Thiết kế hệ thống thực hành mạng peer to peer
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
DANH SÁCH BẢNG BIỂU 4
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT 5
Phần 1: MỞ ĐẦU 6
Phần 2: NỘI DUNG 7
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH 7
1.1 Các khái niệm cơ bản 7
Mạng máy tính 7
Đường biên mạng 7
Đường trục mạng 8
Các lợi ích của mạng máy tính 12
1.2 Các thành phần của mạng máy tính 13
Phần cứng mạng máy tính 13
Phần mềm mạng máy tính 16
Mô hình tham khảo OSI 19
TCP/IP 20
1.3 Mô hình ngang cấp (Peer – to – Peer) 22
Khái niệm 22
Phân loại 23
Đặc điểm 25
Mạng đồng đẳng có không có cấu trúc và có cấu trúc 27
Chương 2: THIẾT KẾ MÔ HÌNH THỰC HÀNH MẠNG PEER TO PEER 29
1.4 Bài toán đặt ra 29
1.5 Mô hình logic 29
1.6 Cài đặt phần mềm 29
Cài đặt win Xp cho hai máy PC 1 và PC 2 29
Trang 3Thiết lập địa chỉ IP cho từng máy 34
Tạo Workgroup 36
Chia sẻ file và ổ CD – Room 39
Chia sẻ máy in 40
Chương 3: KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT 42
1.7 Kết quả thực hiện 42
1.8 Đề xuất 42
Phần 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
Trang 4DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Trang 5DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Trang 6Phần 1: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngày nay trên thế giới công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến và hầu nhưmọi lĩnh vực đều có sự góp mặt của nền công nghệ mới này Hiện nay với sự pháttriển đến chóng mặt của công nghệ thông tin, ngoài những tiện ích đã có những trao đổi, tìm kiếm thông tin qua mạng, đào tạo qua mạng, giải trí trên mạng (nghe nhạc,xem fim, chơi game…) nó đã tiếp cận đến cái nhỏ nhất trong đời sống hàng ngàycủa con người
Ở Việt Nam trong công nghệ thông tin tuy đã và đang phát triển rất nhanh nhưng số đông người dân còn khá xa lạ với công nghệ thông tin Với xu hướng tinhọc hoá toàn cầu, việc phổ cập tin học cho người dân là hết sức quan trọng
Một mục đích quan trọng của hệ thống mạng đóng góp tài nguyên, bao gồm băng thông, lưu trữ và khả năng tính toán Do đó việc nghiên cứu và thực hành về hệ thống mạng là vô cùng cần thiết
Trong khuôn báo cáo tốt nghiệp này chúng tôi trình bày về:
“Thiết kế hệ thống thực hành mạng peer to peer”
Mục tiêu của đề tài a)Mục đích
Xây dựng thành công hệ thống thực hành mạng mô hình ngang hàng (peer
to peer)
b)Mục tiêu
Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống mạng máy tính
Đánh giá thiết kế hệ thống thực hành mạng mô hình ngang hàng (peer to peer)
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Bố cục nội dung đề tài bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về mạng máy tính
Chương 2: Thiết kế mô hình thực hành mạng Peer to Peer
Chương 3: Kết quả thực hiện đề tài và đề xuất
Trang 7Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH 1.1 Các khái niệm cơ bản
Mạng máy tính Mạng máy tính hay hệ thống mạng (tiếng Anh: computer network hay
network system), Được thiết lập khi có từ 2 máy vi tính trở lên kết nối với nhau
để chia sẻ tài nguyên:máy in, máy fax, tệp tin, dữ liệu…
Các thành phần của mạng có thể bao gồm:
Các hệ thống đầu cuối (end system) kết nối với nhau tạo thành
mạng, có thể là các máy tính hoặc các thiết bị khác Nói chung hiện nay ngày càng nhiều các loại thiết bị có khả năng kết nối vào mạng máy tính như điện thoại di động, PDA, tivi …
Môi trường truyền (media) mà các thao tác truyền thông được thực
