- Ở lớp 1 : Tuy chưa có phân môn luyện từ và câu cụ thể nhưng các em cũng đã biết mở rộng vốn từ, biết đặt các kiểu câu có đủ các thành phần câu thông qua các bài luyện nói, các câu chu
Trang 1PHÒNG GD BẢO LỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường TH Lí Thường Kiệt Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LỚP 3 NĂM HỌC 2008 – 2009
I MỤC TIÊU CHUNG CỦA MÔN HỌC Ở TIỂU HỌC LÀ :
1 Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi
2 Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội và con người về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài
3 Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người xã hội chủ nghĩa
II MỤC TIÊU DẠY MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở GIAI ĐOẠN 1 : LỚP 1, 2, 3.
Phân môn luyện từ và câu là một phân môn mà trước đây không có, nó được thay thế cho phân môn từ ngữ – ngữ pháp trong chương trình thay sách Giáo khoa mới
- Ở lớp 1 : Tuy chưa có phân môn luyện từ và câu cụ thể nhưng các em cũng đã
biết mở rộng vốn từ, biết đặt các kiểu câu có đủ các thành phần câu thông qua các bài luyện nói, các câu chuyện kể theo tranh
Học sinh nghe, hiểu được câu của bạn nói, có thể nêu ý kiến bổ sung, nhân xét
- Ở lớp 2 : Bước đầu dạy
Mở rộng vốn từ và củng cố cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ loại (từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối, từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ chỉ đặc điểm, tính chất) Rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu Ví dụ : Học xong lớp 2 học sinh biết đặt các kiểu câu Ai làm gì ? Ai là gì ? Ai thế nào ? Vì sao ? Để làm
gì ?
Biết chấm câu và sử dụng dấu chấm than, dấu chấm phẩy
Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và thích học Tiếng Việt
Trang 2- Ở lớp 3 : Là năm thứ năm thực hiện phân môn luyện từ và câu trong cấp học
Cũngvới mục tiêu là đạt đươọc những mục tiêu cụ thể ở lớp hai nhưng học thêm 7 tiết về phép tu từ so sánh, nhân hóa,… cụ thể là ở lớp ba :
a Mở rộng vốn từ theo chủ điểm, củng cố hiểu biết về các kiểu câu (thông qua các mô hình) và thành phần câu (thông qua các câu hỏi) đã hỏi ở lớp 2 ngoài ra những từ được dạy qua các bài tập đọc, những thành ngữ được cung cấp trong bài tập viết học sinh được mở rộng vốn từ theo từng chỉ điểm và buổi đầu làm quen với một số từ ngữ địa phương thông qua các bài tập luyện từ và câu
b Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đùng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp và thích học Tiếng Việt
III NỘI DUNG DẠY HỌC VÀ CÁC HÌNH THỨC LUYỆN TẬP
1 Nội dung dạy học :
Phân môn luyện từ và cây cung cấp kiến thức sơ giản về Tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kỹ năng đọc cho học sinh
a Dạy mở rộng vốn từ thông qua từng chủ điểm và bước đầu được làm quen với một số từ ngữ địa phương
b Ôn luyện về kiểu câu và các thành phần câu (ở lớp 2)
Về kiểu câu, biết đặt các câu Ai là gì ? (danh từ và danh từ) Ai làm gì ? (Danh từ và động từ) Ai thế nào ? (Danh từ và tính từ)
Về thành phần câu : Biết đặt câu, biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu và mở rộng câu bằng trạng ngữ của câu, phụ ngữ của cụm từ
c Ôn luyện về một số dấu câu cơ bản : Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, học thêm dấu hai chấm
d Bước đầu làm quen với các biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa
2 Các hình thức luyện tập
a Các bài tập về từ
Loại bài tập giúp học sinh mở rộng vốn từ theo chủ điểm
Loại bài tập giúp học sinh nắm vững nghĩa từ
b Các bài tập về câu :
Trả lời câu hỏi
Tìm bộ phận trả lời câu hỏi
Đặt câu hỏi cho từng bộ phận câu
Đặt câu theo mẫu
c Các bài tập về dấu câu :
Trang 3Ôn về một số dấu câu cơ bản : Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi., thông qua các bài tập :
Chọn dấu câu đã cho điền vào chỗ trống
Điền dấu câu đã cho vào chỗ thích hợp
Ngắt câu
d Các bài tập về biện pháp tu từ
Bước đầu sử dụng biện pháp tu từ vào việc dùng từ, đặt câu
Về biện pháp so sánh có nhiều loại hình bài tập như :
Nhận diện (tìm) những sự vật được so sánh, những hình ảnh so sánh, các về so sánh, các từ so sánh, các đặc điểm được so sánh,…
Tập nhận biết tác dụng của so sánh,
Tập đặt câu có dùng biện pháp so sánh
Về biện pháp nhân háo, có những loại hình hình bài tập như :
Nhận diện phép nhân hóa : Cái gì được nhân hóa ? Nhân hóa bằng cách nào ?
Tập nhận biết cái hay của nhân hóa
Tập viết câu hay đoạn có dùng nhân hóa
IV - CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU
- (Kĩ thuật)
- Đặt câu hỏi (gợi mở) - Trò chơi, sắm vai
- Hoạt động nhóm (thảo luận) - Thực hành kĩ năng
- Động nãồ(phỏng vấnàsuy luận) - Giao bài tập
- Sử dụng đồ dùng dạy học
* Tuỳ từng tiết học, giáo viên vận dụng các phương pháp hợp lí về các bài tập luyện từ và câu trong chương trình lớp 3 có rất nhiều kiểu dạng và thể loại bài khác nhau - bởi thế giáo viên có thể sử dụng các phương pháp cho từng bài học
V BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU
a Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Giáo viên giúp học sinh nắm yêu cầu bài tập
Hướng dẫn chữa một phần của bài tập để làm mẫu
Hướng dẫn học sinh làm bài tập vào vở (hoặc bảng con, vở bài tập…) làm cá nhân, làm theo nhóm
Tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm cần nhớ về tri thức
b Cung cấp một số tri thức sơ giản về từ, câu và dấu câu
Trang 4học sinh chủ yếu thực hành luyện tập để làm quen với những kiến thức sẽ học ở các lớp trên Đối với lớp 3, giáo viên có thể nêu tóm tắt một số ý tóm lược thật ngắn gọn để học sinh nắm chắc bài ( theo hướng dẫn của giáo viên) nhưng không sa vào dạy lý thuyết
Tóm lại : để dạy tốt phân môn luyện từ và câu lớp 3 đạt những yêu cầu về kiến thức,
kỹ năng nói trên người giáo viên cần nắm vững nội dung và mức độ yêu cầu của từng bài tập để hướng dẫn học sinh thực hành cho sát hợp, củng cố và phát triển những kiến thức – kỹ năng đã dạy ở lớp hai, có nhiều biện pháp, hình thức tổ chức nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh : Hướng dẫn, làm mẫu trao đổi – nhận xét, thực hành luyện tập trên bảng lớp – bảng con, làm theo nhóm, làm cá nhân trong vở nháp hoặc vở bài tập Tiếng Việt 3 (nếu có)…
Chú ý hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, sưu tầm hoặc tự làm những đồ dùng dạy học đơn giản nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức và tích cực tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập về các kĩ năng Giải nghĩa từ, nhận biết biện pháp
so sánh, nhân hóa, dùng từ đặt câu trong hoạt động giao tiếp
(dẫn chứng cụ thể ở tiết dạy minh họa)
VI QUY TRÌNH GIẢNG DẠY
1 Kiểm tra bài cũ (khoảng 5 phút)
Yêu cầu học sinh giải bài tập về nhà (hay bài tập đã làm ở tiết trước) hoặc nêu ngắn gọn những điều đã học ở tiết trước, cho ví dụ minh họa
2 Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài : Có thể bằng tranh hay kiến thức bài cũ,… (1 phút)
b.Hướng dẫn làm bài tập ( 24 phút)
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện từng bài tập theo tình tự Đọc và xác định yêu của bài tập – Giáo viên hướng dẫn (hoặc nhấn mạnh yêu cầu) phát lệnh cho học sinh thực hành – Học sinh làm bài tập (bằng nhiều hình thức tổ chức sinh động phù hợp với yêu cầu của bài tập nhưng phải phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, bảo đảm cho mọi học sinh được làm việc bằng tay hoặc bằng bút đáp ứng nội dung bài tập để mỗi cá nhân có thể nêu nhận xét, tự đánh giá kết quả của mình)
Sau đó hướng dẫn học sinh nêu kết quả, trao đổi – nhận xét, ghi nhớ về kiến thức
3 Củng cố : (4 phút)
Nhấn mạnh những điểm cần nhớ về nội dung bài (kiến thức, kĩ năng đã học)
4 Dặn dò : (1 phút)
Nêu yêu cầu thực hành luyện tập về bài học, dặn học sinh về nhà làm những bài tập
ở vở bài tập và chuẩn bị cho bài sau
Trang 5* Trên đây là những vấn đề có liên quan đến việc dạy và học phân môn luyện từ và câu
ở lớp 3 Trên thực tế việc thực hiện phân môn luyện từ và câu ở lớp 3 nói riêng và các môn học khác nhình chung đã áp dụng một cách tương đối tích cực Song với khả năng và kinh nghiệm của bản thân cũng như của khối chúng tôi có hạn Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệm nhà trường, các tổ chuyện môn, các đồng nghiệp để bản báo cáo chuyên đề đạt kết quả tốt hơn.
Lộc Phát, ngày 26/10/2008
Người thực hiện
Lê Thị Hạnh