Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 114 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
114
Dung lượng
3,03 MB
Nội dung
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
U tân sinh (neoplasia) được định nghĩa là một khối mô bất thường phát
triển nhanh và vô tổ chức so với mô bình thường và vẫn phát triển tiếp tục sau
khi tác nhân kích thích sự bất thường này đã mất [31], [73].
Các u tân sinh được định danh theo nguồn gốc mô học: từ biểu mô
(epithelial) hay từ trung mô (mesenchymal). Về mặt sinh học tùy theo mức độ
sinh sản của tế bào mà có u lành hay u ác tính.
Về mặt thực hành, u tân sinh ở dạ dày bao gồm políp có cuống, políp
không cuống, ung thư ở giai đoạn sớm và u biểu mô nghịch sản…
Cắt niêm mạc qua nội soi (CNMQNS) được tiến hành từ năm 1973.
Lúc đầu, phương pháp này được xem như là “sinh thiết trọn”. Vào thập
niên 1990, các tác giả Nhật là những người đi tiên phong phát triển các
phương pháp này để điều trị các thương tổn tân sinh của ống tiêu hóa. Bác sĩ
nội soi là người đầu tiên áp dụng thành công phương pháp này trong điều trị
ung thư thực quản giai đoạn sớm [41], [44].
CNMQNS khó kiểm soát rìa mặt cắt và tổn thương có đường kính lớn
hơn 20 mm. Để khắc phục những hạn chế này, phương pháp cắt dưới niêm
mạc qua nội soi (CDNMQNS) đã và đang được nghiên cứu áp dụng rộng rãi
trên thế giới, đặc biệt tại Nhật và Hàn Quốc [9], [29], [30], [33], [37], [39].
Ung thư ống tiêu hóa giai đoạn sớm được định nghĩa là tổn thương khu
trú ở niêm mạc hoặc dưới niêm mạc chưa xâm lấn đến lớp cơ (muscularis
propria) có tỉ lệ di căn hạch rất thấp [40], [41], [42].
Mặc dù diễn tiến tự nhiên của loại bệnh lý này tương tự nhau trên toàn
thế giới nhưng cách xử lý giữa các tác giả phương Đông và phương Tây rất
khác nhau. Cắt bỏ rộng là quan điểm của các tác giả phương Tây trong khi
các tác giả phương Đông chuộng phương pháp điều ít xâm hại hơn.
2
CNMQNS và CDNMQNS được ứng dụng rộng rãi trên thế giới để điều
trị các thương tổn tân sinh của ống tiêu hóa trong đó có các thương tổn tiền
ung thư và các ung thư giai đoạn sớm của ống tiêu hóa [46], [44], [49], [52],
[57], [58], [63].
Nhiều nghiên cứu cho thấy ung thư ống tiêu hóa giai đoạn sớm có tỉ lệ
di căn hạch rất thấp. Gotoda [35] ghi nhận tỉ lệ di căn hạch 0% nếu ung thư
khu trú ở niêm mạc dạ dày có kích thước 20 mm dù có hoặc không có biệt
hóa ở tế bào ung thư.
Kỹ thuật CNMQNS và CDNMQNS đang được thực hiện tại Nhật và
Hàn Quốc như là một phương pháp chẩn đoán giai đoạn vừa là phương pháp
điều trị các thương tổn tân sinh và ung thư dạ dày giai đoạn sớm.
Do đó CNMQNS có thể điều trị triệt để ung thư giai đoạn sớm với kết
quả ban đầu tương đương với phẫu thuật nhưng lại có nhiều ưu điểm như
bệnh nhân hồi phục sớm, thời gian nằm viện ngắn, ít đau, thẩm mỹ... [59],
[58].
Ở Việt Nam, kỹ thuật này đã được thực hiện tại BV. Bạch Mai và BV.
Chợ Rẫy tuy nhiên chưa mang tính phổ biến. Hiện tại, ngành nội soi tiêu hóa
đã phát triển mạnh nên tỉ lệ chẩn đoán được các thương tổn tân sinh ngày
càng nhiều. Nhận thấy CNMQNS có thể áp dụng ở Việt Nam nên chúng tôi
tiến hành nghiên cứu áp dụng phương pháp điều trị này với mục tiêu nghiên
cứu như sau:
1. Khảo sát tỉ lệ thành công của CNMQNS trong điều trị các thương tổn
tân sinh ở dạ dày như políp không cuống, ung thư giai đoạn sớm hoặc
thương tổn nghịch sản.
2. Khảo sát tỉ lệ biến chứng thủng và chảy máu sau CNMQNS trong điều
trị các thương tổn tân sinh ở dạ dày như políp không cuống, ung thư
giai đoạn sớm hoặc thương tổn nghịch sản.
3
3. Đánh giá kết quả sớm khi theo dõi tái khám trong thời gian thực hiện
nghiên cứu này đối với điều trị các thương tổn tân sinh ở dạ dày.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. UNG THƯ DẠ DÀY GIAI ĐOẠN SỚM
1.1.1. Định nghĩa
Ung thư ống tiêu hóa giai đoạn sớm là những ung thư khu trú trong
niêm mạc hoặc lớp mô đệm hoặc lớp dưới niêm mạc, chưa xâm lấn qua lớp
cơ ống tiêu hóa, có tỉ lệ di căn hạch rất thấp. Đó là những ung thư Tis và T1
theo hệ thống phân loại giai đoạn TNM của hiệp hội phòng chống ung thư
quốc tế [12], [67].
1.1.2. Phân loại ung thư dạ dày giai đoạn sớm theo các tác giả Nhật
Theo các bác sĩ nội soi Nhật, ung thư giai đoạn sớm của ống tiêu hóa
nói chung và của dạ dày nói riêng được gọi là những ung thư týp 0 để phân
biệt với những ung thư tiến triển theo phân loại của Borrmann [12],[89].
Týp 0 - I: Tổn thương nhô cao hơn 2 lần niêm mạc bình thường (hình
1.1).
Týp 0 - II: Chia làm 3 týp như sau:
* Týp 0 - IIa: Tổn thương hơi nhô cao bằng hoặc nhỏ hơn 2 lần niêm
mạc bình thường, tế bào ác tính nằm trên bề mặt tổn thương nhô cao
(hình 1.2).
* Týp 0 - IIb: Tổn thương phẳng, tế bào ác tính nằm trên bề mặt tổn
thương (hình 1.3).
* Týp 0 - IIc: Tổn thương hơi lõm, tế bào ác tính nằm ở đáy tổn
thương (hình 1.4).
Týp 0 - III: Tổn thương lõm sâu, là týp giống ổ loét với các tế bào ác
tính hiện diện ở bờ tổn thương (hình 1.5).
5
Týp 0 - IIa và 0 - IIc là các týp thường gặp của ung thư sớm. Týp 0 - IIa
thường gặp ở hang vị và thường là carcinoma có biệt hóa. Týp 0 - IIc thường
gặp ở phình vị và là carcinoma không biệt hóa.
Carcinôm có biệt hóa có đặc điểm là lan rộng bề mặt niêm mạc và dưới
niêm mạc, trong khi đó ung thư không biệt hóa là týp xâm nhập. Ung thư có
biệt hóa phát triển từ chuyển sản ruột, trong khi đó ung thư không biệt hóa
phát triển từ biểu mô tuyến.
Týp 0 - IIb khó chẩn đoán nhất, thường chỉ chẩn đoán được dựa vào sự
thay đổi màu sắc niêm mạc so với xung quanh. Ngoài ra còn có các týp phối
hợp như: 0 - IIa + IIc (hình 1.6), 0 – IIc + IIa (hình 1.7)…
Týp 0 - I và 0 - IIa phát triển thành týp Borrmann 1 và 2 theo phân loại
ung thư tiến triển của Borrmann. Týp 0 - IIc và 0 - III phát triển thành týp
Borrmann 3 và 4.
2,5 mm
Hình 1.1: Hình minh họa tổn thương 0 – I
của ung thư giai đoạn sớm của ống tiêu hóa [12].
6
Hình 1.2: Hình minh họa tổn thương 0 – IIa
của ung thư giai đoạn sớm của ống tiêu hóa [12].
Hình 1.3: Hình minh họa tổn thương 0 – IIb
của ung thư ống tiêu hóa giai đoạn sớm [12].
Hình 1.4: Hình minh họa tổn thương 0 – IIc
của ung thư ống tiêu hóa giai đoạn sớm [12].
7
Hình 1.5: Hình minh họa tổn thương 0 – III
của ung thư ống tiêu hóa giai đoạn sớm [12].
Hình 1.6: Hình minh họa tổn thương 0 – IIa + IIc
của ung thư ống tiêu hóa giai đoạn sớm [12].
Hình 1.7: Hình minh họa tổn thương 0 – IIc + IIa
của ung thư ống tiêu hóa giai đoạn sớm [12].
8
Phân loại theo mức độ xâm lấn trên mô học đối với ung thư ống tiêu
hóa giai đoạn sớm (T1):
- Ung thư trong niêm mạc được chia như sau (hình 1.8):
* m1: ung thư tại biểu mô tuyến.
* m2: ung thư đến lớp mô đệm.
* m3: ung thư đến lớp cơ niêm.
- Ung thư dưới niêm mạc cũng được chia như sau (hình 1.8):
* sm1: ung thư giới hạn đến 1/3 trên của lớp dưới niêm mạc.
* sm2: ung thư đến 1/3 giữa của lớp dưới niêm mạc.
* sm3: ung thư đến 1/3 sâu của lớp dưới niêm mạc.
Hình 1.8: Hình vẽ minh họa phân loại ung thư ống tiêu hóa
giai đoạn sớm [89].
9
1.1.3. Diễn tiến tự nhiên của ung thư dạ dày giai đoạn sớm
Theo Fujita [31] trong niêm mạc dạ dày bình thường, tất cả các tế bào
biểu mô tuyến đều được thay thế bởi các tế bào mới, vì vậy một vài tế bào
ung thư nếu có xuất hiện cũng sẽ bị thay thế bởi các tế bào mới theo quy luật
tự nhiên trước khi chúng phát triển thành ung thư thật sự.
Khi có viêm teo niêm mạc hoặc có viêm dạ dày kèm chuyển sản ruột,
các nhánh tuyến môn vị bị tách ra khỏi nhánh chính và dần dần di chuyển vào
sâu trong niêm mạc, sự di chuyển này do quá trình viêm kéo dài và do sự tái
tạo tuyến tạo thành.
Nếu có tế bào ung thư ở các nhánh tuyến này, các tế bào ung thư không
còn bị thay thế bởi các tế bào mới nữa, lúc này tế bào ung thư có thể phát
triển thành ung thư thật sự.
Hình 1.9: Sự phát triển của ung thư dạ dày giai đoạn sớm [31].
Hình A và B: trong ống tuyến bình thường, tế bào ung thư sẽ bị thay thế bởi
tế bào bình thường theo quy luật tự nhiên.
Hình B, C, D và E: nếu có viêm teo hoặc viêm dạ dày kèm chuyển sản ruột, tế
bào ung thư bị giam giữ trong các nhánh tuyến môn vị, sau đó phân chia
10
nhanh chóng và không bị thay thế bởi các tế bào bình thường trong nhánh
chính như đã nêu ở trên.
Các tế bào ung thư xuất phát từ lớp giữa hoặc lớp sâu hơn trong niêm
mạc dạ dày, các tế bào này tăng sinh về số lượng rất nhanh và ăn lan đến bề
mặt niêm mạc dạ dày khi ung thư có đường kính 2 mm (hình 1.9). Sau khi
ung thư ăn lan đến bề mặt niêm mạc dạ dày, do sự tác động của dịch vị và
thức ăn, tốc độ phát triển của ung thư trở nên rất chậm.
Fujita [31] ước tính tổng thời gian xuất hiện ung thư trong niêm mạc dạ
dày từ 14 đến 21 năm. Khi ung thư niêm mạc dạ dày có đường kính trung
bình là 3 cm thì ung thư từ niêm mạc xâm lấn xuống lớp dưới niêm mạc.
Sau khi ung thư xâm lấn xuống đến lớp sâu hơn niêm mạc, ung thư
không còn chịu sự tác động của dịch vị và thức ăn nữa. Lúc này ung thư phát
triển với tốc độ nhanh trở lại, tạo ra xâm lấn và di căn.
Sau đó bệnh nhân sẽ chết khi ung thư đạt được kích thước trung bình là
10 cm. Thời gian tính từ lúc ung thư ăn lan xuống lớp dưới niêm mạc đến lúc
tử vong là khoảng 1,5 đến 8 năm. Do đó, Fujita nhận thấy rằng diễn tiến tự
nhiên của ung thư dạ dày dài gần 29 năm.
Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra bằng chứng
đáng tin cậy về tốc độ phát triển của ung thư ở trong niêm mạc dạ dày.
Fujita [31] nhận thấy rằng ung thư phát triển chậm trong niêm mạc dạ dày
nhờ đó bác sĩ nội soi có nhiều cơ hội để phát hiện các ung thư trong niêm mạc
này.
Các ung thư nhỏ hơn 2 cm có thể được điều trị khỏi hoàn toàn với tỉ lệ
thành công rất cao, trong khi đó các ung thư có đường kính 3 cm thường đã
có xâm lấn xuống lớp dưới niêm mạc [31].
11
1.1.4. Tỉ lệ di căn hạch của ung thư dạ dày giai đoạn sớm
Năm 2000, tại Nhật, Gotoda [35] đã nghiên cứu trên 5265 bệnh nhân có
ung thư dạ dày giai đoạn sớm được mổ cắt dạ dày và nạo hạch tại hai bệnh
viện lớn đó là trung tâm ung thư quốc gia và viện ung thư.
Trong nghiên cứu của Gotoda [35], 57,2% bệnh nhân có ung thư khu
trú trong niêm mạc dạ dày và 42,8% bệnh nhân có ung thư xâm lấn xuống lớp
dưới niêm mạc. Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ cho thấy các ung thư niêm
mạc có tỉ lệ di căn hạch thấp hơn so với các ung thư đã xâm lấn dưới niêm
mạc, chỉ có 2,2% ung thư niêm mạc có di căn hạch vùng, trong khi đó có đến
17,9% ung thư xâm lấn dưới niêm mạc có di căn hạch vùng [35].
Tỉ lệ di căn hạch của các ung thư niêm mạc có loét cao hơn so với các
ung thư không có loét. Tỉ lệ di căn hạch của ung thư niêm mạc có biệt hóa và
không có loét với bất kỳ kích thước nào kể cả > 31 mm là 0%, tỉ lệ di căn
hạch của ung thư niêm mạc có đường kính 20 mm, không biệt hóa và không
có loét là 0%.
Trong khi đó, ung thư niêm mạc có biệt hóa và có loét có tỉ lệ di căn
hạch là 0% nếu có đường kính 20 mm, tỉ lệ di căn hạch của ung thư niêm
mạc có loét và không biệt hóa là ≥ 1,3% [35].
1.2. POLÍP DẠ DÀY
1.2.1. Políp dạ dày lành tính
Políp là một u lành ở niêm mạc của đường tiêu hóa do những tổn
thương tái tạo không tân sinh.
Theo Nakamura [72] políp dạ dày là những tổn thương nhô lên của
niêm mạc dạ dày, tổn thương này có ranh giới rõ, có hình dạng khác nhau,
đây là những tổn thương lành tính nhưng có thể chuyển thành ác tính.
Năm 1911, Heinz là người đầu tiên phát hiện políp qua x quang dạ dày
có cản quang. Đến năm 1922 Schendler trở thành người đầu tiên phát hiện
12
políp qua nội soi dạ dày. Borrmann và Konjetzny là hai người đầu tiên mô tả
políp dạ dày có nhiều loại khác nhau. Sau đó Merkel, Reifferscheid và
Gieseler đã dựa vào các mô tả này để đưa ra phân loại políp.
Năm 1951 Walk ghi nhận có 2 trường hợp u nhung mao dạ dày có hình
giống như trái bắp cải, ông so sánh 51 trường hợp khác đã được công bố có
nguy cơ ung thư cao và rút ra kết luận các loại políp này cần được điều trị
khác với políp dạ dày thông thường.
Sau khi phân tích 153 políp dạ dày, Monaco phát hiện có 3 políp không
cuống giống u tuyến của đại tràng và 10 políp có nghịch sản nặng.
Políp biểu mô tuyến dạ dày được chia thành hai nhóm là políp tăng sản
và u tuyến [2], [5], [20], [101]. Về mô học, cũng giống như viêm dạ dày phì
đại hoặc tăng sản dạng políp, políp tăng sản có dãn dạng nang của các tuyến,
phản ứng viêm và các tuyến phát triển xuống lớp cơ niêm.
Theo Hattori [38] u tuyến ở dạ dày gồm có các u tuyến, ung thư dạ dày
dạng políp.
Phân loại như đã nêu ở trên được chấp nhận rộng rãi tại Nhật, Mỹ và
Châu Âu. Sau đó có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng políp dạ dày còn có
nhiều loại khác nhau.
Qua nghiên cứu mô bệnh học của 611 políp dạ dày, Nakamura [72]
nhận thấy các loại políp hoàn toàn khác nhau và không có biến đổi qua lại
giữa các loại políp.
Políp dạ dày là những tổn thương nhỏ và đa số không có triệu chứng,
các políp này có thể bị bỏ sót khi nội soi dạ dày. Políp thường gặp ở dạ dày
với xuất độ 0,6% – 3% các trường hợp nội soi dạ dày [68].
Kích thước políp có thể thay đổi từ vài milimét đến vài centimét, nhìn
chung políp dạ dày thường nhỏ, có đường kính < 1 cm, bờ rõ, nhô lên so với
13
niêm mạc xung quanh. Vì qua nội soi dạ dày bác sĩ nội soi có thể chẩn đoán
và cắt políp nên nội soi dạ dày là lựa chọn đầu tiên để điều trị políp dạ dày.
Políp dạ dày có thể được chia thành nhóm tổn thương xuất phát từ biểu
mô tuyến và nhóm tổn thương không xuất phát từ biểu mô tuyến. Nhóm tổn
thương xuất phát từ biểu mô tuyến gồm políp tăng sản, políp tuyến ống phình
vị, u tuyến.
Ngược lại với políp đại tràng, đa số políp dạ dày thuộc nhóm políp xuất
phát từ biểu mô tuyến, chiếm 80 – 90% políp dạ dày. Nhóm tổn thương không
xuất phát từ biểu mô tuyến gồm các u dưới niêm mạc. Một số tác giả chỉ chia
políp thành hai loại: políp tăng sản và u tuyến [101].
Políp tăng sản là políp thường gặp nhất trong các políp dạ dày, chiếm
28 – 75% các trường hợp, sau đó là políp tuyến ống phình vị và u tuyến [68],
[72], [95]. Theo Zea-Iriarte [112] políp tăng sản ở dạ dày chiếm đa số khoảng
85 – 91%.
Qua khảo sát 153 bệnh nhân trong 5 năm, Morais [68] ghi nhận có
71,3% políp tăng sản. Năm 2006, qua nghiên cứu hồi cứu 74 bệnh nhân,
Yoon [110] ghi nhận tỉ lệ políp tăng sản là 31,8%.
Theo Chi [20] tần suất thay đổi lớn giữa các tác giả có lẽ do quan điểm
khác nhau về políp tăng sản. Políp tăng sản có ở cả nam giới và nữ giới với tỉ
lệ như nhau và thường gặp ở các bệnh nhân trên 60 tuổi. Trước đây políp này
được xem là políp lành tính, không có ung thư hóa, nhưng dần dần có nhiều
báo cáo có ung thư hoặc nghịch sản xảy ra ở políp này [38],[112].
Vào năm 2003, Alper [11],[32] và Gencosmanoglu [33] cùng ghi nhận
có trường hợp bị hẹp môn vị do políp tăng sản ở hang vị. Đến năm 2004,
Focht [26] đã mô tả 1 bé gái 7 tuổi có políp hang vị gây hẹp. Políp có thể thấy
ở khắp nơi trong dạ dày, theo Morais [68] políp tăng sản thường gặp nhất ở
14
hang vị, sau đó là thân vị, phình vị và miệng nối vị – tràng, các políp này đa
số là đơn độc và khoảng 8,2% là đa políp.
Morais [68] còn nhận thấy rằng 0,9% có ung thư vị trí trung tâm políp
ở những políp có kích thước 4 cm và có cuống, các políp này được phát hiện
ở miệng nối vị tràng theo Billroth II sau cắt dạ dày, điều này chỉ xảy ra với
políp tăng sản.
Nguy cơ ung thư trung tâm políp tăng sản ít xảy ra và không được xem
là tổn thương tiền ung thư, những nghiên cứu trước đây ghi nhận tỉ lệ ung thư
ở trung tâm của políp tăng sản < 1% [72].
Những políp tăng sản phát triển nhanh, to ra và trở thành những políp
to có cuống hoặc không cuống kèm xuất hiện nghịch sản hoặc u tuyến và có
thể chuyển thành ung thư, đa số ung thư xuất hiện ở políp tăng sản là ung thư
có biệt hóa. Hirasaki [40] khuyến cáo nên sinh thiết dù đó là những políp tăng
sản có kích thước nhỏ vì bác sĩ nội soi không thể nhận ra được có hay không
có ung thư ở những políp này.
Trước đây các políp tăng sản được xem như không liên quan đến ung
thư nhưng đã có một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ chuyển thành nghịch sản
hoặc ung thư gia tăng, khoảng 1,9 - 19% có nghịch sản và ≤ 13,5% chuyển
thành ung thư [40],[72].
Khi quan sát qua nội soi dạ dày, đó là những políp tròn mềm láng có
cuống hoặc không, políp có thể chảy máu hoặc loét, có thể có một hoặc nhiều
políp ở bất kỳ vị trí nào trong dạ dày, kích thước políp có thể từ vài mm đến
vài cm, khi políp to có loét bề mặt dễ bị chẩn đoán lầm với ung thư.
Políp tăng sản được phủ bởi niêm mạc bình thường, nhưng các políp to
thường được phủ bởi niêm mạc hơi đỏ. Về vi thể, Chi [20] nhận thấy políp
tăng sản có phù nề mô dưới niêm mạc và có viêm mô đệm, điều này khác so
với políp tăng sản ở đại - trực tràng.
15
Políp tăng sản gồm những tuyến tăng sản được lót bởi các tế bào giống
tế bào ở phần sâu của niêm mạc, các tế bào này xếp thành một lớp đều đặn,
phần mô đệm có thấm nhập viêm, phù nề lớp dưới niêm mạc [72].
Políp tuyến ống phình vị còn được gọi là nang ống tuyến Elster. Theo
Chi [20] políp này chiếm đến 47% các políp dạ dày, không rõ cơ chế bệnh
sinh nhưng thường xuất hiện ở đa políp gia đình. Thường gặp políp này ở phụ
nữ tuổi từ 40 đến 69, các políp này thường xuất hiện ở phình vị và thân
vị [20], [68].
Theo Chi [20] các políp này có thể riêng lẻ nhưng thường là đa políp
tập trung thành đám chứ không rãi rác, qua nội soi trông giống như chùm nho.
Kích thước políp thường nhỏ từ 2 - 3 mm đường kính và khó phát hiện políp
giữa các nếp niêm mạc dạ dày. Niêm mạc phủ lên políp có màu sắc giống như
niêm mạc bình thường xung quanh nhưng đôi khi có màu tái hơn, do đó cách
tốt nhất để quan sát políp là bơm khí làm căng dạ dày khi soi.
Có tác giả cho rằng khó phân biệt políp này với các u carcinoid vì hình
dạng và vị trí cũng như số lượng nhiều giống nhau. Políp tuyến ống phình vị
được xem như ít có khả năng ung thư hóa nhưng có một vài nghiên cứu cho
thấy có sự liên quan giữa políp này và u tuyến cũng như ung thư đại trực
tràng.
Theo Jung [51] có 12,5% ung thư đại trực tràng, 28,1% u tuyến ống và
4,7% u tuyến có nghịch sản ở những bệnh nhân có políp tuyến ống phình vị.
Về mô học, políp tuyến ống phình vị gồm các ống dãn tạo thành các nang nhỏ
lót bởi tế bào chính và tế bào thành.
Nghiên cứu của Morais [68] cho thấy các políp tuyến ống phình vị
chiếm khoảng 16,3% các trường hợp políp dạ dày, đa số là đa políp có đường
kính nhỏ hơn 1 cm, không có trường hợp nào políp có ung thư, không có thay
16
đổi cấu trúc mô học và không có mối liên quan giữa việc dùng thuốc ức chế
bơm proton và bệnh sinh.
U tuyến dạ dày chiếm khoảng 5 – 10 % các trường hợp políp dạ dày.
U thường thấy ở hang vị và có kích thước to hơn políp tuyến ống với phần
trên sùi như bông cải, u này thường không có cuống. Đôi khi u có bề mặt chia
nhiều thùy.
Niêm mạc trên u tuyến thường trơn láng và có màu hơi đỏ. U tuyến của
dạ dày được xem như là tổn thương tiền ung thư vì có nguy cơ chuyển thành
ung thư tùy theo kích thước và cấu trúc vi thể, u có nghịch sản tế bào và có
bất thường giống như u tuyến nhánh hoặc u tuyến ống của đại tràng.
Nếu u tuyến lớn hơn 2 cm, u có nguy cơ xuất hiện ung thư hóa hơn các
u nhỏ hơn, nhưng ung thư vẫn có thể xảy ra ở các políp có kích thước to nhỏ
bất kỳ, đặc biệt nếu có u tuyến kèm có viêm teo niêm mạc dạ dày xung quanh,
do đó cần sinh thiết khi phát hiện được u qua nội soi dạ dày.
U tuyến dạ dày có thể xảy ra ở bệnh đa u tuyến gia đình nhưng ít gặp
hơn so với políp tuyến ống phình vị. Qua khảo sát 153 bệnh nhân trong 5
năm, Morais [68] ghi nhận có 12,4% u tuyến, đa số là políp không cuống ở
hang vị, tỉ lệ này chiếm 50% trường hợp.
Políp này có thể chuyển thành ung thư, Berg [15] nhận thấy 35% u
tuyến sẽ chuyển thành ung thư. U tuyến nhánh và u tuyến ống nhánh có nguy
cơ ung thư cao hơn u tuyến ống [72].
Nếu u có kích thước càng lớn thì khả năng ung thư càng cao, theo
Morais [68] có 10,5 % u tuyến kích thước từ 1,5 đến 2 cm có ung thư trung
tâm políp, đó là những u có dạng nửa cuống và có lõm trung tâm u, những u
có kích thước nhỏ hơn 1,5 cm không có ung thư.
Tương tự như vậy, Nakamura [72] cũng nhận thấy u tuyến càng to càng
có khả năng ung thư, ông thống kê thấy rằng 24% políp này với kích thước từ
17
2 cm trở lên có ung thư. U tuyến dạ dày chia làm 3 dạng: dạng tuyến ống,
tuyến nhánh và tuyến ống – nhánh.
U tuyến nhánh đôi khi khó phát hiện vì u dẹt và không có cuống, u khó
phát hiện do giống với nếp niêm mạc dạ dày bình thường. Về mô học, u có
hình ảnh đặc trưng là u được cấu tạo bởi biểu mô tuyến hình trụ, các tế bào
biểu mô này có các nhân dài ra bất thường.
1.5.2. Khả năng ung thư hóa của políp dạ dày
Có rất nhiều báo cáo về việc phát hiện políp ung thư hóa ở dạ dày. Năm
1953, Stout đã mô tả hai trường hợp có ung thư của u tuyến ở dạ dày, và cũng
trong năm này có 2 báo cáo khác cũng mô tả có ung thư ở các políp.
Năm 1961, Bowden [17] báo cáo phát hiện ung thư ở políp dạ dày có
đường kính 1 cm. Năm 1978, Remmele và Kolb nhận thấy có một số trường
hợp xuất hiện ung thư ở políp tăng sản.
Sau đó có vài bài báo cáo về khả năng có ung thư ở những políp tăng
sản có kích thước lớn hơn 2 cm, nhưng có tác giả nhận thấy rằng những políp
nhỏ 5 mm vẫn có thể xuất hiện ung thư.
Hirasaki [40] tình cờ qua nội soi dạ dày phát hiện có ung thư tế bào
nhẫn ở políp tăng sản kích thước nhỏ 5 x 6 mm, từ đó ông khuyên nên sinh
thiết các políp dạ dày bất kể kích thước to hay nhỏ.
Năm 1985, Hattori [38] thống kê có 4,4% políp tăng sản có ung thư.
Theo Tomasulo [101] tỉ lệ này thay đổi trong khoảng 2 – 6%. Qua khảo sát
153 bệnh nhân trong 5 năm, Morais [68] ghi nhận có 0,9% políp tăng sản có
ung thư và 10,5% u tuyến có ung thư.
Năm 1995, Hizawa [42] thống kê 263 trường hợp cắt políp dạ dày và
ghi nhận có 1,3% políp tăng sản có ung thư. Năm 2005, Fry [27] báo cáo có
trường hợp ung thư tế bào nhẫn ở políp tăng sản khi soi dạ dày.
18
Năm 2007, Hirano [39] đã phát hiện có ung thư tế bào nhẫn ở políp
tăng sản khi soi dạ dày ở những bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ hàng
năm ở Nhật.
Cùng năm 2007, ở Mỹ, Mishra [64] cũng đã phát hiện có ung thư biệt
hóa kém ở políp tăng sản. Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu cho thấy políp tăng
sản cũng có nguy cơ ung thư nhưng hiếm xảy ra với tỉ lệ ≤ 4,5% các trường
hợp.
Về mặt vi thể, políp chia thành políp tăng sản và u tuyến, trong đó chỉ
có u tuyến có liên quan đến ung thư, đa số trường hợp cắt políp với mép cắt
có kèm niêm mạc bình thường qua nội soi mềm là đủ.
Theo Tomasulo [101] políp tăng sản có nguy cơ ung thư với tần suất
28%, trong khi đó u tuyến có tần suất ung thư cao hơn chiếm đến 59%, có
mối liên quan giữa políp và ung thư dạ dày vì có 35% ung thư dạ dày sau
phẫu thuật có políp kèm theo và có ung thư tại chổ ở u tuyến dạ dày, có mô u
tuyến ở bờ của ung thư dạ dày.
Trong 2 loại políp, 59% u tuyến dạ dày có ung thư và 28% políp tăng
sản dạ dày có ung thư [101]. Không có bằng chứng rõ ràng về việc políp tăng
sản có nguy cơ ung thư như u tuyến, nhưng có vài trường hợp políp tăng sản
có các tế bào u tuyến ở bề mặt, điều này có thể do biểu mô tuyến ở đỉnh políp
thường xuyên bị kích thích dẫn đến viêm mạn tính dẫn đến ung thư hóa.
Theo Tomasulo [101] cắt políp qua nội soi với bờ cắt không có políp là
đủ, chỉ chuyển mổ khi políp lớn hơn 2 cm hoặc đó là u tuyến hoặc đa políp.
Vấn đề ung thư có thể xảy ra ở políp dạ dày hay không và bệnh sinh vẫn còn
đang được bàn cãi [40].
Theo Muehldorfer [69] qua nghiên cứu gần 222 políp ở 28 trung tâm y
khoa, ông nhận thấy ổ ung thư ở políp tăng sản chiếm 3,1%, trong đó tỉ lệ
19
phát hiện được ung thư qua sinh thiết políp là 25%, do đó dễ bỏ sót ung thư ở
políp qua sinh thiết đơn thuần.
Năm 2008, Wu [106] tình cờ phát hiện có ung thư tế bào nhẫn khi tình
cờ sinh thiết 1 políp không cuống nhỏ có đường kính 0,5 x 0,5 cm, políp này
có bề mặt trơn láng. Do đó Wu [106] khuyên nên sinh thiết hoặc cắt políp dạ
dày khi phát hiện được políp dạ dày.
1.3. NGHỊCH SẢN
Đây là vấn đề còn nhiều mâu thuẫn giữa các tác giả phương Đông và
các tác giả phương Tây. Một câu hỏi lớn được nêu ra: phải chăng nghịch sản
là tổn thương tiền ung thư ? Trừ ở thực quản, các bác sĩ giải phẫu bệnh Nhật ít
dùng đến thuật ngữ “nghịch sản”.
Thuật ngữ “nghịch sản” thường được các tác giả phương Tây sử dụng
nhiều hơn các tác giả Nhật. Theo các tác giả phương Tây, nghịch sản được
xem như đồng nghĩa với u trong biểu mô tuyến. Giống như u trong biểu mô
tuyến, nghịch sản có thể chia ra nhiều độ.
Nghịch sản nhẹ hơi khác so với bình thường [94], trong khi đó nghịch
sản nặng được xem tương đương với ung thư giai đoạn sớm [25], [33], [60],
[86], [95].
Theo Yamada [107] qua theo dõi gần 5 năm nghịch sản nặng, sau 4,6
năm theo dõi phát hiện có 10% xuất hiện ung thư, do đó tác giả khuyên nên
CNMQNS các tổn thương nghịch sản nặng.
Tuy nhiên Mỹ chưa đồng ý với việc xếp nghịch sản nặng cùng nhóm
với ung thư giai đoạn sớm, hội nội soi tiêu hóa Mỹ (ASGE) [41] đưa ra phác
đồ đề nghị cắt nghịch sản qua nội soi vì đây là một tổn thương tiền ung thư.
Trừ ở thực quản, các bác sĩ giải phẫu bệnh Nhật không dùng hoặc ít
dùng đến thuật ngữ “nghịch sản”. Đối với những tổn thương nghịch sản theo
20
phương Tây, các bác sĩ giải phẫu bệnh Nhật thường xếp thành 3 nhóm: thay
đổi phản ứng, u tuyến hoặc ung thư.
Các bác sĩ giải phẫu bệnh Nhật dựa vào các tiêu chuẩn về tế bào học và
cấu trúc mô học, họ đưa ra giả thuyết rằng ung thư phải xuất hiện trong lớp
biểu mô tuyến trước rồi sau đó mới bắt đầu xâm lấn.
Từ đó có rất nhiều hội nghị bàn về sự khác biệt giữa các tác giả Nhật và
các tác giả phương Tây trong chẩn đoán ung thư ống tiêu hóa giai đoạn sớm.
Genta [33] cho rằng có sự khác biệt trong chẩn đoán là do các bác sĩ
phương Tây dựa vào sự xâm lấn là tiêu chuẩn chính để chẩn đoán ung thư,
trong khi đó các bác sĩ Nhật dựa vào sự thay đổi trong cấu trúc của nhân tế
bào và hình thái của ống tuyến.
