Các nghiên cứu trước đây của một số tác giả Đinh Xuân Tùng và cs 2008 và Lê Thị Thanh Huyền 2012 đã chỉ ra rằng chăn nuôi bò thịt tại vùng Tây Bắc còn gặp nhiều trở ngại, hạn chế như: qu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN CHĂN NUÔI
TRỊNH VĂN TUẤN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ
CHĂN NUÔI BÒ THỊT VÙNG TÂY BẮC
LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN CHĂN NUÔI
TRỊNH VĂN TUẤN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ
CHĂN NUÔI BÒ THỊT VÙNG TÂY BẮC
CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ : 62.62.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
HÀ NỘI - 2015
1 GS.TS Vũ Chí Cương
2 TS Đinh Xuân Tùng
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ ở bất cứ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận án
Trịnh Văn Tuấn
Trang 4và nội dung nghiên cứu, động viên nghiên cứu sinh để hoàn thành luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Viện Chăn nuôi, Phòng Đào tạo
và Thông tin đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn tất các thủ tục bảo vệ luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Mai Văn Sánh, TS Hồ Lam Sơn là cán
bộ phòng đào tạo và Thông tin Đồng thời, tôi xin cảm ơn TS Phạm Kim Cương,
TS Laurie Bonney và TS Stephen Ives là các chuyên gia của dự án ACIAR Bò thịt Tây Bắc đã có nhiều trao đổi và giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La và Điện Biên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cám ơn Bộ môn Dinh dưỡng và Thức ăn chăn nuôi, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông nghiệp đã tạo mọi điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án
Cuối cùng, tôi xin được dành những tình cảm, lời cảm ơn sâu sắc nhất tới toàn thể người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết, đặc biệt là vợ và hai con của tôi đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bản luận án này
Nghiên cứu sinh
Trang 5
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 MỤC TIÊU 1
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 2
4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 3
1.1.1 Tình hình chăn nuôi bò thịt trên thế giới 3
1.1.2 Tình hình chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam 4
1.2 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI BÒ THỊT 7
1.2.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt nông hộ 7
1.2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt bò 11
1.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi bò thịt 16
1.2.4 Chuỗi giá trị và mối liên kết trong chuỗi 18
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 22
1.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 22
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 27
1.4 KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU 41
1.4.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng Tây Bắc 41
1.4.2 Khái quát chung về nông nghiệp hai tỉnh Điện Biên và Sơn La 42
1.5 NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 44
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
Trang 62.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 45
2.1.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 45
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 45
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 45
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 45
2.2.1 Hiện trạng chăn nuôi và thị trường bò thịt vùng Tây Bắc 45
2.2.2 Thử nghiệm một số giải pháp về kỹ thuật nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt nông hộ 45
2.2.3 Thử nghiệm giải pháp thị trường 45
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
2.3.1 Hiện trạng chăn nuôi và thị trường bò thịt vùng Tây Bắc 46
2.3.2 Thí nghiệm tuyển chọn bò đực khối lượng lớn làm giống nhằm nâng cao tầm vóc và khả năng sinh trưởng của bò địa phương 48
2.3.3 Thí nghiệm sử dụng rơm ủ urê và thức ăn tinh nâng cao khả năng tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn cho bò sinh trưởng 50
2.3.4 Thí nghiệm sử dụng bột sắn và bột lá sắn vỗ béo bò 55
2.3.5 Thí nghiệm liên kết nhóm chăn nuôi bò thịt với các tác nhân thị trường kết hợp hệ thống nhận diện sản phẩm 58
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 61
3.1 HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ THỊ TRƯỜNG BÒ THỊT TÂY BẮC 61
3.1.1 Hiện trạng chăn nuôi bò thịt vùng Tây Bắc 61
3.1.2 Hiện trạng thị trường bò thịt vùng Tây Bắc 66
3.2 TUYỂN CHỌN BÒ ĐỰC KHỐI LƯỢNG LỚN LÀM GIỐNG NHẰM NÂNG CAO TẦM VÓC VÀ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BÒ ĐỊA PHƯƠNG 74
3.2.1 Hiện trạng đàn bò địa phương trước thí nghiệm 74
3.2.2 Khối lượng bò đực bố và bò cái mẹ 77
3.2.3 Khối lượng và sinh trưởng của đàn con sinh ra 78
3.2.4 Mối tương quan giữa khối lượng bò đực bố, bò cái mẹ và khối lượng con sinh ra 82 3.3 SỬ DỤNG RƠM Ủ UREA VÀ THỨC ĂN TINH NÂNG CAO KHẢ NĂNG
Trang 7TĂNG KHỐI LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CHO BÒ SINH
TRƯỞNG 86
3.3.1 Thành phần hóa học của thức ăn bổ sung 86
3.3.2 Động thái, đặc điểm sinh khí và giá trị năng lượng trao đổi của rơm ủ urê và thức ăn hỗn hợp 87
3.3.3 Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến tăng khối lượng của bò 88
3.3.4 Tăng khối lượng lý thuyết và khối lượng thực tế tính theo NLTĐ 91
3.3.5 Ước tính lượng năng lượng trao đổi ăn vào được từ chăn thả 93
3.3.6 Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung đến lượng thức ăn bổ sung ăn vào, tổng lượng chất khô thức ăn ăn vào và hệ số chuyển đổi thức ăn 95
3.3.7 Ước tính hiệu quả kinh tế 99
3.4 SỬ DỤNG BỘT SẮN VÀ BỘT LÁ SẮN VỖ BÉO BÒ 101
3.4.1 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn làm thí nghiệm 101
3.4.2 Lượng thức ăn ăn vào 101
3.4.3 Tăng khối lượng của bò thí nghiệm 105
3.4.4 Hiệu quả sử dụng thức ăn 108
3.4.5 Mức dinh dưỡng thu nhận thực tế so với tiêu chuẩn Kearl (1982) 110
3.4.6 Ước tính hiệu quả kinh tế 111
3.5 LIÊN KẾT NHÓM CHĂN NUÔI BÒ THỊT VỚI CÁC TÁC NHÂN THỊ TRƯỜNG KẾT HỢP HỆ THỐNG NHẬN DIỆN SẢN PHẨM 112
3.5.1 Hiện trạng chung của 2 nhóm hộ trước thí nghiệm 112
3.5.2 Kết quả xây dựng mối liên kết cho người chăn nuôi bò 113
3.5.3 Kết quả của sử dụng hệ thống nhận diện sản phẩm trên thị trường 115
3.5.4 Phân phối giá trị gia tăng theo kênh phân phối 117
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 119
1 KẾT LUẬN 119
2 ĐỀ NGHỊ 120
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ACIAR Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia ADF Xơ không tan trong dung môi axit
ARC Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp (Anh)
CRBD Mô hình khối ngẫu nhiên hoàn toàn
CRD Kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn
DTC Dài thân chéo
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc FGD Thảo luận nhóm tập trung
GP Gas Production
HQSDTĂ Hiệu quả sử dụng thức ăn
INRA Viện nghiên cứu nông nghiệp Quốc gia Pháp
Mean (M) Giá trị trung bình
MUB Bánh dinh dưỡng rỉ mật - Urê
NĐ-CP Nghị định - Chính phủ
NDF Xơ không tan trong dung môi trung tính
NLTĐ Năng lượng trao đổi
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NRC Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ
NT Nghiệm thức
NTĐC Nghiệm thức đối chứng
Trang 9TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TDN Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa THI Chỉ số nhiệt - ẩm
TKL Tăng khối lượng
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Sản lượng thịt bò hơi bình quân đầu người một số nước trên thế giới 3
Bảng 1.2 Số lượng bò theo vùng sinh thái qua các năm 2010 - 2014 (nghìn con) 5
Bảng 1.3 Khối lượng và năng suất thịt của bò Vàng Việt Nam 6
Bảng 1.4 Sản lượng thịt bò bình quân theo đầu người 6
Bảng 1.5 Ảnh hưởng của mức dinh dưỡng đến thành phần thân thịt 12
Bảng 1.6 Khả năng tích lũy protein và mỡ theo tuổi (%) 14
Bảng 1.7 Diện tích một số cây trồng chính 43
Bảng 1.8 Số lượng gia súc, gia cầm chủ yếu 43
Bảng 2.1 Ước tính khối lượng phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam 47
Bảng 2.2 Thiết kế thí nghiệm 51
Bảng 2.3 Thành phần của thức ăn tinh (% chất khô) 52
Bảng 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 55
Bảng 3.1 Một số thông tin các hộ được điều tra 61
Bảng 3.2 Quy mô chăn nuôi bò trong các hộ được điều tra 62
Bảng 3.3 Tỷ lệ giống bò trong các hộ chăn nuôi 63
Bảng 3.4 Phương thức chăn thả bò trong các hộ 63
Bảng 3.5 Trữ lượng phụ phẩm nông nghiệp và khối lượng VCK của phụ phẩm nông nghiệp trong các hộ 65
