Một số giải pháp của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình:

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình. (Trang 45 - 46)

II. Một số giải pháp của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp:

1. Một số giải pháp của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình:

vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp:

1. Một số giải pháp của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình: tài sản hữu hình:

Nhà nước cần có những chính sách cụ thể và thiết thực để hỗ trợ mặt bằng sản xuất ổn định lâu dài cho các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng của Nhà nước cần có những hoạt động rõ ràng trong việc cung cấp thông tin, cơ chế chính sách về thị trường giá cả máy móc thiết bị công nghệ, kỹ thuật cho các doanh nghiệp. Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay

vốn để đầu tư vào máy móc thiết bị thông qua cơ chế tín tụng thủ tục hành chính gọn nhẹ.

Cơ chế pháp luật ổn định, đồng bộ về nhập khẩu những máy móc thiết bị của những nước tiên tiến sao cho có hiệu quả để tránh là “bãi rác” công nghiệp của thế giới.

Cần tập trung áp dụng cơ chế, giải pháp mạnh trong quản lý dự án, quản lý công trình đầu tư xây dựng cơ bản bằng cách phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức (Cụ thể là chủ đầu tư, chủ dự án, tư vấn, thiết kế nhà thầu, giám định…) trong từng khâu.

Nâng cao chất lượng, tầm nhìn dài hạn, tính đồng bộ, tính liên kết, tính pháp lý trong công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Chính phủ nên sớm ban hành nghị định hoặc chỉ đạo soạn thảo pháp lệnh về quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, tăng cường phân cấp, phân quyền, phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, gắn quyền hạn với trách nhiệm trong công tác quy hoạch giữa các bộ, ngành, địa phương.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và giám sát. Trước hết phải có các biện pháp giám sát và kiểm soát nội bộ kết hợp với các biện pháp kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài, tiếp đến cần hình thành, duy trì và nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ bàng chính quy trình đầu tư, …

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế chính sách đầu tư. Trước mắt, tập trung triển khai một cách có hiệu quả các Luật: Đầu tư, đấu thầu, doanh nghiệp, chứng khoán, kinh doanh bất động sản… Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế phân bổ vốn đầu tư, vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tác đầu tư, tiêu chí, tiêu chuẩn, định mức theo hướng công khai, minh bạch.

Cần coi đất đai là nguồn vốn quan trọng trong cơ cấu đầu tư của nhà nước. Để sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn này và đảm bảo sự phát triển bền vững, Nhà nước cần coi trọng vai trò của công của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch sử dụng đất, đồng thời nâng cao chất lượng của việc lập, thẩm định và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử đụng đất. Nhà nước cần chú trọng bảo vệ tài nguyên và chú trọng phát triển bền vuẽng, lâu dài.

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình. (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w