Nghiệp vụ thị trường mở NVTTM là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ quan trọng được Ngân hàng Trung ương NHTW các quốc gia sử dụng.. Không phải là một nước đi đầu trong việc
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Bài thảo luận Ngân hàng trung ương
Chủ đề:
Nghiệp vụ thị trưởng mở của Ngân hàng nhân dân
Trung Quốc
0
Trang 2Mục lục
I Mở đầu 2
II Giới thiệu khái quát về Trung Quốc và Ngân hàng trung ương Trung Quốc 2
III Lịch sử nghiệp vụ thị trưởng mở của Trung Quốc 3
IV Hoạt động nghiệp vụ thị trưởng mở của TQ 4
4.1 Cơ sở pháp lý về nghiệp vụ thị trường mở của PBOC 4
4.2 Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa 4
4.3 Nghiệp vụ thị trường mở của PBOC giai đoạn 2012-2015 5
4.4 Diễn biến hoạt động của OMO năm 2012 7
4.4.1 Kinh tế Trung Quốc năm 2012 7
4.4.2 Chính sách tiền tệ 8
4.4.3 Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở 8
4.5 Diễn biến kinh tế và hoạt động của OMO năm 2013 10
4.5.1 Kinh tế Trung Quốc năm 2013 10
4.5.2 Chính sách tiền tệ 10
4.5.3 Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở 11
4.6 Diễn biến kinh tế và hoạt động của OMO năm 2014 tới nay 12
4.6.1 Kinh tế Trung Quốc năm 2014 12
4.6.2 Chính sách tiền tệ 13
4.6.3 Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở 13
4.7 Nghiệp vụ thị trường mở đầu năm 2015 16
4.7.1 Kinh tế Trung Quốc đầu năm 2015 16
4.7.2 Chính sách tiền tệ 17
4.7.3 Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở 18
V Kết luận 19
I. Mở đầu
Trang 3Trong nền kinh tế thị trường, giá cả phản ánh quan hệ cung cầu thị trường, Nhà nước không thể và không nên can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính để hình thành mức giá Nhưng, điều tiết giá có hướng đích lại là cần thiết, nhằm tạo môi trường và điều kiện phù hợp cho các chủ thể kinh tế phát triển hài hoà và hiệu quả
Lãi suất cho vay của các ngân hàng thực chất là một loại giá, giá của việc sử dụng vốn Để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, lãi suất cho vay nên được xác định ở mức vừa phải Giảm lãi suất cho vay là giải pháp cơ bản và cần thiết để tạo dựng một thị trường tiền tệ lành mạnh, thúc đẩy dư nợ và tạo đà tăng trưởng kinh tế bền vững Đây chính là điều quan ngại lớn hiện nay của toàn ngành ngân hàng với nỗ lực góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động không thuận lợi
Nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM) là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ quan trọng được Ngân hàng Trung ương (NHTW) các quốc gia sử dụng Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHTW tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng tiền tệ cung ứng và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường Với nghiệp vụ này, khi các tổ chức tín dụng thiếu vốn, NHTW sẽ đưa tiền ra để mua các giấy tờ có giá (tín phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc,…) do các tổ chức tín dụng nắm giữ Ngược lại, khi các tổ chức tín dụng thừa vốn, NHTW bán ra các giấy tờ có giá để rút tiền về NVTTM là thị trường tiền tệ thứ cấp, nhằm bảo đảm hỗ trợ khả năng thanh toán cho các tổ chức tín dụng và điều tiết thị trường tiền tệ, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế
Không phải là một nước đi đầu trong việc áp dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở nhưng sau 17 năm chính thức áp dụng nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều hành chính sách tiền tệ thì Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã được những thành tựu đáng kể Nghiệp vụ thị trường mở đã và đang trở thành công cụ đắc lực trong điều hành chính sách tiền tệ của Trung Quốc
II Giới thiệu khái quát về Trung Quốc và Ngân hàng trung ương Trung Quốc
1 Giới thiệu chung:
Từ khi thành lập vào năm 1949 cho đến cuối năm 1978, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có một kinh tế kế hoạch tập trung theo kiểu Liên Xô Sau khi Mao Trạch Đông từ trần vào năm 1976 và Cách Mạng văn hóa kết thúc, Đặng Tiểu Bình
và tập thể lãnh đạo mới của Trung Quốc bắt đầu cải cách kinh tế và chuyển đổi theo hướng kinh tế hỗn hợp định hướng thị trường hơn dưới sự lãnh đạo độc đảng Tập thể hóa nông nghiệp bị tiệt trừ và đất ruộng được tư hữu hóa, trong khi đó ngoại thương trở thành một trọng tâm mới quan trọng, dẫn đến việc thiết lập các đặc khu kinh tế Những doanh nghiệp quốc doạnh không hiệu quả bị tái cơ cấu và những doanh nghiệp thua lỗ phải đóng cửa hoàn toàn, dẫn đến tình trạng thất nghiệp lớn
2
Trang 4Trung Quốc hiện nay có đặc điểm chủ yếu là một nền kinh tế thị trường dựa trên quyền sở hữu tài sản tư nhân, và là một trong các ví dụ hàng đầu về chủ nghĩa
tư bản nhà nước Nhà nước vẫn chi phối trong những lĩnh vực "trụ cột" chiến lược như sản xuất năng lượng và công nghiệp nặng, song doanh nghiệp tư nhân mở rộng mạnh mẽ, với khoảng 30 triệu doanh nghiệp tư nhân vào năm 2008
Kể từ khi bắt đầu tự do hóa kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, dựa ở mức độ lớn vào tăng trưởng do đầu tư và xuất khẩu Tính đến năm 2013, kinh tế Trung Quốc lớn thứ hai thế giới xét theo GDP danh nghĩa, tổng giá trị khoảng 9.325,3 tỉ USD theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế Nếu xét về GDP theo sức mua tương đương, Trung Quốc đạt 13.395 tỷ USD vào năm 2013, cũng xếp thứ hai sau Hoa Kỳ, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt khoảng 4000 tỷ USD vào cuối năm 2014, là nguồn dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới
2 Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc: PBOC hay PBC
Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (Tiếng Anh là People’s Bank of China – Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa) là ngân hàng Trung Ương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với quyền hạn điều hành chính sách tiền tệ Mục đích hoạt động của ngân hàng trung ương là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ
PBOC bắt đầu các chức năng ngân hàng trung ương năm 1979 cùng với chính sách cải cách kinh tế Vai trò Ngân hàng Trung ương của nó được đẩy mạnh năm
1989 khi đất nước này chuyển đổi sâu sắc hơn sang nền kinh tế hướng xuất khẩu Tới năm 2000, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã là một ngân hàng trung ương
về mọi mặt, với cơ cấu và hoạt động có tham khảo Ngân hàng Trương ương Châu
Âu vốn là mô hình ngân hàng trung ương mới nhất, chi phối ngân hàng trung ương của các quốc gia thành viên mà vẫn để quyền quản lý kinh tế quốc gia cho các ngân hàng đó BPOC thực hiện các chức năng của mình: phát hành tiền tệ, ngân hàng của các ngân hàng và ngân hàng của chính phủ
III Lịch sử nghiệp vụ thị trưởng mở của Trung Quốc
Việc thiếu vắng một thị trường liên ngân hàng thống nhất, cũng như tự do hoá lãi suất đã cản trở việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở hiệu quả Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1997 hoạt động nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện tuy nhiên với quy mô rất thấp Do đó, PBOC đã quyết định đình chỉ nghiệp vụ thị trường mở trong năm 1997
Ngày 26 tháng 5 năm 1998 các PBOC chính thức sử dụng lại nghiệp vụ thị
trường mở Trong tình hình mới với một nền tảng thể chế tốt hơn, các nghiệp vụ thị trường mở đã đạt được thành công ngay lập tức Cũng từ năm 1998, TTTP liên ngân hàng phát triển nhanh chóng, không những cho phép các TCTD tăng cường quản lý vốn khả dụng mà còn tạo ra các điều kiện cần thiết cho ngân hàng trung ương thực hiện kiểm soát tiền tệ gián tiếp thông qua nghiệp vụ thị trường mở Có
Trang 5thể nói, nghiệp vụ thị trường mở trở thành một kênh quan trọng trong việc điều chỉnh tiền cơ sở Đến năm 1999, lượng tiền cơ sở tăng lên thông qua nghiệp vụ thị trường mở đã chiếm tới 52% trong tổng nguồn tiền cơ sở tăng thêm Nói cách khác, nghiệp vụ thị trường mở đã trở thành công cụ chủ chốt của PBOC trong việc điều hành CSTT phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ mới thể hiện bước tiến xa hơn trong việc kiểm soát tiền tệ gián tiếp
IV Hoạt động nghiệp vụ thị trưởng mở của TQ
4.1 Cơ sở pháp lý về nghiệp vụ thị trường mở của PBOC
PBOC đã ban hành hệ thống văn bản pháp lý làm cơ sở cho sự phát triển của OMO:
Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Pháp luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa
Các quy định về kinh doanh nghiệp vụ thị trường mở
Các quy đinh hành chính về phát hành trái phiếu tài chính được chấp thuận ngày 22/ 04/ 2005 và có hiệu lực ngày 01/ 06/ 2005
4.2 Nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa
Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa thực thi chính sách tiền tệ thông qua nghiệp
vụ thị trường mở, từ đó tác động tới mức dự trữ của hệ thống ngân hàng
Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa thực hiện nghiệp vụ thị trường mở vào thứ ba
và thứ năm hàng tuần với hoạt động chính là bán tín phiếu ngân hàng trung ương và repo tới 49 đại lý thứ cấp
Lịch trình phát hành như sau:
* Thứ 3: tín phiếu 1 năm và repo 7-ngày, 14-ngày, 21-ngày, 28-ngày/ repo dự trữ
* Thứ 5: tín phiếu 3 tháng và tín phiếu 3 năm, cùng với đó là repo 7-ngày, 14-ngày, 28-ngày, 91-ngày và repo182-ngày
Theo các quy định về kinh doanh nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Hàng hóa được giao dịch là:
- Tín phiếu kho bạc và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
- Chứng chỉ tiền gửi
- Thương phiếu
- Trái phiếu chính phủ
- Trái phiếu chính quyền địa phương
Ngoài ra, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa giới thiệu cả Chính sách Thanh khoản trong Ngắn hạn (SLO) vào tháng 1/2013 nhằm bổ sung vào công cụ của nghiệp vụ thị trường mở trước đó
Các hoạt động của PBOC trên thị trường mở bao gồm giao dịch mua lại , kinh doanh tại chỗ và phân phối các tin phiếu ngân hàng trung ương
Các giao dịch mua lại được chia thành "repo" và " repo đảo ngược" PBOC mua lại từ các đại lý chính bán chứng khoán và chứng khoán thỏa thuận mua lại
4
Trang 6trong tương lai của một ngày cụ thể giao dịch, các ngân hàng trung ương mua lại rút thanh khoản từ các hoạt động thị trường, mua lại, so với các ngân hàng trung ương
do thị trường hoạt động thanh khoản, người mua lại đảo ngược của Ngân hàng Trung Quốc để mua chứng khoán cho các đại lý chính và ngày cụ thể thoả thuận trong tương lai sẽ được bán cho một đại lý giao dịch chứng khoán, ngân hàng trung ương thanh khoản repo đảo ngược thị trường để điều hành hoạt động, ngược lại repo là do từ tính thanh khoản thị trường của các hoạt động của Ngân hàng
Giao dịch giao ngay được chia thành " mua vào " và " bán ra," ngân hàng trung ương mua trái phiếu trực tiếp từ thị trường thứ cấp, một lần và đặt đồng tiền
cơ bản, sau này giữ cho các ngân hàng trung ương bán trái phiếu trực tiếp, cơ sở tiền tệ rút khỏi lưu thông cùng một lúc
4.3 Nghiệp vụ thị trường mở của PBOC giai đoạn 2012-2015
PBOC điều chỉnh tính thanh khoản trên thị trường bằng cách sử dụng các công
cụ hợp đồng mua lại, áp dụng 2 lần mỗi tuần nhằm thúc đẩy mạnh hoặc giảm bớt tính thanh khoản dựa trên nhu cầu của các ngân hàng lớn Thông thường PBOC đẩy mạnh thanh khoản trong những ngày nghỉ và cuối quý, hoặc là khi lãi suất đi chệch mục tiêu của họ Tuy nhiên, một thị trường mở đặt nặng tính nguyên tắc sẽ phản ứng chậm trước những thay đổi bất thường trong thanh khoản, và PBOC không thể điều chỉnh chính xác mức độ thanh khoản khi cần thiết – đó là hai thất bại hiện hữu trong suốt cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Trung Quốc trong tháng 6/2013
Theo dữ liệu ngày 30 tháng 12 năm 2014 của J.P Morgan của Citibank, hoạt động trên thị trường mở của PBOC như sau:
(Đơn vị: tỉ CNY)
Cùng với đà tăng trưởng của Trung Quốc, PBOC thường xuyên sử dụng NVTTM để bơm tiền vào nền kinh tế song giảm dần từ năm 2010 cho tới 2014 về
Trang 7cả mức độ và số lượng Theo đó, năm 2012, PBOC bơm ròng nhiều nhất vào tháng
2, nhưng ngay sau đó, vào tháng 3, PBOC lại hút về một lượng lớn Điều này cho thấy có thể PBOC đã dự đoán sai nhu cầu của nền kinh tế vào tháng 2 và đã khắc phục nó vào tháng 3 Đây thể hiện một trong những ưu điểm của NVTTM Trong nửa năm tiếp theo, PBOC liên tục bơm tiền, chỉ tháng 12 là sử dụng nghiệp vụ để hút tiền về
Nửa đầu năm 2013, PBOC hút tiền 3 tháng kể từ tháng 2, sau đó lại liên lục bơm ra 4 tháng tiếp theo Lại nói 4 tháng sau đó, PBOC thực hiện bơm và hút tiền nhờ NVTTM với khối lượng ít hơn trước Nhưng ngay sau đó là hai tháng với khối lượng giao dịch rất lớn và có chiều ngược nhau
Tháng 2/2014, PBOC bơm ra khoảng 450 tỉ nhân dân tệ Và tháng 3, PBOC hút về hơn 800 tỉ nhân dân tệ- lớn nhất suốt từ 2010 Và tháng 4, PBOC tiếp tục hút
về tới tháng 5 hầu như không có giao dịch
Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa giới thiệu cả Chính sách Thanh khoản trong Ngắn hạn (SLO) vào tháng 1/2013 nhằm bổ sung vào công cụ của nghiệp vụ thị trường mở trước đó và cho biết thêm trong tương lai sẽ vận dụng linh hoạt SLO để điều tiết tính thanh khoản của thị trường dựa trên cơ sở xem xét tình trạng thiết hụt,