hiện qua đó Môi trường truyền có thể là các loại dây dẫn, sóng điện từ (đối với các mạng không dây)
Giao thức truyền thông (protocol) là các quy tắc quy định cách trao
đổi dữ liệu giữa các thực thể
Đường biên mạng
1.1.1.1 Mô hình khách hàng / người phục vụ (Client/Server)
Mô hình client-server là một mô hình nổi tiếng trong mạng máy tính,
được áp dụng rất rộng rãi và là mô hình của mọi trang web hiện có Ý tưởng của
mô hình này là máy con (đóng vài trò là máy khách) gửi một yêu cầu (request)
để máy chủ (đóng vai trò người cung ứng dịch vụ), máy chủ sẽ xử lý và trả kết quả về cho máy khách
Một mô hình ngược lại là mô hình master - slaver, trong đó máy chủ sẽ gửi dữ liệu đến máy con bất kể máy con có cần hay không
Trang 8Mô hình khách hàng / người phục vụ (Client/Server)
1.1.1.2 Mô hình ngang cấp (Peer – to – Peer)
(Phân tích mở rộng ở phía dưới phần 1.4)
Đường trục mạng
Là hệ thống mạng của các bộ chọn đường (routers), làm nhiệm vụ chọn đường và chuyển tiếp thông tin, đảm bảo sự trao đổi thông tin thông suốt giữa hai máy tính nằm trên hai nhánh mạng cách xa nhau
Câu hỏi đặt ra là làm sao thông tin có thể được truyền đi trên mạng? Người ta có thể sử dụng một trong hai chế độ truyền thông tin có thể được truyền tải được thông tin: chuyển mạch và chuyển gói
Trang 91.1.1.3 Mạng chuyển mạch (circuit switching)
Chế độ này hoạt động theo mô hình của hệ thống điện thoại Để có thể giao tiếp với máy tính B, máy A phải thực hiện một cuộc gọi (call) Nếu máy B chấp nhận cuộc gọi, một kênh ảo được thiết lập dành riêng cho thông tin trao đổi
từ máy A và máy B
Tất cả các tài nguyên được cấp cho cuộc gọi như băng thông đường truyền, khả năng của các bộ hoán đổi thông tin đều được dành riêng cho các cuộc gọi, không chia sẻ cho các cuộc khác, mặc dù những khoảng lớn thời gian hai bên giao tiếp là “im lặng”
Tài nguyên (băng thông) sẽ được chia thành nhiều những “phần” bằng nhau và sẽ gán cho các cuộc gọi Khi cuộc gọi sở hữu một “phần” tài nguyên nào đó, mặc dù không sử dụng tới nó cũng không chia sẻ tài nguyên này cho cuộc gọi khác
Việc phân chia băng thông của kênh truyền thành những “phần” có thể được thực hiện thành một trong hai kỹ thuật: phân chia theo tần số (FDMA – Frequency Division Multi Access) hay phân chia theo thời gian (TDMA – Time Division Multi Access)
Trang 10Chuyển mạch số (Digital): Đường truyền chuyển mạch số lần đầu tiên
được AT&T thiệu vào cuối 1980 khi AT&T giới thiệu mạng chuyển mạch số Acnet với đường truyền 56 kbs Việc sử dụng đường chuyển mạch số cũng đòi hỏi sử dụng thiết bị phục vụ truyền dữ liệu số (Data Service Unit - DSU) vào vị trí modem trong chuyển mạch tương tự Thiết bị phục vụ truyền dữ liệu số có nhiệm vụ chuyển các tín hiệu số đơn chiều (unipolar) từ máy tính ra thành tín hiệu số hai chiều (bipolar) để truyền trên đường truyền
Mô hình chuyển mạch số
Chuyển mạch tương tự (Analog): Việc chuyển dữ liệu qua mạng chuyển
mạch tương tự được thực hiện qua mạng điện thoại Các trạm sử dụng một thiết
bị có tên là modem, thiết bị này sẽ chuyền các tín hiệu số từ máy tính sao tín hiệu tuần tự có trể truyền đi trên mạng điện thoại và ngược lại
Mô hình chuyển mạch tương tự
Trong trường hợp này, các router sẽ ứng sử theo giải thuật lưu và chuyển tiếp (store and forward), tức lưu lại những gói tin chưa gửi đi được vào hàng đợi chờ cho đến khi kênh truyền rảnh sẽ lần lượt gửi chúng đi
Người ta chia các phương thức chuyển mạch gói ra làm 2 phương thức:
Phương thức chuyển mạch gói theo sơ đồ rời rạc
Phương thức chuyển mạch gói theo đường đi xác định
Trang 11Với phương thức chuyển mạch gói theo sơ đồ rời rạc các gói tin được chuyển đi trên mạng một cách độc lập, mỗi gói tin đều có mang địa chỉ nơ i gửi
và nơi nhận Mổi nút trong mạng khi tiếp nhận gói tin sẽ quyết định xenm đường đi của gói tin phụ thuộc vào thuật toán tìm đường tại nút và những thông tin về mạng mà nút đó có Việc truyền theo phương thức này cho ta sự mềm dẻo nhất định do đường đi với mỗi gói tin trở nên mềm dẻo tuy nhiên điều này yêu cầu một số lượng tính toán rất lớn tại mỗi nút nên hiện nay phần lớn các mạng chuyển sang dùng phương chuyển mạch gói theo đường đi xác định
Ví dụ phương thức sơ đồ rời rạc
Phương thức chuyển mạch gói theo đường đi xác định:
Trước khi truyền dữ liệu một đưòng đi (hay còn gọi là đường đi ảo) được thiết lập giữa trạm gửi và trạm nhận thông qua các nút của mạng Đường đi trên mang số hiệu phân biệt với các đường đi khác, sau đó các gói tin được gửi đi theo đường đã thiết lập để tới đích, các gói tin mang số hiệu củ đường ảo để có thể được nhận biết khi qua các nút Điều này khiến cho việc tính toán đường đi cho phiên liên lạc chỉ cần thực hiện một lần
Ví dụ phương thức đường đi xác định
Trang 12Các lợi ích của mạng máy tính
1.1.1.6 Mạng tạo khả năng dùng chung tài nguyên cho người dùng
Vấn đề là làm cho các tài nguyên trên mạng như chương trình, dữ liệu và thiết bị, đặc biệt là các thiết bị đắt tiền, có sẵn dùng cho mọi người trên mạng
mà không cần quan tâm đến vị trí thực của người dùng và tài nguyên
Về mặt thiết bị, các thiết bị chất lượng cao thường đắt tiền, chúng thường được dùng chung cho nhiều người nhằm giảm chi phí và dễ bảo quản
Về mặt chương trình dữ liệu, khi được dùng chung, mọi thay đổi sẽ sẵn dùng cho mọi thành viên trên mạng ngay lập tức Điều này thể hiện rất rõ tại các nói như ngân hàng, các đại lý bán vé máy bay …
1.1.1.7 Mạng cho phép nâng cao độ tin cậy
Khi sử dụng mạng có thể thực hiện một chương trình tại nhiều máy khác nhau, nhiều thiết bị có thể dùng chung Điều này tăng độ tin cậy trong công việc
vì khi có máy tính hoặc thiết bị trong mạng bị hỏng, công việc vẫn có thể tiếp tục với các máy tính và thiết bị khác trên mạng trong khi chờ sửa chữa
1.1.1.8 Mạng giúp cho công việc đạt hiệu suất cao hơn
Khi chương trình dữ liệu dùng chung trên mạng, có thể bỏ qua một số khâu đối chiếu không cần thiết Việc điều chỉnh chương trình (nếu có) cũng tiết kiệm thời gian hơn do chỉ cần cài đặt lại một máy
Về mặt tổ chức, việc sao chép dữ liệu phòng hờ tiện lợi hơn do có thể giao cho một người thay vì mọi người phải tự sao chép phần của mình
Trang 131.1.1.9 Tiết kiệm chi phí
Việc dùng chung các thiết bị ngoại vi sẽ cho phép giảm chi phí trang thiết
bị tính trên số người dùng Về phần mềm, nhiều nhà sản xuất phần mềm cung cấp các phần mềm cho nhiều người dùng, với chi phí thấp hơn cho mỗi người dùng
1.1.1.10 Tăng cường tính bảo mật thông tin
Dữ liệu được lưu trên các máy phục vụ tập tin(file server) sẽ được bảo mật tốt hơn so với việc để trên các máy cá nhân nhờ cơ chế bảo mật của hệ thống điều hành mạng
1.1.1.11 Việc phát triển mạng máy tính tạo ra nhiều ứng dụng mới
Một số ứng dụng có ảnh hưởng quan trọng đến toàn xã hội: khả năng truy xuất các chương trình và điều khiển từ xa, khả năng thông tin liên lạc dễ dàng và hiệu quả, tạo điều kiện giao tiếp thuận lợi giữa những người dùng khác nhau, khả năng tìm kiếm thông tin nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới…
