1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại Agribank Tây Đô

46 2,4K 27
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 742 KB

Nội dung

Thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam đang phát triển mạnh với sự ra đời của nhiều ngân hàng thương mại tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng sôi động.

Trang 1

của nhiều ngân hàng thương mại tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng sôi động.

Để tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay, các ngân hàng một mặt phảichuyên nghiệp hóa hiện đại hóa bộ máy hoạt động mặt khác cũng cần phải tìm ranhững lợi thế cạnh tranh cho riêng mình, xác định đúng thị phần phù hợp với thếmạnh của mình để hướng tới Là một ngân hàng thương mại do nhà nước thành lập,Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Sau đây sẽ gọi làAgribank Việt Nam Việt Nam) được coi như là một Ngân hàng chuyên doanh điđầu trong đầu tư vào một lĩnh vực được coi là rủi ro, bấp bênh nhưng cũng đầy tiềmnăng nhất – đó là nông nghiệp,nông thôn và nông dân “ Agribank Việt Nam ra đời

vì nông nghiệp và trưởng thành gắn bó từ nông nghiệp”.Chi nhánh Agribank Tây

Đô là chi nhánh cấp I trực thuộc Agribank Việt Nam Đây là một chi nhánh “trẻ”mới được thành lập ngày 30/8/2003 Mặc dù vậy chi nhánh đã có sự phát triển đáng

kể trong những năm qua để ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mởrộng thị phần và thu hút ngày càng nhiều khách hàng Nằm trong khu đô thị MỹĐình, một khu đô thị mới ở phía tây Hà Nội, nơi được đánh giá là rất có tiểm năng

và có thể sẽ trở thành trung tâm Hà Nội trong tương lai, cán bộ công nhân viêntrong chi nhánh đã rất năng động và nỗ lực không ngừng khai thác thị trường Kếtquả mà chi nhánh đạt được là một sự tăng trưởng ổn định cả về lợi nhuận kinhdoanh lẫn quy mô đơn vị đưa đến một cái nhìn lạc quan cho sự phát triển mạnh hơnnữa của chi nhánh trong tương lai

Chính vì lý do đó mà chúng em đã quyết định đến thực tập tại Agribank ViệtNam Tây Đô với mong muốn sẽ học hỏi được nhiều những kiến thức thực tế, ápdụng những lý thuyết đã được học trong suốt 4 năm qua và có sự hình dung cụ thể,đầy đủ, chính xác hơn về hoạt động của một doanh nghiệp cũng như cách thức quảnlý,điều hành doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả Nội dung của báo cáotổng hợp được phân chia như sau : Vũ Thị Thu Hằng thực hiện phần 2, 3, 5 và Vũ

Hà Mai Trang thực hiện phần 1 ,4, 6 Hi vọng rằng với 3 tháng thực tập tại chinhánh sẽ bổ sung cho chúng em những kinh nghiệm làm việc ban đầu để chuẩn bịtốt nhất cho công việc trong tương lai và có thể hoàn thành tốt 2 bản báo cáo tổnghợp và chuyên đề thực tập Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ HoàngNam đã giúp đỡ chúng em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp!

Trang 2

1.Tổng quan về đơn vị thực tập

1.1 Thông tin chung

Tên đăng kí: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tây Đô

- Viết tắt:NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Tây Đô

Tiếng Anh: AGRIBANK Tây Đô

1.2.1 Một số nét chính về Agribank Việt Nam

Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng ViệtNam, đến nay Agribank Việt Nam là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai tròchủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũngnhư đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam; là ngân hàng kinh doanh

đa năng do Nhà nước thành lập phục vụ mục đích chính đầu tư phát triển nôngnghiệp - nông thôn và là một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước điềuhành nền kinh tế, ổn định xã hội khu vực nông thôn…

Ngày 26/03/1988 đã đi vào lịch sử Tài chính – Ngân hàng Việt Nam như mộtdấu mốc quan trọng, đánh dấu sự ra đời của một Ngân hàng chuyên doanh đi đầutrong đầu tư vào một lĩnh vực được coi là “rủi ro, bấp bênh nhất nhưng cũng đầytiềm năng nhất” – đó là nông nghiệp, nông thôn và nông dân “Agribank Việt Nam

ra đời vì nông nghiệp và trưởng từ gắn bó với nông nghiệp”

Lịch sử Agribank Việt Nam là lịch sử có nhiều thăng trầm và dấu ấn đáng ghinhớ, với những tên gọi khác nhau gắn với những nhiệm vụ khác nhau của từng thời

kỳ phát triển kinh tế đất nước: Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam 1990); Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (1990-1996), Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Việt Nam (1996-nay) Và chính sự trải nghiệm qua nhữngthăng trầm thử thách ấy đã tôi luyện lên một bản lĩnh, một ý chí, luôn vượt lên khó

