1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÂY TRỒNG HUYỀN ĐÀ BẮC, HÒA BÌNH

20 1,2K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu phát triển hệ thống cây trồng huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
Tác giả Nguyễn Đình Thi
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Đức Viên
Trường học Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Trồng trọt
Thể loại Luận án
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 234,2 KB

Nội dung

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÂY TRỒNG HUYỀN ĐÀ BẮC, HÒA BÌNH

Trang 1

bộ giáo dục và đào tạo

trường đại học nông nghiệp hμ nội

nguyễn đình thi

nghiên cứu phát triển hệ thống cây trồng huyện đμ bắc tỉnh hoμ bình

Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 62 62 01 01

tóm tắt luận án tiến sỹ nông nghiệp

Hà Nội - 2009

Trang 2

trường đại học nông nghiệp hμ nội

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Trần Đức Viên

Phản biện 1: GS TS Bùi Đình Dinh

Phản biện 2: GS.TS Trần An Phong

Phản biện 3: PGS.TS Hoàng Văn Phụ

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Vào hồi: 8 giờ 30 ngày 30 tháng 9 năm 2009

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Trang 3

Nguyễn Văn Bình: Kết quả xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất dưa hấu và bí ngồi tại Quảng Bình Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp số 5/2004

Tr 385-390

[2] Nguyễn Đình Thi, Vũ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Văn Trung, Trần Đức Viên,

Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Luyện, Nguyễn Thị Lệ Kết quả khảo nghiệm một số giống bí ngồi tại Trường Đại học Nông nghiệp I, vụ xuân 2004 Tạp chí Nông nghiệp

và phát triển nông thôn Số 9/2006 Tr.106-107

[3] Nguyễn Đình Thi, Trần Đức Viên Kết quả khảo nghiệm cây bí ngồi tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2005-2006 Tạp chí Kinh tế Sinh thái Số 32/2009 Tr

47

[4] Hoàng Đăng Dũng, Trần Đức Viên, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Hoan, Lã Vĩnh

Hoa, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Thị Lệ, Trần Lệ Thuỷ ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm phun GA 3 đến năng suất tổ hợp Bắc Ưu 51 - vụ xuân 2004 Tạp chí Nông

nghiệp và phát triển nông thôn Số 2/2006 Tr.101-103

[5] Nguyễn Đình Thi, Vũ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Văn Trung, Trần Đức Viên,

Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Luyện, Nguyễn Thị Lệ Kết quả khảo nghiệm một số giống bí ngồi tại Trường Đại học Nông nghiệp I, vụ xuân 2004 Tạp chí Nông nghiệp

và phát triển nông thôn Số 9/2006 Tr.106-107

[6] Hoàng Đăng Dũng, Vũ Văn Liết, Nguyễn Văn Hoan, Trần Đức Viên, Nguyễn Văn

Trung, Nguyễn Thị Luyện, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Thị Lệ Nghiên cứu các giải pháp công nghệ sản xuất hạt lai F1 tổ hợp lúa lai hai dòng Việt Lai 24, vụ mùa 2004

Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn Số 10/2006 Tr.98-100

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài mở đầu

Huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình là huyện miền núi có diện tích tự nhiên 72.755,62 ha, độ cao trung bình so với mực nước biển là 560 mét Đà Bắc vừa là

địa bàn sinh sống của hàng vạn đồng bào các dân tộc Tày, Mường, Dao, Thái, Kinh lại vừa có chức năng sản xuất và phòng hộ cho thuỷ điện Hoà Bình Kết quả phân tích 47 mẫu đất ruộng tại Đà Bắc cho thấy nguy cơ thoái hoá đất là rõ rệt (đất chua và nghèo chất hữu cơ) Năng suất cây trồng thấp và mang tính độc canh, dinh dưỡng đất ngày càng suy kiệt và chua hoá, kỹ thuật canh tác của người dân còn lạc hậu, dân số ngày càng tăng

Giải pháp để quỹ đất của huyện pháp triển theo hướng bền vững là hạn chế tối đa việc khai thác đất đồi núi trồng cây lương thực ngắn ngày, nghiên cứu cải tiến phát triển hệ thống cây trồng (HTCT), đẩy mạnh thâm canh trên đất bằng nhằm giảm sức ép lên đất dốc và đất rừng Trong đó, việc nghiên cứu phát triển HTCT đất ruộng bậc thang và ruộng bằng là việc làm thiết thực và hết sức cần

thiết Từ những lý do trên chúng tôi triển khai đề tài: “Nghiên cứu phát triển hệ

thống cây trồng huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình”

