1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khu công nghiệp sinh thái và tìm hiểu một khu công nghiệp sinh thái trên thế giới

23 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 833,33 KB
File đính kèm Khu công nghiệp sinh thái.rar (767 KB)

Nội dung

Mục lục gồm có : I.Tổng quan về khu công nghiệp sinh thái II.Các đặc điểm của khu công nghiệp sinh thái III Ví dụ một khu công nghiệp sinh thái trên thế giới. Lựa chọn khu công nghiệp sinh thái Burlington,Mỹ IV.Kết luận,cơ hội và thách thức xây dựng khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam.TÀI LIỆU GỒM CÓ FILE PDF

Trang 1

I.TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI

1.1.Khu công nghiệp

1.1.1.Khái niệm

Khu công nghiệp (KCN) là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế -xã hội- môi trường KCN thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng Những KCN có quy mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp

Sự ra đời cửa các KCN đã đem lại những thành tựu to lớn, khẳng định vai trò quan trọng của sự nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế

1.1.2.Vai trò

Tính đến tháng 3/2006, trên toàn quốc đã có khoảng 133 KCN do Thủ tướng Chính Phủ thành lập, thuộc phạm vi đối tượng điều chỉnh của Nghị định này Ngoài ra còn khoảng 500 cụm công nghiệp do địa phương quản lý

KCN ra đời đã tạo nên mảnh đất thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp trong và ngoài nước có điều kiện đầu tư phát triền sản xuất Hiện nay, Việt Nam đã có tới 3.300 doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, cung cấp dịch vụ công nghiệp hoạt động trong các KCN, với tổng đầu tư khoảng 20 tỷ USD và 137.000 tỷ VND Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì các khu cụm công nghiệp đều đã đẩy nhanh tiến trình CNH đất nước Mặt khác, sự ra đời của các KCN còn tác động mạnh mẽ tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp Thực tế cho thấy, các tỉnh có nhiều KCN như Đồng Nai, Bình

Trang 2

Dương, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế chỉ còn khoảng 10 – 15% thậm chí tốc độ chuyển dịch cơ cấu còn diễn ra rất nhanh

Các KCN phát triển, kéo theo tốc độ đô thị hóa cũng diễn ra khá nhanh, với cơ sở hạ tầng được nâng cấp mọi mặt Chất lượng cuộc sống của người dân quanh các KCN cũng nhờ đó được nâng lên Đồng thời với tốc độ đô thị hóa là những dịch vụ đi kèm như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, kho tàng bến bãi, đào tạo… cũng được kích thích phát triển Đặc biệt KCN mở ra đã là nơi thu hút không ít lao động địa phương, giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động Tính đến hết năm 2005, các KCN đã tạo công ăn việc làm cho trên 74 vạn lao động trực tiếp (gấp 3 lần năm 2001, gấp 14 lần năm 1995), và khoảng 2 triệu lao động gián tiếp Bên cạnh đó, chất lượng và trình độ người lao động nhờ đó cũng được nâng lên Các KCN ra đời còn là một động lực làm chuyển biến tích cực trong cải cánh hành chính, đổi mới cơ chế, chính sách, tạo mơi trường đầu tư hấp dẫn hơn Và đó chính là những bước đầu tiên để thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu tại các KCN chiếm tới 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, góp phần tạo

uy tín thương mại của Việt Nam trên thị trường thế giới Các doanh nghiệp tại các KCN cũng được hưởng cơ chế hải quan thông thoáng hơn, kích thích khả năng cạnh tranh, đáp ứng được yêu càu hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.3.Hạn chế

Không thể phủ nhận những thành công khi quyết định mở ra các KCN Song bên cạnh hàng loạt những thành quả thu được từ các KCN, thì cũng không ít bất cập, nếu không sớm nhận ra và có những giải pháp kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng Trước hết phải nói đến tình trạng đất canh tác nông nghiệp dần bị thu hẹp Điều này nếu thực sự không tính toán kỹ lưỡng, sẽ gây ảnh hưởng tới an ninh lương thực

