1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước

73 2,8K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 550,5 KB

Nội dung

Đối với tất cả các nước trên thế giới, đói nghèo luôn là vấn đề được xã hội quan tâmỞ các nước phát triển, dù có mức sống cao song vẫn luôn tồn tại tình trạng phân hóa giàu nghèo

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Đối với tất cả các nước trên thế giới, đói nghèo luôn là vấn đề được xãhội quan tâm Ở các nước phát triển, dù có mức sống cao song vẫn luôn tồntại tình trạng phân hóa giàu nghèo Còn ở những nước đang phát triển với thunhập trung bình và thấp, trong đó bao gồm Việt Nam, thì một bộ phận khôngnhỏ dân cư vẫn sống ở mức nghèo khổ, đặc biệt còn có những người sốngtrong hoàn cảnh rất khó khăn vẫn phải chịu tình trạng thiếu đói, không đủ ăntrong khi đây là nhu cầu thiết yếu của con người

Mức độ đói nghèo cũng có sự chênh lệch khác nhau giữa các vùngmiền trong cả nước do những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh

tế, xã hội Trong đó, đói nghèo ở các khu vực miền núi, vùng sâu vùng xatrầm trọng hơn các khu vực miền xuôi Tình trạng đó đã gây ảnh hưởng rấtxấu tới chất lượng cuộc sống nhân dân vùng núi Trong những năm gần đây,Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm, nhiều chủ trương chính sách tích cựcgiúp xóa đói giảm nghèo cho vùng núi và đã đạt những kết quả nhất định.Song trên thực tế, tình hình đói nghèo nơi đây vẫn còn khá nghiêm trọng bởinhững chính sách này chưa thật sự hoàn thiện và phù hợp với tình hình địaphương, và do đó sự tác động của chúng tới việc khắc phục đói nghèo miềnnúi chưa thật sự hiệu quả Xuất phát từ thực tế đó, ở đây, bài viết với đề tài:

“Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước” đi vào nghiên cứu thực trạng nghèo đói ở miền núi phía bắc

Việt Nam trong những năm gần đây như một ví dụ điển hình cho đói nghèo ởvùng núi nói chung, từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của cácchính sách xóa đói giảm nghèo cho vùng núi của Nhà nước để đưa ra nhữngkiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả, phát huy tác dụng của các chính sách có ý

Trang 2

nghĩa thiết thực này.

Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, nội dung của chuyên đề được kết cấuthành ba chương:

- Chương I: Những vấn đề chung về đói nghèo

- Chương II: Thực trạng đói nghèo, xóa đói giảm nghèo cho dân tộcthiểu số ở Việt Nam

- Chương III: Giải pháp tăng cường xóa đói giảm nghèo đối với dân tộcthiểu số ở Việt Nam

Trang 3

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÓI NGHÈO

I Những khái niệm cơ bản

1 Đói nghèo là gì ? - Các cách tiếp cận về nghèo đói trên thế giới và Việt Nam

Trên thế giới tồn tại nhiều định nghĩa về đói nghèo Nhìn chung, trên bìnhdiện quốc tế, hai khái niệm “đói” và “nghèo” thường được gộp chung thànhkhái niệm “đói nghèo” và được hiểu như là “nghèo khổ” Đó là tình trạngthiếu “một cái gì đó” ở mức tối thiểu cần thiết Sự cụ thể hóa “cái gì đó” đãhình thành nên những cách tiếp cận khác nhau về nghèo đói Có thể tập hợpcác quan niệm về nghèo đói trên thế giới vào bốn cách tiếp cận cơ bản sauđây:

a Cách tiếp cận tiền tệ:

Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, cách tiếp cận tiền tệ thường được sử dụng kếthợp với ngưỡng nghèo (sẽ được giải thích trong phần 1.2.a) và dựa trên chỉtiêu thu nhập hoặc tiêu dùng để quy cho đói nghèo một giá trị tiền tệ Nhữngngười có thu nhập nằm dưới ngưỡng nghèo thì được coi là nghèo

Đại biểu cho cách tiếp cận này là Martin Ravallion, coi tình trạng đóinghèo của một xã hội là tình trạng một hay nhiều cá nhân trong xã hội đókhông có được một mức phúc lợi kinh tế cần thiết để đảm bảo cuộc sống tốithiểu hợp lý theo tiêu chuẩn của xã hội đó “Cái gì đó”, theo ông, chính là

“mức phúc lợi kinh tế”, thường được đo lường bằng mức sống mà chỉ tiêuquan trọng nhất là thu nhập, đặc biệt là thu nhập từ tiền mặt Ngoài ra còn cóthể đo lường qua giá trị của lượng hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng bờimột hộ gia đình có xem xét tới quy mô và thành phần nhân khẩu của hộ gia

Trang 4

đình đó 1

Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng định nghĩa nghèo theo tiêu chí thunhập Theo đó, một người được coi là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơnmột nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm của quốc gia (chỉ

số Per Capita Income, PCI) 2

Cách tiếp cận này có ưu điểm là dễ đo lường vì số lượng tiền tệ dễ xácđịnh, vì vậy nó được sử dụng khá phổ biến mặc dù chỉ xem xét đói nghèotheo nghĩa hẹp Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm ở chỗ nó dựa vào giả thiếtngười nghèo sử dụng thu nhập của mình theo cách hiệu quả nhất để muanhững hàng hóa như thực phẩm, nhà ở, quần áo, giáo dục, y tế ở mức cơ bảnchứ không bao gồm những hàng hóa mà không thật sự thiết yếu cho cuộcsống Ngoài ra, thu nhập thực tế của người nghèo có thể dao động lên trênhoặc xuống dưới ngưỡng nghèo ở những thời điểm khác nhau do nhiều yếu tốtác động nên có khi họ được coi là người nghèo, có lúc không

Như vậy, với quan niệm của trường phái này thì để loại bỏ đói nghèo,các biện pháp xóa đói giảm nghèo (XĐGN) cần định hướng vào mục đíchtăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người nghèo như tạo công ăn việc làm,cải tiến nâng cao năng suất lao động

Sở dĩ cách tiếp cận tiền tệ được cho là chỉ tìm hiểu đói nghèo theonghĩa hẹp bởi trên thực tế, những nhu cầu của con người không chỉ bao gồmyếu tố vật chất, thu nhập mà còn gồm nhiều yếu tố phi tiền tệ khác Đói nghèocòn được biểu hiện ở phương diện tinh thần hoặc những hình thái trừu tượngkhác không thể lượng hóa thành tiền - những nhu cầu bậc cao hơn của conngười - không được đáp ứng Hiểu đói nghèo theo ý nghĩa này được gọi là đóinghèo theo nghĩa rộng Với cách hiểu này, chúng ta có ba cách tiếp cận khác

1 Martin Ravallion, Poverty Comparisons, Fundamentals of Pure and Applied Economics, Harwood Academic Publishers, 1994

http://vi.wikipedia.org

Trang 5

về đói nghèo.

b Cách tiếp cận về năng lực:

Cách tiếp cận về năng lực chú trọng vào sự tự do của con người và mộtcuộc sống có giá trị thì định nghĩa đói nghèo là sự thất bại trong việc đạt tớinhững khả năng, năng lực cơ bản và tối thiểu trong cuộc sống

Nhà kinh tế học người Ấn Độ Amartya Sen cho rằng: sự phát triển cầnđược nhìn nhận như sự mở rộng năng lực của con người chứ không phải làviệc tối đa hóa độ thỏa dụng hay thu nhập bằng tiền Ông nhấn mạnh vàonăng lực, khả năng của mỗi con người và phát biểu: “giá trị cuộc sống củacon người là khả năng mà con người có được, là quyền tự do đáng kể mà họđược hưởng để vươn tới một cuộc sống mà họ mong muốn, gồm: đủ dinhdưỡng, sức khỏe tốt, tránh được nguy cơ tử vong sớm, được tôn trọng, cótiếng nói và quyền lực ” 3

Chỉ số HPI (chỉ số nghèo khổ con người) do Liên Hợp Quốc đưa ra(xem I.1.2.4) cũng dựa trên cơ sở cách tiếp cận về năng lực để phản ánh đóinghèo theo ba yếu tố năng lực điển hình là tuổi thọ, hiểu biết và mức sống.Trên thực tế, rất nhiều nhà học giả đã cố gắng liệt kê đầy đủ các năng lực màcon người hướng tới trong cuộc sống song hầu như chưa có nghiên cứu nàobao quát được tất cả bởi tính đa dạng và phong phú của chúng Ở đây, tác giảxin dẫn ra danh sách các đặc trưng cần thiết cho một cuộc sống đầy đủ doNussbaum đề xuất: 4