2 Mục tiêu của đề tài

Xây dựng HTCT phù hợp trên cơ sở đánh giá hiện trạng tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Đà Bắc nhằm khai thác và sử dụng hợp lý quỹ đất canh tác và tăng thu nhập cho người dân

3 Những đóng góp của đề tài

3.1 Về cây lúa

- Đã khẳng định được trong điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Đà Bắc sản xuất lúa lai đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với lúa thuần Đã chọn

được: (+) Lúa thuần: Vụ xuân năng suất trung bình đạt cao nhất là hai giống ĐB5

và ĐB6: (ĐB5=61,1 tạ/ha và ĐB6=61,5 tạ/ha) Vụ mùa năng suất trung bình của hai giống ĐB5 và ĐB6 đạt cao nhất là: (ĐB5=56,4 tạ/ha và ĐB6=58,9 tạ/ha) Các giống lúa thuần có thời gian sinh trưởng trong vụ xuân 121-125 ngày và 112-116 ngày trong vụ mùa ; (+) Lúa lai: Vụ xuân hai giống lúa lai VL-20 và TH3-3 đạt năng suất trung bình cao nhất (VL20=67,1 tạ/ha và TH3-3=67,0 tạ/ha) Vụ mùa năng suất trung bình đạt cao nhất là giống TH3-4: 71,0 tạ/ha Vụ mùa giống

VL-24 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (111-116 ngày) phù hợp cho việc bố trí cơ cấu 3 vụ/năm

- Cải tiến kỹ thuật canh tác lúa làm tăng năng suất lúa từ 9-16% so với phương thức canh tác truyền thống ở Đà Bắc

3.2 Về cây rau màu

- Đã xác định được tính phù hợp giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện với các loại giống rau mới: Dưa chuột lai F1 (GA-F1), bí ngồi lai F1 (Nghệ Nông)

3.3 Về mô hình cây trồng

Đã xác định được 5 mô hình HTCT phù hợp có hiệu quả kinh tế cao, bền vững: (-) Với ruộng thiếu nước tưới trong vụ xuân: Lạc xuân-lúa mùa-bí ngồi (-) Với ruộng chủ động tưới tiêu: (+) Dưa chuột-lúa mùa-đậu tương đông (+) Lúa xuân-lúa mùa sớm-dưa chuột; (+) Lúa xuân-xuân-lúa bí ngồi; (+) Lúa xuân-xuân-lúa mùa-ngô

4 Bố cục của luận án

Luận án gồm 176 trang đánh máy Trong đó, 4 trang mở đầu, 46 trang tổng quan tài liệu, 11 trang nội dung và phương pháp nghiên cứu, 71 trang kết quả nghiên cứu, 3 trang kết luận và đề nghị Có 49 bảng biểu, 5 hình minh chứng 126 tài liệu tham khảo với 13 trang, trong đó tài liệu tiếng Việt là 90 và tài liệu tiếng Anh là 36 1 trang các bài báo đã công bố có liên quan 29 trang phụ lục gồm: kết

Trang 5

quả phân tích ANOVA, kết quả phân tích tương quan của thí nghiệm, thử nghiệm

đồng ruộng, số liệu phân tích đất và các hình ảnh minh hoạ trong quá trình triển khai nghiên cứu tại địa bàn

CHƯƠNG I tổng quan tμi liệu 1.1 Cơ sở khoa học của hệ thống cây trồng

1.1.1 Một số khái niệm

1.1.1.1 Hệ thống cây trồng: HTCT là thành phần các giống và loài cây

được bố trí trong không gian và thời gian của các loại cây trồng trong mọi hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN) nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế-xã hội HTCT là tổ hợp cây trồng bố trí theo không gian và thời gian với hệ thống biện pháp kỹ thuật được thực hiện, nhằm đạt năng suất cây trồng cao và nâng cao độ phì của đất Nguyễn Văn Luật, 1992, Vũ Tuyên Hoàng, 1995, David Connor, 2003 đã đưa ra khái niệm về HTCT Đào Thế Tuấn, 1978 đã đưa ra khái niệm về cơ cấu cây trồng

