1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng một số bài tập nâng cao hiệu quả kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT bến tre phúc yên vĩnh phúc

58 694 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 499,02 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT KIỀU XUÂN BÌNH ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KĨ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY BẰNG HAI TAY TRƯỚC MẶT CHO ĐỘI TUYỂN... T

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

KIỀU XUÂN BÌNH

ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KĨ THUẬT

CHUYỀN BÓNG CAO TAY BẰNG HAI

TAY TRƯỚC MẶT CHO ĐỘI TUYỂN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

KIỀU XUÂN BÌNH

ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KĨ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY BẰNG HAI TAY TRƯỚC MẶT CHO ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN NỮ TRƯỜNG THPT BẾN TRE - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là: Kiều Xuân Bình

Sinh viên: lớp k34 khoa GDTC, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tôi xin cam đoan đề tài này là của riêng tôi, chưa được bảo vệ trước một Hội đồng khoa học nào Toàn bộ những vấn đề đưa ra bàn luận, nghiên cứu đều mang tính thời sự, cấp thiết và đúng với thực tế khách quan của trường THPT Bến Tre - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2012

Sinh viên

Kiều Xuân Bình

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GDTC : Giáo dục thể chất TDTT : Thể dục thể thao THPT : Trung học phổ thông VĐV : Vận động viên

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang

Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn giáo viên và huấn luyện viên về các

test đánh giá hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay

trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT BếnTre (n =

20)

24

Bảng 3.2: Kết quả phỏng vấn lựa chọn một số bài tập ứng dụng trong

giảng dạy - huấn luyện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay

trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Bến Tre (n =

20)

29

Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra đánh giá hiệu quả các bài tập nâng cao

chất lượng kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt của

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuyền bóng cao tay 6

1.5 Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh THPT 13

NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 17

Trang 7

2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 18

3.1 Thực trạng công tác dạy học và huấn luyện đội tuyển bóng 21 chuyền nữ trường THPT Bến Tre - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

3.1.1 Thực trạng dạy học và tập luyện kĩ thuật chuyền bóng cao 22 tay bằng hai tay trước mặt của học sinh trường THPT Bến Tre

Phúc Yên - Vĩnh Phúc

3.1.2 Thực trạng quá trình huấn luyện đội tuyển bóng chuyền 22

nữ trường THPT Bến Tre

3.2 Cơ sở lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả bóng 25

3.2.1 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật chuyền 25 bóng cao tay bằng hai tay trước mặt

3.2.2 Cơ sở lí luận để lựa chọn hệ thống các bài tập nhằm nâng 26 cao hiệu quả kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay truớc mặt

Phụ lục

Trang 8

Phụ lục 1

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA GDTC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN THỂ DỤC

Hà Nội, ngày… tháng … năm 2012

Kínhgửi: Thầy(cô)……… Chức vụ: ………

Nơi công tác: ………

Để góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu chúng tôi xin ý kiến của Thầy, cô về một số vấn đề giúp đề tài làm cơ sở đề xuất một số bài tập phù hợp cho công tác đào tạo và huấn luyện Với kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình kính mong quý Thầy, cô bớt chút thời gian quan tâm và trả lời các câu hỏi sau

Cách trả lời: Thầy (cô) đồng ý với yếu tố nào thì đánh dấu (X), nếu không đồng ý thì để trống

Câu 1: Theo Thầy (cô) để nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Bến Tre thì số buổi tập thể dục/1 tuần là mấy buổi thì hợp lý?

+ 1 buổi

+ 2 buổi

+ 3 buổi

+ 4 buổi

Trang 9

Câu 2: Theo Thầy (cô), thời gian huấn luyện cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Bến Tre là bao nhiêu phút/1 buổi tập là hợp lý?

+ 45 - 50 phút + 55 - 60 phút + 65 - 70 phút + 75 – 80 phút + Trên 80 phút

Câu 3: Theo Thầy (cô) để nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Bến Tre Thầy (cô) chọn những bài tập nào sau đây?