Mặt khác, việc hình thành các KCN nhằm tạo điều kiện để các chủ doanh nghiệp đầu

tư mở rộng quy mô sản xuất, song thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã nhập dây chuyền công nghệ lạc hậu hàng chục năm Điều này, không ổn định, gây ô nhiễm môi trường Thêm nữa, do muốn thu hút các nhà đầu tư, nên nhiều địa phương ồ ạt mở ra KCN mà không tính đến quy hoạch đô thị, khu dân cư, ảnh hưởng tới chất lượng môi trường đô thị trong một vài năm tới

Chất thải công nghiệp cũng đang là mối nguy cơ đe dọa tới cuộc sống của một số địa phương có KCN trên địa bàn Chất thải công nghiệp chưa được xử lí kĩ càng gây ô nhiễm trầm trọng tới nguồn nước, không khí, tiếng ồn…Về vấn đề này đã có khá nhiều

Trang 3

địa phương phải trả giá, đời sống người dân bị đe dọa Nếu không đánh giá đúng và không đưa ra những giải pháp hữu hiệu, tổ chức tốt việc phòng chống ô nhiễm thực tại này sẽ gây những tác hại khôn lường

Việc quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn chiến lược đã gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Chẳng hạn, tạo ra sự phát triển không đồng bộ giũa trong và ngoài hàng rào KCN, sự phân hóa rõ rệt về mọi mặt giữa trong và ngoài KCN, gây sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các KCN; thiếu sự liên kết giữa các KCN trong một vùng, một địa phương, giữa các doanh nghiệp trong cùng một KCN Do đó chính các doanh nghiệp, các KCN không những không khai thác hết thế mạnh của địa phương, mà còn làm xáo trộn hoạt động kinh tế -xã hội địa phương

Sự tập trung cao của lao động tại các KCN đang khiến cho vấn đề xã hội ngày càng trở thánh áp lực đối với chính quyền địa phương và người dân quanh KCN Đó là tình trạng thiếu nhà ở, điều kiện sinh hoạt khó khăn, giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng và đáng

lo ngại nhất vẫn là nảy sinh tệ nạn xã hội

Quá trình hình thành và phát triển KCN là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội Tuy nhiên, từ những bất cập này sinh trong thực tế, chúng ta cần phải

có tầm nhìn chiến lược trong sự phát triển của KCN Có như vậy, mới đảm bảo được tính bền vững của các mô hình này Tính bền vững của các KCN, sẽ tạo điều kiện phát huy những ảnh hưởng tốt và giảm thiểu tác động xấu, góp phần phát triển kinh tế đất nước theo hướng CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.Sinh thái công nghiệp

1.2.1.Khái niệm

Sinh thái công nghiệp (STCN- Industrial Ecology) thể hiện sự di chuyển hóa mô hình

hệ thống công nghiệp truyền thống sang dạng mô hình tổng thể hơn- hệ STCN - Industrial Ecosystem Trong đó, chất thải hay phế liệu từ quy trình sản xuất này có thể

sử dụng làm nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác Khái niệm STCN được biết đến vài năm trước đây, đặc biệt từ khi xuất hiện bài báo của Frosch và Gallpoulos, 1989) Khái niệm STCN còn được xem xét ở khía cạnh tạo thành mô hình hệ công nghiệp bảo toàn tài nguyên là chiến lược có tính chất đổi mới nhằm phát triển công nghiệp bền vững bằng cách thiết kế những hệ công nghiệp theo hướng giảm đến mức thấp nhất sự phát sinh chất thải và tăng đến mức tối đa khả năng tái sinh- tái sử sụng nguyên liệu và năng lượng STCN là một hướng mới tiến đến đạt được sự phát triển bền vững bằng cách tối ưu hóa mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và năng lượng đồng thời giảm thiểu sự phát sinh chất thải Hay nói cách khác, khái niệm STCN còn bao hàm tái sinh,

