1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tuyển tập 150 tiểu luận triết học p1 (Đề 01 đến 10)

213 464 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 213
Dung lượng 816 KB

Nội dung

DANH SÁCH TIỂU LUẬNĐỀ 01. Bản sắc dân tộc trong nền KT mởĐỀ 02. Đấu tranh giai cấpĐỀ 03. Công pháp và tư pháp trong hiến pháp TBCNĐỀ 04. LLSX và các quan hệ SXĐỀ 05. Lý luận của chủ nghĩa Mác con người và vấn đề con người trong sự nghiệp CNH HĐH đất nướcĐỀ 06. Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con ngườiĐỀ 07. Lý luận nhận thức, vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người cho sự phát triển của KT VN trước và sau mười năm đổi mới đến nayĐỀ 08. Lý luận thực tiễn và sự vận dụng của chủ nghĩa Mác về con người vào quá trình đổi mới ở VNĐỀ 09. Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình XD nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở VNĐỀ 10. Máy móc đạt công nghiệp và vai trò của nó đối với VN ĐỀ 01. Tiểu luận về bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mởMỤC LỤCA. Đặt vấn đề B . Giải quyết vấn đề Chương I. Quan niệm về bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ nền kinh tế mở .I . Bản sắc văn hoá dân tộc là gì ? II . Bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ nền kinh tế mở Chương II: Tại sao phải đưa ra vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ nền kinh tế mở .I . Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc .II . Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc . Chương III : Bản sắc dân tộc trong quá trình phát triển của đất nước.I . Vai trò của bản sắc văn hoá dân tộc trong nền kinh tế thị trường II . Phát huy nội lực văn hóa trong quá trình phát triển . III . Toàn cầu hoá và bản sắc văn hoá dân tộc . Chương IV : Một số giải pháp nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ phát triển .I . Một số giải pháp trước mắt để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc .II . Biện pháp khắc phục những mặt tiêu cực trong đời sống văn hoá xã hội của đất nước.C. Kết thúc vấn đề A. Đặt vấn đề Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước , nền văn hoá Việt Nam đã hình thành và phát triển . Bằng lao động sáng tạo và ý chí đấu tranh bền bỉ , kiên cường , nhân dân ta đã xây đắp nên một nền văn hoá kết tinh sức mạnh và in đậm dấu ấn vản sắc của dân tộc , chứng minh sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam . Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước . Nhờ nền tảng và sức mạnh văn hoá ấy mà dù có nhiều thời kỳ bị đô hộ , dân tộc ta vẫn giữ vững và phát huy bản sắc của mình , chẳng những không bị đồng hoá , mà còn quật cường đứng dậy giành lại độc lập cho dân tộc , lấy sức ta mà giải phóng cho ta . Phát huy truyền thống văn hoá dân tộc , dưới sự lãnh đạo của Đảng , là nhân lên sức mạnh của nhân dân ta để vượt qua khó khăn , thử thách , xây dựng và phát triển kinh tế xã hội , giữ vững quốc phòng , an ninh , mở rộng quan hệ đối ngoại , tạo ra thế và lực mới cho đất nước ta đI vào thế kỷ XXI . Công cuộc đổi mới toàn diện , đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước , xây dựng chủ nghĩa xã hội , thực hiện thắng lợi mục tiêu “ dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng văn minh” , đòi hỏi chúng ta phảI xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc , xây dựng nền tảng tinh thần của dân tộc ta , coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội . Đảng và Nhà nước ta đang tiến tới xây dựng một nền kinh tế mở ,hội nhập với Thế giới . Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại biến chuyển nhanh chóng , đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá , sự hội nhập khu vực và thế giới với một tốc độ rất nhanh , từ đó nảy sinh nhu cầu mở rộng giao lưu giữa các nền văn hoá . Trong khi chú trọng giữ gìn , phát huy các truyền thống văn hoá tinh thần tốt đẹp của dân tộc , văn hóa Việt Nam cần từng bước mở rộng giao lưu quốc tế , tiếp thụ những tinh hoa văn hoá thế giới .......................

Trang 1

DANH SÁCH TIỂU LUẬN

ĐỀ 01 Bản sắc dân tộc trong nền KT mở

ĐỀ 02 Đấu tranh giai cấp

ĐỀ 03 Công pháp và tư pháp trong hiến pháp TBCN

ĐỀ 04 LLSX và các quan hệ SX

ĐỀ 05 Lý luận của chủ nghĩa Mác con người và vấn đề con người trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước

ĐỀ 06 Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người

ĐỀ 07 Lý luận nhận thức, vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người cho sự phát triển của KT VN trước và sau mười năm đổi mới đến nay

ĐỀ 08 Lý luận thực tiễn và sự vận dụng của chủ nghĩa Mác về con người vào quá trình đổi mới ở VN

ĐỀ 09 Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình XD nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở VN

ĐỀ 10 Máy móc đạt công nghiệp và vai trò của nó đối với VN

Trang 2

ĐỀ 01 Tiểu luận về bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở

I Bản sắc văn hoá dân tộc là gì ?

II Bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ nền kinh tế mở

Chương II: Tại sao phải đưa ra vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trongthời kỳ nền kinh tế mở

I Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc

II Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc

Chương III : Bản sắc dân tộc trong quá trình phát triển của đất nước

I Vai trò của bản sắc văn hoá dân tộc trong nền kinh tế thị trường

II Phát huy nội lực văn hóa trong quá trình phát triển

III Toàn cầu hoá và bản sắc văn hoá dân tộc

Chương IV : Một số giải pháp nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trongthời kỳ phát triển

I Một số giải pháp trước mắt để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến , đậm

đà bản sắc dân tộc

II Biện pháp khắc phục những mặt tiêu cực trong đời sống văn hoá xã hội của đất nước.

C Kết thúc vấn đề

Trang 3

A Đặt vấn đề

Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước , nền văn hoá Việt Nam đã hìnhthành và phát triển Bằng lao động sáng tạo và ý chí đấu tranh bền bỉ , kiêncường , nhân dân ta đã xây đắp nên một nền văn hoá kết tinh sức mạnh và inđậm dấu ấn vản sắc của dân tộc , chứng minh sức sống mãnh liệt và sự trườngtồn của dân tộc Việt Nam

Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộngđồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước Nhờ nền tảng và sức mạnh văn hoá ấy mà dù có nhiều thời kỳ bị đô hộ , dântộc ta vẫn giữ vững và phát huy bản sắc của mình , chẳng những không bịđồng hoá , mà còn quật cường đứng dậy giành lại độc lập cho dân tộc , lấysức ta mà giải phóng cho ta

Phát huy truyền thống văn hoá dân tộc , dưới sự lãnh đạo của Đảng , là nhânlên sức mạnh của nhân dân ta để vượt qua khó khăn , thử thách , xây dựng vàphát triển kinh tế - xã hội , giữ vững quốc phòng , an ninh , mở rộng quan hệđối ngoại , tạo ra thế và lực mới cho đất nước ta đI vào thế kỷ XXI

Công cuộc đổi mới toàn diện , đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đấtnước , xây dựng chủ nghĩa xã hội , thực hiện thắng lợi mục tiêu “ dân giàu ,nước mạnh , xã hội công bằng văn minh” , đòi hỏi chúng ta phảI xây dựng vàphát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc , xây dựngnền tảng tinh thần của dân tộc ta , coi đó vừa là mục tiêu vừa là động lực thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội

Đảng và Nhà nước ta đang tiến tới xây dựng một nền kinh tế mở ,hộinhập với Thế giới Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại biếnchuyển nhanh chóng , đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá , sự hội nhập khuvực và thế giới với một tốc độ rất nhanh , từ đó nảy sinh nhu cầu mở rộnggiao lưu giữa các nền văn hoá Trong khi chú trọng giữ gìn , phát huy cáctruyền thống văn hoá tinh thần tốt đẹp của dân tộc , văn hóa Việt Nam cầntừng bước mở rộng giao lưu quốc tế , tiếp thụ những tinh hoa văn hoá thế giới

Trang 4

và thời đại Nền văn của chúng ta sẽ đa dạng hơn , phong phú hơn , tiên tiếnhơn nhờ hấp thụ được những yếu tố lành mạnh của văn hoá thế giới

Trong nền kinh tế mở như nước ta hiện nay luôn luôn có sự trao đổi giaolưu với thế giới trên mọi lĩnh vực , trong đó có lĩnh vực văn hoá Chúng takhông thể tránh khỏi việc du nhập những phong tục tập quán của các nước ,các dân tộc trên thế giới Tuy nhiên , không vì thế mà chúng ta quên đi truyềnthống của đân tộc mình , cái gốc của mình Việc giữ gìn và phát huy bản sắcdân tộc trong thời kỳ nền kinh tế mở là hết sức cần thiết ĐIều đó giúp chúng

ta hoà nhập chứ không hoà tan , không bị mất đi cái gốc của mình Chúng tamột mặt tiếp thu những nét tinh hoa trong văn hoá của các nước , một mặt giữgìn và phát huy bản sắc dân tộc để làm cho đời sống tinh thần của chúng tangày càng phong phú hơn

* Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài :

Đất nước ta đang trong thời kỳ tiến lên xây dựng nền kinh tế mở , hội nhậpvới quốc tế Tuy nhiên , việc hội nhập cũng có những mặt tích cực và tiêucực Nếu chúng ta tiếp thu một cách không có chọn lọc , không có tính toán ,chúng ta dễ bị tiếp thu những cái không tốt , ảnh hưởng đến đời sống văn hoácủa nước ta Mặt khác , chúng ta còn lo ngại bị đánh mất truyền thống dântộc , chạy theo các nước trên thế giới , bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi nền vănhoá của các nước khác

Chính vì thế , việc đặt ra những định hướng trong việc hội nhập , tiếp thunhững tinh hoa trong văn hoá của các nước một cách có chọn lọc là điều hếtsức cần thiết Trong đó , bản sắc dân tộc giữ một vai trò không nhỏ trong việchội nhập với thế giới Mỗi một quốc gia đều có những truyền thống , nhữngbản sắc riêng của mình Chúng ta cần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc ,một mặt để đem những tinh hoa của mình để giao lưu với các nước , một mặtgiúp chúng ta “ hoà nhập chứ không hoà tan”

Trang 5

Mỗi quốc gia đều có những bản sắc riêng của mình Điều đó giúp chúng taphân biệt rõ mỗi một quốc gia Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là mộtviệc tất yếu trong nền kinh tế mở hiện nay Chúng ta có bản sắc dân tộc thìmới có thể hội nhập , giao lưu với thế giới , mới có cái để giao lưu Nếukhông giữ gìn được bản sắc dân tộc , chúng ta sẽ lấy gì để hội nhập với thếgiới , khi đó chúng ta sẽ bị nền văn hoá các nước khác chi phối , không cònbản sắc riêng của mình

Với những lý do trên , chúng ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc giữ

gìn và phát huy bản sắc dân tộc Cũng vì thế mà việc nghiên cứu đề tài “Bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở” là điều tất yếu và cần thiết trong giai

