Những hạn chế, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về huy động vốn FDI vào Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 29)

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI

2. Những hạn chế, nguyên nhân

Bất kỳ những gì đều có mặt trái của nó, FDI cũng vậy nó có những mặt tiêu cực mà ta phải xét tới.

Một là, cơ cấu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chưa hợp lý. Hơn 20 năm qua, các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mới chỉ tập chung vào một số địa bàn và những nghành có khả năng thu hút vốn nhanh ít rủi ro và có cơ sở hạ tầng khá. Trong số hơn 6000 dự án thì có gần 50% tập trung ở vùng Đông Nam Bộ đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tầu với số vốn đầu tư và số vốn pháp định cũng chiếm gần một nửa, kể đến là đồng bằng Sông Hồng tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên với khoảng 23, 6% số dự án khoảng 31% số vốn đầu tư và số vốn pháp định chiếm 30%. Khu kinh tế trọng điểm Miền Trung ngày càng thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm khoảng 18, 6% vốn FDI của cả nước, các vùng kinh tế khác tuy đã có nhiều tiến bộ trong việc thu hút FDI nhưng vẫn còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng.

Hai là, hiệu quả đầu tư chưa cao và không đồng đều, một số dự án đã đi vào hoạt động 3-4 năm nhưng vẫn thua lỗ. Ví dụ như hoá chất sản xuất bàn ghế giường tủ, mía đường, xi măng, một số doanh nghiệp sản xuất chế biến lương thực thực phẩm… Nguyên nhân thua lỗ có nhiều yếu tố như chi phí vật chất và khấu hao tài sản cố định quá lớn do định giá máy móc thiết bị nước ngoài được nhập để liên doanh cao hơn nhiều do với giá thực tế, sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được với nhũng tiêu chuẩn chất lương quốc tế… Mặt khác, có không ít các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng quan hệ hợp tác đầu tư và sơ hở trong chính sách và kiểm soát để buôn lậu, chốn thuế gây thiệt hại không nhỏ cho nước ta. Như vụ buôn lậu 1, 2 triệu gói “Carewn A” của công ty trách nhiệm hữu hạn hang hải Lizena, vụ nhà máy thuốc lá Lataba và nhà

máy thuốc lá Khánh Hoà hợp tác sản xuất Marboro giả để xuất khẩu sang Hà Lan.

Ba là, đầu tư nước ngoài đã và đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nội địa về lao động, kỹ thuật, về thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh mặt tích cực của cạnh tranh đó, cũng xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp trong nước. Rõ nhất là sản xuất bia, bột giặt, dệt, da, lắp giáp điện tử, chế biến nông sản…. Hơn thế nữa các nhà đầu tư còn gây nhiều thiệt hại cho người lao động, do mục đích của các nhà đầu tư là thu được lợi nhuận càng cao càng tốt. Vì vậy họ luôn tìm cách khai thác lợi thế tương đối của nước chủ nhà, mà lợi thế lớn nhất của ta phải kể đến là lao động với giá thuê lao động rẻ. Ở một số xí nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đã tăng cường độ lao động, cắt xén điều kiện lao động, thậm chí xúc phạm nhân phẩm người lao động, mua chuộc hoặc phản ứng với các cán bộ công đoàn. Chính vì thế mà đã có một số cuộc đình công sảy ra nhưng lẻ tẻ, nhiều cuộc tranh chấp lao động đã sảy ra ở một số xí nghiệp.

Bốn là, mô hình khu công nghiệp khu chế xuất tuy có nhiều ưu điểm nhưng sự phát triển hơn 20 năm qua đã bộc lộ nhiều hạn chế. Trước hết là xu hướng phát triển tràn lan không theo quy hoặch, chạy theo số lượng mà chưa tính đến yếu tố hiệu quả. Ví dụ như năm 1998 cả nước có 54 khu công nghiệp và khu chế xuất với tổng diện tích đất sử dụng là 9000 ha nhưng mới lấp chưa đầy 23% diện tích, và có 17 khu công nghiệp chưa thực hiện được dự án nào. Trong khi đó nhà nước phải chi ra rất nhiều tiền để cải tạo lại hoặc làm mới hệ thống giao thong xây dựng kết cấu hạ tầng. Năm 2008 này tuy có nhiều cố gắng nhưng các khu công nghiệp vẫn chưa thể khắc phục triệt để tình trạng này trong khi đó các khu công nghiệp mới với những ưu đãi mới vẫn được tiếp tục xây dựng.

thành “bãi rác công nghệ”, đây là một thực trạng đáng buồn, nó gây tổn thât khong chỉ về kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường cũng như sức khoẻ người dân. Một số ví dụ điển hình như: Năm 1993 thì có tới 70% số công nghệ đã khấu hao hết hoặc đã khấu hao 50%. Năm 1995 nhà máy bia BGI do dây chuyền công nghệ lạc hậu đã gây tổn hại lớn làm ô nghiễm môi trường sinh thái ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Và gây đây nhất là vụ nhà máy bột ngọ Vedan thải chất thải chưa qua sử lý ra sông Thị Vải gây ô nhiễm môi trường biến con sông này thành con sông chết, một phần nguyên nhân là do công nghệ lạc hậu. Còn rất nhiều những vụ việc khác nữa.

Ngoài ra nguy cơ có thể sảy ra nữa là sự phụ thuộc của các nước nhận đầu tư vào vốn, công nghệ kỹ thuật và thị trường của các nhà đầu tư. Sự phát triển kinh tế giả tạo ở nước nhận đầu tư, sự “chảy máu” tài nguyên và chất xám. Sự can thiệp vào công việc nội bộ, an ninh của các nước công nghiệp phát triển thong qua các công ty xuyên quốc gia…. Nguyên nhân chính của tình hình trên là do Việt Nam thiếu thông tin về các loại công nghệ, trình độ còn thấp, trình độ quản lý và kiểm soát còn yếu kém. Quan trọng hơn là các chính sách về chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực… còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về huy động vốn FDI vào Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w