1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu thiết kế vải dệt thoi phần 3

8 5,6K 111

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 105,12 KB

Nội dung

Vân điểm tăng được quy ước ký hiệu phân số trong đó tử số là số điểm nổi dọc và mẫu số là số điểm nổi ngang xét trên sợi có hướng tăng điểm nổi.. VÂN CHÉO BIẾN ĐỔI: Bao gồm các kiểu dệt

Trang 1

CHƯƠNG 3 :

KIỂU DỆT BIẾN ĐỔI

3.1 VÂN ĐIỂM BIẾN ĐỔI:

Bao gồm các kiểu dệt vân điểm tăng dọc, vân điểm tăng ngang, vân điểm tăng đều

và vân điểm tăng hỗn hợp

- Vân điểm tăng dọc: Khi tăng điểm nổi theo hướng dọc.

- Vân điểm tăng ngang: Khi tăng điểm nổi theo hướng ngang.

- Vân điểm tăng đều: Khi tăng điểm nổi theo cả hai hướng dọc và ngang.

- Vân điểm tăng hỗn hợp: Khi số điểm nổi tăng thêm không cố định trong một kiểu

dệt

Vân điểm tăng được quy ước ký hiệu phân số trong đó tử số là số điểm nổi dọc và

mẫu số là số điểm nổi ngang xét trên sợi có hướng tăng điểm nổi

Ví dụ:

c)

Hình 3.1 a) Vân điểm tăng dọc 3/3

b) Vân điểm tăng ngang 2/2 c) Vân điểm tăng đều 3/3 d) Vân điểm tăng hỗn hợp

3.2 VÂN CHÉO BIẾN ĐỔI:

Bao gồm các kiểu dệt vân chéo tăng, vân chéo phức, vân chéo gãy, vân chéo dích

dắc, vân chéo dốc, vân chéo cong và vân chéo bóng

3.2.1 Vân chéo tăng:

Là những kiểu dệt xuất phát từ vân chéo cơ bản được tăng thêm 1,2… điểm nổi dọc

theo hướng dọc hoặc hướng ngang hoặc theo cả hai hướng của vải

Trang 2

Trong đó:

Rcs – rappo của kiểu dệt vân chéo cơ bản

k – số bước chuyển (k phải là bội số của Rcs, trong trường hợp tối thiểu k = Rcs áp dụng chủ yếu cho các kiểu dệt vân chéo tăng với bước chuyển s không đổi)

Ví dụ: Trên cơ sở vân chéo 1/3, xác định rappo của vân chéo tăng dọc, vân chéo tăng ngang và vân chéo tăng đều với bước chuyển không đổi s = 2; xác định rappo của vân chéo tăng ngang với bước chuyển thay đổi s = {1, 2, 3, 2}

a) Vân chéo tăng dọc (Hình 3.2a):

Rd = Rcs = 4 và Rn = 4 × 2 = 8 b) Vân chéo tăng ngang (Hình 3.2b):

Rn = Rcs = 4 và Rd = 4 × 2 = 8 c) Vân chéo tăng đều (Hình 3.2c):

Rd = Rn = 4 × 2 = 8 d) Vân chéo tăng ngang với bước chuyển thay đổi s = {1, 2, 3, 2}:

Rd = Rcs = 4 và Rn = 1 + 2 + 3 + 2 = 8

Hình 3.2 a) Vân chéo tăng dọc 2/6

b) Vân chéo tăng ngang 2/6 c) Vân chéo tăng đều 2/6 d) Vân chéo tăng ngang với bước chuyển thay đổi s = {1, 2, 3, 2}

3.2.2 Vân chéo phức:

 Vân chéo phức đơn:

Ký hiệu:

Điều kiện: Số điểm nổi dọc và điểm nổi ngang đều phải lớn hơn một.

 Vân chéo phức loại ghép:

Ký hiệu:

Đặc điểm: Rd = Rn = Tổng giá trị của tử số và mẫu số của phân số trên ký hiệu

Ví dụ:

Trang 3

Hình 3.3 a) Vân chéo 2/3 ; b) Vân chéo

3.2.3 Vân chéo gãy:

Là những kiểu dệt vân chéo mà đường chéo của các điểm nổi đổi hướng sau một số sợi nào đó trong rappo Gồm bốn loại: Vân chéo gãy theo hướng sợi dọc, vân chéo gãy theo hướng sợi ngang, vân chéo gãy theo hai hướng sợi (vân chéo hình quả trám) và vân chéo gãy lệch