dư thừa thanh khoản trên thị trường
Theo dữ liệu ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bloomberg của Citibank, hoạt động NVTTM thông qua hoạt động thanh khoản ngắn hạn SLO của PBOC như sau:
(Đơn vị: tỷ CNY)
SLF (the standing lending facility) được giới thiệu gần đây bởi PBOC để giúp
giảm biến động lãi suất và đảm bảo khả năng thanh khoản Ngược lại với SLO, kế hoạch áp dụng cho tất cả các ngân hàng ở Trung Quốc và có thể được khởi xướng bởi ngân hàng của chính họ Mặc dù lãi suất cho vay cao hơn chi phí tài trợ tiêu biểu, SLF ít nhất sẽ đặt ra một lý thuyết về lãi suất trên thị trường repo
Theo dữ liệu ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bloomberg của Citibank, hoạt động NVTTM thông qua hoạt động thanh khoản ngắn hạn SFL của PBOC như sau:
6
Trang 8(Đơn vị: tỷ CNY)
Như vậy, PBOC cũng thường xuyên sử dụng công cụ SLF trên thị trường mở với khối lượng lớn kể từ tháng 6/2013
4.4 Diễn biến hoạt động của OMO năm 2012
4.4.1 Kinh tế Trung Quốc năm 2012
Kinh tế Trung Quốc bước vào năm 2012 với nhiều lo lắng suy giảm tăng trưởng do của chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa năm 2011 bắt đầu phát huy tác dụng, cũng như những diễn biến khó lường của tình hình kinh tế bên ngoài Sự suy giảm trên thực tế đã vượt ngoài dự báo
Ngay đầu năm 2012, tăng trưởng GDP theo quý của Trung Quốc đã để mất mốc 9%, tiếp đó để mất mốc 8% vào quý II Kinh tế Trung Quốc kết thúc năm 2012 với mức tăng trưởng GDP 7,8% - mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua Để thực hiện duy trì tốc độ tăng trưởng đạt 7,5% một số chính sách tài khóa và tiền tệ nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế đã được ban hành từ tháng 5/2012 Trong đó, ngày 8/6/2012, PBOC đã phải hạ lãi suất tiền gửi đồng CNY loại kì hạn 1 năm lần đầu tiên sau 3 năm rưỡi Tuy nhiên, do độ trễ của chính sách, tăng trưởng GDP quý III của Trung Quốc chỉ đạt 7,4% (tổng giá trị GDP đạt 35.348 tỉ CNY) Trong đó, nông nghiệp tăng trưởng 4,2%, công nghiệp và xây dựng tăng trưởng 8,1%, dịch vụ tăng trưởng 7,9% Do yếu tố chu kì và mùa vụ và các chính sách cho phép đầu tư tăng trưởng trở lại ở mức độ hợp lí, GDP Trung Quốc quý IV đã phục hồi về mức 7,9%, tăng trưởng GDP cả năm là 7,8% (tổng giá trị GDP cả năm đạt 51.932,2 tỉ CNY, tương đương 8223,151 tỉ CNY
Một điểm sáng của tình hình kinh tế vĩ mô Trung Quốc năm 2012 là lạm phát được kiểm soát hiệu quả, CPI cuối năm ở mức 2,5% - thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4% đề ra
4.4.2 Chính sách tiền tệ
Trang 9Chính sách tiền tệ của Trung Quốc năm 2012 là ưu tiên sự ổn định và lành mạnh của hệ thống tài chính Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) cả năm đạt 13,8% (thấp hơn mục tiêu 14%), với tổng mức M2 cuối năm đạt 97.420 tỉ CNY, đây là năm thứ tư liên tiếp tổng mức tăng thêm M2 của Trung Quốc chiếm 50% tổng mức tăng thêm M2 của thế giới, trong khi cung M2 của Trung Quốc năm vừa qua chiếm khoảng 1/3 cung M2 của thế giới
Nửa đầu năm 2012, tăng trưởng tín dụng bằng đồng CNY đạt 59.640 tỉ CNY, tăng 16% Tính chung cả năm 2012, dự nợ tín dụng bằng đồng CNY của khối ngân hàng đạt 62.990 tỉ, dư nợ tín dụng bằng đồng USD đạt 685 tỉ
Từ quý III, chính sách tiền tệ đã chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng
4.4.3 Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bơm ròng tổng cộng 1229 tỉ nhân dân tệ cho tới tháng 12 tính trong năm 2012 Để kích thích nền kinh tế suy giảm lớn hơn dự báo trong quý I và II/2012, PBOC đã phải liên tiếp 2 lần hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc và
2 lần giảm lãi suất, bơm thêm gần 800 tỉ nhân dân tệ vào hệ thống ngân hàng
Nghiệp vụ thị trưởng mở của PBOC năm 2012:
Hối
phiếu
đến
hạn
Hợp đồng mua lại đáo hạn
Hợp đồng bán lại đáo hạn
Hối phiếu đã phát hành
Hợp đồng mua lại
đã phát hành
Hợp đồng bán lại đáo hạn
Bơm ròng hoặc hút ròng
(đơn vị: tỉ CNY)
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở trở thành “ vũ khí mới” cho chính sách nới lỏng tiền tệ của Trung Quốc trong nửa cuối năm 2012 Do dư địa để giảm lãi suất tiền gửi không còn nhiều nên chính sách tiền tệ Trung Quốc 6 tháng cuối năm- sau
2 lần liên tiếp giảm lãi suất – đã chủ yếu chuyển sang sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở Kể từ năm 2012, PBOC không phát hành trái phiếu của PBOC, thay vào
đó, sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết lượng tiền Từ quý 2 năm 2011, trong khi sử dụng công cụ này, PBOC cũng chỉ thực hiện ngiệp vụ mua lại repo chứ không thực hiện bán repo
Theo hãng Reuters, ngày 16 tháng 1, PBOC bơm ròng 353 tỉ CNY Ngày 29/10/2012, PBOC thực hiện mua lại repo trong ngày lớn nhất năm 568 tỉ CNY, hợp đồng đến hạn mua lại là 199 tỉ CNY, hối phiếu đến hạn là 10 tỉ CNY như vậy,
8
Trang 10riêng ngày này, PBOC bơm ròng lớn nhất năm là 379 tỉ CNY vào thị trường Trong khi đó, PBOC hút ròng 351 tỉ CNY vào ngày 30 tháng 1
Điểm khác biệt rõ nét về chính sách tiền tệ qua công cụ nghiệp vụ thị trường
mở là nửa đầu năm 2012, PBOC chủ yếu thực hiện bán repo, còn 6 tháng cuối năm lại liên tục mua lại repo
Tổng cộng 6 tháng cuối năm 2012, thông qua nghiệp vụ thị trường mở, PBOC
đã bơm ròng 940 tỉ CNY qua đó giảm bớt áp lực điều chỉnh lãi suất vốn không còn nhiều dư địa Tính từ 5/7/2012, chỉ có tháng 12 là tháng hút tiền ròng (với mức hút ròng 127 tỉ CNY) các tháng còn lại đều bơm ròng trong đó cao nhất là tháng 9 với
406 tỉ CNY
Bên cạnh đó, để bổ sung cho nghiệp vụ thị trường mở và tăng dần mức độ tự
do hóa lãi suất, PBOC đã sử dụng thêm công cụ SLOs Điều này có thể sẽ khắc phục được nhược điểm mức độ sâu sắc của thị trường tài chính tiền tệ Trung Quốc cong hạn chế (lượng trái phiếu chính phủ mà các ngân hàng nắm giữ chưa nhiều, độ phủ thấp)
Các ngân hàng thương mại nước này cần một lượng tiền lớn, vừa để đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc, vừa dự phòng nhu cầu của người dân trong kỳ nghỉ quốc khánh Vì vậy, đầu tháng 10, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đã bơm gần 365 tỷ NDT (57,92 tỷ USD) ra thị trường tiền tệ, mức kỷ lục tính theo tuần Các nhà điều tiết ở đây phải vật lộn với việc tăng thanh khoản mà không kéo theo lạm phát, khi dòng vốn ngoại vào Trung Quốc bắt đầu chậm lại