Chỉ tiêu kiểm tra trong quy trình sản xuất

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty mực in Dy Khang (Trang 39)

6. Quy trình kiểm tra

6.1 Chỉ tiêu kiểm tra trong quy trình sản xuất

6.1.1 Công đoạn khuấy Verni

Các chỉ tiêu kiểm tra:

− Đúng dung môi, đúng nhựa, đúng bồn theo lệnh sản xuất.

− Cách nạp nhựa vào bồn khuấy (đặc biệt với nhựa UA có quy trình nạp liệu riêng).

− Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc khuấy.

− Kiểm tra độ nhớt của Verni theo tiêu chuẩn và ra lệnh lấy Verni ra.

6.1.2 Công đoạn phân tán

Các chỉ tiêu kiểm tra:

− Đúng dung môi, đúng Verni, đúng phụ gia phân tán lỏng theo lệnh sản xuất.

− Đúng bồn theo màu quy định.

− Thời gian nạp liệu và thời gian khuấy, tốc độ khuấy của từng bước tiến hành.

− Bồn để chứa mực sau phân tán đã chứa dung môi hay chưa, đúng dung môi hay không.

6.1.3 Công đoạn nghiền

Các chỉ tiêu kiểm tra: − Đúng máy nghiền.

− Tốc độ bơm và tốc độ nghiền. − Nhiệt độ ra của mực.

− Áp suất nghiền mực. − Rây lọc.

− Thời gian nghiền của mực.

− Đúng dung môi nghiền và phụ gia nghiền.

− Độ mịn. Nếu độ mịn đã đạt khoảng 10µm thì cho chuyển paste nghiền cho công đoạn sau.

6.1.4 Công đoạn khuấy chỉnh

Các chỉ tiêu kiểm tra:

− Độ nhớt phải nằm trong khoảng quy định cho phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra bằng cách điều chỉnh lượng dung môi cho vào.

− Màu sắc so với các lô trước bằng cách kéo mẫu sao cho không thấy sự khác biệt giữa hai mẫu.

− Khả năng bám dính của mực lên màng in tương ứng. Độ bám dính phụ thuộc vào lượng nhựa cho vào.

− Độ mịn của mực sau khi cho tất cả các nguyên liệu vào ở quá trình này. Độ mịn này phụ thuộc vào độ min của paste nghiền (độ mịn ≤ 10µm).

6.1.5 Công đoạn lọc và đóng gói

Các chỉ tiêu kiểm tra:

− Cảm quan thùng (phuy) dùng đóng gói. − Rây lọc có bị nghẹt hay không.

− Đúng màu và đánh đúng số lot.

6.1.6 Giao hàng

42

Nhận thông tin khách hàng

Chuẩn bị mẫu kiểm

Kiểm tra các thông số kỹ thuật Dán nhãn Làm bảng thông số kỹ thuật Giao hàng Lưu hồ sơ

6.2 Các chỉ tiêu và dụng cụ kiểm tra 6.2.1 Độ mịn

6.2.1.1 Mục đích

Độ mịn của mực in ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng in ấn trên bao bì, nhất là đối với phương pháp in ống đồng trên bao bì mềm. Kích thước hạt rắn lớn trong mực in có thể làm trầy xước, kéo xọc trên bao bì đã in, gián tiếp làm tăng chi phí sản xuất hoặc thậm chí làm mẻ dao, mòn trục in. Vì thế việc kiểm tra độ mịn của mực được xem là rất quan trọng.

6.2.1.2 Thiết bị (dụng cụ)

− Thước kéo độ mịn: là một khối kim loại dạng hình hộp chữ nhật. Mặt trên có khắc rãnh và được đánh số theo chiều sâu của rãnh, ngành mực in thường sử dụng thước đo có độ sâu từ 0-25µm và 0-100µm.

− Dao gạt: là một khối kim loại − Đơn vị đo: Micromet - µm

6.2.1.3 Phương pháp tiến hành

Trong quá trình sản xuất cuả nhà máy việc kiểm tra độ mịn được thực hiện 3 lần ở các giai đoạn:

− Giai đoạn khuấy phân tán: Kiểm tra sự phân bố, phân tán của các hạt bột màu trong môi trường Verni và dung môi. Quá trình phân tán được xem là đạt nếu không có hiện tượng kết khối bột màu. − Giai đoạn nghiền : Kiểm tra độ mịn thường xuyên (thường ở đầu

mỗi paste) nhằm đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật với thời gian nghiền tối ưu nhất. Đặc biệt đối với một số màu, việc nghiền quá nhiều có thể gây biến màu của mực hoặc biến tính mực in.