1.1.1.2 Hệ thống cây trồng tiến bộ

Theo Phạm Chí Thành (1996), HTCT tiến bộ bao gồm HTCT bản địa cộng với tiến bộ kỹ thuật

1.1.1.3 Hệ thống cây trồng hợp lý

HTCT hợp lý đã được Trần Khải, 1994, Đào Thế Tuấn, 1989, Phùng Đăng

Chinh, 1987 đưa ra khái niệm hệ thống cây trồng hợp lý là HTCT phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của vùng và được nông dân chấp nhận

1.1.2 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hệ thống cây trồng

1.1.2.1 Nhiệt độ

Từng loại cây, giống cây, các bộ phận của cây, các quá trình sinh lý của cây, sẽ phát triển thích hợp và chỉ an toàn ở một nhiệt độ nhất định Cây ưa nóng, cây ưa lạnh, cây trung gian đều cần ngưỡng nhiệt độ nhất định Bố trí

HTCT trong một năm ở nước ta đã được Lý Nhạc và cộng sự (1987) đề cập

1.1.2.2 Lượng mưa

Cây trồng đòi hỏi một lượng nước lớn gấp nhiều lần trọng lượng chất khô của chúng Lượng nước mà cây tiêu thụ để hình thành một đơn vị chất khô của một số cây trồng (gọi là hệ số tiêu thụ nước), ví dụ như ngô: 250-400, lúa:

500-800, bông: 300-600, rau: 300-500, cây gỗ: 400-600, (Trần Đức Hạnh và cộng

sự, 1997) Benites José R., 2007 đã có công trình nghiên cứu giải thích về tiến trình xói mòn và thoái hoá đất dưới tác động của nước mưa

1.1.2.3 Đất đai

Henry D.Foth và Boyd G.Ellis, 1996 đưa ra vai trò của đất đai trong phạm vi, các lĩnh vực hoạt động của con người trên toàn cầu Thành phần cơ giới của đất quy định tính chất của đất như chế độ nước, chế độ không khí, nhiệt độ và dinh dưỡng Giải thích cho nguyên nhân của sự thoái hoá đất dốc theo Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999) quy về 5 nhóm yếu tố Chuyển từ cơ cấu độc canh cây ngắn ngày sang đa canh sẽ gia tăng mạnh hàm lượng chất hữu cơ và nhịp độ tuần hoàn hữu cơ trong đất Đây là một đảm bảo cho sử dụng

đất lâu bền (Nguyễn Văn Bộ, 2001)

1.1.2.4 Cây trồng

Đào Châu Thu và cộng sự, 1990 xác định vị trí của cây trồng trong hệ thống Bố trí HTCT hợp lý là lựa chọn loại cây trồng nào để lợi dụng được tốt nhất các điều kiện tự nhiên cũng như các nguồn tài nguyên khác của vùng Sự tương tác giữa các yếu tố đầu vào trong HTCT mà ở đó cây trồng là vị trí trung

Trang 6

tâm (Edwards C.A, 1989) Theo Pimentel D., (1989) cho rằng tương tác giữa các yếu tố sinh thái với cây trồng là mối quan hệ phức hợp

1.1.2.5 Hệ sinh thái

Sự sắp xếp và bố cục của HSTNN là công cụ cơ bản để thiết kế sự tương tác giữa các nhân tố đảm bảo phạm vi giới hạn của cấu trúc cảnh quan và chất lượng môi trường được mô tả trong hình 1.3 (Paoletti M G và Lorenzoni G G, 1989) Xây dựng HTCT là xây dựng hệ sinh thái nhân tạo, đó là HSTNN mà trong đó cây trồng là thành phần chủ yếu Bố trí HTCT cần chú ý đến các mối quan hệ giữa các thành phần sinh vật trong HSTNN

1.1.2.6 Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt

động kinh tế Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng có thể dựa vào một số chỉ tiêu như: năng suất, tổng sản lượng, thu nhập và mức lãi của các sản phẩm hàng hoá

1.1.2.7 Thị trường

Marshall (1917), thị trường không phải chỉ do cạnh tranh điều khiển mà còn do sự hợp tác và tương trợ lẫn nhau Đào Thế Tuấn, 2003 cũng đưa ra nhận

định về thị trường Theo Nguyễn Cúc, Đặng Ngọc Lợi (2007) thì điều kiện để hình thành thị trường cần phải có 4 yếu tố liên quan đến đối tượng, điều kiện, địa

