1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN đề THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA đa DẠNG

18 1.6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG I.TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ: Cao Ngọc Tuyển - Giáo viên trường THPT Hồ Xuân Hương. II.ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN BỒI DƯỠNG : - Lớp 12C - Trường THPT Hồ Xuân Hương - Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 06 tiết III. MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ : 1.Kiến thức: - Hiểu được sự phân hóa thiên nhiên theo Bắc – Nam trên lãnh thổ nước ta chủ yếu do sự thay đổi khí hậu từ Bắc vào Nam. - Giải thích được nguyên nhân và biểu hiện của sự thay đổi khí hậu qua ranh giới là dãy Bạch Mã. - Biết được đặc điểm và sự khác nhau về thiên nhiên của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam. - Hiểu được sự phân hóa của thiên nhiên theo Đông Tây. Trước hết là do sự phân hóa về địa hình và sự tác động kết hợp giữa địa hình với hoạt động của các khối khí qua lãnh thổ. - Hiểu được biểu hiện của sự phân hóa thiên nhiên từ Đông sang Tây theo ba dải rõ rệt: Vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi. - Hiểu được sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao. Đặc điểm về khí hậu, các loại đất và các hệ sinh thái chính theo ba đai cao ở Việt Nam. Nhận thức được mối quan hệ có qui luật trong sự phân hóa thổ nhưỡng và sinh vật. - Hiểu được sự phân hóa cảnh quan thiên nhiên thành 3 miền địa lí tự nhiên. - Biết được đặc điểm cơ bản của mỗi miền địa lí tự nhiên. - Nhận thức được những thuận lợi và hạn chế của mỗi miền. 2. Kỹ năng: - Xác định được ranh giới phân hóa Bắc – Nam trên bản đồ. - Đọc được biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa. - Khai thác kiến thức từ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để thấy sự phân hóa theo chiều Bắc Nam. 1 - Xác định được các bộ phận: Vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển ,vùng đồi núi. - Vẽ mô hình thể hiện sự phân hóa theo đai cao, để làm rõ thay đổi về địa hình dẫn đến thay đổi về khí hậu, đất đai và sinh vật. - Phân tích, tổng hợp các mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên. - Đọc và khai thác kiến thức từ bản đồ các miền địa lí tự nhiên. IV. HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRONG CHUYÊN ĐỀ : A.Phần kiến thức từ SGK. 1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc- Nam: a. Nguyên nhân: - Chủ yếu do sự thay đổi của khí hậu từ Bắc vào Nam(mà khí hậu nước ta thay đổi từ Bắc vào Nam là do lãnh thổ nước ta kéo dài theo Bắc – Nam trên nhiều vĩ độ) và do ảnh hưởng một phần của gió mùa Đông Bắc. b. Biểu hiện: * Phần lãnh thổ phía Bắc(từ dãy Bạch Mã trở ra) - Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. + Khí hậu tính chất nhiệt đới thể hiện rõ ở nhiệt độ trung bình năm > 20 0C, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu trong năm có mùa đông lạnh với 2- 3 tháng có nhiệt độ trung bình < 18 0 C rõ nhất là trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn. + Cảnh quan tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa sự phân mùa làm cảnh sắc thiên nhiên thay đổi: .Mùa đông bầu trời nhiều mây, tiết trời lạnh, mưa ít nhiều loài cây rụng lá. .Mùa hạ trời nắng nóng, mưa nhiều cây cối xanh tốt. .Trong rừng thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt đới như dẻ, re, các loài cây ôn đới như sa mu và pơ mu; các loài thú lông dày như gấu, chồn…ở vùng đồng bằng mùa đông trồng được cả cây ôn đới. * Phần lãnh thổ phía Nam: - Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa: + Nền nhiệt độ thiên về cận xích đạo : 2 .Quanh năm nóng nhiệt độ trung bình > 250C và không tháng nào dưới 200C . Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ. . Khí hậu gió mùa thể hiện sự phân chia thành hai mùa mưa và khô(rõ nhất từ vĩ độ 14 0 B trở vào) + Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa: . Thành phần thực vật: động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới phương Nam hoặc từ phía Tây di cư sang. . Trong rừng xuất hiện nhiều loài chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như: loài họ Dầu… . Có nơi hình thành loại rừng thưa nhiệt đới khô(nhiều nhất Tây Nguyên) . Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo như: voi, hổ, báo, bò rừng…đầm lầy có: chăn, rắn, cá sấu… 2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây. a. Nguyên nhân: - Do sự phân hóa của địa hình từ Đông sang Tây và do sự tác động kết hợp giữa địa hình với hoạt động của các khối khí qua lãnh thổ nước ta. b. Biểu hiện: - Từ Đông sang Tây từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 đai rõ rệt: *Vùng biển và thềm lục địa: - Diện tích lớn gần gấp 3 lần đất liền. - Độ nông – sâu, rộng - hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng và vùng đồi núi kề bên. - Có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển. - Thiên nhiên vùng biển đa dạng, giàu có tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới gió mùa. * Vùng đồng bằng ven biển: - Thiên nhiên thay đổi tùy nơi, có mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía Tây và vùng biển phía Đông. - Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ: . Mở rộng với nhiều bãi biển thấp phẳng- thềm lục địa rộng, nông. . Phong cảnh thiên nhiên trù phú, xanh tươi thay đổi theo mùa. - Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ: . Hẹp ngang bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ. . Đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu. 3 . Các dạng địa hình: Bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau , cồn cát, đầm phá phổ biến. . Thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ. . Giàu tiềm năng du lịch, thuận lợi phát triển kinh tế biển. * Vùng đồi núi: Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây rất phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi: - Vùng núi Đông Bắc: Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. - Vùng núi Tây Bắc: Phía Nam có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa: . Vùng núi cao Tây Bắc: Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới. - Sườn Đông Trường Sơn: Đón nhận các luồng gió từ biển tạo nên một mùa mưa vào thu đông; mùa hạ khô nóng do gió phơn. - Vùng Tây Nguyên: Cùng thời điểm mưa thu đông ở Đông Trường Sơn lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt xuất hiện rừng thưa; mùa hạ mùa mưa kéo dài. 3.Thiên nhiên phân hóa theo độ cao: a. Nguyên nhân: - Là do địa hình nước ta rất đa dạng, bao gồm cả địa hình đồng bằng, trung du, núi già, núi trẻ; có nhiều dãy núi cao như: Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã, Trường Sơn…với độ cao địa hình khác nhau đã làm khí hậu thay đổi theo từng độ cao(cứ lên cao 100m giảm đi 0.60C) từ đó kéo theo thay đổi các thành phần tự nhiên khác. Biểu hiện ở: khí hậu, đất đai, sinh vật(Sự phân hóa theo độ cao chỉ diễn ra ở vùng núi, núi càng cao biểu hiện càng rõ nét) b. Biểu hiện: Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao: *Đai nhiệt đới gió mùa: - Độ cao: + Miền Bắc: Trung bình từ 600m – 700m trở xuống. + Miền Nam lên đến 900m- 1000m. - Khí hậu: Nhiệt đới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng(T0tb > 250c). Độ ẩm thay đổi tùy nơi: từ khô đến ẩm ướt. - Đất đai trong đai gồm: + Đất đồng bằng: chiếm 24% diện tích tự nhiên cả nước, với các nhóm: Đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất cát…(diện tích lớn nhất và tốt nhất là đất phù sa). + Đất vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên cả nước, chủ yếu là nhóm đất feralit (tốt nhất là đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi). 4 - Sinh vật: Gồm các hệ sinh thái nhiệt đới + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. . Hình thành ở vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. . Rừng có cấu trúc nhiều tầng với ba tầng cây gỗ, có cây cao tới 30-40m. . Phần lớn các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm. . Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú. + Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: Rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá và rừng thưa nhiệt đới khô. . Trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt có: các hệ sinh thái rừng thường xanh trên đá vôi; rừng ngập mặn trên đất mặn ven biển, rừng tràm trên đất phèn; hệ sinh thái xa van, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất thoái hóa vùng khô hạn. * Đai nhiệt đới gió mùa trên núi: - Độ cao: + Miền Bắc: Trung bình từ 600m – 700m đến 2600m. + Miền Nam từ 900m- 1000m đến 2600m. - Khí hậu: mát mẻ không tháng nào >250C, mưa nhiều hơn độ ẩm tăng. Trong đai này chia ra hai tầng: + Độ cao 600m – 700m đến 1600m-1700m. . Khí hậu mát mẻ độ ẩm tăng. . Tạo điều kiện hình thành hệ sinh thái cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn. .Trong rừng xuất hiện chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. . Có các loài thú lông dày : gấu, sóc, cầy, cáo. + Độ cao trên 1600 – 1700m : . Hình thành đất mùn . Rừng phát triển kém đơn giản về thành phần loài . Rêu và địa y phủ kín thân cây ,cành cây. . Trong rừng xuất hiện cây ôn đới và các loài chim thuộc khu hệ Himalaya. * Đai ôn đới gió mùa trên núi : - Độ cao : Từ 2600m trở lên ( chỉ có ở Hoàng Liên Sơn ). - Khí hậu : Có tính chất ôn đới, quanh năm < 150C mùa đông 50C. - Các loài thực vật ôn đới phát triển : Đỗ quyên ,lãnh sam,thiết sam. 5 - Đất : Chủ yếu là đất mùn thô . 