1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHƯƠNG PHÁP GIẢI bài tập đột BIẾN GEN, đột BIẾN NHIỄM sắc THỂ

26 2,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 529 KB

Nội dung

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn chuyên đề - Là giáo viên ra trường chưa được nhiều năm nhưng với tinh thần cầu tiến và muốn hoàn thiện bản thân trong con đường giảng dạy nên từ khi ra trường tôi đã tự tìm tòi và sự tổng hợp kiến thức cho mình khi giảng dạy. - May mắn cho tôi ngay từ khi ra trường được Ban Giám Hiệu tin tưởng giao cho dạy lớp 12 và từ đó tôi có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với chương trình ôn thi Đại học. - Chuyên đề này cũng là chuyên đề tôi yêu thích tích lũy được và chuyển từ nội dung một số bài trong quyển giáo án viết tay trong 5 năm khi tôi dạy ôn đội tuyển 12 và dạy ôn thi Đại học. - Và tôi nhận thấy nội dung chuyên đề này gặp rất nhiều trong đề thi học sinh giỏi hay đề thi Đại học các năm, mà học sinh lại hay sai sót khi làm phần này nên tôi quyết định viết chuyên đề “Phân dạng bài tập đột biến gen và bài tập đột biến nhiễm sắc thể”. Chuyên đề này tuy không phải là một nghiên cứu khoa học mới lạ mà nó rất quen thuộc với nhiều giáo viên nhưng tin chắc rằng đây là cuốn tài liệu thiết thực không có cuốn tài liệu nào giống được. Vì qua cuốn tài liệu này giáo viên không chỉ tham khảo nội dung kiến thức mà giáo viên có thể tham khảo cả cách truyền đạt, cách gợi ý học sinh như thế nào để học sinh dễ hiểu nhất, ngoài ra giáo viên còn có thể tham khảo một số trò chơi nhỏ liên quan đến nội dung chuyên đề giúp học sinh nhớ bài lâu hơn. 2. Mục đích chọn chuyên đề - Góp phần làm rõ hơn các bài tập đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể. - Giúp học sinh khắc sâu kiến thức và giảm tình trạng học sinh thích học bài tập hơn học lý thuyết vì chuyên đề phân dạng bài tập có cả bài tập lý thuyết. - Nâng cao chuyên môn, phục vụ cho ôn thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, thi cao đẳng và đại học. - Tăng tính sáng tạo của học sinh, giảm căng thẳng sau giờ học qua những trò chơi nhỏ cuối bài. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Là học sinh lớp 12 Trường THPT Liễn Sơn, phạm vi giới hạn trong phần bài tập đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể sinh học 12. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lí thuyết và tổng hợp tài liệu. - Phương pháp logic, quy nạp, diễn dịch. - Phương pháp thực tiễn. 5. Kế hoạch nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu cách đây 5 năm và được áp dụng thực hiện trong 5 năm học và thành công nhất trong 2 năm học 2012 – 2013 và 2013 – 2014. 6. Thực trạng học sinh làm bài tập đột biến gen và đột biến NST ở trường THPT Liễn Sơn - Học sinh chưa hiểu bản chất của các dạng đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể. - Chưa biết phương pháp giải một số bài tập đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể. - Đa số học sinh chỉ thích học bài tập nhưng không nắm rõ lý thuyết nên dẫn đến nhiều bài tập không hiểu cách làm. 1 PHẦN II. NỘI DUNG A. Cơ sở khoa học: 1. Đột biến gen Sự biến đổi của một nucleotit nào đó thoạt đầu xảy ra trên một mạch của ADN dưới dạng tiền đột biến. Lúc này enzim sửa chữa có thể sửa sai làm cho tiền đột biến trở lại dạng ban đầu. Nếu sai sót không được sửa chữa thì qua lần tự sao tiếp theo nucleotit lắp sai sẽ liên kết với nucleotit bổ sung với nó làm phát sinh đột biến gen. 2. Đột biến nhiễm sắc thể - Đột biến cấu trúc NST: là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc của NST do tác nhân gây đột biến làm thay đổi cấu trúc NST tạo ra những tính trạng mới. Do tác nhân gây đột biến lí hoá trong môi trường hoặc những biến đổi sinh lí nội bào làm phá vỡ cấu trúc NST ảnh hưởng tới quá trình tái bản, tiếp hợp, trao đổi chéo của NST. - Đột biến số lượng NST là hiện tượng bộ NST của loài tăng lên một số nguyên lần bộ đơn bội (tạo thể đa bội) hoặc tăng lên hay giảm đi một hay một số cặp NST sẽ tạo nên thể dị bội. B. Nội dung chuyên đề I. ĐỘT BIẾN GEN 1. LÝ THUYẾT a. Khái niệm Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc phân tử của gen liên quan tới một hay một số cặp nucleotit xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN biểu hiện ở các dạng: mất, thêm, thay thế 1 cặp nucleotit. b. Nguyên nhân và cơ chế b.1. Nguyên nhân - Đột biến gen phát sinh do tác nhân gây đột biến lí hoá trong ngoại cảnh hoặc rối loạn trong các quá trình sinh lí, hoá sinh của tế bào gây nên những sai sót trong quá trình tự sao của ADN hoặc trực tiếp biến đổi cấu trúc của nó. - Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng, cường độ của tác nhân, đặc điểm cấu trúc của gen. b.2. Cơ chế Sự biến đổi của một nucleotit nào đó thoạt đầu xảy ra trên một mạch của ADN dưới dạng tiền đột biến. Lúc này enzim sửa chữa có thể sửa sai làm cho tiền đột biến trở lại dạng ban đầu. Nếu sai sót không được sửa chữa thì qua lần tự sao tiếp theo nucleotit lắp sai sẽ liên kết với nucleotit bổ sung với nó làm phát sinh đột biến gen. c. Sự biểu hiện của đột biến gen - Đột biến gen khi đã phát sinh sẽ được tái bản cùng với sự tái bản của phân tử ADN mang đột biến. - Nếu đột biến phát sinh trong giảm phân sẽ tạo đột biến giao tử qua thụ tinh đi vào hợp tử. Đột biến trội sẽ biểu hiện ngay ở kiểu hình của cơ thể mang đột biến. Đột biến lặn sẽ đi vào hợp tử ở dạng dị hợp qua giao phối lan truyền dần trong quần thể, trải qua nhiều thế hệ được nhân lên ngày một nhiều, tới một thời điểm nào đó các đột biến lặn trong các giao tử gặp gỡ nhau trong giao phối, hình thành tổ hợp đồng tử lặn, lúc này kiểu hình đột biến lặn mới xuất hiện. 2 - Khi đột biến xảy ra trong nguyên phân, chúng sẽ phát sinh ở một tế bào sinh dưỡng rồi được nhân lên trong một mô. Nếu là đột biến trội sẽ biểu hiện ở một phần của cơ thể, tạo nên thể khảm. - Đột biến soma có thể di truyền bằng sinh sản sinh dưỡng nhưng không thể di truyền qua sinh sản hữu tính. - Đột biến cấu trúc của gen đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. Vì vậy cần phải phân biệt đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền với thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình d. Hậu quả của đột biến gen - Sự biến đổi trong dãy nucleotit của gen dẫn đến biến đổi trong dãy ribonucleotit của mARN làm biến đổi dãy axit amin của protein tương ứng. Cuối cùng biểu hiện thành một biến đổi đột ngột, gián đoạn về một hoặc một số tính trạng nào đó trên một hoặc một số ít cá thể trong quần thể. - Đột biến gen gây rối loạn trong quá trình sinh tổng hợp protein, đặc biệt là đột biến ở các gen quy định cấu trúc của các enzim nên đa số đột biến thường có hại cho cơ thể, cũng có nhứng đột biến gen trung tính, một số đột biến lại có lợi. 2. XÁC ĐỊNH DẠNG ĐỘT BIẾN GEN 2.1. Đột biến có liên quan đến liên kết hidro (ĐỘT BIẾN – ĐB, BÌNH THƯỜNG – BT) HĐB = HBT thì suy ra đây là dạng ĐB đảo vị trí các cặp nucleotit. HĐB = HBT + 1 suy ra đây là dạng thay thế 1 cặp A –T bằng 1 cặp G –X . HĐB = HBT – 1 suy ra đây là dạng thay thế 1 cặp G –X bằng 1 cặp A –T HĐB = HBT + 2 suy ra đây là dạng thêm 1 cặp A –T. HĐB = HBT + 3 suy ra đây là dạng thêm 1 cặp G –X. HĐB = HBT – 2 suy ra đây là dạng mất 1 cặp A –T. HĐB = HBT – 3 suy ra đây là dạng mất 1 cặp G –X. 2.2. Đột biến có liên quan đến cấu trúc protein Cứ 3 nu (gen) qui định 3 nu (mARN) qui định 1axitamin (protenin) 2.3. Xác định dạng đột biến + Nếu NĐB = NBT HĐB = HBT Suy ra ĐB đảo vị trí các cặp nu hoặc thay thế 1cặp nu cùng loại. + Nếu NĐB = NBT HĐB # HBT Suy ra ĐB thay thế + Nếu NĐB # NBT HĐB # HBT Số lượng A, T, G, X bị thay đổi. Suy ra ĐB mất hoặc thêm. 3. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỘT BIẾN GEN DẠNG 1. Xác định dạng đột biến liên quan tới số liên kết hyđrô và axit amin Lưu ý: - Đột biến gen làm gen mới không thay đổi chiều dài gen và số liên kết hyđrô, số aa nhưng làm phân tử prôtêin có 1 aa mới thuộc dạng thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác. 3 - Đột biến gen không thay chiều dài nhưng + Số liên kết hyđrô tăng thuộc dạng AT thay bằng GX; + Số liên kết hyđrô giảm thuộc dạng GX thay bằng AT. - Khi đột biến xảy ra, bộ 3 mới thuộc 1 trong ba bộ 3: UAG, UGA, UAA => Vị trí kết thúc dịch mã. - Khi đột biến xảy ra, bộ 3 mới thuộc 1 trong các bộ 3 AUG, UAG, UGA, UAA => Thay đổi axit amin. DẠNG 2. Bài tập đột biến gen, xác định số nuclêôtit , số liên kết hiđrô ... Lưu ý: Các công thức phần vật chất di truyền. Ví dụ 1. Gen A dài 4080 A0, trong đó số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen A đột biến thành gen a làm thay đổi tỷ lệ A/G = 1,498 nhưng không làm thay đổi chiều dài của gen. Tính số liên kết hyđrô của gen a. Hướng dẫn giải bài tập - Đột biến không thay chiều dài gen => Dạng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác. NA = 4080x2/3.4 = 2400. A = T = 30% x 2400 = 720; G = X = (2400 - 720x2)/2= 480. => A/G = 3/2 = 1,5. - Gen đột biến có A/G =1,4948, tỷ lệ A/G giảm => A giảm, G tăng => Thay A-T bằng GX. - Gọi số cặp thay là x, => ta có => x =1 (Thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp AT) => Gen a có: A = T = 720-1=719; G=X = 480+1 = 481. => Số liên kết hydrô = 2A+3G = 719x2 + 481x3 = 1438 + 1443 = 2881. Ví dụ 2. Gen B có 390 Guanin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670, bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B một liên kết hiđrô. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen b. Hướng dẫn giải bài tập - Đột biến dạng thay thế A-T bằng G-X. - Gen B: 2A+3G = 1670 => A = (1670-3G)/2 = (1670-3x390)/2 = 250. Vậy, gen b có: A = T = 249; G = X = 391. Ví dụ 3. Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, xác định số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi. Hướng dẫn giải bài tập - Ta có A=T = 30% => G =X = 20% => A = 1,5G - 2A+ 3G = 3600 => 2x1,5G+ 3xG = 3600 => G=600 =X; A = T =900. - Gen d có A = T = 899; G = X = 600. Ví dụ 4. Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen ban đầu và gen sau đột biến. Hướng dẫn giải bài tập 1. Gen ban đầu - Ta có 2A+3G =4800; => 2A + 3x2A = 4800 => A = T = 600; G = X = 1200. 2. Gen sau đột biến 4 - Số Nuclêôtit gen đột biến = 108.104: 300 = 3600. - Gen đột biến có 2A + 3G = 4801; 2A+ 2G = 3600. => G = 4801-3600 = 1201; A = T = 599. Ví dụ 5. Gen A dài 4080A0 bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng Hướng dẫn giải bài tập N = 2l/3,4=2400 Nếu bình thường, khi tự nhân đôi môi trường cung cấp = N = 2400; thực tế 2398 => mất 2 cặp. 4. BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 1: Gen B dài 408 nm có A/G =2/3 Gen B bị đột biến thành gen b. Gen B và gen b dài bằng nhau nhưng gen b nhiều hơn gen B 1 liên kết hidro. Xác định số đột biến gen và số nu của mỗi lại của gen. Bài 2: Chiều dài của 1 gen cấu trúc là 2397 A. Do đột biến thay đổi 1 cặp nu ở vị trí 400 làm cho bộ 3 mã hóa tại đây trở thành mã ko quy định aa nào. Loại đột biến trên đã làm cho phân tử pro thay đổi như thế nào? Bài 3: Một gen bị đột biến mất 1 số cạp nu . sau đột biến chiều dài gen giảm 17,2 A và số liên kết H giảm 21 . Gen trên tự sao 4 lần thì nhu cầu từng loại giảm bao nhiêu? Bài 4: 1 Gen có A=1,5G và có tổng số liên kết H là 3600. Gen bị đột biến dưới hình thức bị thay thế 1 cặp nu này bằng cặp nu khác. a. Nếu đột biến ko làm thay đổi số liên kết H thì số nu từng loại sẽ bị thay thế như thế nào? b. Nếu đột biến làm biến đổi số liên lết H thì số nu từng loại của gen là bao nhiêu? c. Hiện tượng đột biến đó có giây ảnh hưởng đến thành phần aa pro thì như thế nào khi so với gen bình thường? Đột biến ko xẩy ra ở bộ 3 mỏ đầu và bộ 3 kết thúc. Bài 5: Một gen có 1200 nu và có 30% . Gen bị đột biến mất 1 đoạn, đoạn mất chứa 20%A và có H = 26. Tính số lượng nu của gen trước và sau đột biến. Bài 6: Một gen có chiều dài 5100 A. Do đột biến làm cho cặp nu ở 893 bị mất. a. Hãy nêu những biến đổi của gen sau đột biến ? b. Hãy nêu những biến đổi của phân tử protein được tổng hợp từ gen bị đột biến Bài 7: Một gen có 120 chu kì xoắn do bị chiếu xạ với liều lượng cao đã làm mất 2 cặp nu ở vị trí 790 và 636. a. Hãy nêu những biến đổi của gen sau đột biến? b. Gen nhân đôi 4 lần thì nhu cầu số nu giảm đi bao nhiêu? c. Phân tử pro được tổng hợp từ gen trên có gì biến đổi. Bài 8: Một gen B có chiều dài 3060 A bị đột biến thành gen b do bị mất 3 cặp nu ở vị trí 103, 113 và 239. Do đó gen b kém gen B 8 liên kết H. a. Hãy nêu những biến đổi của gen sau khi đột biến? b. Gen nhân đôi 4 lần thì nhu cầu số nu giảm đi bao nhiêu? c. Phân tử pro được tổng hợp từ gen trên có gì biến đổi. Bài 9: Một gen dài 0,51 um, có 3600 liên kết H. Gen này bị đột biến liên quan tới 1 cặp nu a. Nếu sự đột biến làm cho số nu thay đổi thì số lượng nu từng gen bằng bao nhiêu? b. Nếu sự đột biến làm cho số nu thay đổi thì số lượng nu từng loại môi trường cung cấp cho gen tái bản 4 lần. 5 c. Hiện tượng đột biến làm cho số liên lết H thay đổi đã làm thay dổi bao nhiêu aa trong phân tử pro so với phân tử pro bình thường? Nếu cho rằng đột biến ko xẩy ra ở bộ 3 mở đầu. Bài 10: Một gen dài 0,408 um,có 2120 liên kết H . Gen này bị đột biến dưới hình thức thay thế một cặp bazơ nitric này bằng một cặp bazơ nirtic khác. a. Nếu sự đột biến đó ko làm biến đổi số liên kết H thì số nu từng loại của gen thay đổi như thế nào ? Vì sao ? b. Nếu sự thay đổi đó làm cho gen thay đổi số liên kết H và gen mới tự tạo 5 đợt thì mttc từng loại là. c. Hiện tượng độ biến đó làm thay đổi pro như thế nào so với gen đột biến? Bài 11: Một gen đột biến mất đoạn làm giảm chiều dài 20,4 A0 và số liên kết H 15 . Gen trên nhân đôi 4 lần thì nhu cầu từng loại giảm đi bao nhiêu ? Bài 12: Gen có H=3600,A=30%. Bị mất 1 đoạn chứa 20% A và H=13. a. Tính số nu từng loại của gen bình thường và gen đột biến. b. Nếu gen đột biến phiên mã 3 lần thì nhu cầu ribonu giảm đi bao nhiêu so với gen bình thường ? Bài 13: Gen D dài 5100 a, A=2/3G. Gen D bị đột biến mất một đoạn thành gen d. Gen d có 1650 nuclêôtit lọa G và X, 900nu loại A và T. Gen d tự nhân dôi thì nhu cầu từng loại giảm đi bao nhiêu so với gen D? Bài 14: Gen A có 3060A, và có A= 20% . Gen A bị đột biến mất cặp nu ở vị trí 300 trở thành gen a. a. Số nu mỗi loại của gen , b. Gen tự nhân đôi 2 lần thì nhu cầu giảm đi bao nhiêu so với gen A. c. Số aa bị thay đổi. Bài 15: Một gen chỉ huy tổng hợp chuỗi polipeptit giồm 198 aa có tỉ lệ A/X=0,6 . Một đột biến xảy ra ko làm thay đổi số lượng nu của gen nhưng đã làm thay đổi tỷ lệ A/X = 60,43% a. Đột biến nói trên thưộc kiểu đột biến nào ? b. Số nu từng loại của gen đột biến và gen bình thường? c. Số liên kết H trong gen đột biến thay đổi như thế nào ? d. Chuỗi polipeptit do gen tổng hợp khác với chuổi poliepeptit do gen thường tổng hợp như thế nào ? Bài 16: Gen H bị đột biến mất 3 cặp nu ở vị trí 97,98 và 103 thành gen h> hai gen trên có cấu trúc khác nhau như thế nào? Phân tử pro do hai gen trên tổng hợp khác nhau như thế nào? Bài 17: Gen có 20 chu kì xoắn bị mất 2 cặp nu ở vị trí thứ 30, 32. Thì cấu trúc của pro do gen quy định thay đổi như thế nào ? Bài 18: Cho