Đặc biệt với môn mĩ thuật thì việc tạo hứng thú học tập cho các em là điều vô cùng quan trọng, người giáo viên ngài việc nắm bắt về đặc điểm tâm lí của học sinh thì còn phải nắm bắt đượữ
Trang 1Phòng giáo dục đào tạo TPHT Trờng tiểu học Thạch Trung 2
Sáng kiến kinh ngiệm
Trang 2GV:TrÇn ThÞ BÝch Ngäc
MỤC LỤC
Mục lục 5
A PHẦN MỞ ĐẦU I/ Lí do chọn đề tài 7
II/ Mục đích nghiên cứu 8
III/ Nhiệm vụ nghiên cứu 8
IV/ Đối dượng nghiên cứu 8
V/ Phương pháp nghiên cứu 8
B PHẦN NỘI DUNG I/ Cơ sở khoa học 9
1 Cơ sở pháp lý 9
2 Cơ sở lí luận khoa học 10
3 Cơ sở thực tiễn 10
II/ Thực trạng của việc dạy và học 10
ở trường Tiểu học 1 Quan điểm chỉ đạo của BGH nhà trường 11
2 Cơ sở vật chất 11
3 Nhận thức vai trò môn mĩ thuật 11
của phụ huynh học sính 4 Thực trạng của việc dạy và học môn mĩ thuật 12
ở trương Tiểu học Dliêyang III/ Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú 12
học tốt phân môn Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học 1 Đặc điểm mục tiêu, nội dung chương trình 12
của phân môn Thương thức mĩ thuật 2 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh 13
3 Phương pháp dạy học mĩ thuật 14
ở trường Tiểu học 4 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp 14
5 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp 16
cho cho phân môn Thường thức mĩ thuật IV/ Một số tiết dạy thực nghiệm 17
C PHẦN KẾT THÚC
Trang 3I/ Kết luận 27II/ Khuyến nghị 28
A PHẦN MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài:
Mĩ thuật có vai trò lớn trong việc rèn luyện một con người, vì thế môn mĩ thuật đã được Bộ giáo dục và đào tạo đưa vào khung của chương trình giáo dục phổ thông nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, thành một môn học độc lập, có nội dung chương trình được biên soạn một cách cụ thể, rõ ràng
Là một người giáo viên tôi nhận thấy bản thân phải có trách nhiệm phát hiện, tìm tòi những năng lực, năng khiếu cũng như những tw chất tốt của học sinh tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện về mọi lĩnh vực Do đó người giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm phát triển tâm lí của học sinh, nhwngx khả năng, năng và phải nắm vững về mục tiêu, nội dung chương trình dạy học, hiểu rõ về các phương pháp dạy học từ đó lực chọn những cách, những phương pháp day học phù hợp kích thích gây hứng thú cho các em trong quá trình học tập
Đặc biệt với môn mĩ thuật thì việc tạo hứng thú học tập cho các em là điều
vô cùng quan trọng, người giáo viên ngài việc nắm bắt về đặc điểm tâm lí của học sinh thì còn phải nắm bắt đượữổc về những nhu cầu để tạo hứng thú trong học tập, từ đó kích thích sự hào hứng học tập, tạo cho các em có được sự tự giác học tập hơn và phát huy tư duy sang tao, trí tưởng tượng để học tốt bộ môn mĩ thuật nói chung và phân môn Thường thức mĩ thuật nói riêng
Với cương vị là một người giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn mĩ thuật ở trường Tiểu học , qua những năm công tác tôi nhận thấy tầm quan trọng của bộ môn mĩ thuật nói chung và phân môn Thường thức mĩ thuật nói riêng đối với các em học sinh Đây là phân môn giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của vạn vật trong thiên nhiên, vẻ đẹp của con người thông qua những bức tranh của các hoạ sĩ và của thiếu nhi trong nội dung chương trình dạy học Các em cảm nhận
vẻ đẹp của từng bức tranh bằng việc quan sát, nhận xét về bố cục, hình ảnh, đường nét, màu sắc… từ đó tạo dựng cho học sinh niềm say mê, tình yêu đối với
Trang 4thiên nhiên, con người, cuộc sống nhận thức được cái đẹp một cách tự nhiên hơn Học sinh học tốt phân môn Thường thức mĩ thuật sẽ bổ trợ cho các em học tốt các phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu…
Vậy làm thế nào để học sinh có được sự hứng thú học tốt phân môn Thường thức mĩ thuật là điều hết sức quan trọng cho việc giảng dạy bộ môn mĩ thuật mà tôi trăn trở nên tôi quyết định chọn đề tài:
“Vận dụng phương pháp tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học ”
II/ Mục đích nghiên cứu
Như lí do nói trên, bộ môn Mĩ thuật nhằm giáo dục thẩm mĩ cho học sinh thông qua ngôn ngữ mĩ thuật để các em nhìn nhận một cách đúng đắn về cái đẹp
Vậy nghiên cứu đề tài nhằm giúp bản thân tự học, tự rèn luyện để nâng cao tay nghề, đồng thời muốn chuyển tải một số kinh nghiệm tích luỹ được qua thời gian công tác đến với bạn bè đồng nghiệp, cùng chung tay góp sức vào việc giảng dạy nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật nói chung và phân môn Thường thức mĩ thuật nói riêng
III/ Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận về phương pháp dạy học tích hợp trong phân môn Thường thức mĩ thuật ở trường tiểu học
- Tìm hiểu những ưu điểm của phương pháp dạy học tích hợp để vận dụng vào việc thiết kế bài giảng một cách cụ thể, có khoa học từ đó lựa chọn được những cách dạy, phối hợp với những phương pháp dạy học khác nhau cho từng tiết dạy cụ thể để tạo hứng thú cho các em học sinh học tốt phân môn Thường thức mĩ thuật, và tạo tiền đề kích thích sự đam mê, tự giác trong việc học tập và phát huy khả năng sáng tạo cho các em học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Mĩ thuật cùng với phân môn Thường thức mĩ thuật
IV/ Đối dượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những phương pháp dạy học tích hợp nói chung và vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú cho học sinh ở trường Tiểu học , học tốt phân môn Thường thức mĩ thuật
V/ Phương pháp nghiên cứu
Trang 5- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích tổng hợp, điều tra, so sánh
- Phương pháp chứng minh thực nghiệm
Từ những lí do chọn đề tài về việc “ Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn Thường thức mị thuật ở trương Tiểu học” Tôi xác định được bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ
môn mĩ thuật, thì mình cần phải làm những gì để nâng cao chất lượng dạy và học mĩ thuật nói chung, và phân môn Thường thức mĩ thuật nói riêng là luôn luôn tìm tòi, học hỏi bạn bè đồng nghiệp làm sao để vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp giảng dạy, để giờ học sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu nhất Tôi chọn đối tượng là những học sinh thân yêu của ngôi trường mình đang giảng dạy để nghiên cứu đề tài cùng với những phương pháp nghiên cứu mà tôi
đã nói trên giúp tôi thực hiện được đề tài này.
Chính vì thế Đảng và nhà nước ta luôn đặt giáo dục lên hàng đầu và đưa ra những yêu cầu và nhiệm vụ cho ngành giáo dục bằng những chỉ thị, nghị quyết, văn bản… nhằm thay đổi mục tiêu, nội dung chương trình và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học trước thực trạng nói trên thì việc thay đổi phương pháp giảng dạy cũng phải đổi theo cho phù hợp với mục tiêu giáo dục của ngành đề ra
Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII đã chỉ rõ “ Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học; kết hợp với hành, học tập vời lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường và xã hội; áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”
Nghị quyết Trung ưung 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định: “ Phải đổi mới phương pháp giáo dục khắc phụ truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”
Trang 6 Luật giáo dục điều 24.2 đã ghi rõ: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
2 Cơ sở lí luận khoa học
Để đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của nền giáo dục nước nhà, ngày nay đã có nhiều nhà xuất bản đã phát hành một số sách, tài liệu để bồi dưỡng giáo viên về việc đổi mới phương pháp dạy học được sự cho phép của Bộ giáo dục và đào tạo và Bộ văn hoá thi ông tin: Nhà xuất bản Giáo dục, nhà xuất bản Đại học sư phạm, nhà xuất bản Văn hóa…
Tiêu biểu như:
Cuốn: Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học môn Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ở Tiểu học – Nhà xuất bản Giáo dục
Cuốn: Phương pháp dạy học Mĩ thuật các lớp 1,2,3,4,5 theo chương trình Tiểu học mới – Nhà suất bản Đại học sư phạm
Ngoài ra còn nhiều tài liệu viết về việc đổi mới phương pháp dạy học khác nữa Tất cả những tài liệu nói trên đều viết về việc đổi mới phương pháp dạy học giúp cho giáo viên xác định được phương pháp dạy học phát huy tình tích cực của học sinh, và hướng dẫn giáo viên vận dụng một số phương pháp dạy học
để dạy tốt các môn học ở Tiểu học nói cung và môn mị thuật nói riêng để tạo được hứng thú học tập cho học sinh
Để góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của ngành giáodục, tôi xin đóng góp một số những kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình giảng dạy vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn Thường thức mĩ thuật để cùng với bạn bè động nghiệp nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật và phân môn Thường thức mị thuật
3 Cơ sở thực tiễn
Qua quá trình tìm hiểu thực tế và các nguồn thông tin khác, tôi nhận thấy bộ môn Mĩ thuật đã và đang được tất cả các trường tiểu học trong cả nước thực hiện giảng dạy một cách nghiêm túc theo đúng với mục tiêu, nội dung chương trình
mà Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Việc giảng dạy Mĩ thuật bằng phương pháp dạy học mới thì các em tự lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, và tạo được hứng thú học tập cho học sinh học tốt môn mĩ thuật và các môn học khác Người giáo viên biết tích hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt khi dạy Mĩ thuật thúc đẩy việc tự giác học tập cho học sinh
Từ những điều nói trên, kết hợp với tình hình thực tế tôi nhận thấy việc vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới là vô cùng cần thiết cho công tác giảng dạy Môn mị thuật cũng thư khi dạy phân môn Thường thức mĩ thuật trong nhà trường Tiểu học còn nhiều hạn chế Cụ thể được thể hiện ở các bài tập của học sinh, khả năng cảm thụ vẻ đẹp thông qua việc xem tranh của các
Trang 7em còn hạn chế nên các em học chưa tốt phân môn Thường thức mĩ thuật cũng như chưa có hứng thú để học bộ môn Mĩ thuât trong nhà trường.
II/ Thực trạng của việc dạy và học ở trường Tiểu học Dliêyang
1 Quan điểm chỉ đạo của BGH nhà trường
Trường Tiểu học thach trung 2 được sự chỉ đạo sát xao của lãnh đạo các cấp, Chi bộ cùng với BGH nhà trường rất quan tâm đến chất lượng dạy của giáo viên
và kết và quả học tập của học sinh Trong quá trinhg chỉ đạo cũng bó nhiều mặt mạnh song vẫn tông tại một số khó khăn
* Thuận lợi:
Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện để bồi dưỡng giáo viên về những phương pháp dạy học mới phù hợp với sự phát triển của toàn xã hội, BGH nhà trường luân phiên cử cán bộ giáo viên tham gia các đợt tập huấn do ngành tổ chức Trong những năm qua toàn bộ giáo viên nhà trường đều được tham gia các đợt tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học trong các dịp hè…
Đó là những thuận lợi lớn về mặt chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trương cho công tác giảng dạy của chúng tôi Song song với những thuận lợi đó cũng cònn hiều khó khăn
* Khó khăn:
Tuy nhiên BGH nhà trường còn chưa sát sao, việc chỉ đạo còn hời hợt trong công tác giảng dạy của giáo viên cũng như trong việc học tập của học sinh, dẫn đến kết quả dạy và học môn Mĩ thuật của trường đạt hiệu quả chưa cao
2 Cơ sở vật chất
Thường xuyên tham mưu với lãnh đạo cấp trên bổ sung cơ sở vật chất để phục vụ công tác dạy học của giáo viên và học sinh, đồ dùng dạy học do cấp trân cấp về tương đối đầy đủ, những trang thiết bị phụ vụ việc dạy và học được cấp về thường xuyên theo dự án PEDC hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sách giáo khoa, vở học tập cho học sinh là con em đồng bào dân tộc tại chỗ Hệ thống phòng học được xây dựng kiên cố có sân chơi rộng, thoáng mát cho học sinh
