Trong những thập niên cuối thế kỷ 20, Vốn xã hội đã trở thành một thuật ngữ khoa học được nghiên cứu một cách có hệ thống và được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau về kinh tế học, xã
Trang 1
LỜI MỞ ĐẦU
Khi nói về vốn liếng, người ta thường nghĩ ngay đến những giá trị vật chất cụ thể mà người sở hữu có thể nhìn thấy, cất giữ hay cân, đo, đong, đếm được Những giá trị phi vật thể, đặc biệt là những giá trị tinh thần tạo nên bản sắc đặc thù của một quốc gia, một xã hội, một dòng họ hay một con người được coi như những “bẩm tính trời sinh”, bị chìm khuất sau biên cương và hào lũy truyền đời của lịch sử và văn hóa
Ngày nay, càng ngày càng có nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy vốn xã hội đóng góp đáng kể cho sự phát triển bền vững Sự bền vững được tạo lập khi chúng ta để lại cho các thế hệ tương lai nhiều cơ hội hoặc nhiều hơn cơ hội so với cái chúng ta có Đầu tư cho cơ hội đòi hỏi một sự mở rộng các loại nguồn vốn Nói cách khác quan niệm truyền thống về vốn cần được mở rộng thêm khái niệm về vốn xã hội Vốn xã hội là chất keo gắn kết xã hội mà nếu không có nó thì không thể nói về bất kì sự tăng trưởng kinh tế và hạnh phúc con người nào Nói một cách bao quát nhất nếu không có vốn xã hội thì xã hội sẽ bị sụp đổ
Ở Việt Nam, vấn đề tiếp cận vốn xã hội vẫn còn hết sức mơ hồ, không chỉ đối với người dân mà còn với cả các nhà hoạch định chính sách Thiếu hiểu biết về vốn xã hội có thể dẫn đến những định hướng sai lầm và hậu quả là làm suy thoái vốn xã hội cũng như nền tảng đạo đức xã hội Bài tiểu luận trình bày những khái niệm lý thuyết về vốn xã hội, lợi ích của vốn xã hội đối với sự phát triển kinh tế cũng như thực trạng vốn xã hội tại Việt Nam hiện nay
Trang 2MỤC LỤC
KHÁI NIỆM VỐN XÃ HỘI
Khái niệm Vốn xã hội đã được đề cập đến từ nửa đầu thế kỷ 19 khi Alexis de Tocqueville, một học giả người Pháp, quan sát đời sống của người dân Mỹ và cho rằng xã hội
Mỹ là một tập hợp các mối quan hệ phức tạp nhưng lại hoạt động hết sức hiệu quả trong nền dân chủ Tập hợp những mối quan hệ này đã tạo nên nét đặc trưng văn hóa mà nhờ đó đã tạo nên sức mạnh của nước Mỹ trong quá khứ và cả trong giai đoạn hiện tại Tuy nhiên, phải tới những thập niên cuối thế kỷ 19, thuật ngữ Vốn xã hội mới được đưa vào các nghiên cứu mang tính học thuật và phải tới nửa sau thế kỷ 20, Vốn xã hội mới được sử dụng một cách chính thống và được sử dụng rộng rãi trong các công trình khoa học Trong những thập niên cuối thế
kỷ 20, Vốn xã hội đã trở thành một thuật ngữ khoa học được nghiên cứu một cách có hệ thống
và được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau về kinh tế học, xã hội học, nhân học,… Sau Alexis de Tocqueville, nhiều nhà lý thuyết khoa học xã hội khác như Robert Putnam, Pierre Bourdieu, James Coleman, Francis Fukuyama,… đã đưa Vốn xã hội thành một nội dung quan trọng trong nhiều công trình nghiên cứu kinh điển về khoa học xã hội cũng như các chương trình giảng dạy ở nhiều trường đại học
Trong khi vốn vật chất (physical capital) nói đến các vật thể hiện hữu và vốn nhân sinh (human capital) nói đến tài sản cá nhân thì vốn xã hội nói đến liên hệ nối kết giữa những con người Đấy là mạng lưới xã hội với những tiêu chuẩn giao dịch qua lại trong sự tin tưởng lẫn