Hình I.1: Những đặc trưng của một cuộc sống đầy đủ (Nussbaum)

3 Amartya Sen, Phát triển là tự do, New York, 1999

4 M Nussbaum, Women and Human Development: A study in Human Capabilities, Cambridge University Press, 2000

Trang 6

a Tuổi thọ bình thường

b Sức khỏe tốt, dinh dưỡng đầy đủ

c Có nhà ở

d Sự toàn vẹn về thể chất, hoạt động và quyền lựa chọn sinh sản

e Trí tưởng tượng, cảm xúc, suy nghĩ được truyền thụ qua giáo dục

f Lập kế hoạch cho cuộc sống

g Hòa nhập với xã hội, được bảo vệ khỏi sự kỳ thị và phân biệt

h Được tôn trọng

i Quyền lợi về mặt chính trị và mặt vật chất

Như vậy, có thể dễ dàng thấy rằng vấn đề thu nhập được đề cập đếntrong cách tiếp cận tiền tệ chỉ là một phần trong số các yếu tố năng lực, và vìvậy, cách tiếp cận đói nghèo trên phương diện năng lực của con người có ưuđiểm là phản ánh đầy đủ, sâu sát và chính xác hơn tình trạng nghèo đói củacon người Bởi thế, đây là cách tiếp cận về đói nghèo được sử dụng rộng rãinhất về mặt lý thuyết Tuy nhiên, cách tiếp cận này không phải là không cónhược điểm, mà nhược điểm đó được thể hiện rõ nhất ở mặt áp dụng trongthực tế để nghiên cứu về đói nghèo Điểm yếu của cách tiếp cận này là khóxác định được đầy đủ số lượng cũng như mức độ của các khả năng để đánhgiá tình trạng nghèo khổ trong thực tiễn Thực tế, việc đo lường đói nghèotheo cách hiểu này thường chỉ sử dụng một số khả năng cơ bản dễ được địnhlượng như cách tính chỉ số HPI của Liên Hợp Quốc được đề cập đến ở trên

Tương tự với quan điểm của Amatya Sen về các khía cạnh của đóinghèo, Bob Baulch đã đưa ra sơ đồ kim tự tháp các khái niệm về nghèo đói 5như sau:

5 Bob Baulch,“Poverty, Policy and Aid” article, the IDS Bulletin Volume 27 Number 1, 1996

Trang 7

Hình I.2: Sơ đồ kim tự tháp các khái niệm về đói nghèo của Bob Baulch

1 Tiêu dùng

2 Tiêu dùng + Tài sản

3 Tiêu dùng + Tài sản + Con người

4 Tiêu dùng + Tài sản + Con người + Văn hóa XH

5 Tiêu dùng + Tài sản + Con người + Văn hóa XH + Chính trị

6 Tiêu dùng + Tài sản + Con người + Văn hóa XH + Chính trị + Bảo vệ

(Trong đó:

Tiêu dùng là thu nhập/tiêu dùng

Tài sản là tài sản tự nhiên : đất đai, của cải vật chất, khả năng tài chínhCon người là giáo dục, kỹ năng, sức khỏe

Văn hóa xã hội là hệ thống các mối quan hệ xã hội

Chính trị là khả năng tham gia và trao quyền

Bảo vệ là khả năng chống đỡ và giảm thiểu rủi ro)

Tuy chưa có được một định nghĩa về đói nghèo thống nhất theo cáchtiếp cận về năng lực, song từ các quan niệm kể trên, Ngân hàng thế giới đãđưa ra một cách hiểu về đói nghèo bao gồm tương đối đầy đủ những khíacạnh cơ bản: 6

- sự khốn cùng về mặt vật chất, được đo lường qua mức thu nhập bấpbênh

- bị giới hạn về sức khỏe thể chất

- năng lực, hiểu biết bị kìm hãm

- sự phân biệt về giới tính

6 The World Bank, Voices of the Poor, 2002

Trang 8

- dễ gặp nguy cơ bị tổn thương và rủi ro do thiếu sự bảo vệ, bị lạmdụng bởi các thế lực và gặp phải các vấn đề trong giao tiếp với xã hội

- các tổ chức cộng đồng đại diện yếu

Theo quan điểm này, các chính sách XĐGN cần đi theo hướng tạo ranhững cơ hội cho người nghèo để họ được tự do phát huy năng lực của mình

để hướng tới một cuộc sống sung túc theo mong muốn của riêng họ

3 Cách tiếp cận về sự loại trừ mang tính xã hội:

Một cách tiếp cận khác về đói nghèo theo nghĩa rộng là cách tiếp cận

về sự loại trừ mang tính xã hội Sự loại trừ mang tính xã hội là việc các cánhân hay nhóm người, một phần hoặc hoàn toàn, bị ngăn chặn khỏi sự thamgia vào xã hội mà họ sinh sống Townsend định nghĩa sự tước đoạt theo ýnghĩa đói nghèo là tình trạng con người bị loại ra khỏi lối sống, tục lệ và hoạtđộng của xã hội 7 Nguyên nhân của việc này thường xuất phát từ những đặcđiểm riêng của nhóm người trong xã hội đó như người già, người tàn tật,người thuộc dân tộc, chủng tộc khác… Atkinson xác định một ảnh hưởngquan trọng của sự loại trừ xã hội là tính động lực 8: do một số bất lợi từ đóinghèo mà người nghèo bị cô lập khỏi xã hội, tình trạng đó càng làm cho họmất đi những cơ hội để thỏa mãn tình trạng thiếu thốn của mình và để thoátnghèo, do đó càng trở nên bất lợi, càng bị loại trừ, và bởi thế càng trở nênnghèo đói hơn nữa Nói chung, cách tiếp cận này tuy mở rộng một cách xemxét mới về đói nghèo song được sử dụng ít phổ biến do tính tương đối (chỉxảy ra ở một số cộng đồng xã hội nhất định) và rất khó đo lường

4 Cách tiếp cận mang tính tham gia:

7 Peter Townsend, Poverty in the United Kingdom, Harmondsworth, 1979

8 A.B.Atkinson, Social Exclusion, Poverty and Unemployment, in: A.B Atkinson & J Hills (Eds), Exclusion, Employment and Opportunity, CASE Paper 4, London School of Economics, Centre for Analysis of Social Exclusion, 1998

Trang 9

Trong khi cách tiếp cận tiền tệ và cách tiếp cận theo năng lực - khảnăng bị chỉ trích là chỉ mang ý kiến của người “ngoài cuộc”, không chứa đựngcách nhìn nhận về đói nghèo của chính những người nghèo thì cách tiếp cậnmang tính tham gia do Chambers khởi xướng 9 đã khắc phục được những hạnchế này Cách tiếp cận này khuyến khích người nghèo tham gia vào việc raquyết định và đánh giá thế nào là đói nghèo, mức độ ảnh hưởng quan trọngđến cuộc sống của chính họ và họ cần phản ứng lại như thế nào đối với đóinghèo Mục đích của nó là giúp cho người nghèo có thể chia sẻ, phân tích vàtăng thêm hiểu biết về cuộc sống và điều kiện sống để họ lập được kế hoạchhành động cho mình Cách tiếp cận này nhìn vào đói nghèo từ nhiều phươngdiện: xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị và phòng vệ, và do đó, nó cung cấpmột cái nhìn đa dạng, nhiều mặt về đói nghèo Tuy nhiên, do còn nhiều hạnchế, nó thường chỉ được sử dụng bổ trợ cho những nghiên cứu sâu hơn về đóinghèo như các “Báo cáo về Đói nghèo” và ấn phẩm “Tiếng nói của ngườinghèo” của Ngân hàng Thế giới Hạn chế đầu tiên là do tính chất tham gia củangười nghèo vào việc đánh giá đói nghèo, cách tiếp cận này không chỉ rađược cách giải quyết khi có sự khác nhau trong cách nhìn nhận của những đốitượng khác nhau: phụ nữ và nam giới, những người theo trường phái truyềnthống và trường phái hiện đại, những cộng đồng nghèo khác nhau… Lí dothứ hai, do sự yếu thế của người nghèo trong xã hội, chưa chắc đã có thểkhẳng định họ dám nói lên những suy nghĩ của mình một cách trung thực vàđầy đủ Thứ ba, đánh giá của một người nghèo, chỉ giới hạn trong tình cảnhnghèo của chính họ, chưa phản ánh được bức tranh toàn cảnh về đói nghèo.

