1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lãi suất trên thị trường tài chính việt nam năm 2012

19 277 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 24,24 KB

Nội dung

Âm thầm, lặng lẽ nhưng cuộc chạy đua lãi suất tiết kiệm tiền đồng giữa các ngân hàng để huy động vốn trong năm 2011 diễn ra vô cùng quyết liệt, trong đó có sự tham gia của cả các ngân hà

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được

rõ rằng tăng trưởng kinh tế là một trong những điều kiện tiên quyết để nâng cao vị thế của nước nhà trên trường quốc tế Trong những thập

kỷ gần đây, vấn đề tăng trưởng kinh tế không chỉ đặt ra ở những nước đang phát triển mà còn đối với cả những nước phát triển

Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam cũng không đứng ngoài xu hướng này Năm 2011 đã trôi qua, dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã có tác động khá rõ nét đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tài chính ngân hàng Âm thầm, lặng lẽ nhưng cuộc chạy đua lãi suất tiết kiệm tiền đồng giữa các ngân hàng để huy động vốn trong năm 2011 diễn ra vô cùng quyết liệt, trong đó có sự tham gia của cả các ngân hàng nhỏ và ngân hàng lớn, ngân hàng mới thành lập và cả những ngân hàng đã có uy tín hoạt động nhiều năm Lãi suất là một

Trang 2

biến số phức tạp không những về kỹ thuật tính toán, mà còn cả về vấn

đề xác định những nhân tố ảnh hưởng, dự báo và hoạch định chính sách lãi suất Diễn biến của lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày của mỗi chủ thể kinh tế Nó tác động đến những

quyết định của cá nhân như chi tiêu, để dành, mua nhà hay mua trái phiếu hay gửi tiền vào một tài khoản nhất định Lãi suất cũng tác động đến những quyết định kinh tế của các doanh nghiệp như: dùng tiền để đầu tư mua trang thiết bị mới cho các nhà máy hoặc bỏ vào tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng Do những ảnh hưởng đó, lãi suất được coi là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế và diễn biến của nó được đưa tin hầu như hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng Và đó cũng chính là những lí do khiến em quyết định lựa chọn đề tài: ”Tác động của lãi suất tại Việt Nam trong năm 2011 dự báo xu hướng biến động của lãi suất trong năm 2012”

Trang 3

Trong Tiểu luận này chúng em sẽ trình bày rõ những biến động của lãi suất trong năm qua, nguyên nhân của sự biến động ấy Trên cơ

sở đó chúng em xin được đưa ra một số dự báo về tình hình lãi suất trong năm 2012 kết hợp với ý kiến của một số chuyên gia kinh tế, từ

đó đề xuất một số giải pháp để thực hiện những mục tiêu trên

Mặc dù có nhiều cố gắng song Tiểu luận của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để Tiểu luận của chúng em ngày càng hoàn thiện

Xin chân thành cảm ơn!

Những vấn đề cơ bản về lãi suất

Định nghĩa

Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian nhất định (ngày, tuần, tháng hay năm)

Trang 4

Đặc điểm.

Không biểu diễn dưới dạng số tuyệt đối, biểu diễn dưới dạng tỷ

lệ phần trăm (%)

Hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng

Có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của các chủ thể kinh tế

Phân loại

Có nhiều căn cứ khác nhau để phân loại lãi suất Cụ thể là:

Căn cứ vào nghiệp vụ ngân hàng:

Lãi suất tiền gửi ngân hàng: là lãi suất ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi vào ngân hàng

Lãi suất tín dụng ngân hàng: lãi suất màn người đi vay phải trả cho ngân hàng

Trang 5

Lãi suất chiết khấu: Áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của ngân hàng

Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất áp dụng khi ngân hàng trung ương cho các ngân hàng trung gian vay dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng này

Lãi suất liên ngân hàng: lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng

Lãi suất cơ bản: là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ

sở để ấn định mức lãi suất kinh doanh của mình Lãi suất cơ bản được hình thành khác nhau tùy các nước nhưng hầu hết đều hình thành trên

cơ sở thị trường và có một mức lợi nhuận bình quân cho phép

Căn cứ vào giá trị của tiền lãi.

