1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề tài sáng kiến kinh nghiệm

20 213 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 642 KB

Nội dung

Mặt khác môn hoá học 8 là một môn khoa học trừu tượng nghiên cứu về chất, sự biến đổi chất, các em không thể dùng mắt thường để quan sát từng nguyên tử, phân tử của chất để từ đó rút ra

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

năm học 2010 – 2011

Tên sáng kiến kinh nghiệm:

“NÂNG CAO KĨ NĂNG VIẾT CÔNG THỨC HOÁ HỌC

CHO HỌC SINH LỚP 8 VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN.”

Họ và tên: NGUYỄN VĂN PHỨC

Chức vụ: Giáo viên

Trình độ chuyên môn: Đại học hoá học

Đơn vị công tác: Tổ Sinh - Hóa - Địa , Trường THCS Mường Thín

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Học sinh lứa tuổi THCS là lứa tuổi còn hiếu động, ham chơi, chưa ý thức thực

sự và thấy được tầm quan trọng của việc học tập Đặc biệt, đối với học sinh ở các vùng đặc biệt khó khăn thì mức độ nhận thức của các em còn rất nhiều hạn chế trong khi việc học của các em rất ít được gia đình quan tâm Các em hầu như không học bài

và làm bài ở nhà

Trong chương trình hóa học thì việc viết đúng công thức hóa học là tiền đề cho việc viết đúng phương trình hóa học và tính toán hóa học đúng, bên cạnh đó còn là cơ

sở cho sự phát triển tư duy nhận thức và tạo hứng thú cho học sinh khi học bộ môn Hóa học 8 Mặt khác môn hoá học 8 là một môn khoa học trừu tượng nghiên cứu về chất, sự biến đổi chất, các em không thể dùng mắt thường để quan sát từng nguyên tử, phân tử của chất để từ đó rút ra được câu tạo chất và công thức hoá học của chất

Trang 2

Do vậy, làm sao để các em ham học và hiểu bài ngay trên lớp là điều quan

trọng nhất để đạt được kết quả cao trong học tập Cho nên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao

kĩ năng viết công thức hóa học cho học sinh lớp 8 vùng đặc biệt khó khăn.”

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Giúp học sinh hình thành kỹ năng viết CTHH

- Nâng cao chất lượng bộ môn hoá học

III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng

Học sinh khối 8 trường THCS Mường Thín năm học 2010-1011

2 Phạm vi

Lập công thức hóa học môn hóa học 8

IV NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Xây dựng hệ thông lí thuyết về kĩ năng viết công thức hoá học cho học sinh lớp

8 bám sát thực tiễn địa phương vùng đặc biệt khó khăn

Nghiên cứu thực trạng, khả năng áp dụng đề tại vào thực tiễn nhăm nâng cao chất lượng GD môn hoá học 8 theo lí thuyết đã được xây dựng

Rút ra kết luận về đề xuất ứng dụng cho thực tế

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Phương pháp nghiên cứu đối tượng

- Thăm dò và trao đổi với GV

- Phương pháp quan sát sư phạm:

- Phương pháp điều tra:

- Phương pháp thống kê:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp:

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.

I.1 CƠ SỞ PHÁP LÍ:

Trang 3

Đề tài: “Nâng cao kĩ năng viết công thức hóa học cho học sinh lớp 8 vùng đặc biệt khó khăn.” dự kiến là đề tài cấp trường; loại đề tài viết công thức hoá học

hiện nay trong nhà trường chưa được nghiên cứu

I.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Viết công thức hóa học có vai trò quan trọng trong việc học tập bộ môn Hóa học, là tiền đề cho việc viết đúng PTHH và giải các bài tập hóa học Tạo cho học sinh hứng thú chủ động trong quá trình tiếp thu kiến thúc mới mà không gây nhàm chán, đặc biệt là đối với học sinh vùng đặc biệt khó khăn như HS trường THCS Mường Thín Vậy khi dạy viết công thức hóa học cho học sinh ta cần chú ý một số nội dung sau đây:

1 Nắm chắc kí hiệu hóa học theo bảng SGK trang 42 hoặc bảng hệ thống tuần hoàn, biết được một số nhóm nguyên tử trong bảng SGK trang 43