Bên cạnh đó trường tôi thuộc một trong những xã khó khăn của thanh pho, lại có hai điểm trường nên còn nhiều trở ngại như chưa xây dựng được phòng chức năng, chưa có hệ thống máy chiếu phục vụ cho việc dạy học Các trang thiết bị khác vẫn còn thiếu nhiều như tranh ảnh, tranh của các học sĩ, vật mẫu…, một số đồ dùng dạy học phần nhiều là do giáo viên tự làm, tự thiết kế để dạy học
3 Nhận thức vai trò môn mĩ thuật của phụ huynh học sính
Hiện tại trên địa bàn chúng tôi các bậc phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em Để chuẩn bị vào năm học mới các bậc phụ huynh cũng
có chuẩn bị đồ dùng học tập cho các em, tuy nhiên hầu hết phụ huynh đều thuộc thành phần lao động, hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, bên cạnh đó phần nhiều phụ huynh học sinh là người đồng bào dân tộc tại chỗ, nên bà con nhận thức vai
Trang 8trò của môn mĩ thuật trong trường học chưa đúng đắn, chưa hiểu được vai trò của mĩ thuật trong đời sống con người cũng như trong học tập của con em, nên phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học mĩ thuật của các em Khi đến trường các em còn thiếu đồ dùng học tập môn mĩ thuật như màu vẽ, bút chì, giấy vẽ… Hầu như trong quá trình học tập các em chỉ làm bài tập thực hành trên vở tập vẽ in sẵn, bên cạnh có một số học sinh không có đồ dùng để học vẽ nên chất lượng dạy và học môn mĩ thuật chưa cao dẫn đến các em chưa hứng thú học Mĩ thuật cũng như phân môn Thường thức mĩ thuât Học sinh rất thích học vẽ nhưng lại không có đồ dùng, lâu dần các em chán nản không thích vẽ và không thích học mĩ thuật nữa.
4 Thực trạng của việc dạy và học môn mĩ thuật ở trường Tiểu học
Từ những điều nói trên, kết hợp với tình hình thực tế tôi nhận thấy việc vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới là vô cùng cần thiết cho công tác giảng dạy Môn mĩ thuật cũng thư khi dạy phân môn Thường thức mĩ thuật trong nhà trường Tiểu học còn nhiều hạn chế Cụ thể được thể hiện ở các bài tập của học sinh, khả năng cảm thụ vẻ đẹp thông qua việc xem tranh của các
em còn hạn chế nên các em tiếp thu chưa tốt kiến thức mà giáo viên truyền đạt , dẫn đến học sinh học chưa tốt phân môn Thường thức mĩ thuật cũng như bộ môn Mĩ thuât nói chung
Qua tìm hiểu những thực trạng về việc dạy và học mĩ thuật ở trườngTiều học tôi rút ra được một số đánh giá chung về thực trạng việc vận dụng các phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú cho các em trong khi học bộ môn Mĩ thuật cũng như phân môn thường thức mĩ thuật
Về công tác chỉ đạo của BGH nhà trường đến giáo viên sát xao, về phụ huynh học sinh đều nhận thức vai trò của Mĩ thuật với đời sống con người và học tập của học sinh còn hạn chế Nên việc thực hiện giảng dạy mĩ thuật cũng như dạy phân môn Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học Dliêyang còn gặp nhiều khó khăn, vì thế người giáo viên cần biết cách phối hợp, vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoat để học sinh hứng thú trong học tập thúc đấy việc tích cực học tập cho các em
III/ Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
1 Đặc điểm mục tiêu, nội dung chương trình của phân môn Thường thức mĩ thuật
Đặc điểm, mục tiêu của chương trình nhằm, Cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về mĩ thuật và hình thành các kỹ năng cần thiết, để học sinh hoàn thành được các bài tập theo chương trình
Nội dung phân môn Thường thức mĩ thuật bao gồm xem tranh của thiếu nhi
và tranh của họa sĩ Việt Nam, các tác phẩm điêu khắc cổ, tranh dân gian Việt nam Mục đích của những bài xem tranh, xem tác phẩm điêu khắc cổ… nhằm giúp cho học sinh được làm quen, tiếp xúc với các bức tranh đẹp, thông qua
Trang 9ngôn ngữ của mĩ thuật là đường nét, hình mảng, bố cục và màu sắc… Qua sự tiếp xúc này nhằm giúp cho các em có những kiến thức sơ đẳng nhất về xem tranh, bước đầu hình thành cho các em tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ tốt và những cảm nhận đúng đắn về cái đẹp trong tranh thiếu nhi, tranh của hoạ sĩ, các tác phẩm điêu khắc cổ, tranh dân gian Việt Nam…
Căn cứ vào dung lượng và đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, nội dung và yêu càu kiến thức của các bài học trong phân môn Thường thức mĩ thuật được nâng cao dần ở các lớp
Với các lớp 1 và 2 mức độ kiến thức chủ yếu là cho học sinh làm quen, tiếp xúc với các bức tranh và tiếp đó giúp cho học sinh biết cách mô tả, nhận xé về nội dung, đặc điểm của các bức tranh ở mức độ đơn giản
Lên lớp 3,4,5 ngoài việc làm quen, tiếp xúc với các bức tranh, việc mô tả và nhận xét tranh yêu cầu ở mức độ cao hơn, cụ thể hơn và có trọng tâm, tập trung vào cách chọn hình tượng, cách sắp xếp mảng chính, mảng phụ, cách phối hợp màu Bên cạnh đó học sinh còn phải thể hiện được những cảm nhận, những tình cảm cá nhân của mình trước các bức tranh, và bước đầu phân biệt được đâu là tranh đẹp, đâu là tranh chưa đẹp khi em tranh Đây cũng chính là các bậc thang đầu tiên để dẫn dắt học sinh bước vào thế giới cái đẹp với một thị hiếu thẩm mĩ đúng đắn, lành mạnh, đồng thời giúp các em có thể thưởng thức được cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật, biết yêu quý và trân trọng cái đẹp
2 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh
Bậc Tiểu học được coi là bậc học quan trọng nhất trong các bậc học phổ thông, vì ở giai đoạn này các em mới chập chững bước vào một thế giới mới, các em được tiếp xúc với nhiều bạn bè cùng trang lứa nên các em còn rất bỡ ngỡ Ở lứa tuổi này các em rất hiếu động, yêu thích vẽ, múa, ca hát… đó là một lợi thế lớn đối với chúng tôi Tuy vậy cũng ở lứa tuổi này các em chưa hình thành được thói quen cũng như chưa biết tập trung chú ý, các em còn hay quên nên việc truyền thụ kiến thức gặp nhiều khó khăn Qua quá trình trực tiếp giảng dạy bộ môn mĩ thuật tại trường đặc biệt là phân môn Thường thức mĩ thuật tôi nhận thấy các em còn chưa hứng thú nhiều với phân môn
Qua khảo sát thực tế tôi đã tổng hợp được một số thông tin sau
Khi học phân môn thường thức mĩ thuật em có thích hay không?
Nội dung khảo sát
Trang 101A 27 6 22,2% 17 62,96% 4 14,48%
3 Phương pháp dạy và học môn mĩ thuật ở trường Tiểu học
Hoà chung với sự phát triển của thế giới đất nước ta ngày càng đổi mới về mọi phương diện, trong đó việc đổi mới về phương pháp dạy học đã và đang được thực hiện một cách rộng rãi trong khắp cả nước đối với tất cả các cấp học
và của từng bộ môn Trong đó bộ môn mĩ thuật ngày nay cũng đã được đưa vào nội dung chương trình dạy học thành một bộ môn độc lập Như vậy con người ngày cành nhận thức được vai trò của mĩ thuật đối với cuộc sống, với xã hội
Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi đã chỉ đạo cho đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên thực hiện và vận dụng những phương pháp dạy học mới do ngành đề ra vào việc giảng dạy bộ môn mĩ thuật, làm sao để tiết dạy đạt được hiệu quả cao nhất như phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan, phương pháp liên hệ thực tế, phương pháp quan sát, phương pháp tổ chức thảo luận nhóm… Tuy nhiên hiệu quả đạt được không như chúng tôi mong muốn, vì thế
đã thúc đẩy tôi tìm tòi vận dụng các phương pháp dạy học tốt hơn để đạt được hiệu quả dạy học cao hơn
4 Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp để tạo hứng thú học tốt phân môn Thường thức mĩ thuật ở trường Tiểu học
4.1 Khái niệm của phương pháp dạy học tích hợp
Dạy học mĩ thuật ở Việt Nam để đạt được hiệu quả cao hơn thì cần phải
có một phương pháp dạy học tốt hơn, và trong thời điểm hiện tại nhà nước ta đang khuyến cáo nên dạy học mĩ thuật theo hướng tích hợp Vậy tích hợp là gì?
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, phương pháp dạy học tích hợp là sự phối hợp mối liên hệ giữa nhiều môn học, của nhiều phân môn trong bộ môn Trong tích hợp có tích hợp ngang và tích hợp dọc:
Tích hợp ngang là sự liên hệ giữa các phân môn trong một bộ môn, giữa các môn học trong một lớp, một cấp học
Tích hợp dọc là tích hợp theo các cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông và cao hơn, theo vòng tròn đồng phân: Cấp cao học Yêu cầu kiến thức sâu hơn, cao hơn Cấp học hoàn thiện một đơn vị kiến thức
Phương pháp dạy học tích hợp là phương pháp hoàn toàn đổi mới theo hướng lấy học sinh làm trung tâm Mang tích chất bắt buộc nhằm hình thành, phát triển thói quen và khả năng tự học, tự tìm tòi nghiên cứu; số lượng kiến thức sẽ được nâng dần lên ở những lớp trên Học sinh được hoàn toàn chủ động trong tiết học, trong mọi tình huống giáo viên là người nêu vấn đề, gợi mở vấn
đề Từ đó cuốn hút học sinh trong vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo Phương pháp dạy học tích hợp là một phương pháp đổi mới một cách toàn diện khác hẳn với phương pháp dạy học trước kia Phương pháp này được thể hiện dưới nhiều
⇒
⇒
Trang 11hoạt động, nhiều hình thức học tập khác nhau, dạy học theo hướng gợi mở không gò ép Với phương pháp dạy học tích hợp thì yêu cầu người giáo viên phải thiết kế bài dạy kĩ lưỡng trước khi thực hiện hệ thống bài dạy Hệ thống bài dạy là quá trình thực hiện lồng ghép từng phương pháp, từng tình huống, từng kiến thức lại với nhau nhưng lại có một sự gắn kết liên tục không tách rời nhau Nếu người giáo viên biết vận dụng đúng thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong giờ dạy.
4.2 Ưu điểm của phương pháp dạy học tích hợp
Như đã nói trên thì với những phương pháp như vậy sẽ đem lại hiệu quả hứng thú cho học sinh – một trong những yêu cầu của dạy học hiện đại Qua việc lồng ghép nhiều hình thức dạy học khác nhau vào giờ học, môn học sẽ kích thích tính chủ động làm việc, tính sáng tạo trong khi học và làm tăng khả năng hợp tác của các thành viên trong một tập thể, nhóm học
Như vậy sẽ kích thích được sự hứng thú cho học sinh, các em sẽ yêu thích môn học hơn và học tốt môn học mà em đã yêu thích
4.3 Một số phương pháp dạy học tích hợp
4.3.1 Phương pháp trò chơi
Từ xưa đến nay trò chơi luôn mang lại niềm vui thích thú đối với con người nhất là với lứa tuổi thiếu nhi Trong khi vui chơi học sinh thường hào hứng tham gia, qua các trò chơi mà giáo viên tổ chức trên lớp sẽ tạo hứng thú để các em tiếp tục nội dung bài học một cách hứng thú hơn
Để tổ chức tốt trò chơi mà luôn tạo ra được sự mới mẻ cho học sinh không gây sự nhàm chán, thì giáo viên cần tìm tòi, sưu tầm các trò chơi như: trò chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi tư duy…từ những trò chơi sưu tầm được giáo viên cần lựa chọn kĩ lưỡng để vận dụng một cách linh hoạt, thiết kế trò chơi phù hợp với nội dung bài học
4.3.2 Phương pháp tích hợp kiến thức của các môn học khác
Như đã nói trên tích hợp là sự phối hợp mối liên hệ giữa nhiều môn học, nhiều phân môn trong môn học, nên khi dạy bằng phương pháp tích hợp kiến thức các môn học khác, thì giáo viên cần phải nắm vững được một số kiến thức những môn học cần để đưa vào bài dạy một cách hài hoà, tự nhiên, dễ hiểu Tích hợp kiến thức môn học nào còn tuỳ thuộc vào nội dung bài học mà giáo viên cần chọn sao cho phù hợp