Năm 1998, Stolte [33] đã tổ chức hội nghị tương tự tại Munich, Đức,
với sự tham gia của 7 bác sĩ chuyên khoa giải phẫu bệnh có kinh nghiệm,
trong đó có 2 bác sĩ Đức, 1 bác sĩ Anh, 1 bác sĩ Mỹ và 3 bác sĩ Nhật.
Stolte [33] rút ra được kết luận là vẫn có sự khác biệt trong chẩn đoán u
tuyến ống hoặc nghịch sản và ung thư biệt hóa tốt của dạ dày giữa các bác sĩ
Nhật và các bác sĩ phương Tây.
Ở Vienna, Áo, vào năm 1998 có 31 bác sĩ chuyên khoa giải phẫu bệnh
tham dự hội nghị. Tất cả thống nhất đưa ra phân loại theo Vienna về u biểu
mô tuyến ống tiêu hóa, trong đó xếp loại nghịch sản nặng thuộc cùng nhóm
với ung thư giai đoạn sớm [25], [33], [60], [86], [95].
Năm 2005, Sarela [85] báo cáo có 67% nghịch sản nặng ở dạ dày có
ung thư khi khảo sát trong vòng 7 năm ở 22 bệnh nhân. Theo phân loại của tổ
chức y tế thế giới (WHO) [50] nghịch sản ở dạ dày được xem như là một tổn
thương tiền ung thư.
21
1.4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CÁC THƯƠNG TỔN TÂN SINH QUA
NỘI SOI
Các kỹ thuật này có thể áp dụng cho các trường hợp políp dạ dày không
cuống, các thương tổn nghịch sản và ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Đối với
políp có cuống thì việc cắt bằng thòng lọng thường đơn giản. Tùy từng loại
tổn thương, bác sĩ nội soi cần theo các hướng dẫn riêng.
1.4.1. Cắt niêm mạc qua nội soi
1.4.1.1. Lịch sử và nguyên tắc của cắt niêm mạc qua nội soi
Nguyên tắc của CNMQNS (Endoscopic Mucosal Resection: EMR) là
nâng tổn thương lên khỏi lớp cơ bên dưới để sau đó có thể cắt tổn thương an
toàn, phương pháp này rất hữu ích trong điều trị các tổn thương ung thư giai
đoạn sớm, các políp không cuống và các u nghịch sản.
Có nhiều phương pháp để nâng tổn thương lên, có thể dùng kềm nâng
lên, hoặc chích dưới niêm mạc, hoặc hút tổn thương vào trong mũ chụp gắn ở
đầu ống soi, sau đó dùng thòng lọng để cắt tổn thương.
"Cắt niêm mạc có dùng mũ chụp" giúp cắt trọn tổn thương thành một
khối. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dùng cho các tổn thương nhỏ hơn
1,6 cm. Đối với tổn thương có kích thước lớn hơn, cần phải áp dụng "cắt dưới
niêm mạc qua nội soi" (CDNMQNS: Endoscopic Submucosal Dissection:
ESD). Đây là kỹ thuật khó, nguy hiểm chỉ dành cho bác sĩ nội soi nhiều kinh
nghiệm.
Ở Nhật, CNMQNS vừa được dùng như là một phương tiện cuối cùng
để chẩn đoán giai đoạn của ung thư sau siêu âm qua nội soi, vừa là phương
pháp điều trị triệt để các ung thư sớm thực quản, dạ dày và đại – trực tràng.
Vào năm 1955, Rosenberg giới thiệu cách cắt políp kèm chích nước
muối sinh lý dưới niêm qua nội soi đại tràng chậu hông bằng ống cứng nhằm
giảm nguy cơ thủng đại tràng chậu hông và trực tràng.
22
Đến năm 1997, Soehendra dùng sợi thun thắt niêm mạc trước khi cắt
mà không cần phải chích dưới niêm mạc thực quản.
Qua nghiên cứu hồi cứu 74 bệnh nhân có políp dạ dày, Yoon [110]
nhận thấy có sự khác biệt về kết quả giải phẫu bệnh giữa sinh thiết và
CNMQNS, chỉ có 72,9% trường hợp có sự phù hợp về kết quả giải phẫu bệnh
giữa 2 phương pháp trên. Yoon [110] khuyên nên thực hiện CNMQNS các
políp để khảo sát trọn políp.
1.4.1.2. “Cắt niêm mạc có chích và cắt”
Trước khi chích dưới niêm mạc, bác sĩ nội soi phải đốt đánh dấu theo
chu vi tổn thương bằng thòng lọng vì sau khi chích dưới niêm mạc bác sĩ nội
soi sẽ không quan sát được đâu là giới hạn giữa niêm mạc bình thường và đâu
là rìa của tổn thương.
Sau đó, bác sĩ nội soi chích tối thiểu 20 ml nước muối sinh lý hoặc
sodium hyaluronat..., mũi kim nghiêng một góc 450 so với vách dạ dày để
chích vào dưới niêm mạc, điều này giúp tách lớp niêm mạc có chứa tổn
thương ra khỏi lớp cơ bên dưới [45].
Việc chích dưới niêm mạc nhằm tạo một đệm nước bên dưới tổn
thương. Số lượng dung dịch được dùng tùy thuộc vào kích thước tổn thương,
bác sĩ nội soi chích dưới niêm mạc sao cho đệm nước đủ để cắt tổn thương an
toàn. Nhờ có đệm nước này bác sĩ nội soi có thể tạo ra một cuống giả để có
thể cắt an toàn bằng thòng lọng các tổn thương phức tạp như políp không
cuống giống như cắt các políp có cuống theo kinh điển (hình 1.10).
Ưu điểm của phương pháp này là kỹ thuật thực hiện đơn giản, không
cần có thêm dụng cụ đặc biệt như ống soi có 2 kênh thao tác. Nhưng khuyết
điểm là dung dịch chích dưới niêm mạc sẽ tan nhanh vào lớp dưới niêm và
khó kẹp được tổn thương bằng thòng lọng.
23
Hình 1.10: Hình vẽ minh họa “cắt niêm mạc có chích và cắt” [89].
1.4.1.3. “Cắt niêm mạc có chích, nâng và cắt”
Phương pháp này còn được gọi là “sinh thiết mảnh lớn”. Sau khi chích
dưới niêm mạc, bác sĩ nội soi đưa thòng lọng và kềm cùng lúc qua 2 kênh
thao tác của ống soi rồi dùng kềm để nâng tổn thương lên, sau đó dùng thòng
lọng để cắt tổn thương và cầm máu mặt cắt (hình 1.11).
Ưu điểm của phương pháp này là dễ tóm tổn thương hơn phương pháp
“chích và cắt”, nhưng nhược điểm là cần ống soi có 2 kênh thao tác đắt tiền.
24
Hình 1.11: Hình vẽ minh họa “cắt niêm mạc có chích, nâng và cắt” [23].
1.4.1.4. “Cắt niêm mạc có dùng sợi thun”
Trước khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ nội soi có thể chích dưới
niêm mạc hoặc không chích dưới niêm mạc. Tổn thương được hút và thắt
bằng sợi thun như thắt tĩnh mạch thực quản. Thun được gắn ở đầu ống soi,
sau đó tổn thương được cắt ở trên hoặc dưới sợi thun (hình 1.12). Ưu điểm
của phương pháp này là không cần thêm dụng cụ đặc biệt.
Khuyết điểm là chỉ áp dụng được cho những tổn thương có kích thước
nhỏ hơn 1 cm.
25
Hình 1.12: Hình vẽ minh họa “cắt niêm mạc có dùng sợi thun” [89].
1.4.1.5. “Cắt niêm mạc có dùng mũ chụp”
Sau khi chích dưới niêm mạc, bác sĩ nội soi gắn mũ chụp vào đầu ống
soi. Mũ chụp là dụng cụ hình trụ bằng nhựa trong suốt vừa khít với ống soi
khi được gắn vào.
Thòng lọng có hình bán nguyệt được đưa vào và sẽ bung ra trên máng
ở đầu mũ chụp. Tổn thương được hút vào trong mũ chụp, sau đó bác sĩ nội soi
kẹp tổn thương bằng thòng lọng và cắt đốt tổn thương (hình 1.13).
Ưu điểm của phương pháp này là có thể cắt được tổn thương có kích
thước lớn hơn, nhưng kích thước không được quá 20 mm đường kính. Nhược
điểm là cần có dụng cụ đặc biệt như mũ chụp, thòng lọng hình bán nguyệt, chỉ
cắt được tổn thương có kích thước nhỏ hơn 20 mm.
26
Hình 1.13: Hình vẽ minh họa “cắt niêm mạc có dùng mũ chụp” [89].
1.4.2. Cắt dưới niêm mạc qua nội soi
CNMQNS khó kiểm soát rìa mặt cắt và tổn thương có đường kính lớn
hơn 20 mm. Để khắc phục những hạn chế này, CDNMQNS đã và đang được
nghiên cứu áp dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt tại Nhật.
Kỹ thuật này không giới hạn về đường kính của tổn thương, không giới
hạn bởi tình trạng loét ở tổn thương và giúp làm giảmtỉ lệ tái phát tại chỗ do
chưa cắt hết ung thư sớm.
Đây là kỹ thuật khó. Nhược điểm của phương pháp này là dễ chảy máu
và thủng, do đó cần có dụng cụ cắt đốt đặc biệt như dao điện có đầu cách điện
hình cầu ở đầu hoặc dao điện có hình tam giác ở đầu... giúp không làm thủng
dạ dày khi cắt dưới niêm.
27
1.5. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA CẮT NIÊM MẠC QUA
NỘI SOI ỐNG MỀM TRONG ĐIỀU TRỊ U TÂN SINH Ở DẠ DÀY
1.5.1. Chỉ định của CNMQNS
Theo hội phòng chống ung thư Nhật, chỉ định điều trị ung thư dạ dày
giai đoạn sớm bằng phương pháp CNMQNS là: ung thư niêm mạc có biệt
hóa, kích thước ung thư ≤ 2 cm nếu là týp 0 – I hoặc 0 – IIa và kích thước
ung thư ≤ 1 cm nếu là týp 0 – IIb hoặc 0 – IIc, không có loét bề mặt hoặc có
sẹo loét [35], [53], [74].
Chỉ định này được áp dụng dựa vào 2 lý do: thứ nhất là các ung thư
thỏa tiêu chuẩn trên không có di căn hạch, điều này được chứng minh qua
nghiên cứu của Gotoda [35] vào năm 2000, qua nghiên cứu trên 5265 bệnh
nhân Nhật có ung thư dạ dày giai đoạn sớm được mổ cắt dạ dày nạo hạch tại
hai bệnh viện (bệnh viện trung tâm ung thư quốc gia và bệnh viện viện ung
thư Nhật).
Thứ hai là có thể cắt trọn các ung thư ≤ 2 cm bằng phương pháp
CNMQNS thành công dễ dàng không cần phải cắt rời thành nhiều mảnh mới
hết tổn thương.
Theo phác đồ năm 2006, hội nội soi tiêu hóa Mỹ (ASGE) [41] khuyên
nên cắt dạ dày hoặc cắt các sang thương nghịch sản nặng qua nội soi vì sang
thương tiền ung thư này có nguy cơ phát triển thành ung thư thật sự.
1.5.2. Chống chỉ định của CNMQNS
Có 2 chống chỉ định khi thực hiện CNMQNS được đưa ra như sau:
- Không thực hiện CNMQNS đối với ung thư niêm mạc kích thước quá
lớn (> 2 cm) do không thể cắt trọn tổn thương.
- Không được áp dụng CNMQNS khi ung thư đã xâm lấn lớp dưới
niêm mạc, ung thư tiến triển có hoặc không có di căn hạch, di căn gan...
28
1.5.3. Phác đồ điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm của Nhật
Năm 2001, hội ung thư dạ dày Nhật [71] đã công bố hướng dẫn điều trị
ung thư dựa trên các nghiên cứu đa trung tâm về ung thư dạ dày giai đoạn
sớm ở Nhật.
Đối với ung thư giai đoạn IA (T1N0), CNMQNS là tiêu chuẩn vàng
trong điều trị ung thư niêm mạc có biệt hóa với kích thước < 2 cm, không có
loét. Nếu không đạt các điều kiện trên thì chuyển mổ cắt dạ dày.
Ngoài ra ung thư dưới niêm mạc có đường kính dưới hoặc trên 1,5 cm
và có biệt hóa cũng nên cắt dạ dày.
Đối với ung thư giai đoạn IB (T1N1, T2N0), cắt dạ dày được lựa chọn
nếu ung thư T1N1 có đường kính dưới hoặc trên 2 cm hoặc ung thư T2N0.
Đối với ung thư giai đoạn II (T1N2, T2N1, T3N0) nên cắt dạ dày. Hiện
nay, đối với giai đoạn ung thư này, chưa có phác đồ hóa trị sau mổ nào có
hiệu quả rõ ràng dù có nhiều nghiên cứu gộp khuyến cáo hóa trị sau mổ đối
với ung thư giai đoạn này.
Đối với ung thư giai đoạn IIIA (T2N2, T3N1, T4N0) nên cắt dạ dày đối
với ung thư T2N2 hoặc T3N1. Đối với ung thư T4N0, nên chọn cắt dạ dày mở
rộng. Đồng thời nên hóa trị trước và sau mổ cho các ung thư giai đoạn này.
Đối với ung thư giai đoạn IIIB (T3N2, T4N1), cắt dạ dày được áp dụng
cho các ung thư T3N2, ngược lại cắt dạ dày mở rộng được áp dụng cho các
ung thư T4N1.
Đối với ung thư giai đoạn IV (N3, có tế bào ung thư ở phúc mạc khi
làm tế bào học dịch rửa bụng, M1), cắt dạ dày và nạo hạch D3 nếu ung thư
T1-3N3 hoặc T4N2-3 và không có di căn.
1.5.4. Các phương pháp điều trị políp dạ dày qua nội soi
Các políp dạ dày ít khi có biểu hiện triệu chứng và thường được phát
hiện tình cờ. Bước đầu tiên khi phát hiện políp là xác định mô học của políp,
29
thông thường políp sẽ được sinh thiết qua nội soi vì về đại thể không thể đánh
giá được mô học của políp.
Sinh thiết bằng kềm qua nội soi là phương pháp an toàn và đơn giản để
đánh giá mô học políp, nhưng phương pháp này có nhược điểm là có thể cho
kết quả giải phẫu bệnh không đúng, điều này có thể do mẫu mô được sinh
thiết không đúng vị trí. Có nhiều nghiên cứu cho thấy có sự không phù hợp về
kết quả giải phẫu bệnh giữa sinh thiết bằng kềm và sau cắt políp bằng thòng
lọng.
Qua nghiên cứu mẫu mô của 222 políp dạ dày lớn hơn 5 mm,
Muehldorfer thấy rằng khoảng 2,7% trường hợp không phát niện ổ ung thư
qua sinh thiết các políp tăng sản, do đó tác giả đề nghị cắt các políp lớn hơn
5mm qua nội soi để đánh giá chính xác mô học và nhất là kiểm tra khả năng
ung thư hóa.
Trong trường hợp đa políp dạ dày, bác sĩ nội soi có thể sinh thiết và
theo dõi kết quả giải phẫu bệnh, hoặc cắt những políp kích thước lớn nhất nếu
có thể cắt an toàn và sinh thiết các políp nhỏ còn lại càng nhiều càng tốt, điều
này có thể giúp bác sĩ nội soi đánh giá mô học gần đầy đủ các políp và giảm tỉ
lệ bỏ sót tổn thương bất thường như ung thư hóa hoặc nghịch sản.
Một số tác giả cho rằng có thể cắt các políp tăng sản kích thước nhỏ và
sinh thiết định kỳ các políp không thể cắt được qua nội soi. Stolte [95] và
Gencosmanoglu [32] đề nghị cắt tất cả políp tăng sản qua nội soi vì vẫn có
khả năng bỏ sót ổ nghịch sản khi sinh thiết políp có kích thước nhỏ .
Theo phác đồ năm 2006, hội nội soi tiêu hóa Mỹ [41] khuyến cáo nên
cắt políp dạ dày qua nội soi, nếu không cắt được thì nên sinh thiết với lý do
qua nội soi bác sĩ nội soi không thể chẩn đoán chính xác políp thuộc loại gì,
trong khi đó u tuyến týp políp ở dạ dày có nguy cơ phát triển thành ung thư và
ngược lại políp tăng sản hiếm có nguy cơ này.
30
1.5.4.1. Phương pháp cắt políp có dùng thòng lọng qua nội soi
Cắt políp dạ dày qua nội soi cũng giống như các phương pháp can thiệp
xâm lấn khác, đây là một phương pháp điều trị có thể gây tổn thương cho
bệnh nhân. Bác sĩ nội soi phải giải thích cho bệnh nhân biết các biến chứng có
thể xảy ra khi cắt políp, đặc biệt nếu đã có chẩn đoán rõ ràng políp dạ dày loại
gì.
Đối với các políp có cuống nhỏ, bác sĩ nội soi có thể cắt an toàn bằng
thòng lọng qua nội soi.
Đối với các políp có cuống to hơn, mạch máu trong cuống có thể có
kích thước lớn và có nguy cơ chảy máu khi cắt. Đối với các políp này, bác sĩ
nội soi cần phải chích dưới niêm mạc tại vị trí chân cuống políp từ 2 đến 4 ml
dung dịch adrénalin 1/10.000-1/20.000 để phòng ngừa chảy máu. Tốt nhất
nên chích trước khi cắt políp hơn là sau khi cắt políp rồi mới chích.