Trang 3

(1988-khăn,có những đột phá sáng tạo,cách làm mới trong gánh vác sứ mệnh mà Đảng vàNhà nước tin tưởng giao phó

Agribank Việt Nam là ngân hàng lớn nhất cả nước cả về vốn, tài sản, đội ngũCBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng Tính đến tháng 9/2008, vị thếdẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện: Tổng nguồnvốn đạt gần 430.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 15.000 tỷ đồng; tổng dư nợ chovay nền kinh tế đạt gần 365.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợpvới tiêu chuẩn quốc tế là 1,9% Agribank hiện có hơn 2700 chi nhánh (trong đó cóchi nhánh Tây Đô) và điểm giao dịch được bố chí rộng khắp trên toàn quốc với gần33.000 cán bộ nhân viên

Là ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngânhàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch

vụ ngân hàng tiên tiến.Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đạihóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tàitrợ Hiện Agribank đã vi tính hoá hoạt động kinh doanh từ Trụ sở chính đến tất cảcác chi nhánh, các điểm giao dịch trong toàn quốc, và triển khai hệ thống các dịch

vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc

tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT trong toàn quốc.Đến nay, Agribank hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngânhàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.Agribank luôn chú trọng mở rộng và duy trì tốt quan hệ đại lý với các ngânhàng nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàngcũng như chiến lược phát triển dài hạn của ngân hàng Đến nay, Agribank Việt Nam

đã có quan hệ đại ly với trên 996 ngân hàng tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ vớihơn 70 tài khoản Nostro và Vostro tại các ngân hàng trong và ngoài nước Agribank

là thành viên của nhiều hiệp hội quốc tế như: Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nôngthôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc

tế (CICA), Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA), v.v…

Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triểnkhai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD Đến cuốitháng 9/2009 đã tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài là 121 dự án với tổng

Trang 4

số vốn trên 4,6 tỷ USD, số vốn qua NHNN&PTNT Việt Nam là 4 tỷ USD, đã giảingân được 1,2 tỷ USD.

Trong năm 2008 Agribank Việt Nam đã đạt được nhiều danh hiệu lớn như top

10 giải thưởng Sao vàng đất Việt; top 10 giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam;cúp vàng Doanh nghiệp phát triển bền vững do Bộ Công thương trao tặng; doanhnghiệp số 1 Việt Nam do UNDP xếp hạng…

Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, Agribank đã nỗ lựchết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước

1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Tây Đô

Trước những nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng vốn vàcác dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp và dân cư ngày càng tăng Đồng thời nhằm

mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh, uy tín, và hiệu quảhoạt động kinh doanh của mình, Agribank Việt Nam không ngừng thành lập các chinhánh mới Mỹ Đình là địa bàn có khá nhiều thuận lợi: Là trung tâm khu vực pháttriển phía tây của nội đô Thủ Đô; khu vực dân cư đông đúc và đang phát triển didân cơ học lớn, tốc độ đô thị hóa, thương mại hóa cao; kinh tế của khu vực pháttriển một cách nhanh chóng và ngày càng sâu rộng Ngày 30/8/2003, ban lãnh đạoAgribank Việt Nam đã ra quyết định thành lập Chi nhánh Agribank Tây Đô

Khi ra đời với tên gọi Chi nhánh Agribank Tây Đô, là một chi nhánh ngânhàng cấp II với tổng số ban đầu 25 cán bộ, nhân viên, một Giám đốc, một phó giámđốc, hai phòng nghiệp vụ là phòng tín dụng và phòng kế toán và 02 phòng giao dichtrực thuộc

Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Agribank Việt Nam, Agribank Tây Đôhoạt động dần ổn định và kết quả kinh doanh ngày một cao Nhằm nâng cao tầmquan trọng và uy tín của ngân hàng trên khu vực, cùng với sự phát triển nền kinh tếthủ đô nói riêng và cả nền kinh tế quốc dân nói chung, đến ngày 01/4/2008, Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước đã công nhận chuyển ngân hàng từ ngân hàng cấp IIthành chi nhánh ngân hàng cấp I với tên gọi: Agribank chi nhánh Tây Đô – trựcthuộc Agribank Việt Nam

Trang 5

Từ khi được nâng cấp thành chi nhánh cấp I, Chi nhánh Tây Đô đã dần hoànthiện về cơ cấu bộ máy tổ chức theo Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánhNgân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ban hành kèm theo quyếtđịnh số 1377/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/12/2007 của Hội đồng Quản trị AgribankViệt Nam.

