1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề về huy động vốn FDI vào Việt Nam thực trạng và giải pháp

42 282 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 301 KB

Nội dung

Sự nghiệp đổi mới ở nước ta trong thời gian qua đã thu được những bước đầu quan trọng.

LỜI MỞ ĐẦU Sự nghiệp đổi mới ở nước ta trong thời gian qua đã thu được những bước đầu quan trọng. Việt Nam không những đã vượt qua được sự khủng hoảng triền miên trong thập kỷ 80 mà còn đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân khoảng 6, 94% sau hơn 20 năm đổi mới từ 1986-2008. Công nghiệp giữ nhịp độ tăng giá trị sản xuất hàng năm 13, 5%, lạm phát được đẩy lùi, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện về mặt vật chất lẫn tinh thần. Có được thành tựu kinh tế đáng ghi nhận này, là nhờ phần đóng góp lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên vào những năm trở lại đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ đã xẩy ra ở một số nước trong khu vực. Cộng với mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở các nước như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan… Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có phần gảim thiểu về số lượng chất lượng. Do đó đã ảnh hưỏng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội. Trước tình hình đó, vấn đề chúng ta phải có sự nhìn nhận đánh giá đúng đắn về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua, để thấy được những tác động tiêu cực hay tích cực đối với đất nước. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tới, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược mà đảng nhà nước ta đã đề ra: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển. Để nhận rõ hơn vấn đề này, Em chọn nghiên cứu đề tài: “Một số vấn đề về huy động vốn FDI vào Việt Nam thực trạng giải pháp” Vì khả năng còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, Em rất mong được sự góp ý của các thầy các cô để bài viết này được hoàn thiện hơn. 1 Em xin trân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ để Em hoàn thành đề tài này. Nội dung đề án gồm 3 phần: Phần 1: “Cơ sở lý luận đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI”. Phần 2: “Thực trạng huy động vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian qua”. Phần 3: “ Một số giải pháp thu hút vốn FDI vào Việt Nam”. 2 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI. I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG. 1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDImột hình thức di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý điều hành hoạt động sử dụng vốn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện dưới ba hình thức chủ yếu: ● Hợp đồng hợp tác kinh doanh. ● Doanh nghiệp liên doanh ● Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên (gọi là bên hợp đồng) quy định rõ trách nhiệm phân chia kết quả cho mỗi bên, để tiến hành đầu tư vào Việt Nam mà không lập thành một pháp nhân. Hình thức đầu tư này đã xuất hiện từ sớm ở Việt Nam nhưng đáng tiếc cho đến nay vẫn chưa hoàn thiện được các quy định pháp lý cho hình thức này. Điều đó đã gây không ít khó khăn cho việc giải thích, hướng dẫn vận dụng vào thực tế ở Việt Nam. Ví dụ như có sự nhầm lẫn giữa hợp đồng hợp tác kinh doanh với các dạng hợp đồng khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam như : Hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng mua thiết bị trả chậm…. Lợi dụng hở này mà một số nhà đầu tư nước ngoài đã trốn sự quản lý của nhà nước. Tuy vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư nước ngoài dễ thực hiện có ưu htế lớn trong việc phối hợp sản phẩm. Các sản phẩm kỹ thuật cao đòi hỏi phải có 3 sự kết hợp thế mạnh của nhiều công ty của nhiều quốc gia khác nhau. Đây cũng là xu hướng hợp tác sản xuất kinh doanh trong một tương lai gần, xu hướng của sự phân công lao động chuyên môn hoá sản xuấu trên phạm vi quốc tế. 2.2. Doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp lien doanh là loại hình doanh nghiệp do hai hay nhiều bên nước ngoài hợp tác với nước chủ nhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận chia sẻ rủi do theo tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp lien doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật nước nhận đầu tư. Đây là hình thức đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều nhất trong thời gian qua chiếm khoảng 65% trong tổng ba hình thức đầu tư trong đó thì hình thức hợp tác kinh doanh chiếm khoảng 17%, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm khoảng 18%. Thông qua hợp tác lien doanh