1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHUYÊN ĐỀ: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG

22 194 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 176 KB

Nội dung

Phân tích được đặc điểm của các thành phần tự nhiên để thấy rõ được thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng: Phân hóa Bắc – Nam, phân hóa Đông – Tây, phân hóa theo độ cao, phân hóa thành các vùng miền. Giải thích được nguyên nhân làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng.

Trang 1

TÊN CHUYÊN ĐỀ: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG

- Giải thích được nguyên nhân làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đadạng

2 Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ địa lí tự nhiên: khí hậu, địa hình, động thực vật Việt Nam

để trình bày các đặc điểm nổi bật các thành phần tự nhiên và mối quan hệ giữachúng

- Phân tích biểu đồ khí hậu, bảng số liệu về khí hậu của một số địa điểmnước ta

3 Thái độ, hành vi

- Qua sự phân hóa, đa dạng về thiên nhiên giáo dục cho các em thái độ tôntrọng và yêu quý, giữ gìn bảo vệ thiên nhiên nước ta

4 Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực chung: năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo,tính toán

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụngbản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh

II HỆ THỐNG KIẾN THỨC SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ

1 Thiên nhiên phân hóa Bắc - Nam

a Biểu hiện: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam có sự khác biệt

rõ, tiêu biểu nhất là yếu tố khí hậu và cảnh quan

* Phần lãnh thổ phía Bắc: (từ dãy núi Bạch Mã trở ra)

Thiên nhiên ở đây mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

Trang 2

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20o C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn

# Mùa đông: Lạnh, ít mưa, nhiều loài bị rụng lá

# Mùa hạ: nắng nóng, mưa nhiều, cây cối xanh tốt

+ Trong rừng các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các cây cận nhiệt đới (dẻ re), ôn đới (samu, pơ mu), các loài thú có lông dày

+ Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được nhiều loại rau quả cận nhiệt và ôn đới

*

Phần lãnh thổ phía Nam: (từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam)

Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.

- Khí hậu : cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm.

+ Sự phân hoá theo mùa: mùa mưa - mùa khô

+ Cảnh quan tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa

+ Thành phần động vật và thực vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phía Nam lên hoặc từ phía Tây sang

+ Trong rừng xuất hiện một số loại cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các cây thuộc họ Dầu ( rừng Khộp ở Tây nguyên)

+ Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn : voi, hổ, báo

+ Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu

b Giải thích nguyên nhân:

- Lãnh thổ nước ta kéo dài trên nhiều vĩ độ, càng vào nam càng gần xíchđạo  góc nhập xạ tăng

- Bên cạnh đó miền Bắc lại ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nềnnhiệt bị hạ thấp vào mùa Đông, trong khi đó miền Nam gần như không chịu ảnhhưởng của loại gió này

Những nguyên nhân trên làm Nhệt độ nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam,Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam

Trang 3

- Sự thay đổi về khí hậu làm các thành phần tự nhiên khác cũng bị phânhóa từ Bắc vào Nam.

2 Thiên nhiên phân hóa Đông – Tây:

Từ Đông sang Tây thiên nhiên nước ta được chia thành 3 dải rõ rệt:

+ Thềm lục địa phía Bắc và phía Nam có đáy nông, mở rộng

+ Đường bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp, biển sâu

- Dải đồng bằng ven biển Trung bộ:

+ Hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu

+ Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá phổ biến Thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, nhưng giàu tiềm năng

du lịch và kinh tế biển

c Vùng đồi núi:

- Thiên nhiên rất phức tạp (do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi) Thể hiện sự phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc với Tây Bắc và Đông Trường Sơn với Tây Nguyên

+ Đông Bắc – Tây Bắc: Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa Trong khi đó, vùng núi thấp phía nam Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, vùng núi cao Tây Bắc có cảnh quan giống vùng ôn đới

+ Đông Trường Sơn – Tây nguyên: Đông Trường Sơn có mùa mưa vào thu đông, khi đó Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất

Trang 4

hiện cảnh quan rừng thưa Khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì Đông Trường Sơn lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

3 Thiên nhiên phân hóa theo độ cao:

a Biểu hiện: Thiên nhiên nước ta được phân hóa thành 3 đai cao

phân bố

Đặc điểm khíhậu

ẩm thay đổi tuỳ nơi

Có 2 nhóm chính:

- Nhóm đất phù sa (24%

d.tích) gồm:

phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát

- Nhóm đất Feralit vùngđồi núi thấp

(hơn 60%)

Gồm các hệ sinh thái nhiệt đới:

- HST rừng nhiệt đới ẩm

lá rộng thường xanh ở

những vùng núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt mùa khô ko rõ

Động vật nhiệt đới trongrừng đa dạng phong phú

- HST rừng nhiệt đới gió mùa.

- HST trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt: HST

rừng thường xanh trên

đá vôi, HST rừng ngập mặn, rừng tràm

mưa nhiều,

độ ẩm tăng

Từ 600 700m đến 1600-1700m: đất feralit có mùn với đặctính chua, tầng đất mỏng

Từ -

1600-1700 đến 2600m: đất mùn

- Rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim

- Rừng sinh trưởng kém , thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài: rêu, địay…các loài chim di cư

Trang 5

ôn đới:

Quanh năm nhiệt độ dưới

đông dưới

Chủ yếu là đất mùn thô

Các loài thực vật ôn đới:Lãnh Sam, Đỗ Quyên

b Nguyên nhân:

- Độ cao địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố khí hậu: Nhiệt độ, lượng mưa

+ Lượng mưa: Ở sườn đón, ban đầu mưa tăng dần theo độ cao, đến 1 độ cao nhất định sẽ giảm và ko còn mưa nữa

 Sự thay đổi của khí hậu theo độ cao làm cho các thành phần tự nhiên khác phân hóa theo đai

4 Các miền địa lí tự nhiên

a Đặc điểm tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:

- Phạm vi: Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc

Bộ

- Đặc điểm cơ bản:

+ Có quan hệ với Hoa Nam (TQ) về cấu trúc địa chất - kiến tạo

+ Chịu tác động mạnh mẽ nhất của Gió mùa Đông bắc

- Địa hình:

+ Chủ yếu là đồi núi thấp, với độ cao TB 600m

+ Hướng vòng cung của các dãy núi và các thung lũng sông là nét nổi bật trong cấu trúc của miền

+ Địa hình caxtơ khá phổ biến

+ Hướng nghiêng chung: Tây Bắc - Đông Nam, với các bề mặt địa hình thấp dần ra biển

Trang 6

- Khí hậu: Chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc tạo nên mùa

đông lạnh

+ Có sự phân mùa: mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa với sự

+ Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động bất thường Có bão

- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc, chế độ nc sông theo mùa (thất

thường) Hướng chảy Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung.

- Cảnh quan: Đai nhiệt đới chân núi hạ thấp Trong thành phần loài tiểu

biểu là các loài nhiệt đới còn có thêm các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và ôn đới

- Thuận lợi: giàu tài nguyên khoáng sản, ĐB là than -> PT công nghiệp;

khí hậu phân hóa đa dạng, có mùa đông lạnh có thể trồng rau quả cận nhiệt, ôn đới; nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch…

- Khó khăn: sự bất thường của thời tiết, nhất là vào mùa đông lạnh gây

khó khăn cho SX và sinh hoạt

b Đặc điểm tự nhiên cơ bản của miền Tây bắc và Bắc Trung bộ:

- Phạm vi: hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

- Đặc điểm cơ bản:

+ Có mối quan hệ với Vân Nam (TQ) về cấu trúc địa chất kiến tạo

+ Sự suy yếu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc

- Địa hình:

+ Núi trung bình và cao chiếm ưu thế, độ dốc cao, có nhiều bề

mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo

+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam của hệ thống núi và các thung lũng sông

+ Có các đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển

+ Nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá

- Khoáng sản: có thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng….

Trang 7

- Sông ngòi: sông ngòi hướng Tây Bắc - Đông Nam; ở Bắc Trung Bộ

hướng tây – đông; chế độ nc theo mùa, Có lũ tiểu mãn tháng VI Sông có độ dốclớn, nhiều tiềm năng thuỷ điện

- Cảnh quan:

+ Có đủ hệ thống đai cao (là miền duy nhất có đủ 3 đai cao): dẫn

chứng

+ Rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh

- Thuận lợi: PT nền nông nghiệp có cơ cấu đa dạng, chăn nuôi đại gia súc,

trồng cây công nghiệp, phát triển nông - lâm kết hợp trên các cao nguyên, nhiềuđầm phá thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản, sông ngòi có giá trị thuỷ điện

- Khó khăn: nhiều thiên tai như: bão, lũ, lở đất, hạn hán…

c Đặc điểm tự nhiên cơ bản của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:

- Phạm vi: từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.

- Đặc điểm chung cơ bản:

+ Cấu trúc địa chất, địa hình phức tạp+ Khí hậu cận xích đạo gió mùa

- Địa hình:

+ Vùng núi Trường Sơn Nam: khối núi cổ Kontum, cực Nam Trung Bộ

cao đồ sộ ở sừơn Đông, dựng chênh vênh bên dải đồng bằng ven biển Các sơn nguyên bóc mòn, cao nguyên badan xếp tầng ở sườn Tây Các dãy núi là hướng vòng cung Sườn Đông thì dốc, sườn Tây thoải tạo nên sự bất đối xứng

+ Có đồng bằng châu thổ lớn ở Nam Bộ đc mở rộng

+ Đồng bằng ven biển thì nhỏ hẹp

+ Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh

- Khoáng sản: dầu khí trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa; Bôxit có nhiều ở

Tây Nguyên

- Khí hậu: Có KH cận xích đạo gió mùa

+ Nhiệt độ TB năm cao, biên độ nhiệt năm nhỏ, khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô

- Sông ngòi: 3 hệ thống sông:

+ Các sông ven biển hướng Tây - Đông ngắn, dốc (trừ sông Ba)

+ Hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Đồng Nai

- Cảnh quan:

Trang 8

+ Rừng gió mùa cận xích đạo phát triển, các loài thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế, rừng nhiều thú lớn

+ Rừng ngập mặn ven biển phát triển

- Thuận lợi: đất đai, khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp và

nuôi trồng thuỷ sản, tài nguyên rừng phong phú, tài nguyên biển đa dạng và có giá trị kinh tế

- Khó khăn: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt ở đồng bằng

Nam bộ, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô

III HỆ THỐNG CÁC DẠNG CÂU HỎI:

1 Dạng câu hỏi phân tích, trình bày.

Đây là dạng câu hỏi dễ nhất, chủ yếu trình bày, tái hiện lại kiến thức cơbản Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần chú ý một số yêu cầu sau:

- Cần nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa

- Căn cứ vào câu hỏi, học sinh cần sắp xếp, chọn lọc các kiến thức cơ bảnsao cho phù hợp, giúp bài làm đúng trọng tâm và mạch lạc

2 Dạng câu hỏi chứng minh.

- Đây là dạng câu hỏi khá phổ biến trong các đề tuyển sinh môn địa lí, đểlàm bài đạt kết quả cao thì học sinh cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

+ Nắm vững kiến thức cơ bản: ngoài lượng kiến thức cần có học sinh cầnnhớ thêm các số liệu liên quan tới yêu cầu của câu hỏi Số liệu thống kê là mộttrong những công cụ đắc lực nhất đối với dạng câu hỏi chứng minh

+ Biết cách sàng lọc, lựa chọn kiến thức cũng như số liệu cần thiết để chứngminh, tránh sự sa đà dàn trải đồng thời tìm ra đủ chứng lí có sức thuyết phục

3 Dạng câu hỏi so sánh

Dạng câu hỏi này yêu cầu học sinh phải nêu được điểm giống nhau và khácnhau giữa hai hay nhiều hiện tượng địa lí Đối với dạng câu hỏi này, học sinhkhông nên trả lời theo kiểu trình bày lại kiến thức lần lượt các đối tượng sosánh; mà cần tổng hợp các kiến thức đã học sau đó tìm cách phân biệt cho được sựgiống nhau và khác nhau giữa các đối tượng đó Yêu cầu quan trọng nhất khi làmbài dạng câu hỏi này là biết cách khái quát hóa kiến thức để tìm ra các tiêu chí sosánh, giúp bài làm mạch lạc, logic và không bỏ sót ý

Trang 9

4 Dạng câu hỏi giải thích.

Các câu hỏi lí thuyết thuộc dạng giải thích yêu cầu học sinh phải trả lời câuhỏi “Tại sao?” Đây là một dạng khó, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững kiếnthức cơ bản mà còn phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa

lí Đối với dạng câu hỏi này, trên cơ sở tổng hợp các kiến thức đã được tích lũy,cần đặc biệt quan tâm tới mối liên hệ nhân quả Muốn trả lời tốt dạng câu hỏinày, học sinh cần:

- Nắm chắc kiến thức cơ bản: nhưng không phải chỉ nắm vững kiến thứcmột bài hay một chương mà là của toàn bộ chương trình (ở đây, học sinh cầnnắm chắc toàn bộ các vấn đề có liên quan đến biển – đảo nước ta) Nắm chắckiến thức không phải là ghi nhớ một cách máy móc thụ động theo kiểu họcthuộc lòng, mà là ghi nhớ kiến thức một cách chủ động, có mối liên hệ giữa cáckiến thức với nhau, nhớ được lâu bản chất của đối tượng đó

- Tìm các mối liên hệ giữa các hiện tượng địa lí, đặc biệt là mối liên hệ nhânquả

- Biết cách khái quát hóa các kiến thức có liên quan đến câu hỏi và mối liên

hệ của chúng để tìm ra nguyên nhân Đây chính là khâu mấu chốt, ảnh hưởngtrực tiếp tới kết quả bài làm của học sinh

và phần lãnhthổ phía Namcủa nước ta

- So sánh đặc điểm tự nhiên của phần lãnh thổ phía Bắc

và phía Nam

- Phân tích bảng số liệu thống kê, biểu

đồ khí hậu, bản đồ trong Atlat để thấy được sự phân hóa của các yếu tố tự

- Giải thích nguyên nhân làm thiên nhiên nước ta phân hóa theo

độ cao

- Giải thích nguyên nhân làm thiên

Trang 10

nhiên nhiên tại các

vùng, miền, địa phương ở phía Bắc có

sự khác biệt với phía Nam

Vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằn ven biển, vùng đồi núi phía Tây

- Chứng minhđược thiên nhiên nước ta

có sự phân hóa Đông – Tây

- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ khí hậu, bản đồ trong Atlat đểlàm rõ sự phân hóa Đông Tây củakhí hậu nước ta

- Giải thích nguyên nhân làm thiên nhiên nước ta

có sự phân hóa Đông Tây

- Chứng minh

sự phân hóa theo đai cao của thiên nhiên nói chung và các thành phần của tự nhiên nói riêng

- Phân tích số liệu thống kê, các biểu đồ trên bản đồ khí hậu để thấy được sự phân hóa của yếu tố khí hậutheo độ cao

- Giải thích nguyên nhân làm thiên nhiên nước ta phân hóa theo

độ cao

- Giải thích được sự khác biệt về tự nhiên tại các địa phương có

độ cao khác nhau

- So sánh đặc điểm của các miền tự nhiên

- Phân tíchbản đồ trongAtlat để thấyđược sự phânhóa tự nhiênthành cácvùng miền

- Giải thích được nguyên nhân làm thiên nhiên nước ta phân hóa thành các miền tự nhiên

Trang 11

Định hướng năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo, tính toán, sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản

đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh

2 Câu hỏi và bài tập

2.1.Mức độ nhận biết:

Câu 1 Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta

* Phần lãnh thổ phía Bắc: (từ dãy núi Bạch Mã trở ra)

Thiên nhiên ở đây mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

# Mùa đông: Lạnh, ít mưa, nhiều loài bị rụng lá

# Mùa hạ: nắng nóng, mưa nhiều, cây cối xanh tốt

+ Trong rừng các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các cây cận nhiệt đới (dẻ re), ôn đới (samu, pơ mu), các loài thú có lông dày

+ Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được nhiều loại rau quả cận nhiệt và ôn đới

*

Phần lãnh thổ phía Nam: (từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam)

Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa.

- Khí hậu : cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm.

+ Sự phân hoá theo mùa: mùa mưa - mùa khô

+ Cảnh quan tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa

Trang 12

+ Thành phần động vật và thực vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phía Nam lên hoặc từ phía Tây sang

+ Trong rừng xuất hiện một số loại cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các cây thuộc họ Dầu ( rừng Khộp ở Tây nguyên)

+ Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn : voi, hổ, báo

+ Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu

Câu 2: Trình bày đặc điểm thiên nhiên của vùng đồng bằng ven biển nước ta.

- Thiên nhiên thay đổi tùy nơi, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồng bằng đồi núi phía Tây và vùng biển phía Đông

- Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông, thiên nhiên trù phú, thay đổi theo mùa

- Dải đồng bằng ven biển Trung bộ:

+ Hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp, tiếp giáp vùng biển sâu

+ Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá phổ biến Thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, nhưng giàu tiềm năng

du lịch và kinh tế biển

Câu 3: Nêu đặc điểm tự nhiên của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta.

- Độ cao phân bố: Miền Bắc dưới 600-700m, miền Nam dưới 900 - 1000m

- Khí hậu: khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ nét Nhiệt độ cao mùa hạ nóng

- Đất: Có 2 nhóm chính

+ Nhóm đất phù sa (24% diện tích) gồm: phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn…

- Nhóm đất Feralit vùng đồi núi thấp (hơn 60% diện tích)

- Các hệ sinh thái nhiệt đới:

+ HST rừng nhiệt đới ẩm lá rộng th ư ờng xanh ở những vùng núi thấp mưa

nhiều, khí hậu ẩm ướt mùa khô ko rõ Động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng phong phú

+ HST rừng nhiệt đ ới gió mùa.

- HST trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt: HST rừng thường xanh trên đá vôi,

Ngày đăng: 18/01/2019, 10:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w