− Thành phẩm: Kiểm tra lại lần cuối độ mịn của mực thành phẩm trước khi giao khách hàng

− Tiêu chuẩn độ mịn ≤ 10µm

6.2.2 Độ nhớt

Độ nhớt: được quy ước là thời gian mực chảy hết khỏi lỗ mao quản của cốc đo độ nhớt. Thời gian được xác định từ lúc mực bắt đầu chảy đến khi dòng chảy chuyển từ liên tục sang gián đoạn. Đơn vị tính bằng giây (s).

6.2.2.1 Mục đích

− Trong quá trình in ấn, độ nhớt mực in đóng vai trò rất quan trọng. Việc chỉnh độ nhớt sao cho phù hợp với các thông số máy in được xem là rất cần thiết.

− Hướng dẫn kiểm tra độ nhớt nhằm mục đích kiểm soát độ nhớt bán thành phẩm, thành phẩm ở mức cho phép sao cho phù hợp với tốc độ máy in, cường độ màu và các thông số công nghệ khác của máy in.

6.2.2.2 Thiết bị - dụng cụ

− Ford cup No. 4

− Zahn cup No. 3 (Sheen) − Zahn Jis cup No. 3 (Rigosha). − Đồng hồ bấm giây

Ford cup No.4 (trái) và Jis cup No.3 (phải)

6.2.2.3 Phương pháp tiến hành

Hiện ở nhà máy, việc kiểm tra độ nhớt được thực hiện ở các giai đoạn:

− Giai đoạn khuấy Verni: kiểm tra tính ổn định của Verni, kiểm soát độ nhớt Verni ở khoảng cho phép để không ảnh hưởng đến độ nhớt của mực thành phẩm khi pha. Giai đoạn này dùng Ford cup No. 4.

− Giai đoạn khuấy chỉnh: kiểm tra theo từng giai đoạn trong suốt quá trình chỉnh mực nhằm kiểm soát độ nhớt, cường độ màu theo yêu cầu khách hàng hoặc theo quy định. Giai đoạn này dùng Zahn cup No.3 (Sheen) và Zahn Jis cup No. 3 (Rigosha).

− Giai đoạn kiểm tra thành phẩm trước khi giao hàng: Kiểm tra độ nhớt mực thành phẩm nhằm loại ra những lô mực không đạt trước khi giao cho khách hàng.

− Tiêu chuẩn độ nhớt cho mỗi khách hàng được quy định riêng. Có thể dùng Zahn cup No. 3 (Sheen) hoặc Zahn Jis cup No. 3 (Rigosha) tùy theo từng khách hàng.

− Sai số cho phép của cốc Zahn là ± 3 giây.

6.2.3 Màu sắc

6.2.3.1 Mục đích

Kiểm soát tốt màu sắc mực trước khi in nhằm làm giảm hao phí. Ngoài ra trong nhà máy việc kiểm soát màu sắc các mã số mực đơn nhằm chuẩn hoá các mã số, đồng thời ngăn ngừa sai lệch màu sắc khi pha các màu khác nhau lại với nhau. Hoặc đánh giá chất lượng nguyên liệu.

6.2.3.2 Thiết bị - dụng cụ

− Thước kéo mẫu: Là thanh kim loại hình trụ tròn có đường kính 10 mm, dài 40 cm. Trên đó người ta quấn đều “1” sợi dây tóc bằng kim loại có đường kính từ 0.05 đến 1.5 mm tuỳ theo độ dày yêu cầu của lớp mực. Sợi kim loại có đường kính càng lớn tạo nên lớp mực càng dày.

− Bàn kéo mẫu: Được làm bằng gỗ hoặc kim loại phẳng (kích thước khoảng 200x350x15). Mặt trên được lót một tấm cao su có độ đàn hồi tốt.

− Vật liệu màng để kéo màu: Màng OPP,PET, PVC, PE, PP dệt, giấy….

− Máy so màu: Màu được thể hiện bằng một hệ các giá trị L, a, b cụ thể để phân biệt với màu khác.

− Máy in proof

Máy on proof (trái), máy so màu (giữa) và bản kéo mẫu (phải) Quy ước trong hệ Lab

− L (light): Độ sáng (tối) của mẫu, L = 0 – 100. • L = 0: Vật đen tuyệt đối.

• L =100: Vật trắng tuyệt đối.

− a: Tone màu của mẫu theo ánh đỏ - xanh lá • a > 0: Tone màu của mẫu theo ánh đỏ • a < 0: Tone màu của mẫu theo ánh xanh lá.

− b: Tone màu của mẫu theo ánh Vàng – Xanh dương • b > 0: Tone màu của mẫu theo ánh vàng.

• b < 0: Tone màu của mẫu theo ánh xanh dương.

6.2.3.3Phương pháp tiến hành

Kéo hai mẫu mực cần so sánh về màu sắc và quan sát bằng mắt thường, đánh giá kết quả.