đoạn hiện nay

2 Vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc :

Bản sắc văn hoá dân tộc giữ vị trí rất quan trọng :

a Chính bản sắc văn hoá dân tộc đảm bảo cho dân tộc tồn tại , đứng vững

và phát triển qua các biến động của lịch sử

Trang 6

b Nhờ bản sắc văn hoá dân tộc , chúng ta biểu lộ được trọn vẹn sự hiệndiện của một bản sắc trong giao lưu với quốc tế Mục tiêu của giao lưu làthông qua giao lưu với nền văn hoá mới , ta hội nhập với văn hoá thế giới Chỉ giữ được bản sắc văn hoá dân tộc thì ta mới có điều kiện giao lưu bìnhđẳng với các nền văn hoá thế giới Còn sao chép , trở thành “ cái bóng” , “cái đuôi” của người ta thì không còn có gì mà hội nhập bình đẳng

Trước yêu cầu của thời kỳ phát triển mới , trước nguy cơ “ đồng nhât” vềvăn hoá thực chất là sự thống trị của văn hoá nước lớn , nước giàu thì bản sắcvăn hoá dân tộc có ý nghĩa cực kỳ lớn

3 Bản sắc dân tộc - hệ giá trị

Văn hoá , theo UNESCO , là tổng thể những nét đặc trưng tiêu biểu nhấtcủa một xã hội thể hiện trên mặt vật chất và tinh thần , tri thức và tình cảm Văn hoá mang bản sắc dân tộc

- Bản sắc dân tộc biểu hiện ở một dân tộc trong lịch sử tồn tại và pháttriển của nó , giúp cho dân tộc đó giữ được tính duy nhất ( tính độc đáo ), tính thống nhất , tính nhất quán so với bản thân mình

- Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống - ý thứcthuộc về một dân tộc ( cội nguồn ) , cách tư duy , cách sống , cách dựngnước , giữ nước , cách sáng tạo văn hoá , khoa học , văn nghệ

- Bản sắc dân tộc thể hiện trong giá trị của dân tộc , nó là cốt lõi của mộtvăn hoá Hệ giá trị là những gì nhân dân quan tâm , tin tưởng thuộcphạm vi tốt và xấu , mong muốn hoặc không đáng tin tưởng thuộc phạm

vi tốt và xấu , mong muốn hoặc không đáng mong muốn Nó là nhữnggiá trị và những niềm tin , mà nhân dân cho là thiêng liêng , bất khả xâmphạm

- Hệ giá trị biểu hiện trong tư tưởng triết học ( thế giới quan ) chính trị ,văn học , nghệ thuật , đạo đức , lối sống ( phong tục , tập quán )

- Hệ giá trị chuyển thành các chuẩn mực xã hội , nó định hướng cho sựlựa chọn trong hành động của con người , cá nhân và cộng đồng

Trang 7

Hệ giá trị có tính ổn định rất lớn và có tính bền vững tương đối , có sứcmạnh to lớn đối với cộng đồng Trong sự tiến bộ và phát triển của xã hội ,các giá trị này thường không biến mất mà hoá thân vào các giá trị của thờisau , theo quy luật kế thừa và tái tạo

Di sản văn hoá là các giá trị văn hóa do lịch sử để lại Các giá trị này sẽtrở thành truyền thống khi được thế hệ sau lựa chọn , tiếp nhận , mô phỏng ,làm sống lại

Đó là quan hệ giữa truyền thống và hiện đại Sự thích nghi của các giá trị

cũ đối với sự thay đổi của thời đại , là biểu hiện của tính liên tục văn hoá

II Bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ nền kinh tế mở

1 Chủ trương của Đảng về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong nền kinh tế mở

Nói dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc không thể tách khỏi quan hệ với thếgiới Chúng ta đang chứng kiến xu thế toàn cầu hoá đời sống loài người Đó

là xu thế khách quan , tất yếu mang tính thời đại , trước hết trong lĩnh vựckinh tế Xu thế toàn cầu hoá tạo điều kiện cho các quốc gia , dân tộc xích lạigần nhau , hiểu biết nhau , bổ sung cho nhau , làm phong phú và hỗ trợ lẫnnhau Đất nước ta nhất định nắm lấy xu thế này coi như là một thời cơ lớn ,

ra sức tận dụng mọi điều kiện có lợi do xu thế ấy tạo ra , đặc biệt để tranh thủnhững khả năng vật chất , kỹ thuật , công nghệ , những kinh nghiệm và trithức hiện đại rất cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay , không một quốc gia nào có thể đứng biệtlập mà có thể tồn tại và phát triển Mặt khác , phải thấy toàn cầu hoá là mộtquá trình đầy mâu thuẫn phức tạp Mặt tất yếu kỹ thuật - kinh tế là mặt tíchcực , có lợi , ta phải tận dụng Song , mặt khác không thể bỏ qua là mặt xãhội - kinh tế , mặt bản chất giai cấp của quá trình toàn cầu hóa Xét về mặtnày , trên thế giới hiện nay đang có những lực lượng nuôi tham vọng lớn toàncầu hoá chủ nghĩa tư bản , họ muốn áp đặt hệ giá trị của riêng họ lên cả toàn

Trang 8

cầu Quên điều đó là ngây thơ về chính trị và trong thực tiễn không tránhkhỏi phải trả giá đắt

Trong những điều kiện nêu trên về xu thế toàn cầu hoá hiện nay , chúng tacàng thấy đường lối mở rộng quan hệ quốc tế trên cơ sở độc lập tự chủ củaĐảng ta nói chung và nói riêng trong xây dựng và phát triển nền văn hóa ViệtNam vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc là hết sức đúng đắn vàsáng suốt

Nghị quyết Hội Nghị Trung ương 5 chỉ rõ : “ phương hướng chung , đồngthời là nhiệm vụ bao quát của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủnghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc , ý thức độc lập tự chủ ,

tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa , xây dựng và pháttriển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc , tiếp thụ nhữngtinh hoa văn hoá nhân loại , làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống

và hoạt động xã hội , vào từng người , từng gia đình , từng tập thể và cộngđồng , từng địa bàn dân cư , vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ conngười , tạo nên trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp , trình độ dân trícao , khoa học phát triển phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đạihoá vì mục tiêu dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng văn minh , tiến bướcvững chắc lên chủ nghĩa xã hội

Nghị quyết Trung ương 5 “ Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Namtiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc” vừa đáp ứng đúng những đòi hỏi bức xúccủa cuộc sống vừa là định hướng chiến lược cơ bản cho sự nghiệp xây dựng ,củng cố và không ngừng tăng cường nền tảng tinh thần xã hội ta trên conđường phấn đấu vì dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng , văn minh , tiếnbước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội

2 Quan điểm về bản sắc văn hoá dân tộc

Bản sắc văn hoá dân tộc luôn có sự biến động , bổ sung qua các thời kỳ lịch

sử Có giá trị được hình thành từ xa xưa và luôn luôn bền vững Có giá trịđúng lúc trước , nhưng nay không thích hợp Lại có giá trị mới nhưng phù

Trang 9

hợp với nguyện vọng dân tộc thì nhanh chóng có sức sống bền vững Chẳnghạn , có những giá trị mới từ 1976 , cũng là mới hơn 30 năm nay , với lời kêugọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh , giá trị “ Không có gì quý hơn độc lập , tự do”

đã nghiễm nhiên trở thành giá trị văn hoá rất quan trọng của dân tộc ta

Bản sắc dân tộc nằm trong các lĩnh vực như kiến trúc , hội hoạ , văn chương, âm nhạc nhưng đó là những vấn đề phức tạp , cần để các nhà chuyên mônnghiên cứu , thảo luận Song đạo lý dân tộc là loại văn hoá vô hình , nhưng làtinh tuý của bản sắc dân tộc , được vun đắp qua lịch sử lâu đời của dân tộcđược xác định là :

Lòng yêu nước nồng nàn ; ý thức tự lập tự cường , tinh thần đoàn kết , ýthức cộng đồng , gắn cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc ;

Lòng nhân ái , tính khoan dung , trọng tình nghĩa , đạo lý ;

Đức tính cần cù , sáng tạo trong lao động ;

Sự tinh tế trong cư sử , giản dị trong lối sống

Cũng có ý kiến cho rằng , nhiều dân tộc trên thế giới cũng có những giá trịtương tự như trên , vì sao ta lại coi đó là bản sắc của dân tộc mình ? Chúng tacho rằng , vấn đề quan trọng là những giá trị đó có đích thực là truyền thốngcủa chúng ta không ? Chứ không phải là ta đi tìm những gì chỉ có ta có màdân tộc khác không có Quan trọng là ta xác định những chuẩn giá trị bản sắcdân tộc Việt Nam Bản sắc dân tộc được thể hiện cả trong nội dung và hìnhthức

Khi nói tới bản sắc dân tộc luôn luôn gắn bó với nhau như trên đã trình bày Khi nói tới bản sắc văn hoá dân tộc cần tránh những khuynh hướng khôngđúng Đó là : “ đóng cửa , thu mình” , chỉ “ khư khư” giữ bản sắc truyềnthống , không sáng tạo mới , không mở cửa giao lưu , tiếp thụ những tinh hoavăn hoá thế giới trở thành dân tộc hẹp hòi , cực đoan , kiêu ngạo Hoặc là “

mở toang cửa” không chọn lọc , bản sắc dân tộc bị chèn ép , lu mờ , trở thành

Trang 10

nền văn hoá thiếu bản sắc Hoặc phục hồi tất cả kể cả những cáI lạc hậu , lỗithời trong quá khứ , không còn thích hợp trong xã hội mới

Chương II: Tại sao phải đưa ra vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trongthời kỳ nền kinh tế mở

I Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến , đậm

đà bản sắc dân tộc

1 Điều kiện xã hội :

Thực trạng đời sống văn hoá nước ta hiện nay không phải là vấn đề dễ đánhgiá Có người quá bi quan với tình hình cho là trong khi đời sống kinh tế cókhá lên từ đổi mới đến nay thì đời sống tinh thần lại sa sút như chưa bao giờ

có Ngược lại , có người quá lạc quan cho mọi sự đều tốt đẹp , những hiệntượng tiêu cực là tự nhiên và không đáng kể Thật ra , bức tranh không chỉ cómột màu , hoặc toàn tối hoặc toàn sáng

