1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đường trường sơn con đường huyền thoại

125 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 2,57 MB

Nội dung

Trải qua 16 năm phấn đấu cực kỳ gian khổ nhưng anh dũng, từ khi còn là những lối mòn giao liên, đến khi phát triển thành tuyến vận tải quân sự chiến lược, đường Trường Sơn không chỉ là c

Trang 1

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN:

ThS KHOA NĂNG LẬP BÙI NHẬT KHOA

MSSV: 6095942

Lớp: Sư Phạm Lịch Sử K35

Cần Thơ, tháng 5/2013

Trang 2

Lênin đã nói:“Học! Học nữa! Học mãi!” Quả đúng là như

vậy! Học tập là một quá trình lâu dài của mỗi cá nhân kể từ thuở ấu thơ cho đến

hết cuộc đời

Bốn năm vừa qua, tôi đã được chung sống trong đại gia đình Bộ môn Sư

Phạm Lịch Sử trường Đại Học Cần Thơ để thực hiện việc học như Lênin đã

dạy Tại đây, tôi đã được các Thầy Cô dạy bảo thật tận tình, không chỉ về

những kiến thức chuyên môn mà cả những bài học làm người thật sâu đậm và

giàu ý nghĩa - những bài học để trở thành người giáo viên có ích cho xã hội…

Qua luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong

Bộ môn Sư Phạm Lịch Sử trường Đại học Cần Thơ Thầy cô là những người đã

luôn lo lắng, dạy dỗ, truyền đạt tận tình những kiến thức chuyên môn và

phương pháp giảng dạy cho tôi Chính thầy cô là người đã tạo điều kiện để tôi

tiếp cận và thực hiện luận văn này

Đặc biệt, tôi xin được gửi lời tri ân và lời cảm ơn chân thành nhất tới Thầy

Khoa Năng Lập, người đã ủng hộ và trực tiếp chỉ dạy, hướng dẫn giúp tôi hoàn

thành đề tài luận văn này

Hơn nữa, tôi xin gởi lời cảm ơn của mình đến quý thầy cô trong Trung

Tâm Học Liệu, Thư viện Khoa Sư Phạm; các cô chú, anh chị trong Thư viện

thành phố Cần Thơ, Thư viện Quân Khu 9, Thư viện tỉnh Vĩnh Long,… đã

nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá

trình sưu tầm tài liệu

Xin gởi lời cảm ơn đến gia đình, đến tập thể lớp Sư Phạm Lịch Sử K35 vì

các bạn đã luôn hổ trợ, động viên, ủng hộ và đóng góp cho tôi cả về mặt tài liệu

lẫn mặt tinh thần để tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn và xin kính chúc sức khỏe, thành công !!

Trang 3

  

Trang 4

  

Trang 5

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: THÀNH LẬP CON ĐƯỜNG HUYẾT MẠCH 7

1.1 Bối cảnh ra đời 7

1.2 Tổ chức ban đầu của đoàn công tác quân sự đặc biệt 12

1.3 Điểm mở đầu của đoàn công tác quân sự đặc biệt 18

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ GIAI ĐOẠN 1959 - 1968 21

2.1 Bước đầu tổ chức và phát triển tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn (5/1959-1965) 21

2.1.1 Tổ chức tuyến giao liên, gùi thồ (5/1959-1960) 21

2.1.2 Mở đầu vận tải cơ giới trên đường Trường Sơn 25

2.2 Phát triển vận tải cơ giới, chiến đấu chống ngăn chặn và chi viện cho miền Nam (1965-1968) 28

2.2.1 Cơ cấu tổ chức thời chuyển sang vận tải cơ giới 28

2.2.2 Những khó khăn khi tiến hành sự chi viện bằng cơ giới 31

2.2.3 Thắng lợi của ta trong cuộc chiến chống ngăn chặn (tháng 10/1966 đến tháng 10/1967) 35

2.2.4 Thắng lợi ở Trường Sơn trong mùa khô 1967 - 1968 40

CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ GIAI ĐOẠN 1969 - 1972 49

3.1 Tiến hành vận chuyển chi viện trong mùa khô 1969-1970 49

Trang 6

“chiến tranh điện tử” của địch 49

3.1.2 Vận chuyển chiến lược trong mùa khô 1969-1970 52

3.2 Công cuộc chiến đấu và chi viện trong những năm 1970-1971 56

3.3 Bộ đội Trường Sơn phục vụ các chiến trường mở cuộc tiến công chiến lược 1972, góp phần đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh 64

3.3.1 Bộ đội Trường Sơn đánh bại thủ đoạn đánh phá mới của địch 64

3.3.2 Bộ đội Trường Sơn phục vụ các chiến trường mở cuộc tiến công chiến lược 1972 65

CHƯƠNG 4: VAI TRÒ CỦA ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ GIAI ĐOẠN 1973 - 1974 70

4.1 Đổi mới tổ chức, hoàn thiện thế trận mới, chuẩn bị thời cơ chiến lược (1973-1974) 70

4.1.1 Tình hình và nhiệm vụ mới đặt ra cho Bộ đội Trường Sơn 70

4.1.2 Đổi mới tổ chức, hoàn thiện thế trận mới 75

4.1.3 Hoàn thành kế hoạch chi viện mùa khô 1974 82

4.2 Hoàn thiện hệ thống cầu đường trên Đường Hồ Chí Minh chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 85

4.2.1 Tình hình mới, chủ trương mới của Đảng 85

4.2.2 Hoàn thiện hệ thống cầu đường trên Đường Hồ Chí Minh chuẩn bị cho Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 87

PHẦN KẾT LUẬN 95

PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU 116

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam được xem là một trong những chiến công hiển hách của thế kỷ XX Đối với dân tộc

ta, đây là bản anh hùng ca bất hủ của cuộc chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí

Minh Thắng lợi này đã vạch ra một bước ngoặt lớn cho dân tộc Việt Nam Từ đây,

nhân dân ta đã thoát khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, thoát khỏi thảm họa chia cắt đất nước, miền Nam được giải phóng, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân

chủ nhân dân

Những thắng lợi to lớn đó bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trên tất cả các lĩnh vực và trong tất cả các giai đoạn Một trong những nhân tố quyết định và cũng là bằng chứng xác thực cho thấy tầm

nhìn đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta là việc “cho mở con đường vận tải chi viện chiến lược” từ Bắc vào Nam trên đại ngàn Trường Sơn

Trong cuốn sử vàng chống Mĩ cứu nước đầy kỳ tích anh hùng mà nhân dân ta đã viết nên, thì thành tích xuất sắc của bộ đội Trường Sơn nổi bật lên như một trong những chiến công tiêu biểu nhất, hiển hách nhất và oanh liệt nhất

Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là hiện thân của ý chí quyết thắng, lòng dũng cảm, trí thông minh của con người Việt Nam và tình đoàn kết giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh trường kì chống lại kẻ thù chung Trải qua 16 năm phấn đấu cực kỳ gian khổ nhưng anh dũng, từ khi còn là những lối mòn giao liên, đến khi phát triển thành tuyến vận tải quân sự chiến lược, đường Trường Sơn không chỉ là cầu nối giữa hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam mà đây còn là căn cứ hậu cần chiến lược, trực tiếp bảo đảm cho các chiến trường nam Đông Dương

Bộ đội Trường Sơn đã thắng địch, thắng trời để xây dựng nên tuyến đường lịch

sử mang tên Bác Hồ vĩ đại Không thể biết chính xác bao nhiêu ngàn tấn bom đạn của

kẻ thù đã trút xuống, bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu người con của Tổ quốc đã ngã

Trang 8

xuống để bảo vệ con đường - con đường dẫn tới sự toàn vẹn đất nước sau cả quãng thời gian dài bị chia cắt Cho tới bây giờ, những người Mĩ từng tham chiến ở Việt Nam và những ai đã từng phục vụ cho chế độ ngụy quân vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời là tại sao với sự hỗ trợ của đủ loại vũ khí hiện đại, tối tân mà họ vẫn không thể cản nổi bước tiến bền bỉ, quyết liệt của con đường mảnh dẻ này Chính vì thế, các chuyên gia quân sự phương Tây đã gọi con đường mòn này là trận đồ bát quái xuyên rừng rậm bởi sự màu nhiệm của nó

Đường Trường Sơn - đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại Nó không chỉ là một con đường tiếp tế mà nó còn là biểu tượng của cuộc chiến tranh Việt Nam Đường Trường Sơn đã để lại một vết hằn bất tử trong lịch sử chiến tranh với vô vàn số phận, vô vàn bí mật và vô vàn sự hi sinh Trên con đường huyền thoại đó, lớp lớp các thế hệ người Việt Nam đã hành quân gian khổ vào chiến trường để đánh bại mọi kẻ thù mà thống nhất nước nhà

Con đường huyền thoại này không những là biểu hiện cao nhất của tinh thần chiến đấu anh dũng của người dân Việt Nam trong chiến tranh giải phóng dân tộc mà ánh sáng rực rỡ của biểu tượng đường mòn Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn vẫn soi sáng cho cả dân tộc ta tiến về phía trước khi bước sang thế kỉ XXI Ngày nay con đường huyết mạch này mang một ý nghĩa lớn lao và có giá trị thiết thực trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc Đường Trường Sơn sẽ mãi vươn

xa hơn nữa để đưa dân tộc ta tiến lên tầm cao mới

Là một sinh viên chuyên ngành Sư Phạm Lịch Sử, tôi quyết định chọn đề tài

“Đường Trường Sơn - con đường huyền thoại” làm đề tài luận văn tốt nghiệp để thể

hiện lòng tự hào của cá nhân tôi khi là một người con của dân tộc Việt Nam anh hùng Qua luận văn, tôi muốn thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn đối với cả một thế hệ

thanh niên Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đã xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai

Hi vọng qua luận văn này, tôi có thể đóng góp một phần nhỏ công sức của mình vào việc làm sống lại những năm tháng hào hùng trên tuyến lửa Trường Sơn, để từ đó làm tăng thêm niềm đam mê và sự yêu thích hơn ở môn học Lịch Sử

Trang 9

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài:

Đường Trường Sơn - đường mòn Hồ Chí Minh luôn là một đề tài rộng lớn và thu hút được sự quan tâm của nhiều thế hệ là tại vì sao ? Lí do đơn giản là do con đường mòn này đã trở thành huyền thoại, đã là biểu tượng cho cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kỳ ở Việt Nam Nhắc đến đường Trường Sơn là nhắc đến chủ nghĩa anh hùng, tinh thần gan dạ, ý chí sắt đá, lòng dũng cảm và tình đoàn kết của dân tộc

ta Mặt khác, nơi đại ngàn này còn chứa đựng biết bao tình cảm và kỉ niệm của những người lính 559 thuở xưa

Nhằm để thể hiện sự tự hào, niềm kiêu hãnh khi dân tộc ta có một con đường huyền thoại như thế và cũng để nhắc nhở về những kỉ niệm thời xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, nên rất nhiều những công trình, những trang viết về con đường mòn này đã được ra đời Sau đây tôi xin điểm qua một vài công trình tiêu biểu mà tôi đã được tìm hiểu:

