1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiết: 20 Bài 19: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TUẦN HOÀN sinh 11

5 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 68,5 KB

Nội dung

- Sự vận chuyển máu trong mạch tuân theo các quy luật của thủy động học.. -Giải thích được tại sao các loại mạch khác nhau thì có huyết áp không giống nhau -Biết được khái niệm vận tốc m

Trang 1

Ngày soạn: 7/10/2015

Tuần: 10 Tiết: 20

Bài 19: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TUẦN HOÀN

I Mục tiêu bài giảng:

1 Về kiến thức:

- Nêu được hoạt động của tim và hệ mạch

- Quy luật tất cả hoặc không có gì

- Tính tự động trong hoạt động của tim

- Tính chu kỳ trong hoạt động của tim

- Sự vận chuyển máu trong mạch tuân theo các quy luật của thủy động học

- Trình bày được cơ chế điều hòa hoạt động của tim mạch

-Giải thích được tại sao các loại mạch khác nhau thì có huyết áp không giống nhau

-Biết được khái niệm vận tốc máu

-Biết được phản xạ điều hòa hoạt động tim mạch

2 Về kỹ năng:

- Phát triển năng lực phân tích ,vận dụng trong thực tiễn đời sống

- Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm

II Phương pháp và phương tiện dạy học:

1 Phương pháp:

+ Hỏi đáp

+ Khám phá

+ Diễn giảng

2 Phương tiện:

- SGK sinh học 11

- Hình 19.1, 19.2, 19.3, 19.4 SGK

III Trọng tâm: Mục I.

IV Nội dung và tiến trình lên lớp:

1 Chuẩn bị:

- Ổn định lớp (1 phút)

- Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

Câu 1: Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín (cấu tạo và hoạt động của tim và

hệ mạch)?

Câu 2: Sự sai khác này có ý nghĩa gì?

- Vào bài:

+Khác với cơ ,tim người và động vật khi cắt khỏi cơ thể vẫn có khả năng co bóp nhịp

nhàng khi tách rời khỏi cơ thể nếu được cung cấp đầy đủ chất dd và O2 với nhiệt độ thích

hợp.Tại sao lại như vậy?

+HS:

Để biết được điều này và các vấn đề liên quan đến hoạt động của cơ quan tuần

hoàn,chúng ta tìm hiểu bài mới

2Nội dung bài mới:

Bài 19: Hoạt động của các cơ quan

tuần hoàn.

I Quy luật hoạt động của tim và hệ

mạch

1 Hoạt động của tim:

a Cơ tim hoạt động theo quy luật “

Tất cả hoặc không có gì”

Hoạt động 1:

- Đọc nội dung SGK trang 75:

+ Tim hoạt động theo quy luật +Quy luật “tất cả hoặc không

Trang 2

- Khi kích thích ở cường độ dưới

ngưỡng → cơ tim hoàn toàn không co

bóp

- Khi kích thích ở cường độ trên

ngưỡng → cơ tim đáp ứng bằng cách

co tối đa

-Khi kích thích ở cường độ trên

ngưỡng → cơ tim không co mạnh hơn

nữa

b Cơ tim có khả năng hoạt động tự

động:

-Tim ở người, ĐV khi cắt rời ra khỏi

cơ thể vẫn có khả năng co bóp nhịp

nhành nếu cung cấp đầy đủ chất dinh

dưỡng và O2 với nhiệt độ thích hợp

- Hoạt động của tim có tính tự động,

do trong thành tim có các tập hợp sợi

đặc biệt gọi là hệ dẫn truyền tim

* Hệ dẫn truyền tim :

+ Nút xoang nhĩ: tự phát nhịp xung

được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ

thất → bó Hits → mạng Puôc-kin

phân bố trong hai thành tâm thất →

làm các tâm nhĩ,tâm thất co

c Tim hoạt động theo chu kỳ:

-Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kỳ

(0,8s) : Pha co tâm nhĩ (0,1s) → pha

co tâm thất (0,3)→ pha dãn chung

(0,4), chu kì cứ thế diễn ra liên tục

(hình 19.2)

- Nêu ví dụ nhịp tim ở người và ở một

số động vật theo bảng 19.2 trang 76

2 Hoạt động của hệ mạch :

- Hệ mạch gồm các động mạch, tĩnh

mạch, nối với nhau qua mao mạch

nào?

