1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TRONG HƯƠNG RỪNG CÀ MAU

19 970 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 360,23 KB

Nội dung

THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TRONG HƯƠNG RỪNG CÀ MAU TẬP 1 “Nhắn ai đi về miền đất phương Nam Trời xanh mây trắng soi dòng Cửu Long giang Mênh mông rừng tràm, bạt ngàn dừa xanh Tiếng rừng đư

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TIỀN GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN TIỀN GIANG

Chuyên đề :

THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI

TRONG HƯƠNG RỪNG CÀ MAU (TẬP 1)

GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HỒNG VÂN

TỔ NGỮ VĂN

Trang 2

MỤC LỤC

1 Thiên nhiên Nam Bộ tồn tại qua hai mặt đối lập nhau trong cuộc sống con người… 1

1.1 Thiên nhiên hoang dã, dữ dội 1

1.2 Thiên nhiên gần gũi, gắn bó với cuộc sống con người………… 6

2 Hình ảnh con người Nam Bộ trong Hương rừng Cà Mau (tập 1) 9

2.1 Con người Nam Bộ trong mối quan hệ với thiên nhiên 9

2.2 Con người Nam Bộ trong mối quan hệ với quê hương, đất nước 11

2.3 Con người Nam Bộ trong mối quan hệ với con người 14

3 Kết luận 16

Tài liệu tham khảo 17

Trang 3

THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI

TRONG HƯƠNG RỪNG CÀ MAU (TẬP 1)

“Nhắn ai đi về miền đất phương Nam Trời xanh mây trắng soi dòng Cửu Long giang Mênh mông rừng tràm, bạt ngàn dừa xanh Tiếng rừng đước đong đưa, nhớ người xưa từng ở nơi này…”

(Bài ca đất phương Nam, Lê Giang-Lưu Nhất Vũ)

“Đất phương Nam” – ba từ ngữ giản dị nhưng lại gợi lên trong lòng người, nhất

là những người con xứ sở này những tình cảm yêu thương tha thiết, tự hào mãnh liệt

về vùng đất quê hương Trái tim ta càng không ngừng run lên vui sướng khi đọc được những tác phẩm viết về vùng đất và con người của chính cha ông mình trong cuộc mưu sinh đầy gian nan thời kì đầu khai phá và những năm thực dân Pháp xâm lược Sơn Nam - người con được sinh ra và lớn lên, thấu hiểu sâu sắc về miền đất và con người Nam Bộ - đã phản ánh rất thực, sinh động về những gì ông đã đi qua, đã sống,

đã chứng kiến, nếm trải và chiêm nghiệm Chính vì lẽ đó, đọc Hương rừng Cà Mau

(tập 1) - một trong những tác phẩm làm nên tên tuổi Sơn Nam - sẽ thấy rất rõ hình ảnh

đặc trưng của miền đất và con người Nam Bộ thời kì nửa đầu thế kỉ XX

1 Thiên nhiên Nam Bộ tồn tại qua hai mặt đối lập nhau trong cuộc sống con người

1.1 Thiên nhiên hoang dã, dữ dội

Trong khói sóng mênh mông

Có bóng người vô hình

Từ bên này sông Tiền Qua bên kia sông Hậu Mang theo chiếc độc huyền Điệu thơ Lục Vân Tiên Với câu chữ:

Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả Tới Cà Mau - Rạch Giá Cất chòi, đốt lửa giữa rừng thiêng…

Trang 4

Muỗi, vắt nhiều hơn cỏ, Chướng khí mù như sương…”

Những dòng thơ đầu tiên thay cho lời tựa của tập truyện đã phần nào thể hiện

sự hoang sơ, dữ dội của vùng đất mới đối với người dân Nam Bộ buổi đầu đi khẩn hoang Trước tiên, sự hoang dã ấy được thể hiện qua những lời kể, lời đồn của những

người dân vùng khác về vùng Cà Mau - Rạch Giá Trong truyện ngắn Con Bảy đưa

đò, Sơn Nam đã miêu tả: “Rạch Cái Mau là ngọn sông lớn ăn qua địa phận của tỉnh

Cần Thơ Trên ba mươi năm về trước, đó là nơi sầm uất, lau sậy mọc um tùm quanh mấy gốc bần to lớn cỡ hai người ôm không xuể Sớm thì chim kêu, chiều thì vượn hú, quang cảnh buồn bã làm sao! Thỉnh thoảng, có người bảo rằng: giữa đêm khuya nghe tiếng cọp rống…” Sự hoang sơ, tiêu điều ấy dần dần đã không còn nữa bởi dấu chân

người đi khai hoang mở đất Nhưng trong tư tưởng nhiều người, Cà Mau - Rạch Giá

vẫn là vùng đất “kì quái, hiểm nguy” Đó là lí do bà Cả trong truyện Cô Út về rừng

nhất định không chịu gả con Út cho cậu Quỳnh Bà lần lượt viện ra hàng loạt những

“dẫn chứng” để khẳng định ý kiến của mình:

“Tôi ngại quá Mình có mụn con gái Gả đi xa xôi không nói làm chi Ngặt xứ

đó kì quái, hiểm nguy Nội cái tên Cạnh Đền nghe cũng dị hợm…”;

“…Ông không nghe người ta hát sao?

Xứ đâu như xứ Cạnh Đền Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội lềnh như bánh canh.”;

“…Nè, tôi nghe nói …phen đó cô dâu nọ ở chợ Cần Thơ gả xuống Cổ xuống bến làm cá, xong xuôi đem trút vô chảo, nấu canh chua Dè đâu chừng dọn cơm ra, cha mẹ chồng gắp lên thấy quả tang một con đỉa đeo trong khứa cá Cô dâu nọ bị đuổi

vì tội… nấu canh chua bằng đỉa Oan ức quá Xứ đỉa nhiều, ai đâu dè trước Tôi sợ con Út nhà mình phải bị đuổi trở về mà mang nhục với xóm giềng.”;

“Gả con về rừng khổ lắm Xưa nay người ta hát

Mẹ mong gả thiếp về vườn

Ăn bông bí rợ, dưa hường nấu canh Đằng này mình gả con về rừng… Bao nhiêu người bị tai nạn rồi đó.”;

“…Xuống miệt Cạnh Đền, muỗi ăn thịt nó Nó bỏ thây ở dưới, hai ba năm chưa chắc về thăm mình một lần.”

Trang 5

Những lí lẽ của người mẹ thương con, không muốn xa con, sợ con gặp cực khổ, hiểm nguy không phải không đáng lưu tâm Có những lí do đúng nhưng cũng có những lời đồn thổi về xứ Cạnh Đền Nhưng điều đó lại thể hiện được một điều: trong tâm thức người dân Việt Nam nói chung và dân Nam Bộ nói riêng nghĩ về vùng Cà Mau - Rạch Giá là một nơi vô cùng xa xôi, hiểm nguy

Những lời đồn đại, truyền miệng về sự hoang sơ, hiểm nguy của thiên nhiên xứ

Cà Mau - Rạch Giá không phải là không có căn cứ Lần lượt đọc những truyện còn lại

của tập 1 Hương rừng Cà Mau, sự hoang dã, dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên nơi

đây hiện dần lên qua từng trang viết

Đầu tiên đó là sự xa xôi, hẻo lánh của từng tên đất, tên làng: “Đường đi ấp Cà

Bây Ngọp quá xa vời! Chiếc tam bản nhún xuống một cái “ồ” rồi nhảy tới một cái

“sạt” theo nhịp chèo hai chèo Nắng chang chang rắc vàng trên thảm cỏ xanh ngắt Vài nhánh bình bát gie ra, quất vào bụi sột soạt Xế chiều, cò trắng điểm lấm tấm trên dãy rừng tràm đằng xa Lau sậy phất cờ như đón người khách lạ Trích, cúm núm kêu

ré lên Con rạch thâu hẹp lại Chiếc tam bản lắc nghiêng như trái dừa khô trên mặt

nước đầy sóng gió…” (Tình nghĩa giáo khoa thư)

Buổi tối, “muỗi nhiều như sáo thổi”, người dân phải chui vô mùng, vô nóp để tránh bị muỗi đốt mà sinh bệnh:

“Bếp un dưới đất tỏa lên cuồn cuộn, tỏ rõ từng sợi lưới mịn màng như màng lưới tơ giăng bủa khắp căn chòi nhỏ hẹp.

Tư Có bỏ mùng xuống, chun vô tấn ba phía rồi mời:

- Thầy Hai vô trong này ngồi nói chuyện cho vui Ở ngoài muỗi cắn Khói như vậy mà muỗi cứ bu lại rớt lềnh trong thếp đèn dầu cá đó.

