Công đoạn lọc và đóng gói

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty mực in Dy Khang (Trang 30 - 39)

3. Quy trình sản xuất mực in

3.7 Công đoạn lọc và đóng gói

3.7.1 Mục đích

Loại bỏ những chất lạ không tan hay những chất lạ trong mực (tạp chất) nhằm đảm bảo độ tinh khiết của sản phẩm mực.

3.7.2 Thiết bị

Thiết bị của quá trình này là máy lọc sử dụng khí nén.

− Máy nén khí: Là một dạng bơm nén khí nhằm cung cấp áp suất đưa mực ra khỏi bồn chứa chuyển vào thùng (phuy) thành phẩm.

− Thiết bị lọc: Bao gồm một ông thép để bao bọc lấy lưới lọc. Lưới lọc có dạng hình túi với các lỗ lọc khoảng 50 µm.

Nguyên lý hoạt động: Mực đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển qua công đoạn lọc và đóng gói thành phẩm. Van dưới đáy bồn chứa được nối với ống vào của thiết bị lọc. Máy bơm khí được mở và hút mực vào trong thiết bị lọc. Ở đây, lưới lọc sẽ cho phép các hạt dưới 10 µm đi qua và đi vào thùng (phuy) chứa qua một ống xả.

3.7.3 Một số yêu cầu

− Kiểm tra lưới lọc xem có bị nghẹt hay không. Nếu có thì đem vệ sinh.

− Kiểm tra thùng (phuy) để chứa thành phẩm xem có móp méo, han gỉ. Nếu không thì bơm mực vào thùng (phuy).

− Khi bơm mực vào thùng (phuy) cần kẹp tĩnh điện để đảm bảo không sinh ra tia lửa điện.

− Nếu thấy mực ra không đều cần tắt máy và kiểm tra vì có thể bị ngẹt lưới lọc.

− Dán nhãn đúng màu sắc, số lot, ngày sản xuất và hạn sử dụng theo sản phẩm.

− Khi vận chuyển vào kho hay giao cho khách hàng cần chú ý nhẹ nhàng và không gây đổ bể thùng (phuy) mực.

4. Một số nguy cơ, sự cố và cách khắc phục 4.1 Nguy cơ và cách khắc phục

Báo cáo thực tập tốt nghiệp công ty mực in Dy Khang 33 đoạn Chuẩn bị nhựa và dung môi Nhập nguyên liệu Nhựa rắn Nhận lộn nhựa

Kiểm tra nhựa rắn có đúng loại, đúng lượng với Phiếu xuất kho (PXK) rồi mới nhận về xưởng

Mang về xưởng Nguy cơ nạp nhựa rắn vào nhầm bồn khuấy

- Khi kéo nhựa về phải đặt thẻ của bồn khuấy lên từng lot nhựa để tránh nhầm lẫn khi nạp nhựa

- Lên đầy đủ các bảng tên để nhận diện các bồn khuấy rõ ràng

Dung môi

Nguy cơ nhận lộn dung môi

Kiểm tra lại dung môi đúng loại, đúng lượng Phiếu xuất Dung môi (PXDM) rồi mới ký nhận mang về xưởng Bơm dung môi Dung môi

Nguy cơ bơm nhầm dung môi từ bồn này sang bồn khác

- Nhận diện rõ ràng các đường dẫn dung môi vào bồn số mấy ( số thứ tự từ 1-6)

- Trước khi bơm phải kiểm tra lại dung môi bơm bồn số mất và mở van cho chính xác

- Sau khi bơm xong phải luôn luôn đóng van lại (2 van: 1 van ở dưới máy bơm, 1 van ở trên bồn khuấy) nhằm tránh tình trạng cơ bơm nhầm thì dung môi cũng không vào bồn khuấy được. bơm xong dung môi thì đem lênh gắn vào bồn khuấy Khuấy nhựa Nạp nhựa Nhựa rắn Nguy cơ nạp lộn bồn

- Kiểm tra xem loại nhựa này nạp ở bồn số mấy theo thẻ bồn và PXK

- Đối chiếu lại xem lệnh sản xuất và PXK có trùng khớp hay không - Kiểm tra lại bồn khuấy có chứa gì trong đó. Tất cả đúng hết rồi mới nạp nhựa vào. Đặc biệt nhựa UA phải nạp theo đúng quy trình riêng của UA

4.2 Sự cố và cách khắc phục 4.2.1 Sự sa lắng

Những chất màu (pigments) hay những chất phụ gia (additives) chứa trong mực bị lắng sẽ làm cho màu mực thay đổi hoặc không đạt mức độ mong muốn.

STT Nguyên nhân – hiện tượng Cách khắc phục

1 Sự sa lắng của các chất màu và chất phụ gia có đường kính hạt và tỷ trọng lớn như: hạt màu trắng Ti02,hạt màu ánh ngọc (pearl pigment) và bột nhôm (aluminium paste) 1. Tăng độ nhớt mực in. 2. Lắc kỹ trước khi dùng (có thể nghiền, lọc lại mực)

2 Chất màu phân tán không tốt. Điều chỉnh lại điều kiện phân tán.

3

Các hạt màu và chất phụ gia có xu hướng kết dính lại thành hạt to hơn.