Phần này bắt đầu từ bài 5 Nguyên tố hoá học: Yêu cầu các em học thuộc tên và

kí hiệu của các nguyên tố hoá học, phân loại được nguyên tố phi kim, nguyên tố kim

loại, bước đầu nắm được thông tin về nguyên tử khối, và đặc biệt là hoá trị của các

nguyên tố, nhóm nguyên tử

Khi đã nắm được tên và kí hiệu của các nguyên tố hoá học và nhóm nguyên tử cùng với hoá trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tử sẽ là cơ sở cho HS học bài hoá trị và ghép các kí hiệu hoá học để thành một công thức hoá học hoàn chỉnh

BẢNG 1 – MỘT SỐ NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

(SGK trang 42)

Số

proton Tên nguyên tố

Kí hiệu hoá học

Nguyên tử

Trang 4

11 Natri Na 23 I

BẢNG 2 – HOÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ NHÓM NGUYÊN TỬ

Chú ý: Khi lập công thức hóa học theo quy tắc hóa trị em hãy coi như nhóm

Trang 5

2 Học sinh cần phân loại được các loại công thức hóa học:

Có hai loại công thức hoá học là công thức hoá học của đơn chất và công thức hoá học của hợp chất

a, Công thức hoá học của đơn chất

Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm một kí hiệu hoá học được phân làm hai loại chính là:

* Hạt hợp thành là nguyên tử nên kí hiệu hoá học của nguyên tố được coi là công thức hoá học.

Ví dụ: Cu, Fe, C, Ca, P, S …

Gồm tất cả các kim loại và một số phi kim như P, S, C…

* Nhiều phi kim có phân tử gồm một số nguyên tử liên kết với nhau, thường là

2 nên thêm chỉ số này ở chân kí hiệu

Thí dụ: H2 , O2 , N2 , F2 , Cl2 , Br2 , I2 ( 7 nguyên tố thường dùng)

Trong qua trình rèn luyện không tránh khỏi việc học sinh quên mà chỉ viết là O2

= O hoặc H2 = H… GV từng bước nhắc nhở và uấn nắn dần

b, Công thức hoá học của hợp chất

Từ khái niệm hợp chất HS khái quát được trong công thức hoá học của hợp chất có ít nhất 2 kí hiệu hoá học và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tham gia cấu tạo lên công thức hợp chất là khác nhau, nên cần phải có con số (gọi là chỉ số) chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong công thức và được viết dưới chân của kí hiệu hoá học của nguyên tố đó

+ Ví dụ: AxBy hoặc AxByCz

Trong đó A, B …là kí hiệu của nguyên tố:

x là chỉ số chỉ số nguyên tử của nguyên tố A ( x nguyên tử A)

y là chỉ số chỉ số nguyên tử của nguyên tố B ( y nguyên tử B) + Ví dụ cụ thể:

Nước là: H2O, Muối ăn Natri clorua là NaCl, Canxi cacbonat là CaCO3 …

3 Nắm thật chắc quy tắc hóa trị và vận dụng nhuần nhuyễn.

Trang 6

Trong khí việc HS nắm chắc kí hiệu hóa học và phân loại được các loại công thức hóa học chỉ dừng ở mức độ nhận biết và ghi nhớ một cách máy mọc thì việc lập công thức hoá học của học sinh theo quy tác hoá trị lại phát triển lên tầm cao mới ở mức độ hiểu và vận dụng, vận dụng cao

Vấn đề này giải quyết tất cả các thắc mắc của học sinh như “chỉ số” hay làm

thế nào để viết được công thức hoá học đúng… Và quy tắc hoá trị là chìa khoá mở căn phòng khám phá mới của bộ môn hoá học

A, Quy tắc hoá trị:

* Chọn công thức hoá học của bất kì hai nguyên tố ( AxaBYb) trong đó:

- 2 nguyên tố là A và B

- a là hoá trị của nguyên tố A, x là chỉ số chỉ số nguyên tử của nguyên tố A

- b là hoá trị của nguyên tố B, y là chỉ số chỉ số nguyên tử của nguyên tố B

Khi đó ta rút ra quy tắc hoá trị: Trong công thức hoá học, tích của chỉ số và hóc trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia.