- Địa chỉ: Lô 2 BX III khu đô thị Mỹ Đình I, Từ Liêm, Hà Nội

- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng vàcác hoạt động khác ghi trong điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn Việt Nam;

- Hình thức hoạt động: hoạt động theo ủy quyền của NHNo&PTNT Việt nam

1.4 Cơ cấu tổ chức của Agribank Tây Đô :

Cùng với sự lớn mạnh về hoạt động kinh doanh, số cán bộ, nhân viên củaChi nhánh đến nay đã là 81 cán bộ Ban lãnh đạo của Chi nhánh NHNo&PTNTTây Đô gồm có: một Giám đốc, ba Phó giám đốc, bảy phòng nghiệp vụ và nămphòng giao dịch

Mô tả chức năng của các vị trí quản trị

- Giám Đốc điều hành mọi hoạt động của công ty

- Các Phó Giám Đốc của công ty có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Tổng Giám Đốcđiều hành mọi công việc

-Trưởng phòng Marketing Dịch vụ có chức năng tham mưu cho lãnh đạocông ty về chiến lược sản phẩm,

- Trường phòng Tổ Chức – Hành Chính thì có chức năng : Phụ trách công tác

Trang 6

tổ chức nhân sự , công tác lao động tiền lương, công tác hành chính quản trị , cácpháp chế.

- Trưởng phòng Kế Toán- Ngân quĩ : thì tổ chức thực hiện toàn bộ các côngtác kế toán Lập báo cáo các hoạt động và kế hoạch tài chính

-Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh: Quản lí việc kinh doanh các sản phẩmcủa ngân hàng, theo dõi doanh thu từ hoạt động kinh doanh.Ngoài ra nó còn thamgia cả đối nội và đối ngoại

- Trưởng phòng điện toán :

- Trưởng các phòng giao dịch : Quản lí các hoạt động giao dịch của phòng,đảm bảo các giao dịch được diễn ra thông suốt

Hình 1: Mô hình tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô

Trang 7

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY ĐÔ

Chỉ dẫn Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

PHÓ GIÁM ĐỐC 1

PHÓ GIÁM ĐỐC 2

PHÓ GIÁM ĐỐC 3

Trưởng phòng Kế hoạch kinh doanh

Trưởng phòng Kế toán và ngân quỹ

Trưởng phòng Kinh doanh ngoại hối

Trưởng phòng Dịch vụ và marketing

Trưởng phòng Điện toán

Trưởng phòng giao dịch số 1 Trưởng phòng giao dịch số 2 Trưởng phòng giao dịch số 3 Trưởng phòng giao dịch số 5 Trưởng phòng giao dịch số 6

3

Trưởng phòng giao dịch số 4

Giám đốc

(Nguồn: Báo cáo tổ chức, mạng lưới, nhân sự năm 2008 )

Trang 8

2 Các nguồn lực của đơn vị thực tập.

2.1 Nguồn vốn và tài sản

Năm 2008 : Ngày 1/1/ tổng tài sản (nguồn vốn) 808.291.273.371

Ngày 31/12 tổng tài sản (nguồn vốn) 1.158.326.409.237

Năm 2009 : Ngày 1/1 tổng tài sản (nguồn vốn) 1.158.326.409.237

Ngày 31/12 tổng tài sản (nguồn vốn) 1.902.503.569.699

Năm 2010 : Ngày 1/1 tổng tài sản (nguồn vốn) 1.902.503.569.699

Ngày 30/9 tổng tài sản (nguồn vốn) 1.448.280.843.016

2.2 Nguồn nhân lực

- Năm 2007 : 40 cán bộ, trong đó : cán bộ quản lý là : 10, cán bộ nhân viên là: 30

- Năm 2008: 52 cán bộ, trong đó: cán bộ quản lý là: 12; cán bộ nhân viên là: 40

- Năm 2009: 73 cán bộ, trong đó: cán bộ quản lý là 15, cán bộ nhân viên là : 58

2.3 Cơ sở vật chất

Chi nhánh có: 01 trụ sở chính và 4 phòng giao dịch, các địa điểm này đều làđịa điểm thuê dài hạn Trong mỗi phòng, mỗi bộ phận đều được trang bị hệ thốngmáy tính, máy in, điều hòa, tại mỗi quầy giao dịch đều có máy đếm tiền tự động,cây rút ATM

3.Tổ chức kinh doanh của Agribank Tây Đô:

3.1 Sản phẩm dịch vụ Agribank Tây Đô cung cấp :

Trang 9

- Tiền gửi tiết kiệm : Khách hàng gửi tiền tiền vào ngân hàng nhằm mục đíchhưởng lãi theo định kì Các mức lãi suất lãi suất tương ứng với từng kỳ hạn đượcngân hàng công bố sẵn

3.1.2 Nhóm sản phẩm tín dụng :

Agribank Việt Nam cung cấp đa dạng các sản phẩm tín dụng :

- Cho vay : Ngân hàng cho khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp vay vốnphục vụ những mục đích khác nhau

+ Cho vay ứng trước : Agribank Việt Nam cung cấp cho khách hàng mộtkhoản tiền vay nhất định để sử dụng trước Người đi vay chỉ phải trả lãi vào lúchoàn trả vốn gốc

+ Cho vay theo hạn mức :Agribank Việt Nam và khách hàng thỏa thuận trước

số tiền tối đa (hạn mức tín dụng) mà khách hàng được vay từ ngân hàng trong mộtkhoảng thời gian nhất định Sau khi đã thỏa thuận về hạn mức tín dụng, khách hàng

có thể vay làm nhiều lần trong khoảng thời gian thỏa thuận mà không phải làm đơnxin vay tiền với điều kiện tổng số tiền vay không vượt qua hạn mức tín dụng

+ Cho vay thấu chi : Agribank Việt Nam cho phép khách hàng chi vượt quá sốtiền dư trên tài khoản vãng lai trong một hạn mức và thời hạn nhất định trên cơ sởhợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng Mức tín dụng thỏa thuận trongcho vay thấu chi chưa phải là khoản tiền ngân hàng cho vay mà chỉ khi nào kháchhàng sử dụng ( thấu chi ) thì mới được coi là tín dụng được cấp phát và bắt đầu tínhlãi

- Bảo lãnh :

- Chiết khấu, tái chiết khấu : là việc ngân hàng ưng trước tiền cho khách hàngtương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sởhữu một giấy tờ có giá (giấy nợ) chưa đến hạn

- Bao thanh toán : Là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng của ngân hàngthông qua việc mua lại các khoản thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã đượcbên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng

Trang 10

3.1.3 Nhóm sản phẩm dịch vụ :

Agribank Việt Nam Tây Đô có khả năng cung cấp hết tất cả những sản phẩmdịch vụ của Agribank Việt Nam Việt Nam, nhưng do nhu cầu của sản phẩm trên địabàn còn hạn chế nên có những sản phẩm chưa được phát triển, sau đây chỉ trình bàynhững sản phẩm thực tế mà chi nhánh có doanh thu :

3.1.3.1 Nhóm sản phẩm tài khoản và dịch vụ thanh toán trong nước :

- Cung cấp thông tin tài khoản (vấn tin, đối chiếu, kiểm tra, in bản sao, sao kê)

- Gửi nhiều nơi, rút nhiều nơi

- Chuyển tiền

+ Chuyển tiền đi trong nước

+ Nhận chyền tiên đến trong nước

3.1.3.2 Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế:

- Dịch vụ chuyển tiền quốc tế ( chuyển tiền kiều hối, thương mại mậu dịch)

- Thanh toán nhờ thu

- Thẻ tín dụng : cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi hạn mức tín dụngđược cấp để thanh toán hàng hóa, dịch vụ ; ứng tiền mặt và các dịch vụ khác tạiATM/EDC

3.1.3.4 Nhóm sản phẩm E- banking:

- SMS Banking : vấn tin, ín sao kê, tự động thông báo SD

- Vn Top up : Nạp tiền điện thoại, nạp tiền ví điện tử

- Atranfer : Chuyển khoản cá nhân, chuyền khoản thanh toán

Trang 11

3.1.3.5 Nhóm sản phẩm ngân quĩ và quản lí tiền tệ:

3.2 Công nghệ sử dụng :

- Agribank Việt Nam sử dụng công nghệ core banking Công nghệ này nằmtrong dự án IPCAS (Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng)

do ngân hàng Thế Giới tài trợ

- Core banking chính là một hệ thống các phân hệ nghiệp vụ cơ bản của ngânhàng như tiền gửi, tiền vay, khách hàng Thông qua đó, ngân hàng phát triển thêmnhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn

- IPCAS được đánh giá là chương trình có khả năng bảo mật và toàn vẹn dữliệu, đáp ứng khả năng giao dịch với khối lượng lớn, tính tích hợp cao và có khảnăng đổi mới quy trình giao dịch, chữ ký điện tử, chứng từ điện tử, tăng hiệu suấtlao động… Chương trình còn tạo điều kiện ứng dụng nhiều dịch vụ tiện ích như:thanh toán lương, lệnh thường trực, ủy nhiệm thu, quản lý tiền mặt, dịch vụ thẻATM, thẻ tín dụng, thẻ nợ… Theo đó, khách hàng chỉ cần giao dịch trực tiếp tại bất

kỳ "một cửa" nào trong Agribank Việt Nam, cán bộ tiếp nhận thông tin sẽ trực tiếpgiải quyết mọi vấn đề từ gửi tiền tiết kiệm, làm các thủ tục cho vay, giải ngân, hạchtoán… mà không phải đến nhiều cửa như trước kia Do hệ thống dữ liệu được thốngnhất nên khách hàng sẽ được gửi và rút tiền nhiều nơi, tiết kiệm thời gian, hạn chếrủi ro trong giao dịch Đối với hệ thống ngân hàng, IPCAS bảo đảm tính thống nhất,nguyên tắc an toàn trong quản lý vốn, quản lý khách hàng, đáp ứng yêu cầu xử lý đa

tệ và giao dịch đa tệ không hạn chế về thời gian

Agribank Tây Đô là chi nhánh cấp I và cũng được trang bị đầy đủ công nghệ này

Trang 12

Quản lí Truyền thông Quản lí kênh Định tuyến giao dịch Quản lí giao dịch Kiểm soát an ninh Quản trị hệ thống

Bộ tích hợp kết nối với core bank

Song phương

SBV

Khác

WU CK

A D M I N I T R A T I O N

Trang 13

3.3 Mô tả tổ chức kinh doanh dịch vụ :

3.3.1 Qui trình gửi tiền vào ngân hàng (tiền gửi và tiết kiệm) :

Khách hàng giao dịch trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng

- Gửi tiền : Khách hàng xuất trình CMND hoặc hộ chiếu, điền đủ các mục yêucầu vào mẫu Giấy đăng ký thông tin khách hàng; Giấy đề nghị mở tài khoản tiềngửi, đăng kí chữ ký mẫu và nộp tiền Với khách hàng sử dụng sản phẩm tiết kiệm sẽđược NH cấp một số tiết kiệm

- Rút tiền : Khách hàng xuất trình CMND, nếu sử dụng sản phẩm tiết kiệm cầnmang theo sổ tiết kiệm Điền đầy đủ các mục trên giấy yêu cầu rút tiền Chữ ký trêngiấy rút tiền phải trùng với 1 trong 2 mẫu chữ ký đã đăng ký với ngân hàng

Các sản phẩm tiền gửi và tiết kiệm sẽ có các mức tính lãi linh hoạt tùy thuộcvào kỳ hạn, khách hàng sẽ bị tình mức lãi suất thấp hơn nếu rút trước hạn

3.3.2 Qui trình cung cấp tín dụng cho khách hàng :

Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

- Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng.Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: năng lựcpháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng , khả năng sử dụng vốn vay , khảnăng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)

Bước 4: Giải ngân

- Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mứctín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng

Bước 5: Giám sát tín dụng

Trang 14

- Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế củakhách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng, đểđảm bảo khả năng thu nợ.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

3.3.3 Qui trình cung cấp các dịch vụ khác ngoài tín dụng :

3.3.3.1 Qui trình cung cấp nhóm sản phẩm thanh toán trong nước :

- Chuyển tiền đi trong nước :Khách hàng điền đầy đủ thông tin vào Ủy nhiệmchi (nếu có TK tại Agribank)

Khách hàng sử dụng Giấy nộp tiền kiêm yêu cầu chuyển tiền (nếu chưa có TKtại Agribank)

- Nhận tiền đến trong nước : Khách hàng có thể dùng Chứng minh thư nhândân/hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực, Giấy ủy quyền để nhận tiền (nếu chưa có TK tạiAgribank).Khách hàng dùng TK tại NHNo để nhận (nếu có TK tại NHNo)

3.3.3.2 Qui trình cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế :

Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài qua hệ thống ngân hàng :

Agribank Việt Nam đáp ứng nhu cầu chuyển tiền thông qua mạng lưới ngânhàng đại lí rộng khắp trên toàn thế giới

- Khách hàng đến giao dịch trưc tiếp tại Agribank Việt Nam cung cấp hồ sơbao gồm :

+ Giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền bản chính hoặc bản Phôtô

+ Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân

+ CMND/hộ chiếu (bản chính, còn hiệu lực)

● Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài qua Western Union:

Quy trình chuyển tiền

- Bước 1: Quý khách hàng điền đầy đủ, chính xác các thông tin vào “Phiếuchuyển tiền” theo qui định của Agribank Việt Nam

- Bước 2 Chuyển “Phiếu chuyển tiền” đã điền đầy đủ thông tin và nộp số tiềnchuyển, phí dịch vụ chuyển tiền cho nhân viên Agribank Việt Nam

Trang 15

- Bước 3 Nhân viên chi nhánh Agribank Việt Nam cập nhật dữ liệu vào hệthống.