Trước hết , cần khẳng định đời sống văn hoá xã hội ta so với thời kỳ trước

có bước tiến bộ rõ rệt Điều dễ thấy là tính năng động xã hội - kinh tế và tínhtích cực công dân được khơi dậy và phát huy thay cho tâm lý thụ động , ỷ lạitrong cơ chế cũ Bầu không khí dân chủ , cởi mở trong xã hội tăng lên Mặtbằng dân trí được nâng cao , sở trường , năng lực cá nhân con người đượckhuyến khích , tôn trọng Những nét mới nổi bật ấy trong đời sống được phảnánh qua hoạt động khởi sắc , phong phú , đa dạng trên các lĩnh vực báo chí ,xuất bản , phát thanh , truyền hình , giáo dục , văn học , nghệ thuật , v.v Trong sự phong phú , đa dạng và bộn bề của đời sống và hoạt động văn hoá ,chủ nghĩa Mác - Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta vận dụng vàphát triển sáng tạo vẫn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam bảo đảm cho xãhội phát triển đúng hướng Kinh tế thị trường và mở cửa với bên ngoài làmsống động nền kinh tế và các hoạt động xã hội , phát triển giao lưu hàng hoá ,

du lịch và các sản phẩm văn hoá , giúp nhân dân ta mở rộng chân trời hiểubiết và kến thức tiếp nhận từ bốn phương Các mặt trái của kinh tế thị trường

Trang 11

và mở cửa , dù tác động dữ dội , đã không thể ngăn nổi nhân dân ta duy trì vàphát triển truyền thống tốt đẹp , như thấy tõ nhất vaò những dịp kỷ niệm lớn ,hướng về cội nguồn , về cách mạng và kháng chiến , tưởng nhớ các anh hùngdân tộc , đền ơn đáp nghĩa những người có công , giúp đỡ những người hoạnnạn

Đương nhiên , bức tranh không chỉ toàn màu sáng Nghị quyết Trung ương

5 đã nghiêm khắc chỉ ra những mảng tối cùng nguyên nhân chủ quan Đó làtrạng thái dao động , hoài nghi , giảm sút niềm tin lý tưởng ở một số người ,

kể cả một bộ phận đảng viên , cán bộ Đó là những hiện tượng suy thoái đạođức , đặc biệt là nạn tham nhũng , hối lộ , buôn lậu , gian lận thương mạitrước sự tấn công của thói ích lỷ , chủ nghĩa cá nhân , lối sống tiêu dùng , sứcmạnh động tiền và chủ nghĩa thực dụng Đó là một số hiện tượng nhức nhốitrước đây không hề có trong quan hệ gia đình , đạo lý thầy trò , quan hệ bạn

bè , sự đảo lộn một số chuẩn giá trị và nếp sống vốn tốt đẹp Đó là trong một

bộ phận dân cư , kể cả một số thanh niên , học sinh , sinh viên sự hiểu biếtcòn quá ít về lịch sử dân tộc , về các giá trị truyền thống mà lịch sử và cáchmạng đã xây nên trong khi đó lại phục hồi không phân biệt tốt xấu các vốn cổdân tộc đồng thời đi liền với tâm lý sùng ngoại đôi khi đến mức mù quáng ,phi lý , kệch cỡm Đó là các tệ nạn xã hội có chiều gia tăng , sự đam mệ nhucầu vật chất cùng những dục vọng thấp hèn , lối sống bất chấp đạo lý , dưluận xã hội và pháp luật đang xô đẩy một số người đi vào con đường phạm tội Tất cả những hiện tượng trên đang làm vẩn đục môi trường xã hội - vănhoá , gây bất bình trong nhân dân , làm xói mòn nền tảng tinh thần xã hội , tạomiếng đất màu mỡ cho sự xâm nhập những sản phẩm văn hóa độc hại ngoạilai

2 Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc

Trước tình hình xã hội đã phân tích ở trên , việc tập trung xâu dựng và pháttriển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc , có tầm quan

Trang 12

trọng đặc biệt không chỉ cho hiện tại mà cả tương lai Tổ quốc ta Nhưng nên

văn hóa thế nào là “ tiên tiến” ? Thế nào là “ đậm đà bản sắc dân tộc” ?

a Nền văn hoá tiên tiến

Đọc Nghị quyết Trung ương 5 , ta có thể hiểu nền văn hoá tiên tiến có mấyđặc trưng :

Một là , yêu nước

Hai là , tiến bộ

Ba là , có nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh

Bốn là , nhân văn : tất cả vì con người

Năm là , tiên tiến không chỉ trong nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức

biểu hiện , trong các phương tiện chuyển tải nội dung

Đất nước ta đang ở thời kỳ quá độ với nền kinh tế nhiều thành phần theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá nhằmxây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội đòi hỏi huy động tối

đa tiềm năng vật chất và tinh thần của cả dân tộc , của tất cả các thành phầnkinh tế Chủ nghĩa yêu nước ở đây là một động lực cực kỳ to lớn Nền vănhóa tiên tiến do đó trước hết phải là một nền văn hoá yêu nước Có thể coiyêu nước là tién bộ đặc trưng bao quát nhất củavăn hoá tiên tiến Yêu nước là

ý chí đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn , lạc hậu , phấn đấu vì dângiàu , nước mạnh , xã hội công bằng văn minh - đó là một nội dung tư tưởnglớn của nền văn hoá tiên tiến Gắn liền với yêu nước là tiến bộ Nền văn hoátiên tiến phải là nền văn hoá kết tinh tất cả những gì là tiến bộ , là chân , làthiện , là mỹ của dân tộc , của thời đại , của loài người

Nếu đặc trưng bao quát nhất của nền văn hoá tiên tiến là yêu nước, thì hạtnhân cốt lõi của nền văn hoá tiên tiến là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh Nóivăn hóa không thể không nói hệ tư tưởng Vì hệ tư tưởng chi phối quan niệm

Trang 13

về giá trị , chi phối đạo đức , lối sống và hành vi con người Đành rằng hệ tưtưởng không đồng nhất với văn hoá , không thể quy toàn bộ các giá trị vănhoá vào hệ tư tưởng ; nhưng xét chung và xét cho cùng , trong xã hội có giaicấp , văn hóa bao giờ cũng có cốt tuỷ là hệ tư tưởng giai cấp Vì vậy , thật sailầm nếu đồng nhất hệ tư tưởng với văn hoá , bởi căn hoá có nội hàm rộng hơnnhiều so với hệ tư tưởng Song , cũng phạm sai lầm nghiêm trọng nếu phủnhận vai trò hệ tư tưởng đối với văn hoá , nhất là khi nói đến cả một nền văn

hoá , cả một dòng văn hoá C Mác và Ph Ăngghen chỉ rõ : “ Lịch sử tư tưởng chứng minh cái gì , nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất ? Những tư tưởng thống trị cua tmột thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị”.

Là hệ tư tưởng mang bản chất giai cấp ( công nhân ) như mọi hệ tư tưởng ,nhưng khác với bất cứ hệ tư tưởng nào khác , chủ nghĩa Mác - Lênin là họcthuyết cách mạng và khoa học kết tinh những tinh hoa văn hoá nhân loại ,hướng vào giải phóng toàn xã hội , giải phóng dân tộc , giải phóng conngười , khắc phục triệt để tình trạng con người bị tha hoá , tạo điều kiện pháttriển và không ngừng hoàn thiện con người Chủ nghĩa cộng sản trong bảnchất của nó như C Mác nói , là “ chủ nghĩa nhân đạo hiện thực” Nguyễn ÁiQuốc đi từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc và những hiểu biếtsâu sắc nhiều nền văn hoá lớn Đông Tây , đến với chủ nghĩa Mác - Lênin nhưmột bước ngoặt quyết định hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Sự gặp gỡ thần

kỳ này đã sản sinh ta một nhân cách , hơn thế , một mẫu hình văn hoá mới ,mẫu hình “ văn hoá của tương lai” như nhà thơ Xô Viết Mandenxtam với mộttình cảm đặc biệt đã sớm khám phá từ năm 1923 khi tiếp xúc với Bác Nhưvậy , thật là chính xác và tự nhiên khi Nghị quyết Trung ương 5 nêu lên mụctiêu nền văn hóa tiên tiến là tất cả vì con người , vì hạnh phúc và sự phát triểnphong phú , tự do , toàn diện con người trong mối quan hệ hài hoà giữa cánhân và cộng đồng , giữa xã hội và tự nhiên Ở đâylà tính nhân văn cao cả ,trong đó giai cấp , dân tộc và nhân loại , cá nhân và xã hội , xã hội và tự nhiên

Trang 14

là thống nhất trên lập trường chủ nghĩa Mác Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh

-hệ tư tưởng thấu suốt nền văn hoá mà chúng ta xây dựng

Tính chất tiên tiến của nền văn hoá còn phảI thể hiện cả trong hình thứcbiểu hiện , trong những cơ sở vật chất kỹ thuật , phương tiện để chuyển tảI nộidung Ví dụ : trong phong cách văn chương , trong công nghệ truyền hình ,điẹn ảnh , trong kiểu dáng kiến trúc , trong thiết kế những công trình tượngđàI , những khu vui chơi giải trí , v.v Ở đây , tiên tiến thường có nghĩa làhiện đại , song không phải đã là hiện đại thì loại trừ bản sắc dân tộc và càngkhông được nhầm lẫn hiện đại với “ chủ nghĩa hiện đại” tắc tị, bệnh hoạn ,nhất là trong nghệ thuật , văn thơ

b Nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc

Tính chất tiên tiến của nền văn hoá Việt Nam không tách rời bản sắc dân tộc.Nói đến văn hoá là nói đến dân tộc Văn hoá bắt rễ sâu trong đời sống dân

tộc qua trường kỳ lịch sử Văn hoá là bộ mặt tinh thần của dân tộc Bản sắcdân tộc của văn hoá , như người ta thường nói , là cái căn cước , cái chứng chỉcủa một dân tộc Nó chỉ rõ anh là ai , thiéu nó , anh không tồn tại như một giátrị Lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước đã hun đúc cho dân tộc tabiết bao giá trị truyền thống tốt đẹp Đó là chủ nghĩa yêu nước , lòng nhân áibao dung , trọng nghĩa tình , đaọ lý , là tính cố kết , cộng đồng Nhờ sứcmạnh những giá trị đó , dân tộc Việt Nam đã chiến thắng bao thử thách khắcnghiệt của thiên tai , địch hoạ để tồn tại và phát triển như ngày hôm nay Bảo

vệ và phát huy bản sắc dân tộc của văn hoá trước hết là bảo vệ và phát huynhững giá trị tinh thần đó Cố nhiên bản sắc dân tộc có cả nội dung và hìnhthức Cùng với những giá trị tinh thần , bản sắc dân tộc của văn hoá còn đượcđặc trưng bởi các phương thức biểu hiện độc đáo Đó là tiếng nói của dântộc , là tâm lý , là phong tục tập quán , là cách cảm nghĩ của dân tộc , lànhững hình thức nghệ thuật truyền thống ,v.v Nước ta có 54 dân tộc Trongnền văn hóa đa dân tộc của nước ta , mỗi dân tộc anh em đều có bản sắc riêngcủa mình Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc anh em

Trang 15

sẽ phát huy sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam , tạo nên

sự phong phú đa dạng trong tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam

II Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là chăm lo cho sự trường tồn

và phát triển sức sống của dân tộc Song đIều này khác hẳn xu hướng phục

cổ như đã xảy ra gần đây ở nhiều nơI trong ma chay , cưới xin , lễ hội TrongbàI nói tại Hội nghị cán bộ văn hóa ngày 30-10-1958 , Chủ tịch Hồ Chí Minhchỉ rõ : “ Nói khôi phục vốn cũ , thì nên khôi phục cái gì tốt , còn cái gì khôngtôt thì phải loại dần ra Xem ra thì năm nay tương đối khá , còn như nămngoái , thì khôi phục vốn cũ , thì khôi phục cả đồng bóng , rước xách thầnthánh Vì khôi phục như thế , nên ở nông thôn nhiều nơi quên cả sản xuất , cứtrống mõ bì bõm , ca hát lu bù ” Trong vốn cổ dân tộc , chúng ta giữ lấy vàphát huy những di sản nào , từ bỏ những di sản nào , điều đó không thể khôngđặt ra khi nói về những giá trị truyền thống Sự cân nhắc và lựa chọn ấy thểhiện quá trình tự ý thức dân tộc , quá trình tự nhận thức , tự khám phá vềmình xuất phát xuất phát từ tầm cao mới của lịch sử , là quá trình “ gạn đụckhơi trong” và là sự tiếp nối dòng chảy liên tục của lịch sử dân tộc trong thếgiới hiện đại Với ý nghĩa đó , phát huy và bảo vệ bản sắc dân tộc của vănhoá đòi hỏi sự phát triển , sự sáng tạo không ngừng Mệnh đề “ đậm đà bảnsắc dân tộc” đó không thể tách rời mệnh đề “ văn hóa tiên tiến” và ngược lại

* Trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường mở rộng giao lưu quốc tế lạicàng phải nhấn mạnh yêu cầu ra sức kế thừa và phát huy bản sắc văn hoádân tộc Đó không chỉ là ý thức trách nhiệm , mà còn là niềm tự hào , tự

tôn dân tộc , bởi “ Nước Đại Việt ta từ trước , Vốn xưng nền văn hiến đã lâu” Những đặc trưng nổi bật nhất của văn hóa Việt Nam là chủ nghĩa yêu

nước , yêu lao động , lòng nhân ái , vị tha và tính cộng đồng Những giá trịtruyền thống đó đã từng là nguồn sức mạnh to lớn trong sự nghiệp dựngnước và giữ nước Ngày nay , bước vào thời kỳ công nghiệp hoá , hiện đại

Trang 16

hoá , những truyền thống ấy vẫn đang là những đòi hỏi cần phải có đối vớimọi người Không phải bất cứ dân tộc nào trên hành tinh này cũng có đượcmay mắn kế thừa những truyền thống và bản lĩnh văn hoá như vậy Dân tộcViệt Nam có truyền thống tự tôn nhưng không tự cao , tự đại ; càng khôngđóng cửa để tự ngắm tự cô lập mình

Cũng như suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc , từ khi Đảng

ta ra đời , phần lớn thời gian là phải lãnh đạo nhân dân tiến hành chiến tranhchống xâm lược , bảo vệ nền độc lập dân tộc Thế nhưng , chúng ta chưabao giờ chủ trương một thái độ bài ngoại về văn hoá , kể cả với nền văn hóacủa nước đang là kể thù xâm lược Trái lại , Đảng ta luôn nhấn mạnh tínhdân tộc đồng thời với tính khoa học và đại chúng ; tính tiên tiến gắn với yêucầu phải đậm đà bản sắc dân tộc Đó chính là bản lĩnh văn hoá của ViệtNam Nhờ đó , dù trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, đứng trước âmmưu đồng hoá văn hoá của đủ loại kẻ thù , nhưng “ Bốn nghìn năm ta lại làta” ; bản sắc văn hóa Việt Nam không biến mất , không phai nhạt , trái lại ,càng ánh lên nét riêng long lanh , đặc sắc Nó đã góp cho nền văn hoá nhân

loại không chỉ là trống đồng Đông Sơn , Truyện Kiều , các làn đIệu dân ca quan họ mà còn là những danh nhân văn hoá mà nổi bật là Hồ Chí Minh ,

một con người , một sự nghiệp , một giá trị văn hoá vừa đậm đà bản sắcViệt Nam , vừa chứa chan tính nhân loại Và cả hai phẩm chất ấy đều ởđỉnh cao

Phải với một dân tộc có ý chí tự lập , tự cường và là lòng tự tôn mãnh liệtmới sản sinh ra những áng hùng văn Nam quốc sơn hà , Bình ngô đại cáo Phải với một dân tộc rất tự hào với truyền thống văn hóa của mình mới có

thể tuyên thệ : “ Đánh cho để dài tóc , đánh cho để đen răng đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” Nền văn hoá ấy chính là khí phách ,

là tôm hồn dân tộc , là tài sản vô giá của đất nước và của mỗi con ngườiViệt Nam Nó là nồi cơm văn hoá Thạch Sanh không bao giờ vơi , đượcphân chia đến từng dòng sữa mẹ , từn lời ru những đứa con vừa lọt lòng mẹ

Trang 17

của dân tộc , là trăm nghìn câu chuyện truyền từ đời này qua đời khác Chính nó là cội nguồn sâu lắng trong mỗi con người Việt Nam dù đến lúc

có dư thừa các tiện nghi vật chất, nhưng vẫn ước mong được nghe các lànđIệu dân ca , được tắm hồn mình trong nền văn hoá dân tộc

Trong nền văn hóa có chiều sâu và tầm cao như vậy , càng đi vào kinh tếthị trường , mở rộng giao lưu quốc tế , đi vào công nghiệp hoá , hiện đại hoá, chúng ta càng phải nâng niu , gìn giữ và phát huy để góp phần vào sựnghiệp vẻ vang là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Chủ trương giữgìn và phát huy bản sắc dân tộc không hề đồng nghĩa với bảo thủ , tự côlập , đóng kín , khư khư bám giữ lấy cái cũ Bản sắc văn hoá không phải lànhững giá trị tạm thời , nay còn mai mất ; song nó cũng không là cái khôngbao giờ thay đổi được và khôn gcần sửa đổi Trái lại , bản sắc văn hóa dântộc cũng không ngừng phát triển , đổi mới , phản ánh sự phát triển và đổi

mới của dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : “ Cái gì cũ mà xấu , thì phảI bỏ Cái gì cũ mà không xấu , nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm”

Chương III : Bản sắc dân tộc trong quá trình phát triển của đất nước

I Vai trò của bản sắc văn hoá dân tộc trong nền kinh tế thị trường

Ngày nay , phát triển đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia ,đồng thời cũng là thách thức hết sức gay gắt dối với toàn nhân loại Cần phảihuy động những nguồn lực nào để phát triển và phải làm gì để ngăn ngừanhững tiêu cực phát sinh trong quá trình phát triển ,v.v đang là những câuhỏi lớn đặt ra đối với nhiều quốc gia Cho đến bây giờ , tuy còn có các ý kiếnkhác nhau trong việc định nghĩa văn hoá là gì , nhưng mọi người đều thốngnhất trong sự thừa nhận về mối quan hệ qua lại của văn hoá với kinh tế , vaitrò động lực của văn hoá đối với kinh tế Những ý kiến coi văn hoá đứng

Trang 18

ngoài kinh tế hay lệ thuộc một cách thụ động đối với kinh tế không còn đượcchấp nhận Tuy nhiên , khi chúng ta nhấn mạnh yếu tố văn hoá thì đIều đókhông có nghĩa là đặt vị trí của văn hoá cao hơn kinh tế , mà để thấy sự gắn

bó của chúng trong khi hướng tới mục tiêu phát triển

Những thành tựu hoặc vấp váp trong quá trình phát triển kinh tế , xã hội ởnhiều nước trên thế giới đều chứng minh tầm quan trọng của nhân tố vănhoá , trước hết là ở việc có bảo vệ , phát triển được hay không những tiềmnăng phong phú và đặc sắc của văn hóa dân tộc đối với sự phát triển của đấtnước Sự đúng đắn hay sai lạc trong định hướng phát triển văn hoá đều đưađến thành tựu hay thất bại không riêng cho văn hoá , mà cho cả kinh tế và mọimặt khác của đời sống xã hội , đặc biệt là về tư tưởng , đạo đức , lối sống Những hậu quả của sự sai lầm về chính sách văn hoá thường kéo dài và khósửa hơn những hậu quả về kinh tế Do đó không phải không có cơ sở khingười ta lo ngại một sự “ phá sản” , “ xuống cấp” về văn hoá hơn sự phá sản ,xuống cấp trong kinh tế , bởi những mất mát trong lĩnh vực văn hoá thườngdẫn tới những hậu quả rất lâu dài và nghiêm trọng

Với điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như hiện nay ,trong vòng vài ba chục năm , một dân tộc có thể vượt lên rất nhanh , chiếmlĩnh được những đỉnh cao về kinh tế , kỹ thuật , công nghệ Nhưng để trởthành một quốc gia phát triển về văn hoá , thì vài ba chục năm hoàn toàn chưathấm vào đâu Một quốc gia giàu có về kinh tế , trong mười năm có thể đổimới , nâng cấp toàn bộ hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật , nhưng để có được một

cơ sở hạ tồng văn hoá tiến bộ và phát triển , thì còn khó gấp trăm lần vàkhông thể chỉ bằng tiền mà giải quyết được

Đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện , thực hiện cơ chếthị trường và chính sánh đối ngoại rộng mở , làm bạn vớ tất cả các nước ,phấn đấu vì hoà bình , độc lập và phát triển Đối với nhiệm vụ xây dựng nềnvăn hoá , đây vừa là cơ hội lớn đồng thời là thách thức lớn

Trang 19

Chuyển sang nền kinh tế thị trường , văn hoá là nhân tố thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế , góp phần thay đổi nếp nghĩ , cách làm ; kích thích tính sángtạo , năng động , nhưng trong môi trường đó văn hoá cũng có thể nhiễm phảinhững căn bệnhcủa kinh tế thị trường : chủ nghĩa cá nhân phát triển , sùng báiđồng tiền , lối sống tiêu thụ , thực dụng Không ít hoạt động văn hoá bị lôicuốn vào xu hướng thương mại hoá , xuất hiện những sản phẩm văn hoá kémchất lượng chiều theo thị hiếu thấp kém của một bộ phận người có tiền Đồngtiền xuất hiện với tư cách là thước đo các giá trị , nhưng đồng thời nó cũng trởthành sức mạnh có khả năng làm xuyên tạc mặt bản chất tốt đẹp của conngười , của nhữn quan hệ xã hội , kích thích chủ nghĩa cá nhân , tính ích kỷ ,nhiềt hủ tục , mê tín , dị đoan phát triển Đó là những nguy cơ cần phải kiênquyết bài trừ , khắc phục

