Sặc rằn là loại cá dễ nuôi, thích nghi rộng, có thể tự tìm thức ăn trong điều kiện nuôi quảng canh và đặc biệt là có nhiều lợi thế khi so sánh với các giống thủy sản khác vì cho hiệu quả
Trang 1Trường Cao Đẳng Kinh Tế- Kỹ Thuật
Trang 3CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ SẶC RẰN
Trang 51 GIỚI THIỆU:
Cá sặc rằn có thể được xem là một loài cá đặc biệt liên hệ thân thiết với người nông dân tại miền Nam Việt Nam Cá tuy được xem là một nguồn thực phẩm tại các quốc gia Đông Nam Á, Thái Lan nhưng hiện đang được nuôi làm cá cảnh tại các nước Âu Mỹ Cá sặc phơi khô và nướng chín là món nhậu 'tuyệt vời khi ăn chung với xoài chua hay bông điên điển Văn chương bình dân đã có
nhiều câu thơ ngắn như :
“ Điên điển mà đem muối chua
Ăn cặp sặc nướng đến vua cũng thèm.”
Trang 7Khô cá sặc hiện nay đã một sản phẩm được Thái Lan đóng gói và xuất cảng đi khắp thế giới Một trong những món ăn đặc biệt có thể gọi là khó tìm hay không thể tìm được tại hải ngoại là món “Mắm
cá sặc” Hiện nay, việc sản xuất cá sặc rằn tương đối
dễ, không gây khó khăn đối với bà con nông dân
Trang 8Tùy từng điều kiện, người nuôi có thể nuôi quảng canh hay thâm canh, góp phần chuyển đổi cơ cấu vật nuôi ở địa phương.
Sặc rằn là loại cá dễ nuôi, thích nghi rộng, có thể tự tìm thức ăn trong điều kiện nuôi quảng canh
và đặc biệt là có nhiều lợi thế khi so sánh với các
giống thủy sản khác vì cho hiệu quả kinh tế cao và là đặc sản của nhiều vùng và đang dược nuôi phổ biến
ở nhiều nơi.
Trang 9Đặc biệt cá sặc rằn là đối tượng thủy sản dễ nuôi, ít bệnh, nguồn cá giống dễ tìm, có khả năng tự sinh sản nhân tạo để chủ động nguồn giống, nhu cầu thị trường lớn, tiêu thụ ổn định, có giá trị kinh tế cao,
ít tốn kém chi phí, thịt cá chắc ngọt, thơm ngon…
Tuy nhiên, để nuôi cá sặc rằn đạt hiệu quả cao
nhất thì việc nắm vững phương pháp nuôi và cách
phòng trị bệnh là những khâu quan trọng và cần
thiết
Trang 102 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ SẶC RẰN:
2.1 Phân bố
Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, được di giống sang Mã Lai, Indonesia, Bangladesh
Tại Việt Nam, trong vùng châu thổ sông Mêkông,
cá tập trung trong các vùng trũng ngập nước quanh năm
ở thủy vực như kênh rạch, ruộng lúa, ao hồ, nơi
có nhiều cây cỏ thủy sinh và chất hữu cơ
Cà Mau và Kiên Giang là vùng phân bố tập trung,
có sản lượng cao hiện nay ở vùng ĐBSCL
Trang 112.2 Sinh trưởng:
- Cá đực và cá cái cùng kích thước, nhưng cá đực có trọng lượng nhỏ hơn
-Trong điều kiện nhiệt độ thích hợp 25 – 30°C
cá đạt trọng lượng khoảng 140 g/con sau 2 năm
Trang 122.3 Dinh
dưỡng
Sau khi nở, dinh dưỡng bằng noãn hoàn
-Khi hết noãn hoàn, chuyển sang ăn thức
ăn bên ngoài.
Ngoài ra cũng có thể
ăn : bột ngũ cốc, động vật, khi thiếu thức ăn cá ăn cả trứng của chính nó.
thời kỳ đầu ăn: phiêu sinh ĐV, phiêu sinh TV,…
Trưởng thành, ăn tạp: mùn bã hữu
cơ, TV phiêu sinh,
ĐV phiêu sinh, mầm non TV, TV thủy sinh mềm trong nước
Trang 13Khi thành thục, có thể phân biệt dễ dàng cá đực, cá cái
Sự phát triển tuyến sinh dục của cá sặc rằn
ở vùng ĐBSCL theo mùa rất rõ.
Cá thường tới những nơi nước cạn ven bờ, nhiều cây cỏ thủy sinh
để sinh sản.
Từ khi trứng thụ tinh, t°
nước 27 – 29°C cá nở sau 20 – 23h.
Dựa vào các sọc ngang đậm nét chạy từ lưng xuống bụng
Các biểu hiện bên ngoài của dấu hiệu sinh dục phụ.