- Bước 4 Nhân viên chi nhánh Agribank Việt Nam chuyển cho khách hànggiấy biên nhận và mã số chuyển tiền (MTCN) gồm 10 chữ số

- Bước 5 Quý khách hàng cần thông báo cho người nhận các thông tin cầnthiết và MTCN Khi đến nhận tiền tại đại lý Western Union gần nhất, người nhậnmang theo giấy tờ tùy thân

3.3.3.3 Qui trình cung cấp các dịch vụ Thẻ

- Khách hàng đến giao dịch lần đầu trực tiếp tại Agribank Việt Nam Tây Đôhoàn thành thủ tục sau sẽ được NH cấp một Thẻ thanh toán hoặc ghi nợ ( Success,Master, Visa) tùy vào nhu cầu của khách hàng :

+ Giấy đăng ký mở và sử dụng dịch vụ ngân hàng

+ Bản sao CMND hoặc hộ chiếu

+ 01 ảnh 3x4 cm chụp trong phạm vi 6 tháng gần nhất

+ Hợp đồng sử dụng thẻ

+ Giấy xác nhận lương, trợ cấp xã hội do tổ chức, đơn vị quản lý lao động hoặc

cơ quan có thẩm quyền cấp (Nếu quý khách hàng đăng ký dịch vụ thấu chi tài khoản)

- Sau khi được cấp thẻ, các hoạt động giao dịch khác ngoại trừ nộp tiền vào tàikhoản của khách sẽ được diễn ra tại các máy ATM, POS và theo dõi bằng hệ thống

- Mọi giao dịch đều đươc theo dõi bằng hệ thống tự động đảm bảo an toàn vàchính xác cao

3.3.3.5 Qui trình cung cấp nhóm sản phẩm ngân quĩ và quản lí tiền tệ :

- Thu đổi tiền : Đổi tiền ko đủ tiêu chuẩn lưu thông và đổi tiền mệnh giá nhỏlấy mệnh giá lớn

Trang 16

- Dịch vụ thu chi tiền mặt tại đơn vị.

Với những sản phẩm này khách hàng đến trực tiếp chi nhánh Agribank Việt

Nam

3.4 Cơ cấu doanh thu theo giá trị của các sản phẩm :

Bảng cơ cấu doanh thu theo giá trị sản phẩm

tín dụng

67,586,632,248 85%

12,448,907,9

6714%

21,396,192,15

014%+) Thu nhập phí từ

hoạt động dịch vụ

1,411,928,736 2%

9,791,758,23

9 11%

16,986,818,29

2 12%

Trang 17

Thu nhập từ hoạt động tín dụng

Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác Thu nhập khác

Cơ cấu doanh thu theo giá trị của các sản phẩm

Trang 18

hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long, Ngân hàng côngthương Việt Nam – Chi nhánh Cầu Diễn, Ngân hàng Tiên Phong – Chi nhánh MỹĐình, Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàngTMCP Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và một sốPGD của các NHTM cổ phần khác tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trên lĩnh vực hoạtđộng tài chính ngân hàng Vì vậy Agribank Tây Đô đã chủ động mở rộng thị trườngkhông chỉ ở khu vực Mỹ Đình mà còn ở quận Cầu Giấy với 2 phòng giao dịch vàsắp tới sẽ có thêm 1 phòng giao dịch được mở ở khu vực Hà Đông nơi cửa ngõ thủ

đô, mới được sát nhập vào thành phố Hà Nội hứa hẹn sẽ là một thị trường hấp dẫnmới cho chi nhánh

4.1.2 Nhóm khách hàng chính

Theo kết quả khảo sát năm 2009 của chi nhánh số lượng khách hàng cá nhânhiện có của chi nhánh là 5.334 người trong đó : lao động hưởng lương từ các doanhnghiệp là 4.394 người, số lượng sinh viên đang theo học tại các trường ĐH, CĐ là

768 người và đối tượng khác là 172 người Số lượng khách hàng là doanh nghiệphiện có của chi nhánh là 1.837 trong đó 1.487 hộ gia đình, 82 doanh nghiệp nhànước, 126 công ty cổ phần, 112 công ty TNHH, 13 công ty tư nhân, 8 công ty hợpdanh, 9 tổ chức khác Do đó, đối tượng khách hàng chính được xác định là: hộ giađình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lao động hưởng lương từ các doanh nghiệp

4.2 Tổ chức hệ thống kênh phân phối:

4.2.1 Các cấp kênh phân phối

- Agribank Tây Đô hiện là chi nhánh cấp I với 01 hội sở chính và 4 phòng giaodịch :

- Phòng giao dịch số 1 tại Nhà D, Khu đô thị Mỹ Đình, Huyện Từ Liêm,Thành Phố Hà Nội

- Phòng giao dịch số 2 tại Số 5 Đường Phạm Hùng, Huyện Từ Liêm, ThànhPhố Hà Nội

- Phòng giao dịch số 3 tại Số 8 Phan văn Trường, Phường Dịch Vọng, QuậnCầu Giấy, TP Hà Nội

- Phòng giao dịch số 5 tại Lê Đức Thọ, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Trang 19

