1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá kế hoạch tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 2006-2010.Giải pháp thực hiện KH tăng trưởng giai đoạn 2011-2015

30 371 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 651,5 KB

Nội dung

Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các quốc gia. Năm 2006 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hôi nhập với các nước phát triển.

Đề án môn học Đề tài :Đánh giá kế hoạch tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 2006- 2010.Giải pháp thực hiện KH tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 GVHD: Vũ Thành Hưởng Họ và tên : Vũ Trần Mai Hương Lớp : Kế hoạch 49B Mã sinh viên : CQ491285 SVTH: Vũ Trần Mai Hương 1 Kế hoạch 49B Đề án môn học Lời mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài: Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu tiến bộ trong mỗi giai đoạn của các quốc gia. Năm 2006 Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hôi nhập với các nước phát triển. Ở các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam, nông nghiệp là nguồn sống của đại đa số dân cư.Vai trò của nông nghiệp được thể hiện qua năm hình thức cơ bản: cung cấp sản phẩm cho sản xuất và xuất khẩu,là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp,cung cấp lao động cho các lĩnh vực kinh tế, xuất khẩu sản phẩm tạo nguồn ngoại tệ cho công nghiệp hóa và góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước,đảm bảo an toàn lương thực,nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài nguyên, xóa đói giảm nghèo và ổn định đời sống kinh tế xã hội.Vai trò của nông nghiệp trong việc cung cấp sản phẩm bao gồm việc cung cấp lương thực - thực phẩm cho người tiêu dùng và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.Lương thựcthực phẩm được coi là sản phẩm thiết yếu, không thể thiếu được trong đời sống con người. Vì thế tăng trưởng ngành nông nghiệp hiện nay đang là vấn đề rất quan trọng trong nền kinh tế. Chính vì vậy em đã tìm hiểu và nghiên cứu về tăng trưởng ngành nông nghiệp của quốc gia.Em xin chọn đề tài: “Đánh giá kế hoạch tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 2006-2010.Giải pháp thực hiện KH tăng trưởng giai đoạn 2011-2015.” 2.Mục tiêu nghiên cứu: Tăng trưởng sản xuất nông ngiệp là cơ sở để giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước, đảm bảo an toàn về lương thực.Nó rất cần thiết cho thực tế nên em muốn nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng giai đoạn 2006- 2010 để đưa ra mục tiêu và giải pháp tăng trưởng cho giai đoạn 2011- 2015 3.Phạm vi nhiên cứu: Về không gian: Kinh tế ngành nông nghiệp của quốc gia Về thời gian: Tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng quốc gia giai đoạn 2006- 2010 và giải pháp giai đoạn 2011- 2015 4.Phương pháp nghiên cứu: Trong đề án em đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích đánh giá, thống mô tả và phương pháp quan sát từ thực tiễn để khái quát bản chất của vấn đề cần nghiên cứu. Nội dung của đề tài được chia làm 3 chương: Chương I: Lý luận về kế hoạch tăng trưởng kinh tế. SVTH: Vũ Trần Mai Hương 2 Kế hoạch 49B Đề án môn học Chương II: Tình hình thực hiện KH tăng trưởng ngành nông nghiệp 2006-2010 và các nội dung cơ bản KH 2011-2015. Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy thực hiện kế hoạch nông nghiệp 2011-2015 Trong thời gian hoàn thiện đề tài của mình,em xin chân thành cảm ơn TS Vũ Thành Hưởng đã giúp đỡ em hoàn thành đề án của mình.Vì thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót. Do đó em mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thành tốt đề án của mình. Em xin chân thành cảm ơn! SVTH: Vũ Trần Mai Hương 3 Kế hoạch 49B Đề án môn học Nội dung Chương I:Lý luận về kế hoạch tăng trưởng kinh tế I. Các khái niệm 1. Tăng trưởng. 1.1. Khái niệm : Tăng trưỏng kinh tế là sự gia tăng về quy mô, khối lượng của hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong một nền kinh tế của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. - Mức tăng: Δ Y t = Y t - Y 1 − t - Tốc độ tăng: g t = t t 1 t 1 Y Y 100 Y − − − × % - Tốc độ tăng TB trong n năm: g n = n t t n ( (Y Y ) 1) 100 − − − × % Y t : Giá trị thu nhập năm t. Y t-1 : Giá trị thu nhập năm trước đó. ΔY t : Mức tăng trưởng năm t. g t : Tốc độ tăng trưởng năm t. g n : Tốc độ tăng trưởng bình quân năm thời kỳ n năm. 1.2. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế. -Tổng giá trị sản xuất (GO) : Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất có thể được tính theo 2 cách: + Thứ nhất, đó là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị,các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. +Thứ hai, tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA). GO = VA + IC - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kêt quả của hoạt động kinh tế tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định. SVTH: Vũ Trần Mai Hương 4 Kế hoạch 49B Đề án môn học Để tính GDP,có 3 cách tiếp cận cơ bản là từ sản xuất, tiêu dùng và phân phối: • Theo cách tiếp cận từ sản xuất,GDP là giá trị gia tăng tính cho toàn bộ nền kinh tế. Nó được đo bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế. Như vậy: VA = ∑ (VA i ) Trong đó VA là giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế, VAi là giá trị gia tăng ngành i. VA i = GO i – IC i Trong đó: GO i là tổng giá trị sản xuất, IC i là chi phí trung gian của ngành i. • Tiếp cận từ chi tiêu,GDP là tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình ( C), chi tiêu của Chính phủ( G),đầu tư tích lũy tài sản( I) và chi tiêu qua thương mại quốc tế,tức là giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu (X-M): GDP= C+ G+ I+ (X-M) • Tiếp cận từ thu nhập,GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, bao gồm: thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (W);thu nhập cảu người có đất cho thuê (R);thu nhập của người có tiền cho vay (I n );thu nhập của người có vốn (P r );khấu hao vốn cố định(D p ) và thuế kinh doanh(T I ) GDP= W+ R+ I n + P r + D p + T I - Tổng thu nhập quốc dân (GNI): Tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định. GNI hình thành từ GDP tiếp cận theo góc độ thu nhập và được điều chỉnh theo con số chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài. GNI= GDP +chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài. - Thu nhập quốc dân (NI) : là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. NI chính là tổng thu nhập quốc dân (GNI ) sau khi đã loại trừ đi vốn khấu hao cố định của nền kinh tế (D p ): NI = GNI - D p - Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI): là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần trong một thời kỳ nhất định. NDI và NI sau khi điều chỉnh các khoản chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài: NDI = NI + chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài. -Thu nhập bình quân đầu người (GNI bq đầu người):Với ý nghĩa phản ánh thu nhập,chỉ tiêu GDP và GNI còn được sử dụng để đánh giá mức thu nhập bình quân trên đầu người của mỗi quốc gia.Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số. SVTH: Vũ Trần Mai Hương 5 Kế hoạch 49B Đề án môn học Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ số quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung.Sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau. - Giá để tính các chỉ tiêu tăng trưởng: Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế đều được tính bằng giá trị. Giá sử dụng để tính các chỉ tiêu tăg trưởng gồm ba loại khác nhau: giá so sánh, giá hiện hành và giá sức mua tương đương. Giá so sánh( giá cố định) là giá được xác định theo mặt bằng của một năm gốc.Giá hiện hành là giá được xá định theo mặt bằng của năm tính toán.Giá sức mua tương đương (PPP ) được xác định theo mặt bằng quốc tế và hiện nay thường tính theo mặt bằng giá của Mỹ. Mỗi loại giá được phản ánh một ý nghĩa và được dùng vào những mục đích khác nhau. Chỉ tiêu tăng trưởng tính theo giá cố định phản ánh thu nhập thực tế, thường sử dụng để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các thời kỳ và có ý nghĩa so sánh theo thời gian. Nếu tính theo giá hiện hành,kết quả nhận được là thu nhập danh nghĩa, thu nhập đạt được theo mặt bằng giá tại thời điểm tính toán và thường được sử dụng trong việc xác định các chỉ tiêu có liên quan đến vốn đầu tu,cơ cấu nền kinh tế,ngân sách ,thương mại…Để quy đổi GDP thực tế thành GDP danh nghĩa và ngược lại cần sử dụng thông tin về chỉ số giảm phát GDP. Các chỉ tiêu tính theo giá PPP phản ánh thu nhập được điều chỉnh theo mặt bằng giá quốc tế và dùng để so sánh theo không gian. Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương thường dùng để so sánh mức sống dân cư bình quân giữa các quốc gia, là cơ sở để các tổ chức quốc tế xét đoán việc cho vay hay điều kiện ,thời hạn được vay với các nước khác nhau và xác định mức đóng góp của các thành viên trong các tổ chưc quốc tế. 2. Nông nghiệp và các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng trong nông nghiệp.  Khái niệm nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thuỷ sản. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển. Trong nông nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng: Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗi người nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai. Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên môn hóa SVTH: Vũ Trần Mai Hương 6 Kế hoạch 49B Đề án môn học trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi .  Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng trong nông nghiệp. - Tổng giá trị sản xuất của ngành: Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ của ngành nông nghiệp được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có thể được tính theo 2 cách: • Thứ nhất, đó là tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị kinh tế của ngành nông nghiệp. • Thứ hai, tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian (IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA) trong ngành nông nghiệp. - Tổng giá trị gia tăng của ngành: là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kêt quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành nông nghiệp tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định. Vì dưới góc độ ngành nông nghiệp khó có thể xác định được thông tin về thu nhập và chi tiêu nên để tính giá trị gia tăng cho ngành thường sử dụng cách tiếp cận từ sản xuất. - Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành: - Tỷ trọng GDP ngành so với GDP chung. II. Kế hoạch tăng trưởng kinh tế. 1.Kế hoạch phát triển. - Khái niệm kế hoạch: Là sự thể hiện mục đích,kết quả cũng như giải pháp,cách thức thực hiện cho hoạt động tương lai. - Khái niệm kế hoạch phát triển: Là công cụ định hướng dựa trên cơ sở cụ thể hóa chiến lược và quy hoạch phát triển. Được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu, mục tiêu, biện pháp và các giải pháp cơ bản áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định.  Hệ thống kế hoạch phát triển.  Các bộ phận kế hoạch phát triển. SVTH: Vũ Trần Mai Hương 7 Kế hoạch 49B Đề án môn học - Kế hoạch tăng trưởng kinh tế: Xây dựng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của từng ngành,toàn nền kinh tế và quy mô GDP, GO. - Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế :Chỉ tiêu quy mô GDP,GO, tỷ trọng từng ngành trong nền kinh tế. - Kế hoạch phát triển từng vùng kinh tế: Phân vùng, mục tiêu phát triển, tổ chức sản xuất/vùng. - KH phát triển xã hội: Phân phối phúc lợi xã hội ,phát triển các lĩnh vực xã hội chủ yếu.  Các cân đối vĩ mô chủ yếu. - Cân đối tích lũy-tiêu dùng. - Cân đối tích lũy-đầu tư. - Cân đối lao động việc làm. - Cân đối tài chính. - Cân đối thương mại quốc tế và cán cân thanh toán.  KH 5 năm phát triển kinh tế - xã hội ( kế hoạch trung hạn)  Vị trí. - Là sự cụ thể hóa chiến lược và quy hoạch phát triển KTXH dài hạn để đưa ra quan điểm, mục tiêu ,chỉ tiêu định hướng phát triển. - Là công cụ định hướng chính sách: Xây dựng và định hướng chính sách áp dụng cho thời kỳ 5 năm. - Kế hoạch 5 năm đóng vai trò trung tâm vì: • 5 năm là khoảng thời gian vừa phải để các giai pháp chính sách,dự án kinh tế có đủ điều kiện bộc lộ phát huy tác dụng. • 5 năm với một nhiệm kì chính trị phù hợp để đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động, trách nhiệm của mỗi lãnh đạo chính trị  Các phương pháp xây dựng và quản lý kế hoạch 5 năm:  Phương pháp truyền thống: xác định và quản lý kế hoạch 5 năm theo thời kỳ cố định. - Đặc điểm: khoảng thời kỳ 5 năm là cố định. Các chỉ tiêu kế hoạch được xác định 1 lần tại thời điểm xác định. Các chỉ tiêu được tính bình quân năm cho cả thời kỳ hoặc năm cuối cùng của thời kỳ kế hoạch. - Ưu điểm: đơn giản cho việc xác định, theo dõi triển khai, tổ chức thực hiệnđánh giá. Phương pháp này không cần đòi hỏi trình độ xây dựng kế hoạch cao. SVTH: Vũ Trần Mai Hương 8 Kế hoạch 49B Đề án môn học - Nhược điểm: Tính cố định của chỉ tiêu cứng nhắc, không theo kịp sự biến đổi của nền kinh tế, khả năng không thực hiện được kế hoạch cao.  