1.5.4.2. Ứng dụng CNMQNS trong cắt políp không cuống ở dạ dày
Trước đây, sinh thiết và sinh thiết trọn u là 2 phương pháp giúp xác
định chẩn đoán. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa kết quả sinh thiết và sinh thiết
trọn khi thực hành lâm sàng.
Theo Sung [96] tỉ lệ phù hợp về kết quả giải phẫu bệnh giữa sinh thiết
và CNMQNS đối với políp dạ dày là 60,8% và đối với políp đại tràng là
60,2%. Điều này có nghĩa là tỉ lệ khác biệt về kết quả giải phẫu bệnh của sinh
thiết và CNMQNS là 39,2% đối với políp dạ dày và 39,7% đối với políp đại
tràng.
Do đó Sung [96] đề nghị cắt các políp qua nội soi bằng CNMQNS và
CDNMQNS để đánh giá chính xác tổn thương nhằm tránh chẩn đoán sai lầm
giữa políp đơn thuần và políp hóa ác hoặc ung thư dạng políp.
31
Bảng 1.1. Các nghiên cứu áp dụng CNMQNS trong điều trị políp
ống tiêu hóa.
Năm
Tác giả
Quốc gia
Vị trí và đặc
Tạp chí
điểm của
tổn thương
2002 Miyamoto
Nhật
[65]
Ung thư sớm
Gastrointestinal endoscopy
và u tuyến của
dạ dày
2004 Repici
Ý
[84]
2005 Choi [22]
2006 Beck [14]
Políp đại - trực
tràng
Hàn
U niêm mạc dạ
Quốc
dày
Mỹ
Políp ống tiêu
hóa
2006 Ceglie
Ý
[19]
2006 Jameel
[49]
2008 Szaloki
[100]
Tech Coloproctol
Anh
Gastrointestinal endoscopy
Surgical clinics of North
America
Políp ở thực
World Journal of
quản
Gastroenterology
Políp đại - trực
Colorectal disease
tràng
Hungary Políp
không Journal of Gastroenterology
cuống dạ dày
and Hepatology
32
1.6. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA CNMQNS
Trong CNMQNS, hai biến chứng quan trọng nhất là thủng dạ dày và
chảy máu [75], [18].
1.6.1.Biến chứng thủng
Theo Oda [74] thủng dạ dày là biến chứng ít gặp trong CNMQNS, nếu
có biến chứng này xảy ra thì lỗ thủng nhỏ, bác sĩ nội soi có thể khâu lỗ thủng
này bằng kẹp nhiều clíp [7], [13],[18], [30], [82], [87].
Một số kỹ thuật mới khác cũng như dụng cụ mới khác được mô tả như:
- Dụng cụ đặc biệt hình T [16], [92], [93].
- Hệ thống ống soi endoSAMURAI do công ty Olympus nghiên
cứu [91].
- Máy khâu nối qua nội soi nếu lỗ thủng nhỏ có đường kính < 2 cm
[52], [62].
- Clíp có 3 ngạnh gắn sẳn ở đầu ống soi [56],[83], [102].
- Clíp kèm dụng cụ hình số 8 [28].
- Các dụng cụ đặc biệt như EndoCinch do công ty Bard sản xuất [98],
[99].
- Dụng cụ Sew Right do công ty Wilson Cook sản xuất [98], [99].
- Dụng cụ Eagle Claw do công ty Olympus sản xuất [21], [80].
- Đĩa có lót 1 màng Polyethylen chống thấm để ngăn không cho rò dịch
tiêu hóa ở lỗ thủng [78].
1.6.2.Biến chứng chảy máu
Đa số các trường hợp chảy máu sau CNMQNS thường xuất hiện trong
khi thực hiện thủ thuật hoặc trong vòng 24 giờ, hiếm khi có chảy máu muộn
sau 24 giờ [9].
Nhìn chung, các trường hợp chảy máu trong khi thực hiện thủ thuật đều
được điều trị thành công qua nội soi. Có thể giảm tỉ lệ chảy máu muộn hoặc
33
chảy máu tái phát bằng cách kẹp clíp [9]. Bác sĩ nội soi có thể khâu kín vết
cắt rộng > 2 cm bằng cách kẹp clíp. Clíp không làm tăng thêm mức độ tổn
thương mô tế bào sau CNMQNS [9].
34
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng của nghiên cứu này là các bệnh nhân có políp không cuống,
ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày đến điều trị tại Khoa Nội soi
Bệnh Viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và đồng ý tham gia
nghiên cứu từ 29/08/2007 đến 20/11/2011.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các bệnh nhân được chọn lựa gồm có:
- Tuổi > 18.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Hoặc có políp không cuống, kích thước políp < 2 cm kèm có hoặc
không có kết quả giải phẫu bệnh.
- Hoặc có ung thư biểu mô tuyến biệt hóa tốt có kích thước < 2 cm
và biệt hóa vừa có kích thước ≤ 1 cm.
- Hoặc có tổn thương nghịch sản nhẹ, vừa hoặc nặng có kích thước
< 2 cm.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Không đưa vào mẫu nghiên cứu các đối tượng có bệnh mạn tính không
được điều trị ổn định (tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim, di chứng tai biến
mạch máu não, xơ gan có rối loạn đông máu, viêm gan cấp).
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Đề tài được thiết kế theo nghiên cứu mô tả dọc.
35
2.2.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức:
Z2 1 - /2 p (1 – p)
n=
d2
Trong đó:
Z2 1 - /2: giá trị 2 phía của phân phối chuẩn tương ứng với ý nghĩa mong
muốn.
p:
tỉ lệ ước đoán của quần thể.
d:
độ chính xác tuyệt đối mong muốn.
n:
cỡ mẫu
Trong nghiên cứu này, α = 0,05, khoảng tin cậy là 95% tương đương với
Z2 1 - /2 = 3,82.
Trị số p ước đoán của quần thể được tham khảo theo Miyazaki [66], Miyazaki
[66] thực hiện CNMQNS với tỉ lệ thành công là 93%.
Sau khi đưa các trị số vào công thức tính cỡ mẫu, ước tính cỡ mẫu cần
có là 69 bệnh nhân. Nghiên cứu này được thực hiện trên 68 bệnh nhân, có
6 truờng hợp bệnh nhân không đến tái khám để đánh giá lành sẹo sau
CNMQNS nên số lượng bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu là 62 bệnh nhân.
2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu
Nghiên cứu này đã sử dụng mẫu thuận tiện.
2.2.4. Phương tiện kỹ thuật
* Bộ dụng cụ cắt niêm mạc của Olympus® gồm có: thòng lọng hình bán
nguyệt có ký hiệu SD-221L-25, mũ chụp nhựa trong suốt gắn ở đầu ống soi
có ký hiệu D-206-01, kim chích dành riêng cho nội soi dạ dày.
* Thòng lọng dùng trong cắt políp kinh điển qua nội soi.
* Máy đốt điện đơn cực SD-300 của Olympus®.
36
* Dung dịch chích dưới niêm mạc: xanh mêthylen dạng có thể chích tĩnh
mạch được pha với nước cất.
* Dung dịch Phocmol 10% giúp cố định mảnh niêm mạc được cắt.
* Simethicon dạng nhũ dịch (Air X® hoặc Motilium M®) được sử dụng để làm
sạch lòng dạ dày, giúp quan sát tổn thương rõ cũng như tránh bỏ sót tổn
thương kèm theo.
2.2.5. Cách buớc tiến hành
2.2.5.1. Lâm sàng
Mỗi hồ sơ của bệnh nhân được ghi đầy đủ thông tin về tuổi, giới, tiền
sử có người thân quan hệ huyết thống cấp I bị ung thư dạ dày (thí dụ như cha,
mẹ, anh chị em ruột), triệu chứng lâm sàng, tổn thương, kỹ thuật CNMQNS,
biến chứng, thông tin tái khám định kỳ.
2.2.5.2. Chuẩn bị trước khi CNMQNS
Bệnh nhân có chỉ định cắt niêm mạc có políp không cuống và cắt niêm
mạc nghi ngờ có ung thư giai đoạn sớm hoặc có ung thư giai đoạn sớm với
các kết quả CEA, CA19.9 trong máu, siêu âm bụng, MRI bụng - chậu có cản
từ không phát hiện di căn hạch và gan.
Bệnh nhân được dặn nhịn ăn uống ít nhất 8 giờ.
Trước khi CNMQNS 15 phút, bệnh nhân uống Simêthicone dạng nhũ
dịch.
2.2.5.3. CNMQNS
* Nội soi dạ dày quan sát và đo kích thước tổn thương bằng kềm sinh
thiết (hình 2.14), bơm xanh mêthilen lên bề mặt niêm mạc vùng có tổn thương
nếu cần xác định bờ của tổn thương.
37
Hình 2.14. Đo kích thước tổn thương bằng kềm sinh thiết.
Nguyễn Thị Út M., 50 tuổi, Số hồ sơ: B05-0032165.
* Dùng thòng lọng đánh dấu giới hạn đường cắt, phải đảm bảo cách rìa
tổn thương 2 mm.
* Chích vào dưới niêm dung dịch gồm nước cất pha với 5 ml xanh
mêthylen. Dung dịch được chích dưới niêm cho đến khi tổn thương được đẩy
phồng lên, số ml dung dịch được chích không cố định. Nước cất được sử dụng
trong nghiên cứu này vì đây là dung dịch có sẵn và rẻ tiền. Trong khi đó, các
dung dịch khác như sodium hyaluronat, glycerol, fructose.. không tìm được
nơi cung cấp vào thời điểm nghiên cứu.
* Quan sát nếu thấy phần niêm mạc có tổn thương phồng to lên và tổn
thương di động lên cao hơn niêm mạc bình thường xung quanh nghĩa là tổn
thương chỉ khu trú ở niêm mạc có thể cắt qua nội soi ống mềm được an toàn.
38
Nếu phần niêm mạc này không di động cao hơn niêm mạc bình thường
xung quanh nên chuyển sang phẫu thuật vì có thể tổn thương đã xâm lấn
xuống lớp dưới niêm.
* Tiến hành cắt niêm mạc có dùng mũ chụp (hình 1.13).
* Sau cắt và lấy phần niêm mạc ra khỏi dạ dày, kiểm tra đáy mặt cắt:
nếu chỉ toàn màu xanh giống nhau, không có dấu hiệu thủng dạ dày (hình
2.15).
Nếu mặt cắt có màu xanh xen kẽ màu khác một cách bất thường thí dụ
như xen kẽ với màu trắng hoặc hồng (hình 2.16), nguy cơ cắt qua lớp dưới
niêm, cần theo dõi sát hàng ngày tình trạng thủng dạ dày. Nếu có thủng sẽ
chuyển mổ khâu lỗ thủng.
Hình 2.15. Vết cắt có màu xanh giống nhau sau khi thực hiện CNMQNS.
Bùi Thị T., 46 tuổi, số hồ sơ: B08-0009907.
39
Hình 2.16. Vết cắt có màu xanh xen kẽ với màu vàng bất thường.
Huỳnh Thị H., 56 tuổi, số hồ sơ: A08-0123805.
* Cố định mảnh niêm mạc đã cắt trên mặt phẳng cứng và ngâm vào lọ
có dung dịch phocmol 10% (hình 2.17 và hình 2.18) sau đó gửi đến phòng
giải phẫu bệnh của Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu mô được
nhuộm thường qui với Hematoxylin và Eosin (HE) để đánh giá tổn thương
mô bệnh học, đánh giá bờ cắt của mảnh niêm mạc có còn tế bào políp, ung
thư hoặc nghịch sản hay không (hình 2.19).
40
Hình 2.17. Mảnh niêm mạc được cố định trên mặt phẳng.
Hình 2.18. Mảnh niêm mạc được cố định trong lọ có chứa phocmol 10%.
41
Hình 2.19. Giải phẫu bệnh sau CNMQNS giúp đánh giá bờ cắt của mảnh
niêm mạc còn tế bào políp, ung thư hoặc nghịch sản hay không
(HE x 100 và x 200). Bùi T., 49 tuổi, Số hồ sơ: A08-0162091.
* Trong ngày cắt niêm mạc, bệnh nhân ăn cháo, sau 30 phút có thể về
bác sĩ, uống thuốc ức chế bơm proton và thuốc băng niêm mạc.
* Ngày thứ nhất sau cắt niêm mạc, bệnh nhân ăn uống bình thường,
tiếp tục uống thuốc ức chế bơm proton và thuốc băng niêm mạc liên tục đến
khi ổ loét lành sẹo (thường là 4 - 8 tuần). Khi về, bệnh nhân được hướng dẫn
tự theo dõi màu sắc phân, chất ói để xem có chảy máu và theo dõi tình trạng
đau bụng.
42
* Tái khám định kỳ:
- Đối với ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày: tái khám sau
CNMQNS 1 tuần, 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần, mỗi 12 tháng.
- Đối với políp dạ dày: tái khám sau CNMQNS 1 tuần, 4 tuần, 6 tuần,
8 tuần, mỗi 12 tháng nếu được để theo dõi políp tái phát.
- Bệnh nhân tái khám sẽ được chỉ định nội soi dạ dày, siêu âm bụng.
MRI bụng - chậu có cản từ mỗi năm. Nếu có ung thư và nghịch sản tái
phát tại chỗ hoặc di căn hạch, nội soi dạ dày chích mực Tàu và đánh
dấu tổn thương bằng clíp, chuyển mổ nội soi hoặc mổ mở.
2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
2.3.1. Đánh giá trên nội soi
Đánh giá týp ung thư dạ dày giai đoạn theo phân loại của Nhật và các
políp không cuống của dạ dày. Đồng thời đo kích thước của tổn thương và
đánh giá kích thước ổ loét sau CNMQNS bằng kềm sinh thiết (hình 2.20),
việc đo này chỉ có tính chất tương đối.
Kích thước tổn thương được đo dựa vào sự ước lượng kích thước tổn
thương so với chiều dài của đầu kềm sinh thiết là 7 mm. Đánh giá “dấu hiệu
nâng lên” của tổn thương theo Uno [104]. Uno [104] nhận thấy chỉ có ung thư
khu trú ở niêm mạc được nâng lên sau khi chích dưới niêm, tác giả gọi đây là
“dấu hiệu nâng lên” âm tính (hình 2.21). Nếu tổn thương xâm lấn lớp dưới
niêm mạc sẽ cho “dấu hiệu nâng lên” dương tính (hình 2.22).
43
Hình 2.20. Đo kích thước ổ loét được tạo ra sau CNMQNS
bằng kềm sinh thiết. Bùi Thị T., 46 tuổi, số hồ sơ: B08-0009970.
Sang thương
Đệm nước
Hình 2.21. Hình minh họa “dấu hiệu nâng lên” âm tính [48].
44
Hình 2.22. Hình minh họa “dấu hiệu nâng lên” dương tính [48].
2.3.2. Đánh giá sự thành công của CNMQNS
Sự thành công của CNMQNS được đánh giá dựa vào tổn thương được
cắt trọn hay không, có biến chứng như chảy máu phải truyền máu hoặc phẫu
thuật khâu cầm máu hoặc có thủng…, bờ mảnh niêm mạc có còn tế bào políp,
ung thư hoặc nghịch sản hay không, và cuối cùng dựa vào sự đánh giá vết cắt
niêm mạc lành sẹo hay không.
Khi đánh giá tổn thương được cắt trọn hay không, cần dựa vào sự đánh
giá “dấu hiệu nâng lên” dương hay âm, kích thước mảnh niêm mạc so với
kích thước tổn thương, số ml dung dịch được chích dưới niêm, mối liên quan
giữa số ml dung dịch được chích dưới niêm với kích thước tổn thương.
CNMQNS được coi là thành công khi đạt được các điều kiện sau: tổn
thương có “dấu hiệu nâng lên” âm tính, số ml dung dịch chích được dưới
niêm đảm bảo tổn thương được đẩy phồng lên đầy đủ, bờ mảnh niêm mạc đã
cắt cách rìa tổn thương tối thiểu 2 mm và không có tế bào ung thư hoặc políp
hoặc nghịch sản nghĩa là tổn thương đã được cắt trọn, không có thủng hoặc
45
chảy máu phải truyền máu hoặc phải phẫu thuật khâu cầm máu, vết cắt lành
sẹo sau CNMQNS.
2.3.3. Đánh giá chảy máu trong CNMQNS
Chảy máu trong CNMQNS được chia thành 2 giai đoạn: chảy máu sớm
trong vòng 24 giờ sau khi CNMQNS và chảy máu muộn từ 24 giờ đến
30 ngày sau CNMQNS.
2.3.4. Đánh giá tái phát tại chỗ của políp và nghịch sản
Đối với políp và nghịch sản, sự tái phát tại chỗ được đánh giá dựa vào
nội soi dạ dày và sinh thiết nếu cần thiết.
2.3.5. Đánh giá tái phát tại chỗ và di căn hạch của ung thư sớm
Việc đánh giá tái phát tại chỗ của ung thư dạ dày giai đoạn sớm dựa
vào nội soi dạ dày và sinh thiết nếu cần thiết.
Trong khi đó, việc đánh giá di căn hạch được dựa vào MRI
bụng – chậu có tiêm thuốc cản từ.
2.3.6. Phân tích và xử lý số liệu
- Mã hóa số liệu trong nghiên cứu thành các biến số.
- Nhập và phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 11.5.
- Tuổi: tính từ thời điểm nghiên cứu trừ đi năm sinh, đây là biến số liên
tục.
