Hợp đồng kinh doanh, dù được soạn thảo bằng văn bản hay chỉ là những thỏa thuận bằng lời, đều đóng vai trò là “hòn đá tảng” cho các hoạt động đầu tư và phần lớn các hoạt động kinh doanh khác của công ty. Mỗi hợp đồng sẽ là cơ sở tạo thành các yếu tố liên quan, từ đó thiết lập các quan hệ kinh doanh giữa các đối tác như nhân lực, khách hàng, nhà thầu, chi phí, quyền lợi và trách nhiệm…
Trang 1Trường đại học Kinh tế quốc dânKhoa Thương mại và Kinh tế quốc tế
ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài : Ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế
Nhóm: Trần Khánh Hà – CQ500703
Phạm Thị Kiều Oanh - CQ502017 Phạm Thị Ngân Hà - CQ200662 Tăng Thùy Anh - CQ 503177 Nguyễn Thúy Hạnh - CQ CQ507491
Trang 2I Các vấn đề cơ bản của hợp đồng kinh doanh quốc tế:
1 Một số quan điểm:
a.Khái niệm hợp đồng kinh doanh quốc tế:
Hợp đồng kinh doanh quốc tế là một cam kết bằng văn bản quy định quyền lợi và trách nhiệm của các bên về các hoạt động kinh doanh quốc tế
b Tầm quan trọng của hợp đồng kinh doanh
Trên thương trường, bất kể hoạt động kinh doanh nào của bạn với đối tác bên ngoài cũng đều được thể hiện thông qua hợp đồng Đây chính là ràng buộc pháp lý
về nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh Khá nhiều các tranh chấp kinh doanh ngày nay đều xuất phát từ những bất cập của hợp đồng Nhiều công ty, tập đoàn lớn trên toàn thế giới đã tổ chức bộ phận pháp lý riêng để xem xét, đánh giá và tư vấn cho mình trước khi ký kết các hợp đồng Nhiều chuyên gia kinh tế từng đặt câuhỏi: Đâu là yếu tố quan trọng nhất của một thương vụ làm ăn? Phần lớn câu trả lời nhận được là: tính chặt chẽ và hình thức của hợp đồng
Tại Ford, một trong những hãng sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới, bên cạnh hàng nghìn các hợp đồng mua bán xe hơi mỗi ngày, hãng còn tham gia vào rất nhiều giao dịch kinh doanh khác như đầu tư, phân phối, mua nguyên vật liệu… John Mene, cố vấn pháp luật của Ford, cho biết: “Trung bình mỗi ngày, các giám đốc, trưởng phòng ban của hãng chúng tôi phải ký kết gần 3000 hợp đồng khác nhau Và chỉ cần một hợp đồng có sai sót thôi cũng đủ để chúng tôi mất đi hàng triệu USD Do vậy, quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng luôn được thực hiện rất chặt chẽ, có nhiều chữ ký của các nhân viên tham gia vào việc soạn thảo hợp
đồng”
Hợp đồng kinh doanh, dù được soạn thảo bằng văn bản hay chỉ là những thỏa thuận bằng lời, đều đóng vai trò là “hòn đá tảng” cho các hoạt động đầu tư và phầnlớn các hoạt động kinh doanh khác của công ty Mỗi hợp đồng sẽ là cơ sở tạo thànhcác yếu tố liên quan, từ đó thiết lập các quan hệ kinh doanh giữa các đối tác như nhân lực, khách hàng, nhà thầu, chi phí, quyền lợi và trách nhiệm…Xây dựng đượcmẫu hợp đồng chuẩn sẽ giúp công ty tập trung quản lý vào các vấn đề thiết yếu Muốn vậy, trước tiên, các công ty phải xác định rõ mối quan hệ làm ăn, sau đó là xác định những điều khoản và nội dung thiết yếu của mối quan hệ kinh doanh đó, chẳng hạn như quyền và trách nhiệm của các bên, bồi thường như thế nào khi có thiệt hại xảy ra… Những bản dự thảo hợp đồng tạm trong quá trình lên kế hoạch
Trang 3kinh doanh sẽ đảm bảo cho công ty sớm nhận diện và xử lý kịp thời các vấn đề thiết yếu có thể bị bỏ qua.
Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp các bên giao kết hợp đồng với nhau
và tiến hành các hoạt động kinh doanh, nhưng rồi khi một tranh chấp nhỏ xảy ra, một trong hai bên đối tác lại lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong hợp đồng để thu lợi riêng cho mình Chẳng hạn, nếu đối tác ký kết hợp đồng với bạn chưa có giấy phépđăng ký kinh doanh và quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh có phát sinh tranh chấp, mà đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp họ vẫn chưa hoàn tất thủ tục pháp lý đó để thực hiện phần việc đã thoả thuận trong hợp đồng, thì hợp đồng kinh doanh này bị coi là vô hiệu toàn bộ Lúc này, người thiệt hại sẽ là bạn bởi bạn là người kinh doanh hợp pháp, nhưng trong trường hợp này bạn sẽ không có căn cứ
để yêu cầu bên đối tác kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ đã ký kết
Tự do thoả thuận là một trong những nguyên tắc quan trọng trong giao kết hợp đồng kinh doanh Điều này có nghĩa là các bên được phép lựa chọn hình thức thích hợp khi ký kết hợp đồng Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn pháp luật trong các giao dịch hợp đồng giữa các bên, cũng như để bảo vệ trật tự pháp luật và lợi ích kinh doanh đối với một số loại hợp đồng pháp luật đòi hỏi người chịu trách nhiệm
ở công ty giao kết hợp đồng phải tuân theo những hình thức nhất định, ngược lại, hợp đồng đó sẽ không có hiệu lực Vì thế, yếu tố hình thức hợp đồng kinh doanh
và ảnh hưởng của nó đến hiệu lực của hợp đồng sẽ rất quan trọng trong các hoạt động kinh doanh
c Tính chất của hình thức hợp đồng kinh doanh
Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới hình thứcnhất định của các chủ thể hợp đồng Thông qua cách thức biểu hiện này, người ta
có thể biết được nội dung của giao dịch kinh doanh đã xác lập Hình thức của hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng, bởi đó là chứng cứ xác nhận cácquan hệ kinh doanh đã và đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm khi
có vi phạm xảy ra Hình thức của hợp đồng có thể là lời nói, văn bản hoặc các hành
vi cụ thể Trong trường hợp pháp luật có quy định giao dịch kinh doanh phải được thể hiện bằng hình thức văn bản hoặc phải được công chứng, chứng thực, đăng ký hay xin phép thì các bên phải tuân thủ quy định về hình thức khi ký kết hợp đồng
Có thể nói, hình thức hợp đồng được hiểu là sự thể hiện nội dung của hợp đồng
và những thủ tục mà pháp luật quy định bắt buộc các bên giao kết hợp đồng phải tuân thủ khi ký kết một số loại hợp đồng nhất định
Trang 4Việc đưa ra hình thức bắt buộc đối với một số loại giao dịch là nhằm mục đích lưu ý các bên cần thận trọng hơn khi giao kết kinh doanh và nhằm đảm bảo tính rõ ràng của việc tồn tại các giao dịch kinh doanh, quyền và nghĩa vụ cũng như đặc điểm của quan hệ pháp luật kinh doanh.
