II.Các giải pháp cơ bản.

Một phần của tài liệu Đánh giá kế hoạch tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 2006-2010.Giải pháp thực hiện KH tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 (Trang 27 - 30)

- Thịt hơi các loại Ngàn tấn 4.108 5 280 128,5 Trứng các loạiTriệu quả6 2309.150146,

II.Các giải pháp cơ bản.

1.Chuyển dịch cơ cấu.

Chuyển dịch cơ cấu theo xu thướng giảm dần tỷ trọng thuần nông,chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông-lâm-thủy sản theo xu hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp,tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp và ngư nghiệp.Trong nông nghiệp xu hướng làm giảm dần độc canh lúa tăng dần tỷ trọng cây công nghiệp. Những nông sản của nước ta có ưu thế cạnh tranh cao là gạo, cà phê, điều, hồ tiêu. Lúa gạo tập trung sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, trong đó lúa gạo xuất khẩu tập trung 90% ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cà phê chè sản xuất tập trung ở vùng miền núi phía Bắc và ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Điều sản xuất tập trung ở miền Đông Nam Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Tây Nguyên. Hồ tiêu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Phú Quốc - Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị.

- Những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh trung bình nhưng có triển vọng phát triển trong thập kỷ tới là chè tập trung ở vùng trung du miền núi phía Bắc, Lâm Đồng; rau quả và cây cảnh, cao su, lâm sản và các sản phẩm chăn nuôi.Đẩy mạnh phát triển cây có dầu, mía đường, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để thay thế dần nhập khẩu.

2.Khoa học công nghệ và đào tạo nguồn lực.

- Tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ nhằm nâng cao trình độ khoa học công nghệ. Cần đầu tư có trọng tâm để tạo sự bứt phá của một số công nghệ cao có tác động tích cực đến sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Khuyến khích các tổ chức nghiên cứu khoa học tham gia trao đổi sản phẩm công nghệ trên thị

trường.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp không nên hiểu chỉ là áp dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin, tự động hóa… vào chăn nuôi, trồng trọt; hơn thế, còn là thay đổi bản thân quy trình và công nghệ, các quy luật sinh học, tạo ra các giống cây con ngắn ngày, cho năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt và kháng bệnh.Đầu tư nghiên cứu, lai tạo, tuyển chọn, nhập khẩu giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái.

- Phát triển hệ thống bảo quản, chế biến nông sản với công suất phù hợp, công nghệ tiên tiến, đảm bảo nông sản đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.Đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu, thông tin, dự báo thị trường nông sản trong nước và quốc tế, tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản.

- Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là nhân tố chính quyết định tốc độ và chất lượng của tăng trưởng kinh tế. Điều chỉnh mạng lưới cơ sở đào tạo cho phù hợp với yêu cầu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng vùng nông thôn. Xây dựng một số cơ sở sản xuất nông nghiệp có trình độ kỹ thuật công nghệ cao trong các vùng nông nghiệp trọng điểm nhằm kết hợp khuyến nông, đẩy mạnh hoạt động phổ biến chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Trong việc đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân cần chú ý cả phương tiện kỹ thuật và kỹ năng quản lý, không chỉ chú trọng các loại hình chính quy trên cơ sở phát triển hệ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, mà đặc biệt quan tâm tới mô hình đào tạo cộng đồng. Tăng cường đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp cho nông dân.

Có chính sách khuyến khích và sử dụng tốt sinh viên học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về phục vụ ở nông thôn

3.Cơ chế quản lý.

-Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính.

-Xây dựng chính sách thích hợp cho các thời kỳ để Đảng, Chính phủ ban hành các chính sách về nông nghiệp, nông thôn. Lo quy hoạch về chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chăm lo phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Trực tiếp quản lý một số khâu liên quan đến vĩ mô như giá lương thực, dự trữ lương thực, vật tư nông nghiệp…

4.Vốn.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về đầu tư theo hướng loại bỏ tình trạng khép kín trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tách chức năng quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh. Từ đó, tăng cường tính công khai, minh bạch và thực hiện đầu tư có hiệu quả, tránh dàn trải. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và thực hiện quản lý đầu tư theo quy hoạch. Khắc phục tình trạng tiêu cực, lãng phí, thất thoát trong đầu tư, tăng cường

công tác giám sát đầu tư, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quy định về quản lý đầu tư. Với nguồn vốn ưu tiên của Chính phủ, ngành nông nghiệp tiếp tục đầu tư thúc đẩy phát triển sản xuất các ngành, tăng cường đầu tư thực hiện

Cần tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả các chính sách khuyến khích đầu tư trong nước nhằm thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân.Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư qua Bộ giai đoạn 2011-2015 là 75.282 tỷ đồng, chia theo các ngành như sau:

Nông nghiệp 6.431 tỷ Lâm nghiệp 3.525 tỷ Thuỷ sản 3.500 tỷ Khoa học công nghệ 1.000 tỷ

5.Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

-Thúc đẩy xuất khẩu và chủ động hội nhập với kinh tế quốc tế.Chính phủ khuyến khích tiêu thụ hàng hóa và nông sản tại thị trường trong nước, định hướng các mặt hàng nông sản trong những năm tới với việc tiêu thụ tại thị trường nội địa. với nhiều nội dung thiết thực như: giới thiệu chính sách của Chính phủ khuyến khích tiêu thụ hàng hóa và nông sản tại thị trường trong nước; phân tích, đánh giá ảnh hưởng của thị trường khu vực, quốc tế đến thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước và các giải pháp phát triển thị trượng nội địa; cung cấp thông tin phục vụ phát triển và liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hướng về thị trường nội địa; những thực trạng những khó khăn, thuận lợi của hệ thống phân phối hàng hóa nội địa; các định hướng sản xuất các mặt hàng nông sản phục vụ nhu cầu thị trường nội địa đến 2011-2015 và tầm nhìn 2020.

Kết luận

Trong nền kinh tế hiện nay, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng. Theo kết quả nghiên cứu, sự phát triển dân số nhanh của Việt Nam đã bổ sung thêm lực lượng lao động và gây áp lực cho thị trường lao động. Sự tăng trưởng mạnh mẽ GDP dẫn đến sự tăng trưởng về việc làm, cải thiện về năng suất lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ lao động có việc làm trên tổng dân số đang có xu hướng giảm, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp và du lịch tăng lên. Việc làm dễ bị tổn thương chiếm tỷ lệ cao trong tổng số việc làm và xuất hiện ngày càng rõ nét về tình trạng phân hoá về giới trong các nhóm lao động phân theo vị thế công việc. Theo tình hình này, lao động nông nghiệp đang giảm một cách đáng kể.Phát triển sản xuất nông nghiệp của đất nước trong những năm qua, đã góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nông dân, thay đổi bộ mặt nông thôn, xóa đói

giảm nghèo, ổn định xã hội, chính trị. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất bình đẳng thu nhập, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên…Sản xuất nông nghiệp bền vững là phải phải bảo đảm sự tăng trưởng không làm hủy hoại môi trường. giá trị thu nhập tăng bền vững và ổn định, mang lại hiệu quả cả về mặt kinh tế - xã hội.

Vì thế với đề tài này, em xin được đưa ra một vài ý kiến nhỏ như trên để gps phần thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá kế hoạch tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 2006-2010.Giải pháp thực hiện KH tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w