Trang 143.1 Chất lượng nước bị thay đổi:
-Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột => cá bỏ ăn, suy yếu tạo điều kiện cho các SV gây bệnh phát triển => cá dễ bệnh
- Nguồn nước bị nhiễm bẩn
- Khi nước đứng hoặc chảy yếu, cá nuôi với mật độ
cao => cá thiếu oxy, bơi lội hỗn loạn
Trang 15
3.2 Chất lượng thức ăn kém
- Thức ăn chất lượng tốt sẽ phòng tránh các bệnh dinh dưỡng
- Nếu cá bị đói sau một thời gian dài hoặc
thức ăn kém chất lượng sẽ dẫn đến cá bị suy yếu, chậm lớn và có thể tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh tấn công.
Trang 163.3 Thiếu cẩn thận khi chăm sóc cá:
- Các dụng cụ cho ăn không được vệ sinh thường
xuyên là nơi ẩn chứa mầm bệnh
- Các dụng cụ vận chuyển, bắt cá như lưới vợt,
thùng… có thể làm xây xát cá trong quá trình thao tác
và vì thế mầm bệnh có điều kiện xâm nhập vào cá
nuôi Do đó phải dùng các dụng cụ nhẵn, lưới không gút để hạn chế trường hợp này
Trang 173.4 Nguồn giống thả kém chất lượng
- Nguồn giống thả nuôi chưa được kiểm tra chất
lượng, chưa được chọn lựa kỹ còn mang mầm bệnh hoặc giống chưa được xử lý diệt trùng, khi cá thả
xuống nuôi một thời gian gặp thời tiết thay đổi sẽ
thuận lợi cho mầm bệnh phát triển
- Cá yếu là cơ hội cho bệnh cá phát sinh và gây hại cho
cá trong ao nuôi
Trang 184 Cách phòng và trị bệnh tổng hợp trên cá
4.1 Phòng bệnh:
- Việc duy trì sức khỏe tốt cho cá rất quan trọng để
việc nuôi cá có lợi nhuận
- Trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột
ngột dễ làm cho cá bị stress, tác nhân gây bênh có
điều kiện phát triển và xâm nhập vào vật nuôi =>
tránh để cá bị stress bằng cách duy trì chất lượng môi
trường
Trang 194.2 Cải tạo môi trường:
4.2.1 Chuẩn bị ao nuôi:
Sau khi thu hoạch, các ao nuôi muốn sử dụng lại phải
được cải tạo thật kỹ => tạo môi trường sống tốt cho thủy
sản nuôi => phòng bệnh và nâng cao năng suất cá nuôi.
Tát cạn nước, sên vét bùn ra khỏi
ao, bón vôi, phơi ao 5-7 ngày tùy vào điều kiện ao nuôi.
Trang 20Nên rãi vôi vào ngày nắng, chú ý những nơi có bùn đọng.
Trang 214.3 Tăng cường chăm sóc quản lý:
4.3.1 Tẩy
trùng cho cá:
Phun thuốc xuống ao: dùng Chlorin 1g/m 3 hoặc CuSO4 0,5- 0,7g/m 3 nước ao.
Trước khi thả nuôi tắm cá bằng muối ăn 2- 3% trong 15-30 phút (tùy theo kích cỡ cá) hoặc dùng formalin 25-30 g/m 3 để diệt trùng
và nấm gây bệnh cho cá.
Trang 224.3.2 Tẩy trùng nơi cho ăn:
- Sử dụng vôi 2-4kg/túi treo quanh chỗ cho ăn, 5-7 ngày thay túi, và sử dụng Chlorin 200-
220g/m3 để tẩy trùng dụng cụ trong 12-24 giờ.
Trang 23Không xây xát, nhiều nhớt, bơi lội nhanh nhẹn
Khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh
Trang 24Lưu ý trong quá trình nuôi nên:
Định kỳ 2 lần/ tuần bổ sung Vitamin C cho cá ăn với liều trộn 40g/100kg thức ăn
Dùng thuốc tiêu Nabica 2 lần/ tuần với liều trộn
30 viên/100kg thức ăn
Có thể dùng Thyromin cho ăn 2lần/ tuần (theo hướng dẫn ghi trên bao bì)
Trang 25Ngoài ra còn phải thường xuyên theo dõi
hoạt động của cá để kịp thời phát hiện
những vấn đề không bình thường
Cho cá ăn thức ăn phải đảm bảo chất lượng
và đủ số lượng, định kỳ bón phân, thường xuyên vệ sinh chung quanh khu vực nuôi, thức ăn dư thừa và diệt trừ địch hại.