1.2 Các thành phần của mạng máy tính
Phần cứng mạng máy tính
1.2.1.1 Phân loại mạng máy tính theo kỹ thuật truyền tin
Dựa trên các kỹ thuật truyền tải thông tin, người ta có thể chia mạng thành hai loại là mạng quảng bá (Broadcast Network) và mạng điểm nối điểm ( Point – to – Point Network)
b) Mạng điểm nối điểm
Trong hệ thống mạng này, các máy tính được nối lại với nhau thành từng cặp Thông tin được gửi đi sẽ được truyền trực tiếp từ máy gửi đến máy nhận hoặc được chuyển tiếp qua nhiều máy trung gian trước khi qua máy nhận
Trang 141.2.1.2 Phân loại máy tính theo phạm vi địa lý
LAN (viết tắt từ tên tiếng Anh Local Area Network, "mạng máy tính cục
bộ") là một hệ thống mạng dùng để kết nối các máy tính trong một phạm vi nhỏ (nhà ở, phòng làm việc, trường học, …) Các máy tính trong mạng LAN có thể chia sẻ tài nguyên với nhau, mà điển hình là chia sẻ tập tin , máy in , máy quét và một số thiết bị khác
Một mạng LAN tối thiểu cần có máy chủ (server), các thiết bị ghép nối
(Repeater, Hub, Switch, Bridge), máy tính con (client), card mạng (Network Interface Card – NIC) và dây cáp (cable) để kết nối các máy tính lại với nhau
Một hình thức khác của LAN là WAN ( Wide Area Network) Có nghĩa là mạng diện rộng Dùng để nối các LAN lại với nhau (thông qua router )
a) Mạng trục tuyến tính (Bus):
Tất cả các trạm phân chia một đường truyền chung (bus) Đường truyền chính được giới hạn hai đầu bằng hai đầu nối đặc biệt gọi là terminator Mỗi trạm được nối với trục chính qua một đầu nối chữ T (T-connector) hoặc một thiết bị thu phát (transceiver) Mô hình mạng Bus hoạt động theo các liên kết Point to Multipoint hay Broadcast
Trang 15Ưu điểm: Dễ thiết kế, chi phí thấp.
Khuyết điểm: Tính ổn định kém, chỉ một nút mạng hỏng là toàn bộ mạng
bị ngừng hoạt động
b) Mạng hình sao (Star):
Mạng hình sao có tất cả các trạm được kết nối với một thiết bị trung tâm
có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến trạm đích Tuỳ theo yêu cầu truyền thông trên mạng mà thiết bị trung tâm có thể là Switch, router, hub hay máy chủ trung tâm Vai trò của thiết bị trung tâm là thiết lập các liên kết Point to Point
Ưu điểm: Thiết lập mạng đơn giản, dễ dàng cấu hình lại mạng (thêm, bớt các trạm), dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố, tận dụng được tối đa tốc độ truyền của đường truyền vật lý
Khuyết điểm: Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế (trong vòng 100m, với công nghệ hiện nay)
Trang 16c) Mạng hình vòng (Ring):
Trên mạng hình vòng tín hiệu được truyền đi trên vòng theo một chiều duy nhất Mỗi trạm của mạng được nối với nhau qua một bộ chuyển tiếp (repeater) có nhiệm vụ nhận tín hiệu rồi chuyển tiếp đến trạm kế tiếp trên vòng Như vậy tín hiệu được lưu chuyển trên vòng theo một chuỗi liên tiếp các liên kết Point to Point giữa các repeater
Mạng hình vòng có ưu, nhược điểm tương tự như mạng hình sao, tuy nhiên mạng hình vòng đòi hỏi giao thức truy nhập mạng phức tạp hơn mạng hình sao
Phần mềm mạng máy tính
1.2.1.3 Cấu trúc thứ bậc của giao thức
Trang 17Giao thức giao tiếp hay còn gọi là Giao thức truyền thông, Giao thức liên mạng, Giao thức tương tác, Giao thức trao đổi thông tin (tiếng Anh là communication protocol) – trong công nghệ thông tin gọi tắt là giao thức (protocol).
