1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Chuyên đề XLNT chính xác

46 269 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác quá mức tài nguyên nước, các tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước; việc phát triển đô thị và công nghiệp nhưng không có biện pháp quản lý chặt chẽ và xử lý các chất thải lỏng, thải rắn theo yêu cầu cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước, cho nên suy thoái nguồn nước trở thành khá phổ biến đối với các lưu vực sông (LVS), vì vậy Việt Nam (VN) đã được quốc tế xếp vào loại các quốc gia có tài nguyên nước suy thoái.

MỤC LỤC I. HIỆN TRẠNG 1 SỐ LƯU VỰC SÔNG . 3 1. Lưu vực sông Cầu . 3 2. Lưu vực sông Nhuệ, sông Ðáy . 5 3. Lưu vực sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn 7 4. Lưu vực sông Tiền Giang và Hậu Giang 9 II. CƠ CHẾ VÀ NGUYÊN LÝ QUÁ TRÌNH TỰ LÀM SẠCH TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỘNG VÀ TĨNH . 12 1. Khái niệm: . 12 2. Dấu hiệu nguồn nước nhiễm bẩn: . 13 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước: 13 4. Quá trình xáo trộn nước thải với nước nguồn . 13 5. Ảnh hưởng của dòng chảy tới khả năng tự làm sạch của nguồn nước: . 15 III. MỘT SỐ MÔ HÌNH DỰ BÁO Ô NHIỄM . 18 1. Nhóm mô hình 1: IPC . 18 2. Nhóm mô hình 2 - Mô hình QUAL2K 20 IV. HIỆN TRẠNG XẢ THẢI TẠI ĐÔ THỊ, KCN 24 1. 70% khu công nghiệp xả thẳng nước thải ra môi trường . 24 2. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân : Xả nước thải chưa qua xử lý ra kênh . 25 V. CÁC CÔNG NGHỆ ĐƯỢC ỨNG DỤNG VÀ SỐ LƯỢNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH ĐANG TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ . 28 1. Nhà máy XLNT Bình Hưng -TP Hồ Chí Minh với công nghệ C-Tech 28 2. Xử lý nước thải KCN bằng công nghệ Unitank . 29 3. Hệ thống xử lý nước thải KCN công nghỆ SBR (Sequencing Batch Reactor) . 33 4. Nghiên cứu xử lí nước thải công nghiệp giấy bằng công nghệ chảy ngược qua lớp bùn yếm khí (UASB) . 36 5. Xử lý nước thải dệt nhuộm theo phương pháp sinh học kết hợp keo tụ tạo bông ( Công ty Dệt nhuộm Xuân Hương – KCN Tân Tạo) . 41 6. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải tập trung tại một số KCN/KCX điển hình: 44 VI. TỔNG KẾT . 46 I. HIỆN TRẠNG 1 SỐ LƯU VỰC SÔNG Trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác quá mức tài nguyên nước, các tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước; việc phát triển đô thị và công nghiệp nhưng không có biện pháp quản lý chặt chẽ và xử lý các chất thải lỏng, thải rắn theo yêu cầu cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước, cho nên suy thoái nguồn nước trở thành khá phổ biến đối với các lưu vực sông (LVS), vì vậy Việt Nam (VN) đã được quốc tế xếp vào loại các quốc gia có tài nguyên nước suy thoái. VN có 2360 con sông, có chiều dài trên 10km, trong đó có 9 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000km2. Tổng lượng nước hàng năm chảy qua các sông, suối tới 835 tỷ m3, trong đó có 313 tỷ m3 sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam còn lại 522 tỷ m3 từ lãnh thổ các nước ngoài chảy vào nước ta. VN có 16 LVS (trong đó có 13 LVS lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, Bằng Giang – Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Cửu Long, sông Đà, sông Lô, sông Sêsan, sông Sêrêpôk). Đáng lo ngại là, 10/13 LVS đều liên quốc gia với Trung Quốc, Lào, Campuchia; 70% diện tích lưu vực nằm ngoài biên giới VN; 63% lượng