Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
Lớp Kinh tế đầu tư 48B Nhóm 13 Chương I:Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình. I./ Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình: 1. Định nghĩa, phân loại và ý nghĩa: 1.1. Định nghĩa chung về tài sản doanh nghiệp: Tài sản: Là một khái niệm pháp lý bao gồm tất cả các quyền, quyền lợi, lợi nhuận có liên quan đến quyền sỏ hữu, bao gồm: quyền sở hữu cá nhân, nghĩa là chủ sở hữu được hưởng những quyền lợi, lợi ích nhất định khi làm chủ sở hữu tài sản đó. (Theo uỷ ban thẩm định giá quốc tế- IVSC) Doanh nghiệp: Là một tổ chức được lập ra để tiến hành hoạt động kinh doanh. Tài sản là yếu tố giữ vai trò quyết đinh trong doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động trong đầu tư như: sản xuất, mua bán hay dịch vụ nhằm mục đích sinh lời… Tài sản doanh nghiệp: Là toàn bộ tiềm lực kinh tế của đơn vị, biểu thị cho những lợi ích mà doanh nghiệp thu được trong tương lai hoặc những tiềm năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tài sản của doanh nghiệp chính là toàn bộ những tài sản hữu hình và vô hình gắn với lợi ích của doanh nghiệp, quyết định việc mang lại giá trị cho doanh nghiệp trong tương lai và thoả mãn các điều kiện sau: - Thuộc quyền kiểm soát lâu dài của đơn vị - Có giá trị thực sự đối với doanh nghiệp - Có giá trị xác định 1.2. Phân loại tài sản doanh nghiệp: 1.2.1. Tài sản hữu hình: (TSHH) a) Khái niệm: TSHH là những tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, xí nghiệp… mang thuộc tính vật chất. Ví dụ như: nhà xưởng, máy móc, dụng cụ, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hay những tài sản trong xây dựng và phát triển, có khả năng mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sản phẩm được sản xuất ra. b) Phân loại: Tài sản hữu hình được phân làm 2 loại: Tài sản cố định hữu hình và tài sản lưu động hữu hình 1 Lớp Kinh tế đầu tư 48B Nhóm 13 Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu sản xuất chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản hữu hình, có giá trị lớn và sử dụng lâu dài (lớn hơn mức quy định). Trong quá trình sản xuất kinh doanh hình thái vật chất của tài sản cố định hầu như không thay đổi, còn giá trị giảm dần trong suốt thời gian tồn tại. Tài sản cố định hữu hình có các thuộc tính: - Có hình thái vật chất cụ thể, có thể lượng hoá và xác định được giá trị. - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó vào trong các hoạt động của doanh nghiệp. - Nguyên giá tài sản được xác định một cách đáng tin cậy. - Tài sản có thời gian sử dụng lâu dài (trên một năm) hoặc có giá trị lớn (từ trên mười triệu đồng). Theo hình thái hiện vật, tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân được chia làm các loại sau đây: - Nhà cửa và vật kiến trúc - Máy móc thiết bị - Phương tiện vận tải - Thiết bị và dụng cụ quản lý - Cây lâu năm, súc vật làm việc và súc vật cho sản phẩm - Tài sản cố định phúc lợi - Tài sản cố định khác Tài sản lưu động hữu hình: Là tài sản không nằm trong chu kỳ sử dụng lâu dài của doanh nghiệp và có hình thái vật chất, mang thuộc tính vật chất. Ví dụ như: hàng trong kho, các loại nguyện vật liệu mua về để tích trữ, các sản phẩm gửi bán… c) Ý nghĩa: Tài sản hữu hình có ý nghĩa quyết định đối với nhà máy, xí nghiệp. Nó vừa là nơi sản xuất, vừa là yếu tố tạo nên sản phẩm. Chính vì vậy, tài sản hữu hình là cơ sở để quyết định chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm và số lượng sản phẩm. Nếu ta liên hệ nhà máy với một con người thì tài sản hữu hình chính là phần xác thịt, nội tạng của con người và đồ ăn thức uống nuôi sống con người hàng ngày (khung của người ứng với máy móc, nguyên liệu ứng với lương thực thực phẩm hàng ngày…) 2 Lớp Kinh tế đầu tư 48B Nhóm 13 Nếu không có tài sản hữu hình thì quá trình sản xuất không thể tồn tại. Muốn có hàng hoá con người cần phải sản xuất. Để sản xuất, chúng ta cần có công cụ, địa điểm và các yếu tố cần thiết khác. Nói tóm lại tài sản hữu hình chính là điều kiện để con người tạo ra sản phẩm. Chính tài sản hữu hình là nền tảng, nguồn gốc tạo ra tài sản vô hình. Mọi giá trị vô hình đều được tạo nên từ giá trị hữu hình của sản phẩm và đây cũng chính là sản phẩm của quá trình sản xuất phát triển tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Như vậy, ta có thể nói tài sản hữu hình đã gián tiếp tạo ra tài sản vô hình, giá trị vô hình. Trên thực tế, có nhiều công ty chỉ chuyên bán thương hiệu của mình cho các hãng khác. Đặc biệt trong lĩnh vực thời trang, những hãng nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn thế giới (Le’vis, D&G…). Có thể không cần trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, nhưng để có được sản phẩm các công ty đó cũng phải có cơ sở sản xuất và cũng cần tới tài sản hữu hình, về bản chất ta thấy nếu quy trụ sở chính của công ty với các cơ sở sản xuất mà nó bán thương hiệu chỉ là một công ty lớn và nhiệm vụ được phân công cho từng bộ phận thì sẽ thấy được thực ra mối quan hệ giữa chúng hoàn toàn là gắn kết. 1.2.2. Tài sản vô hình: a) Khái niệm: Tài sản vô hình là những tài sản tự biểu lộ, thể hiện thông qua những đặc điểm kinh tế của chúng. Những tài sản này không có hình thái vật chất nhưng có thể tạo ra được những lợi thế và quyền hạn để mang lại giá trị kinh tế cho người sở hữu nó. b) Đặc điểm: Tài sản vô hình là những tài sản không mang hình thái cụ thể, chúng ta không thể cầm nắm được. Nó không thể nhìn thấy được, cảm nhận được bằng mùi vị, màu sắc nhưng chúng ta có thể cảm nhận nó bằng trực giác của mình. Mó mang lại những giá trị khác với giá trị sử dụng thông thường. Dường như giá trị của nó gắn cùng với những yếu tố thuộc về tâm lý, vì vậy giá trị của nó cũng do yếu tố tâm lý chi phối phần nào. Như vậy, vai trò giá trị của tài sản vô hình của một sản phẩm, hay suy rộng ra là giá trị vô hình của một nhà máy, xí nghiệp phụ thuộc vào đời sống của người dân, thời điểm và ảnh hưởng của phần tài sản vô hình tác động đến bạn trong thời điểm đó và vị thế của bạn trong xã hội. Giá trị của tài sản vô hình có liên hệ mật thiết với tính mới của dòng sản phẩm mà công ty sản xuất. Một dòng máy tính mới ra đời và có một tính năng ưu việt về công nghệ vượt xa những sản phẩm trước đó sẽ có giá 3 Lớp Kinh tế đầu tư 48B Nhóm 13 trị vô hình lớn, mang lại giá trị về thương hiệu, uy tín, vị thế lớn cho hãng sản xuất ra nó. Nhưng khi những hãng đối thủ cũng áp dụng công nghệ mới này thì nó lại phải giảm giá nhanh chóng để cạnh tranh, tránh mất thị phần về tay đối thủ. c) Phân loại: Theo Uỷ ban Thẩm định giá quốc tế, tài sản vô hình được phân loại như sau: - Các quyền: Mọi doanh nghiệp đều có quyền của mình, những quyền này có thể tồn tại theo những điều kiện của một hợp đồng dưới hình thức văn bản hay không bằng văn bản. Giá trị của quyền phụ thuộc vào những lợi ích tài chính mà quyền đó mang lại cho doanh nghiệp. - Mối quan hệ giữa các bên: Mọi doanh nghiệp đều phải thiết lập mối quan hệ với các đơn vị,các chủ thể và các cá nhân bên ngoài khác. Mối quan hệ này có thể không thể hiện thành hợp đồng nhưng nó rất quan trọng đối với doanh nghiệp. - Các tài sản vô hình lập thành nhóm: Là giá trị vô hình thặng dư còn lại sau khi tất cả tài sản vô hình có thể nhận biết được đã được đánh giá và trừ khỏi tổng tài sản vô hình, thường được gọi là uy tín. Đặc biệt là đối với những công ty đang làm ăn tốt và có lợi thế kinh doanh. - Tài sản sở hữu trí tuệ: Là những tài sản vô hình không nằm ở dạng vất chất nhưng chúng có giá trị vì chúng có khả năng sinh ra dòng lợi nhuận trong tương lai. Tài sản sở hữu trí tuệ là loại đặc biệt của tài sản vô hình, nó thường được luật pháp bảo vệ khổi những sự sử dụng trái thẩm quyền của những người khác. Ví dụ như: nhãn hiêu, bản quyền, bằng sáng chế… 2. Đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình: 2.1. Đầu tư vào tài sản hữu hình: 2.1.1. Khái niệm: Đầu tư (đầu tư phát triển) là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra những năng lực sản xuất tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. Như vậy, đầu tư vào tài sản hữu hình chính là hoạt động đầu tư vào phần giá trị hữu hình của nhà máy, xí nghiệp nhằm mục đích nâng cao năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí… 4 Lớp Kinh tế đầu tư 48B Nhóm 13 2.1.2. Phân loại: Chia làm 2 loại: Đầu tư theo chiều rộng: là việc sử dụng vốn để mở rộng về quy mô hoạt động của nhà máy. Ví dụ như mở thêm cơ sở sản xuất mới, mở rộng về quy mô nhà xưởng, số lượng máy móc mà không làm tăng về năng suất ngược lại còn có thể làm giảm năng suất lao động. Người ta gọi đây là đầu tư cơ bản. Đầu tư theo chiều sâu: Là hoạt động bỏ vốn vào để tác động trực tiếp đến máy móc, công nghệ, kĩ năng kĩ thuật để làm tăng năng suất của mỗi công nhân tham gia trong quá trình sản xuất. Hay còn gọi là sử dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. a) Đầu tư cơ bản: Đầu tư cơ bản: là các hoạt động xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại và khôi phục tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân. Vốn đầu tư cơ bản: là số tiền tiết kiệm được sử dụng cho đầu tư tài sản cố định, là chi phí cần thiết để tái sản xuất các hoạt động trên. Quy mô vốn đầu tư cơ bản là yếu tố quyết định sự tăng thêm của tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, không phải lúc nào mức tăng tài sản cố định cũng tăng tỷ lệ thuận với mức tăng vốn đầu tư cơ bản bởi vì mức tăng tài sản cố định còn phụ thuộc vào mức độ hoàn thành vốn đầu tư cơ bản. Vốn đầu tư cơ bản được tính theo đơn vị giá trị: K = pf f : yếu tố của xây lắp và sửa chữa lớn, hiện đại hoá chưa hoàn thành p : giá các yếu tố đó. Để xác định hiệu quả kinh tế vốn đầu tư cơ bản, ta thông qua chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư cơ bản ( H k ) H K = K GDP ∆ H K = K VA ∆ H K = K LN ∆ Trong đó: GDP - Tổng sản phẩm trong nước VA - Giá trị tăng thêm LN – Tăng lợi nhuận K - Vốn đầu tư cơ bản 5 Lớp Kinh tế đầu tư 48B Nhóm 13 Tuỳ theo mức độ chính xác, cần phân biệt các chỉ tiêu hiệu suất vốn đầu tư cơ bản khác nhau, có liên hệ với nhau: H K = K GDP ∆ = MR SX K GDP ∆ × SX SX K K MR × K K SX = H KSXMR × d KSX × d SX Trong đó: K MR SX : Vốn đầu tư cơ bản để tái sản xuất mở rộng TSCĐ có tính chất sản xuất K SX : Vốn đầu tư cơ bản để tái sản xuất TSCĐ có tính chất sản xuất. H KSXMR : Hiệu suất vốn đầu tư cơ bản để tái sản xuất mở rộng TSCĐ có tính chất sản xuất. d KSX : Tỷ trọng vốn đầu tư cơ bản để tái sản xuất mở rộng TSCĐ có tính chất sản xuất trong vốn đầu tư cơ bản để tái sản xuất TSCĐ có tính chất sản xuất. d SX : Tỷ trọng vốn đầu tư cơ bản để tái sản xuất TSCĐ có tính chất sản xuất trong toàn bộ vốn đầu tư cơ bản. Quy mô vốn đầu tư cơ bản thường xuyên biến động qua các thời điểm và thời kỳ nghiên cứu. Để nghiên cứu nó, ta thường sử dụng Bàn cân đối vốn đầu tư cơ bản và Chỉ số: Bảng cân đối vốn đầu tư cơ bản Đơn vị tính: …. Chỉ tiêu Đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Cuối kỳ XD dở dang SCL, HĐH chưa hoàn thành Tổng số Đầu tư cho xây lắp Đầu tư cho SCL, HĐ H Tổng số TSCĐ mới đưa vào hoạt động SCL, HĐH hoàn thành Tổng số XD dở dang SCL, HĐH chưa hoàn thành Tổng số A 1 2 3=2+ 1 4 5 6=4+5 7 8 9=7+ 8 10 11 12= 10+ 11 6 Lớp Kinh tế đầu tư 48B Nhóm 13 b) Tiến bộ kỹ thuật: Tiến bộ kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển sản xuất, tăng GO và GDP. Nội dung tiến bộ kỹ thuật bao gồm: - Điện khí hoá - Cơ khí hóa - Hoá học hoá - Điện tử tin học - Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quy trình công nghệ, hợp lý hoá quá trình sản xuất. Các chỉ tiêu thống kê quá trình cơ khí hoá, tự động hoá: * Hệ số cơ khí hoá hoặc tự động hoá công tác ( H CTHCT ) H CTHCT = KL công tác hay sp hình thành do áp dụng CKH, TĐH Toàn bộ KL công tác hay SP đã hoàn thành * Hệ số cơ khí hoá hoặc tự động hoá lao động ( H DCTHL ) H CTHLD = SL LĐ làm các công việc bằng CKH và TĐH Toàn bộ số lượng LĐ Các chỉ tiêu thống kê trình độ hoá học hoá: Tỷ trọng SP hoá chất = GTSX CN hoá chất trong CN chế biến GTSX CN chế biến Tỷ trọng SP hoá chất = GTSP hoá chất được SD trong từng ngành được SD trong từng ngành CPTG từng ngành Tỷ trọng GTSX CN hoá chất = GTSX hoá chất trong tổng GTSX Tổng GTSX Tỷ trọng GTTT = GT TT CN hoá chất (VA) CN hoá chất Tổng SP quốc nội (GDP) trong TSP quốc nội 7 Lớp Kinh tế đầu tư 48B Nhóm 13 Hiện nay, xu thế phát triển của xã hội là đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu để nâng cao năng suất lao động, lấy máy móc để thay thế dần lao động của con người. Đặc biệt là ở các nước phát triển, giá cả của lao động ở mức rất cao, nếu họ không có chiến lược hợp lý thì sẽ rất khó canh tranh trên thị trường thế giới, đặc biệt là những quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ là những quốc gia chiếm ưu thế về nhân công giá rẻ. Một khái niệm không thể không nhắc tới khi đề cập đến vấn đề này đó là Hao mòn và khấu hao tài sản cố định. Trong quá trình sử dụng lâu dài, TSCĐ bị hao mòn, giảm dần giá trị và cuối cùng phải thanh lý. Đối với tài sản cố định dùng cho sản xuất, giá trị được chuyển dần dần vào giá trị của sản phẩm mà TSCĐ tham gia sản xuất ra theo mức độ hao mòn. Sau khi tiêu thụ sản phẩm thì phần chuyển dịch của tài sản cố định vào giá trị của sản phẩm được thu hồi lại dưới dạng trích khấu hao. Tổng mức khấu hao tài sản cố định (M) M = (G )(kpbd – G lb ) + (G scl + G hdh ) = M CB + M SH G )(kpbd - giá trị ban đầu hoặc khôi phục hoàn toàn của TSCĐ G lb - giá trị loại bỏ G scl - Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dự kiến trong suốt thời gian hoạt động của TSCĐ G hdh - Chi phí hiện đại hoá TSCĐ trong suốt thời gian hoạt động của TSCĐ M CB - Tổng mức khấu hao cơ bản M SH - Tổng mức khấu hao sửa chữa lớn và hiện đại hoá 2.2. Đầu tư vào tài sản vô hình: a) Khái niệm: Đầu tư vào tài sản vô hình là hành động bỏ vốn để nâng cao năng lực, giá trị vai trò của tài sản vô hình đối với công ty như thương hiệu, các mối quan hệ, những công nghệ, bí quyết mới bằng cách quảng cáo, mở rộng phạm vi ảnh hưởng, mua lại bản quyền hay tự nghiên cứu, sáng chế. b) Phân loại: Các hình thức đầu tư vào tài sản vô hình: 8 Lớp Kinh tế đầu tư 48B Nhóm 13 Đầu tư hướng nội: Đầu tư vào phần mềm,bí quyết, công nghệ, bản quyền để trực tiếp làm tăng năng suất lao động của công nhân, hiệu suất của máy móc. Khi đầu tư theo hướng phát triển các yếu tố như phần mềm, bí quyết, công nghệ…công ty đã chủ động làm tăng năng suất cũng như hiệu suất của công ty. Và lợi ích thu được từ việc đầu tư theo hướng nâng cao nội lực này không chỉ dừng lại ở các việc trực tiếp đẩy mạnh quá trình sản xuất tài sản hữu hình mà còn gián tiếp tăng lên về mặt tài sản vô hình. Đầu tư hướng ngoại: là hoạt động đầu tư tập trung vào những yếu tố bên ngoài công ty như thương hiệu, uy tín, các mối quan hệ kinh doanh trên thị trường. Nó không trực tiếp quyết định đến việc công ty sản xuất được số lượng bao nhiêu sản phẩm, chất lượng và năng suất như thế nào nhưng nó lại quyết định đến việc công ty sẽ tiêu thụ được bao nhiêu sản phẩm, giá thành cao hay thấp. Như vậy, mặc dù đầu tư hướng ngoại không trực tiếp tác động vào các yếu tố sản xuất nhưng lại làm tăng doanh thu và lợi nhuận do hoạt động này, trực tiếp làm tăng lượng hàng hoá được tiêu thụ. Trong nền kinh tế trọng cầu thì việc công ty tiêu thụ được bao nhiêu sản phẩm có ảnh hưởng mang tính quyết định hơn cả việc công ty đó sản xuất được bao nhiêu sản phẩm. Vì với công nghệ sản xuất tiên tiến như ngày nay, một công ty có lượng hàng lớn thì họ hoàn toàn chủ động vay vốn để mở rộng sản xuất cũng như tăng năng suất lao động. 3. Lợi nhuận và đặc điểm chung khi đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình. 3.1. Lợi nhuận khi đầu tư vào tài sản hữu hình: 3.1.1. Cơ sở tạo ra lợi nhuận khi đầu tư vào tài sản hữu hình: Khi công ty đầu tư vào tài sản hữu hình, năng suất lao động bình quân sẽ tăng. Mà lợi nhuận của một công ty phụ thuộc vào hiệu số giữa doanh thu và chi phí ( п = TR – TC) nên khi doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoặc chi phí giảm dần làm cho lợi nhuận tăng lên. Doanh thu cận biên MR là mức thay đổi của tổng doanh thu do tiêu thụ thêm một đơn vị sản phẩm: MR = Q TR ∆ ∆ . Những nhân tố tác động đến lợi nhuận : quy mô sx hàng hoá, dịch vụ, quan hệ cung cầu hàng hoá; Giá và chất lượng của các đầu vào và phương pháp kết hợp các đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh; giá bán hàng hoá dịch vụ và những hoạt động nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ và thu hồi vốn… Trong trường hợp đầu tư vào tài sản hữu hình theo chiều rộng, tổng doanh thu sẽ tăng lên vì số lượng sản phẩm tăng, nhưng chi phí biên sẽ tăng lên nên chi phí khi sản xuất ra thêm một đơn vị sản phẩm sẽ tăng thêm, đến lúc lợi nhuận cận biên = 0 thì nhà đầu tư không thể mở rộng sản xuất để tăng lợi nhuận. 9 Lớp Kinh tế đầu tư 48B Nhóm 13 Trong trường hợp đầu tư vào tài sản hữu hình theo chiều sâu, quy luật năng suất cận biên giảm dần cũng tác động đến quá trình này. Để tăng thêm cùng một công suất, chi phí mà công ty phải bỏ ra ngày càng tăng, trừ khi có những đột phá mới về công nghệ (đây lại là kết quả của đầu tư vào tài sản vô hình). Mối quan hệ giữa năng suất bình quân và năng suất cận biên Lợi nhuận khi đầu tư vào tài sản hữu hình rất dễ tính toán, nắm bắt. Đây là lợi thế để những nhà chiến lược của công ty lập phương án phát triển, sách lược cho công ty trong tương lai. Tuy nhiên khi đầu tư vào khía cạnh này, công ty lại phải đối mặt với những khó khăn khách quan, không thể thoát ra được nếu nhà máy chỉ đứng bằng một chân là đầu tư vào tài sản hữu hình. Từ phía tổng cung công ty gặp phải những trở ngại lớn khi đầu tư tìm kiếm lợi nhuận. Quy luật năng suất cận biên giảm dần là một lực cản khách quan mà công ty không thể tránh khỏi khi đầu tư vào tài sản hữu hình. Nó làm cho hiệu quả trên mỗi đồng vốn giảm dần trong quá trình đầu tư phát triển. Lịch sử phát triển của Chủ nghĩa tư bản đi cùng với quá trình phát triển, sáng tạo về cơ sở sản xuất ra sản phẩm. Cùng với thời gian, những đợt sóng đầu tư đã lan rộng ra trên toàn thế giới. Thời gian đã san phẳng lợi nhuận, những mảnh đất màu mỡ và những chiếc bánh ngọt thị trường đã được chia hết. Con đường mở rộng sản xuất cả về quy mô lãnh thổ lẫn lĩnh vực đầu tư đều đã tiến dần đến điểm bão hoà: khi khoa học, công nghệ chưa đủ phát triển để cho ra đời những ngành sản xuất mới, các công ty 10 [...]... rời hai yếu tố: tài sản hữu hình và tài sản vô hình- phần “con” và phần “người” Chúng là hai mặt của một thể thống nhất không thể tách rời II Mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình: 1 Đầu tư vào tài sản hữu hình – Cơ sở, tiền đề để phát triển tài sản vô hình: 1.1 Tài sản hữu hình là nền móng, nguồn gốc tạo ra tài sản vô hình: Quá trình đầu tư vào tài sản hữu hình luôn đi kèm... sẽ rơi vào điểm dừng và khó có thể đi lên được Hay một đất nước chỉ tập trung vào đầu tư phát triển tài sản vô hình thì cũng sẽ gặp phải những khó khăn nhất định và lệ thuộc tư ng đối vào những nền kinh tế khác 3 Những nhân tố thúc đẩy và kìm hãm mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình: 3.1 Những nhân tố thúc đẩy mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình. .. vào cách thức xác định sản phẩm trên thị trường mà doanh nghiệp xác định chiến lược đầu tư phù hợp giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp Qua tìm hiểu về mối liên hệ giữa đầu tư vào tài sản vô hình và đầu tư vào tài sản hữu hình của mỗi doanh nghiệp ta thấy có một nét tư ng đồng giữa doanh nghiệp với cá nhân mỗi con người Mối liên hệ giữa tài sản hữu hình, tài sản về chất xám và. .. quan trọng của các tài sản vô hình nhiều nước đã nhanh chóng tập trung mọi nỗ lực đầu tư cho loại tài sản mới này Năm 1992, ở Hà Lan đầu tư vào tài sản vô hình chiếm 35% tổng vốn đầu tư, còn tại Mĩ vốn đầu tư cho tài sản vô hình lớn hơn đầu tư vào tài sản hữu hình Ở Thuỵ Điển, nguồn đầu tư cho tài sản vô hình chiếm 20% GDP Năm 2003, ở Nhật Bản, tài sản vô hình chiếm 45,2% giá trị doanh nghiệp Tài sản. .. việc thiết lập một cơ cấu đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình một cách hợp lý 15 Lớp Kinh tế đầu tư 48B Nhóm 13 3.2 Những nhân tố kìm hãm mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình: Những nhân tố làm giảm mức sống sẽ làm cho nhu cầu về những hàng hoá thiết yếu và thông thường tăng, hàng hoá xa xỉ giảm Điều này làm cho giá trị phần tài sản vô hình bị sụt giảm Lạm phát... hình và đầu tư vào tài sản vô hình thay đổi khi cầu về giá trị hữu hình và giá trị vô hình thay đổi Có thể nói mức sống của xã hội quyết định đến cơ cấu trong đầu tư cho tài sản vô hình và tài sản hữu hình, sự biến động của cơ cấu đầu tư này hoàn toàn phụ thuộc và trễ pha so với cầu của xã hội về tỷ lệ giữa phần giá trị vô hình và giá trị hữu hình của sản phẩm Một xã hội chỉ coi trọng tài sản vô hình. .. tạo những công nghệ, bí quyết mới trong sản xuất Vai trò của tri thức ngày một to lớn hơn, làm cho mối quan hệ giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình thêm khăng khít và vai trò của việc đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình ngày càng được nhận thức một cách thấu đáo, đúng đắn và khách quan hơn Yếu tố tâm lý quyết định nhu cầu của con người trong việc nhìn nhận giá trị của tài sản vô hình và. .. tiếp đến tài sản hữu hình dù hoạt động đầu tư được thực hiện, tác động ở phần tài sản vô hình của nó Tiềm năng của hoạt động đầu tư này rất lớn và hiệu quả vì nó tác động đến công nghệ sản xuất Đây là con đường mà nhà đầu tư có thể hạn chế được tác động của quy luật năng suất cận biên giảm dần Sự tác động qua lại giữa việc đầu tư vào tài sản hữu hình và đầu tư vào tài sản vô hình là mối quan hệ biện... được những con người theo đúng nghĩa đòi hỏi đầu tiên là phải có ba khía cạnh trên kết hợp lại 20 Lớp Kinh tế đầu tư 48B Nhóm 13 Chương II: Thực trạng của hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam I Tình hình đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình ở các nước trên thế giới: Tài sản của doanh nghiệp có thể được chia thành 2 loại: tài sản hữu hình. .. đến việc đầu tư vào công nghệ và thương hiệu Trong trường hợp này doanh nghiệp nên đầu tư nhiều vào nhà xưởng, máy móc thiết bị thể thu được lợi thế theo quy mô Sự đầu tư vào tài sản vô hình và đầu tư vào tài sản hữu hình một cách hợp lý, đồng bộ là điều tối quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó quyết định đến sức sản xuất, sức tiêu thụ và sự trưởng thành của doanh nghiệp Tùy vào từng . đẩy và kìm hãm mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình: 3.1. Những nhân tố thúc đẩy mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình. giữa đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình: 1. Đầu tư vào tài sản hữu hình – Cơ sở, tiền đề để phát triển tài sản vô hình: 1.1. Tài sản hữu hình