- Tiền căn ung thư dạ dày (UTDD) trong gia đình: là biến số nhị giá (có
hoặc không). Ghi nhận là “có” nếu bệnh nhân có thân nhân quan hệ huyết
thống cấp I (thí dụ như cha, mẹ, anh chị em ruột) bị ung thư dạ dày.
- Triệu chứng lâm sàng: là biến số định danh. Có 9 giá trị: đau thượng
vị, đầy bụng, ợ chua, ợ hơi, ăn uống kém, ói, buồn ói, sụt cân và đơn thuần
kiểm tra sức khỏe định kỳ.
46
- Týp ung thư dạ dày giai đoạn sớm trên nội soi theo phân loại của
Nhật: là biến số định danh. Có 7 giá trị: týp 0 – I, 0 – IIa, 0 – IIb, 0 – IIc,
0 – III, 0 – IIa + IIc, 0 – IIc + IIa.
- Tỉ lệ thành công của CNMQNS: là biến số liên tục.
- “Dấu hiệu nâng lên”: là biến số nhị giá (dương hoặc âm tính). Ghi
nhận là “âm tính” nếu tổn thương được đẩy phồng lên sau khi chích dưới
niêm và “dương tính” khi tổn thương không được đẩy phồng lên sau khi chích
dưới niêm.
- Kích thước tổn thương và mảnh niêm mạc đã cắt: là các biến số liên
tục.
- Thể tích dung dịch được chích dưới niêm: là biến số liên tục.
- Sự hiện diện của tế bào ung thư hoặc políp hoặc nghịch sản ở bờ
mảnh niêm mạc: là biến số nhị giá (có hoặc không). Ghi nhận là “có” nếu có
các tế bào này ở bờ mảnh niêm mạc đã được cắt và “không” nếu không có.
- Biến chứng chảy máu và thủng: là biến số định danh.
- Kích thước tổn thương, kích thước mảnh niêm mạc đã cắt: là biến số
liên tục.
- Thời gian xuất hiện triệu chứng, thời gian lành sẹo, thời gian theo dõi:
là biến số liên tục.
Các thống kê được thực hiện với khoảng tin cậy 95% (tức là 1 – α), với
α = 0,05.
2.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.4.1. Địa điểm thực hiện nghiên cứu
Các thông tin của bệnh nhân được ghi nhận tại khoa Nội soi Bệnh Viện
Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
47
Đánh giá giải phẫu bệnh tại Bộ môn Giải Phẫu Bệnh Đại Học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh, tiêu bản được đọc bởi Thạc sĩ Hứa Chí Minh, bác sĩ
giải phẫu bệnh.
2.4.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiên từ 29/08/2007 đến 20/11/2011.
48
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu có 68 bệnh nhân có ung thư giai đoạn sớm, nghịch sản
và políp dạ dày được thực hiện CNMQNS từ 29/08/2007 đến 20/11/2011 tại
khoa Nội Soi, Bệnh Viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên có 6 bệnh nhân không đến tái khám để đánh giá thời gian
lành sẹo, do đó mẫu nghiên cứu này còn 62 bệnh nhân (trong đó gồm có 11
bệnh nhân có ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày và 51 bệnh nhân có
políp không cuống ở dạ dày).
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DÂN SỐ NGHIÊN CỨU
3.1.1. Tuổi
Tuổi trung bình của bệnh nhân có ung thư giai đoạn sớm, nghịch sản và
políp dạ dày (n = 62) là 47,8 ± 12,9 với độ tuổi nhỏ nhất là 20 và lớn nhất là
77 tuổi, với khoảng tin cậy là 95%.
Trong đó tuổi trung bình của bệnh nhân bị ung thư giai đoạn sớm và
nghịch sản dạ dày là 56,09 ± 12,06 và của bệnh nhân có políp dạ dày là 46,04
± 12,4. Độ tuổi nhỏ nhất của bệnh nhân có ung thư giai đoan sớm và nghịch
sản dạ dày là 40 và lớn nhất là 77 tuổi. Và độ tuổi nhỏ nhất của bệnh nhân có
políp dạ dày là 20 và lớn nhất là 73 tuổi.
49
3.1.2. Giới
Nam
19 (31%)
Nữ
43 (69%)
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ nam và nữ có políp, ung thư giai đoạn sớm và nghịch
sản dạ dày.
Nhận xét: Trong dân số nghiên cứu (n = 62) có 19 nam (31%) và 43 nữ
(69%) có políp, ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày với tỉ lệ nam : nữ
là 0,44, với khoảng tin cậy 95%.
Nữ
6 (54,5%)
Nam
5 (4,5%)
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ nam và nữ bị ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày.
Nhận xét: Có 5 nam (45,5%) và 6 nữ (54,5%) bị ung thư sớm và nghịch sản
dạ dày với tỉ lệ nam : nữ là 0,83, với khoảng tin cậy 95%.
50
Nam
14
(27,5%)
Nữ
37
(72,5%)
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ nam và nữ có políp dạ dày.
Nhận xét: Có 14 nam (27,5%) và 37 nữ (72,5%) có políp dạ dày với tỉ lệ
nam : nữ là 0,38, với khoảng tin cậy 95%.
3.1.3. Triệu chứng lâm sàng
Có
70
60
50
40
30
20
10
0
60
54
48
Không
59
56
58
57
52
35
27
10
14
8
2
Đau Đầy Ợ hơi Ợ chua Ói
thượng bụng
vị
3
6
5
4
Ăn Kiểm Buồn Sụt cân
uống tra sức ói
kém khỏe
Biểu đồ 3.4. Triệu chứng của bệnh nhân có políp, ung thư giai đoạn sớm và
nghịch sản dạ dày.
51
Nhận xét: Đa số bệnh nhân có políp, ung thư sớm và nghịch sản dạ dày
(n = 62) đến khám vì lý do đau thượng vị (83,9%) và đầy bụng (54,5%), với
khoảng tin cậy 95%.
Có
Không
20
6
10
10
9
6
11
0
5
2
0
Đau thượng
vị
Đầy bụng
Ợ hơi
1
Ợ chua
Biểu đồ 3.5. Triệu chứng của bệnh nhân có ung thư giai đoạn sớm
và nghịch sản dạ dày.
Nhận xét: Đa số bệnh nhân có ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày
đến khám vì có triệu chứng rất mơ hồ, triệu chứng giống như của viêm dạ
dày, đa số bệnh nhân đến khám bệnh vì đau thượng vị (100%) và đầy bụng
(45,5%), với khoảng tin cậy 95%.
52
3.1.4. Hình ảnh đại thể của ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày
Bảng 3.2. Phân bố theo hình ảnh đại thể của ung thư giai đoạn sớm
và nghịch sản dạ dày.
Ung thư giai đoạn sớm
Số trường hợp
Tỉ lệ %
0-I
1
9,1
0 - IIa
2
18,2
0 - IIb
0
0
0 - IIc
0
0
0 - III
1
9,1
0 - IIa + IIc
6
54,5
0 - IIc + IIa
1
9,1
Tổng số
11
100%
Nhận xét: Các bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày có tổn
thương 0 – IIa + IIc chiếm đa số (54,5%), trong khi đó tổn thương 0 – IIa chỉ
chiếm 18,2%, với khoảng tin cậy 95%.
53
3.1.5. Vị trí của tổn thương políp, ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ
dày
Bảng 3.3. Vị trí políp, ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày.
Thân vị
Hang môn vị
Phình
Vách
Bờ
Vách
Vách
Bờ
Bờ
Góc
Ống
vị
trước
cong
trước
sau
cong
cong
bờ
môn
nhỏ
lớn
cong
vị
nhỏ
nhỏ
2
1
3
18
19
1
13
2
3
(3,2%) (1,6%) (4,8%) (29%) (30,6%) (1,6%) (21%) (3,2%) (4,8%)
Tổng số: n = 62 (100%)
Nhận xét: Tổn thương políp, ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày
(n = 62) chủ yếu tập trung ở hang môn vị, vách sau chiếm 30,6%, vách trước
chiếm 29% và bờ cong lớn vùng hang môn vị chiếm 21%, với khoảng tin cậy
95%.
3.1.6. Giải phẫu bệnh của bệnh nhân políp không cuống ở dạ dày sau khi
CNMQNS
Bảng 3.4. Giải phẫu bệnh sau khi CNMQNS điều trị políp dạ dày.
Políp tăng sản
Số trường hợp
Tỉ lệ %
48
94,1
54
Políp tuyến ống
2
3,9
U tuyến
1
2
Tổng số
51
100
Nhận xét: Đa số políp dạ dày là políp tăng sản chiếm 94,1%, với khoảng tin
cậy là 95%.
Hình 3.23. Giải phẫu bệnh mẫu sau CNMQNS là políp tăng sản (HE x 100).
Nguyễn Hồng A., 48 tuổi, số hồ sơ: A08-0047778.
55
Hình 3.24. Giải phẫu bệnh sau CNMQNS là políp tăng sản (HE x 200).
Nguyễn Hồng A., 48 tuổi, số hồ sơ: A08-0047778.
3.1.7. Giải phẫu bệnh của bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản
dạ dày trước khi CNMQNS
Bảng 3.5. Giải phẫu bệnh trước khi CNMQNS điều trị ung thư giai đoạn sớm
và nghịch sản dạ dày.
Kết quả giải phẫu bệnh
Số trường hợp
Tỉ lệ %
Nghịch sản nhẹ
2
18,2
Nghịch sản vừa
3
27,2
Nghịch sản nặng
4
36,4
Biệt hóa vừa ở niêm mạc
2
18,2
56
Tổng số
11
100%
Nhận xét: Có 2 trường hợp (18,2%) ung thư dạ dày giai đoạn sớm
và 4 trường hợp nghịch sản nặng (36,4%) được chỉ định CNMQNS, với
khoảng tin cậy 95%.
3.1.8. Giải phẫu bệnh của bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản
dạ dày sau khi CNMQNS
Bảng 3.6. Giải phẫu bệnh sau khi CNMQNS điều trị ung thư giai đoạn sớm và
nghịch sản dạ dày.
Kết quả giải phẫu bệnh
Số trường hợp
Tỉ lệ %
Nghịch sản nặng
3
27,3
Biệt hóa rõ ở niêm mạc
3
27,3
Biệt hóa vừa ở niêm mạc
3
27,3
Biệt hóa vừa ở mô đệm
2
18,2
Tổng số
11
100%
Nhận xét: Có 8 trường hợp ung thư tuyến ở niêm mạc và mô đệm (72,7%),
với khoảng tin cậy 95%.
3.2. TỈ LỆ THÀNH CÔNG CỦA CNMQNS
3.2.1. Giá trị “dấu hiệu nâng lên” trong tiên đoán tổn thương xâm lấn dưới
niêm
Trong nghiên cứu điều trị 11 trường hợp ung thư giai đoạn sớm và
nghịch sản dạ dày có 3 trường hợp có “dấu hiệu nâng lên” (lifting sign) dương
57
tính và được chuyển mổ cắt bán phần dưới dạ dày nạo kèm hạch D2 với giá
trị chẩn đoán dương tính là: 72,7% (3/11 trường hợp).
3.2.2. Kích thước của tổn thương
Kích thước của ung thư giai đoạn sớm, nghịch sản và políp dạ dày
(n = 62) là: 10,1 ± 2,9 mm, kích thước nhỏ nhất là 3 mm và lớn nhất
là 20 mm, với khoảng tin cậy 95%.
Kích thước của ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản là: 11,6 ± 4,9 mm,
kích thước nhỏ nhất là 3 mm và lớn nhất là 20 mm.
Kích thước của políp là: 9,8 ± 2,2 mm, kích thước nhỏ nhất là 5 mm và
lớn nhất là 15 mm.
Bảng 3.7. Kích thước của tổn thương.
Kích thước của tổn thương (mm)
Tổng số
Políp, ung thư giai đoạn sớm
Políp
Ung thư giai đoạn sớm
và nghịch sản dạ dày
dạ dày
10,1 ± 2,9
9,8 ± 2,2
11,6 ± 4,9
n = 62
51
11
và nghịch sản dạ dày
Nhận xét: Tổn thương ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày có kích
thước lớn nhất là 20 mm chỉ có 1 trường hợp (9,1%) và có kết quả sinh thiết
trước khi quyết định CNMQNS là ung thư tuyến biệt hóa vừa, có “dấu hiệu
nâng lên” dương tính nên được chuyển mổ nội soi, nhưng kết quả giải phẫu
bệnh sau mổ là ung thư tuyến biệt hóa rõ ở niêm mạc. Kích thước nhỏ nhất
58
của 10 ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày còn lại là 3 mm và lớn
nhất là 15 mm, với khoảng tin cậy 95%.
3.2.3. Kích thước của mảnh niêm mạc đã cắt bằng phương pháp CNMQNS
Bảng 3.8. Kích thước của mảnh niêm mạc đã cắt
bằng phương pháp CNMQNS.
Kích thước của mảnh niêm mạc được cắt (mm)
Políp, ung thư giai đoạn
sớm và nghịch sản dạ dày
Tổng số
Políp
dạ dày
Ung thư giai đoạn sớm
và nghịch sản dạ dày
15,8 ± 1,9
15,7 ± 1,5
17,1 ± 2,1
n = 62
51
11
Nhận xét: Kích thước của mảnh niêm mạc có ung thư giai đoạn sớm và
nghịch sản dạ dày đã CNMQNS là 17,1 mm, với khoảng tin cậy 95%. Trong
khi đó kích thước của ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày là
11,6 mm, nghĩa là bờ cắt cách rìa tổn thương là 5,5 mm.
3.2.4. Thể tích của dung dịch được chích dưới niêm
Thể tích của dung dịch được chích dưới niêm trong điều trị bệnh nhân
có ung thư giai đoạn sớm, nghịch sản và políp dạ dày (n = 62) là 37,2 ± 19,9
ml, thể tích tối thiểu được chích là 6 ml và tối đa là 125 ml, với khoảng tin
cậy 95%.
Trong đó thể tích của dung dịch được chích dưới niêm đối với ung thư
giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày là 52,3 ± 37,2 ml (thể tích tối thiểu được
chích là 20 ml và tối đa là 125 ml).
59
Thể tích của dung dịch được chích dưới niêm đối với políp dạ dày là
33,9 ± 12,1 ml (thể tích tối thiểu được chích là 6 ml và tối đa là 70 ml).
3.2.5. Mối liên quan giữa thể tích của dung dịch được chích dưới niêm với
kích thước tổn thương
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa thể tích của dung dịch chích dưới niêm
với kích thước của tổn thương.
Kích
thước
tổn
thương
(mm)
Thể tích dung dịch được chích dưới niêm (ml)
6 đến < 15 15 đến < 45 45 đến < 75 75 đến < 105 ≥ 105
20 mm.
Ono [77] ghi nhận tỉ lệ thành công đạt 81% nếu sang thương < 10 mm,
đạt 57% nếu sang thương 10 mm – 20 mm.
Tỉ lệ thành công càng thấp đối với sang thương ≥ 10 mm là do khả
năng cắt trọn u rất thấp nếu dùng phương pháp “cắt niêm mạc có dùng mũ
chụp” (hình 4.27), mũ chụp không thể giúp tóm trọn sang thương to nên
Yamamoto [108] đề nghị dùng dao IT với đầu dao hình cầu bọc bằng sứ cách
điện để rạch vòng quanh sang thương và sau đó cắt bằng thòng lọng, với
phương pháp này, Yamamoto [108] nhận thấy tỉ lệ thành công cao hơn.
74
Hình 4.27. Dùng thòng lọng cắt mảnh niêm mạc có tổn thương.
Nguyễn Thị L., nữ, 46 tuổi. Số hồ sơ: A09-0245122.
4.3.3. Giá trị “dấu hiệu nâng lên” trong tiên đoán tổn thương xâm lấn dưới
niêm
Triệu chứng này được Uno [104] mô tả năm 1994 có giá trị dự đoán
ung thư dạ dày giai đoạn sớm đã xâm lấn đế lớp dưới niêm mạc hay chưa.
Trong nghiên cứu điều trị 11 trường hợp ung thư giai đoạn sớm và
nghịch sản dạ dày có 3 trường hợp có “dấu hiệu nâng lên” (lifting sign) dương
tính và được chuyển mổ cắt bán phần dưới dạ dày nạo kèm hạch D2 với giá
trị chẩn đoán dương tính là: 72,7% (3/11 trường hợp).
”Dấu hiệu nâng lên” không thấy có liên quan đến giải phẫu bệnh trước
khi CNMQNS. Dấu hiệu này chứng tỏ tổn thương xâm lấn đến lớp dưới niêm
mạc. Giá trị tiên đoán dương tính trong nghiên cứu gần giống với nghiên cứu
của Kobayashi [59] và không cao như nghiên cứu của Uno [104].
75
Theo Uno [104] nước hoặc dung dịch chỉ có thể tiêm vào trong lớp
dưới niêm mạc của thành ống tiêu hóa vì mô liên kết ở lớp này lỏng lẻo nhất,
từ đó nước hoặc dung dịch đẩy lớp niêm mạc mỏng và mềm mại phồng lên.
Uno [104] nhận thấy rằng ung thư đã xâm lấn xuống lớp dưới niêm
mạc hoặc ung thư tiến triển không thể bị đẩy phồng lên bởi các dung dịch
hoặc nước được chích vào lớp dưới niêm mạc do có phản ứng tạo mô sợi
quanh tế bào ung thư và do sự dính chặt của ung thư.
Uno [104] gọi đây là "dấu hiệu nâng lên". Dấu hiệu này là một chỉ điểm
cho khả năng ung thư xâm lấn lan rộng xuống sâu ở lớp dưới niêm và có thể
gây thất bại hoặc gây khó khăn trong quá trình cắt niêm mạc chứa u qua nội
soi.
“Dấu hiệu nâng lên” được xem là dương tính khi tổn thương không
được đẩy phồng lên trong khi niêm mạc xung quanh vẫn được đẩy phồng lên
sau chích vào lớp dưới niêm mạc (hình 2.29), và dấu hiệu này là âm tính khi
cả niêm mạc xung quanh lẫn tổn thương đều được đẩy phồng lên (hình 2.28).
Hình 4.28. Hình “dấu hiệu nâng lên” âm tính [58].
76
Hình 4.29. Hình “dấu hiệu nâng lên” dương tính [58].
Tuy nhiên Uno [104] khuyến cáo nên chích cách rìa tổn thương 2 mm
vì nếu chích quá gần tổn thương sẽ tạo ra dương tính giả ngay cả với ung thư
tiến triển.
Năm 1994, ở Nhật, Uno [104] đã tiến hành nghiên cứu 205 tổn thương
được cắt qua nội soi hoặc mổ để đánh giá “dấu hiệu nâng lên”, Uno nhận thấy
dấu hiệu này có độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu là 99%, giá trị tiên đoán dương
là 83%. Năm 1999, Ishiguro [48] đã chứng minh ung thư "sm1" và "sm2" có
độ nhạy là 83% và độ đặc hiệu là 100%. Ung thư "sm3" có độ nhạy là 100%
và độ đặc hiệu là 83%.
Năm 2007, Kobayashi [58] cũng đã thực hiện nghiên cứu về “dấu hiệu
nâng lên” đối với 284 tổn thương tại 5 trung tâm ở Nhật. Kobayashi nhận thấy
đối với cả các ung thư "sm2", “dấu hiệu nâng lên” có độ nhạy là 64,7%, độ
đặc hiệu là 97,6%, giá trị tiên đoán dương là 73,3%, giá trị tiên đoán âm là
96,4%, độ chính xác là 94,5%.
77
Năm 2008, Kato [55] đã đưa ra phân loại tình trạng đẩy phồng lên của
tổn thương để giúp đáng giá chính xác hơn sự xâm lấn dưới niêm mạc của
ung thư và giúp có được quyết định CNMQNS hay không.
Ishiguro [48], Uno [104] và Han [36] cùng có chung nhận định rằng
sinh thiết là một kích thích cơ học dẫn đến phản ứng tạo mô sợi dưới niêm
làm sai lệch kết quả của “dấu hiệu nâng lên” cho dù phản ứng này không ảnh
hưởng đến phần sâu của lớp dưới niêm. Ishiguro [48] nhận thấy rằng sinh
thiết và chích dưới niêm tạo ra “dấu hiệu nâng lên” dương tính giả.
Ở Nhật, Uno [104] khuyến cáo nên thực hiện CNMQNS ngay khi phát
hiện tổn thương, không nên sinh thiết nếu tổn thương có thể cắt được bằng
phương pháp CNMQNS. Nếu đã sinh thiết thì nên CNMQNS sau sinh
thiết 1 đến 2 tuần. Chỉ sinh thiết nếu tổn thương cần phải phẫu thuật.
Han [36] khuyên nên CNMQNS trong vòng 3 tuần sau sinh thiết.
4.3.4. Thể tích dung dịch được chích dưới niêm và mối liên quan giữa thể
tích này với với kích thước tổn thương
Trong nghiên cứu này, các bệnh nhân đều được chích dưới niêm với
nước cất. Nhược điểm khi dùng dung dịch này là dễ bị hấp thu nhanh, nếu
thời gian thực hiện kỹ thuật lâu cần phải chích thêm dưới niêm.
Trong thời gian đầu của nghiên cứu, có 1 trường hợp thủng phình vị do
số lượng ml chích dưới niêm không đủ (6 ml) và do phình vị có thành mỏng
nhất trong dạ dày.
Sau đó, đa số các tổn thương có kích thước từ 5 đến < 15 mm được
chích dung dịch dưới niêm với số lượng từ 15 đến < 45 ml và không xảy ra
biến chứng thủng, chảy máu.
Tùy thuộc vào kích thước tổn thương, nếu tổn thương có kích thước
từ 5 đến < 15 mm, số lượng ml được chích trung bình nên tăng lên hơn 33,9
78
ml để tránh biến chứng thủng do lớp cơ chưa tách hoàn toàn khỏi lớp niêm
mạc cần cắt với 1 khoảng cách an toàn.
Nhiều tác giả khác cũng đề cập đến sự an toàn của phương pháp cắt
niêm mạc phụ thuộc vào việc chích dưới niêm mạc, vì dung dịch được chích
dưới niêm mạc sẽ có tác dụng giống như lớp đệm bảo vệ lớp cơ bên dưới
không bị tổn thương trong quá trình cắt đốt bằng dòng điện đơn cực
(hình 4.33).
Theo Ahmad [9] để CNMQNS điều trị tổn thương có kích thước trung
bình 2 cm, tác giả sử dụng trung bình 10 ml nước muối sinh lý pha với 0,5 ml
xanh mêthylen.
Inoue [45] khuyến cáo nên chích tối thiểu 20 ml để cắt niêm mạc thực
quản qua nội soi ống mềm, vì khi chích 20 ml vào lớp dưới niêm sẽ giúp niêm
mạc tách rời khỏi lớp cơ bên dưới một khoảng cách là 1 cm. Đối với dạ dày
do lớp cơ của dạ dày dày hơn thực quản nên thể tích dung dịch cần phải chích
nhiều hơn so với ở thực quản [47].
4.3.5. Dung dịch chích dưới niêm
Trong nghiên cứu, dung dịch chích dưới niêm được sử dụng gồm có
xanh mêthylen pha với nước cất. Nước cất vừa an toàn vừa rẻ tiền nhưng
được hấp thu rất nhanh, chỉ phù hợp với CNMQNS, không sử dụng được
trong CDNMQNS.
Vì vách của ống tiêu hóa chỉ dầy có 4 mm nên bác sĩ nội soi cần phải
chích dưới niêm trước khi CNMQNS để tránh biến chứng thủng . Niêm mạc
chứa tổn thương sau khi được chích sẽ được đẩy phồng lên và có màu trắng.
Sau khi đã chích thành công và hiệu quả, CNMQNS hoặc CDNMQNS được
thực hiện một cách an toàn do dung dịch dưới niêm tạo thành 1 lớp đệm để
tránh tổn thương lớp cơ và thanh mạc bên dưới (hình 4.30, hình 4.31 và hình
4.32).
79
Hình 4.30. Hình vẽ minh họa mũi kim chích vào lớp dưới niêm mạc
tạo đệm nước [23].
Hình 4.31. Chích dưới niêm với dung dịch xanh mêthylen pha với nước cất.
80
Nguyễn Thị L., nữ, 46 tuổi. Số hồ sơ: A09-0245122.
Dung dịch được sử dụng chích dưới niêm mạc đã được nghiên cứu để
đánh giá nguy cơ tổn thương tế bào và có thời gian duy trì sự đẩy phồng niêm
mạc. Theo Yeh [109] bác sĩ nội soi có thể chích dưới niêm an toàn với nước
muối sinh lý, glyceol, hyaluronic acid, dung dịch chứa fibrinogen.
Năm 2005 Fujishiro [29] nghiên cứu nhiều dung dịch chích dưới niêm
mạc và nhận thấy nước muối sinh lý, hyaluronic acid và glyceol đạt được các
tiêu chuẩn nêu trên, trong đó hyaluronic acid và glyceol có ưu điểm hơn nước
muối sinh lý. Inoue [45] nhận thấy nước muối sinh lý được hấp thu ngay sau 5
phút được chích dưới niêm mạc.
Năm 2009, Polymeros [81] đã nghiên cứu đánh giá thời gian kéo dài sự
đẩy phồng niêm mạc lên của các dung dịch, tác giả thấy rằng sodium
hyaluronat có thời gian trung bình dài nhất và nước muối sinh lý có thời gian
trung bình ngắn nhất. Uraoka [105] cũng có nghiên cứu chích dung dịch
glycerol 10% pha với fructose 5% vào lớp dưới niêm mạc và nhận thấy
glycerol giúp cho CNMQNS các u niêm mạc đại trực tràng dễ dàng hơn và an
toàn như nước muối sinh lý.
Bảng 4.12. Thời gian trung bình kéo dài sự đẩy phồng
niêm mạc của các dung dịch [81].
Dung dịch
Thời gian trung bình kéo dài
sự đẩy phồng niêm mạc (phút)
Nước muối sinh lý
12
Albumin 25%
23
81
Polyvinyl alcol 1,4%
26
Hydroxypropyl mehylxelulô 0,3%
29
Polyethylen glycol (PEG) 50%
31
Hydroxyethyl starch (HES) 6%
38
Sodium hyaluronat 0,4%
41,5
Niêm
mạc có
tổn
thương
Niêm
mạc có
tổn
thương
Lớp cơ
Hình 4.32. Siêu âm qua nội soi đánh giá khoảng cách giữa niêm mạc và lớp
cơ sau khi chích dưới niêm mạc dạ dày [90].
82
4.3.6. Thời gian lành sẹo trung bình sau CNMQNS
Trong nghiên cứu này, ổ loét có kích thước trung bình 20 mm. Thời
gian lành sẹo trung bình của ổ loét được tạo ra sau CNMQNS của tất cả bệnh
nhân trong nhóm nghiên cứu (n = 62) là 4,9 ± 1,2 tuần. Các bệnh nhân đều có
uống thuốc ức chế bơm proton và sucralfat dạng nhũ dịch với liều như nhau.
Nếu tổn thương nhỏ và ổ loét nhỏ nông sau CNMQNS (hình 4.33), ổ
loét sẽ lành sẹo nhanh hơn. Ngược lại nếu tổn thương to và ổ loét to sâu sau
thực hiện phương pháp cắt và bóc tách dưới niêm, ổ loét sẽ lành sẹo lâu hơn.
Kakushima [54] nhận thấy thuốc ức chế bơm proton và sucralfat giúp ổ loét
lành sẹo nhanh và không biến chứng trong vòng 8 tuần sau CDNMQNS.
Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả của Lee [61] có
14,7% bệnh nhân lành sẹo loét sau 4 tuần CNMQNS, 50% bệnh nhân có ổ
loét chưa phủ hết bởi niêm mạc, đáy ổ loét được lấp đầy bởi biểu mô tăng
sinh, 8,8% bệnh nhân có ổ loét chưa được lấp đầy bởi biểu mô tăng sinh hơn
50% diện tích.
Monkewich [67] nhận thấy ổ loét được tạo ra sau cắt niêm mạc thực
quản qua nội soi ống mềm được phủ bởi chất nhầy sau 3 ngày và lành sẹo sau
12 ngày. Theo Oh [76] sau 4 tuần CDNMQNS, tác giả nhận thấy thời gian
lành ổ loét có đường kính trung bình 45 mm là 10,7%, 45,2% bệnh nhân có ổ
loét ≤ 10 mm2.
Thời gian lành của ổ loét tự nhiên hoặc ổ loét được tạo ra sau
CNMQNS tùy thuộc vào sự tưới máu ở bờ ổ loét, sự tăng sinh biểu mô vùng
đáy ổ loét, sự co của cơ dạ dày.
Theo Adachi [8] và Hashimoto [37] sau cắt niêm mạc bờ ổ loét được
tưới máu tăng lên trong giai đoạn tạo sẹo, chính điều này giúp ổ loét lành sẹo
tốt.
83
Oh [76] nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lành của ổ
loét như là kích thước và độ sâu của ổ loét, thời gian điều trị, hút thuốc lá…
Đối với ổ loét có kích thước > 40 mm đường kính, cần phải điều trị với thuốc
ức bơm proton hơn 4 tuần.
Hình 4.33. Đáy vết cắt sau CNMQNS [90].
Lee [61] đã chứng minh kích thước ổ loét được tạo ra sau CNMQNS
giảm dần với tốc độ mỗi tuần giảm 1 cm2, từ kích thước ban đầu là 5,7 cm2,
ổ loét nhỏ lại còn 1,7 cm2 sau 4 tuần điều trị với thuốc ức chế bơm proton.
Kakushima [54] nhận thấy niêm mạc được CDNMQNS có kích thước
trung bình 34,7 mm sẽ lành sẹo trong vòng 8 tuần, trong suốt 8 tuần bệnh
nhân uống thuốc ức chế bơm proton và sucralfat.
84
Vài ngày sau khi ổ loét xuất hiện, ổ loét được phủ bởi chất nhầy, tiếp
theo đó là sự tái tạo niêm mạc từ bờ ổ loét đến trung tâm ổ loét sau 2 đến 3
tuần. Ngoài ra còn có sự tham gia của quá trình tạo mô hạt, ổ loét co nhỏ lại
kết hợp với niêm mạc được tái tạo từ bờ ổ loét đến trung tâm ổ loét. Quá trình
lành ổ loét được tạo ra sau CDNMQNS cũng tương tự như quá trình lành ổ
loét được tạo ra sau CNMQNS. Theo Kakushima [54] trung bình 1 ổ loét
đường kính 20 mm được tạo ra sau CDNMQNS sẽ lành sẹo vào tuần lễ thứ 6
sau CDNMQNS.
Một số tác giả cho rằng vết cắt niêm mạc sẽ lành sẹo nhanh và ít chảy
máu sau khi khâu lại niêm mạc [28], [111]. Tuy nhiên chỉ có những vết cắt
nhỏ có đường kính trung bình 16,4 mm như trong CNMQNS mới khâu lại
được qua nội soi, nếu vết cắt rộng như trong CDNMQNS, việc khâu lại rất
khó thực hiện.
Trong nghiên cứu này, vết cắt không được khâu lại dù cho đường kính
vết cắt vừa vết mảnh niêm mạc được cắt ra, nghĩa là khoảng ≤ 20 mm, qua
theo dõi thời gian lành ổ loét cũng không kéo dài hơn so với các nghiên cứu
khác và không có biến chứng chảy máu muộn.
4.4. VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM QUA NỘI SOI TRƯỚC KHI CNMQNS
Siêu âm qua nội soi (EUS) cho hình ảnh của ống tiêu hóa với 5 lớp rõ
ràng trong vách ống tiêu hóa nên rất hữu ích trong việc định giai đoạn ung thư
(staging). Tuy nhiên độ chính xác trong việc giúp chọn bệnh nhân để thực
hiện CNMQNS và CDNMQNS không cao nên Gotoda [35] cho rằng không
thực sự cần thiết mà chỉ dựa chủ yếu vào hình ảnh qua nội soi ống mềm. Hiện
nay, từ năm 2001 đến năm 2008, các tác giả nổi tiếng ở Châu Á như Nhật,
Hàn Quốc…, ở Châu Âu như Anh, Ý, Hungary… và ở Mỹ cũng chỉ dựa vào
nội soi là chính [18], [22], [44], [49], [59], [65], [77], [100].
85
4.5. VAI TRÒ CỦA TIỆT TRỪ VI TRÙNG HELICOBACTER PYLORI
Vì lý do vi trùng Helicobacter pylori là yếu tố nguy cơ trong 60-85%
các trường hợp ung thư dạ dày nên để cải thiện tiên lượng của ung thư dạ dày,
tác giả khuyến cáo nên điều trị tiệt trừ vi trùng này khi phát hiện có vi trùng
này trong dạ dày.
Vấn đề này ngoài phạm vi luận án này nên chúng tôi không bàn sâu.
4.6. SĂN SÓC SAU CNMQNS
* Trong ngày cắt niêm mạc, bệnh nhân ăn cháo, sau 30 phút có thể về
bác sĩ, uống thuốc ức chế bơm proton và thuốc băng niêm mạc.
* Ngày thứ nhất sau cắt niêm mạc, bệnh nhân ăn uống bình thường,
tiếp tục uống thuốc ức chế bơm proton và thuốc băng niêm mạc liên tục đến
khi ổ loét lành sẹo (thường là 4 - 8 tuần). Khi về bác sĩ, bệnh nhân được
hướng dẫn tự theo dõi màu sắc phân, chất ói để xem có chảy máu và theo dõi
tình trạng đau bụng.
* Tái khám định kỳ:
- Đối với ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày: tái khám sau
CNMQNS 1 tuần, 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần, mỗi 12 tháng.
- Đối với políp dạ dày: tái khám sau CNMQNS 1 tuần, 4 tuần, 6 tuần,
8 tuần, mỗi 12 tháng nếu được để theo dõi políp tái phát.
- Bệnh nhân tái khám sẽ được chỉ định nội soi dạ dày, siêu âm bụng.
MRI bụng - chậu có cản từ mỗi năm. Nếu có ung thư và nghịch sản tái
phát tại chỗ hoặc di căn hạch, nội soi dạ dày chích mực Tàu và đánh
dấu tổn thương bằng kẹp clíp, chuyển mổ nội soi hoặc mổ mở.
4.7. BIẾN CHỨNG THỦNG VÀ CHẢY MÁU KHI CNMQNS
Khi thực hiện CNMQNS thường gặp các biến chứng như thủng và chảy
máu [20][75].