Trang 4

tái chế, tuần hoàn các loại phế liệu, giảm thiểu chi phí xử lí, tăng cường việc sử dụng tất cả các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm bao gồm cả sản xuất sạch hơn và xử lí cuối đường ống Ở đây sản xuất sạch hơn là hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm ở mức cơ sở sản xuất riêng lẻ, trong khi đó STCN hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm ở mức hệ công nghiệp

Mặc dù khái niệm STCN vẫn còn mới mẻ và chưa có một định nghĩa thống nhất, tuy nhiên có thể thấy sự nhất trí rằng khái niệm STCN thể hiện nhựng quan điểm sau đây:

- STCN là tổ hợp toàn diện và thống nhất tất cả các thành phần của hệ công nghiệp và các mối quan hệ của chúng với môi trường xung quanh

- STCN nhấn mạnh việc xem xét các hoạt động do con người điều khiển sao cho có thể phát triển công nghiệp theo hướng bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường

- STCN xem xét quá trình tiến hóa (cải tiến) công nghệ sản xuất là yếu tố quan trọng để chuyển tiếp từ hệ công nghiệp không bền vững hiện tại sang hệ STCN bền vững trong tương lai

1.2.2.Trao đổi chất công nghiệp

1.2.2.1 Quá trình trao đổi chất công nghiệp

Quá trình trao đổi chất công nghiệp thể hiện sự chuyển hóa của dòng vật chất và năng lượng từ nguồn tài nguyên tạo ra chúng, qua quá trình chế biến trong hệ công nghiệp đến người tiêu thụ và cuối cùng thải bỏ Trao đổi chất công nghiệp cung cấp cho chúng

ta khái niệm cơ bản về quá trình chuyển hóa hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiện tại theo hướng phát triển bền vững Đây là cơ sở cho việc phân tích dòng vật chất, xác định và đánh giá các nguồn phát thải cũng như các tác động của chúng đến môi trường

1.2.2.2 Quá trình trao đổi chất công nghiệp so với quá trình trao đổi chất sinh học

TÁI SINH TÁI CHẾ TUẦN HOÀN PHẾ LIỆU

GIẢM THIỂU CHI PHÍ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM

SINH THÁI CÔNG NHIỆP

Trang 5

Quá trình trao đổi chất sinh học đã có từ khi xuất hiện khoa học sinh học Khái niệm này được sử dụng để mô tả các quá trình chuyển hóa trong cơ thể sinh vật sống Trao đổi chất sinh học được sử dụng để mô tả các quá trình hóa sinh xảy ra luân phiên trong các phân tử sinh học

Sự giống nhau giữa quá trình trao đổi chất sinh học và trao đổi chất công nghiệp là các quá trình trao đổi chất có thể được chia thành 2 nhóm chính: quá trình đồng hóa và quá trình dị hóa Cũng như thế, một hệ STCN tổng hợp vật chất, hay thực hiện quá trình đồng hóa, và phân hủy vật chất, tức là thực hiện quá trình tương tự như quá trình dị hóa sinh học Trong một hệ sinh học, quá trình trao đổi chất xảy ra ở tế bào, ở các cơ quan riêng biệt cũng như trong toàn bộ cơ thể sinh vật Tương tự như vậy, quá trình trao đổi chất công nghiệp cũng có thể xảy ra trong từng cơ sở sản xuất riêng biệt, trong từng ngành công nghiệp và ở mức toàn cầu Mặc dù có một số điểm khác biệt giữa một sinh vật sống và một cơ sở sản xuất khái niệm trao đổi chất công nghiệp có thể áp dụng với các cơ sở sản xuất Điểm cốt yếu là phải xác định rõ phạm vi mà dòng vật chất và năng lượng tham gia vào quá trình chuyển hóa

Bảng 1: Sự khác nhau giữa sinh vật sống và cơ sở sản xuất

Sinh vật có khả năng tái sản sinh ra chúng

Sinh vật có tính đặc trưng và không thể

thay đổi đặc tính của chúng trừ khi trải

qua quá trình tiến hóa lâu dài

Cơ sở sản xuất chỉ tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ Cơ sở sản xuất có thể thay đổi từ mặt hàng sản xuất cũng như dịch vụ thương mại từ dạng này sang dạng khác Một cơ sở sản xuất chuyển hóa nguyên liệu, bao gồm cả nhiên liệu và năng lượng thành sản phẩm, phế phẩm và chất thải

Trao đổi chất sinh học là quá trình tự điều chỉnh Đối với từng sinh vật, quá trình này được thực hiện bởi những cơ chế sinh học chung Ở mức hệ sinh thái, quá trình này xảy

ra thông qua sự đấu tranh sinh tồn giữa các sinh vật Một hệ STCN cũng là một hệ tự điều chỉnh Tuy nhiên, trong trường hợp này, cơ chế chính của quá trình là hệ kinh tế được vận hành theo quy luật cung- cầu Một cách tổng quát, những điểm giống và khác nhau giữa những quá trình trao đổi chất của hệ sinh thái tự nhiên và hệ công nghiệp

Trang 6

Trong hệ sinh thái tự nhiên, chu trình sinh học của vật liệu được duy trì bởi 3 nhóm chính: sản xuất, tiêu thụ và phân hủy Nhóm sản xuất có thể là cây trồng và một số vi khuẩn có khả năng tự tạo ra nguồn thức ăn cần thiết cho bản thân chúng nhờ quá trình quang hợp hoặc để cung cấp năng lượng và protein cần thiết cho cơ thể chúng Nhóm phân hủy có thể là nấm vi khuẩn Nhóm này có khả năng chuyển hóa các chất hữu cơ thành nguồn thức ăn cần thiết cho nhóm sản xuất Do đó, nhóm phân hủy cũng đóng vai trò của cơ sở tái chế Với nguồn năng lượng là ánh nắng mặt trời, thế giới tự nhiên

có khả năng duy trì chu trình sản xuất- tiêu thụ- phân hủy một cách vô hạn Hay nói cách khác, một thực thể tồn tại độc lập nhỏ nhất cũng là một hệ sinh thái

Trong hệ công nghiệp, hoạt động sản xuất bao gồm tạo ra năng lượng và những sản phẩm khác Nhóm tiêu thụ sản phẩm có thể là những nhà máy khác, con người và động vật Quá trình phân hủy bao gồm xử lý, thu hồi và tái chế chất thải Tuy nhiên, khác với hệ sinh thái tự nhiên, hệ công nghiệp vẫn thiếu nhóm phân hủy và tái chế hiệu quả

Cả chất thải và phế phẩm được thải ra môi trường xung quanh Xét theo khía cạnh này,

hệ công nghiệp là một hệ thống không hoặc ít khép kín Để đạt tiêu chuẩn của một hệ STCN, các sản phẩm phụ và chất thải phải được tái sử dụng và tái chế

Hệ thống thích hợp nhất là mô hình cải tiến, tạo dòng vật chất khép kín trong hệ công nghiệp nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao nhất Điều này có thể đạt được bằng các phương thức trao đổi, tái sinh, tái chế nguyên liệu và năng lượng giữa các cơ sở sản xuất khác nhau trong hệ STCN

Đặc điểm quá trình trao đổi chất của hệ sinh thái tự nhiên và hệ công nghiệp hiện tại

Dòng vật chất Hệ khép kín Chủ yếu là biến đổi theo một chiều Tái sử dụng Hầu như hoàn toàn Thường rất thấp

Vật liệu Có khuynh hướng cô đặc,

chẳng hạn C02 trong không khí được chuyển hóa thành sinh khối qua quá trình quang hợp

Hầu như được sử dụng một cách phung phí để chế tạo ra vật liệu khác, vật liệu bị pha loãng quá mức có thể tái sử dụng, nhưng lại bị cô đặc đủ để gây ô nhiễm

Quá trình tái tạo Một trong những chức năng

chính của sinh vật là sự tự sinh sản

Sản xuất ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ là mục đích chủ yếu của hệ công nghiệp nhưng tái sản xuất không

Trang 7

phải là bản chất của hệ công nghiệp

1.2.3.Hệ sinh thái công nghiệp

Cơ sở hình thành khái niệm STCN là dựa trên hiện tượng trao đổi chất công nghiệp

Đó là toàn bộ các quá trình vậy lí chuyển hóa nguyên liệu và năng lượng cùng với sức lao động của con người thành sản phẩm, phế phẩm và chất thải ở điều kiện ổn định Khái niệm này giúp chúng ta hiểu được hoạt động của hệ công nghiệp và mối quan hệ của chúng đối với môi trường xung quanh Trên cở sở đó, cũng với những hiểu biết về

hệ sinh thái, con người có thể hiệu chỉnh hệ công nghiệp sao cho tương thích với hoạt động của hệ sinh thái tự nhiên Bằng cách làm như vậy, các cơ sở sản xuất công nghiệp

có thể được tổ hợp thành những hệ STCN Những hệ STCN này sẽ bao gồm nhiều cơ

sở sản xuất được tập hợp sao cho chúng sử dụng sản phẩm và chất thải cửa nhau Những kiến thức cơ bản về quá trình trao đổi chất công nghiệp và hệ STCN là cơ sở để hiểu rõ và ứng dụng những nguyên lý cơ bản của khái niệm STCN

Hệ STCN được tạo thành từ tất cả các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ, kết hợp cả sản xuất công nghiệp và nông nghiệp Bốn thành phần chính của hệ STCN bao gồm: (1) cơ

sở sản xuất nguyên vật liệu và năng lượng ban đầu, (2) nhà máy chế biến nguyên liệu, (3) nhà máy xử lý/ tái chế chất thải và (4) tiêu thụ thành phẩm

Cơ sở sản xuất nguyên liệu và năng lượng ban đầu có thể gồm một hoặc nhiều nhà máy cung cấp nguyên liệu ổn định cho hệ STCN Qua nhiều quá trình chế biến, ví dụ trích ly, cô đặc, phân loại, tinh chế…các nguyên liêu thô sẽ được chuyển hóa thành nguyên liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tái sinh tái chế Sản phẩm, phế phẩm, sản phẩm phụ…sẽ được chuyển đến người tiêu dùng Cuối cùng, nhà máy xử lý

Bộ phận chế biến/ sản xuất nguyên liệu & năng lượng

Bộ phận sản xuất nguyên liệu &

năng lượng ban đầu

Bộ phận tiêu thụ sản phẩm

Bộ phận xử lý chất thải

Trang 8

chất thải sẽ thực hiện công tác thu gom, phân loại và xử lí các vật liệu có khả năng tái chế cũng như chất thải

Một hệ STCN sẽ tận dụng nguyên vật liệu và năng lượng thải bỏ của các nhà máy khác nhau trong hệ thống và các thành phần không phải là cơ sở sản xuất, ví dụ từ các hộ gia đình thuộc khu dân cư nắm trong khuôn viên của hệ thống đang xét Bằng cách này, lượng nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ cũng như lượng chất thải phát sinh sẽ giảm

do chất thải/ phế phẩm được sử dụng để thay thế một phần nguyên liệu và năng lượng cần thiết

Có thể phân chia hệ STCN theo 5 dạng khác nhau dựa trên ranh giới của hệ thống Tiêu chí để xác định ranh giới của hệ STCN là dựa trên vị trí địa lí hoặc chuỗi sản phẩm/ nguyên liệu Các loại hình hệ STCN này có thể mô tả như sau:

- Hệ STCN theo chu trình vòng đời sản phẩm Trong trường hợp này, ranh giới của hệ STCN được xác định theo các thành phần kinh tế ( cả nhà sản xuất và người tiêu dùng) liên quan đến một loại sản phẩm cụ thể

- Hệ STCN theo chu trình vòng đời nguyên liệu Tương tự hệ sinh thái theo chu trình vòng đời sản phẩm, ranh giới của hệ STCN theo chu trình vòng đời nguyên liệu được xác định bởi các thành phần liên quan đến một loại nguyên liệu cụ thể

- Hệ STCN theo diện tích/vị trí địa lí KCN Burnside ở Halifax( Canada), KCN Kalunborg( Đan Mạch) là những thí dụ điển hình về loại hình hệ STCN này Trong trường hợp này, ranh giới địa lí không kể đến một loại nguyên liệu cụ thể

- Hệ STCN theo loại hình công nghiệp Theo cách phân loại này, một nhóm các cơ sở sản xuất thuộc loại hình công nghiệp hợp thành hệ STCN Trong thực tế, loại hình hệ STCN này được xây dựng theo định hướng môi trường chung của từng loại hình công nghiệp

- Hệ STCN hỗn hợp Trong trường hợp này, khái niệm hệ STCN không đề cập đến một ranh giới cụ thể mà chỉ xem xét mối tương quan giữa các nhà máy có thể sử dụng phế

phẩm/ phế liệu của nhau Đây là loại hình thông dụng nhất

1.3.Khu công nghiệp sinh thái

1.3.1.Khái niệm

Khu công nghiệp sinh thái (KCNST) là nhằm xây dựng một hệ công nghiệp gồm nhiều nhà máy hoạt động độc lập nhưng kết hợp với nhau một cách tự nguyện, hinhg thành quan hệ cộng sinh giữa các nhà máy với nhau và môi trường

Trong KCNST cơ sở hạ tầng công nghiệp được thiết kế sao cho chúng có thể tạo thành một chuỗi những hệ sinh thái hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu Khái

Trang 9

niệm sinh thái công nghiệp còn được xem xét ở khía cạnh tạo thành mô hình hệ công nghiệp bảo toàn tài nguyên là chiến lược có tính chất đổi mới nhằm phát triển công nghiệp bền vững bằng cách thiết kế những hệ công nghiệp theo hướng giảm dến mức thấp nhất sự phát sinh chất thải tăng đến mức tối đa khả năng tái sinh – tái sử dụng nguyên liệu và năng lượng Sinh thái công nghiệp là một hướng mới tiến đến đạt được

sự phát triển bền vững bằng cách tối ưu hóa mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và năng lượng đồng thời giảm thiểu sự phát sinh chất thải Hay nói cách khác, khái niệm sinh thái công nghiệp bao hàm tái sinh,tái chế, tuần hoàn các phế liệu, giảm thiểu chi phí xử lý, tăng cường việc sử dụng tất cả các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm bao gồm cả sản xuất sạch hơn và xử lý cuối đường ống Ở đây sản xuất sạch hơn là hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm ở mức cơ sở sản xuất riêng lẻ, trong khi đó sinh thái công nghiệp hướng tới ngăn ngừa ô nhiễm ở mức hệ công nghiệp

Như vậy các nhà máy trong KCNST cố gắng đạt được những lợi ích kinh tế và hiệu quả bảo vệ môi trường chung thông qua việc quản lý hiệu quả năng lượng, nước và nguyên liệu sử dụng

1.3.2.Lợi ích của việc phát triển KCN sinh thái

Các KCNST đem lại lợi ích nhiều mặt, thiết thực, cụ thể:

1.3.2.1 Đối với các DN thành viên và chủ đầu tư KCNST

- Giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất bằng cách tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên

- vật liệu và năng lượng: tái chế và tái sử dụng chất thải

- Đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp và hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch

vụ hỗ trợ khác

- Những lợi ích cho các Doanh nghiệp thành viên là làm tăng giá trị bất động sản và lợi nhuận cho chủ đầu tư KCNST

1.3.2.2 Đối với SXCN nói chung

- KCNST là một động lực phát triển kinh tế CN của toàn khu vực: tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thu hút đầu tư, cơ hội tạo việc làm cho người lao động

- Tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp nhỏ địa phương, làng nghề truyền thống cùng tồn tại và phát triển

Trang 10

- Thúc đẩy quá trình đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học, tăng nhanh tốc độ triển khai công nghệ mới

1.3.2.3 Lợi ích cho xã hội

- KCNST là một động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh của khu vực lân cận, thu hút các tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài Tạo việc làm mới trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ

- Tạo động lực hỗ trợ các dự án phát triển mở rộng của địa phương về: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển nhà ở, cải tạo và nâng cấp hệ thống ,

- Tạo một bọ mặt mới, một môi trường trong sạch và hấp dẫn cho toàn khu vực, làm thay đổi cách nhìn thiếu thiện cảm cố hữu của cộng đồng đối với sản xuất công nghiệp lâu nay

- KCNST tạo điều kiện hợp tác với các cơ quan nhà nước trong việc thiết lập các chính sách, luật lệ về môi trường và kinh doanh ngày càng thích ứng với xu thế hội nhập và phát triển bền vững

1.3.2.4 Lợi ích cho môi trường

- Giảm các nguồn gây ô nhiễm cho môi trường, giảm lượng chất thải cũng như giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các nghiên cứu mới nhất về sản xuất sạch, bao gồm: hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải, tái tạo tài nguyên và các phương pháp quản lý môi trường và công nghệ mới khác

- Đảm bảo cân bằng sinh thái Trong suốt quá trình hình thành và phát triển KCNST: từ việc chọn địa điểm, quy hoạch, xây dựng, tổ chức hệ thống khoa học, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý, đều phù hợp với các điều kiện thực tế và đặc điểm sinh thái của khu đất xây dựng và khu vực xung quanh

- Tất cả vì mục tiêu môi trường, mỗi KCNST có một mô hình phát triển và quản lý riêng để không ngừng nâng cao đặc trưng cơ bản của nó về bảo vệ môi trường

Trang 11

II.CÁC ĐẶC ĐIỂM KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI

2.1.Tiêu chí và mục tiêu xây dựng khu công nghiệp sinh thái

2.1.1.Tiêu chí

 Có mật độ cây xanh cao, chiếm 20% tổng diện tích của KCN

 Cần xác định những loại hình nhà máy phù hợp với môi trường và cơ sở hạ tầng trước khi đầu tư vào KCN Diện tích mặt nước cân đối và đủ với diện tích KCN

để tạo khí hậu mát mẻ

 Cần quản lý tốt môi trường nhà xưởng để giảm sự phát sinh chất thải trong các

cơ sở thành viên trong KCN từ 20%-30% bằng cách:

+ Kiểm soát hàng hóa

+ Giảm nguồn phát sinh chất thải

+ Tái phục hồi và tái sử dụng

+ Thiết kế sản phẩm phù hợp phương diện môi trường

2.1.2 Mục tiêu

 Xây dựng các tiêu chuẩn về xử lý môi trường trong KCN theo hướng sản xuất sạch hơn

 Xây dựng mô hình trung tâm trao đổi chất

 Ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải tại nguồn

 Tái sinh và tài sừ dụng chất thải

 Xây dựng hệ thống pháp lý và tổ chức bộ máy quản lý phù hợp

2.1.3.Tiêu chuẩn xây dựng

 KCN sinh thái là mạng lưới hay một nhóm các doanh nghiệp sử dụng chế phẩm, phụ phẩm của nhau

 Tập hợp các công ty có công nghệ sản xuất bảo vệ môi trường

Ngày đăng: 08/11/2015, 17:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w