Trang 3nhau và đồng thời đó cũng là đạo lý cư xử giữa người và người trong xã hội Theo định nghĩa của Ngân Hàng Thế Giới thì vốn xã hội là những gì liên quan đến các cơ sở, các mối quan hệ và những giá trị truyền thống Tất cả cùng hợp sức tạo nên chất lượng và số lượng của thành phẩm làm nên bởi sự tương giao hợp tác trong xã hội… Vốn xã hội không phải chỉ đơn thuần là sự tổng hợp những khối lượng vật chất của xã hội mà là chất keo làm dính chặt những khối lượng tài sản xã hội này lại với nhau
Nói một cách cụ thể hơn về vốn xã hội, Cohen và Prusak (2001) định nghĩa: “Vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa những con người với nhau: Sự tin tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau, và sự chia sẻ những giá trị đạo đức, phong cách nối kết những thành viên trong các tập đoàn, các cộng đồng lại với nhau làm cho việc phối hợp hành động có khả năng thực hiện được”
Không đi sâu vào các giá trị cốt lõi của Vốn xã hội, nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu lại đặt Vốn xã hội trong một khoảng tiếp cận rộng hơn, bao quát hơn trong một cái nhìn chung đối với vốn kinh tế, vốn văn hóa và vốn biểu tượng Hướng tiếp cận này của Bourdieu cũng có nhiều điểm tương đồng với Putnam và Coleman, tuy nhiên, Bourdieu đã đóng góp cho hệ thống lý thuyết Vốn xã hội một khái niệm hết sức có giá trị, đó là vốn biểu tượng Vốn biểu tượng được xem như những giá trị về danh dự, uy tín hay sự công nhận được lồng trong một ngữ cảnh văn hóa Chẳng hạn, “chủ nghĩa anh hùng Việt Nam” có thể được xem như một loại vốn biểu tượng mang tinh thần dân tộc hoặc thương hiệu của đại học Harvard có thể được xem như một loại vốn biểu tượng trong việc thu hút sinh viên Không giống như những loại “vốn” khác đã đề cập ở trên, vốn biểu tượng là một thành tố phi giới hạn, nó tùy thuộc vào các yếu tố lịch sử và văn hóa để hình thành nên Vốn xã hội theo nghĩa chung nhất
Nói tóm lại, Vốn xã hội theo cách hiểu căn bản nhất bao gồm các thành tố:
1) Hệ thống các mạng lưới xã hội (hiệp hội, gia tộc)
2) Niềm tin của con người trong một cộng đồng (không nhất thiết là toàn bộ một quốc gia) 3) Sự tuân theo thói lề, phong tục của cộng đồng (không cần pháp luật cưỡng chế hoặc hấp dẫn của quyền lợi vật chất)
Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện “cần” chứ chưa phải điều kiện “đủ” để chúng ta có thể cụ thể hóa Vốn xã hội thành các giá trị mang tính thực tiễn đối với xã hội và đời sống của con người Hướng tiếp cận của Francis Fukuyama dưới đây dường như đã giải quyết được vấn
đề này
Francis Fukuyama cho rằng “phần lớn các định nghĩa về Vốn xã hội đều chỉ nói về những mặt biểu hiện của Vốn xã hội hơn là về bản thân Vốn xã hội Ông quan niệm rằng Vốn
xã hội chính là thành tố văn hóa của các xã hội hiện đại – những xã hội mà kể từ thời kỳ Khai
Trang 4sáng đã được tổ chức dựa trên cơ sở của các định chế chính thức, trên cơ sở nhà nước pháp quyền và lý tính Định nghĩa về Vốn xã hội của Fukuyama có đặc điểm là nhấn mạnh hơn đến yếu tố chuẩn mực xã hội Có thể nói, hướng tiếp cận của Francis Fukuyama là một hướng tiếp cận mang tính tổng thể đối với lý thuyết Vốn xã hội Từ những chuẩn mực xã hội mà con người
đã tạo ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai, có thể nói, loài người là loài duy nhất trên hành tinh sáng tạo nên những giá trị mang tính xã hội Những giá trị mang tính xã hội đó chính là sự tổng hợp cao nhất của Vốn xã hội
Tại sao gọi nguồn lực này là “vốn”?