nước các LVS đều chảy vào từ ngoài lãnh thổ. Các LVS ở Việt Nam Nhiều lưu LVS ở Việt Nam đang bị ô nhiễm như : 1. Lưu vực sông Cầu LVS Cầu và các phụ lưu qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương Sơ đồ sông Cầu - Ảnh: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. LVS Sông Cầu nằm trong phạm vi tọa độ địa lý: 21 o 07 - 22 o 18 vĩ bắc, 105 o 28 - 106 o 08 kinh đông, có diện tích 6.030 km 2 , bao gồm toàn bộ hay một phần lãnh thổ của các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc.Sông Cầu là sông lớn nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Sông Cầu có 2 phụ lưu lớn là sông Công (dài 96 km) và sông Cà Lồ (dài 89km). Ðây là một lưu vực (LV) đã bị ô nhiễm hoàn toàn. Dân số sống trong LV này chiếm khoảng 7 triệu trên một diện tích độ 10 ngàn Km 2 . Trong LV này, ngoài khu sản xuất công nghiệp lớn nhất Thái Nguyên, qua việc khai thác mỏ và hóa chất, còn có trên dưới 800 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và quy mô công nghiệp nhỏ như các làng nghề tập trung. Lượng chất thải lỏng thải hồi vào LVS Cầu ước tính khoảng 40 triệu m 3 /năm. Riêng khu vực Thái Nguyên thải hồi khoảng 24 triệu m 3 trong đó có nhiều kim loại độc hại như Selenium, Mangan, Chì, Thiết, Thủy Ngân và các hợp chất hữu cơ từ các nhà máy sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc sát trùng, thuốc trừ sâu, trừ nấm mốc v.v Tại tỉnh Bắc Ninh, có trên 60 làng nghề đã có từ lâu đời. Nơi đây cũng còn có các ngành chế biến lâm sản và kỹ nghệ giấy, tái sinh giấy. Các kỹ nghệ này đã phát thải nhiều hóa chất hữu cơ độc hại trong đó các chất tẩy trắng chứa clo là một nguy cơ ô nhiễm cao nhất. Vì trong công đoạn này phát sinh ra dioxin, mầm móng của bịnh ung thư. Trong các phụ lưu của sông Cầu, hầu hết những thông số phân tích đều vượt qua tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến hơn 50 lần như nhu cầu oxy hóa học (COD), lượng oxy hòa tan (DO), tổng cặn lơ lững (TSS), nitrite (NO2). Với những thông số ghi nhận tên đặc biệt là DO, một thông số chỉ lượng oxy hòa tan rất thấp, nhiều khi dưới 1,0 đơn vị, có nghĩa là trong lưu vực sông Cầu lượng tôm cá hầu như không còn hiện diện nữa. 2. Lưu vực sông Nhuệ, sông Ðáy LVS Nhuệ, sông Ðáy chảy qua các tỉnh Hòa Bình, TP Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Ðịnh, và Ninh Bình. Sơ đồ sông Nhuệ và sông Đáy - Ảnh: Bộ Tài nguyên Môi trường. Dân số trong LV này khoảng 10 triệu trên một diện tích 7.700 Km 2 . Ðây là một vùng có mật độ dân số cao trên 1.000 người/Km 2 và cũng là một trung tâm kinh tế quan trọng. Do đó ngoài nước thải công nghiệp, cần phải kể thêm nước thải sinh hoạt gia cư, tất cả đều đổ thẳng ra sông hồ. Lượng nước thải sinh hoạt được ước tính là 140 triệu m 3 theo thống kê 2004. Còn các nguồn nước thải của trên 120 cơ sở sản xuất công nghiệp ở vùng này trừ Hà Nội ước tính khoảng 120 triệu m 3 /năm. Riêng tại Hà Nội, có 400 xí nghiệp và khoảng 11 ngàn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp thải hồi trung bình 20 triệu m 3 /năm. Hà Tây là nơi trọng điểm của làng nghề chiếm 120 làng trên tổng số 286 làng nghề trong khu vực. Hai hạ lưu có ô nhiễm trầm trọng nhất là sông Nhuệ và sông Tô Lịch với hàm lượng DO hầu như triệt tiêu, nghĩa là không còn điều kiện để cho tôm cá sống được, Vào mùa khô dòng sông cạn kiệt, trơ đáy bùn nên nhiều khúc sông không khác gì bãi rác lô thiên.Hàng chục nghìn gia đình sinh sống dọc tuyến đầu nguồn sông