1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế bài giảng thực hành hóa học theo hướng dạy học tích cực

13 2,7K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 79 KB

Nội dung

Thiết kế bài giảng thực hành hóa học theo hướng dạy học tích cực

Trang 1

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ :

I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Đối với các bộ môn khác như văn học, lịch sử, địa lí mà học sinh được

học ở trong chương trình THCS đã cung cấp cho các em những kiến thức hiểu

biết về đất nước, con người, xã hội thì môn hoá học cũng góp một phần quan

trọng cho sự phát triễn toàn diện của các em Môn hoá học giúp các em rất

nhiều trong thực tiễn, giúp các em giải thích các hiện tượng có thật xảy ra hàng

ngày Và đặc biệt môn hoá học trực tiếp giúp các em phát triễn về khoa học tự

nhiên trong đời sống

Là một giáo viên đứng lớp giảng dạy nhiều năm liền về bộ môn hoá học

THCS Bản thân tôi có sự băn khoăn về việc học tập của học sinh mình Hoá

học là môn học quan trọng trong chương trình giáo dục không kém gì môn học

khác như Văn, Sử, địa, Toán nhưng không hiểu sao tỉ lệ học sinh yếu kém

rất nhiều, mặc dù dụng cụ thí nghiệm, hoá chất khá đầy đủ, giáo viên cũng rất

nhiệt tình giảng dạy Trong khi lên lớp yêu cầu giải thích một hiện tượng nào

đó rất thực tế dù đã học ở lớp 8, lớp 9 mà các em vẫn không giải thích được

Vậy thì làm sao tiếp thu được những kiến thức cao hơn ,những hiện tượng phức

tạp hơn Đặc biệt ở các bài thực hành thì sự tự tiếp thu, tự giải thích của các em

càng khó khăn gấp bội Bởi vì các em học sinh và gáo viên chỉ tập trung vào lí

thuyết là chính mà chưa coi trọng tiết thực hành Trong lúc đó các kiến thức về

lí thuyết đã có trong sách giáo khoa hoặc những phản ứng đó do giáo viên cung

cấp học sinh chưa tạo cho mình có hướng nghiên cứu riêng dẫn tới rất thụ động

, rất nhàm chán Từ đó tôi đã tiến hành một số trắc nghiệm như sau :

Trong bộ môn hoá học em thích học những loại bài học nào ?

a/ Tìm hiểu định nghĩa, khái niệm

b/ Tìm hiểu về tính chất hoá học

c/ Tìm hiểu về các bài tập nhâïn biết các chất

d/ Bài thực hành hoá học

g/ Bài luyện tập

Qua trắc nghiệm cho thấy các em rất ngán tiết học thực hành Tại sao

vậy ?

Với trăn trở đó, và quá trình giảng dạy nghiên cứu Tôi đã tự rút ra một số kinh

nghiệm cho trong giảng dạy bài thực hành Hoá Học Trung học cơ sở

Trang 2

II/ MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI :

Đề tài này bản thân tôi muốn tìm hiểu và áp dụng sáng kiến để nâng cao

chuyên môn nghiệp vụ trong giảng dạy bài thực hành theo phương pháp tích

cực , để làm sao cho có kết quả tốt hơn Làm sao để học sinh khi nói đến bài

thực hành cũng muốn học, muốn thực hành trong môn Hoá Học

III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU TRONG QUÁ

TRÌNH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1/ Phương pháp đàm thoại

2/ Phương pháp gợi mỡ, nêu vấn đề

3/ Phương pháp trực quan , quan sát thực tế

4/ Cuối cùng tổng kết đánh giá

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I/ Cở sở lí luận chung để thiết kế bài thực hành hoá học theo hướng dạy học

tích cực

Khi thiết kế kế hoạch bài học gồm các bước chung nhưng có đặc trưng

riêng của bài thực hành hoá học

Để xác định mục tiêu của bài thực hành hoá học cần chú ý: Tham khảo

mức độ cần đạt của bài thực hành trong chương trình hoá học phổ thông và mục

tiêu của học sinh và giáo viên

+ Kiến thức: Học sinh cần biết được mục tiêu,cách tiến hành kỉ thuật thực

hiện mỗi thí nghiệm Học sinh củng cố khắc sâu tính chất của chất đã được học

trong bài lí thuyết

+ Kĩ năng: Học sinh được rèn kĩ năng tiến hành thí nghiệm cụ thể, đảm bảo

an toàn thành công

Qan sát ,miêu tả, giải thích được những hiện tượng và viết phương trình

hoá học minh hoạ

+ Thái độ: Tích cực,hợp tác,trung thực để thực hiện nhiệm vụ chung của cá

nhân và nhóm Có ý thức chống ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí và ô