Trang 6

Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất tính theo giá trị của tiền tệ.

Lãi suất thực: Là lãi suất được điều chỉnh lại theo đúng những thay đổi về lạm phát

Lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỷ lệ lạm phát

Lãi suất thực trả

Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất.

Lãi suất cố định: là lãi suất được quy định cố định trong suốt thời hạn vay

Lãi suất thả nổi: là lãi suất được quy định có thể thay đổi theo lãi suất thị trường trong thời hạn tín dụng

Căn cứ vào loại tiền cho vay.

Lãi suất nội tệ: lãi suất cho vay và đi vay bằng đồng nội tệ Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất cho vay và đi vay bằng đồng ngoại tệ

Trang 7

Căn cứ vào nguồn tín dụng.

Lãi suất trong nước hay lãi suất địa phương: là lãi suất áp dụng cho các hợp đồng tín dụng trong nước, trong một quốc gia

Lãi suất quốc tế: là lãi suất áp dụng trong các hợp đồng tín dụng quốc tế

Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất

Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu vốn.

Nhóm nhân tố làm dịch chuyển đường cung vốn

Tài sản và thu nhập

Lợi tức dự tính

Rủi ro

Tính lỏng

Nhóm các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu vốn

Trang 8

Khả năng sinh lời dự tính của các cơ hội đầu tư Lạm phát dự tính

Tình hình ngân sách chính phủ

Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu tiền tệ

Nhóm nhân tố làm dịch chuyển đường cầu tiền: Thu nhập

Mức giá

Nhóm nhân tố làm dịch chuyển đường cung tiền Tác dụng tính lỏng

Tác dụng thu nhập

Tác dụng mức giá

Tác dụng lạm phát dự tính

Vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế vi mô

Trang 9

Tác động vi mô

Lãi suất là cơ sở để cá nhân và doanh nghiệp đưa ra các quyết định của mình như:

Chi tiêu hay để dành tiết kiệm

Đầu tư, mua sắm các trang thiết bị cần thiết hay cho vay hoặc gửi ngân hàng

Tác động vĩ mô.

Trong quá trình huy động vốn

Lãi suất có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình huy động vốn Lãi suất phải nhằm bảo đảm nguyên tắc: bảo toàn được giá trị vốn vay, đảm bảo tích lũy cho cả người vay và người đi vay

Lãi suất với quá trình đầu tư

Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm

Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu

Trang 10

Lãi suất với lạm phát

Lãi suất và phân bổ nguồn lực

Vai trò của lãi suất đối với các ngân hàng thương mại

Biến động của lãi suất trong năm 2012: Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp

2.2 Thực trạng

Dù các chỉ tiêu tiền tệ tăng thấp theo tính quy luật hàng năm song thanh khoản VND của hệ thống ngân hàng cơ bản được đảm bảo

và có xu hướng cải thiện

Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và giảm dần tỷ trọng dư nợ đối với lĩnh vực không khuyến khích với mức lãi suất biến động giảm phù hợp với diễn biến kinh tế

vĩ mô và thị trường tiền tệ

Trang 11

Cùng với đó, thị trường ngoại hối tương đối ổn định và thanh khoản ngoại tệ được cải thiện rõ rệt

Quý I được đánh dấu bằng việc NHNN điều chỉnh giảm 1% đối với các mức lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động VND của các

tổ chức tín dụng kể từ ngày 13/3/2012 nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay

Theo đó, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm từ mức 15%/ năm xuống 14%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện

tử liên ngân hàng giảm từ mức 16%/năm xuống mức 15%, lãi suất tái chiết khấu giảm từ mức 13%/năm xuống 12%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng của các tổ chức tín dụng giảm từ 6%/năm xuống 5%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm

Lãi suất huy động VND tương đối ổn định trong 2 tháng đầu năm và đến ngày 12/3/2012, các tổ chức tín dụng đã điều chỉnh giảm