Bảng 3.6 Thu nhập trung bình từ chăn nuôi bò trong 5 năm 65
Bảng 3.7 Số lượng bò bán và tần suất bán bò của các hộ 67
Bảng 3.8 Số lượng bò thu mua hàng tháng của tác nhân thu gom 68
Bảng 3.9 Yêu cầu của các lò mổ ở Hà Nội đối với bò thịt vùng Tây Bắc 69
Bảng 3.10 Tỷ lệ người tiêu dùng thịt bò theo các mức thu nhập khác nhau 71
Bảng 3.11 Lượng thịt bò tiêu thụ/tháng của người tiêu dùng theo các mức thu nhập khác nhau 71
Bảng 3.12 Tỷ lệ người tiêu dùng chọn địa điểm mua thịt bò theo các tiêu chí 72
Bảng 3.13 Tỷ lệ người tiêu dùng sẵn sàng chi trả giá cao hơn 73
Bảng 3.14 Khối lượng cơ thể đàn bò địa phương ở các mốc tuổi (kg/con) 74
Trang 11Bảng 3.15 Tăng khối lượng trung bình của đàn bò điều tra (g/ngày) 76
Bảng 3.16 Khối lượng bò đực bố và bò cái mẹ của các nghiệm thức (kg) 77
Bảng 3.17 Khối lượng cơ thể bê ở các mốc tuổi sơ sinh đến 24 tháng tuổi (kg/con)78 Bảng 3.18 Tăng khối lượng của đàn con sinh ra (g/ngày) 81
Bảng 3.19 Hệ số tương quan giữa khối lượng bò bố, bò mẹ và khối lượng con 83
Bảng 3.20 Phương trình hồi quy ảnh hưởng của khối lượng bò đực bố đến khối lượng con sinh ra (n=60) 83
Bảng 3.21 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn bổ sung 86
Bảng 3.22 Lượng khí sinh ra và động thái sinh khí của các thức ăn bổ sung 87
Bảng 3.23 Thay đổi khối lượng của bò thí nghiệm 89
Bảng 3.24 Tăng khối lượng lý thuyết và khối lượng thực tế tính theo NLTĐ 92
Bảng 3.25 Lượng năng lượng trao đổi (MJ/con/ngày) và vật chất khô thu được (Kg VCK/con/ngày) 94
Bảng 3.26 Lượng thức ăn ăn vào và hệ số chuyển đổi thức ăn 96
Bảng 3.27 Ước tính hiệu quả kinh tế 99
Bảng 3.28 Giá trị dinh dưỡng của thức ăn làm thí nghiệm 101
Bảng 3.29 Lượng vật chất khô, năng lượng trao đổi và protein thô bò thu nhận hàng ngày 102
Bảng 3.30 Lượng vật chất khô, năng lượng trao đổi và protein thô bò thu nhận trên 100 kg thể trọng 104
Bảng 3.31 Tăng khối lượng bình quân của bò qua các giai đoạn thí nghiệm 105
Bảng 3.32 Tiêu tốn vật chất khô, năng lượng trao đổi, protein thô cho 1 kg tăng khối lượng 108
Bảng 3.33 Mức dinh dưỡng thu nhận thực tế so với tiêu chuẩn Kearl (1982) 110
Bảng 3.34 Ước tính hiệu quả kinh tế của vỗ béo 1 con bò 112
Bảng 3.35 Hiện trạng của 2 nhóm hộ tham gia thí nghiệm 113
Bảng 3.36 Sự khác nhau về các hoạt động giữa hai nhóm 114
Bảng 3.37 Hiệu quả bán bò từ mô hình liên kết sản xuất 114
Bảng 3.38 Hiệu quả sử dụng nhãn mác đến giá bán thịt bò 116
Bảng 3.39 Phân phối giá trị gia tăng tạo ra trong kênh phân phối 117
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Sự sẵn có của thức ăn thô xanh trong năm (%) 64Hình 3.2 Sơ đồ chuỗi giá trị bò thịt Tây Bắc 66Hình 3.3 Mối quan hệ giữa khối lượng bò đực giống và khối lượng bê 84Hình 3.4 Lượng khí sinh ra (ml) ở các thời điểm rơm ủ urê và thức ăn hỗn hợp với
dịch dạ cỏ trong điều kiện in vitro 88
Hình 3.5 Sự chênh lệch năng lượng trao đổi giữa thực tế so với tiêu chuẩn Kearl (1982) 111Hình 3.6 Hệ thống nhận diện và quảng bá sản phẩm thịt bò Sơn La 116
Trang 13MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển nông nghiệp bền vững nhờ khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, đặc biệt tài nguyên thiên nhiên là lựa chọn ưu tiên đối với sản xuất nông nghiệp của vùng miền núi phía Bắc Vùng núi Tây Bắc là một trong những vùng nghèo nhất cả nước, chăn nuôi bò thịt là một phần quan trọng trong hệ thống sản xuất của hộ nông dân nhỏ nhờ vào các lợi thế như: đất đai rộng, nguồn lao động gia đình dồi dào, tiềm năng thức ăn sẵn có cao
Các nghiên cứu trước đây của một số tác giả Đinh Xuân Tùng và cs 2008 và
Lê Thị Thanh Huyền (2012) đã chỉ ra rằng chăn nuôi bò thịt tại vùng Tây Bắc còn gặp nhiều trở ngại, hạn chế như: quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, chất lượng con giống chưa cao, phương thức chăn nuôi quảng canh dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên… Đồng thời người sản xuất chưa quan tâm đến thị trường và nhu cầu người tiêu dùng Vì vậy, năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt nông hộ chưa cao như mong đợi
Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ thịt bò của người dân cả nước ngày càng tăng là một trong những cơ hội cho phát triển bò thịt theo hướng hàng hóa Phương thức chăn nuôi bò thịt quảng canh, quy mô nhỏ đang dần dần được thay thế bằng phương thức chăn nuôi bán thâm canh và tiến tới nuôi thâm canh để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng và góp phần ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững cho người chăn nuôi
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế, việc phát triển, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt của vùng Tây Bắc theo hướng hàng hóa được xem như một nhu cầu của cả hai khu vực sản xuất và tiêu dùng Đây là nhu cầu cần thiết đặt ra trong nghiên cứu hiện nay, vì vậy đề tài:
“Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật và thị trường nâng cao năng suất và hiệu
quả chăn nuôi bò thịt vùng Tây Bắc”, đã được tiến hành
2 MỤC TIÊU
- Xác định một số trở ngại chính và tiềm năng để nâng cao năng suất và hiệu quả của chăn nuôi bò thịt nông hộ
Trang 14- Xác định một số giải pháp kỹ thuật và thị trường nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt nông hộ
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Đề tài luận án đã xác định được một số trở ngại chính, đồng thời xác định được tiềm năng của địa phương đối với chăn nuôi bò thịt nông hộ vùng Tây Bắc
- Đã xác định được một số giải pháp kỹ thuật về giống, nuôi dưỡng và giải pháp thị trường nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi bò thịt
- Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo, làm tài liệu giảng dạy cho các cơ sở đào tạo, các cơ quan khuyến nông và bà con nông dân áp dụng
4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đề tài luận án sử dụng phương pháp từ nghiên cứu đến tác động với cách tiếp cận từ dưới lên nên các giải pháp gắn liền với thực tiễn sản xuất
- Đối tượng nghiên cứu tập trung vào giống bò Vàng địa phương, là giống bò chiếm đa số trong chăn nuôi nông hộ vùng Tây Bắc, trong khi các nghiên cứu trước đây chủ yếu trên bò lai
- Các thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nông hộ, những kết quả của nghiên cứu có thể áp dụng cho sản xuất một cách thuận tiện
- Đã kết hợp giữa giải pháp kỹ thuật và giải pháp thị trường để khắc phục trở ngại, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt trong nông hộ
Trang 15Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1 Tình hình chăn nuôi bò thịt trên thế giới
Năm 2012 thế giới có trên 1485,2 triệu con trâu và bò, trong đó riêng đàn bò
có khoảng 960 triệu con
1.1.1.1 Sản lượng thịt bò
Sản lượng thịt bò của thế giới năm 2012 đạt 63,28 triệu tấn, trong đó các nước châu Á là 14,18 triệu tấn, chiếm 22,41% sản lượng thịt bò thế giới, chứng tỏ sản lượng thịt bò của châu Á rất thấp so với phần còn lại của thế giới Nguyên nhân chính là do bò ở khu vực châu Á có khối lượng cơ thể bé, khả năng sinh trưởng thấp và sinh sản chậm
Hai nước có sản lượng thịt bò cao nhất thế giới là Brazil và Mỹ (9.299,96 và 3.003,03 triệu kg), tuy nhiên bình quân đầu người cao nhất là Úc (63,35 kg/người/năm), Argentina (59,80 kg/người/năm)
Bảng 1.1 Sản lượng thịt bò hơi bình quân đầu người một số nước trên thế giới
Quốc gia Dân số
(triệu người)
Sản lượng thịt bò (triệu kg)
Bình quân đầu người (kg/người/năm)
Trang 16và á nhiệt đới được tạo ra từ bò Brahman (có u) với các giống bò chuyên thịt châu
Âu (không có u) như Santa Gertrudis, Brangus, Braford, Beefmaster (Mỹ), Brahmousin, Chabray (Pháp); Droughtmaster (Úc) Đặc điểm nổi bật của giống bò chuyên dụng thịt là có thân hình to, con cái trưởng thành nặng từ 500 - 800 kg; con đực trưởng thành nặng từ 900 - 1.400 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 60 - 65%, thích nghi với nuôi chăn thả và vỗ béo Giống bò nuôi lấy thịt ở các nước khu vực châu Á là các giống bò địa phương nhiệt đới có u và không có u kiêm dụng cày kéo, thịt và sữa Một số nước vùng Trung và Nam Á có giống bò năng suất cao như bò Red Sindhi, Sahiwal, Tharparkar
1.1.2 Tình hình chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp với cây lúa nước là cây trồng chính