điểm và cơ chế hay tập tục

1.1.2.8 Nông hộ

Theo Đặng Kim Sơn (2006) ở nông thôn nước ta có 3 nhóm hộ chính Theo Đào Thế Tuấn (1997) thì nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ Hoàng Việt (1998), kinh tế hộ nông thôn ở nước ta trong những năm qua đã có bước phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra 5 tồn tại cần khắc phục trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn

1.1.2.9 Chính sách

Franks Ellis cho rằng không có một định nghĩa “duy nhất” về thuật ngữ chính sách Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: quá trình đa dạng hoá cây trồng là

do sự phát triển của kinh tế hộ quyết định và còn tuỳ vào từng vùng, nhưng yếu

tố khó khăn về vốn mang tính quyết định nhất

1.1.3 Canh tác trên đất dốc và phát triển bền vững

Canh tác trên đất dốc vùng đồi núi thực chất là nghiên cứu và phát triển bền vững hệ thống NLKH Ismail Seragekdin (1993) và Bộ KH&ĐT (2006) đã đưa

ra khái niệm về phát triển hướng đến bền vững Thực nghiệm về NLKH giai

đoạn sau đã diễn tả hiện thực hơn, phù hợp với kinh nghiệm ban đầu của ngành học (Sommarriba.E, 1992) Từ đáy thung lũng lên đỉnh đồi, đỉnh núi đã hình thành các HTCT bao gồm các loại hình canh tác trải theo chiều cao Đó là HTCT

tạm gọi là "HTCT trải theo chiều cao"

1.1.4 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu hệ thống cây trồng

1.1.4.1 Phương pháp tiếp cận hệ thống

Rhoades và Booth (1982) đề xuất hướng nghiên cứu bắt đầu từ nông dân theo mô hình “nông dân trở lại nông dân” (Phạm Thị Mỹ Dung và Vũ Văn Cảnh, 1995);

“nông dân-đầu tiên-và cuối cùng” Champer và cộng sự (1989); Farington và Martin (1988) đề xuất hướng “nghiên cứu có sự tham gia của nông dân” (Phạm Thị Mỹ Dung và Vũ Văn Cảnh, 1995) Hướng “nghiên cứu bất đầu từ nông dân” được dựa trên sự tập hợp các ý tưởng chứa đựng trong tác giả Chamber và cộng sự (1989) Spedding, C.R.W (1975) đã đưa ra 2 phương pháp cơ bản trong nghiên cứu hệ thống canh tác Mai Văn Quyền (1996) đã có đúc kết các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu hệ thống canh tác Zandstra H.G và cộng sự (1981) đề xuất một phương pháp nghiên cứu hệ thống canh tác của nông trại Đào Thế Tuấn (2003) nội dung bao hàm của tiếp cận hệ thống gồm 13 bước theo trình tự nhất định tuỳ vào

Trang 7

từng khung cảnh cụ thể

1.1.4.2 Phát triển nông nghiệp trên quan điểm hệ thống

Phạm Chí Thành, 1993 cho rằng: Hiện nay đang tồn tại hai quan điểm về phát triển nông nghiệp Hợp lý hơn cả là phát triển nông nghiệp theo kinh tế thị trường kết hợp hài hoà với nông nghiệp sinh thái

1.2 Tình hình nghiên cứu hệ thống cây trồng

1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

1.2.1.1 Nghiên cứu về luân canh, xen canh, cải tiến giống cây trồng trong luân canh và xen canh

Flach M và cộng sự (1989) đưa ra khái niệm luân canh cây trồng Geurts F.M và cộng sự (1989) đã đưa ra khái niệm xen canh Đây là khái niệm mang tính chất tổng quát phù hợp với điều kiện của mỗi nước

1.2.1.2 Nghiên cứu về cơ cấu cây trồng và kỹ thuật canh tác trên đất dốc

Mối quan hệ giữa HTCT trên đất dốc với vấn đề rửa trôi, xói mòn đất đã

được nghiên cứu ứng dụng hệ thống canh tác NLKH trên đất dốc Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác trên đất dốc lần đầu tiên áp dụng ở Philippine Mô hình này cũng

được B.T Kang áp dụng ở Nigeria gọi là canh tác theo băng (Alley cropping) (Nguyễn Vy, 1992; Phạm Minh Nguyệt, 1994; World Bank, 1994)