86
Từ năm 2001 đến năm 2008, sau khi các bác sĩ Nhật thực hiện
CNMQNS thành công, có rất nhiều nghiên cứu ở nước ngoài (từ châu Á đến
châu Âu và Mỹ) đã được tiến hành để điều trị các thương tổn tân sinh ở dạ
dày cũng như ở các phần khác của ống tiêu hóa, các thương tổn đó bao gồm
các políp không cuống, ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản…[18], [22],
[44], [49], [59], [65], [77], [100].
4.7.1. Biến chứng thủng khi CNMQNS
Trong nghiên cứu này, có 1 trường hợp thủng phình vị khi CNMQNS
do chỉ chích 6 ml vào lớp dưới niêm mạc, số lượng này không đủ để tách lớp
cơ khỏi lớp niêm mạc với 1 khoảng cách đủ an toàn.
Về giải phẫu học, vách của ống tiêu hóa có 5 lớp lần lượt theo thứ tự từ
trong ra ngoài như sau: niêm mạc, dưới niêm mạc, cơ vòng và cơ dọc, thanh
mạc. Riêng thực quản không có thanh mạc bao phủ. Lớp niêm mạc và lớp
dưới niêm mạc là 2 thành phần chính để đánh giá khả năng di căn hạch.
Lớp dưới niêm mạc có mô liên kết lỏng lẽo để kết dính các thành phần
trên lại với nhau, nhờ đó lớp niêm mạc và lớp cơ có thể tách rời ra bằng cách
chích dung dịch vào lớp dưới niêm mạc. Theo Gossner [34] và Monkewich
[67], vách của ống tiêu hóa có độ dầy từ 4 mm trở xuống. Trong 5 lớp cấu
trúc ở vách dạ dày, lớp cơ niêm có độ dầy khoảng 0,2 mm [53], [88].
Nếu chích dưới niêm mạc với lượng dung dịch xanh mêthylen quá ít,
không có dấu hiệu tổn thương được đẩy phồng lên, sau khi cắt niêm mạc có
thể gây thủng dạ dày, đặc biệt nếu cắt ở phình vị vì phình vị có cấu trúc mỏng
nhất và mô dưới niêm bám chặt vào lớp cơ khiến việc bóc tách lớp dưới niêm
và lớp cơ khó khăn hơn, dễ thủng phình vị hơn các vị trí khác của dạ dày.
Thủng ít xảy ra khi thực hiện CNMQNS, nhưng đối với CDNMQNS, tỉ
lệ thủng dạ dày là 4% [74], [84].
87
Đối với CDNMQNS, theo Oda [74] tỉ lệ thủng đối với tổn thương ở 2/3
trên của dạ dày, đặc biệt ở bờ cong lớn cao hơn so với 1/3 dưới của dạ dày vì
vách dạ dày ở những vị trí này mỏng hơn và cần phải quặt ngược ống soi đối
với tổn thương ở 2/3 trên của dạ dày do đó kỹ thuật khó hơn, dễ biến chứng
hơn. Ngoài ra tỉ lệ thủng ở tổn thương có kích thước lớn hơn 31 mm hoặc
sang thuơng có loét kèm theo cao.
Bảng 4.13. Liên quan giữa thủng dạ dày và vị trí, kích thước, tổn thương loét
kèm theo khi CDNMQNS [74].
Đặc điểm tổn thương
Tỉ lệ thủng (%)
- Vị trí tổn thương:
1
7
1
4
1
1
/3 trên của dạ dày
/3 giữa của dạ dày
/3 dưới của dạ dày
- Kích thước tổn thương (mm):
≤ 20
3
21 - 30
3
≥ 31
8
- Loét kèm theo:
Có
6
Không
3
88
Theo Inoue [41] thủng sau CNMQNS là do không chích hoặc chích
dưới niêm với số lượng quá ít dung dịch, từ đó dẫn đến lớp cơ và thậm chí cả
lớp thanh mạc cũng bị cắt bằng thòng lọng.
Do đó Inoue [44] khuyến cáo nên chích dưới niêm với số lượng nhiều
để tách lớp cơ ra khỏi lớp niêm mạc. Ngoài ra Inoue khuyên nên xiết và cắt
tổn thương ở vị trí chính giữa chỗ niêm mạc được chích đẩy phồng lên. Đối
với thực quản, 20 ml dung dịch được chích dưới niêm sẽ giúp đẩy phồng hơn
1
/2 chu vi niêm mạc được cắt ra xa khỏi lớp cơ bên dưới khoảng 1 cm.
Theo Oda [74] nguyên nhân thủng sau CNMQNS gồm có chích không
đủ số lượng dung dịch vào lớp dưới niêm mạc và/hoặc dùng thòng lọng có
kích thước quá lớn nên khi thòng lọng được thắt lại, số mô bị thắt quá nhiều
trong thòng lọng dẫn đến thủng dạ dày.
Do đó khi thực hiện CNMQNS, bác sĩ nội soi cần phải quan sát sự di
động của tổn thương trong thòng lọng và vách dạ dày để đáng giá khả năng
thắt quá nhiều vào đến lớp cơ vách dạ dày.
Nếu thắt đến lớp cơ, khi bác sĩ nội soi di động thòng lọng ra trước và ra
sau sẽ thấy cả vách dạ dày di chuyển, trong khi đó chỉ có tổn thương di
chuyển khi bác sĩ nội soi thắt vừa đủ tổn thương.
Nếu gặp trường hợp thòng lọng thắt quá vào vách dạ dày, bác sĩ nội soi
cần phải nới lỏng thòng lọng một ít và đẩy thòng lọng ra xa và tới gần đầu
ống soi để giải phóng phần cơ bị thắt bởi thòng lọng.
Đối với những trường hợp vẫn còn nghi ngờ thòng lọng thắt vào lớp cơ,
Oda [74] khuyên nên thả thòng lọng ra rồi thực hiện thắt thòng lọng lại sau
khi có hoặc không có chích thêm dung dịch vào lớp dưới niêm mạc.
Trong CDNMQNS, Oda nhận thấy thủng thường xảy ra khi bóc tách và
cắt lớp dưới niêm mạc và ít xảy ra khi rạch đường viền quanh tổn thương.
Nguyên nhân của thủng có thể do nhận định sai về giải phẫu của vách dạ dày,
89
do chích không đủ lượng cần thiết của dung dịch vào lớp dưới niêm để tách
biệt rõ lớp niêm mạc và lớp cơ bên dưới, do dung dịch ở lớp dưới niêm mạc
không giữ được khả năng đẩy phồng niêm mạc lên trong thời gian lâu làm cho
lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc và lớp cơ trở nên sát nhau.
Oda [74] khuyến cáo nên pha thêm chất có màu như indigo carmine,
xanh mêthylen... vào dung dịch chích dưới niêm mạc để giúp nhận định đâu là
lớp cơ có màu trắng và đâu là lớp dưới niêm mạc có màu của indigo carmine,
xanh mêthylen...
Theo Oda [74], thủng dạ dày là biến chứng ít gặp trong CNMQNS, nếu
có biến chứng này xảy ra thì lỗ thủng nhỏ, bác sĩ nội soi có thể khâu lỗ thủng
này bằng kẹp nhiều clíp kèm với việc dùng kháng sinh phổ rộng.
Trước năm 1993, nếu có thủng sau CNMQNS, phẫu thuật cấp cứu là sự
lựa chọn duy nhất.
Đến năm 1993, Binmoeller là người đầu tiên thành công trong việc
dùng clíp khâu lỗ thủng dạ dày sau cắt u cơ trơn. Các clíp này lúc ban đầu
được chế tạo ra để cầm máu qua nội soi với ống soi mềm.
Vì các lỗ thủng sau CNMQNS thường có kích thước nhỏ nên tất cả các
trường hợp thủng chỉ cần khâu lỗ thủng bằng cách kẹp clíp qua nội soi dạ
dày [18].
Bảng 4.14. Các nghiên cứu biến chứng chảy máu và thủng sau CNMQNS.
Tác giả
Năm
Cỡ mẫu (n)
Chảy máu
Thủng (%)
(%)
Ono [77]
2001
479
Inoue [44]
2002
250
0
5,2
0,4
90
Miyamoto [65]
2002
123
0
0,8
Choi [22]
2005
20 ca đầu tiên
5
15
60 ca tiếp theo
3,7
5
Campoli [18]
2006
13
0
15,3
Jameel [49]
2006
33
6,5
0
Szaloki [100]
2008
58
0
0
Theo Fujishiro [30], bác sĩ nội soi có thể khâu các lỗ thủng do biến
chứng sau nội soi điều trị bằng nội soi đơn thuần và không cần sự can thiệp
của ngoại khoa. Tuy nhiên Fujishiro [30] khuyến cáo chỉ nên chọn khâu
những lỗ thủng nhỏ có đường kính < 1 cm, lỗ thủng được phát hiện trong khi
soi hoặc ngay sau khi soi khi ống tiêu hóa được chuẩn bị rất kỹ và rất ít dịch
tiêu hóa chảy ra ổ bụng.
Có thể khâu lỗ thủng bằng cách kẹp clíp đơn thuần, hoặc kẹp clíp có
kèm theo dùng thòng lọng nhựa, hoặc kéo mạc nối lớn vào và kẹp clíp cố định
lại. Raju [82] nhận thấy khâu lỗ thủng bằng clíp có khả năng thành công cao
khi điều trị các lỗ thủng < 2 cm.
Năm 2009, Bhat [16] thí nghiệm trên 3 con heo có lỗ thủng ở dạ dày và
tác giả khâu thành công lỗ thủng có đường kính 18 mm bằng dụng cụ hình
chữ T với thời gian thực hiện trung bình là 6 phút.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 bệnh nhân được chuyển mổ mở
khâu lỗ thủng d # 10 mm ở phình vị. Sau mổ 5 ngày, bệnh nhân xuất viện và
chỗ khâu ở phình vị lành sẹo khi tái khám sau 3 tuần.
91
4.7.2. Biến chứng chảy máu khi CNMQNS
Chảy máu sớm sau cắt niêm mạc qua soi mềm được xem là chảy máu
trong vòng 24 giờ và chảy máu muộn xảy ra sau 24 giờ cho đến 30 ngày [9],
[74]. Theo Oda [74] chảy máu sớm không gây mất máu đáng kể khi
hemoglobin (Hb) của bệnh nhân đo được ở ngày hôm sau so với ngày hôm cắt
niêm mạc qua soi mềm giảm đi ≥ 2 g/dL nhưng Hb của bệnh nhân vẫn trong
giới hạn bình thường (đối với nam Hb 13,7gdL và nữ có Hb > 11,3 g/dL).
Đa số các trường hợp chảy máu sau cắt niêm mạc qua soi mềm thường
xuất hiện trong khi thực hiện thủ thuật hoặc trong vòng 24 giờ, hiếm khi có
chảy máu muộn sau 24 giờ [9].
Theo Ahmad [9] có 22% trường hợp chảy máu sau cắt niêm mạc qua
soi mềm, trong đó có 73% chảy máu sớm và 27% chảy máu muộn.
Trong nghiên cứu này, có 4 trường hợp chảy máu sớm trong khi
CNMQNS. Trong đó có 3 trường hợp do thay đổi máy cắt đốt, sau đó cầm
máu thành công bằng đốt bằng điện đơn cực, kẹp clíp và chích cầm máu,
không có trường hợp nào phải chuyển mổ hoặc chụp mạch máu kèm thuyên
tắc mạch.
Lượng máu mất cũng không đáng kể, không có thay đổi về huyết động
học ở bệnh nhân, bệnh nhân về bác sĩ trong ngày, không cần nằm viện theo
dõi. Không có trường hợp nào chảy máu muộn.
Nhìn chung, các trường hợp chảy máu trong khi thực hiện thủ thuật đều
được điều trị thành công qua nội soi. Có thể giảm tỉ lệ chảy máu muộn hoặc
chảy máu tái phát bằng cách kẹp clíp [9]. Bác sĩ nội soi có thể khâu kín vết
cắt rộng > 2 cm bằng cách kẹp clíp. Clíp không làm tăng thêm mức độ tổn
thương mô tế bào sau CNMQNS [9].
Theo Aabakken [7] và Ahmad [9], có 88% trường hợp chảy máu sớm
sau CNMQNS được điều trị thành công bằng kẹp clíp, thắt cầm máu bằng
92
thòng lọng nhựa, đốt bằng dòng điện đơn cực, chích cầm máu qua nội soi. Có
33% trường hợp chảy máu muộn cần điều trị bằng nội soi. Trong các trường
hợp chảy máu, không có trường hợp nào cần phải phẫu thuật khâu cầm máu
hoặc chụp mạch máu và thuyên tắc mạch.
Bảng 4.15. So sánh nguy cơ chảy máu với kích thước tổn thương [9].
Chảy máu
Tỉ lệ %
Kích thước
< 1 cm
1 - 1,9 cm
2 - 3 cm
> 3 cm
0
4
24
32
Gotoda [35] ghi nhận chảy máu là biến chứng thường gặp nhất với tần
suất 8%, bác sĩ nội soi có thể cầm máu bằng kẹp clíp hoặc đốt bằng kềm sinh
thiết.
Chích cầm máu với adrénalin 0,1% đã được sử dụng từ rất lâu và là
phương pháp ưu tiên hàng đầu trong xử trí chảy máu tiêu hóa. Adrénalin 0,1%
là dung dịch an toàn, rẻ tiền, có tác dụng làm mạch máu co lại. Khi được dùng
trong nội soi điều trị, adrénalin 0,1% được pha loãng với nước muối sinh lý
hoặc nước cất thành dung dịch adrénalin 0,01%.
Trong chích cầm máu, bác sĩ nội soi chích quanh vị trí chảy máu, mỗi
vị trí chích 1 ml, mục đích là để ép mạch máu giúp ngưng chảy máu. Sau đó,
chích từ 1 – 2 ml vào trực tiếp vào vị trí chảy máu để gây co mạch do tác
dụng của adrénalin.
Clíp có 2 ngạnh hoặc 3 ngạnh được sử dụng rất hiệu quả trong việc cầm
máu ở những trường hợp chảy máu sau cắt políp và chảy máu thành vòi từ
mạch máu lộ ra ở đáy ổ loét.
93
Phương pháp này có ưu điểm là an toàn, có hiệu quả cầm máu tương
đương với phương pháp chích cầm máu nhưng không làm tổn thương mô
giống như phương pháp chích cầm máu. Khi bác sĩ nội soi kẹp clíp vào vị trí
chảy máu, clíp sẽ ép vào tổn thương hoặc kẹp vào mạch máu giúp cầm máu.
Năm 2009, Repici [83] đã khâu thành công 7 bệnh nhân có chảy máu ở
dạ dày và đại – trực tràng bằng clíp gắn sẵn ở đầu ống soi. Năm 2007,
Kierchniak [56] đã khâu thành công 7 trường hợp có chảy máu ở dạ dày và
đại tràng bằng clíp gắn sẵn ở đầu ống soi. Theo Sung [97], cầm máu bằng clíp
qua nội soi có hiệu quả ngang với phương pháp đốt điện cầm máu và hiệu quả
hơn so với chích cầm máu.
Aabakken [7] khuyên bác sĩ nội soi khi kẹp clíp nên để đầu ống soi
thẳng và hướng clíp vuông góc với mô, nếu hướng clíp tiếp tuyến với mô sẽ
làm cho clíp bám vào mô không được chặt, tương tự như vậy nếu bác sĩ nội
soiđể đầu ống soi cong thì lực kẹp clíp yếu làm cho clíp bám vào mô yếu, dễ
tuột clíp. Swain [99] sáng chế được clíp bám chặt để cầm máu đối với những
mạch máu có áp lực nội tại lên đến 300 mmHg.
Bác sĩ nội soi có thể cầm máu bằng đốt điện giống như trong phẫu
thuật. Tuy nhiên các đầu đốt điện đơn cực và lưỡng cực dùng trong nội soi chỉ
có thể cầm máu những mạch máu nhỏ hơn 1 mm do kích thước đầu đốt dùng
trong nội soi nhỏ.
Theo Swain [99], bác sĩ nội soi có thể đốt cầm máu bằng kềm với dòng
điện lưỡng cực đối với các trường hợp chảy máu từ những mạch máu có
đường kính 2 mm và có tác dụng cầm máu tốt hơn so với đốt điện bằng đầu
đốt lưỡng cực hoặc bằng Nd-YAG laser.
Phương pháp này không hiệu quả trong chảy máu sau điều trị giãn tĩnh
mạch thực quản và tĩnh mạch phình vị. Hiện nay có thêm kềm đốt điện lưỡng
94
cực có hiệu quả hơn trong cầm máu qua nội soi do kềm kẹp vào vị trí chảy
máu và đốt cầm máu.
Trong xử trí chảy máu sau nội soi cắt políp, bác sĩ nội soi có thể cầm
máu bằng Argon plasma. Hiện nay có 1 số dụng cụ đặc biệt giúp bác sĩ nội soi
khâu cầm máu cũng như khâu lỗ thủng ống tiêu hóa qua nội soi ống mềm mà
không cần phải chuyển sang mổ khâu lỗ thủng.
Theo Swain [98] chảy máu ống tiêu hóa có thể điều trị bằng khâu hoặc
dùng máy khâu nối trong nội soi ống mềm. Các phương pháp cầm máu kinh
điển như dùng laser, đốt điện, chích cầm máu... đều có tác dụng cầm máu kém
đối với các trường hợp chảy máu từ các mạch máu lớn, trong khi đó việc cầm
máu sẽ rất hiệu quả nếu bác sĩ nội soi dùng dụng cụ khâu hoặc máy khâu nối.