Tuy nhiên, tránh nhầm với giao thức trong các ngành khác – là một tập hợp các quy tắc chuẩn dành cho việc biểu diễn dữ liệu, phát tín hiệu, chứng thực
và phát hiện lỗi dữ liệu – những việc cần thiết để gửi thông tin qua các kênh truyền thông, nhờ đó mà các máy tính (và các thiết bị) có thể kết nối và trao đổi thông tin với nhau Các giao thức truyền thông dành cho truyền thông tín hiệu số trong mạng máy tính có nhiều tính năng để đảm bảo việc trao đổi dữ liệu một cách đáng tin cậy qua một kênh truyền thông không hoàn hảo
Có nhiều giao thức được sử dụng để giao tiếp hoặc truyền đạt thông tin trên Internet, dưới đây là một số các giao thức tiêu biểu:
• TCP (Transmission Control Protocol): thiết lập kết nối giữa các máy tính
để truyền dữ liệu Nó chia nhỏ dữ liệu ra thành những gói (packet) và đảm bảo việc truyền dữ liệu thành công
• IP (Internet Protocol): định tuyến (route) các gói dữ liệu khi chúng được truyền qua Internet, đảm bảo dữ liệu sẽ đến đúng nơi cần nhận
• HTTP (HyperText Transfer Protocol): cho phép trao đổi thông tin (chủ yếu ở dạng siêu văn bản) qua Internet
• FTP (File Transfer Protocol): cho phép trao đổi tập tin qua Internet
• SMTP (Simple Mail Transfer Protocol): cho phép gởi các thông điệp thư điện tử (e-mail) qua Internet
• POP3 (Post Office Protocol, phiên bản 3): cho phép nhận các thông điệp thư điện tử qua Internet
• MIME (Multipurpose Internet Mail Extension): một mở rộng của giao thức SMTP, cho phép gởi kèm các tập tin nhị phân, phim, nhạc, … theo thư điện tử
• WAP (Wireless Application Protocol): cho phép trao đổi thông tin giữa các thiết bị không dây, như điện thoại di động
1.2.1.4 Dịch vụ mạng
a) DỊCH VỤ ARP (ADDRESS RESOLUTION PROTOCOL)
ARP là giao thức phân giải địa chỉ Trên các mạng TCP/IP, giao thức ARP được dùng để tìm một địa chỉ MAC tương ứng với một địa chỉ IP Một địa
Trang 18chỉ IP là một địa chỉ liên mạng mức-cao để định danh một máy tính cụ thể trên một mạng con của các mạng được liên kết Một địa chỉ MAC là địa chỉ của một
NIC (Network Interface Card
- Card giao tiếp mạng) Các địa chỉ MAC chỉ được dùng để truyền tải các khung dữ liệu giữa những máy tính trong cùng một mạng Chúng không được dùng để gởi khung dữ liệu đến những máy tính trên những mạng khác nhau được liên kết bằng các bộ định tuyến ARP được dùng trong tất cả những trường hợp một nút trên một mạng TCP/IP cần biết địa chỉ MAC của một nút khác trên cùng mạng vật lý
b) DỊCH VỤ ICMP (INTERNET CONTROL MESSAGE PROTOCOL)
Dịch vụ ICMP là dịch vụ thông báo điều khiển mạng, nó hỗ trợ cho IP vì
IP không có cơ chế kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu nên luôn đi kèm với ICMP, nó định nghĩa một tập các thông điệp lỗi sẽ gửi về các host khi một router hay một host không thể xử lý một IP datagram thành công (sử dụng lệnh
kiểm tra mạng: ping).
c) DỊCH VỤ DHCP (DYNAMIC HOST CONFIGURATION PROTOCOL)
Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP - giao thức cấu hình
động máy chủ) là một giao thức cấu hình tự động địa chỉ IP Máy tính được cấu hình một cách tự động vì thế sẽ giảm việc can thiệp vào hệ thống mạng Nó cung cấp một database trung tâm để theo dõi tất cả các máy tính trong hệ thống mạng Mục đích quan trọng nhất là tránh trường hợp hai máy tính khác nhau lại
có cùng địa chỉ IP
Nếu không có DHCP, các máy có thể cấu hình IP thủ công Ngoài việc cung cấp địa chỉ IP, DHCP còn cung cấp thông tin cấu hình khác, cụ thể như DNS Hiện nay DHCP có 2 version: cho IPv4 và IPv6
d) DICH VỤ DNS (DOMAIN NAME SERVER)
DNS quản lý việc ánh xạ địa chỉ giữa tên host với địa chỉ IP Ngoài ra, đây còn là một kỹ thuật chuẩn được sử dụng để quảng cáo và truy xuất tất cả các thông tin về các host không chỉ riêng về địa chỉ trên Internet DNS giúp cho thông tin các host được phổ biến trên khắp Internet DNS cung cấp các cách thức lấy các thông tin từ xa ở bất kỳ vị trí nào trong hệ thống mạng
e) DỊCH VỤ FTP (FILE TRANSFER PROTOCOL)
FTP là một dịch vụ truyền tập tin trên hệ thống mạng Internet và trên các
hệ thống mạng TCP/IP Về cơ bản, FTP là giao thức client/server (khách/chủ) trong đó một hệ thống đang sử dụng trình FTP server chấp nhận các yêu cầu từ một hệ thống đang chạy FTP client Dịch vụ này cho phép các người dùng gửi đến máy chủ các yêu cầu tải lên hoặc chép về các tập tin FTP hoạt động giữa
Trang 19nhiều loại hệ thống hỗn hợp và cho phép người dùng từ hệ thống này tương tác với hệ thống khác loại mà không cần quan tâm đến các hệ điều hành tại đó.
f) DỊCH VỤ WEB
WWW hay Web là một dịch vụ tích hợp, sử dụng đơn giản và có hiệu quả nhất trên Internet Web tích hợp cả FTP, WAIS, Gopher Trình duyệt Web có thể cho phép truy nhập vào tất cả các dịch vụ trên
g) DỊCH VỤ MAIL
Dịch vụ thư điện tử (hay còn gọi là điện thư) là một dịch vụ thông dụng nhất trong mọi hệ thống mạng dù lớn hay nhỏ Thư điện tử được sử dụng rộng rãi như một phương tiện giao tiếp hàng ngày trên mạng nhờ tính linh hoạt và phổ biến của nó Từ các trao đổi thư tín thông thường, thông tin quảng cáo, tiếp thị, đến những công văn, báo cáo, hay kể cả những bản hợp đồng thương mại, chứng từ, … tất cả đều được traođổi qua thư điện tử
Một hệ thống điện thư được chia làm hai phần, MUA (Mail User Agent)
và MTA (Message Transfer Agent) MUA thực chất là một chương trình làm
nhiệm vụ tương tác trực tiếp với người dùng cuối, giúp họ nhận thông điệp, soạn thảo thông điệp, lưu các thông điệp và gửi thông điệp Nhiệm vụ của MTA là định tuyến thông điệp và xử lý các thông điệp đến từ hệ thống của người dùng sao cho các thông điệp đó đến được đúng hệ thống đích Hệ thống điện thư hoạt động cũng giống như một hệ thống thư bưu điện Một thông điệp điện tử muốn đến được đích thì địa chỉ người nhận là một yếu tố không thể thiếu Trong một
hệ thống điện thư mỗi người có một địa chỉ thư Từ địa chỉ thư sẽ xác định được thông tin của người sở hữu địa chỉ đó trong mạng Nói chung, không có một qui tắc thống nhất cho việc đánh địa chỉ thư, bởi vì mỗi hệ thư lại có thể sử dụng một qui ước riêng về địa chỉ Để giải quyết vấn đề này, người ta thường sử dụng hai khuôn dạng địa chỉ là địa chỉ miền (Domain-base address) và địa chỉ UUCP (UUCP address, được sử dụng nhiều trên hệ điều hành UNIX) Ngoài hai dạng địa chỉ trên, còn có một dạng địa chỉ nữa tạo thành bởi sự kết hợp của cả hai dạng địa chỉ trên, gọi là địa chỉ hỗn hợp
h) DỊCH VỤ RAS(REMOTE ACCESS SERVICE)
Windows NT cung cấp Dịch vụ Remote Access Service cho phép các máy trạm có thể nối với tài nguyên của Windows NT server thông qua đường dây điện thoại RAS cho phép truyền nối với các server, điều hành các user và các server, thực hiện các chương trình khai thác số liệu, thiết lập sự an toàn trên mạng
Mô hình tham khảo OSI
Trang 20OSI, hay còn gọi là "Mô hình liên kết giữa các hệ thống mở", là thiết kế dựa trên sự phát triển của ISO (Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc Tế).