1.2.1.3 Nghiên cứu cây trồng theo phương thức NLKH

Các kết quả nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho thấy việc lựa chọn CCCT trên vùng đất dốc cần dựa trên quan điểm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, trong đó NLKH là một giải pháp quan trọng

1.2.2 Nghiên cứu trong nước về HTCT ở miền núi phía Bắc

Các kết quả nghiên cứu của Trần An Phong (1972, 1995) và Nguyễn

Đăng Khôi (1974) đã chỉ ra sử dụng nguồn hữu cơ tăng cường độ phì cho đất dốc vùng đồi núi Các công trình nghiên cứu của Bùi Huy Đáp (1977, 1994), Nguyễn Thế Lâm (1982), Vũ Tuyên Hoàng (1957), Nguyễn Ngọc Bình (1988), Lê Quốc Doanh (2007) theo thời gian về HTCT trên đất dốc Nhiều công trình nghiên cứu tổng hợp và chuyên đề về HTCT, đặc biệt là HTCT ở vùng đồi núi đã được tiến hành ở nhiều nơi trong và ngoài nước đã có nhiều kết quả nhất định Diện tích đất ruộng bậc thang và đất bằng là nguồn quan trọng nhất để giữ ổn định an ninh lương thực cho người dân vùng Tây Bắc nói chung và huyện Đà Bắc nói riêng

Chương ii nội dung vμ phương pháp nghiên cứu 2.1 Nội dung nghiên cứu

2.1.1 ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế-x∙ hội đến HTCT

2.1.2 Hiện trạng HTCT huyện Đà Bắc

2.1.3 Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật góp phần phát triển HTCT trên

đất ruộng ở Đà Bắc

2.1.4 Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển HTCT theo hướng bền vững

2.2 Địa điểm: huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình Trong đó, Nghiên cứu hiện trạng:

quan sát tất cả 21 xã và thị trấn, tập trung khảo sát 3 xã Mường Chiềng, Tân Minh

và Tu Lý Nghiên cứu khảo nghiệm, nghiên cứu cải tiến HTCT và các mô hình tập trung 2 xã Mường Chiềng và Tu Lý

2.3 Thời gian nghiên cứu: 2004-2008

2.4 Phương pháp điều tra nông thôn và thu thập dữ liệu

- Số liệu thứ cấp: Là các thông tin được công bố từ các báo cáo, bài báo, từ các cơ quan tại địa phương, các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành

Trang 8

- Số liệu sơ cấp: Điều tra nông hộ với công cụ áp dụng theo phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA: Participatory Rural Appraisal); Các mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên đại diện cho tổng thể nghiên cứu

ắ Chọn xã: Lựa chọn địa bàn 3 xã đại diện cho 3 vùng (cao, trung bình

và thấp): Xã Mường Chiềng, Tân Minh và xã Tu Lý Thu thập số liệu sơ cấp qua các nông hộ sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của các đối tượng có liên quan

Đồng thời việc thu thập thông tin được điều tra trực tiếp ngoài đồng ruộng thông qua việc lập phiếu với các câu hỏi đã được chuẩn bị phù hợp với nội dung nghiên cứu

ắ Chọn hộ: Việc chọn mẫu (chọn hộ) được chọn ngẫu nhiên trong số các

hộ có sản xuất nông nghiệp, chọn mỗi xã 50 hộ để điều tra Chỉ tiêu điều tra: chi phí vật chất, chi phí lao động, năng suất của cây trồng theo công thức luân canh, phiều

điều tra còn bao gồm các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm cơ bản của hộ gia đình (số nhân khẩu, số lao động, tuổi, trình độ chủ hộ, điều kiện vật chất, …), tình hình tiêu thụ sản phẩm, mức thu, chi tiêu của hộ… Bên cạnh các chỉ tiêu lượng hoá được còn có các câu hỏi mở để nắm rõ được thuận lợi, khó khăn của hộ; mong muốn và hướng sản xuất trong thời gian tới Các số liệu thu thập được phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau Phân tích số liệu thu thập được thông qua phương pháp: dẫy số, tính các chỉ tiêu tổng hợp Số liệu được xử lý bằng Microsoft Excel 7.0

2.5 Phương pháp lấy và phân tích mẫu đất

+ Phương pháp lấy mẫu đất: Lấy mẫu đất đại diện ở tầng canh tác tại thời điểm trước khi tiến hành nghiên cứu Tổng số mẫu thu thập là 47 Tất cả các mẫu đất đều

được thu thập tại tầng canh tác (0-20 cm) Phân tích tại phòng Thí nghiệm Trung tâm-Khoa Đất và Môi trường-Đại học Nông nghiệp Hà Nội với các chỉ tiêu liên quan, gồm: pHKCL: pH meter, điện cực thuỷ tinh; N (tổng số): Theo phương pháp Kjeldahl, phá mẫu bằng H2SO4 và HClO4; N (thuỷ phân): Tiurin và Kônônôva; OC (%): theo phương pháp Walkley và Black; P2O5 tổng số: phương pháp so màu, công phá bằng H2SO4 + HClO4; P2O5 (dễ tiêu): Oniani; K2O (dễ tiêu): Matslova đo bằng quang kế ngọn lửa; K (tổng số): Đo bằng Quang kế ngon lửa, phá mẫu bằng

HF + HCl + HClO4

2.6 Các thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng

• Thí nghiệm 1: Khảo nghiệm và so sánh một số dòng/giống lúa thuần

- Thời gian và địa điểm: Xã Mường Chiềng và xã Tu Lý, vụ xuân và vụ mùa

năm 2005 và vụ xuân năm 2006

- Các giống lúa thuần tham gia thí nghiệm: 5 giống tham gia thí nghiệm là

ĐB5, ĐB6, HTCT, ĐV 108 và Khang Dân làm đối chứng

- Bố trí thí nghiệm: Sắp xếp theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (Mead R và cs,

1993)

- Phân bón: Lượng phân bón sử dụng trong thí nghiệm là 80 N + 60 P2O5 +

90 K2O Bón lót toàn bộ phân lân + 30% đạm +30% kali Bón thúc lần 1 khi cây lúa hồi xanh: 50% đạm + 30% kali Bón thúc lần 2 trước khi trỗ 20 ngày: bón toàn bộ số phân còn lại Các chỉ tiêu theo dõi: sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Thí nghiệm 2: Khảo nghiệm và so sánh một số dòng/giống lúa lai

- Thời gian và địa điểm: Xã Mường Chiềng và xã Tu Lý Vụ xuân và vụ mùa

năm 2005 và vụ xuân năm 2006

- Bố trí thí nghiệm: Như thí nghiệm 1

+ Các chỉ tiêu khác của thí nghiệm: Tương tự thí nghiệm 1

• Thử nghiệm 1: Thử nghiệm phương pháp canh tác lúa

- Thời gian, địa điểm: xã Mường Chiềng, vụ mùa năm 2006

Trang 9

- Bố trí thử nghiệm: Diện tích thử nghiệm của mỗi công thức được bố trí theo

phương pháp ô lớn Lặp lại 6 hộ nông dân tại địa điểm triển khai (Gomez K.A và

cs, 1983)

- Công thức thử nghiệm: (1) Cấy theo phương pháp truyền thống của người

dân địa phương; (2) Cấy theo phương pháp cải tiến

• Thử nghiệm 2: Thử nghiệm cây dưa chuột

Diện tích thử nghiệm mỗi giống là 100 m2, lặp lại 6 hộ nông dân tại địa điểm triển khai (Gomez K.A và cs, 1983) Mật độ trung bình 22.000 cây/ha Giống dưa chuột: Sao xanh (đối chứng), GA-F1, NH184, NH185 Các chỉ tiêu theo dõi: sinh trưởng phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, so sánh hiệu quả kinh tế của các giống tham gia thử nghiệm

• Thử nghiệm 3: Thử nghiệm cây bí ngồi

Giống bí ngồi tham gia thử nghiệm: Đài Loan 266, Tảo Thanh, Lam House

và Nghệ Nông Bố trí như thử nghiệm 2 Thử nghiệm được tiến hành trong vụ xuân

và vụ đông năm 2005 và vụ xuân năm 2006 Các chỉ tiêu thử nghiệm và phân tích tương tự thử nghiệm 2

2.7 Xây dựng các mô hình công thức luân canh phù hợp

2.7.1 Xây dựng mô hình công thức luân canh cây trồng trên đất có tưới

Mô hình 1 (đ/c): Lúa lúa mùa; Mô hình 2 (nghiên cứu): Lúa xuân-lúa mùa-bí ngồi; Mô hình 3 (nghiên cứu): Lúa xuân-xuân-lúa mùa-dưa chuột; Mô hình

