kông chỉ gây bệnh cho lợn, lần đầu tiên phát hiện tại Đồng Tháp (1995); topotyp ME-SA có nguồn gốc từ Trung Đông và Nam Á gây bệnh cho nhiều loài, lần đầu tiên phát hiện tại Quảng Nam (1999) Virus LMLM serotyp A đang lưu hành ở phía Nam thuộc topotyp Asia, được phát hiện đầu tiên tại Ninh Thuận và Bình Định (09/2004) Serotyp Asia1 phát hiện đầu tiên vào 10/2005, có nguồn gốc từ Myanmar (Tô Long Thành và cộng sự, 2006)

2.3.3 Đặc tính nuôi cấy của virus

Virus LMLM có tính hướng thượng bì, do đó thường nuôi cấy virus trên :

- Tổ chức da sống (thượng bì), như tổ chức da của thai lợn, bò, chuột con

- Thượng bì lưỡi bò trưởng thành (tổ chức thích hợp nhất), sau nhiều lần tiếp đời, độc lực của virus vẫn giữ được đối với bò và với động vật thí nghiệm

- Môi trường tế bào tốt nhất là lấy từ tuyến yên của bò hoặc lợn, thận bê hoặc cừu non, hoặc dòng tế bào có độ mẫn cảm

Theo Geoffrey W., 1989, WRLFMD trong năm 1973 đã nuôi cấy 140 chủng virus LMLM, gần 120 chủng này đã sinh trưởng phù hợp trong môi trường BHK 21 (Baby Hamster Kidney) Hiện nay môi trường BHK 21 được

áp dụng thường xuyên nhất trong việc nuôi cấy phân lập virus LMLM

Trang 24

2.3.4 Sức đề kháng

Sức đề kháng của virus đối với ngoại cảnh tương đối mạnh, tùy thuộc vào chất chứa của nó, đặc biệt khi nó dính vào các chất khô và những chất protein

Virus bị bất hoạt ở nhiệt độ >500C (Chinsangaram J., 2001), ở nhiệt độ

600C - 700C virus sẽ bị chết sau 5 - 15 phút, ở 1000C virus chết ngay Nhiệt độ lạnh virus tồn tại khá lâu: trong tủ lạnh virus có thể tồn tại 425 ngày

Virus bền vững trong khoảng pH = 7 - 7,7, nhanh chóng bị vô hoạt ở

pH cao (pH > 9) hoặc thấp (pH < 6) và hoàn toàn mất hoạt tính ở môi trường

Trang 25

Loài động vật một móng như: ngựa, la, lừa, gia cầm, chim không mắc bệnh, nhưng có thể gây bệnh cho vịt được

Voi, lạc đà, sơn dương, nhím, linh trưởng (khỉ) cũng mắc bệnh Các loài bò rừng (Bison bonasus), trâu rừng (yak), lợn rừng, lạc đà, nhiều loài sơn dương, nhiều loài nhai lại hoang dã (nai, hoẵng ) cảm thụ bệnh và có thể trở thành nguồn bệnh cho vật nuôi

- Trong thí nghiệm: Đường nội bì có hiệu quả nhất Ở bò và lợn thường

hay tiêm vào nội bì niêm mạc lưỡi, ở chuột lang tiêm vào nội bì gan bàn chân Ngoài ra còn có những đường tiêm khác như: tiêm bắp, dưới da, tĩnh mạch… nhưng lại cho kết quả không chắc chắn và đòi hỏi liều virus cao hơn

2.4.3 Chất chứa mầm bệnh

Virus có nhiều trong các bệnh tích đặc hiệu các mụn nước, dịch mụn nước, màng bọc mụn trên con vật mắc bệnh Độc lực của virus xuất hiện sớm nhất ở nước dãi (10 giờ sau khi nhiễm virus) Virus có nhiều nhất trong dịch mụn tiên phát và mới mọc (khoảng 2 ngày) và có độc lực mạnh Virus có ở trong máu (khi sốt), nội tạng có bệnh tích Virus tồn tại trong nước dãi, nước tiểu, phân, sữa, nước mắt, nước mũi, nhiều nhất khi mụn ở miệng vỡ và có thể kéo dài đến 11 - 13 ngày Tường, nền, máng ăn, chất độn chuồng, rơm cỏ, các

đồ vật, dụng cụ chăn nuôi và chuồng nuôi súc vật bệnh đều có thể chứa virus

Trang 26

2.4.4 Cơ chế sinh bệnh

Thời kì nung bệnh thường ngắn: từ 3 - 6 ngày khi bệnh gây thí nghiệm,

từ 2 - 7 ngày, thậm chí 11 ngày trong bệnh tự nhiên

Theo Nguyễn Hữu Phước (1978), virus LMLM có tính hướng thượng

bì, sinh sản chủ yếu trong các tế bào thượng bì niêm mạc và da, phần lớn là ở

những tế bào thượng bì non

Sau khi xâm nhập vào cơ thể virus nhanh chóng xâm nhập vào các hạch lâm ba, vào máu và đến các tế bào đích thích hợp như lưỡi, lợi, miệng, kẽ móng, bầu vú Nếu động vật cảm nhiễm qua đường hô hấp, virus nhanh chóng phát triển tại các hạch lâm ba vùng họng (hầu) và từ đó vào máu, hạch lâm ba, đến các cơ quan nội tạng và phát triển tại kẽ móng, miệng, vú…