Quy tắc này đúng cả khi A hoặc B ( thường thì B) là một nhóm nguyên tử

=>Biểu thức:

B, Vận dụng: Lập công thức hoá học của các hợp chất theo hoá trị:

a Sử dụng quy tắc hoá trị để lập công thức hoá học khi hoá tri của A và B khác nhau tức (a # b)

VD 1: Lập công thức hóa học của hợp chất gồm Ca và nhóm OH

II I Bước 1: Viết Cax (OH)y Bước 2: Theo quy tắc hóa trị

II x x = I x y > x = 1 và y =2 là hợp lí.

Bước 3: Vậy công thức hóa học là: Ca(OH)2 Canxi hidroxit

Chú ý: Nếu chỉ số x hoặc y = 1 thì không viết.

b Các bước tiến hành lập công thức hoá học dựa vào quy tắc hoá trị.

x x a = y x b

Trang 7

Như vậy để viết được công thức hoá học của hợp chất ta cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Viết công thức hoá học dạng chung AxBy

Bước 2: Áp dụng biểu thức quy tắc hoá trị x x a = y x b

Bước 3: Viết công thức hoá học đúng

Trong các bước tiến hành trên thì bước 2 là bước quan trong nhất Ở bước này học sinh cần phải thay số đúng (đúng hoá trị và chỉ số tương ứng với mỗi nguyên tố

trong công thức) đồng thời chọn được chỉ số x,y phù hợp nhưng phải tối giản.

VD 2: Lập công thức hóa học của hợp chất gồm Ca và nhóm H2PO4 hoá trị I

Các em HS thường thấy H2PO4 cồng kềnh mà sợ, để giải quyết vấn đề này HS cần coi nhóm H2PO4 như một nguyên tố hoá học và áp dụng tương tự như với

hợp chất 2 nguyên tố (như các bước ở bài toán trên).

Bước 1: Công thức hoá học có dạng chung

Cax (H2PO4)y

Bước 2: Áp dụng biểu thức quy tắc hoá trị ta có:

x x II = y x I vậy x = 1 và y= 2 là phù hợp.

Bước 3: Vậy công thức hoá học cần lập là:

Ca(H 2 PO 4 ) 2 Canxi đihidrophôtphat.

Chú ý: Nếu chỉ số x hoặc y = 1 thì không viết.

c, Trường hợp hoá trị của A và B bằng nhau (tức a=b)

a =b => x = y = 1 Gặp trường hợp này không yêu cầu học sinh làm theo 3 bước như trên, HS chỉ cần viết công thức hoá học

VD: Lập công thức hoá học của hợp chất gồm Zn với O và Na với OH

Công thức hoá học là: ZnO và NaOH

Lưu ý học sinh có thể viết Zn1O1 hoặc Na1(OH)1 hoặc Na(OH) giáo viên chỉnh đốn kĩ năng cho học sinh

d, Học sinh phải nhớ hoá trị của các nguyên tố, nhóm nguyên tử:

Việc nhớ hoá trị của các ngưyên tố, nhóm nguyên tử giúp HS viết công thức hoá học nhanh và chính xác tạo không khí thi đua sôi nổi giữa các học sinh đồng thời tạo hứng thú cho HS khi học bộ môn hoá học Vậy làm thế nào để học sinh có thể nhớ được quy tắc hoá trị của các nguyên tố voà nhốm nguyên tử tôi xin đề cập đến một số cách có thể sử dụng được giúp học sinh nhơ hoá trị

Trang 8

• Có thể sử dụng bảng SGK trang 42, 43 như đã đề cập ở mục 1 phần I.1 cơ

sở lí luận

• Có thể sử dụng bài ca hoá trị bằng việc yêu cầu học sinh học thuộc bài ca hoá trị

4 Các hợp chất hoá học Oxit, Axit, Bazơ Muối.

Học sinh nắm được các khái niệm Oxit, Axit, Bazơ, Muối và công thức dạng chung, phân loại

Oxit:

- Định nghĩa: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố trong đó có một nguyên tố là

Oxi

- Công thức chung: M x O y

- Phân loại: 2 loại:

Oxit axit (Oxit phi kim) oxit này khi hoá hợp với nước tạo thành axit tương ứng

Ví dụ: SO2, P2O5…

Oxit bazơ (Oxit kim loại) oxit này khi hoá hợp với nước tạo thành bazơ tương ứng

Ví dụ: CaO, Na2O, CuO…

Axit:

- Định nghĩa: Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc

axit các nguyên tử H này có thể thay thế bởi các nguyên tử kim loại để tạo thành muối

- Công thức chung: H x A

- Phân loại: Axit có nhiều oxi và axit có ít oxi

Bazơ:

- Định nghĩa: Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một

hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH)

- Công thức chung: M(OH) x

- Phân loại:

Trang 9

Muối:

- Định nghĩa: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết

với một hay nhiều gốc axit

- Công thức chung: M x A y

- Phân loại:

+ Muối trung hoà: Muối trung hoà là muối trong gốc axit không có nguyên tử

hiđro có thể thay thể bằng nguyên tử kim loại.