Người biện hộ cho bản chất “vốn” của nguồn lực này đưa ra ba lí do chính
Thứ nhất, nó giống những loại vốn (đã được công nhận) khác ở chỗ có thể tích lũy từ các loại
nguồn lực khác với mong mỏi sẽ có thêm thu hoạch dù không chắc trong tương lai Thứ hai, vốn xã hội có thể được sử dụng trong nhiều việc khác nhau (Coleman 1988) Thứ ba, vốn xã hội
có thể được chuyển thành những loại nguồn lực khác, vốn khác (Bourdieu 1985)
Sự khác biệt giữa vốn xã hội và các vốn khác
Cũng như những loại vốn khác ở chỗ có nhiều khác nhau song vẫn là “vốn”, vốn xã hội
có vài dị biệt với những loại vốn khác Chẳng hạn, khác vốn tài chính (nhưng giống vốn vật thể
và vốn con người), vốn xã hội cần được nuôi dưỡng, bảo trì, để tiếp tục có ích và cũng không thể tiên đoán suất chiết cựu của vốn xã hôi Về đặc tính này, vốn xã hội giống với vốn con người, nhưng khác với vốn vật thể
Không giống mọi loại vốn khác, vốn xã hội là sản phẩm của tập thể, không của chỉ một
cá nhân Nó tuỳ vào “lòng tốt” của kẻ khác, sự “có đi có lại” của nhiều người, và lợi ích của nó cũng là của chung Dùng thuật ngữ kinh tế, có thể nói vốn xã hội là một loại hàng hoá công Không một ai có thể độc quyền “sở hữu” mạng lưới xã hội, ngăn chặn lợi ích đến người khác Song, ngược lại, chỉ một vài cá nhân thôi cũng đủ làm đổ vỡ vốn xã hội mà tập thể đã dày công xây dựng
Gần đây, nhiều nhà kinh tế chính thống (Arrow, Solow, Stiglitz) đã phân tích cặn kẽ khái niệm vốn xã hội và nêu ra một số dè dặt về sự thích hợp của chữ “vốn” trong cụm từ này Arrow nhắc lại rằng vốn vật thể có ba đặc tính: dãi ra trong thời gian (extension in time), hàm chứa những hi sinh cho lợi ích mai sau, và có thể được chủ thể này chuyển nhượng cho chủ thể khác Theo Arrow, “vốn xã hội” có đặc tính thứ nhất nhưng thiếu đặc tính thứ hai và thứ ba Solow đặt thêm câu hỏi: vốn vật thể có “suất thu hoạch” và có thể đo bằng cách tổng cộng tất cả đầu tư trong quá khứ, trừ đi phần tiêu hao, còn vốn xã hội thì làm sao đo? “Suất thu hoạch” của
nó là cái gì? Và Ostrom châm thêm: vốn xã hội có đặc tính là càng sử dụng thì giá trị càng tăng, hoàn toàn trái ngược với vốn vật thể
Trang 5LỢI ÍCH KINH TẾ GẮN LIỀN VỚI VỐN XÃ HỘI
Thứ nhất, vốn xã hội giúp giải quyết những “bài toán tập thể” Cụ thể, có những tình
huống mà mọi người đều có lợi (có thể khá lớn) nếu mỗi người làm một việc nhỏ, song lợi ích (lớn) đó chỉ hiện thực khi mọi người đều làm việc nhỏ ấy Ví dụ từ những việc quan trọng như đóng thuế, đến những việc tầm thường như ngừng ở đèn đỏ, hoặc không xả rác nơi công cộng Nói theo các nhà kinh tế, vốn xã hội – như là kết tinh của một chuẩn mực cư xử, một kì vọng chung của thành viên cùng một cộng đồng - giúp giải quyết các “bài toán phối hợp”
Thứ hai, vốn xã hội giúp tiết kiệm phí giao dịch Mọi giao dịch xã hội và kinh tế sẽ ít rủi
ro hơn nếu những đối tác liên hệ ngầm hiểu rằng mọi người đều theo một chuẩn tắc cư xử (chẳng hạn như tự trọng, sợ mất danh giá gia đình, giữ lời hứa,…) bởi vì như vậy thì những cá nhân liên hệ sẽ không tốn nhiều thời giờ và tiền bạc để bảo đảm rằng đối tác sẽ chu toàn trách nhiệm của họ
Thứ ba, vốn xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và tốc độ tích lũy của những
loại vốn khác Chẳng hạn, vốn xã hội có thể làm tăng vốn con người (Coleman 1988)
Thứ tư, trong những xã hội ít tin cẩn – vốn xã hội nghèo nàn, quyết định thuê mướn nhân
viên thường bị ảnh hưởng của những đặc tính cá nhân người ấy (chẳng hạn như thân nhân hoặc quen biết riêng), ít dính dáng đến khả năng làm việc Ở xã hội nhiều tin cẩn thì những yếu tố khác như học vấn, tay nghề, sẽ được quan tâm hơn Do đó, muốn tiến thân, người trong xã hội thiếu tin cẩn hay tìm cách móc nối thay vì trau dồi khả năng, hay kiến thức của mình
Thứ năm, một xã hội nhiều vốn xã hội là một xã hội ít tội phạm Khi sinh ra trong một
xã hội mà thành viên tin cẩn nhau thì con người cũng dễ có lòng tốt với người khác Điều này dẫn đến một xã hội ít tội phạm hơn Lợi ích kinh tế xuất phát từ điều này là không hề nhỏ
Thứ sáu, vốn xã hội của nhà nước giúp hình thành khung pháp chế Càng nhiều vốn xã
hội thì tư pháp càng vững chắc, khế ước càng nhiều khả năng thực thi, tham nhũng càng ít, quyết định của nhà nuớc càng minh bạch, dễ kiểm soát, và bộ máy hành chính càng hữu hiệu
Thứ bảy, vốn xã hội, qua dạng tin cẩn, sẽ tăng mức khả tín của quan chức nhà nước, đặc
biệt là khi họ tuyên bố về chính sách kinh tế và tài chính Do đó vốn xã hội sẽ nâng cao mức đầu tư và những hoạt động kinh tế khác
Thứ tám, một xã hội đoàn kết, ít chia rẽ (tức là phong phú vốn xã hội) sẽ dễ hồi phục sau
những cú “sốc” kinh tế Theo Rodrik (1999), những cú sốc này đòi hỏi sự quản lí những quyền lợi khác nhau trong xã hội Vốn xã hội giúp hài hoà những xung khắc mà một cơn khủng hoảng kinh tế sẽ phơi trần Thiếu vốn xã hội, ảnh hưởng của các cú sốc kinh tế sẽ trầm trọng và lâu dài hơn
Trang 6Ý niệm “vốn xã hội” là một cầu nối giữa tiếp cận kinh tế và tiếp cận xã hội, và do đó cung cấp những lí giải phong phú và thuyết phục hơn về hiện tượng phát triển kinh tế Nó cho thấy bản chất và chừng mực tương tác giữa các cộng đồng và thể chế có ảnh hưởng quan trọng đến thành tựu kinh tế Nhận định này có nhiều hệ luận quan trọng cho chính sách phát triển mà cho đến nay hầu như chỉ nhắm vào mặt kinh tế
Bên cạnh những mặt tích cực của vốn xã hội đã nêu ở trên, vẫn tồn tại những mặt trái của vốn xã hội và những quan điểm sai lầm của chúng ta về vốn xã hội Việc hiểu nông hoặc hiểu sai về Vốn xã hội đã dẫn đến những định hướng sai lầm và hậu quả là làm suy thoái Vốn xã hội cũng như nền tảng đạo đức xã hội “Theo Portes, vốn xã hội chứa đựng trong nó ít nhất là bốn
hậu quả tiêu cực Thứ nhất, đó là sự loại trừ những người ngoài Vốn xã hội thường mang lại
các cố kết bên trong nhóm Tuy nhiên, những cố kết như thế lại tạo ra khó khăn cho việc mở
rộng nhóm, đồng thời ngăn cản sự tham gia của những người bên ngoài Thứ hai là đòi hỏi thái
quá đối với thành viên Điều này có thể tốt nếu xét theo khía cạnh tổ chức của nhóm Nhưng
mặt tiêu cực là ở chỗ nó hạn chế sáng kiến của các thành viên Thứ ba là hạn chế tự do cá nhân.
Thứ tư là việc hạ thấp chuẩn mực của sự cách biệt trong nhóm Vì vốn xã hội có xu hướng tạo
ra cố kết, giữ các cá nhân ở những vị thế ngang bằng nhau nên trong nhiều tình huống sự thành công của một cá nhân làm xói mòn liên kết nhóm Nhiều khi, vốn xã hội giữ các cá nhân ở những vị thế ngang bằng nhau nên đã làm triệt tiêu tham vọng và sự sáng tạo của họ.”
VỐN XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
• Mọi chính sách đều có một bối cảnh xã hội, và mỗi bối cảnh ấy là một hỗn hợp tế nhị giữa các
tổ chức không chính thức, những mạng (quen biết cá nhân), và các thể chế Do đó, quy hoạch chính sách đòi hỏi, trước hết, một phân tích xã hội và thể chế để nhận dạng mọi thành phần liên
hệ, và liên hệ giữa các thành phần ấy Cụ thể, khi hoạch định một phương thức can thiệp kinh
tế hay xã hội, cần lưu ý đến khả năng các nhóm thế lực có thể động viên ảnh hưởng của họ theo cách có hại cho cộng đồng chung
• Phải xem vốn xã hội là một nguồn lực như các nguồn lực khác trong mọi công trình xây dựng,
dự án phát triển, từ cơ sở hạ tầng, đến giáo dục, y tế, vv Cũng nên nhớ rằng vốn xã hội là một loại “hàng hoá công” và, cũng như các loại hàng hoá công khác, nó sẽ không được thị trường cung ứng đầy đủ Sự hỗ trợ của nhà nước là cần thiết
• Nói chung, cần vun quén vốn xã hội, song cũng nên nhớ vốn xã hội không phải bao giờ cũng tốt, vốn xã hội thường là thuộc tính của một “cộng đồng”, một nhóm, đan xen, chồng chéo nhau
- ít khi của toàn thể quốc gia Do đó, chính sách “phát triển vốn xã hội” cần được cẩn thận chọn lọc, cụ thể, trong đó có cả biện pháp kết nối những cộng đồng (mà nội bộ có vốn xã hội riêng) trong một nước Nó không thể là một chính sách chung chung Sự phân cực, manh mún trong xã
Trang 7hội sẽ làm giảm vốn xã hội Muốn phát triển kinh tế, chúng ta phải vuợt lên những chia rẽ trong
xã hội, làm xã hội gắn kết hơn
• Cần tăng cường khả năng tổ chức, phối hợp của người thu nhập thấp (nhưng lại có thể rất giàu vốn xã hội), và giúp những tập thể, những nhóm xã hội, liên kết với nhau Đặc biệt quan trọng
là “bắt cầu” giữa những nhóm xã hội, bởi lẽ nhiều quyết định có ảnh hưởng đến người nghèo là không xuất phát từ địa phương Nhằm mục đích này, phải cổ động sự tham gia đông đảo để tiến đến sự đồng thuận, cũng như tương tác xã hội, giữa những người (khác nhau về quyền lợi và chênh nhau về nguồn lực) trong tầm ảnh hưởng của quyết định ấy
• Các tổ chức viện trợ của nước ngoài thường có một câu hỏi bức xúc: làm sao để trợ giúp thành phần nào đó trong một xã hội vô cùng phức tạp, xa lạ đối với họ Tiếp cận “vốn xã hội” nhấn mạnh rằng tiêu chuẩn chấp thuận một dự án hỗ trợ như thế không thể chỉ dựa vào các tiêu chuẩn công nghiệp và tài chính, mà còn phải để ý đến vốn xã hội địa phương
• Từ quan điểm vốn xã hội, ta càng thấy cần có những chính sách “tiết lộ thông tin” ở mọi cấp để công dân có nhiều thông tin hơn, và do đó tăng cường “tính trách nhiệm” ở khu vực công lẫn tư Quan niệm vốn xã hội đưa đến ý nghĩ là một chính sách tăng cường thông tin, nhất là giữa các tầng lớp xã hội, là cần thiết – thêm một lí do để nhà nước đầu tư vào những phương tiện truyền thông đại chúng
• Liên hệ giữa các loại vốn xã hội thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế Những lối sống “cổ truyền” (dựa vào vốn xã hội giữa dân chúng) dần dần được thay thế bằng những tổ chức xã hội
có quy cũ hơn Thị trường ngày càng mở rộng, quy mô sản xuất ngày càng lớn, nhưng sự phát triển ấy chỉ có thể bền vững nếu số lượng và chất lượng vốn xã hội là đầy đủ và thích hợp Nhìn cách khác, ở mỗi giai đoạn phát triển là một tỷ lệ tổ hợp tối ưu giữa vốn-xã-hội-dân-sự và vốn-xã-hội-nhà-nước và, trong chừng mực có thể, chính sách phải linh động đồng nhịp với những thay đổi ấy
THỰC TRẠNG VỐN XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Nhìn lại vốn xã hội Việt Nam, cảm nhận tức thời trước khi đưa lên bàn cân tính toán là nước ta và dân ta có một nguồn vốn xã hội phong phú được tích lũy qua “bốn nghìn năm văn hiến” Nếu đem các tiêu chí điển hình nhất của khái niệm vốn xã hội cơ bản như truyền thống đạo lý, phong cách xử sự hợp tác làm ăn nghiêm túc, đáng tin cậy, giàu tinh thần hợp tác và chia
sẻ, có tay nghề vững vàng trong lĩnh vực chuyên môn… thì đất nước và con người Việt Nam xưa nay không thiếu Nguồn vốn xã hội Việt Nam, do đó, sẽ rất nhiều Nếu không có nguồn vốn xã hội giàu có làm căn bản cho sự sống còn và vươn lên của đất nước và con người Việt Nam thì có lẽ nước Việt Nam đã bị đồng hóa hay biến mất giữa những thế lực xâm lăng cường bạo đến từ mọi phía trong những nghìn năm qua Nhưng nếu xin tạm gác lại niềm tự hào dân tộc để nhìn vào thực tiễn cuộc sống của dân ta trong dòng sinh mệnh của đất nước và trong bối cảnh lịch sử thế giới thì ta thấy được những gì?
Trang 8Phải chăng nguồn vốn xã hội của Việt Nam trong bao nhiêu năm qua đã được tận dụng đem làm vũ khí chống xâm lăng? Nguồn vốn quan trọng đó bây giờ đang cạn kiệt hay vẫn còn
dự trữ tràn đầy dưới dạng tiềm năng?