Phương pháp cuốn chiếu: - Đặc điểm: khoảng thời gian kế hoạch là 5 năm không cố định mà nó được thay đổi các mốc và cuốn theo kiểu cuốn chiêu sau mỗi năm. - Phương thức xác định các chỉ tiêu.phương thức xác định các chỉ tiêu kế hoạch được tính toán cụ thể cho 1 năm đầu. tính một số chỉ tiêu cơ bản cho năm thứ 2. Dự báo các chỉ tiêu lớn cho những năm còn lại. Sau 1 năm thực hiện, xác định mục tiêu cụ thể cho năm thứ 2 (năm đầu kỳ mới). Dự báo một số chỉ tiêu cơ bản cho năm cuối mới.Kế hoạch 5 năm chuyển sang thời kỳ mới: - Ưu điểm: đảm bảo cập nhật kịp thời trước các thay đổi của kinh tế thị trường.Các chỉ tiêu xây dựng đảm bảo tính linh hoạt, nhạy bén. Cơ sở đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch ngày càng nâng cao. Cơ sở phân bổ các chỉ tiêu nguồn lực có căn cứ, hiệu quả hơn. - Nhươc điểm: khó khăn trong xác định và quản lý, yêu cầu các nhà kế hoạch phải năng động linh hoạt hơn.  Kế hoạch hàng năm phát triển kinh tế xã hội: - Vị trí: là công cụ để tổ chức, triển khai và thực hiện hệ thống KHPT, KH 5 năm. - Nội dung: Đánh giá thực hiện kế hoạch một năm kỳ trước. Xác định nội dung KHPT KTXH trong vòng một năm. Xác định các kế hoạch biện pháp. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện. 2 Kế hoạch tăng trưởng kinh tế a)Khái niệm. Kế hoạch tăng trưởng kinh tế : là một bộ phận trong hệ thống KHH phát triển KTXH, xác định các mục tiêu gia tăng về thu nhập của một nền kinh tế trong kỳ kế hoạch và đưa ra các chính sách cần thiêt để đạt được mục tiêu đó trong mối quan hệ với các mục tiêu vĩ mô khác. b)Nhiệm vụ.  Xác định các muc tiêu tăng trưởng kinh tế cần đạt được trong kỳ kế hoạch: • Mục tiêu tăng trưởng toàn nề kinh tế cần đạt được. SVTH: Vũ Trần Mai Hương 9 Kế hoạch 49B Hàng hóa X Hàng hóa Y C A B Đề án môn học • Mục tiêu tăng trưởng từng ngành cần đạt được. Xác định cụ thể qua chỉ tiêu kế hoạch ta sẽ tính được. - Tốc độ tăng trưởng: GDP, GDP/người toàn bộ nền kinh tế, ngành kinh tế,bình quân cả năm tính theo giá cố định. - Mức tăng bình quân:Quy mô GDP kế hoạch,GDP/người tính theo giá hiện hành,giá cố định. Theo giá cố định:là chỉ tiêu so sánh cho các năm. Theo giá hiện hành:Để đánh giá quy mô kinh tế hiện tại.  Xây dựng các giải pháp, chính sách cần thiết có liên quan tới tăng trưởng kinh tế. - Đầu tư. - Chuyển dich cơ cấu ngành. - Tăng trưởng với lạm phát,thất nghiệp. - Tăng trưởng với xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội. c)Ý nghĩa,vị trí của lập kế hoạch tăng trưởng. - Là bộ phận kế hoạch mục tiêu quan trọng nhất trong hệ thống kế hoạch phát triển • Lập kế hoạch đảm bảo nguồn vật chất cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác. • Là cơ sở để xác định các kế hoạch đảm bảo nguồn lực: KH đào tạo, kế hoạch lao động, kế hoạch ngân sách cho tăng trưởng. • Các chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng là cơ sở cho việc lập các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác. - KH tăng trưởng có mối quan hệ chặt chẽ với lạm phát, thất nghiệp. 3. Phương pháp lập kế hoạch tăng trưởng kinh tế. a)Kế hoạch tăng trưởng phù hợp: kế hoạch tăng trưởng trong đó các mục tiêu kế hoạch được đặt ra dựa trên cơ sở giới hạn về khả năng và nguồn lực cho phép. - Là kế hoạch tăng trưởng trong đó các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra dựa trên cơ sở giới hạn tối đa về khả năng nguồn lực cho phép. A, B là kế hoạch phù hợp. C: Kế hoạch không thể đạt được. Theo Harrod-Domor SVTH: Vũ Trần Mai Hương 10 Kế hoạch 49B [...]