Trong đời sống hằng ngày , chúng ta thấy nhiều sản phẩm văn hoá nhưtranh ảnh sách , báo được đem ra mua bán trên thị trường , nhưng đIều đókhông có nghĩa là mọi sản phẩm văn hoá đều phải tính toán , có lãi mới sảnxuất Trong nền kinh tế hàng hoá không thể không thừa nhận sự chi phối củaquy luật giá trị trong lĩnh vực sản xuất tinh thần Nhiều sản phẩm văn hóacũng cần phải định giá , phải thông qua mua , bán , trao đổi để phân phối tớingười sự dụng Song sự định giá , trao đổi , mua bán này không thể chỉ căn

cứ vào quy luật kinh tế mà phải tuân theo quy luật của văn hoá , tư tưởng ,đạo đức ; phải phục vụ mục tiêu phát triển toàn diện con người , cho tiến bộ

và công bằng , văn minh

Thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hoá , đa dạng hoá , đất nước ta

có cơ hội giao lưu , tiếp nhận , học hỏi vô cùng thuận lợi Trong quá trình

đó , chúng ta bắt gặp nhiều cái hay , cái đẹp và những đIểm tương đồng trênlĩnh vực văn hoá , nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là mọi dân tộc sẽ

đi tới sự thống nhất về văn hoá Traí lại , nhờ quá trình giao lưu đó , mỗi dântộc đều có thể đóng góp những bản sắc độc đáo của riêng mình vào kho tàng

Trang 20

văn hoá chung của nhân loại , làm cho nền văn hoá của nhân loại ngày càngthêm phong phú , tốt đẹp

Bên cạnh việc tiếp thụ những cái tốt , cái tương đồng , chúng ta cũng phảitỉnh táo phòng ngừa , loại trừ những cái xấu , cái dở , cái không phù hợp Sựhọc tập , lựa chọn tiếp nhận phải rất chủ động , tinh tường nhất định không đểmắc phải thói “ ham thanh chuộng lạ” sùng bái một cách mù quáng mọi cái lạcủa bên ngoài Chúng ta cương quyết khước từ , chống lại sự di nhập nhữngthứ văn hoá phẩm phản động kích động bạo lực , tình dục , hạ thấp các giá trịđạo đức , nhân văn , trái với các truyền thống đạo đức , văn hóa tốt đẹp củadân tộc ta

Trong quá trình giao lưu văn hóa , chúng ta mạnh dạn hội nhập , tiép thụ ,nhưng không đánh mất , không “ hoà tan” bản sắc của mình Trái lại , chúng

ta có trách nhiệm bổ sung , đóng góp cho nhân loại những gì đặc sắc củachúng ta và tiếp nhận , bổ sung những tinh hoa nhân loại để bản sắc văn hoáViệt Nam ngày càng giàu đẹp Làm được như vậy , văn hoá luôn luôn làđộng lực của sự phát triển là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá , đưa đất nước ta tiến nhanh tới mục tiêu dân giàu ,nước mạnh , xã hội công bằng , văn minh

II Phát huy nội lực văn hóa trong quá trình phát triển

Trong quá tình xây dựng đất nước vì mục tiêu “ Dân giàu nước mạnh , xãhội công bằng , văn minh” , vai trò của văn hóa ngày càng được Đảng , Nhànước và nhân dân quan tâm Văn hoá dân tộc được xác định trở thành nội lựcbên trong của quá trình phát triển Quan hệ giữa văn hoá và phát triển đượcbàn luận sôi nổi cả về phương diện lý luận và thực tiễn trong thời gian gầnđây Để phát huy tốt nội lực của văn hoá đối với sự phát triển bền vững vàlâu dài của đất nước , cần chú ý đến một số phương diện cơ bản bao gồm ?

Thứ nhất : Chưa bao giờ văn hoá dân tộc ta có những bước chuyển biến

toàn diện và sâu sắc như hiện nay Đây là thời kỳ chuyển đổi mạnh mẽ cả về

Trang 21

quan niệm giá trị , chuẩn mực văn hoá , chuyển đổi cả công nghệ , kỹ thuật và

cơ sở vật chất của văn hóa , chuyển đổi về đội ngũ nhân sự , bộ máy hoạtđộng văn hoá , cùng với nó là sự chuyển đổi lối sống , nếp tư duy , tầm nhìn

và cách nhìn của cá nhân và cộng đồng với hàng loạt các nhu cầu văn hóphong phú và đa dạng của nhân dân Sự chuyển đổi này có cơ sở khách quan

từ sự đổi mới toàn diện của đất nước mà cốt lõi cơ bản là phát triển kinh tế thịtrường đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủnghĩa , tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế , đa phương hoá , đa dạng hoá cácmối quan hệ quốc tế Sự chuyển đổi này là kết quả của quá trình vận độngđầy mâu thuẫn , đầy xung đột , mang kịch tính cao đến mức khắc nghiệt ,nhưng đây chính là mâu thuẫn trong quá trình vận động phát triển của đấtnước Vì vậy , sự bình tĩnh và khách quan trong đánh giá các hiện tượng vănhóa - xã hội là một yêu cầu lớn hiện nay

Thứ hai : Chưa bao giờ sức ép của xu thế toàn cầu hoá , khu vực hoá được

sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại tác động vào nền văn hóa của các dân tộc ,các quốc gia lại mạnh mẽ , toàn diện và sâu sắc như hiện nay Sự đầu tư trựctiếp , gián tiếp của các công ty đa quốc gia và xuyên lục địa , sự giao lưuthương mại và dịch vụ với khối lượng hàng hóa khổng lồ , sự tăng cường dịch

vụ du lịch , giải trí , sự mở rộng hệ thống thông tin truyền thông đại chúng ,v.v và v.v đã làm cho “ tan băng” ở các quốc gia “ đóng” và “sốt” lên ởcác quốc gia “ mở” Ranh giới địa lý hữu hình giữa các quốc gia không cảnnổi sự xâm tràn của các trào lưu văn hóa xa lạ Xu thế toàn cầu hoá , khu vựchóa vừa mang lại thời cơ lớn , đồng thời vừa là thách thưc lớn đối với mỗi nềnvăn hoá khác nhau , đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển

Thứ ba : Mối quan hệ giữa dân tộc và quốc tế trở thành một trong những

vấn đề trung tâm của thời đại Các dân tộc trong quá trình phát triển đang tìmcách kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại , tranh thủ thời

cơ , chống lại các nguy cơ để tập trung xây dựng đất nước Sức mạnh của sự

Trang 22

liên kết cộng đồng được đặc trưng ở việc giữ gìn , phát huy bản sắc và bảnlĩnh văn hoá của dân tộc trong giao lưu quốc tế Do đó , cùng với xu thế hộinhập quốc tế là xu thế bảo vệ , giữ gìn và phát huy bản sắc và bản lĩnh dân tộc, chống lại xu hướng “ đồng hoá” hay “ nhất thể hoá” về văn hóa

Bản săc văn hoá là những dấu hiệu đặc trưng để phân biệt văn hoá của cộngđồng này với cộng đồng khác , dân tộc này với dân tộc khác , quốc gia nàyvới quốc gia khác Đây là “ gien” di truyền văn hoá của từng dân tộc “Gien” di truyền này kết tinh ở truyền thống văn hoá dân tộc thể hiện trong lốisống , trong phong tục , tập quán , trong các hoạt động sản xuất vật chất vàtinh thần của cộng đồng Trong giao lưu quốc tế , các dân tộc sẽ đánh mất sựtồn tại của mình nếu mất bộ “ gien” di truyền văn hoá Cần tránh sai lầmđồng nhất bản sắc văn hoá dân tộc với những hình thức thể hiện bên ngoàicủa nó Bản sắc văn hoá dân tộc bao chứa cả “ cái tĩnh” và “ cái động” , “ cái

cổ truyền” và “ cái hiện đại” , cả hình thức và nội dung , cả “ cái ngoại sinh”được “ nội sinh” hoá Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không cónghĩa là quay về “ phục cổ” , quay về với cái cũ mà phải căn cứ vào quanđiểm phát triển đất nước vì mục tiêu “ dân giàu , nước mạnh , xã hội côngbằng và văn minh” trong thời kỳ công nghiệp hoá , hiện đại hoá Yêu cầuphát triển đất nước là tiêu chí để lựa chọn giữa cái cũ và cái mới , cái bêntrong và cái bên ngoài , cái nội sinh và cái ngoại sinh Tính tự giác của quátrình lựa chọn văn hóa sẽ khắc phục được tính tản mạn , tự tuỳ thuộc vào tậmnhìn , điểm nhìn , trình độ , nhân cách và bản lĩnh của chủ thể lựa chọn

Thứ tư : Phát huy nội lực của văn hoá dân tộc chính là tạo nên một dòng

chảy liên tục của truyền thống văn hóa dân tộc nhằm khẳng định bản sắc vàbản lĩnh văn hoá Truyền thống văn hoá là những giá trị văn hoá do lịch sử

để lại được các thế hệ sau làm sống lại trong thời đại của họ Trong truyềnthống văn hóa Việt Nam có hai dòng chủ lưu xuyên suốt là chủ nghĩa yêunước và chủ nghĩa nhân đạo Trong chiến tranh chống xâm lược bảo vệ Tổquốc , hai dòng chủ lưu này đã phát huy sức mạnh để đoàn kết dân tộc , dưới

Trang 23

sự lãnh đạo của Đảng , tạo nên sức mạnh của hào khí Việt Nam , đặc biệt làtrong kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ , cứu nướcvừa qua Ngày nay , sự thành công của quá trình đổi mới tuỳ thuộc vào việcphát huy sức mạnh tổng hợp của hai dòng chủ lưu của hai dòng chủ lưu củatruyền thống văn hóa dân tộc nếu bị xem nhẹ , không được thế hệ sau tiếp nối

sẽ dẫn tới khủng hoảng văn hoá nghiêm trọng

Ngược lại , bản lĩnh văn hoá dân tộc luôn cần tới dấu hiệu và sắc thái riêng Như vậy , nội lực văn hoá dân tộc vừa bao trùm bản sắc văn hóa vừa bao hàmbản lĩnh văn hóa dân tộc Đây là nền tảng chủ yếu để xây dựng “ nền văn hoátiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc” , là “ bộ lọc” các giá trị văn hóa ngoại nhập, chống lại những tác động phi văn hoá , phản văn hoá từ bên ngoài Nội lựcvăn hoá không chỉ là một lý thuyết , nó chính là cuộc sống , nó chỉ thực sựphát huy được sức mạnh khi trở thành tinh thần tự giác của mọi thanh viêntrong xã hội Điều đó cũng có nghoã là sự nghiệp phát triển đất nước mộtcách bền vững phải được đặt trên nền tảng văn hóa dân tộc , phải khơi dậy vàphát huy tới mức cao nhất nội lực của một nền văn hóa đã được khẳng địnhtrong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước

III Toàn cầu hoá và bản sắc văn hoá dân tộc

- Tài nguyên con người của mỗi quốc gia nằm trong bản sắc văn hoá dân tộc Đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc là đánh mất tiềm năng của nguồn lực con người Vì lẽ đó , việc bảo vệ và phát huy những giá trị

bản sắc của nền văn hoá truyền thống - văn hóa tinh thần - là một vấn đềcấp bách và thiết thân đặt ra ở hầu hết các quốc gia

- Bởi vì trên thế giới ngày nay nền văn hoá đa dạng của thế giới nói chung

và của từng quốc gia nói riêng đang đứng trước nguy cơ bị mai một , thahoá , đánh mất những giá trị đích thực của mình Toàn thế giới e ngại vì

“ một mẫu hình văn hoá đồng phục”

Trang 24

- Do tính hai mặt của toàn cầu hoá = Một mặt là sự bùng nổ thông tin , sựhợp tác kinh tế quốc tế , sự trao đổi văn hoá và du lịch thúc đẩy các quốcgia xích lại gần nhau , mở ra những chân trời văn hóa và kiến thức mới Mặt khác là nguy cơ san bằng và đồng nhất hoá các tiêu chuẩn , các hệ giátrị , đe doạ và làm suy kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hoá

Đặc biệt đối với các nước thế giới thứ ba đang công nghiệp hoá có nhữngnguy cơ tha hoá về văn hóa , cụ thể là Tây phương hóa Đồng nhất hiện đại

hoá và Tây phương hoá Không vong quốc nhưng vong bản Mà đã vong bản thì quốc gia còn mà dân tộc không còn , nghĩa là văn hóa dân tộc cùng với các

giá trị của nó bị thủ tiêu Quốc gia bị tha hóa văn hóa sẽ không còn sức sống

- Giữ gìn bản sắc dân tộc không có nghĩa là cố thủ trong truyền thống di sản mà phải khai thác , phát triển để đáp ứng những yêu cầu mới , đáp ứng những thách thức mới Bản sắc dân tộc trườnh tồn trong quá trình

tái tạo không ngừng trong tiến hoá của lịch sử Theo một phép biệnchứng kế thừa và đổi mới , kết hợp truyền thống và tính hiện đại Một

số giá trị mới đương hình thành trong hệ giá trị Việt Nam

- Giữ gìn bản sắc không co vào cố thủ trong tính riêng biệt , khước từ giaolưu văn hoá Trên thế giới này không có một nền văn hoá nào có tínhthuần nhất bản địa

- Sự thay đổi giữa các nền văn hoá là do trao đổi Khi trao đổi ngừng thì

cả hai địa bàn đều chững lại trong phát triển Đây là phép biện chứng của nhân tố ngoại sinh trong sự phát triển nội sinh Tuy nhiên sự hội

nhập các giá trị văn hóa khác với sự tha hóa về văn hóa cũng như sự laigiống tốt khác với lai ghép vào cơ thể những gien lạ hoắc , gây nên sựbiến dị , thậm chí những quái thai Khi các nhân tố ngoại quá khác lạ vàquá mạnh ghép vào một cơ thể có thể phá vỡ cấu trúc của cơ thể nhận ,gây nên sự suy thoái

Trang 25

Như vậy cái mới nảy sinh từ trao đổi với bên ngoài luôn luôn nội sinh hoá ,cái hiện đại nhập vào cái truyền thống Và truyền thống sẽ mang tính hiện đại

và phục vụ nhu cầu hiện đại

Chương IV : Một số giải pháp nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trongthời kỳ phát triển

I Một số giải pháp trước mắt để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc

Để góp phần thực hiện tư tưởng cốt lõi của Đảng ta về văn hóa , trước mắtcần thiến hành tốt những giải pháp lớn sau đây :

1 Trước hết , phải tạo ra bước chuyển biến cơ bản trong nhận thức của toàn

Đảng và toàn xã hội , tiếp tục củng cố niềm tin ở chủ nghĩa Mác- Lênin vàcon đường tiến lên chủ nghĩa xã hội , có nhận thức đúng về lý tưởng , lẽsống , nếp sống phù hợp với truyền thống dân tộc và truyền thống cáchmạng

2 Tăng cường đầu tư các nguồn lực và hoàn chỉnh hệ thống chính sách

phát triển văn hoá , nhất là trên lĩnh vực cấp bách : nâng cao các hoạt độngvăn hoá thông tin ở cơ sở ; bảo tồn , tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá ; pháttriển các loại hình nghệ thuật ; sưu tầm , khai thác các vốn văn hoá dân tộc,v.v

3 Phải đổi cới thể chế phát triển sự nghiệp văn hoá trong điều kiện cơ chế

thị trường Trên cơ sở định hướng chính trị và pháp luật , nêu cao vai trònòng cốt của các cơ quan văn hóa , nghệ thuật của Nhà nước ; từng bước thựchiện xã hội hoá về văn hoá

Trang 26

4 Tạo chuyển biến tích cực trong xây dựng đạo đức , nếp sống văn minh ,

ngăn chặn có hiệu quả các tệ nạn xã hội , những biểu hiện tiêu cực trong xãhội , những hủ tục và nếp sống không lành mạnh , khắc phục tình trạng thoáihoá , biến chất của một số cán bộ , Đảng viên , những hủ tục và tệ nạn xã hộiđang có chiều hướng gia tăng ở cả thành thị , nông thôn và miền núi

5 Quan tâm xây dựng đội ngũ những người hoạt động văn hoá , mở rộng

hợp tác quốc tế về văn hoá

6 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà

nước trong sự nghiệp quản lý và phát triển văn hoá , đổi mới phương thứclãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá , nghệ thuật

II Biện pháp khắc phục những mặt tiêu cực trong đời sống văn hoá xã hội của đất nước

1 Những mặt tiêu cực trong đời sống văn hoá trong xã hội :

Đối với nước ta hiện nay , xu hướng toàn cầu hoá với cả hai mặt tích cực vàtiêu cực kể trên lại đồng thời diễn ra cùng với quá trình nền kinh tế quốc dânchuyển sang sử dụng cơ chế thị trường và chính sách mở cửa nhằm đẩy nhanhnhịp độ tăng trưởng kinh tế , đẩy tới một bước sự nghiệp công nghiệp hóa ,hiện đại hoá

Bên cạnh những tiến bộ và thành tựu to lớn đã đạt được trong 10 năm qua ,

cơ chế thị trường và chính sách mở cửa cũng đã và đang làm cho chúng taphải đối mặt với nhiều hiện tượng đáng lo ngại trong đời sống văn hoá của đấtnước :

Tâm lý sùng bái hàng hoá , sùng báI tiền tệ , chỉ coi trọng các tiện nghi vậtchất đơn thuần mà xem thường các giá trị văn hóa nảy sinh trong một bộ phậndân cư Bệnh sùng ngoại , chạy theo lối sống tiêu thụ của phương Tây lây lantrong không ít người , nhất là trong lớp trẻ Các sách báo , tranh ảnh , băngnhạc , băng hình có nội dung kích động dâm ô , bạo lực nhập lậu ồ ạt gây tácđộng xấu đến nhiều thuần phong mỹ tục của dân tộc , v.v

Trang 27

2 Giải pháp :

Để đấu tranh đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực kể trên , làm lành mạnh hoáđời sống vật chất và tinh thần của dân tộc , bên cạnh luật pháp và các chínhsách kinh tế - xã hội khác , việc chấn hưng nền văn hoá dân tộc để làm cơ sởđịnh hướng cho việc mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế của nước ta ngày nayđược xem là giải pháp cơ bản , có ý nghĩa chiến lược lâu dài

Những bài học kinh nghiệm ngàn đời của cha ông ta trong quá trình giaolưu văn hoá với thế giơí trước đây cần được nghiên cứu sâu sắc , toàn diệnhơn để khai thác , vận dụng để phát triển sáng tạo trong điều kiện mới ngàynay Làm được như vậy , chúng ta có thể vững tin và chủ động tăng cườnggiao lưu văn hoá với các nước trên cơ sở biết mình , biết người một cách thực

tế khách quan Cần biết cả chỗ mạnh , chỗ yếu của mình và của người , qua

đó mà lựa chọn , tiếp thu các yếu tố nhân bản , hợp lý , khoa học , tiến bộ củavăn hoá thế giới - cả phương Đông và phương Tây - để làm phong phú thêmbản sắc văn hoá dân tộc , xem đó là nhân tố cực kỳ quan trọng thức dậy cáctiềm năng , phát huy mọi nguồn cảm hứng sáng tạo , làm nên những giá trị vậtchất và tinh thần mới trong quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá đấtnước

Chúng ta không tự hãm mình trong tính riêng biệt văn hoá , khước từ giaolưu , trao đổi , đối thoại với bên ngoài Đồng thời , chúng ta cũng kiên quyếtphản đối sự tiếp nhận xô bồ mọi thứ gọi là “ tân kỳ” của văn hoá ngoại lai màkhông phân biệt hay dở , tốt xấu để đi đến chỗ mất gốc , lai căng và cuối cùngkhó tránh khỏi sẽ bị đồng hóa , bị hoà tan chứ không phải hội nhập với nềnvăn minh nhân loại

Trong kinh tế , sự đa dạng của phân công mới làm nảy sinh tính tất yếu củagiao lưu , hợp tác giữa các quốc gia Trong văn hoá lại càng như vậy Do đóchỉ có trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc và cốt cách riêng của văn hoáViệt Nam - nghĩa là tính độc đáo của nó trong quá trình vươn tới sự hoàn

Trang 28

thiện con người theo hướng Chân - Thiện - Mỹ , thì văn hoá dân tộc mới cósức nặng trong tiếp xúc , đối thoại với các nền văn hoá khác , nhất là mới cónhững cái đáng giá để góp vào kho tạng văn hoá phong phú , đa dạng củanhân loại

Thực hiện được như thế , thì chắc chắn công cuộc đổi mới toàn diện đấtnước của chúng ta , trong đó có đổi mới về giao lưu văn hoá với thế giới sẽgặt hái được nhiều hoa thơm quả ngọt vì mục tiêu dân giàu , nước mạnh , xãhội công bằng , văn minh

Trang 29

C KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI , qua đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII , Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã đề ta và thực hiện một đường lối đổi mới toàn diện để đạt được mục tiêu “Dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng và văn minh” Mục tiêu ấy là kếthợp cả mấy nhân tố kinh tế , xã hội và văn hoá trong quá trình phát triển Tương lai của văn hoá Việt Nam , phải được đặt trong quá trình ấy , mà xemxét

Đường lối đổi mới của Đảng ta đã khẳng định cơ chế thị trường đang làđIều kiện và phương tiện cho sự phát triển của đất nước Thực tế , cơ chế này

đã đem lại những thành tựu to lớn và còn tiếp tục mở ra nhiều triển vọng cho

sự phát triển kinh tế Thế nhưng , mặt trái của nó cho ta thấy nhiều hiệntượng tiêu cực không thể xem thường , nhất là trên góc độ nhìn văn hoá học Mặt khác , từ quan đIểm chiến lược , kết hợp sức mạnh dân tộc với sứcmạnh thời đại , việc mở rộng quan hệ với bên ngoài là tất yếu Trong thời đạingày nay , không có một dân tộc nào có thể tách rời , sống biệt lập với thếgiới Riêng với văn hoá , tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin lại càngđặt ra việc phát triển văn hoá không thể tách rời với văn hoá thế giới Hằng

số của văn hoá Việt Nam là mở cửa đón nhận truyền thống văn hoá bốnphương , tiếp nhận cái tốt , cái thích hợp , loại bỏ cái xấu , không thích hợp

