Môn học này là một trong hai học phần lý luận nh à nước và pháp luật được viết để phục vụ cho sinh vi ên đang theo học chuyên ngành luật; Ở phầnmột này sẽ giúp cho người học có những kiế
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
1 Giới thiệu khái quát môn học
Lý luận nhà nước và pháp luật là một trong hai học phần là môn học quan trọngtrong hệ thống khoa học pháp lý Dựa tr ên cơ sở học thuyết Mác – Lê nin, tư tưởng HồChí Minh, những quan điểm của Đảng v à Nhà nước ta cũng như tri thức chung của nhânloại về nhà nước và pháp luật Môn học này là một trong hai học phần lý luận nh à nước
và pháp luật được viết để phục vụ cho sinh vi ên đang theo học chuyên ngành luật; Ở phầnmột này sẽ giúp cho người học có những kiến thức cơ bản về sự hình thành của nhà nước
và pháp luật, bản chất của nhà nước và pháp luật qua các giai đoạn lịch sử nhất định của
xã hội Đây là môn cơ sở, là nền tản giúp cho sinh vi ên nghiên cứu tốt các môn học khác(môn Luật hiến pháp, luật hình sự, luật hành chính, luật dân sự …)
2 Mục tiêu môn học
Môn học này sẽ giúp cho người học có một cách nh ìn tổng thể về nhà nước vàpháp luật Giúp người học nắm vững được bản chất của từng kiểu nh à nước, từng kiểupháp luật
3 Yêu cầu môn học:
Người học cần nắm vững những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nh à nước vàpháp luật, chức năng, vai trò, nhiệm vụ của nhà nước và pháp luật để từ đó nắm bắt cácnội dung các môn học sau n ày
Chương 3: Bản chất, các kiểu và hình thức nhà nước
Chương 4: Bản chất, đặc trưng, vai trò, các kiểu và hình thức pháp luật
Chương 5: Nhà nước và pháp luật chủ nô
Chương 6: Nhà nước và pháp luật phong kiến
Chương 7: Nhà nước và pháp luật tư sản
Chương 8: Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Trang 2CHƯƠNG I ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU CỦA LÝ LUẬN
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1 Đối tượng nghiên cứu của lý luận về nhà nước và pháp luật
Lý luận về nhà nước và pháp luật với tư cách là một ngành khoa học pháp lýnghiên cứu đồng thời cả hai hiện t ượng nhà nước và pháp luật
Lý luận về nhà nước và pháp luật nghiên cứu nhà nước và pháp luật một cách toàndiện Đối tượng nghiên cứu của nó là những vấn đề chung, khái quát v à cơ bản nhất, như:
Các khái niệm, phạm trù về nguồn gốc, bản chất, chức năng, h ình thức, vai trò, giátrị xã hội của nhà nước và pháp luật
- Hệ thống các tri thức chung về nhà nước và pháp luật trong lịch sử: nhà nước và phápluật chiếm hữu nô lệ, nhà nước và pháp luật phong kiến, nhà nước và pháp luật tư sản
- Hệ thống các tri thức chung của kiểu nh à nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa.Tóm lại, đối tượng nghiên cứu của khoa học lý luận về nh à nước và pháp luật lànhững quy luật đặc thù của sự ra đời, hình thành, phát triển, những đặc tính chung v ànhững biểu hiện quan trọng nhất của nh à nước và pháp luật
2 Lý luận về nhà nước và pháp luật trong hệ thống khoa học x ã hội và khoa học pháp lý
Khoa học pháp lý - khoa học về nhà nước và pháp luật - là một bộ phận của khoahọc xã hội Khoa học lý luận về nh à nước và pháp luật là một ngành khoa học xã hội bởi
nó nghiên cứu hai hiện tượng xã hội là nhà nước và pháp luật
Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội phức tạp và đa dạng được nhiềungành khoa học xã hội nói chung và khoa học pháp lý nói riêng nghiên cứu ở những khíacạnh khác nhau như:
Triết học Mác - Lênin nghiên cứu nhà nước và PL cùng với việc nghiên cứu cáchiện tượng xã hội khác để rút ra những quy luật vận động v à phát triển chung của XH
Lịch sử nhà nước và pháp luật lại nghiên cứu nhà nước và pháp luật trong từng giaiđoạn lịch sử cụ thể để tìm ra những đặc thù trong sự phát triển của nhà nước và pháp luậttrong từng hoàn cảnh cụ thể
Trang 3Lý luận nhà nước và pháp luật có quan hệ với nhiều bộ môn khoa học khác nh ư:Triết học (chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử), kinh tế chính trị vàchủ nghĩa xã hội khoa học
Trong mối liên hệ với triết học duy vật biện chứng, triết học duy vật biện chứng đ ã trang
bị cho lý luận về nhà nước và pháp luật phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu
Đối với triết học duy vật lịch sử, lý l uận về nhà nước và pháp luật là sự tiếp tụctrực tiếp các nguyên lý triết học chung của chủ nghĩa duy vật lịch sử về bản chất của nh ànước và pháp luật, sự tác động qua lại của nh à nước và pháp luật với cơ sở kinh tế và sựbiến đổi của chúng theo sự phát t riển của đời sống xã hội
Kinh tế chính trị học là khoa học về những quy luật quan hệ sản xuất - cơ sở kinh
tế của xã hội Những khái niệm của kinh tế chính trị học nh ư: lực lượng sản xuất, quan hệsản xuất, sở hữu có ý nghĩa to lớn đối với lý luận về nhà nước và pháp luật
Chính trị học nghiên cứu các quy luật và tính quy luật trong sự hình thành, phát triểncủa chính trị, của quyền lực chính trị, quyền lực nh à nước cùng những cơ chế, phương thức,cách thức sử dụng các quy luật đó trong xã hội được tổ chức thành nhà nước
Đối với chủ nghĩa xã hội khoa học, trong quá tr ình nghiên cứu, lý luận nhà nước vàpháp luật vận dụng các quan điểm v à kết luận của chủ nghĩa x ã hội khoa học để giải thíchcác vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của mình
Trong hệ thống các khoa học pháp lý, lý luận về nh à nước và pháp luật giữ vai trò
là môn khoa học pháp lý cơ sở có tính chất phương pháp luận để nhận thức đúng đắn cácvấn đề có tính bản chất, các quy luật của nh à nước và pháp luật
3 Phương pháp nghiên c ứu của lý luận về nhà nước và pháp luật
Phương pháp nghiên c ứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa họcnhằm đạt tới chân lý khách quan dựa tr ên cơ sở của sự chứng minh khoa học
Lý luận về nhà nước và pháp luật có cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
* Phương pháp luận Mác - Lênin đòi hỏi khi nghiên cứu nhà nước và pháp luật
phải xuất phát từ hai quan điểm sau:
- Quan điểm duy vật: nhà nước và pháp luật phải được nghiên cứu trong mối liên
hệ với đời sống vật chất của xã hội, coi đó là nguồn gốc sâu xa của sự xuất hiện, tồn tại
và phát triển của nhà nước và pháp luật
Trang 4- Quan điểm biện chứng: nghiên cứu nhà nước và pháp luật phải đặt trong sự vận
động, phát triển, biến đổi, trong những mối li ên hệ biện chứng và những mâu thuẫn vốn
có của nó
* Phương pháp trừu tượng khoa học có vai trò rất quan trọng trong nghi ên cứu
nhà nước và pháp luật Trừu tượng khoa học là phương pháp tư duy trên cơ s ở tách cáichung khỏi các riêng, tạm thời gạt bỏ cái ri êng, giữ lấy cái chung Bằng cách trừu tượnghoá, gạt bỏ những cái ngẫu nhi ên, thoáng qua, không ổn định để đi vào cái chung, cái tấtyếu, ổn định, bản chất, tức l à quy luật của khách thể
* Phương pháp phân tích và t ổng hợp được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu
nhà nước và pháp luật
Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn th ể hay hiện tượng phức tạp ra thànhnhững bộ phận hoặc những mặt, những yếu tố cấu th ành đơn giản hơn Nhờ phương phápphân tích mà nhận thức một cách sâu sắc từng góc cạnh của hiện t ượng nhà nước và pháp luật
Tổng hợp là phương pháp liên k ết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố, các mặt
đã được phân tích, vạch ra mối li ên hệ của chúng nhằm nhận thức sự vật hiện t ượng trongtính tổng thể
* Phương pháp quy n ạp là đi từ nhận thức những sự v ật riêng lẻ, từ những kinh
nghiệm đến những nguyên lý chung, tức là phương pháp đi từ cái riêng đến cái chung;
* Phương pháp diễn dịch là phương pháp đi từ những tri thức chung đến tri thức
về cái riêng
* Phương pháp phân tích thu ần tuý quy phạm: nghiên cứu các hiện tượng pháp
lý, phân loại, xử lý làm sáng tỏ cấu trúc pháp lý của chúng, l àm rõ mối quan hệ lô gíchcủa các quy phạm pháp luật, qua đó khắc phục các mâu thuẫn
* Phương pháp so sánh pháp lu ật: trên cơ sở của phương pháp này, các hi ện
tượng pháp lý, sự kiện pháp lý được nghiên cứu trong mối quan hệ so sánh với nhau Việc
so sánh có thể được tiến hành ở các mức độ khác nhau, từ việc so sánh hệ thống pháp luậtvới hệ thống pháp luật, ng ành luật với ngành luật trên cơ sở đó rút ra những nét giố ngnhau, khác nhau, đặc thù của các hiện tượng được nghiên cứu
* Phương pháp xã hội học: (theo dõi, phỏng vấn, thăm dò dư luận …) để nắm
được những thông tin, t ư liệu thực tiễn, thể hiện những quan niệm, quan điểm trong x ãhội về các vấn đề khác nhau của nhà nước và pháp luật từ đó, hình thành hoặc kiểm
Trang 5nghiệm lại những luận điểm, quan điểm, khái niệm,kết luận của lý luận về nh à nước vàpháp luật.
