Một số giải pháp về huy động vốn đầu tư ở Công ty đầu tư & XNK Đoàn Minh Giang
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức WTO thì cơ hội và thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp ngày càng lớn hơn. Để có thể tồn tại trong một môi trường mà cạnh tranh là một qui luật phổ biến đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tạo cho mình tiềm lực và thế mạnh để tham gia và chiến thắng trong cạnh tranh, tồn tại và tiếp tục phát triển. Để giải quyết những vấn đề đó một trong các nguồn lực đó là vốn. Người ta cần đến vốn ngay từ khi thành lập doanh nghiệp và khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất và phát triển thì vốn là yếu tố quan trọng đầu tiên. Vốn được đầu tư vào quá trình sản xuất để tạo ra lợi nhuận tức là làm tăng giá trị cho chủ sở hưũ doanh nghiệp. Do đó công tác huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của công tác tài chính doanh nghiệp trong bất cứ doanh nghiệp nào. 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Cơ chế kinh tế mới đã có những tác động tích cực. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã tăng nhanh cả số lượng lẫn chất lượng. Song do nền kinh tế nước ta còn khó khăn, khả năng tích luỹ từ nội bộ còn thấp, trừ một số doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là có qui mô lớn, còn lại các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ chiếm phần lớn trong hệ thống các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt nam. Do qui mô nhỏ và các khó khăn của nền kinh tế cho nên các doanh nghiệp ở nước ta thường xuyên bị thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi đó đã xảy ra một nghịch lý là vốn ứ đọng ở các Ngân hàng thương mại tới hàng ngàn tỉ đồng. Rõ ràng doanh nghiệp thiếu vốn không phải do Ngân hàng thiếu vốn mà là do doanh nghiệp chưa có các giải pháp khai thác các nguồn và huy động vốn một cách hợp lý. Do đó, việc tìm ra các giải pháp huy động vốn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng đã trở nên cấp thiết ! 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trong điều kiện nước ta, với một thị trường tài chính chưa hoàn thiện, cơ chế chính sách chưa đồng bộ, công tác quản lý vốn trong các doanh nghiệp chưa được thực hiện đầy đủ… làm hạn chế khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp, trong đó có công ty đầu tư & XNK Đoàn Minh Giang Công ty đầu tư & XNK Đoàn Minh Giang là doanh nghiệp đang trên đà vươn lên và phát triển theo nhịp độ của cơ chế thị trường. Công ty đã tạo cho mình một nguồn vốn ổn định, công tác huy động vốn thuận lợi, an toàn, tài trợ kịp thời cho các nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh sự thành công đó cũng tồn tại những khó khăn đòi hỏi công ty phải tìm cách khắc phục hướng tới những mục tiêu cao hơn trong giai đoạn tới, đặc biệt khi Nhà nước đang tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty nói riêng thực hiện tốt công tác huy động vốn của mình. 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Xuất phát từ cơ sở đó, em đã chọn đề tài " Một số giải pháp về huy động vốn đầu tư ở Công ty đầu tư & XNK Đoàn Minh Giang " làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Việc tìm ra giải pháp về vốn cho doanh nghiệp là một vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp và phải tiến hành thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do khả năng và thời gian có hạn, em không có tham vọng nghiên cứu sâu vào tất cả các vấn đề của công tác huy động vốn, mà chỉ tập trung vào những khó khăn đang đặt ra cho công ty và một số giải pháp để khắc phục những khó khăn đó, nhằm tăng cường huy động vốn đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, và do trình độ hạn chế nên em không thể tránh khỏi những vướng mắc, khiếm khuyết. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Văn Hùng và các cán bộ công ty đầu tư & XNK Đoàn Minh Giang đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ Ở CÔNG TY ĐẦU TƯ & XUẤT NHẬP KHẨU ĐOÀN MINH GIANG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐOÀN MINH GIANG 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. -Công ty được thành lập vào tháng 5/2001 có trụ sở chính đặt tại tầng 3 nhà B3A – khu đô thị nam trung yên – trung hoà - cầu giấy – hà nội + Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Nguyễn Bá Tiến – Giám Đốc công ty. - Hình thức góp vốn: công ty được hình thành từ cổ phần của các cổ đông sáng lập. - Danh sách các cổ đông sáng lập nên công ty: 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bảng 1: Danh sách cổ đông sáng lập ST T Họ Và Tên Điện Thoại Địa Chỉ Số Tiền Góp vốn (đ) 1 Nguyễn Bá Tiến 098307206 8 049580244 Đông Anh Hà Nội 750.000.000 2 Ngô Đình Lợi 090343975 9 048826220 Đông Anh Hà Nội 300.000.000 3 Hoàng Thị Nguyệt 091593283 9 042108496 Thanh Xuân Hà Nội 225.000.000 4 Nguyễn Thị Hoan 091516149 0 042108570 Từ Liêm Hà Nội 75.000.000 5 Trần Quang Mên 098492435 1 042187686 Phường Bén Gót-Tp Việt Trì 300.000.000 6 Trần Quang Thái 098415418 8 Đông Anh Hà Nội 75.000.000 7 Lê Thị Thuỷ 097781125 9 Đông Anh Hà Nội 75.000.000 Nguồn: tư liệu phòng hành chính tổng hợp - Vốn điều lệ ban đầu : 1,8 tỷ đồng. - Số tài khoản: 421101001269 tại Ngân Hàng Nông Nghiệp – Chi nhánh Đông Anh 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2. Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty được thành lập với các thành viên cùng với chức vụ như sau: _ Giám đốc: Nguyễn Bá Tiến. _ P. Giám đốc: Ngô Đình Lợi Hoàng Thị Nguyệt. _ Kế toán: Đào Ngọc Hà; Lê Thị Thuỷ. _ Trưởng phòng hành chính: Nguyễn Thị Hoan _ Trưởng phòng kinh doanh: Nguyễn Bá Luân. _ Trưởng ban dự án: Trần Quang Mên. Trong đó giám đốc đồng thời là chủ tịch HĐQT. Công ty hoạt động trên hình thức công ty cổ phần và hoạt động chủ yếu là tư vấn dự án và trực tiếp đầu tư. 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 8 Hội đồng quản trị Giám đốc P. Giám đốc kinh doanh P. Giám đốc nhân sự Phòng hành chính tổng hợp Phòng kế toán Phòng kinh doanh Ban dự án Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty 2.21.Hội đồng quản trị a, Chức năng: Hội đồng quản trị trực tiếp quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền hợp pháp của công ty. b, Nhiệm vụ: - Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty. - Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư. - Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với giám đốc. - Giám sát, chỉ đạo giám đốc và người quản ký khác trong điều hành việc kinh doanh hằng ngày của công ty. - Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết điịnh thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác. - Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty 2.2.2. Ban giám đốc a, Chức năng: Trong công ty ban giám đốc là một số người trong hội đồng quản trị, có chức năng quản lý điều hành trực tiếp công việc kinh doanh hằng ngày cảu công ty. 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp b, Nhiệm vụ: + Giám đốc: Đồng thời là chủ tịch HĐQT, là đại diện pháp lý của công ty, có nhiệm vụ điều hành tất cả các hoạt động trong công ty và là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty. + Phó giám đốc: Hỗ trợ và giúp giám đốc trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Thực hiện những nhiệm vụ mà giám đốc giao phó 2.2.3. Phòng hành chính tổng hợp a, Chức năng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và công ty. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tai công ty, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toan chi nhánh. b, Nhiệm vụ: - Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của công ty. - Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh - Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên công ty - Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty 11 [...]... trưởng mạnh mẽ - Ngành nghề kinh doanh được bổ sung Ban đầu công ty chỉ kinh doanh ở lĩnh vực tư vấn dự án và tư vấn việc làm trong và ngoài nước là chủ yếu, cho đến nay công ty đã mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh như: Tư vấn đầu tư và trực tiếp đầu tư tài chính, tư vấn bất động sản, cung cấp các dịch vụ du lịch, trực tiếp đầu tư trồng rừng… Về tư vấn dự án và đầu tư tài chính, các dự án mà công. .. dự án mà công ty tư vấn đầu tư ngày càng nhiều, các dự án này tăng lên cả về tổng vốn đầu tư và thời gian.Tuy nhiên các dự án mà công ty thu hút chủ yếu là các dự án của công ty tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần mà vẫn chưa thu hút được các dự án đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước Về lĩnh vực tư vấn mua bán bất động sản – thủ tục cấp tách sổ đỏ đây cũng là một trong những hoạt động đang diễn... diễn ra sôi nổi trong công ty. Tại công ty thông thường khách hàng đến nhờ công ty tư vấn mua bất động sản cũng đồng thời nhờ công ty tư vấn luôn cấp tách sổ đỏ .Về vấn đề cung ứng lao động và du học nước ngoài trong các năm qua thị trường này liên tục được mỏ rộng bởi công ty có hệ thống cộng tác viên rông rãi và hoạt động khá mạnh.Ngoài các hoạt 21 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp động trên thì buôn bán... tiện cho việc giao dịch, kinh doanh của công ty Công ty có đoàn xe gồm: - 2 xe ô tô 4 chỗ ngồi - 1 xe ô tô 7 chỗ ngồi - 1 xe ô tô 12 chỗ ngồi - Từ khi ra đời tới nay công ty trải qua nhiều biến động Công ty phát triển từ một công ty nhỏ chỉ có hơn 10 người nay đã phát triển lên tới 50 người (kể cả cộng tác viên), dự kiến tư ng lai công ty sẽ trở thành một tập đoàn lớn 23 ... nhưng đều có những mối quan hệ công viếc mật thiết giúp cho công ty hoạt động được hiệu quả và khoa học 3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh 3.1: Hình thức kinh doanh Công ty đầu tư và xuất nhập khẩu Đoàn Minh Giang ra đời với các ngành nghề kinh doanh chính sau: + Tư vấn Dự án và đầu tư tài chính + Tư vấn mua bán Bất động sản - Thủ tục cấp tách sổ đỏ + Buôn bán nông lâm sản máy, công nghiệp điện tử + Du lịch... tăng lên cả về số lượng và quy mô của hợp đồng Từ lúc thành lập công ty phải đi tìm kiếm khách hàng cho mình, đến nay khách hàng đã tìm đến công ty là rất nhiều Từ chỗ phụ thuộc và các mối quen biết là chủ yếu đến đã tự kinh doanh độc lập - Quan hệ của nhân viên công ty và của công ty với khách hàng thể hiện một cách chuyên nghiệp hơn - Cơ sở vật chất được cải thiện đáng kể: Công ty có trụ sở chính đặt... lợi nhất đồng thời phải khai báo với sở kế hoạch đầu tư 19 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hà Nội để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải đăng báo để thông báo 3.2 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty * Những kết quả đã đạt được: Công ty từ lúc thành lập đến nay có nhiều biến động, có sự thay đổi về nhân sự, cơ cấu, vốn, nguồn vốn - Công ty từ lúc mới thành lập gặp rất nhiều... xe du lịch + Tư vấn cung ứng lao động & du học nước ngoài - Hình thức hoạt động: + Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành các hoạt động kinh doanh theo quy định của giấy chứng nhận dăng kí kinh doanh và điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được mục tiêu của công ty + Công ty có thể thay đổi hình thức và mục tiêu chức năng kinh doanh, vốn điều lệ... được quyết định sơ bộ về đầu tư b, Nhiệm vụ: - Tìm kiếm và tiếp nhận các dự án và tư vấn cách thức làm dự án - Thực hiện công tác khảo sát nắm bắt số liệu phục vụ công tác lập dự án - Nghiên cứu thị trường, cũng như tìm hiểu thực tế cần có trong dự án tiếp nhận 17 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Viết dự án - Tư vấn giúp các đối tác vay vốn - Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho công tác lập dự án... lâm sản, máy móc công nghiệp, du lịc nội địa trong năm 2005 cũng được công ty triển khai - Số lượng nhân viên tăng hơn gấp đôi, đồng thời lương tăng gấp 1,5 lần Ban đầu thành lập công ty chỉ có 20 nhân viên, sau 6 năm hoạt động đến nay số lượng đã tăng lên 52 người Mức lương trung bình tăng từ 1,5 triệu đồng/tháng/người ban đầu lên 2 triệu đồng/tháng/người hiện nay - Trình độ của cán bộ công nhân viên