Vì thế , nếu mất bản sắc dân tộc thì cũng mất văn hoá , và khi mất văn hoá thìcũng mất dân tộc

Mục tiêu của chúng ta là xây dựng một nền văn hoá tiên tiến , đậm đà bảnsắc dân tộc Đó là vấn đề đáng quan tâm trong thời đại hiện nay của nước

ta Để hiểu rõ hơn về tính cấp thiết và tất yếu của việc giữ gìn và phát huy bảnsắc dân tộc , đồng thời cũng để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bản sắc dântộc trong nền kinh tế mở , em đã chọn đề tài này nghiên cứu Qua nghiên cứu

Trang 30

đề tài này , ta có thể hiểu rõ hơn về vấn đề bản sắc dân tộc trong nền kinh tế

mở của nước ta trong thời kỳ này

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO :

1 Những vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại – Nhà xuất bản Giáo dục – Tácgiả : Lê Quang Trang - Nguyễn Trọng Hoàn

2 C Mác và Ph Ăngghen Toàn tập – NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội –1995

3 Văn kiện Đại hội VIII Chính trị quốc gia – 1996

4 Cơ sở văn hoá Việt Nam – Nhà xuất bản giáo dục – 1999 – Tác giả :TrầnQuốc Vượng ( Chủ biên ) – Tô Ngọc Thanh – Nguyễn Chí Bền – Lâm

Mỹ Dung – Trần Thuý Anh

Trang 31

ĐỀ 02 Đấu tranh giai cấp

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động củacác giai cấp và tầng lớp bị trị, chiếm đoạt của cải xã hội vào tay mình Cácgiai cấp, tầng lớp bị trị không những bị chiếm đoạt kết quả lao động mà họcòn bị áp bức về chính trị, xã hội và tinh thần Không có sự bình đẳng giữagiai cấp thống trị và giai cấp bị trị, chẳng hạn giữa giai cấp các nhà tư bản vớigiai cấp những công nhân làm thuê Giai cấp bóc lột bao giờ cũng dùng mọibiện pháp và phương tiện bảo vệ địa vị giai cấp của họ, duy trì củng cố kinh tế

xã hội cho phép họ được hưởng những đặc quyền, đặc lợi giai cấp Công cụchủ yếu là quyền lực nhà nước Lợi ích cơ bản của giai cấp bị trị đối lập vớilợi ích cơ bản của giai cấp thống trị Đây là đối kháng về quyền lợi giữanhững giai cấp áp bức bóc lột và những giai cấp, tầng lớp bị áp bức, bị bóclột

Đối kháng là nguyên nhân của đấu tranh giai cấp Có áp bức thì có đấutranh chống áp bức Vì vậy đấu tranh giai cấp không do một lý thuyết xã hộinào tạo ra mà là hiện tượng tất yếu không thể tránh được trong xã hội có ápbức giai cấp

Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy sự vận động

và phát triển của xã hội có sự phân chia giai cấp

Trang 32

CHƯƠNG I GIAI CẤP

I Giai cấp là gì?

Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ ra rằng, các giai cấp xã hội hình thànhmột cách khách quan gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất địnhcủa sản xuất Trong tác phẩm "Sáng kiến vĩ đại", Lê Nin đã đưa ra định nghĩa

về giai cấp như sau:

"Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khácnhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch

sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được phápluật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họtrong những tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thứchưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng Giaicấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao độngcủa tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế

tự nó không sản sinh ra sự đối lập về xã hội Chỉ trong những điều kiện xã hộinhất định mới dẫn đến sự phân chia xã hội thành những giai cấp khác nhau.Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định sự phân chia xã hội thành giai cấp là donguyên nhân kinh tế

Sản xuất xã hội dần dần phát triển, việc sử dụng công cụ bằng kim loạilàm cho năng suất lao động tăng lên đã dẫn tới sự phân công lại lao độngtrong xã hội: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, sản xuất thủ công cũng dần dần

Trang 33

trở thành một ngành tương đối độc lập với nông nghiệp, lao động trí óc táchkhỏi lao động chân tay Với lực lượng sản xuất mới, chế độ làm chung, ănchung nguyên thủy không còn thích hợp nữa, sản xuất gia đình cá thể trởthành hình thức sản xuất có hiệu quả hơn Tư liệu sản xuất và sản phẩm làm

ra trở thành tài sản riêng của từng gia đình Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuấtxuất hiện và dần dần thay thế sở hữu cộng đồng nguyên thuỷ Chế độ tư hữu

ra đời dẫn tới sự bất bình đẳng về t ài sản trong nội bộ công xã Xã hội phânhoá thành những giai cấp khác nhau, giai cấp bóc lột thống trị và giai cấp bịbóc lột, bị thống trị Như vậy, sự phân chia xã hội thành giai cấp là kết quả tấtnhiên của chế độ kinh tế dựa trên sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất

Sự hình thành giai cấp diễn ra theo hai con đường:

- Thứ nhất, sự phân hoá bên trong nội bộ công xã thành kẻ bóc lột vàngười bị bóc lột

- Thứ hai, những tù binh bị bắt trong chiến tranh giữa các bộ lạc không

bị giết như trước mà bị biến thành nô lệ

Chế độ có giai cấp đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người là chế độchiếm hữu nô lệ, tiếp theo là chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa làbước phát triển cuối cùng và cao nhất của xã hội có giai cấp

2 Kết cấu giai cấp.

Trong xã hội có giai cấp, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kếtcấu giai cấp nhất định Khi hình thái kinh tế - xã hội này thay thế hình tháikinh tế - xã hội khác, kết cấu giai cấp cũng thay đổi

Mỗi kết cấu giai cấp trong xã hội có giai cấp đều có các giai cấp cơ bản

và không cơ bản Những giai cấp cơ bản là những giai cấp xuất hiện và tồn tạigắn liền với phương thức sản xuất thống trị của xã hội Sự đối kháng và cuộcđấu tranh của các giai cấp đó biểu hiện mâu thẫun cơ bản của phương tứhcsản xuất đã sinh ra chúng

Bên cạnh những giai cấp cơ bản, trong kết cấu giai cấp còn có giai cấpkhông cơ bản Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, đó là những nông trị do có ít

Trang 34

ruộng đất Trong xã hội phong kiến, đó có thể là giai cấp nô lệ và chủ nô với

tư cách tàn dư của xã hội củ; là giai cấp tư sản ra đời trong lòng xã hội phongkiến Trong xã hội tư bản, những giai cấp không cơ bản là giai cấp địa chủ với

tư cách là tàn dư, giai cấp nông dân

Cùng với sự phát triển sản xuất, mỗi giai cấp trong một kết cấu giai cấp

- xã hội cũng có những biến đổi nhất định Những sự biến đổi ấy dẫn đến sựthay đổi địa vị của các giai cấp đó trong hệ thống sản xuất xã hội

Trong kết cấu của xã hội có giai cấp, ngoài các giai cấp đối kháng còn

có tầng lớp trí thức làm công việc chủ yếu bằng trí óc Tầng lớp trí thứckhông phải là một giai cấp Nó được hình thành từ những giai cấp khác nhau

và cũng phục vụ những giai cấp khác nhau

Phân tích kết cấu giai cấp và sự biến đổi của nó giúp ta hiểu địa vị, vaitrò và thái độ chính trị của mỗi giai cấp đối với mỗi cuộc vận động lịch sử,đặc biệt là trong cuộc đấu tranh của thời đại ngày nay

Trang 35

CHƯƠNG II ĐẤU TRANH GIAI CẤP.

" Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy sự vận động

và phát triển của xã hội có sự phân chia giai cấp"

Đấu tranh giai cấp thực chất là cuộc đấu tranh giữa những giai cấp màlợi ích căn bản đối lập nhau

Đấu tranh giai cấp là một trong lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội cógiai cấp đối kháng Điều đo được thể hiện trước hết ở chỗ: Thông qua đấutranh giai cấp sự xung đột giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuấtgià cỗi được giải quyết, bước quá độ từ một chế độ xã hội lỗi thời sàng mộtchế độ mới cao hơn được thực hiên

Xét đến cùng, nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người làhoạt động sản xuất ra của cải vật chất Song sự phát triển của sản xuất chỉdiễn ra khi quan hệ sản xuất còn phù hợp với tính chất và trình độ của lựclượng sản xuất Khi quan hệ sản xuất đã lỗi thời thì mâu thuẫn với lực lượngsản xuất, mâu thuẫn này biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giaicấp cách mạng đại biểu cho phương thức sản xuất mới, với giai cấp bóc lột,thống trị - đại biểu cho những lợi ích gắn liền với quan hệ sản xuất lỗi thời.Mẫu thuẫn đó chỉ có thể được giải quyết bằng cuộc đấu tranh cách mạng củagiai cấp cách mạng và quần chúng bị bóc lột, mà đỉnh cao của nó là cáchmạng xã hội, thay thế quan hệ xã hội cũ bằng quan hệ sản xuất mới, mở ra địabàn mới cho sản xuất xã hội phát triển Sản xuất xã hội phát triển, đươngnhiên kéo theo sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội

Từ khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trên vũ đài lịch

sử, việc xã hội nắm lấy quyền sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất đã luôn luôn làmột lý tưởng tương lai mà nhiều cá nhân cũng như nhiều môn phái trọn vẹn

đã từng phảng phất nhìn thấy ít nhiều lờ mờ ở trước mắt Nhưng việc chiếmhữu đó chỉ có thể trở thành một khả năng, trở thành một tất yếu lịch sử, mộtkhi mà các điều kiện vật chất để thực hiện việc đó đã có sẵn rồi Cũng như

Trang 36

mọi sự tiến bộ khác của xã hội, việc đó mà có thể thực hiện được, thì khôngphải là do ở chỗ người ta đã hiểu rằng sự tồn tại của giai cấp là trái với chínhnghĩa, trái với bình đẳng,… không phải là do ở chỗ chỉ đơn thuần có ý muốntiêu diệt các giai cấp ấy, mà là do những điều kiện kinh tế mới nhất định Tìnhtrạng xã hội phân chia thành một giai cấp bóc lột và một giai cấp bị bóc lột,thành một giai cấp thống trị và một giai cấp bị áp bức là một hậu quả tất nhiêncủa tình trạng phát triển thấp kém của nền sản xuất trước kia Chừng nào tổng

số sản phẩm do lao động của xã hội làm ra chỉ mới cung cấp được một số gọi

là vượt chút ít cái số thật cần thiết để vừa đủ để đảm bảo sự sinh sống của mọingười mà thôi, chừng nào mà lao động vẫn choán hết hay hầu hết thời giờ củađại đa số thành viên trong xã hội, thì tất nhiên xã hội đó phải chia thành giacấp là điều tất yếu xẩy ra Khi giai cấp thống trị này, hay một giai cấp thồngtrị khác trở thành một sự lỗi thời, một trạng thái cổ hủ thì cần phải có một giaicấp mới tiến bộ hơn, phát triển hơn phù hợp với quan hệ sản xuất mới và diễn

ra cuộc đấu tranh giữa những giai cấp này, giai cấp tiến bộ tất yếu sẽ giànhthắng lợi và cứ như thế thúc đẩy xã hội phát triển đi lên