* Tóm lại, khi nghiên cứu nhà nước và pháp luật, lý luận về nhà nước và pháp luật
phải dựa trên cơ sở của phương pháp luận Mác - Lênin và cần sử dụng tổng thể cácphương pháp nghiên c ứu
CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Tại sao Khoa học lý luận chung về nhà nước và pháp luật lại là một ngành khoahọc xã hội?
2 Phân tích đối tượng nghiên cứu của khoa học lý luận chung về nhà nước và phápluật?
3 Phân tích phương pháp lu ận và phương pháp so sánh c ủa khoa học lý luận chung
Trang 6CHƯƠNG II NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1 Nguồn gốc của Nhà nước
1.1 Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nh à nước
thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nh à nước là một sản phẩmcủa thượng đế
- Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của
gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mởrộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình thức
tổ chức tự nhiên của xã hội loài người
xâm lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc đối với thị tộc khác m à kết quả làthị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống c ơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ chiếnbại
- Thuyết tâm lý: cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con ng ười
nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc v ào các thủ lĩnh, giáo sĩ,…
- Thuyết “khế ước xã hội”: cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một
khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con ng ười sống trong trạng thái tự nhiênkhông có nhà nước Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân dân, trong tr ường hợp nhà nướckhông giữ được vai trò của mình , các quyền tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệulực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước mới
1.2 Quá trình hình thành của Nhà nước theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin
Chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng:
- Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nh ưng không phải là hiện tượng xãhội vĩnh cửu và bất biến Nhà nước luôn vận động, phát triển v à tiêu vong khi những điềukiện khách quan cho sự tồn tại v à phát triển của chúng không còn nữa
- Nhà nước chỉ xuất hiện khi x ã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạnnhất định Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan r ã của chế độ cộng sản nguyên thủy
Trang 7Nhà nước chỉ xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện sự phân chia x ã hộithành các giai cấp đối kháng.
* Quá trình hình thành Nhà n ước:
Chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc bộ lạc v à quyền lực xã hội:
- Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
Mọi người đều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không ai có t ài sản riêng, không
có người giàu kẻ nghèo, không có sự chiếm đoạt tài sản của người khác
- Cơ sở xã hội: trên cơ sở thị tộc, thị tộc là một tổ chức lao động và sản xuất, một
đơn vị kinh tế - xã hội Thị tộc được tổ chức theo huyết thống X ã hội chưa phân chia giaicấp và không có đấu tranh giai cấp
hội, hòa nhập với xã hội Quyền lực đó do to àn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của
cả cộng đồng
- Tổ chức quản lý: Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc, bao
gồm tất cả những người lớn tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thị tộc Quyết địnhcủa Hội đồng thị tộc là sự thể hiện ý chí chung của cả thị tộc v à có tính bắt buộc đối vớimọi thành viên Hội đồng thị tộc bầu ra ng ười đứng đầu như tù trưởng, thủ lĩnh quânsự,… để thực hiện quyền lực v à quản lý các công việc chung của thị tộc
* Sự tan rã của tổ chức thị tộc bộ lạc v à sự xuất hiện Nhà nước:
Sự chuyển biến kinh tế v à xã hội:
- Thay đổi từ sự phát triển của lực l ượng sản xuất Các công cụ lao động bằngđồng, sắt thay thế cho công cụ bằng đá v à được cải tiến Con người phát triển hơn cả vềthể lực và trí lực, kinh nghiệm lao động đ ã được tích lũy
- Ba lần phân công lao động l à những bước tiến lớn của xã hội, gia tăng sự tích tụtài sản và góp phần hình thành và phát triển chế độ tư hữu
- Sự xuất hiện gia đình và trở thành lực lượng đe dọa sự tồn tại của thị tộc Chế
độ tư hữu được củng cố và phát triển
- Sự phân biệt kẻ giàu người nghèo và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gia tăng
Sự tan rã của tổ chức thị tộc – bộ lạc: những yếu tố mới xuất hiện đ ã làm đảo lộnđời sống thị tộc, chế độ thị tộc đã tỏ ra bất lực
Trang 8- Nền kinh tế mới làm phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc Sự phân công laođộng và nguyên tắc phân phối bình quân sản phẩm của xã hội công xã nguyên thủykhông còn phù hợp.
- Chế độ tư hữu, sự chênh lệch giữa giàu nghèo, sự mâu thuẫn giai cấp đ ã phá vỡchế độ sở hữu chung v à bình đẳng của xã hội công xã nguyên thủy
- Xã hội cần có một tổ chức đủ sức giải quyết các nhu cầu chung của cộng đồng,
xã hội cần phát triển trong một trật tự nhất định
- Xã hội cần có một tổ chức mới phù hợp với cơ sở kinh tế và xã hội mới
Sự xuất hiện nhà nước, nhà nước “không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặtvào xã hội” mà là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội”, một lực lượng “tựa hồ đứng trên xãhội”, có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong một “trậttự”
* Điểm qua sự ra đời của một số nh à nước điển hình:
- Nhà nước Aten: là hình thức thuần túy nhất, nhà nước nảy sinh chủ yếu và trực
tiếp từ sự đối lập giai cấp v à phát triển ngay trong nội bộ x ã hội thị tộc Từ cuộc cáchmạng Xô-lông (594TCN) và Klix -phe (509TCN) dẫn đến sự tan rã toàn bộ chế độ thị tộc,hình thành Nhà nước vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên
- Nhà nước Rôma: hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, từ cuộc
đấu tranh bởi những người thường dân (Ple-bêi) chống lại giới quý tộc thị tộc La M ã tri-sép)
(Pá Nhà nước Giéc(Pá manh: hình thành khoảng giữa thế kỷ V trước công nguyên, từ
việc người Giéc-manh xâm chiếm vùng lãnh thổ rộng lớn của đế chế La M ã cổ đại DoNhà nước hình thành không do sự đấu tranh giai cấp, x ã hội Giéc-manh vẫn tồn tại chế
độ thị tộc, sự phân hóa giai cấp chỉ mới bắt đầu v à còn mờ nhạt
- Sự xuất hiện Nhà nước ở các quốc gia phương Đông:
+ Nhà nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập cổ đại,… đ ược hình thành từ rất sớm, hơn
3000 năm trước công nguyên
+ Nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm đã trở thành yếu tố thúc đẩy và mangtính đặc thù trong sự ra đời nhà nước của các quốc gia ph ương Đông
Trang 9+ Ở Việt Nam, từ sự hình thành phôi thai của Nhà nước cuối thời Hùng Vương –Văn Lang đến Nhà nước sơ khai thời An Dương Vương – Âu Lạc năm 208 trước côngnguyên.
So với tổ chức thị tộc trước kia, thì nhà nước có hai đặc trưng cơ bản là phân chia dân cưtheo lãnh thổ và thiết lập quyền lực công cộng (không còn hòa nhập với dân cư nữa)
2 Nguồn gốc của pháp luật
Những nguyên nhân làm phát sinh nhà nư ớc cũng là những nguyên nhân dẫn đến
sự ra đời của pháp luật
Pháp luật được hình thành từ hai con đường:
- Thứ nhất, nhà nước ghi nhận các phong tục tập quá n hình thành trong dân c ư phùhợp với lợi ích của giai cấp thống trị v à nâng chúng lên thành lu ật
- Thứ hai, nhà nước ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật
Câu hỏi ôn tập
A Câu hỏi tự luận
1 Phân tích nội dung cac học thuyết phi Mác xít bàn về nguồn gốc và bản chấtnhà nước
2 Trình bày nguồn gốc ra đời của nhà nước
3 Phân tích bản chất của nhà nước
4 Phân tích vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội có giai cấp
2 Nguyên nhân của sự hình thành pháp luật chính là nhu cầu quản lý và phát triểncủa xã hội
3 Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước
Trang 105 Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người.
