MỤC TIÊU: - Nghe - viết đúng bài CT, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu 2 - 3 HS viết lại trên bảng lớp những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chin
Trang 1GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Thứ ba ngày 15 tháng 02 năm 2011
Môn: CHÍNH TẢ ( Nghe – viết) Tiết 24: NÚI NON HÙNG VĨ
I MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài CT, viết hoa đúng các tên riêng trong bài
- Tìm đđược các tên riêng trong đoạn thơ (BT2)
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ để HS làm bài tập 3
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu 2 - 3 HS viết lại trên bảng lớp
những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió
Tùng Chinh.
2 Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
Tiết này các em nghe thầy đọc để viết chính tả
bài Núi non hùng vĩ Nắm chắc cách viết hoa
tên người, tên địa lí Việt Nam
b/ Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ.
- GV: Đoạn văn miêu tả vùng biên cương
- Bảng lớp: Hai ngàn, Ngã ba, Tùng Chinh, Pù mo, Pù xai
- HS lắng nghe
- HS theo dõi trong SGK
Trang 2Tây Bắc của Tổ quốc ta?
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài chính
tả GV nhắc HS chú ý những từ dễ viết sai
chính tả (tày đình, hiểm trở, lồ lộ), các tên
địa lí (Hoàng Liên Sơn, Phan-xi-păng, Ô
Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai).
- GV hướng dẫn HS viết từ khó + phân tích
+ bảng con
- GV yêu cầu HS gấp SGK GV đọc từng
câu cho HS viết GV chấm chữa bài Nêu
nhận xét
c Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2
- GV yêu cầu một HS đọc nội dung BT2
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn thơ, tìm
các tên riêng trong đoạn thơ
- GV nhận xét, kết luận
Bài tập 3
- GV yêu cầu 1 HS đọc nội dung của bài
tập
- GV treo bảng phụ viết sẵn bài thơ có đánh
số thứ tự (1, 2, 3, 4, 5) lên bảng; mời 1 HS
+ Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giữa nước ta
và Trung Quốc
- Cả lớp đọc thầm
- HS luyện viết vào giấy nháp
- Tày đình, hiểm trở, Phan-xi-păng, buốt
óc, Ô Quy Hồ.
- HS viết bài, bắt lỗi chính tả, nộp tập
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK
- Cá nhân:
+ Tên người, tên dân tộc: Đăm Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, Mơ-nông.
+ Tên địa lí: Tây Nguyên, (sông) Ba.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK
Trang 3đọc lại các câu đố bằng thơ.
- GV nêu: Bài thơ đố các em tìm đúng và
viết đúng chính tả tên một số (7) nhân vật
lịch sử
- GV chia lớp thành các nhóm Phát cho
mỗi nhóm bút dạ và 1 tờ giấy khổ to
- GV mời đại diện các nhóm lên bảng trình
bày kết quả
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- 1 HS đọc
- Nhóm 6: đọc thầm lại bài thơ, trao đổi, giải đố, viết lần lượt, đúng thứ tự tên các nhân vật lịch sử vào giấy
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày:
1 Ai từng đóng cọc trên sông Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh?
Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo
2 Vua nào thần tốc quân hành Mùa xuân đại phá quân Thanh tơi bời?
Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)
3 Vua nào tập trận đùa chơi
Cờ lau phất trận một thời ấu thơ?
Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh)
4 Vua nào thảo Chiếu dời đô?
Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)
Trang 4- GV giải thích thêm: Ngô Quyền là người
đầu tiên có sáng kiến đóng cọc trên sông
Bạch Đằng để diệt quân Nam Hán (năm
938) Vua Lê Hoàn cho đóng cọc trên sông
Bạch Đằng để diệt quân Tống (năm 981)
Sau này, trong cuộc chiến đấu chống quân
Nguyên lần thứ ba (năm 1288), học tập tiền
nhân, Trần Hưng Đạo đã tiếp tục cho đóng
cọc trên sông Bạch Đằng để diệt giặc
Nguyên
- GV gọi 2 HS nhìn bảng đọc lần lượt từng
câu đố, nói lời giải đúng
- GV cho cả lớp nhẩm thuộc lòng các câu
đố
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng các câu đố
4 Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại tên 5 vị vua, HTL
các câu đố ở BT3, đố lại người thân
5 Vua nào chủ xướng Hội thơ Tao Đàn?
Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành)
- 2 HS đọc
- Miệng
- Thi đua