Mô hình bao gồm 7 tầng:
Tầng ứng dụng: cho phép người dùng (con người hay phần mềm) truy cập vào mạng bằng cách cung cấp giao diện người dùng, hỗ trợ các dịch vụ như gửi thư điện tử truy cập và truyền file từ xa, quản lý CSDL dùng chung và một số dịch vụ khác về thông tin
Tầng trình diễn: thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến cú pháp và nội dung của thông tin gửi đi
Tầng phiên: đóng vai trò "kiểm soát viên" hội thoại (dialog) của mạng với
nhiệm vụ thiết lập, duy trì và đồng bộ hóa tính liên tác giữa hai bên
Tâng giao vận: nhận dữ liệu từ tầng phiên, cắt chúng thành những đơn vị nhỏ nếu cần, gửi chúng xuống tầng mạng và kiểm tra rằng các đơn vị này đến được đầu nhận
Tầng mạng: điều khiển vận hành của mạng con Xác định mở đầu và kết thúc của một cuộc truyền dữ liệu
Tầng liên kết dữ liệu: nhiệm vụ chính là chuyển dạng của dữ liệu thành
các khung dữ liệu (data frames) theo các thuật toán nhằm mục đích phát hiện,
điều chỉnh và giải quyết các vấn đề như hư, mất và trùng lập các khung dữ liệu
Tầng vật lý: Thực hiện các chức năng cần thiết để truyền luồng dữ liệu
dưới dạng bit đi qua các môi trường vật lý.
TCP/IP
Trang 21TCP/IP cũng giống như OSI nhưng kiểu này có ít hơn ba tầng:
Tầng ứng dụng: bao gồm nhiều giao thức cấp cao Trước đây người ta sử dụng các áp dụng đầu cuối ảo như TELNET, FTP, SMTP Sau đó nhiều giao thức đã được định nghĩa thêm vào như DNS, HTTP
Tầng giao vận: nhiệm vụ giống như phần giao vận của OSI nhưng có hai giao thức được dùng tới là TCP và UDP
Tầng mạng: chịu trách nhiệm chuyển gói dữ liệu từ nơi gửi đến nơi nhận, gói dữ liệu có thể phải đi qua nhiều mạng (các chặng trung gian) Tầng liên kết
dữ liệu thực hiện truyền gói dữ liệu giữa hai thiết bị trong cùng một mạng, còn tầng mạng đảm bảo rằng gói dữ liệu sẽ được chuyển từ nơi gửi đến đúng nơi nhận Tầng này định nghĩa một dạng thức của gói và của giao thức là IP
Trang 22Tầng liên kết dữ liệu: Sử dụng để truyền gói dữ liệu trên một môi trường vật lý.
1.3 Mô hình ngang cấp (Peer – to – Peer)
Khái niệm Mạng ngang hàng (tiếng Anh: peer-to-peer network), còn gọi là mạng
đồng đẳng, là một mạng máy tính trong đó hoạt động của mạng chủ yếu dựa
vào khả năng tính toán và băng thông của các máy tham gia chứ không tập trung vào một số nhỏ các máy chủ trung tâm như các mạng thông thường
Mạng đồng đẳng có nhiều ứng dụng Ứng dụng thường xuyên gặp nhất là chia sẻ tệp tin, tất cả các dạng như âm thanh, hình ảnh, dữ liệu, hoặc để truyền
dữ liệu thời gian thực như điện thoại VoIP