Nhóm 1: Các bài tập hình thành củng cố và hoàn thiện kỹ thuật

chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt

1 Bài tập 2 người tung, bắt bóng liên tục để kiểm tra hình tay và tập hoãn xung

2 Bài tập đứng ở tư thế chuyền bóng, chuyền nhẹ nhiều lần bằng bóng treo trên dây cố định

3 Bài tập hai người chuyền bóng với nhau và song song với lưới

4 Bài tập chuyền bóng tam giác (lúc đầu theo chiều kim đồng hồ sau đó ngược lại)

5 Bài tập chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt vào ô quy định

6 Bài tập chuyền bóng cao tay bằng hai tay ra sau đầu vào ô quy định

7 Bài tập thi đấu mỗi bên hai hoặc ba người

Nhóm 2: Các bài tập củng cố và phát triển thể lực chuyên môn

1 Bài tập nằm sấp chống đẩy

2 Bài tập chạy zíc zắc (9-3-6-3-9)

3 Bài tập chạy rẻ quạt

Trang 10

Nhóm 3: Bài tập rèn luyện tâm lý

1 Bài tập thi đấu đội hình đầy đủ 6 người

Ý kiến của Thầy Cô

………

………

………

Xin chân trọng cảm ơn quí Thầy Cô đã giúp đỡ!

Người được phỏng vấn Người phỏng vấn (Ký tên)

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá, từng bước ngày càng hội nhập sâu, rộng với quốc tế, tiến tới thực hiện mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh Để thực hiện được mục tiêu quan trọng đó, yếu tố con người bao giời cũng là yếu tố có vai trò quyết định hàng đầu Ngày nay con người đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc xây dựng đất nước phải

là những con người “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức và phong phú về tinh thần”[5] Muốn tạo ra những con người phát triển toàn diện, phải từng bước nâng cao chất lượng của sự nghiệp giáo dục Trong đó, TDTT là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống giáo dục

xã hội chủ nghĩa, nó được coi là phương tiện hữu hiệu cho giáo dục con người phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh “Đẩy mạnh hoạt động TDTT, nâng cao thể trạng và tầm vóc của con người Việt Nam, phát triển phong trào TDTT quần chúng và mạng lưới TDTT rộng khắp Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, HLV, VĐV thành tích cao, đưa thể thao Việt Nam lên trình độ cao trong khu vực Đông Nam Á

và có vị trí cao trong nhiều bộ môn”[3]

TDTT là hoạt động ngắn liền với hoạt động lao động và sản xuất của

xã hội loài người, TDTT không những đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển con người toàn diện mà nó còn là hoạt động điều hoà giúp tất cả mọi người, mọi dân tộc xích lại gần nhau hơn, gắn bó với nhau hơn trong bầu không khí hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc

GDTC là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta và nằm trong hệ thống giáo dục Quốc dân GDTC được hiểu là: Quá trình sư phạm và phát triển thế hệ trẻ hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ cho con người Tác

Trang 12

dụng của GDTC và các hình thức TDTT trong trường học là toàn diện, góp phần giữ gìn và nâng cao năng suất lao động, học tập của học sinh suốt thời

kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai

Xác định được tầm quan trọng đó nên ngành TDTT trong những năm qua được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, ngoài việc đầu tư cho các môn thể thao mũi nhọn nhằm giành thứ hạng cao trong các môn thi đấu ở khu vực và Thế giới là việc củng cố và phát triển các môn thể thao khác trong đó

có môn Bóng chuyền nhằm hướng tới một nền TDTT đại chúng và toàn diện

Bóng chuyền ra đời ở nước Mĩ khoảng năm 1895 là môn thể thao được mọi người ưa chuộng và tham gia tập luyện đông đảo Bóng chuyền cũng là môn thể thao Olympic, luyện tập bóng chuyền thường xuyên giúp tăng sức khoẻ và đặc biệt là phản xạ tốt

Năm 1957 sau một giải thi đấu tại Sofia bóng chuyền được công nhận

là môn thể thao Olympic

Năm 1964 tại Tokyo giải bóng chuyền Olympic đầu tiên được tổ chức Trải qua quá trình phát triển và từng bước sửa đổi, điều chỉnh các điều luật, dần được hình thành và phát triển như ngày nay

Ở Việt Nam, bóng chuyền xuất hiện vào khoảng năm 1920 – 1922, mới đầu do chiến tranh liên tục và đầu tư cơ sở vật chất cũng như đội ngũ vận động viên hạn chế nên bóng chuyền không phát triển rộng khắp Khi đất nước thống nhất, môn bóng chuyền được phát triển rộng khắp từ nông thôn đến thành thị, trong các ngành, các lĩnh vực, ở mọi lứa tuổi đều hưởng ứng tham gia

Trong những năm qua bóng chuyền nước ta đã đạt được một số kết quả trên cả phương diện thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao

Môn bóng chuyền được nhiều người chơi và yêu thích, tuy nhiên để

có thể hoà nhập với đội bóng, bản thân mỗi vận động viên phải có trình độ kĩ

Trang 13

thuật, chiến thuật cá nhân và tư duy chiến thuật tốt Đối tượng là học sinh, sinh viên đến với môn bóng chuyền với số lượng và phong trào rất mạnh, nhưng phần lớn kĩ thuật động tác chưa chuẩn Qua tìm hiểu một số trường THPT đặc biệt là trường THPT Bến Tre - Phúc Yên - Vĩnh Phúc, học sinh mới học môn bóng chuyền, thực hiện động tác chuyền bóng cao tay còn nhiều hạn chế Do kỹ thuật chuyền bóng cao tay của các em còn nhiều sai sót, vì vậy đạt thành tích thi đấu chưa cao

Xuất phát từ thực tế đó tôi nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng một số bài

tập nâng cao hiệu quả kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Bến Tre - Phúc Yên - Vĩnh Phúc”

Mục đích nghiên cứu

Ứng dụng một số bài tập nâng cao hiệu quả kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Bến Tre -Phúc Yên - Vĩnh Phúc

Trang 14

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu

Năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tạo nên một bước ngoặt mới, đất nước ta cần

mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên Thế giới trong nhiều lĩnh vực Trong đó, ngành TDTT đóng góp một phần không nhỏ trong mối quan

hệ hữu nghị này Mỗi khi VĐV nước ta giành được huy chương vàng tại các

kỳ thi Olympic, SEAGMES và các cuộc thi đấu khác thì ngọn cờ Tổ quốc Việt Nam được kéo lên cao nhất và nghi lễ Quốc ca được cử hành, điều đó mang lại ý nghĩa to lớn cho Tổ quốc, góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc

và từ đó chúng ta được vinh danh trước bạn bè bốn phương Việc mở rộng mối quan hệ quốc tế trên lĩnh vực TDTT đang góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta ngày một tốt hơn Vì vậy, đào tạo đội ngũ VĐV cho đất nước, cho phong trào TDTT nâng cao thành tích các môn Thể thao tương ứng với tầm vóc của đất nước là điều kiện quan trọng để mở rộng các quan hệ TDTT Quốc tế

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 30/01/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 14-SL thành lập Nha thể dục Trung ương Xác định tầm quan trọng của TDTT, ngày 27/03/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh

ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Bác nói “…Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân khoẻ mạnh là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ Vậy luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước…”[9], coi đó

là một trong những công tác Cách mạng Bản thân Bác là một tấm gương sáng

Trang 15

về việc tập luyện thể dục “…Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ Dân cường thì nước thịnh, tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục Tự tôi ngày nào cũng tập…”[9], Bác đã tập thể dục rất đa dạng để rèn luyện sức khoẻ trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình

Xác định rõ tầm quan trọng của TDTT trong những năm gần đây Đảng

và Nhà nước ta luôn quan tâm đến phát triển TDTT cũng như đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất luyện tập và thi đấu thể thao, thành lập và huấn luyện đội tuyển nhằm phát triển thể thao thành tích cao

TDTT quần chúng là nền tảng xã hội của thể thao thành tích cao, TDTT quần chúng phải được phát triển phong phú đa dạng các loại hình, sâu rộng các địa bàn và hầu hết các đối tượng tập luyện Tính phong phú đó là nền tảng của thể thao thành tích cao, do vậy trong giáo dục hiện nay nhiệm vụ trọng tâm của công tác TDTT là phát triển phong trào TDTT quần chúng Để phát triển phong phú TDTT quần chúng, cần đặc biệt quan tâm tới phát triển TDTT trường học, đây là cốt lõi của chiến lược phát triển TDTT nước ta Do vậy, Đảng và Nhà nước ta đã và đang dành sự đầu tư cho công tác GDTC trong trường học

Chỉ thị số 36-CT/TW về công tác TDTT trong thời kỳ mới đã khẳng định “…Thực hiện GDTC trong tất cả các trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên, thanh niên…”[2]

Thực tế cho thấy nơi nào có phong trào TDTT phát triển thì nơi đó có đời sống lành mạnh, vui tươi và văn minh trong đời sống xã hội, thanh niên ít mắc các tệ nạn xã hội hơn

Chỉ thị số 48 TTG/VG đã xác định “…Ngành TDTT phải coi học sinh

là một đối tượng phục vụ quan trọng của mình, cần phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục để điều tra, nghiên cứu sức khoẻ của học sinh, xây dựng

Trang 16

những tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho thích hợp với lứa tuổi để đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể trong và ngoài trường học…”[4]

TDTT không chỉ tác động đến cơ thể người tập mà nó còn có tác dụng nhiều mặt khác, trong hoạt động đó mối quan hệ hành vi giữa các cá nhân và tập thể (Người tập, HLV, trọng tài, các đội, các đoàn, khán giả ) rất đa dạng

và phức tạp Nếu tổ chức tốt, TDTT không những cần mà còn giáo dục tư tưởng, đạo đức ý chí và các phẩm chất tốt đẹp khác của con người