nhiễm đất

BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP CHUNG Ở TRÊN LỚP

Trang 3

Giáo viên là người đứng ra tổ chức, điều khiển điều chỉnh, đồng thời

cũng là người bổ sung hoạt động của cá nhân và học sinh theo nhóm để thực

hiện được mục tiêu của phần thực hành của mỗi bài thực hành cụ thể

Ở đây học sinh rất dễ bị lệch hướng do đó giáo viên là người uốn nắn

kịp thời đòi hỏi có sự bao quát của giáo viên đối với các nhóm trong khi tiến

hành thí nghiệm các phần

Đây là bước rất quan trọng, học sinh có làm được thực hành hay không, mức

độ chính xác như thế nào, học sinh có thích làm thí nghiệm hay không, tự lực

quan sát khi làm thí nghiệm hay không Vì vậy rất cần sự nổ lực của hai phía

giáo viên và học sinh Nên tôi đã tách ra từng hoạt động cụ thẻ như sau:

* Hoạt động 1: Tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục tiêu, nội

dung ,cách tiến hành các thí nghiệm trong bài thực hành

- Học sinh báo cáo trước toàn lớp: Tên thí nghiệm, dụng cụ, hoá chất, cách

tiến hành và những điểm cần lưu ý

- Học sinh thảo luận, bổ sung, hoàn thiện

- Giáo viên kết luận trên bảng phụ hoặc hình vẽ Giáo viên hướng

dẫn cụ thể thông qua biểu diễn thí nghiệm (nếu cần)

* Hoạt động 2: Phân công nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm cụ thể

Giáo viên phải có sự phân công chỉ địmh từng công việc rõ ràng:

- Giáo viên chia nhóm phải phân công nhóm trưởng, thư kí của nhóm thí

nghiệm

- Học sinh tiến hành các hoạt động: Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện

tượn, ghi chép, giải thích và viết phương trình hoá học nếu có

- Giáo viên theo dõi , hướng dẫn và điều chỉnh giúp các nhóm

* Hoạt động 3: Viết tường trình thí nghiệm theo cá nhân Học sinh có thể

viết ngay tại lớp hoặc giao về nhà ( phụ thuộc vào bài thực hành )

* Hoạt động 4 : Học sinh làm vệ sinh, thu dọn dụng cụ, hoá chất đúng nơi

quy định ( tránh hao hụt mất mát )

* Hoạt động 5: Đánh giá :

Giáo viên nhận xét, đánh giá chung về tinh thần thái độ, kết quả bài

thực hành và rút kinh nghiệm chung cho cả lớp

Nếu có thể, giáo viên cho bài tập trắc nghiệm khách quan để kiểm tra kĩ

năng thí nghiệm của học sinh

II/ NỘI DUNG THIẾT KẾ BÀI THỰC HÀNH HOÁ HỌC CỤ THỂ

Trang 4

Trong chương trình Hoá Học THCS hiện nay số lượng bài thực hành được

nâng lên rất nhiều Chính vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được nghiên

cứu ,áp dụng được kĩ năng dễ dàng hơn về cách thiết kế kế hoạch của bài thực

hành theo quy trình chung ở trên, đã giúp tôi gặt hái được rất nhiều kết quả

Qua quan sát 4 lớp với 8 bài thực hành với hai dạng kiểu thiết kế kế hoạch bài

thực hành khác nhau Cụ thể sau:

* Thiết kế theo hướng tích cức ở trên * Thiết kế theo hướng

giáo viên biểu diễn:

-Học sinh tiến hành thành thạo thí nghiệm: 70 % - Chỉ là : 52%

- HS mô tả thí nghiệm , quan sát hiện tượng

sau thực hành là :80% - Chỉ là :71%

- Viết tường trình đạt điểm khá –giỏi là:65% - Chỉ là :51%

Từ thực tế khảo sát qua 6 bài thực hành hoá học của hai khối 8 và 9 cho thấy

:tiến hành theo kiểu thiết kế kế hoạch đã trình bày ở trên học sinh có bước

chuyển biến rõ rệt Trên cở sở đó tôi sẻ đưa ra ví dụ cụ thể về một bài thực

hành hoá học lớp 8 Đây là dạng thiết kế tôi đã áp dụng trong thực tiễn

Bài 6 :TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NƯỚC

• Bước 1/ Xác định mục tiêu của bài thực hành hoá học :

* Kiến thức :