Virus nhân lên, hình thành các mụn nước sơ phát Virus vào máu gây sốt Cuối giai đoạn sốt, virus nhân lên gây mụn nước thứ phát ở xoang miệng, vành móng, kẽ móng, núm vú…

Một số trường hợp bị thoái hóa cơ tim, làm con vật bị trụy tim và chết Nếu kế phát vi khuẩn sinh mủ con vật nhiễm trùng và chết

2.4.5 Đường lây lan và nguồn bệnh

- Đường lây lan:

Trực tiếp từ gia súc mắc bệnh, khi mầm bệnh theo thức ăn nước uống xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa hoặc qua tổn thương ở da, gián tiếp qua không khí vào đường hô hấp gây bệnh cho gia súc

Từ các ổ dịch cũ không được khử trùng triệt để, virus còn tồn tại trong môi trường, trong những con mắc bệnh nhưng không được tiêu hủy sẽ gây bệnh cho gia súc

Trong ổ dịch, con đường truyền lây chủ yếu qua không khí vào đường

hô hấp, tiếp theo là qua thức ăn, nước uống, chất thải, dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi và cán bộ thú y mang mầm bệnh truyền đi Bệnh lây lan từ

Trang 27

vùng này sang vùng khác qua con đường tiêu thụ, vận chuyển súc vật sống và sản phẩm động vật không được kiểm dịch chặt chẽ

Do mầm bệnh LMLM tồn tại ở địa phương và tái phát ở các ổ dịch cũ

Do động vật hoang dã mang mầm bệnh truyền cho gia súc

ở trong má, mép, chân răng, lưỡi, môi, lợi Khi mụn vỡ con vật chảy nước dãi nhiều, dính, chảy thành dòng, trông như bọt xà phòng

- Ở chân cũng xuất hiện các mụn nước, đặc biệt là ở kẽ móng và vành móng Sau 1 - 2 ngày thì mụn vỡ, chỗ vỡ thường ở trước hay sau kẽ chân làm cho lớp da chân rách hay vỡ từng lỗ nhỏ Chỗ da sau gót cũng bị loét làm cho móng bị hở và nặng sẽ dẫn đến long móng

- Ở bò sữa thường thấy những biến đổi ở núm vú Ban đầu là mụn nhỏ sau

đó lớn dần lên và ăn sâu vào lớp trong gây biến đổi sữa, con vật đau khi vắt Ngoài ra mụn còn mọc ở vùng da không có lông như: âm hộ, bìu

Trang 28

Ở lợn: Thời gian nung bệnh khoảng 2 - 12 ngày Triệu chứng lâm sàng

gần giống như loài nhai lai Hình thành các mụn nước ở mõm Nặng có biểu hiện què, đi khập khiễng Ít khi hình thành các mụn nước ở miệng, do đó

không có hiện tượng chảy nước dãi

Ở dê, cừu: Triệu chứng nhẹ hơn, mụn ở miệng nhỏ khó nhìn thấy Mụn

ở chân giống như ở trâu, bò

Ở người: Có biểu hiện sốt, mụn nước mọc ở đầu ngón tay, bàn tay,

cánh tay, có khi ở lưỡi, ngứa

2.5.2 Bệnh tích

- Bệnh tích đầu tiên là mụn nước do virus gây ra, mụn vỡ tạo thành các vết loét Niêm mạc miệng, lợi, phía trong má, mép, chân răng, lưỡi, hầu, họng Có khi có những mảng xuất huyết, thối nát, tụ máu, mụn loét ở kẽ móng, long móng

- Viêm khí quản, cuống phổi, màng phổi và phổi Ở tim: Cơ tim biến chất, mềm, dễ nát, có vệt trắng nhạt hay vàng nhạt như vằn lông hổ

- Khi con vật chết do biến chứng, thường thấy các bệnh tích mưng mủ

và hoại tử, nhất là ở các ngón chân, thối xương, thối gân, sưng khớp xương Virus LMLM còn có thể làm thoái hóa cơ (Nguyễn Hữu Phước, 1978)

2.6 Phương pháp chẩn đoán bệnh LMLM

2.6.1 Phản ứng ELISA

- Nguyên lý: Phản ứng ELISA dùng kháng thể hoặc kháng kháng thể gắn enzym cho kết hợp trực tiếp hoặc gián tiếp với kháng nguyên, rồi cho cơ chất vào Nếu kháng thể tương ứng với kháng nguyên thì kháng thể hoặc kháng kháng thể gắn enzym không bị rửa trôi, enzym sẽ phân giải cơ chất tạo nên màu, khi so màu trong quang phổ kế sẽ định lượng được mức độ phản ứng (Nguyễn Như Thanh, 1974)

- Phân loại: Phản ứng ELISA được chia làm 3 loại chính

- Phản ứng ELISA trực tiếp (direct ELISA): Dùng kháng thể gắn enzym để xác định kháng nguyên nghi cố định trên đĩa chuyên dụng

Trang 29

- Phản ứng ELISA gián tiếp (indirect ELISA): Dùng kháng nguyên chuẩn và kháng kháng thể gắn enzym để phát hiện kháng thể nghi

- Phản ứng Sandwich ELISA gồm 2 loại:

+ Phản ứng Sandwich ELISA trực tiếp (direct Sandwich ELISA): Kháng nguyên cần chẩn đoán được kẹp giữa kháng thể chuẩn và kháng thể gắn enzym

+ Phản ứng Sandwich ELISA gián tiếp (indirect Sandwich ELISA): Kháng nguyên chuẩn được kẹp giữa kháng thể chuẩn và kháng thể nghi, sau

đó kháng thể nghi được nhận diện bằng kháng kháng thể loài gắn enzym

- Ứng dụng phản ứng ELISA trong chẩn đoán bệnh LMLM

Trong thời gian gần đây cùng với việc phát triển kĩ thuật chẩn đoán ELISA thì phương pháp ELISA ngày càng được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán phát hiện bệnh LMLM ở cả gia súc chưa tiêm phòng và đã tiêm phòng vacxin Đặc biệt, trong chẩn đoán sơ bộ nhằm xác định bệnh thì phương pháp ELISA có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp chẩn đoán khác Theo quy định của phòng thí nghiệm chuẩn của FAO/OIE về LMLM, phương pháp thích hợp nhất để phát hiện kháng nguyên của virus LMLM và giám định các serotype của virus LMLM là phương pháp ELISA (Cục Thú y, 2003) Sau đây là một số phương pháp ELISA hay được sử dụng tại các phòng thí nghiệm

Phương pháp ELISA phát hiện kháng nguyên (Enzyme Linked Immunosorbent Assay): Phản ứng dùng kháng thể thỏ kháng virus LMLM hấp phụ lên trên đĩa nhựa 96 lỗ để “bẫy” kháng nguyên virus trong mẫu bệnh phẩm Sau đó dùng kháng thể chuột lang kháng virus LMLM được dùng để định type kháng nguyên virus đã “bẫy” được Phương pháp này đang được áp dụng thường quy tại nhiều phòng thí nghiệm trên toàn thế giới

Trang 30

Phương pháp LPB-ELISA (Liquid Phase Blocking-ELISA) phát hiện kháng thể: Phản ứng LPB-ELISA là một phản ứng nhanh, nhạy và đặc hiệu có thể cho kết quả trong vòng 24 giờ Phản ứng này cũng có nguyên tắc như phản ứng ELISA phát hiện kháng nguyên, nhưng cách tiến hành khác một chút Phản ứng này có thể định tính và định lượng kháng thể của gia súc bị nhiễm bệnh tự nhiên hay tiêm phòng vacxin LMLM So với phản ứng trung hòa thì phản ứng LPB-ELISA

có nhiều ưu điểm hơn và được áp dụng nhiều hơn, thay thế cho phản ứng trung hòa

Phương pháp 3ABC-ELISA: Là phương pháp chẩn đoán dựa vào việc xác định kháng nguyên không cấu trúc được sử dụng rộng rãi trên thế giới và đem lại hiệu quả cao Phương pháp chẩn đoán này nhằm xác định kháng nguyên không cấu trúc 3ABC của virus LMLM 3ABC là một trong những kháng nguyên có khả năng kích thích gia súc sinh đáp ứng miễn dịch cao nhất Phương pháp này được Bergmann cùng các cộng sự nghiên cứu, đưa ra lần đầu tiên vào năm 1993 đã thu được nhiều thành công khi ứng dụng rộng rãi ở Nam Mỹ

2.6.2 Kỹ thuật sinh học phân tử - kỹ thuật RT-PCR

Để phát hiện gia súc nhiễm bệnh, đồng thời xác định type virus LMLM gây bệnh dai dẳng ở thực địa kỹ thuật RT-PCR rất nhạy, nhanh, chính xác, hiệu quả sẽ cần thiết và được bổ sung hoặc thay thế cho các phương pháp huyết thanh học RT-PCR có thể phát hiện được virus một cách trực tiếp từ mẫu bệnh hay từ dịch nuôi cấy tế bào phân lập virus Tuy nhiên kĩ thuật RT- PCR còn đang gặp khó khăn trong việc xác định type virus do hiện tượng dương tính giả