Ở Việt Nam, chúng ta thừa nhận định nghĩa về nghèo theo cách tiếpcận về năng lực do Hội nghị Chống đói nghèo khu vực châu Á – Thái Bình

9 R Chambers, Whose Reality Counts? Putting the First Last, London, Intermediate Technology Publications, 1997

Trang 10

Dương do ESCAP tổ chức ở Bangkok, Thái Lan đưa ra vào tháng 9/1993:

“Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn cácnhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừanhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của địaphương” 10 Do đặc thù của một nước đang phát triển, đã từng tồn tại tìnhtrạng thiếu lương thực trong một thời gian dài nên chúng ta còn phân tách hộđói với hộ nghèo Những hộ đói được hiểu là một bộ phận trong những hộ giađình nghèo mà không có được đủ lương thực để ăn hai bữa cơm hàng ngày,chỉ đủ khả năng đảm bảo mức lương thực ít ỏi cần thiết để tồn tại, do đó tiêuchuẩn thu nhập bình quân đầu người quy gạo của Bộ LĐTBXH đối với hộ đóithấp hơn so với mức quy gạo của hộ nghèo 11

1.2 Cacs phương pháp đánh giá đói nghèo

1.2.a Ngưỡng nghèo (hay chuẩn nghèo):

Đây là một trong những thước đo quan trọng được sử dụng chủ yếutrong việc xác định tình trạng đói nghèo Ngưỡng nghèo là một mức độ phânchia ranh giới giữa “nghèo” và “không nghèo” Gồm có 2 loại: ngưỡng nghèotuyệt đối và ngưỡng nghèo tương đối

Ngưỡng nghèo tuyệt đối là chuẩn tuyệt đối về mức sống tối thiểu cần

thiết để con người có thể tồn tại khỏe mạnh Ngưỡng nghèo tuyệt đối cũnggồm 2 loại : ngưỡng nghèo LTTP (được xác định bằng số tiền cần có để muađược một rổ LTTP thiết yếu hàng ngày) và ngưỡng nghèo chung (có tính đến

số tiền chi tiêu cho cả các sản phẩm phi lương thực khác) Ngưỡng nghèoLTTP thường chỉ được dùng phổ biến ở các nước đang phát triển và nhìnchung là thường thấp hơn ngưỡng nghèo chung

10 Chính phủ Việt Nam, 2002, Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo, NXB Bản đồ

Xem I.1.2, phần Ngưỡng nghèo (hay chuẩn nghèo)

Trang 11

Ngân hàng thế giới World Bank (WB) đã đưa ra ngưỡng nghèo tuyệtđối (được hiểu như là ngưỡng nghèo chung) quốc tế là 1$/ ngày cho các nước

có thu nhập thấp (GNP/người từ 755$/năm trở xuống, theo giá gốc năm 1999)

và cho các nước có thu nhập trung bình thấp (GNP/người từ 756 đến 2.995$/năm, giá gốc năm 1999) là 2$/ngày Tính theo ngang giá sức mua, ở ViệtNam, hai ngưỡng này tương đương 20 và 40 cent/ ngày 12

Ở Việt Nam, Tổng cục thống kê (TCTK) đưa ra hai ngưỡng Ngưỡngthứ nhất, nghèo đói LTTP là tình trạng mức thu nhập không bảo đảm đượcnhu cầu dinh dưỡng tối thiểu 2100 Kcal/người/ngày đêm Ngưỡng thứ hai lànghèo đói chung, coi LTTP ứng với 70% nhu cầu cơ bản tối thiểu, 30% là cácnhu cầu khác

Bảng I.1: Ngưỡng nghèo của TCTK qua các năm 13

- Giai đoạn 1996 – 2000:

+ Nông thôn miền núi, hải đảo: 55.000 đồng/người/tháng

+ Nông thôn đồng bằng: 70.000 đồng/ người/tháng

+ Thành thị: 90.000 đồng/người/tháng

12 PGS.TS Phạm Văn Vận – Th.S Vũ Cương, khoa Kế hoạch và Phát triển, trường

ĐHKTQD, Giáo trình Kinh tế công cộng, NXB Thống kê, 2005

13 Niên giám TCTK năm 2000 và 2006

14 PGS.TS Phạm Văn Vận – Th.S Vũ Cương, khoa Kế hoạch và Phát triển, trường ĐHKTQD, Giáo trình Kinh tế công cộng, NXB Thống kê, 2005

Trang 12

- Giai đoạn 2000 – 2005:

+ Nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng

+ Nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng

+ Nông thôn: dưới 8kg

- Giai đoạn 1995 – 2000: dưới 13kg cho tất cả các vùng

- Giai đoạn 2000 đến nay: Bộ LĐTBXH không tiếp tục đưa ra mứcchuẩn đói do cơ bản đã giải quyết được tình trạng hộ đói kinh niên

Ngưỡng nghèo tương đối là một mức phần trăm so với thu nhập trungbình chung của toàn xã hội mà những người dân trong xã hội đó nếu có mứcthu nhập ròng thấp hơn mức này thì được coi người nghèo Tỷ lệ phần trămnày thường được xác định ở mức 50% hoặc 60% của thu nhập trung bình 1.2.b Tỷ lệ đói nghèo:

Tỷ lệ đói nghèo được xác định bằng số lượng người nghèo trên tổngdân số, thể hiện quy mô số người nằm dưới ngưỡng nghèo, và thường đượcbiển hiện dưới dạng phần trăm

Tỷ lệ nghèo chung (%) = (Số người nghèo chung) : Tổng dân số x 100

Tỷ lệ nghèo LTTP (%) = (Số hộ nghèo LTTP) : Tổng số hộ x 100Đây cũng là một thước đo đói nghèo thông dụng, tuy nhiên nó có hạn chế

Bộ LĐTBXH, Chuẩn mực đói nghèo và mức độ đói nghèo ở Việt Nam, 2000

Trang 13

là không quan tâm đến mức độ đói nghèo (mức độ nằm dưới, cách xa ngưỡngnghèo) do đó không biểu hiện được kết cấu đầy đủ của sự đói nghèo Bởi vậy,nếu chỉ căn cứ vào tỷ lệ đói nghèo thì sẽ khó có thể đưa ra được một chínhsách XĐGN sâu sát tới từng loại đối tượng thuộc diện này.

1.2.c Khoảng nghèo:

Khoảng nghèo được tính bằng tổng mức thiếu hụt của tất cả nhữngngười nghèo so với ngưỡng nghèo, hay được hiểu là chi phí để đưa tất cảnhững người nằm dưới ngưỡng nghèo lên mức sống ngang bằng với ngưỡngnghèo Nói chung, thước đo này được sử dụng ít phổ biến hơn so với haithước đo kể trên

1.2.d Chỉ số nghèo khổ con người:

Chỉ số nghèo khổ con người Human Poverty Index (HPI) là chỉ số đolường mức độ nghèo khổ của con người trên ba phương diện cơ bản: tuổi thọ,hiểu biết và mức sống Chỉ số này ở một quốc gia càng cao thì chứng tỏ tìnhtrạng đói nghèo của quốc gia đó càng nghiêm trọng Liên Hợp Quốc sử dụngHPI-1 cho các nước đang phát triển, HPI-2 cho các nước OECD

Ở các nước đang phát triển, UNDP đưa ra công thức đo lường chỉ sốnày như sau:

HPI1 = [1/3(P13 + P23 + P33)]1/3P1 : tỷ lệ người không sống đến 40 tuổi

P2 : tỷ lệ người lớn không biết chữ

P3 : tỷ lệ phần trăm dân số không được tiếp cận với nguồn nước sạch và

tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng

Bảng I.2: Xếp hạng một số nước theo chỉ số nghèo khổ con người

Trang 14

2 Các nhân tố tác đống đến đói nghèo trên thế giới và ở Việt Nam

2.1 Giới thiệu một số nghiên cứu về nguyên nhân của đói nghèo trên thế giới:

Một nhà nghiên cứu có tên là Phil Bartle cho rằng những nguyên nhânlịch sử sâu xa của đói nghèo là chiến tranh, chủ nghĩa thực dân, chế độ nô lệ

và sự xâm lược Còn ngày nay, có những yếu tố khác tạo ra sự tiếp tục tiếpdiễn của đói nghèo Ông đã đưa ra mô hình “Năm yếu tố lớn” (The Big Five)xác định năm nguyên nhân tạo nên đói nghèo như một vấn đề xã hội là: sựthiếu hiểu biết, bệnh tật, sự lãnh đạm, tính không trung thực và tính lệ thuộc