4.3.3 Phương pháp tích hợp giữa lí thuyết và thực hành
Phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành ở môn mĩ thuật là trong khi dạy học người giáo viên cần phối hợp làm sao, lồng ghép làm sao cho các em có thể vừa thực hành bài tập mà các em cũng sẽ tìm ra được nội dung bài học Luyện tập học sinh quan sát, nhận xét, đánh giá sự vật, hiện tượng xung quanh Luyện tập củng cố cách vẽ, nâng cao khả năng tìm tòi sáng tạo, khéo léo bên cạnh đó còn bồi dượng thị hiếu thẩm mĩ, bên cạnh đó còn giúp các em tự khắc sâu được kiến thức nhanh và nhớ được lâu hơn Thông qua luyện tập –
Trang 12thực hành những mặt tốt, chưa tốt của học sinh thể hiện rõ ràng Vì vậy việc thực hành là một phương pháp giúp các em dễ dàng lĩnh hội được kiến thức và củng cố kiến thức lí thuyết một cách nhanh nhất Để dạy tốt phương pháp này người giáo viên cần phối hợp sao cho khéo léo, quan tâm đến từng đối tượng học sinh để các em không bị lúng túng, không nản chí khi thực hành Như vậy tạo cho các em sự yêu thích môn học hơn.
4.3.4 Phương pháp tích hợp linh hoạt các hoạt động dạy học
Dạy mĩ thuật cần phối hợp một cách linh hoạt các hoạt động dạy học trong qua trình dạy học, mỗi phương pháp có một tác dụng nhất định cho các em trong quá trình lĩnh hội kiến thức Ngoài những phương pháp truyền thống thì còn nhiều phương pháp mới khác nữa cần phối hợp, lồng ghép để tiết dạy thêm sinh động, tạo được hứng thú cho học sinh Phương pháp nêu vấn đề, phương phá đàm thoại, phương pháp thử nghiệm…Người giáo viên cần lựa chọn cẩn thận các phương pháp cần phối hợp để tạo được hứng thú nếu biết chọn những phương pháp để phối hợp trong tiết học một cách linh hoạt và đúng thì sẽ đạt được hiệu quả cao trong tiết dạy
5. Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp cho cho phân môn Thường thức mĩ thuật:
Để dạy học theo phương pháp tích hợp người giáo viên phải có những kĩ năng giảng dạy khá phát triển Chúng ta có thể đã biết về mặt lí thuyết cách dạy, cách học có hiệu quả nhất cho trẻ, thế nhưng nếu chúng ta không có những kỹ năng để đáp ứng kiến thức này thì cũng là vô ích Với phương pháp dạy học tích hợp cũng vậy, đặc biệt là cách dạy, cách truyền đạt của giáo viên như thế nào, giáo viên tổ chức giờ học ra sao? Các hoạt dộng trong mỗi giờ học phải thực sự
là một điều mới mẻ đối với các em, các em sẽ không biết giáo viên sẽ cho các
em làm gì tiếp theo, từ đó các em sẽ tò mò và kích thích được sự hứng thú cũng như sự sáng tạo
Ở bài 9 – Lớp 1 “ Xem tranh phong cảnh” để vào bài tôi thực hiện bằng cách cho học sinh xem một đoạn băng về các thắng cảnh ở Việt Nam có lời bình, sau
đó sẽ vào bài dạy Như vậy tạo cho các em hứng thú ngay những phút đầu của bài học
Đến khi vào bài dạy tôi cho các em xem trước một số tranh phong cảnh của thiếu nhi và hoạ sĩ vẽ về các vùng miền khác nhau để các em nhận biết được sự phong phú của cảnh vật trên đất nước Việt Nam, bên cạnh đó cũng tạo được sự nhận thức về cách thể hiện trang phong cảnh cho học sinh
VD: Giáo viên treo tranh cho học sinh quan sát và đặt một số câu hỏi:
- Tranh vẽ có những hình ảnh nào?
- Trong tranh hình ảnh nào là chính? Hình ảnh nào là phụ?
- Bức tranh được vẽ với những màu nào?