Đối với thể thao trường học, trong những năm qua thực tế cho thấy số đông học sinh trong hệ thống nhà trường phổ thông các cấp đã được đón nhận những thành quả bước đầu xã hội hoá đối với nền TDTT nước nhà, GDTC và TDTT trường học đã có những đổi thay về nhiều mặt

Công tác và huấn luyện cho học sinh THPT là cơ bản của quá trình GDTC, gắn liền với công tác huấn luyện thể lực và các hình thức chiến thuật trong tập luyện TDTT Tuỳ vào điều kiện dạy học - huấn luyện ở từng trường

mà các nguyên tắc này được vận dụng một cách linh hoạt

1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuyền bóng cao tay

Bóng chuyền là môn thể thao hoạt động có tính tập thể, tính đối kháng cao, hoạt động thi đấu bóng chuyền ở trình độ càng cao thì diễn ra càng sôi nổi hấp dẫn Để thi đấu có hiệu quả người tập phải có trình độ toàn diện về thể lực, kĩ thuật, chiến thuật và tâm lí vững vàng Thi đấu bóng chuyền là hoạt động không có chu kỳ, nhiều tình huống phức tạp luôn thay đổi, đòi hỏi VĐV phải xử lí nhanh, liên tục ứng biến với tình huống luôn luôn thay đổi

Trong thi đấu, VĐV phải thực hiện nhiều kĩ thuật khác nhau, nó phụ thuộc vào từng vị trí trên sân Đấu thủ hàng trên thường thực hiện kĩ thuật đập bóng, chắn bóng, bọc lót, yểm hộ lẫn nhau và chuyền bóng để tổ chức tấn công Các cầu thủ hàng sau chủ yếu phải phòng thủ, yểm hộ cho hàng trên tấn công giành thắng lợi Bên cạnh đó VĐV phải thực hiện tốt ý đồ chiến thuật của toàn đội theo yêu cầu của HLV đề ra

Trang 17

Trong thi đấu, những hoạt động liên tục diễn ra trong thời gian dài đòi hỏi VĐV phải có tâm lí vững vàng, thể lực bền bỉ, kĩ thuật chiến thuật điêu luyện mới mang lại hiệu quả thi đấu cao

Với tốc độ thi đấu khẩn trương, tâm lý căng thẳng, sự điều chỉnh bước một nhiều khi chưa thật chuẩn và các yếu tố khác, làm cho kĩ thuật chuyền bước 2 bị ảnh hưởng, hiệu quả tấn công của đội bị hạn chế

1.2.1 Các yếu tố về kĩ thuật

Yếu tố kĩ thuật có tầm quan trọng đặc biệt đối với hiệu quả chuyền bóng Nếu kĩ thuật còn chưa đạt tới kỹ năng, kỹ xảo thì biểu hiện trong kĩ thuật có nhiều sai lầm

Khi tiếp xúc bóng các ngón tay mở quá rộng hoặc hẹp, ngón tay cái chĩa ra phía trước, khi chuyền bóng sẽ dễ mắc sai sót

Khi trình độ kĩ thuật thấp thì kĩ năng vận động thể hiện nhiều động tác thừa, phải tập trung chú ý cao vào các thành phần động tác Nếu được lặp lại nhiều lần động tác đúng thì động tác càng trở nên thành thục, sự phối hợp vận động dần dần được tự động hoá và kỹ năng trở thành kỹ xảo

Các VĐV sẽ đạt được thành tích cao nếu họ có vốn dự trữ các kỹ xảo vận động riêng lẻ phong phú và thành thạo trong các trường hợp ứng dụng Mỗi VĐV phải luôn tập trung vào chi tiết động tác và ý đồ chiến thuật của mình Khi đã thành kỹ xảo thì động tác được thể hiện nhẹ nhàng, tính nhịp điệu được duy trì bền vững của động tác Sự hình thành kỹ xảo hoàn thiện có liên quan đến tri giác về động tác, về cảm giác không gian và thời gian với bóng…

1.2.2 Các yếu tố thể lực

Bên cạnh các yếu tố kĩ thuật, chiến thuật, tâm lí, thể lực là một trong những yếu tố quan trọng trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền Thể lực là nền tảng cho việc thực hiện các hoạt động trên sân, các kĩ thuật và mọi hành

Trang 18

vi chiến thuật Trình độ thể lực không cao sẽ không đáp ứng được quá trình thi đấu căng thẳng và liên tục trong thời gian dài

