“Phiếu công tác” là giấy của đơn vị quản lý vận hành cấp cho đơn vị công tác và cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc với lưới truyền tải điệnkhi cần phải thực hiện các biện pháp kỹ
Trang 1NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI:
4 Trung tâm Điều độ HTĐ miền Bắc, Trung, Nam (A1, A2, A3) 3
5 Hội đồng thành viên Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia 3
6 Ban Tổng Giám đốc Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia 4
9 Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, Trung, Nam 10THÀNH PHẦN CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: Ban Kỹ thuật NPT
Tổ biên soạn: QĐ số 1158/QĐ-NPT
ngày 14 tháng 9 năm 2009 của TGĐ NPT,
V/v thành lập Tổ biên soạn bản dự thảo
“Quy trình kỹ thuật an toàn điện”.
1 Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia
2 Các Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4
3 Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, Trung, Nam
4 Các Ban KT, ĐTXD, TCCB&LĐ, VT&CNTT
Trang 3
Mục lục
LỜI GIỚI THIỆU 7
CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG 8
Điều 1 Phạm vi điều chỉnh 8
Điều 2 Đối tượng áp dụng 8
Điều 3 Tài liệu liên quan 8
Điều 4 Các chữ viết tắt và giải thích từ ngữ 9
Điều 5 Điều kiện sức khoẻ đối với nhân viên có liên quan trực tiếp đến quá trình quản lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia 11
Điều 6 Huấn luyện, kiểm tra kiến thức QTKTATĐ 12
Điều 7 Lập biện pháp an toàn, từ chối nhiệm vụ, ngăn chặn thực hiện công việc 13
Điều 8 Xử lý khi vi phạm QTKTATĐ 14
CHƯƠNG II BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN 14
MỤC 1 LỆNH, PHIẾU THAO TÁC VÀ THỰC HIỆN 14
Điều 9 Lệnh thao tác và thực hiện 14
Điều 10 Phiếu thao tác 15
Điều 11 Thực hiện Phiếu thao tác 16
MỤC 2 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN DO NHÂN VIÊN VẬN HÀNH THỰC HIỆN 17
Điều 12 Các dụng cụ, phương tiện an toàn sử dụng khi thao tác 17
Điều 13 Cắt điện, treo biển báo an toàn 17
Điều 14 Đặt tiếp đất di động 18
Điều 15 Giao khu vực hoặc vị trí lưới truyền tải điện đã cô lập cho đơn vị quản lý vận hành làm thủ tục cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc 20
Điều 16 Đơn vị công tác yêu cầu kết hợp công tác tại lưới truyền tải điện đã cô lập 21
Điều 17 Những người có liên quan sau đây phải chịu trách nhiệm về an toàn điện cho nhân viên làm việc với lưới truyền tải điện 22
MỤC 3 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN VÀ TRÊN CAO DO ĐƠN VỊ CÔNG TÁC THỰC HIỆN 22
Điều 18 Dụng cụ, phương tiện kỹ thuật an toàn, thiết bị thi công dùng trong công tác và trách nhiệm của nhân viên công tác sử dụng 22
Điều 19 Kiểm tra không còn điện (tại từng vị trí đặt tiếp đất di động) 23
Điều 20 Phóng điện tích dư và đặt tiếp đất di động 23
Điều 21 Đặt rào chắn, biển báo, tín hiệu cảnh báo 24
Điều 22 Biện pháp an toàn khi nhân viên làm việc trên cao từ 3 m trở lên 24
Điều 23 Thang trèo 25
Điều 24 Dây đeo an toàn (ảnh minh họa 3) 26
Điều 25 Dây treo chống rơi (ảnh minh họa 4) 28
Điều 26 Kỹ năng khi sử dụng dây đeo an toàn và dây treo chống rơi 28
Điều 27 Thử nghiệm, kiểm tra, bảo quản dây đeo an toàn và dây treo chống rơi (dây an toàn) 29
Trang 4CHƯƠNG III BIỆN PHÁP TỔ CHỨC AN TOÀN 29
MỤC 1 QUY ĐỊNH CHUNG 29
Điều 28 Lập kế hoạch, đăng ký và tổ chức đơn vị công tác 29
Điều 29 Hủy bỏ hoặc thay đổi thời gian công việc 30
Điều 30 “Phiếu công tác” quy định, thực hiện 31
Điều 31 Quyết định công nhận chức danh, bậc an toàn điện, trách nhiệm từng chức danh trong “Phiếu công tác” của đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công tác thuộc Công ty Truyền tải điện 31
Điều 32 Quyết định công nhận chức danh, bậc an toàn điện, trách nhiệm từng chức danh trong “Phiếu công tác” của đơn vị công tác không thuộc Công ty Truyền tải điện 31
MỤC 2 THÀNH PHẦN, BẬC AN TOÀN ĐIỆN, TRÁCH NHIỆM CÁC CHỨC DANH CỦA “PHIẾU CÔNG TÁC” 32
Điều 33 Người cấp “Phiếu công tác” 32
Điều 34 Người cho phép làm việc 33
Điều 35 Người lãnh đạo công việc 34
Điều 36 Người chỉ huy trực tiếp 35
Điều 37 Người giám sát an toàn điện 37
Điều 38 Nhân viên đơn vị công tác 38
MỤC 3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN “PHIẾU CÔNG TÁC” 38
Điều 39 Tổ chức thực hiện “Phiếu công tác” 38
Điều 40 Viết, ký tên, bảo lưu, lưu trữ và hiệu lực “Phiếu công tác” 40
MỤC 4 “LỆNH CÔNG TÁC” VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 41
Điều 41 “Lệnh công tác” và tổ chức thực hiện 41
CHƯƠNG IV KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG QUẢN LÝ VẬN HÀNH 43
MỤC 1 CÔNG TÁC KHÔNG CẮT ĐIỆN 43
Điều 42 Kiểm tra đường dây 43
Điều 43 Chặt, tỉa cây 43
Điều 44 An toàn khi đo lường 44
Điều 45 Ghi chỉ số công tơ và đồng hồ đo 45
MỤC 2 BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI CÔNG TÁC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN 45
Điều 46 Làm việc tại trạm điện (biến áp, cắt, bù) không có người trực 45
Điều 47 Làm việc trong trạm điện có người trực 45
Điều 48 Làm việc với thiết bị điện cao áp không cắt điện 47
Điều 49 Sử dụng kìm đo cường độ dòng điện 47
Điều 50 Biện pháp an toàn khi làm việc với máy cắt 47
Điều 51 Biện pháp an toàn khi làm việc với tụ điện 48
Điều 52 Biện pháp an toàn khi làm việc ở máy phát điện và máy bù đồng bộ 48
Điều 53 Biện pháp an toàn khi làm việc ở động cơ điện cao áp 49
MỤC 3 CÔNG TÁC VỚi ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 49
Điều 54 Các biện pháp an toàn cho nhân viên đơn vị công tác 49
Trang 5Điều 55 Công tác trên một đường dây đã cắt điện đi chung cột với các đường dây có điện
50
Điều 56 Công tác tại đường dây khi giao chéo với các đường dây khác đang có điện 51
Điều 57 Công tác ở đường dây khi phía trên có đường dây không cắt điện hoặc phía dưới có đường dây đã được cắt điện 51
Điều 58 Công tác tại đường dây song song hoặc giao chéo với đường dây có điện trong khoảng 100 m ở đầu ra, vào của nhà máy phát điện, trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù 52
Điều 59 Biện pháp an toàn khi tháo, dỡ, rải dây, nối dây, căng dây lấy độ võng, lắp phụ kiện 53
MỤC 4 CÔNG TÁC GẦN THIẾT BỊ, ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN HẠ ÁP 55
Điều 60 Biện pháp an toàn 55
MỤC 5 AN TOÀN ĐÀO HỐ, DỰNG, THÁO VÀ LÀM VIỆC TẠI CỘT ĐIỆN 55
Điều 61 An toàn khi đào hố, dựng và tháo cột 55
Điều 62 An toàn khi làm việc tại cột 56
MỤC 6 AN TOÀN LÀM VIỆC VỚI VẬT LIỆU DỄ CHÁY, NỔ VÀ HỆ THỐNG ẮC QUI 57
Điều 63 Làm việc với vật liệu dễ cháy, nổ 57
Điều 64 Làm việc với hệ thống ắc quy 58
CHƯƠNG V AN TOÀN KHI LÀM VIỆC CÓ ĐIỆN CAO ÁP 59
MỤC 1 QUY ĐỊNH CHUNG 59
Điều 65 Điều kiện an toàn khi làm việc có điện 59
MỤC 2 LÀM VIỆC KHI ĐÃ ĐƯỢC CÂN BẰNG ĐIỆN THẾ 60
Điều 66 Làm việc khi đã được cân bằng điện thế 60
MỤC 3 PHÒNG, CHỐNG CẢM ỨNG ĐIỆN ÁP 62
Điều 67 Phòng, chống cảm ứng điện áp 62
Điều 68 Bảo quản dụng cụ, phương tiện làm việc có điện 62
CHƯƠNG VI AN TOÀN KHI LÀM VIỆC ĐƯỜNG CÁP ĐIỆN NGẦM 63
Điều 69 Biện pháp an toàn khi làm việc đường cáp ngầm 63
Điều 70 Đào, lấp dây cáp 63
Điều 71 Trước khi gắn nối dây cáp và xuống giếng đường cáp 64
CHƯƠNG VII AN TOÀN KHI THỬ NGHIỆM VÀ THÍ NGHIỆM 64
Điều 72 Rào chắn, khoảng cách, tiếp đất an toàn 64
Điều 73 Kiểm tra định kỳ thiết bị, dụng cụ, phương tiện thí nghiệm 66
Điều 74 Khẳng định mạch kiểm tra 66
Điều 75 Thí nghiệm phóng điện 67
Điều 76 Tụ đấu mạch 67
Điều 77 Thí nghiệm độ bền cơ vật cách điện 67
Điều 78 Đề phòng điện áp thử nghiệm 67
PHỤ LỤC 1 GIẤY ĐĂNG KÝ LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN 69
PHỤ LỤC 2 MẪU BIÊN BẢN KHẢO SÁT HIỆN TRƯỜNG 70
Trang 6PHỤ LỤC 3 PHIẾU CÔNG TÁC 72
PHỤ LỤC 4 MẪU GIẤY PHỐI HỢP CHO PHÉP LÀM VIỆC 75
PHỤ LỤC 5 LỆNH CÔNG TÁC 77
PHỤ LỤC 6 TIÊU CHUẨN CẤP BẬC KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN 78
PHỤ LỤC 7 PHƯƠNG PHÁP CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN TRONG KHI LÀM VIỆC VỀ ĐIỆN 81
PHỤ LỤC 8 THỜI HẠN THỬ NGHIỆM THIẾT BỊ, DỤNG CỤ KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN 93
PHỤ LỤC 9 THỜI HẠN THỬ NGHIỆM CÁC MÁY MÓC, DỤNG CỤ CẨU KÉO 94
PHỤ LỤC 10 BIỂN BÁO AN TOÀN VỀ ĐiỆN 95
PHỤ LỤC 11 THỜI GIAN CHO PHÉP LÀM VIỆC, ĐI LẠI, Ở GẦN ĐƯỜNG DÂY CAO ÁP 105
PHỤ LỤC 12 ĐIỆN TRỞ NỐI ĐẤT (W) 106
PHỤ LỤC 13 BẢNG CẤP GIÓ VÀ SÓNG (VIỆT NAM) 107
PHỤ LỤC 14 DÂY NỐI ĐẤT DI ĐỘNG (IEC-61230) 108
PHỤ LỤC 15 PHIẾU GHI KẾT QUẢ KIỂM TRA SƠ BỘ SỨC KHOẺ NHÂN VIÊN (1) 109
PHỤ LỤC 16 PHIẾU GHI KẾT QUẢ KIỂM TRA SƠ BỘ SỨC KHOẺ NHÂN VIÊN (2) 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
I DANH SÁCH TỔ BIÊN SOẠN “QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN TRONG QUẢN LÝ VẬN HÀNH, SỬA CHỮA, XÂY DỰNG LƯỚI TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA” 114
II DANH SÁCH TỔ THẨM TRA “QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN TRONG QUẢN LÝ VẬN HÀNH, SỬA CHỮA, XÂY DỰNG LƯỚI TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA” 114
Trang 7LỜI GIỚI THIỆU
Với yêu cầu phát triển lưới truyền tải điện Việt Nam, Tổng công ty Truyền
tải điện Quốc gia (NPT) được thành lập theo Quyết định số: 223/QĐ-EVN ngày
11 tháng 4 năm 2008 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
NPT có chức năng, nhiệm vụ kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý của EVN
đối với mọi hoạt động quản lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện
Quốc gia và các lĩnh vực liên quan được giao
Nhằm đáp ứng những yêu cầu của công tác kỹ thuật an toàn và phù hợp quy
mô phát triển của lưới truyền tải điện, NPT biên soạn và ban hành: “Quy trình kỹ
thuật an toàn điện trong quản lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện
Quốc gia” bao gồm: 7 Chương, 78 Điều, 12 bảng, 16 Phụ lục và 4 ảnh minh họa
(sau đây gọi là: Quy trình kỹ thuật an toàn điện, viết tắt: QTKTATĐ)
QTKTATĐ đáp ứng các yêu cầu:
1 Nhận biết các vấn đề liên quan đến công tác kỹ thuật an toàn điện trong
quá trình làm việc với lưới truyền tải điện tại từng khu vực và/hoặc vị trí công
tác
2 Cách thực hiện các quy định, các biện pháp kỹ thuật an toàn điện nhằm
bảo đảm an toàn người và lưới truyền tải điện từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc của
quá trình thao tác và công tác với lưới truyền tải điện
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người có liên quan đến việc xuất bản
quyển QTKTATĐ này cùng những đóng góp và ý kiến giá trị của họ
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia
Hà Nội, tháng 3 năm 2012
Trang 8CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 Phạm vi điều chỉnh
1 Nội dung QTKTATĐ, bao gồm: kỹ thuật an toàn điện, tổ chức an toàn,
kỹ thuật an toàn trong quản lý vận hành, an toàn khi làm việc có điện, an toàn khilàm việc đường cáp điện ngầm, an toàn khi thử nghiệm và thí nghiệm, nhằm bảođảm an toàn người và lưới truyền tải điện
2 QTKTATĐ được áp dụng:
2.1- Xét duyệt biện pháp kỹ thuật, tổ chức an toàn điện
2.2- Làm cơ sở cho công tác thanh tra, kiểm tra an toàn lao động
2.3- Làm tài liệu huấn luyện, kiểm tra kiến thức QTKTATĐ đối với cán bộ,công nhân viên NPT (sau đây gọi là nhân viên)
Điều 2 Đối tượng áp dụng
1 Tất cả nhân viên theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, đều phải cótrách nhiệm thực hiện QTKTATĐ
2 Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực, sử dụng điện để sảnxuất trên lãnh thổ Việt Nam khi thực hiện các công việc xây dựng, sửa chữa lướitruyền tải điện do NPT quản lý
3 Trường hợp đấu nối lưới truyền tải điện với các nhà máy điện và lướiphân phối điện hoặc nối lưới qua biên giới, thì việc thao tác, công tác ở các thiết
bị đấu nối được thực hiện theo thỏa thuận, ký kết giữa hai bên
4 Khi tổ chức, cá nhân trên có yêu cầu người nước ngoài tham gia làm việcthì các tổ chức, cá nhân này phải cử người có đủ trình độ an toàn điện, ngoại ngữcùng với người nước ngoài tổ chức thành một đơn vị công tác và thực hiện côngviệc theo quy định QTKTATĐ
5 Tổ chức (cá nhân) thuê tổ chức (cá nhân) khác thực hiện các công việc cókhả năng xảy ra tai nạn do điện, thì hai bên phải thoả thuận và quy định rõ ràngcác biện pháp an toàn điện, trách nhiệm của mỗi bên trước khi thực hiện côngviệc theo quy định QTKTATĐ
Điều 3 Tài liệu liên quan
1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện (QCVN 01-2008/BCT), banhành theo Quyết định số: 12/2008/QĐ-BCT ngày 17/6/2008 của Bộ trưởng BộCông Thương
Trang 92 Quy trình thao tác Hệ thống điện Quốc gia, ban hành theo Quyết định số:16/2007/QĐ-BCN ngày 28/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là BộCông Thương).
3 Quy trình An toàn điện (Mã số QT-03-01), ban hành theo Quyết định số1186/QĐ-EVN ngày 07/12/2011 của Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực ViệtNam
Điều 4 Các chữ viết tắt và giải thích từ ngữ
1 “Giấy đăng ký làm việc với thiết bị điện” là giấy của đơn vị công tác
đăng ký với đơn vị quản lý vận hành lưới truyền tải điện xin phép làm việc tạikhu vực và/hoặc vị trí có yêu cầu an toàn điện, quy định tại Phụ lục 1
2 “Phiếu công tác” là giấy của đơn vị quản lý vận hành cấp cho đơn vị
công tác và cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc với lưới truyền tải điệnkhi cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn điện chuẩn bị khu vựcvà/hoặc vị trí công tác, quy định tại Phụ lục 3
3 “Lệnh công tác” là giấy (hoặc lệnh miệng) của đơn vị quản lý vận hành
cấp cho đơn vị công tác và cho phép đơn vị công tác làm việc với lưới truyền tảiđiện khi không cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn điện chuẩn bịkhu vực và/hoặc vị trí công tác, quy định tại Phụ lục 5
4 Lưới truyền tải điện là hệ thống đường dây tải điện, trạm biến áp, trạm
cắt, trạm bù và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện
5 Đơn vị công tác là đơn vị, đội, tổ, nhóm công tác (ít nhất có hai người)
thực hiện công việc bảo dưỡng, thay thế, lắp ráp, hiệu chỉnh, sửa chữa, thínghiệm, xây lắp lưới truyền tải điện
6 Đơn vị quản lý vận hành là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý
vận hành lưới truyền tải điện
7 Người phụ trách công tác là người lãnh đạo công việc và/hoặc người chỉ
huy trực tiếp đơn vị công tác
8 Người lãnh đạo công việc là người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều
đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện và trực tiếptiếp nhận khu vực công tác
9 Người chỉ huy trực tiếp là người trực tiếp tiếp nhận vị trí công tác tại hiện
trường, kiểm tra lại và thực hiện thêm các biện pháp an toàn cần thiết, bố trí, phâncông, cho phép bắt đầu làm việc và giám sát mọi nhân viên của đơn vị công táctrong suốt quá trình công tác
Trang 1010 Người cho phép làm việc là người chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực
hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật an toàn điện thuộc trách nhiệm của mình đểchuẩn bị khu vực hoặc vị trí công tác đã an toàn điện cho đơn vị công tác
11 Người giám sát an toàn điện là người có kiến thức an toàn điện, do lãnh
đạo Công ty Truyền tải điện hoặc đơn vị công tác quyết định hoặc thỏa thuận đểthực hiện việc giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác
12 Người cảnh giới là người được chỉ định để thực hiện việc theo dõi, cảnh
báo an toàn liên quan đến khu vực hoặc vị trí công tác đối với cộng đồng
13 Nhân viên trực ban sản xuất là nhân viên thuộc bộ phận điều hành lưới
truyền tải điện Công ty
14 Khảo sát hiện trường là việc kiểm tra tại hiện trường công tác và ghi lại
những điều thống nhất giữa các bên liên quan để làm cơ sở cho các cấp điều độ
có liên quan lập phương thức về việc tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, tổchức an toàn cần thiết để đảm bảo tuyệt đối an toàn điện cho người, lưới truyềntải điện tại khu vực và/hoặc vị trí cho phép làm việc
15 Làm việc có điện là công việc làm ở lưới truyền tải điện có điện theo quy
định của quy trình kỹ thuật an toàn riêng và sử dụng các trang bị, dụng cụ,phương tiện chuyên dùng
16 Làm việc không có điện là công việc làm ở lưới truyền tải điện đã được
cắt điện từ mọi phía hoặc xa nơi có điện (lớn hơn khoảng cách an toàn điện quyđịnh tại Bảng 1)
17 Đưa lưới truyền tải điện ra công tác là khi lưới truyền tải điện đã được
cô lập (đã cắt điện và đặt tiếp đất an toàn các phía của lưới truyền tải điện đó)
18 Cắt điện là cách ly khu vực hoặc vị trí của lưới truyền tải điện có điện ra
khỏi nguồn điện
19 Thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn điện tại vị trí làm việc là thực hiện
việc cắt điện, kiểm tra không còn điện, đặt biển báo, tiếp đất di động, rào chắn và/hoặc cảnh giới
20 Điện hạ áp và cao áp được quy ước:
20.1- Điện áp dưới 1.000 V là điện hạ áp
20.2- Điện áp từ 1.000 V trở lên là điện cao áp
21 Trong điều kiện bình thường và theo yêu cầu an toàn, điện áp chạm phảinhỏ hơn 42 V, dòng điện an toàn nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 mA
22 Trang bị bảo vệ cá nhân là trang bị mà nhân viên công tác phải sử dụng
để phòng ngừa tai nạn lao động cho chính mình và đồng nghiệp
23 Dụng cụ, phương tiện kỹ thuật an toàn điện và dụng cụ, phương tiện làm việc có điện áp là những dụng cụ, phương tiện cách điện với các chức năng
Trang 11bổ trợ an toàn khi lưới truyền tải điện không có điện hoặc trực tiếp tiếp xúc lướitruyền tải điện có điện, được: sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn sửdụng, sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thử nghiệm của nhà sản xuất và phù hợp tiêuchuẩn Việt Nam Các dụng cụ, phương tiện này phải có mã số ký hiệu, cấp điện
áp sử dụng, thời hạn sử dụng theo quy định và được ghi ở tem (hoặc dấu) của cơquan thí nghiệm có chức năng trên từng dụng cụ, phương tiện kỹ thuật an toàn,quy định tại Phụ lục 8
24 Dây đeo (hoặc treo) an toàn là trang bị chuyên dùng để bảo vệ, tránh tai
nạn cho người khỏi ngã cao, rơi khi làm việc ở độ cao từ 3,0 m trở lên, hoặc ở độsâu từ 1,5 m trở xuống
25 Rào chắn tạm thời là lưới cứng có dạng tấm, làm bằng vật liệu không
dẫn điện, dùng để ngăn bộ phận có điện với khu vực hoặc vị trí công tác
26 Tiếp đất an toàn là sau khi đã kiểm tra tại vị trí lưới truyền tải điện
không còn điện phải sử dụng tiếp đất cố định, di động để tiếp đất, đảm bảo chặnđược các nguồn điện do đóng nhầm, do sét, do cảm ứng dẫn đến khu vực và/hoặc
vị trí công tác
27 Xe chuyên dùng là loại xe được trang bị để sử dụng cho mục đích riêng
biệt của lưới truyền tải điện
28 GIS là trạm điện kín, cách điện bằng khí SF6.
29 SCADA là hệ thống giám sát điều khiển và thu thập số liệu.
Điều 5 Điều kiện sức khoẻ đối với nhân viên có liên quan trực tiếp đến quá trình quản lý vận hành, sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia
1 Được người sử dụng lao động tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ:
1.1- 6 tháng 1 lần đối với nhân viên trực vận hành trạm biến áp, trạm cắt,trạm bù, đường dây và thí nghiệm
1.2- 12 tháng 1 lần đối với các nhân viên còn lại
2 Nhân viên sau kiểm tra:
2.1- Được cơ quan y tế chứng nhận không mắc các chứng bệnh kinh niên,mãn tính, truyền nhiễm và đảm bảo sức khoẻ để công tác
2.2- Khi phát hiện có bệnh thuộc loại thần kinh, tim, huyết áp, thấp khớp,lao phổi thì người sử dụng lao động bố trí làm công việc khác phù hợp với sứckhoẻ
3 Trước khi bắt đầu làm việc, người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra sơ bộsức khỏe các nhân viên đơn vị công tác
Trang 123.1- Khi làm việc đến 50 m (so với mặt đất tự nhiên): có mặt tại hiệntrường, hoàn toàn tỉnh táo, không sốt, không đau, nhức mỏi mắt, sẵn sàng côngtác, mẫu Phiếu ghi kết quả kiểm
tra sơ bộ sức khoẻ nhân viên, quy định tại Phụ lục 15
3.2- Khi làm việc từ 50 m trở lên (so với mặt đất tự nhiên): có mặt tại hiệntrường công tác, hoàn toàn tỉnh táo, không sốt, không đau nhức, mỏi mắt, nhịptim, huyết áp, sẵn sàng công tác, mẫu Phiếu ghi kết quả kiểm tra sơ bộ sức khoẻnhân viên, quy định tại Phụ lục 16
4 Trong trường hợp không thuộc các quy định trên, người sử dụng lao động
có quyết định cụ thể
Điều 6 Huấn luyện, kiểm tra kiến thức QTKTATĐ
1 Đối với nhân viên mới tuyển hoặc chuyển đến nơi công tác mới, Giámđốc Công ty Truyền tải điện (hoặc tương đương) phải tổ chức huấn luyện kỹ thuật
an toàn điện và kiểm tra kiến thức QTKTATĐ, khi đạt yêu cầu mới được giaonhiệm vụ
2 Đối với nhân viên có liên quan trực tiếp đến quá trình quản lý vận hành,sửa chữa, xây dựng lưới truyền tải điện Quốc gia, Giám đốc Công ty Truyền tảiđiện (hoặc tương đương) phải tổ chức huấn luyện và kiểm tra kiến thứcQTKTATĐ ít nhất 1 lần trong 1 năm, khi đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ
3 Nhân viên trực tiếp làm việc với lưới truyền tải điện phải hiểu biếtQTKTATĐ đối với lưới truyền tải điện do mình làm việc, được Giám đốc Công
ty Truyền tải điện công nhận đạt bậc an toàn điện từ 2/5 đến 5/5 quy định tại Phụlục 6 và ghi trong thẻ an toàn lao động
4 Nhân viên thực hiện chức năng phụ trách công tác, cho phép làm việc,giám sát an toàn điện, phải hiểu biết QTKTATĐ, sơ đồ lưới truyền tải điện domình đảm nhiệm và được Giám đốc Công ty Truyền tải điện công nhận đạt bậc antoàn điện từ 4/5 đến 5/5 (trừ trường hợp làm việc với lưới truyền tải điện có điện)
5 Nếu nhân viên trong 3 tháng liền không tham gia công việc, khi trở lạilàm tiếp tục công việc của mình, họ phải được thông qua kỳ thi để kiểm tra lạikiến thức QTKTATĐ của lưới truyền tải điện, khi đạt yêu cầu mới được phục hồicông việc trước đây của mình
6 Giám đốc, các phó Giám đốc Công ty, Giám đốc, phó Giám đốc cácTruyền tải điện và cấp tương đương phải được huấn luyện và kiểm tra kiến thứcQTKTATĐ ít nhất 1 lần trong 3 năm và được cấp giấy chứng nhận
Trang 137 Thực hiện thành thạo việc đưa người bị tai nạn từ trên cao xuống đất (ápdụng cho những nhân viên làm việc trên cao) và sơ cấp cứu người bị tai nạn khiđiện giật, quy định tại Phụ lục 7.
8 Đối với những trường hợp khác:
8.1- Nhân viên tham gia vào công việc có những yêu cầu kỹ thuật an toànđiện mà QTKTATĐ này chưa đề cập, thì phải được cấp có thẩm quyền tổ chứchuấn luyện, kiểm tra đạt yêu cầu về kiến thức kỹ thuật an toàn điện trong phạm vikhu vực hoặc vị trí công tác trước khi thực hiện công việc
8.2- Nhân viên do các đơn vị khác cử đến làm việc trên lưới truyền tải điện,nếu có yêu cầu thì đơn vị quản lý vận hành phối hợp và thoả thuận với đơn vịcông tác này việc tổ chức huấn luyện và kiểm tra kiến thức kỹ thuật an toàn điệntheo nội dung được Giám đốc Công ty Truyền tải điện (hoặc tương đương) phêduyệt
Điều 7 Lập biện pháp an toàn, từ chối nhiệm vụ, ngăn chặn thực hiện công việc
1 Khi lập biện pháp an toàn, phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1.1- Nêu đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động tại khu vực vàtừng vị trí cho phép làm việc
1.2- Phương tiện, trang bị kỹ thuật an toàn cho người và thiết bị phải đầy đủ,đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
1.3- Quy định các yêu cầu cần thiết để đảm bảo sức khoẻ, như: thời gianlàm việc, nghỉ ngơi, nước uống, chống mưa, nắng, rét, v.v
1.4- Nhân viên làm việc trên biển, sông, hồ, kênh, rạch phải mặc áo phao vàđược trang bị đủ thuyền (ca nô, xuồng), phao và các dụng cụ, phương tiện cấpcứu cần thiết Các phương tiện phải được kiểm tra đầy đủ, đảm bảo chất lượng,tính năng kỹ thuật trước lúc sử dụng
1.5- Khi công tác qua các công trình: vượt đường bộ, đường sắt, đườngsông, đường thông tin, đường điện và các công trình đặc biệt khác, người phụtrách công tác phải liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý các công trình đó đểthống nhất các biện pháp tổ chức công tác đảm bảo an toàn
1.6- Các biện pháp tổ chức công tác phải đảm bảo các điều kiện sinh hoạt,
vệ sinh lao động và các chế độ an toàn liên quan khác cho nhân viên
2 Nhân viên chưa đủ kiến thức kỹ thuật an toàn điện, chưa hiểu rõ nhiệm vụphải thực hiện thì có quyền từ chối thực hiện công việc, nhưng phải đưa ra lý dovới người chỉ huy trực tiếp, nếu người chỉ huy trực tiếp không chấp thuận, thì họ
có quyền báo cáo cấp trên
Trang 143 Tất cả các nhân viên khi phát hiện nhân viên đang thực hiện công việc mà
vi phạm QTKTATĐ có khả năng gây mất an toàn đối với người, sự cố lướitruyền tải điện phải lập tức ngăn chặn, sau đó báo cáo ngay cấp có thẩm quyềngiải quyết
Điều 8 Xử lý khi vi phạm QTKTATĐ
1 Đối với những nhân viên nghiêm chỉnh chấp hành đúng QTKTATĐ phảiđược tuyên dương và khen thưởng theo quy định hiện hành của NPT, những nhânviên vi phạm QTKTATĐ phải được giảng giải, phân tích rõ ràng, đồng thời tăngcường giáo dục và xử lý nghiêm khắc
2 Những nhân viên vi phạm QTKTATĐ gây hậu quả, sẽ tuỳ theo mức độnặng, nhẹ sẽ bị xử lý theo các mức, như sau:
2.1- Phê bình, khiển trách (bằng văn bản), đồng thời áp dụng quy định cắt,giảm thưởng an toàn điện theo quy chế của đơn vị và kiểm tra lại QTKTATĐ,nếu đạt yêu cầu mới được tiếp tục công việc
2.2- Bố trí làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời gian 6tháng Sau 6 tháng, phải học tập và kiểm tra QTKTATĐ, nếu đạt yêu cầu, thì đơn
vị quản lý trực tiếp đề nghị hội đồng xử lý kỷ luật đơn vị xem xét phục hồi lại vịtrí công tác với mức lương như trước khi bị xử lý kỷ luật
2.3- Sa thải và bồi hoàn thiệt hại do các sai phạm gây ra
2.4- Đối với những người có liên quan gây tai nạn lao động, sự cố lướitruyền tải điện nghiêm trọng, khi đó căn cứ mức độ nặng, nhẹ (theo kết luận của
cơ quan thẩm quyền) để xử lý theo pháp luật
CHƯƠNG II
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN
MỤC 1 LỆNH, PHIẾU THAO TÁC VÀ THỰC HIỆN
Điều 9 Lệnh thao tác và thực hiện
1 Lệnh thao tác do nhân viên ra lệnh truyền trực tiếp cho nhân viên nhậnlệnh bằng lời nói thông qua hệ thống thông tin liên lạc Trường hợp đặc biệt, khimất liên lạc có thể truyền lệnh thao tác qua nhân viên vận hành, trực ban sản xuấttại các đơn vị khác Trong trường hợp này, nhân viên nhận chuyển lệnh thao tácphải ghi chép lệnh đầy đủ vào sổ, ghi âm và có trách nhiệm chuyển ngay lệnhthao tác đến đúng nhân viên nhận lệnh
Trang 152 Khi truyền đạt lệnh, nhân viên ra lệnh phải nói rõ họ tên mình và phải xácđịnh rõ họ tên, chức danh nhân viên nhận lệnh Lệnh thao tác phải ghi âm và ghichép đầy đủ.
3 Lệnh thao tác phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, phải chỉ rõ mục đíchthao tác và trình tự tiến hành thao tác Nhân viên ra lệnh, nhân viên nhận lệnhphải hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến, điều kiện chophép thực hiện theo tình trạng sơ đồ thực tế và chế độ vận hành lưới truyền tảiđiện
4 Nhân viên nhận lệnh thao tác phải nhắc lại toàn bộ lệnh, ghi chép đầy đủtrình tự thao tác, tên nhân viên ra lệnh và thời điểm yêu cầu thao tác Chỉ khi nhânviên ra lệnh xác định hoàn toàn đúng và cho phép thao tác thì nhân viên nhậnlệnh mới được tiến hành thao tác Thao tác xong phải ghi lại thời điểm kết thúc vàbáo cáo lại cho nhân viên ra lệnh
5 Khi nhân viên nhận lệnh chưa hiểu rõ lệnh thao tác thì có quyền đề nghịnhân viên ra lệnh giải thích, chỉ tiến hành thao tác khi hiểu rõ lệnh thao tác
6 Lệnh thao tác được coi là thực hiện xong khi nhân viên nhận lệnh báo cáocho nhân viên ra lệnh biết kết quả đã hoàn thành
Điều 10 Phiếu thao tác
1 Mọi thao tác trên lưới truyền tải điện có điện áp từ 1.000 V trở lên đềuphải được lập Phiếu thao tác trước khi tiến hành thao tác, trừ các trường hợp sau: 1.1- Xử lý sự cố, trong trường hợp này nhân viên vận hành phải ghi chépđầy đủ các bước thao tác xử lý sự cố vào sổ nhật ký vận hành
1.2- Tại các cấp điều độ, thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 3bước Trong trường hợp này, nhân viên nhận lệnh phải ghi chép đầy đủ các bướcthao tác vào sổ nhật ký vận hành trước khi thực hiện thao tác
2 Phiếu thao tác được lập theo biểu mẫu quy định thống nhất áp dụng và dođiều độ hệ thống điện cấp
3 Phiếu thao tác phải rõ ràng, không sửa chữa, tẩy xóa Trong Phiếu thaotác cần làm rõ Phiếu được viết cho sơ đồ nối dây cụ thể Trước khi tiến hành thaotác phải kiểm tra sự tương ứng của sơ đồ nối dây thực tế với sơ đồ trong Phiếu,nếu sơ đồ trong Phiếu không đúng với sơ đồ thực tế thì phải viết lại Phiếu thaotác khác phù hợp với sơ đồ thực tế Mọi sự thay đổi nội dung thao tác trong Phiếuthao tác để phù hợp với sơ đồ thực tế phải được sự đồng ý của nhân viên duyệtPhiếu và phải ghi vào mục "Các hiện tượng bất thường trong thao tác"
4 Bộ phận trực ban sản xuất Công ty Truyền tải điện thực hiện các thủ tụcđăng ký công tác với các đơn vị quản lý vận hành lưới điện có liên quan và nhận
Trang 16bàn giao lưới điện có liên quan này giữa bộ phận trực ban sản xuất Công ty vớiđơn vị quản lý vận hành.
5 Các Phiếu thao tác lập ra phải được đánh số Những Phiếu thao tác đãthực hiện xong phải được lưu trữ 90 ngày Phiếu thao tác phải lưu trong hồ sơđiều tra đối với trường hợp thao tác có xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động
Điều 11 Thực hiện Phiếu thao tác
Các nhân viên nhận lệnh thao tác phải thực hiện các quy định sau:
1 Mọi thao tác đều phải có ít nhất hai nhân viên phối hợp thực hiện, mộtnhân viên giám sát và một nhân viên trực tiếp thao tác Hai nhân viên này phảibiết rõ sơ đồ và vị trí của thiết bị tại hiện trường, đã được đào tạo, kiểm tra đạtđược chức danh vận hành, được bố trí làm công việc trực thao tác
2 Nhân viên trực tiếp thao tác phải có trình độ an toàn điện từ bậc 3/5, nhânviên giám sát phải có trình độ an toàn điện bậc 4/5 hoặc 5/5 Trong mọi trườnghợp, cả hai nhân viên này đều chịu trách nhiệm như nhau về chức năng thao táccủa mình Trưởng ca vận hành trạm điện tích hợp là người thao tác trên máy tính
3 Đọc kỹ Phiếu thao tác và kiểm tra Phiếu thao tác phải phù hợp với mụcđích thao tác
4 Nhân viên nhận lệnh thao tác phải ký và ghi rõ họ tên vào Phiếu thao táctrước khi thao tác
5 Khi thấy có điều không hợp lý hoặc không rõ ràng trong Phiếu thao tác,cần đề nghị nhân viên ra lệnh thao tác làm sáng tỏ Chỉ thực hiện thao tác khi đãhiểu rõ các bước thao tác
6 Trước khi tiến hành thao tác phải kiểm tra sự tương ứng của sơ đồ nối dâythực tế phù hợp với Phiếu thao tác
7 Tất cả các thao tác đều phải thực hiện đúng theo trình tự nêu trong Phiếuthao tác Không tự ý thay đổi trình tự khi chưa được phép của nhân viên ra lệnh.Khi thực hiện xong một bước thao tác, phải đánh dấu “√” hoặc “x” từng thao tácvào Phiếu thao tác để tránh nhầm lẫn và thiếu sót các hạng mục khi thao tác tiếptheo
8 Trong quá trình thao tác nếu có xuất hiện cảnh báo hoặc có những trụctrặc, hiện tượng bất thường phải kiểm tra tìm nguyên nhân, không tự ý chỉnh sửaPhiếu thao tác mà phải báo ngay bộ phận điều độ cấp Phiếu thao tác, sau đó đợilàm rõ, mới được làm tiếp công việc
9 Mọi thao tác tiếp đất, thao tác dao cách ly tại trạm biến áp phải kiểm tratrạng thái tại chỗ ngay sau mỗi lần thao tác, riêng trạm GIS, máy cắt tủ hợp bộphải kiểm tra tín hiệu cơ khí chỉ trạng thái của dao cách ly và tiếp đất liên động
Trang 1710 Nếu thao tác được thực hiện từ trước và kéo dài đến giờ giao nhận ca,thì nhân viên ca trước phải lựa chọn hạng mục thao tác để ngừng cho hợp lý.Trong trường hợp thao tác phức tạp, nhân viên ca trước phải ở lại để thực hiện hếtcác hạng mục thao tác, chỉ được phép giao ca nếu được sự đồng ý của lãnh đạotrực tiếp của đơn vị Lãnh đạo trực tiếp của đơn vị cho phép nhân viên vận hànhgiao nhận ca trong trường hợp này phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết địnhcủa mình.
11 Sau khi kết thúc thao tác, nhân viên nhận lệnh thao tác phải báo cáo bộphận điều độ cấp Phiếu thao tác và thực hiện các thủ tục giao nhận thiết bị theoquy định, ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký vận hành, sổ giao nhận ca tên Phiếuthao tác, những thay đổi trong sơ đồ mạch điều khiển và bảo vệ, đặt hoặc tháo gỡcác tiếp đất di động có chỉ rõ địa điểm, các thay đổi kết dây trên sơ đồ vận hành,các đơn vị công tác đang làm việc hoặc đã kết thúc công tác
MỤC 2 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN
DO NHÂN VIÊN VẬN HÀNH THỰC HIỆN
Điều 12 Các dụng cụ, phương tiện an toàn sử dụng khi thao tác
1 Nhân viên thao tác phải sử dụng các dụng cụ, phương tiện kỹ thuật antoàn bổ trợ (hoặc trực tiếp tiếp xúc), như: găng tay, ủng, thảm (hoặc ghế) cáchđiện, mũ an toàn điện, sào thao tác, dây đeo (hoặc treo) an toàn và các phươngtiện kỹ thuật an toàn liên quan, như: bút thử điện, bộ dây tiếp đất di động
2 Các dụng cụ, phương tiện kỹ thuật an toàn phải được đánh số quản lý và
để tại vị trí quy định Tại từng vị trí treo hoặc đặt các dụng cụ, phương tiện kỹthuật an toàn cũng phải đánh số phù hợp với số của các dụng cụ, phương tiện kỹthuật an toàn này
3 Khi làm việc trong điều kiện trời mưa nhẹ thì phải sử dụng những thiết bịcách điện chống nước mưa
4 Khi thao tác đối với thiết bị điện có dầu, phải có biện pháp phòng cháy,chữa cháy
Điều 13 Cắt điện, treo biển báo an toàn
1 Thực hiện các thao tác của Phiếu thao tác theo lệnh của điều độ thuộcquyền điều khiển lưới truyền tải điện, đảm bảo sau khi cắt điện phải nhìn thấy:1.1- Các thiết bị tại khu vực hoặc vị trí công tác đã cách ly khỏi các phần cóđiện từ mọi phía (trừ trạm GIS)
Trang 181.2- Các thiết bị lân cận (có liên quan đến an toàn điện khu vực hoặc vị trícông tác) với khoảng cách lớn hơn khoảng cách an toàn của từng cấp điện áp quyđịnh tại Bảng 1.
Bảng 1 Khoảng cách an toàn từ khu vực hoặc vị trí công tác đến phần cóđiện
Điện áp làm việc Khoảng cách
2 Treo biển báo: “Cấm đóng điện, có người đang làm việc” ở bộ phậntruyền động của dao cách ly, khoá điều khiển máy cắt
14 Nghiêm cấm sử dụng các dây dẫn khác để làm dây tiếp đất
b) Phải có lớp vỏ bọc hạn chế trầy, xước, ô xi hoá dây, 2 đầu dây tiếp đấtđược ép chặt bằng đầu cốt
1.3- Các điểm nối (mỏ kẹp với dây tiếp đất, dây tiếp đất với kẹp cọc, kẹpcọc với cọc tiếp đất) phải được bắt chặt bằng bu lông và ê cu hãm
1.4- Cọc tiếp đất làm bằng thép tròn mạ đồng hoặc kẽm, đảm bảo:
a) Đường kính không nhỏ hơn 16 mm
b) Chiều dài không nhỏ hơn 1,2 m
c) Tiếp đất sử dụng bằng cột sắt, thì những bộ phận của cột sắt và dây tiếpđất không dính dầu, mỡ; đầu nối tiếp phải chắc chắn
2 Tiếp đất nơi làm việc có cắt điện:
2.1- Thử hết điện ngay trước khi tiếp đất (trừ trạm GIS)
2.2- Tiếp đất ở tất cả các pha công tác
2.3- Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần còn mang điện
2.4- Đảm bảo toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ nối đất
Trang 193 Lắp và tháo tiếp đất phải thực hiện như sau:
3.1- Phải có hai nhân viên, một nhân viên có trách nhiệm giám sát an toànđiện cho nhân viên kia thực hiện Nhân viên thực hiện phải sử dụng sào cáchđiện, cơ thể không chạm dây tiếp đất
3.2- Khi lắp tiếp đất phải đấu một đầu dây tiếp đất với đất trước, sau đódùng sào cách điện (có thể lắp từng đoạn) để lắp đầu còn lại vào thiết bị hoặc dâydẫn
3.3- Khi tháo tiếp đất làm ngược lại
3.4- Nếu đấu vào tiếp đất của cột hoặc hệ thống nối đất chung thì phải cạosạch rỉ chỗ đấu nối đất
3.5- Trường hợp nối đất cột bị hỏng, khó bắt bu lông phải đóng cọc sắt(hoặc đồng) sâu 1,0 m để làm tiếp đất
3.6- Trường hợp không có kết cấu tiếp đất cố định, phải đặt tiếp đất di độngthay thế
3.7- Chỉ được làm việc ở thiết bị, dây dẫn đã tiếp đất Các thiết bị, dây dẫncòn lại phải xem là có điện, với điều kiện khoảng cách (thiết bị, dây dẫn) khôngnhỏ hơn 2 m đối với 35 kV; 3 m đối với 110 kV; 5 m đối với 220 kV; 10 m đốivới 500 kV
4 Tiếp đất khi làm việc trạm điện:
4.1- Phải đặt tiếp đất tại phía lưỡi dao của chính cầu dao chuẩn bị đưa racông tác từ phía thanh cái cũng như phía hàm tĩnh đã cắt điện tại đầu vào của máybiến áp lực, kháng điện, tụ bù, máy cắt, máy biến điện áp và máy biến dòng.4.2- Khi sửa chữa thanh cái có phân đoạn thì trên mỗi phân đoạn phải cómột bộ tiếp đất
5 Tiếp đất khi làm việc đường dây đã cắt điện (hoặc đang xây dựng mới) cótiếp xúc hay đến gần dây dẫn (kể cả khi mang dụng cụ):
5.1- Tại vị trí làm việc phải có tiếp đất dây dẫn, nếu tiếp đất này cản trở đếncông việc thì được phép làm ở vị trí liền kề gần nhất vị trí làm việc về phía nguồnđiện đến Khi công việc có tháo rời dây dẫn thì phải tiếp đất ở hai phía chỗ địnhtháo rời trước khi tháo
5.2- Khi cùng làm việc ở nhiều vị trí trên một đoạn đường dây không cónhánh rẽ phải làm tiếp đất ở hai đầu khu vực làm việc, khoảng cách xa nhất giữahai bộ tiếp đất không lớn hơn 2 km Nếu đoạn đường dây nói trên đi bên cạnh(song song) hoặc giao chéo với đường dây cao áp có điện thì khoảng cách xa nhấtgiữa hai bộ tiếp đất không lớn hơn 500 m
5.3- Khi làm việc tại khoảng cột vượt sông lớn thì phải tiếp đất tại cột vượt
và cột hãm liền kề ở cả hai phía
Trang 205.4- Trường hợp trong đoạn đường dây có nhánh rẽ mà không cắt được daocách ly thì mỗi nhánh phải làm một bộ tiếp đất ở đầu nhánh
5.5- Đối với nhánh rẽ vào trạm, nếu dài không quá 200 m phải làm một bộtiếp đất ở phía nguồn điện đến và đầu kia phải cắt dao cách ly vào máy biến áp.5.6- Đối với đường cáp ngầm phải làm tiếp đất hai đầu của đoạn cáp tiếnhành công việc Trường hợp làm việc tại một đầu cáp mà theo yêu cầu công việckhông thể tiếp đất được tại đầu cáp này thì trong thời gian thực hiện công việc đóphải có tiếp đất ở đầu cáp còn lại
5.7- Đối với đường dây bọc, nếu không tháo rời dây dẫn thì phải làm tiếpđất ở hai đầu khoảng dừng có nối dây dẫn trong khu vực làm việc
5.8- Trường hợp làm việc trên đường dây hạ áp cho phép làm tiếp đất bằngcách chập cả 3 pha với dây trung tính và nối với đất
5.9- Phải đặt cờ báo hiệu (màu vàng-ảnh minh họa 1) tại phía đường dây đãtiếp đất, đảm bảo trong khu vực hoặc vị trí công tác các nhân viên công tác đềunhìn thấy rõ
5.10- Khi đặt tiếp đất di động gần khu vực hoặc vị trí đông người, thì phảiđặt rào chắn hoặc có người cảnh báo
Điều 15 Giao khu vực hoặc vị trí lưới truyền tải điện đã cô lập cho đơn
vị quản lý vận hành làm thủ tục cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc
1 Nghiêm cấm nhân viên vận hành cắt các tiếp đất đã đóng, tháo gỡ biểnbáo khi chưa có lệnh của nhân viên ra lệnh thao tác
2 Nếu do điều kiện công việc mà cần phải cắt các tiếp đất cố định đườngdây mà vẫn có nhân viên công tác trên đường dây thì phải đóng tiếp đất kháchoặc đặt tiếp đất di động có chức năng thay thế trước khi cắt các tiếp đất này Saukhi đã hoàn thành công việc thì phải đóng lại các tiếp đất cố định trước rồi mớitháo các tiếp đất di động
3 Sau khi thực hiện thao tác cắt điện lưới truyền tải điện liên quan đến khuvực hoặc vị trí cho phép công tác phải kiểm tra, thao tác trên sơ đồ nổi lắp trên bềmặt tủ bảng điện tại phòng trực vận hành các bước thao tác như trong Phiếu thaotác và treo biển báo, ký hiệu tiếp đất đầy đủ (khi trạm biến áp, trạm cắt, trạm bùchưa trang bị SCADA)
4 Sau khi thao tác xong nhân viên trực vận hành báo cáo điều độ thuộcquyền điều khiển lưới truyền tải điện để thực hiện các bước tiếp theo
5 Điều độ thuộc quyền điều khiển lưới truyền tải điện bàn giao lưới truyềntải điện liên quan khu vực hoặc vị trí công tác cho bộ phận điều hành lưới truyềntải điện Công ty, gồm: thiết bị (chỉ rõ tên thiết bị của trạm biến áp, trạm cắt, trạm
Trang 21bù), đường dây (chỉ rõ tên và mạch) và trang thiết bị phụ trợ nói trên đã được cắtđiện, đã đóng các tiếp đất cố định, di động ở vị trí (ghi rõ từng vị trí tiếp đất)
6 Nhân viên trực ban sản xuất của bộ phận điều hành lưới truyền tải điệnCông ty kiểm tra và bàn giao lưới truyền tải điện đã cô lập cho đơn vị trực tiếpquản lý vận hành cấp “Phiếu công tác” và cho phép đơn vị công tác tiếp nhận khuvực hoặc vị trí công tác
Điều 16 Đơn vị công tác yêu cầu kết hợp công tác tại lưới truyền tải điện đã cô lập
1 Khi có các đơn vị công tác yêu cầu kết hợp công tác tại lưới truyền tảiđiện đã cô lập, thì các đơn vị quản lý vận hành lưới truyền tải điện liên quan giảiquyết đăng ký công tác và phối hợp với bộ phận điều hành lưới truyền tải điệnCông ty để lập kế hoạch công tác và đăng ký bổ sung với cấp điều độ thuộcquyền điều khiển lưới truyền tải điện
2 Chỉ sau khi được sự chấp thuận của cấp điều độ thuộc quyền điều khiểnlưới truyền tải điện, thì bộ phận điều hành lưới truyền tải điện Công ty mới đượcthông báo kế hoạch công tác bổ sung này cho các đơn vị liên quan tổ chức thựchiện
3 Ghi vào sổ nhật ký vận hành thời gian thao tác, lệnh cho phép làm việctrong “Phiếu công tác”, ghi rõ số lượng tiếp đất đã đặt, số đơn vị tham gia côngtác (theo kế hoạch và bổ sung) và các đặc điểm cần lưu ý khác
4 Sau khi đã kết thúc công việc ở lưới truyền tải điện liên quan, đơn vị quản
lý vận hành phải khẳng định người và phương tiện của đơn vị công tác đã rút hết,
đã tháo hết tiếp đất di động, đã khóa các “Phiếu công tác” (theo kế hoạch và bổsung) và trả khu vực hoặc vị trí lưới truyền tải điện cho các cấp điều độ thuộcquyền điều khiển lưới truyền tải điện
5 Báo cáo trả đường dây: Công việc trên đường dây (tên đường dây vàmạch), trên thiết bị (tên thiết bị của ngăn xuất tuyến tại trạm biến áp, trạm cắt,trạm bù) theo “Phiếu công tác” (số phiếu) đã thực hiện xong, tất cả các tiếp đất diđộng tại hiện trường đã tháo hết, người của các đơn vị công tác đã rút hết, tất cảcác “Phiếu công tác” đã cấp hết hiệu lực thi hành
6 Nếu trong khi cắt điện đường dây đã thực hiện các biện pháp như thay đổikết dây nhất thứ, thay đổi nhị thứ, v.v thì khi đóng điện lại đường dây này, nhânviên vận hành của cấp điều độ thuộc quyền điều khiển lưới truyền tải điện phảitiến hành thay đổi lại kết dây nhất thứ, nhị thứ cho phù hợp và phải ghi vào sổnhật ký vận hành các hạng mục này, đồng thời báo trực ban sản xuất Công tyTruyền tải điện biết, cập nhật, báo cấp điều độ hệ thống điện tương ứng
Trang 227 Trước khi đưa lưới truyền tải điện thuộc quyền quản lý vào vận hành saucông tác, đơn vị quản lý vận hành lưới truyền tải điện phải khẳng định chắc chắntất cả các đơn vị công tác (người và phương tiện) đã rút hết, đã tháo hết tiếp đất diđộng, “Người cho phép” và “Người chỉ huy trực tiếp” khoá tất cả “Phiếu côngtác” đã cấp
Điều 17 Những người có liên quan sau đây phải chịu trách nhiệm về an toàn điện cho nhân viên làm việc với lưới truyền tải điện
1 Kỹ sư điều hành hệ thống điện quốc gia, miền và phân phối
2 Nhân viên trực ban sản xuất
3 Nhân viên vận hành lưới truyền tải điện trực tiếp thao tác ở các trạm biến
áp, trạm cắt, trạm bù
4 Người cấp “Phiếu công tác”, người cấp “Lệnh công tác”, người cho phéplàm việc
5 Người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp
6 Người giám sát an toàn điện
7 Người sử dụng lao động
MỤC 3 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN VÀ TRÊN CAO
DO ĐƠN VỊ CÔNG TÁC THỰC HIỆN
Điều 18 Dụng cụ, phương tiện kỹ thuật an toàn, thiết bị thi công dùng trong công tác và trách nhiệm của nhân viên công tác sử dụng
1 Khi tiến hành làm việc với lưới truyền tải điện, như: bảo dưỡng, thay thế,sửa chữa, lắp ráp, hiệu chỉnh, thí nghiệm, xây lắp, đơn vị công tác bắt buộc phải
sử dụng các dụng cụ, phương tiện kỹ thuật an toàn, thiết bị thi công theo quy địnhtrong phương án thi công và biện pháp an toàn đã được cấp có thẩm quyền phêduyệt
2 Những nhân viên không có liên quan không tiếp xúc với các dụng cụ,phương tiện kỹ thuật an toàn, thiết bị thi công
3 Sau khi kết thúc công tác, nhân viên sử dụng dụng cụ, phương tiện kỹthuật an toàn, thiết bị thi công có trách nhiệm vệ sinh, bảo dưỡng, bảo quản
4 Khi phát hiện bất cứ dấu hiệu không đảm bảo an toàn của dụng cụ,phương tiện kỹ thuật an toàn, thiết bị thi công thì nhân viên sử dụng, nhân viênđược phân công quản lý phải lập tức dừng không sử dụng và báo cáo ngay ngườiphụ trách công tác có trách nhiệm biết, giải quyết
Trang 23Điều 19 Kiểm tra không còn điện (tại từng vị trí đặt tiếp đất di động)
1 Phải dùng thiết bị kiểm tra không còn điện có cùng cấp điện áp tươngđương
2 Phải sử dụng sào cách điện có lắp thiết bị kiểm tra không còn điện (nấcđặt kiểm tra phù hợp với điện áp tương đương) để xác nhận “có” hoặc “không”còn điện bằng tín hiệu ánh sáng hoặc âm thanh
3 Phải có hai nhân viên, một nhân viên có trách nhiệm giám sát an toànđiện cho nhân viên kia thực hiện Nhân viên thực hiện phải sử dụng sào cáchđiện, cơ thể không chạm dây tiếp đất
Điều 20 Phóng điện tích dư và đặt tiếp đất di động
b) Phải có lớp vỏ bọc hạn chế trầy, xước, ôxi hoá dây, 2 đầu dây tiếp đấtđược ép chặt bằng đầu cốt
3 Đặt tiếp đất di động tại từng vị trí công tác:
3.1- Sử dụng bằng cột sắt, thì những bộ phận của cột sắt và dây tiếp đấtkhông dính dầu, mỡ; đầu nối tiếp phải chắc chắn Các điểm nối (mỏ kẹp với thiết
bị, dây dẫn điện cần tiếp đất; dây tiếp đất với kẹp thiết bị, cột, cọc nối đất phảiđược bắt chặt bằng bu lông và ê cu hãm hoặc ghíp kẹp chuyên dùng
3.2- Sào cách điện (có thể lắp từng đoạn) để lắp đầu còn lại vào thiết bị hoặcdây dẫn
3.3- Phải đặt cờ báo hiệu màu vàng (ảnh minh họa 1) tại phía đường dây đãtiếp đất (có sào tiếp đất) đảm bảo trong khu vực và/hoặc vị trí công tác nhân viêncông tác nhìn thấy rõ
Trang 24Điều 21 Đặt rào chắn, biển báo, tín hiệu cảnh báo
1 Phải đặt rào chắn, biển báo, tín hiệu cảnh báo an toàn khu vực hoặc vị trícho phép làm việc khi khu vực hoặc vị trí này có liên quan đến hoạt động của cácđơn vị xung quanh hoặc cộng đồng
2 Đối với lưới truyền tải điện lắp đặt ngoài trời phải thực hiện các biệnpháp để những người không có nhiệm vụ không vào khu vực hoặc vị trí đã giớihạn, bằng:
2.1- Rào chắn hoặc khoanh khu vực hoặc vị trí bằng dây chắn cảnh báo.2.2- Tín hiệu cảnh báo “Cấm vào” được đặt ở lối ra, vào
2.3- Khóa cửa hoặc dụng cụ, phương tiện tương đương khác bố trí ở cửa ra,vào
3 Đối với lưới truyền tải điện lắp đặt trong nhà, đơn vị công tác phải thựchiện các biện pháp thích hợp để ngoài nhân viên đơn vị công tác và nhân viênquản lý vận hành, những người khác không đi đến gần và vi phạm khoảng cách
an toàn điện, quy định tại Bảng 1
4 Đặt rào chắn tạo khu vực hoặc vị trí công tác cho đơn vị công tác:
4.1- Khi khu vực hoặc vị trí công tác có khoảng cách đến các phần của lướitruyền tải điện có điện xung quanh lớn hơn khoảng cách đến 15 kV: 0,7 m; trên
15 đến 35: 1,0 m; 110 kV: 1,5 m; 220 kV: 2,5 m; 500 kV: 4,5 m thì không cầnlàm rào chắn để ngăn cách khu vực hoặc vị trí công tác với các phần có điện nàynhưng phải đặt dây chắn cảnh báo, và cờ báo hiệu màu đỏ (ảnh minh họa 2) gắntrên thân trụ phía xà của đường dây có điện, đảm bảo trong khu vực hoặc vị trícông tác các nhân viên công tác đều nhìn thấy rõ
4.2- Phải đặt rào chắn khi khu vực hoặc vị trí công tác có khoảng cách đếncác phần của lưới truyền tải điện, quy định tại Bảng 1
Điều 22 Biện pháp an toàn khi nhân viên làm việc trên cao từ 3 m trở lên
1 Phải tuân theo các mệnh lệnh và các biện pháp an toàn mà người chỉ huytrực tiếp chỉ dẫn
2 Phải tự kiểm tra dây an toàn của mình bằng cách móc dây đeo (hoặc treo)
an toàn vào các điểm cố định, chắc chắn (như thân cột, thanh cột, v.v ) và chụmchân lại, ngả mình ra phía sau, kiểm tra dây bình thường và hiện tượng bấtthường cần khắc phục trước khi sử dụng
3 Khi trèo lên, xuống phải từ từ, chắc chắn, tập trung tư tưởng, cấm vừatrèo vừa nói chuyện, nhìn sang khu vực hoặc vị trí khác
4 Nếu có hiện tượng chóng mặt hoặc cơ thể thay đổi không bình thường(cảm, ốm đột ngột, v.v ) phải báo ngay cho các nhân viên xung quanh biết để có
Trang 25biện pháp đưa xuống an toàn Nghiêm cấm tự ý trèo xuống khi chưa có ý kiến củangười chỉ huy trực tiếp.
5 Phải mặc quần, áo được trang bị, tay áo phải buông, cài; mùa rét phải mặc
đủ ấm; sử dụng mũ, giày an toàn
6 Ngoài trường hợp kiểm tra, cấm làm việc trên cao khi có gió tới cấp 6,hay trời mưa to, nặng hạt hoặc có giông sét, trừ trường hợp đặc biệt do cấp thẩmquyền yêu cầu
7 Không mang vác dụng cụ, phương tiện, vật liệu nặng lên cao cùng vớingười Chỉ được phép mang theo người những dụng cụ, phương tiện nhẹ như kìm,tuốc nơ vít, cờ lê, mỏ lết, búa con, v.v nhưng phải đựng trong túi, bao đựngchuyên dùng Không để các dụng cụ, phương tiện đó vào túi quần, áo
8 Dụng cụ, phương tiện làm việc trên cao phải để vào những vị trí chắcchắn hoặc làm móc để treo vào cột sắt sao cho khi va đập mạnh không rơi xuống.Cấm đưa dụng cụ, phương tiện, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng cáchtung, ném mà phải dùng dây buộc để kéo lên hoặc hạ xuống từ từ qua puly, người
ở dưới phải đứng xa chân cột và giữ một đầu dây dưới
9 Khi có hai hoặc nhiều người cùng làm việc trên cao phải chú ý tránhngười trên khi người dưới cùng làm việc trên một trục thẳng đứng, để đề phòngrơi vật nặng vào người phía dưới
Điều 23 Thang trèo
1 Thang di động
1.1- Thang di động là loại thang làm bằng vật liệu chắc chắn, được xếp, gấpgọn Ở những khu vực hoặc vị trí không có điều kiện bắc giàn giáo thì cho phéplàm việc trên thang di động
1.2- Khi làm việc trên thang phải có một người giữ chân thang Trên nền đáhoa, xi măng, gạch, v.v phải lót chân thang bằng cao su Trên nền đất phảikhoét lõm đất dưới chân thang
1.3- Thang phải đảm bảo những điều kiện sau:
a) Vật liệu dùng làm thang phải chắc chắn và khô ráo
b) Chiều rộng chân thang ít nhất là 0,5 m
c) Thang không bị oằn, cong khi làm việc
d) Khoảng cách giữa các bậc thang đều nhau
e) Thang phải trong thời hạn được phép sử dụng
1.4- Khi dựng thang vào các xà dài, ống tròn phải dùng dây để buộc đầuthang vào vật đó Chiều dài thang thích hợp với độ cao cần làm việc
Trang 261.5- Đứng làm việc trên thang ít nhất phải cách ngọn thang 1,0 m và phảicân bằng hai chân vào thang hoặc đứng bậc trên, bậc dưới, thang phải dựng vàovật cố định một góc 300 Đối với thang di động không mắc dây đeo an toàn vàothang.
1.6- Không mang theo những vật quá nặng lên thang hoặc không trèo lênthang cùng một lúc hai người Không đứng trên thang để dịch chuyển từ vị trí nàysang vị trí khác
1.7- Phải thường xuyên kiểm tra thang, nếu thấy chưa an toàn phải chữa lạingay hoặc không dùng
2 Thang dây
2.1- Là loại thang làm bằng làm bằng vật liệu bền, nhẹ, được xếp, gấp gọn
Ở những khu vực hoặc vị trí không có điều kiện bắc thang di động, cố định hoặcchân trèo thì cho phép di chuyển trên thang dây
2.2- Phải đảm bảo những điều kiện sau:
a) Vật liệu dùng làm thang phải chắc chắn và khô ráo
b) Chiều rộng chân thang ít nhất là 0,36 m
c) Khoảng cách giữa các bậc thang đều nhau
d) Chiều dài thang thích hợp với độ cao cần làm việc
e) Thang phải trong thời hạn được phép sử dụng
2.3- Khi bắc thang vào các xà, ống tròn phải dùng móc có khoá móc dây 2cấp an toàn để bắt cố định đầu thang vào vật đó
2.4- Đứng làm việc trên thang phải cân bằng hai chân vào thang hoặc đứngbậc trên, bậc dưới, thang phải được giữ ổn định
2.5- Không mang theo những vật quá nặng lên thang hoặc không trèo lênthang cùng một lúc hai người Không đứng trên thang để dịch chuyển từ vị trí nàysang vị trí khác
2.6- Phải thường xuyên kiểm tra thang, nếu thấy chưa an toàn phải chữa lạingay hoặc không dùng
Điều 24 Dây đeo an toàn (ảnh minh họa 3)
Dây đeo an toàn là loại dây hợp bộ, như sau:
1 Dây lưng làm bằng vật liệu bền, nhẹ, có lót chống gây tổn thương cơ thểngười
2 Dây nối an toàn, gồm:
2.1- 2 móc làm bằng kim loại hoặc hợp kim cứng, mạ chống rỉ, có độ bềncao, chịu lực kéo thử nghiệm theo quy định, có kết cấu khóa kép, liên động 2 cấp
an toàn khi đóng, mở khóa, phần nối giữa móc và dây nối an toàn có chức năng
Trang 27chống xoắn dây nối an toàn; độ mở móc phù hợp với đường kính ≥ 20 mm củachân trèo cố định hoặc vị trí bắt cố định Độ dài móc phù hợp với thao tác tháo,
mở móc của người sử dụng
2.2- Dây nối an toàn là dây nhiều sợi, vặn xoắn, mềm, đường kính ≥ 14 mm,
có chiều dài ≥ 3,0 m, chịu lực kéo thử nghiệm theo quy định, 2 đầu dây nối antoàn bắt cố định với 2 móc nói trên và được kết nối cố định với dây lưng, khi dichuyển dễ quàng hoặc móc vào khu vực hoặc vị trí cố định chắc chắn
3 Bộ phận điều chỉnh độ dài dây nối an toàn, gồm:
3.1- Bộ phận điều chỉnh độ dài dây
3.2- Bộ phận điều chỉnh độ dài dây treo được kết nối vào dây lưng qua vòngkim loại kiểu chữ D
4 Dây ngồi: làm bằng chất liệu sợi tổng hợp, bản dẹp, điều chỉnh được độdài, và có khuyên hãm để điều chỉnh chiều dài bằng thép mạ chống rỉ, 2 đầu cógắn móc kim loại được chế tạo từ thép ít carbon, mạ chống rỉ xoay tự do chốngxoắn dây để đỡ trọng lượng cơ thể người khi làm việc trên cao
5 Sử dụng dây đeo an toàn, phải:
5.1- Đeo dây lưng vào bụng và thân người đối với loại dây đeo an toàn cóthêm phần dây quàng vào người
5.2- Điều chỉnh độ chặt vừa phải phù hợp với cơ thể vừa đảm bảo không thểtuột người ra khỏi dây khi toàn bộ người treo qua dây đeo an toàn
5.3- Cài khóa
5.4- Sau khi thực hiện xong các nêu trên và trước khi làm việc trên cao,người làm việc phải tự kiểm tra dây đeo an toàn của mình bằng cách quàng dâyđeo an toàn vào vật chắc chắn ở dưới đất, chụm 2 chân, ngả người ra phía sau,quan sát dây đeo an toàn và khẳng định đảm bảo an toàn
5.5- Di chuyển (lên, xuống) trên cột, chuỗi cách điện, dây dẫn điện, luônluôn phải móc dây nối an toàn vào những bộ phận cố định chắc chắn
5.6- Di chuyển ngang đến lúc hết giới hạn độ dài dây nối an toàn với khóamóc 1 (2)
5.7- Khóa móc 1 (2) dây nối an toàn vào điểm cố định tiếp theo, lúc này mớiđược phép tháo khóa móc 2 (1) của dây nối an toàn và tiếp tục di chuyển trongđiều kiện có dây nối an toàn làm chức năng bảo vệ chống rơi, đến vị trí làm việc.5.8- Trong lúc di chuyển hoặc vượt chướng ngại vật ở trên cao bắt buộcphải có ít nhất một đầu của dây nối an toàn được mắc vào vị trí cố định chắcchắn, không một thời khắc nào người làm việc ở trên cao không móc dây nối antoàn
Trang 28Điều 25 Dây treo chống rơi (ảnh minh họa 4)
Khi di chuyển từ xà qua chuỗi cách điện và di chuyển dọc chuỗi cách điệnđến vị trí làm việc phải sử dụng dây treo an toàn (chống rơi)
Dây treo chống rơi là loại dây hợp bộ, như sau:
1 Bộ dây quàng vào thân người (qua vai, ngực, bụng và hai chân) làm bằngvật liệu bền, nhẹ, có lót chống gây tổn thương cho cơ thể người
2 Dây nối an toàn, gồm:
2.1- 2 móc làm bằng kim loại hoặc hợp kim cứng, mạ chống rỉ, có độ bềncao, chịu lực kéo thử nghiệm theo quy định, có kết cấu khóa kép, liên động 2 cấp
an toàn khi đóng, mở khóa và được móc khoá vào vòng hợp kim bắt cố định tạidây quàng, độ mở móc phù hợp với vị trí bắt móc vào chân trèo cố định
2.2- Bộ hộp dây nối an toàn chống rơi có trọng lượng ≤ 2 kg, là kết cấu hợp
bộ có tác dụng tự hãm khi có gia tốc rơi, dây nhiều sợi, vặn xoắn, mềm, đườngkính ≥ 10 mm, có chiều dài ≥ 10 m, chịu lực kéo thử nghiệm theo quy định, 1 đầudây nối an toàn bắt cố định với bộ hộp nối dây và 1 đầu dây còn lại được kết nối
cố định với dây quàng vào thân người lắp vào vòng móc cố định ở sau lưng,
3 Sử dụng dây treo chống rơi
3.1- Bộ dây quàng vào thân người được móc với bộ hộp dây nối an toàn 3.2- Điều chỉnh độ chặt vừa phải phù hợp với cơ thể vừa đảm bảo không thểtuột dây treo chống rơi và cài từng khoá
3.3- Sau khi thực hiện xong các bước nêu trên và trước khi làm việc, ngườilàm việc phải tự kiểm tra dây treo chống rơi như đối với dây đeo an toàn
3.4- Mắc 1 đầu của bộ hộp dây nối an toàn vào điểm cố định chắc chắn,choàng dây qua bụng vào chuỗi cách điện, sau đó kết hợp với việc sử dụng giữa
bộ hộp dây nối an toàn và dây choàng qua chuỗi cách điện nói trên để đảm bảo antoàn trong quá trình di chuyển và công tác đối với chuỗi cách điện
Điều 26 Kỹ năng khi sử dụng dây đeo an toàn và dây treo chống rơi
1 Trường hợp leo lên, xuống qua bu lông chân trèo, thì sử dụng dây nối antoàn 1 (2) nói trên với chiều dài 2 dây nối an toàn 1 (2) ≥ (1,3÷1,5) chiều dài cánhtay người leo, đồng thời 2 móc có độ mở móc tương ứng đường kính bu lôngchân trèo và được giữ hãm bằng tán chặn bu lông chân trèo này
2 Trường hợp leo lên, xuống không có bu lông chân trèo thì sử dụng dâynối an toàn 1 (2) nói trên với đường kính móc bắt trọn vẹn điểm cố định, chắcchắn trên thân cột trong suốt quá trình leo lên hoặc xuống
Trang 293 Dây nối an toàn phải lắp móc hãm kiểu số 8 và quấn ít nhất từ 2 vòng trởlên tại thanh, vật cố định.
4 Luôn điều chỉnh dây nối an toàn cho phù hợp với công việc đang làm
5 Phải đặc biệt chú ý kích thước móc của dây nối an toàn 1 (2) phù hợp vớiđường kính của bu lông chân trèo hoặc điểm mắc cố định
6 Trường hợp bị rơi trên cao thì bộ hộp dây nối an toàn của dây treo chốngrơi sẽ hãm và giữ người luôn ở tư thế thăng bằng an toàn và người bị rơi sẽ dichuyển thuận lợi về điểm cố định của lưới truyền tải điện
Điều 27 Thử nghiệm, kiểm tra, bảo quản dây đeo an toàn và dây treo chống rơi (dây an toàn)
1 Dây an toàn phải được thử 6 tháng 1 lần bằng cách treo trọng lượng, vớidây cũ 225 kg, dây mới 300 kg thời gian thử 5 phút; trước khi sử dụng phải kiểmtra khoá móc, đường chỉ, v.v xem có bị rỉ hoặc đứt không, nếu nghi ngờ phảithử trọng lượng ngay
2 Sau khi thử phải ghi ngày thử, trọng lượng thử và nhận xét đạt, không đạtyêu cầu sử dụng vào sổ theo dõi thử dây an toàn của đơn vị (có đủ chữ ký củangười phụ trách công tác, cán bộ kỹ thuật an toàn đơn vị và người trực tiếp sửdụng hoặc quản lý dây an toàn) Đồng thời, đánh dấu vào dây an toàn đã thử, chỉdây an toàn có đánh dấu mới được sử dụng
3 Bảo quản dây an toàn: khi hết sử dụng phải gấp, cuộn gọn gàng, cấm đểdính, thấm xăng, dầu hoặc axit vào dây an toàn; không để vị trí ẩm, thấp mà phảitreo trên giá hoặc để vị trí cao, khô ráo, sạch sẽ; chất liệu ghi mã số dây an toànkhông ảnh hưởng đến chất lượng dây an toàn
CHƯƠNG III
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC AN TOÀN
MỤC 1 QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 28 Lập kế hoạch, đăng ký và tổ chức đơn vị công tác
1 Kế hoạch công tác phải được đơn vị công tác lập và phù hợp với khu vựchoặc vị trí, nội dung và trình tự công việc
2 Khi khu vực và/hoặc vị trí công tác có liên quan lưới truyền tải điện màphải thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn điện thì đơn vị công tác phải đăng
Trang 30ký trước với đơn vị quản lý vận hành bằng “Giấy đăng ký làm việc với thiết bịđiện”, như sau:
2.1- Đơn vị công tác đăng ký tên người phụ trách công tác, nhân viên đơn vịcông tác, người giám sát an toàn điện, thời gian công tác, nội dung công việcđược làm tại khu vực hoặc vị trí có yêu cầu an toàn điện với đơn vị quản lý vậnhành lưới truyền tải điện có liên quan trực tiếp đến các biện pháp kỹ thuật an toànđiện, như: cắt điện, kiểm tra không còn điện, đặt tiếp đất (cố định, di động), biểnbáo, rào chắn, cảnh giới, cho phép vào làm việc, kết thúc công tác và khoá, trả
“Phiếu công tác”
2.2- Bộ phận điều hành lưới truyền tải điện Công ty thực hiện kiểm tra, tổnghợp và đăng ký lịch công tác với điều độ các cấp thuộc quyền điều khiển lướitruyền tải điện để lập, duyệt phương thức vận hành
3 Tổ chức đơn vị công tác:
3.1- Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm cử người phụ trách công tác
và nhân viên đơn vị công tác phù hợp với công việc, có trình độ, khả năng thựchiện công việc an toàn, chấp hành lệnh của người phụ trách công tác
3.2- Một đơn vị công tác có ít nhất hai nhân viên, và trong hai nhân viên nàyphải cử một người chỉ huy trực tiếp đảm nhiệm chức năng giám sát an toàn điện,đồng thời cùng thực hiện công việc
4 Khu vực và/hoặc vị trí công tác có yêu cầu an toàn điện liên quan
4.1- Trường hợp khu vực và/hoặc vị trí công tác có yêu cầu an toàn điện liênquan đến các đơn vị quản lý vận hành lưới truyền tải điện cũng như lưới điệnkhác thì đơn vị công tác tổ chức phối hợp với đơn vị quản lý vận hành lưới truyềntải điện và các đơn vị liên quan khác khảo sát khu vực và/hoặc vị trí công tác, đểcác đơn vị quản lý vận hành này có căn cứ lập và đăng ký lịch công tác với bộphận điều hành lưới truyền tải điện Công ty và lưới điện khác
4.2- Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện tổng thể khu vực và/hoặc vị trí chophép làm việc sẽ được xác định chi tiết trong phương thức vận hành của các cấpđiều độ thuộc quyền điều khiển có liên quan
Điều 29 Hủy bỏ hoặc thay đổi thời gian công việc
1 Khi mưa to, gió mạnh từ cấp 6 trở lên quy định tại Phụ lục 13, sấm chớp,sét hoặc sương mù dày đặc, các công việc tiến hành với khu vực hoặc vị trí lướitruyền tải điện ngoài trời phải hủy bỏ hoặc thay đổi tuỳ thuộc vào tình hình cụthể
2 Khi trời mưa hoặc sương mù, nước chảy thành dòng thì cấm thực hiệncông tác ngoài trời có sử dụng trang bị cách điện
Trang 313 Có lệnh huỷ bỏ hoặc thay đổi thời gian làm việc của lãnh đạo Công tyTruyền tải điện
Điều 30 “Phiếu công tác” quy định, thực hiện
1 Quy định “Phiếu công tác”
“Phiếu công tác” là giấy cho phép làm việc trong một khu vực cụ thể hoặctừng vị trí làm việc thực tế tại hiện trường của lưới truyền tải điện
2 Thực hiện “Phiếu công tác”
2.1- Tại khu vực hoặc vị trí công tác phải cắt điện những phần có điện, khi: a) Khu vực hoặc vị trí đó sẽ thực hiện công việc
b) Làm việc không thể tránh được va chạm
c) Khoảng cách nhỏ hơn hoặc bằng khoảng cách đến khu vực hoặc vị trícông tác, quy định tại Bảng 1
d) Giao chéo với đường dây cao áp có điện
2.2- Tại khu vực hoặc vị trí công tác có điện thì thực hiện công việc theoquy trình kỹ thuật an toàn riêng
2.3- Đơn vị quản lý vận hành cấp “Phiếu công tác” phải chịu trách nhiệm về
an toàn điện khu vực và/hoặc vị trí cho phép công tác
Điều 31 Quyết định công nhận chức danh, bậc an toàn điện, trách nhiệm từng chức danh trong “Phiếu công tác” của đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công tác thuộc Công ty Truyền tải điện
Người cấp “Phiếu công tác”, người cho phép công tác, lãnh đạo công nếu có, mỗi người đảm nhiệm từ 2 đến 3 chức danh, người chỉ huy trực tiếp,người giám sát an toàn điện, nhân viên đơn vị công tác do Giám đốc Công tyTruyền tải điện quyết định công nhận
việc-Điều 32 Quyết định công nhận chức danh, bậc an toàn điện, trách nhiệm từng chức danh trong “Phiếu công tác” của đơn vị công tác không thuộc Công ty Truyền tải điện
1 Người lãnh đạo công việc-nếu có, người chỉ huy trực tiếp, người giám sát
an toàn điện, mỗi người đảm nhiệm từ 2 đến 3 chức danh, nhân viên đơn vị côngtác phải được thủ trưởng đơn vị công tác quyết định công nhận, và đăng ký vớiđơn vị quản lý vận hành
2 Đơn vị công tác phải thống nhất với đơn vị quản lý vận hành (đơn vị chophép làm việc) xác định người giám sát an toàn điện (khoản 1, Điều 37)
Trang 323 Trường hợp các chức danh trong “Phiếu công tác” không có bậc an toànđiện, thì thủ trưởng đơn vị công tác phải có văn bản xác nhận và hoàn toàn chịutrách nhiệm về trình độ an toàn điện, khả năng làm việc với lưới truyền tải điệncủa các chức danh này
MỤC 2 THÀNH PHẦN, BẬC AN TOÀN ĐIỆN, TRÁCH NHIỆM
CÁC CHỨC DANH CỦA “PHIẾU CÔNG TÁC”
Điều 33 Người cấp “Phiếu công tác”
1 Người cấp “Phiếu công tác”:
1.1- Là cán bộ kỹ thuật của Đơn vị quản lý vận hành thuộc Công ty Truyềntải điện: Giám đốc hoặc phó Giám đốc Truyền tải điện, đội trưởng hoặc đội phó,
tổ trưởng hoặc tổ phó đường dây, trạm trưởng hoặc trạm phó, trưởng ca trạm biến
áp, trạm cắt, trạm bù, kỹ thuật viên
1.2- Căn cứ và thực hiện phương thức đã được phê duyệt, tình hình lướitruyền tải điện trong ca trực để cấp “Phiếu công tác” cho đơn vị công tác (đơn vịđăng ký công tác) trong phạm vi một khu vực và/hoặc một vị trí công tác cụ thểcủa lưới truyền tải điện
2 Có bậc an toàn điện: 5/5
3 Trách nhiệm:
3.1- Nhận biết tình hình thực tế hiện trường khu vực hoặc vị trí cho phéplàm việc để tiến hành giải thích, hướng dẫn và có kế hoạch giám sát an toàn điện.3.2- Hiểu biết phương thức lưới truyền tải điện khu vực hoặc vị trí thực hiệncông việc, xem sơ đồ lưới truyền tải điện để xác định vị trí đơn vị công tác tạihiện trường
3.3- Tổ chức tiến hành các biện pháp an toàn và giám sát an toàn điện bổsung
3.4- Số “Phiếu công tác” đã cấp, số lượng người, các vị trí, nội dung, tiến độcông tác, thời gian làm việc, thời gian được phép kết hợp hoặc phối hợp công tác
và khoá, trả “Phiếu công tác”
3.5- Thông tin, phương tiện cơ giới luôn sẵn sàng khi có yêu cầu
3.6- Ghi các mục trong khoản 1) và ký tên cấp “Phiếu công tác”; kiểm tra và
ký tên vào mục đã hoàn thành “Phiếu công tác” trong khoản 6) của “Phiếu côngtác”
Trang 33Điều 34 Người cho phép làm việc
1 Người cho phép làm việc, là: nhân viên vận hành lưới truyền tải điện của
ca trực hiện tại, do đơn vị quản lý vận hành phân công nhiệm vụ “Người chophép” trong “Phiếu công tác”
2 Có bậc an toàn điện: 4/5 hoặc 5/5
3.5- Chỉ dẫn cho đơn vị công tác khu vực hoặc vị trí lưới truyền tải điện đãđược cắt điện, tiếp đất cố định hoặc các tiếp đất di động thay thế chức năng củatiếp đất cố định, những phần lưới truyền tải điện còn điện và các yếu tố đặc biệtlưu ý, như: đơn vị công tác phải kiểm tra không còn điện và đặt các tiếp đất diđộng tại từng vị trí của hiện trường công tác trước khi bắt đầu làm việc
3.6- Trong khu vực hoặc vị trí lưới truyền tải điện cho phép công tác cónhiều đường dây, thì mỗi một đường dây đều phải ghi lặp lại tên của đường dâyphía trên, dưới, trái, phải và ghi ký hiệu, thì tại “Phiếu công tác” cũng phải ghi rõcác ký hiệu này như đã ghi trên đường dây
3.7- Khi phải xác định đã đảm bảo an toàn điện của các lưới điện khác cóliên quan đến khu vực hoặc vị trí lưới truyền tải điện cho phép công tác (mục 3.2trên) thì phải nhận đủ số lượng “Giấy phối hợp cho phép làm việc” quy định tạiPhụ lục 4 để phối hợp biện pháp an toàn điện giữa các đơn vị quản lý vận hành và
ký cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc
3.8- Sau khi đã gặp (hoặc liên lạc) với người phụ trách công tác của đơn vịcông tác, nghe báo cáo đã xác nhận kết thúc toàn bộ công tác, người của đơn vịcông tác và người của đơn vị phối hợp hoặc kết hợp công tác đã rút hết, vật liệuthu hồi, dụng cụ, phương tiện, thiết bị thi công đã thu dọn, tiếp đất và biện pháp
an toàn bổ sung do đơn vị công tác làm thêm đã thu hồi, lúc đó sẽ khóa “Phiếucông tác” và thực hiện các bước tiếp theo của phương thức hiện hành
Trang 343.9- Khi xảy ra sự cố lưới truyền tải điện liên quan đến khu vực hoặc vị trí
đã cho phép công tác thì ngay lập tức (không cần đợi lệnh của lãnh đạo) cô lậpđiểm sự cố và phải báo ngay cho người lãnh đạo công việc và/hoặc người chỉ huytrực tiếp để hủy bỏ, hoặc thay đổi thời gian công tác
3.10- Ghi các mục trong khoản 2) và ký tên cho phép làm việc, bàn giao nơilàm việc cho đơn vị công tác; kiểm tra và ký tên cho phép làm việc, kết thúc côngtác hàng ngày, di chuyển khu vực hoặc vị trí công tác tại khoản 5); đã tiếp nhận,kiểm tra khu vực hoặc vị trí công tác và ký tên khóa “Phiếu công tác” tại khoản 6)của “Phiếu công tác”
Điều 35 Người lãnh đạo công việc
1 Là cán bộ kỹ thuật: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Truyền tải điện, độitrưởng hoặc đội đường dây, trạm trưởng hoặc trạm phó, trưởng ca trạm biến áp,trạm cắt, trạm bù, kỹ thuật viên, nhân viên chuyên môn, đơn vị bảo dưỡng, thaythế, lắp ráp, hiệu chỉnh, sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp
để thực hiện công việc và các biện pháp kỹ thuật an toàn
3.3- Ký tiếp nhận khu vực công tác tại khoản 3), ký kết thúc công tác, trả lạikhu vực hoặc vị trí công tác và ký trả “Phiếu công tác” tại khoản 6) “Phiếu côngtác”
3.4- Nhận trả “Phiếu công tác” từ người chỉ huy trực tiếp các đơn vị côngtác
3.5- Đảm bảo công việc và trình độ an toàn, chuyên môn của mọi nhân viênđơn vị công tác theo quy định yêu cầu công việc
3.6- Chấp hành các biện pháp an toàn, những cảnh báo, chỉ dẫn, yêu cầu cầnthiết của “Phiếu công tác”, giữ liên lạc thường xuyên với người cho phép làmviệc của đơn vị quản lý vận hành và người chỉ huy các đơn vị công tác đã phâncông
3.7- Theo sự thống nhất đã ghi trong “Phiếu công tác”, khi kết thúc công tácngười lãnh đạo công việc phải đích thân đến báo cáo, hoặc dùng điện thoại báocáo với người cho phép của đơn vị quản lý vận hành biết đã kết thúc công tác
Trang 353.8- Báo cáo kết thúc công tác:
a) Tên người lãnh đạo công việc, vị trí công tác, mức độ hoàn thành côngviệc, tình hình của lưới truyền tải điện trước, trong và sau khi công tác, đã tháohoàn toàn các tiếp đất di động đã đặt, không còn người, vật liệu thu hồi, dụng cụ,phương tiện, thiết bị thi công trên khu vực hoặc vị trí lưới truyền tải điện đã côngtác, tất cả các “Phiếu công tác” do đơn vị công tác cấp (nếu có) đã được khóa vàthu hồi
b) Sự cho phép làm việc của đơn vị công tác hết hiệu lực, người lãnh đạocông việc của đơn vị công tác ký tên, ghi rõ họ tên
Điều 36 Người chỉ huy trực tiếp
1 Là cán bộ kỹ thuật: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Truyền tải điện, độitrưởng hoặc đội phó, tổ trưởng hoặc tổ phó đường dây, trạm trưởng hoặc trạmphó, trưởng ca trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù, kỹ thuật viên, nhân viên chuyênmôn, đơn vị bảo dưỡng, thay thế, lắp ráp, hiệu chỉnh, sửa chữa, thí nghiệm, xâylắp
2 Có bậc an toàn điện: 4/5 hoặc 5/5
3 Trách nhiệm thực hiện “Phiếu công tác”:
3.1- Không kiêm nhiệm chức danh người cho phép công tác của đơn vị quản
lý vận hành
3.2- Nhận được sự khẳng định cho phép làm việc của người lãnh đạo côngviệc (người đã trực tiếp tiếp nhận khu vực hoặc vị trí công tác từ nhân viên chophép của đơn vị quản lý vận hành) hoặc trực tiếp từ nhân viên cho phép của đơn
vị quản lý vận hành
3.3- Kiểm tra sơ bộ tình hình sức khỏe, thể trạng của nhân viên đơn vị côngtác, khi xét thấy sẽ có khó khăn cho nhân viên thực hiện công tác một cách bìnhthường thì không để nhân viên đó tham gia vào công việc
3.4- Thực hiện việc kiểm tra không còn điện và đặt các bộ tiếp đất di độngđối với các nguồn điện có khả năng dẫn đến hoặc ảnh hưởng trực tiếp vị trí côngtác theo sự chỉ dẫn của người cho phép công tác
3.5- Ký tiếp nhận khu vực hoặc vị trí công tác (để kiểm tra những biện pháp
an toàn tại hiện trường, làm thêm các biện pháp an toàn và tiếp đất) để bắt đầutiến hành công việc tại khoản 3), ghi danh sách nhân viên đơn vị công tác (khithay đổi) trong khoản 4), kiểm tra và ký tên cho phép làm việc, kết thúc công táchàng ngày, di chuyển khu vực hoặc vị trí công tác tại khoản 5), kết thúc công tác,trả lại khu vực hoặc vị trí công tác và ký tên trả “Phiếu công tác” tại khoản 6)
“Phiếu công tác”
Trang 364 Trách nhiệm chỉ huy công tác
4.1- Nhắc nhở việc tự bảo vệ mình của nhân viên đơn vị công tác; tiếp nhậncông việc và vị trí làm việc
4.2- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và xác định thời gian, phạm viđược phép làm việc gần lưới truyền tải điện có điện Sử dụng triệt để các trang bị,dụng cụ, phương tiện kỹ thuật an toàn, như: tiếp đất di động, bộ quần, áo chuyêndùng phòng, chống cường độ điện trường, dây đeo an toàn và dây treo chống rơi
4.3- Thực hiện ghi dấu (bằng tấm cách điện đánh số) gắn ở người (lưng,cánh tay), mũ, đường leo, vị trí công tác để tránh nhầm lẫn hướng trèo, di chuyểnkhi lên, xuống và ngang
4.4- Thực hiện được việc đưa người bị tai nạn từ trên cao xuống đất và phảithành thạo sơ cấp cứu khi người bị điện giật
4.5- Khi đơn vị công tác tạm thời phải rời khỏi khu vực hoặc vị trí công tác:a) Sử dụng các biện pháp an toàn về che chắn, cảnh báo, báo hiệu và cửngười ở lại cảnh báo, trông coi hiện trường
b) Không cho bất cứ người nào không có trách nhiệm vào hiện trường.c) Trước khi khôi phục lại công việc phải kiểm tra lại toàn bộ các biện pháp
an toàn và đặc biệt các tiếp đất (cố định, di động), các trang bị, dụng cụ, phươngtiện kỹ thuật an toàn
4.6- Khi người chỉ huy trực tiếp bắt buộc rời khỏi hiện trường công tác, thìphải chỉ định tạm thời người khác đứng tên chịu trách nhiệm, đồng thời phảithông báo cho lãnh đạo công việc (nếu có), các nhân viên đơn vị công tác vàngười cho phép làm việc của đơn vị quản lý vận hành biết
4.7- Kết thúc công việc và trả lưới truyền tải điện :
a) Sau khi kết thúc công việc, phải kiểm tra lại toàn bộ khu vực hoặc vị trílưới truyền tải điện thực hiện công việc xem toàn bộ người của đơn vị công tác đã
ra khỏi vị trí làm việc và đến vị trí an toàn, đã tháo dỡ những vật vướng trên lướitruyền tải điện, sau đó, lệnh tháo các tiếp đất di động, sau khi tháo thì coi nhưlưới truyền tải điện đã có điện, và không làm bất cứ việc gì trên lưới truyền tảiđiện này
b) Từ khu vực hoặc vị trí công tác trở về, phải đích thân đến báo cáo, hoặcdùng điện thoại báo cáo với người lãnh đạo công việc hoặc người cho phép làmviệc của đơn vị cấp “Phiếu công tác” biết đã kết thúc công tác
4.8- Báo cáo kết thúc công tác, như sau:
a) Tên người chỉ huy trực tiếp, khu vực hoặc vị trí công tác, mức độ hoànthành công việc, tình hình của lưới truyền tải điện trước, trong và sau khi côngtác, đã tháo hoàn toàn các tiếp đất di động đã đặt, không còn người, vật liệu, dụng
Trang 37cụ, phương tiện, thiết bị trên lưới truyền tải điện công tác, tất cả các “Phiếu côngtác” do đơn vị công tác cấp (nếu có) đã được khóa Phiếu và thu hồi
b) Sự cho phép làm việc của đơn vị công tác hết hiệu lực, người chỉ huy trựctiếp ký tên, ghi rõ họ tên
Điều 37 Người giám sát an toàn điện
1 Là một trong những người sau:
1.1- Đơn vị công tác có người giám sát an toàn điện, thì sau khi hoàn tất thủtục cho phép
làm việc của “Phiếu công tác”, người phụ trách công tác phải giao lại toàn bộ cácbiện pháp an toàn tại hiện trường cho người giám sát an toàn điện, người này bắtbuộc phải ở tại hiện trường từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc công việc để giámsát nhằm bảo vệ sự an toàn điện cho mọi người trong đơn vị công tác
1.2- Đơn vị công tác không có người đủ trình độ an toàn điện để thực hiệncông việc giám sát an toàn điện, thì yêu cầu bằng văn bản để đơn vị khác có đủnăng lực, pháp nhân, thỏa thuận cử người giám sát an toàn điện
1.3- Khi gặp phải những biện pháp thi công phức tạp dễ xảy ra sự cố, như:lắp đặt dây dẫn ở khu vực hoặc vị trí giao chéo với đường dây cao áp có điệnhoặc làm việc tại những khu vực hoặc vị trí đặc biệt nguy hiểm về điện do lãnhđạo Công ty Truyền tải điện quyết định, thì đơn vị quản lý vận hành phải cử thêmngười giám sát an toàn điện bổ sung có am hiểu rõ, tường tận công việc cụ thể tạikhu vực hoặc vị trí công tác để giám sát cùng đơn vị công tác, người giám sát nàykhông kiêm nhận thêm bất cứ một công việc nào khác, họ tên và bậc an toàn củangười giám sát này được ghi trong “Phiếu công tác” do đơn vị quản lý vận hànhcấp
2 Có bậc an toàn điện: 4/5 hoặc 5/5 (nhận diện qua chữ thập màu xanh lácây trên nền băng tay màu trắng)
3 Trách nhiệm:
3.1- Phải luôn có mặt tại khu vực hoặc vị trí công tác để giám sát an toànđiện về điện cho mọi nhân viên đơn vị công tác và không làm thêm nhiệm vụkhác
3.2- Cùng người chỉ huy trực tiếp kiểm tra, ký tên tiếp nhận vị trí công táctại khoản 3), kết thúc công tác, trả lại hoặc vị trí công tác và ký tên trả “Phiếucông tác” tại khoản 6) “Phiếu công tác”
3.3- Chịu trách nhiệm an toàn về điện cho đơn vị công tác từ lúc bắt đầucông việc đến khi khoá, trả “Phiếu công tác”
Trang 38Điều 38 Nhân viên đơn vị công tác
1 Là nhân viên kỹ thuật: kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, công nhân chuyênmôn, được đào tạo, huấn luyện để làm việc với lưới truyền tải điện
2 Có bậc an toàn điện: từ 2/5 đến 5/5
3 Trách nhiệm:
3.1- Nhận biết phạm vi cho phép làm việc, khoảng cách an toàn điện đối vớilưới truyền tải điện và lưới điện khác có liên quan theo từng cấp điện áp đến khuvực hoặc vị trí công tác, các yếu tố nguy hiểm về điện và làm việc trên cao, ýthức tự bảo vệ mình và đồng nghiệp trong làm việc
3.2- Sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, phương tiện kỹthuật an toàn, trang bị cá nhân đảm bảo an toàn điện và an toàn làm việc trên cao.3.3- Chấp hành các biện pháp an toàn cụ thể tại hiện trường, những cảnhbáo, chỉ dẫn cần thiết đến an toàn lúc trước, trong và sau khi kết thúc làm việc.3.4- Chỉ khi người chỉ huy trực tiếp ký tên cho phép làm việc vào “Phiếucông tác” và ra lệnh công tác thì mới bắt đầu thi hành công việc của mình
MỤC 3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN “PHIẾU CÔNG TÁC”
Điều 39 Tổ chức thực hiện “Phiếu công tác”
1 Kế hoạch công tác và phương thức vận hành đã duyệt, được bộ phận điềuhành lưới truyền tải điện Công ty gửi thông báo đến các đơn vị quản lý vận hành
và đơn vị công tác có liên quan thực hiện
2 Người ký, cấp “Phiếu công tác” của đơn vị quản lý vận hành phải căn cứphương thức vận hành để ghi đầy đủ các hạng mục: người phụ trách công tác, sốlượng nhân viên đơn vị công tác, địa điểm, nội dung, thời gian công tác, ngườigiám sát an toàn điện và điều kiện thực hiện công việc
3 Người cho phép làm việc (nhân viên trực vận hành trạm biến áp, trạm cắt,trạm bù và/hoặc nhân viên quản lý đường dây) phải nắm được số đơn vị công tác(như: số “Phiếu công tác”, họ tên người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trựctiếp, số điện thoại liên lạc-nếu có) và ghi sổ nhật ký vận hành, người cho phéplàm việc đặc biệt chú ý những nội dung sau, để điền vào “Phiếu công tác”:
3.1- Những điều kiện, biện pháp đảm bảo an toàn điện thuộc phạm vi khuvực hoặc vị trí cho phép làm việc, khẳng định đã cô lập phần lưới truyền tải điện
và được đóng tiếp đất cố định (hoặc đặt tiếp đất di động thay thế chức năng củatiếp đất cố định) các phía của lưới truyền tải điện này, làm rào chắn, treo biểnbảo, cảnh giới liên quan đến cộng đồng, phạm vi được phép làm việc, cảnh báo
Trang 393.2- Chỉ dẫn cần thiết: phần lưới điện có liên quan đến khu vực hoặc vị trícho phép công tác đã được cắt điện, những phần lưới điện không cắt điện gầnphạm vi khu vực hoặc vị trí cho phép làm việc
3.3- Trường hợp khu vực và/hoặc vị trí công tác có liên quan đến biện pháp
an toàn điện của các lưới điện khác, thì đơn vị công tác phải đăng ký và được cácđơn vị có liên quan (không kể đơn vị cấp Phiếu công tác) cấp “Giấy phối hợp chophép làm việc” Các đơn vị có liên quan này phải cử nhân viên vận hành làm cácbiện pháp an toàn đối với phần lưới điện do đơn vị quản lý và chịu trách nhiệm vềviệc đã làm đủ, đúng các biện pháp an toàn này Chỉ được phép giao nhận tại hiệntrường các biện pháp an toàn đã thực hiện đủ, đúng và “Giấy phối hợp cho phéplàm việc” với người phụ trách công tác để họ tiếp tục cùng làm thủ tục cho phéplàm việc với người cho phép của đơn vị cấp Phiếu công tác Mẫu “Giấy phối hợpcho phép làm việc” trong trường hợp này theo quy định tại Phụ lục 4
3.4- Sau khi người phụ trách công tác đã nhận đủ, đúng các biện pháp antoàn đối với phần lưới điện công tác và “Giấy phối hợp cho phép làm việc” củacác đơn vị quản lý vận hành liên quan, mới được thực hiện thủ tục cho phép làmviệc Người cho phép làm việc của đơn vị cấp Phiếu công tác chỉ được ký chophép và giao “Phiếu công tác” cho người phụ trách công tác khi đã kiểm tra có
đủ, đúng các biện pháp an toàn của đơn vị mình, đồng thời đã nhận đủ các “Giấyphối hợp cho phép làm việc” của các đơn vị quản lý vận hành khác có liên quanđến công việc Trường hợp này, “Giấy phối hợp cho phép làm việc” của 01 đơn
vị quản lý vận hành được lập thành 03 bản, trong đó 01 bản đơn vị quản lý vậnhành cấp “Giấy phối hợp cho phép làm việc” giữ và giao 02 bản cho người phụtrách công tác để giao lại cho người cho phép làm việc của đơn vị quản lý vậnhành cấp Phiếu công tác 01 bản
3.5- Triệt để thực hiện các biện pháp kỹ thật an toàn điện để không cắt điệnlưới điện liên quan
3.6- Chỉ cho phép đơn vị công tác vào làm việc khi đã có xác nhận của nhânviên cho phép làm việc về việc thông báo khu vực hoặc vị trí, địa điểm công tác
đã đảm bảo an toàn về điện (ghi sổ nhật ký vận hành)
3.7- Đơn vị công tác phải kiểm tra không còn điện và đặt tiếp đất di động tạitừng vị trí làm việc, sử dụng dây đeo hoặc dây treo an toàn trong suốt quá trìnhlàm việc trên cao, khi làm việc gần lưới truyền tải điện có điện, phải nhận biết,kiểm tra và tăng cường các biện pháp kỹ thuật an toàn nhằm phòng, chống ảnhhưởng của cường độ điện trường, như: sử dụng bộ quần, áo chuyên dùng, thờigian cho phép bắt đầu và kết thúc làm việc
Trang 404 Đơn vị quản lý vận hành cho phép làm việc với lưới truyền tải điện vàđơn vị công tác phải thực hiện các phần công việc thuộc trách nhiệm của mìnhtheo trình tự trong “Phiếu công tác” từ lúc cho phép làm việc đến khi khóa, thuhồi “Phiếu công tác”
5 Trong quá trình thực hiện “Phiếu công tác”, đơn vị quản lý vận hành, đơn
vị công tác căn cứ vào tình hình thực tế tại hiện trường quy định sửa đổi, bổ sungcác biện pháp kỹ thuật và tổ chức an toàn, được lãnh đạo Công ty Truyền tải điện,đơn vị công tác phê duyệt để tổ chức thực hiện
6 Trường hợp công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chứchoạt động điện lực thực hiện ở cách xa nhau, thì việc truyền lệnh giữa người chophép, người lãnh đạo công việc với người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác nộidung cho phép làm việc tại mục 2 của “Phiếu công tác”, được thực hiện bằng mộttrong ba cách, như sau:
6.1- Giao, nhận lệnh trực tiếp tại hiện trường công tác (đầy đủ chữ ký cácchức danh)
6.2- Fax (nếu có) và công nhận chữ ký các chức danh qua bản fax
6.3- Điện thoại có yêu cầu nhắc lại nội dung
Trường hợp điện thoại phải đảm bảo nguyên tắc:
a) Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải ghi toàn bộ nội dung lệnhvào “Phiếu công tác” và đọc chậm nội dung lệnh cho người cho phép hoặc ngườilãnh đạo công việc nghe lại xem đã chính xác chưa
b) Phần chữ ký của người cho phép và người lãnh đạo công việc phải đượcngười chỉ huy trực tiếp ghi rõ họ, tên, số điện thoại liên hệ và thời gian (phút giờ,ngày, tháng, năm) cho phép
7 Nghiêm cấm cho phép vào làm việc bằng hẹn giờ
Điều 40 Viết, ký tên, bảo lưu, lưu trữ và hiệu lực “Phiếu công tác”
1 Viết “Phiếu công tác”:
1.1- Viết bắt buộc phải dùng bút mực, bút bi hoặc in trên máy tính
1.2- Ký tên bắt buộc phải dùng bút mực hoặc bút bi
1.3- Phải ghi rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, sửa chữa
1.4- Ghi thành hai bản (một bản lưu tại đơn vị cấp “Phiếu công tác”, mộtbản giao người phụ trách công tác của đơn vị công tác) và phải được đánh số theoquy định
1.5- Chỉ dùng cho một khu vực hoặc vị trí cụ thể của lưới truyền tải điện