Ngượng nghịu, thầy phái viên nhà báo Chim Trời rón rén dở mí mùng, chun lẹ

vô ngồi kế bên:

- Xứ gì lạ quá! Anh Tư ở đây hoài sanh bệnh chết.

Tư Có đáp:

- Xứ Cà Bây Ngọp, tiếng Khơ Me nghĩa là trâu chết Hồi đó nghe nói trâu len tới đây thất bại, phong thổ ẩm thấp trâu chết nhiều quá Họ đặt tên kỉ niệm luôn… Bởi vậy dân tình bênh hoạn, thưa thớt, làng này chưa cất nổi cái trường học.

Thầy phái viên trố mắt:

- Vậy à? Còn mấy làng khác?

Trang 6

- Đông Thái, Đông Hòa, Đông Hưng, Vân Khánh Đông… không làng nào có trường hết…”

(Tình nghĩa giáo khoa thư)

“Dạ, ở miệt dưới muỗi dữ lắm Chạng vạng là cả, vợ chồng con cái rúc vô mùng…nói chuyện Ít ai đi đâu…”

(Cô Út về rừng)

Chẳng những muỗi, vắt nhiều vô số, khí hậu khắc nghiệt mà còn có rất nhiều thú dữ (cọp, sấu, heo rừng), rắn độc luôn đe dọa mạng sống con người

Buổi đầu đi khai hoang mở đất, người dân Nam Bộ gặp nguy hiểm nhiều nhất là

cá sấu Không biết bao nhiêu người đã làm mồi cho cá sấu Phương tiện giao thông duy nhất lúc bấy giờ là đường thủy, người dân sinh sống chủ yếu bằng các nghề liên quan đến sông nước như giăng câu, chèo đò, buôn bán trên sông, chặt - chở củi,v.v… Nhưng dưới lòng sông lặng lờ tưởng chừng rất hiền hòa, bình yên luôn ẩn dấu một sự

nguy hiểm tột cùng: cá sấu Cá sấu cắp người rửa chén, giặt đồ trên bờ sông “Hôm

qua, sấu nổi lên lần nữa Cô gái nọ ngồi rửa chén dưới bến, bị sấu táp, rinh luôn cái

cầu thang Hồi lâu, sấu nhả ra, cô nọ tỉnh trí lội vào bờ” (Sông Gành Hào) Gặp

xuồng thì nó quẫy đuôi cho chìm xuồng để bắt người: “Hôm kia nó đập đuôi nhận

chiếc xuồng trên đó có hai mẹ con Mẹ mất xác, đứa con gái bị táp cụt chân” (Sông

Gành Hào) Thậm chí, đám cưới còn bị sấu quẫy đuôi chìm ghe ăn mất cô dâu Nỗi ai

oán, đau đớn, căm phẫn của người dân bị sấu ăn mất người thân không dứt Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà có nghề câu sấu, bắt sấu ở vùng đất mới này

Sự nguy hiểm của sấu, cọp luôn tồn tại trong cuộc sống hằng ngày, cả những lúc người dân sinh hoạt giải trí Ở nơi “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua”, người

dân muốn xem hát bội chỉ còn cách: “…cất một cái nhà sàn ở giữa sông, theo kiểu ba

căn hai chái Ba căn giữa dùng làm sân khấu, hai chái dùng để đào kép ăn ở nấu cơm […] Chung quanh sân khấu nọ, mình xốc cừ làm vòng thành, gốc cừ này khít gốc kia chừng một gang tay Ai muốn coi cứ việc bơi xuồng vô vòng rào nọ Xong xuôi đóng

cửa lại Cọp phải ngồi bơ vơ trên rạch, sấu thì đành ngóng mỏ, ngoài vòng.” (Hát bội

giữa rừng)

Cuộc sống luôn bị rình rập, tính mạng con người trước sự đe dọa của thú dữ nhỏ nhoi như rau cỏ ven đường Đã có biết bao nhiêu người đã chết oan uổng bởi sấu, cọp, heo rừng,… Lời hát cầu hồn giải oan cho bao nhiêu người xấu số trong cuộc khai

Trang 7

hoang mở đất của ông Năm Hên (Bắt sấu rừng U Minh Hạ) được miêu tả như tiếng

khóc nài nỉ, phẫn nộ mà bi ai Lời hát ấy cũng đã thể hiện rất rõ sự hoang dã, dữ dội của thiên nhiên vùng Cà Mau:

Hồn ở đâu đây?