Các môn thể thao tập thể nói chung và môn bóng chuyền nói riêng, trong khi thi đấu phải thực hiện các loại kĩ thuật khác nhau trong thời gian dài

do vậy ở cuối trận đấu VĐV sẽ bị giảm sút về thể lực từ đó thực hiện các kĩ thuật kém hiệu quả

Do đó, trong thi đấu và tập luyện môn bóng chuyền đòi hỏi mỗi VĐV phải tích luỹ được một nền móng thể lực chung và thể lực chuyên môn tốt để phục vụ cho việc phát triển các kĩ thuật, tâm lí cũng như thành tích sau này

1.2.3 Các yếu tố tâm lí

Môn thể thao bóng chuyền có ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển các mặt tâm lí của người tập như: Tri giác, khả năng quan sát, trí nhớ, sự tư duy, trí tưởng tượng, cảm xúc và phẩm chất đạo đức ý chí Trong từng hiệp đấu, trận đấu, từng giai đoạn của điểm số mà tâm lí thi đấu của các VĐV bóng chuyền biểu hiện khác nhau, có khi điều chỉnh được, có khi không thể điều chỉnh được Tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chuyền bóng, do

đó tinh thần tập thể, mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau, động viên, giúp đỡ nhau,

sự đoàn kết hiệp đồng của từng thành viên trong tập thể là những điều kiện hết sức quan trong cho sự thành công

1.3 Đặc điểm kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng 2 tay trước mặt trong bóng chuyền

Kĩ thuật là biện pháp thực hiện một tổ hợp các cử động nào đó, thông qua những hoạt động cụ thể, có mục đích, nhằm hoàn thành nhiệm vụ vận

động với hiệu quả cao nhất

Kĩ thuật chuyền bóng cao tay là kĩ thuật khi chuyền chủ yếu dùng các ngón tay để đón và đẩy bóng đi ở tầm cao trên đầu, từ vị trí này đến vị trí khác

Trang 19

Trong bóng chuyền kĩ thuật được chia làm hai loại đó là kĩ thuật tấn công và kĩ thuật phòng thủ:

- Kĩ thuật tấn công bao gồm các kĩ thuật: Phát bóng, chuyền bóng, đập bóng

- Kĩ thuật phòng thủ bao gồm các kĩ thuật: Đệm bóng, chắn bóng

Trong quá trình tập luyện và thi đấu, mỗi VĐV nhất thiết phải có kĩ thuật điêu luyện đồng thời phải được chuyên môn hoá cao, vì mỗi đội chỉ được chạm bóng tối đa là ba lần (trừ chắn bóng) trước khi đánh sang sân đối phương Do đó, mỗi VĐV phải biết ứng dụng nhiều kĩ thuật khác nhau với những dạng khác nhau để hoàn chỉnh một hành động đánh bóng

Chuyền bóng cao tay là khâu trung gian giữa tấn công và phòng thủ, mỗi đấu thủ phải biết phát huy tính năng của nó

Chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt có đặc điểm:

- Khi chuyền bóng, cùng một lúc có nhiều điểm tiếp xúc của tay vào bóng, mà chủ yếu là các ngón tay

- Vị trí tiếp xúc bóng của bàn tay khi chuyền luôn luôn ở phía trước mặt với tầm ngang trán hoặc phía trên đầu, nên khi thực hiện động tác chuyền bóng mắt vẫn có thể quan sát được hình tay và bóng cũng như vị trí chuyền bóng tới

- Kĩ thuật chuyền bóng cao tay được vận dụng nhiều để chuyền khi tổ chức tấn công Do đó nó là khâu trung gian, là cầu nối giữa kĩ thuật phòng thủ

và kĩ thuật tấn công

Tuy vậy, kĩ thuật chuyền bóng cao tay cũng dễ làm cầu thủ phạm lỗi kĩ thuật như dính bóng, bóng 2 tiếng do khi chuyền có nhiều điểm tiếp xúc của tay vào bóng trong thời gian dài

Nguyên lý kĩ thuật chuyền bóng cao tay

Trình tự thực hiện kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt

có thể phân thành hai giai đoạn:

Trang 20

- Giai đoạn đón bóng đến: Tính từ khi tay tiếp xúc với bóng đến khi hoàn thành việc hoãn xung

- Giai đoạn đẩy bóng đi: Tính từ khi kết thúc hoãn xung tới khi thực hiện động tác đẩy bóng đi

Tính năng của đường bóng đi phụ thuộc vào ý định của người chuyền

và mức độ điêu luyện của động tác kĩ thuật

Tư thế chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt đúng bao gồm các giai đoạn sau:

- Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng ở tư thế trung bình - cao chân trước chân sau, trọng tâm dồn vào chân trước, hai tay co tự nhiên ở khớp khuỷu, mắt nhìn theo hướng bóng đến

- Chuyền bóng:

+ Hình tay: Khi xác định được điểm rơi của bóng, người tập nhanh chóng thực hiện di chuyển nhanh đến vị trí dưới bóng, hai tay đưa lên cao trước trên trán đón bóng Hai bàn tay mở rộng hơi xoay vào nhau và hướng ra trước lên trên, hai ngón cái nằm trên một đường thẳng, cùng với các ngón trỏ tạo thành hình tam giác, các ngón còn lại khum tự nhiên hợp thành hình túi chuẩn bị đón bóng

+ Điểm tiếp xúc của tay vào bóng: Bóng cách trước trên trán khoảng một bóng là thích hợp nhất, tay tiếp xúc vào sau và dưới của bóng

+ Điểm tiếp xúc của bóng vào tay: Là các phần trai tay và mép ngoài của các ngón tay Ngón cái có nhiệm vụ đỡ bóng là chính, ngón tay trỏ và ngón giữa có tác dụng đẩy bóng đi một cách chính xác, các ngón còn lại giúp

ổn định hướng chuyền bóng

+ Cách dùng sức: Đẩy bóng đi bằng cách đạp chân và duỗi nhanh hết các khớp (cổ chân, gối, hông, vai, khuỷu tay, cổ tay và các ngón tay), vươn tay lên đẩy bóng đi đồng thời toàn thân phải phối hợp nhịp nhàng

Trang 21

- Kết thúc: Khi bóng rời khỏi tay thì tay vươn theo bóng và thực hiện bước chân sau lên trước để giữ thăng bằng, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để đánh tiếp các quả sau

1.4 Các giai đoạn huấn luyện và hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt

1.4.1 Giai đoạn dạy học ban đầu

- Mục đích của giai đoạn này là dạy các nguyên lý kỹ thuật của động tác, hình thành kỹ năng thực hiện nó Giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình huấn luyện vì nó là cơ sở tạo khái niệm chung về động tác là nền móng để VĐV bóng chuyền đạt trình độ cao Sự lan toả các phản xạ vận động là nét đặc trưng của cơ chế sinh lí trong hình thành kỹ năng ban đầu, thể hiện rõ sự căng thẳng cơ bắp do khuyếch tán các quá trình hưng phấn ở vỏ bán cầu đại não Vì vậy, trong quá trình huấn luyện cần phải tạo cho VĐV nắm được những nguyên lý của động tác ngay từ khi mới tập luyện Ban đầu học động tác riêng lẻ sau đó luân phiên kết hợp các động tác khác theo nguyên tắc phù hợp và tăng tiến

Nhiệm vụ cụ thể là:

+ Tạo khái niệm về động tác và chuẩn bị tâm thế để tiếp thu động tác + Học từng phần, từng giai đoạn của kỹ thuật động tác mà trước đây chưa biết

+ Ngăn ngừa và loại trừ những cử động không cần trong thực hiện kĩ thuật động tác

+ Hình thành nhịp điệu chung của động tác

Để giải quyết tốt các nhiệm vụ trên, sử dụng một số phương pháp như: Phưong pháp làm mẫu kết hợp sử dụng lời nói, đảm bảo cho học sinh nhận thức đúng về động tác kĩ thuật từ đó tiến hành tập luyện để hình thành kĩ thuật động tác

- Đặc điểm, cấu trúc, phương pháp:

Trang 22

+ Dạy học ban đầu thường sử dụng một số tổ hợp các thông tin nổi bật

về tri giác là thị giác và thính giác

+ Chú trọng cách làm mẫu, đặc biệt cần lưu ý đảm bảo chính xác về hướng và biên độ

+ Chú ý khả năng phối hợp của học sinh trong quá trình hình thành kĩ thuật động tác

+ Kiểm tra việc tiếp thu: Cần chỉ rõ những sai lầm thường mắc và cách khắc phục

1.4.2 Giai đoạn dạy học đi sâu

- Mục đích: đưa trình độ của người học từ mức ban đầu về kĩ thuật lên mức tương đối hoàn thiện, có khả năng ứng dụng cao

- Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là:

+ Hiểu được kĩ thuật động tác sâu hơn

+ Chính xác hoá kĩ thuật động tác theo các đặc tính không gian, thời gian và động lực học phù hợp với các đặc điểm cá nhân của người tập