- Học sinh nêu được mục tiêu, cách tiến hành ,kĩ thuật thực hành 3 thí

nghiệm :Nước tác dụng với Natri; Nước tác dụng với vôi sống ; Nước tác dụng

với điphôtpho penta oxit

- Học sinh được củng cố , khắc sâu thêm tính chất hoá học của nước Ngoài ra

bước đầu biết rõ hơn một tính chất hoá học của kim loại natri, Oxit bazơ CaO

Oxit axit P2O5 , Bazơ Ca(OH)2 , Axit H3PO4

* Kĩ năng :

- Học sinh được rèn kĩ năng tiến hành thí nghiệm cụ thể, bảo đảm an toàn

thành công : Kĩ năng tiến hành thí nghiệm với natri, với vôi sống, điều chế P2O5

tác dụng với nước

- Quan sát, mô tả, giải thích được hiện tượng và viết phường trình hoá học minh

hoạ Nước tác dụng với : kim loại , oxit bazơ, oxit axit

* Thái độ :

- Tích cực, hợp tác, báo cáo trung thực kết quả của nhóm về 3 thí nghiệm

- Chú ý bảo vệ môi trường : Có bông tẩm nước vôi để đậy nút bình đốt

phốtpho, mở cửa sổ để thông gió

- Dùng sản phẩm của thí nghiệm 1 và 2 để trung hoà axit ở thí nghiệm 3

• BƯỚC 2: Xác định định hướng phương pháp chung ở trên lớp

Trang 5

Giáo viên tổ chức, điều khiển, điều chỉnh hoạt động của cá nhân học

sinh theo nhóm để thực hiện được mục tiêu của bài thực hành đã nêu trên

• BƯỚC 3: Thiết kế hoạt động của bài thực hành :

+ Hoạt động 1:Tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục tiêu, nội dung ,cách

tiến hành các thí nghiệm trong bài thực hành

- Giáo viên yêu cầu đại diện 1-2 nhóm học sinh báo cáo trước toàn lớp về 3

thí nghiệm : Tên thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, hoá chất thí nghiệm, cách tiến

hành , những điểm cần lưu ý

- Học sinh khác lắng nghe thảo luận , bổ sung , hoàn thiện

- Giáo viên kết luận trên bảng phụ hoặc tranh vẽ Giáo viên hướng dẫn cụ

thể thông qua biểu diễn thí nghiệm 1, thí nghiệm 2, thí nghiệm 3 Sau đó chốt

lại các kết luận là :

+ THÍ NGHIỆM 1:

Hoá chất : Natri, nước

Dụng cụ : Dao, contogut

Chú ý : Thấm khô dầu ở mẫu natri , kích thước bằng đầu que diêm Giấy lọc

gấp khum, thấm nước để trên một chiếc đĩa sứ nhỏ rồi mới thả natri vào

+ THÍ NGHIÊM 2:

Hoá chất :Vôi sống, nước vôi, dung dịch phênolphtalêin hoặc giấy quỳ tím

Dụng cụ : Muỗng xúc hoá chất, bát sứ nhỏ

Chú ý : Chỉ lấy lượng nhỏ vôi sống Trong thực tế tôi vôi, cho vôi sống vào

hố nước mà không dội nước vào vôi sống

+ THÍ NGHIỆM 3 :

Hoá chất : Phốt pho đỏ, nước khí, oxi , giấy quỳ tím

Dụng cụ : muỗng xúc hoá chất, lọ thuỷ tinh có nút đậy

Chú ý: Chỉ lấy lượng nhỏ photpho đỏ Chuẩn bị nút bông có tẩm nước vôi để

đậy nút lọ sau phản ứng

* Hoạt động 2: Phân công nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm cụ thể

Giáo viên chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí của nhóm thí

nghiệm

- Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với Natri

Hiện tượng: Có ngọn lửa bùng cháy

2H2O(l) + 2Na(r) 2NaOH(dd) + H2 (k)

Phản ứng toả nhiều nhiệt làm khí hiđrô bốc cháy trong không khí do phản

ứng :

2H2(k) + O2(kk) 2H2O(h)

- Thí nghệm 2: Nước tác dụng với CaO

Dung dịch nước vôi làm quỳ tím hoá xanh

Trang 6

H2O(l) + CaO(r,trắng) Ca(OH)2(dd).

Dung dịch Ca(OH)2 làm quỳ tím hoá xanh, làm phênolphtalêin ngảõ sang

màu đỏ

- Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với P2O5

4P(r,đỏ) + 5O2 (k) 2P2O5 (r,trắng)

3H2O(l) + P2O5 (r,trắng) 2H3PO4(dd)

Dung dịch H3PO4 làm quỳ tím hoá đỏ

* Viết tường trình thí nghiệm theo cá nhân Giáo viên cho học sinh viết tại

lớp hoặc giao về nhà theo mẫu sau:

Họ và tên:

Lớp :

Nhóm :

Bài thực hành 6: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NƯỚC

hành Hiện tượngquan sát Giải thích hiệntượng Viếtphương

trình 1.Nước tác

dụng với natri

2.Nước tác

dụng với CaO

3.Nước tác

dụng với P2O5

* Hoạt động 4: Học sinh làm vệ sinh, thu dọn dụng cụ hoá chất đúng nơi

qui định

* Hoạt động 5: Đánh giá :

- Giáo viên nhận xét, đánh giá về tinh thần thái độ của các nhóm

trong quá trình thực hành

- Nhận xét kết quả thực hành

- Rút kinh nghiệm nếu có

Để khắc sâu kiến thức bài thực hành Giáo viên cho trắc nghiệm khách

quan để kiểm tra kĩ năng thực hành thí nghiệm của học sinh :

Ví dụ: Trong thí nghiệm 1: Giấy lọc bùng cháy là do phản ứng trực tiếp

của :

A Natri phản ứng với nước

B Natri phản ứng với oxi không khí

C Natri phản ứng với hiđrô

Trang 7

D Hiđrô phản ứng với oxi không khí Khi thiết kế kế hoạch theo hướng trên đã tạo cho học sinh không thấy khó

khăn trong giờ thực hành hoá học, các em học say mê theo hướng tự giác, tự

nghiên cứu và nhiệt tình đem lại kết quả cao hơn

III/ KẾT QUẢ ÁP DỤNG :

Sau khi thực hiện thiết kế kế hoạch bài thực hành trên đem lại những

biến đổi rõ rệt trong học tập từ phía học sinh Các em đã tự mình tiến hành thí

nghiệm, biết cách quan sát thí nghiệm Giải thích hiện tượng và biết được sản

phẩm sau phản ứng xảy ra và hoàn thành được phương trình hoá học chính xác

Vì vậy các em rất muốn học tiết thực hành, thí nghiệm tránh sự nghi ngờ về lí

thuyết đã học

Cùng với sự nhiệt tình giảng dạy, sự giúp đỡ của phòng thí nghiệm,bản

thân tôi đã thể hiện cách thiết kế kế hoạch bài thực hành nhằm phát huy

phương pháp dạy học tích cực để đạt kết quả cao Chính vì vậy mà khi tiến

hành bài thực hành hoá học lấy điểm một tiết của 2 học kì hoá 8 và 9 như sau :

KHỐI 9: KHỐI 8:

-Điểm: 9 = 13 % -Điểm : 9= 11 %

-Điểm: 7 -8 = 60 % -Điểm: 7- 8= 50,3 %

-Điểm: 5- 6 =18,6 % -Điểm : 5-6= 28,6 %

-Điểm: 3-4 = 8,9 % -Điểm :3-4 = 10,1 %

Trên đây là kết quả thu được qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.Tuy

nhiên mới là những áp dụng ban đầu nhưng đã thấy được sự chuyển biến tích

cực trong học tập từ phía học sinh khi thực hành thí nghiệm

C/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ :

Trong quá trình tòi sáng kiến thiết kế kế hoạch bài thực hành ở trên Tôi

tự thấy mình nâng cao được phần nào về chuyên môn nghiệp vụ Măït khác chất

lượng bộ môn cũng được nâng lên, đồng thời cải tiến được phương pháp dạy

học theo hướng tích cực Trong học tập làm cho tâm lí người học không nặng nề

và dụng cụ thí nghiệm được sử dụng ,phát huy tối đa, đồng thời phát huy khả

năng sáng tạo của học sinh Bước đầu tập cho các em làm việcvà học tập có

khoa học

Tuy vậy tôi vẫn mong được sự góp ý rất nhiều của quý đồng nghiệp, quý

lãnh đạo, quý ngành …xây dựng, đóng góp để cho sáng kiến kinh nghiệm của

tôi được hoàn thiện đầy đủ hơn, hiệu quả hơn Để có thể áp dụng vào việc thiết

kế kế hoạch của bài thực hành Hoá Học ở trường Trung học cơ sở có kết quả

tốt hơn đáp ứng yêu cầu và mục tiêu giáo dục của ngành đề ra Đồng thời góp

Trang 8

phần vào đổi mới phương pháp dạy học tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội

ngày càng cao

Người thưcï hiện :

Trang 9

BẢN TÓM TẮT A/ ĐẶT VẤN ĐỀ :

I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Là một giáo viên giảng dạy nhiều năm liên về bộ môn hóa học THCS Bản

thân tôi rất băn khoăn về việc học tập của học sinh mình , đặc biệt là những bài

thực hành hóa học Sự tiếp thu giải thích của học sinh rất khó khắn Khẳ năng

tự làm thực hành của các em rất yếu , trong lúc đó các dụng cụ , hóa chất phục

vụ cho thực hành khá đầy đủ Điều đó cho thấy sự hạn chế của học sinh phần

nào có liên quan đến giáo viên đó là : chưa đấu tư nhiều vào tiết thực hành thực

hành chưa phát huy được tính tích cực của học sinh Từ đó tôi đã rút ra cho mình

một sáng kiến là phải thiết kế kế hoạch bài thực hành theo phương pháp tích

cực

II/ MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI :

Muốn áp dụng dạng thiết kế kế hoạch bài thực hành theo hướng tích cực để

nâng cao chất lượng trong dạy và học làm sao để tạo cho học sinh có tâm lý

muốn học bài thực hành hóa học và phát huy khả năng sáng tạo của các em

III/ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :

1 Phương pháp đàm thoại

2 Phương pháp phỏng vấn

3 Phương pháp trực quan (làm thí nghiệm cụ thể )

4 Cuối cùng tổng kết , đánh giá

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG ĐỂ THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI THỰC HÀNH

HÓA HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC

Bước 1/ xác định mục tiêu của bài thực hành háo học :

+ Kiến thức :

Biết thực hành các thí nghiệm trong bài thực hành Củng cố ,khắc sâu

tính chất của chất đã học ở lý thuyết

+ Kĩ năng :

Rèn luyện kĩ năng thực hành ,quan sát ,mô tả và viết phương trình hoa

shocj minh họa

+Thái độ :

Tích cực hợp tác ,trung thực với kết quả thực hành vaqf biết phòng chống

ônhiễm môi trường

BƯỚC 2/ Xác định định hướng phương pháp chung ở trên lớp

Giáo viên là người đứng ra tổ chức , điều khiển , điều chỉnh ,cũng là

người bổ sung các hoạt động của học sinh

BƯỚC 3/ Thiết kế các hoạt động của bài thưcï hành :

Trang 10

Đây là phần quan trọng đã để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh vì

vậy cần tách ra các hoạt động cụ thể :

Hoạt động 1: Học sinh tìm hiểu mục tiêu , nội dung , cách tiến hành thí

nghiệm trong bài thực hành

Hoạt động 2: Phân công nhóm học sinh tiến hành từng thí nghiệm cụ thể:

+ Thí nghiệm 1:

+ Thí nghệm 2

+ Thí nghiệm 3:

Hoạt động 3: Viết tường trình thí nghiệm theo cá nhân

Hoạt động 4:Làm vệ sinh và cất dụng cụ hóa chất đúng nơi quy định

Hoạt động 5:Đánh giá quá trình thực hành :

-Về tinh thần thái độ , ý thức thực hành

II/ ÁP DỤNG VÀO BÀI THỰC HÀNH CỤ THỰC HÀNH CỤ THỂ

Bài thực hành 6 : TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NƯỚC

Bước 1/ Xác định mục tiêu của bài thực hành hóa học

Bước 2/ Xác định định hướng phương pháp chung ở trên lớp

Bước 3/ Thiết kế các hoạt động của mỗi bài thực hành ;

+Hoạt động1:tìm hiểu mục tiêu,cách tiến hành thí nghiệm

+Hoạt động2: tiến hành 3 thí nghiệm cụ thể:

+Hoạt động3:Viết tường trình theo mẫu :

+Hoạt động4: Làm vệ sinh thu dọn dụng cụ, hóa chất

+Hoạt động5: Đánh giá : Giáo viên đánh giá chung (riêng nếu cần)

III/KẾT QUẢ ÁP DỤNG:

Học sinh tiến hành thành thạo thí nghiệm, Biết quan sát giải thích, viết

phương trình chính xác.Tạo hứng thú cho học sinh và chất lượng nâng lên rõ rệt

C/ KẾT LUẬN:

Giáo viên được nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cải tiến được phương

pháp dạy học theo hướng tích cực đáp ứng nhu cầu hã hội

Học sinh phát huy khả năng sáng tạo ,Tâm lý học không nặng nề

Tuy nhiên bản thân tôi vẫn mong muốn được sự góp ý của quý đồng

nghiệp ,Lãnh đạo để sáng kiến kinh nghiệm hoàn thiện ,đầy đủ và hiệu quả

hơn

Người thự hiện :

BẢN TÓM TẮT

Ngày đăng: 21/04/2013, 10:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w