Bò được nuôi trong các hộ gia đình nông dân với mục đích chính là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: cày ruộng, lấy phân, kéo xe Bò được nuôi nhiều ở vùng trung du, miền núi và ven biển đất cát nhẹ Mùa Đông ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam là thời gian bò bị thiếu hụt thức ăn trầm trọng và phải sống trong môi trường sống bất lợi như quá lạnh, quá nóng, bệnh dịch và thiếu nước Quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiên này đã hình thành nên giống bò địa phương của ta (bò Vàng Việt Nam), có tầm vóc nhỏ nhưng dễ nuôi, khả năng chịu đựng kham khổ
và chống đỡ bệnh tật tốt
Những năm gần đây, quá trình cơ giới hóa nông thôn đã chuyển mục đích nuôi bò từ cày kéo sang mục đích sản xuất thịt và sữa Mặc dù vậy, con bò vẫn giữ
vị trí quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, vì những lý do sau:
- Tăng sản phẩm thịt cho xã hội,
- Tăng thu nhập cho người chăn nuôi,
- Giải quyết sức kéo cho những vùng chưa có điều kiện cơ giới hóa,
- Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, các phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp
chế biến để tạo ra những sản phẩm có giá trị cho xã hội,
- Cung cấp phân bón cho trồng trọt,
- Góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn
1.1.2.1 Số lượng bò
Tổng đàn bò thịt của Việt Nam đến ngày 31/12/2014 là 5.006 nghìn con
Trang 17(bảng 1.2) Do điều kiện tự nhiên khác nhau, sự phân bố đàn bò không đều giữa các vùng sinh thái, cao nhất cả nước là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, tiếp đó là vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ là vùng có số lượng
Đồng bằng sông Cửu Long 678 654 615 627 654
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014
1.1.2.2 Năng suất và sản lượng thịt bò
Bò thịt nước ta chủ yếu là giống bò Vàng (chiếm gần 70% tổng đàn) có tầm vóc bé, tăng trưởng chậm và tỷ lệ thịt thấp Bò Vàng 24 tháng tuổi con cái đạt 150 -
160 kg, con đực đạt 175 - 190 kg Tăng khối lượng bình quân từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi đạt 190 - 220 g/con/ngày, tỷ lệ thịt tinh thấp từ 32 - 33% (Lê Quang Nghiệp, 1984) Khối lượng sống thấp và tỷ lệ thịt tinh thấp nên sản lượng thịt tinh của một bò chỉ đạt từ 50 - 60 kg
Hiện nay, trong các sản phẩm chăn nuôi của nước ta thì thịt lợn đang chiếm
tỷ lệ 60 - 70% tổng sản lượng thịt sản xuất ra hàng năm Trên thế giới, bình quân về
tỷ lệ thịt lợn chỉ chiếm khoảng 40% tổng sản lượng thịt sản xuất ra, còn khoảng 30% là thịt bò và trên 20% các loại thịt khác, trong khi đó tại Việt Nam, sản lượng thịt bò chỉ chiếm 6 - 7% tổng sản lượng thịt sản xuất ra
Trang 18Bảng 1.3 Khối lượng và năng suất thịt của bò Vàng Việt Nam
Khối lượng trưởng thành kg/con 180 250
Nguồn: Đinh Văn Cải, 2007
Từ năm 2010 đến năm 2014, sản lượng thịt tăng chậm với tốc độ tăng bình quân là 6,39 - 6,95%/năm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân của thịt lợn (20,66%/năm) và thịt gia cầm (11,36%) Tổng sản lượng thịt bò hơi năm 2014 của Việt Nam là 292 triệu kg, bình quân đầu người là 3,23 kg/người/năm trong khi trung bình của thế giới là khoảng 9 kg/người/năm (Tổng cục Thống kê, 2014)
Bảng 1.4 Sản lượng thịt bò bình quân theo đầu người
2010 2011 2012 2013 2014
Sản lượng thịt bò hơi (1.000 tấn) 278 287 294 285 292 Dân số (1.000 người) 86.932 87.840 88.772 89.708 90.728 Sản lượng theo đầu người
(kg/năm)
3,21 3,27 3,31 3,18 3,23
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014
1.1.2.3 Xu hướng chăn nuôi bò thịt
Chăn nuôi bò thịt chủ yếu là ở nông hộ với quy mô 2 - 5 con, một số hộ khoảng 10 con, số hộ nuôi trên 30 bò/hộ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ Người chăn nuôi chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, nuôi chăn thả hoặc bán chăn thả, chưa đầu tư nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh Những năm gần đây đang có xu hướng chăn nuôi bò thịt trang trại với quy mô lớn hơn Đã có một số doanh nghiệp đầu tư
Trang 19trang trại nuôi bò thịt nhưng quy mô mới khoảng 200 con, cá biệt có trang trại chăn nuôi với quy mô hàng chục nghìn con như trang trại của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (Chiến lược đầu tư phát triển Nông nghiệp của Tập đoàn HAGL) Đây là mô hình chăn nuôi mới xuất hiện, phương thức chăn nuôi tập trung nhưng với các giống bò chủ yếu nhập nội và thức ăn chăn nuôi bán công nghiệp Trong khí đó, ở những vùng núi khó khăn như môi trường chăn nuôi khắc nghiệt về thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, thiếu thức ăn nghiêm trọng và phương thức chăn nuôi quảng canh thì các giống bò nội là phương án chăn nuôi hiệu quả và phù hợp nhất với quy
mô nhỏ
1.2 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI BÒ THỊT
1.2.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt nông hộ
Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò thịt nông hộ Mặc dù đây là hình thức chăn nuôi có nhiều ưu điểm như dễ quản lý, không phải đầu tư lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro về dịch bệnh, chất lượng sản phẩm không đồng đều và hiệu quả thấp Để giải quyết vấn
đề này các tác động đơn thuần về kỹ thuật sẽ không đem lại hiệu quả (Lê Viết Ly, 1995) Vì vậy, việc liên kết những người chăn nuôi nhỏ lẻ lại với nhau, sản xuất theo một qui trình kỹ thuật chung, tạo ra số lượng sản phẩm lớn, đồng bộ về chất lượng thì mới thu hút được các tác nhân thị trường nâng cao thu nhập, ổn định chất lượng
và số lượng để tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm Tuy nhiên, để thực hiện được điều này chúng ta cần phải xem những yếu tố nào ảnh hưởng đến chăn nuôi bò thịt nông hộ của các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và các tỉnh vùng Tây Bắc nói riêng
1.2.1.1 Yếu tố tự nhiên
Thời tiết khí hậu không những ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể gia súc mà còn tác động đến sự phát triển của cây cỏ trên đồng cỏ và các nguồn thức ăn thô xanh khác, nghĩa là tác động gián tiếp đến chăn nuôi bò thịt thông qua nguồn thức
ăn của chúng Sự phân bố của lượng mưa cũng ảnh hưởng đến chăn nuôi bò thịt Mùa mưa, cỏ dồi dào, bò phát triển tốt, ngược lại, vào mùa khô, cây cỏ không phát
Trang 20triển được, bò bị thiếu thức ăn nên tăng trọng kém
Đất cũng ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt Ở các tỉnh miền núi có trên 70% diện tích là đồi núi và đất dốc, đất nghèo dinh dưỡng ảnh hưởng đến năng suất của nguồn thức ăn tự nhiên
Nước có vai trò quan trọng cho sự phát triển bò thịt bởi vì nó ảnh hưởng tới
sự sinh trưởng và phát triển của cỏ, nguồn thức ăn tự nhiên chủ yếu cho phương thức nuôi quảng canh Ở các nước nhiệt đới thường có hai mùa trong năm là mùa mưa và mùa khô, trong mùa mưa lượng thức ăn tự nhiên cơ bản đủ cung cấp cho bò, mùa khô do thiếu nước nên cỏ kém phát triển dẫn đến lượng thức ăn tự nhiên thiếu
1.2.1.2 Yếu tố kỹ thuật
Giống giữ vị trí rất quan trọng trong việc cải tiến di truyền, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi Trong chăn nuôi bò thịt, con giống cần chọn lọc lai tạo phải theo mục đích của sản xuất là lấy thịt, giống bò thịt phải đạt được yêu cầu về tầm vóc, tỷ lệ thịt xẻ cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của vùng Thành tựu khoa học trên thế giới về công tác cải tạo giống vật nuôi nói chung đã khẳng định “con đường nhanh nhất để cải tạo chất lượng giống vật nuôi là sử dụng giống có nguồn gen cao sản của thế giới để lai tạo với các giống nội, tạo ra con lai thương phẩm năng suất cao, chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu”
Theo Nguyễn Quốc Đạt và cs (2008), khi cùng sử dụng khẩu phần nuôi vỗ béo trong thời gian 84 ngày, có sự chênh lệch đáng kể về khối lượng và chất lượng thịt giữa các giống bò khác nhau Bò thuần Droughtmaster 22 tháng tuổi cho tăng trọng 1,552 kg/con/ngày cao hơn bò Brahman thuần 19 tháng tuổi (1,183 kg/con/ngày) và hơn hẳn bò lai Sind 21 tháng tuổi (0,952 kg/con/ngày) Tỷ lệ thịt
xẻ đạt rất cao 53,21 - 58,12%, tỷ lệ thịt tinh đạt 40,39 - 45,49% Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò thí nghiệm trong cả 3 lô đều khá cao, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng lần lượt là 8,37; 6,90; 6,29/kg VCK đối với bò lai Sind, Brahman và Draughtmaster thuần Nguyễn Hữu Văn và cs (2009) cho thấy trong cùng một điều kiện chăn nuôi, bò lai Sind thể hiện sự vượt trội về các chỉ tiêu tầm vóc, khối lượng
và tăng trọng so với bò nội Tuy nhiên, trong những điều kiện chăn nuôi quảng canh và tận dụng như vùng Tây Bắc của nước ta thì cũng rất khó khai thác hết tiềm
Trang 21năng về giống cao sản so với con giống địa phương
Thức ăn cho bò ở nước ta chủ yếu là tân dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp Tuy nhiên, đồng cỏ tự nhiên đang dần dần bị mất đi do sự phát triển của cây công nghiệp và trồng rừng (Trương La và cs., 2008) hoặc do chính sách tư hữu rừng
và đất của chính phủ (trích dẫn bởi Hoàng Mạnh Quân và cs., 2009) Đồng thời, chất lượng của các đồng cỏ rất kém vì thiếu phân bón, nguồn nước và quản lý không phù hợp (Lê Viết Ly, 1995) Thức ăn cho bò thường thiếu hụt trầm trọng vào mùa khô ở Tây Nguyên (Trương La và cs., 2008) hoặc mùa đông ở vùng núi phía Bắc (Tra, Hoang Thi Huong, 2010) Để giải quyết những khó khăn này, nông dân thường tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp cho chăn nuôi bò Phụ phẩm nông nghiệp bao gồm rơm, thân cây ngô, áo ngô, lõi ngô, thân lá lạc, ngọn và lá mía, rỉ mật, lá và bột bã sắn (trích dẫn bởi Trương La, 2010) Bên cạnh đó, hoạt động trồng cỏ nuôi bò cũng
là một giải pháp hữu hiệu để chủ động nguồn cung cấp thức ăn và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi Đinh Xuân Tùng và cs (2008) đã chỉ ra rằng trồng cỏ có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt Nghiên cứu tại 4 vùng sinh thái khác nhau (Miền núi Phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên) cho thấy, nhóm hộ có hiệu quả chăn nuôi cao là các hộ đang áp dụng hệ thống trồng cỏ và chăn nuôi bò thịt Hiệu quả kỹ thuật của các cơ sở chăn nuôi ở các vùng sinh thái nhìn chung còn thấp Điều này cho thấy tiềm năng tăng sản lượng sản phẩm đầu ra còn rất lớn so với các mức vật tư đầu vào hiện tại Một số giống cỏ nhập nội đã được trồng thử và chọn lọc nhưng hiện nay mới chỉ được trồng ở một số
cơ sở chăn nuôi bò giống và một số rất ít các địa phương
Nói chung, việc đưa tiến bộ kỹ thuật, thức ăn và nuôi dưỡng bò thịt ở nước ta còn nhiều hạn chế, tình trạng bò bị thiếu thức ăn, nhất là vào mùa khô và bị thiếu dinh dưỡng vẫn còn khá phổ biến Khẩu phần dinh dưỡng là một trong những yếu tố không những tác động đến sinh trưởng của bò mà còn là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất và khả năng chống chịu thời tiết lạnh
1.2.1.3 Yếu tố tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất của chăn nuôi bò thịt chủ yếu là chăn nuôi theo nông hộ nhỏ
lẻ nên không có sự thống nhất về qui trình kỹ thuật bao gồm cả các yếu tố giống,
Trang 22phương thức chăm sóc và đầu tư Với cách tổ chức như vậy, sản phẩm bò thịt sản xuất trong cùng một vùng khó có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về: (i) tính sẵn có: khi khách hàng có nhu cầu thì khó có thể cung cấp với đầy đủ số lượng trong thời gian nhất định và (ii) về chất lượng: chất lượng sản phẩm của từng hộ nhỏ lẻ sẽ khác nhau nên khó tạo sự ổn định và đồng đều về chất lượng
Vì vậy, khả năng cạnh trạnh của người chăn nuôi trong giao dịch và khả năng cạnh tranh thị trường của sản phẩm rất thấp Người chăn nuôi nhỏ luôn ở thế bất lợi khi bán sản phẩm nên cần thiết phải tổ chức lại sản xuất thông qua sự liên kết
1.2.1.4 Yếu tố kinh tế và thị trường
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong các mắt xích quan trọng quyết định sản xuất chăn nuôi bò thịt, sự ổn định của thị trường là động lực giúp cho chăn nuôi bò thịt phát triển vì nó không chỉ trực tiếp liên quan tới cung, cầu, giá cả mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi Bên cạnh đó, việc đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mua con giống, cải tạo hay trồng mới đồng
cỏ chăn nuôi, thúc đẩy quá trình xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh sản phẩm
là cần thiết cho phát triển thị trường bò thịt Hiện nay, nông sản Việt Nam nói chung và thị trường bò thịt nói riêng rất khó tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm do quy mô nhỏ lẻ phân tán và thương hiệu sản phẩm không có nên khả năng cạnh tranh thị trường thấp
1.2.1.5 Yếu tố văn hoá dân tộc
Mỗi dân tộc đều gắn liền với một hệ thống sản xuất riêng của mình, vùng Tây Bắc với các nhóm dân tộc gắn liền với hệ thống sản xuất như: (i) nhóm dân tộc Tày và dân tộc Thái có hệ thống sản xuất đa dạng, chăn nuôi trâu để cày kéo và nuôi bò thịt với số lượng lớn và (ii) nhóm dân tộc H’mông và Dao thì chủ yếu là hệ thống canh tác trên nương, nuôi bò với số lượng ít hơn nhưng bò to hơn, nuôi vỗ béo hiệu quả hơn các dân tộc khác Tra (2011) cho biết: Trong khi đồng bào H’mông nuôi bò thịt theo phương thức cắt cỏ, thức ăn mang về nhà và cho ăn tại chuồng là chủ yếu thì đồng bào Tày (Bắc Kạn) lại chăn thả tự do hay chăn thả một phần thời gian Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng chỉ ra: Mặc dù trình độ giáo dục văn hóa chung của đồng bào H’mông thấp hơn so với các cộng đồng thiểu số
Trang 23khác, họ lại là người chăn nuôi bò thịt tốt nhất Lý do cho sự khác biệt này là đồng bào H’mông thường sống trên núi cao nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi như: Nước ít và hiếm, đất đai xấu và hẹp, cây trồng năng suất thấp Để sinh tồn,
họ cần phải khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên này theo phương thức tiết kiệm và hiệu quả nhất
Ngoài ra, còn một số yếu tố ảnh hưởng khác như: giao thông; các chính sách địa phương, thú y…
1.2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất của bò thịt
Năng suất thịt là chỉ tiêu quan trọng và thông dụng để đánh giá sức sản xuất thịt của gia súc Chỉ tiêu này được đo gián tiếp theo mức tăng khối lượng của gia súc sau một thời gian nuôi hoặc được đo trực tiếp theo chỉ tiêu tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh so với tổng khối lượng của gia súc Để xác định năng suất thịt trong chăn nuôi bò, các nhà nghiên cứu thường sử dụng các chỉ tiêu:
- Khối lượng cơ thể,
- Tăng khối lượng,
Giống bò là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất thịt Cùng một chế
độ chăm sóc nuôi dưỡng nhưng khác nhau về phẩm chất giống sẽ cho khối lượng
sản phẩm khác nhau Bò Bos Indicus thông thường cho tỷ lệ thịt xẻ cao hơn so với
bò Bos Taurus 1,5 - 2%, con lai với bò châu Âu có chiều hướng trung gian hoặc giống bò Bos Indicus (Burns và cs., 2001)
Theo Vũ Văn Nội và cs (1995), trong điều kiện chăn nuôi và bổ sung thức
ăn thô như nhau F1 (Charolais x bò nội) đạt tăng khối lượng 556 g/ngày; F1
(Simental x bò nội) đạt 520 g/ngày; F1 (Redshindhi x bò nội) chỉ đạt 368 g/ngày Trong điều kiện nuôi dưỡng với khẩu phần tốt, bê lai F1 Charolais 6 tháng tuổi đạt khối lượng 144,1 kg; 12 tháng tuổi đạt 244,7 kg và 18 tháng tuổi đạt 320,7
Trang 24kg, các chỉ số này đối với con lai F1 Droughmaster lần lượt là 128,5 kg; 193 kg
và 233,4 kg (Đinh Văn Cải, 2006)
Để nâng cao năng suất thịt của các giống bò địa phương, người ta thường sử dụng những giống bò thịt chuyên dụng để lai cải tạo Chương trình lai với các giống cao sản nhập nội, kết hợp với các hệ thống vỗ béo khác nhau đã được triển khai phổ biến rộng rãi trên nhiều nước, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao khả năng tăng trọng, khả năng cho thịt của các giống bò địa phương Kết quả của Rodriguez-Voigt và cs (1997) cho thấy bò lai các giống khác nhau có ảnh hưởng đến khối lượng lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm cũng như có ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng hàng ngày của bò, nhưng không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu chất lượng thịt Tuy nhiên, tác giả cũng đưa ra kết luận rằng việc cải thiện chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng tăng trọng và khối lượng thịt xẻ của bò nuôi đa mục đích
Zhou và cs (2001) điều tra tại Trung Quốc cho thấy, con lai giữa bò Vàng
và bò Simmental hay Limousin mổ thịt với cùng khối lượng cơ thể cho khối lượng thân thịt cao hơn tương ứng 8,4% và 19,3% so với bò Vàng thuần Tác giả cũng cho biết khối lượng thân thịt của bò Vàng sẽ được cải thiện bằng lai tạo và chế độ dinh dưỡng tốt hơn
1.2.2.2 Nuôi dưỡng
Ngoài ảnh hưởng của giống, năng suất thịt của bò cũng phụ thuộc nhiều vào chế độ nuôi dưỡng Có thể thấy mức độ ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng khác nhau đến thành phần của các mô trong thân thịt của bò qua kết quả thí nghiệm trong bảng 1.5 Mức dinh dưỡng cao thì tỷ lệ mỡ trong thân thịt cao còn tỷ lệ cơ, mô liên kết, xương và sụn thấp; mức dinh dưỡng thấp thì ngược lại
Bảng 1.5 Ảnh hưởng của mức dinh dưỡng đến thành phần thân thịt Mức dinh
dưỡng
Tỷ lệ các mô trong thân thịt (%)
Trang 25Về chế độ dinh dưỡng nuôi bò thịt, nuôi dưỡng gia súc theo chế độ dinh dưỡng bậc thang tức là luôn tăng dần mức dinh dưỡng trong suốt quá trình nuôi có thể nâng cao khả năng sản xuất và hiệu quả hơn so với chế độ nuôi dưỡng cho ăn tự