Hồn ơi! Hồn hỡi!

Xa cây xa cối, Đầu bãi cuối gành, Hùm tha, sấu bắt, Bởi vì thắt ngặt, Manh áo chén cơm,

U Minh đỏ ngòm Rừng tràm xanh biếc!

Ta thương ta tiếc, Lập đàn giải oan…

Ngoài thú dữ là cá sấu, cọp và heo rừng, rắn còn là một loại động vật giết người nguy hiểm ở đất đồng bằng, đặc biệt là ở bán đảo Cà Mau Nước, rừng, đồng ruộng đều là nơi sinh sôi phát triển của rắn Chính vì thế, nghề trị rắn, thầy rắn cùng tồn tại ở vùng đất này như những nghề khác

Sự hoang dã, khắc nghiệt của thiên nhiên Nam Bộ không chỉ là thú dữ, rắn độc, muỗi mồng mà còn có mùa nước lũ mỗi năm ở vùng tứ giác Long Xuyên Nước lũ về vào độ tháng tám hằng năm khoảng vài ba tháng rồi rút Người ở xa mới đến không

khỏi thắc mắc “nước ở đâu mà nhiều quá, ngập đồng ruộng, sâu cỡ hai thước, mênh

mông không bờ bến như biển khơi” (Một cuộc biển dâu) Nước ngập sâu, đồng ruộng,

đất đai không còn cọng cỏ Người nông dân phải gởi trâu – tài sản quý giá của nghiệp

nông – cho “tằn khạo” len đi tránh lũ lên vùng núi Ba Thê, Bảy Núi để tìm cỏ cho trâu

ăn Hết mùa lũ, họ lại lùa trâu về trả cho chủ Len trâu trở thành một nghề vào màu

nước lũ ở Long Xuyên Nước lũ về đem phù sa cho đồng ruộng, đem lượng cá tôm vô cùng phong phú cho người đồng bằng nhưng cũng mang lại những bất lợi khác, thậm

chí là nguy hiểm: “Sông rộng có giới hạn, bơi non một giờ là qua khỏi, giữa sông

nhiều cù lao nổi lên giúp người đi qua đường vững tinh thần, rủi chìm xuồng thì lội vô

cù lao Vùng ruộng sạ này có khác! Bờ bến tận chân trời, nước tuy cạn nhưng có thể giết người, nạn nhơn dầu lội giỏi, vượt năm bảy ngàn thước cũng không tìm được một

Trang 8

căn nhà sàn, một ngọn tre mà nương tựa” (Một cuộc biển dâu) Đau đớn hơn là cảnh

người chẳng may chết vào mùa nước lũ ở vùng này, không cách nào khác phải chọn

một trong hai cách chôn: “một là xóc cây tréo ở giữa đồng rồi treo trên mặt nước, chờ

khi nước giựt mới đem chôn lại dưới đất” hoặc “bỏ xác lại rồi dằn cây dằn đá mà neo

dưới đáy ruộng” (Một cuộc biển dâu) Đối với thằng Kìm, đó là nỗi đau đớn xé lòng:

“Đôi mắt thằng Kìm mở rộng, trừng trừng Cả mặt nước giờ đây biểu hiện như con ác thú khổng lồ há miệng ra nuốt trọn thân xác cha nó rồi ngậm miệng lại, giận dữ vì

chưa no” (Một cuộc biển dâu) Còn đối với người dân sinh sống, trồng trọt trên vùng

đất này như vợ chồng ông Hai Tích thì khi tới mùa nước giựt, họ đều chứng kiến:

“Đất ruộng này rải rác, lũ khũ…xương người ta với xương trâu, thứ trâu len đi xa bị bịnh mà chết dọc đường Tới mùa cày ruộng, năm nào cũng vậy, tôi gặp xương đó hoài […] Thì cày đất lấp lại, cho lúa sạ mọc lên”.