Tô Lịch được hướng dẫn dùng chế phẩm sinh học làm sạch nước thải tại nguồn, trước khi thải ra sông.Nhờ đó, chất lượng nước sông đầu nguồn được cải thiện, giảm đáng kể mùi hôi khó chịu…Việc quan trắc đánh giá chất lượng và lưu lượng xả thải tại các cửa xả thải trực tiếp vào sông Nhuệ, sông Đáy được thực hiện hàng năm. Đến nay, một số hồ nội thành liên quan tới sông Nhuệ đã được cải tạo và xử lý ô nhiễm; trạm xử lý nước thải khu công nghiệp (KCN) Phú Nghĩa đã đi vào hoạt động; đồng thời cải tạo, nạo vét 1 km đoạn đầu sông Nhuệ, khơi thông 15 tuyến kênh tiêu chảy vào sông Nhuệ, sông Đáy… Thành phố Hà Nội xử lý được 80% chất thải rắn sinh hoạt, cả 3 KCN nằm trên LV đều xây dựng hệ thống xử lý nước thải (có 2 hệ thống đã vận hành). Tuy nhiên mới có 4/47 cụm công nghiệp thuộc lưu vực đã có hệ thống xử lý nước thải và 6 cụm đang xây dựng. Thành phố đang cải tạo, nâng cấp sông Tô Lịch đoạn từ Hoàng Quốc Việt đến Trung Hòa - Nhân Chính bằng việc xây dựng đường, cống gom nước thải kết hợp xử lý các nguồn nước thải trước khi đổ vào sông và quản lý rác thải. Hà Nội còn đang triển khai xây dựng dự án "Thí điểm xử lý nước thải làng nghề chế biến tinh bột sắn xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai công suất 200 - 300m 3 /ngày đêm"; đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Yên Sở công suất 200.000m 3 /ngày đêm và chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Xá công suất 275.000m 3 /ngày đêm, nhà máy xử lý nước thải Phú Đô công suất 71.000m 3 /ngày đêm. Đồng thời xây dựng dự án đầu tư, vận hành Nhà máy phân loại và ép rác thải sinh hoạt xuất khẩu công suất 2.000 tấn/ngày tại Nam Sơn (Sóc Sơn), xây dựng khu xử lý chất thải rắn Đồng Ké (Chương Mỹ), Khu xử lý rác thải Xuân Sơn (Sơn Tây) giai đọan 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đang hỗ trợ thành phố đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải làng nghề tại xã Dương Liễu (Hoài Đức) để xử lý nước thải cụm làng nghề Cát Quế - Minh Khai - Dương Liễu được xếp loại ô nhiễm tốp đầu trên địa bàn. Ninh Bình mới thu gom, xử lý được 80% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế. Tỉnh đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại thành phố Ninh Bình với kinh phí 385.783 triệu đồng; và đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tuyến huyện, nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn bệnh viện đa khoa tỉnh; xây dựng dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn thị xã Tam Điệp. Trong số 3 KCN, có một khu đang vận hành hệ thống xử lý nước thải, hai khu còn lại đang xây dựng. Năm nay, Nam Định tiếp tục đầu tư, hỗ trợ xây dựng 10 bãi chôn lấp xử lý nước thải sinh hoạt, trong đó có 7 bãi chôn lấp thuộc 6 xã lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy; hỗ trợ thành phố Nam Định xây dựng thêm hố chôn lấp trong Nhà máy xử lý rác thải Lộc Hòa, 2 bệnh viện xây dựng lò đốt rác thải y tế và hỗ trợ kinh phí thực hiện thí điểm thu gom, xử lý chất thải nguy hại làng nghề. Tỉnh còn tiếp tục hỗ trợ kinh phí để xây dựng 37 công trình bãi chôn lấp xử lý rác thải, 4 công trình xây dựng nhà máy nước thải công nghiệp tại KCN Hòa Xá, Cụm công nghiệp An Xá, Xuân Tiến và Yên Xá được đầu tư xây dựng từ năm 2007 tới nay. Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ chất thải sinh hoạt được xử lý ở đây còn thấp (78% tại thành phố Nam Định và gần 50% tại khu vực nông thôn). Nhưng phần lớn chất thải rắn công nghiệp không nguy hại (521/696 tấn/tháng) đều được tận thu, tái sử dụng. Trong số 60% các cơ sở sản xuất trong Khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải có khoảng 30% xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Tại Hà Nam, mới xử lý được 65% trong tổng số 90% rác thải sinh hoạt được thu gom; bù lại, đã xử lý được toàn bộ chất thải y tế và chất thải rắn nguy hại và không nguy hại tác các KCN. Nhưng Hà Nam vẫn còn nỗi lo xử lý nước thải từ các Khu và cụm công nghiệp bởi cho đến nay, mới chỉ có 1/4 tại Khu có hệ thống xử lý nước thải và cả 2 cụm công nghiệp đều chưa có hệ thống này. Tương tự như vậy, phần lớn lượng nước thải sinh hoạt y tế đều chưa được xử lý do có tới 9/13 bệnh viện chưa có hệ thống xử lý. Hòa Bình là địa phương chưa có tốc độ phát triển công nghiệp, dịch vụ, nên lượng chất thải phát sinh ít. Riêng chất thải rắn đô thị và làng nghề (khoảng 41.000m3/năm) đã thu gom, xử lý được 70%. Hòa Bình đã đầu tư và đưa vào sử dụng bãi chôn lấp rác Lương Sơn; đang tiến hành đầu tư, xây dựng khu xử lý rác thải cho thành phố qui mô 16 ha, xây dựng dự án xử lý nước thải sinh hoạt tập trung công suất 5.120m3/ngày đêm cho thành phố. 3. Lưu vực sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn LVS Ðồng Nai, sông Sài Gòn gồm các tỉnh Lâm Ðồng, Ðắc Lắc, Ðắc Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Ðồng Nai (Biên Hòa), thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Bà Rịa- Vũng Tàu, Ninh Thuận, và Bình Thuận. Sơ đồ LVS Đồng Nai - Ảnh: Hội Đập Lớn và phát triển VN. LV này là một vùng đông dân cư, với diện tích 37.400 Km2, dài 586 km và dân số khoảng 20 triệu, và cũng là một vùng tập trung phát triển công nghiệp lớn nhất và cũng là một vùng được đô thị hóa nhanh nhất nước. Hiện nay, LVS Ðồng Nai có khoảng 70 khu chế xuất, KCN. Hàng ngày sông ngòi trong LV này tiếp nhận khoảng 600 nghìn m 3 nước thải công nghiệp, không kể một số lượng không nhỏ của trên 30 ngàn cơ sở sản xuất hóa chất rải rác trong TP.HCM. Nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 2,7 triệu m 3 /ngày đêm cũng chảy ra sông Ngoài những chất thải công nghiệp như hợp chất hữu cơ, kim loại độc hại như: đồng, chì, sắt, kẽm, thủy ngân, cadmium, mangan, các loại thuốc bảo vệ thực vật. Nơi đây còn xảy ra hiện tượng nước sông bị acid hóa như đoạn sông từ cầu Bình Long đến Bến Than, nhiều khi độ pH xuống đến 4,0 (độ pH trung hòa là 7,0), và trọng điểm là sông Rạch Tra, nơi tất cả nước rỉ từ các bãi rác thành phố và hệ thống nhà máy dệt nhuộm ở khu Tham Lương đổ vào. LV này hiện đang bị khai thác quá tải, nước sông hoàn toàn bị ô nhiễm và hệ sinh thái của vùng này bị tàn phá kinh khủng, sản lượng vùng này chiếm 30% tổng sản lượng quốc dân. Bốn khu vực bị ô nhiễm trầm trọng. Ðó là: 1 – Ðoạn sông Ðồng Nai từ cầu Hòa An đến cầu Ðồng Nai, nơi cung cấp nguồn nước chính cho cư dân Sài Gòn 2 - Ðoạn từ Bình Phước đến Tân Thuận, địa phận của trên 10 khu chế xuất 3 - Ðoạn sông Thị Vải từ nhà máy hóa chất và bột ngọt Vedan của Ðài Loan đến cảng Phú Mỹ 4 - Và nước sông Vàm Cỏ Ðông. Riêng sông Vàm Cỏ Ðông, nước sông nầy đang bị acid hóa nặng. Nồng độ các chất ô nhiễm trên sông Đồng Nai trong 5 năm qua liên tục bị phát hiện vượt tiêu chuẩn cho phép loại A và xấp xỉ ngưỡng loại B. Trên thực tế từ năm 2009 đến nay, nước sông Đồng Nai đang bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng so với những năm trước. Đối với nuôi thủy sản trên sông hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn. Khu vực Cù Lao Phố thuộc thành phố Biên Hòa có truyền thống nuôi cá bè từ lâu nhưng hiện nay hàng trăm lồng phải bỏ không. Từ đầu năm 2011 đến 9/2011 đã có 4 đợt cá chết khiến hàng tấn cá phơi trắng bụng, thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng. Nuôi cá bè trên sông Đồng Nai (Nguồn: Báo điện tử ĐCSVN) Nước sông từ Nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại (Đồng Nai) bắt đầu ô nhiễm các chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng. Còn sông Sài Gòn bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ và ô nhiễm vi sinh từ khu vực cửa sông Thị Tính và tăng dần về phía hạ lưu. Hàm lượng BOD5, COD, vi sinh . đều không đạt quy chuẩn, khu vực cửa sông cũng bị ô nhiễm chất hữu cơ và vượt qua QCVN 08 ở mức A1, một số nơi còn vượt mức B1 . 4. Lưu vực sông Tiền Giang và Hậu Giang LVS Tiền Giang và Hậu Giang gồm các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Sơ đồ LVS Cửu Long - Ảnh: Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia. Ðây là một vùng hết sức đặc biệt và cũng là một lưu vực lớn nhất và đông dân nhất với diện tích 39 nghìn Km 2 và gần 30 triệu cư dân Phát triển kinh tế nơi đây đặt trọng tâm là nông nghiệp và chăn nuôi thủy sản. Vì đây không phải là một trọng điểm công nghiệp cho nên những vấn nạn môi trường không giống như tình trạng của 3 lưu vực vừa kể trên. Nhưng việc khai thác nông nghiệp và thủy sản đã trở thành một vấn đề cần phải lưu tâm trong hiện tại. Việc ô nhiễm hóa chất do dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là kết quả của việc khai thác tối đa nguồn đất cho nông nghiệp. Ðã có nhiều chỉ dấu cho thấy các hóa chất độc hại như DDT, Nitrate, hóa chất BVTV thuộc nhóm organo-phosphate, nguyên nhân của những mầm bịnh ung thư đã hiện diện trong nước. Nguồn nước ở lưu vực này bị ô nhiễm arsenic do việc đào trên 300 ngàn giếng để dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu. Việc khai thác chăn nuôi thủy sản trên sông, ngoài việc làm cản trở dòng chảy của sông, việc di chuyển trên sông sẽ khó khăn thêm, mà còn là một vấn nạn môi trường không thể tránh khỏi. Từ thượng nguồn Châu Ðốc, An Giang, cho đến tận Mỹ Tho, cá bè trong mùa cá bị chết hàng loạt do nguồn nước ô nhiễm từ thượng nguồn do cá chết lây lan xuống hạ lưu. Kết quả là trên 40% lượng tôm cá bị thất thoát trong mùa vừa qua (VN trong gian đoạn này phải nhập cảng tôm sú và cá basa của Trung Quốc và Mã Lai để thanh toán hợp đồng còn đang tồn động với các nước khác). [...]... thứ nhất: Mỗi pha chính được tiếp nối bằng một pha trung gian Chức năng của pha này là chuyển đổi ngăn sục khí thành ngăn lắng Nước thải được nạp vào ngăn B và cả hai ngăn A, C đều đang trong quá trình lắng Trong thời gian này, pha chính tiếp theo (với hướng dòng chảy ngược lại) được chuẩn bị, bảo đảm cho sự phân tách tốt, dòng ra sạch - Pha chính thứ hai: Pha này tương tự như pha chính thứ nhất với... đưa vào sử dụng sẽ là lượng nước thải ra, trong đó những yếu tố gây ô nhiễm chính đó là:  pH cao do kiềm dư gây ra là chính  Thông số cảm quan (màu đen, mùi, bọt) chủ yếu là do dẫn xuất của lignin gây ra là chính  Cặn lơ lửng (do bột giấy và các chất độn như cao lin gây ra)  COD & BOD do các chất hữu cơ hòa tan gây ra là chính, các chất hữu cơ ở đây là lignin và các dẫn xuất của lignin, các loại... không đổi cho tất cả các phân tử tính toán trong một đoạn sông  Không xét dòng triều trong quá trình tính toán và dự báo của mô hình  Giả thiết rằng các cơ chế vận chuyển chính của dòng là là lan truyền và phântán dọc theo theo hướng chính của dòng (trục chiều dài của dòng và kênh) Cơ sở toán học của mô hình:  Mô hình QUAL2K mô phỏng cân bằng lưu lượng theo hình sau: Q vào, i Q ra, i Qi Q i-1 i i1 i+1... thống UNITANK là liên tục Ngoài ra, UNITANK còn làm việc theo một chu trình tuần hoàn bao gồm hai pha chính và hai pha trung gian nối tiếp nhau cho phép xử lý được liên tục mà không cần bể lắng riêng và hồi lưu bùn vào bể sục khí Quá trình hoạt động này được tự động hoá hoàn toàn Mô tả chu trình: - Pha chính thứ nhất: Nước thải được nạp vào ngăn A Lúc này, ngăn A đang sục khí Nước thải vào sẽ được hoà... thải qua miệng xả  c: Nồng độ nhiễm bẩn của nước hồ chứa Lưu ý: Từ công thức trên ta thấy hệ số 𝛾 tiến tới đơn vị khoảng cách l dài ra vô cùng Một khoảng như thế trong thực tế là không có Chính vì vậy người ta chỉ xác định cho một khoảng cách nào đó để nguồn nước có thể tham gia được 70-80% lưu lượng vào quá trình xáo trộn đối với những nguồn nước nhỏ và 0.25-0.3 đối với những nguồn nước trung bình... đến năng suất của hệ Lưu lượng và tần suất xả bùn được xác định bởi năng suất yêu cầu, cũng giống như hệ hoạt động liên tục thông thường Trong hệ hoạt động gián đoạn, việc xả bùn thường được thực hiện ở giai đoạn lắng hoặc giai đoạn tháo nước trong Đặc điểm duy nhất là ở bể SBR không cần tuần hoàn bùn hoạt hoá Hai quá trình làm thoáng và lắng đều diễn ra ở ngay trong một bể, cho nên không có sự mất... sinh gây bệnh, mảnh vụn tế bào (dentritus),độ kiềm và tổng cacbon vô cơ Mô hình có thể áp dụng cho các sông nhánh xáo trộn hoàn toàn Với giả thiết rằng các cơ chế vận chuyển chính của dòng là lan truyền và phân tán dọc theo hướng chính của dòng (trục chiều dài của dòng và kênh) Mô hình cho phép tính toán với nhiều nguồn thải, các điểm lấy nước cấp, các nhánh phụ và các dòng thêm vào và lấy ra Môhình...Ngoài ra, do việc tận dụng nguồn nước cho tưới tiêu, việc khai mở đê điều không hợp lý đã khiến cho ÐBSCL phải đối mặt với vấn đề ngập mặn do nạn hạn hán kéo dài trong khi hệ sinh thái có nguy cơ bị hủy diệt do ô nhiễm Năm 2005, nước mặn đã vào sâu trên 120 Km trong đất liền làm tăng khả năng bị hoang hóa của đất trong vùng này... có thể được quan niệm như là chuỗi các phân tử tính toán xáo trộn hoàn toàn, chúng liên k ết với nhau bằng cơ chế vận chuyển và khuyếch tán như đã nói trên Một nhóm liên tục các phân tử này có thể được xác ịnh như là một đoạn sông mà trong đó các phân tử tính toán có cùng đặc trưng thủy lực và hình học như: độ dốc lòng sông, mặt cắt ngang dòng chảy, hệ số nhám, hằng số tốc độ phản ứng BOD, tốc độ lắng... nhỏ lẻ xung quanh KCN không có hệ thống xử lý nước thải, gây ô nhiễm môi trường… CÁC CÔNG NGHỆ ĐƯỢC ỨNG DỤNG VÀ SỐ LƯỢNG CHẤT LƯỢNG V CÔNG TRÌNH ĐANG TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ 1 Nhà máy XLNT Bình Hưng -TP Hồ Chí Minh với công nghệ C-Tech Quá trình C-Tech là một quá trình kích hoạt xử lý tuần hoàn nước thải nhờ đó mà quá trình oxy hóa, nitrat hóa, quá trình khử nitơ, và loại bỏ sinh học . Nh n chung c thể ph n chia mô h nh ch t lượng n c sông th nh 3 nh m: Nh m 1: Mô h nh dùng để đ nh giá nhanh  Dự báo ch t lượng n c sông ở trạng. to n. Với giả thiết rằng c c c ch v n chuy n ch nh c a dòng là lan truy n và ph n t n d c theo hướng ch nh c a dòng (tr c chiều dài c a dòng và k nh) .

Ngày đăng: 22/04/2013, 19:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình Sơ đồ hoạt động của Unitank - Chuyên đề XLNT chính xác
nh Sơ đồ hoạt động của Unitank (Trang 32)
Sau đây là mô hình xử lý nước thải sinh hoạt có công suất cho 5000 dân/1 module - Chuyên đề XLNT chính xác
au đây là mô hình xử lý nước thải sinh hoạt có công suất cho 5000 dân/1 module (Trang 34)
Hình 1 chỉ ra sơ đồ chi tiết thiết bị UASB. Trong thiết bị này thì nước thải thô được bơm từ phía dưới của thiết bị qua lớp đệm bùn (gồm các sinh khối dạng hạt) [1,2]  - Chuyên đề XLNT chính xác
Hình 1 chỉ ra sơ đồ chi tiết thiết bị UASB. Trong thiết bị này thì nước thải thô được bơm từ phía dưới của thiết bị qua lớp đệm bùn (gồm các sinh khối dạng hạt) [1,2] (Trang 37)
Bảng 1. Thành phần các hợp chất trong dịch ngưng> - Chuyên đề XLNT chính xác
Bảng 1. Thành phần các hợp chất trong dịch ngưng> (Trang 38)
Thành phần các hợp chất trong dịch ngưng được tóm tắt trong bảng 1. - Chuyên đề XLNT chính xác
h ành phần các hợp chất trong dịch ngưng được tóm tắt trong bảng 1 (Trang 38)
Hình 4b. Ảnhhưởng của thời gian lưu đến - Chuyên đề XLNT chính xác
Hình 4b. Ảnhhưởng của thời gian lưu đến (Trang 39)
Hình 4a. Ảnhhưởng của thời gian lưu - Chuyên đề XLNT chính xác
Hình 4a. Ảnhhưởng của thời gian lưu (Trang 39)
Bảng 1: Tính chất nước thải đầu vào và đầu ra của HTXLNT tại Công ty TNHH Xuân Hương. Nguồn: Công ty Công nghệ xanh, 04/11/2008  - Chuyên đề XLNT chính xác
Bảng 1 Tính chất nước thải đầu vào và đầu ra của HTXLNT tại Công ty TNHH Xuân Hương. Nguồn: Công ty Công nghệ xanh, 04/11/2008 (Trang 42)
Hình 4: Hiệu quả xử lý COD của HTXLNT trong thực tế và mô hình thí nghiệm % CODbị xử lý=(CODđầu vào – CODđầu ra)/CODđầu vào  - Chuyên đề XLNT chính xác
Hình 4 Hiệu quả xử lý COD của HTXLNT trong thực tế và mô hình thí nghiệm % CODbị xử lý=(CODđầu vào – CODđầu ra)/CODđầu vào (Trang 43)
Hình 5: Hiệu quả xử lý chất rắn lơ lửng của HTXLNT trong thực tế và mô hình thí nghiệm  - Chuyên đề XLNT chính xác
Hình 5 Hiệu quả xử lý chất rắn lơ lửng của HTXLNT trong thực tế và mô hình thí nghiệm (Trang 43)
Môhình thí nghiệm và HTXLNT của Công ty Dệt nhuộm Xuân Hương thể hiện hiệu quả vượt trội của công nghệ sinh học hiếu khí kết hợp keo tụ-tạo bông trong việc xử lý  nước thải dệt nhuộm - Chuyên đề XLNT chính xác
hình th í nghiệm và HTXLNT của Công ty Dệt nhuộm Xuân Hương thể hiện hiệu quả vượt trội của công nghệ sinh học hiếu khí kết hợp keo tụ-tạo bông trong việc xử lý nước thải dệt nhuộm (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w