do trong suốt quá trình nuôi (Rosi và cs., 2001) Tăng mật độ protein thô của khẩu phần ăn hạn chế nhằm đạt được lượng protein thô ăn vào tương đương với khẩu phần ăn tự do nhưng không làm tăng khả năng sản xuất (Rosi và cs., 2000)
Cole và Hutcheson (1990) chỉ ra rằng khi tăng mật độ protein thô từ 12% lên 16% đã nâng cao khả năng tăng khối lượng hàng ngày của bò, lý do là khi lượng VCK ăn vào giảm thì việc tăng mật độ protein thô của khẩu phần đã làm tăng tổng lượng protein thô ăn vào Tác giả cũng khuyến cáo rằng đối với bò đực thiến, trong
28 ngày đầu của giai đoạn nuôi vỗ béo phải được ăn khẩu phần ăn có mật độ protein thô thấp nhất là 12,5% để có thể cải thiện được lượng VCK ăn vào và đảm bảo tăng khối lượng hàng ngày cao
Khẩu phần thức ăn là yếu tố quan trọng, bò không thể cho năng suất cao khi nguồn thức ăn không ổn định hoặc thức ăn kém chất lượng Khẩu phần thức ăn khác nhau cho tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh, tỷ lệ mỡ khác nhau Loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ thịt Theo Lê Viết Ly (1995) tỷ lệ thịt xẻ của bò thịt nuôi bằng khẩu phần có tỷ lệ thức ăn thô cao đạt 58% trong khi với khẩu phần có tỷ
lệ thức ăn tinh cao đạt hơn 60%
Hàm lượng protein thô khác nhau trong khẩu phần làm ảnh hưởng đến năng suất thịt bò Thí nghiệm nuôi vỗ béo bò Vàng Việt Nam ở độ tuổi 15 - 18 tháng bằng các khẩu phần có tỷ lệ protein thô 10% (lô 1), 13% (lô 2), 16% (lô 3) và 19% (lô 4); sau 74 ngày nuôi thí nghiệm đã cho kết quả: khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ thấp nhất ở lô 1 (92,3 kg; 46,4%) và cao nhất ở lô 4 (108,5 kg; 48,8%); khối lượng thịt tinh biến động từ 68,0 kg (lô 1) đến 79,7 kg (lô 4) (Đinh Văn Dũng và cs., 2009)
Tỷ lệ xơ cao trong khẩu phần cũng làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất thịt của bò Thí nghiệm trên bò lai Sind có độ tuổi 18 - 24 tháng, sử dụng khẩu phần ăn có
tỷ lệ lõi ngô khác nhau trong thức ăn hỗn hợp lô 1 (10%), lô 2 (20%) và lô 3 (30%); kết quả sau thời gian nuôi 90 ngày, bò nuôi tại các lô có tỷ lệ lõi ngô cao thì năng suất thịt thấp hơn các lô có tỷ lệ thấp; tỷ lệ thịt xẻ giảm dần từ lô 1 (47,5%) đến lô 3 (45%);
Trang 26tỷ lệ thịt tinh cũng giảm tương tự từ lô 1 (39,9%) đến lô 3 (37,7%) (Trương La, 2010)
1.2.2.3 Tuổi mổ thịt
Tuổi mổ thịt bò phụ thuộc vào mục đích chăn nuôi và giống, thông thường các cơ sở chăn nuôi lấy thịt, bò được mổ thịt vào 15 - 18 tháng tuổi, nếu nuôi kết hợp thì mổ thịt muộn hơn
Khối lượng và thành phần, hình thái học của cơ thể thay đổi theo tuổi trong quá trình phát triển của cơ thể Dưới 12 tháng tuổi, sự lớn lên của cơ thể chủ yếu là kết quả của sự tích luỹ các mô cơ và xương, đến 18 tháng tuổi sự tích lũy protein, tức là sự phát triển của tế bào cơ vẫn nhanh, còn tỷ lệ tương đối của mô xương có
xu hướng giảm thấp Sau 18 tháng tuổi tốc độ tăng trưởng của tế bào cơ giảm, hàm lượng nước giảm, sự tích luỹ mỡ tăng lên (giá trị năng lượng tăng), còn mô liên kết giảm, khối lượng thịt và mỡ tăng (Nguyễn Xuân Trạch, 2004) Tuổi càng cao thì sự tích luỹ mỡ dưới da và mỡ nội tạng càng tăng lên Khi tuổi tăng lên thì hàm lượng tương đối của xương và mô liên kết giảm còn tỷ lệ thịt và mỡ sẽ tăng lên Khi mổ thịt ở 18 tháng tuổi mỡ tích luỹ trong cơ bắp cao hơn mỡ nội tạng Sau 18 tháng tuổi, do sự thay đổi trao đổi chất, khả năng tích luỹ nitơ giảm, còn tích luỹ mỡ tăng
Bảng 1.6 Khả năng tích lũy protein và mỡ theo tuổi (%)
Nguồn: Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004
Tuổi mổ thịt phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng, tốc độ sinh trưởng của giống bò và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, bò chuyên thịt châu Âu có thể mổ thịt sớm hơn giống bò địa phương, bò Vàng Việt Nam tuổi mổ thịt khoảng 24 tháng tuổi, có hiệu quả kinh tế cao nhất (Lê Quang Nghiệp, 1984) Bò Charolais nuôi thâm canh cao có thể được mổ thịt lúc 12 - 15 tháng tuổi với khối lượng đạt 400 -
500 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 60% trong khi đó bò Brahman nuôi quảng canh trên đồng cỏ (vỗ béo 90 ngày trước khi mổ thịt) lúc 48 tháng tuổi mới đạt khối lượng
400 - 500 kg Tỷ lệ các cơ quan nội tạng sẽ giảm theo tuổi nhưng ngược lại độ béo
sẽ tăng dần lên, những bò có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn 66% thì thường là tỷ lệ mỡ trong
Trang 27thịt quá cao (Lê Viết Ly, 1995)
1.2.2.4 Tính biệt và thiến
Tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh phụ thuộc vào tính biệt, cùng độ tuổi vỗ béo và mổ thịt thì tỷ lệ thịt xẻ của bò đực luôn cao hơn bò cái Điều này có thể giải thích được
vì bò cái cơ quan sinh sản phát triển hơn (Lê Viết Ly, 1995)
Rodriguez-Voigt et al (1997) cho biết việc thiến bò đực trước khi đưa vào
vỗ béo có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng thịt xẻ, nếu bò đực được để nguyên không thiến cho tới khi trưởng thành, chúng sẽ sinh trưởng nhanh hơn và cho nhiều thịt hơn nhưng các sản phẩm thịt này đều ở mức phẩm cấp thấp hơn bởi lượng mỡ dắt thấp Đối với bò đực tơ lỡ thiến, tốc độ tổng hợp và phân giải protein cơ đều bị giảm đi trong suốt giai đoạn nuôi dưỡng hạn chế nhưng chúng sẽ tăng nhanh vào giai đoạn nuôi thỏa mãn tiếp theo
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bò đực không thiến đạt tốc độ sinh trưởng cao hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn nên chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn so với đực thiến Tuy nhiên, sự tích luỹ mỡ trong cơ bắp ở bò đực thiến cao hơn và sớm hơn bò đực không thiến Bò cái chậm lớn hơn bò đực cùng tuổi (Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm, 2004)
1.2.2.5 Môi trường chăn nuôi
Môi trường ảnh hưởng đến sức sản xuất thịt bò trong quá trình nuôi và vỗ béo như thời tiết - khí hậu, các yếu tố về lý hóa và các yếu tố về sinh học Những yếu tố này có liên quan lẫn nhau và ảnh hưởng đến sức khoẻ và sức sản xuất thịt của bò Trong các yếu tố này thì ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường là yếu tố được quan tâm nhiều nhất (Nguyễn Xuân Trạch, 2004) Nhiệt độ, độ ẩm, cường độ chiếu sáng, lượng mưa… đều có những ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể gia súc Dịch bệnh, ký sinh trùng, chất lượng thức ăn, nước đều có ảnh hưởng đến trao đổi chất
và tác động tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của chúng
Ở các nước nhiệt đới, bò thường bị stress nhiệt, khi bò bị stress nhiệt thì lượng thức ăn ăn vào giảm 10 - 15%, tăng khối lượng cũng bị giảm (Đinh Văn Cải, 2006) Để đánh giá mức độ stress của bò do ảnh hưởng của môi trường, người ta thường dùng chỉ số nhiệt - ẩm (THI) Với bò thì THI <70 là thoải mái, THI = 72 -
Trang 2879 là cảnh báo, THI = 80 - 89 là nguy hiểm và THI ≥ 90 là khẩn cấp
1.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi bò thịt
Đối với hoạt động chăn nuôi bò, hiệu quả kinh tế được hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào (giống, kỹ thuật, thức ăn, lao động và các yếu tố khác) hợp lý nhằm đạt được mục đích sản xuất (giá bán cao,
ổn định, tăng thu nhập) một cách tối ưu cho người chăn nuôi
Theo Lê Đức Ngoan và Đặng Thanh Giang (2008), hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò thịt chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố quy mô nuôi, mức đầu tư (vốn, lao động, thức ăn), giá bán, người mua, thời điểm bán Các hộ có quy mô nuôi lớn, mức đầu tư cao hơn bán bò trực tiếp cho các lái buôn lớn thu được hiệu quả cao hơn những hộ khác Theo Hoàng Mạnh Quân và cs (2009) thu nhập từ chăn nuôi
bò chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó: thời gian nuôi, chi phí thú y, chi phí cỏ trồng, đầu tư con giống là những yếu tố có ảnh hưởng tích cực Nhìn chung, kết quả nghiên cứu của các tác giả đều đánh giá có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt là: kinh tế - xã hội và kỹ thuật
1.2.3.1 Yếu tố kinh tế - xã hội
Giá cả
Trong kinh tế thị trường, giá cả luôn thay đổi đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt Giá các yếu tố đầu vào như giống, thức ăn, thuốc thú y đặc biệt là thức ăn tinh đã tác động rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi Các hộ chăn nuôi nhỏ thường không có kế hoạch chủ động thức ăn, thời điểm bán nên rất
dễ bị động và gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh tế Mặt khác, giá bò thịt biến động mạnh trong năm, giá bò thịt cao nhất trong năm vào khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau do đây là mùa lạnh và nhu cầu tiêu dùng thịt bò tăng cao hơn mùa