4. Các miền địa lí tự nhiên : Tên Miền Bắc và Đông Miền Tây Bắc và Bắc Miền Nam Trung Bộ và miền Phạm Bắc Bắc Bộ -Tả ngạn sông Hồng, Trung Bộ -Nằm từ hữu ngạn sông Nam Bộ -Từ dãy Bạch Mã trở vào vi gồm vùng núi Đông Hồng đến dãy Bạch Mã. Nam. Đặc Bộ . - Quan hệ với nền Hoa - Quan hệ với nền Vân - Các khối núi cổ, các bề điểm Nam về cấu trúc địa Nam Trung Quốc, về cấu mặt sơn nguyên bóc mòn chung chất, kiến tạo.Tân kiến trúc địa hình Tân kiến tạo và các cao nguyên badan. tạo nâng yếu. nâng mạnh. - Khí hậu cận xích đạo - Gió mùa Đông Bắc - Gió mùa Đông Bắc giảm gió mùa. xâm nhập mạnh. sút về phía tây và phía Bắc và đồng bằng Bắc Địa nam. - Hướng vòng cung của - Địa hình núi trung bình - Khối núi cổ Kontum. hình địa hình (4 cánh cung). và núi cao chiếm ưu thế, Các núi, sơn nguyên, cao dốc mạnh. nguyên ở cực Nam Trung Bộ và Tây - Đồi núi thấp, độ cao trung bình khoảng Nguyên. - Hướng TB- ĐN, nhiều bề - Hướng vòng cung của 600m nhiều địa hình đá mặt sơn nguyên , cao các dãy núi. Sườn đông vôi. nguyên, đồng bằng giữa dốc mạnh, sườn tây - Đồng bằng Bắc Bộ núi. thoải. mở rộng. Bờ biển - Đồng bằng thu nhỏ, - Đồng bằng ven biển thu phẳng nhiều vịnh, đảo, chuyển tiếp từ đồng bằng hẹp, đồng bằng Nam Bộ quần đảo. châu thổ sang đồng bằng thấp, khá bằng phẳng, ven biển. mở rộng. Đường bờ biển - Nhiều cồn cát, nhiều bãi Nam Trung Bộ nhiều biển đẹp, nhiều đầm phá. vũng vịnh, đảo thuận lợi 6 phát triển hải cảng, du Khoáng - Giàu khoáng sản: sản Than, sắt, thiếc, vật - Khoáng sản có: Thiếc, lịch, nghề cá. - Khoáng sản : Dầu khí sắt, apatit, crôm, titan… có trữ lượng lớn. Tây liệu xây dựng, chì - bạc Nguyên giàu bôxit. Khí kẽm. - Mùa hạ : Nóng,mưa hậu nhiều; mùa đông lạnh ít yếu và biến tính. Số tháng nhiệt độ trung bình tháng mưa. Khí hậu, thời tiết lạnh dưới hai tháng (Ở 1 > 200C. có nhiều biến động, có vùng thấp). - Hai mùa mưa khô khá bão. - Bắc Trung Bộ có gió rõ. Mùa mưa ở Nam Bộ phơn Tây Nam, bão mạnh, và Tây Nguyên từ tháng mùa mưa lùi vào tháng 5 đến tháng 10,11 ở đồng 8,9,10. Lũ tiểu mãn vào bằng ven biển Nam tháng 7. Trung Bộ từ tháng 9 đến - Gió mùa Đông Bắc suy - Khí hậu cận xích đạo tháng 12, lũ có hai cực đại vào tháng 9 và tháng Sông - Mạng lưới sông ngòi - Sông ngòi hướng Tây 6. - Ba hệ thống sông, các ngòi dày đặc . Hướng Tây Bắc - Đông Nam, ở Bắc sông ven biển hướng Tây Bắc - Đông Nam và Trung Bộ hướng Tây - - Đông ngắn và dốc (trừ hướng vòng cung. Đông. Sông có độ đốc lớn, sông Ba), hệ thống sông nhiều tiềm năng thủy điện. MêKông và hệ thống - Có đủ hệ thống đai cao: sông Đồng Nai. - Thực vật nhiệt đới, xích Đai nhiệt đới gió mùa, đai đạo chiếm ưu thế - Trong thành phần cận nhiệt đới gió mùa trên (luồng di cư Indonexia - rừng có thêm các loài núi và đai ôn đới gió mùa Malaisia đặc trưng là các cận nhiệt (dẻ, re) và trên núi. Có đất mùn thô, cây họ Dầu) nhiều rừng, động vật Hoa Nam. đai ôn đới gió mùa trên núi nhiều thú lớn. Thô - Đai nhiệt đới hạ thấp. nhưỡng có độ cao từ 2600m trở lên. -Rừng ngập mặn ven -Rừng còn nhiều ở Nghệ biển rất đặc trưng. 7 An, Hà Tĩnh. B. PHẦN KIẾN THỨC NÂNG CAO. 1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc- Nam: - Nước ta có cảnh quan thiên nhiên đặc trưng là đới rừng gió mùa vì: Khí hậu toàn quốc ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đặc tính chung là ẩm, nên cảnh quan thiên nhiên chung là đới rừng gió mùa. - Tuy nhiên miền Bắc có cảnh quan tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa, miền Nam có cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. Hai đới cảnh quan miền Bắc và miền Nam khác nhau do khác nhau về nền nhiệt độ và sự phân mùa. Biểu hiện khác nhau đó ở thành phần loài sinh vật và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo nhịp điệu mùa. - Nguyên nhân phân hóa thiên nhiên 2 đới cảnh quan: rừng nhiệt đới gió mùa và đới cảnh quan rừng cận xích đạo gió mùa: + Đới cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa: Có một mùa đông lạnh và tương đối khô, chỉ biểu hiện rõ rệt từ dãy Hoành Sơn trở ra (180 B). Dãy Hoành Sơn làm giảm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên từ Hoành Sơn đến Bạch Mã không còn mùa đông rõ rệt, đồng thời hướng địa hình gần vuông góc với hướng gió Đông Bắc từ biển thổi vào làm cho lượng mưa tăng dần, đến Huế lượng mưa đạt hơn 2800mm/năm. +Đới cảnh quan rừng cận xích đạo gió mùa:nền nhiệt độ (Thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm và tổng nhiệt độ) đạt tiêu chuẩn khí hậu xích đạo và một mùa khô rõ rệt, chỉ biểu hiện rõ từ 14 0 Bắc trở vào. Phạm vi từ 140 B trở ra đến Bạch Mã, do bức chắn của khối Kontum, lượng mưa còn lớn và trong năm có 3 đến 4 tháng nhiệt độ trung bình tháng< 250C. - Biểu hiện của sự phân hóa tự nhiên theo vĩ độ: + Nguyên nhân: Nước ta nằm hoàn toàn ở vùng nội chí tuyến BCB, trải dài gần 15 0 vĩ tuyến và nhích về chí tuyến bắc hơn về xích đạo. + Tuy vậy sự phân hóa theo vĩ độ trở lên rất rõ ràng vào mùa đông, khi gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh ở miền Bắc làm giảm sút nhanh chóng tính chất nhiệt đới. Có thể nói gió mùa Đông Bắc đã làm cường điệu thêm sự phân hóa Bắc Nam và được biểu hiện rõ rệt nhất trong chế độ nhiệt. Có thể nhận biết sự phân hóa theo vĩ độ của tự nhiên nước ta theo hai đới tự nhiên với ranh giới là đèo Hải Vân vắt ngang qua dãy núi Bạch Mã ở khoảng vĩ độ 16 0B (Đới rừng nhiệt đới gió mùa còn gọi là đới rừng chí tuyến gió mùa phía Bắc, đới rừng cận xích đạo gió mùa từ Bạch Mã trở vào) 8 2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây: - Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc: Có sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc là do: + Vùng núi Đông Bắc: Hướng vòng cung của các dãy núi đón nhận trực tiếp khối khí lạnh gió mùa Đông Bắc từ phương Bắc tràn xuống làm mùa đông đến sớm và kết thúc muộn, là vùng có mùa đông lạnh rõ rệt nhất toàn quốc (Nếu so sánh hai địa điểm có cùng độ cao ở Tây Bắc và Đông Bắc thì Đông Bắc thấp hơn Tây Bắc 2 đến 30C). Ở vùng núi thấp cảnh quan thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt. + Vùng núi Tây Bắc khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn nên ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Mùa đông khô ít mưa phùn.Vào mùa hạ gió mùa Đông Nam bị các khối núi, cao nguyên nằm ở phía nam ( như cao nguyên Mộc Châu) ngăn cản. Luồng gió này chỉ luồn theo các thung lũng sông vào vùng Tây Bắc, nên mùa mưa ở đây đến muộn và kết thúc sớm. Phần phía nam của vùng(thung lũng sông Mã, Yên Châu…) còn chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng. Ở đây có cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô. Vùng Tây Bắc khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao. Phần phía Bắc và Đông Bắc của vùng tập trung nhiều khối núi cao trên 2000m, nhiều đỉnh vượt cao trên 3000m, xuất hiện đai rừng cận nhiệt và đai rừng ôn đới trên núi cao. - Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên do bức chắn địa hình và ảnh hưởng các khối khí khác nhau. + Đông Trường Sơn: Mùa mưa vào thu đông (từ tháng 8 đến tháng11) Do đón nhận trực tiếp các luồng gió thổi hướng đông bắc từ biển vào (gió mùa Đông Bắc, Tín phong BCB) bão áp thấp từ Biển Đông, dải hội tụ nhiệt đới. Vào thời kỳ này, phía Tây Trường Sơn lại là mùa khô. Mùa khô tại Tây Nguyên rất khắc nghiệt, ở đây thường tập trung nhiều khu rừng thưa nhiệt đới khô rụng lá (rừng khộp). + Tây Nguyên: Mùa mưa vào hè thu do gió mùa Tây Nam mang lại, vào nửa đầu mùa hạ (tháng 5 , tháng 6) gió mùa mùa hạ từ Bắc Ấn Độ Dương qua vịnh Bengan mang mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên, đồng thời gây hiệu ứng Phơn đem lại gió Tây khô nóng cho Đông Trường Sơn. - Phân tích sự phân hóa tự nhiên nước ta theo kinh độ: + Sự phân hóa theo kinh độ ở nước ta do hai yếu tố phi địa đới đồng thời kết hợp và tác động của chế độ gió mùa. 9 + Trên lãnh thổ Việt Nam có hai đơn vị cấu trúc kiến tạo lớn là nền Hoa Nam, Bắc Việt Nam và địa máng Đông Dương có ranh giới phân chia đứt gãy sông Hồng. + Từ hai đơn vị cấu trúc này, trải qua lịch sử phát triển lâu dài của lãnh thổ đã hình thành nên các dãy núi chính, khá cao và có hai hướng chính là hướng Tây Bắc- Đông Nam ở Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và hướng vòng cung ở Đông Bắc Bắc Bộ và Nam Trung Bộ. + Nước ta hàng năm chịu sự chi phối chặt chẽ của chế độ gió mùa: Mùa hạ là gió mùa Tây Nam và mùa đông là gió mùa Đông Bắc. Sự kết hợp của chế độ gió mùa với các hướng cấu trúc sơn văn chủ yếu ở trên đã dẫn tới hệ quả là trên lãnh thổ nước ta có sự phân hóa theo Đông- Tây khá rõ. . Mùa đông: Trong khi khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên rất lạnh và khô thì Tây Bắc do có địa hình chắn nên bớt lạnh. . Mùa hạ: Gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh làm cho Tây Bắc mùa hạ đến sớm hơn và gây hiệu ứng phơn với khu vực dãy núi Trường Sơn. Dãy Trường Sơn đã tạo nên một ranh giới khí hậu tự nhiên khác hẳn giữa hai sườn đông và sườn tây. 3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao: - Ý nghĩa của phân hóa theo đai cao: + Tạo nên sự đa dạng và phong phú cho tài nguyên sinh vật, cơ cấu cây trồng vật nuôi. + Nhờ thiên nhiên phân hóa theo đai cao mà ngay trong nền khí hậu nhiệt đới, nước ta có cả sinh vật cận nhiệt và ôn đới. Đó là nguồn thực phẩm phong phú cung cấp cho nhu cầu của nhân dân và là nguồn nguyên liệu đa dạng cho ngành công nghiệp chế biến. 4. Các miền địa lí tự nhiên : ( các miền khác khai thác tương tự dựa vào điều kiện cụ thể của miền) * Những thuận lợi và khó khăn để phát triển kinh tế miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: - Thuận lợi: + Các cao nguyên badan rộng lớn thuận lợi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc. + Đồng bằng châu thổ lớn (đồng bằng sông Cửu Long) là điều kiện thuận lợi để sản xuất nông nghiệp, được tiến hành thâm canh, tăng vụ, phát triển rừng. + Rừng cung cấp thực phẩm và nguyên liệu. + Vùng biển rộng có ngư trường với trữ lượng thủy sản lớn, thềm lục địa có dầu khí , nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đảo , thuận lợi phát triển nhiều ngành kinh tế biển như : giao thông, du lịch , đánh bắt nuôi trồng thủy sản. - Khó khăn: 10 + Xói mòn, rửa trôi ở vùng đồi núi. + Ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và