d.Quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về hình thức hợp đồng kinh doanh
Một trong các vấn đề mà các chuyên gia về pháp luật kinh doanh quan tâm là hình thức hợp đồng có ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng như thế nào Về vấn
đề này, pháp luật của các nước có những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau
Ở nhiều nước trên thế giới, pháp luật có những điều khoản cụ thể đối với một số hợp đồng, bắt buộc từng loại phải được thể hiện bằng hình thức nhất định, nếu vi phạm quy định này, hợp đồng đã ký kết sẽ không có giá trị pháp lý Vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến pháp luật và trật tự công Vì vậy, chừng nào sự thống nhất của các bên chưa được thể hiện bằng nhữnghình thức nhất định theo đòi hỏi của pháp luật thì chừng đó chưa có hợp đồng Pháp luật một số nước coi sự vi phạm về hình thức là vi phạm lợi ích công cộng nên hợp đồng vô hiệu tuyệt đối Ví dụ, pháp luật của Đức đã đưa ra các đòi hỏi đầutiên là phải tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện về hình thức để nhằm bảo vệ những người không có kinh nghiệm đối mặt với những tình huống bất ngờ, cũng như để hạn chế phương pháp chứng cứ Tuy nhiên, việc pháp luật quy định hợp đồng phải được thiết lập bởi những hình thức nhất định sẽ vô tình tạo nên khoảng cách nhất định giữa sự thỏa thuận mong muốn của các bên với hiệu lực của hợp đồng Hay ở một số nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ (common law), người ta quan niệm hình thức văn bản là bắt buộc đối với các hợp đồng có giá trị Đơn cử Anh và Úc, hợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản khi giá trị của nó lớn hơn 10 bảng Anh.Quy định này xuất phát từ hệ thống luật án lệ coi các văn bản hợp đồng có giá trị bắt buộc và có tính chất như luật đối với các bên và đó chính là căn cứ cơ bản để
cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết tranh chấp Nhờ đó, hợp đồng ở các nước này được soạn thảo rất chặt chẽ
Một số nước theo hệ thống luật lục địa (continental law) như Pháp, Thụy Sỹ thì coi tự do ký kết hợp đồng là nguyên tắc cơ bản Ở các nước này, sự thoả thuận thể hiện ý chí chung của các bên đã là điều kiện đủ để hình thành nên hợp đồng, cho dù chúng được thể hiện dưới bất cứ hình thức nào Nguyên tắc này coi trọng
“chữ tín”, nghĩa là khi đã cam kết điều gì thì các bên phải tự giác thực hiện Thực
tế này đã giúp loại bỏ các trường hợp hợp đồng bị vô hiệu vì có vi phạm về hình thức
Trang 5Có lẽ do không coi hình thức là điều kiện xác định tính hợp pháp của hợp đồng
mà luật của nước Pháp có sự phân biệt giữa giao dịch kinh doanh không có hiệu lực với giao dịch kinh doanh do không tuân thủ theo thủ tục nhất định (mà trên thực tế dù hợp đồng có hiệu lực song lại không thể chứng minh được, hoặc không
đủ chứng cứ để chứng minh trước toà án về sự tồn tại của hợp đồng khi có tranh chấp) Tuy nhiên, sự phân biệt giữa giao dịch kinh doanh không có hiệu lực và giao dịch kinh doanh có hiệu lực nhưng không thể chứng minh được trên thực tế làkhông lớn, bởi nếu giao dịch có hiệu lực nhưng không thể chứng minh được một cách dễ dàng thì rất khó khăn để xác định sự tồn tại của nó, mà chỉ có thể được xácđịnh khi có sự thừa nhận của các chủ công ty mà thôi Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các chủ công ty Pháp thường ký kết hợp đồng bằng vănbản cho dù pháp luật có đòi hỏi hay không
Hệ thống pháp luật của Đức lại hoàn toàn khác Mặc dù, hình thức của giao dịch kinh doanh không có chức năng chứng cứ, nhưng vi phạm điều kiện về hình thức sẽ đưa đến sự vô hiệu của hợp đồng Sự giải thích duy nhất đối với việc trói buộc một chế tài mạnh như vậy là do nhà làm luật quan tâm tới việc bảo vệ các bêntrước những tình huống bất ngờ Do đó, Đức đã đưa vào phần chung của Bộ luật dân sự nguyên tắc: giao dịch pháp luật không được thực hiện bằng hình thức hợp pháp thì sẽ bị vô hiệu hoặc không có giá trị Điều này được lý giải là các đòi hỏi hình thức được dự liệu để nhằm bảo vệ những người không có kinh nghiệm trước
sự bất ngờ, cũng như hạn chế phương pháp chứng cứ Luật dân sự Việt cũng có cách tiếp cận như vậy về hình thức hợp đồng
Đối với các giao dịch thương mại, khuynh hướng của các nước thuộc hệ thống luật châu Âu là hướng tới sự không bắt buộc về hình thức Khuynh hướng này đã được thể hiện rất rõ trong nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế, theo đó không
có sự bắt buộc về hình thức của hợp đồng Ngược lại, ở Mỹ, Bộ luật thương mại đòi hỏi hợp đồng mua bán hàng hoá phải thể hiện bằng văn bản nếu giá cả vượt quá một con số xác định và hướng tới mục đích tất cả các giao dịch đều phải được thể hiện bằng văn bản
Như vậy, không có hệ thống pháp luật nào có thể miễn trừ hoàn toàn các đòi hỏi về hình thức, song việc có thừa nhận hình thức là điều kiện hiệu lực của hợp đồng hay không lại phụ thuộc cách tiếp cận vấn đề của pháp luật từng nước Do vậy, trong giao dịch kinh doanh, trước khi tiến hành ký kết hợp động kinh doanh với các đối tác nước ngoài, bạn cần xem xét và nắm vững các quy định pháp luật
về hợp đồng của nước đó Một lời khuyên đối với các công ty là khi ký kết Hợp đồng kinh doanh quốc tế, công ty nên thoả thuận với đối tác để luật điều chỉnh Hợpđồng là luật của nước mình Có như thế, khi có tranh chấp xảy ra, công ty sẽ đỡ
Trang 6mất thời gian tìm hiểu pháp luật nước ngoài và có thêm lợi thế để giải quyết các vướng mắc phát sinh.
Sau cùng, văn hoá và trình độ kinh doanh của mỗi công ty thể hiện ở việc giao tiếp trong đàm phán và ký kết hợp đồng Đó là mối quan hệ giữa người bán và người mua, là văn hoá trong giao tiếp với khách hàng, với đối tác kinh doanh “Lờichào cao hơn mâm cỗ”, bạn nên thể hiện sự tôn trọng khách hàng và đối tác qua sựchặt chẽ và nghiêm túc của các bản hợp đồng “Xây dựng và chuẩn bị các bản hợp đồng kinh doanh cũng đồng nghĩa với thành công trong các giao dịch kinh doanh
và thiết lập hình ảnh đẹp về công ty trong con mắt đối tác”- một chuyên gia pháp luật của Mỹ đã nhận định như vậy
2 Đặc điểm của hợp đồng kinh doanh quốc tế
- Hợp đồng là môt cam kết giữa các bên có quốc tịch khác nhau trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế Hợp đồng quy định nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong các quan hệ về sản xuất, mua bán trao đổi hợp tác kinh doanh hợp đồng kinh doanh quốc tế là một hợp đòng ngoại, khác với các hợp đồng trong nước
là một hợp đồng nội Các bên tham gia giao kết hợp đồng phải có tư cách pháp nhân theo quy định của luật pháp
- Hợp đồng kinh doanh quốc tế thường chịu sự điều chỉnh cỉa hệ thống pháp luật, cả pháp luật trong nước lẫn pháp luật quốc tế Hợp đồng xuất nhập khẩu phải tuân thủ luật pháp của các bên tham gia và thông lệ quốc tế về thủ tục quy định cholĩnh vực xuất nhập khẩu Hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư đặc biệt là hợp đồng liên doanh phải tuân thủ pháp luật về đầu tư nước ngoài như quy định về vốn góp , chuyển giao công nghệ, các quy định về tài chính tiền tệ, kế toán kiểm toán và phải phù hợp với thông lệ quốc tế về đầu tư như đánh thuế trùng , bảo hộ đầu tư nước ngoài, chuyển lợi nhuận về nước
- Hợp đồng thường được trình bày theo cấu trúc điều khoản Cấu trúc điều khoản của hợp đồng giống với cấu trúc điều khoản của các văn bản pháp luật cấu trúc này tạo điều kiện để các bên tham gia có thể dễ dang thấy được trách nhiệm vàquyền hạn trong từng công việc cụ thể Cấu trúc điều khoản cho phép trình bày nhiều vấn đề có nội dung khác nhau trong cùng một văn bản Tuy nhiên hiệu lực pháp lý của hợp đồng thấp hơn so với các văn bản pháp luật, phạm vi áp dụng hẹp hơn, đối tượng áp dụng it hơn và thủ tục phát sinh trách nhiệm pháp lý đơn giản hơn, cụ thể và chi tiêt hơn
Trang 7- Hợp đồng kinh doanh quốc tế có tính chất phức tạp vì nó liên quan đến nhiều
hệ thống luật pháp khác nhau, phong tục tập quán kinh doanh quốc tế, sác thái văn hóa , điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội bối cảnh quốc tế
3 Phân loại hợp đồng kinh doanh quốc tế:
Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, hợp đồng kinh doanh quốc tế gồm:
- Hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư: liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng mua bán lixăng, BOT,BTO, BT
- Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại quốc tế như hợp đồng xuất khẩu,hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng gia công quốc tế
- Hợp đồng trên lĩnh vực dịch vụ như: hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm, vay vốn,
4 Nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế:
- Nguyên tắc bình đẳng tự nguyện: các bên tham gia ký kết phải trên cơ sở nhận thức được những lợi ích thu được từ hoạt động kinh doanh quốc tế việc ký kết hợp đồng không bị ép buộc bởi ý chí của các bên Nguyên tắc này còn cho thấy quyền lợi và nghĩa vụ của từng chủ thể và giữa các chủ thể phải tương ứng với nhau
- Nguyên tắc thỏa thuận song phương: các bên phải dựa trên cơ sở thỏa thuận,đàm phán và nhât trí để ký kết hợp đồng, hai bên phải tìm ra miền lợi ích có thể chấp nhận được của mình , tức là “ đôi bên cùng có lợi”
- Tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế
5 Nội dung của hợp đồng:
- Giải thích các khái niệm, từ ngữ , định nghĩa được sử dụng trong hợp đồng :
lý do để giải thích các khái niệm là do các bên có thể có cách hiều khác nhau
Trang 8cho cùng một khái niệm Trong nhiều lĩnh vực kinh doanh có tính chất chuyên ngành, nhiều thuật ngữ thường gây tranh cãi hoặc hiểu nhầm, có thể làm sai lệch nội dung của giao dịch.
- Các nội dung của kinh doanh như lĩnh vực XNK, lĩnh vực đầu tư, chuyển giao công nghệ các lĩnh vực kinh doanh này được cụ thể hóa thành các điều khoản chi tiết như điều khoản giá cả, số lượng , chất lượng, nhãn hiệu, bất khả kháng, tranh chấp bổ sung, tỷ lệ vốn góp, phân chia lợi nhuận, thời hạn hoạt động của dự án
- Phương thức thực hiện hợp đồng: vận chuyển , thực hiện , bảo quản, lắp đặt ,bảo dưỡng
- Các điều kiện bât khả kháng như bão lụt , hạn hán , chiến tranh, khủng hoảng kinh tế chính trị, xã hội
- Khiếu nại hợp đồng và trọng tài xử lý tranh chấp: đảm bảo cho tính pháp lý
và tính quy phạm của hợp đồng cao hơn
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng: quy định thời điểm bắt đầu và kết thúc
về mặt pháp lý, khi nào phát sinh quyền lơi và nghĩa vụ,khi nào thì chấm dứt
- Các vấn đề bổ sung: các vấn đề cần dự kiến phát sinh của hợp đồng trong quá trình thực hiện
6 Phương thức ký kết:
Sau khi đã thống nhất các vấn đề cơ bản ở giai đoạn đàm phán, các bên tiến hành ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế Khi ký kết, các bên cần tuân thủ các nguyên tắc ký kết, đó là bình đẳng, tự nguyện, thỏa thuận song phương, tuân thủ pháp luật và thông lệ quốc tế
- Trong giao dịch kinh doanh quốc tế, các bên có thể áp dụng nhiều phương thức ký kết hợp đồng khác nhau như ký trực tiếp, ký gián tiếp, ký bằng văn bản hoặc qua thư điện tử
+ Ký trực tiếp là việc các bên trực tiếp gặp gỡ, bàn bạc, thương lượng các nội dung (điều khoản) của hợp đồng và cùng nhau ký vào bản hợp đồng
+ Ký gián tiếp là việc các bên ký kết hợp đồng thông qua các phương tiện thông tin như thư từ giao dịch, điện báo, telex, fax, điện tín, email… Trình tự đàm phán và ký kết hợp đồng theo phương thức gián tiếp gồm hai giai đoạn là chào
Trang 9hàng (Offer) và chấp nhận chào hàng (Acceptance): Chào hàng gồm các loại như chào hàng chủ động, chào hàng thụ động, chào hàng tự do (Free offer), chào hàng xác định (Firm offer); Chấp nhận chào hàng (Acceptance) phải đáp ứng các điều kiện do người được chào hàng gửi tới – mang tính vô điều kiện và được gửi trong thời hạn có hiệu lực của chào hàng.
- Tùy từng điều kiện cụ thể, việc ký hợp đồng có thể được tiến hành bằng một trong các hình thức sau: Hai bên ký vào hợp đồng (văn bản thường được soạn thảo theo mẫu chung thống nhất); người mua xác nhận bằng văn bản là người mua đã đồng ý với các điều khoản của thư chào hàng tự do; người bán xác nhận bằng văn bản chấp nhận đơn đặt hàng của người mua, hai bên trao đổi bằng thư xác nhận về việc đã đạt được những điều khoản thỏa thuận trong đơn đặt hàng (trong đó nêu rõ những điều đã được thỏa thuận)
- Thời điểm ký kết hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng bởi thời điểm này quan
hệ hợp đồng giữa các bên tham gia được xác lập và nếu hợp đồng mang tính chất ưng thuận thì sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý ràng buộc các bên với nhau
- Địa điểm ký kết khi các bên ở các nước khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng, bởi đây là tiêu chí xác định luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh
từ hợp đồng Theo điều 18, 23 của Công ước Viên 1980, địa điểm ký kết hợp đồng
là nơi được chấp nhận chào hàng
II Một số hợp đồng kinh doanh quốc tế
1.Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (còn được gọi là hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu) là hợp đồng mua bán hàng hoá có tính chất quốc tế (có yếu tố nước ngoài, có nhân tố nước ngoài) Tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được hiểu không giống nhau tuỳ theo quan điểm của luật pháp từng nước
- Theo Công ước Lahaye năm 1964 về mua bán quốc tế các động sản hữu hình:tính chất quốc tế thể hiện ở các tiêu chí như: các bên giao kết có trụ sở
thương mại ở các nước khác nhau và hàng hoá, đối tượng của hợp đồng, được chuyển qua biên giới một nước, hoặc là việc trao đổi ý chí giao kết hợp đồng giữa các bên được lập ở những nước khác nhau (Điều 1 của Công ước)
Trang 10Nếu các bên giao kết không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú thường xuyên của họ Yếu tố quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
- Theo Công ước Viên năm 1980 của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng Mua bán Quốc tế Hàng hoá (United Nations Convention on Contracts for
International Sales of Goods, Vienna 1980 – CISG, gọi tắt là Công ước Viên năm
1980): tính chất quốc tế được xác định chỉ bởi một tiêu chuẩn duy nhất, đó là các bên giao kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau (điều 1 Côngước Viên năm 1980) Và, giống như Công ước Lahaye năm 1964, Công ước này cũng không quan tâm đến vấn đề quốc tịch của các bên khi xác định tính chất quốc
tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
Khác với Công ước Lahaye năm 1964, Công ước Viên năm 1980 không đưa
ra tiêu chí hàng hoá phải được chuyển qua biên giới của một nước để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
- Theo quan điểm của Pháp: khi xác định yếu tố quốc tế của hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế, người ta căn cứ vào hai tiêu chuẩn kinh tế và pháp lý Theo các tiêu chuẩn kinh tế, một hợp đồng quốc tế là hợp đồng tạo nên sự di chuyển qualại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa hai nước, nói cách khác, hợp đồng
đó thể hiện quyền lợi của thương mại quốc tế Theo tiêu chuẩn pháp lý, một hợp đồng được coi là hợp đồng quốc tế nếu nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia như quốc tịch, nơi cư trú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nguồn vốn thanh toán…
- Theo quan điểm của Việt Nam:
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không đưa ra tiêu chí để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà liệt kê những hoạt động được coi là mua bán hàng hóa quốc tế Điều 27 nêu rõ mua bán quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập
và chuyển khẩu
Sau khi liệt kê như vậy Luật Thương mại năm 2005 đã xác định rõ thế nào là xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập tái xuất; tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu:
“Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Điều 28 Khoản 1).
Trang 11“Nhập khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ
nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” (Điều 28 Khoản 2).
“Tạm nhập, tái xuất hàng hoá là việc hàng hoá được đưa từ lãnh thổ nước
ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam”
(Điều 29 Khoản 1)
“Tạm xuất, tái nhập hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài
hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam” (Điều 29
Khoản 2)
“Chuyển khẩu hàng hoá là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán
sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam” (Điều 30
Như vậy, nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là bất bộng sản thì hợp đồng
đó không phải là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho dù bất động sản được bán cho người nước ngoài Mua bán bất động sản với người nước ngoài phải theo một cơ chế pháp lý riêng
2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cónhững đặc điểm sau đây:
2.1 Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên,
người bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau