1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại công ty TNHH marksys việt nam

16 566 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 242,5 KB

Nội dung

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.3.1: Sơ đồ về mô hình tổ chức của công ty TNHH Marksys Việt Nam Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn của công ty TNHH Marksys Việt Nam năm 2012 - 2014 Bảng 2.2: Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh rút gọn của công ty TNHH Marksys Việt Nam năm 2012 - 2014 Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty TNHH Marksys Việt Nam DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DN: Doanh nghiệp TNHH: Trách nhiệm hữu hạn ASM: Area sale managment - Giám đốc bán hàng khu vực KAM: Key account manager - Giám đốc phòng khách hàng trọng điểm TSM: Territory sales manager - Giám sát bán hàng khu vực SR: Sale representative: đại diện bán hàng - Nhân viên bán hàng của công ty QC: Quality control - Kiểm soát chất lượng I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MARKSYS VIỆT NAM 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Marksys Việt Nam * Lịch sử hình thành và phát triển - Tiền thân là cơ sở sản xuất Marksys, thành lập vào tháng 3/2011 - Sau đó, công ty đã được đổi tên chính thức là Công ty TNHH MarksysViệt Nam, thành lập vào ngày 03/10/2007 - Từ năm 2001 – 2007: Marksys cho ra thị trường các dòng sản phẩm: Nước rửa chén, nước lau sàn, nước tẩy toilet, nước lau kính mang thương hiệu Rell - Từ năm 2007 – 2010: Marksys giới thiệu thêm 2 dòng sản phẩm mới trên thị trường, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng là nước tẩy trắng Javel và nước tẩy trắng cốc chén Rell - Từ năm2011 – nay: Marksys tiếp tục mở rộng dòng sản phẩm chăm sóc không gian với tinh dầu thơm và hiện tại đang phân phối thêm sản phẩm tẩy trắng đa năng Astonish (10/2013) Cùng với các dòng sản phẩm đa dạng, mang tính cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng, Công ty đã tạo nên một hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, chuỗi cung ứng sản phẩm luôn tạo ra những giá trị lợi ích hoàn toàn khác biệt, được người tiêu dùng yêu thích và tin cậy * Tên công ty: Công ty TNHH Marksys Việt Nam * Trụ sở:Tầng 5, số 12, tòa nhà Gwin, ngõ 61, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội Tel: 04 3785 2828 - Fax: 04 3785 2828 Email: marksys.vn@gmail.com Website:https://sites.google.com/site/marksysvietnam/ * Loại hình: Công ty TNHH Marksys Việt Nam * Vốn điều lệ: 5000 triệu đồng * Ngày thành lập: Công ty TNHH Marksys Việt Nam được thành lập ngày 03 tháng 10 năm 2001 1.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của công ty TNHH Marksys Việt Nam 1.2.1 Chức năngcủa công ty TNHH Marksys Việt Nam Chức năng chung của Công ty: Sản xuất và kinh doanh đa lĩnh vực: lĩnh vực kinh doanh sản phẩm nước tẩy rửa, lĩnh vực tư vấn đào tạo nhân lực cho sinh viên và doanh nghiệp, tư vấn hoạch định chiến lược và xây dựng hệ thống kinh doanh cho doanh nghiệp, nhập khẩu và phân phối các loại hương liệu 1.2.2 Nhiệm vụcủa công ty TNHH Marksys Việt Nam Nhiệm vụ chung của Công ty: Xây dựng và thực hiện các mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các cán bộ công nhân viên 1.3 Mô hình tổ chức của công ty TNHH Marksys Việt Nam 1.3.1.Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty TNHH Marksys Việt Nam Sơ đồ 1.3.1 Cơ cấu bộ máy Công ty TNHH Marksys Việt Nam (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) 1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty TNHH Marksys Việt Nam * Hội đồng thành viên: - Đảm bảo hoạt động đúng nguyên tắc và chịu trách nhiệm trong hoạt động quản lý, điều hành công ty - Đảm bảo sự nhất quán trong việc duy trì những tiêu chí thích hợp trong hoạt động, tổ chức, kiểm soát và quản lý * Ban Giám đốc: - Chức năng và nhiệm vụ quan trọng nhất đối với Ban Giám đốc là việc đưa ra các chiến lược cho toàn công ty về kế hoạch đầu tư, kinh doanh và xây dựng thương hiệu công ty trong ngắn hạn và trong tầm nhìn dài hạn Đồng thời đó cũng là việc kết hợp các phòng ban chức năng cùng với toàn bộ nhân viên xây dựng nền văn hóa công ty - Ngoài ra, Ban Giám đốc là người trực tiếp xây dựng ngân sách cho từng phòng ban, quản trị chi phí và ra quyết định BGĐ trực tiếp đề cử cán bộ phụ trách các chương trình và dự án lớn của công ty cho thật phù hợp với trình độ năng lực chuyên môn của mỗi người Đồng thời BGĐ sẽ kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, chịu trách nhiệm xây dựng chính sách lương thưởng cũng như xử phạt lao động mang tính chất chung cho toàn công ty * Phòng Cung ứng: - Tham mưu cho BGĐ trong công tác hoạch định để xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư và cung cấp vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất - Quản lý và kiểm soát toàn bộ hoạt động: dự trữ - xuất - kiểm kê vật lực của hệ thống kho theo quy định công ty - Phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác thu thập, phân tích thông tin, đánh giá dự báo nhu cầu mua hàng trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để đảm bảo mục tiêu kinh doanh và tiến độ công việc Tổ chức việc lưu trữ, bảo quản hàng hóa theo đúng quy định một cách khoa học, dễ truy xuất khi cần thiết và thực hiện các công tác bảo mật theo quy định của công * Phòng Tài chính: - Tổ chức công tác hạch toán, kế toán và thiết lập các nguyên tắc, quy định quản lý vốn và nguồn vốn phù hợp với Luật pháp hiện hành và với nhu cầu phát triển của công ty trong từng thời kỳ, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước - Cân đối kế hoạch tài chính tháng/quý/năm của các đơn vị trong toàn hệ thống công ty Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tài chính trong từng đơn vị để đề xuất huy động và điều tiết vốn kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư của công ty - Thiết lập và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty Tổ chức và kiểm tra, kiểm soát về hiệu quả các hoạt động tài chính, làm rõ và xử lý trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể trong các đơn vị sử dụng vốn của công ty * Phòng Marketing: - Giúp giám đốc công ty điều hành và quản lý mọi hoạt động tiếp thị trên cơ sở chiến lược marketing dài hạn một cách hiệu quả, đảm bảo các nguồn lực cho kinh doanh - Kết hợp với phòng kinh doanh, bán hàng xác định nhu cầu thị trường, phát triển, hoàn thiện sản phẩm đáp ứng các nhu cầu - Xây dựng chiến lược marketing toàn diện và cụ thể trên cơ sở phân tích kỹ thị trường, có kế hoạch tiếp thị bán hàng đối với từng thị trường phù hợp theo thời điểm *Phòng Bán hàng: - Thực hiện công tác kinh doanh và quản lý thị trường tại địa bàn phụ trách, khảo sát hành vi ứng xử của khách hàng tiềm năng - Tổ chức thực hiện các công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh Công ty - Chăm sóc, thiết lập và duy trì các mối quan hệ mật thiết với khách hàng nhằm mở rộng thị trường và nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty * Phòng Hành chính Nhân sự: - Phòng Hàng chính nhân sự sẽ tham mưu cho Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Công ty về các vấn đề: Tổ chức bộ máy và mạng lưới, quản trị nhân sự, quản trị văn phòng, công tác bảo vệ, an toàn và vệ sinh môi trường Cụ thể: - Sắp xếp bộ máy tổ chức nhân sự phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty - Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Xây dựng nội quy, quy chế về công tác lao động, tiền lương - Tổng hợp báo cáo, phân tích chất lượng nguồn nhân lực của công ty - Thực hiện chức năng văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu, đánh máy, quản lý tài sản, trang thiết bị khối văn phòng, công tác bảo vệ, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh, y tế Chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục pháp lý, các giấy phép liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty *Phòng Quản lý sản xuất: - Quản lý kế hoạch, vật tư tài sản, kỹ thuật sản xuất, sử dụng máy móc, trang thiết bị trong hoạt động sản xuất kinh doanh - Thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa, lắp đặt máy móc, thiết bị, điện nước trong công ty, đảm bảo phục vụ sản xuất liên tục, an toàn và độ bền của thiết bị máy móc - Thực hiện chức năng nghiên cứu để sản xuất sản phẩm mới, nghiên cứu áp dụng công nghệ mới hiện đại, tiên tiến cho Công ty nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm - Tổ chức tốt hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm cho từng công đoạn sản xuất, từng sản phẩm để đảm bảo hàng hóa bán ra đạt chất lượng II TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MARKSYS VIỆT NAM 2.1 Phân tích sự biến động cuả Tài sản và Nguồn vốn của công ty TNHH Marksys Việt Nam Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn của công ty TNHH Marksys Việt Nam từ năm 2012-2014 ( Đơn vị: Đồng) (Nguồn: Phòng kế toán- Tài chính) Nhận xét:Qua bảng 2.1 cho ta thấy -Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty đang tăng dần qua các năm Năm 2013 tăng 6.73% so với năm 2012.Năm 2014 tăng 9.51% so với năm 2013.Điều này cho thấy quy mô của công ty đang tăng dần Để hiểu rõ hơn nguyên nhân tăng dần của tổng tài sản và nguồn vốn, ta cần đi sâu phân tích sự biến động của từng khoản mục tài sản và nguồn vốn - Về tài sản: Tổng tài sản của doanh nghiệp đã tăng lên cả về quy mô và tốc độ Chứng tỏ công ty đang có xu hướng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2012 - 2014.Năm 2012 quy mô tổng tài sản là 8.496.054.488 đồng, năm 2013 là 9.067.544.308 đồng, tăng 571.489.820 đồng tương ứng với 6.73% so với năm 2012 Năm 2014 tiếp tục tăng lên đến 9.930.261.183 đồng, tăng 9.51% so với năm 2013 Sự tăng trưởng dần này cho thấy công ty đang trên đà phát triển Cụ thể ta thấy: + Tổng tài sản ngắn hạn năm 2013 tăng 8.58% so với năm 2012, năm 2014 tăng 10.52% so với năm 2013.Trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là hàng tồn kho lần lượt qua các năm 2012-2014 là 81.30%, 89.99%, 90.42% trong tổng tài sản Sở dĩ công ty có hàng tồn kho cao như vậy là do những năm gần đây hoạt động sản xuất của công ty không còn mang lại hiệu quả cao như trước Do đó, công ty chú trọng vào lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu hương liệu và sản phẩm không gian tinh dầu về phân phối Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là các khoản phải thu ngắn hạn Năm 2012 công ty không có khoản phải thu ngắn hạn, năm 2013, 2014 khoản phải thu ngắn hạn của công ty lần lượt là 184.117.410 đồng, 170.517.416 đồng chiếm tỷ trọng 2.03%, 1.72% trong tổng tài sản Do khách hàng của công ty chủ yếu là các kênh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, karaoke nên có ít nợ đọng và do công ty quản trị tốt các khoản phải thu Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty giảm mạnh từ năm 2012 đến năm 2013 là 737.571.130 đồng, từ năm 2013 đến năm 2014 giảm 128.095.693 đồng do công ty muốn hạn chế khoản tiền nhàn rỗi, tối đa hóa đầu tư nhưng vẫn đảm bảo khả năng toán + Tài sản dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và trong tổng tài sản của công ty : Cụ thể từ năm 2012 đến năm 2014 lần lượt là 4.10%, 2.43%, 1.54% tỷ trọng này có xu hướng giảm dần từ năm 2012 đến năm 2014 do hiệu quả sản xuất không mong đợi nên công ty tập trung vào nhập khẩu và phân phối hương liệu không đầu tư vào máy móc thiết bị cho sản xuất -Về nguồn vốn : +Về kết cấu nguồn vốn của công ty, ta thấy rõ nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu dựa vào nguồn Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu năm 2013 tăng 18.48% so với năm 2012, năm 2014 tăng 9.72% so với năm 2013 Trong khi đó Vốn đầu tư của chủ sở hữu các năm 2012, 2013 và năm 2014 là bằng nhau Vì vậy sự tăng hay giảm của tổng vốn chủ sở hữu chủ yếu là do biến động của khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối + Tỷ trọng nợ phải trả từ năm 2012 đến năm 2014 giảm dần, lần lượt là : 31.88%, 24.38%, 24.23% Ta thấy tỷ trọng nợ phải trả ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn Trong khi tỷ trọng TSNH lớn hơn TSDH và tăng từ năm 2012 đến năm 2014 lần lượt là : 95.91%, 97.57%, 98.46% =>công ty có khả năng thanh khoản cao 2.2 Phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Marksys Việt Nam Bảng 2.2: Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh rút gọn của công ty TNHH Marksys Việt Nam từ năm 2012-2014 ( Đơn vị Đồng) Nguồn: ( Phòng Kế toán- Tài chính) Nhận xét: Từ năm 2012-2014, tình hình kinh doanh khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế kéo dài, nhu cầu mua sản phẩm từ người tiêu dùng giảm đi đáng kể Tình hình sản xuất kinh doanh của Marksys cũng ít nhiều ảnh hưởng và cạnh tranh khó khăn với các đối thủ cạnh tranh lớn.Tuy nhiên Marksys vẫn đạt được những kết quả kinh doanh rất khả quan - Nhìn chung trong 3 năm gần đây từ năm 2012 đến năm 2014 công ty có đều có lãi nhưng không nhiều: năm 2012 lãi 650.240.663 đồng, năm 2013 lãi 802.224.210 đồng tăng 23.38% so với năm 2012, năm 2014 lãi 1.124.221.454 đồng tăng 40.14% so với năm 2013 Điều này là do nguồn vốn kinh doanh tăng mà không mất chi phí trả lãi( Công ty huy động vốn từ các cổ đông và không phải trả lãi) Công ty có lãi chủ yếu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.Ngoài ra còn từ hoạt động kinh doanh tài chính - Tổng doanh thu tăng nhẹ từ năm 2012-2014 chủ yếu là doanh thu từ từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2012 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 12.380.552.040 đồng, năm 2013 là 13.907.252.040 đồng tăng 12.33% so với năm 2012, năm 2014 là 15.438.867.652 đồng tăng 11.01% so với năm 2013 Do công ty mở rộng dịch vụ kinh doanh của mình.Doanh thu từ hoạt động tài chính thấp - Chi phí quản lí kinh doanh của công ty tăng từ năm 2012 đến năm 2014: từ năm 2012 đến năm 2013 tăng nhẹ là 219.400.000 đồng ( tăng 3.98%), từ năm 2013-2014 tăng 765.774.058 đồng( tăng 12.92%) Do công ty mở rộng kinh doanh nên đòi hỏi chi phí quản kí kinh doanh cũng tăng theo, kèm theo lạm phát của thị trường.Công ty cũng đã chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý, thiết bị văn phòng 2.3 Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của công ty TNHH Marksys Việt Nam Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty TNHH Marksys Việt Nam (Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh) NHẬN XÉT: Nhận xét về khả năng thanh toán: -Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: là chỉ số đo lường khả năng DN đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn Ta thấy chỉ số này tăng từ năm 2012 đến năm 2013 từ3.008 lần lên4.003 lần tăng 33.05%, từ năm 2013 đến năm 2014 tăng 1.51% lên 4.063 lần, cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tốt - Khả năng thanh toán nhanh: chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn Từ năm 2012 đến năm 2014 khả năng thanh toán nhanh của công ty thấp lần lượt là 0.458 lần, 0.311 lần, 0.314 lần do lượng hàng tồn kho lớn Nhận xét về công tác quản lý hàng tồn kho và công tác thu hồi công nợ -Chỉ số vòng quay các khoản phải thu: Chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà DN áp dụng đối với các bạn hàng Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy DN được khách hàng trả nợ càng nhanh Chỉ số này khá cao và năm 2012 công ty không có các khoản phải thu, chứng tỏ công ty có chính sách quản lí tốt các khoản phải thu -Chỉ số vòng quay hàng tồn kho: chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy DN bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong DN Nhận thấy chỉ số này nhìn chung thấp Nhận xét về khả năng sinh lợi: - Chỉ số ROS: Nếu chỉ số này tăng, chứng tỏ khách hàng chấp nhận mua giá cao, hoặc cấp quản lý kiểm soát chi phối tốt hoặc cả hai Nếu tỷ lệ này giảm có thể báo hiệu chi phí đang vượt tầm kiểm soat của cấp quản lý, hoặc công ty đó đang phải chiết khấu để bán sản phẩm hay dịch vụ của mình -Chỉ số ROA: Thể hiện hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn -Chỉ số ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của các cổ đông, cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư =>Nhìn chung tỉ suất sinh lợi tăng nhẹ từ năm 2011-2013 Chịu ảnh hưởng của nền kinh tế tác động nhưng DN vẫn có mức tăng trưởng dương cũng là điều khá khả quan cho DN III Những vấn đề đặt ra cần giải quyết Vấn đề 1:Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty chưa cao • Vốn là một yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Có vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai Vậy yêu cầu đặt ra đối vớicác doanh nghiệp là họ cần phải có sự quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển và vững mạnh • Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Marksys Việt Nam, được sự hướng dẫn tận tình của cô Th.S Lê Hà Trang và sự giúp của các anh chị trong phòng Kế toán – Tài chính, tôi đã từng bước làm quen với công việc, vận dụng các kiến thức đã được học trong nhà trường vào thực tế nhận thấy; hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Marksys Việt Nam chưa cao Lợi nhuận kinh doanh từ năm 2012 đến năm 2014 có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ, có lãi nhưng ãi ít Số vòng quay hàng tồn kho thấp do công ty có lượng hàng tồn kho lớn Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh và tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu có tăng nhung chưa cao Chính vì thế, công ty cần đưa ra những giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh để có thể mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất, tối đa cho công ty mình Vấn đề 2: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty chưa đạt được kết quả cao • Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh.Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao,phải thu và dự trữ tồn kho.Gía trị các loại TSLĐ của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng.Quản lý sử dụng hợp lý các loại TSLĐ có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp • Thực tế hiện nay, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty chưa đạt được kết quả cao như mong đợi Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động của công ty Điều này chứng tỏ công tác quản trị hàng tồn kho của công ty còn yếu kém Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty thấp là tương đối tốt, nhưng đôi khi ta vẫn nên tăng các khoản phải thu ngắn hạn để giữ chân khách hàng cũ và tạo mối quan hệ với những bạn hàng mới Vì vậy công ty cần có giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của mình IV Đề xuất hướng đề tài khóa luận Hướng 1: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhtạiCông ty TNHH Marksys Việt Nam (Học phần Tài chính doanh nghiệp, thuộc bộ môn: Tài chính doanh nghiệp) - Hướng 2:Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty TNHH Marksys Việt Nam.(Học phần Tài chính doanh nghiệp, thuộc bộ môn: Tài chính doanh nghiệp) ... thần cho cán công nhân viên 1.3 Mơ hình tổ chức cơng ty TNHH Marksys Việt Nam 1.3.1.Sơ đồ máy tổ chức công ty TNHH Marksys Việt Nam Sơ đồ 1.3.1 Cơ cấu máy Cơng ty TNHH Marksys Việt Nam (Nguồn:... 98.46% =>cơng ty có khả khoản cao 2.2 Phân tích tình hình kết hoạt động kinh doanh công ty TNHH Marksys Việt Nam Bảng 2.2: Bảng Báo cáo kết kinh doanh rút gọn công ty TNHH Marksys Việt Nam từ năm... 03 tháng 10 năm 2001 1.2 Chức năng, nhiệm vụ công ty TNHH Marksys Việt Nam 1.2.1 Chức năngcủa công ty TNHH Marksys Việt Nam Chức chung Công ty: Sản xuất kinh doanh đa lĩnh vực: lĩnh vực kinh

Ngày đăng: 29/04/2015, 18:35

w