biết các bộ ba trên mARN mã hóa cho các axit amin tương ứng như sau: AUG = mêtiônin, GUU = valin, GXX = analin, UUU = phêninalanin, UUG = lơxin, AAA = lizin, UAG = kết thúc. a. Hãy xác định trình tự các cặp nuclêôtit trên gen đã tổng hợp đoạn pôlipeptit có trật tự sau: Mêtiônin – alanin – lizin – valin – lơxin – kết thúc b. Nếu xảy ra đột biến gen, mất 3 cặp nuclêôtit số 7,8,9 trong gen thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mARN và đoạn pôlipeptit tương ứng? 6 c. Nếu cặp nuclêôtit thứ 10 (X – G) chuyển thành cặp (A – T) thì hậu quả sẽ ra sao? Bài 19: Cho biết các bộ ba trên mARN mã hóa các axit amin tương ứng như sau: UGG = triptôphan, AUA = izôlơnxin, UXU = xêrin, UAU = tirôzin, AAG = lizin, XXX = prôlin. Một đoạn gen bình thường mã hóa tổng hợp một đoạn của chuỗi pôlipéptit có trật tự axit amin là: Xêrin – tirôzin – izôlơxin – triptôphan – lizin… Giả thiết ribôxôm trượt trên phân tử mARN theo chiều từ trái sang phải và một bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin. a. Hãy viết trật tự các ribônuclêôtit của phân tử mARN và trật tự các nuclêôtit ở hai mạch đơn của đoạn gen tương ứng. b. Nếu bị đột biến mất các cặp nuclêôtit thứ 4, 11 và 12 thì các axit amin trong đoạn polipeptit tương ứng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? II. NHIỄM SẮC THỂ (NST) 1. LÝ THUYẾT a. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST a.1. Khái niệm Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi đột ngột trong cấu trúc của NST do tác nhân gây đột biến làm thay đổi cấu trúc NST tạo ra những tính trạng mới. a.2. Nguyên nhân Do tác nhân gây đột biến lí hoá trong môi trường hoặc những biến đổi sinh lí nội bào làm phá vỡ cấu trúc NST ảnh hưởng tới quá trình tái bản, tiếp hợp, trao đổi chéo của NST. a.3. Cơ chế và hậu quả Đột biến cấu trúc NST gồm các dạng : mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. - Mất đoạn: Một đoạn NST bị đứt ra làm giảm số lượng gen trên NST. Đoạn bị mất có thể ở phía ngoài hoặc phía trong của cánh. Đột mất đoạn thường giảm sức sống hoặc gây chết. Ví dụ, mất đoạn cặp 21 ở người gây ung thư máu. - Lặp đoạn: Một đoạn NST nào đó được lặp lại một lần hay nhiều lần làm tăng số lượng gen cùng loại. Đột biến lặp đoạn có thể do đoạn NST bị đứt được nối xen vào NST tương đồng hoặc do NSt tiếp hợp không bình thường, do trao đổi chéo không đều giữa các cromatit. Đột biến lặp đoạn có thể làm tăng cường hay giảm sút sức biểu hiện tính trạng. Ví dụ, lặp đoạn 16A ở ruồi giấm làm cho mắt hình cầu thành mắt dẹt, càng lặp nhiều đoạn mắt càng dẹt. - Đảo đoạn: Một đoạn NST bị đứt rồi quay ngược lại 180° và gắn vào chỗ bị đứt làm thay đổi trật tự phân bố gen trên NST. Đoạn bị đảo ngược có thể mang tâm động hoặc không. Đột biến đảo đoạn NST ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể vì vật chất di truyền không bị mất đi. Sự đảo đoạn NST tạo nên sự đa dạng giữa các nòi trong phạm vi một loài. - Chuyển đoạn: Một đoạn NST này bị dứt ra và gắn vào một NST khác hoặc cả 2 NST khác cặp cùng đứt một đoạn nào đó rồi lại trao đổi đoạn bị đứt với nhau, các đoạn trao đổi có thể tương đồng hoặc không tương đồng. Như vậy có thể thấy có 2 kiểu chuyển đoạn là chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn không tương hỗ. sự chuyển đoạn làm phân bố lại các gen trong phạm vi một cặp NST hay giữa các NST khác nhau tạo ra nhóm gen liên kết mới. Chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản. Người ta gặp sự chuyển đoạn nhỏ ở đầu lúa, chuối, đậu trong thiên nhiên. Trong thực nghiệm người ta đã chuyển gen cố định nitơ của vi khuẩn vào hệ gen hướng hương tạo ra giống hướng hương có nitơ cao trong dầu. 7 b. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST b.1. Khái niệm Đột biến số lượng NST là hiện tượng bộ NST của loài tăng lên một số nguyên lần bộ đơn bội (tạo thể đa bội) hoặc tăng lên hay giảm đi một hay một số cặp NST sẽ tạo nên thể dị bội. b.2. Thể dị bội Thể dị bội gồm có: thể ba nhiễm, thể đa nhiễm, thể một nhiễm, thể khuyết nhiễm…. Các đột biến dị bội đa phần gây nên hậu quả có hại ở động vật. Ví dụ, ở người có 3 NST 21, xuất hiện hội chứng Đao, tuổi sinh đẻ người mẹ càng cao tỉ lệ mắc hội chứng Đao càng nhiều Ngoài ra, còn gặp hội chứng XXX, XO, XXY, OY đều gây nên hậu quả có hại. b.3. Thể đa bội Có 2 dạng đa bội : đa bội chẵn và đa bội lẻ - Đa bội chẵn được hình thành bằng cơ chế nguyên phân rối loạn trên toàn bộ bộ NST 2n sẽ tạo nên dạng 4n, hoặc do kết hợp giữa 2 loại giao tử lưỡng bội không bình thường với nhau. - Đa bội lẻ được hình thành là do sự kết hợp giữa giao tử 2n không bình thường với giao tử n hình thành thể đa bội lẻ 3n. - Cơ thể đa bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội dẫn tới trao đổi chất tăng cường, cơ thể đa bội tế bào kích thước lớn, cơ quan sinh dưỡng, sinh sản to, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường. - Cơ thể đa bội lẻ không có khả năng sinh sản hữu tính vì quá trình giảm phân bị trở ngại. Muốn duy trì phải nhân bằng con đường sinh sản sinh dưỡng. - Thể đa bội khá phổ biến ở thực vật, ở động vật giao phối thường rất ít gặp. 2. XÁC ĐỊNH CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN NST a. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST Bài 1. Có 4 dòng ruồi giấm thu được từ 4 vùng địa lý khác nhau .Phân tích trật tự trên NST số 2, người ta thu được kết quả sau : - Dòng 1có thứ tự các đoạn NST là ABFEDCGHIK. - Dòng 2………………………….. ABCDEFGHIK. - Dòng 3 …………………………..ABFEHGIDCK. - Dòng 4………………………… ABFEHGCDIK. Nếu dòng 3 là dòng gốc ,hãy cho biết loại ĐB đã sinh ra 3 dòng kia và trật tự phát sinh các dòng đó . Bài 2. Cho NST có cấu trúc và trình tự các gen như sau : A ,B ,C ,D ,E , F , G , H a. Hãy cho biết tên cac đột biến cấu trúc NST đã tão ra các NST có cấu trúc và trình tự các gen tương ứng với các trường hợp sau :  TH 1 : A , B ,C ,F , E , D ,G , H  TH 2 : A , B ,C ,E , F, G ,H  TH 3 : A ,D , E ,F , B ,C ,G , H  TH 4 : A , D , C , B , E , F , G, H b. Nêu cơ chế phát sinh các đột biến ở trường hợp : TH 1 và TH 2? Bài 3. Khi nghiên cứu 4 dòng ruồi giấm sau thuộc cùng loài. - Dòng 1 : có thứ tự các đoạn NST là A H B D C F E G . - Dòng 2 : ---------------------------------- A E D C F B H G . - Dòng 3 :---------------------------------- A H B D G E F C. - Dòng 4 :---------------------------------- A E F C D B H G. 8 Nếu dòng 2 là dòng xuất phát , thì loại ĐB đã sinh ra 3 dòng kia và trật tự phát sinh các dòng đó là : A. Đảo đoạn NST và trật tự phát sinh 2 → 4→ 1 → 3 . B. Đảo đoạn NST và trật tự phát sinh 2 → 3→ 1 → 4. C. Đảo đoạn NST và trật tự phát sinh 2 → 1→ 3 → 4 . D. Đảo đoạn NST và trật tự phát sinh 2 → 4→ 3 → 1 . b. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST DẠNG 1 : THỂ LỆCH BỘI : * Các dạng : Số NST tương ứng theo công thức - Thể khuyết (không) : 2n – 2 ; Thể khuyết kép : 2n – 2 – 2. - Thể 1: 2n – 1 ; Thể 1 kép : 2n – 1 – 1 . - Thể 3: 2n + 1 ; Thể 3 kép : 2n + 1+ 1 . - Thể 4: 2n + 2 ; Thể 4 kép : 2n + 2 + 2 . (n: Số cặp NST) . DẠNG ĐỘT BIẾN Số dạng lệch bội đơn khác nhau Số dạng lệch bội kép khác nhau Có a thể lệch bội khác nhau SỐ TRƯỜNG HỢP TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CẶP NST 1 Cn = n Cn2 = n(n – 1)/2 Ana = n!