C.Mác và Ph.Ăngghen chứng minh rằng, sản xuất vật chất để đáp ứngnhu cầu tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người là hành độnglịch sử đầu tiên của con người Tác động biện chứng giữa cải tiến sản xuất vớinhu cầu không ngừng tăng lên là động lực phát triển cơ bản, thường xuyêncủa tất cả xã hội Sản xuất vật chất bao giờ cũng phát triển trong một quan hệsản xuất nhất định Khi quan hệ sản xuất không còn phù hợp với lực lượngsản xuất, thì nó trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất, dẫn đến nhữngcuộc khủng hoảng phá hoại lực lượng sản xuất, Trong các xã hội có đốikháng giai cấp, những quan hệ sản xuất lỗi thời không tự động nhường chỗcho quan hệ sản xuất mới Chúng được giai cấp thống trị bảo vệ bằng tất cảsức mạnh chính trị, kinh tế và tư tưởng, đặc biệt là bằng bạo lực có tổ chức.Muốn thay đổi quan hệ sản xuất để giải phóng sức sản xuất phải gạt bỏ lựccản lớn lao ấy Điều đó chỉ có thể thực hiện được qua đấu tranh giai cấp và

Trang 37

cách mạng xã hội Xuất phát từ quan điểm xem sự vận động nội tại củaphương thức sản xuất quyết định sự phát triển của toàn bộ lịch sử xã hội,C.Mác và Ph Ăngghen đã xem đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là thời kỳ cáchmạng, như đòn bẩy để thay đổi hình thái kinh tế - xã hội do đó "đấu tranh giaicấp là động lực trực tiếp của lịch sử các xã hội có giai cấp.

Trong xã hội có áp bức giai cấp, đấu tranh giai cấp chăng những cải tạo

xã hội mà còn có tác dụng cải tạo bản thân các giai cấp cách mạng và quầnchúng lao động Chỉ qua đấu tranh cho tự do, không cam chịu số phận nô lệ,các giai cấp bị áp bức mới gột sửa được tinh thần nô lê và những tập quán xấu

do chế độ người áp bức người sản sinh ra

Lịch sử nhân loại đã chứng minh vai trò to lớn của đấu tranh giai cấpchống áp bức bóc lột Thời cổ đại nếu không có các cuộc đấu tranh ngày càngmạnh mẽ của hàng chục vạn nô lệ và tầng lớp bình dân chống giai cấp chủ nôthì chế độ nô lệ dù đã thối nát cũng không thể sụp đổ Cuối xã hội phong kiếncác phong trào đấu tranh của nông dân, thợ thủ công, thương nhân, trí thức…

do giai cấp tư sản lãnh đạo đã dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản trong cácthế kỷ XVI, XVII, XVIII làm sụp đổ chế độ phong kiến, đưa xã hội chuyểnsang thời đại tư sản

Cuộc đấu tranh giai cấp do giai cấp công nhân tiến hành là cuộc đấutranh giai cấp cuối cùng trong lịch sử loài người Nó là pưhơng tiện tất yếu đểgiải phóng chia giai cấp do giai cấp công nhân tiến hành là cuộc đấu tranh giaicấp cuối cùng trong lịch sử loài người Nó là phương tiện tất yếu để giảiphóng toàn xã hội khỏi ách áp bức, bóc lột, khỏi sử phân chia giai cấp và đấutranh giai cấp Vì vậy đây là một quá trình đấu tranh rất lâu dài và vô cùngphức tạp Cuộc đấu tranh giai cấp phát triển tất yếu dẫn đến cách mạng vôsản Cuộc cách mạng này thắng lợi trước hết ở những khâu yếu nhất của chủnghĩa tư bản, nơi giai cấp công nhân và các lực lượng cách mạng có nhữgnđiều kiện khách quan và chủ quan để giành chính quyền

Trang 38

Sau khi giai cấp công nhân dân lao động giành được chính quyền, đấutranh giai cấp chưa biến mất mà tiếp tục diễn ra gay go phức tạp trong điềukiện mới.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mục tiêu đấu tranh trực tiếpcủa gai cấp công nhân đã thay đổi: từ mục tiêu giành chính quyền chuyểnsang mục tiêu cơ bản và chủ yếu là củng cố chính quyền của nhân dân laođộng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, trọng tâm là xây dựng kinh tế.Giai cấp tư sản đã bị lật đổ, tiến hành cuộc đấu tranh chống cách mạng xã hộichủ nghĩa nhằm phục hồi chủ nghĩa tư bản

Điều kiện đấu tranh thay đổi, mục tiêu trực tiếp của các giai cấp thayđổi thì hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay đổi Lênin dã nói: "Trong điềukiện chuyên chính vô sản, những hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp vôsản không thể giống như trước:1

Cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bant lênchủ nghĩa xã hội diên xra trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội vănhoá, tư tưởng V.I.Lênin cho rằng chủ nghĩa xã hội chỉ giành được thắng lợitriệt để khai giai cấp công nhân lãnh đạo đông đảo quần chúng nhân dân xâydựng thành công phương thức sản xuất mới, bảo đảm chủ nghĩa xã hội tạo rađược năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản Mục tiêu này chưa đượcthực hiện thì khả năng phục hồi chủ nghĩa tư bản vẫn còn rất lớn Các thế lực

tư bản quốc tế ra sức ngăn cản giai cấp công nhân đã nắm chính quyền xâydựng thành công chủ nghĩa xã hội bằng nhiều phương tiện và thủ đoạn từ baovây, cấm vận, can thiệp quân sự đến "diễn biến hoà bình" Để xây dựng chủnghĩa xã hội, giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải làm thất bại cácthủ đoạn nói trên

Trong điều kiện đã nắm được chính quyền, giai cấp công nhân phải sửdụng tổng hợp, linh hoạt các hình thức đấu tranh mới, trong đó có đấu tranhbằng bạo lực và bằng hoà bình, bằng giáo dục thuyết phục và bằng hành

1 1 V.I.Lênin: To n t à ập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t.39, tr.298

Trang 39

chính, pháp chế, bằng chính trị, quân sự và bằng kinh tế, bằng cải tạo cácquan hệ cũ đã lỗi thời và xây dựng các quan hệ mới đúng quy luật; bằng liênminh giữa giai cấp công nhân với các giai cấp, tầng lớp lao động và các tầnglớp trung gian khác; bằng “sử dụng” giai cấp tư sản để xây dựng chủ nghĩa xãhội, v.v Cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội lâu dài, gay go phức tạp như thếnào tuỳ theho điều kiện lịch sử cụ thể Ở Liên Xô cũ và các nước xã hội chủnghĩa Đông Âu cũ, các lực lượng chống chủ nghĩa xã hội đã lợi dụng tìnhhình khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội, nhất là lợi dụng những sai lầmnghiêm trọng của các đảng cộng sản cầm quyền để đảo ngược tình thế, lập lạitrật tự tư sản Hai loại sai lầm nghiêm trọng dễ mắc phải là:

a Chủ quan duy ý chí, coi nhẹ quy luật kinh tế khách quan, trong khi

đó lại tuyệt đối hoá đấu tranh giai cấ, nhất là tuyệt đối hoá một trong nhữnghình thức của đấu tranh giai cấp;

b Cơ hội hữu khuynh, mơ hồ về đấu tranh giai cấp, mất cảnh giáctrước âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xãhội

Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xã hội vẫn tồntại lâu dài các giai cấp, các mâu thuẫn giai cấp Đấu tranh giai cấp là thực tếkhách quan không thể tránh danh từ đấu tranh giai cấp, mà là nhận thức chođúng tính chất, nội dung, hình thức của cuộc đấu tranh, xử lý đúng đắn cácquan hệ xã hội - giai cấp

Để thực hiện mục tiêu cách mạng là dâu giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng văn minh, điều cơ bản là phải phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiềuthành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bảođảm định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đấtnước Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc, bảo vệchính quyền nhân dân và pháp chế xã hội chủ nghĩa Toàn bộ sự nghiệp trênđây là lợi ích căn bản của dân tộc và nhân dân lao động Tuyệt đại đa số trongcộng đồng dân tộc Việt Nam bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân,

Trang 40

tầng lớp trí thức, các tầng lớp lao động khác, tầng lớp tư sản dân tộc, các nhân

sĩ yêu nước tán thành mục tiêu nói trên Tuy nhiên một bộ phận nhỏ trong

xã họi vì quyền lợi ích kỷ, vì hận thù giai cấp, đã và đang liên kết với các thếlực phản động quốc tế chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta Vìvậy, đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta trước hết là cuộc đấutranh dưới nhiều hình thức giữa một bên là quần chúng nhân dân lao động,các lực lượng xã hội đi theo con đường dẫn đến mục tiêu dân giàu nướcmạnh, xã hội công bằng van minh, đoàn kết trong mặt trận thống nhất dân tộc

do Đảng lãnh đạo, với một bên là các thế lực, các tổ chức, các phần tử chốngđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chống Đảng, Nhà nước và pháp luật, pháhoại trật tự xã hội va an ninh quốc gia

Các thế lực phản động trong nước và quốc tế chống độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội chủ yếu thông qua “diễn biến hoà bình” nhằm thủ tiêu sựlãnh đạo của Đảng cộng sản, làm tan rã về hệ tư tưởng tiến tới lật độ chínhquyền nhân dân bằng hình thức này hay hình thức khác

Cuộc “đấu tranh giữa hai con đường”, con đường xã hội chủ nghĩa vàcon đường tư bản chủ nghĩa cũng là biểu hiện của đấu tranh giai cấp trongthời kỳ quá độ ở nước ta Đây là cuộc đấu tranh giữa các nhân tố thúc đẩy đấtnước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với các nhân tố thúc đẩy đấtnước dịch chuyển theo định hướng tư bản chủ nghĩa Các nhân tố tự phát tưbản chủ nghĩa này được những thế lực chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội lợi dụng phục vụ mục tiêu của chúng Cuộc đấu tranh giữa hai khuynhhướng phát triển trên đây diễn ra hàng ngày hàng giờ trên tất cả các lĩnh vực,trước hết là lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực trật tự xã hội

Trong cơ cấu giai cấp - xã hội ở nước ta hiện nay, ngoài công nhân,nông dân, trí thức và các tầng lớp tư sản, tầng lớop này có điều kiện pháttriển trong nền kinh tế thị trường Đương nhiên có mâu thuẫn về lợi ích giữanhững người lao động làm thuê với tầng lớp tư sản và có mâu thuẫn giữa sựphát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa với khuynh hướng tự phát của

Ngày đăng: 27/10/2015, 19:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w