1 Sách Lịch sử Đoàn 559 - bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh do Tổng

cục Hậu cần biên soạn, xuất bản năm 1999, nhà xuất bản Quân đội nhân dân Sách đã phản ánh được cơ bản lịch sử hào hùng của tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn từ những bước đi gùi thồ đầu tiên cho đến ngày thắng lợi cuối cùng (từ tháng 5/1959 đến tháng 4/1975) Đồng thời, khái quát được những kinh nghiệm quý giá có ý nghĩa thiết thực đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của toàn dân, toàn quân ta ở hiện tại

và cho ngày mai sau

2 Với tầm vóc và ý nghĩa lớn lao của mình, lịch sử bộ đội Trường Sơn được đông đảo các tầng lớp nhân dân ta nói chung, lực lượng vũ trang nói riêng cũng như bạn bè trên thế giới quan tâm Để đáp ứng lại một phần sự quan tâm ấy, cuốn sách

Lịch sử bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh được ra đời năm 1994, do nhà xuất

bản Quân đội nhân dân in, với phần biên soạn của Tổng cục Hậu Cần - Bộ Quốc phòng Những trang viết đã tái hiện được lịch sử anh hùng của tuyến vận tải quân sự chiến lược khi đã vượt qua mọi hoạt động ngăn chặn, đánh phá của kẻ thù, góp phần quan trọng cùng nhân dân cả nước giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả

Trang 10

3 Quyển sách“Đường mòn Hồ Chí Minh - con đường huyền thoại” của tác giả

Thượng tá Đoàn Thị Lợi, nhà xuất bản Quân đội nhân dân, xuất bản năm 2004 Thông qua việc giới thiệu một cách tương đối toàn diện, có hệ thống quá trình xây dựng, bảo

vệ và phát triển của tuyến vận tải chi viện chiến lược Trường Sơn từ năm 1959 đến năm 1975, mà chủ yếu là từ năm 1973 đến năm 1975, tác giả khẳng định vị trí, vai trò

to lớn của tuyến chi viện chiến lược 559 và sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình, sáng tạo của

Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh để mang đến thắng lợi cuối cùng

4 Cuốn “Đường Hồ Chí Minh”, in năm 2007, nhà xuất bản Quân đội nhân dân

Sách có 2 nội dung chính: Lịch sử đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn và lịch

sử đường Hồ Chí Minh trên biển Bằng những số liệu và dẫn chứng cụ thể, người viết

đã cho thấy được vai trò lịch sử lớn lao của tuyến vận tải chiến lược trong những năm bom đạn Qua đó tác giả thể hiện lòng tự hào của mình trước tinh thần chiến đấu anh dũng của những người lính Trường Sơn thuở xưa

5 Sách “Năm đường mòn Hồ Chí Minh” của Giáo sư Đặng Phong viết năm

2009, nhà xuất bản Tri thức Giáo sư đã cung cấp nhiều tư liệu quý giá về lịch sử của

5 con đường mòn Hồ Chí Minh là: đường mòn Hồ Chí Minh trên bộ tức đường Trường Sơn, con đường xăng dầu, đường Hồ Chí Minh trên biển, đường hàng không

và đường chuyển ngân Sách là một công trình nghiên cứu, sưu tầm tư liệu rất công phu và có giá trị Với 103 tư liệu trong và ngoài nước được tập hợp lại để miêu tả, giải thích về tầm quan trọng và mối quan hệ của 5 con đường trong việc chi viện cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam Qua đó, người đọc sẽ thấy được tại sao chúng ta lại

có thể đối đầu và chiến thắng được kẻ thù, câu hỏi mà nhiều người, nhiều thế hệ mong muốn có được lời đáp

6 Sách “Đường Hồ Chí Minh trong chiến tranh” nhà xuất bản Chính trị quốc

gia 2007 Sách được viết bằng ba thứ tiếng: Việt, Anh và Pháp Tác giả đã làm sống lại lịch sử hình thành và phát triển của tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn bằng

những hình ảnh cực kì “hiếm”, kết hợp với những lời bình và bài viết của những

người đã từng trực tiếp chiến đấu và lãnh đạo trên con đường mòn này Đây là một

Trang 11

công trình rất quý giá nhằm để tưởng nhớ, ghi ơn và tôn vinh bộ đội Trường Sơn đường mòn Hồ Chí Minh

7 Cũng là viết về đề tài đường Trường Sơn, nhưng tác giả - Đại tá Nguyễn Việt

Phương lại viết cuốn “Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” theo dạng hỏi

đáp để người đọc dễ tìm hiểu hơn Sách được xuất bản năm 2004 bởi nhà xuất bản Trẻ Đại tá đã phân tích từ những chi tiết nhỏ đến lớn dưới dạng từng câu hỏi để vẽ lại lịch sử của con đường huyền thoại Từng là một người lính, người chỉ huy trên tuyến lửa nên tác giả đã dễ dàng trong việc làm sống lại những ngày tháng oai hùng đó Trên đây là những công trình lớn, nổi tiếng nói về con đường mòn huyền thoại Trường Sơn mà tôi đã mai mắn được tiếp cận Ngoài ra, còn rất nhiều các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước khác với nhiều hình thức khác nhau, nhằm để ghi nhớ

và tôn vinh đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh mà mỗi khi nhắc đến, chúng ta luôn lấy đó làm tự hào

kỳ của nhân dân Việt Nam

4 Đối tượng nghiên cứu:

Lịch sử hình thành, phát triển và vai trò của đường Trường Sơn trong kháng chiến

chống Mĩ giai đoạn 1959 - 1974

5 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà tôi sử dụng để hoàn thành đề tài là thu thập, tổng hợp rồi phân tích tư liệu từ sách, báo, tạp chí, phim phóng sự Qua đó, tôi mới tiến hành chọn lọc những tư liệu thích hợp, lấy đó làm nền tảng để viết bài

Trang 12

Trong quá trình hoàn thiện đề tài luận văn, tôi đã sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic để phân tích, đánh giá, so sánh, nhận xét, tường thuật và trích dẫn

để làm nổi bật được nội dung đề tài

6 Cấu trúc luận văn:

Bố cục luận văn gồm có các phần:

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG: Nội dung gồm có 4 chương:

Chương 1: Thành lập con đường huyết mạch

Chương 2: Vai trò của đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ giai đoạn

PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ YẾU

6 Đóng góp của luận văn: Luận văn này thực hiện nhằm mục đích:

Góp phần tìm hiểu khái quát về lịch sử hình thành, xây dựng, phát triển và những đóng góp của đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta từ năm 1959 đến năm 1974

Tôi mong muốn sẽ làm sống lại những trang sử vàng mà các chiến sĩ Đoàn 559

đã khắc được trong lịch sử dân tộc Từ đó, giúp cho người đọc tăng thêm lòng tự hào

về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, thống nhất nước nhà

Trang 13

Như một yêu cầu tất yếu để tồn tại trước họa xâm lăng, đặc biệt là sự thống trị của thực dân Pháp từ cuối thế kỉ XIX, nhân dân vùng Tây Nguyên, Trung Bộ nước ta

đã cùng một bộ phận nhân dân các bộ tộc Lào và Cam-pu-chia dựa vào núi rừng Trường Sơn, xây dựng một số căn cứ kháng chiến Cùng với việc hình thành những căn cứ đó, nhiều lối mòn, nhiều con đường đã xuất hiện như những mạch máu lưu thông tiếp sức cho các khu căn cứ

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), các lối mòn giao liên xuyên qua vùng rừng núi Trường Sơn ngày càng được mở rộng và phục vụ đắc lực, góp phần làm nên những thắng lợi trong cuộc kháng chiến trường kỳ của ba dân tộc Việt, Lào và Cam-pu-chia

Từ năm 1945, để thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến và nghệ thuật chỉ đạo lấy rừng núi làm căn cứ, Xứ ủy và các tỉnh ủy Nam Trung Bộ, Nam Bộ đã phối hợp với các lực lượng kháng chiến của nước bạn, dựa vào con đường rừng mở tuyến giao liên dọc Trường Sơn

Cuối năm 1947, Ủy ban kháng chiến Nam Bộ cho mở đường từ Phú Yên đến Bà Rịa để dễ dàng liên lạc Song song đó, các con đường từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị cũng xé rừng tới Tân Ấp, Phong Nha, Ta Lê vượt sang Tây Trường Sơn qua đến Trung Lào Đường giao liên men theo dãy Trường Sơn đã nối Trung - Hạ Lào, đông bắc Cam-pu-chia với các căn cứ của ta ở Miền Đông và Tây Nam Bộ Nhiều đồng chí, cán bộ lãnh đạo của ta từ chiến trường Nam Bộ, Nam Trung Bộ đã vượt Trường Sơn

Trang 14

qua Thanh - Nghệ - Tỉnh lên Việt Bắc nhận chỉ thị của Trung ương Đảng rồi trở lại chiến trường lãnh đạo nhân dân kháng chiến, góp phần tạo nên thắng lợi

Vậy ta thấy được, trước khi đoàn 559 ra đời, những tuyến đường hoặc có tên hoặc chưa có tên trên đại ngàn Trường Sơn đã được hình thành trong dòng chảy liên tục của lịch sử Cội nguồn của những con đường đó là ý chí độc lập tự do, quyết tâm đánh thắng giặc xâm lược của dân tộc ta, là tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Đông Dương

Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi đã mở ra một trang mới cho

cách mạng Việt Nam Ngày 21/7/1954 “Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân ta, thắng lợi của chín năm kháng chiến lâu dài và gian

lượng và tình hình chính trị thế giới phức tạp lúc đó nên nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau: miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam tạm thời chịu sự kiểm soát của đế quốc Mĩ

và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm Như vậy, mỗi miền có nhiệm vụ chiến lược thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, nhưng lại có mối quan hệ khăng khít với nhau Miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hậu phương lớn, xây dựng về mọi mặt: chính trị, kinh tế, quốc phòng, tạo tiềm lực lớn quyết định sự phát triển của cách mạng Việt Nam Như vậy, miền Bắc vừa là chỗ dựa vững chắc cho quân dân miền Nam đấu tranh, vừa là tiền tuyến lớn của cả nước Miền Nam thì thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân với mục tiêu là đánh đuổi kẻ thù, đồng thời phải bảo vệ miền Bắc Mục tiêu chung của cả hai miền lúc này là hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước

Sau Hiệp định, lực lượng quân đội, cán bộ đảng viên của ta phải tập kết ra Bắc,

vì thế so sánh lực lượng cách mạng và phản cách mạng ở miền Nam lúc này bất lợi cho ta Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải có những việc làm thật sáng suốt và kịp thời Với cách nhìn sâu rộng, trong bài báo cáo của mình tại Hội nghị Trung ương

Đảng lần thứ 6 (tháng 7/1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Tranh lấy hòa bình

Trang 15

Đảng lãnh đạo, nhân dân miền Bắc đã phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế Với cải cách ruộng đất và cải cách dân chủ, ta đã xóa bỏ cơ bản chế độ người bóc lột người, thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Các chỉ tiêu về nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, giáo dục, y tế, đã được thực hiện tốt Lực lượng quân đội được xây dựng hiện đại sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc và chi viện cho miền Nam Nghị quyết Hội nghị Ban

chấp hành Trung ương lần thứ 6 nhận định: “Ngày nay, do tình hình mới, ta thay đổi phương châm, chính sách và sách lược đấu tranh cốt để thực hiện một cách thuận lợi mục đích trước mắt” (3)

Cũng trong khoảng thời gian đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân miền Nam

đã đấu tranh kiên cường, bền bỉ với nhiều hình thức, để đòi đối phương phải thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện tổng tuyển cử thống nhất nước nhà

“Đế quốc Mỹ đã chà đạp lên mọi điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ, công nhiên đưa vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh vào miền Nam với một nhịp độ ngày càng tăng thêm Chúng ráo riết tăng cường can thiệp về mọi mặt, gấp rút xây

đối phó với phong trào cách mạng ngày một dâng cao, đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai ra

sức phá hoại Hiệp định, tuyên bố đặt miền Nam trong “tình trạng chiến tranh”, âm

mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, chúng ngày càng dấn sâu vào con đường độc tài, phát-xít tàn bạo Chúng ra đạo luật 5/57 gạt Đảng Cộng sản và những người kháng chiến ra ngoài vòng pháp luật Những vụ đầu độc ở nhà tù Phú Lợi, tàn sát ở Vĩnh Trinh, Hướng Lập làm cho nhân dân vô cùng căm tức Hàng loạt đạo luật cực kỳ phản động được địch ban ra Song song đó là các cuộc hành quân, càn quét,

gom dân để tiêu diệt tận gốc lực lượng kháng chiến, mở những chiến dịch “tố cộng”,

“diệt cộng” tàn khốc, lê máy chém đi khắp miền Nam, gây ra tội ác vô cùng dã man

Các tỉnh miền Nam tới tấp gởi thư và cử người ra tận Trung ương yêu cầu cho đánh địch để tự vệ mới thực thi được Hiệp định

Năm 1956, Bộ chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết khẳng định phương pháp mà ta tiến hành là đấu tranh chính trị, nhưng trong từng hoàn cảnh cụ thể ta có

Trang 16

thể dùng đến vũ trang để tự vệ Phải tranh thủ củng cố lực lượng vũ trang, bán vũ trang, xây dựng các cơ sở quần chúng vững mạnh vì đó là điều kiện cơ bản nhất để phát triển phong trào cách mạng Đầu tiên, miền Nam phải giữ gìn lực lượng, ra sức

mở các hoạt động công khai, tích cực xây dựng những tổ chức vũ trang tuyên truyền, dùng những vũ khí đã cất giấu sẵn trang bị cho lực lượng tự vệ chiến đấu Từ đó, Đảng lãnh đạo nhân dân dấy lên hàng loạt phong trào đấu tranh hợp pháp, lôi cuốn đông đảo người dân tham gia với quy mô rộng khắp miền Nam Từ năm 1956 đến năm 1959, các phong trào phát triển ngày càng mạnh mẽ, đấu tranh vũ trang để tự vệ

và trừ gian, diệt ác ôn được dấy lên rộng khắp Các đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên được thành lập ở chiến khu Đ, song song đó nhân dân đã vùng lên ở khắp mọi nơi Tuy đã kịp thời chuyển hướng đấu tranh, giữ gìn và củng cố lực lượng, song do chính sách khủng bố tàn độc của kẻ thù vào những năm 1957-1958 nên cách mạng miền Nam đã gặp phải muôn vàn khó khăn, thử thách và đã bị tổn thất rất nặng nề Con đường sống duy nhất lúc này là vùng lên đấu tranh, dùng bạo lực cách mạng để đánh tan bạo lực phản cách mạng của kẻ thù

Trước yêu cầu tình hình mới và để đáp ứng lại nguyện vọng tha thiết của mọi tầng lớp nhân dân miền Nam mong được vũ trang để chống lại kẻ thù, tháng 1/1959, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) lần thứ 15 được triệu tập và ra

Nghị quyết nêu rõ phương thức tiến hành cách mạng miền Nam lúc này là “dùng bạo lực lấy sức mạnh quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang hoặc nhiều, hoặc ít để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc, phong kiến ” (5)

Hội nghị đã phân tích tình thế chiến lược chung một cách khoa học, đi đến khẳng

định đường lối của cách mạng miền Nam lúc này là “Giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh Nhiệm vụ trước mắt

là đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính phủ liên hiệp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc và quyền

Trang 17

tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, giữ gìn hòa bình, thực hiện thống nhất đất nước Để giành thắng lợi, nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài, con đường phát triển

Nghị quyết khẳng định việc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là

cơ sở vững chắc để thực hiện thống nhất nước nhà Miền Bắc có nhiệm vụ vừa thực hiện sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa phải trực tiếp chi viện cho miền Nam Đường lối và biện pháp cách mạng của Nghị quyết 15 nhanh chống được quán triệt xuống các cấp Đảng bộ, phù hợp với nguyện vọng của quãng đại quần chúng, biến thành phong trào vùng lên khởi nghĩa đồng loạt, triệt hạ đồn bót, đập tan từng mảng bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của Mĩ - ngụy ở cấp cơ sở Các khu căn cứ cách mạng được mở rộng và củng cố bao gồm những vùng rừng núi và nhiều vùng

nông thôn nằm sâu trong lòng địch “Nghị quyết của Trung ương Đảng đã trở thành

thu ruộng đất của địa chủ phản động, ác ôn chia cho dân nghèo, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân, liên tiếp tiến công địch đạt hiệu suất chiến đấu cao

“Nghị quyết 15 có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó đáp ứng nhu cầu bức thiết nhất của cách mạng miền Nam lúc đó, làm xoay chuyển tình thế và mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, đưa cách mạng thoát khỏi tình thế hiểm nghèo Nghị quyết thứ 15 đến với cách mạng miền Nam đã thổi bùng ngọn lửa Đồng khởi trên nhiều vùng rộng lớn

Mặt khác, cũng trong lúc này, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào chủ trương lãnh đạo quần chúng vùng lên chống đế quốc Mĩ và tay sai, phá thế kìm kẹp của chúng, mở rộng vùng giải phóng, thành lập chính quyền tự quản và xây dựng lực lượng vũ trang chiến đấu Tháng 5/1959, tiểu đoàn 2 Pa-thét Lào đã phá vòng vây trở về căn cứ kháng chiến Trong làn sóng cách mạng, binh sĩ quân đội và nhân dân vương quốc Lào đã làm cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Phu-mi Nô-xa-vẳn Từ đó, cách mạng Lào đã chuyển hẳn sang một giai đoạn mới, đó là thời kỳ kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, đánh đuổi được kẻ thù, giành lại chính quyền

Trang 18

Trước tình hình đấu tranh cách mạng đang chuyển biến sôi sục đó, đòi hỏi hậu phương phải đáp ứng cao nhất những yêu cầu của cách mạng miền Nam đặt ra Trước kia, ngay từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, để giữ vững liên lạc giữa hai miền, bảo đảm cho Trung ương Đảng chỉ đạo phong trào cách mạng ở miền Nam, ta mới chỉ có tuyến liên lạc ngang qua miền tây Quảng Trị do Liên khu ủy 5 phụ trách chỉ đạo từ giới tuyến trở vào và Ủy ban Thống nhất Trung ương phụ trách từ giới tuyến trở ra Ủy ban Thống nhất Trung ương có Phòng Giao Liên thành lập năm 1956 với nhiệm vụ bảo đảm giao thông liên lạc, vận chuyển giữa Trung ương và địa phương như đưa rước cán bộ, vận chuyển phương tiện vật liệu, thư từ, công văn từ Trung ương vào đến nam giới tuyến Con đường giao liên này từ Quảng Nam đến tây Trị Thiên gọi là

“đường Thống nhất”, mang mật danh “ Quận 9” Do phải đi dọc đường giáp ranh,

địch đóng đồn bót khá dày đặc nên một năm ta chỉ đi được vài lần, mà chủ yếu là đưa cán bộ đi công tác Mỗi lần đi phải bí mật mốc nối cơ sở rất công phu Địch thường xuyên tung nhiều toán biệt kích phục kích, lùng sục trên tuyến đường Người dân ở dọc tuyến đường rất thưa, có khi đi cả mấy ngày trong một cung giao liên mà không

có một bản làng nào Trục đường này ta không có căn cứ vững chắc do quá gần địch Khi cách mạng ở miền Nam đã chuyển sang thế tiến công thì hình thức đường dây Thống nhất không còn thích hợp nữa mà một yêu cầu mới đặt ra là phải có một tuyến đường vận tải quân sự chiến lược, mới đủ sức đảm bảo khẩn trương mọi nhu cầu ngày càng lớn của chiến trường

Trong tình thế quân sự cấp bách đó đòi hỏi nhất thiết phải xây dựng được hệ thống đường vận chuyển từ Bắc vào Nam Tuyến 559 đã gấp rút được ra đời theo Nghị quyết của Bộ Chính trị và Tổng quân ủy (sau là Quân ủy Trung ương), thực hiện nhiệm vụ chi viện cho chiến trường ở miền Nam và kể cả chiến trường ở Nam Lào cùng với chiến trường Cam-pu-chia

1.2 Tổ chức ban đầu của đoàn công tác quân sự đặc biệt:

Quán triệt tinh thần Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng (1/1959), ngày 2/5/1959 Tổng Quân ủy quyết định lập phòng nghiên cứu hoạt động chi viện quân sự cho miền Nam Ba ngày sau (5/5/1959), Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh - Ủy viên

Trang 19

Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng, thay mặt Thường trực Tổng Quân ủy trực tiếp giao cho Thượng tá Võ Bẩm, nguyên Cục phó Cục nông trường quân đội với

nhiệm vụ tổ chức cơ quan nghiên cứu công tác chi viện cho miền Nam, “mở một con đường đặc biệt trên dãy Trường Sơn và tổ chức lực lượng vận chuyển vật chất súng đạn chi viện cho miền Nam tiến hành chiến tranh giải phóng theo tinh thần của Nghị quyết 15, lực lượng này có tên gọi “Đoàn công tác quân sự đặc biệt”….Đây là một công việc lớn lao, rất khó và tuyệt đối bí mật…” (9)

Tiếp đó, Cục Cán bộ Tổng cục Chính trị điều động thêm một số cán bộ về đoàn nhận nhiệm vụ Để đảm bảo tính bí mật, cán bộ chiến sĩ phải lấy ở những đơn vị bộ đội miền Nam tập kết và những người từng hoạt động ở miền Nam thời kháng chiến chín năm Tiền nông, lúc đầu lấy từ quỹ bí mật của Tổng Quân ủy, vũ khí quân dụng thì lấy từ nguồn chiến lợi phẩm Các đồng chí được đưa về nhận nhiệm vụ gồm: Nguyễn Ngọc Anh trợ lý quân giới, Hồ Sĩ Phấn trợ ký quân khí, Huỳnh Chuẩn trợ lý quân nhu, Huỳnh Thương trợ lý tài vụ, Phạm Công Chuyên trợ lý xây dựng kho, Lê Trọng Tâm thư ký đoàn trưởng,…Những đồng chí này điều là cán bộ hoạt động ở Liên khu 5 trong thời kì kháng chiến chống Pháp, sau khi tập kết ra Bắc, công tác tại

sư đoàn 324, Quân khu 4

Sau khi thành lập Đoàn, nhóm cán bộ đầu tiên của Đoàn công tác quân sự đặc biệt được bố trị làm việc tại các căn nhà số 61, 63, 83 phố Lý Nam Đế, Hà Nội Những ngôi nhà này tuy xen kẽ khu dân cư nhưng đa phần là cán bộ Nhà nước, tiện cho cán bộ miền Nam ra công tác Mặt khác, những cơ sở này gần cơ quan Bộ và Văn phòng Tổng Quân ủy, vừa thuận lợi cho đoàn nhận chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, vừa tiện cho việc tiếp xúc với cán bộ từ chiến trường ra công tác

Khi cán bộ được điều về đã tạm đủ, Thường trực Tổng Quân ủy quyết định thành lập Ban Cán sự - cơ quan thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị của đoàn và đặt phiên hiệu Đoàn công tác quân sự đặc biệt là Đoàn 559 Ngày 12/9/1959, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 446-QĐ hợp thức hóa việc thành lập Đoàn công tác quân sự

đặc biệt Cuộc họp đầu tiên của Ban Cán sự chỉ huy Đoàn tại ngôi nhà lớn số 25A

Phan Đình Phùng, Hà Nội vào ngày 20/5/1959 để triển khai cụ thể nhiệm vụ của Tổng

Trang 20

Quân ủy giao Do tính chất bảo mật nên cơ quan rất gọn, từ chỉ huy đoàn đến trợ lí đều do Thường trực Quân ủy xét duyệt

Thượng tá Võ Bẫm được cử làm Trưởng đoàn, Chính ủy kiêm Bí thư Ban Cán

sự Ông nguyên là cán bộ cách mạng từ năm 1930 ở khu 5, từng bị Pháp bắt giam ở các nhà tù Buôn Ma Thuộc và Lao Bảo Trong kháng chiến chống Pháp, ông từng làm công tác vận tải ở Khu 5 tham gia vượt biển sang Trung Quốc mua vũ khí…, rồi giữ chức trưởng ban tác chiến Liên khu 5 Năm 1954 tập kết ra Bắc, ông tiếp tục nhiệm vụ quân sự, được bổ nhiệm làm phó Cục trưởng nông trường quân đội

Trung tá Nguyễn Thạnh nguyên là chiến sĩ du kích Ba Tơ, đảng viên Đảng Cộng sản từ năm 1934 và Nguyễn Chương (tức Nguyễn Ngọc Chương) nguyên là công nhân ở Đà Nẵng, gia nhập Vệ quốc quân Liên khu 5 từ năm 1945 là hai ủy viên

“Cơ cấu chỉ huy của Bắc Việt trên dọc đường mòn cũng trải qua một sự thay đổi quan trọng Các tiểu đoàn biên phòng đóng dọc biên giới Nam Lào, trước kia vẫn phụ thuộc các bộ tư lệnh quân khu ở Bắc Việt nay lần đầu tiên đặt dưới quyền một bộ tư lệnh thống nhất độc lập, bộ tư lệnh mới lấy tên là đoàn 559, chỉ huy tất cả lực lượng biên phòng, lực lượng bảo vệ đường mòn, công binh, thông tin và liên lạc, dân công

Ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng Quân ủy triệu tập Ban Cán sự Đoàn 559 phổ biến nhiệm vụ cụ thể của đoàn là: mở đường chi viện vào chiến trường miền Nam Trước tiên, bảo đảm giao thông liên lạc từ miền Bắc vào miền Nam, vận chuyển gấp một số lượng hàng quân sự theo yêu cầu khẩn cấp của Khu 5, gồm 7.000 súng bộ binh, tổ chức bảo đảm cho 500 cán bộ quân sự từ cấp trung tá trở xuống, có trang bị

vũ khí, là lực lượng khung bổ sung cho các chiến trường Thường trực Tổng Quân ủy chỉ thị toàn bộ những nhiệm vụ trên phải hoàn thành trong năm 1959

Để đảm bảo tính bí mật tuyệt đối hoạt động chi viện cho cách mạng miền Nam, nguyên tắc hoạt động của Đoàn 559 được xác định: Ban Cán sự chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy, khi cần quan hệ với cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân nào đó đều phải thông qua Tổng Quân ủy Chỉ những cán bộ của đoàn do trên chỉ định mới được quan hệ, làm việc với những cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân đó Mọi

Trang 21

hoạt động của đoàn trên tuyến giao liên vận tải phải chấp hành nghiêm nguyên tắc tuyệt đối an toàn và bí mật Khẩu hiệu mà tất cả các chiến sĩ hoạt động ở tuyến 559

đều phải nằm lòng và thực hiện nghiêm chỉnh đó là: “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”

Biên chế ban đầu của Đoàn 559 gồm 500 người, được tổ chức thành một tiểu đoàn giao liên vận tải và các bộ phận: xây dựng bảo quản kho, bao gói hàng, sửa chữa

vũ khí, chế biến thực phẩm

Thời gian này tình hình đấu tranh ở miền Nam rất quyết liệt, điều đó càng thôi thúc Ban cán sự Đoàn 559 phải tìm cách nhanh nhất để tổ chức chi viện cho chiến trường Cuối tháng 5/1959 đồng chí Võ Bẩm cùng hai ủy viên cán sự cầm giấy ủy nhiệm của Tổng Quân Ủy đến làm việc với Thường vụ Đảng ủy - Bộ Tư lệnh các Quân khu 3, 4, đi các sư đoàn miền Nam tập kết (sư đoàn 305, 324 và 325), gặp Ban giám đốc tập đoàn sản xuất miền Nam Nơi nào đoàn cũng được Đảng ủy - Bộ chỉ huy niềm nở thông báo tình hình, cơ quan hết sức giúp đỡ, lập danh sách hàng ngàn cán

bộ, chiến sĩ Từng người có trích ngang phân tích rất tỉ mỉ Nhờ vậy đã nhanh chóng

thực hiện được đúng chỉ tiêu “đặc tuyển” của Tổng Quân Ủy

Chọn người là công việc phải rất thận trọng, đúng nguyên tắc Tiêu chuẩn đề ra

không châm chước, gồm đủ các yêu cầu như: hoàn toàn tự nguyện, có tinh thần dũng cảm đã xác minh qua chiến đấu, tinh thần kỹ luật tự giác cao đã thể hiện trong quá trình công tác, ý thức bảo mật tốt, lý lịch rõ ràng không quan hệ phức tạp, kiên định lập trường cách mạng, trung thành tuyệt đối, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp giải

Chỉ mấy ngày sau, các đơn vị đã cung cấp đủ số lượng cán bộ, chiến sĩ mà cấp trên yêu cầu, đảm bảo những tiêu chuẩn cơ bản Đây là những đảng viên hoặc đoàn viên giác ngộ sâu sắc nhiệm vụ giải phóng miền Nam, không bị chi phối bởi hoàn cảnh riêng tư và có đủ sức khỏe, lòng hỏa cảm để đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ nhiệm

vụ gì mà cấp trên giao phó

Ngày 26/5/1959 những cá bộ chiến sĩ được tuyển chọn đã tập trung đầy đủ tại hội trường sư đoàn 305 ở đỉnh đồi gần trung tâm nông trường Vân Lĩnh, Phú Thọ Trung

Trang 22

tá Nguyễn Thạnh đã phổ biến tình hình nhiệm vụ cách mạng miền Nam và nhiệm vụ

chi viện của hậu phương miền Bắc đối với miền Nam, đồng thời khẳng định: “Ngoài vinh dự, đoàn đang bước vào một cuộc chiến đấu thầm lặng, rất ác liệt và phải chịu nhiều hy sinh, gian khổ Ở mặt trận này, người lính không chỉ đương đầu với kẻ thù rình rập đánh phá mà còn phải chống chọi với thú dữ, với thời tiết khắc nghiệt của rừng núi Trường Sơn Từng người phải có quyết tâm cao, lòng dũng cảm, sức chịu

447 đồng chí, không ai tỏ ý ngần ngại, nhất loạt giơ thẳng cánh tay với quyết tâm sắt

đá thề sẽ vượt mọi khó khăn, gian khổ, chấp nhận hi sinh để hoàn thành cho bằng được nhiệm vụ quan trọng này Với 447 trái tim hỏa cảm, Tiểu đoàn 301 (Đ301) được thành lập Ban chỉ huy gồm ba đồng chí : Đại úy Chu Đăng Chữ giữ chức Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Danh là Chính trị viên và đồng chí Ngô Văn Diệm đảm nhận chức Tiểu đoàn phó

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm tình hình lúc này nên mọi hoạt động

phải lấy “phòng tránh” làm phương châm bảo đảm tuyệt mật mọi hành tung công tác

Toàn đoàn luôn cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu tay không, sử dụng dao mác để bảo đảm an toàn cho hàng hóa chi viện Công việc huấn luyện cán bộ của Đ559 được tiến hành rất nghiêm túc với các nội dung cơ bản là:

+ Hành quân ban đêm đường núi, gùi hàng nặng theo các cung đoạn thích hợp địa hình: cung đoạn dài 20 km thì gùi 30 kg, cung đoạn ngắn 15 km thì gùi 40 kg + Những người chiến sĩ phải tìm phương hướng vào ban đêm ở trong rừng, tìm đường vòng tránh qua các vùng đồn bót hoặc bất ngờ đụng độ với kẻ thù

+ Phải khảo sát cắm tuyến mở đường bí mật xuyên rừng núi hiểm trở, lúc nghĩ ngơi phải chọn và sắp xếp chỗ ngủ cho thật nhanh

+ Phải tuân thủ đúng kĩ thuật bám địch, bám dân trinh sát, nắm bắt tình hình, địa vật, bối cảnh và đặc biệt không được ghi chép

+ Kĩ thuật thông tin liên lạc, mật báo ban ngày, ban đêm ở vùng có địch

+ Võ thuật chiến đấu cá nhân tay không hoặc có gậy chống lại kẻ địch đông + Các biện pháp bảo vệ hàng để không rơi vào tay địch khi bị vây hãm

Trang 23

+ Kĩ thuật tìm kiếm thức ăn, nước uống, dược liệu trên tuyến Trường Sơn

+ Kĩ thuật tự cấp cứu khi bị rắn, rết, bọ cạp, muỗi độc,… cắn và chống ngộ độc thức ăn do ăn uống

+ Kĩ thuật bảo mật nổi tiếng là “đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”

Trung tá Nguyễn Thạnh, Phó Đoàn trưởng được phân công lãnh đạo triển khai tổ chức thực hiện chương trình huấn luyện, chọn địa điểm thao trường, mời thầy dạy, chuẩn bị học cụ,… Tiểu đoàn 301 phiên chế lực lượng xong, hành quân đến hạ trại ở vùng đồi núi Lâm Thao (Phú Thọ) Đây là vùng thưa dân, dễ bảo đảm tính bí mật Ban chỉ huy tiểu đoàn trực tiếp quản lý, rèn luyện đội quân vận tải chiến đấu đầu tiên trên Trường Sơn

Nhiệm vụ đầu tiên mà đoàn triển khai là chuẩn bị vũ khí để vận chuyển vào miền Nam Những vũ khí là chiến lợi phẩm đã được đưa về kho vũ khí bí mật ở Kim Lũ cạnh cửa sông Tô Lịch phía nam Hà Nội Lúc này Kim Lũ vừa là kho vừa là xưởng do Trung úy Nguyễn Ngọc Linh phụ trách với nhiệm vụ sửa chữa, hiệu chỉnh các loại vũ khí và đóng thành từng gói để đưa vào chiến trường Những khó khăn lần lượt được ta

khắc phục bởi ai nấy đều sống trong cảnh ngày Bắc, đêm Nam Chỉ một thời gian

ngắn, số hàng đã được chuyển tới kho bí mật đặt ở trong cánh rừng già phía tây nam Quảng Bình, giáp với Vĩnh Linh Như vậy, hàng đã sẵn sàng, vấn đề còn lại là khâu vận chuyển để đem đến chiến trường