6 Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có tínhquyết định khi hình thành các quy định pháp luật
7 Pháp luật sẽ quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triểncủa kinh tế
8 Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển
9 Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con người
10 Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của phápluật
11 Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của conngười thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật
12 Tính được bảo đảm bởi nhà nước của pháp luật đòi hỏi các quan hệ xã hội đãchịu sự điều chỉnh của pháp luật thì không thể chịu sự điều chỉnh của các quyphạm xã hội khác
13 Chức năng bảo vệ của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật ghi nhận các quan hệchủ yếu trong xã hội
14 Chức năng điều chỉnh của pháp luật chính là việc pháp luật tác động vào ý thứccon người, từ đó con người lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của phápluật
15 Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp
16 Tập quán pháp và tiền lệ pháp có điểm chung là cùng dựa trên cơ sở các quytắc xử sự đã tồn tại trong cuộc sống để hình thành các quy định pháp luật
17 Các nhà nước xã hội chủ nghĩa không áp dụng hình thức tập quán pháp vàtiền lệ pháp
18 Nhà nước ban hành pháp luật, do vậy không phải trong mọi trường hợp nhànước
đều tôn trọng pháp luật, tổ chức và hoạt động đều phải trong khuôn khổ phápluật
Trang 11CHƯƠNG III BẢN CHẤT, CÁC KIỂU VÀ CÁC HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
1 Khái niệm và nội dung bản chất của nhà nước
trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của hệ thống vậtchất
- Khái niệm bản chất của nhà nước: là tất cả những phương diện (những mặt) cơ
bản quy định sự tồn tại v à phát triển của Nhà nước, thể hiện ở 2 phương diện giai cấp và
xã hội quy định sự tồn tại và phát triển của nhà nước
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu bản chất Nhà nước: cơ sở lý giải về các hiện t ượng
của nhà nước; hiểu và nắm bắt được quy luật vận động của Nh à nước; từ việc hiểu đúngbản chất của Nhà nước, để có được định nghĩa đầy đủ và bao quát nhất về Nhà nước
1.1 Tính giai cấp
Nhà nước thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị Sự thống trị thểhiện dưới 3 mặt:
kinh tế của người bị bóc lột đối với giai cấp thống trị
- Thống trị (quyền lực) chính trị : có vai trò duy trì quan h ệ bóc lột, là bạo lực có
tổ chức của giai cấp nhằm đ àn áp sự phản kháng của giai cấp bị trị trong x ã hội
- Thống trị (quyền lực) tư tưởng: là sự thống trị về mặt tinh thần, hệ t ư tưởng của
giai cấp thống trị được xây dựng và thông qua con đường nhà nước trở thành hệ tư tưởngthống trị trong toàn xã hội
1.2 Tính xã hội
Nhà nước còn thực hiện chức năng xã hội, phải giải quyết các vấn đề khác trong x ãhội Bên cạnh tính giai cấp, Nhà nước còn phải phản ánh lợi ích của các tầng lớp, giai cấpkhác trong xã hội
2 Các dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước
- Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt
- Nhà nước có lãnh thổ và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ
Trang 12- Nhà nước có chủ quyền quốc gia
- Chỉ Nhà nước được quyền ban hành pháp luật và bảo đảm sự thực hiện pháp luật
- Nhà nước qui định và tổ chức thu thuế dưới hình thức bắt buộc
Định nghĩa nhà nước: Nhà nước là hình thức (phương thức) tổ chức xã hội có giai
cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quản lý x ã hội để phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị v à thực hiện những hoạt động chung nảy sinh từ bản chất của xã hội.
3 Khái niệm chức năng của nhà nước và bộ máy nhà nước
3.1 Chức năng của nhà nước
Bản chất, vai trò của nhà nước được thể hiện trực tiếp trong nhiệm vụ v à chứcnăng của nhà nước:
Nhiệm vụ của nhà nước là mục tiêu mà nhà nước hướng tới, là những vấn đề đặt ra
mà nhà nước cần giải quyết Nhiệm vụ của nh à nước tuỳ thuộc vào bản chất và vai trò xãhội của nhà nước, vào điều kiện lịch sử của mỗi quốc gia qua từng giai đoạn cụ thể
Chức năng của nhà nước là những phương diện, loại hoạt động c ơ bản của nhànước nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra tr ước nhà nước
Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau.Một nhiệm vụ của nhà nước làm phát sinh một hoặc nhiều chức năng v à ngược lại mộtchức năng của nhà nước có thể nhằm thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ
Chức năng của nhà nước được quy định bởi bản chất của nh à nước Chức năng củanhà nước xã hội chủ nghĩa khác với chức năng của các nh à nước bóc lột ở nội dung v àhình thức thực hiện
Chức năng của nhà nước được thực hiện bởi bộ máy nh à nước Do đó, khi nghiêncứu về vấn đề này cần phân biệt giữa chức năng của nh à nước và chức năng của cơ quannhà nước
Chức năng của nhà nước như đã nêu, là những phương diện hoạt động cơ bản củanhà nước mà mỗi cơ quan nhà nước đều phải tham gia thực hiệ n ở những mức độ khácnhau
Chức năng của cơ quan nhà nước chỉ là những phương diện hoạt động của cơ quan
đó nhằm góp phần thực hiện chức năng chung của nh à nước
Chức năng của nhà nước phân loại thành:
Trang 13+ Chức năng đối nội và các chức năng đối ngoại;