Hình I.3: Mô hình “Năm yếu tố lớn” của Phil Bartle 17

17 Dr.Phil Bartle, Factors of Poverty: The Big Five, Community Empowerment Programme, 2005

Trang 15

Theo ông, sự thiếu hiểu biết ở đây không giống với sự ngu dốt mà bản

chất là vấn đề thiếu những thông tin cần thiết hữu ích cho người nghèo Giáodục có thể là một giải pháp tốt nhưng cần chọn lọc kiến thức phù hợp đểgiảng dạy, ví dụ như người nông dân cần biết loại cây trồng nào thích nghi

được với chất đất của địa phương Bệnh tật làm giảm năng suất lao động và

tổng sản lượng, và tạo ra ít sự thịnh vượng của quốc gia hơn Ông cho rằng

“phòng bệnh hơn chữa bệnh” và đề cao vai trò của y tế cơ sở Sự lãnh đạm là

khi con người cảm thấy bất lực, không muốn và không còn ý chí cải thiện tìnhtrạng tồi tệ của mình, cảm thấy ghen tị với những người có quyết tâm vươn

lên và tìm cách ghìm kéo họ xuống tình cảnh của mình Sự thiếu trung thực

mà Phil Bartle đề cập đến chủ yếu là tệ nạn tham nhũng: một số tiền mà quanchức chính phủ bỏ vào túi riêng có thể làm giảm giá trị đáng lẽ mà cả xã hội

có thể nhận được đi một khoản lớn hơn số tiền hối lộ đó nhiều lần Cuối cùng

là sự phụ thuộc hay là tính ỷ lại của người nghèo, của quốc gia nghèo vào các

nguồn viện trợ làm cho họ mất đi động lực tự phấn đấu và cuối cùng, nghèovẫn hoàn nghèo

Trang 16

Năm yếu tố lớn này dẫn đến những yếu tố cấp hai tạo nên đói nghèo làthiếu thốn cơ sở vật chất hạ tầng cho người nghèo, thiếu thị trường, sự quản lýcủa chính phủ yếu kém, thiếu công ăn việc làm, thiếu kĩ năng tay nghề, thiếuvốn và các yếu tố khác.

Theo một nghiên cứu khác của Maxwell School, Syracuse Universitythì có thể chia ra hai cách tiếp cận về đói nghèo là lý thuyết “Hoàn cảnh”(Case theory) và lý thuyết “Chung” (Generic theory) 18 Theo “Case theory”thì đói nghèo xuất phát từ nguyên nhân tổng hợp của các đặc điểm riêng củangười nghèo như là:

- Giáo dục, kĩ năng, kinh nghiệm, trí thông minh

- Sức khỏe, tuổi tác

- Định hướng công việc, tầm nhận thức, văn hóa

- Sự phân biệt về tầng lớp, giai cấp, chủng tộc, giới tính…

Còn theo “Generic theory” thì đói nghèo lại được hiểu là tình trạngxuất phát từ những vấn đề chung mang tính vĩ mô của nền kinh tế: thiếunhững cơ hội nghề nghiệp, tổng cầu thấp, thu nhập quốc gia thấp

Trong khi đó, tổ chức MSU Women and International Development chỉđưa ra những nguyên nhân gây nên đói nghèo theo hướng liệt kê mà khôngphân nhóm: 19

- Lịch sử bị cai trị và xâm lược

- Chiến tranh và xung đột vũ trang

- Chu trình sản xuất nông nghiệp

- Thảm họa tự nhiên và thiên tai

Trang 17

2.2 Nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam

2.2.a Nguyên nhân thuộc về điều kiện tự nhiên:

Đất nước ta được chia làm nhiều vùng miền có vị trí địa lý và địa hìnhrất khác nhau Ở những vùng có tính đặc thù như miền núi, vùng sâu vùng xa,hải đảo, vị trí địa lý khá cách biệt các vùng khác, cộng thêm địa hình gậpghềnh hiểm trở đã tạo khó khăn trong việc giao thông liên lạc với các khu vựckhác, tạo ra sự cô lập tương đối về mọi mặt đời sống Nhiều nơi ở nước ta nhưvùng núi phía bắc, các tỉnh miền trung: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa…thường xuyên phải gánh chịu hậu quả to lớn của các trận lũ lụt gây ra thiệt hại

to lớn về người và của, rơi vào tình trạng đói nghèo triền miên Những vùngcanh tác nông nghiệp lại gặp phải vấn nạn về sâu bệnh, mưa đá, sương muối,rét đậm rét hại… dẫn đến mất mùa, thất bát, mất đi các nguồn lực sản xuất

Việt Nam từ lâu đã được coi là rừng vàng biển bạc, có nhiều tàinguyên Tài nguyên rừng, biển, đất đai, sinh vật, khoáng sản đều rất phongphú, đa dạng Tuy nhiên, theo thời gian, chúng đã bị khai thác gần như cạnkiệt Những tài nguyên đó khi còn dồi dào đã giúp nhiều người Việt Nam cóthu nhập tương đối, song hành động quá khứ đã để lại hậu quả cho thế hệ

Trang 18

ngày nay Giờ đây, một bộ phận dân cư sống dựa vào tự nhiên đã mất đinguồn thu nhập đáng kể Những tài nguyên còn lại đều ở tình trạng gặp khókhăn trong việc khai thác.

2.2.b Nguyên nhân xuất phát từ điểm yếu của người nghèo:

Những yếu tố như sự thiếu hiểu biết, sự lãnh đạm, bệnh tật và tính phụthuộc mà Phil Bartle nhắc tới trong lý thuyết “Năm yếu tố lớn” và các nguyênnhân theo “Case theory” của Maxwell School, Syracuse University có thể xếpvào nhóm nguyên nhân lớn này Phần lớn người nghèo ở Việt Nam sinh sốngtập trung ở vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa, chỉ một phần nhỏ rải rác ởcác vùng thành thị đồng bằng Đa số hoạt động nông nghiệp với lối canh táctruyền thống lạc hậu, cho năng suất thấp Những người làm việc trong cáclĩnh vực phi nông nghiệp thì có tay nghề kỹ thuật yếu Bản thân họ có trình độhọc vấn không cao, nhiều người thất học Cái vòng luẩn quẩn của đói nghèocũng được thể hiện rất rõ Một là, các hộ thuộc diện đói nghèo thì thườngđông con (xuất phát từ nhu cầu về lao động kiếm sống) song cũng chính vì thếlại tạo thêm gánh nặng về các khoản chi tiêu cho gia đình Thứ hai, thu nhậpthấp, điều kiện ăn ở thiếu thốn không đảm bảo được sức khỏe, dẫn đến tìnhtrạng ốm yếu, bệnh tật của người nghèo, mà đến lượt nó thì chính bệnh tật lại

là nguồn gốc làm cho đói nghèo thêm trầm trọng vì người nghèo không đủsức lực để làm việc

Một vấn đề khác cũng nổi cộm lên trong đó là tình trạng bất bình đẳnggiới Trọng nam khinh nữ là quan niệm còn ăn sâu trong tiềm thức nhiềungười dân Việt Nam Sinh nhiều con cũng do mong có được đứa con trai Congái thường bị bắt nghỉ học sớm ở nhà giúp đỡ cha mẹ, vô hình trung gây lãngphí nguồn chất xám lớn do cách nhìn thiển cận Ở nhiều vùng núi có tục “thờchồng”, phụ nữ dù sức yếu vẫn phải làm lụng vất vả nuôi cả gia đình

Trang 19

Cuối cùng, mặc dù thời gian gần đây Nhà nước đã có nhiều chính sáchXĐGN song ở nhiều nơi, nghèo vẫn hoàn nghèo Đó là do tâm lý trì trệ,trông chờ vào trợ cấp Nhà nước của bà con Trong khi đó, trợ cấp thì có hạn.Chừng nào chưa xóa bỏ được tâm lý ỷ lại này để tự lực vươn lên XĐGN thìngười nghèo chưa thể có được mức sống khá hơn một cách bền vững.