Trang 12

lãi suất tiền gửi xuống phổ biến ở mức 3-4%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn, 4-5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng; 11,5-13%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên

Nhờ lần điều chỉnh lãi suất này, lãi suất cho vay VND được điều chỉnh giảm từ 1-3%/năm đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất – kinh doanh… phổ biến ở mức 14,5-16%/năm, thấp nhất 13,5%/năm

áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng; cho vay sản xuất – kinh doanh khác 16,5-20%/năm, thấp nhất 15%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất 20-25%/năm

Lãi suất huy động USD phổ biến 1,9-2%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,5%/năm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế, kéo theo lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 6-7,5%/năm đối với ngắn hạn, 7,5-9%/năm đối với trung và dài hạn

Trang 13

Tại cuộc họp báo của NHNN mới đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, một nguyên nhân khiến tăng trưởng tín dụng âm trong quý I/2012 là do cuối quý IV/2011, một số tổ chức tín dụng đã đẩy tăng trưởng tín dụng “ảo” để đối phó với việc NHNN áp tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong năm 2012

Nếu loại trừ yếu tố ảo, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong quý I/2012 chỉ giảm 0,4% Trong các tháng còn lại, tăng trưởng tín dụng ở mức 1,5% đến 2% là đủ mức tăng trưởng 15-17% cả năm, đáp ứng vốn cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% năm 2012

Lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng trong khoảng 10 ngày trước Tết Nguyên đán tăng ở mức cao nhưng đã giảm xuống từ ngày 30/01/2012 do Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ tích cực thông qua nghiệp

vụ thị trường mở

Trang 14

Theo đó, lãi suất thị trường liên ngân hàng qua đêm ở mức

khoảng 8-9%/năm, 1 tuần khoảng 9-10,5%/năm, 2 tuần khoảng 10-11,5%/năm, 1 tháng khoảng 12-13%/năm

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng cũng được duy trì ổn định

không thay đổi so với cuối năm 2011, ở mức 20.828 VND/USD Riêng tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại có xu hướng giảm và luôn thấp hơn mức trần cho phép, phổ biến quanh mức

20.800-20.860 VND/USD

Quý I được đánh dấu bằng việc NHNN điều chỉnh giảm 1% đối với các mức lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động VND của các

tổ chức tín dụng kể từ ngày 13/3/2012 nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay

Từ tháng 3/2012, Ngân hàng Nhà nước liên tục 5 lần giảm các lãi suất chủ chốt với tổng mức giảm là 5%, trần lãi suất huy động cũng được giảm từ 14%/năm về 9%/năm Ngân hàng Nhà nước cũng

Trang 15

cho phép các ngân hàng được thỏa thuận lãi suất với các khoản tiền gửi trên 1 năm và yêu cầu các ngân hàng áp lãi suất cho các khoản vay cũ là 15%/năm từ 15/7/2012

Hàng loạt ngân hàng thương mại công bố những gói tín dụng cho vay với lãi suất thấp hơn tới 3-4% so với mặt bằng lãi suất chung (15-18%/năm) đối với một số lĩnh vực khuyến khích cho vay như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ và doanh

nghiệp vừa và nhỏ

Tốc độ tăng tín dụng cho vay so với cuối năm 2011 đã tăng từ 0,76% cuối tháng 6/2012 lên 1,02% vào cuối tháng 7/2012 – theo số liệu ngân hàng nhà nước

2.2 Nguyên nhân

Có một số nguyên nhân chính khiến lãi suất tăng mạnh thời gian qua:

Trang 16

Thứ nhất: ngày 6/10, sau khi tăng lãi suất TCV lên 15% và lãi suất bù trừ trong thanh toán qua đêm LNH lên 16%, NHNN thể hiện chủ trương sẽ không hỗ trợ vốn giá rẻ cho các NHTM quản lý thanh khoản yếu kém như trước đây mà sẽ áp lãi suất phạt với các NH này Các NH thanh khoản kém (thường là các NH nhỏ) sẽ phải tìm đến kênh hỗ trợ khác là thị trường LNH Cầu vốn qua đó tăng lên, tạo áp lực khiến lãi suất tăng

