- Hi u ể ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bảy tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.. Dạy bài mới: 2.1/ Giới thiệu bài:
Trang 1GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 5 – TUẦN 25
Môn: TẬP ĐỌC PHONG CẢNH ĐỀ HÙNG
I MUÏC TIEÂU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi
- Hi u ể ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bảy tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên
II NỘI DUNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài đọc trong SGK
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu 2 HS đọc bài Hộp thư mật và trả
lời các câu hỏi:
- Em hiểu hộp thư mật dùng để làm gì?
- Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ
tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc?
- GV nhận xét – đánh giá điểm
2 Dạy bài mới:
2.1/ Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu chủ điểm mới Nhớ nguồn với
các bài học cung cấp cho HS những hiểu biết
về cội nguồn và truyền thống quý báu của
dân tộc, của cách mạng
GV giới thiệu bài Phong cảnh đền Hùng
-bài văn miêu tả cảnh đẹp đền Hùng, nơi thờ
các vị vua có công dựng nên đất nước Việt
Nam
2.2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu
bài:
a)Luyện đọc:
- Một HS giỏi đọc toàn bài
- GV yêu cầu từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc
3 đoạn của bài văn (lượt 1):
- GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng các từ
ngữ khó hoặc dễ lẫn (chót vót, dập dờn, uy
nghiêm, vòi vọi, sừng sững, Ngã Ba Hạc,…)
2 HS đọc và trả lời:
- Để chuyển những tin tức bí mật, quan trọng
- Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, vì cung cấp những thông tin mật
từ phía kẻ địch, giúp ta hiểu hết ý đồ của địch, kịp thời ngăn chặn, đối phó./…có ý nghĩa vô cùng to lớn vì cung cấp cho ta những tin tức bí mật về kẻ địch để chủ động chống trả, giành thắng lợi mà đỡ tốn xương máu
- HS quan sát tranh minh họa chủ điểm, minh họa bài đọc trong SGK
- HS lắng nghe
- 1 HS giỏi đọc, cả lớp theo dõi bài đọc trong SGK
- 3 HS đọc tiếp nối nhau
- HS luyện phát âm
Trang 2- GV yêu cầu từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc
3 đoạn của bài văn (lượt 2):
+ Một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa
sau bài (đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức
hoành phi, Ngã Ba Hạc, ngọc phả, đất Tổ,
chi…)
+ Đoạn 1: từ đầu đến bức hoành phi treo
chính giữa
+ Đoạn 2: từ Lăng của các vua Hùng đến
đồng bằng xanh mát.
+ Đoạn 3: phần còn lại
- GV cho HS luyện đọc theo cặp
- GV gọi một, hai HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài - nhịp điệu khoan
thai, giọng trang trọng, tha thiết; nhấn mạnh
những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của
đền Hùng, vẻ hùng vĩ của cảnh vật thiên
nhiên vùng đất Tổ và niềm thành kính tha
thiết đối với đất Tổ, với tổ tiên
b) Tìm hiểu bài:
GV hỏi:
- Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
- Hãy kể những điều em biết về các vua
Hùng.
- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của
thiên nhiên nơi đền Hùng.
GV: Những từ ngữ đó cho thấy cảnh thiên
nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ
- Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số
truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ
nước của dân tộc Hãy kể tên các truyền
thuyết đó
GV: Mỗi ngọn núi, con suối, dòng sông, mái
đền ở vùng đất Tổ đều gợi nhớ về những
- Các tốp HS đọc tiếp nối
- 1 HS đọc phần chú giải trong SGK
- Nhóm 2
- 1, 2 HS đọc
- HS lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV
- Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam
- Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm
- Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh,…
- Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền
thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh - một truyền thuyết về
sự nghiệp dựng nước./ Núi Sóc Sơn gợi nhớ
truyền thuyết Thánh Gióng - một truyền thuyết
chống giặc ngoại xâm./ Hình ảnh mốc đá thề gợi
nhớ truyền thuyết về An Dương Vương - một
truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước
Trang 3ngày xa xưa, về cội nguồn dân tộc.
- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc lại 3
đoạn của bài GV hướng dẫn HS đọc thể hiện
đúng nội dung từng đoạn
- GV chọn và hướng dẫn cả lớp luyện đọc
diễn cảm đoạn 2
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn
2
3 Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của bài
văn
- GV nhận xét tiết học Dặn HS về nhà đọc
trước bài “Cửa sông”.
- Câu ca dao ngợi ca một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thủy chung, luôn luôn nhớ
về cội nguồn dân tộc./ Nhắc nhở, khuyên răng mọi người: Dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn
- 3 HS đọc tiếp nối
- Cả lớp luyện đọc
- HS thi đọc diễn cảm
- Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên