Việc nghiên cứu về lĩnh vực đấutranh chống tội phạm cướp giật tài sản đã có một số luận văn thạc sỹ, đề tàicấp cơ sở trong các trường Công an nhân dân quan tâm, đặc biệt, đã có một sốbáo
Trang 1Mở ĐầU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông dân cư, là trung tâm vănhoá, kinh tế lớn của cả nước, là nơi giao lưu của nhiều đoàn khách quốc tế,ngoại giao, du lịch, do đó cũng là nơi bọn tội phạm tập trung gây ra nhiều vụ
án xâm phạm tài sản công dân và người nước ngoài Trong đó, đặc biệt nổilên là tội phạm cướp giật tài sản Có nhiều thời điểm quần chúng nhân dânhoang mang lo lắng, bởi bị cướp giật tài sản trên đường phố là một trongnhững hiểm hoạ khôn lường mà bất kỳ người dân nào cũng lo sợ, vì bên cạnhviệc bị giật mất tài sản thì tai nạn kèm theo như thương tích, thương tật, thậmchí tử vong là điều khó tránh khỏi
Theo báo cáo tổng kết trong 5 năm của Công an Thành phố Hồ ChíMinh, thì toàn thành phố xảy ra 7639 vụ cướp giật tài sản công dân, chiếm tỉ
lệ 20,28% trong tổng số vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên toàn thành phố(toàn thành phố xảy ra 37.658 vụ phạm pháp hình sự), gấp hơn 4 lần so với số
vụ cướp tài sản (295 vụ) và gấp hơn 36 lần so với số vụ cưỡng đoạt tài sản(33vụ) Riêng năm 2004 số vụ cướp giật tài sản công dân xảy ra giảm 7,5% sovới năm 2003 (1307 vụ), nhưng số vụ xảy ra còn rất cao Năm 2005 xảy ra
1372 vụ cướp giật, tỉ lệ tăng so với năm 2004 là 13,48% Tuy nhiên, nhữngcon số nói trên chỉ mới là số vụ cướp giật tài sản mà nạn nhân trình báo với
cơ quan chức năng, thực tế số vụ cướp giật tài sản mà nạn nhân không khaibáo còn lớn hơn rất nhiều
Thời gian gần đây, bọn tội phạm cướp giật tài sản hoạt động với tínhchất ngày càng manh động, tinh vi, quyết liệt, táo bạo hơn, chúng thường hoạtđộng có băng nhóm, có tổ chức Có những vụ chúng giật không được tài sảnchúng còn sử dụng cả vũ khí, hung khí tấn công lại cả lực lượng công an vànhững người tham gia truy bắt
Trang 2Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong đấu tranh chống loại tội phạm này vàđạt nhiều kết quả đáng khích lệ, song tỉ lệ đấu tranh chống tội phạm cướp giậttài sản chưa thật sự cao, chỉ khám phá 5284/7639 vụ xảy ra (đạt tỉ lệ 69,78%) Điều đáng lưu ý là số vụ phạm tội có xu hướng gia tăng trở lại, tỉ lệ đấutranh chống loại tội phạm này có xu hướng ngày càng giảm Trong năm 2005,toàn thành phố xảy ra 1372 vụ, (tăng 163 vụ, tỉ lệ tăng 13,48% so với năm2004), trong đó lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH chỉ khám phá được 1025
vụ (chiếm tỉ lệ 74,71%) Như vậy, trong năm 2005, tội phạm cướp giật có xuhướng xảy ra nhiều hơn
Thực tế đó đang đặt ra đòi hỏi cần phải nghiên cứu sâu sắc về lĩnh vựcđấu tranh phòng chống của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH Công anthành phố Hồ Chí Minh đối với tội phạm cướp giật tài sản Vì vậy, tác giả
chọn đề tài “Đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu là rất cần thiết trong tình hình hiện
nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động nghiên cứu về lý luận và thực tiễn có liên quan đến việc đề
ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh các loại tội phạm đã đượcmột số cơ quan ở Bộ, một số trường Công an và các địa phương từng bướcquan tâm và đã có những kết quả nhất định Việc nghiên cứu về lĩnh vực đấutranh chống tội phạm cướp giật tài sản đã có một số luận văn thạc sỹ, đề tàicấp cơ sở trong các trường Công an nhân dân quan tâm, đặc biệt, đã có một sốbáo cáo chuyên án, chuyên đề của phòng chức năng và Công an Quận, Huyện
thực hiện, như đề tài cấp cơ sở “Biện pháp phòng ngừa ngăn chặn tội phạm cướp giật sử dụng phương tiện xe máy tại Thành phố Hồ Chí Minh” của Thạc
sỹ Nguyễn Văn Công, giảng viên Bộ môn Pháp luật trường Đại học Cảnh sát
nhân dân; Luận văn thạc sỹ “Sử dụng đặc tình hình sự trong điều tra khám
Trang 3phá các vụ án cướp giật tài sản của lực lượng cảnh sát hình sự Công an thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Công Tâm; Khoá luận tốt nghiệp Đại học Cảnh sát “Điều tra các vụ án cướp giật tài sản công dân do cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra phòng ngừa” của Vũ Quốc Công; Khoá luận tốt nghiệp Đại học Cảnh sát “Thực trạng các vụ án cướp giật tài sản của công dân có đồng phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
và những giải pháp điều tra phòng ngừa” của Nguyễn Đông Triều Các đề
tài, chuyên đề nêu trên mới chỉ tập trung ở một số khía cạnh của đối tượngnghiên cứu mà chưa đưa ra đầy đủ, toàn diện về đấu tranh phòng chống tộiphạm này
3 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm đạt được mục tiêu sau đây:
- Đánh giá đúng thực trạng tội phạm cướp giật tài sản và kết quả đấutranh phòng chống đối với tội phạm này của lực lượng CSĐT tội phạm vềTTXH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Tìm ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân làm hạn chế hoạt độngđấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản
- Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấutranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản của lực lượng CSĐT tội phạm
về TTXH Công an thành phố Hồ Chí Minh cho những năm tiếp theo
4 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt mục đích nêu trên, đề tài cần phải giải quyết những nhiệm vụsau đây:
- Làm rõ một số nhận thức về tội phạm cướp giật tài sản trên địa bànThành phố Hồ Chí Minh
- Khảo sát tình trạng tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố
Trang 4Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến năm 2005.
- Khảo sát thực trạng đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sảncủa lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH Công an thành phố Hồ Chí Minh, từ
đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm, những tồn tại, khó khăn, vướng mắc vànguyên nhân của nó
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tộiphạm cướp giật tài sản của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH Công anthành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Họat động đấu tranh phòng chống tội phạmcướp giật tài sản của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH Công an thành phố
Hồ Chí Minh
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực tiễn đấu tranh phòngchống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2001 đến năm 2005
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phươngpháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quanđiểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ anninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội
- Phương pháp nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu tác giả sử dụngphương pháp cụ thể sau đây:
Trang 57 ý nghĩa của việc nghiên cứu
Đây là công trình nghiên cứu khoa học vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ýnghĩa thực tiễn:
- ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào
lý luận về đấu tranh chống tội phạm cướp giật tài sản của lực lượng Cảnh sátnhân dân
- ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vàokinh nghiệm công tác của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH Công an thànhphố Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản.Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
ở các trường Cảnh sát nhân dân
8 Những điểm mới của đề tài
Lần đầu tiên hoạt động của đối tượng phạm tội cướp giật tài sản và đặcđiểm hình sự tội phạm cướp giật tài sản cũng như hoạt động phòng ngừa, điềutra khám phá tội phạm cướp giật tài sản ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minhđược nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và sâu sắc Những giảipháp, kiến nghị được tác giả nêu ra có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động phòng ngừa, điều tra khám phá tội phạm cướp giật tài sản
9 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung gồm 3 chương, 7 tiết, kết luận,các phụ lục cùng danh mục tài liệu tham khảo
Trang 6Chương 1NHậN THứC Cơ BảN Về TộI PHạM CướP GIậT TàI SảN Và HOạTĐộNG ĐấU TRANH PHòNG CHốNG CủA LựC LượNG CSĐT TộI PHạM
Về TTXH CôNG AN THàNH PHố Hồ CHí MINH1.1 Nhận thức cơ bản về tội phạm cướp giật tài sản
1.1.1 Khái niệm về tội phạm cướp giật tài sản
Điều 136 Bộ luật hình sự Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyđịnh: “Người nào cướp giật tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5năm”
Theo nghiên cứu, ở một số tài liệu, giáo trình Luật hình sự, bình luậnkhoa học Bộ luật hình sự thì hành vi cướp giật tài sản là hành vi “công khai”chiếm đoạt tài sản và “nhanh chóng” tẩu thoát
Tội cướp giật tài sản là việc người phạm tội chiếm đoạt tài sản củangười khác bằng hành vi nhanh chóng, công khai giật lấy tài sản, với thủ đoạnlợi dụng sự vướng mắc hoặc sơ hở của người quản lý tài sản
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
Trang 7e) Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệthương tật từ 11% đến 30%;
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới200.000.000 đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng
3 Phạm tội một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 nămđến 15 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ
lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới500.000.000 đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng
4 Phạm tội một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12 nămđến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ
lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
5 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến100.000.000 đồng
Như vậy, căn cứ vào điều luật thì tội cướp giật tài sản có đặc điểm pháp
lý như sau:
- Khách thể của tội phạm cướp giật tài sản là quyền sở hữu đối với tài sản
- Mặt khách quan của tội phạm cướp giật tài sản thể hiện ở hành vicông khai và nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của người khác
Biểu hiện “công khai” ở tội phạm này cho phép chúng ta nhận thứcđược tính nghiêm trọng của tội phạm Người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài
Trang 8sản hoàn toàn không có ý định che giấu hành vi của mình
“Nhanh chóng” là dấu hiệu phản ánh tính khẩn trương của người phạmtội Đó là thủ đoạn nhanh chóng tiếp cận tài sản, nhanh chóng chiếm đoạt vànhanh chóng tẩu thoát Thủ đoạn này được thực hiện dưới nhiều hình thứckhác nhau và phụ thuộc vào đặc điểm của tài sản, cách thức giữ tài sản
Từ đặc trưng này cho thấy, tài sản bị người phạm tội cướp giật đươngnhiên phải là những tài sản gọn nhẹ, dễ lấy, dễ mang đi và thường được nạnnhân mang đi theo trên người hoặc để một nơi lộ liễu, mất cảnh giác Cũngđược xem là hành vi cướp giật tài sản trong trường hợp người phạm tội có tácđộng đến người chiếm giữ tài sản, song không làm cho họ lâm vào tình trạngmất khả năng chống cự
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội giật được tài sản từ ngườikhác, kể cả trường hợp người phạm tội bỏ lại tài sản đã cướp giật được để tẩuthoát Người phạm tội thực hiện hành vi một cách nhanh chóng với mongmuốn người chủ tài sản không kịp phản ứng và ngăn cản việc chiếm đoạt, và
do vậy họ không có khả năng bảo vệ tài sản
- Mặt chủ quan của tội phạm: tội cướp giật tài sản được thực hiện do lỗi
cố ý trực tiếp với mục đích chiếm đoạt tài sản
- Chủ thể của tội phạm: bất kỳ người nào có có năng lực trách nhiệmhình sự
- Hình phạt: Điều luật quy định 4 khung hình phạt:
+ Khung 1 (cấu thành cơ bản): quy định hình phạt tù từ một năm đếnnăm năm
+ Khung 2 (cấu thành tăng nặng): quy định hình phạt tù từ ba năm đếnmười năm đối với các trường hợp sau đây: Có tổ chức; Có tính chất chuyênnghiệp; Tái phạm nguy hiểm; Dùng thủ đoạn nguy hiểm; Hành hung để tẩuthoát; Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỉ lệ
Trang 9thương tật từ 11% đến 30%; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồngđến dưới 200.000.000 đồng; Gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Khung 3: quy định hình phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm đối vớicác trường hợp sau đây: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ củangười khác mà tỉ lệ thương tật từ 31% đến 60%; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Gây hậu quả rất nghiêm trọng
+ Khung 4: quy định hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chungthân đối với các trường hợp sau đây: Gây thương tích hoặc gây tổn hại chosức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chếtngười; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên; Gây hậu quảđặc biệt nghiêm trọng
+ Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
Nghiên cứu đặc điểm pháp lý của tội phạm cướp giật giúp lực lượngCSND nhận thức đúng về tội danh, qua đó có thể phân biệt chính xác giữa tộicướp giật với tội cướp tài sản cũng như với các tội có yếu tố chiếm đoạt, từ đóchủ động đưa ra các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả
1.2 Nhận thức cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật
1.2.1 Cơ sở pháp lý của họat động đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tình hình kinh tế, văn hoá,trật tự xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đề ra những chủ trương, chính sách,pháp luật và những biện pháp thích hợp trong cuộc đấu tranh phòng chống tộiphạm hình sự nói chung và tội phạm cướp giật tài sản nói riêng
Bảo vệ an ninh quốc gia và TTATXH luôn được coi là một trongnhững nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của Nhà nước ta Ngay sau khi Cáchmạng tháng Tám thành công, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ
Trang 10cộng hoà đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để đấu tranh với hành vi phạmtội nói chung, cướp giật tài sản nói riêng
Để tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, ngày 27 tháng 6năm 1985, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Bộluật hình sự năm 1985 Bộ luật này đã qui định một cách cụ thể chi tiết về tộiphạm cướp giật tài sản Trong đó, hành vi cướp giật tài sản xã hội chủ nghĩa đượcquy định tại Điều 131, hành vi cướp giật tài sản công dân được quy định tại Điều154
Qua 4 lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1985 (tháng 12/1989,tháng 8/1991, tháng 12/1992, và tháng 5 năm 1997), để đáp ứng đầy đủ yêucầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Nhà Nước ta đãban hành Bộ luật hình sự năm 1999 thay thế cho Bộ luật hình sự năm 1985
Bộ luật hình sự năm 1999 đã có những quy định mới đối với hành vi cướpgiật tài sản, tách hai hành vi cướp giật tài sản và hành vi công nhiên chiếmđoạt tài sản ra làm hai tội độc lập, tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều
136 Bộ luật hình sự năm 1999
Ngoài Bộ luật hình sự hình sự, Nhà nước ta còn ban hành nhiều đạoluật và văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động đấu tranh phòngchống tội phạm nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng như:
- Điều 12, khoản 2, 3 của Hiến pháp năm 1992 quy định: “Các cơ quannhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọicông dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp và pháp luật, đấu tranhphòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật”
- Điều 25, Bộ luật TTHS quy định trách nhiệm của các tổ chức và côngdân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm như sau:
Trang 111 Các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành
vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức
2 Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện để các tổchức và công dân tham gia tố tụng hình sự; phải trả lời kết quả giải quyết tinbáo, tố giác về tội phạm cho tổ chức đã báo tin, người đã tố giác tội phạmbiết
3 Các tổ chức, công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điềukiện để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệmvụ
- Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đấu tranh có hiệu quảvới các loại tội phạm, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thốngchính trị, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong phòng ngừa đấu tranhchống tội phạm, ngày 31 tháng 7 năm 1998, Chính phủ ra Nghị quyết số09/1998/NQ-CP về tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tìnhhình mới và cụ thể hoá Nghị Quyết, Thủ tướng Chính đã ban hành quyết định
số 138/1998/QĐ-TTg, phê duyệt chương trình quốc gia phòng chống tội phạm
Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan chức năng đã cụthể hoá chương trình theo từng nội dung mà đề án đã đề ra Chẳng hạn như,Công an thành phố Hồ Chí Minh ban hành:
- Kế hoạch số 38/KH-CATP (PC14) về phòng ngừa đấu tranh chống tộiphạm cướp giật và trộm cắp tài sản công dân trên địa bàn thành phố Hồ ChíMinh
- Kế hoạch số 163/KH-CATP (PV11): Chuyên đề về phòng ngừa vàđấu tranh kéo giảm tội phạm gây án cướp giật và trộm cắp tài sản
Như vậy, lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH Công an Thành phố HồChí Minh có đầy đủ cơ sở pháp lý để đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật
Trang 12tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.2 Những vấn đề cần làm rõ trong điều tra các vụ án cướp giật tài sản
Quá trình chứng minh tội phạm là quá trình tiến hành những biện phápđiều tra theo quy định của pháp luật nhằm phát hiện, thu thập, bảo quản, kiểmtra, đánh giá và sử dụng chứng cứ chứng, minh tội phạm Những vấn đề phảichứng minh trong vụ án hình sự là hệ thống các tình tiết của vụ án mà cơquan tiến hành tố tụng cần phải làm rõ để giải quyết vụ án theo đúng quy địnhcủa pháp luật
Căn cứ vào Điều 136 Bộ luật hình sự quy định về tội cướp giật tài sản vàquy định tại Điều 63 Bộ luật TTHS, trong giai đoạn khởi tố, điều tra loại tộiphạm này, lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH cần phảI làm rõ những vấn đềsau đây:
- Có hành vi cướp giật tài sản xảy ra hay không
Trước tiên CQĐT phải chứng minh có hành vi phạm tội cướp giật tàisản xảy ra hay không hay chỉ là một vụ va quẹt, vụ tai nạn, nạn nhân bị téngã, bị rơi mất đồ vật, mất tài sản Muốn chứng minh được vấn đề này,CQĐT phải thu thập những tài liệu chứng cứ để chứng minh hành vi xảy ra có
đủ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng được qui định trong cấu thành tội phạmcướp giật tài sản
- Thời gian và địa điểm xảy ra tội phạm cướp giật tài sản
Làm rõ thời gian, địa điểm xảy ra vụ cướp giật là cơ sở để tiến hành cáchọat động điều tra ban đầu, truy bắt thủ phạm theo dấu vết nóng Phải làm rõđịa điểm xảy ra tội phạm có những đặc điểm gì, chẳng hạn nơi vắng vẻ, hay làchợ, khu trung tâm thương mại, khu vực dân cư đông đúc, mật độ người qualại khu vực nơi tội phạm xảy ra Bên cạnh đó phải làm rõ hành vi phạm tộixảy ra vào lúc nào, ban ngày, buổi trưa, buổi tối hay đêm khuya những yếu
tố đó đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như gây khó khăn cho đối tượng thực
Trang 13hiện hoạt động phạm tội Để làm rõ thời gian, địa điểm xảy ra vụ cướp giậtcần tiến hành lấy lời khai người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can.
- Người bị hại trong vụ án cướp giật tài sản là những ai
Trong quá trình điều tra cần làm rõ người bị hại trong vụ án cướp giật,như họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở, mức độ thương tật (nếu có) Đây là nộidung hết sức quan trọng và không thể thiếu trong quá trình điều tra vụ áncướp giật tài sản Để làm rõ được cần tiến hành lấy lời khai người làm chứng,người bị hại, trưng cầu giám định mức độ thương tật, thẩm tra xác minh nhânthân người bị hại và hỏi cung bị can Trường hợp không biết người bị hại là aithì phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để truy tìm họ
- Tài sản mà bọn tội phạm chiếm đoạt.
Chứng minh làm rõ tài sản bị chiếm đoạt, số lượng, giá trị, nguồn gốccủa những tài sản đó là căn cứ để xác định mức độ thiệt hại và mức độ nguyhiểm của tội phạm Những tài liệu phản ảnh về những tài sản bị chiếm đoạt cóthể thu thập được thông qua các biện pháp lấy lời khai người bị hại, ngườilàm chứng, khám xét, hỏi cung bị can
Ngoài ra, trong quá trình điều tra, CQĐT có thể phải làm rõ mức độ,hậu quả mà tội phạm đã gây ra, đặc biệt như là thủ đọan táo bạo liều lĩnh,công khai, trắng trợn chiếm đọat tài sản trên đường phố giữa ban ngày, cóđông người qua lại
Việc làm rõ tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi của thủ phạm gây ra
là cơ sở để đánh giá tính chất mức độ nghiêm trọng của tội phạm, làm căn cứ
để truy cứu trách nhiệm hình đối với người phạm tội
- Thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội.
Trong quá trình điều tra cần cần làm rõ hành vi “công khai” và “nhanhchóng” chiếm đọat tài sản của người phạm tội, đặc biệt làm rõ thủ đọan lợidụng sơ hở của chủ tài sản, hoặc dàn cảnh làm cho nạn nhân sơ hở mất cảnh
Trang 14giác, nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đọat và nhanh chóng tẩuthoát Những chứng cứ về thủ đọan gây án có thể thu thập được trong quátrình lấy lời khai người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can.
- Người thực hiện hành vi phạm tội và có đồng phạm không hay không?
Trong quá trình điều tra cần phải chứng minh làm rõ ai là người thựchiện hành vi phạm tội, tuổi và năng lực nhân thân của người phạm tội, cóđồng phạm không Nếu có đồng phạm cần chứng minh làm rõ vai trò, vị trícủa từng bị can trong vụ án, ai là người tổ chức thực hiện tội phạm và làm rõđặc điểm nhân thân của từng bị can trong vụ án
Để làm rõ được những vấn đề trên cần tiến hành hỏi cung bị can, lấy lờikhai người làm chứng, người bị hại Đối với những vụ cướp giật tài sản do đốitượng có tiền án, tiền sự gây ra cần phải lấy trích lục tiền án, tiền sự thật đầy
đủ để đưa vào hồ sơ vụ án
- Động cơ và mục đích phạm tội.
Động cơ và mục đích phạm tội cướp giật tài sản được phản ánh ở động
cơ tư lợi và mục đích chiếm đoạt tài sản Để làm rõ vấn đề này cần phải đánhgiá đặc điểm hành vi phạm tội, đặc điểm nhân thân của thủ phạm và giá trị tàisản mà thủ phạm định chiếm đoạt hay đã chiếm đoạt thông qua việc hỏi cung
bị can, lời khai người bị hại, người làm chứng
- Các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của ngườithực hiện hành vi phạm tội phục vụ cho quá trình xét xử đúng tính chất mức
độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời đảm bảo đường lối đấu tranh chống tộiphạm của Đảng và Nhà nước ta là “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trấn
áp kết hợp với giáo dục cải tạo” Chính vì vậy, mà trong quá trình điều tra vụ
án cướp giật tài sản Cơ quan CSĐT phải tiến hành áp dụng các biện pháp điều
Trang 15tra phù hợp để thu thập chứng cứ, làm rõ các tình tiết tăng nặng hoặc giảmnhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị can
Chẳng hạn như cần làm rõ bị can phạm tội lần đầu hay tái phạm, táiphạm nguy hiểm; mức sống và điều kiện sống của bị can trong thời điểm gây
án như thế nào; bị can thành khẩn khai báo, lập công chuộc tội hay không Ngoài ra cần thu thập thêm những tình tiết khác về nhân thân của người phạmtội
- Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi cướp giật tài sản.
Trong quá trình điều tra vụ án cướp giật tài sản CQĐT phải thu thậpđầy đủ tài liệu, chứng cứ làm rõ nguyên nhân và điều kiện để thủ phạm thựchiện hành vi phạm tội cướp giật tài sản Vấn đề này có ý nghĩa rất lớn đếncông tác phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm này trong thời gian tới Nếuchúng ta tìm được các nguyên nhân cũng như sơ hở, thiếu sót trong công tácphòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản thì sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựngcác phương án phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả
Trong thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thủ phạm phạm tộicướp giật tài sản như do nghiện ma tuý, cờ bạc, do máu “yêng hùng”, do chơibời trác táng, do điều kiện quản lý giáo dục còn có phần hạn chế hay do sựdạy dỗ, quản lý của gia đình không đúng, từ đó, dẫn đến việc tác động xấuđến tư tưởng của đối tượng và đối tượng đã đi đến phạm tội Đồng thời nhữngthiếu sót trong quản lý địa bàn, quản lý đối tượng của các cơ quan nhà nước,đặc biệt là sự mất cảnh giác của người bị hại trong việc quản lý tài sản cũngtạo điều kiện để đối tượng thực hiện tội phạm
Tóm lại, những vấn đề cần chứng minh đã nêu trên là mục tiêu cần đạt
được trong quá trình điều tra một vụ án cướp giật tài sản CQĐT và Điều traviên phải thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ để làm rõ những vấn đề cần chứngminh
Trang 161.2.3 Nhận thức cơ bản về hoạt động phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản
1.2.3.1 Khái niệm về hoạt động phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản
Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức
xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp hướng đến việc thủ tiêu nhữngnguyên nhân, điều kiện của tội phạm, nhằm ngăn chặn, hạn chế làm và từngbước loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội Hoạt động phòng ngừa tộiphạm là hoạt động rất phức tạp, đa dạng với sự tham gia của đông đảo các lựclượng, tổ chức xã hội vì vậy, để phòng ngừa tội phạm cần phải giải quyết tốtcác nhiệm vụ như nghiên cứu làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của tìnhtrạng phạm tội cũng như của tội phạm cụ thể; soạn thảo các giải pháp, biệnpháp phòng ngừa tội phạm và tổ chức tiến hành các hoạt động phòng ngừa tộiphạm
Phòng ngừa tội phạm có nghĩa là không để cho một thành viên của xãhội phải bị xử lý bằng pháp luật Muốn vậy phải thủ tiêu các nguyên nhânđiều kiện của tình trạng tội phạm Mông-te-xki-ơ, một nhà xã hội khôngtưởng trong cuốn “Về tinh thần các đạo luật” xuất bản giữa thế kỷ XVIII chorằng: “Nhà làm luật thông minh không hẳn chỉ là quan tâm đến các hình phạtđối với các tội phạm mà chủ yếu là quan tâm về việc phòng ngừa tội phạm”.Điều đó cho thấy công tác phòng ngừa tội phạm mang tính nhân đạo cao
Hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm cướp giật là việc tiến hànhđồng bộ các biện pháp, sử dụng đồng bộ nhiều lực lượng, trong đó lực lượngCSĐT tội phạm về TTXH làm nòng cốt, phối hợp với các ngành, tổ chức xãhội và mọi công dân để chủ động phối hợp các ngành, tổ chức xã hội và mọicông dân nhằm khắc phục những sơ hở thiếu sót trong các mặt công tác củamình không để đối tượng phạm tội cướp giật có thể lợi dụng hoạt động phạmtội Trên cơ sở nghiên cứu để thấy được những nguyên nhân trực tiếp làm nẩy
Trang 17sinh loại tội phạm này với công tác phòng ngừa, đòi hỏi phải khắc phục đượcnhững nguyên nhân đó nhằm chủ động phát hiện và ngăn chặn tội phạm cướpgiật không để cho chúng có thể gây án Với chức năng của mình, lực lượngCSĐT tội phạm về TTXH cần chủ động phối hợp với các lực lượng khác đểhuy động sức mạnh và lực lượng của toàn xã hội tham gia vào công tác phòngngừa, phát hiện và ngăn chặn tội phạm cướp giật một cách có hiệu quả
1.2.3.2 Chủ thể hoạt động phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản
Chủ thể hoạt động phòng ngừa tội phạm là các cá nhân, tổ chức cótrách nhiệm và quyền hạn hoạt động đấu tranh phòng ngừa và chống tộiphạm Ngoài ra sự tham gia của mọi công dân có ý nghĩa tích cực trong việcphòng ngừa tội phạm
Tuy nhiên, do mỗi lực lượng, mỗi tổ chức, mỗi công dân khi tham giaphòng ngừa tội phạm lại có chức năng, nhiệm vụ, vị trí khác nhau trong hệthống phòng ngừa tội phạm, vì thế cần phải xác định rõ vai trò của từng lựclượng (chủ thể) tiến hành phòng ngừa tội phạm Quan điểm đó chính là nềntảng quan trọng để tiến hành các hoạt động điều tra chống tội phạm của cáclực lượng chức năng, trong đó có lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH
Phòng ngừa tội phạm cướp giật cũng chính là tiến hành phòng ngừa đốivới một hiện tượng xã hội Do đó tiến hành hoạt động phòng ngừa phải pháthuy mọi lực lượng của toàn xã hội trong đó có cơ quan chuyên môn, lựclượng nòng cốt, chủ công là CSĐT tội phạm về TTXH
1.2.3.3 Nội dung, biện pháp phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản
Các biện pháp phòng ngừa tội phạm cướp giật rất đa dạng, được ápdụng phù hợp với mỗi loại chủ thể khác nhau, trong mỗi lĩnh vực của hoạtđộng đời sống xã hội và ở mỗi địa bàn khác nhau, những biện pháp đó đượcchia thành hai loại: Biện pháp phòng ngừa xã hội và biện pháp phòng ngừanghiệp vụ của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH
Trang 18- Biện pháp phòng ngừa xã hội: là hoạt động phòng ngừa tội phạmđựơc tiến hành trên bình diện xã hội, được áp dụng các biện pháp mang tính
xã hội và có sự tham gia của các lực lượng của toàn xã hội Tuy nhiên, nhữngbiện pháp phòng ngừa này phải được dựa trên cơ sở hướng dẫn về mặt nghiệp
vụ của cơ quan chuyên môn Với chức năng của mình, để sử dụng được cácbiện pháp phòng ngừa xã hội, lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH cần tiếnhành một số công tác cụ thể sau đây:
+ Lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH làm tốt công tác tham mưu lãnhđạo Công an các cấp, trên cơ sở đó, lãnh đạo công an các cấp tham mưu choĐảng, chính quyền nhằm tích cực chủ động phòng ngừa bằng các hoạt động:Huy động các cơ quan ban ngành trong toàn xã hội làm tốt chức năng củamình góp phần xây dựng xã hội mới về mọi mặt, chủ động đấu tranh bài trừ tệnạn xã hội, cướp giật, trộm cắp và các hiện tượng xã hội tiêu cực khác, kịpthời phát hiện xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật Mặt khác, lực lượngCSĐT tội phạm về TTXH cần phối hợp với các lực lượng hữu quan để xâydựng kế hoạch tuyên truyền giáo dục các tầng lớp nhân dân về đạo đức lốisống, về ý thức cảnh giác, tôn trọng pháp luật và các quy tắc của đời sốngcộng đồng
+ Tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân nhận thức rõ quy luậthoạt động và hậu quả tác hại của tội phạm cướp giật, từ đó có ý thức cảnhgiác, tự bảo vệ mình, bảo vệ tài sản, tự giác tham gia trong đấu tranh phòngchống tội phạm cướp giật
+ Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các lực lượng Nhà nước và xãhội tham gia phòng chống tội phạm cướp giật
- Biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ: Phòng ngừa nghiệp vụ là hoạt độngphòng ngừa tội phạm do lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH sử dụng các biệnpháp, các phương tiện, nghiệp vụ của mình nhằm phòng ngừa ngăn chặn và phát
Trang 19hiện tội phạm cướp giật, không để cho chúng xảy ra Để thực hiện được vấn đề
đó lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH tiến hành các biện pháp cụ thể sau:
+ Tiến hành công tác điều tra cơ bản những địa bàn, khu vực tập trungnhiều khách sạn, quán trọ, nhà nghỉ, nơi mà khách có tài sản thường lui tới,tiệm cầm đồ, tiệm vàng, cửa hàng điện thoại di động, nơi tiêu thụ tài sản docướp giật gây ra những tuyến phức tạp về hình sự và tệ nạn xã hội, đồng thờilên danh sách số người làm các nghề kinh doanh đó
+ Tiến hành công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi quản lý đối tượng cótiền án, tiền sự hoặc có nghi vấn về hoạt động cướp giật, có biện pháp thuthập tài liệu về họ và sử dụng các biện pháp tác động kịp thời như: răn đe,cảnh cáo hoặc lập hồ sơ đề nghị đưa vào các Cơ sở giáo dục, Trường giáodưỡng
+ Xây dựng và sử dụng có hiệu quả MLBM, đặc biệt là mạng lưới cơ
sở bí mật ở các địa bàn, tuyến phức tạp về tệ nạn xã hội và tội phạm cướpgiật, trộm cắp nhằm mục đích thu thập và phát hiện kịp thời những tin tức
về đối tượng gây án và các băng, nhóm, tổ chức tội phạm cướp giật đangđược hình thành và phát triển Biện pháp này có tác dụng trong việc phát hiệnnhững tin tức ban đầu về hoạt động phạm tội, đồng thời, còn có thể sử dụngphục vụ công tác điều tra phát hiện tội phạm bằng các kế hoạch trinh sát cầnthiết như đi sâu vào băng, ổ, nhóm, đường dây, tổ chức tội phạm cướp giật
+ Phối hợp với các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng tạo điềukiện công việc làm cho những người thiếu việc làm ổn định, đưa các đốitượng nghiện ma tuý đi cai nghiện, mở các trung tâm chữa bệnh cho nhữngngười đã là nạn nhân của tệ nạn xã hội, giúp họ từ bỏ con đường lầm lỗi trướcđây
+ Tiến hành các chiến dịch truy quét, tiến công thường xuyên, liên tục,tuần tra kiểm soát (kể cả công khai và bí mật) trên các tuyến, địa bàn trọng
Trang 20điểm phức tạp về an ninh trật tự có liên quan đến hoạt động phạm tội cướpgiật của bọn tội phạm.
+ Tiến hành điều tra, khám phá khẩn trương, kịp thời và xử lý nghiêmkhắc đối với những hoạt động phạm tội cướp giật
Để đảm bảo thực hiện được những biện pháp phòng ngừa như trên, lựclượng CSĐT tội phạm về TTXH phải làm tốt một số công việc sau:
- Tiến hành điều tra nghiên cứu, nắm vững tình hình diễn biến của tộiphạm cướp giật
- Xây dựng chương trình kế hoạch phòng ngừa tội phạm cướp giật mộtcách chi tiết, cụ thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- Kết hợp với các cơ quan Nhà nước, các ngành và đoàn thể quầnchúng nhân dân cùng tiến hành phòng ngừa tội phạm cướp giật theo một kếhoạch thống nhất
- Chuẩn bị các điều kiện, phương tiện vật chất cần thiết để phục vụ chocông tác phòng ngừa tội phạm cướp giật như: phương tiện giao thông, công
cụ hỗ trợ, phương tiện tuyên truyền
Tội phạm cướp giật có thể xảy ra ở địa bàn này, lĩnh vực này hay địabàn khác, lĩnh vực khác Vì thế, một trong các yêu cầu rất lớn, cấp bách làphải bằng mọi biện pháp để phát hiện, ngăn chặn, điều tra xử lý tội phạmcướp giật một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất muốn làm được như vậy,chúng ta phải làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạmcướp giật tài sản nói riêng, giúp cho công tác điều tra khám phá tội phạmcướp giật có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao, góp phần làm giảm tỉ lệtội phạm ẩn, kỷ cương pháp luật được đảm bảo
NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM HỌC
1 Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa tộiphạm học và các môn khoa học khác
Trang 21Để đấu tranh với nó cần phải tiến hành bằng những phương pháp tác động rasao? Công việc đó được tiến hành gắn liền với thực tế đấu tranh chống tộiphạm ở mỗi quốc gia, qua mỗi giai đoạn phát triển của xã hội Kết quả củaquá trình đó đem laị cho loài người những tri thức phong phú cần thiết về hiệntượng tội phạm và những kinh nghiệm quý báu trong đấu tranh chống tộiphạm.
Những tri thức và kinh nghiệm về tội phạm và phương pháp phòngchống tội phạm ngày càng được tích luỹ đầy đủ Bước đầu được phản ánh tảnmạn riêng lẻ, sau đó được đúc rút hệ thống lại và được nghiên cứu tỉ mỉ sâusắc hơn trong các tài liệu chuyên khảo của các ngành khoa học pháp lý, khoahọc xã hội Trong điều kiện các lĩnh vực khoa học phát triển, mạnh mẽ theohướng chuyên sâu, vấn đề nghiên cứu về tội phạm và biện pháp đấu tranhchống tội phạm được nâng lên và tách riêng thành bộ môn khoa học độc lậpchuyên nghiên cứu về những quy luật hình thành, phát sinh phát triển của tộiphạm cùng với các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhằm loại bỏ và hạn chế
Trang 22sự tác động của hiện tượng này Như vậy, ngành khoa học nghiên cứu về tộiphạm đã ra đời và phát triển.
Xem xét về thuật ngữ, các nhà nghiên cứu thấy rằng: “Tội phạm học”
là một cụm từ ghép bao gồm: Crimin: tội phạm (theo ngôn ngữ la tinh) vàLogos có nghĩa là: Học thuyết hoặc khoa học (theo tiếng Hy Lạp) Vậy tộiphạm học có nghĩa là “học thuyết về tội phạm” hay “khoa học nghiên cứu vềtội phạm” Tuy nhiên, nếu nói là “nghiên cứu về tội phạm” thì nhiều ngànhkhoa học nghiên cứu về vấn đề này, như: khoa học luật hình sự, khoa học luật
tố tụng hình sự, Điều tra hình sự, tâm lý học, xã hội học…Vì vậy, cá nhànghiên cứu tội phạm học xác định phạm vi nghiên cứu của tội phạm học đượcgiới hạn bởi đối tượng nghiên cứu chủ yếu của nó là:
- Tình trạng tội phạm
- Nguyên nhân, điều kiện của tội phạm
- Nhân thân người phạm tội
- Biện pháp phòng ngừa tội phạm
Trên cơ sở đó, có thể nêu khái niệm về Tội phạm hộc như sau:
Tội phạm học là ngành khoa học, nghiên cứu về tội Tình trạng tội phạm, nguyên nhân và điều kiện phát sinh phát triển của tình trạng tội phạm
và các loại tội phạm cụ thể, nghiên cứu nhân thân người phạm tội và các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn nhằm hạn chế, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội
Trong điều kiện phát triển của sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước ta,Đảng và Nhà nước đã xác định vị trí quan trọng đặc biệt của công cuộc bảo vệvững chắc nền an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, đấu tranh kiên quyết
và triệt để chống các loại tội phạm hình sự Điều đó đang đặt ra những nhiệm
vụ nặng nề cho các nhà nghiên cứu và cán bộ thực tế trong nghiên cứu tộiphạm, xây dựng phương pháp đấu tranh ngăn chặn một cách có hiệu quả với
Trang 23chúng Nghiên cứu và phát triển hoàn thiện khoa học tội phạm là vấn đề có ýnghĩa to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống các loại tội phạm hình sự, giữvững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
1.2 Đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học.
Mỗi ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu riêng của mình Đó lànhững quy luật tác động trong lĩnh vực mà ngành khoa học đó cần nghiêncứu Tội phạm học với tư cách là môn khoa học độc lập, vì vậy cũng có đốitượng nghiên cứu riêng Đó là những sự vật hiện tượng liên quan đến hoạtđộng tội phạm và phòng ngừa tội phạm
Trong các tài liệu Tội phạm học của nhiều nước trên thế giới đã đượcxác định và phân loại thành những nhóm đối tương nghiên cứu như: nghiêncứu tội phạm là hiện tượng của xã hội; nguyên nhân, điều kiện phạm tội, nhânthân người phạm tội và phòng ngừa tội phạm Có thể xác nhận rằng việc định
ra đối tượng nghiên cứu của tội phạm như vậy là đúng đắn, bởi vì điều đóphản ánh được khái quát nội dung nghiên cứu của vấn đề về tội phạm theomột trình tự hệ thống bao hàm được đầy đủ những vấn đề phản ánh quy luậthoạt động nhận thức về hiện tượng tội phạm, từ việc xác định khái niệm tộiphạm, phạm vi tình trạng, cấu trúc tội phạm và diễn biến của nó, đến việc đisâu nghiên cứu nguyên nhân, điều kiên của tình trạng này, cúng như về nhânthân người phạm tội, tất cả điều đó nhằm đến mục đích là nghiên cứu tìm tòibiện pháp, phương tiện phòng ngừa tội phạm Cách xác định như trên còn chothấy mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung của các nhóm đối tượng nghiên cứu.Nghiên cứu vấn đề này có tác dụng ảnh hưởng với vấn đề khác trong hệthống các đối tượng đã nêu, vì vậy để thấy rằng các nhóm đối tượng nghiêncứu trên có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau và không chophép người nghiên cứu coi nhẹ đối tượng nghiên cứu nào trong việc nghiêncứu soạn thảo các vấn đề về Tội phạm học Trong lý luận Tội phạm học người
Trang 24ta gọi bốn nhóm đối tượng nghiên cứu đó là bốn bộ phận cấu thành cơ bảnhoặc bốn nhóm hiện tượng xã hội cần phải nghiên nghiên cứu trong khoa họctội phạm
Các đối tượng nghiên cứu và nội dung cơ bản của Tội phạm học baogồm:
2.1.1 Tình trạng tội phạm.
Tình trạng tội phạm là hệ thống các sự kiện phạm tội cụ thể được diễn
ra trong hệ thống quốc gia hoặc khu vực trong một thời gian nhất định Nhưvậy có nghĩa là xem xét mhư một hiện tượng xã hội nhằm nắm vững bản chấtcủa nó cũng như các yếu tố cấu thành có tính đặc trưng của hiện tượng xã hộinày
Đối với nhóm đối tượng này cần phải xoay quanh các nội dung cơ bảnsau:
- Nghiên cứu tình trạng hoạt động của tội phạm, cấu trúc và động tháicủa Tình trạng tội phạm nói chung cũng như từng loại tội phạm cụ thể trongphạm vi cả nước và ở mỗi vùng dân cư Những nội dung này phản ánh sốlượng và tính chất hoạt động của tội phạm nói chung và các loại tội phạm cụthể trong mỗi thời kỳ, mỗi địa phương khác nhau
- Nghiên cứu các mối quan hệ tác động qua lại giữa Tình trạng tộiphạm với các hiện tượng và các quá trình xã hội khác (CT,KT, VH, GD…)hoặc với những hình thức khác nhau của hành vi tiêu cực (lười biếng, suythoái về đạo đức, tệ nạn xã hội )
Nghiên cứu làm rõ những nội dung đã chỉ ra trong nhóm đối tượngnghiên cứu trên cho phép chúng ta đánh giá một cách khái quát về Tình trạngtội phạm nói chung trong phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương cụ thể, đồngthời có thể đề ra phương hướng chung, biện pháp tổng hợp trong việc phòngngừa ngăn chặn tội phạm
Trang 251.2.2 Nguyên nhân nảy sinh tình trạng tội phạm và điều kiện tạo thuậnlợi cho việc thực hiện hành vi phạm tội là một trong những nội dung tất yếucủa sự phát triển và tồn tại trong mỗi thời kỳ phát triển của xã hội.
- Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm là tổng hợp các sự vật hiệntượng tiêu cực xã hội tác động đến con người và là hành vi phạm tội Vì vậycần phải xem xét phân loại một cách khoa học các loại nguyên nhân, điềukiện khách quan, chủ quan, trực tiếp, dán tiếp, chủ yếu thứ yếu, bên trong,bên ngoài…điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức tội phạm và
sử dụng biện pháp phòng ngừa chúng
- Cần thiết phải có quan điểm rõ ràng trong phân biệt giữa nguyên nhân
và điều kiện, mối quan hệ tác động giữa nguyên nhân và điều kiện trong quátrình tác động đến hành vi phạm tội
- Nghiên cứu tìm ra cơ chế tác động của nguyên nhân và điều kiện tộiphạm đối với hành vi của con người phạm tội (các yếu tố tiêu cực về kinh tế,
tư tưởng, tâm lý, giáo dục…tác động đến con người như thế nào trong quátrình đãn đến việc phạm tội)
Trong điều kiện trình độ lý luận về tội phạm ở nước ta hiện nay chưađược phát triển hoàn hảo, trong việc nghiên cứu và xác định nguyên nhân,điều kiện của Tình trạng tội phạm nói chung và tội phạm cụ thể còn nhiều vấn
đề cần phải xem xét để đi đến thống nhất quan điểm Chẳng hạn còn có sựnhầm lẫn giữa nguyên nhân và điều kiện phạm tội, giữa nguồn gốc tội phạm
và nguyên nhân, điều kiện tội phạm…điều đó dẫn đến việc xem xét đánh giávấn đề nguyên nhân và điều kiện tội phạm còn có sự khác nhau Từ đó chothấy, tính cấp bách của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện tội phạmtrong khoa học Tội phạm học ở nước ta
1.2.3 Nhân thân người phạm tội
Trang 26Nhân thân người phạm tội là đối tượng nghiên cứu quan trọng của Tộiphạm học Có thể hiểu khái niệm nhân thân người phạm tội là “những đặcđiểm dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội của con người phạm tội” Con người
có thể có nhiều loại phẩm chất tính cách khác nhau như tính cách sinh vật(giới tính, lứa tuổi, chiều cao , cân nặng, màu tóc, màu da…) bản năng độngvất và những phẩm chất tính cách xã hội (quan điểm, trình độ học vấn, tìnhtrạng gia đình, quan hệ xã hội …)
Tội phạm học nghiên cứu nhân thân người phạm tội theo các nội dungsau:
- Nghiên cứu các đặc điểm về xã hội – nhân khẩu học bao gồm giớitính, lứa tuổi, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp…
- Nghiên cứu về phẩm chất đạo đức và tâm lý cá nhân kể phạm tội Ơđây cần đề cập đến các đặc điểm về thái độ đối xử của kể phạm tội và các tổchức chính quyền, tổ chức xã hội và những con người xung quanh, đối vớicác giá trị tinh thần, đạo đức xã hội …cũng như các yếu tố về trí tuệ, tìnhcảm…đặc biệt, nghiên cứu các biểu hiện của nhân cách kẻ phạm tội trongquá trình sống; hoạt động lao động, công tác xã hội , vai trò cá nhân trong xãhội , trong đơn vị công tác,trong các nhóm người và với những con người cụthể khác, các cơ quan, đơn vị khác
Nghiên cứu các đặc điẻm cá nhân kẻ phạm tội mang tính pháp luật hình
sự Tính chất hành vi tội phạm, mục đích, động cơ phạm tội, hoạt động cánhân hay tổ chức, vai trò trong các tổ chức phạm tội, các tiền án, tiền sự…
- Phân loại nhân thân người phạm tội phục vụ cho công tác phòng ngừangăn chặn hoặc giáo dục người phạm tội
Tất cả những nội dung trên tạo thành hệ thống các đặc tính thể hiện bảnchất xã hội của con người phạm tội Nghiên cứu những vấn đề trên có ý nghĩaquan trọng trong việc xác định nguyên nhân và điều kiện tội phạm nói chung
Trang 27và các loại tội phạm cụh thể, con người cụ thể Mặt khác nghiên cứu nhânthân người phạm tội giúp ta đề ra biện pháp phòng ngừa, giáo dục và nângcao hiệu quả biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung và các tội phạm cụthể.
1.2.4 Phòng ngừa tội phạm
Phòng ngừa tội phạm là hệ thống các biện pháp của Nhà nước và xã hộihướng đến việc xoá br, hạn chế nguyên nhân, diều kiện tội phạm, ngăn ngừakịp thời những hành vi sai lệch của những người có ý định phạm tội Ơ nhiềunước trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay phòng ngừa tội phạm đã vàđang trở thành một hoạt động thức tế, có sự tham gia đông đảo của cơ quamnnhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân Hoạt động này cần thiết phải đượcxem xét nghiên cứu một cách khoa học nhằm mục đích ngày càng hoàn thiệnhơn về mật lý luận và các biện pháp tiến hành cụ thể, nâng cao chất lượng củacông tác phòng ngừa tội phạm
Về mặt lý luận, theo quan điểm hệ thống, phòng ngừa tội phạm đượcphân tích, xem xét trên các khía cạnh sau:
- Khái niệm, phạm vi phòng ngừa tội phạm
- Mục đích, nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm cụ thể
- Nôi dung phòng ngừa tội phạm
- Chủ thể tham gia phòng ngừa tội phạm
- Phương pháp, biện pháp, phương tiện tiến hành hoạt động phòngngừa tội phạm
- Những hoạt động khác nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòngngừa tội phạm: Dự báo tội phạm, thông tin tội phạm, kế hoạch hoá, yếu tố nạnnhn
Những bộ phận cấu thành nêu trên tạo nên đối tượng nghiên cứu củakhoa học tội phạm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động ảnh hưởng lẫn
Trang 28nhau Những loại đối tượng nghiên cứu này phản ánh nội dung nghiên cứu tộiphạm nói chung, cúng như khi nghiên cứu từng nhóm, từng loại tội phạm cụthể ở mỗi địa phương và trong mỗi thời gian nhất định.
Nếu xem xét các loại đối tượng nghiên cứu của tội phạm học trong mộttổng thể thì có thể nhận thấy rằng: các loại dối tượng nghiên cứu như Tìnhtrạng tội phạm, nguyên nhân và điều kiện tội phạm và nhân thân người phạmtội cho phép xác định tính chất, mức độ tội phạm, nguyên nhân điều kiện của
nó, các quy luật phát sinh, phát triển và tồn tại của tội phạm Còn đối tượngnghiên cứu cuói cùng, phòng ngừa tội phạm, là cách thức tác động với tộiphạm, nguyên nhân, điều kiện của nó nhằm hạn chế, tiến tới loại bỏ hiệntượng này kỏi đời sống xã hội, đó cũng là mục đích nghiên cứu của khoa họcTội phạm học
1.3 Hệ thống Tội phạm học
Quan điểm hệ thống là một trong những quan điểm phổ biến được sửdụng trong khoa học Ý nghĩa tác dụng của nó đối với nghiên cứu là giúp chochúng ta nghiên cứu và nhận thức vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống,lôgíc về nội dung và hình thức của vấn đề, qua đó phát hiện, bổ sung và làmsáng tỏ những vấn đề trong nội dung nghiên cứu Tội phạm học, giúp chúng tanhận thức có hệ thống về môn học này
Hệ thống khoa học tội phạm được xây dựng trên hai cơ sở chính: Theođối tượng nghiên cứu và heo mức độ tổng quát các thông tin tư liệu khoa học
Trang 29+ Nhân thân người phạm tội.
+ Phòng ngừa tội phạm nói chung và các loại tội phạm cụ thể
Tổng hợp các kiến thức về các mặt nói trên tạo thành môn khoa họchoàn chỉnh – Tội phạm học
b Theo mức độ tổng hợp các thông tin, tài liệu đã được nghiên cứu thuthập, tích luỹ trong quá trình nghiên cứu, người ta chia toàn bộ môn khoa họcthành 2 phần: Phương pháp lý luận chung (phần chung) và phần lý luận vềcác loại tội phạm cụ thể (phần cụ thể)
- Trong phần chung được trình bày các quan điểm, quan niệm, kháiniệm và các vấn đề có liên quan đến Tội phạm học Ở phần này bao gồn cócác nội dung sau:
+ Khái niệm, đối tượng, hệ thống Tội phạm học
+ Phương pháp luận trong nghiên cứu Tội phạm học và nhiệm vụ củanó
+ Mối quan hệ giữa Tội phạm học và các ngành khoa học khác
+ Tình hình nghiên cứu và phát triển của Tội phạm học ở Việt nam vàtrên thế giới
+ sự khác nhau giữa Tội phạm học XHCN và Tội phạm học tư sản.+ Lý luận chung về tình trạng, cấu trúc, động thái tội phạm
+ Lý luận chung về nhân thân người phạm tội
+ Lý luận chung về nguyên nhân và điều kiện của Tình trạng tội phạm
và tội phạm cụ thể
+ Vấn đề phòng ngừa tội phạm
+ Dự báo tội phạm
+ Thông tin Tội phạm học
Những vấn đề trên dược trình bày một cách khái quát đi sâu về mặt lýluận cơ bản có tính hướng dẫn cho việc nghiên cứu cụ thể Điều đó giúp
Trang 30chúnh ta nhận thức một cách tổng quát về toàn bộ nội dung môn học trong đó
có các quan điểm, khái niệm cơ bản về các sự vật hiện tượng và quá trình xãhội liên quan đến Tội phạm học
Trong phần cụ thể đượch đi sâu nghiên cứu đặc điểm và các biện phápphòng ngừa từng loại tội phạm cụ thể Việc phân chia ra các loại tội phạm cụthể để đi sâu nghiên cứu là cần thiết, tuy nhiên các loại tội phạm cụ thể rất đadạng Nếu phân tích chúng để nghiên cứu trong các tài liệu Tội phạm học thìrất rộng và phức tạp, mặt khác có thể dẫn đến trùng lặp các nội dung nghiêncứu như đặc điểm tính chất và biện pháp phòng ngừa tội phạm Vì vậy, cầnthiết phải tập hợp các loại tội phạm theo từng nhóm có tính chất, mức độ,hành vi, chủ thể hoặc khách thể xâm hại tương tự giống nhau để nghiên cứu
và soạn thảo biện pháp phòng ngừa cụ thể
Việc phân chia các nhóm tội phạm để nghiên cứu trong Tội phạm học
có nhiều cách khác nhau
+ Theo mục tiêu cuộc đấu tranh chống tội phạm đã được đề cập trongcác văn bản tài liệu ở Việt nam, có thể phân chia các nhóm tội phạm: tộiphạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội,tội phạm kinh tế, tội phạm về ma tuý…
+ Theo mức độ về lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội có: tộiphạm cố ý và tội phạm vô ý
+ Theo tính chất phạm tội có nhóm phạm tội lần đầu và tái phạm
+ Căn cứ vào đặc điểm nhân thân người phạm tội chia ra: tội phạmthanh niên, tội phạm phụ nữ, tội phạm vị thành niên, tội phạm chức vụ…
+ Căn cứ vào khách thể xâm hại, đối tượng bị tội phạm tấn côngcó thểchia ra các nhóm sau:
Trang 31Tội phạm xâm phạm sở hữu (tài sản XHCN, tài sản riêng công dân); tộiphạm xâm phạm tính mạng sớc khoả, nhân phẩm, danh dự con người; tộiphạm xâm phạm trật tự công cộng….
Như vậy, có nhiều cách chia nhóm các loại tội phạm để nghiên cứu cònphụ thuộc các nhu cầu cụ thể của từng lĩnh vực, từng thời gian, từng địaphương, quá trình đấu tranh chống tội phạm và phòng ngừa ngăn chặn chúng.Đối với lực lượng cảnh sát nhân dân, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là đấutranh chống tội phạm hình sự, thì cần thiết phải đi sâu nghiên cứu theo cácnhóm tội phạm sau đây:
1 Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ và danh dự, nhân phảmcủa con người
2 Các tội phạm xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân
3 Các tội phạm xâm phạm sở hữu
4 Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
5 Các tội phạm về ma tuý
6 Các tội phạm xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng
7 Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính
8 Các tội phạm về chức vụ
Ngoài ra, trong tình hình hiện nay đòi hỏi tập ttrung nghiên cứu vàomột số loạ tội phạm nổi lên như: Tội phạm do người chưa thành niên gây ra,tội phạm bạo lực, tội phạm có tổ chức, tội phạm quốc tế…
Trong mỗi loại, nhóm tội phạm đặt ra nghiên cứu cần thiết phải đề cậpđược các nội dung cơ bản là:
+ Tình trạng cấu trúc, diễn biến tội phạm trong phạm vi nhất định vềkhông gian và thời gian
+ Đặc điểm nhân thân người phạm tội
+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội
Trang 32+ Biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm.