Ví dụ: Na2CO3, Na2SO3, CaCO3, …

+ Muối axit: Là muối trong đó gốc axit còn có nguyên tử H chưa được thay thế

bằng nguyên tử kim loại

Ví dụ: NaHCO3, NaHSO4, Ca(HCO3)2,…

5 Phải được rèn luyện uấn nắn thường xuyên.

Trong quá trình học tập học sinh bộc lộ dần những sai sót như viết xấu, viết không đúng kí hiệu hoá học, kích thước, sai quy tắc hoá trị, … Giáo viên chú ý sửa sai cho học sinh và khắc sâu kiến thức

Các dạng bài tập về viết CTHH phải được rèn luyện thường xuyên

6 Giải quyết có chọn lọc các bài tập sách giáo khóa và sách bài tập

Tại sao nói phải giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa một cách có chọn lọc? Như đã đề cập ở phần lí do chọn đề tài thì nếu các bài tập không được giải tại lớp thí đồng nghĩa với việc không có bài tập nào được giải ở nhà Thông thường 45 phút lên lớp các thầy cô chỉ dành khoảng 10 - 15 phút cho kiểm tra bài cũ và chữa các bài tập trong khi số lượng bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập lại nhiều không thể giaỉ quyết gọn trong vòng 15 phút với học sinh vùng đặc biết khó khăn Vì vậy việc chọn lọc các bài tập để chữa cho HS liên hệ hiểu được kiến thức trong tâm là một vấn

đề khó nhưng lại nên áp dụng linh hoạt

Các bài tập thường được chọn là các bài tập có liên quan đế công thức hoá học như:

Dạng bài lập công thức hoá học

Dạng bài hoàn thành phương trình hoá học

Dạng bài tính theo công thức hoá học

Trang 10

Dạng bài tính theo phương trình hoá học

Dạng bài phân loại, xác đinh công thức Oxit, Axit, Bazơ, Muối…

Một số bài tập định lượng

6 Một số bài tập ôn tập nhằm hoàn thiện kĩ năng viết công thức hoá học

I TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN.

Câu 1: Cho công thức hóa học CaHCO3 điều khẳng định nào sau đay là đúng:

A, CaHCO3 là axit vì được cấu tạo bởi nguyên tố H và gốc axit CO3

B, CaHCO3 là muối axit vì được cấu tạo bởi nguyên tố Kim loại và gốc axít có chưa hidro (HCO3)

C, CaHCO3 là Muối vì được cấu tạo bởi nguyên tố Kim loại và gốc axít HCO3

Câu 2: HCl, NaCl, NaOH có tên gọi nào sau đây là đúng

A, Axit clo hiđric, Muối natri clorua, Bazo Natri hiđroxit

B, Axit Clorua, Muối natri clorua, Bazo Natri hiđroxit

C, Bazo clo hiđric, Muối natri clorua, Axit Natri hiđroxit

D, Muối natri clorua, Bazo Natri hiđroxit, Axit clo hiđric

Câu 3: Công thức hóa học của nước là:

A H2O2 B HO8 C H2O D HO2

Câu 4: Các cặp chất sau đâu là muối axit:

A NaCl, NaHCO3, B NaHSO4, K2SO4, C CaSO4, Na2SO4, D NaHCO3, KHSO4

Câu 5: Chọn cặp bazo

A Cu(OH)2, KOH B NaHSO4, K2SO4, C NaCl, NaOH, D, HCl, NaOH

II TỰ LUẬN.

Câu 1: Lập công thức hóa học của hợp chất gồm:

a, Ca và HSO4 b, Ca và SO4 c, Al và HSO4

d, Al và HPO4 e, H và ClO f H và nhóm OH

g, Fe II và nhóm OH g, Fe III và nhóm OH g, Fe II và nhóm PO4.