hạ lưu các sông lớn vào mùa mưa. + Thiếu nước vào mùa khô. V.HỆ THỐNG CÁC BÀI TẬP ĐẶC TRƯNG CỦA CHUYÊN ĐỀ. 1. Dạng câu hỏi trình bày: - Đây là dạng câu hỏi dễ, chủ yếu chỉ yêu cầu tái hiện lại kiến thức rồi sắp xếp theo trình tự phù hợp yêu cầu câu hỏi. Kiến thức tập chung vào 4 nội dung: +Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam. + Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây. +Thiên nhiên phân hóa theo độ cao. + Các miền địa lí tự nhiên. + Các nội dung kiến thức này sẽ được hỏi từng phần hoặc một trong bốn nội dung lớn trên (thường xuất hiện trong đề thi là từng phần). Dạng này thường xuất hiện trong đề thi TNTHPT và CĐ-ĐH ít sử dụng thi HSG. 2. Câu hỏi chứng minh: -Thí sinh phải vận dụng kiến thức để chứng minh hiện tượng địa lí nào đó. Tuy không thật khó nhưng đòi hỏi nắm chắc kiến thức và cả số liệu quan trọng. Có thể chứng minh: +Thiên nhiên phân hóa theo Bắc- Nam. + Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây. +Thiên nhiên phân hóa theo độ cao. + Hoặc một vấn đề của miền địa lí tự nhiên… Dạng này ít xuất hiện trong đề thi so với dạng trên. 3. Dạng câu hỏi so sánh: - Yêu cầu thí sinh nêu được sự giống nhau và khác nhau giữa 2 hay nhiều hiện tượng địa lí phần thiên nhiên phân hóa đa dạng. Với câu hỏi này phải tổng hợp được kiến thức sau đó mới tìm ra sự giống nhau và khác nhau. Lưu ý chủ yếu là khác nhau. Với chuyên đề này thường yêu cầu : So sánh phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam, so sánh về các yếu tố tự nhiên của các đai cao, so sánh đặc điểm tự nhiên của các miền địa lí tự nhiên, so sánh một trong các nhân tố của các miền địa lí tự nhiên…Dạng này thường xuất hiện trong đề thi HSG, đôi khi xuất hiện trong đề thi ĐH- CĐ. 4. Dạng câu hỏi giải thích: 11 - Đây là dạng khó, đòi hỏi phải nắm vững kiến thức cơ bản của chuyên đề, biết vận dụng kiến thức bốn nội dung lớn trên để giải thích một hiện tượng địa lí tự nhiên nào đó trong chuyên đề với dạng này học sinh phải tư duy để giải thích được những hiện tượng địa lí tự nhiên liên quan đến chuyên đề mà đề yêu cầu. Thể hiện ở câu hỏi như: Tại sao thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam; Giải thích nguyên nhân: Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông; Tại sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có mùa đông lạnh… Dạng câu hỏi này thường xuất hiện ở đề thi ĐH- CĐ và thi HSG thậm chí cả thi TNTHPT. Vì vậy GV dạy cần hướng dẫn kỹ cho học sinh. VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐẶC THÙ. - Để phù hợp với từng loại câu hỏi thì GV sử dụng các câu hỏi từ đề thi để học sinh xác định dạng câu hỏi sau đó hướng dẫn chi tiết từng câu hỏi làm như thế nào. - GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý để tránh bỏ sót ý, thuận lợi cho tái hiện kiến thức và tư duy khi làm bài. - Hướng dẫn vận dụng Atlat địa lí khi học và kiểm tra ngoài ra sơ đồ hóa nội dung bài giảng, câu hỏi. - Sử dụng nhiều câu hỏi nêu vấn đề giúp học sinh tư duy hứng thú học tập. Để nắm chắc kiến thức. VII. CÁC VÍ DỤ, BÀI TẬP MINH HỌA CHO CHUYÊN ĐỀ. Câu1. Nêu đặc điểm nôi bật của phần lãnh thô phía Bắc và phần lãnh thô phía Nam nước ta. * Hướng dẫn: Đây là dạng câu hỏi trình bày, yêu cầu là ghi nhớ và tái hiện chính xác kiến thức. 1.Đặc điểm của thiên nhiên phần lãnh thô phía Bắc và phần lãnh thô phía Nam nước ta. a. Phần lãnh thô phía Bắc: - Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. - Khí hậu : nhiệt độ trung bình trên 200C do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên trong năm có mùa đông lạnh với 2-3 tháng nhiệt độ trung bình < 180C, biên độ nhiệt năm lớn . - Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Trong rừng , thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế , ngoài ra có các loài cây á nhiệt đới ( dẻ, re) và ôn đới (sa mu, pơ mu), các loài thú lông dày ( gấu , chồn , cáo). b. Phần lãnh thô phía Nam : - Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa. 12 - Khí hậu : nền nhiệt độ thiên về khí hậu cận xích đạo.Quanh năm nóng nhiệt độ trung bình trên 250C , không tháng nào < 200C . Biên độ nhiệt trong năm nhỏ khí hậu gió mùa thể hiện ở sự phân chia hai mùa mưa ,khô rõ rệt. - Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng xích đạo gió mùa .Thành phần động ,thực vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới phương nam đi lên hoặc từ phía tây sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn , rụng lá mùa khô,có nơi hình thành rừng thưa nhiệt đới khô ( Tây nguyên). Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo ( Voi, hổ, báo…). Câu 2: Hãy trình bày đặc điểm thiên nhiên đai của đai nhiệt đới gió mùa . * Hướng dẫn: Đây là dạng câu hỏi trình bày ( Cách làm bài như câu hỏi trên). - Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt ở nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C). Độ ẩm thay đổi tùy nơi : Từ khô, hơi khô, hơi ẩm, đến ẩm ướt. - Trong đai này có hai nhóm đất : + Nhóm đất phù sa chiếm gần 24% diện tích tự nhiên cả nước ,bao gồm : đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát… + Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước ,phần lớn là diện tích đất feralit đỏ vàng, tốt nhất là feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ ba dan và đá vôi. - Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới : + Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt , mùa khô không rõ , rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ,có cây cao tới 30 – 40m , phần lớn các loại cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật trong rừng đa dạng và phong phú. + Ngoài ra có các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa : rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Các hệ sinh thái rừng phát triển trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt như hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh trên đá vôi. Hệ sinh thái lá rộng thường xanh ngập mặn trên đất mặn, đất phèn ven biển; hệ sinh thái xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô trên cát , đất thoái hóa vùng khô hạn. Câu 3. Chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo Đông – Tây. * Hướng dẫn: Đây là dạng câu hỏi chứng minh a.Vùng biển và thềm lục địa: 13 -Diện tích lớn gấp 3 lần đất liền. -Do có mối quan hệ chặt chẽ với đồng bằng và đồi núi kề bên mà độ nông - sâu ,rộng -hẹp của thềm lục địa thay đổi theo từng đoạn bờ biển .Ở những nơi đồng bằng mở rộng (Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ ) thì thềm lục cũng mở rộng với vùng biển nông, còn những nơi núi lan sát ra biển , đồng bằng thu hẹp (Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ) thì thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp biển sâu. - Thiên nhiên vùng biển đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa. b.Vùng đồng bằng : Thiên nhiên thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía Tây và vùng biển phía Đông. - Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng với các bãi triều phẳng, thềm lục địa mở rộng nông. Thiên nhiên trù phú, thay đổi theo mùa. - Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn sen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến. Thiên nhiên khắc nhiệt hơn, đất đai kém màu mỡ. c. Vùng đồi núi: - Sự phân hóa Đông- Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi. - Ở vùng đồi núi phía Bắc có sự khác biệt giữa Đông Bắc với Tây Bắc: + Vùng núi Đông Bắc chịu tác động trực tiếp của gió mùa Đông Bắc đồng thời các dãy núi vòng cung mở ra đón gió mùa Đông Bắc nên thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa. + Vùng núi Tây Bắc do có các dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam che chắn nên không chịu tác động trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ thấp chủ yếu do độ cao địa hình. Nhìn chung cảnh quan có thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, riêng vùng núi cao có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới. - Ở Trung Bộ có sự khác biệt giữa sườn Đông Trường Sơn và Tây Nguyên. + Vào mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa lớn cho Tây Nguyên. Trong khi sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi chịu tác động của gió Tây khô nóng. + Vào mùa Thu đông khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển tạo nên mùa mưa thì Tây nguyên là mùa khô. 14 Câu 4. Chứng minh thiên nhiên nước ta phân hóa theo đai cao. * Hướng dẫn: Đây là dạng câu hỏi chứng minh yêu cầu tái hiện và ghi nhớ, trình bày , minh chứng. - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao đã dẫn tới sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao, được biểu hiện ở tất cả các thành phần tự nhiên mà điển hình là ở đất đai và sinh vật. Thiên nhiên nước ta có ba đai cao. a. Đai nhiệt đới gió mùa: - Độ cao:miền Bắc đến 600 - 700m, ở miền Nam đến 900 - 1000m. - Khí hậu: tính chất nhiệt đới biểu hiện ở nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tùy nơi, từ khô hạn đến ẩm ướt. - Đất: Đất đồng bằng chiếm 24% diện tích đất tự nhiên cả nước, trong đó lớn nhất là đất phù sa. Vùng đồi núi thấp chiếm > 60% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất feralit trong đó có đất feralit nâu đỏ trên đá Badan và đá vôi là tốt nhất. - Sinh vật: Gồm các hệ sinh thái nhiệt đới (hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa. b. Đai cận nhiệt gió mùa trên núi: - Độ cao: ở miền Bắc từ 600-700m đến 2600m. Ở miền nam từ 900-1000m đến 2600m. - Khí hậu: mát mẻ, mưa nhiều ,độ ẩm tăng. - Đất đai: ở độ cao 600-700m đến 1600-1700m hình thành hệ sinh thái cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Ở độ cao trên 1600-1700m rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp nhỏ, thành phần đơn giản. c. Đai ôn đới gió mùa trên núi: - Độ cao từ 2600 trở nên(Chỉ có ở Hoàng Liên Sơn) - Khí hậu: Có nét giống khí hậu ôn đới, quanh năm dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50C. - Đất: Chủ yếu là đất mùn khô. - Sinh vật: Có các loài thực vật ôn đới(đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam) Câu 5. So sánh đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. * Hướng dẫn: Đây là dạng câu hỏi so sánh, yêu cầu rõ ràng tìm sự giống nhau và khác nhau. Cách làm 1: - Có thể nói phần giống nhau 15 - Phần khác nhau kẻ bài thi làm hai và nêu khác nhau từng tiêu chí. Cách làm 2: Trình bày phần giống nhau, sau đó đến khác nhau không kẻ bài làm hai cột riêng. * Giống nhau: - Địa hình bao gồm cả miền núi và đồng bằng, trong đó diện tích đồi núi chiếm ưu thế. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh. * Khác nhau: - Địa hình: miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có độ cao trung bình nhỏ hơn, chủ yếu là đồi núi thấp; Tây Bắc và Bắc Trung Bộ địa hình núi cao chiếm ưu thế. - Khí hậu: miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động của gió mùa Đông bắc sâu hơn miềnTây Bắc và Bắc Trung Bộ . - Tài nguyên rừng và khoáng sản: Ở miềnTây Bắc và Bắc Trung Bộ phong phú hơn nhưng miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có nguồn tài nguyên phong phú nhất cả nước. - Những khó khăn lớn trong sử dụng tự nhiên: + Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là sự thất thường của thời tiết, sông ngòi. + Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là bão lũ hạn hán. Câu 6. Giải thích nguyên nhân của sự phân hóa theo chiều Bắc- Nam của nước ta. * Hướng dẫn: Đây là dạng câu hỏi giải thích một hiện tượng địa lí tự nhiên Giải thích: Nguyên nhân của sự phân hóa theo chiều Bắc- Nam là do: - Hình dáng lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc – Nam (Khoảng 15 vĩ độ) .Nên lượng bức xạ mặt trời nhận được tăng dần theo chiều Bắc- Nam dẫn đến hàng loạt các hệ quả (Tác động đến khí hậu, đất, sinh vật…) thay đổi theo chiều Bắc – Nam. - Ảnh hưởng của gió mùa mùa Đông giảm dần theo chiều Bắc - nam, kết hợp với tác dụng chắn của các dãy núi chạy theo chiều tây đông tiêu biểu như: Hoành Sơn, Bạch Mã. Câu7. Giải thích nguyên nhân đẫn đến sự phân hóa theo Đông- Tây và theo độ cao ở nước ta. * Hướng dẫn: Đây là dạng câu hỏi giải thích một hiện tượng địa lí tự nhiên. Giải thích: - Nguyên nhân dẫn đến phân hóa theo Đông - Tây: + Do ảnh hưởng của gió mùa kết hợp với đặc điểm địa hình. Hướng của gió mùa gần như thẳng góc với hướng của các dãy núi lớn ở nước ta.cụ thể : hai hướng gió chính là hướng đông 16 bắc vào mùa đông và hướng Tây Nam vào mùa hạ như thẳng góc với hướng các dãy núi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, hướng đông nam ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ,với hướng vòng cung của các cánh cung. - Nguyên nhân chính tạo nên sự phân hóa theo độ cao ở nước ta là : + Nước ta có diện tích đồi núi lớn. Theo quy luật đai cao càng lên cao nhiệt độ càng giảm ( Lên cao 100m giảm 0,6 0C). Hiện tượng giảm nhiệt theo độ cao làm yếu tự nhiên khác thay đổi dẫn đến sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao . Câu 8. Tại sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ lại có một mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông đỡ lạnh hơn? * Hướng dẫn: Đây là dạng câu hỏi giải thích một hiện tượng địa lí tự nhiên ( Như câu 7,8). 1.Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc vì : + Đây là vùng đầu tiên của nước ta đón nhận khối khí lạnh phương Bắc tràn tới. + Do ảnh hưởng của địa hình với các dãy núi hình cánh cung mở ra đón gió mùa Đông Bắc nên những đợt gió đầu mùa và cuối mùa đông đều ảnh hưởng tới vùng này. 2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có mùa đông đỡ lạnh và ngắn hơn do : + Ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn một dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta có hướng tây bắc – đông nam nên khi gió mùa Đông Bắc tới vùng này khi vượt dãy Hoành Liên Sơn bị suy yếu . Những đợt gió đầu tiên và cuối cùng với cường độ yếu không ảnh hưởng tới vùng này nên mùa đông đỡ lạnh và ngằn. VII. CÂU HỎI VÀ BÀ TẬP TỰ GIẢI : Câu 1:Trình bài những biểu hiện cho thấy khí hậu nước ta có sự phân hóa theo Bắc – Nam. Câu 2 : Trình bày đặc diểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc của nước ta (Từ dãy Bạch Mã trở ra). Câu 3 : Nên những biểu hiện chứng tỏ thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo Đông – Tây. Câu 4 : Trình bày đặc điểm tự nhiên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta. Câu 5 : Chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo Bắc – Nam. Câu 6 :So sánh sự giống và khác nhau về tự nhiên giữa đai nhiệt đới gió mùa và đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi . Câu 7 : So sánh đặc điểm miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta. 17 Câu 8 : Tại sao vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc nằm liền kề nhau nhưng không nằm cùng miền địa lí tự nhiên ? Câu 9 : ( Câu 3 ý 2 – Đề thi HSG Khối 12 năm học 2008 -2009 tỉnh Vĩnh Phúc) . Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên ? Câu 10 : ( Câu 3 ý c – Đề thi HSG Khối 12 năm học 2010 -2011 tỉnh Vĩnh Phúc) . Vì sao khu vực Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông ? VIII. KẾT QUẢ THỰC HIỆN : 93% học sinh từ 6 diểm trở lên,6% học sinh dạt 5 điểm. 18 [...]... TẬP ĐẶC TRƯNG CỦA CHUYÊN ĐỀ 1 Dạng câu hỏi trình bày: - Đây là dạng câu hỏi dễ, chủ yếu chỉ yêu cầu tái hiện lại kiến thức rồi sắp xếp theo trình tự phù hợp yêu cầu câu hỏi Kiến thức tập chung vào 4 nội dung: +Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam + Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây +Thiên nhiên phân hóa theo độ cao + Các miền địa lí tự nhiên + Các nội dung... Bắc- Nam + Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây +Thiên nhiên phân hóa theo độ cao + Hoặc một vấn đề của miền địa lí tự nhiên Dạng này ít xuất hiện trong đề thi so với dạng trên 3 Dạng câu hỏi so sánh: - Yêu cầu thí sinh nêu được sự giống nhau và khác nhau giữa 2 hay nhiều hiện tượng địa lí phần thiên nhiên phân hóa đa dạng Với câu hỏi này phải tổng hợp được... minh thiên nhiên nước ta phân hóa theo đai cao * Hướng dẫn: Đây là dạng câu hỏi chứng minh yêu cầu tái hiện và ghi nhớ, trình bày , minh chứng - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao đa dẫn tới sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao, được biểu hiện ở tất cả các thành phần tự nhiên mà điển hình là ở đất đai và sinh vật Thiên nhiên nước ta có ba đai cao... là dạng khó, đòi hỏi phải nắm vững kiến thức cơ bản của chuyên đề, biết vận dụng kiến thức bốn nội dung lớn trên để giải thích một hiện tượng địa lí tự nhiên nào đó trong chuyên đề với dạng này học sinh phải tư duy để giải thích được những hiện tượng địa lí tự nhiên liên quan đến chuyên đề mà đề yêu cầu Thể hiện ở câu hỏi như: Tại sao thiên nhiên. .. nước ta có sự phân hóa theo Bắc – Nam Câu 2 : Trình bày đặc diểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc của nước ta (Từ dãy Bạch Mã trở ra) Câu 3 : Nên những biểu hiện chứng tỏ thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo Đông – Tây Câu 4 : Trình bày đặc điểm tự nhiên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta Câu 5 : Chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo Bắc... nhau Với chuyên đề này thường yêu cầu : So sánh phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam, so sánh về các yếu tố tự nhiên của các đai cao, so sánh đặc điểm tự nhiên của các miền địa lí tự nhiên, so sánh một trong các nhân tố của các miền địa lí tự nhiên Dạng này thường xuất hiện trong đề thi HSG, đôi khi xuất hiện trong đề thi ĐH- CĐ 4 Dạng câu... trong đề thi là từng phần) Dạng này thường xuất hiện trong đề thi TNTHPT và CĐ-ĐH ít sử dụng thi HSG 2 Câu hỏi chứng minh: -Thí sinh phải vận dụng kiến thức để chứng minh hiện tượng địa lí nào đó Tuy không thật khó nhưng đòi hỏi nắm chắc kiến thức và cả số liệu quan trọng Có thể chứng minh: +Thiên nhiên phân hóa theo Bắc- Nam + Thiên nhiên phân hóa theo... biển sâu - Thiên nhiên vùng biển đa dạng và giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa b.Vùng đồng bằng : Thiên nhiên thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía Tây và vùng biển phía Đông - Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ mở rộng với các bãi triều phẳng, thềm lục địa mở rộng nông Thiên nhiên trù... vòng cung của các cánh cung - Nguyên nhân chính tạo nên sự phân hóa theo độ cao ở nước ta là : + Nước ta có diện tích đồi núi lớn Theo quy luật đai cao càng lên cao nhiệt độ càng giảm ( Lên cao 100m giảm 0,6 0C) Hiện tượng giảm nhiệt theo độ cao làm yếu tự nhiên khác thay đổi dẫn đến sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao Câu 8 Tại sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc... lớn trong sử dụng tự nhiên: + Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là sự thất thường của thời tiết, sông ngòi + Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là bão lũ hạn hán Câu 6 Giải thích nguyên nhân của sự phân hóa theo chiều Bắc- Nam của nước ta * Hướng dẫn: Đây là dạng câu hỏi giải thích một hiện tượng địa lí tự nhiên Giải thích: Nguyên nhân của sự phân hóa theo chiều Bắc- Nam ... +Thiên nhiên phân hóa theo Bắc- Nam + Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây +Thiên nhiên phân hóa theo độ cao + Hoặc một vấn đề miền địa lí tự nhiên Dạng này ít xuất hiện đề. .. tập chung vào nội dung: +Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam + Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây +Thiên nhiên phân hóa theo độ cao + Các miền địa lí tự nhiên + Các nội dung kiến... Sơn đa tạo nên một ranh giới khí hậu tự nhiên khác hẳn giữa hai sườn đông và sườn tây Thiên nhiên phân hóa theo độ cao: - Ý nghĩa phân hóa theo đai cao: + Tạo nên sự đa dạng

Ngày đăng: 24/10/2015, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w