3.2.3.1 Vân chéo gãy theo hướng sợi dọc:

Điều kiện: Rd = 2md – 2 và Rn = Rcs

Trong đó: md là thứ tự sợi sọc mà sau đó bước chuyển dọc sd đổi dấu (đường chéo đổi hướng)

Ví dụ: Lập vân chéo gãy trên cơ sở vân chéo 2/3 và sau sợi dọc thứ 8, đường chéo đổi hướng

Ta có: Rd = 2md – 2 = 2×8 – 2 = 14 và Rn = Rcs = 5

5

1

Hình 3.4 Vân chéo gãy theo hướng sợi dọc trên cơ sở vân chéo 2/3,

đổi hướng sau sợi dọc thứ 8 3.2.3.2 Vân chéo gãy theo hướng sợi ngang:

Điều kiện: Rn = 2mn – 2 và Rd = Rcs

Trong đó: mn là thứ tự sợi ngang mà sau đó bước chuyển dọc sn đổi dấu (đường chéo đổi hướng)

Ví dụ: Lập vân chéo gãy trên cơ sở vân chéo 2/2 và sau sợi dọc thứ 6, đường chéo đổi hướng

Ta có: Rn = 2mn – 2 = 2×6 – 2 = 10 và Rd = Rcs = 4

10

Trang 4

6 4

1 4 1 4

Hình 3.5 Vân chéo gãy theo hướng sợi ngang trên cơ sở vân chéo 2/2, đổi hướng sau

sợi dọc thứ 6

3.2.3.3 Vân chéo gãy theo hai hướng sợi:

Điều kiện: Rd = 2md – 2 và Rn = 2mn – 2

Trong đó: md và mn lần lượt là thứ tự sợi dọc và sợi ngang mà sau đó bước chuyển đổi dấu (đường chéo đổi hướng)

Ví dụ: Lập vân chéo hình quả trám trên cơ sở vân chéo và sau sợi dọc thứ 9, sợi ngang thứ 8 thì đường chéo đổi hướng

Ta có: Rd = 2md – 2 = 2×9 – 2 = 16 và Rn = 2mn – 2 = 2×8 – 2 = 14

14

8

1

Hình 3.6 Vân chéo quả trám trên cơ sở vân chéo , đổi hướng sau sợi dọc thứ 9 và sợi

ngang thứ 8

3.2.3.4 Vân chéo gãy lệch:

Bao gồm vân chéo gãy lệch theo hướng sợi dọc, vân chéo gãy lệch theo hướng sợi ngang và vân chéo gãy lệch theo hai hướng sợi (vân chéo hình quả trám) Ta cũng thiết kế kiểu dệt tương tự như vân chéo gãy nhưng có điểm khác là sau khi hướng chéo thay đổi thì dấu hiệu ứng sọc cũng thay đổi (hiệu ứng dọc  hiệu ứng ngang và ngược lại)

Trang 5

Các giá trị Rd và Rn được xác định như sau:

Vân chéo gãy lệch theo hướng sợi dọc

Vân chéo gãy lệch theo hướng sợi ngang

Vân chéo gãy lệch theo hai

hướng sợi

Rd = 2md

Rn = Rcs

Rn = 2mn

Rd = Rcs

Rd = 2md

Rn = 2mn

Ví dụ: Lập vân chéo gãy lệch trên cơ sở vân chéo 3/2 và sau sợi dọc thứ 9, đường chéo đổi hướng

Ta có: Rd = 2md – 2 = 2×9 = 18 và Rn = Rcs = 5

Hình 3.7 Vân chéo gãy lệch theo hướng sợi dọc trên cơ sở vân chéo 3/2, đổi hướng

sau sợi dọc thứ 9

3.2.4 Vân chéo dích dắc:

Nếu ở vân chéo gãy đã nêu trên, các đỉnh góc cùng nằm trên một đường thẳng đứng hoặc nằmn gang thì ở vân chéo dích dắc, các đỉnh góc sẽ nằm trên một đường chéo

Nói cách khác, các đỉnh góc của vân chéo dích dắc nằm cách nhau một số sợi (dọc

hoặc ngang) Số sợi mà đỉnh góc sau nằm cách đỉnh góc trước được gọi là bước chuyển

góc s g

Hình 3.8 Sơ đồ 6 rappo của một kiểu vân chéo dích dắc

3.2.5 Vân chéo dốc (vân chéo góc):

Khi biểu diễn kiểu vân chéo trên giấy kẻ ô, mỗi điểm nổi là một ô vuông, ta thấy

ngang Điều này chỉ đúng khi Pd = Pn Nhưng trong thực tế, mặt hàng vải có thể có Pd ≠