với các đối tác của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ được sự hỗ trợ kinh nghiệm của các đối tác Việt Nam trên thị trường mà họ chua quên biết trong quá trình làm ăn của họ tại Việt Nam. Mặt khác do môi trường đầu tư của Việt Nam còn nhiều bất trắc lên các nhà đầu tư nước ngoài không muốn gánh chịu rủi ro mà muốn các đối tác Việt Nam chia sẻ với họ nếu có. Lien doanh với một đối tác ở bản địa, các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn trong kinh doanh họ đã có một người bạn đồng hành. Những năm gần đây, xu hướng của các nhà đầu tư nước ngoài giảm sự quan tâm đến hình thức này dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài lại có xu hướng tăng lên. Đó là do sau thời gian tiếp xúc với thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đã hiểu dõ hơn về luật pháp, chính sách các quy định khác của Việt Nam. thậm chí họ còn hiểu dõ về phong tục tập quán thói quen trong đó thói quen tiêu dung của người Việt Nam cũng như cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác khả năng tham 4 gia liên doanh của các đối tác Việt Nam ngày càng bị han chế do thiếu cán bộ giỏi, thiếu vốn đóng góp. Do vậy các nhà đầu tư nước ngoài muốn được điều hành trong quản lý doanh nghiệp. 2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam. Tự quản lý tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức của công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được thành lập theo hình thức 100% vốn nước ngoài, thời gian đầu chưa nhiều nhưng có xu hướng gia tăng của các dự án đầu tư theo hình thức này càng mạnh mẽ. Trong những năm gần đây vì hình thức này có phần dễ thực hiện thuận lợi cho họ. Nhưng về hình thức này về phía nước nhận đầu tư thường chỉ nhận được cái lợi trước mắt về lâu dài thì hình thức này có thể phải chịu nhiều hậu quả khó lường. 3. Những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI. Sau nhiều lần nghiên cứu phân tích đánh giá cái lợi cái hại của nước nhận đầu tư của người nhận vốn đầu tư. hội đồng kinh tế Hoa Kỳ- Brazin đã rút ra được 12 nhân tố có ý nghĩa quyết định cho việc chọn một vùng hay một nước nào đó để đầu tư. Tuy theo điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam có thể chia gọn lại như sau. 3.1. Các yếu tố điều tiết vĩ mô. 3.1.1. Các chính sách. + Các chính sách tiền tệ ổn định mức độ rủi do tiền tệ ở nước tiếp nhận đầu tư, yếu tố đầu tiên ở đây góp phần mở rộng hoạt động xuất khẩu của 5 các nhà đầu tư. Tỷ giá đồng bản địa bị nâng cao hay bị hạ thấp đều ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất nhập khẩu. + Chính sách thương nghiệp, yếu tố này có ý nghĩa đặc biệt đối với vấn đề đầu tư trong lĩnh vực làm hàng xuất khẩu. Mức thuế quan cũng ảnh hưởng tới giá hàng xuất khẩu. Hạn mức quota xuất nhập khẩu thấp các hang rào thương mại khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như có thể không kích thích hấp dẫn tới các nhà đầu tư nước ngoài. Chính yếu tố này làm phức tạp them cho thủ tục xuất khẩu bị xếp vào hang rào xuất khẩu khác. + Chính sách thuế ưu đãi, chính sách này thường được áp dụng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. + Chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách này mà ổn định thì sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của nhà đầu tư bản xứ lẫn nước ngoài. Nếu không có biện pháp tích cực chống lạm phát thì có thể các nhà đầu tư thích bỏ vốn vào nước này. Nếu giá cả tăng nhanh ngoài dự kiến thì khó có thể tiên định đước các kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3.1.2. Luật đầu tư. Yếu tố này có thể làm hạn chế cản trở hoạt động của các công ty nước ngoài trên thị trường bản địa luật này thường bảo vệ lợi ích của các nhà các nhà bản xứ. Nhiều nước mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo các điều kiện giống như các nhà đầu tư bản xứ. 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng khác. Yếu tố hang đầu là thị trường bản địa như: quy mô, dung lượng của thị trường, sức mua của dân bản xứ khả năng mở rộng quy mô đầu tư. Đặc điẻm của thị trường nhân lực, công nhân lao động là mối quan tâm hàng đầu ở đây, đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài muốn bỏ vốn vào các lĩnh vực cần nhiều lao động có khối lượng sản xuất lớn. Trình độ nghề nghiệp 6 học vấn của các công nhân đầu đàn (có tiềm năng triển vọng) có ý nghĩa nhất định. Khả năng hồi hương vốn đầu tư, vốn lợi nhuận được tự do qua biên giới “hồi hương” là tiền đề quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ở một số nước mang ngoại tệ nước ngoài phải xin giấy phép của ngân hang trung ương khá rườm rà. Bảo vệ quyền sở hữu, quyền này gồm cả quyền phát minh sáng chế, quyền tác giả kể cả bí mật hang hoá bí mật thương nghiệp…. Đây là yếu tố đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với những người đầu tư vào hàm lượng khoa học cao phát triển năng động như: sản xuất máy tính phương tiện liên lạc…. Ở một số nước, lĩnh vực này được kiểm tra, giám sát khá lỏng lẻo, phổ bién là sử dụng không hợp pháp các công nghệ ấy của nước ngoài. Chính vì lý do này bị các nhà đầu tư loại khỏi danh sách các nước có khả năng nhận vốn đầu tư. Điều chỉnh hoạt động đầu tư của các công ty nước ngoài luật lệ cứng nhắc cũng tăng chi phí của các công ty đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư rất thích có sự tư do trong môi trường hoạt động do vậy họ rất quan tâm đén một đạo luật mềm dẻo giúp cho gọ ứng phó linh hoạt, có hiệu quả với những diễn biến của thị trường. Ví dụ có những nước cấm sa thải công nhân là không phù hợp với lợi ích của công ty nước ngoài. Chính sách lãi xuất ngân hang chính sách biệt đãi đối với một số khu vực cũng có ý nghĩa đối với một số nhà đầu tư ở một số nước. Ổn định chính trị ở nước muốn nhận đầu tư trong khu vực, đây là yếu tố không thể xem thường mỗi khi bỏ vốn đầu tư vì rủi do chính trị có thể gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cơ sở hạ tầng phát triển, nếu các yếu tố trên đều thuận lợi nhưng chỉ một khâu nào đó trong kết cấu hạ tầng như: giao thong, liên lạc, điện nước… bị 7 thiếu hay bị yếu kém thì cũng ảnh hưởng làm giảm sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. II. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIÉP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỦA NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ 1. Những ảnh hưởng tích cực của FDI 1.1. Là nguồn hỗ trợ cho phát triển FDImột trong những nguồn quan trọng để bù đắp cho việc thiếu hụt về vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển. Hầu hết các nước kém phát triển đều rơi vào các “vòng luẩn quẩn” đó là: Thu nhập thấp dẫn tới tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp rồi thu nhập lại là thấp. Tình trạng luẩn quẩn này chính là điểm nút khó khăn mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ của nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn tìm ra một điểm đột phá chính xá. Một mắt xích của “vòng luẩn quẩn” này. Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó đối với các nước kém phát triển là vốn đầu tư kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sở để tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới kỹ thuật công nghệ tăng năng suất lao động…. Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên để tạo ra vốn cho nền kinh tế chỉ trông chờ vào vốn nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi là sẽ tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới. Do đó vốn nước ngoài sẽ là một “cú hích” để góp phần đột phá vào cái “vòng luẩn quẩn” đo. Đặc bệt là FDI nguồn quan trọng đẻ khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho các nước nhận đầu tư. Không như vốn vay nước nhận đầu tư chỉ nhận một phần lợi nhuận thích đáng khi công trình đầu tư có hiệu quả. Hơn nữa nguồn vốn này lợi thế hơn nguồn vốn vay ở chỗ thời hạn 8 trả vốn vay thường cố định đôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư, còn thời hạn FDI thì linh hoạt hơn. Theo mô hình lý thuyết “ hai lỗ hổng” của Cherery Stront có hai sự cản trở chính cho sự phát triển của một quốc gia đó là: tiết kiệm không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư gọi là “lỗ hổng tiết kiệm”, thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu được gọi là “lỗ hổng thương mại”. Hầu hết các nước kém phát triển “hai lỗ hổng” trên thường rất lớn. Vì vậy FDI làm tăng khả năng cạnh tranh mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ cho FDI. 1.2. Chuyển giao công nghệ. Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là công nghệ khoa học hiện đại, kỹ sảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến. Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ mang vào nước đó vốn bằng tiền mà còn cả vốn hiện vật như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tri thức khoa học bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị trường…. Do vậy đứng về lâu dài đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với nứoc nhận đầu tư. FDI có thể thúc đẩy phát triển các nghề mới, đặc biệt là các nghề có đòi hỏi về hàm lượng công nghệ cao. Vì thế nó có tác dụng to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, dich chuyển cơ cấu kinh tế của các nước nhận đầu tư. FDI đem lại kinh nghiệm quản lý, kĩ năng kinh doanh trình độ kỹ thuật cho các đối tác trong nước nhận đầu tư, thông qua quá trình đào tạo quá trình vừa học vừa làm. FDI còn mang lại cho họ kiến thức sản xuất phức tạp trong khi tiếp nhận công nghệ của nước nhận đầu tư. FDI còn thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo nhưng kỹ sư, những nhà quản lý có chuyên môn để tham gia vào công ty liên doanh với nước ngoài. Thực tiễn cho thấy hầu hết các nước thu hút vốn FDI đã cải thiện đáng kể trình độ kỹ thuật công nghẹ của mình. Chẳng hạn như đầu những năm của 9 thập kỷ 60 Hàn Quốc còn kém về lắp giáp xe hơi, nhưng nhờ chuyển nhận công nghệ Hoa Kỳ, Nhật Bản một số nước công nghiệp phát triển khác mà năm 1993 họ đã trở thành nước sản xuất ôtô lớn thứ 7 trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay, trên thế giới có nhiều công ty của nhiều quốc gia khác nhau có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài thực hiện chuyển giao công nghệ cho nước nào tiếp nhận đầu tư. Thì đây là cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tiếp thu được các công nghệ thuận lợi nhất. Nhưng không phải các nước đang phát triển được “đi xe miễn phí” mà họ còn phải trả một khoản “học phí” không nhỏ trong việc chuyển giao tiếp nhận công nghệ này. 1.3. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tranh thủ vốn kỹ thuật của nước ngoài, các nước đang phát triển muốn thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh kinh tế. Đây cũng là điểm nút để các nước đang phát triển thoát ra khỏi cái “vòng luẩn quẩn” của sự nghèo đói. Thực tiễn kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, các quốc gia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa đối với bên ngoài, biết tranh thủ phát huy tác dụng vủa các nhân tố bên ngoài biến nó thành những nhân tố bên trong thì quốc gia đó tạo được tốc độ tăng trưởng cao. Mức độ tăng trưởng ở các nước đang phát triển thường do nhân tố tăng đầu tư, nhờ đó các nhân tố khác như tổng số lao động được sử dụng, năng suất lao động cũng tăng theo. Rõ ràng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Nó là tiền đề là chỗ dựa để khai thác những tiềm năng to lớn ở trong nước nhằm phát triển nền kinh tế. 1.4. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Yêu cầu dịch chuyển nền kinh tế không chỉ đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế, mà còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. 10 [...]... tới Một là, cơ cấu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chưa hợp lý Hơn 20 năm qua, các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mới chỉ tập chung vào một số địa bàn những nghành có khả năng thu hút vốn nhanh ít rủi ro có cơ sở hạ tầng khá Trong số hơn 6000 dự án thì có gần 50% tập trung ở vùng Đông Nam Bộ đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà RịaVũng Tầu với số vốn đầu tư số vốn pháp. .. vào FDI cần phải có những chính sách, biện pháp quản lý hữu hiệu để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của FDI Bởi vì mức độ thiệt hại của FDI gây ra cho mước chủ nhà nhiều hay ít phụ thuộc vào chính sách, năng lực, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của nước nhận đầu tư 16 PHẦN 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA I TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI Hiện... nước về thu hút vốn đầu tư chiếm 21% tổng số vốn thu hút được Doanh nghiệp vốn FDI thu hút them 16000 lao động, đưa tổng số lao động trong khu vực có vốn FDI lên tới 1, 38 triệu lao động tăng 15% so với cùng kỳ năm trước Nộp ngân sách ước đạt 1, 1 tỷ USD tăng 44, 9 % cùng kỳ năm trước Như thế chúng ta có thể thấy được rằng tống số vốn FDI thu hút được đã tăng mạnh số vốn thực hiện được cũng đạt một. .. phần thúc đẩy tăng năng suất lao độngmột số nghành này tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế Ba là, một số nghành được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng một số nghành bị mai một đi, rồi đi đến chỗ bi xoá bỏ 1.5 Một số tác động khác Ngoài một số tác động trên đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn co một số tác động sau: + Đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước... trên khắp thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo phát triển chung đó Ngày nay có nhiều công ty, tổ chức quốc tế vào Việt Nam nguồn vốn này đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế của Việt Nam Sua đay là bức tranh tổng thể về FDI 1 Một số dự án số vốn đầu tư Trong hơn 20 năm qua từ năm 1986-2008 thì đã có rất nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được cấp phép đăng... trực tiếp tại Việt Nam Trong 10 tháng của năm 2008 thì đã có hơn 953 dự án với tổng số vốn là hơn 58, 6 tỷ USD trung bình mỗi tháng thu hút được khoảng 6 tỷ USD, tuy chỉ bằng 83, 3% về số dự án cùng kỳ năm trước nhưng đã tăng gần 6 lần số vốn đăng ký Sau đây là bảng số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam giai đoạn 1989-2001 17 Bảng 3: Quá trình thu hút vốn số dự án FDI qua các năm... tế Để đạt được mục tiêu đã đề ra về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 33 PHẦN 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM I VỀ PHÁP LUẬT CHÍNH SÁCH Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, nhất là luật đầu tư để có thể thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài Cần triển khai thực hiện tốt luật doanh nghiệp luật đầu tư chung, ban hành các nghị định thong tư hướng dẫn hai luật... công nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 28, 9 tỷ USD, tổng số vốn thực hiện là 18 tỷ USD Cả nước thu hút được 59, 31 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư 2 Về cơ cấu vốn đầu tư Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài Bởi vì nó có tác động to lớn đến quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Việt Nam 19 2.1 Cơ cấu nghành nghề Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài... Rertolium &CKA của Úc một số công ty khác của Hà Lan, Anh, Pháp, Italia, Nga… Đã được đưa vào Việt Nam để thực hiện thăm dò khai thác dầu khí cũng như xây dưng nhà máy lọc dầu Trong lĩnh vực bưu chính viễn thong các thiết bị hiện đại cua công ty OCTVT đã được đưa vào nước ta để lắp đặt đài viễn thong các trạm thu phat song Nhưng một phần lớn các thiết bị đưa vào nước ta đều ở mức trung bình... TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI 1 Những thành tựu, nguyên nhân Để đánh giá được những thành tựu nguyên nhân trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bên cạnh các chỉ tiêu quan trọng là số vốn dăng ký của các dự án cấp với tăng vốn, còn có các chỉ tiêu khác không kém phần quan trọng Đó là số vốn thực hiện kết quả về các mặt khác của những dự án đi vào hoạt 23 động như: doanh thu, xuất khẩu nhập khẩu, nộp

Ngày đăng: 22/04/2013, 09:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Tỷ lệ số nguời làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI so với tổng số lao động - Một số vấn đề về huy động vốn FDI vào Việt Nam thực trạng và giải pháp
Bảng 2 Tỷ lệ số nguời làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI so với tổng số lao động (Trang 12)
Bảng 2: Tỷ lệ số nguời làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI  so với tổng số lao động - Một số vấn đề về huy động vốn FDI vào Việt Nam thực trạng và giải pháp
Bảng 2 Tỷ lệ số nguời làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI so với tổng số lao động (Trang 12)
Bảng 3: Quá trình thu hút vốn và số dự án FDI qua các năm 1989-2001 - Một số vấn đề về huy động vốn FDI vào Việt Nam thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Quá trình thu hút vốn và số dự án FDI qua các năm 1989-2001 (Trang 18)
Bảng 3: Quá trình thu hút vốn và số dự án FDI qua các năm 1989-2001 - Một số vấn đề về huy động vốn FDI vào Việt Nam thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Quá trình thu hút vốn và số dự án FDI qua các năm 1989-2001 (Trang 18)
Bảng 3: Doanh thu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Một số vấn đề về huy động vốn FDI vào Việt Nam thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Doanh thu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Trang 19)
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài đăng ký giai đoạn 1988-1999 Năm - Một số vấn đề về huy động vốn FDI vào Việt Nam thực trạng và giải pháp
Bảng 4 Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài đăng ký giai đoạn 1988-1999 Năm (Trang 20)
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài đăng ký giai đoạn 1988-1999 Năm - Một số vấn đề về huy động vốn FDI vào Việt Nam thực trạng và giải pháp
Bảng 4 Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài đăng ký giai đoạn 1988-1999 Năm (Trang 20)
Bảng 6: Đầu tư vào Việt Nam theo chủ đầu tư năm 2008 là. - Một số vấn đề về huy động vốn FDI vào Việt Nam thực trạng và giải pháp
Bảng 6 Đầu tư vào Việt Nam theo chủ đầu tư năm 2008 là (Trang 23)
Bảng 6: Đầu tư vào Việt Nam theo chủ đầu tư năm 2008 là. - Một số vấn đề về huy động vốn FDI vào Việt Nam thực trạng và giải pháp
Bảng 6 Đầu tư vào Việt Nam theo chủ đầu tư năm 2008 là (Trang 23)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w