4 (nghiên cứu): Lúa xuân-lúa mùa-ngô; Mô hình 5 (nghiên cứu): Dưa chuột-lúa mùa-đậu tương Trong đó: (1) Giống lúa đối chứng là Khang Dân trong cả vụ xuân và vụ mùa Giống lúa cho các công thức nghiên cứu vụ xuân là VL-20 (riêng công thức 5 lúa mùa là giống ĐB5); (2) Dưa chuột vụ xuân và đông: giống GA-F1; (3) Bí ngồi: giống Nghệ Nông; (4) Ngô là giống VN10; (5) Đậu tương: giống DT 84

2.7.2 Xây dựng mô hình trên đất ruộng hưởng nước trời

Mô hình 6 (đ/c): lúa mùa (giống Khang Dân); Mô hình 7 (nghiên cứu): Lạc-lúa mùa-bí ngồi (lạc là giống V14, lúa là giống VL-24 và bí ngồi là giống Nghệ Nông)

Địa điểm thực hiện: mô hình 1, 2, 3, 6, 7 tại xã Tu Lý và các mô hình 4, 5 thực hiện tại xã Mường Chiềng Thời gian thực hiện: năm 2007

2.8 Phân tích kết quả

2.8.1 Thí nghiệm đồng ruộng

Số liệu được xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai ANOVA, phân tích tương quan bằng chương trình IRRISTAT 4.0

2.8.2 Phân tích kinh tế

1 Kết quả sản xuất = Năng suất x giá bán

2 Chi phí vật chất = Tổng các chi phí vật chất đầu tư trong quá trình sản xuất

3 Thu nhập = Giá trị sản xuất - chi phí vật chất

chương III kết quả nghiên cứu vμ thảo luận 3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của HTCT ở huyện Đà Bắc

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Đặc điểm khí hậu

Đà Bắc nằm ở vĩ tuyến 21008’ Bắc và 104051’ kinh tuyến Đông, là một huyện nằm trong vùng Tây Bắc Việt Nam, do đó có các đặc trưng khí hậu điển hình của vùng Huyện Đà Bắc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa với nền nhiệt độ cao, mùa khô với nền nhiệt độ thấp

3.1.1.2 Đặc trưng địa hình và đất đai

Trang 10

Địa hình của huyện Đà Bắc được hình thành do tác động trên cơ sở hai kiểu kiến tạo địa tầng là Phan Xi Păng và Sầm Nưa (Phòng NN&PTNT, 2004) Căn

cứ vào địa hình huyện Đà Bắc được phân thành 3 dạng địa hình: Địa hình núi đá

và rừng bao phủ, địa hình đất đồi dốc, địa hình ruộng bậc thang và ruộng bằng

3.1.2 Điều kiện kinh tế và x∙ hội

3.1.2.1 Dân số và thành phần dân tộc

Đà Bắc có 52.750 người với 5 dân tộc cùng chung sống trên địa bàn Trong đó người Tày (40,65%); người Mường: 34,14%; người Dao: 12,86%; người Kinh: 11,85%; Người Thái: 0,50% Với 10.076 hộ gia đình chiếm 92,10%

là thuần nông, hộ phi nông nghiệp là 572 hộ chiếm 5,23% và 292 hộ hoạt động dịch vụ chiến 2,67%

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Toàn huyện có 270 công trình thuỷ lợi, chủ yếu là hồ chứa và đập dâng cho hệ thống tưới tiêu tự chảy Hệ thống thuỷ lợi hàng năm tưới tiêu cho khoảng 1.006 ha đất nông nghiệp, hầu hết là 2 vụ lúa/năm Diện tích đất canh tác còn lại nhờ nước trời Hệ thống đường giao thông của huyện có chiều dài 726 km Huyện có đường 433 nối với thành phố Hoà Bình và nối vào Quốc lộ 6 về Thủ đô Hà Nội Mạng lưới đường giao thông đảm bảo nối liền từ thị trấn huyện đến 21/21 xã và thị trấn Hệ thống điện lưới quốc gia và bưu chính viễn thông đã trải khắp 21 xã thị trấn trên phạm vi toàn huyện

Hệ thống dịch vụ của huyện chưa thực sự phát triển: 2/16 quầy, cửa hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp có quy mô là 5-6 người