+ Hoàn thiện động tác, thực hiện động tác một cách tự nhiên và liên tục

+ Tạo điều kiện để thực hiện động tác biến dạng khác

Ở giai đoạn này việc hoàn thiện kĩ năng vận động được nhấn mạnh và bắt đầu chuyển một phần kỹ năng đó thành kỹ xảo vận động Vì vậy, cần lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phát huy được việc nâng cao chất lượng động tác cho người học

- Các phương pháp cơ bản cần sử dụng:

+ Phương pháp phân chia: Cần tập từng phần của động tác, sau đó ghép lại thành động tác hoàn chỉnh Phương pháp này giúp đi sâu thực hiện các chi tiết động tác, góp phần nâng cao chất lượng của động tác hoàn chỉnh

Trang 23

+ Phương pháp làm mẫu kết hợp phân tích giảng giải: Giúp người học hình thành biểu tượng đúng của động tác trên vỏ não để tích cực tập luyện, hình thành kĩ năng động tác

+ Phương pháp tập luyện lặp lại: Đây là phương pháp cơ bản, giúp người học hình thành kĩ năng, chuyển kĩ năng thành kĩ xảo động tác Luyện tập lặp lại được thực hiện trên lớp, có giáo viên giúp đỡ hoặc tự tập ngoại khoá

1.4.3 Giai đoạn củng cố và tiếp tục hoàn thiện

- Mục đích của giai đoạn này là tiếp tục hoàn thiện kĩ thuật động tác, ứng dụng vào thực tế thi đấu thể thao

- Nhiệm vụ cần giải quyết là:

- Phương pháp:

+ Vừa tập trong điều kiện ổn định, vừa tập trong điều kiền thay đổi bên ngoài

+ VĐV củng cố vững chắc kỹ xảo vận động, hoàn thành các động tác kĩ thuật đã học, tăng cường và biến dạng các động tác Tập di chuyển chiều biến hoá và điêu luyện trong mọi điều kiện thực tế mà thi đấu đòi hỏi ở mỗi VĐV

1.5 Đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh THPT

1.5.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT

1.5.1.1 Đặc điểm tâm lý chung

Ở lứa tuổi 16 - 18, học sinh muốn chứng tỏ mình là người lớn, muốn được mọi người biết đến và tôn trọng mình Các em đã có một trình độ nhất

Trang 24

định, có khả năng phân tích tổng hợp tốt hơn, muốn hiểu biết rộng, thích hoạt động, có nhiều hoài bão nhưng cũng còn không ít những nhược điểm

1.5.1.2 Đặc điểm tâm lý trong học tập

Hoạt động học tập của học sinh THPT đòi hỏi tính năng động, tính độc lập ở mức cao hơn nhiều so với học sinh THCS đồng thời cũng đòi hỏi phát triển tư duy lý luận để nắm vững nội dung một cách sâu sắc

Thái độ học tập ở lứa tuổi này được thúc đẩy bởi động cơ học tập mà ý nghĩa nhất là động cơ thực tiễn Trong hoạt động TDTT, nếu các em có động

cơ đúng đắn sẽ tích cực tập luyện thi đấu, điều này đòi hỏi trong công tác đào tạo, giáo viên và HLV cần định hướng cho các em xây dựng được động cơ đúng đắn để có những hứng thú trong học tập nói chung và công tác GDTC nói riêng

Mặt khác, ở lứa tuổi này đa số các em tích cực học một số môn mà các

em cho là quan trọng đối với nghề mà các em lựa chọn sau này, còn các môn khác, học xao nhãng hoặc học để đạt điểm trung bình Do vậy giáo viên và huấn luyện viên cần giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và chức năng của giáo dục phổ thông đối với giáo dục chuyên nghiệp

Ngoài ra, ở lứa tuổi này nếu giáo viên và HLV có được thiện cảm và sự tôn trọng của các em thì đó là một trong những điều kiện thuận lợi cho công tác dạy học và huấn luyện

1.5.2 Đặc điểm sinh lý lứa tuổi THPT

1.5.2.1 Đặc điểm sinh lý chung

Ở lứa tuổi THPT, cơ thể các em đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các

bộ phận cơ thể vẫn tiếp tục lớn lên nhưng chậm dần Chức năng sinh lý tương đối ổn định, khả năng hoạt động của cơ thể cũng nâng cao hơn Có ý nghĩa nhất đối với công tác giáo dục và huấn luyện là sự phát triển mạnh mẽ của các

hệ cơ quan cũng như thể lực đang tăng dần đạt đến hoàn thiện

Trang 25

1.5.2.2 Hệ thần kinh

Hệ thần kinh tiếp tục được phát triển và đi đến hoàn thiện, khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy trìu tượng được phát triển tạo điều kiện cho việc hình thành phản xạ có điều kiện Do hoạt động mạnh của tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến yên làm cho hưng phấn của hệ thần kinh chiếm ưu thế, giữa hưng phấn và ức chế không cân bằng, ảnh hưởng đến hoạt động thể lực Do vậy, trong quá trình dạy học - huấn luyện người giáo viên, HLV cần sử dụng bài tập thích hợp và thường xuyên quan sát phản ứng của cơ thể người tập để điều chỉnh lượng vận động hợp lý