Mặt khác, với sự trợ giúp của Cục Quân nhu, Đoàn 559 đã tổ chức được một xưởng sản xuất lương khô cho lực lượng hoạt động trên tuyến Cơ sở sản xuất đặt ở xã Thạch Vịnh gần Nông trường Thạch Ngọc (Thạch Hà, Hà Tĩnh) Đây là nơi vừa bảo đảm tính bí mật lại vừa thuận lợi cho việc chế biến thực phẩm khô Cục Quân y cũng

cử Phó Cục trưởng đặc trách tổ chức sản xuất, đóng gói các loại thuốc điều trị các vết thương thường gặp, thuốc trị sốt rét, trúng độc, lở loét,…gởi đi “B” và cung cấp cho Đ559 Cục Tài vụ cũng cử Phó Cục trưởng chuyên lo kinh phí mật cho Đ559 Việc chi tiêu, giúp đỡ Đoàn công tác quân sự đặc biệt thời kì này không phải thông qua các

cơ quan chức năng mà trực tiếp làm việc với bộ phận của thường trực Quân ủy và Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất Trung ương

Trang 24

1.3 Điểm mở đầu của đoàn công tác quân sự đặc biệt:

Những bộ phận cần thiết đã được ta chuẩn bị một cách tạm ổn nhưng khâu then chốt là việc mở một con đường tuyệt mật xuyên Trường Sơn thì ta vẫn chưa giải quyết được Vì tuyến giao liên phải vượt qua rất nhiều hệ thống đồn bót của giặc Vậy làm cách nào để xé được đường rừng mà đi? Nên bắt đầu đi từ đâu? Cung, chặng với bố trí như thế nào? Những câu hỏi như thế luôn day dứt đối với cán bộ lãnh đạo và chỉ huy Đ559 Để giải quyết những câu hỏi đó, đồng chí Trần Lương (tức Trần Nam Trung) -

Ủy viên Trung ương Đảng gợi ý việc ta cần phải làm việc với các đồng chí lãnh đạo Liên tỉnh ủy Trị - Thiên, Khu ủy 5 và các đồng chí đặc trách công tác ở Quảng Trị Đầu tháng 6/1959 Đoàn trưởng Võ Bẩm vào Hồ Xá - Vĩnh Linh gặp đồng chí Lê Hành - Phó bí thư tỉnh ủy Quảng Trị đặc trách công tác giao liên mật ở bắc Quảng Trị Sau cuộc hợp, Đ559 đã cử ngay đội khảo sát để tìm đường mở tuyến Giúp đỡ cho đoàn có đồng chí Cương - huyện ủy viên Hướng Hóa và một số cán bộ thông thạo

địa hình nhiệt tình dẫn đường mở tuyến Đoàn thám hiểm mở đường nghiên cứu kĩ

lưỡng con đường của Lữ đoàn 270 Quân khu 4 mở để khai thác gỗ, kết hợp cơ động với việc chiến đấu bảo vệ vùng giới tuyến Sau khi đã nghiên cứu, suy xét, Đoàn trưởng Võ Bẩm đã quyết định dựa vào con đường mà Lữ đoàn 270 đã mở để vào Khe

Hó và lấy Khe Hó làm cột mốc đầu tiên, từ đây sẽ tìm đường vượt đại ngàn Trường

Sơn “Sau ba ngày bàn bạc với Bí thư Đặc khu ủy Vĩnh Linh Hồ Sĩ Thản, tôi quyết

Khe Hó nằm giữa một thung lũng hẹp dưới chân dãy động Nóc, động Châu và

Vít Thù Lù, kề thượng nguồn Rào Thanh, phía tây - nam Vĩnh Linh Dân cư ở đây chủ yếu là người Pa Cô, Vân Kiều,…nặng tình với cách mạng Ban lãnh đạo 559 đã sáng suốt khi chọn Khe Hó làm điểm xuất phát vì nơi đây vừa đảm bảo tính bí mật lại vừa bất ngờ đối với địch do khu vực này nằm trong vùng phi quân sự, kề cận bên địch Sau khi con đường phía bắc sông Bến Hải được Đoàn trưởng Võ Bẩm soi xong thì đồng chí phó đoàn Nguyễn Thạnh cũng đã chỉ huy soi tiếp đoạn đường phía nam Tuy gặp phải nhiều khó khăn về thời tiết, địa hình và sự kiểm tra của kẻ địch, nhưng cuối cùng kế hoạch đề ra cũng đã được hoàn thành đúng dự kiến

Trang 25

Sau khi đã hoàn thành công việc khảo sát, Đoàn 559 đã quyết định mở tuyến hành lang bắt đầu từ Khe Hó đi qua các địa điểm động Nóc, Bô Hô Sứ, động Voi Mẹp, động Ca Lư rồi vượt đường 9 qua làng Riêu, làng Rao đến Tà Riệp, Pa Linh là

điểm đặt trạm cuối, kế cận trạm nhận tiếp tế đầu tiên của Khu 5 Tuy “con đường không dài nhưng phải vượt qua nhiều dãy núi cao hiểm trở, là vùng có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt.” (14)

Trang 26

CHÚ THÍCH CHƯƠNG 1

(1) Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, NXB

Quân đội nhân dân, 2005, tr.20

(2) Hồ Chí Minh - Toàn tập, Tập 7, NXB Chính trị quốc gia, 1996, tr.317

(3) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị

Trang 27

2.1.1 Tổ chức tuyến giao liên, gùi thồ (tháng 5/1959 - 1960):

Giai đoạn đầu, tuyến vận tải quân sự được tổ chức dần từng bước, vận dụng phương thức vận chuyển gùi thồ thô sơ là chủ yếu Mặc dù kết quả đạt được không cao, những với những gì đã làm được, đoàn công tác quân sự đặc biệt đã góp phần phục vụ một số yêu cầu cấp thiết của cách mạng miền Nam trong phong trào Đồng khởi và phục vụ cuộc đấu tranh cách mạng ở Nam Lào

Ngày 13/8/1959 chuyến vũ khí đầu tiên được lệnh chuyển vào tuyến và bộ phận

cán bộ khung đầu tiên cũng bắt đầu hành quân vượt tuyến “Vậy là từ ngày 13 tháng 8 năm 1959 đối mặt với những người lính Trường Sơn là núi cao, vách đá cheo leo, suối sâu, thác dữ, là cọp beo, rắn rết…và nguy hiểm hơn cả là hệ thống đồn bốt, chốt chặn của kẻ thù Anh em vượt đường 9 trong đêm tối, vừa gùi vác hàng vừa dò dẫm bước đúng hai mảnh gỗ mang theo Người cuối cùng qua đường sẽ nhặt theo các mảnh gỗ

đó Khi vượt thượng nguồn sông Bến Hải, song Ra Gã, sông ĐăcKrông,…bộ đội phải

dùng dây mây rừng buộc nối hai gốc cây chăng ngang sông, kết thân chuối rừng làm

bè Người vượt sông ngăm mình trong nước, kéo theo bè chuối chở súng đạn, men theo dây để sang sông Hết sông sâu là núi cao, dốc đứng Có những dốc cao, để qua được, lúc đó bộ đội phải leo, nhích dần từng bước Sau này anh em đã ghép ba hoặc

Với hình thức gùi thồ bằng sức người nhiều cực khổ và vất vả, sau bảy ngày số hàng và người đã được chuyển qua các cung trạm Ngày 20/8/1959 đợt vận tải đầu

tiên đã đến Tà Riệp Khu 5 đã cử đồng chí Vạn đại diện tiếp nhận số hàng này “Giây

Trang 28

Hết tháng 8, ngoài việc cấp phát trang bị bổ sung cho các đoàn vào chiến trường, tuyến vận chuyển đã giao cho Khu 5 được 60 trung liên, 400 súng trường, lập chân hàng ở trạm hai được 594 tiểu liên, 100.000 viên đạn, 694 súng ngắn các loại, 50.000 viên đạn súng ngắn, 107 súng các-bin, 20.000 viên đạn súng các-bin, 21 khẩu tiểu liên giảm thanh, 4.000 viên đạn tiểu liên giảm thanh, 180 kg thuốc nổ TNT đủ hỏa cụ Tất

cả được bao gói đúng quy cách và đảm bảo tính an toàn

Sau chuyến đầu tiên, theo yêu cầu của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Đảng và Nhà nước ta quyết định thành lập Đoàn 959 chuyên việc giúp bạn ở vùng đất Nam Lào Cùng thời gian đó, ngày 12/9/1959, Bộ Quốc phòng ra quyết định: Đoàn 559 trực thuộc Bộ Quốc phòng, về Đảng trực thuộc Tổng Quân ủy Về nhiệm vụ: ngoài vận chuyển chi viện vật chất, tổ chức đưa đón cán bộ, bộ đội từ miền Bắc vào Nam như trước, Đoàn 559 còn có nhiệm vụ vận chuyển bảo đảm hậu cần cho Đoàn 559 và chi viện cho bạn

Thời gian này Trường Sơn đã vào mùa mưa lũ cao điểm nhưng tiểu đoàn 301 vẫn

cố gắng khắc phục khó khăn, tranh thủ vận chuyển hàng, đưa cán bộ vào chiến trường

Để công tác được thuận lợi, mỗi trạm còn phải phối hợp với tổ trinh sát bám địch rất cực khổ, thêm vào đó là sự cưu mang, che chở của đồng bào các dân tộc ở Trường Sơn Họ đã không màng nguy hiểm và tính mạng để bảo vệ hàng và bộ đội cho bằng được

“…Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây Bên nắng đốt, bên mưa quay

Em dang tay, em xòe tay Chẳng thể nào xua tan mây Chẳng thể nào che anh được ” (3)

Để bảo đảm an toàn hơn cho tuyến, Ban lãnh đạo đã chỉ thị xây dựng khu hậu cứ mới ở vùng Bang, chuyển dịch tuyến giao liên lên phía tây Khe Hó qua Rào Thanh, Cát Sứ, Rào Quán để tới Pa Lùng, Tà Riệp Sau một thời gian chuẩn bị về tất cả các mặt, đến thượng tuần tháng 10, tiểu đoàn 301 đã tiến hành hoạt động trên tuyến mới với nhiều thuận lợi hơn

Trang 29

Với rất nhiều cố gắng, đoàn 559 ngay trong màu vận chuyển đầu tiên từ 13/8 đến ngày 31/12/1959 đã vận chuyển trót lọt 1.667 súng trường, 712 tiểu liên, 72 trung liên,

21 súng giảm thanh, 850 súng ngắn, 250.000 viên đạn, 180 kg TNT, 750 dao găm,

340 kìm cắt dây thép, 40 ống nhòm, 65 địa bàn và 83.638 kg vũ khí khác, 10.000 kg lương khô Đồng thời chi viện cho bộ đội Pathet Lào 115 súng, 15.000 viên đạn, 5 tấn muối, 4,5 tấn thuốc nổ