Sự hoang dã, dữ dội của vùng đất Nam Bộ còn được thể hiện qua cách gọi tên đất, tên làng như Đầm Sấu, Lung Sấu, Bàu Sấu, rừng U Minh, Cà Bây Ngọp, Cái Nước, Cái Răng, Cái Vồn, Cổ Tron, Gò Quao, Cù Lao Dung, Lung Trầm, Xẻo Bần, Xẻo Rô, xóm Thuồng Luồng,… Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ngày xưa đi mở đất lại đặt ra những tên đất, tên làng như vậy Mỗi cái tên đều gắn với đặc điểm tự nhiên của vùng đất đó Điều đó càng làm sinh động thêm sự hoang sơ nhưng cũng đầy nguy hiểm của thiên nhiên vùng đất mới

Tóm lại, sự hoang dã, dữ dội của thiên nhiên là một đặc điểm nổi bật của vùng đất đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là miệt Cà Mau - Rạch Giá thời ông cha mới đi khai hoang mở đất Tuy nhiên, để con người có thể tồn tại và phát triển đến ngày nay, thiên nhiên còn mang một đặc điểm đối lập với sự hoang dã, dữ dội là sự gần gũi, gắn

bó với cuộc sống của con người

1.2 Thiên nhiên gần gũi, gắn bó với cuộc sống con người

“Trời sinh voi sinh cỏ” là câu thường được người dân Nam Bộ nhắc đến Cơ sở

để người xưa truyền miệng nhau câu nói ấy là vì thiên nhiên với lượng sản vật phong phú sẵn có là nguồn cung cấp lương thực cho con người Chẳng những thế, thiên nhiên còn là nơi vun đắp, bồi dưỡng tình yêu quê hương, xứ sở cho con người nơi đây Đọc

Hương rừng Cà Mau (tập 1), ta thấy rất rõ sự gần gũi, gắn bó của thiên nhiên với

cuộc sống con người

Trang 9

Trước hết, đối với người dân Nam Bộ nửa đầu thế kỉ XX - thời khai hoang mở đất và thực dân Pháp cai trị - thiên nhiên là một nguồn sống của họ Thiên nhiên vô cùng phong phú với vô số sản vật Nguồn lợi tự nhiên ấy giúp người dân, nhất là dân nghèo có thể khai thác để sinh sống Sản vật dưới sông như: cá, tôm, tép, lươn, rắn,…nhiều vô số kể Trên rừng thì có rùa, rắn, thú rừng, mật ong Chưa kể người dân còn sinh sống bằng nghề đốn củi hoặc dựa vào nguồn lợi của cây cối vùng đồng bằng

mà có thể không bao giờ lo phải chết đói Chính vì thế ở vùng đất này, người dân sống bằng những nghề gắn với thiên nhiên như nghề đốn củi, nghề ăn ong, giăng câu, bắt rùa, rắn, thậm chí bắt sấu, câu sấu, trị rắn,v.v…

Thầy phái viên của báo Chim Trời (Tình nghĩa giáo khoa thư) đi tới xóm Cà

Bây Ngọp xa xôi của anh Tư Có Ở xa mới đến, thầy phái viên mới thấy rõ cảnh nghèo khó của vùng đất xa xôi Nhưng sản vật thiên nhiên thì nhiều vô số kể: cá lóc, rùa, mật ong,…lúc nào cũng có Thầy phái viên được chiêu đãi bữa cơm chiều ngon lành với

“cá lóc nướng trui” Còn anh Tư Có thì ngậm ngùi thú thật: “Thầy hiểu cảnh tôi

Không lẽ gởi cá lóc, rùa, mật ong… nhờ thầy đem về Sài Gòn gọi là tiền của tôi trả cho nhà báo.” Tiền thì không có nhưng những sản vật thiên nhiên lúc nào cũng có sẵn.

Trong truyện ngắn Người mù giăng câu, ông già Vân Tiên dù mù đôi mắt

nhưng vẫn có thể sống được nhờ nghề giăng câu Ông già sống giữa thiên nhiên, hiểu sâu sắc về vòng đời, thói quen của cá và cảm nhận một cách tinh tế những thay đổi của thiên nhiên xung quanh ông Chính vì nguồn lợi thiên nhiên to tát, một người mù cũng

có thể sống được nơi đầy hoang dã, khắc nghiệt Sơn Nam đã viết về nguồn lợi đó như

sau: “Ở Rộc Lá này, cá tôm nhiều so với mấy nơi khác Từ tháng Mười đến tháng

Giêng, cá lội từng bầy trở về sông Cái, suốt ngày suốt đêm không ngừng Ban ngày, cá

đi đớp bọt, trắng bờ rạch Ban đêm thức giấc vào bất cứ lúc nào, ta cũng nghe cá lóc đớp mồi, cá trê chép miệng kế bên nhà Nguồn lợi to tát vô cùng!”