Trang 6

Pn Do đó, nếu gọi α là góc hợp bởi đường chéo của các điểm nổi đơn với hướng sợi ngang, sẽ xảy ra ba trường hợp sau:

Pd = Pn  α = 450

Pd > Pn  α > 450

Pd < Pn  α < 450

Ví dụ:

b)

Hình 3.9 Đường chéo của điểm nổi đơn:

a) Khi α > 45 0 ; b) Khi α = 45 0 ; c) Khi α < 45 0

Các giá trị Rd và Rn được xác định như sau:

3.2.6 Vân chéo cong:

Vân chéo cong là trường hợp đặc biệt của vân chéo dốc, trong đó giá trị sd không cố định mà thay đổi trước lớn dần, sau nhỏ dần

Các giá trị Rd và Rn được xác định như sau:

Rn = Rcs

và Rd = số các bước chuyển thay đổi sdi

Điều kiện:

3.2.7 Vân chéo bóng:

Là một kiểu vân chéo trong đó có sự dịch chuyển dần hiệu ứng ngang sang hiệu ứng dọc và ngược lại trên nguyên tắc tăng hoặc giảm dần điểm nổi dọc

Nếu trong rappo vân chéo cơ sở có Rcs sợi thì quy tắc lập vân chéo bóng như sau: Đặt các rappo vân chéo cơ sở cạnh nhau và cứ sang một rappo mới thì tăng thêm một điểm nổi dọc cho mỗi sợi

Trang 7

Hướng dịch chuyển dần hiệu ứng

là hướng sợi ngang Hướng dịch chuyển dần hiệu ứng là hướng sợi dọc

Rn = Rcs

Rd = Rcs(Rcs – 1)

Rd = Rcs

Rn = Rcs(Rcs – 1)

3.3 VÂN ĐOẠN BIẾN ĐỔI:

3.3.1 Vân đoạn tăng:

Nguyên tắc cấu tạo vân đoạn tăng là tăng thêm các điểm nổi đơn vào các điểm nổi đơn của kiểu dệt vân đoạn cơ bản Điểm nổi tăng thêm có thể theo hướng sợi dọc hoặc theo hướng sợi ngang.

Gọi a là số điểm nổi được tăng theo hướng i, bước chuyển của điểm nổi gốc sẽ bằng:

si = (1 + a)sics Các giá trị Rd và Rn được xác định như sau:

Vân đoạn tăng dọc Vân đoạn tăng ngang Vân đoạn tăng đều

Rd = Rcs

Rn = (1 + a)Rcs

Rn = Rcs

Rd = (1 + a)Rcs

Rd = (1 + a)Rcs

Rn = (1 + a)Rcs

Ví dụ: Thể hiện rappo kiểu dệt của các vân đoạn tăng trên cơ sở vân đoạn 5/3 với

số điểm nổi được tăng thêm a = 1.

b)

Hình 3.10 Các kiểu vân đoạn tăng trên cơ sở vân đoạn 5/3 với a = 1:

a) Vân đoạn tăng dọc; b) Vân đoạn tăng ngang; c) Vân đoạn tăng đều

3.3.2 Vân đoạn dẫn xuất có bước chuyển thay đổi:

Phân một giá trị s nào đó thành n bước chuyển si thay đổi sao cho:

Trang 8

Các giá trị Rd và Rn được xác định như sau:

Ví dụ: Lập hình vẽ kiểu dệt vân đoạn dẫn xuất có bước chuyển thay đổi trên cơ sở vân đoạn 8/5 bằng cách phân sd = 5 ra thành sd1 = 3 và sd2 = 2

Hình 3.11 Hình vẽ kiểu dệt vân đoạn dẫn xuất có bước chuyển thay đổi trên cơ sở vân

đoạn 8/5, lập nên bằng cách phân s d = 5 ra s d1 = 3 và s d2 = 2.

3.3.3 Vân đoạn bóng:

Xét tương tự như vân chéo bóng

Các giá trị Rd và Rn được xác định như sau:

Hướng dịch chuyển dần hiệu ứng

là hướng sợi ngang Hướng dịch chuyển dần hiệu ứng là hướng sợi dọc

Rn = Rcs

Rd = Rcs(Rcs – 1)

Rd = Rcs

Rn = Rcs(Rcs – 1)

-   

Ngày đăng: 28/10/2015, 13:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w