Thứ 2, trong bối cảnh huy động vốn giảm mạnh do bị áp trần lãi suất và bị kiểm soát gắt gao bởi thanh tra NHNN, một số NH đến hạn thanh toán các khoản vay đã không thể chi trả đúng hạn, họ chấp nhận chịu phạt lãi suất trả chậm để duy trì khoản vay Trước tình hình đó, các ngân hàng lớn (bên chào nguồn) trở nên thận trọng hơn với các khoản cho vay LNH, nhiều NH lớn đã giảm hạn mức cho vay LNH với các NH nhỏ và hạn chế chào nguồn dài hạn (cho thấy họ kỳ vọng

Trang 17

lãi suất còn tăng), dẫn đến tình trạng nguồn càng khan hiếm trên thị trường LNH

Thứ 3, Huy động dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới khi các khoản gửi của các DN lớn thường bị rút về để phục vụ nhu cầu vốn tăng mạnh vào cuối năm cũng như khi các khoản gửi ủy thác của các NH lớn tại các NH nhỏ đáo hạn Các khoản gửi ủy thác thường

có giá trị lớn, được các NH lớn thông qua các công ty liên kết gửi vào

NH nhỏ để hưởng lãi suất cao (tháng 7-8, LS LNH thấp hơn lãi suất huy động TT1), nay bị áp trần LS 14% cùng việc giám sát chặt chẽ của NHNN, các khoản gửi này sẽ phải rút về khi đáo hạn Áp lực thanh khoản lên các NH nhỏ sẽ tiếp tục tăng lên khiến họ luôn phải dự phòng các khoản vay để đảm bảo thanh khoản, cầu vốn LNH qua đó luôn duy trì ở mức cao

Thứ 4, hàng loạt các vụ vỡ nợ tín dụng đen diễn ra ở khắp các tỉnh thành, đáng chú ý là vụ vỡ nợ OTC được cơ quan điều tra dự

Trang 18

tính thiệt hại lên đến 5000 tỷ đồng Theo nhiều nguồn tin, một số NH

bị thiệt hại đáng kể, trong bối cảnh nợ xấu đang gia tăng mạnh thì nhiều NH thậm chí chưa kịp trích lập đủ dự phòng rủi ro Họ ngoài việc phải rà soát lại các khoản cho vay trước đó còn phải tăng cường huy động/đi vay để cân đối nguồn, đảm bảo thanh khoản (đầu vào giảm, đầu ra không đòi được về) Huy động từ TT1 gặp khó khăn do cào bằng lãi suất khiến các NH này đổ dồn lên LNH tìm nguồn hỗ trợ,

từ đó cũng tạo áp lực làm tăng LS LNH

2.3 Giải pháp

Trong 6 tháng đầu năm nay, NHNN đã liên tiếp có các quyết định điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động và các loại lãi suất chính sách khác.Theo đó, tính đến cuối quý II/2012, trần lãi suất huy động đã giảm 5% từ 14% xuống 9%

Trang 19

Đây được xem là nỗ lực lớn của NHNN nhằm tác động tới mặt bằng lãi suất cho vay, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp

Trên thị trường mở, sau 6 lần điều chỉnh lãi suất thị trường mở tính đến cuối quý 2/2012 đã giảm 6% từ 14% xuống 8% Bên cạnh đó, NHNN cũng đã chuyển sang phương thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất cho các giao dịch Repo trên thị trường mở

BVSC cho rằng đây là tín hiệu rõ nét cho thấy NHNN đang nới lỏng chính sách tiền tệ và sẽ tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM trong thời gian tới nhằm giúp các NHTM có thể tiếp cận vốn trên thị trường mở khi cần thiết

Ngày đăng: 28/10/2015, 20:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w