Xem xét lý luận Tội phạm học một cách có hệ thống như trên là cầnthiết Đối chiếu với trình độ phát triển lý luận Tội phạm học ở nước ta nóichung, so với các khoa học xã hội khác có thể nhận thấy rằng: Việc nghiêncứu của chúng ta còn chưa theo một hệ thống hoàn chỉnh, còn coi nhẹ việcnghiên cứu hoàn thiện lý luận chung, chưa tổng kết đầy đủ các kinh nghiệm
về nghiên cứu và các kiến thức trong lĩnh vực này Chúng ta thường chỉ chú ýtập trung vào các đối tượng cụ thể trong từng lĩnh vực, từng địa phương vìvậy dẫn đến tình trạng nghiên cứu phiến diện, tài liệu tản mạn, chưa tích luỹ
để khái quát những vấn đề về lý luận có tính bao quát Trên cơ sở xem xét hệthống Tội phạm học cần phải suy nghĩ mở ra phương hướng nghiên cứu đúngđắn, toàn diện trong lính vực khoa học này
1.4 Nhiệm vụ của Tội phạm học
Là một môn khoa học cụ thể, độc lập Tội phạm học phải có nhiệm vụriêng của mình Xác định đúng đắn phạm vi nhiệm vụ của Tội phạm học là cơ
sở để nghiên cứu, phát hiện, tích luỹ và hệ thống những kiến thức khoa học cóliên quan đên tội phạm, xác định đúng vị trí phương hướng hoạt động của các
cơ quan Nhà nước và xã hội, đội ngũ cán bộ lý luận và nhân viên thực tếtrong việc tham gia vào lĩnh vực khoa học này
Nhiệm vụ của Tội phạm học là những công việc cần phải tiến hành,trong hoạt động nghiên cứu khoa học Tội phạm học để đạt mục đích pháttriển và hoàn thiện hệ thống lý luận khoa học về tội phạm, tác động 1 cách cóhiệu quả với thực tế cuộc đấu tranh chống các loại tội phạm, tích cực phòngngừa không để tội phạm xảy ra, xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện phạm tội trong
xã hội của chúng ta
Trang 33Xuất phát từ nhiệm vụ của một ngành khoa học, từ thực tế đấu tranhphòng ngừa tội phạm và tình hình phát triển Tội phạm học Việt nam hiện nay,nhiệm vụ của Tội phạm học ở Việt nam được đặt ra như sau:
- Một là, nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về Tình trạng tộiphạm xảy ra ở Việt nam, xác định rõ bản chất của nó, làm rõ nguyên nhân,điều kiện tội phạm và các vụ việc phạm tội cụ thể, dự báo Tình trạng tội phạm
và đề xuất biện pháp phòng ngừa, không để tội phạm nảy sinh và phát triển
- Hai là, trên cơ sở nghiên cứu nắm vững bản chất hiện tượng tội phạm,nguyên nhân và điều kiện của nó, mối quan hệ của hiện tượng tội phạm vứicác hiện tượng xã hội khác xây dựng các luận cứ khoa học vững chắc cho cácđường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KT – XH nói chung
và chính sách trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm hình sự trong mỗi giaiđoạn phát triển xã hội
- Ba là, hoàn thiện hệ thống lý luận Tội phạm học, xây dựng Tội phạmhọc trở thành môn khoa học độc lập phong phú, phù hợp với điều kiện ở Việtnam tiếp thu đầy đủ các thành tựu tiến tiến nhất của tội phạm học các nướctrên thế giới, tích cực đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, quan điểm
Tư sản trong lĩnh vực nghiên cứu tội phạm
- Bốn là, đảm bảo sử dụng và ứng dụng các kiến thức thành tựu khoahọc vào thực tế công tác đấu trang phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, giáo dụccảm hoá người phạm tội, nâng cao hiệu quả của các biện pháp, phương tiệnphòng ngừa tội phạm trong mỗi lĩnh vực hoạt động của xã hội
Như vậy có thể thấy rằng: trong điều kiện nước ta hiện nay nhiệm vụTội phạm học rất nặng nề để thực hiện được các nhiêm vụ đã đặt ra, trước hếtđòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn vị trí quan trọng của môn khoa họcnày, phải có phương hướng hoạt động rõ ràng, phù hợp, phải có sự tham giađông đảo của đội ngũ cán bộ khoa học và các nhân viên thực hành đang làn
Trang 34nhiệm vụ phòng ngừa, điều tra, xử lý tội phạm, có sự quan tâm của các tổchức Đảng, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội trong quá trình thựchiện nhiệm vụ Tội phạm học hiện nay của nước ta.
1.5 Mối qun hệ của Tội phạm học với các lĩnh vực khoa học khác.Mỗi khoa học được phát triển như một quá trình Trong quá trình đó có
sự tiếp thu, sử dụng và phát triển thành tựu của các lĩnh vực khoa học khác
Vì vậy cáclĩnh vực khoa học trong chừng mực nào đó đều có liên quan vớinhau Tội phạm học cũng vậy, nó cdó liên quan đến những lĩnh vực khoa họckhác
Tuy nhiên có thể thấy rằng: Tội phạm học nghiên cứu về hiện tượng tộiphạm có tính xã hội; các nguyên nhân điều kiện tội phạm được chứng minh lànhững hiện tương xã hội tiêu cực tác động đến hành vi của con người phạmtội Những biện pháp được soạn thảo để sử dụng trong phòng ngừa tội phạmphải phù hợp với điều kiện xã hội và suy đến cùng do chính con người tổchức thực hiện trong thức tế hoạt động trong xã hội Vì vậy khi xem xét mốiquan hệ của Tội phạm học với các khoa học khác trước hết cần phải xác định
nó là một khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, có quan hệ một cáhc chặtchẽ và trực tiếp với các ngành khoa học thuộc lĩnh vực xã hội như Triết học,Kinh tế học, Xã hội học và các lĩnh vực của khoa học luật…dưới đây chỉ đềcập đến mối quan hệ của Tội phạm học với một số lĩnh vực khoa học có quan
hệ gần gũi thiết thực nhất
1.5.1.Tội phạm học với xã hội học
Xã hội học là một khoa học nghiên scứu xã hội Mác và Angghel đãsáng tạo ra một khoa chân chính nghiên cứu xã hội và quy luật phát triển của
xã hội mà chúng ta gọi là xã hội Macxit Theo quan điểm này phương thứcsản xuất của cải vật chất quyết định sự phát triển của xã hội, các quan hệ sảnxuất, quan hệ kinh tế tạo thành nền tảng của đời sống chính trị và tinh thần
Trang 35của xã hội Mỗi thời kỳ lịch sử phát triển của xã hội có quy luật riêng của nó
mà trong đó các quá trình xã hội, các yếu tố cấu thành của nó cũng có nhữngquy luật phụ thuộc nhất định trong một hình thái kinh tế xã hội Xã hội họcnghiên cứu các hiện tượng xã hội như cấu trúc xã hội trình đô lao động, trình
độ nhận thức văn hoá, nhu cầu sinh hoạt, nghỉ ngơi, phong tục, tập quán, điềukiện cuộc sống của nhân dân, nghiên cứu các hiện tượng tiêu cực phổ biếnnhư: nghiện rượu, cờ bạc, mại dâm… nhằm phát hiện những sơ hở thiếu sótcủa cơ chế hoạt động xã hội, nhược điểm trong tính cách con người, từ đó đềxuất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng và ban hành các chínhsách xã hội phù hợp với sợ phát triển xã hội Các thông tin được cung cấp từ
xã hội học phục vụ cho Tội phạm học nghiên cứu, xác định nguyên nhân điềukiện phạm tội và tính cách cá nhân con người có đức tính phù hợp với yêu cầuphát triển xã hội Ngược lại, mhững thông tin và kết luận dánh giá cụ thể củaTội phạm học về Tình trạng tội phạm, cấu trúc tội phạm và nguyên nhân điềukiện phạm tội…giúp cho các nhà nghiên cứu xã hội học phân tích nắm vữngmối quan hệ giữa tội phạm và các hiện tượng xã hội tiêu cực khác và đề xuấtbiện pháp phòng ngừa ngăn chặn bằng các biện pháp xã hội Ngoài ra trên lýluận cũng như trong thực tế nghiên cứu tội phạm, hàng loạt các biện phápnghiên cứu của xã hội học đã được sử dụng như: quan sát, thực nghiệm,phỏng vấn, phiếu điều tra…
1.5.1 Tội phạm học và khoa học luật hình sự
Giữa Tội phạm học và khoa học luật hình sự có mối quan hệ trực tiếp
và đa dạng Điều đó xuất phát từ những điểm đồng nhất giữa chúng như: có
sự giống nhau về phương pháp luận nhận thức hiện tượng tội phạm, cùng sửdụng thôngá nhất một số khái niệm (như tội phạm, phạm tội, tội phạm là hiệntượng xã hội mà bản chất của nó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm
Trang 36đến quyền lợi chung của xã hội ) Mối quan hệ đó được biểu hiện trên các mặtsau đây:
- Khoa học luật hình sự nghiên cứu và nêu ra các khái niệm chặt chẽ vềtội phạm, phạm tội, người phạm tội…và xác định các đặc điểm pháp lý củatội phạm, người phạm tội Dựa trên cơ sở đó, Tội phạm học nghiên cứu, phântích đánh giá về hiện tượng tội phạm, nguyên nhân điều kiện của nó
- Luật hình sự quy định các hành vi nguy hiệm cho xã hội đượccoi là tội phạm, các chế tài hình phạt đối với người phạm tội và bắt buộc mọingười thi hành nghiêm ngặt Điều đó mang ý nghĩa sâu sắc, nó tác động đếnđông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt với những người có ý định phạm tội
Vì vậy trong Tội phạm học, người ta thường đề cập đến vấn đề: pháp luật nóichung và luật hình sự nói riêng là phương tiện hiệu nghiệm trong hoạt độngphòng ngừa tội phạm
- Sự tác động trở lại của Tội phạm học đối với khoa học luật hình