... tiêu tăng trưởng ngành lâm nghiệp Chỉ số đánh giá Đơn vị Ứơc thực Kế hoạch KH/ 2010 hiện năm 2011-2015 % 2010 1 Một số chỉ số kết quả Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp % 1,0 – 1,5 1,5 - 2,0 Tỷ lệ che phủ rừng % 40 42 Tỷ trọng GTSX khai thác/tổng GTSX lâm nghiệp % 80 75 SVTH: Vũ Trần Mai Hương 22 Kế hoạch 49B Đề án môn học Tỷ trọng GTSX lâm sinh/tổng GTSX lâm nghiệp % 20 25 Tỷ lệ GT gia tăng. .. tích đáng ghi nhận kh c là tốc độ tăng kim ngạch xuất kh u lâm sản rất cao, đạt mức bình quân gần 20%/năm trong 3 năm qua Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu tăng trưởng ngành lâm nghiệp Chỉ số đánh giá Đơn vị Chỉ tiêu Thực hiện KH năm 2006 2007 2008 2009 2010 (2,3) 2,3 1,2 1,5 1 Một số chỉ số kết quả Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp % SVTH: Vũ Trần Mai Hương 1,5 17 3,0 Kế hoạch 49B Đề án môn... Chỉ số đánh giá Đơn vị Ứớc hiện 2010 thực năm Chỉ tiêu KH năm 2015 Tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt % 4 2,5 - 3 Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp % 70 64 Tỷ lệ giá trị gia tăng /giá trị sản xuất trồng trọt % 75 75 +)Về chăn nuôi: Tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi là 6-7%,Tỷ trọng GTSX chăn nuôi trên GTSX nông nghiệp là 36% và Tỷ lệ giá trị gia tăng. .. Hương 11 Kế hoạch 49B Đề án môn học Chương II: Tình hình thực hiện KH tăng trưởng ngành nông nghiệp 2006-2010 và các nội dung cơ bản KH 2011-2015 I .Đánh giá các kết quả đạt được KH 2006-2010 1.Các mục tiêu đặt ra a)Mục tiêu tổng quát: Tăng trưởng kinh tế ngành cao,bền vững và có chất lượng thông qua nâng cao năng suất cạnh tranh và chất lượng sản phẩm Xây dựng một nền nông nghiệp quy mô lớn hiện đại,hiệu... nhiều tiềm năng, nếu thị trường được kh i thông, việc thực hiện chỉ tiêu xuất kh u 5 tỷ USD thuỷ sản kh ng phải là mục tiêu quá cao Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu tăng trưởng ngành thuỷ sản Chỉ số đánh giá Đơn vị SVTH: Vũ Trần Mai Hương Chỉ tiêu Thực hiện KH năm 2006 2007 16 2008 2009 Kế hoạch 49B 2010 Đề án môn học 1 Một số chỉ số kết quả Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản % (10,5) 8,54 11,65... chính sách về nông nghiệp, nông thôn Lo quy hoạch về chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn Chăm lo phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn Trực tiếp quản lý một số kh u liên quan đến vĩ mô như giá lương thực, dự trữ lương thực, vật tư nông nghiệp 4.Vốn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN Đổi mới công tác quản lý nhà nước về đầu tư theo hướng loại bỏ tình trạng kh p kín trong... dung chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn Nội dung phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá chưa rõ và việc phối hợp giữa các Bộ, ngành chưa nhịp nhàng SVTH: Vũ Trần Mai Hương 19 Kế hoạch 49B Đề án môn học II.Các nội dung cơ bản kế hoạch tăng trưởng 5 năm ngành nông nghiệp 2011-2015 1 Các mục tiêu đặt ra Mục tiêu tổng quát Tăng trưởng kinh tế ngành bền vững... Để nông nghiệp tăng trưởng bề vững cần được giải quyết hài hòa với vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn và bảo vệ tài nguyên nông nghiệp và môi trường sinh thái 3 Vốn Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư qua Bộ giai đoạn 2011-2015 là 75.282 tỷ đồng, chia theo các ngành như sau: Nông nghiệp 6.431 tỷ Lâm nghiệp 3.525 tỷ Thuỷ sản 3.500 tỷ Khoa học công nghệ 1.000 tỷ Nông nghiệp bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư Hiện. .. chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là 2,7% Năm 2009 do ảnh hưởng của kh ng hoảng tài chính, hơn nữa năm 2008 là năm được mùa lớn nên tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt có giảm xuống nhưng có thể kh ng định bình quân 5 năm vẫn sẽ vượt chỉ tiêu 2,7% đặt ra Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu tăng trưởng ngành trồng trọt Chỉ số đánh giá Đơn vị Chỉ tiêu Thực hiện KH năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng GTSX... đạt 62% Một số chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi SVTH: Vũ Trần Mai Hương 20 Kế hoạch 49B Đề án môn học Chỉ số đánh giá Đơn vị Ước hiện 2010 thực Kế hoạch KH/ 2010, năm 2011% 2015 1 Một số chỉ số kết quả Tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi % 8 6-7 Tỷ trọng GTSX chăn nuôi trên GTSX nông nghiệp % 30 36 Tỷ lệ giá trị gia tăng chăn nuôi/GTSX chăn nuôi % 58 62 Tỷ trọng GTSX nhóm gia súc trong GTSX chăn

Ngày đăng: 20/04/2013, 11:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w