Bước sang năm 1960, cách mạng miền Nam có bước chuyển biến lớn, mở đầu bằng phong trào Đồng khởi, nhân dân ta đã nổi dậy, phá rã bộ máy kìm kẹp của địch,

giành quyền làm chủ nhiều vùng nông thôn “Cao trào cách mạng bùng lên bắt đầu từ Bến Tre Ngày 17/1/1960 nhân dân 3 xã Định Thủy, Bình Khánh và Phước Hiệp nổi dậy Sau đó, Đồng khởi nhanh chống lan ra toàn huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri, Châu Thành, Bình Đại….Từ Đồng khởi ở Bến Tre, phong trào nhanh chống lan tỏa khắp nơi” (4)

Phong trào Đồng khởi đánh dấu một bước phát triển mới của cách mạng miền

Nam, từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công “Đồng khởi là cuộc khởi nghĩa từng phần ở nông thôn miền Nam trong điều kiện chống chủ nghĩa thực dân mới, nó lan ra

ở một địa bàn khá rộng….Là bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách

Trước khí thế sôi động của chiến trường, Tổng Quân ủy quyết định tăng khối lượng chi viện cho miền Nam, nhằm đưa cuộc đấu tranh lên cao trào Ban Cán sự đoàn kiến nghị trong năm 1960 cần cải tiến phương thức vận tải: kết hợp vận tải gùi thồ với việc tận dụng voi ngựa để vận chuyển

Phương châm hoạt động lúc này là của đoàn là: Lấy tránh địch là chủ yếu, đồng thời sẵn sàng kế hoạch chiến đấu trong những trường hợp bắt buộc nhưng tuyệt đối không để hàng và người lọt vào tay địch

Trong lúc toàn đơn vị dốc sức chạy đua với thời gian, bởi mùa khô đã gần kết thúc thì đầu tháng 3/1960 địch mở một trận càn lớn từ Cửa Việt lên Cam Lộ và dọc đường 9 đến giáp giới tuyến quân sự Chúng huy động hai trung đoàn chủ lực kết hợp quân địa phương đánh phá ác liệt, một số cơ sở của ta bị lộ Qua khai báo của một vài

Trang 30

tên đầu thú, địch phát hiện ra trạm 6 của ta Chuẩn úy Nguyễn Thông làm nhiệm vụ trinh sát đã lọt vào ổ phục kích của địch Nguyễn Thông đã kịp thời dùng lựu đạn đánh địch, báo động cho đơn vị rút lui an toàn Trong cuộc chiến nào cũng vậy, máu của nhân dân ta lại đổ xuống Thi hài người chiến sĩ đầu tiên đã ngã xuống ở Trường Sơn được nhân dân địa phương chôn cất chu đáo trong tình thương sâu nặng

Địch đã phát hiện nên liên tiếp mở những trận càn lớn tiếp theo Cuối tháng 3/1960, Ban Cán sự bắt buộc phải ra chỉ thị tiểu đoàn 301 rút ra hậu cứ để củng cố Tháng 5/1960, Mĩ - ngụy mở tiếp trận càn Hoành Sơn tiến công dọc đường 9 đến Khe Sanh - Lao Bảo, mở rộng từ sông Ba Lòng đến thượng nguồn sông Ô Lâu Nhân dân 39 thôn dọc nam, bắc đường 9 phải chạy càn, khu vực này trở thành vùng trắng Cách mạng miền Nam từ sau phong trào Đồng Khởi đã chuyển sang đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị và binh vận để tấn công địch Trước tình hình mới quân ủy Trung ương đã xác định: nhiệm vụ của tuyến giao thông quân sự Trường Sơn càng quan trọng cấp thiết Dù khó khăn nào, Đoàn 559 cũng phải nỗ lực vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ, kịp đáp ứng yêu cầu cách mạng miền Nam Nhưng hết cả mùa khô 1959-1960, lực lượng khảo sát của Đoàn 559 vẫn chưa tìm được đường vượt qua vùng kiểm soát của địch

Sau những đợt càn quét chà xát của địch, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn Ban Cán sự quyết định điều gấp tiểu đoàn 301 gùi một phần gạo, muối giúp dân chống đói, gùi thuốc chữa bệnh cho dân

Tháng 9/1960 tiểu đoàn 301 được bổ sung quân số tương đương cấp trung đoàn

và đổi tên gọi là đoàn 70 Do đoàn 70 quân số đông, chủ động điều chỉnh các cung trạm nên năng suất vận chuyển tăng đáng kể Trung bình mỗi ngày 200 kg hàng được chuyển qua tuyến Sau năm tháng liên tục hoạt động, đoàn 70 giao cho chiến trường hơn 30 tấn vũ khí, bổ sung lương thực cho 1.806 cán bộ và chiến trường Kết quả này

được Bác khen ngợi và động viên: “Đoàn 559 bước đầu làm được vậy là giỏi, nhưng

Như vậy, tuy mới qua nửa năm vừa xây dựng lực lượng, vừa mở đường, vận chuyển hàng hóa, bảo đảm cho cán bộ, bộ đội vào Nam công tác, Đoàn 559 đã đạt

Trang 31

được những thành tích quan trọng Từ những bước lặng lẽ soi đường, đến những gùi

hàng trên vai băng đèo, vượt suối, cán bộ, chiến sĩ của đoàn đã viết nên màn dạo đầu

của bản anh hùng ca “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

2.1.2 Mở đầu vận tải cơ giới trên đường Trường Sơn:

Giữa năm 1961, hoảng hốt trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ, rộng lớn của

nhân dân miền Nam, Mĩ tiến hành chiến lược Chiến tranh đặc biệt “Chiến lược chiến tranh đặc biệt là chiến lược đầu tiên trong ba loại chiến tranh của chiến lược quân sự

Taylo – đây là kế hoạch đầu tiên của chiến tranh đặc biệt, gồm ba giai đoạn: giai đoạn thứ nhất: bình định miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng và gây cơ sở gián điệp biệt kích ở miền Bắc Giai đoạn thứ hai: khôi phục kinh tế, tăng cường lực lượng quân

sự tay sai ở miền Nam, đồng thời đẩy mạnh phá hoại ở miền Bắc Giai đoạn thứ ba: phát triển kinh tế miền Nam, tiến công ra Bắc Để thực hiện được công việc này Mĩ sử dụng ba biện pháp chiến lược là: dùng chủ lực ngụy, xe tăng thiết giáp của Mĩ có cố vấn Mĩ chỉ huy, tập trung tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng; xây dựng ngụy quyền mạnh, ngăn chặn kìm hãm phong trào đấu tranh ở thành thị, ra sức bình định, dồn dân lập ấp chiến lược, dập tắt phong trào cách mạng ở nông thôn; đẩy mạnh càn quét ngăn chặn biên giới, kiểm soát ven biển hòng cắt đứt nguồn chi viện của ta từ Bắc vào, cô lập cách mạng miền Nam Nhưng ngay khi kế hoạch chiến lược này bắt

đầu được áp dụng, đã bị quân dân miền Nam chống trả quyết liệt “Hàng nghìn ấp chiến lược bị phá, làm tan vỡ thế kìm kẹp của Mỹ - ngụy Địch lập 6.164 ấp thì bị phá

Năm 1961, Đoàn 559 được cấp trên giao nhiệm vụ là phải vận chuyển hàng chi viện cho chiến trường gấp bốn lần; bảo đảm dẫn cán bộ, bộ đội qua tuyến tăng gấp ba lần rưỡi so với năm 1960 Trong quá trình vận chuyển, quân ta phải coi trọng phương châm: bí mật và an toàn tuyệt đối; cũng cố phát triển cơ sở quần chúng để xây dựng

và bảo vệ hành lang; tổ chức nhiều đường, áp dụng nhiều cách để vận chuyển thắng lợi, đáp ứng nhu cầu của chiến trường

Trang 32

Để thực hiện nhiệm vụ đặt ra, quân ta tăng cường xây dựng cơ sở quần chúng, giáo dục đường lối cách mạng cho nhân dân nước bạn Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều bản đã thành lập được các tổ chức trung kiên, xây dựng lực lượng chiến đấu giữ làng, giữ đất Mặc dù có những thuận lợi mới, nhưng chúng ta vẫn chưa soi được tuyến mới bởi giặc cho đánh phá và kiểm soát quá chặt

Đã vào mùa khô 1960-1961 mà khối lượng chi viện còn quá thấp so với yêu cầu, tuyến đường đang sử dụng vận chuyển vẫn bị địch uy hiếp Đầu tháng 3/1961, Mỹ-Ngụy mở cuộc hành quân lớn, đánh phá từ Cửa Việt dọc theo đường 9 lên tận Khe Sanh Chúng tiếp tục gom dân, chốt thêm đồn bót, mở rộng vành đai trắng Ở những vùng thấp chúng giăng nhiều lớp rào thép gai dọc hai bên đường, cài hàng trăm nghìn trái mìn đủ loại và tổ chức cho quân tuần ra nghiêm ngặt

Gần hết mùa khô mà khối lượng công việc cấp trên giao còn nhiều, cán bộ chiến

sĩ trên tuyến đều sốt ruột Không còn dựa được vào đường phía đông, Ban Cán sự chỉ đạo chuyển dịch tuyến lên phía tây, xa hẳn vùng địch kiểm soát Vào tháng 5, khi những cơn mưa đầu mùa kéo tới, địch vẫn lùng sục Các trạm mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng mỗi đêm cũng chỉ gùi được rất ít hàng và đưa đón được từ năm đến bảy người qua tuyến Lúc này, đường Thống Nhất bị tắt hẳn Trước tình hình đó, quân ta đành phải tập trung củng cố tổ chức, xây dựng lực lượng và các khu bàn đạp, chuẩn bị

chân hàng Cùng thời gian này, Bộ Chính trị quyết định đưa đường dây Thống Nhất

vào tuyến 559 Tuyến 559 có thêm Phòng hành quân Ủy ban Thống nhất Trung ương, các trạm giao liên từ Vinh đến Vĩnh Linh, các trạm trong vùng giới tuyến và trạm đầu

Khu ủy 5 Từ đây Đoàn 559 phải chịu trách nhiệm bảo đảm vật chất cho các đoàn

hành quân, bảo đảm an toàn trong quá trình hành quân của bộ đội, cán bộ đi các chiến trường ở miền Nam và cả ở Lào, Cam-pu-chia

Đối với cách mạng Lào, sau khi kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, phong trào đã có những bước tiến quan trọng Bộ đội Pa-thét Lào cùng với quân tình nguyện Việt Nam tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (tháng 1/1961) Cuối tháng 2/1961 liên quân hai nước lại mở các cuộc tấn công giải phóng các vùng đất Nhomarát, Mahaxay (thuộc Trung Lào)

Trang 33

Thắng lợi của cách mạng Lào đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn 559 lật cánh sang tây Trường Sơn, giải quyết được tình trạng ách tắc đường đông Trường Sơn Sau khi nghiên cứu kĩ tình hình, Ban Cán sự Đoàn 559 đề nghị lên Quân ủy Trung ương cho mở đường tây Trường Sơn Đề nghị của Đoàn 559 được Quân ủy Trung ương và

Bộ Chính trị chấp nhận Điều kiện quan trọng hơn là việc mở tuyến vận tải chiến lược tây Trường Sơn của Trung ương Đảng ta được Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào cũng như quân và dân Lào hết lòng ủng hộ trên quan điểm coi đường Trường Sơn như chính tuyến vận tải quân sự chiến lược của cách mạng ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

Tháng 1/1961, Bộ Chính trị đã họp, quyết định về phương hướng và nhiệm vụ

công tác trước mắt của cách mạng miền Nam Bộ Chính trị đã nhận định: “Thời kì tạm thời ổn định của chế độ Mĩ - Diệm đã qua và thời kì khủng hoảng liên tiếp, suy

Được sự nhất trí của hai Đảng, hai Nhà nước, Quân ủy Trung ương giao nhiệm

vụ cho Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và Đoàn 559 thống nhất với Tỉnh ủy Sa-Va-Na-Khét

về kế hoạch mở đường chi viện cho chiến trường Nam Lào và các chiến trường ở miền Nam Việt Nam Như vậy việc lật cánh sang tây Trường Sơn đã làm được

Sau khi đã lật cánh sang tây Trường Sơn, nhiệm vụ tiếp theo của Ban Cán sự là liên hệ với Bộ Tư lệnh Quân khu 4 thống nhất kế hoạch tác chiến bảo vệ hành lang, bảo vệ địa bàn, đề nghị Bộ Tư lệnh quân khu chi viện kịp thời cho 559 khoảng hai chục cán bộ, chiến sĩ thông thạo địa hình tây Trường Sơn để soi đường mới Tiếp đó, đồng chí Bí thư ban cán sự đi vào tây Thừa Thiên gặp đại diện Khu ủy Khu 5 cùng nghiên cứu tổ chức đường vận tải từ tây Trường Sơn sang đông Trường Sơn ở khu 5 Qua phân tích tình hình thực tế, đại diện Khu ủy Khu 5 và Bí thư ban cán sự đều thống nhất địa hình tây Trường Sơn thuộc đất bạn tương đối bằng phẳng, chỉ có một

số đoạn đường giáp với tây Thừa Thiên và Quảng Nam có nhiều đèo dốc Dân cư dọc tây biên giới rất thưa thớt, gồm một số ít người Vân Kiều, Tà Ôi, Cà Tu,…đều là cơ

sở cách mạng do ta và bạn từng cộng tác gây dựng nên Lực lượng kiểm soát khu vực này chủ yếu là quân phái hữu Lào Nếu ta và bạn giải phóng được địa bàn nam - bắc

Trang 34

đường số 9 phía tây Trường Sơn, sẽ mở ra triển vọng xây dựng tuyến vận tải quy mô lớn, sử dụng được xe cơ giới Kiến nghị mở vùng giải phóng tây Trường Sơn dọc đường số 9 được đại diện Khu ủy Khu 5, Quân khu 4 và Ban Cán sự Đoàn 559 thống nhất đề đạt lên Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng

2.2 Phát triển vận tải cơ giới, chiến đấu chống ngăn chặn và chi viện cho miền Nam (1965 - 1968):

2.2.1 Cơ cấu tổ chức thời chuyển sang vận tải cơ giới:

Từ năm 1965, trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của chiến lược Chiến tranh đặc biệt, Mĩ đã chuẩn bị chuyển sang chiến lược Chiến tranh cục bộ bằng cách cho lực

lượng quân Mĩ và quân đồng minh của mình ồ ạt tiến vào miền Nam “Mục tiêu chủ yếu của chiến lược “chiến tranh cục bộ” là đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng 25 đến 30 tháng, với kế hoạch 3 giai đoạn: giai đoạn 1 là phá kế hoạch mùa mưa của ta, chặn chiều hướng thua bảo đảm triển khai nhanh lực lượng quân viễn chinh Mỹ; giai đoạn 2 là mở các cuộc phản công chiến lược tìm diệt chủ lực ta và kiểm soát vùng nông thôn; giai đoạn 3 là hoàn thành việc tiêu diệt khối chủ lực của

ta, tiếp tục bình định miền Nam.” (10)

Mĩ mở rộng đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân để phá hoại tiềm lực kinh tế của ta Hoạt động mà Mĩ chú trọng nhất là việc đánh phá tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn Từ ngày 1/2/1964 Mĩ tiến hành chương trình Hành động

kiểm soát biên giới và trả đũa nằm trong kế hoạch 34A “Lính Mĩ có mặt ở miền Nam vào cuối năm 1964 là 26.000 người, đến cuối năm 1965 lên tới 180.000 người và 20.000 lính của các nước thân Mĩ Đó là chưa kể 70.000 lính hải quân và không quân trên các căn cứ của Mĩ ở Gum, Philippin, Thái Lan và Hạm đội 7 luôn sẵn sàng tham

Trước tình hình địch đánh phá ngày càng nhiều, tháng 3/1965 Ban Chấp hành trung ương Đảng hợp Hội nghị lần thứ 11 đã nhận định: Địch tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc chính là hòng cứu vãn nguy cơ thất bại ở miền Nam Do đó đối với miền Bắc, việc làm có tầm quan trọng quyết định là phải tích cực chi viện cho miền

Trang 35

Nam với mức cao nhất “Trên tuyến chiến lược 559, trước nhu cầu vận chuyển vào chiến trường ngày càng lớn, tổ chức và phương thức vận chuyển cũ không còn thích ứng nữa Cuộc chiến đấu ở chiến trường đòi hỏi phải thay đổi phương thức hoạt động, phải chuyển lên cơ giới mới có thể vận chuyển khối lượng lớn vào các chiến

Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Trung ương Đảng, hệ thống giao thông vận tải miền Bắc đều có sự điều chỉnh cho phù hợp tình hình mới Tổng cục Hậu cần chỉ đạo chấn chỉnh binh trạm 12 ở tuyến phía nam giáp Đoàn 559, gồm 4 phân trạm: Vinh, Truông Bát, Tân Đức, Lệ Thủy Tổng kho R ở khu vực Khe Ve - Hóa Thanh - Hóa Tiến nhanh chóng ngụy trang, củng cố lại lực lượng Các đội công trình khẩn trương cải tạo những hang núi đá thành những kho hàng có sức chứa lớn

Các đoàn vận tải ô tô 225, 235 tranh thủ mọi điều kiện, thời cơ, dồn dập chuyển hàng từ các tổng kho chiến lược hậu cần chạy thẳng vào khu vực tiếp cận tuyến 559 Đoàn xe vận chuyển hang cho miền Nam (có mật danh và đoàn vận tải B) cũng chuyển gấp 276 tấn hang vào Ho và tổng khu R Cục Quản lý xe Tổng cục Hậu cần điều động gấp 51 ô tô bổ sung kịp thời theo yêu cầu mới

Ngày 18/2/1965, Tổng cục Hậu cần quyết định điều chỉnh kế hoạch vận chuyển chi viện chiến lược năm 1965 Thực hiện kế hoạch này, Đoàn 559 phải chuyển thẳng hàng giao cho hậu cứ mặt trận Hậu cần Khu 5 không phải lui cung vận tải ra phía Bắc Để tăng khả năng chỉ huy tổng khi địch đánh phá ác liệt, Tổng cục Hậu cần cho Đoàn 559 bỏ qua cấp trung gian, tăng lực lượng vận chuyển trực tiếp, bỏ cấp trung đoàn và thành lập các binh trạm vận tải

Chấp hành chỉ thị của Tổng cục, chỉ huy đoàn chuyển trung đoàn 70 thành binh trạm 1 phụ trách từ Ho vào nam Sê Pôn, trung đoàn 71 thành binh trạm 2 phụ trách từ nam Sê Pôn vào Bạc, bao gồm cả vùng Tăng Non

Trước tình hình mới, đoàn đã cho sắp xếp lại lực lượng vận tải cơ giới lại cho phù hợp: với 143 xe được chia thành năm đội Một đội chạy cung Mường Phin qua Bản Đông đi đến La Hạp để tạo chân hang; còn bốn đội còn lại chạy suốt từ Mường Phìn đến Bạc để kịp tiến độ và nhu cầu

Trang 36

Trên cơ sở nghiên cứu yêu cầu nhiệm vụ vượt quá khả năng tổ chức biên chế của Đoàn 559, ngày 2/4/1965, Quân ủy Trung ương quyết định nâng quy mô tổ chức Đoàn 559 lên tương đương cấp quân khu, trực thuộc Bộ Quốc phòng Đảng ủy 559 trực thuộc Quân ủy Trung ương

Cùng với quyết định tăng cường và tổ chức lực lượng, bộ máy chỉ huy, lãnh đạo đoàn cũng được sắp xếp lại Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ, Ủy viên Trung ương Đảng,

Bộ trưởng Giao thông được cử làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Đại tá Vũ Xuân Chiêm, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần giữ chức Phó chính ủy, Thượng tá Võ Bẩm giữ chức Phó Tư lệnh

Từ ngày 4/5/1965, các cơ quan: Tham mưu, Hậu cần trực thuộc Bộ Tư lệnh cũng được hình thành Các đồng chí Vũ Văn Đôn - Cục trưởng Cục Quản lý xe, giữ chức Tham mưu trưởng; Lê Nghĩa Sỹ - Chủ nhiệm chính trị; Hoàng Thạch - Chủ nhiệm hậu cần; Lê Xy - Chính ủy hậu cần Bộ Tư lệnh 559 đặt sở chỉ huy tại Hóa Thanh, Hóa Tiến phía tây Quảng Bình

Ngoài đội ngũ cán bộ chủ trì, nhiều cán bộ quân sự, chính trị, hậu cần và đặc biệt

là cán bộ chuyên môn kĩ thuật các ngành có nhiều kinh nghiệm của Tổng cục Hậu cần, Binh chủng Công binh, Bộ Giao thông vận tải cũng được tăng cường cho tuyến chi viện quân sự đặc biệt 559

Lực lượng trên tuyến lúc này được tăng cường, hai trung đoàn ôtô 245, 265, trung đoàn công binh 271, ba tiểu đoàn cao xạ 8, 14 và 20 Trung ương Đoàn thanh niên và hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình tuyển hơn một nghìn thanh niên xung phong, dân công hỏa tiến tham gia chiến đấu Đến giữa tháng 3/1965, biên chế Đoàn 559 lên tới 148.000 người, 674 ôtô các loại, tăng hơn trước 8100 người và 531 ôtô Toàn bộ

hệ thống đường vận tải Trường Sơn được phân thành 3 tuyến:

- Tuyến một từ Khe Ve đến đường số 9, lấy ôtô làm phương tiện vận chuyển chủ yếu Biên chế thành hai binh trạm có ba tiểu đoàn và một đại đội công binh, một trạm trung tu quân giới, một đại đội thông tin, một đại đội kho và các phân đội cảnh vệ, tăng gia sản xuất Chỉ huy gồm: đồng chí Vũ Toàn đảm nhiệm chức tuyến trưởng và đồng chí Hồ Việt Thắng là chính ủy

Trang 37

- Tuyến hai từ nam đường 9 vào bắc sông Bạc và trục đường ngang B45 đi Trị Thiên Lực lượng vận tải gồm hai binh trạm thồ từ Ho và Bản Đông, một tiểu đoàn thồ trên đường Bắc Sơn, hai binh trạm cơ giới có hai tiểu đoàn ôtô, bốn tiểu đoàn công binh, một đại đội cầu phà, một tiểu đoàn cao xạ, năm đại đội 12.7 ly và hai tiểu đoàn bộ binh Chỉ huy gồm Nguyễn Lang - tuyến trưởng và Đặng Ba - chính ủy