- Agribank Tây Đô quản lí 6 cây ATM,để thực hiện giao dịch với với chứcnăng rút tiền và chuyển khoản

- E- banking , giao dịch trực tuyến qua internet và mạng điện thoại cũng là mộthình thức giao dịch khác Agribank Tây Đô

4.2.2 Kiểm soát các kênh

Hiện tại chi nhánh đang sử dụng phần mềm core-banking Về đặc điểm, corebanking chính là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của một hệ thống ngân hàng

Hệ thống thông tin ở đây bao gồm thông tin về tiền, tài sản thế chấp, giao dịch, giấy

tờ, sổ sách kế toán, dữ liệu máy tính và hệ thống thông tin (core banking)… Tất cảcác giao dịch được chuyển qua hệ thống core banking và trong một khoảng thờigian cực kì ngắn vẫn duy trì hoạt động đồng thời xử lý thông tin trong suốt thời gian

hoạt động, hay có thể nói Core Banking là hệ thống để tập trung hóa dữ liệu ở bất

cứ nơi đâu, hay lúc nào Nhờ có phần mềm này mà hội sở chính có thể dễ dàng thu

nhận mọi thông tin từ các phòng giao dịch để có thể kiểm soát được hoạt động củachúng một cách dễ dàng và nhanh chóng Bên cạnh đó, sau mỗi ngày làm việc, cácchi nhánh đều phải khóa sổ và báo cáo lên hội sở chính Điều này giúp cho chinhánh có thể điều chỉnh ngay nếu như các số liệu từ các phòng giao dịch không cânđối với hội sở chính

5 Tác động của các yếu tố bên ngoài đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Agribank Tây Đô

5.1 Chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương :

- Chính sách của Nhà nước : Agribank Việt Nam là NHTM NN, chiếm mộtlượng vốn lớn trong toàn bộ ngành NH và là công cụ để giữ cân bằng cho nền kinh

tế về bình ổn lãi suất nên cần tuân thủ một cách tuyệt đối những qui định về lãi suấtcũng như dự trữ do NH nhà nước đặt ra Không giống như các NHTMCP có thểlinh hoạt hơn trong việc áp dụng các chính sách về lãi suất, có thể điều chỉnh lãisuất cho vay và huy động ở mức cạnh trạnh nhất Tuy nhiên là một ngân hàng 100%vốn nhà nước không thể không nói rằng Agribank Việt Nam được hưởng lợi khánhiều từ những chính sách ưu đãi Agribank Việt Nam sẽ luôn có lợi thế hơn các

Trang 20

ngân hàng khác trong việc là ngân hàng tiếp nhận vốn dự án do các tổ chức nướcngoài tài trợ hoặc thực hiện cho vay các dự án lớn theo quyết định của Chính phủ

- Chính sách của chính quyền địa phương : Huyện Từ Liêm là huyện nằm ởTrung tâm của Hà Nội mở rộng, có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng trongnhững năm gần đây Huyện đã có những chính sách để tạo điều kiện cho các doanhnghiệp đều được phát triển Ngân hàng Agribank Việt Nam Tây Đô có mối quan hệkhá tốt với chính quyền địa phương

5.2 Các lực lượng trong ngành

- Đối thủ cạnh tranh :

Hiện nay khối NHTM Nhà nước đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ phíakhối NHTM Cổ phần Mặc dù tổng tài sản của các NHTMCP thấp hơn rất nhiều vàmạng lưới chi nhánh cũng như phòng giao dịch không lớn bằng các NHTM NN.Tuynhiên các NHTMCP thường có những chính sách nhạy bén hơn về thị trường, pháttriển sản phẩm mới cũng như chính sách nguồn nhân lực và từ đó xóa bỏ đi lợi thế

về qui mô sô với các NHTMNN

Do vậy hiệu quả kinh

doanh của các NHTMCP cao

hơn so với NHTMNN, năm

2008, ROE trung bình các NH

TMCP ở khoảng 20%, ROA

2% trong khi các NH TMQD

có ROA thường dưới 1% và

ROE 8% – 15% (Nguồn: Theo

MHBS) Xét riêng trong địa bàn

huyện Từ Liêm, khu đô thị Mỹ

Đình có đến 8 chi nhánh của

các ngân hàng khác cùng hoạt

động với Agribank Tây Đô với

các kênh phân phối sản phẩm

đa dạng

Trang 21

Các NH trên địa bàn Số lượng và mạng lưới

- Khách hàng :