Căn bản để tạo ra nguồn vốn xã hội là con người Phẩm chất của con người Việt Nam không thua sút bất cứ dân tộc nào trong cùng hoàn cảnh địa dư và lịch sửThế nhưng trong thực tế đất nước, về mặt chuyên môn và khả năng khai phá, sáng tạo trong khoa học, kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm kỹ nghệ hiện đại, chúng ta vẫn còn bị giới hạn và tụt hậu so với họ? Vốn xã hội hiện nay của đất nước ta có đủ phẩm chất và lượng dự trữ để đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường hay không? Đấy vẫn còn là những vấn đề cần được nghiên cứu một cách khách quan và khoa học mới có thể tìm ra câu trả lời thích đáng
Có thể nói, tính cố kết, bè phái, địa phương chủ nghĩa, gia đình trị,… là những mặt trái tiêu biểu của người Việt Nam, đó chính là những mặt tiêu cực phổ biến của Vốn xã hội Nhận thức được vấn đề này thông qua lý thuyết Vốn xã hội có thể giúp chúng ta tránh được những nhược điểm căn bản, mang tính cố hữu hoặc những sai lầm đáng tiếc
Một thực tế khác rất dễ thấy trong xã hội Việt Nam hiện nay là một xã hội được vận hành bằng những mối quan hệ “thân thuộc” mang đặc trưng “lợi ích nhóm.” Loại Vốn xã hội này tuy làm lợi cho một số ít cá nhân ở các nhóm lợi ích nhưng xét trên tổng thể về Vốn xã hội (như quan điểm của Fukuyama) thì nó không những không đóng góp tích cực cho sự phát triển của
xã hội mà còn làm tổn hại nghiêm trọng đến niềm tin và chuẩn mực xã hội Một xã hội không còn niềm tin và những chuẩn mực là một xã hội đang đứng bên bờ vực tan rã Rõ ràng, tình trạng niềm tin suy kiệt, bạo lực gia tăng, xã hội vô đạo đức chính là những chỉ báo cho một sự khủng hoảng trầm trọng về Vốn xã hội Những biệt ngữ “chạy án”, “làm luật” hay “lách luật” đang được sử dụng hết sức phổ biến hiện nay là những minh chứng rõ nét về sự suy giảm nghiêm trọng niềm tin đối với luật pháp Việc “chạy trường”, “xin điểm”, “bằng giả, bằng rởm”… là những chỉ báo cho thấy các chuẩn mực về học vấn, nhân cách, tiêu chí giáo dục,… bị đảo lộn
NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT HUY VỐN XÃ HỘI
Sau khi hiểu rõ mục đích và sự cần thiết của vốn xã hội đối với Việt Nam, có thể đưa ra một số giải pháp cơ bản sau đây để phát huy vốn xã hội phục vụ cho sự phát triển của Việt Nam:
Một là, quán triệt tầm quan trọng, sự cần thiết, và một khái niệm phù hợp về vốn xã hội
cho sự phát triển của đất nước Các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách quốc gia hơn ai hết phải là những người nhận thức rõ và đồng thuận với các vấn đề nêu trên Phải dựa trên những mẫu số chung như sau để tạo nên một nguồn vốn xã hội toàn Việt Nam, phù hợp với Việt Nam: tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đại đoàn kết toàn thể dân tộc; những cơ hội chung và mối nguy chung trong bối cảnh mới Để có thể tương thích với thế giới cần phải dựa vào những đặc tính
Trang 9ưu việt của văn hoá Việt, chủ động đóng góp vào sự phát triển chung của thế giới, của nhân loại Kết quả của quá trình trên là phải định hình và thổi bùng lên một tinh thần quốc gia Việt Nam mạnh mẽ và phù hợp trong giai đoạn mới Khi đó, mỗi người Việt đều chia sẻ những giá trị chung như:
- Giàu lòng tự trọng, trọng danh dự, tinh thần tự tôn, tự lực, tự cường
- Đoàn kết
- Có khát vọng khám phá, chinh phục, chủ động học hỏi và đóng góp tinh hoa của dân tộc mình vào tinh hoa của nhân loại
- Giàu lòng bác ái, đậm tính nhân bản, nhân văn
- Không ngừng hướng đến sự công bằng, tự do cho dân tộc và nhân loại
Có thể khẳng định, khi mà mỗi con người Việt đều mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp được hun đúc từ một tinh thần quốc gia chung, khi đó, chúng ta sẽ sở hữu một nguồn vốn xã hội lớn nhất, thiết thực nhất
Hai là, để phát huy vốn xã hội phải ngay lập tức có những giải pháp chống lại sự vi
phạm, làm tổn hại, hao mòn nguồn vốn xã hội hữu dụng tại Việt Nam Trong thực tiễn Việt Nam thời gian qua có nhiều vấn đề ảnh hưởng đến nguồn vốn xã hội mà chúng ta đang có Có thể nêu ra một số vấn đề nghiêm trọng nhất như: sự xuống cấp của đạo đức xã hội, thượng tôn các giá trị vật chất ngắn hạn và không chính đáng, những thú vui tầm thường; các vấn đề chính trị xã hội làm giảm lòng tin của nhân dân: nạn tham ô, tham nhũng, lãng phí; sự xuống cấp nghiêm trọng của nền giáo dục… Nhận dạng và kiên quyết đấu tranh lại những điều làm tổn hại đến vốn xã hội là một nhiệm vụ quan trọng, khẩn bách và có thể thực hiện ngay Phát triển giáo dục và thông qua giáo dục là biện pháp căn bản nhất để giải quyết những tồn tại nêu trên; phải dựng cho được một nền giáo dục toàn dân (cho toàn dân và huy động sức của toàn dân), toàn diện (thể chất, kiến thức, kỹ năng, phương pháp, đa ngành, đa lĩnh vực) và suốt đời
Ba là, tập trung bồi dưỡng và phát huy những nguồn vốn xã hội trong những cộng đồng có vai
trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước, để tạo nền tảng và những đột phát để phát triển vốn xã hội Việt Nam Ba cộng đồng vô cùng quan trọng là các nhà lãnh đạo chính trị, đội ngũ doanh nhân, và tầng lớp trí thức Cần thiết phải hình thành nên những vốn xã hội riêng của ba cộng đồng này, làm hài hoá và hướng ba nguồn vốn đó đến nguồn vốn xã hội tổng thể hướng về sự phát triển của quốc gia Việt Nam Chính ba cộng đồng này sẽ tạo nên kiến thức, chính sách, và điều kiện vật chất để làm giàu vốn xã hội Việt Nam, từ đó làm động lực và thúc đẩy sự phát triển của mọi cộng đồng còn lại trong nước và các cộng đồng có chung giá trị ở khu vực và quốc tế
Phương pháp thực hiện cơ bản là đi từ những điểm chung để tạo ra nhưng sự gắn kết, hội tụ; định chế hoá và thể chế hoá các gắn kết đó để duy trì và phát triển liên tục Cả ba giải pháp nêu trên đều có thể thực hiện ngay, thực hiện song song, thực hiện từng bước; kết hợp giữa tuần
tự và đột phá để nhanh chóng nâng cao nhận thức và hiệu quả của vốn xã hội Việt Nam như là động lực và phương pháp quan trọng cho sự phát triển nhanh, mạnh, và bền vững của đất nước
Trang 10KẾT LUẬN
Vốn xã hội là một khái niệm còn tương đối mới mẻ trong sinh hoạt kinh tế đậm tính truyền thống và kế thừa của người Việt chúng ta Các nhà nghiên cứu về nguồn vốn xã hội trong tương quan kinh tế đều đồng ý với nhau rằng, một nền kinh tế lành mạnh trong một đất nước có
kỷ cương và văn hiến không thể nào thiếu vắng nguồn vốn xã hội Thử nhìn lại vốn xã hội Việt Nam trong tương quan nguồn vốn xã hội của thế giới, chúng ta mới thấy rõ được đâu là thế mạnh và thế yếu của đất nước Nhìn rõ mình không phải để thỏa mãn hay nản lòng dễ dãi nhất thời mà để cầu tiến bộ; để sửa đổi và điều chỉnh kịp thời trước sự đòi hỏi như một xu thế tất yếu của thời đại toàn cầu hóa Sẽ không bao giờ muộn màng, cũng như chẳng bao giờ quá sớm để gây vốn xã hội, vì vốn xã hội là xương sống của đời sống kinh tế và nhân văn cho đất nước hôm nay và cho thế hệ đàn em mai sau