3.1.2.3 Quan hệ sản xuất nông nghiệp

Trong toàn huyện có 10.940 hộ Trong đó, có 10.368 hộ nông nghiệp và dịch

vụ chiếm 94,77%, 572 hộ phi nông nghiệp chiếm 5,23% Tuy nhiên, phần lớn hộ gia đình ở huyện Đà Bắc là đồng bào dân tộc thiểu số

3.1.2.4 Hệ thống chính sách

Bên cạnh việc thực hiện những chủ trương chính sách chung của Đảng và Nhà nước Huyện Đà Bắc trong những năm qua đã có nhiều chủ trương chính sách phù hợp

để khuyến khích, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển

3.1.3 Nhận xét chung

Đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 4,87% (3.543 ha) đất tự nhiên Về kinh tế-xã hội, số hộ đói nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao, hệ thống thuỷ lợi còn không ít khó khăn Hệ thống thương mại dịch vụ chưa phát triển Do địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao nên giao thông đi lại của người dân trong huyện gặp nhiều khó khăn Xói mòn và rửa trôi xảy ra mạnh ở diện tích đất dốc Hiện tượng chua hoá đất ruộng bằng thung lũng có xu hướng tăng theo thời gian Đất nương rẫy chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 90%) trong diện tích đất canh tác Thu nhập từ đất nương rẫy gấp 1,7 lần đến 1,9 lần đất ruộng Đất ruộng dù chỉ chiếm diện tích rất hạn hẹp nhưng sản xuất lúa vẫn giữ vai trò chủ đạo trong HTCT, đảm bảo sự ổn định cuộc sống và đảm bảo an ninh lương thực cho người dân địa phương

So với đất nương rẫy thì đất ruộng bằng thung lũng và ruộng bậc thang ít bị tác

động rửa trôi, xói mòn đất và có điều kiện thâm canh do có nguồn nước chủ động Vì thế, có thể áp dụng các giống lúa năng suất cao đòi hỏi thâm canh và các loại cây trồng phù hợp có giá trị kinh tế cao cũng như có thể tăng vụ và mở rộng diện tích gieo trồng Cụ thể là làm thêm vụ đông trên đất ruộng 2 vụ/năm hoặc làm thêm vụ xuân trên đất ruộng 1 vụ/năm

3.2 Hiện trạng hệ thống cây trồng ở huyện Đà Bắc

3.2.1 Hệ thống sử dụng đất nông nghiệp

Bảng 3.10: Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Đà Bắc Nhóm đất Diện

tích

cấu

Hiện trạng

sử dụng đất

Diện tích

cấu

Ngày đăng: 22/04/2013, 11:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.13: Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh trên đất chủ động - NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÂY TRỒNG HUYỀN ĐÀ BẮC, HÒA BÌNH
Bảng 3.13 Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh trên đất chủ động (Trang 11)
Bảng 3.18: Một số chỉ tiêu hoá học trên đất 1 vụ lúa không chủ động nước tưới - NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÂY TRỒNG HUYỀN ĐÀ BẮC, HÒA BÌNH
Bảng 3.18 Một số chỉ tiêu hoá học trên đất 1 vụ lúa không chủ động nước tưới (Trang 12)
Bảng 3.26: Năng suất thực thu của các giống lúa thuần vụ xuân tại Đà Bắc - NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÂY TRỒNG HUYỀN ĐÀ BẮC, HÒA BÌNH
Bảng 3.26 Năng suất thực thu của các giống lúa thuần vụ xuân tại Đà Bắc (Trang 13)
Bảng 3.33: Kết quả cải tiến ph−ơng pháp cấy lúa vụ mùa 2006 tại xã M−ờng - NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÂY TRỒNG HUYỀN ĐÀ BẮC, HÒA BÌNH
Bảng 3.33 Kết quả cải tiến ph−ơng pháp cấy lúa vụ mùa 2006 tại xã M−ờng (Trang 14)
Bảng 3.44: Chi phí sản xuất và thu nhập giữa hai công thức luân canh lúa - NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÂY TRỒNG HUYỀN ĐÀ BẮC, HÒA BÌNH
Bảng 3.44 Chi phí sản xuất và thu nhập giữa hai công thức luân canh lúa (Trang 16)
Bảng 3.49: So sánh mức tăng lao động khi áp dụng công thức luân canh mới - NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÂY TRỒNG HUYỀN ĐÀ BẮC, HÒA BÌNH
Bảng 3.49 So sánh mức tăng lao động khi áp dụng công thức luân canh mới (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w