+ Chức năng cơ bản và các chức năng không cơ bản;
+ Chức năng lâu dài và chức năng tạm thời
Tuy nhiên trong số các cách phân loại ở tr ên thì thông dụng nhất vẫn là cách phânchức năng nhà nước thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại căn cứ tr ên cơ sởđối tượng tác động của chức năng
Chức năng đối nội của nh à nước là những phương diện hoạt động cơ bản của nhànước trong nội bộ của đất n ước
Chức năng đối ngoại của nh à nước là những hoạt động cơ bản của đất nước với cácquốc gia khác, dân tộc k hác
Các chức năng của nhà nước được thực hiện bằng những h ình thức và phươngpháp nhất định
Các hình thức pháp lý cơ bản để thực hiện chức năng của nh à nước bao gồm: hoạtđộng lập pháp, hoạt động chấp h ành pháp luật và hoạt động xây dựng pháp luật
Các phương pháp cơ bản để thực hiện chức năng của nh à nước là phương phápgiáo dục, thuyết phục và phương pháp cưỡng chế
3.2 Bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống đến địaphương, tổ chức và hoạt động trên những nguyên tắc chung thống nhất, tạo th ành một cơchế đồng bộ để thực hiện các chức năng v à nhiệm vụ của nhà nước
Các yếu tố hợp thành bộ máy nhà nước là cơ quan nhà nước Các cơ quan nhànước rất đa dạng Tuy nhi ên, thông thường cơ quan nhà nước bao gồm 3 loại: cơ quan lậppháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp
Tất cả các cơ quan nhà nước tạo thành bộ máy nhà nước, nhưng bộ máy nhà nướckhông phải là tập hợp đơn giản các cơ quan nhà nước, mà là hệ thống thống nhất các c ơquan nhà nước Yếu tố tạo nên sự thống nhất trong bộ máy nh à nước là hệ thống cácnguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước
Cơ quan nhà nước là một tổ chức có tính độc lập t ương đối về mặt tổ chức - cơcấu, bao gồm những cán bộ, công chức đ ược giao những quyền hạn nh ất định để thựchiện chức năng và nhiệm vụ của cơ quan đó trong phạm vi do pháp luật quy định
Trang 14Cơ quan nhà nước có các đặc điểm sau:
- Là một tổ chức công quyền, có tính độc lập tương đối với các cơ quan nhà nước khác
- CQNN mang quyền lực nhà nước
- Thẩm quyền của CQNN có những giới hạn về không gian, thời gian v à đối tượngchịu sự tác động
- Mỗi CQNN có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định
- CQNN chỉ hoạt động trong phạm vi thẩm quyền của m ình và trong phạm vi đó,
nó hoạt động độc lập, chủ động và chịu trách nhiệm về hoạt động của m ình
4 Các kiểu Nhà nước
Kiểu nhà nước là tổng thể các đặc trưng (dấu hiệu) cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai tr ò xã hội và những điều kiện phát triển của nh à nước trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
Trong lịch sử nhân loại tồn tại bốn h ình thái kinh tế - xã hội: Chiếm hữu nô lệ,Phong kiến, Tư sản và xã hội chủ nghĩa Tương ứng với bốn hình thái kinh tế xã hội đó,
có bốn kiểu nhà nước, đó là:
Kiểu nhà nước chủ nô
Kiểu nhà nước phong kiến
Kiểu nhà nước tư sản
Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa
5 Hình thức nhà nước
Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nh à nước và những biện pháp
để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước
Hình thức nhà nước được hình thành từ 3 yếu tố: hình thức chính thể, hình thứccấu trúc nhà nước và chế độ chính trị
5.1 Hình thức chính thể
Hình thức chính thể là cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao của nh à
nước, cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ giữa chúng và mức độ tham gia của nhân
dân vào việc thiết lập các cơ quan này.
Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà
Trang 15Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nh à nước tập trungtoàn bộ (hay một phần) vào trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.
Hình thức chính thể quân chủ được chia thành quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế
Ở các quốc gia có hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối, vua (ho àng đế ) cóquyền lực vô hạn, các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp t ối cao đều nằm trong tayngười đứng đầu nhà nước
Hình thức này chủ yếu tồn tại trong hai kiểu nh à nước đầu tiên là nhà nước chủ nô
và nhà nước phong kiến, ví dụ nh ư Nhà nước phong kiến Việt Nam
Trong nhà nước có chính thể quân chủ hạn chế, người đứng đầu nhà nước hìnhthành bằng con đường truyền ngôi chỉ nắm một phần quyền lực nh à nước tối cao, bêncạnh họ có các cơ quan nhà nước hình thành bằng con đường bầu cử chia sẻ quyền lựcnhà nước với họ;
Chính thể cộng hoà là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nh à nướcthuộc về những cơ quan đại diện được bầu ra trong một thời hạn nhất định
Chính thể cộng hoà cũng có hai biến dạng là cộng hoà dân chủ và cộng hoà quý tộc.Chính thể cộng hoà dân chủ: quyền tham gia bầu cử để thành lập các cơ quan đạidiện được quy định dành cho mọi công dân
Chính thể cộng hoà quý tộc: quyền bầu cử hình thành các cơ quan đại diện chỉdành cho giai cấp quý tộc
5.2 Hình thức cấu trúc
Hình thức cấu trúc nhà nước là sự tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ, đặc điểm của mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cấu th ành của nó, giữa cơ
quan nhà nước trung ương với cơ quan nhà nước địa phương.
Có hai hình thức cấu trúc nhà nước cơ bản là cấu trúc nhà nước đơn nhất và cấutrúc nhà nước liên bang
Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất là hình thức trong đó lãnh thổ của nhà nước
là toàn vẹn, thống nhất, nhà nước được chia thành các đơn vị hành chính - lãnh thổ không
có chủ quyền quốc gia, có hệ thống các c ơ quan nhà nước thống nhất từ trung ươngxuống đến địa phương
Nhà nước liên bang là những nhà nước có từ hai hay nhiều n ước thành viên hợplại Trong nhà nước liên bang không chỉ có liên bang có dấu hiệu chủ quyền quốc gia m à
Trang 16trong từng bang thành viên đều có dấu hiệu chủ quyền, ví dụ: Ấn Độ và Liên Xô trướcđây
Ở nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan quyền lực và hai hệ thống cơ quanquản lý: một hệ thống chung cho to àn liên bang và một cho từng nhà nước thành viên
5.3 Chế độ chính trị
Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, biện pháp mà các cơ quan nhà
nước sử dụng để thực hiện quyền lực nh à nước.
Có thể phân các phương pháp, biện pháp này thành hai loại chính: phương phápdân chủ và phương pháp phản dân chủ, tương ứng với hai phương pháp này có chế độchính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ
Trong chế độ chính trị dân chủ, giai cấp thống trị th ường sử dụng chủ yếu ph ươngpháp giáo dục - thuyết phục Tuy nhiên, phương pháp dân ch ủ có nhiều dạng khác nhau,phụ thuộc vào bản chất của từng nhà nước cụ thể, như: dân chủ hình thức, dân chủ thực
sự, dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng r ãi
Trong chế độ chính trị phản dân chủ, giai cấp thống trị th ường sử dụng các hìnhthức, phương pháp mang nặng tính cưỡng chế, đỉnh cao của chế độ n ày là chế độ độc tài,phát xít
CÂU HỎI ÔN TẬP
A Câu hỏi tự luận
1 Phân tích khái niệm kiểu nhà nước
2 Phân tích khái niệm chức năng nhà nước
3 Phân tích mối quan hệ giữa chức năng nhà nước với bộ máy nhà nước
4 Trình bày những hiểu biết về hình thức nhà nước
Trang 17khi mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức độ không thể điều hòa được.
3 Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất so với quyền lực chính trị
và tư tưởng bởi nó tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đốivới giai cấp thống trị
4 Quyền lực chính trị là cơ bản và quan trọng nhất so với quyền lực kinh tế
và tư tưởng vì đó là sự bảo đảm cai trị bằng cưỡng chế của giai cấp thống trịđối với giai cấp bị trị, là phương thức để giành chính quyền về tay giai cấpthống trị
5 Quyền lực tư tưởng chỉ thể hiện vai trò quan trọng trong những nhà nước quânchủ mang nặng tính duy tâm
6 Quyền lực tư tưởng của một nhà nước thể hiện ở sự thống trị và sự cho phéptồn tại duy nhất tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội
7 Bản chất của Nhà nước mang tính xã hội vì nhà nước chịu sự qui định bởi cácđiều kiện khách quan của xã hội
8 Bản chất của Nhà nước mang tính xã hội vì Nhà nước chỉ có thể tồn tại trongmột xã hội có giai cấp
9 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng mọi nhà nước đều phải mangtính giai cấp nhưng không phải nhà nước nào cũng mang tính xã hội
10 Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫnvới nhau
Trang 18CHƯƠNG IV BẢN CHẤT, ĐẶC TRƯNG, VAI TRÒ, CÁC KIỂU
- Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị
- Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh của pháp luật
* Tính xã hội
- Thực tiễn pháp luật là kết quả của sự “chọn lọc tự nhi ên” trong xã hội
- Quy phạm pháp luật vừa là thước đo của hành vi con người, vừa là công cụ kiểmnghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh cácQHXH, hướng chúng vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử s ự do nhà nước ban hành và bảo đảm thựchiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong x ã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ
xã hội
1.2 Mối quan hệ của pháp luật với các hiện t ượng xã hội khác.
1.2.1 Pháp luật với kinh tế
- Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế: các điều kiện kinh tế, quan hệ kinh tế khôngchỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của pháp luật, m à còn quyết định toàn
bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của pháp luật, trong đó:
+ Cơ cấu kinh tế, hệ thống kinh tế qu yết định cơ cấu hệ thống pháp luật;
+ Tính chất, nội dung của các quan hệ kinh tế, c ơ chế quản lý kinh tế quyết địnhtính chất nội dung của các quan hệ pháp luật, phạm vi điều chỉnh của pháp luật
+ Chế độ kinh tế quyết định việc tổ chức bộ máy v à phương thức hoạt động củacác thiết chế pháp lý
- Sự tác động trở lại của pháp luật đối với kinh tế theo 2 h ướng:
Trang 19+ Tác động tích cực: ổn định trật tự x ã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển khi phápluật phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế-xã hội.
+ Tác động tiêu cực: cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội khi pháp luậtphản ánh không đúng trình độ phát triển kinh tế-xã hội
- Sự tác động của pháp luật đối với chính trị:
+ Pháp luật là hình thức, thể hiện ý chí của giai cấp thống tr ị
+ Pháp luật là công cụ để chuyển hoá ý chí của giai cấp thống trị trở th ành quy tắc
xử sự chung, có tính bắt buộc đối với mọi ng ười
1.2.3 Pháp luật với Nhà nước
Đây là mối quan hệ giữa 2 yếu tố thuộc th ượng tầng kiến trúc, chúng có mối li ên
1.2.4 Pháp luật với các quy phạm x ã hội khác
Pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với các quy phạm x ã hội khác (quy phạm đạođức, quy phạm tôn giáo, quy phạm tập quán, quy phạm chính trị,…), cụ thể:
- Pháp luật thể chế hoá nhiều quy phạm x ã hội thành quy phạm pháp luật
- Pháp luật và các quy phạm xã hội khác có thể trùng hợp với nhau về phạm viđiều chỉnh và mục đích điều chỉnh
- Các loại quy phạm xã hội khác đóng vai trò hỗ trợ hoặc cản trở pháp luật pháthuy hiệu lực, hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ x ã hội
Trang 201.3 Những đặc trưng cơ bản của pháp luật
1.3.1 Tính quy phạm phổ biến
* Tính quy phạm:
- Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người được xácđịnh cụ thể
- Pháp luật đưa ra giới hạn cần thiết mà Nhà nước quy định để các chủ thể có thể
xử sự một cách tự do trong khuôn khổ pháp luật
* Tính phổ biến:
- Pháp luật điều chỉnh những quan hệ x ã hội cơ bản, phổ biến và điển hình
- Pháp luật tác động đến tất cả các cá nhân, tổ chức trong những điều kiện, ho àncảnh pháp luật đã quy định
1.3.4 Tính xã hội (tính khách quan):
Pháp luật phải phù hợp với thực tế khách quan, nhu cầu của x ã hội
2 Vai trò của pháp luật
- Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố v à tăng cường quyền lực nhà nước
- Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội
- Pháp luật góp phần tạo dựng những quan hệ mới
- Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối bang giao giữa cácquốc gia
3 Các kiểu pháp luật
Kiểu pháp luật là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của phápluật, thể hiện bản chất giai cấp v à những điều kiện tồn tại v à phát triển của pháp luậttrong một hình thái kinh tế xã hội nhất định
Trang 21Để phân loại các kiểu pháp luật đ ã tồn tại trong lịch sử cần dựa v ào hai tiêu chuẩn:
Thứ nhất, pháp luật ấy ra đời và tồn tại trên cơ sở kinh tế nào? Do quan hệ sản xuất
nào quyết định?
Thứ hai, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp n ào? Bảo vệ và củng cố quyền lợi
của giai cấp nào?
Tương ứng với các hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp có các kiểu pháp luật :
4.1 Khái niệm hình thức của pháp luật
Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí củagiai cấp mình lên thành pháp luật
Hình thức pháp luật gồm: hình thức bên ngoài (nguồn của pháp luật ) và hình thứcbên trong của pháp luật (cấu trúc của pháp luật)
4.2 Hình thức bên ngoài của pháp luật
Hình thức bên ngoài của pháp luật là sự biểu hiện ra bên ngoài của pháp luật.Dựa vào phương thức thể hiện ý chí của nh à nước thành pháp luật, ta có: Tập quánpháp, văn bản quy phạm pháp luật, tiền lệ pháp
- Tập quán pháp là những tập quán hình thành và lưu truyền trong xã hội, phù hợp
với lợi ích của giai cấp thống trị v à được nhà nước thừa nhận, nâng chúng l ên thànhnhững quy tắc xử sự chung v à được nhà nước bảo đảm thực hiện
- Tiền lệ pháp là các quyết định của cơ quan hành chính ho ặc xét xử được nhà
nước thừa nhận là khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự
- Văn bản quy phạm pháp luật là những văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đ ược
áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống
Các văn bản quy phạm pháp luật chia làm 2 loại: văn bản luật và văn bản dưới luật