+ Thế nào là qui luật tất cả hoặc không có gì?

-Yêu cầu Hs trả lời câu lệnh thứ nhất SGK

- Quan sát hình 19.1:

+ Khả năng hoạt động tự động của tim là nhờ vào đâu?

-Hệ dẫn truyền của tim gồm những

bộ phận nào?

+ Viết sơ đồ hệ dẫn truyền tim

- Quan sát hình 19.2 mô tả chu kì hoạt động của tim

- Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi?

* Tại sao trẻ em nhịp đập tim lớn hơn người trưởng thành?

* Đọc bảng 19.2: cho biết mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng

cơ thể? Tại sao có sự khác nhau về

có gì”:

+ Kích thích đủ ngưỡng: tất

cả cơ tim co + Kích thích dưới ngưỡng: tất

cả cơ tim không co + Kích thích trên ngưỡng: cơ tim không co mạnh hơn nữa

- Sợi cơ tim ngắn, phân nhánh

và nối với nhau bằng các đĩa

nối tạo nên một khối hợp

bào, khi cơ tim đạt ngưỡng

kích thích thì lập tức co và co toàn bộ nhờ sự dẫn truyền trực tiếp qua đĩa nối

- Tế bào cơ vân là các tế bào riêng rẽ, có ngưỡng kích thích khác nhau Khi kích thích nhẹ

tế bào có ngưỡng kích thích thấp sẽ co rút và số lượng tế bào tham gia ít Khi kích thích mạnh tế bào có ngưỡng kích thích cao sẽ co và tế bào

có ngưỡng kích thích thấp cung co nên số lượng tế bào tham gia nhiều hơn

+ Do trong thành tim có các tập hợp sợi đặc biệt gọi là hệ dẫn truyền tim

Gồm:Nút xoang nhĩ,nút nhĩ thất bó His và mạng lưới Puôckin

- HS trả lời

- Bắt đầu Pha co dãn tâm nhĩ

→ pha co tâm thất → pha dãn chung,chu kì cứ thế diễn ra liên tục

- 1 chu kỳ diễn ra 0,8s trong đó: Pha co tâm nhĩ (0,1s) nghỉ 0,7s, pha co tâm thất (0,3s) nghỉ 0,5s, pha dãn chung (0,4s) Vậy trong mỗi chu kỳ

có thời gian nghỉ nhiều hơn thời gian co của các ngăn tim

- Thảo luận nhóm và trả lời

* Tỉ lệ S/V lớn, TĐC nhanh

và mạnh nên tim đập nhanh hơn

Trang 3

- Máu vận chuyển trong hệ mạch:

tuân theo quy luật vật lí, liên quan

đến áp suất đẩy máu, lưu lượng máu

chuyển và vận tốc, sức cản của mạch

a.Huyết áp: Là áp lực máu tác dụng

lên thành mạch

- Tim co bóp tống máu vào các động

mạch tạo áp lực lên thành mạch →

huyết áp động mạch

- Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co,

huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim

giãn

- Tim đập nhanh và mạnh → huyết áp

tăng

- Tim đập chậm và yếu → huyết áp

hạ

- Càng xa tim huyết áp càng giảm:

Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ,

giảm khi qua mao mạch, thấp nhất ở

tĩnh mạch chủ

* Những yếu tố làm thay đổi huyết

áp:

+ Lực co tim, nhịp tim

+ Khối lượng máu, độ quánh của

máu

+ Sự đàn hồi của mạch máu

- Huyết áp cực đại quá 150mmHg và

kéo dài → huyết áp cao

- Huyết áp cực tiếu thường dưới

80mmHg và kéo dài → huyết áp thấp

b.Vận tốc máu :

- Phụ thuộc vào tiết diện mạch và

chênh lệch huyết áp giữa các đoạn

mạch

- Tiết diện nhỏ và chênh lệch huyết áp

nhịp tim giữa các loài động vật?