Trang 31

2.7 VACXIN PHÒNG BỆNH LMLM

2.7.1 Vacxin vô hoạt formol keo phèn

Virus thuộc các type gây bệnh được lấy từ các vết loét ở niêm mạc miệng bò ốm gây bệnh cho bò khỏe bằng cách khía niêm mạc trên lưỡi hoặc tiêm bắp thịt lưỡi Mụn nước hình thành trên lưỡi sau 24 giờ, rồi lấy dịch lâm

ba ở mụn đem bảo quản lạnh Khi chế vacxin cho thêm keo phèn và giảm độc bằng formol Trâu, bò tiêm 15 - 60 ml tùy theo trọng lượng Miễn dịch xuất hiện sau 8 - 20 ngày Độ dài miễn dịch là 8 - 10 tháng

Chú ý: Chỉ dùng cho những con không mắc bệnh Hạn chế sử dụng cho gia súc có chửa, gia súc non

2.7.2 Vacxin chế trên môi trường tế bào

Vacxin vô hoạt được chế từ virus nuôi cấy trên tế bào biểu mô lưỡi bò hoặc các tế bào khác như tế bào BHK-21 Virus LMLM được nuôi cấy nhân lên trên môi trường tế bào BHK-21 trong hệ thống dịch treo, sau đó virus được vô hoạt bằng Binary Ethyleneimine (BEI), rồi cô đặc và làm sạch kháng nguyên Cuối cùng là kết hợp với chất bổ trợ miễn dịch có thể là nhũ dầu kép DOE (Double Oil Emulsion), hoặc là Hydroxide nhôm và Saponin ALSA (Aluminum hydroxide and Saponin)

Hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng các vacxin phòng bệnh cho trâu, bò

và lợn của hãng Merial (Pháp) và Intervet (Hà Lan)

2.7.3 Vacxin được sản xuất theo công nghệ gene

Các vacxin này được phát triển trên cơ sở công nghệ gene và trực tiếp tổng hợp từ các chuỗi polypeptide của virus, song chưa được sản xuất thương mại do nhược điểm là giá thành quá cao Ưu điểm chính của các vacxin sản xuất theo công nghệ gene là cực kỳ an toàn và cũng không cần bảo quản lạnh

Trang 32

Những vacxin LMLM được phép lưu hành tại Việt Nam

(Theo quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ngày 06/02/2007)

1 Aftopor Kháng nguyên LMLM đơn type O (O

8 Aftopor/BOV Kháng nguyên LMLM đơn type O (O

Manisa, O3039,, O Philipine)

Pháp

9 Aftopor monovalent Kháng nguyên LMLM vô hoạt đơn type

A ( A22 Iraq, A May 97)

Anh, Pháp

10 Aftopor bivalent Kháng nguyên LMLM vô hoạt type O (O

Manisa và O 3039), A (A22 Iraq, A May 97)

Anh, Pháp

11 Aftopor trivalent Kháng nguyên LMLM vô hoạt type O (O

Manisa và O 3039), A(A22 Iraq, A Malaysia 97), Asia 1(Asia 1 Shamir)

Anh, Pháp

12 Aftovaxpur trivalent Kháng nguyên LMLM vô hoạt type O (O

Manisa và O 3039), A (A22 Iraq, A Malaysia 97), Asia 1(Asia 1 Shamir)

Anh, Pháp

13 Vacxin LMLM vô hoạt

type O

Kháng nguyên LMLM vô hoạt type O Trung Quốc

14 Vacxin LMLM vô hoạt

- Phải tiêm vacxin đúng type, subtype của virus gây bệnh

- Tiêm đúng kỹ thuật cho miễn dịch tối ưu

- Kết quả tiêm phòng phải đạt tỷ lệ ít nhất 80% so với tổng đàn dễ nhiễm trong vùng tiêm

Trang 33

2.8 Khái quát về hệ thống thông tin địa lý tại (GIS)

2.8.1 Lịch sử hình thành của GIS

Vào những năm 1960, một số người đã có ý tưởng mô hình hoá không gian lưu trữ vào máy tính, đó là một bản đồ đơn giản có thể mã hoá, lưu trữ trong máy tính, sữa chửa khi cần thiết, có thể hiển thị trên màn hình và in ra giấy Thời gian đầu, bản đồ điện toán (computer cartography) thể hiện những điểm, các đường thẳng (vector) và chữ (text) Các đồ thị phức tạp có thể được xây dựng từ những yếu tố này Tuy nhiên, khi xã hội càng phát triển, và các loại bản đồ ngày càng đa dạng trong việc thể hiện các đối tượng khác nhau trên bề mặt trái đất, các nhà quy hoạch nhận thức được sự cần thiết trong xử

lý đồng thời nhiều hơn một bản đồ để có thể quy hoạch và lập quyết định một cách toàn diện nhất