hè Tuy nhiên, thời điểm này bò gầy do thiếu thức ăn xanh (Trịnh Văn Tuấn và Hoàng Xuân Trường, 2012)
Vốn sản xuất
Vốn là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi bò, người nông dân muốn chăn nuôi phải có vốn để mua con giống, xây dựng chuồng trại, mua thức ăn, thuốc thú y chữa bệnh… Người nông dân thiếu vốn khó có thể đầu tư nhiều trong sản xuất dẫn
Trang 29tới sản xuất quy mô nhỏ lẻ, không tập trung, chưa có sự đầu tư nhiều vào con giống, chuồng trại… dẫn tới hiệu quả kinh tế chưa cao Các hộ nghèo mới chỉ dừng lại ở quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ (1-2 con) có thu nhập thấp hơn so với những hộ nuôi với quy mô từ 10 con trở lên (Trịnh Văn Tuấn và cs., 2013) Do vậy, muốn phát triển nhanh đàn bò thịt đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của nhà nước về vốn đầu tư (cho vay với lãi suất ưu đãi, giảm thuế, chính sách trợ giá)
Lao động
Lao động được sử dụng trong chăn nuôi bò thịt nông hộ chủ yếu lao động trong gia đình, thường là người già và trẻ em được sử dụng ở các khâu chăn dắt, cho ăn, vệ sinh… Thực tế cho thấy, chăn nuôi bò thịt đòi hỏi phải thâm canh, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thì hiệu quả kinh tế mới cao Lao động có trình độ, kinh nghiệm trong chăn nuôi sẽ phát triển chăn nuôi tốt hơn trong việc sử dụng nguồn thức ăn hiệu quả, phòng chống bệnh tật…
Ngoài những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi còn một số yếu tố khác ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ngành chăn nuôi bò thịt như chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước về vốn, đất đai, chính sách phát triển nông nghiệp, phát triển ngành, chính sách thuế…
Trang 30thịt tiên tiến Tuy nhiên, ở những vùng điều kiện chăn nuôi còn nhiều khó khăn như vùng Tây Bắc thì những giống bò cao sản này không phát huy được tiềm năng giống do đó người chăn nuôi vẫn lựa chọn các giống bò địa phương là chủ yếu
Thức ăn
Thức ăn và chất lượng thức ăn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi Các nông hộ chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn trong tự nhiên, một phần thức ăn tinh như ngô, cám gạo, sắn… trong vỗ béo cho bò Nguồn thức ăn này là tự có trong các nông hộ hoặc mua từ các hộ khác với giá thành rẻ, chi phí thấp Tuy nhiên, trong điều kiện mùa đông ở Việt Nam, cỏ sinh trưởng và phát triển chậm dẫn tới thiếu thức
ăn xanh cho bò, kết hợp với nhiệt độ thấp làm bò bị giảm thể trọng từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Để khắc phục điều này, người nông dân cần biết chế biến, bảo quản và sử dụng tốt nguồn thức ăn từ các phụ phẩm trong nông nghiệp: rơm, thân cây ngô, lõi ngô, lá sắn… nhằm ổn định nguồn thức ăn và tiết kiệm trong sản xuất, từ
đó có thể nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
Dịch bệnh
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, dịch bệnh thường xuyên xảy
ra, nhất là vào những thời gian chuyển mùa Bệnh tật làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi Bò thường mắc các bệnh như
tụ huyết trùng, lở mồm long móng… Do vậy, trong quá trình chăn nuôi người chăn nuôi phải nắm được các triệu chứng của bệnh và học cách phòng trị bệnh hiệu quả
Bò phải được tiêm phòng đầy đủ, vệ sinh chuồng trại, thức ăn và môi trường nhằm bảo đảm bò được phát triển tốt thì hiệu quả kinh tế mới được nâng cao
Ngoài ra, một số yếu tố như kỹ thuật vỗ béo hiệu quả, thời gian nuôi… cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
1.2.4 Chuỗi giá trị và mối liên kết trong chuỗi
Nghiên cứu về chuỗi giá trị sẽ góp phần vào nâng cao giá trị sản phẩm về mặt vật chất (physical) từ đó nâng cao giá trị của sản phẩm trên thị trường Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sẽ đảm bảo cho chuỗi giá trị phát triển một cách bền vững với xu hướng tác nhân tham gia vào việc tạo thêm giá trị cho sản phẩm đều được hưởng lợi
Trang 311.2.4.1 Khái niệm về chuỗi giá trị
Thuật ngữ chuỗi giá trị được tác giả Porter (1985) sử dụng lần đầu tiên trong cuốn sách có tựa đề “Lợi thế cạnh tranh: tạo lập và duy trì hiệu quả vượt trội” Tuy nhiên, từ những năm 60 các học giả người Pháp đã sử dụng thuật ngữ filliere (ngành hàng) để mô tả một chuỗi các hoạt động kỹ thuật và dịch vụ nhằm đưa sản phẩm từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng (Kaplinsky và Morris, 2000)
Kaplinsky và Morris, (2000) định nghĩa chuỗi giá trị là tập hợp các hoạt động từ cung cấp các dịch vụ đầu vào đến sản xuất, thu gom, chế biến, phân phối
và tiêu thụ cuối cùng, tham gia vào quá trình tạo nên chất lượng và giá trị một nông sản cụ thể và được hình thành theo nhu cầu của thị trường
Porter (2008) đã chỉ ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu chuỗi giá trị thay cho trường phái trước đây là chuỗi cung (supply chain) vì chuỗi giá trị quan tâm nhiều tới nhu cầu của khách hàng để hình thành ý tưởng và cố gắng làm cho sản phẩm có giá trị (value) để có thể thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng thay vì chỉ đáp ứng sự đặt hàng (order) của khách hàng như trong chuỗi cung
Trong chuỗi giá trị có “chức năng” của chuỗi và cũng được gọi là các
“khâu” trong chuỗi Bên cạnh các chức năng chuỗi giá trị chúng ta có “tác nhân” (cũng có thể gọi là “người vận hành chuỗi giá trị”)
Chuỗi giá trị bò thịt bao gồm: tác nhân cung cấp đầu vào (giống, thức ăn, thú y ), tác nhân sản xuất (người chăn nuôi), tác nhân thu gom (thu gom nhỏ, thu gom lớn), tác nhân giết mổ, tác nhân bán lẻ (quầy bán, cửa hàng, siêu thị)
1.2.4.2 Vai trò của các tác nhân trong chuỗi giá trị bò thịt
Mỗi tác nhân trong chuỗi giá trị có những hoạt động kinh tế riêng, đó chính
là chức năng của tác nhân này trong chuỗi hàng, tên chức năng thường trùng với tên tác nhân (hộ chăn nuôi, lò mổ bò, hộ bán buôn ) Một tác nhân có thể có một hay nhiều chức năng
- Tác nhân cung cấp đầu vào: Có vai trò cung cấp con giống, thức ăn, thuốc và dịch vụ thú y, dụng cụ, thiết bị kỹ thuật cho người chăn nuôi Chất lượng của các dịch vụ đầu vào có ảnh hưởng đến năng suất thịt và hiệu quả của người chăn nuôi
Trang 32- Tác nhân sản xuất (người chăn nuôi): Trực tiếp sử dụng các yếu tố đầu vào để nuôi dưỡng, chăm sóc và bán bò Đây là tác nhân đóng vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm (bò sống) lưu thông trong chuỗi
- Tác nhân thu gom
+ Thu gom nhỏ: Thường là địa phương, mua bò trực tiếp từ người chăn nuôi nhỏ, lẻ và có quy mô thu mua nhỏ để bán cho những thu gom lớn hơn và các
cơ sở giết mổ trong khu vực
+ Thu gom lớn: Thường là người từ bên ngoài, mua bò từ những người thu gom nhỏ và người chăn nuôi, cung ứng bò cho các lò mổ trong và ngoài tỉnh Mặc dù không làm tăng thêm giá trị sản phẩm nhưng nhóm tác nhân thu gom
là cầu nối giữa nông dân với thị trường, thúc đẩy hoạt động chăn nuôi
- Tác nhân giết mổ: Làm nhiệm vụ giết mổ, phân loại và bán thịt cho các tác nhân bán lẻ Tác nhân này đóng vai trò dịch vụ, chuyển đổi hình thái sản phẩm
bò thịt có 3 kênh:
- Kênh ngắn: Người chăn nuôi - người thu gom/giết mổ - tiêu dùng tại địa phương
- Kênh trung bình: Người chăn nuôi - người thu gom - người giết mổ - tiêu dùng nội tỉnh
- Kênh dài: Người chăn nuôi - người thu gom nhỏ - người thu gom lớn - người giết mổ - bán lẻ - tiêu dùng ngoại tỉnh
Sản phẩm
Trang 33Sản phẩm là thứ có thể đưa vào thị trường để đáp ứng nhu cầu của thị trường
và đem lại lợi nhuận Sản phẩm là kết quả hoạt động kinh tế của các tác nhân nhằm biến đổi các nguồn lực đầu vào theo một quy trình nhất định
Trong một chuỗi giá trị, mọi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình
Do tính chất phong phú về chủng loại sản phẩm nên trong phân tích chuỗi giá trị thường chỉ phân tích sự vận hành của các sản phẩm chính Đối với chuỗi giá trị bò thịt, 2 nhóm sản phẩm chính là bò và thịt bò
1.2.4.4 Mối liên kết trong chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị là một hệ thống gồm nhiều tác nhân tham gia, thực hiện nhiều hoạt động khác nhau để đưa một sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng Trong chuỗi giá trị có hai hình thức liên kết là liên kết ngang và liên kết dọc Liên kết ngang là liên kết của những tác nhân cùng chức năng, liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân khác nhau trong chuỗi giá trị
Đối với chuỗi giá trị bò thịt, hình thức liên kết ngang nhằm giúp phát huy lợi thế của quy mô sản xuất, đặc biệt là đối với hoạt động chăn nuôi bò thịt ở nông hộ