sự ở chỗ: Tội phạm học cung cấp cho khoa học luật hình sự, cho những ngườilàm luật và ứng dụng pháp luật hình sự những thông tin cần thiết về mức độ,tính chất tội phạm, cấu trúc thành phần tội phạm, nguyên nhân, điều kiện tộiphạm nói chung và các tội phạm cụ thể Điều đó cho phép các nhà nghiên cứuluật hình sự đề xuất và soạn thảo các quy định về hành vi phạm tội và cáchình phạt phù hợp với nó Mặt khác, việc nghiên cứu đánh giá Tình trạng tộiphạm, nguyên nhân điều kiện của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việcphân tích, giải thích lý lẽ đối với các quy định của pháp luật hình sự, chẳnghạn những vấn đề về tái phạm, tội phạm nghiêm trọng rất nghiêm trọng…
1.5.3 Tội phạm học và khoa học luật tố tụng hình sự
Luật TTHS quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố,xét xử và thi hành án, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan
hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tham gia Tội phạm học
Trang 37Luật TTHS cũng yêu cầu “trong quá trình tiến hành TTHS, cơ quan điều tra,VKS và toà án có nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân điều kiện phạm tội, yêu cầucác cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngănngừa” (điều 15 BLTTHS nước CHXHCNVN) Như vậy luật TTHS đã xácđịnh cơ sở pháp lý đối với việc tham gia của các chủ thể trong phòng ngừa tộiphạm, đảm bảo cho các chủ thể tham gia một cách có hiệu quả Chính trongquá trình tố tụng và tham gia tố tụng, các chủ thể có trách nhiệm nghiên cứu,cung cấp tài liệu về hiện tượng tội phạm, nguyên nhân điều kiện phạm tội,nhân thân người phạm tội Điều đó rất cần thiết cho Tội phạm học trong khixác định nguyên nhân, điều kiện của tội phạm nói chung và của hành vi phạmtội cụ thể
Tội phạm học xem xét các quy định của BLTTHS như là biệnpháp đặc trưng trong phòng ngừa tội phạm Ngược lại nó cung cấp những tàiliệu cụ thể chính xác về nguyên nhân điều kiện phạm tội, nhân thân ngườiphạm tội giúp cho các chủ thể tiến hành tố tụng, có sở khoa học sác đángtrong khi tiến hành công việc của mình
1.5.4 Tội phạm học và khoa học luật hành chính
Mặc dù có sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu và tác động, ví
dụ Tội phạm học xem xét khái niệm về Tình trạng tội phạm, người phạmtội…còn khoa học luật hành chính có khái niệm về hành vi vi phạm pháp luật,người vi phạm pháp luật khác… nhưng hai lĩnh vực này có mối liên hệ mậtthiết với nhau
Khoa học luật hành chính đưa ra cho Tội phạm học những thôngtin, tài liệu về các vụ việc và con người vi phạm pháp luật hành chính, màtrong thực tế đấu tranh chống tội phạm chúng ta thường thấy chính những vụviệc vi phạm và con người vi phạm luật hành chính tạo thành nguồn bổ sungcho tội phạm, nhiều con người trước khi trở thành người phạm tội đã vi phạm
Trang 38pháp luật về hành chính Trên cơ sở đó Tội phạm học xem xét mối quan hệgiữa các hành vi vi phạm pháp luật và hành vi phạm tội, đề xuất các biện phápphòng ngừa, giáo dục, ngăn chặn các hành vi phạm tộ.
Mặt khác luật hành chính quy định chức năng, nhiệm vụ của các
cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các công dân trong lĩnh vực phòng ngừa
vi phạm pháp luật Trong khi đó, Tội phạm học nghiên cứu nhiệm vụ, nộidung và kết quả hoạt động của các tổ chức này trong hoạt động phòng ngừa viphạm pháp luật, nghiên cứu mối quan hệ giữa phòng ngừa tội phạm và phòngngừa các vi phạm khác Trên cơ sở đó đánh giá ưu, nhược điểm, thiếu sót củahoạt động này, xây dựng các phương án, kế hoạch tổng hợp phòng ngừa tộiphạm
1.5.5 Tội phạm học và khoa học điều tra tội phạm
Hai lĩnh vực này có cùng chung đối tượng nghiên cứu là tộiphạm như hiện tượng xã hội, gây nguy hiểm cho xã hội Tuy nhiên, phạm vimục đích đối tượng nghiên cứu cụ thể có khác nhau Nếu như tội phạm họcnghiên cứu hiện tượng tội phạm cần đi sâu làm rõ tình trạng, mức độ biểuhiện của tội phạm, nguyên nhân điều kiện phạm tội với mục đích phòng ngừachúng thì khoa học điều tra tội phạm lại đi sâu nghiên cứu các quy luật,phương thức, phương pháp và phương tiện hoạt động của bọn tội phạm, trên
cơ sở đó xây dựng soạn thảo biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật diều tra phù hợpnhằm mục đích phát hiện tội phạm một cách nhanh chóng, kịp thời
Mối quan hệ giữa hai ngành khoa học này thể hiện ở chỗ: trướchết, dựa vào kết quả nghiêm cứu của khoa học điều tra về âm mưu, phươngthức thủ đoạn hoạt động của bọn phạm tội, về các sơ hở thiếu sót của kỹ thuật
và chiến thuật điều tra Tội phạm học soạn thảo xây dựng hệ thống các biệnpháp phòng ngừa tội phạm nói chung và từng nhóm tội phạm cụ thể Trongđièu kiện hiện nay của nước ta có thể khẳng định rằng: sự phát triển nâng cao
Trang 39trình độ khoa học điều tra tội phạm, điều tra phát hiện nhanh chóng tội phạm
là một trong những biện pháp phòng ngừa thiết thực nhất, nhăn chặn kịp thờinhững người có ý định phạm tội và hậu quả đó do tội phạm có thể gây ra
Ngược lại, Tội phạm học cúng đóng vai trò vô cùng quan trọngvới khoa học điều tra tội phạm Kiến thức của Tội phạm học về nhân thânngười phạm tội, nguyên nhân điều kiện phạm tội, quá trình phát triển của hiệntượng tội phạm…tạo ra khả năng củng cố các vấn đề lý luận và thực tiễn khoahọc điều tra tội phạm Ví dụ khi khoa học điều tra nghiên cứu việc sử dụngcác chiến thuật điều tra khám phá, tìm kiếm thu thập tài liệu về hoạt độngphạm tội nhất thiết phải dự trên cơ sở tài liệu về cấu trúc tội phạm, diễn biến
và các tình huống tội phạm đã được nghiên cứu trong Tội phạm học Điều đóđảm bảo sử dụng hợp lý các phương tiện kỹ thuật và chiến thuật trong quátrình điều tra tội phạm, nâng cao hiệu quả của các chiến thuật điều tra tộiphạm
Tóm lại: trên cơ sở phân tích mối quan hệ của Tội phạm học vớicác lĩnh vực khoa học, ngành luật cụ thể cho chúng ta thấy rằng Tội phạm học
có liên quan đến nhiều môn khoa học khác và có thể khẳng định rằng khôngthể phát triển khoa học về tội phạm, nếu như không tính đến kết quả của cácmôn khoa học xã hội cơ bản đã nêu ở trên Ngược laị Tội phạm học cũngđóng vai trò tác dụng quan trọng đối với các môn khoa học khác
1.6 Vai trò của Tội phạm học trong công tác đấu tranh chống tộiphạm của lực lương Cảnh sát nhân dân
Khoa học nghiên cứu về tội phạm được bắt nguồn từ thực tiếnđấu tranh chống tội phạm nhằm đáp ứng nhu cầu đảm bảo hiệu quả của cuộcđấu tranh này Vì vậy Tội phạm học có vai trò rất quan trọng đối với cuộc đấutranh phòng, chống tội phạm của Nhà nước nói chung và của lực lượngCSND nói riêng
Trang 40Căn cứ vào nhiệm vụ của Tội phạm học và thực tiến đấu tranhphòng, chống tội phạm của lực lượng CSND cho thấy vai trò của Tội phạmhọc đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng CSNDđược thể hiện như sau:
a Trên cơ sở nghiên cứu nhận thức rõ về Tình trạng tội phạm vàthực tế biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng tội phạm nói chung và cácloại tội phạm cụ thể, Tội phạm học cung cấp những thông tin tài liệu làm luận
cứ quan trọng phục vụ cho việc xây dựng và ban hành những chủ trương,chínhh sách, biện pháp đấu trang phòng, chống tội phạm của Đảng, Nhà nướcta
Chúng ta biết rằng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhànước ta hoặc của ngành về lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm muốnđược ban hành và có giá trị thực tiễn cần phải căn cứ vào cơ sở khoa học nhấtđịnh Kết quả nghiên cứu của Tội phạm học chính là những cơ sở khoa họcquan trọng cần thiết để phục vụ cho việc đề ra mọi chủ trương chính sách,biện pháp trong lĩnh vực này Khi có các dữ liệu về Tình trạng tội phạm,những kinh nghiệm đấu tranh với tội phạm và những kết quả tổng kết các vấn
đề có liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm việc đề ra các chủtrương chính sách kẻ cả phạm vi rộng lớn hơn như các chính sách về pháttriển kinh tế, xã hội và chính sách đấu tranh phòng và chống tội phạm nóichung sẽ phù hợp đúng đắn với thực tiễn đấu tranh đảm bảo hiệu quả việc đấutranh
b Tội phạm học có tác động trực tiếp nhằm nâng cao hiệu quảcông tác thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng CSND
Trong tình hình hiện nay, nhờ có sự tìm tòi sáng tạo của conngười, các ngành khoa học đã phát triển vô cùng mạnh mẽ và nó đã trở thànhyếu tố quan trọng trực tiếp tác động vào quá trình lao động sản xuất và góp