/(n –a)! + VD 1 Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Xác định: - Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra? - Có bao nhiêu trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra? - Có bao nhiêu trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến; thể 0, thể 1 và thể 3? Giải + Số trường hợp thể 3 có thể xảy ra: 2n = 24→ n = 12 Trường hợp này đơn giản, lệch bội có thể xảy ra ở mỗi cặp NST nên HS dễ dàng xác định số trường hợp = n = 12. Tuy nhiên GV nên lưu công thức tổng quát để giúp các em giải quyết được những bài tập phức tạp hơn . Thực chất: số trường hợp thể 3 = Cn1 = n = 12 + Số trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra: HS phải hiểu được thể 1 kép tức đồng thời trong tế bào có 2 thể 1. Thực chất: số trường hợp thể 1 kép = Cn2 = n(n – 1)/2 = 12.11/2 = 66 + Số trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến: thể 0, thể 1 và thể 3: phân tích để thấy rằng: - Với thể lệch bội thứ nhất sẽ có n trường hợp tương ứng với n cặp NST. - Với thể lệch bội thứ hai sẽ có n – 1 trường hợp tương ứng với n – 1 cặp NST còn lại. - Với thể lệch bội thứ ba sẽ có n – 2 trường hợp tương ứng với n – 2 cặp NST còn lại. 9 Kết quả = n(n – 1)(n – 2) = 12.11.10 =1320. Tuy nhiên cần lưu ý công thức tổng quát cho HS. -Thực chất: số trường hợp đồng thời xảy ra 3 thể lệch bội = Ana = n!/(n –a)! = 12!/(12 – 3)! = 12!/9! = 12.11.10 = 1320 DẠNG 2: THỂ ĐA BỘI DẠNG 2.1. Cách xác định giao tử, xác định tỉ lệ kiểu gen BÀI TẬP 1: Khi cho thế hệ xuất phát P ( 4n x 4n). Các cây 4n giảm phân bình thường cho giao tử (2n) , F1 thu được kiểu hình có các tỉ lệ theo bảng sau: GIAO TỬ P TL KIỂU GEN P TỈ LỆ KIỂU GEN F1 KH F1 ( Bố, mẹ) Bố (♂) (2n) Mẹ (♀) (2n) 35 : 1 P ♂ AAaa x ♀ AAaa 11 : 1 P ♂ AAaa x ♀ Aaaa 5:1 P ♂ AAaa x ♀ aaaa 1 4 1 AA: Aa: a 6 6 6 a 1 4 1 AA: Aa: a 6 6 6 1 4 AA: Aa: 6 6 1 aa 6 1 1 Aa : aa 2 2 a 1 4 1 AA: Aa: a 6 6 6 1aa 1 8 18 AAAA: AAAa: AAaa 36 36 36 8 1 : Aaaa: aaaa 36 36 1 5 5 AAAa : AAaa : 12 12 12 1 Aaaa : aaaa 12 1 4 1 AAaa: Aaaa: aaaa 6 6 6 a 1 1 1 1 1 2 1 P ♂ Aaaa x Aa : aa Aa : aa AAaa : Aaaa : aaaa 2 2 2 2 4 4 4 ♀ Aaaa 1 1 1 1 P ♂ Aaaa x Aa : aa 1:1 1aa Aaaa : aaaa 2 2 2 2 ♀ aaaa BÀI TẬP 2 : Khi cho thế hệ xuất phát P ( 4n x 3n). Các cây 4n giảm phân bình thường cho giao tử (2n), 3n giảm phân cho giao tử n và 2n thụ tinh được . F 1 thu được kiểu hình có các tỉ lệ theo bảng sau: GIAO TỬ P TL KIỂU GEN P TỈ LỆ KIỂU GEN F1 Bố (♂) (2n) Mẹ (♀) (2n , KH F1 ( Bố, mẹ) n) 1 4 1 2 1/36 AAAA : 6/36 AAAa : AA: Aa: AA: Aa: 6 6 6 6 P ♂ AAaa x 9/36 AAaa : 2/36 Aaaa 35 : 1 1 2 1 ♀ AAa 2/36 AAA : 9/36 Aaa : aa A: a 6 6 6 6/36 Aaa : 1/36 aaa 1 4 2 1 2/36 AAAa : 9/36 AAaa: AA: Aa: Aa: aa: 6 6 P ♂ AAaa x 6/36 Aaaa : 1/36 aaaa 6 6 11 : 1 1 1 2 ♀ Aaa 1/36 AAA : 6/36 AAa: aa A: a 6 6 6 9/36 Aaa : 2/36 aaa 1 1 1 2 11 : 1 P ♂ Aaaa x ♀ Aa : aa AA: Aa: 2 2 6 6 AAa 3:1 10 2 1 A: a 6 6 5:1 P ♂ AAaa x ♀ aaa 1 4 AA: Aa: 6 6 1 aa 6 1 1 Aa : aa 2 2 1 1 Aa : aa 2 2 1aa : 1a 1AAaa: 4Aaaa: 1 aaaa : 5Aaa: 1aaa P ♂ Aaaa x ♀ 2Aa: 1aa: 2AAaa: 3Aaaa: 1aaaa: Aaa 1A:2a 1Aaa: 2Aaa: 2aaa P ♂ Aaaa x ♀ 1/2Aaaa: 1/2aaaa : 1:1 1aa : 1a aaa 1/2Aaa: ½ aaa BÀI TẬP 3: Khi cho thế hệ xuất phát P ( 4n x 2n). Các cây 4n giảm phân bình thường cho giao tử 2n và cây 2n giảm phân bình thường cho giao tử (n), F1 thu được kiểu hình có các tỉ lệ theo bảng sau: GIAO TỬ P TL KH KIỂU GEN P TỈ LỆ KIỂU GEN F1 F1 ( Bố, mẹ) Bố (♂) (2n) Mẹ (♀) (n) 1 4 1 1 1 P ♂ AAaa x ♀ 1/12AAA : 5/12AAa : AA: Aa: aa A : a 11 : 1 6 6 6 2 2 Aa 5/12Aaa : 1/12aaa 3:1 5:1 P ♂ AAaa x ♀ aa 3:1 P ♂ Aaaa x ♀ Aa 1:1 P ♂ Aaaa x ♀ aa 1 4 1 AA: Aa: aa 6 6 6 1 1 Aa : aa 2 2 1 1 Aa : aa 2 2 1a 1 1 A : a 2 2 1a 1 4 1 Aaa : Aaa: aaa 6 6 6 1/4AAa : 2/4Aaa : 1/4aaa 1 1 Aaa : aaa 2 2 VD : Cách lập bảng pen nét : BT cho P (4n) ♀AAaa x (3n) ♂AAa ( Biết A qui định cây cao, a cây thấp) ♂ 1/6AA 4/6Aa 1/6aa ♀ 1/6AA 1/36 4/36 AAAa 1/36 AAaa AAAA 2/6 Aa 2/36 8/36 AAaa 2/36 Aaaa AAAa 2/6A 2/36 AAA 8/36 AAa 2/36 Aaa 1/6a 1/36 AAa 4/36 Aaa 1/36 aaa Thống kê : KG 1/36 AAAA : 6/36 AAAa : 9/36 AAaa : 2/36 Aaaa :2/36 AAA: 9/36 Aaa: 6/36 Aaa 1/36 aaa Thống kê : Kiểu hình: 35/36 cây cao : 1/36 cây thấp VD : Cách lập bảng pen nét : BT cho P (4n) ♀AAaa x (3n) ♂Aaa ( Biết A qui định cây cao, a cây thấp) ♂ 1/6AA 4/6Aa 1/6aa ♀ 2/6Aa 2/36 8/36 AAaa 2/36 Aaaa AAAa 1/6 aa 1/36 AAaa 4/36 Aaaa 1/36 aaaa 11 1/6A 1/36 AAA 4/36 AAa 1/36 Aaa 2/6a 2/36 AAa 8/36 Aaa 2/36 aaa Thống kê : KG 2/36 AAAa : 9/36 AAaa : 6/36 Aaaa : 1/36 aaaa 1/36 AAA : 6/36 AAa : 9/36 Aaa : 2/36 aaa Thống kê : Kiểu hình: 33/36 cây cao : 3/36 cây thấp ( hoặc 11: 1) BÀI TẬP 4: Khi cho thế hệ xuất phát P ( 3n x 3n). Các cây 3n giảm phân cho giao tử n và 2n thụ tinh được F1 thu được kiểu hình có các tỉ lệ theo bảng sau: TL GIAO TỬ P KIỂU GEN P KH TỈ LỆ KIỂU GEN F1 Bố (♂) (2n , n) Mẹ (♀) (2n , n) ( Bố, mẹ) F1 35 : 1 P ♂ AAa x ♀ AAa 11 : 1 P ♂ AAa x ♀ Aaa 5:1 P ♂ AAa x ♀ aaa 3:1 P ♂ Aaa x ♀ Aaa 1:1 P ♂ Aaa x ♀ aaa 1 2 2 1 2 2 AA: Aa: A AA: Aa: A: 6 6 6 6 6 6 1 a : a 6 1 2 2 2 1 1 AA: Aa: A Aa: aa: A: 6 6 6 6 6 6 1 a : a 6 1 2 2 AA: Aa: A 6 6 6 1aa : 1a 1 : a 6 2 1 1 2 1 1 Aa: aa: Aa: aa: A: 6 6 6 6 6 6 2 a A: a 6 2 1 1 Aa: aa: 6 6 6 1aa : 1a 2 A: a 6 1 6 2 6 HỌC SINH TỰ LẬP BẢNG KẾT LUẬN 2 6 BÀI TẬP 5: Khi cho thế hệ xuất phát P ( 3n x 2n). Các cây 4n giảm phân bình thường, 3n giảm phân cho giao tử n và 2n thụ tinh được . F1 thu được kiểu hình có các tỉ lệ theo bảng sau: TL KH F1 KIỂU GEN P ( Bố, mẹ) 11 : 1 P ♂ AAa x ♀ Aa 5:1 P ♂ AAa x ♀ aa GIAO TỬ P Bố (♂) (2n , n) 1 2 2 AA: Aa: A: 6 6 6 1 a 6 1 2 2 AA: Aa: A: 6 6 6 Mẹ (♀) ( n) TỈ LỆ KIỂU GEN F1 1 1 A : a 2 2 a 1 2 2 1 AAa: Aaa: Aa: aa 6 6 6 6 12 3:1 1:1 P ♂ Aaa x ♀ Aa P ♂ Aaa x ♀ aa 1 a 6 2 Aa: 6 2 a 6 2 Aa: 6 2 a 6 1 1 aa: A: 6 6 1 1 aa: A: 6 6 1 1 A : a 2 2 a 2 1 1 2 Aaa: aaa: Aa: aa 6 6 6 6 c. BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 1.Bộ NST lưỡng bội của loài 2n =14 .Có bao nhiêu NST được dự đoán ở : 1. Thể một nhiễm . 2. Thể ba nhiễm . 3. Thễ bốn nhiễm . 4. Thể khuyết nhiểm ( thể không nhiễm). 5. Thể ba nhiễm kép . 6. Thể một nhiễm kép. Bài 2. Một loài SV có số nhóm liên kết bằng 10. Do đột biến NST ,bộ NST có 22 NST. Khả năng ĐB loại nào có thể xảy ra ? Sự khác nhau giữa các ĐB trên ? Bài 3. Ở ngô ,hạt phấn thừa 1NST ( n + 1 )không có khả năng thụ tinh ,nhưng tế bào noãn thừa 1 NST (n + 1 ) vẫn thụ tinh bình thường. Các cây 3 nhiễm Rrr tạo các giao tử theo tỷ lệ 1R : 2Rr : 2r :1rr. Nếu R xác định màu đỏ ( tức là Rrr là đỏ )và rr màu trắng. Hãy dự đoán kết quả của các phép lai sau : 1. ♀Rrr x ♂ rr. 2. ♀rr x ♂ Rrr 3. ♀Rrr x ♂ Rrr. Bài 4. Những phân tích DT cho biết ở cà chua gen A xác định tính trạng quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a xác tính trạng quả màu vàng .Lai cà chua tứ bội AAaa với tứ bội khác Aaaa. 1. Màu sắc của 2 thứ cà chua nói trên như thế nào ? 2. Có thể tạo ra 2 thứ cà chua đó bằng cách nào ? 3. Các thứ cà chua trên có thể sinh ra các kiểu giao tử nào ?Các giao tử có khả năng sống và tỷ lệ? 4. Xác định tỷ lệ phân tính về KG và KH ở F1. Bài 5. Khi lai thứ cà chua đỏ lưỡng bội thuần chủng với thứ cà chua lưỡng bội quả vàng thì ở F1 thu được toàn cây quả đỏ .Xử lý consixin để tứ bội hóa các cây F1, rồi chọn 3 cặp cây bố mẹ để giao phấn thì ở F2 xảy ra 3 TH: *Trường hợp 1 : 1890 cây quả đỏ và 54 cây quả vàng . *Trường hợp 2 : 341 cây quả đỏ và 31 cây quả vàng . *Trườnghợp 3 : 151cây quả đỏ và 50 cây quả vàng (cho biết tính trạng màu sắc quả do 1 gen chi phối và quá trình giảm phân ở các cây F1 xảy ra bình thường ) a. Giải thích KQ và viết SĐL từ P →F2, trong 3TH trên . 13 b. Bằng phương pháp nào đó có thể tạo ra những cây cà chua quả đỏ KG AAAa và Aaaa Khi lai với những cây F1 nói trên thì tỷ lệ KG và KH ở đời sau như thế nào ? c. Nhận xét KQ xử lý tứ bội hóa trên và cho biết cây cà chua F2 trong TH1 và ở TH2 có gì khác nhau cơ bản . Bài 6. Ở cà chua ,gen B quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen b quy định quả vàng Cây cà chua 2n bị ĐB đa bội thể thành cây 3n và 4n . 1. Hãy cho biết KG của các cây cà chua 2n,3n.4n có thể có . 2. Cho các cây cà chua dị hợp 3n tự thụ phấn .Hãy xác định kết quả phân ly KG và KH ở đời sau. Viết SĐL. 3. Cho các cây cà chua dị hợp( 4n ) giao phấn với nhau thì thế hệ sau thu cà chua vừa cây quả đỏ vừa cây quả vàng .Hãy biện luận và viết SĐL. 4. Nếu cho cây 4n giao phấn với nhau mà KQ đời sau phân ly tỷ lệ 35 cây quả đỏ và 1 cây quả vàng. Tìm KG cây đem lai và viết SĐL . Bài 7. Gen D quy định quả đỏ ,gen d quy định quả vàng . 1. Lai 2 cây thuần chủng (2n) được F1 (2n) có KG dị hợp .Nếu F1 giảm phân bình thường thì khi tạp giao F1 . Kết quả F 2?. 2. Dùng cônsixin gây đa bội hóa F1 (2n) thành F1(4n ).Lai F1 (4n) với F1(2n). Tìm KQ lai F2?. Biết giảm phân bình thường . 3. Cây dị hợp quả đỏ (4n) có KG nào ?.Lai cây dị hợp (4n) với cây (4n) quả vàng. KQ F2 như thế nào ? 4. Tự thụ phấn cây DDdd .Xác định kết quả thu được ? 5. Lai những cây (4n) thuần chủng có KG thế nào để F1 toàn (4n) quả đỏ ? 6. Cây F1 có KG ( DDdd ) được hình thành từ những cây thuần chủng ,tương phản có KG và SĐL như thế nào ? Bài 8. Cho NST thứ nhất có 3 gen ,NST thứ hai có 2gen .Các gen trên mỗi NST xếp kế tiếp nhau tạo thành 1 phân tử ADN .Trong ADNI có A= 20% ,trong ADNII có A=10% .Cho biết các gen đều dài 0,408Mm .Do ĐB phân tử AND I bị đứt 1 đoạn dài 102 A 0 và chứa 80 liên kết H ,rồi chuyển đoạn cho ADN II để tạo thành 2 phân tử ADN mới . 1. Tính số lượng từng loại N trong mỗi ADN khi chưa ĐB ? 2. Tính số N từng loại N trong mỗi ADN mới . Bài 9 . F1 chứa 1cặp gen dị hợp (Bb )dài 0,51Mm.Gen trội B có tỷ lệ A/G = 2/3.Gen lặn b có LK Hyđrô là 4050. 1. Tính số lượng từng loại N trong mỗi loại giao tử F1 trong TH F1giảm phân bình thường và trong TH giảm có hiện tượng ĐB số lượng NST . 2. Cho F1 tự thụ phấn .Tính số lượng từng loại N trong mỗi loại hợp tử F2 trong các TH:  2 cơ thể F1 đều giảm phân bình thường .  1 trong 2 cơ thể F1 GP có hiện tượng ĐB số lương NST .  Cả 2 cơ thể F1 đều GP đều bị ĐB số lượng . Bài 10. Ở người xuất hiện các dạng tế bào OX và XXY . a. Các loại tế bào trên thuộc dạng đột biến nào ? nêu tên các dạng đột biến đó ?. b. Giải thích sự hình thành các dạng đột biến trên ,cho biết ở người bố có hiện tượng giảm phân bất thường ,ở mẹ giảm phân bình thường ? c. Nêu hậu quả các dạng đột biến trên ở người ? 14 Bài 11. Bộ NST của 1 loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST ( ký hiệu I , II , III , IV, V ). Khi khảo sát 1 quần thể của loài này ,người ta pháp hiện ba thể đột biến ( ký hiệu a, b , c). Phân tích tế bào học ba thể đột biến đó ,thu được kết quả sau : Thể đột biến Số lượng NST đếm được ở từng cặp I II III IV V a 3 3 3 3 3 b 5 5 5 5 5 c 1 2 2 2 2 Tên gọi của của các thể đột biến trên là : A. a là tam bội ; b ngũ bội và c dị bội B. a là tam nhiễm ; b ngũ bội và c dị bội C. a là đa bội lẻ ; b ngũ bội và c thể một nhiễm D. Cả A và C CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Một người có kiểu hình bình thường mang đột biến chuyển đoạn giữa nhiễm sắc thể (NST) 14 và 21, lập gia đình với một người hoàn toàn bình thường, con của họ sẽ có thể: A. Bình thường nhưng mang đột biến chuyển đoạn B. Bất thường về số lượng NST 14 hoặc 21 C. Hoàn toàn bình thường về kiểu hình và bộ NST D. A, B và C đều đúng Câu 2. Cơ thể khảm là cơ thể: A. Mang hai dòng tế bào có bộ nhiễm sắc thể (NST) khác nhau B. Mang bộ NST bất thường về số lượng C. Ngoài dòng tế bào 2n bình thường còn có một hay nhiều dòng tế bào khác bất thường về số lượng hoặc về cấu trúc D. Mang bộ NST bất thường về cấu trúc Câu 3. Hội chứng Đao xảy ra do: A. Rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể (NST) 21 B. Mẹ sinh con khi tuổi trên 35 C. Sự kết hợp giữa giao tử bình thường với giao tử có 2 NST 21 D. A, B và C đều đúng Câu 4. Ở người sự rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể (NST) 18 trong lần phân bào 1 của một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra: A. Tinh trùng không có NST 18 (chỉ có 22 NST, không có NST 18) B. 2 tinh trùng bình thường (23 NST với 1 NST 18) và 2 tinh trùng thừa 1 NST 18 (24 NST với 2 NST 18) C. 2 tinh trùng thiếu NST 18 (22 NST, thiếu 1 NST 18) và 2 tinh trùng thừa 1 NST 18 (24 NST, thiếu 1 NST 18) D. 4 tinh trùng bình thường, thừa 1 NST 18 (24 NST, thừa 1 NST 18) E. 2 tinh trùng bình thường (23 NST, với 1 NST 18) và 2 tinh trùng thiếu 1 NST 18 (22 NST, thiếu 1 NST 18) Câu 5. Ở người sự rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể (NST) 21 trong lần phân bào 2 ở 15 1 trong 2 tế bào con của một tế bào sinh tinh sẽ có thể tạo ra: A. 4 tinh trùng bình thường B. 2 tinh trùng bình thường và 2 tình trùng thừa 1 NST 21 C. 2 tinh trùng thiếu 1 NST 21 và 2 tinh trùng bình thường D. 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng thừa 1 NST 21 và 1 tinh trùng thiếu 1 NST 21 Câu 6. Ở người sự rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể (NST) 13 trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh trứng sẽ dẫn đến sự xuất hiện: A. 1 trứng bình thường B. 1 trứng bất thường mang 22 NST, thiếu 1 NST 13 C. 1 trứng bất thường mang 24 NST, thừa 1 NST 13 D. Cả 3 khả năng trên đều có thể xảy ra E. Cả 3 khả năng trên đều không thể xảy ra Câu 7. Hội chứng Đao có những đặc điểm: I. Đầu nhỏ, cổ ngắn, mắt xếch II. Trán cao, tay chân dài III. Mắc bệnh thiếu máu huyết cầu đỏ hình lưỡi liềm IV. Cơ quan sinh dục không phát triển V. Chậm phát triển trí tuệ VI. Chết sớm A. I, II, V B. I, V, VI C. I, IV, V, VI D. I, III, IV, V, VI E. I, V Câu 8. Một người mang bộ nhiễm sắc thể (NST) có 45 NST với 1 NST giới tính X, người này: A. Người nam mắc hội chứng Claiphentơ B. Người nữ mắc hội chứng Claiphentơ C. Người nam mắc hội chứng Tớcnơ D. Người nữ mắc hội chứng Tớcnơ E. Người nữ mắc hội chứng mèo kêu Câu 9. Một cặp vợ chồng sinh ra một đứa con mắc hội chứng Đao, nguyên nhân của trường hợp này là: A. Sự rối loạn phân li cặp nhiễm sắc thể (NST) 21 xảy ra ở tế bào sinh trứng của người mẹ làm xuất hiện trứng bất thường mang 24 NST với 2 NST 21, tinh trùng của bố bình thường B. Sự rối loạn phân li cặp nhiễm sắc thể (NST) 21 xảy ra ở tế bào sinh tinh của người bố làm xuất hiện trứng bất thường mang 24 NST với 2 NST 21, trứng của mẹ bình thường C. Hợp tử bình thường nhưng rối loạn phân li cặp NST 21 xảy ra trong lần phân bào đầu tiên và tế bào mang 45 NST, thiếu 1 NST 21, bị chết do không có khả năng phát triển D. A và B đúng Câu 10. Hội chứng Claiphentơ là hội chứng có đặc điểm di truyền tế bào học: A. 47, XXX B. 45, XO C. 47, +21 D. 47, XXY E. 45, YO Câu 11. Đột biến thể đa bội là dạng đột biến: A. Nhiễm sắc thể (NST) bị thay đổi trong cấu trúc B. Nộ NST bị thừa 1 hoặc vài NST C. Bộ NST tăng lên theo bội số của n và ≥2n D. Bộ NST tăng lên theo bội số của n và >2n Câu 12. Rối loạn phân li của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể (NST) trong gián phân sẽ làm xuất 16 hiện dòng tế bào: A. 4n B. 2n C. 3n D. 2n+2 Câu 13. Rối loạn phân li trong toàn bộ bộ nhiễm sắc thể trong lần phân bào 1 của phân bào giảm nhiễm của một tế bào sinh dụctạo ra: A. Giao tử n và 2n B. Giao tử 2n C. Giao tử n D. Giao tử 2n và 3n Câu 14. Động vật đa bội có đặc điểm: A. Cơ quan sinh dưỡng lớn, thời gian sinh trưởng kéo dài B. Thường không có hạt C. Có khả năng chống chịu tốt với những điều kiện bất lợi của môi trường D. Tất cả đều sai Câu 15. Cơ thể 3 n hình thành do kết quả của đột biến rối loạn phân li của toàn bộ nhiễm sắc thể (NST) xảy ra ở: A. Tế bào xôma B. Giai đoạn tiền phôi C. Quá trình giảm phân của tế bào sinh dục D. Trong quá trình giảm phân của 1 trong 2 loại tế bào sinh dục đực hoặc cái Câu 16. Cơ chế gây đột biến đa bội của cônsixin là do: A. Tách sớm tâm động của các nhiễm sắc thể (NST) kép B. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc C. Ngăn cản không cho các NST trượt trên thoi vô sắc D. Cản trở sự phá vỡ màng nhân ở cuối kì đầu Câu 17. Cơ thể tam bội như dưa hấu, nho thường không hạt do: A. Xuất phát từ các dạng 2n không sinh sản hữu tính B. Các dạng tam bội chuyển sang dạng sinh sản vô tính C. Các tế bào sinh dục 3n bị rối loạn phân li trong giảm phân tạo giao tử bất thường không có khả năng thụ tinh D. Chúng có thể sinh sản theo kiểu sinh sản sinh dưỡng Câu 18: Rối loạn trong sự phân ly toàn bộ NST trong quá trình nguyên phân từ tế bào có 2n = 14 làm xuất hiện thể: A. 2n + 1 = 15 B. 2n – 1 = 13 C. 3n = 21 D. 4n = 28 Câu 19: Khi xử lý các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa bằng consixin, có thể tạo ra các dạng tứ bội sau đây: A. AAAA,AAaa B. AAAA, AAAa, Aaaa Câu 20. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của một loài có 12 nhiễm sắc thể, trong tế bào cá thể B chỉ có 1 nhiễm sắc thể ở cặp thứ 4, cá thể đó là thể A. một nhiễm. B. tam bội. C. đa bội lẻ. D. đơn bội lệch. Câu 21. Gây đột biến nhân tạo bằng NMU401.Hạt phấn của loài A có n= 5 nhiễm sắc thể thụ phấn cho noãn của loài B có n= 7 nhiễm sắc thể. Cây lai dạng song nhị bội có số nhiễm săc thể là: A. 24. B. 12. C. 14. D. 10 Câu 22: Tế bào 2n của một loài thực vật có 2n = 12 NST, số NST của thể không nhiễm là: A. 13 B. 10 C. 11 D. 12 Câu 23: Đặc điểm nào là của cơ thể đa bội: A. Cơ quan sinh dưỡng to lớn. B. Cơ quan sinh dưỡng bình thường. B. Tốc độ sinh trưởng và phát triển chậm. D. Dễ bị thoái hoá giống. 17 Câu 24: Loài thực vật có 2n = 24 NST, dự đoán số NST ở thế tứ bội là: A. 18 B. 32 C. 36 D. 48 Câu 25: Để tạo ra tỉ lệ kiểu hình 3 : 1, thuộc phép lai tứ bộ nào? A. Aaaa x Aaaa. B. AAaa x AAaa. C. AAAa x AAAa. D. AAaa x Aaaa. Câu 26: Các loại giao tử lưỡng bội theo tỉ lệ 1AA : 4Aa : 1aa, của kiểu gen: A. AAAA. B. AAAa. C. Aaaa. D. Aaaa. Câu 27: Để có tỉ lệ kiểu gen 1AAAa : 5Aaaa : 5Aaaa : 1aaaa chọn phép lai: A. AAAa x AAAa. B. Aaaa x Aaaa. C. AAaa x AAaa. D. Aaaa x AAAA. Câu 28: Phép lai có kiểu hình 35 : 1 là: A. AAaa x AAaa. B. AAaa x AAAa. C. AAaa x Aaaa. D. AAaa x AAAA Câu 29: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, vào kì giữa của giảm phân I có số crômatit là: A. 8 crômatit B. 12 crômatit C. 14 crômatit D. 16 crômatit Câu 30: Từ 15 tế bào sinh trứng qua giảm phân tạo được: A. 15 tế bào trứng và 15 thể định hướng. B. 15 tế bào trứng và 30 thể định hướng. C. 15 tế bào trứng và 45 thể định hướng. D. 15 tế bào trứng và 60 thể định hướng. Câu 31: Ở ruồi giấm đực, mỗi cặp nhiễm sắc thể có cấu trúc khác nhau, không có sự trao đổi chéo, tạo được bao nhiêu kiểu loại giao tử? Biết bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. A. 2 B. 4 C. 8 D. 16 Câu 32: Ở loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18, dự đoán tối đa có bao nhiêu thể một nhiễm? A. 18 B. 17 C. 9 D. 19 Câu 33: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: A. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa. B. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa. C. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa. D. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa Câu 34. Cơ thể mang kiểu gen DDd có thể thuộc thể đột biến nào sau đây? A. Thể 3n hoặc thể 1 nhiễm kép B. Thể 4n hoặc thể 3 nhiễm C. Thể 4 nhiễm hoặc thể 2 nhiễm kép D. Thể 3n hoặc thể 3 nhiễm Câu 35. Hạt phấn của loài A có n= 5 nhiễm sắc thể thụ phấn cho noãn của loài B có n= 7 nhiễm sắc thể. Cây lai dạng song nhị bội có số nhiễm săc thể là A. 24. B. 12. C. 14. D. 10. Câu 36. Đậu Hà lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà lan có chứa 16 nhiễm sắc thể có thể được tìm thấy ở: A. Thể 3 nhiễm B. Thể 4 nhiễm hoặc thể 2 nhiễm C. Thể 3 nhiễm kép hoặc thể 2 nhiễm D. Thể 4 nhiễm hoặc thể 3 nhiễm kép Câu 37: Loài hành tây (Allium fislosum) có số lượng NST là 2n=16. Câu nào trong các câu sau đây là sai? A. Hợp tử có 16 NST 18 B. Nhân tế bào ở kỳ sau nguyên phân có 8 NST D. Hạt phấn chín có hai chân, tổng cộng có 16 NST D. Tất cả các NST đều có tâm động Câu 38. Cơ thể dị bội 2n – 1 = 13 có thể cho số loại giao tử không bình thường về số lượng NST là: A. 7 loại giao tử thiếu một NST B. 7 loại giao tử thừa một NST C. 6 loại giao tử thiếu một NST D. 6 loại giao tử thừa một NST Câu 40. Một loài có 2n= 18 số loại thể 3 nhiễm khác nhau có thể được hình thành là: A. 19. B. 18 C. 36. D. 9. Câu 41.Ở đậu Hà-Lan, bộ NST 2n = 14, có bao nhiêu thể tam nhiễm kép khác nhau có thể hình thành? A. 7 B. 14 C. 21 D. 28 Câu 42. A: quả đỏ, a: quả vàng. Cặp bố mẹ có kiểu gen nào sau đây cho kết quả theo tỉ lệ 11 đỏ : 1 vàng 1. AAaa x Aa 2. Aa x AAAa 3. AAAa x Aaaa 4. AAa x Aaaa A. 1 và 2 B. 3 và 4 C. 1 và 4 D. 2 và 3 Câu 43: Ở cà chua , gen A qui định tính trạng quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định tính trạng quả màu vàng. Lai những cây cà chua tứ bội với nhau (F1), thu được thế hệ lai (F2) phân li theo tỉ lệ 35 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng. Cho biết quá trình giảm phân hình thành giao tử 2n diễn ra bình thường. Kiểu gen của F1 là A. AAAa x AAAa B. AAAa x Aaaa C. Aaaa x Aa D. AAaa x Aaaa Câu 44. Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. Phép lai có tỉ lệ kiểu hình 11 thân cao : 1 thân thấp là: A. AAaa x AAaa B. AAa x AAa C. AAAa x AAAa D. AAaa x Aa Câu 45. Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. Tỉ lệ kiểu gen tạo ra từ AAaa x Aa: A. 1AAAA : 2AAaa : 1aaaa B. 11AAaa : 1Aa C. 1AAA : 5AAa : 5Aaa : 1aaa D. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa Câu 50. Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. Tỉ lệ kiểu hình tạo ra từ Aaaa x Aaaa là: A. 11 thân cao : 1 thân thấp B. 3 thân cao : 1 thân thấp C. 9 thân cao : 7 thân thấp D. 15 thân cao : 1 thân thấp Câu 51. Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. Tỉ lệ kiểu hình tạo ra từ phép lai AAA x Aaa là: A. 100% thân cao B. 75% thân cao : 25% thân thấp C. 11 thân cao : 1 thân thấp D. 35 thân cao : 1 thân thấp Câu 52. Phép lai có thể tạo ra con lai mang kiểu gen AAAa, nên bố mẹ xảy ra giảm phân bình thường là: A. P: AAAa x AAAa B. P: AAaa x AAa C. P: AAAa x AAaa D. Tất cả các phép lai trên 19 Câu 53. Cơ thể mang kiểu gen AAa giảm phân bình thường có thể tạo ra các loại giao tử nào sau đây? A. AA, Aa, aa B. Aaa, Aa, a C. A, Aa, aa, a D. AA, A, Aa, a Câu 54. Cơ thể mang kiểu gen AAaa giảm phân bình thường có thể tạo ra các loại giao tử nào sau đây? A. AA, Aa, aaa B. AA, Aa, aa C. AAA, aaa D. AAa, Aa, aa Câu 55. Cho biết N: hạt nâu, n: hạt trắng. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường. Phép lai không thể tạo ra kiểu hình hạt trắng ở con là: A. P: NNnn x NNnn B. P: NNNn x nnnn C. P: NNn x Nnnn D. P: Nnn x NNnn Câu 56. Phép lai có tỉ lệ kiểu hình 11 thân cao : 1 thân thấp là: A. AAaa x AAaa B. AAa x AAa C. AAAa x AAAa D. AAaa x Aa Câu 57. Tế bào mang kiểu gen Aaa thuộc thể đột biến nào sau đây? A. Dị bội 2n + 1 hay tam bội 3n B. Dị bội 2n + 2 hay tứ bội 4n C. Dị bội 2n – 2 D. Thể một nhiễm Câu 58. Tế bào của bắp (2n = 20) nguyên phân không hình thành thoi vô sắc dẫn đến tạo ra thể nào sau đây? A. Tam bội 3n = 30 B. Tứ bội 4n = 40 C. Lưỡng bội 2n = 20 D. Ngũ bội 5n = 50 Câu 59: Để khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa về mặt di truyền người ta thường tiến hành đa bội hóa để A. làm thay đổi số lượng NST B. làm thay đổi cấu trúc NST C. làm thay đổi cách sắp xếp gen trên NST D. làm cho mỗi NST đều có 1 NST tương đồng Câu 60: Cônsixin là hoá chất có hiệu quả rất cao trong việc: A. Gây đột biến đa bội thể B. Gây đột biến dị bội thể C. Gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể . D. Gây đột biến gen CÂU HỎI ĐỘT BIẾN GEN, ĐỘT BIẾN NST TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC 1. ĐỀ THI CĐ 2012 Câu 1: Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các gen như sau: ABCDEGHIK. Do đột biến nên trình tự các gen trên nhiễm sắc thể này là ABHGEDCIK. Đột biến này thuộc dạng A. đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể. C. lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. mất đoạn nhiễm sắc thể. Câu 2: Ở một loài thực vật lưỡng bội, trong tế bào sinh dưỡng có 6 nhóm gen liên kết. Thể một của loài này có số nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của nguyên phân là A. 24. B. 22. C. 11. D. 12. Câu 3: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy 20 định hoa trắng. Biết rằng cơ thể tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng? A. Aaaa × Aaaa. B. AAaa × AAaa. C. AAaa × Aaaa. D. AAAa × AAAa. Câu 4: Biết rằng các thể tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 5 loại kiểu gen? A. Aaaa × Aaaa. B. AAaa × AAAa. C. Aaaa ×AAaa. D. AAaa × AAaa. Câu 5: Ở người, những hội chứng nào sau đây là do đột biến số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể thường? A. Hội chứng Đao và hội chứng Tơcnơ. B. Hội chứng Etuôt và hội chứng Claiphentơ. C. Hội chứng Patau và hội chứng Etuôt. D. Hội chứng Đao và hội chứng Claiphentơ. Câu 6: Khi nghiên cứu một dòng đột biến của một loài côn trùng được tạo ra từ phòng thí nghiệm, người ta thấy trên nhiễm sắc thể số 2 có số lượng gen tăng lên so với dạng bình thường. Dạng đột biến nào sau đây có thể là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trên? A. Mất đoạn. B. Đảo đoạn. C. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn. Câu 7: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây? A. AaBbEe. B. AaBbDdEe. C. AaaBbDdEe. D. AaBbDEe. 2. ĐH 2009 Câu 1: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là A. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 10 và 4n = 40. B. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích thước. C. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt. D. Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau. Câu 2: Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là A. 80. B. 20. C. 22. D. 44. Câu 3: Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể ở người, ta thấy những người có nhiễm sắc thể giới tính là XY, XXY hoặc XXXY đều là nam, còn những người có nhiễm sắc thể giới tính là XX, XO hoặc XXX đều là nữ. Có thể rút ra kết luận A. gen quy định giới tính nam nằm trên nhiễm sắc thể Y B. nhiễm sắc thể Y không mang gen quy định tính trạng giới tính. C. sự biểu hiện giới tính chỉ phụ thuộc vào số lượng nhiễm sắc thể giới tính X. D. sự có mặt của nhiễm sắc thể giới tính X quyết định giới tính nữ. Câu 4: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp 21 tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là A. 1/4. B. 1/8. C. 1/6 D. 1/2 Câu 5: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài này là : A. 21 B. 14 C. 42 D. 7 3. ĐH 2010 Câu 1: Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là A. mất một cặp A - T. B. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. C. mất một cặp G - X. D. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T. Câu 2: Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là A. ABb và A hoặc aBb và a. B. ABB và abb hoặc AAB và aab. C. ABb và a hoặc aBb và A. D. Abb và B hoặc ABB và b. Câu 3: Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có kiểu gen Bb, ở đời con thu được phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Các cây hoa trắng này có thể là thể đột biến nào sau đây? A. Thể bốn. B. Thể một. C. Thể không. D. Thể ba. Câu 4: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là A. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. C. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. Câu 5: Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là A. 2n + 1 - 1 và 2n - 2 - 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n - 1 + 1. B. 2n + 1 + 1 và 2n - 1 - 1 hoặc 2n + 1 - 1 và 2n - 1 + 1. C. 2n + 2 và 2n - 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n - 2 - 1. D. 2n + 1 + 1 và 2n - 2 hoặc 2n + 2 và 2n - 1 - 1. Câu 6: Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các thể ba này A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau. 22 B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau. C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau. D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau. 4. ĐH 2011 Câu 1: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Dùng cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F1. Chọn ngẫu nhiên hai cây F 1 cho giao phấn với nhau, thu được F 2 gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen của F2 là: A. 5 AAA : 1AAa : 5 Aaa : 1 aaa B. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa C. 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 5 aaa D. 1 AAA : 5 AAa : 1Aaa : 5 aaa Câu 2 : Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như sau: Nòi 1 :ABCDEFGHI ; nói 2: HEFBAGCDI; nòi 3: ABFEDCGHI; nòi 4: ABFEHGCDI Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là: A. 1  3  4 2 B. 1 4  2  3 C. 1  3  2  4 D. 1  2  4  3 Câu 3: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Đột biến gen làm xuất hiện cá alen khác nhau trong quần thể. B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể. C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. D. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. Câu 4: Khi nói về thể di đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường. B. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật. C. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới. D. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa. Câu 5: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit loại guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen a là: A. A = T = 799; G = X = 401. B. A = T = 801; G = X = 400. C. A = T = 800; G = X = 399. D. A = T = 799; G = X = 400. Câu 6: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen AAaa cho đời con có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ A. 2 . 9 B. 1 . 2 C. 17 . 18 D. 4 . 9 5. ĐH 2013 Câu 1: Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây 23 (1) AAaaBBbb × AAAABBBb (2) AaaaBBBB × AaaaBBbb (3) AaaaBBbb × AAAaBbbb (4) AAAaBbbb × AAAABBBb (5) AAAaBBbb × Aaaabbbb (6) AAaaBBbb × AAaabbbb Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lại trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là A. (2) và (4). B. (3) và (6) C. (1) và (5) D. (2) và (5) Câu 2: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau: Thể đột biến I II III IV V VI Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng 48 84 72 36 60 108 Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là A. II, VI B. I, II, III, V C. I, III D. I, III, IV, V Câu 3: Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào A. môi trường sống và tổ hợp gen B. tần số phát sinh đột biến C. số lượng cá thể trong quần thể D. tỉ lệ đực, cái trong quần thể. Câu 4: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb × ♀ AaBb . Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội? A. 9 và 6 B. 12 và 4 C. 9 và 12 D. 4 và 12 Câu 5: Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5%. Trong tổng số giao tử cái, giao tử mang alen a chiếm 10%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệ A. 0,5% B. 90,5% C. 3,45% D. 85,5% MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHỎ CUỐI BÀI GIÚP HỌC SINH NHỚ BÀI LÂU HƠN 1. Dùng hành động không dùng lời - Chia HS theo từng tổ, thi giữa các tổ. - Mỗi tổ cử 1 thành viên dùng hành động mô tả về nội kiểm tra của tổ bốc được. - Những thành viên còn trong vòng 5 phút viết nhanh nội dung câu trả lời. - So sánh giữa các tổ cho điểm. 2. ĐIỀN TỪ CÒN THIẾU VÀO CHỖ TRỐNG - Mỗi tổ cử 1 thành viên tham dự trò chơi. - Cho các đoạn mô tả kiến thức để từ còn trống - Các từ cần điền có đánh số. - Trong vòng 2p phải hoàn thành xong. - Cho điểm 3. ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ - Cho các hình ảnh về cơ chế, hậu quả và hình ảnh một số loại bệnh gây ra do đột biến. 24 - Cử HS tham gia điền đúng tên vào các hình ảnh đó trong vòng 2p. - Chữa và cho điểm. C. KẾT QUẢ THỰC HIỆN - Chuyên đề này áp dụng được 3 năm học : + Năm học 2011 - 2012 ôn học sinh giỏi vượt cấp 12, ôn thi đại học. + Năm học 2012 - 2013 ôn học sinh giỏi 12, ôn thi đại học. + Năm học 2013 - 2014 ôn học sinh giỏi vượt cấp 12, ôn thi đại học. - Đa số học sinh đều hứng thú khi học phần này, giải quyết nhanh các bài tập. - Phát huy được khả năng sáng tạo khi HS tham gia trò chơi nhớ bài lâu hơn. PHẦN III : KẾT LUẬN Tuy chuyên tôi nghiên cứu mới chỉ áp dụng được trên một phần rất nhỏ của sinh học nhưng do thời gian có hạn nên tôi chưa có thời gian để mở rộng đề tài của mình. Hi vọng rằng trong thời gian tới tôi sẽ hoàn thiện đề tài của mình và ngày một mở rộng hơn để có thể hoàn thiện các phương pháp giải nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm trong sinh học trên tất cả các vấn đề và nội dung được nghiên cứu trong chương trình học THPT nhằm mục đích kích thích được hứng thú và sự say mê trong học tập bộ môn, đồng thời học sinh biết vận dụng các kiến thức đã được học để giải quyết các bài tập có liên quan. Trên đây là chuyên đề mà tôi nghiên cứu và trình bày đến quý thầy, cô giáo đồng nghiệp trong trường và trường bạn. Rất mong sự góp ý chân thành của quý thầy, cô để tôi có thể hoàn thiện đề tài của mình ngày một tốt hơn và mở rộng hơn trong thời gian tới. 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp giải nhanh các bài toán sinh học. tác giải Trần Dũng Hà NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 2. Phương pháp giải bài tập sinh học . tác giả Nguyễn Văn Sang NXB Đà Nẵng 3. Bài tập nâng cao hoá sinh . tác giả Trần Văn Minh – Lê Thị Kim Dung NXB Thanh Niên. 4. Mạng internet :violet.vn 26 [...]... việc: A Gây đột biến đa bội thể B Gây đột biến dị bội thể C Gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể D Gây đột biến gen CÂU HỎI ĐỘT BIẾN GEN, ĐỘT BIẾN NST TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC 1 ĐỀ THI CĐ 2012 Câu 1: Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các gen như sau: ABCDEGHIK Do đột biến nên trình tự các gen trên nhiễm sắc thể này là ABHGEDCIK Đột biến này thuộc dạng A đảo đoạn nhiễm sắc thể B chuyển... Câu 34 Cơ thể mang kiểu gen DDd có thể thuộc thể đột biến nào sau đây? A Thể 3n hoặc thể 1 nhiễm kép B Thể 4n hoặc thể 3 nhiễm C Thể 4 nhiễm hoặc thể 2 nhiễm kép D Thể 3n hoặc thể 3 nhiễm Câu 35 Hạt phấn của loài A có n= 5 nhiễm sắc thể thụ phấn cho noãn của loài B có n= 7 nhiễm sắc thể Cây lai dạng song nhị bội có số nhiễm săc thể là A 24 B 12 C 14 D 10 Câu 36 Đậu Hà lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng... Aa: aa 6 6 6 6 c BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 1.Bộ NST lưỡng bội của loài 2n =14 Có bao nhiêu NST được dự đoán ở : 1 Thể một nhiễm 2 Thể ba nhiễm 3 Thễ bốn nhiễm 4 Thể khuyết nhiểm ( thể không nhiễm) 5 Thể ba nhiễm kép 6 Thể một nhiễm kép Bài 2 Một loài SV có số nhóm liên kết bằng 10 Do đột biến NST ,bộ NST có 22 NST Khả năng ĐB loại nào có thể xảy ra ? Sự khác nhau giữa các ĐB trên ? Bài 3 Ở ngô ,hạt phấn... gen liên kết Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau: Thể đột biến I II III IV V VI Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng 48 84 72 36 60 108 Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là A... thể lưỡng bội bình thường của một loài có 12 nhiễm sắc thể, trong tế bào cá thể B chỉ có 1 nhiễm sắc thể ở cặp thứ 4, cá thể đó là thể A một nhiễm B tam bội C đa bội lẻ D đơn bội lệch Câu 21 Gây đột biến nhân tạo bằng NMU401.Hạt phấn của loài A có n= 5 nhiễm sắc thể thụ phấn cho noãn của loài B có n= 7 nhiễm sắc thể Cây lai dạng song nhị bội có số nhiễm săc thể là: A 24 B 12 C 14 D 10 Câu 22: Tế bào... một đột biến đảo đoạn Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là: A 1  3  4 2 B 1 4  2  3 C 1  3  2  4 D 1  2  4  3 Câu 3: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? A Đột biến gen làm xuất hiện cá alen khác nhau trong quần thể B Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể C Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen D Đột biến gen có thể gây... và Ee Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây? A AaBbEe B AaBbDdEe C AaaBbDdEe D AaBbDEe 2 ĐH 2009 Câu 1: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n) Cơ sở khoa học của khẳng định trên là A số nhiễm sắc thể trong... săc thể là A 24 B 12 C 14 D 10 Câu 36 Đậu Hà lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14 Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà lan có chứa 16 nhiễm sắc thể có thể được tìm thấy ở: A Thể 3 nhiễm B Thể 4 nhiễm hoặc thể 2 nhiễm C Thể 3 nhiễm kép hoặc thể 2 nhiễm D Thể 4 nhiễm hoặc thể 3 nhiễm kép Câu 37: Loài hành tây (Allium fislosum) có số lượng NST là 2n=16 Câu nào trong các câu sau đây là sai? A Hợp tử có 16 NST... nhau Câu 2: Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20 Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là A 80 B 20 C 22 D 44 Câu 3: Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể ở người, ta thấy những người có nhiễm sắc thể giới tính là XY, XXY hoặc XXXY đều là nam, còn những người có nhiễm sắc thể giới tính là XX, XO hoặc XXX đều là nữ Có thể rút ra kết luận A gen... 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể Các thể ba này A có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau 22 B có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau C có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau D có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có ... Câu 34 Cơ thể mang kiểu gen DDd thuộc thể đột biến sau đây? A Thể 3n thể nhiễm kép B Thể 4n thể nhiễm C Thể nhiễm thể nhiễm kép D Thể 3n thể nhiễm Câu 35 Hạt phấn loài A có n= nhiễm sắc thể thụ... hoá chất có hiệu cao việc: A Gây đột biến đa bội thể B Gây đột biến dị bội thể C Gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể D Gây đột biến gen CÂU HỎI ĐỘT BIẾN GEN, ĐỘT BIẾN NST TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC ĐỀ... aa 6 6 c BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 1.Bộ NST lưỡng bội loài 2n =14 Có NST dự đoán : Thể nhiễm Thể ba nhiễm Thễ bốn nhiễm Thể khuyết nhiểm ( thể không nhiễm) Thể ba nhiễm kép Thể nhiễm kép Bài Một

Ngày đăng: 24/10/2015, 16:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w