Vào lúc này thuật ngữ “Bản đồ máy tính” được thay thế bởi thuật ngữ

“Hệ thống thông tin địa lý” (Geographical Information System) Hệ thống thông tin địa lý đầu tiên xuất hiện vào năm 1964 thuộc dự án “ Rehabilitation and Development Agency Program” của chính phủ Canada Cơ quan “Hệ thống thông tin địa lý Canada – CGIS” đã thiết kế để phân tích, kiểm kê đất nhằm trợ giúp cho chính phủ trong việc sử dụng đất nông nghiệp Dự án CGIS hoàn thiện vào năm 1971 và phần mềm vẫn sử dụng tới ngày nay Dự

án CGIS gồm nhiều ý tưởng sáng tạo mà được pha triển trong những phần mềm sau này

Giữa những năm 60 – 70, hệ thống thông tin địa lý phát triển chủ yếu trong Chính phủ và các phòng thí nghiệm Năm 1964, ông Howard Fisher thành lập “Phòng thí nghiệm đồ hoạ máy tính Harvard”, phòng dẫn đầu về công nghệ mới Phòng thí nghiệm Harvard đã tạo ra một loạt các ứng dụng chính trong hệ thống thông tin địa lý, bao gồm: SYMAP (Synagrphic Mapping System), CALFORM, SYMVU, GRID, POLYRVRT, và ODYSSEY Đặc biệt, ODYSEY là mô hình vector đầu tiên trong hệ thống thông tin địa lý và nó trở thành chuẩn cho các phần mềm thương phẩm

Trang 34

Hệ thống bản đồ tự động đã được phát triển bởi CIA (Cơ quan tình báo Mỹ) trong những năm cuối của thập niên 60 Dự án này tạo ra “Ngân hàng dữ liệu Thế Giới của CIA”, thu thập thông tin đường bờ biển, con sông, ranh giới hành chính và phần mềm trọn gói CAM tạo ra những bản đồ tỉ lệ khác nhau từ

dữ liệu này Đây là một hệ thống cơ sở dữ liệu bản đồ đầu tiên trên Thế Giới Hai công trình có giá trị khác là “Hệ thông tin sử dụng đất New York (1967)” và “Hệ thông tin quản lý đất (Minnesota – 1669)”

Năm 1969, Jack Dangermond, một người trong nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Harvard, cùng với vợ là Laura đã sáng lập ESRI Những năm sau này ESRI trở nên vượt trội trong thị trường hệ thống thông tin địa lý

và tạo ra các sản phẩm phần mềm ArcInfo và ArcView

Hội nghị hệ thống thông tin địa lý được tổ chức lần đầu tiên vào 1970,

tổ chức bởi Roger Tomlinson (CGIS) và Duane Marble (giáo sư tại Northwestern University)

Trong những năm của thập niên 80 - 90, nhiều ứng dụng được phát triển là những gói phần mềm phát triển bởi các công ty tư nhân như: ArcInfo, ArcView, MapInfo, SPANS GIS, PAMAP GIS, INTERGRAPH, và SMALLWORLD Và rất nhiều ứng dụng đã chuyển từ hệ máy lớn vào sử dụng trong máy tính cá nhân

2.8.2 Hệ thống thông tin địa lý tại Việt Nam

Tại Việt Nam, dù phát triển khá chậm trễ (khoảng cuối thế kỷ 20), công nghệ GIS cũng đã được nghiên cứu và có được một số sản phẩm có kết quả đáng khích lệ Thời gian gần đây, việc nghiên cứu công nghệ GIS đã cho ra hàng loạt ứng dụng áp dụng trong thực tế tại Tp Hồ Chí Minh, như StreetFinder của DolSoft, hệ thống GIS trên website Ngân hàng bản đồ trực tuyến của VDC, DMC, Dolsoft (www.basao.com.vn), hệ thống chỉ dẫn giao thông của nhóm AMI Group - Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP Hồ Chí Minh… Trong lĩnh vực thú y tại Việt Nam, GIS đã được sử dụng trong một

số nghiên cứu về dịch tễ học bệnh cúm gia cầm ở cấp độ quốc gia và khu vực

Trang 35

trong những năm gần đây Tuy nhiên só lượng nghiên cứu, đặc biệt ở cấp độ tỉnh, còn hạn chế

2.8.3 Các thành phần của hệ thống thông tin địa lý:

GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính: Phần cứng; Phần mềm;

Dữ liệu; Con người và Phương pháp

GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính: Phần cứng; Phần mềm;

Dữ liệu; Con người và Phương pháp

Hình 2.1 Các thành phần của GIS

Phần cứng: Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt động Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng

- Máy tính: Máy tính có thể sử dụng trong hệ thống thông tin địa lý là máy tính cá nhân, máy chủ và có thể làm việc trong môi trường mạng