- Tuyến ba phụ trách từ nam sông Bạc vào Tà Xẻng (S9) và đường ngang B46 từ ngã ba Chà Vằn đi Khâm Đức thuộc Tây Nguyên và đường Xê Tư (C4) Tuyến phân

ra bốn binh trạm Lực lượng gồm tiểu đoàn ôtô 58, tiểu đoàn thuyền 161, tiểu đoàn thồ đường B46 và ba đại đội thồ đường C4 Lực lượng bảo đảm cầu đường có hai trung tâm đoàn công binh 98, 279 Lực lượng tác chiến có hai tiểu đoàn bộ binh, chín đại đội 12.7 ly Ban chỉ huy tuyến gồm: đồng chí Nguyễn An làm tuyến trưởng; đồng chí Lê Xy làm chính ủy

Hệ thống giao liên toàn đoàn chia thành 37 trạm do phòng hành quân điều khiển, nhưng các tuyến chịu trách nhiệm bảo đảm mọi mặt đối với các trạm giao liên nằm trong phạm vi mình quản lý

Với sự thay đổi cơ cấu tổ chức cho phù hợp với tình hình mới, những quyết định của Quân ủy Trung ương là sự kiện tạo bước nhảy vọt trong quá trình xây dựng và phát triển của Đoàn 559, đồng thời cũng là biểu hiện cho quy luật phát triển của lực lượng vũ trang ta trước yêu cầu nhiệm vụ mới, đánh bại mọi hành vi đánh phá của kẻ

thù “…Người và vật liệu cần thiết để duy trì mức độ chiến đấu hiện nay để cho cuộc

chiến đấu tiếp diễn ở Nam Việt Nam vẫn được đưa vào dù chúng ta đánh vào các

2.2.2 Những khó khăn khi tiến hành sự chi viện bằng cơ giới:

Năm 1964, tình hình đấu tranh cách mạng lúc này đặt ra yêu cầu phải chi viện lớn gấp nhiều lần những năm trước Để đạt được, cần đổi mới hoàn toàn phương thức vận tải Qua một năm thử nghiệm đưa ôtô lên Trường Sơn, kết hợp phương tiện thô

sơ, đã cho nhận thức về cảnh quan thiên nhiên với quy luật thời tiết Trường Sơn và những thủ đoạn ngăn chặn của Mĩ Cán bộ lãnh đạo Đoàn 559 bước đầu có kinh nghiệm thực tế, tổ chức tuyến vận tải cơ giới

Trang 38

Ngày 3/4/1965, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định nhiệm vụ của

Đoàn 559 trong giai đoạn mới là: “vận chuyển chi viện lớn cho các hướng chiến trường miền Nam, Lào theo xu hướng ngày càng tăng Cần tích cực cải tạo địa hình

để tận dụng sức cơ giới đường bộ, đường thủy, kết hợp thô sơ duy trì tính liên tục của tuyến chi viện Giúp bạn chiến đấu mở rộng, xây dựng vùng giải phóng Nam Lào,

Nghị quyết 54/QU đã xác định nâng quy mô tổ chức Đoàn 559 lên tương đương cấp Quân khu trực thuộc Bộ Quốc phòng, Đảng trực thuộc Quân ủy Trung ương Những quyết định trên đây đánh dấu bước phát triển mới của Đoàn 559: từ vận chuyển thô sơ chuyển sang vận chuyển cơ giới; từ quy mô cấp sư đoàn lên quy mô một quân khu với những nhiệm vụ chiến lược to lớn, vô cùng khó khăn phức tạp trên một địa bàn rất sâu và rộng

Để tăng cường lãnh đạo theo tổ chức, nhiệm vụ mới, Bộ Chính trị chỉ định đồng chí Phan Trọng Tuệ, ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Đoàn 559, thượng tá Võ Bẩm làm Phó tư lệnh; đại tá Vũ Xuâ Chiêm - Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần làm Phó chính ủy Về phía Đảng, đồng chí Phan Trọng Tuệ được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy, các đồng chí Vũ Xuân Chiêm, Võ Bẩm, Vũ Văn Đôn, Vũ Toàn, Nguyễn An là ủy viên

Lực lượng tuyến chi viện được bổ sung khá mạnh Hai trung đoàn vận tải cơ giới (674 ôtô), ba tiểu đoàn cao xạ (D8, 14, 20), hai Trung đoàn công binh Trung ương đoàn thanh niên và tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình chi viện cho tuyến hơn 1200 thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến; Bộ giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng điều hơn một trăm cán bộ lãnh đạo chỉ huy, chuyên viên kĩ thuật giỏi vào Đoàn 559,…Đó

là những điều kiện thuận lợi căn bản để tuyến vận tải Trường Sơn chuyển hẳn sang phương thức cơ giới

Tuy vậy, Bộ Tư lệnh Trường Sơn cũng gặp rất nhiều khó khăn và thử thách lớn

Đó là việc Đoàn 559 chưa kịp nhận đủ lực lượng, phương tiện, vũ khí bổ sung của

trên thì không quân Mĩ đã mở chiến dịch Sấm Rền (Rolling Thunder) để oanh tạc dữ

dội, ồ ạt từ Vĩnh Linh ra Nghệ An, Quảng Bình - Hà Tĩnh là trọng điểm Đường 1,

Trang 39

đường số 15 bị bom đạn chặt đứt nhiều đoạn tạo thành những túi lửa khét tiếng như Truông Bát, Địa Lợi, Khe Ác, Thanh Lạn, Khe Núng, Khe Tang, Khe Ve, Khe Rinh (trên con đường 15 - cửa ngõ lên tây Trường Sơn)

Trước đòi hỏi của nhiệm vụ mới, Bộ Tư lệnh 559 vừa gấp rút tập hợp và tổ chức lực lượng, vừa tranh thủ xúc tiến các mặt hoạt động Tình hình rất khẩn trương, khối lượng hàng phải đưa ngay vào các chiến trường rất nhiều và cấp thiết trong khi đường

cơ giới từ Bạc trở vào chưa có, mùa mưa đã gần kề, đòi hỏi mỗi chiến sĩ Trường Sơn phải ra sức chạy đua với kẻ thù và với thời tiết Đầu tháng 4/1965, Bộ Tư lệnh họp tại

Hà Nội, nêu lên mấy việc chính bức bách cần tranh thủ giải quyết cho kịp:

+ Phải đẩy mạnh vận chuyển, phấn đấu đến hết tháng 10/1965 đưa đến các địa điểm từ La Hạp trở vào 27.270 tấn

+ Cho triển khai ngay việc củng cố và chống lầy các đường cũ để phục vụ vận chuyển theo kế hoạch trước mắt Đồng thời xúc tiến kế hoạch mở 400 km đường mới gồm đường 128 từ Xóm Péng qua Lùm Bùm xuống đường 9 để kịp thời đáp ứng được nhiệm vụ vận chuyển

+ Tổ chức và đảm bảo hành quân từ tháng 6 đến tháng 10/1965, trung bình mỗi ngày phục vụ cho 300 người đi

Những nhiệm vụ trên đây là những thử thách rất lớn đối với toàn tuyến 559, bởi

vì khối lượng hàng lớn, triển khai trên tuyến rất dài mà thời gian thì lại ngắn cộng với việc địch lại đánh phá ngày càng ác liệt và thời tiết lại không thuận lợi Nhưng với

tinh thần tất cả vì miền Nam ruột thịt nên chỉ đến “Đầu tháng 5/1966, Bộ Tư lệnh 559 báo cáo đường 20 đã thông xe Xe cơ giới bắt đầu vận chuyển ngay từ đầu mùa mưa

Bộ Tư lệnh 559 đã di chuyển Sở chỉ huy tiền phương vào Ca Tốc, Lùm Bùm Sau khi nghe báo cáo, đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng chỉ thị Tổng cục Hậu cần tổ chức một đoàn gọn nhẹ gồm ba người vào đường 20, đến Sở chỉ huy tiền phương 559 để kiểm tra tình hình đường sá và làm việc với Bộ Tư lệnh 559, đánh giá

Mấy tiểu đoàn cao xạ của Quân khu 4, quân chủng phòng không luân phiên chiến đấu bảo vệ vùng đất hiếm Khe Núng - Khe Tang Tiểu đoàn của Nguyễn Viết

Trang 40

Xuân đã từng chiến đấu tại đây Không quân Mĩ ỷ thế động lực mạnh, vũ khí hiện đại

đã ồ ạt đánh phá sập hết các cầu cống Ngày 16/4/1956, cây cầu Ka Tang bắc qua hai khe Núng - Tang bị giặc oanh kích dữ dội ba giờ liền, cầu bị bật tung từng mảng, chỉ

núi hai bên cầu bị tàn phá dữ dội Từ đấy, Ka Tang thành trọng điểm số 1 trên đường

15, cửa ngõ vào ngã ba Khe Ve, quặt lên đường 12 vượt cổng trời sang Lào, hầu như không ngày nào không có tiếng máy bay phản lực của giặc gầm rú

Khi Tiểu đoàn của Nguyễn Viết Xuân cơ động lên chiến đấu tại Bãi Dinh - Cổng Trời thì Tiểu đoàn 11 cao xạ 37 về trấn thủ Ka Tang Đơn vị mới đã đụng ngay đòn

tao ngộ chiến với không quân Mĩ Cả tiểu đoàn đồng loạt nổ súng đánh trả hai phi đội

Thần Sấm của địch (F105) Bầu trời đỏ rực lửa, giặc Mĩ đánh chớp nhoáng đổ bom như trút nước rồi tháo chạy Một xạ thủ đại đội 1/D11 hi sinh trên mâm pháo, ngày 10/8/1966 trở thành ngày giỗ chiến binh đầu tiên trong trận đọ sức với quân thù dưới chân cầu Nhưng chẳng ai nản chí, sờn lòng mà tất cả thề quyết trụ bám trận địa, diệt địch trả thù cho đồng đội, bảo vệ con đường huyết mạch chi viện cho miền Nam, hoàn thành ước nguyện thống nhất nước nhà của Bác

Cây cầu Ka Tang nhiều lần được nối hai bờ bằng dây cáp, cầu treo, bằng đường ngầm,…Tiểu đoàn 11 vẫn trụ vững cho đến khi giặc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh

phá hoại miền Bắc Tuy nhiên, “nguồn hàng hậu phương qua đây phải đổi bằng từng

cấp đến độ căng thẳng

Chấm dứt mùa khô chuyển sang mùa mưa quân ta lại vấp phải lũ Lào, “nước dữ”

đổ về làm ngập rất nhiều địa điểm Hàng chục ngàn công binh, thanh niên xung quanh suốt đêm ngày hạ cây xẻ gỗ lát đường chống lầy cho xe đi qua Vô cùng vất vả nhưng suốt đêm ngày đội xe tải cũng chỉ nhích lên được vài ba chục cây số Địch đánh, trời cản, song đó vẫn chưa phải là cái khó lớn nhất, chưa phải là trở ngại chủ yếu nhất, mà cái khó khăn nhất là không có phương tiện thông tin tương ứng Với một đạo quân

hỗn hợp: xe - pháo - công binh - thanh niên xung phong - kho tàng - giao liên… đông

hơn 2 vạn người, hoạt động trên trận tuyến với chiều dài khoảng 1.000 km, chiều

Ngày đăng: 10/11/2015, 17:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w