Câu 2: (2 điểm) Hoàn thành phương trình phản ứng sau:

Trang 11

1 H2O + P2O5 > ……… ………

2 H2O + Na2O -> ……… …………

3 H2O + Na -> ……… ………

4 CuO + H2 -> ………

Câu 3: ( 3 điểm) Phân loại và gọi tên các hợp chất và nhóm nguyên tử sau:

tt Công

thức

Gọi tên Phân loại hợp chất và nhóm nguyên tử

axit

3 SO3

4 =SO3

5 Na2SO3

6 H2SO4

Câu 4: Hoàn thành bảng sau: (tương tự như ví dụ)

Axit Bazo Muối Oxit Gốc axit

6 H2SO4

7 H2SO3

Trang 12

11 SO3

13 H2CO3

14 Mg(NO2)2

15 H3PO4

17 Ca(H2PO4)2

18 Fe(NO3)2

Câu 5: (2 điểm) Cho 2,3 g Natri (Na) vào nước thu được 100 ml dung dịch Natri

hiđroxit (NaOH)

a, Viết phương trình phản ứng

b, Tính nồng độ mol của dung dịch thu được

c Tính thể tích khí thu được (ở đktc)

Câu 6: Hoàn thành phương trình phản ứng hóa học sau:

a, H2O + K -> + H2

b, H2O + CaO ->

c, H2O + -> H2SO4

d, H2 + CuO ->

Câu 7: Khử 48 gam đồng II oxit (CuO) bằng khí hiđro Hãy:

a, Tính số gam đồng kim loại thu được

b, Tình thể tích khí Hiđro (đktc) cần dùng

Câu 8: Hoàn thành dãy chuyển hoá sau:

HCl (1) H2 (2) H2O (3) O2 (4) CO (5) CO2 (6) H2CO3

I.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:

Xuất phát từ thực tiễn của nhà trường nói chung và của môn hoá học 8 nói

riêng Đề tài “Nâng cao kĩ năng viết công thức hóa học cho học sinh lớp 8 vùng đặc biệt khó khăn.” Đóng vai trò quan trong trong việc nâng cao chất lượng giảng

dạy môn hoá học trường THCS Mường Thín bởi vì: Nếu không viết được công thức hoá học thí chắc chắn không viết được phương trình hoá học, không giải được bài tập

Trang 13

định lượng cũng như định tính, HS bị mất gốc kèm theo chán nản mất hứng thú trong học tập Mặt khác chất lượng giảng dạy môn hoá học những năm qua của nhà trường còn thấp cho nên cần thiết phải áp dụng đề tài trong giảng dạy

II THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

II.1 KHÁI QUÁT PHẠM VI

Phạm vi nghiên cứu của đề tài hợp lí, phù hợp với điều kiện và kinh phí, đồng thời thiết thực với đối tượng nghiên cứu

II.2 THỨC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Là một đề tài mới mẻ chưa có người nghiên cứu trong nhà trường khả năng áp dụng của đề tài trong nhà trường trong các năm tiếp theo có khả quan cao

Qua thực nghiệm sư phạm trong nhà trường năm học 2010-2011 đã thu được kết quả khá tốt

Quá trính áp dụng đề tài vào nhà trường cần có bổ sung hoàn thiện

II.3 NGUYÊN NHÂN CỦA THỨC TRẠNG

Đề tài nghiên cứu thiết thực với thực tiễn của nhà trường đặc biệt đối với môn hoá học lớp 8, góp phấn cải tạo đối tượng nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài gặp nhiều kho khăn như: Kinh nghiệm nghiên cứu đề tài cua tôi cũng như của các đồng nghiệp trong nhà trường còn non kém

Kinh phí nghiên cứu là do kinh phí của cá nhân

III BIỆN PHÁP GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.

III.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Xuất phát tư thực tiễn nhà trường, và phạm vi đối tượng nghiên cứu, đặc thù môn hoá học lớp 8 cho nên cần có giải pháp phù hợp

III.2 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

• Thu thập xử lí thông tin lí luận:

Tìm hiểu thông tin về đối tượng học sinh lớp 8 trương THCS Mường Thín về đặc điểm tính cách của học sinh, hoàn cảnh gia đình, tâm lí học lua tuổi…

• Thu thập xử lí tài liệu thực tiễn:

Ngày đăng: 06/11/2015, 15:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w