2.2.c Nguyên nhân về phía cơ chế chính sách của Việt Nam:

Đây là những nguyên nhân ở tầm vĩ mô gây tác hại duy trì tình trạngđói nghèo, có sự tương đồng với “Generic theory” của Maxwell School,Syracuse University Trong những năm qua, Nhà nước ta đã tích cực thựchiện nhiều chương trình dự án nhằm XĐGN, song hiệu quả đạt được chưanhư mong muốn và số hộ nghèo vẫn không giảm, vẫn còn tình trạng táinghèo Nguyên nhân là do các biện pháp chính sách XĐGN được thực hiệncòn thiếu tính đồng bộ, nội dung chưa sát với thực tiễn địa phương, vì vậykhiến cho việc thực hiện còn nặng về hình thức, chỉ giải quyết phần “ngọn”của vấn đề gây lãng phí nguồn lực đầu tư vô ích Tình trạng này sẽ được xemxét kỹ hơn ở mục II.3.2

3 Sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo

3.1 Những tác hại mà đói nghèo gây ra:

Đối với bản thân người nghèo, hậu quả của đói nghèo có thể được nhìnthấy hết sức rõ ràng Vì “đói” mà thiếu ăn thường xuyên, vì “nghèo” mà cácnhu cầu sống bị hạn chế ở mức thấp Cuộc sống thiếu thốn, nhà cửa tạm bợ,

đồ dùng chỉ đủ ở mức thiết yếu nhất Tình trạng ốm đau bệnh tật, trẻ em suydinh dưỡng xảy ra ở nhiều nơi Không đủ ăn, mặc, ở, việc học hành bị coi nhẹdẫn đến sự thất học, thiếu hiểu biết, tư duy con người trở nên lạc hậu Các tệnạn xã hội như trộm cắp, nghiện hút, mại dâm… có cơ hội phát sinh Ngườinghèo, vì thế, hầu như không có tiếng nói và vị thế ngoài xã hội và dễ trởthành nạn nhân của sự đối xử bất công như bị trả lương thấp, bị coi thường

Trang 20

Đói nghèo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường theo cơ chế về

“cầu”, người nghèo triệt để khai thác tài nguyên tự nhiên để phục vụ cuộcsống Để đánh bắt cá với số lượng lớn, ngư dân sẵn sàng cho nổ mìn Vì mụctiêu sinh lợi, phong trào nuôi ốc bươu vàng rầm rộ một thời gian đã gây nênnhững mối nguy về mất cân bằng sinh thái Việc sử dụng thuốc bảo vệ thựcvật quá liều lượng, những làng tái chế phế thải nhựa thành túi nilon… làm ônhiễm môi trường trầm trọng Ở vùng cao, rừng bị đốt làm rẫy, bị “xẻ thịt”đem bán, khoáng sản bị khai thác bừa bãi, động vật rừng bị săn bắn ồ ạt, đấtđai bạc màu theo nạn du canh du cư… khiến cho tài nguyên thiên nhiên ngàymột cạn kiệt

Không những vậy, đói nghèo còn gây ra ảnh hưởng đến vấn đề ổn địnhchính trị quốc gia Những năm qua, việc đồng bào dân tộc bị các thế lực phảnđộng nước ngoài mua chuộc, xúi giục gây mất an ninh, trật tự xã hội đã trởthành điểm nóng khiến cả xã hội phải quan tâm Tất cả cũng do cuộc sống cònkhó khăn đã khiến người nghèo dễ bị lay động bởi những mối lợi trước mắt.Nếu không giải quyết được dứt điểm nạn đói nghèo thì lòng tin của nhân dânvào Đảng, vào Nhà nước còn có thể bị kẻ thù lợi dụng vào âm mưu phá hoạicủa chúng

3.2 Phân cách giàu nghèo là biểu hiện của bất bình đẳng:

Phân hóa giàu nghèo chính là bất bình đẳng trong phân phối thu nhậpbởi vì: Con người sinh ra đều có những yếu tố tự nhiên như nhau cho phép họhưởng thụ cuộc sống như nhau trong tương lai, nhưng trên thực tế thì thunhập mà họ nhận được khi trưởng thành, làm việc lại là khác nhau Chủ tịch

Hồ Chí Minh từng nói: “Mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”, nhưng

sự khác nhau về điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường bên ngoài ảnh hưởngđến cuộc sống đã không cho con người có sự bình đẳng về mức sống Trênthực tế, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập bắt nguồn từ hai nhóm

Trang 21

nguyên nhân chính là từ việc sở hữu các nguồn lực (các nguồn lực này cóđược là do được thừa kế tài sản, do hành vi tiêu dùng và tiết kiệm hoặc do sảnxuất kinh doanh) và từ lao động (do khác nhau về khả năng và kĩ năng laođộng, do khác nhau về cường độ làm việc, về nghề nghiệp và tính chất côngviệc, do bị phân biệt đối xử…) Người nghèo không có điều kiện, và nhiều

khi không thể tự tác động lên các nguyên nhân đó để tự thay đổi cuộc sống

cho mình Mức sống thấp lại mang đến các hệ quả cho người nghèo là thiếuthốn về hưởng thụ các dịch vụ xã hội, dễ bị tổn thương và yếu thế (như địnhnghĩa về đói nghèo của Ngân hàng Thế giới đã đề cập) làm cho sự chênh lệch

về chất lượng cuộc sống của người giàu và người nghèo càng thêm đậm nét

Nhà nước ta là Nhà nước do dân, của dân và vì dân có chức năng quantrọng là phân phối lại thu nhập để khắc phục tình trạng bất bình đẳng này, thuhẹp khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo công bằng xã hội

3.3 Ý nghĩa của XĐGN đối với sự phát triển chung của toàn xã hội:

Các Mác đã nói: “ Gia đình là tế bào của xã hội”, mỗi con người lại làmột tế bào của gia đình Một nền kinh tế dù phát triển đến mấy song vẫn đểcho một bộ phận dân cư phải chịu cảnh sống thiếu thốn thì không thể là một

sự tăng trưởng bền vững Những khu vực nghèo đói ít nhiều kìm hãm sự pháttriển chung vì nó gây ra lãng phí nguồn lực cho phát triển kinh tế như nguồnnhân lực, đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác Vì vậy, thực hiện XĐGNđồng nghĩa với quá trình giải phóng sức sản xuất, nâng cao hiệu quả và tiềmnăng kinh tế của đất nước Một khi người nghèo được hưởng cuộc sống sungtúc, đã có sự tương đồng về trình độ phát triển giữa các khu vực thì sẽ tạo rathêm nhiều thế và lực mới (ưu thế của tăng trưởng bền vững, sự cạnh tranh và

hỗ trợ giữa các vùng kinh tế …) đóng góp trở lại vào sự phát triển kinh tếchung, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 22

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO, XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO DÂN

TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM

Như trên đã nói, người nghèo ở nước ta sống chủ yếu ở vùng nôngthôn, miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo Trong đó, các khu vựcmiền núi (với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn khálớn) thường chiếm tỷ lệ nghèo đói thuộc loại cao nhất nước và đã đượcNhà nước ta dành cho sự quan tâm đáng kể trong thời gian vừa qua Ởnước ta, các khu vực miền núi chiếm diện tích không nhỏ (khoảng 3/4lãnh thổ quốc gia), trải dài từ Bắc đến Nam, bao gồm: miền núi phíabắc (Đông Bắc và Tây Bắc), miền núi Bắc Trung Bộ (khu vực miền núithuộc các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên Huế), vùng miền núi duyên hải Nam Trung Bộ, miền núiTây Nguyên, vùng miền núi Đông Nam Bộ (gồm các xã, huyện miềnnúi thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước), vàmột số huyện miền núi thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Miềnnúi nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninhquốc phòng và môi trường sinh thái, đồng thời cũng chứa đựng tiềmnăng dồi dào, to lớn về đất đai, tài nguyên khoáng sản và khả năng hợptác giao lưu phát triển kinh tế với các nước trong khu vực

Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Nhà nước, miền núi

đã có bước chuyển biến rõ rệt, thu được những thành tựu đáng kể trong pháttriển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, đời sống của đồng bào các dân tộckhông ngừng được cải thiện về cả vật chất lẫn tinh thần