1.5.2.4 Hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn đã phát triển và hoàn thiện, buồng tim phát triển tương đối hoàn chỉnh, mạch đập của nữ từ 70 - 80 lần/phút, nam 75 - 85 lần/phút, phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ rệt nhưng sau vận động mạnh, huyết áp hồi phục nhanh chóng Vì vậy, ở lứa tuổi này có thể tập những bài tập có khối lượng và cường độ tương đối lớn nhưng vẫn phải thận trọng và thường xuyên kiểm tra theo dõi trạng thái sức khoẻ của các vận động viên

Trang 26

1.5.2.5 Hệ hô hấp

Hệ hô hấp đã phát triển và tương đối hoàn thiện, vòng ngực trung bình của nam 69 - 74cm, của nữ 67 - 72cm Dung lượng phổi tăng lên nhanh chóng lúc 16 - 18 tuổi là 3 - 4 lít, các cơ hô hấp vẫn còn yếu nên sức co dãn của lồng ngực ít, chủ yếu là co dãn của cơ hoành Vì vậy, trong tập luyện cần thở sâu cần tập trung chú ý thở bằng ngực Các bài tập bơi, chạy cự ly trung bình, việt dã có tác dụng rất tốt đến phát triển hệ hô hấp

1.5.2.6 Trao đổi chất và năng lượng

Đặc điểm chính là quá trình đồng hoá chiếm ưu thế so với quá trình dị hoá, do nhu cầu phát triển của cơ thể, một phần đáng kể năng lượng ở lứa tuổi này được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu đó

Trang 27

CHƯƠNG 2 NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP - TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để giải quyết mục đích nghiên cứu, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai

tay trước mặt của đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Bến Tre - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

Nhiệm vụ 2: Ứng dụng một số bài tập nâng cao hiệu quả kĩ thuật

chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Bến Tre - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp, phân tích và tổng hợp tài liệu

Phương pháp này nhằm tổng hợp, hệ thống các nguồn kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận, xây dựng giả thiết khoa học, xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Là phương pháp đưa ra hệ thống các câu hỏi cho đối tượng để trao đổi tổng hợp vấn đề liên quan, rút ra kết luận chính xác, khách quan có chất lượng Cụ thể là việc lựa chọn các test kiểm tra và các bài tập nhằm phát triển

kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đối tượng nghiên cứu

2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm

Phương pháp này nhằm tiếp cận được đối tượng nghiên cứu, bao quát toàn diện ưu nhược điểm của đối tượng nghiên cứu Phương pháp này cũng giúp chúng tôi quan sát các nữ học sinh khi tập luyện và thi đấu trong đội tuyển bóng chuyền để đánh giá sự tiếp thu lượng vận động, khả năng phối hợp vận động, qua đó xác định được tác dụng của các bài tập

Trang 28

2.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm

Phương pháp này được sử dụng ở cả hai giai đoạn trước và sau thực nghiệm dưới dạng các test, nhằm đánh giá hiệu quả kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt cho đối tượng nghiên cứu

hệ thống các bài tập phát triển kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt đã lựa chọn

2.2.6 Phương pháp toán học thống kê

Áp dụng phương pháp này để xử lý số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu khoa học

n

i i

Trang 29

2.3.1 Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012 và chia thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1 từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 1 năm 2012

- Xác định tên đề tài

- Xây dựng đề cương

- Bảo vệ đề cương

Giai đoạn 2 từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 4 năm 2012

- Thu thập tài liệu có liên quan, viết tổng quan của đề tài

- Hoàn thành tổng quan đề tài

- Điều tra thực trạng kĩ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay trước mặt của đội tuyển bóng chuyền nữ trường THPT Bến Tre - Phúc Yên - Vĩnh Phúc

- Lựa chọn hệ thống các bài tập

- Ứng dụng và đánh giá hệ thống các bài tập

Giai đoạn 3 từ tháng 04 năm 2012 đến tháng 5 năm 2012

Ngày đăng: 16/11/2015, 12:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w