- Thiết bị nhập dữ liệu: Bao gồm bàn số hoá (digitiezer) và máy quét (scanner) Bàn số hoá dùng số hoá những yếu tố lựa chọn trên bản đồ giấy Số hoá bằng bàn số là một phương pháp phổ biến chuyển đổi bản đồ giấy và hình ảnh thành dạng số Tuy vậy, đây là quá trình phức tạp, đặc biệt là khi chuyển đổi những bản đồ có mật độ cao Máy quét ngày nay có thể thay thế bàn số bởi nó tự động chuyển đổi bản đồ giấy thành dạng số Trong hệ thống thông tin địa lý, những ảnh Raster có thể chuyển thành dạng Vector thông qua quá

Trang 36

trình chuyển đổi “Raster to Vector”

- Máy in: Gồm các loại máy dùng để in bản đồ Một số loại thường thấy như: in kim, in phun, in laser Kiểu máy vẽ gồm: Bút vẽ, vẽ nhiệt thường đòi hỏi phần cứng chất lượng cao

- Hệ thống lưu trữ: Gồm đĩa quang học, đĩa từ (ổ cứng máy tính), đĩa mềm, băng từ

Phần cứng được quan tâm nhiều nhất hiện nay là hệ thống định vị toàn cầu (GPS)

- Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý Các thành phần chính trong phần mềm GIS là:

+ Những công cụ cho phép nhập và thao tác với thông tin địa lý

+ Hệ thống lưu giữ và quản trị cơ sở dữ liệu

+ Những công cụ cho phép chất vấn, phân tích, thể hiện, chuyển đổi dữ liệu + Giao tiếp đồ hoạ với người sử dụng dễ dàng truy xuất, trình bày dữ liệu

- Dữ liệu: Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS

là dữ liệu Các dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ liệu

- Con người: Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế Người sử dụng GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc

- Phương pháp: Những phương pháp thực hiện sẽ quyết định sự thành công của một dự án hệ thống thông tin địa lý, tuỳ thộc vào những kế hoạch thiết kế, luật lệ chuyển giao,…

Trang 37

PHẦN 3 NỘI DUNG - NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

Trong khuôn khổ của đề tài,chúng tôi tiến hành các nội dung sau:

- Điều tra tình hình phát triển chăn nuôi gia súc ở tỉnh Lào Cai 6/2014

2007 Xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh LMLM theo không gian và thời gian tại Lào Cai

-Xác định các yếu tố nguy cơ phát sinh và lây lan LMLM ở gia súc tại Lào Cai

- Đề xuất một số biện pháp phòng chống dịch LMLM tại Lào Cai

3.2 Nguyên liệu

- Số liệu thống kê

+ Tình hình chăn nuôi gia súc ở Lào Cai trong giai đoạn 2007 -6/

2014

+ Số liệu dịch tễ bệnh LMLM tại tỉnh Lào Cai

- Bảng câu hỏi điều tra

- Máy móc

+ Thiết bị định vị GPS

+ Phần mềm vẽ bản đồ Quantumgis 2.2.0 và một số phần mềm phân tích số liệu khác

+ Dữ liệu bản đồ

+ Bộ kít ELISA phát hiện kháng nguyên virus LMLM của Phòng thí nghiệm tham chiếu Pirbright (IAH-WRL)

+ Mẫu bệnh phẩm nghi mắc bệnh LMLM

Trang 38

+ Hóa chất thông thường trong phòng thí nghiệm: Nước cất/ nước khử ion

vô trùng tuyệt đối; NaOH 0,1M; HCl 0,1M (hoặc NaOH 1M; HCl 10%)…

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp dịch tễ học nghiên cứu hồi cứu (Restrospective epidemiology study)

3.3.1.1 Thu thập số liệu

Số liệu tình hình chăn nuôi gia súc do Chi cục Thú y Lào Cai thu thập

và cung cấp

Số liệu dịch LMLM, hộ chăn gia súc có dịch từ năm 2007 đến năm

2014 do Chi cục Thú y Lào Cai cung cấp (bao gồm tên thôn, xóm, xã có dịch, số mắc, số chết, ngày phát bệnh, số lượng gia súc bị tiêu hủy, ngày tiêu hủy )

3.3.1.2 Một số khái niệm về ổ dịch

- Gia súc mắc bệnh là gia súc có các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh LMLM được xác nhận và báo cáo của cán bộ thú y địa phương tới Chi cục Thú y và được Chi cục Thú y lấy mẫu gửi xét nghiệm tại Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương cho kết quả dương tính với virus LMLM