có quy mô nhỏ như vùng cao Tây Bắc Do quy mô chăn nuôi nhỏ, việc bán bò diễn
ra không thường xuyên nên các hộ nông dân thường gặp nhiều khó khăn để bán được bò với giá cao nhất Sự liên kết của các hộ chăn nuôi nhỏ với nhau để tạo ra sản phẩm khối lượng lớn, tương đối đồng đều về chất lượng theo một quy trình kỹ thuật chung, vì vậy hiệu quả kinh tế được nâng lên nhờ cắt giảm các chi phí trung gian (chi phí kiểm dịch, vận chuyển, thông tin, liên lạc, kho bãi ) Thông thường, việc thành lập một tổ chức nông dân là điều kiện thuận lợi để xây dựng mối liên kết giữa người chăn nuôi với các tác nhân thị trường Đồng thời xây dựng liên kết ngang là cùng tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ (chính sách, tín dụng )
Hình thức liên kết dọc giữa người chăn nuôi với các tác nhân thu gom, giữa thu gom với các lò mổ và giữa lò mổ với những người bán lẻ có chức năng đưa sản phẩm từ người chăn nuôi đến với người tiêu dùng tại một thị trường cụ thể, góp phần hình thành các kênh tiêu thụ mới và mở rộng thị trường tiêu thụ Việc tăng cường các liên kết và hợp tác theo chiều dọc giúp nâng cấp và phát triển chuỗi giá trị bò thịt vùng Tây Bắc
Trang 34Trong nghiên cứu chuỗi giá trị cần thiết phải phân tích mối liên kết giữa các tác nhân và đánh giá được ảnh hưởng của mối liên kết đến sự vận hành và hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị để đề xuất các giải pháp can thiệp nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị Trong mỗi chuỗi giá trị, hoạt động của các tác nhân tạo
ra giá trị gia tăng và sự liên kết giữa các tác nhân góp phần phân phối lại giá trị gia tăng Đối với những chuỗi giá trị có sự tham gia của nhiều tác nhân thì sự phân phối giá trị gia tăng thường xảy ra tình trạng không công bằng
Đối với chuỗi giá trị bò thịt, tác nhân sản xuất thường chịu nhiều rủi ro hơn nhưng nhận được tỷ lệ giá trị gia tăng thấp hơn Việc đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết, đảm bảo giá trị gia tăng được phân phối công bằng là yếu tố quyết định giúp cho chuỗi giá trị tồn tại và phát triển bền vững Trong các mắt xích của chuỗi giá trị thì hai mắt xích quan trọng là: (i) Ở đầu sản xuất: hình thành một tổ chức của những người chăn nuôi và liên kết họ với các tác nhân thị trường và (ii) Ở đầu tiêu thụ: tăng cường liên kết của người bán lẻ với người tiêu dùng qua việc thử nghiệm hệ thống nhận diện sản phẩm để tăng uy tín thịt bò với người tiêu dùng 1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.3.1.1 Các nghiên cứu về giống bò thịt trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có nhiều giống bò thịt chuyên dụng năng suất và chất lượng cao như bò Charolais, Limousin, Blonde Aquitaine của Pháp, bò Blanc Bleu Belge (BBB) của Bỉ, bò Hereford, Shorhorn của Anh Bò Charolais có khối lượng lúc 15 tháng tuổi đạt 550 kg, tỷ lệ thịt xẻ 60%; bò Limousin, Blonde Aquitaine, Blanc Bleu Belge (BBB) lúc 15 tháng tuổi đạt khối lượng 600 kg, tỷ lệ thịt xẻ đạt 62%
Nhiều giống bò thịt được hình thành từ lai tạo như giống Drought Master được hình thành từ lai tạo giữa giống bò Shorthorn và giống bò nhiệt đới Brahman; Bradford là kết quả lai tạo giữa Brahman với bò Hereford; Brangus là kết quả lai tạo giữa bò Brahman với bò Angus và bò Hereford Lai giống đã tạo ra nhiều giống
bò thịt thích nghi với điều kiện khí hậu và điều kiện môi trường của từng nước, các giống mới có khả năng cho năng suất và chất lượng thịt cao hơn
Trang 35Phương pháp lai tạo giống đã cho ra nhiều giống bò nổi tiếng thế giới như Santagertrudis (3/8 Zebu và 5/8 Shorthorn); nhóm bò Brangus (Brahman × Aberdin Angus) Jaturasitha và cs (2009) cho biết con lai giữa 2 giống vượt bố mẹ 8,5%, trong khi đó lai giữa 3 giống con lai vượt bố mẹ 23,3% Agasti và cs (1984) nghiên cứu lai bò Hereford với Brahman và lai trở lại ¾ Hereford và ¾ Brahman cho kết quả tương ứng 203 kg, 205 kg và 200 kg so với Hereford thuần 171 kg và Brahman thuần 169 kg
Theo Holroyd (1988) thì bò cái F1 Brahman có khối lượng cao hơn bò cái F1
Shahiwal 21 kg lúc động dục lần đầu; con lai ¾ Brahman có khối lượng cao hơn con lai ¾ Sahiwal là 29 kg ở cùng thời điểm Fordyce et al (1993) cho biết bò lai
kg; con đực đạt 29,1 kg; tăng trưởng đạt 0,84 kg/con/ngày ở bò đực và 0,77 kg/con/ngày ở bò cái Dixon (1998); Fordyce (1999) nghiên cứu khối lượng, tỷ lệ
đẻ của đàn bò lai Brahman vùng miền Nam Úc cho thấy con lai giữa các giống bò
ôn đới với các giống Zebu có khả năng chống bệnh cao
1.3.1.2 Các nghiên cứu về sử dụng phụ phẩm nông nghiệp nuôi bò
Có nhiều nghiên cứu về các biện pháp xử lý thức ăn giàu xơ đã và đang thực hiện ở một số nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Sri Lanka… Bằng các biện pháp vật lý, hoá học và sinh học người ta có thể nâng cao chất lượng phụ phẩm nông công nghiệp Các biệp pháp thông dụng bao gồm: Xử lý NaOH theo phương pháp Beckman, phương pháp nhúng, xử lý bằng khí NH3 hoặc dùng NH3
lỏng, urê (Schiere và Ibrahim, 1989; Leng, 2003)
Theo Preston and Leng (1987): rơm xử lý bằng cách ủ urê đã làm giảm lượng thức ăn tiêu tốn và tăng tiêu thụ rơm ủ Chenost and Kayuli (1997) cho rằng tác động chính của biện pháp dùng urê xử lý phụ phẩm và thức ăn nhiều xơ là: gia tăng tỷ lệ tiêu hóa 8 - 12 đơn vị, tăng lượng thức ăn nitơ lên 2 lần, tăng lượng thức
ăn ăn được lên 25 - 50% và tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn
Giới thiệu kinh nghiệm nuôi bò thịt bằng phụ phẩm nông, công nghiệp tại Trung Quốc, Lê Viết Ly (1995) cho biết sử dụng các loại thức ăn như bã mía, rỉ mật được trộn đều với thức ăn tinh, urê và khoáng vi lượng rồi làm thành thức ăn
Trang 36viên để nuôi vỗ béo bò vùng Minnan rất hiệu quả Kỹ thuật này tiết kiệm được thức
ăn tinh, nâng cao hiệu quả sử dụng và thu được lợi ích đáng kể Preston (1995) đã nghiên cứu sử dụng sản phẩm phụ khác từ mía như: ngọn, lá và rỉ mật làm thức ăn cho gia súc nhai lại
Chenost và Kayuli (1997), Leng (2003) và nhiều tác giả khác đã nghiên cứu
sử dụng bánh dinh dưỡng urê - rỉ mật là loại thức ăn dễ chế biến từ nguồn nguyên liệu địa phương có giá thành rẻ, có thể cung cấp urê suốt ngày và an toàn cho gia súc Những thí nghiệm về khối liếm urê rỉ mật - cám gạo - nguyên tố vi lượng, đa lượng được thực hiện đầu tiên ở Ấn Độ Trâu bò liếm loại thức ăn này đã tạo ra nồng độ NH3 cao suốt thời gian trong ngày, kết quả làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn nhiều xơ, tăng lượng thức ăn thu nhận, tăng trọng nhanh hơn và làm tăng năng suất
Khi bổ sung thêm khối liếm urê - rỉ mật vào khẩu phần cơ sở: rơm có bổ sung thêm ít thức ăn tinh cho bò đã tăng lượng rơm ăn vào Do sự kích thích lên men dạ cỏ mà năng suất sữa tăng 1,5 - 2,4 lít/ngày nghĩa là tăng sản sinh protein vi sinh vật, các dạng năng lượng mỡ và glycogen cũng được tăng cường dự trữ trong sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men (Chenost và Kayuli, 1997)
1.3.1.3 Các nghiên cứu về vỗ béo bò
Leng (1984) khi sử dụng khối liếm urê - rỉ mật theo công thức 55% rỉ mật, 18% cám gạo, 15% urê khoáng, chất độn 12% cho bò Zersey cho thấy: mỗi ngày
bò được ăn 530 gam khối liếm và lượng rơm ăn vào nhiều hơn (6,8 kg chất khô/ngày so với đối chứng 6,4 kg), nhưng tăng trọng gấp 3 lần (700 g/ngày so với
220 g/ngày)
Preston (1995) nghiên cứu nuôi bò bằng các phụ phẩm nông, công nghiệp với nguồn thức ăn chính là rỉ mật và hạt bông đã thấy: có thể sử dụng trên 70% rỉ mật (tính theo chất khô) trong khẩu phần vỗ béo bò thịt Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy có thể sử dụng rỉ mật từ 30 - 50%; hoặc cao hơn trong khẩu phần, bò
có thể cho tăng trọng 600 - 1.000 g/con/ngày
Lê Viết Ly (1995) cho biết sử dụng NaOH để kiềm hóa bã mía, sử dụng rơm lúa mì và hạt bông đã được tiến hành rất thành công và tạo thức ăn tinh vỗ béo bò lai hướng thịt với quy mô lớn tại Trung Quốc Nghiên cứu vỗ béo bò với lượng hạt
Trang 37bông cho ăn từ 1,5 - 2 kg/con/ngày, bò tăng trọng bình quân 781 - 892 g/con/ngày Tại đây cũng có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật xử lý rơm như phương pháp amoniac hoá rơm… đồng thời đưa ra một số công nghệ vỗ béo bò thịt sử dụng các loại thức
ăn khác nhau đạt hiệu quả kinh tế
Lê Viết Ly (1995) cho biết một thí nghiệm về sử dụng thức ăn vỗ béo bò Vàng của Trung Quốc mang lại kết quả tốt Các giống bò Vàng như Jinnan, Quinchuan, Nanyang và Luxi đã đưa vào nuôi vỗ béo trong 100 ngày Kết thúc thí nghiệm bò Nanyang đạt 455 kg, bò Luxi đạt 475 kg, bò Jinnan 514,6 kg và bò Quichuan 517,8 kg Tăng khối lượng bình quân/ngày của 4 giống bò tương ứng là:
622 g; 669 g; 782 g; và 749 g Chất lượng thịt được cải thiện rất rõ: thịt loại 1 chiếm 70%; thịt loại 2 chiếm 25% và thịt loại 3 chiếm 5%
Preston (1995), Chenost và Kayuli (1997), Leng (2003) đã nghiên cứu sản xuất khối liếm urê - rỉ mật, khoáng và chất độn nuôi bò cho tăng khối lượng bình quân trong 100 ngày nuôi vỗ béo đạt 865,8 g/con/ngày và 921,4 g/con/ngày lần lượt ở bò cái và bò đực, bò tiêu thụ 6,0 - 6,4 kg thức ăn viên cho 1 kg tăng khối lượng, tỷ lệ thịt xẻ đạt 57,7% và tỷ lệ thịt tinh đạt 47,4%
Như vậy, phụ phẩm như bã mía, rỉ mật và urê trộn với thức ăn tinh tạo thành thức ăn hỗn hợp dùng vỗ béo cho bò đã làm tăng năng suất và chất lượng thịt bò, tiết kiệm thức ăn tinh, giảm giá thành và tăng hiệu quả kinh tế cho chăn nuôi bò thịt
1.3.1.4 Nghiên cứu về chuỗi giá trị
Trên thế giới đã áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào việc nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao tính cạnh tranh và cải thiện giá trị gia tăng cho sản phẩm nhằm đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các bên tham gia Người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của liên kết giữa các bên tham gia trong thương mại quốc tế như trường hợp thành công của ô tô Nhật Bản vào những năm 1970 Trong thập niên 80 và 90 trên thế giới người ta quan tâm nhiều đến chuỗi giá trị, đặc biệt là quản lý chuỗi cung cấp, chuỗi giá trị quan tâm đến việc chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia để giảm chi phí về mặt thời gian, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng giá trị cho sản phẩm đó
Trang 38Porter (1985) đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để xác định vị thế công
ty trong thị trường và mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh thấy rằng tính cạnh tranh của công ty có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm từ thiết kế sản xuất, mua vật tư đầu vào, hậu cần bên ngoài, tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ
Gereffi và Korzenniewicz (1994), Kaplinsky and Morris (2000) đã đưa ra phương pháp tiếp cận toàn cầu về chuỗi giá trị, đưa ra khung phân tích để hiểu cách thức mà các công ty và quốc gia hội nhập toàn cầu, để đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập toàn cầu thông qua việc lập sơ đồ hoạt động trong chuỗi và phân tích chuỗi để làm sáng tỏ công ty, vùng, quốc gia được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào
Fearne and Hughes (1998) đã phân tích được ưu điểm và nhược điểm của việc áp dụng chuỗi giá trị trong kinh doanh Về ưu điểm, áp dụng chuỗi giá trị trong kinh doanh sẽ làm giảm mức độ phức tạp trong mua và bán, giảm chi phí và tăng chất lượng sản phẩm, giá cả đầu vào ổn định, giảm thời gian tìm kiếm những nhà cung cấp mới, cùng nhau thực thi kế hoạch và chia sẻ thông tin dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau Bên cạnh đó người ta phát hiện ra những nhược điểm khi áp dụng chuỗi giá trị là tăng sự phụ thuộc giữa các bên tham gia chuỗi, giảm sự cạnh tranh giữa người mua và người bán, phát sinh chi phí mới trong chuỗi
Theo MO’ Sullival (2000) nghiên cứu về đổi mới doanh nghiệp và liên kết quản lý thấy rằng phương thức tốt nhất để các hộ nghèo và các hộ sản xuất quy
mô nhỏ có thể tham gia vào chuỗi giá trị là liên kết với nhau nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường ở cả đầu vào và đầu ra
Wright và cs (2011) nghiên cứu kết hợp chăn nuôi và trồng trọt trong hệ thống nông nghiệp vùng á nhiệt đới thấy rằng chăn nuôi nông hộ luôn đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thực phẩm cho xã hội, sự đảm bảo về tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật phù hợp, thông tin và tiếp cận thị trường là những yếu tố giúp các nông hộ có thể tăng năng suất và thu nhập một cách bền vững
Schotz và cs (2011) nghiên cứu về cơ hội chăn nuôi bò thịt ở các nước đang phát triển đã chỉ ra nhu cầu tiêu thụ thịt tăng là cơ hội phát triển thị trường lớn hơn
Trang 39đối với người chăn nuôi, nếu năng suất chăn nuôi bò thịt nông hộ được cải thiện lên mức sản xuất hàng hóa thì đó sẽ là tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế nông hộ
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.3.2.1 Giống bò Vàng Việt Nam
Nguồn gốc của bò Vàng Việt Nam chưa có tài liệu nào khẳng định, song rất
có thể chúng xuất phát từ loại hình bò châu Á có u Bò có sắc lông màu vàng, vàng nhạt hoặc vàng đậm, nên có tên chung là bò Vàng Việt Nam và gọi theo tên địa danh như: Bò Thanh Hoá, bò Cao Bằng, bò Nghệ An, bò Phú Yên
Bò Vàng có tầm vóc nhỏ, thấp, phát dục cân xứng Toàn thân hình chữ nhật dài Đầu bò cái thanh, đầu bò đực thô, sừng ngắn, trán phẳng hơi lõm, mắt to, lanh
lẹ Yếm ngực kéo dài từ hầu đến ức, cổ có nhiều nếp nhăn nhỏ Bò đực có u vai, bò cái không có u vai, lưng hông thẳng, mông xuôi, lép và ngắn Ngực tương đối sâu, nhưng hơi lép, bụng to, tròn, bốn chân thanh, bốn vú kém phát triển
Khi trưởng thành bò cái có khối lượng 160 - 180 kg (chỉ có khoảng 20% là
có khối lượng trên 200 kg), bò đực 250 - 280 kg Tuổi đẻ lứa đầu muộn (thường 36
- 40 tháng), tỷ lệ đẻ trong đàn chỉ đạt 40 - 50% Sản lượng sữa thấp, chỉ đủ nuôi con, không có sữa hàng hoá Tỷ lệ thịt xẻ đạt 40%, nuôi tốt đạt 44% Bò có khả năng thích ứng rộng rãi với mọi hoàn cảnh, đặc biệt với khí hậu nóng ẩm ở nước ta, lại có khả năng kháng bệnh cao, ít mắc những bệnh của bò nhập nội như ký sinh trùng máu, sảy thai truyền nhiễm
Bò không có thiên hướng sản xuất rõ rệt, năng suất thấp Vì vậy, chúng ta đã dùng bò đực Zebu dòng Sind tiến hành lai cải tạo, nâng cao tầm vóc, khối lượng và sức sản xuất của đàn bò Việt Nam từ năm 1924 Do đó trong sản xuất đã có đàn bò lai Sind nhưng số lượng chưa nhiều Đồng thời, với việc cải tiến đàn bò bằng phương pháp "Zebu hoá" nhà nước lại tiếp tục đầu tư để xây dựng đàn bò sữa, bò thịt bằng cách tiếp tục cho lai bò cái đã được cải tiến với các bò đực giống chuyên dụng sữa và chuyên dụng thịt
Khối lượng bê sơ sinh trung bình 14 - 15 kg Từ 20 - 24 tháng tuổi có thể phối giống lần đầu Mắn đẻ, khoảng cách giữa hai lứa đẻ 13 - 14 tháng Sản lượng sữa thấp, 400-500 kg/chu kỳ Tỷ lệ mỡ sữa cao, đến 5% Sức kéo dẻo dai nhưng
Trang 40khối lượng vận chuyển thấp, khoảng 200 - 500 kg phụ thuộc vào chất lượng đường giao thông Tỷ lệ thịt xẻ của bò đực thiến (đã được vỗ béo) 48 - 50% Thịt màu hồng, ít mỡ, mùi vị thơm ngon
Ưu điểm nổi bật của bò Vàng Việt Nam là khả năng chịu đựng kham khổ trong điều kiện nuôi dưỡng thấp, thích ứng với điều kiện khí hậu nóng, ẩm, sức chống chịu bệnh cao
1.3.2.2 Các nghiên cứu về công tác giống bò thịt
Nhiều chương trình giống đã và đang được triển khai, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò thịt Việt Nam Chương trình cải tạo đàn bò địa phương thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo hoặc phối giống trực tiếp với bò đực giống Zebu tạo bò lai có tỷ lệ máu ngoại trên 50% Lai tạo, phát triển giống bò thịt chất lượng cao có tỷ lệ từ 75% máu ngoại trở lên bằng sử dụng tinh của các giống bò thịt cao sản phối với bò cái nền lai Zebu Chọn lọc và nhân thuần các giống bò Zebu và các giống bò thịt cao sản nhập nội phù hợp với điều kiện sinh sản từng vùng Hơn nữa có sức sản xuất thịt cao, sức kháng bệnh tốt, đặc biệt là đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi
Lai giống là phương pháp cải tiến năng suất và chất lượng thịt được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi bò thịt Các giống bò chuyên dụng thịt đã được nhập vào nước ta nhằm lai tạo cải tạo giống bò địa phương, con lai có năng suất và chất lượng thịt cao hơn hẳn giống bò địa phương Một trong những biện pháp nhằm nâng cao khả năng sản xuất thịt trong ngành chăn nuôi bò thịt đang được áp dụng ở nước ta là lai kinh tế giữa bò chuyên dụng thịt với bò nội trong nước Hiện nay đàn
bò Vàng Việt Nam đang được Sind hóa hoặc Zebu hóa, có nghĩa là dùng bò đực Red Sindhi hoặc các giống bò đực thuộc nhóm bò Zebu lai giống với bò trong nước Các giống bò Zebu đã được nhập trong chương trình cải tạo đàn bò Vàng gồm bò Red Sindhi và bò Sahiwal nhập từ Pakistan trong thời gian 1985 - 1987, bò Brahman đỏ và trắng nhập từ Cuba năm 1987 và từ Úc trong những năm 2001 -
2005 Mục đích là nâng cao tầm vóc của con lai F1, cải tiến năng suất, chất lượng thịt Trên cơ sở đó làm tiền đề cho những bước cải tiến tiếp theo là hoặc hướng sữa hoặc hướng thịt