Trang 265 Một số bệnh thường gặp trên cá sặc rằn: 5.1 Bệnh đốm trắng:
5.1.1 Tình hình bệnh:
- Ký sinh và gây hại chủ yếu trên cá hương và cá giống.
- Bệnh thường xảy ra vào những tháng mùa mưa
- Tỉ lệ chết 50- 100%, đối với cá bột bị bệnh nếu việc điều trị không thích hợp và kịp thời thì cả đàn cá bột trong ao ương sẽ chết trong 2 – 3
ngày.
Trang 275.1.2 Tên bệnh và tác nhân gây bệnh:
-Trùng gây bệnh là loài Ichthyophthyrius multifiliis,
họ Ophryoglenidae, loài Tetrahymenita, kích thước 0.2- 1mm
- Khi trùng quả dưa trưởng thành=> tách ra khỏi da
cá, sinh sản bằng cách phân chia tế bào bên trong vách dày của tế bào=> tế bào sẽ bị vỡ và những ấu trùng sẽ thoát vào môi trường nuôi=> ấu trùng sẽ lội trong nước và tấn công vào da, mang của cá
trong vòng 24 giờ
Trang 28Tỷ lệ chết cao
Cá bị bệnh nặng bị chìm xuống đáy ao
và chết
Mang cá nhợt nhạt, một số tia mang rời
ra, chức năng hô hấp bị phá hoại làm cá
bị ngộp, thở gấp, miệng cá luôn ngớp nước vào.
Trong giai đoạn đầu của bệnh sẽ xuất hiện những đốm màu trắng bằng đầu kim hoặc nhỏ hơn trên mang, đầu và thân cá
Trang 29Quan sát cá bằng mắt thường
có các điểm trắng trên da cá Kiểm tra nhớt cá trên
kính hiển vi
5.1.4 Chuẩn đoán
Trang 305.1.5 Cách phòng trị bệnh:
CÁCH PHÒNG
Phòng trừ địch hại, tránh cá tự nhiên vào ao nuôi
Cách ly cá bệnh với
cá khỏe
Trang 31+ Ngày 1 : tắm Formol cho cá 1 lần.
+ Ngày 3 : thay khoảng 75% nước ao và tắm Formol lần 2
Trang 32+ Ngày 6: thay 20 – 25% lượng nước và tắm
Formol lần 3 và giữ nguyên trong 2 ngày.
+ Ngày 8 : sau 8 ngày cá bột sẽ khỏe mạnh và không cần tiếp tục điều trị nữa.
Bệnh đốm trắng có thể lây lan rất nhanh sang các ao khác Vì thế các ao lân cận nhiễm bệnh cũng phải được điều trị.
Trang 335.2 Bệnh trùng bánh xe:
5.2.1 Tình hình xuất hiện bệnh:
- Ký sinh và gây thiệt hại lớn ở giai đoạn cá
hương và cá giống.
- Bệnh thường xảy ra ở các bể, ao ương với mật
độ dày, môi trường nuôi quá dơ bẩn
- Bệnh thường phát triển vào những ngày trời không nắng, âm u hoặc mưa kéo dài.
Trang 34- Có 2-3 vòng tiêm mao để bơi,
trùng bám vào da, mang bằng
các móc kitin gai hướng vào bên
trong giống như bánh xe
Hình: Trùng bánh xe
Trang 35- Trùng có mặt bụng có dạng hình tròn, nhìn nghiêng có dạng hình chuông
- Kích thước 50- 70µm, giữa có hạch lớn hình móng ngựa và hạch nhỏ hình tròn
- Trùng sinh sản bằng cách phân đôi hoặc sinh bào nang
Trang 36thân cá tiết nhiều dịch nhớt màu hơi trắng đục, da cá sậm lại
Mang cá nhợt nhạt, bị thối loét,
có màu trắng, chức năng hô hấp
5.2.3 Dấu
hiệu bệnh
lý
Trang 375.2.4 Chuẩn đoán
Kiểm tra nhớt
cá trên kính hiển vi
Quan sá
t những biểu hiện
trên thân cá
Trang 38Cho ăn với liều lượng thích hợp
Trước khi ương nuôi cá phải xử
lý lớp bùn đáy
ao, tẩy vôi, diệt mầm bệnh
Trang 39Cách trị:
- Khi ương cá con dưới ao nhiễm bệnh này, dùng CuSO4phun khắp ao liều lượng 0,3 – 0,5 g/m3 nước ao, trị 2 –
3 lần, mỗi lần cách nhau 1 ngày
- Trên bể xi măng dùng Formol liều lượng 25 ml/m3 bể Trị 3 ngày liên tục
Trang 40- Nên trị bệnh cá lúc mát trời và trong thời gian trị bệnh nên giảm lượng thức ăn đi một nửa.