- Hộ có dịch LMLM là hộ có gia súc mắc bệnh LMLM Hộ có dịch được chẩn đoán đầu tiên được định nghĩa như ca bệnh đầu tiên trong xã đó Những đàn gia súc tiếp theo trong cùng xã có biểu hiện hai hoặc nhiều hơn triệu chứng lâm sàng của bệnh LMLM được mô tả trong tài liệu của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2008) bao gồm: bỏ ăn, sốt cao trên 400c, Xuất hiện mụn nước , tỷ lệ chết có thể lên tới 70% ở tuần thứ 3-4 sau khi xuất hiện triệu chứng…được coi là đàn bị bệnh LMLM và phải tiêu hủy không cần kết quả xét nghiệm

- Xã có dịch là xã có gia súc mắc bệnh LMLM và có kết quả xét

nghiệm dương tính với virus LMLM trong phòng chẩn đoán xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương

Trang 39

3.3.1.3 Phân tích số liệu

Số liệu thu thập được nhập vào chương trình Ms Excel 2010 để tính tỷ

lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết theo công thức của tác giả Trần Văn Diễn và Tô Cẩm Tú (1992)

- Tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ lưu hành nhìn thấy, tỷ lệ tấn công

Số gia súc mắc LMLM trong một thời kỳ

Tổng đàn gia súc trong thời kỳ đó

- Tỷ lệ chết thô (Mortality rate - MR):

Số gia súc chết LMLM trong một thời kỳ

Tổng đàn gia súc trong thời kỳ đó

- Tỷ lệ chết ca bệnh - Tỷ lệ tử vong (Case fatality rate - CFR)

Số gia súc chết LMLM trong một thời kỳ

Tổng số gia súc mắc bệnh trong thời kỳ đó

Vẽ biểu đồ phân bố dịch bệnh theo thời gian, biểu đồ dịch LMLM xảy ra theo các tháng năm 2007 và năm 2014, biểu đồ dịch LMLM xảy ra theo từng loại gia súc và xây dựng dữ liệu để vẽ bản đồ Trên cơ sở đó, sử dụng chương trình Quantum GIS 1.6.0 để vẽ bản đồ phân bố số đầu gia súc /xã của năm 2007-

2014, bản đồ của dịch LMLM cấp độ xã theo không gian, thời gian

3.3.2.Phương pháp lấy mẫu

- Trang bị bảo hộ (khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ,ủng cao su)

- Ống nghiệm chứa dung môi bảo quản mẫu

-Tăm bông ,hộp bảo quản mẫu, bút chì, phiếu gứi mẫu

Trang 40

3.3.2.2 Địa điểm lấy mẫu

Lấy mẫu tại các hộ gia đình chăn nuôi gia súc lợn,trâu, bò có triệu chứng bệnh tích điển hình xuất hiện các mụn nước ở kẽ chân hoặc ở miệng, ở lưỡi

Bảng 3.1.Tổng hợp địa điểm và số mẫu xét nghiệm

3.3.2.3 Kỹ thuật lấy mẫu:

Dùng dao hoặc phanh đã vô trùng cạo trực tiếp vào mụn nước ở chân của gia súc, lấy phần biểu bì cho vào ống nghiệm có chứa dung môi bảo quản, đậy chặt nắp ghi chép đầy đủ các thông tin gửi về phòng thí nghiệm trong vòng 48h

3.3.2.4 Bảo quản và vận chuyển mẫu:

Mẫu sau khi được lấy bảo quản ở nhiệt độ 4-80C và vận chuyển đến phòng thí nghiệm để chẩn đoán