− Cấp 1: Không phân biệt được bằng mắt thường − Cấp 2: Phân biệt được nhưng không đáng kể − Cấp 3: Có khác biệt nhiều

Dùng máy so màu: Đo màu trên mẫu mới và trên mẫu chuẩn. Đánh giá độ chênh lệch Delta E.

Delta E = sqrt((a1-a2)2 + (b1 – b2)2 + (L1 – L2)2)

− Delta E > 3 : Không đạt, mẫu mới không giống mẫu chuẩn. − Delta E ≤ 3: Đạt, mẫu mới và mẫu chuẩn giống nhau.

6.2.4 Độ bám

6.2.4.1 Mục đích

Kiểm soát tốt khả năng bám dính của mực in trên màng. Trong quá trình in ấn, việc kiểm tra độ bám đòi hỏi phải được kiểm tra hết sức nghiêm ngặt. vì độ bám không tốt có thể gây dính lưng, bong dộp mực in làm mất hình ảnh in cần thiết, mất giá trị sản phẩm in (bao bì) làm gián tiếp mất giá trị sản phẩm chứa trong bao bì đó. Đặc biệt, đối với 48

quá trình tráng ghép màng, ngoài việc bám tốt trên màng in, mực in còn đóng vai trò là lớp trung gian liên kết 2 lớp màng lại với nhau.

6.3.4.2 Thiết bị - dụng cụ

− Thước kéo, bàn kéo mẫu màng kéo.

− Băng keo dính, giấy ô li (kích thước 30x30mm)(loại giấy ô li dùng cho vẽ đồ thị hoặc biểu đồ).

6.3.4.3 Phương pháp tiến hành

Dùng băng keo dính dán lên lớp mực đã kéo trên màng. Giật mạnh lớp băng keo khỏi màng. Tính % diện tích mực bị tróc ra trên giấy ô li (bằng cách đếm số ô li có chứa mực chia cho tổng số ô li). So sánh với chuẩn và đưa ra kết luận.

Kết quả:

− Độ bám cấp 1: Diện tích mực chiếm trên giấy ô li nhỏ hơn 20%. − Độ bám cấp 2: Diện tích mực chiếm trên giấy ô li lớn hơn 20%,

nhỏ hơn 30%.

Kết luận

DNTN Dy Khang với tổng diện tích mặt bằng là 7500 m2và lựclượng đội ngũ nhân sự có trình độ kỹ thuật cao có kiến thức chuyên ngành sâu và rộng. Nhà máy chuyên sản xuất các loại mực in cho các phương pháp in như in ống đồng, in flexo, in lụa. Tất cả các sản phẩm này đều được sản xuất trên dây chuyền máy móc hiện đại khép kín nhập từ nước ngoài. Mặc khác nhờ sự chủ động nguồn nguyên liệu từ các nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới như: BASF, CIBA, DIC, SHELL, MOBIL…đã tạo nên sản phẩm mực in ổn định về giá cả, chất lượng cao và cũng như khả năng cung ứng cho khách với năng suất bình quân của Doanh nghiệp khoảng 2500 tấn/năm. Và thường xuyên chiếm thị phần trên 30% thị trường Việt Nam. Khách hàng chính của doanh nghiệp là các Công ty in và sản xuất bao bì (tân tiến, huhtamaki, sapaco, trapaco,…). Doanh nghiệp đang duy trì mức độ tăng trưởng khoảng 15% năm và cố gắng phát huy mức độ tăng trưởng này

Theo xu hướng phát triển của thị trường bao bì trong và ngoài nước, nhà máy đã và đang triển khai nghiên cứu nhiều loại sản phẩm mới đáp ứng cho yêu cầu thân thiện môi trường, bao bì an toàn không chứa Toluene như: Mực ống đồng gốc nước; Mực UV ống đồng, OFFSET; Mực ống đồng gốc dung môi không chứa Toluene;…. Trong tương lai sẽ sớm áp dụng rộng rãi trên thị trường.

Sau gần hai tháng thực tập ở công ty, chúng em đã năm phần nào cơ bản về quy trình sản xuất và tìm hiều một số thiết bị sản xuất cũng như kiểm để làm nên bản báo cáo này. Vì khả năng còn nhiều hạn chế, bản báo cáo này có thể còn nhiều thiếu xót.

Một lần nữa chúng em xin chân thành cám ơn Quý công ty đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em có hai tháng thực tập đầy ý nghĩa.

Tài liệu tham khảo: − Công ty mực in Dy khang, Tài liệu ISO 2010. − http://dykhanginks.com.vn/

− http://www.kythuatin.com/ − http://printmediavn.com/

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty mực in Dy Khang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w