Mặc dù đạt được những tiến bộ quan trọng, nhưng đến nay miền núinước ta vẫn là khu vực kinh tế lạc hậu, chậm phát triển so với cả nước,khoảng cách chênh lệch phát triển giữa miền núi và miền xuôi có xu hướng

Trang 23

ngày càng tăng Tính bền vững của quá trình phát triển miền núi chưa đượcbảo đảm bởi còn nhiều hạn chế, yếu kém Hiện nay, miền núi đang phải đốimặt với nhiều khó khăn, thách thức, mà trước hết là tình trạng đói nghèo: bavùng nghèo nhất là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và miền núi phía bắc Đờisống của người dân miền núi, đặc biệt là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu,vùng xa vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Trong khuôn khổ có hạn, chuyên đề này chỉ đi vào nghiên cứu thựctrạng đói nghèo ở vùng núi phía bắc nước ta như một ví dụ điển hình, để từ đóchỉ ra những thành công cũng như hạn chế còn tồn tại của những chính sách

về XĐGN ở vùng núi của Nhà nước ta

II Vài nét về vùng núi phía bắc nước ta

1 Đặc điểm tự nhiên

Vùng núi phía bắc nước ta có tổng diện tích 10.096 nghìn hecta, chiếmkhoảng 30% tổng diện tích cả nước, được chia ra làm 2 khu vực: vùng ĐôngBắc và vùng Tây Bắc

Vùng Đông Bắc được giới hạn về phía bắc và đông bởi đường biên giớiViệt - Trung Phía đông nam trông ra vịnh Bắc Bộ Phía nam tiếp giáp vớivùng đồng bằng sông Hồng Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi

và dãy núi đá vôi hoặc núi đất Phía đông thấp hơn, có nhiều dãy núi hìnhvòng cung quay lưng về hướng đông là vòng cung Sông Gâm, Ngân Sơn, BắcSơn, Đông Triều Phía tây bắc cao hơn, với các khối núi đá và dãy núi đá caonhư Tây Côn Lĩnh, Kiêu Liêu Ti, cao nguyên đá Đồng Văn Phía tây namthấp có dãy núi Tam Đảo sát vùng đồng bằng Vùng Đông Bắc có nhiều sôngchảy qua, trong đó các sông lớn là sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sôngGâm (thuộc hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam(thuộc hệ thống sông Thái Bình), sông Bằng, sông Bắc Giang, sông Kỳ Cùng,v.v Về khí hậu, do địa hình cao, ở phía bắc, lại có nhiều dãy núi dài chạy

Trang 24

song song, nên vào mùa đông, vùng này có gió mùa đông bắc thổi mạnh, thờitiết rất lạnh Vùng núi ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn có thể cólúc nhiệt độ xuống 0C và có mưa tuyết Các vùng ở đuôi các dãy núi cánhcung cũng rất lạnh do gió Có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp nổi tiếng làvịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, Mẫu Sơn, hồ Hang Then, Phanxi păng …

Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền bắc Việt Nam, cóchung đường biên giới với Lào và Trung Quốc Vùng này là một trong 3 tiểuvùng của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là vùng Đông Bắc và đồng bằngsông Hồng) Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được nhất trí.Một số ý kiến cho rằng đây là vùng phía nam sông Hồng Một số ý kiến lạicho rằng đây là vùng phía nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn Địa hình TâyBắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng tây bắc- đôngnam Dãy Hoàng Liên Sơn cao đến 1500 m, dài tới 180 km, rộng 30 km, vớimột số đỉnh núi cao trên 3000 m Vùng Tây Bắc có hai con sông lớn, đó làsông Đà và sông Thao (tức sông Hồng) Thượng nguồn của sông Mã cũng ởtrên vùng đất Tây Bắc Có các bồn địa Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh

và các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản Tây Bắc là vùng có nguy cơđộng đất cao nhất Việt Nam

Lượng mưa cả vùng ở trong khoảng 1.500 – 2.000 mm/năm Thảmthực vật phong phú với hơn 20 loài quý hiếm, 51 loài động vật quý Độ chephủ rừng của Đông Bắc là 34,4% và Tây Bắc là 17% (năm 2001) Giàu tàinguyên khoáng sản: apatit, than đá, đồng, sắt, mangan, niken, đá vôi …20

2 Đặc điểm dân cư

Về phạm vi hành chính, vùng Đông Bắc bao trùm các tỉnh Lào Cai,Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, TháiNguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh Vùng Tây Bắc chỉ bao gồm 4

Số liệu được tổng hợp từ http://vi.wikipedia.org

Trang 25

tỉnh là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình

Đông Bắc: Về cơ cấu dân tộc, đây là vùng có cơ cấu đa dạng nhất cảnước với khoảng 30 dân tộc sinh sống, trong đó, dân tộc Kinh chiếm 66,1%,dân tộc Tày chiếm 12,4%, dân tộc Nùng 7,3%, Dao 4,5% , H’Mông 3,8% Vềdân số, tổng dân số là 9,458 triệu người (2006) chiếm 11,5% dân số cả nước,mật độ trung bình 148 người/ km2, tập trung đông ở Bắc Giang, Phú Thọ, BắcKạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, dân số thành thị chiếm 19% dân số trongvùng với tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 4,32%.Về trình độ học vấn, dân cư ởđây có trình độ tương đương với trình độ trung bình cả nước song đồng thờitình trạng mù chữ cũng còn tồn tại, chủ yếu xảy ra ở đồng bào dân tộc ítngười Về lực lượng lao động: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn chỉchiếm 12% tổng lực lượng lao động Về văn hóa lịch sử, đây là nơi phát triểnvăn hóa Đông Sơn với nhiều lễ hội và làn điệu dân ca truyền thống

Tây Bắc: dân số 2,607 triệu người (2006), mật độ dân cư thưa thớt chỉ

có 69 người/km2 Trong vùng chủ yếu là dân tộc ít người sinh sống: Thái,Mường, H’Mông, Dao … Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ thất nghiệp trong khuvực thành thị là 3,89% Lực lượng lao động dồi dào song trình độ thấp, cơ cấulao động đơn giản, chủ yếu hoạt động nông nghiệp 21

II Thực trạng đói nghèo tại vùng núi phía bắc:

1 Tình trạng nghèo đói tại vùng núi phía bắc so sánh với các địa phương khác qua một số chỉ tiêu thước đo đói nghèo:

Trước hết, để đánh giá một cách tổng quan về thực trạng đói nghèo tạimiền núi phía bắc, ta xem xét hai chỉ tiêu thước đo đói nghèo tổng quát cơbản là tỷ lệ đói nghèo (gồm có tỷ lệ nghèo chung và tỷ lệ nghèo lương thựcthực phẩm) và khoảng nghèo

Biểu đồ II.1: Tỷ lệ nghèo của các vùng năm 2002 và 2004 22

Số liệu được tổng hợp từ http://vi.wikipedia.org và Niên giám TCTK 2006

Trang 26

Bảng II.1: Tỷ lệ nghèo của các vùng năm 2002 và 2004 22

(đơn vị : %)

Niên giám TCTK 2006

Trang 27

Tỷ lệnghèochung

Tỷ lệnghèoLTTP

Tỷ lệnghèochung

Tỷ lệnghèoLTTP

43.925.251.810.623.4

6.5

14.1 28.1

17.310.717.03.27.6

12.1

29.4 58.6

31.919.033.15.419.5

4.6

9.4 21.8

12.27.612.31.85.2

9.56.217.622.111.810.219.13.08.1

6.94.39.624.110.66.016.72.24.7

4.72.17.019.18.15.110.61.23.0

Tính toán từ số liệu Niên giám TCTK 1994, 2000, 2006

Trang 28

Có thể thấy, theo thời gian, tỷ lệ nghèo chung và tỷ lệ nghèo LTTP đềugiảm nhanh chóng Từ 2002 đến 2004, Đông Bắc có tỷ lệ nghèo chung giảm9%, tỷ lệ nghèo LTTP giảm 4,7% ; Tây Bắc giảm tương ứng là 9,4% và 6,3%

so với tỷ lệ giảm nghèo của cả nước là 9,4% và 3% Đó là tín hiệu đángmừng, song mặt khác ta cũng thấy đặc điểm nổi bật là vùng Tây Bắc có tỷ lệnghèo cao nhất cả nước xét theo cả hai chỉ tiêu So với cả nước, tỷ lệ nghèochung của Tây Bắc cao gấp 2,35 lần vào năm 2002, đến năm 2004 đã tăng lên

là hơn 3 lần Tỷ lệ này với nghèo LTTP là 2,84 lần và 3,16 lần Sự chênh lệchcàng rõ nét nếu so sánh với Đông Nam Bộ, khu vực có tỷ lệ nghèo thấp nhấtnước Mức chênh lệch giữa Tây Bắc và Đông Nam Bộ xét theo tỷ lệ nghèochung là 6,41 lần (2002) tăng lên 10,85 lần (2004), xét theo tỷ lệ nghèo LTTP

là 8,78 lần (2002) tăng lên 12,11 lần (2004) Vùng Đông Bắc tuy tỷ lệ nghèokhông cao bằng Tây Bắc song cũng chiếm vị trí thứ tư sau Tây Nguyên vàBắc Trung Bộ - đây cũng là những vùng có phần lớn địa hình miền núi vàtrung du