Ngày đăng: 24/11/2015, 20:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tô Long Thành, Bùi Quang Anh, Hoàng Văn Năm, Đồng Mạnh Hòa, Ngô Thanh Long và Nguyễn Thu Hà, “Kết quả chẩn đoán bệnh, giám sát sự lưu hành của virus và lựa chọn vacxin phòng chống bệnh LMLM của Cục Thú y (1985 – 2006),Tạp chí KHKT Thú y, tập VIII, số 3, 2006, Hội Thú y Việt Nam, tr.70 – 74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kết quả chẩn đoán bệnh, giám sát sự lưu hành của virus và lựa chọn vacxin phòng chống bệnh LMLM của Cục Thú y (1985 – 2006)
2. Lê Minh Chí, “Báo cáo tổng kết công tác phòng chống dịch Lở mồm long móng năm 1999 – 2000”, Cục Thú y, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác phòng chống dịch Lở mồm long móng năm 1999 – 2000”
3. Trần Hữu Cổn, “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh LMLM trâu, bò ở Việt Nam và xác định biện pháp phòng chống thích hợp” Luận án Phó tiến sĩ KHNN chuyên ngành Thú y, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh LMLM trâu, bò ở Việt Nam và xác định biện pháp phòng chống thích hợp”
4. Nguyễn Bá Hiên, Trần Lan Hương, “Miễn dịch học ứng dụng”, NXB Nông nghiệp, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Miễn dịch học ứng dụng”
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
5. Nguyễn Bá Hiên, Trần Xuân Hạnh, Phạm Quang Thái và Hoàng Văn Năm, “Công nghệ chế tạo và sử dụng vacxin Thú y ở Việt Nam”, NXB Nông nghiệp Hà Nôi, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Công nghệ chế tạo và sử dụng vacxin Thú y ở Việt Nam”
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nôi
6. Nguyễn Bá Hiên, Trần Lan Hương, “Miễn dịch học Thú y”, NXB Nông nghiệp, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Miễn dịch học Thú y”
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
7. Văn Đăng Kỳ và Nguyễn Văn Thông, “ Một số kết quả trong phòng chống bệnh Lở mồm long móng tại các khu vực trên thế giới”, Tạp chí KHKT Thú y, tập III, số 3, 2001, Hội Thú y Việt Nam, tr.83 – 88 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Một số kết quả trong phòng chống bệnh Lở mồm long móng tại các khu vực trên thế giới”
8. Văn Đăng Kỳ, “Nghiên cứu dịch tễ học bệnh lở mồm long móng ở lợn tại Việt Nam và biện pháp phòng chống”, Luận án tiến sĩ KHNN chuyên ngành Thú y, Viện Thú y Quốc gia, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu dịch tễ học bệnh lở mồm long móng ở lợn tại Việt Nam và biện pháp phòng chống”
10. Hội Chăn nuôi Đài Loan, “Dịch bệnh Lở mồm long móng”, NXB Hiệp hội hạt ngũ cốc Đài Loan, 7/1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Dịch bệnh Lở mồm long móng”
Nhà XB: NXB Hiệp hội hạt ngũ cốc Đài Loan
11. Huỳnh Thị Mỹ Lệ, “Bài giảng bệnh truyền nhiễm thú y”, Bộ môn VSV-Truyền nhiễm, khoa Thú y Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bài giảng bệnh truyền nhiễm thú y”
12. Phan Quang Minh, “Tình hình tổng quát bệnh Lở mồm long móng trên thế giới năm 2002”, Tạp chí KHKT Thú y, tập X, số 3, 2003, Hội Thú y Việt Nam, tr.89 – 91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tình hình tổng quát bệnh Lở mồm long móng trên thế giới năm 2002”
13. Bùi Quang Anh và Hoàng Văn Năm, “Tình hình bệnh Lở mồm long móng tại Đông Nam Á và thế giới năm 2000, Tạp chí KHKT Thú y, tập VIII, số 3, 2001, Hội Thú y Việt Nam, tr.90 – 93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tình hình bệnh Lở mồm long móng tại Đông Nam Á và thế giới năm 2000
14.Hoàng Văn Năm, “ Tình hình dịch Lở mồm long móng trên thế giới năm 2001”, Tạp chí KHKT Thú y, tập IX, số 4, 2002, Hội Thú y Việt Nam, tr.74-77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Tình hình dịch Lở mồm long móng trên thế giới năm 2001”
15. Nguyễn Thị Nguyệt, “Chẩn đoán định type virus gây bệnh Lở mồm long móng bằng kỹ thuật sinh học phân tử”, Luận văn thạc sỹ KHNN chuyên nghành Thú y, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chẩn đoán định type virus gây bệnh Lở mồm long móng bằng kỹ thuật sinh học phân tử”
16. Nguyễn Hữu Phước, Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1978, tr.185 – 203 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
17. Trần Thanh Phong, “Bệnh Lở mồm long móng, bệnh bọng nước ở heo”, Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bệnh Lở mồm long móng, bệnh bọng nước ở heo”
18. Thái Thị Thùy Phượng, “Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học và biên pháp khống chế bệnh LMLM gia súc tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, Đồng Tháp và Tiền Giang”, Luận án tiến sĩ KHNN chuyên ngành Thú y, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học và biên pháp khống chế bệnh LMLM gia súc tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Cần Thơ, Đồng Tháp và Tiền Giang”
19. Tô Long Thành, “Cơ sở phân loại virus Lở mồm long móng”, Tạp chí KHKT Thú y, tập VII, số 3, 2000, Hội Thú y Việt Nam, tr.17 – 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cơ sở phân loại virus Lở mồm long móng”
20. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, “Chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2011 – 2015”, 12/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2011 – 2015”
21. Lê Văn Phan, Tô Long Thành, Trần Thị Thu Hà, Trương Văn Dung, Đinh Duy Kháng và Dương Hồng Quân, “Tách dòng và giải trình đoạn gen mã hóa cho serotype O virus Lở mồm long móng phân lập tại tỉnh Quảng Trị”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi thú y, NXB Nông nghiêp, Hà Nội, 2004, tr.222 – 228 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tách dòng và giải trình đoạn gen mã hóa cho serotype O virus Lở mồm long móng phân lập tại tỉnh Quảng Trị”
Nhà XB: NXB Nông nghiêp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w