Khi người dân ở Xẻo Bần nấu xà bông đem bán nhờ vào cách hướng dẫn của dượng Hai bác vật thì cũng không cần phải tìm nguồn nguyên liệu ở đâu xa xôi:

“Mình cần dùng có hai món: dầu dừa với nước tro Dầu dừa đã sẵn sàng: ra Hòn Tre mua dừa khô về thắng lại Nước tro thì nào là tro than đước, tro bẹ dừa, tro cây mắm

Nhứt là cây mắm, mọc đầy bãi biển, tro nó mặn hơn hết và rẻ vốn hơn hết” (Bác vật

xà bông) Nguồn thiên nhiên phong phú ở vùng đất mới cũng là nguồn sống của người

dân

Trang 10

Thiên nhiên gần gũi, gắn bó và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người Ông Từ Thông sống một mình ở hòn Cổ Tron không biết bao nhiêu năm nhưng vẫn sống bình yên, hòa mình vào cuộc sống của thiên nhiên hòn Cổ Tron:

“Nhiều khi năm ba tháng liên tiếp ông phơi lưng trần với nắng, bên mấy gốc săn đá cổ thụ, lá cành xơ xác vì những cơn gió triền miên của biển khơi Khi trời nực thì có những khe suối trong veo đón mời Ông cứ ung dung mà uống, mà tắm một cách tự nhiên, vô tình khuấy rối giấc mơ của đàn bướm trắng đang xao động bay lên chập chờn như muốn rời mấy nhánh mai hoằng lơ thơ cúi nghiêng mình chấm mí nước… Hôm nào vui cho bằng hôm mười bốn, hôm rằm! Ông Từ Thông ra sau rẫy, đào lên củ khoai môn to lớn, đem luộc chín Ngồi trên vồ cẩm thạch, ông chậm rãi ăn buổi chều, thỉnh thoảng rứt từ miếng khoai, thảy xuống nước Loài cá nhỏ bu lại nhởn nhơ mỗi con khoe một vẻ riêng Tận dưới đáy biển, loại sò, loại ốc, loại nhum đang hé miệng,

le lưỡi, bò chậm chạp trên nền đá tím nổi gân vàng, trên nền đá vàng nổi gân trắng Hoàng hôn tràn tới chính là lúc cảnh vật dưới biển ngời lên, bóng mây phản chiếu lấp lánh như gấm Đêm về, trăng mọc Nơi thủy cung rộn rịp nào kém chốn trần gian! Từng đợt rong chìm lững lờ mơn trớn, khoác thêm lớp xiêm lụa mỏng cho bầy cá hường và muôn vì sao trên dải Ngân Hà sa xuống đậu lấm tấm khắp nhánh san hô

trắng bạc.” (Hòn Cổ Tron)

Thiên nhiên chẳng những gần gũi, gắn bó với đời sống của con người mà còn là nhân tố góp phần bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người thêm đẹp hơn, thêm yêu quê hương, xứ sở

Chú Tư Đinh (Mùa len trâu) khi nhớ lại nghề chăn trâu lúc còn nhỏ, lòng

không khỏi bồi hồi nhớ những sự gian nan, hiểm nguy đã trải qua đồng thời hứng khởi

kể về những kỉ niệm đẹp với nghề len trâu - nghề phải sống giữa thiên nhiên, sống với

thiên nhiên: “Cảnh núi non thanh lịch, trâu ăn cỏ ngẩng đầu coi mây bay lui tới, ngứa

lưng thì trâu cọ mình vô cột của đền vua chúa mà gãi sồn sột.[…] Từ Ba Thê cả bầy trâu len qua miệt Bảy Núi Oai vệ lắm kìa! Voi đi một lần đôi ba chục con là cùng, cọp

đi hai ba con là nhiều; cảnh đó ở miệt rừng ai cũng thấy Đằng này, trâu lội dưới nước năm ba trăm con, đen đầu, đặc nước Kiếm bạc trăm dễ chứ muốn thấy được cảnh đó không phải dễ, giống như hồi thiên hạ sơ khai, càn khôn hỗn độn…[…] Ở Bảy Núi thanh khiết hơn ở Ba Thê Trâu ăn toàn cỏ lạ hoa thơm; lắm thứ cỏ phảng phất

Ngày đăng: 15/03/2015, 20:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w