- Ngoài ra, có thể trị bệnh bằng phương pháp
tắm cá: dùng NaCl 2-3% tắm cá 5-10 phút hoặc dùng CuSO4 nồng độ 3-5 ppm (3-5g/m3 nước) tắm cho cá 5-10 phút.
Trang 415.3 Bệnh đốm đỏ:
5.3.1 Tình hình xuất hiện bệnh
Thường xuất hiện vào đầu mùa
Mưa, chất lượng nước thấp,
cá có sức đề kháng yếu hay
bị sốc do quá trình vận chuyển
Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các giai đoạn của cá
Trang 425.3.2 Tên bệnh và tác nhân gây bệnh
Kích thước 2- 3µm, có một tiêm mao để di động, sinh trưởng trong môi trường pH = 7.1- 7.2
Do vi khuẩn Pseudomonas sp gây
ra
Hoặc do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra
Trang 43Cá kém ăn, bơi lội chậm chạp,
lờ đờ dễ đánh bắt
Xuất hiện các đốm đỏ trên cơ thể như dọc thân, đuôi, tia vây,…
Trang 445.3.4 Chuẩn đoán
Ngày nay áp dụng phương pháp PCR để phát hiện nhanh giai đoạn cá mới bệnh Dựa vào mùa vụ xuất hiện bệnh
và các dấu hiệu của bệnh
Trang 45Không nuôi cá với mật độ quá cao, trước khi thả cá nuôi tắm qua nước muối
Trang 46Cách trị
Dùng Anti White : 5g/1kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 5 ngày, kết hợp thêm men vi sinh đường ruột ACID WAY 5g/1kg thức ăn cá để kích thích cá ăn nhiều Sau đó sử dụng thêm
nước để làm cho cá khỏe hơn.
Oxytetracilin: 2- 4g/kg
thức ăn, vitamin C
1- 2g/100kg cá, cho
ăn liên tục 5- 7 ngày
Thay nước thường xuyên, mỗi lần thay ½ lượng
nước trong ao, bón thêm vôi 4- 6kg/100m3
Trộn thuốc vào thức ăn
Trang 475.4 Bệnh lở loét, tổn thương vây và mang
5.4.1 Tình hình xuất hiện bệnh
Thường xuất hiện theo mùa:
vào cuối mùa mưa và
đầu mùa khô
Dịch bệnh diễn biến phức tạp,
gây thiệt hại nhiều, lây lan nhanh
Trang 485.4.2 Tên bệnh và tác nhân gây bệnh
- Còn gọi là bệnh ghẻ lở
- Do sự thay đổi của môi trường hay do cá yếu, sức đề kháng giảm hoặc do cơ thể bị xay xát,… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh cơ hội tấn công và gây bệnh cho cá
- Một số loài vi khuẩn Mycobacterium spp,
Streptococcus spp Pseudomonas sp, Aeromonas sp…đây là những tác nhân gây bệnh thứ cấp
Trang 495.4.3 Dấu hiệu
bệnh lý
Cá kém ăn, bơi lội chậm chạp, nhô đầu khỏi mặt nước, lờ đờ, xuất hiện các vết loét trên cơ thể như dọc thân, đuôi, tia vây, …
Cá bị bệnh nặng kiệt sức chết, khi chết thường chìm xuống đáy
Cá bị bệnh nặng hậu môn bị viêm loét,
xung huyết, vẩy rụng,…
Trang 50Trước khi nuôi tắm muối 2- 3% trong 5- 10 phút
Trang 51Cách trị:
Hiện nay vẫn chưa tìm được phương pháp chữa trị hữu hiệu đối với những bệnh do virus gây ra và do chưa rõ nguyên nhân chính gây nên dịch bệnh nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn Nên phòng bệnh đóng vai trò quyết
định đến kết quả nuôi
Trang 52Tuy nhiên, có thể trị bệnh cho cá bằng cách kết hợp 2 loại thuốc sau:
+ Oxytetracilin 50- 100ppm/ngày, sử dụng liên tục 5- 7 ngày, hòa thuốc vào nước và tạt đều khắp ao.
+ Tắm cá bằng KMnO4 5ppm, thời gian 10- 30 phút.(10g/m3 trong 30 – 60 phút)
Trang 536 KẾT LUẬN
Tuy cá sặc rằn là đối tương dễ nuôi, dễ quản lý và chăm sóc nhưng trong quá trình ương, nuôi thường xuyên xảy ra bệnh đốm trắng và bệnh trùng bánh xe…với tần số
xuất hiện thấp
Trang 54
Nhưng không vì vậy mà người nuôi có thể chủ quan, để đạt được vụ nuôi thành công, thu lợi cao thì người nuôi phải có
kiến thức và những hiểu biết cơ bản về loài
cá sặc rằn, cách phòng trị bệnh,…
Trang 55The end!
Thank for listening!!!