Đối tượng khách hàng của Ngân hàng nói chung và của Agribank Việt Namnói riêng khá rộng Nếu phân loại theo tính chất : khách hàng cá nhân và kháchhàng doanh nghiệp Khách hàng doanh nghiệp của NH thường khá ổn định về cảtiền gửi và tín dụng trong khi khách hàng cá nhân thói quen sử dụng tiền mặt.Người tiêu dùng Việt Nam thường giữ tiền mặt tại nhà hoặc nếu có tài khoản thì khi

có tiền lại rút hết ra để sử dụng Sự việc gần đây cho thấy rõ sức ép từ khách hànglên ngành ngân hàng đó là sự phản đối trong việc thu phí rút tiền từ ATM Trong vụviệc này, ngân hàng và khách hàng ai cũng có lý lẽ của mình nhưng rõ ràng nó đãảnh hưởng không ít đến mức độ hài lòng và lòng tin của khách hàng Nếu nhưkhách hàng không tin tưởng và sử dụng những dịch vụ như tiền gửi hay tiết kiệm thì

rõ ràng sẽ là tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp Vì thế mà không thể đánh giá thấpquyền lực của khách hàng trong ngành ngân hàng tại Việt Nam

- Sản phẩm thay thế :

Các sản phẩm chính của ngân hàng là tiết kiệm và tiền gửi đang chịu sức épthay thế rất lớn từ những hoạt động đầu tư tài chính khác như vàng, ngoại tệ hay thịtrường chứng khoán Đặc biệt, thị trường chứng khoán đang ngày càng trở nên làmột kênh huy động vốn cho doanh nghiệp với chi phí thấp, mặc dù rủi ro cao hơn

Trang 22

Ngoài ra nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư cũng đang đổ vào thị trường chứng khoánkhá mạnh thay vì gửi tiết kiệm vào ngân hàng Đây là một thách thức lớn cho toànngành ngân hàng.

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn :

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành NH đã có sự tham gia của nhữngngân hàng nước ngoài, hiện nay đã có 5 ngân hàng nước ngoài có chi nhánh và ngânhàng con tại Việt Nam, số văn phòng đại diện khoảng 14 ngân hàng Trong tươnglai không xa, số lượng NH nước ngoài sẽ tăng lên đáng kể và thực sự đây là mộtthách thức lớn cho ngành NH Việt Nam.Mặc dù trên địa bàn khu đô thị Mỹ Đìnhchưa có văn phòng hay chi nhánh của Ngân hàng nước ngoài và Agribank Tây Đôđược thừa hưởng nền móng thương hiệu vững chắc của Agribank Việt Nam nhưngkhông thể không quan tâm đến vấn đề này và cần có những kế hoạch cụ thể để nângcao chất lượng từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh đểchuẩn bị sẵn sàng cạnh tranh với những đối thủ lớn sau này

là các ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng tham gia là một cổ đôngcủa SWIFT Phương châm hoạt động của hiệp hội là phục vụ các ngân hàng chứkhông phải lợi nhuận Tham gia vào tổ chức này các hoạt động thanh toán quốc tếđược diễn ra thuận lợi, đơn giản, nhanh chóng và với chi phí thấp

- Là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái BìnhDương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hộiNgân hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hộinghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụngnông nghiệp quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thuỷ sản năm 2002

Trang 23

5.4 Điều kiện địa lý, tự nhiên :

- Mỹ Đình là địa bàn có khá nhiều thuận lợi: Là trung tâm khu vực phát triểnphía tây của nội đô Thủ Đô; khu vực dân cư đông đúc và đang phát triển di dân cơhọc lớn, tốc độ đô thị hóa, thương mại hóa cao; kinh tế của khu vực phát triển mộtcách nhanh chóng và ngày càng sâu rộng Đây sẽ là điều kiện cực kỳ thuận lợi chokinh doanh của Agribank Tây Đô để phát triển Tuy nhiên, nằm trong khu vực nàycũng đồng nghĩa với việc chi nhánh sẽ phải chịu áp lực lớn trong cạnh tranh từ cácngân hàng khác có mặt trong khu vực này

- Mặc dù là chi nhánh của một NHNNo nhưng do ở trong khu vực thành thịnên nhóm sản phẩm cho nông dân vay vốn là hạn chế và doanh thu từ hoạt độngnày chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn so với tổng doanh thu của Agribank Tây Đô

6 Các kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Tây Đô

6.1 Báo cáo tài chính :

Ngày đăng: 20/04/2013, 11:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC - Báo cáo thực tập tại Agribank Tây Đô
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC (Trang 7)
Bảng cơ cấu doanh thu theo giá trị sản phẩm - Báo cáo thực tập tại Agribank Tây Đô
Bảng c ơ cấu doanh thu theo giá trị sản phẩm (Trang 16)
BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN - Báo cáo thực tập tại Agribank Tây Đô
BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN (Trang 24)
BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN - Báo cáo thực tập tại Agribank Tây Đô
BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN (Trang 29)
BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN - Báo cáo thực tập tại Agribank Tây Đô
BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w