1. Ngăn chặn việc kết dính giữa hạt màu và chất phụ gia bằng cách thêm vào các tác nhân phân tán. 2. phân tán lại (khuấy, nghiền,

lọc…)

4. 2.2 Độ nhớt thay đổi và hiện tượng keo tụ

Mực bị kết tụ, có độ nhớt cao do sự sai biệt tỷ trọng của các hạt màu hoặc do mực có tính luân chuyển kém:

STT Nguyên nhân – hiện tượng Cách khắc phục

1

Độ nhớt mực thay đổi do dung môi bay hơi

Đóng chặt nắp, bảo quản nơi tốt, mát; kiểm tra và thêm dung môi (nếu cần) hay dùng dung môi khô chậm trong khi in.

2 Trộn hợp nhiều loại mực, mực 1. Kiểm tra mực và dung môi pha 34

hư (souring), hệ dung môi không phù hợp (loại & tỷ lệ).

loãng.

2. Kiểm tra nguồn mực.

3

Mực bị keo tụ, độ nhớt tăng hay có những tương tác khác do phản ứng hoá học của nhựa nền trong mực phản ứng với hardener (trong hệ mực 2 thành phần).

Khi sử dụng mực in hai thành phần, do lượng mực đã pha chất hardener chỉ dùng được trong vòng 1-2 ngày do vậy chỉ nên để lượng mực thừa rất ít.

4

Nhiệt độ tồn trữ thấp làm tăng độ nhớt mực và do nhựa nền không hoà tan gây ra sự keo tụ mực.

Luôn giữ mực ấm.

4. 2.3 Sự phân tách màu

Là hiện tượng phân tách hai lớp màu (từ các màu cơ bản phối với nhau) gây ra sự không đều màu trong suốt quá trình in ấn, đặc biệt là mực in có phối màu trắng.

STT Nguyên nhân – hiện tượng Cách khắc phục

1 Chất màu lắng hay kết dính.

2 Các hạt màu không tương thích nhau.

3 Các pigment có trọng lượng khác nhau

1. Chọn chất pha màu phù hợp. 2. Khuấy thật kỹ mực.

4. 2.4 Sự tạo bọt

Bọt mực tạo thành trong thùng dưới tác dụng của máy khuấy . STT Nguyên nhân – hiện

tượng Cách khắc phục

1 Bơm tuần hoàn mực không tốt, tạo bọt. 2 Trong mực in chưa có chất tạo bọt. 3 Tốc độ khuấy trộn mực quá nhanh

1. Thêm chất chống tạo bọt (anti-foan agent), đủ lượng để tránh tạo những lỗ nhỏ hay những sự cố khác.

2. Cải thiện hệ thống bơm tuần hoàn mực để mực chảy tốt hơn và tránh tạo bọt. 3. Khuấy mực vừa phải để phá vỡ bọt

khí.

4. 2.5 Chất lạ

Những chất lạ dạng hạt chứa trong mực in bị giữ lại trong máng mực hay lưới lọc mực. Điều này gây ra sự cố dao gạt và trục in.

STT Nguyên nhân – hiện tượng Cách khắc phục

1

Những vật lạ nhỏ như: chất phụ gia. Giấy, bụi, lẫn vào mực và hiện tượng tĩnh điện làm bụi dính vào mực

2

Những mẫu vải vụn nhỏ dùng vệ sinh, bìa cứng băng keo ….lẫn vào mực.

3

Khi thêm vào các chất phụ gia như: chất làm trơn ( slipping agent ). Chất chống lắng ( anti- blocking agent) …bị khô sẽ dính với mực làm khó phân tán.

Dùng thiết bị lọc thật kỹ ( tối thiểu là 150 mesh) trước khi in bơm mực vào máng . Hệ thống lọc mực và bơm tuần hoàn mực phải gắn kèm với nhau trong suốt quá trình in.

5. Một số sản phẩm mực in

Công ty mực in Dy Khang thường sản xuất các loại hệ mực sau:

− FAS: Mực in mặt ngoài trên màng PE đã xử lý, màng PP và giấy, màng bao dệt mực có độ bóng và độ bám cao trên PP, PE và giấy

− FWA (gốc nước): Mực in mặt ngoài giấy, mực in có độ bóng và độ bám cao trên giấy Kraff và giấy gói

− GSA(gốc dung môi): Mực in mực ngoài trên màng PE và PP không xử lý, màng nhôm, màng VMCPP, VMPVC

− GSP: Mực in mặt ngoài trên màng PE xử lý và màng PP có và không xử lý, màng nhôm, màng VMCPP, màng VMPVC

− GL_PVC: Mực in mặt trong PVC

− GL_OPP: In mặt trong in và tráng ghép màng BOPP

− GL_PET: Mực in ống đồng theo phương pháp in mặt trong, in và tráng ghép màng BOPET, mực in GL_PET gồm một thành phần (fresh ink) cho mục đích thông thường (dry food, snack food,…) hoặc 2 thành phần (fresh ink+hardener) cho mục đích boiling,frozen,…)

− GSN: In ngoài giấy láng và không láng

− OFFSET: Dùng in mặt ngoài các loại giấy (giấy tập, thùng,…)

Ngoài ra, nhà máy còn sản xuất hệ mực EFA(hệ mực nonto) và nhà máy cũng nhận gia công mực in jet (hệ mực dùng cho máy in). Hiện nay, nhà máy cũng đang tiến hành cho sản xuất mực UV(hệ mực dùng in trên thẻ ATM).

Các loại thùng đựng mực in: thùng 18kg (1); phuy 178kg (2); hộp 2kg (3)

38

(1) (2)

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty mực in Dy Khang (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w