Đến 9/2007, tỉ lệ nghèo chung của cả nước là 14,75% và các vùng dẫnđầu về tỷ lệ nghèo vẫn là Tây Bắc (34,45%), Bắc Trung Bộ (25,51%), TâyNguyên (22,95%) và Đông Bắc (21,13%) Kết quả đó cho thấy tình trạngnghèo đói nghiêm trọng ở khu vực miền núi phía bắc nói riêng và các vùngnúi nói chung ở nước ta so với mặt bằng đời sống chung

2 Về thu nhập bình quân đầu người:

Ở vùng núi phía bắc, dân cư sống tập trung rất đông ở nông thôn Tathấy rõ điều đó qua bảng tỷ trọng dân số hai khu vực ở các vùng dưới đây:

Bảng II.3: Tỷ trọng dân số thành thị - nông thôn chia theo vùng 24

Tỷ trọng dân số Tỷ số dân

Kết quả điều tra biến động dân số 1/4/2006 http:/www.gso.gov.vn

Trang 29

số thành thị

- nông thônChung Thành thị Nông thôn

Nếu so sánh với kết quả thống kê ở mục II.2.1 nói trên (cho thấy tỷ lệ nghèo

ở vùng núi phía bắc là rất cao) thì điều này hoàn toàn là hợp lý Bới vì, khuvực nông thôn với đặc thù sản xuất nông nghiệp thủ công lạc hậu, dựa vàosức người là chính luôn có thu nhập thấp hơn đáng kể so với khu vực thànhthị thường sản xuất kinh doanh trong xu hướng công nghiệp hóa – hiện đạihóa

Thực ra, do truyền thống nền nông nghiệp lúa nước của Việt Nam từ xaxưa nên ta có thể dễ dàng nhận thấy tính chất dân cư sống phân bố chủ yếu ởnông thôn hơn là thành thị không chỉ là đặc điểm có ở Đông Bắc và Tây Bắc

mà còn ở hầu hết các vùng kinh tế khác (7/8 vùng kinh tế, xem bảng II.3).Tuy nhiên, mức độ chênh lệch đến mức nào thì giữa các vùng là không giốngnhau Đông Bắc và Tây Bắc là 2 trong 3 vùng có tỷ lệ dân số thành thị/ nôngthôn thấp nhất trong cả nước và so với tỷ lệ này ở các địa phương còn lại thìkhoảng cách là khá lớn Dân số nông thôn chiếm trên 80% là nguyên nhân cơcấu thu nhập của người dân nghiêng về nông, lâm nghiệp và thủy sản mà ta cóthể thấy qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng II.4: Thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng chia theo nguồn

thu ở vùng núi phía bắc năm 2002 và 2004 25

Số liệu từ Niên giám TCTK 2006 và trang http://www.gso.gov.vn

Trang 30

(đơn vị: nghìn đồng)

TỔNG THU NHẬP

Thu từ tiền lương, tiền công

Thu từ nông lâm nghiệp & thủy sản

Thu phi nông lâm nghiệp & thủy sản

Thu khác

268.7470.82112.5642.8842.48

379.9110143.163.563.3

196.9941.83115.2915.2724.60

265.766.3141.821.735.9Nhìn vào tổng thu nhập, bảng II.4 cho thấy thu nhập bình quân đầungười ở vùng núi phía bắc đã tăng lên qua các năm Do bao gồm một số tỉnh

có kinh tế khá phát triển so với các tỉnh khác thuộc khu vực là Quảng Ninh,Thái Nguyên và Bắc Giang nên vùng Đông Bắc có thu nhập bình quân caohơn so với Tây Bắc

Qua biểu đồ tỷ trọng dưới đây (chuyển thể từ bảng số liệu), ta thấy rất

rõ tương quan giữa các nguồn thu trong việc đóng góp vào tổng thu nhập củangười dân khu vực miền núi phía bắc:

Biểu đồ II.2: Tỷ trọng các khoản trong thu nhập bình quân nhân khẩu

Thu từ tiền lương, tiền công

Thu từ nông lâm nghiệp và thủy sản

Thu từ phi nông lâm nghiệp và thủy sản

Trang 31

Thu từ tiền lương, tiền công

Thu từ nông lâm nghiệp và thủy sản

Thu từ phi nông lâm nghiệp và thủy sản

Ở cả Đông Bắc và Tây Bắc, trong tổng nguồn thu nhập chung, thu từhoạt động nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng “áp đảo” do đặc thùsản xuất nông nghiệp truyền thống và những ưu thế tự nhiên cho phép pháttriển lâm và ngư nghiệp

Bảng II.5: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm 2004 theo giá thực tế phân theo nguồn thu và vùng 26 (đơn vị : nghìn đồng)

Tổng thunhập

Thu từtiềnlương,tiền công

Thu từnông lâmnghiệp vàthủy sản

Thu từ CN,

XD, thươngmại, dịch vụ

Thu khác

Niên giám TCTK 2006

Trang 32

51.671.679.688.775.479.0119.783.0290.987.4102.7

143.1

154.0116.2126.2152.0132.5140.4139.0162.9121.4167.4131.6

63.5

13.636.632.255.541.953.470.054.0130.276.958.1

63.3

27.954.334.045.230.355.168.148.8129.360.777.7

66.3

51.854.857.689.2

141.8

127.5121.0169.0123.6

21.7

13.222.324.023.2

35.9

31.717.626.656.0

dù đã hình thành các khu công nghiệp song tỉ trọng thu nhập từ công nghiệp

và dịch vụ vẫn chỉ đứng vị trí 3/4 trong cơ cấu 4 thành phần thu nhập Cũng

có thể do việc hình thành các khu công nghiệp nên khoản thu nhập từ tiềnlương, tiền công của các tỉnh này là khá lớn so với các tỉnh khác Các tỉnh có

Trang 33

thu nhập thấp nhất trong khu vực miền núi phía bắc là: Điện Biên, Sơn La,Lai Châu, Hòa Bình thuộc Tây Bắc và Hà Giang, Bắc Kạn, Lào Cai, CaoBằng thuộc Đông Bắc Ở những tỉnh có thu nhập thấp này, thậm chí thu nhập

từ công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng còn ít hơn các khoản thu khác vàđứng “thứ hạng” cuối cùng Đáng chú ý ở Hà Giang, thu nhập từ nông nghiệpcao hơn 11 lần so với thu nhập phi nông nghiệp, một sự chênh lệch quá lớn

Trong khi nguồn sống của người dân miền núi phía bắc chủ yếu dựavào nông nghiệp thì giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế của miền núi phía bắc

so với các vùng khác lại rất thấp (bảng II.6), tất yếu dẫn đến tình trạng thunhập bình quân đầu người vùng này thuộc loại thấp nhất cả nước

Bảng II.6: Giá trị sản xuất nông nghiệp những năm gần đây

theo giá so sánh 1994 phân theo vùng 27

(đơn vị: tỷđồng)

Niên giám TCTK 2006

Trang 34

nông nghiệp lạc hậu với kĩ thuật thủ công, thô sơ, lại không khai thác đượctiềm năng tự nhiên, nhiều vùng đất còn để hoang hóa, thực chất chỉ sản xuấttrên diện tích nhỏ mà lại bị chia cắt, manh mún Thêm vào đó, thiên taithường xuyên xảy ra làm mất mùa cũng đóng góp thêm vào tình trạng này.