- Thảo luận nhóm 2 phút: Hoạt động của cơ tim có gì khác hoạt động của cơ vân?

- Nguyên nhân chủ yếu của sự sai khác này?

Dựa vào thông tin SGK cho biết:

- Máu chảy trong hệ mạch được là

do yếu tố nào?

- Huyết áp là gì? Do đâu mà có?

Quan sát hình 19.3:

- Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch (động mạch, tỉnh mạch, mao mạch)?

- Sự giảm dần huyết áp là do đâu?

Có ý nghĩa gì? (ý nghĩa: là bề mặt TĐC giữa máu với các mô, TB của

cơ thể)

- Tại sao ở người cao tuổi thường hay bị huyết áp cao?

- Tại sao ở người huyết áp cao hay

bị xuất huyết não có thể dẫn đến tử vong hay bại liệt?

* Máu động lại thành cục gây tắc mạch: gây ra cơn đau tim (nếu ở động mạch vành tim), gây đột quỵ (nếu ở động mạch não)

- Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp?

Quan sát hình 19.3

- Vận tốc máu là gì?

- Vận tốc máu thay đổi như thế nào trong mạch ?

- Máu vận chuyển trong hệ mạch: tuân theo quy luật vật

lí, liên quan đến áp suất đẩy máu, lưu lượng máu chuyển

và vận tốc, sức cản của mạch

- Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch

- Tim co bóp tống máu vào các động mạch tạo áp lực lên thành mạch → huyết áp động mạch

- Huyết áp giảm dần trong quá trình vận chuyển từ động mạch chủ qua mao mạch đến tĩnh mạch

+ Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ, giảm khi qua mao mạch, thấp nhất ở tĩnh mạch chủ

- Do ma sát giữa máu với thành mạch và giữa các phân

tử máu với nhau

- Mạch máu bị xơ cứng tính đàn hồi kém và sức cản tăng gây tăng huyết áp

- Xuất huyết não là hiện tượng vỡ mạch máu não Máu động lại thành cục (tiểu cầu bị vỡ) dẫn đến tử vong Hoặc máu đông nhiều chèn ép các trung khu ở não đặc biệt là trung khu vận động gây bại liệt nữa người phía đối diện

- Giảm bớt protein trong khẩu phần, ăn rau uquar, mỡ thực vật, giảm street

- Dựa vào SGK trả lời

- Máu chảy nhanh nhất trong động mạch (vận chuyển nhanh) và chảy chậm nhất

Trang 4

lớn → máu chảy nhanh (và ngược

lại)

- Máu chảy nhanh nhất trong động

mạch và chảy chậm nhất trong các

mao mạch → đảm bảo cho sự trao

đổi giữa máu và tế bào

II Điều hòa hoạt động tim – mạch:

1 Điều hòa hoạt động tim:

- Hệ dẫn truyền tự động của tim

- Cơ chế TK:

+ Trung ương giao cảm→làm tăng

nhịp và sức co tim

+ Dây đối giao cảm→làm giảm nhịp

và sức co tim (tim đập chậm và yếu)

- Cơ chế thể dịch: các chất adrenalin,

glucagons, Ca++ cao, tăng CO2 → tim

đập nhanh, tăng huyết áp, co mạch

Axêtylcolin, Ca++ giảm → giảm huyết

áp, giãn mạch

2 Sự điều hòa hoạt động hệ mạch:

-Nhánh giao cảm→co thắt mạch ở

những nơi cần ít máu

- Nhánh đối giao cảm→dãn nở mạch

ở những nơi cần nhiều máu

3 Phản xạ điều hòa hoạt động tim

mạch:

- Các xung thần kinh từ các thụ quan

áp lực và thụ quan hóa học – nằm ở

cung động mạch và xoang động mạch

cổ → Sợi hướng tâm→ trung khu vận

hành mạch trong hành tủy→ Điều

chỉnh áp suất và vận tốc máu

* Khi huyết áp giảm hoặc khi nồng độ

khí CO2 trong máu tăng → tim đập

nhanh và mạnh, mạch co lại→áp lực

máu tăng→máu chảy mạnh

* Khi lượng máu cung cấp cho não

không đủ → tăng cường hoạt động

của tim và co mạch ở các khu vực

không hoạt động → dồn máu cho não

- Sự thay đổi đó do đâu? Có ý nghĩa gì?

- Vận tốc máu phụ thuộc vào yếu

tố nào?

* Tiết diện động mạch nhỏ hơn tổng tiết diện mao mạch

Hoạt động 2:

- Điều hòa hoạt động của tim theo những cơ chế nào?

- Hãy trình bày sự điều hòa hoạt động của tim và hệ mạch bằng thần kinh?

* Ngoài ra còn điều hòa hoạt động của tim bằng thể dịch: các chất adrenalin, glucagons, Ca++ cao, tăng CO2 → tim đập nhanh, tăng huyết áp, co mạch

Axêtylcolin, Ca++ giảm → giảm huyết áp, giãn mạch

Quan sát hình 19.4 kết hợp với thông tin SGK:

- Hãy so sánh hoạt động của hệ tim mạch khi lao động và lúc nghỉ ngơi?

- Viết sơ đồ phản xạ điều hòa hoạt động tim mạch khi huyết áp tăng, giảm

- Sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên là do đâu?

trong các mao mạch (TĐC)

- Do cấu tạo của mạch, giúp cho quá trình trao đổi chất

- Phụ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch

- Tiết diện nhỏ và chênh lệch huyết áp lớn → máu chảy nhanh (và ngược lại)

- Hệ dẫn truyền tự động, cơ chế TK, cơ chế thể dịch

- Tim:

+ Trung ương giao cảm→làm tăng nhịp và sức co tim + Dây đối giao cảm→làm giảm nhịp và sức co tim (tim đập chậm và yếu)

- Hệ mạch:

+ Nhánh giao cảm→co thắt mạch ở những nơi cần ít máu + Nhánh đối giao cảm → dãn

nở mạch ở những nơi cần nhiều máu

- Khi lao động các cơ hoạt động đòi hỏi cung cấp oxi và chất dinh dưỡng nhanh chóng

→ tim đập nhanh và mạnh, mạch máu co để đẩy được nhiều máu (do xung thần kinh trung ương điều hòa tim mạch theo dây thần kinh giao cảm đến làm tim đập nhanh và mạnh

- Khi nghỉ ngơi tim đập bình thường nhờ tác dụng đối lập của dây thần kinh đối giao cảm

- Sự khác nhau:

+ Khi lao động: do xung thần kinh trung ương điều hòa tim mạch theo dây thần kinh giao cảm đến làm tim đập nhanh

và mạnh

+ Khi nghỉ ngơi: do tác dụng đối lập của dây thần kinh đối giao cảm

Trang 5

3 Củng cố: 3 phút

Quan sát và trình bày nội dung hình 19.4 dưới dạng sơ đồ

4 Dặn dò: 1 phút

- Xem lại bài

- Trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK

-Đọc mục em có biết

- Chuẩn bị bài 21 (mỗi tổ 5 con cóc), khăn giấy, thuốc lá

2 dây mê tẩu (X)

1’’

1’

2’

Dây thần kinh

Hướng tâm Dây lưỡi hầu IX 2

1

Huyết áp

tăng

Huyết áp

giảm

Hóa thụ quan và

áp thụ quan (ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cổ)

Trung khu điều hòa tim mạch (ở hành tủy)

Trung ương đối giao cảm

Trung ương đối giao cảm

Tim co bóp nhanh

và mạnh - mạch

dãn

Ngày đăng: 18/11/2015, 00:20

w