708

118108237245

24890

16501835110514552230219231741098285635652920

7093

120087728252191

5660

328403289382338465727537703861627

1130

217103444366

So sánh với tổng dân số vùng Đông Bắc là 9.458.500 người thì tínhtrung bình 3.913 người mới có 1 cơ sở khám chữa bệnh, 380 người mới cómột giường bệnh, 1.671 người mới có một bác sĩ Với dân số vùng là2.606.900 người, Tây Bắc đạt mức trung bình là 3.682 người / 1 cơ sở chữa

Trang 35

bệnh, 368 người / 1 giường bệnh, 2.307 người / 1 bác sĩ Với tỷ lệ quá lớn đếnnhư vậy thì chắc chắn không thể đảm bảo vấn đề chăm sóc sức khỏe được tốt.

Một minh chứng cho nhận định nói trên là thực tế, miền núi phía bắccùng với Tây Nguyên là hai khu vực có chỉ số sức khỏe trẻ em kém nhất trong

cả nước, đặc biệt là suy dinh dưỡng (năm 2006, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ emdưới 5 tuổi của Đông Bắc là 33,4% và của Tây Bắc là 36%, cao hơn chỉ sốchung của cả nước gần 4% 28), nhiều loại bệnh có cơ hội phát sinh như lao,sốt rét, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, tả, lỵ, thương hàn, giun ký sinh,trùng đường ruột, bướu cổ, phong, uốn ván… Với điều kiện y tế kém như vậynên tỷ lệ chết sơ sinh ở trẻ em tại đây là rất lớn:

Bảng II.7: Tỷ suất trẻ chết sơ sinh theo vùng qua các năm 29

Tỷ suất chết sơ sinh (‰)

Một dấu hiệu đáng mừng là tỷ lệ chết trẻ sơ sinh ngày càng giảm trêntất cả các địa phương, đặc biệt là cả Đông Bắc và Tây Bắc giảm đều, không

có biến động tăng như các vùng khác Nhưng nhìn vào cụ thể con số của mỗinăm thì dễ thấy miền núi phía bắc luôn thuộc tốp có tỷ lệ chết trẻ sơ sinh lớn

28 Người đại biểu nhân dân Online, “Công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em: Cần được quan tâm hơn nữa”, 28/4/2007

Kết quả điều tra biến động dân số 1/4/2006 http://www.gso.gov.vn

Trang 36

nhất cả nước Tây Bắc một lần nữa ở vị trí đứng đầu với tỷ lệ gấp 3,75 lần sovới Đông Nam Bộ, vùng có tỷ lệ tương ứng thấp nhất trong 8 vùng kinh tế

Bảng II.8: Phần trăm đã từng kết hôn của dân số 15-19 tuổi ở từng độ

tuổi chia theo vùng và giới tính 30

Đb sông Cửu Long 0,4 1,7 5,7 12,1 20,4 7,5

Độ tuổi kết hôn của hai giới theo Luật Hôn nhân và Gia đình là nam từ

20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên nhưng ở vùng núi, tình trạng vi phạmngưỡng tuổi kết hôn theo luật là khá phổ biến Nguyên nhân của tình trạng

Kết quả điều tra biến động dân số 1/4/2006 http://www.gso.gov.vn

Ngày đăng: 22/04/2013, 21:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình I.2: Sơ đồ kim tự tháp các khái niệm về đói nghèo của Bob Baulch - Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
nh I.2: Sơ đồ kim tự tháp các khái niệm về đói nghèo của Bob Baulch (Trang 7)
Hình I.2: Sơ đồ kim tự tháp các khái niệm về đói nghèo của Bob Baulch - Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
nh I.2: Sơ đồ kim tự tháp các khái niệm về đói nghèo của Bob Baulch (Trang 7)
Hình I.3: Mô hình “Năm yếu tố lớn” của Phil Bartle 17 - Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
nh I.3: Mô hình “Năm yếu tố lớn” của Phil Bartle 17 (Trang 14)
Hình I.3: Mô hình “Năm yếu tố lớn” của Phil Bartle   17 - Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
nh I.3: Mô hình “Năm yếu tố lớn” của Phil Bartle 17 (Trang 14)
Bảng II.2: Khoảng nghèo của các vùng qua các năm 23 - Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
ng II.2: Khoảng nghèo của các vùng qua các năm 23 (Trang 27)
Bảng II.2: Khoảng nghèo của các vùng qua các năm  23 - Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
ng II.2: Khoảng nghèo của các vùng qua các năm 23 (Trang 27)
Bảng II.4: Thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng chia theo nguồn thu ở vùng núi phía bắc năm 2002 và 2004 25 - Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
ng II.4: Thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng chia theo nguồn thu ở vùng núi phía bắc năm 2002 và 2004 25 (Trang 29)
Bảng II.4: Thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng chia theo nguồn  thu ở vùng núi phía bắc năm 2002 và 2004  25 - Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
ng II.4: Thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng chia theo nguồn thu ở vùng núi phía bắc năm 2002 và 2004 25 (Trang 29)
Qua biểu đồ tỷ trọng dưới đây (chuyển thể từ bảng số liệu), ta thấy rất rõ tương quan giữa các nguồn thu trong việc đóng góp vào tổng thu nhập của  người dân khu vực miền núi phía bắc: - Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
ua biểu đồ tỷ trọng dưới đây (chuyển thể từ bảng số liệu), ta thấy rất rõ tương quan giữa các nguồn thu trong việc đóng góp vào tổng thu nhập của người dân khu vực miền núi phía bắc: (Trang 30)
Bảng II.5: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm 2004 theo giá thực tế phân theo nguồn thu và vùng  26  (đơn vị : nghìn đồng) - Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
ng II.5: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm 2004 theo giá thực tế phân theo nguồn thu và vùng 26 (đơn vị : nghìn đồng) (Trang 31)
Bảng II.5: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm 2004 theo giá  thực tế phân theo nguồn thu và vùng   26   (đơn vị : nghìn đồng) - Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
ng II.5: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm 2004 theo giá thực tế phân theo nguồn thu và vùng 26 (đơn vị : nghìn đồng) (Trang 31)
Bảng II.6: Giá trị sản xuất nông nghiệp những năm gần đây theo giá so sánh 1994 phân theo vùng  27 - Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
ng II.6: Giá trị sản xuất nông nghiệp những năm gần đây theo giá so sánh 1994 phân theo vùng 27 (Trang 33)
Bảng II.6: Giá trị sản xuất nông nghiệp những năm gần đây theo giá so sánh 1994 phân theo vùng   27 - Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
ng II.6: Giá trị sản xuất nông nghiệp những năm gần đây theo giá so sánh 1994 phân theo vùng 27 (Trang 33)
Bảng II.7: Tỷ suất trẻ chết sơ sinh theo vùng qua các năm 29 - Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
ng II.7: Tỷ suất trẻ chết sơ sinh theo vùng qua các năm 29 (Trang 35)
Bảng II.7: Tỷ suất trẻ chết sơ sinh theo vùng qua các năm   29 - Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
ng II.7: Tỷ suất trẻ chết sơ sinh theo vùng qua các năm 29 (Trang 35)
Bảng II.8: Phần trăm đã từng kết hôn của dân số 15-19 tuổi ở từng độ tuổi chia theo vùng và giới tính  30 - Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
ng II.8: Phần trăm đã từng kết hôn của dân số 15-19 tuổi ở từng độ tuổi chia theo vùng và giới tính 30 (Trang 36)
Bảng II.9: Nguồn nước ăn chính của hộ gia đình trong năm 2004 chia theo tỷ lệ hộ và theo vùng  31 (đơn vị: %)  - Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
ng II.9: Nguồn nước ăn chính của hộ gia đình trong năm 2004 chia theo tỷ lệ hộ và theo vùng 31 (đơn vị: %) (Trang 38)
Bảng II.9: Nguồn nước ăn chính của hộ gia đình trong năm 2004 chia  theo tỷ lệ hộ và theo vùng   31  (đơn vị: %) - Tình trạng nghèo đói ở vùng núi phía bắc nước ta trong những năm gần đây và một số kiến nghị đối với công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng núi của Nhà nước
ng II.9: Nguồn nước ăn chính của hộ gia đình trong năm 2004 chia theo tỷ lệ hộ và theo vùng 31 (đơn vị: %) (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w