Qua nghiên cứu của mình, Swain [98] nhận thấy khâu cầm máu qua nội soi
ống mềm có khả năng cầm máu chảy từ những mạch máu có đường kính từ 1
- 4 mm, trong khi đó hiệu quả này rất kém đối với chích cầm máu, còn đối với
đốt điện lưỡng cực cầm máu thì hiệu quả cầm máu kém ở các trường hợp
chảy máu từ các mạch máu có đường kính lớn hơn 1,5 mm.
Đồng thời Swain [98] cũng nhận thấy bác sĩ nội soi không thể khâu và
cột những mạch máu có đường kính lớn hơn 4 mm vì lý do kích thước của
dụng cụ khâu nối qua nội soi ống mềm bị giới hạn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ chảy máu sau CNMQNS không
nhiều và không trầm trọng nên không cần truyền máu cũng như không cần
can thiệp qua nội soi hay phẫu thuật.
95
4.8. TÁI PHÁT TẠI CHỖ VÀ DI CĂN HẠCH SAU CNMQNS TRONG
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ GIAI ĐOẠN SỚM VÀ NGHỊCH SẢN DẠ DÀY
4.8.1. Bờ cắt an toàn trong CNMQNS
Sau CNMQNS, qua khảo sát giải phẫu bệnh tất cả các mảnh niêm mạc
đã cắt, kết quả các diện cắt theo chu vi và phía đáy mảnh niêm mạc đều không
có tế bào ung thư, hoặc tế bào nghịch sản, hoặc còn políp.
Các tổn thương đã được cắt trọn bằng phương pháp CNMQNS do diện
cắt cách rìa tổn thương trung bình là 5,5mm. Đối với tổn thương có kích
thước nhỏ và được phát hiện ở giai đoạn sớm thì diện cắt như trên là khoảng
cách an toàn đảm bảo không còn sót tổn thương ở vết cắt.
Điều này cũng phù hợp với các khuyến cáo của Inoue [45] và
Monkewich [67]. Inoue [45] khuyến cáo đánh dấu cách rìa ung thư sớm thực
quản 2 mm là đủ (hình 4.34). Monkewich [67] khuyên nên đánh dấu cách rìa
tổn thương 5 – 10 mm.
Ở Mỹ, Lauwers [59] nhận thấy có 46% trường hợp bờ cắt còn tế bào
ung thư khi thực hiện CNMQNS điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm, trong
đó có 50% trường hợp xuất hiện ung thư tái phát và được đốt u tại chỗ bằng
Argon plasma.
96
Hình 4.34. Đánh dấu quanh tổn thương.
Nguyễn Thị Út M., 50 tuổi, Số hồ sơ: B05-0032165.
4.8.2. Hiệu quả của CNMQNS
Do hạn chế về phương tiện nên chỉ có 2 bệnh nhân ung thư dạ dày giai
đoạn sớm được kiểm tra bằng siêu âm qua nội soi sau CNMQNS. Kết quả
không có tái phát tại chỗ và di căn hạch (hình 4.35).
Qua tái khám, 11 bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản được
nội soi dạ dày để kiểm tra có tái phát tại chỗ hay không và kiểm tra bằng MRI
bụng – chậu có cản từ kiểm tra xem có di căn hạch hay không.
CT không được sử dụng vì ở thời điểm nghiên cứu, CT tại cơ sở của
chúng tôi chưa phải là CT thế hệ 64 đầu dò nên có độ chính xác không cao
như MRI đang được trang bị tại bệnh viện.
97
Hình 4.35. Không hạch di căn khi kiểm tra bằng siêu âm qua nội soi sau
4 tháng CNMQNS. Nguyễn Thị Út M., 50 tuổi, Số hồ sơ: B05-0032165.
Kết quả MRI bụng – chậu có cản từ cho thấy không có hạch vùng và tái
phát tại chỗ sau CNMQNS khi theo dõi 11 bệnh nhân với thời gian theo dõi
tối đa là 2 năm 9 tháng (132 tuần) (hình 4.36).
Điều này cho thấy hiệu quả của cắt niêm mạc rất tốt đối với các ung thư
giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày.
Mặc dù do hạn chế về trang thiết bị, chúng tôi không có đánh giá bằng
siêu âm nội soi trước khi CNMQNS cho tất cả bệnh nhân. Các trường hợp
CNMQNS được thực hiện dựa vào “dấu hiệu nâng lên”.
98
Hình 4.36. Không hạch di căn khi kiểm tra bằng MRI sau 33 tháng
CNMQNS. Nguyễn Thị Út M., 50 tuổi, Số hồ sơ: B05-0032165.
4.8.3. Ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày tái phát
Trong nghiên cứu, không có trường hợp ung thư giai đoạn sớm và
nghịch sản nào tái phát tại chỗ khi kiểm tra bằng nội soi dạ dày và không có
di căn hạch khi kiểm tra bằng MRI bụng – chậu có cản từ với thời gian theo
dõi ngắn nhất là 4 tháng (16 tuần) và lâu nhất là 33 tháng (132 tuần).
Khi ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày tái phát, bệnh nhân
thường không có triệu chứng gì đặc hiệu, có thể bệnh nhân được tình cờ phát
hiện khi đi nội soi dạ dày khi tái khám định kỳ hoặc khi bệnh nhân đi nội soi
dạ dày do bệnh nhân có triệu chứng của viêm dạ dày hoặc chỉ phát hiện bằng
MRI bụng – chậu có cản từ.
Ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày có thể tái phát tại chỗ hoặc
có di căn hạch, di căn gan, do đó khi tái khám cần nội soi dạ dày, MRI
99
bụng – chậu có cản từ hoặc CT có cản quang để vừa khảo sát hạch quanh dạ
dày cũng như gan...
Nagano [70] thực hiện CNMQNS cho 726 bệnh nhân bị ung thư dạ dày
giai đoạn sớm nhận thấy có 72,9% trường hợp cắt trọn niêm mạc dạ dày chứa
tổn thương không có tái phát sau khi theo dõi 9 năm, 8,6% được mổ và phát
hiện có tái phát và di căn hạch.
100
KẾT LUẬN
Qua thực hiện CNMQNS điều trị 62 bệnh nhân có políp không cuống,
ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày ở Bệnh Viện Đại Học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi có một số kết luận như sau:
1. Kết quả CNMQNS trong điều trị políp không cuống, ung thư giai đoạn
sớm và nghịch sản dạ dày:
Tỉ lệ thành công đạt 93,5% (58/62 trường hợp).
Tỉ lệ thành công đạt 98% (50/51trường hợp) khi thực hiện
CNMQNS điều trị políp không cuống của dạ dày.
Trong đó, CNMQNS trong điều trị ung thư giai đoạn sớm và nghịch
sản dạ dày có tỉ lệ thành công đạt 72,7% (8/11 trường hợp).
2. Tỉ lệ biến chứng thủng và chảy máu khi thực hiện CNMQNS điều trị
políp không cuống, ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày:
Tỉ lệ biến chứng thủng là 1,7% (1/59 trường hợp).
Tỉ lệ biến chứng chảy máu là 6,8% (4/59 trường hợp). Trong đó
100% là biến chứng chảy máu sớm mức độ nhẹ.
3. Hiệu quả kiểm soát bướu tại chổ và di căn hạch khi thực hiện
CNMQNS điều trị ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ dày trong
thời gian theo dõi 2 năm 9 tháng trong nghiên cứu này:
Không có bệnh nhân tái phát tại chỗ.
Không có bệnh nhân có di căn hạch và di căn xa.
101
KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có các kiến nghị như sau:
1. Đề nghị đưa phương pháp CNMQNS như là một phương pháp điều trị
điều trị políp không cuống, ung thư giai đoạn sớm và nghịch sản dạ
dày.
2. Đề nghị xem phương pháp CNMQNS vào trong chương trình đào tạo
nội soi tiêu hóa trên.
3. Cần chú ý các tổn thương ung thư sớm theo phân loại của Nhật khi soi
dạ dày, đặc biệt đối với sang thương dạng phẳng (týp 0 – IIb theo phân
loại Nhật).
4. Đề nghị cắt các tổn thương nghịch sản để ngăn ngừa tiến triển thành
ung thư.
102
1
A1. (2004). Các yếu tố tiên lượng ung thư dạ dày sớm. Y học Việt
Nam, 16, 29 - 34.
2
A2. (2005). Bệnh học tạng và hệ thống. NXB y học.
3
A3. (2006). Nhận xét về chẩn đoán và thương tổn ung thư dạ dày
sớm (early gastric cancer) nhân 70 trường hợp. Ngoại khoa, 6, 73 - 79.
4
A4. (2004). Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học ung thư dạ dày sớm
tại bệnh viện K giai đoạn 2002 - 2004. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 4,
205 - 209.
5
A5. (2007). Giải phẫu bệnh học. NXB y học.
6
A6. (2007). Nghiên cứu phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm
qua nội soi. Y học thực hành, 3, 59 - 61.
7
Aabakken, L. (2008). Endoscopic haemostasis. Best practice and
research clinical gastroenterology, 22, 899-927.
8
Adachi, K., Suetsugu, H, Moriyama, N, et al. (2001). Influence of
Helicobacter pylori infection and cetraxate on gastric mucosal blood flow
during healing of endoscopic mucosal resection-induced ulcers. J
Gastroenterol Hepatol, 16(11), 1211-1216.
9
Ahmad, N. A., Kochman, M.L, Long, W.B, et al. (2002). Efficacy,
safety, and clinical outcomes of endoscopic mucosal resection: a study of
101 cases. Gastrointest Endosc, 55(3), 390-396.
10
Akahoshi, K., Yoshinaga, S, Fujimaru, T, et al. (2006). Endoscopic
resection with hypertonic saline-solution-epinephrine infection plus band
ligation for large pedunculated or semipedunculated gastric polyp.
Gastrointestinal endoscopy, 63(2), 312-316.
11
Alper, M., Akcan, Y, Belenli, O. (2003). Large pedunculated antral
hyperplastic gastric polyp traversed the bulbus causing outlet obstruction
103
and iron deficiency anemia: endosocpic removal. World J Gastroenterol,
9, 633-634.
12
Axon, A. (2006). Symptoms and diagnosis of gastric cancer at early
curable stage. Best Pract Res Clin Gastroenterol, 20(4), 697-708.
13
Barbagallo, F., Castello, G, Latteri, S, et al. (2007). Successful
endoscopic repair of an unusual colonic perforation following
polypectomy using an endoclip device. World journal of gastroenterology
13, 2889 - 2891.
14
Beck, D. E. (2006). Advances in gastrointestinal endoscopic
techniques. Surg Clin North Am, 86(4), 849-865.
15
Berg, J. W. (1958). Histological aspects of the relation between
gastric adenomatous polyps and gastric cancer. Cancer, 11(6), 1147-1155.
16
Bhat, Y. M., Hegde, S, Knaus, M, et al. (2009). Transluminal
endosurgery: novel use of endoscopic tacks for the closure of access sites
in natural orifice transluminal endoscopic surgery (with video).
Gastrointestinal endoscopy, 69, 1161-1166.
17
Bowden, L. (1961). Adenocarcinoma in a small gastric polyp.
Cancer, 15, 468-471.
18
Campoli, P. M. O., Ejima, F.H, Cardoso, D.M.M, et al. (2007).
Endoscopic mucosal resection of early gastric cancer: initial experience
with two technical variants. Arq Gastroenterol, 44(3), 250-256.
19
Ceglie, A. D., Lapertosa, G, Blanchi, S, et al. (2006). Endoscopic
mucosal resection of large hyperplastic polyps in 3 patients with Barrett's
esophagus. World J Gastroenterol, 12(35), 5699-5704.
20
Chi, K. D., Waxman, I. (2005). Clinical gastrointestinal endoscopy.
Elsevier Saunders.
104
21
Chiu, P. W. Y., Hu, B, Lau, J.Y.W, et al. (2006). Endoscopic
plication of massively bleeding peptic ulcer by using the Eagle claw VII
device: a feasibility study in a porcine model. Gastrointestinal endoscopy,
63, 681-685.
22
Choi, I. J., Kim, C.G, Chang, H.J, et al. (2005). The learning curve
for EMR with circumferential mucosal incision in treating intramucosal
gastric neoplasm. Gastrointest Endosc, 62(6), 860-865.
23
Conio, M., Ponchon, T, Blanchi, S, et al. (2006). Endoscopic
mucosal resection. American Journal of Gastroenterology, 101, 653-663.
24
Dirschmid, K., Platz-Baudin, C, Stolte, M. (2006). why is the
hyperplastic polyp a marker for the precancerous condition of the gastric
mucosa ? Virchows Arch, 448, 80-84.
25
Dixon, M. F. (2002). Gastrointestinal epithelial neoplasia: Vienna
revisited. Gut, 51(1), 130-131.
26
Focht, D. R., Kaul, A. (2004). Gastric polyps as a cuase of
vomitting. J Pediatr, 144, 833.
27
Fry, L. C., Lazenby, A.J, Lee, D.H, et al. (2005). Signer-ring-cell
adenocarcinoma arising from a hyperplastic polyp in the stomach.
Gastrointestinal endoscopy, 61, 493-495.
28
Fujii. (2007). A novel endoscopic suturing technique using a
specially designed so-called "8-ring" in combination with resolution clips
(with videos). Gastrointestinal endoscopy, 66(6), 1215-1220.
29
Fujishiro, M., Yahagi, N, Kashimura, K, et al. (2005). Tissue
damage of different submucosal injection solutions for EMR. Gastrointest
Endosc, 62(6), 933-942.
30
Fujishiro, M., Yahagi, N, Kashimura, K, et al. (2006). Successful
nonsurgical
management of
perforation complicating endoscopic
105
submucosal
dissection
of
gastrointestinal
epithelial
neoplasms.
Endoscopy, 38, 1001-1006.
31
Fujita, S. (1978). Biology of early gastric cancer. Pathol Res Pract,
163, 297 - 309.
32
Gencosmanoglu, R., Sen-Oran, E, Kurtkaya-Yapicier, O, et al.
(2003). Antral hyperplastic polyp causingn intermittent gastric outlet
obstruction: Case report. BMC Gastroenterology, 3, 16-20.
33
Genta, R. M. (2000). Dysplasia east and west. Curr Gastroenterol
Rep, 2(6), 465-470.
34
Gossner, L., Ell, C. (2008). Endoscopic mucosal resection (1 ed.).
Blackwell Publishing.
35
Gotoda, T., Yanagisawa, A, Sasako, M, et al. (2000). Incidence of
lymph node metastasis from early gastric cancer: estimation with a large
number of cases at two large centers. Gastric Cancer, 3(4), 219-225.
36
Han, K. S., Sohn, D.K, Choi, D.H, et al. (2008). Prolongation of the
period between biopsy and EMR can influence the nonlifting sign in
endoscopically resectable colorectal cancers. Gastrointest Endosc, 67(1),
97-102.
37
Hashimoto, T., Adachi, K. (1997). Changes in gastric mucosal
blood flow during healing of EMR-induced ulcer comparison with peptic
ulcer. Digestive endoscopy, 9, 127-131.
38
Hattori, T. (1985). Morphological range of hyperplastic polyps and
carcinomas arising in hyperplastic polyps of the stomach. J Clin Pathol,
38, 622-630.
39
Hirano, H., Yoshida, T, Yoshimura, H, et al. (2007). Poorly
differentiated adenocarcinoma with signet-ring cell carcinoma in a
106
hyperplastic polyp of the stomach: report of a case. Surgery today, 37,
901-904.
40
Hirasaki, S., Suzuki, S, Kanzaki, H, et al. (2007). Minute signet ring
cell carcinoma occurring in gastric hyperplastic polyp. World Journal of
Gastroenterology, 13(43), 5779-5780.
41
Hirota, W. K., Zuckerman, M.J, Adler, D.G, et al. (2006). ASGE
guideline: the role of endoscopy in the surveillance of premalignant
conditions of the upper GI tract. Gastrointest Endosc, 63(4), 570-580.
42
Hizawa, K., Fuchigami, T, Iida, M, et al. (1995). Possible neoplastic
transformation within gastric hyperplastic polyp. Surgical endoscopy, 9,
714-718.
43
Houghton, P. W. J., Mortensen, N.J.M, Allan, A, et al. (1985).
Early gastric cancer: the case for long term surveillance. British Medical
Journal, 291, 305-308.
44
Inoue. (2002). Endoscopic mucosal resection for esophageal and
gastric cancers. J Gastroenterol Hepatol, 17(4), 382-388.
45
Inoue, H., Fujimoto, M, Fukami, N, et al. (2002). Endoscopic
mucosal resection for esophageal cancer. Techniques in Gastrointestinal
Endoscopy, 4(1), 23-27.
46
Inoue, H., Kawano, T, Tani, M, et al. (1999). Endoscopic mucosal
resection using a cap: Techniques for use and preventing perforation.
Can J Gastroenterol, 13(6), 477-480.
47
Inoue, H., Sato, Y, Sugaya, S, et al. (2005). Endoscopic mucosal
resection for early-stage gastrointestinal cancers. Best Practice and
Research Clinical Gastroenterology, 19(6), 871-887.
107
48
Ishiguro, A., Uno, Y, Ishiguro, Y, et al. (1999). Correlation of lifting
versus non-lifting and microscopic depth of invasion in early colorectal
cancer. Gastrointest Endosc, 50(3), 329-333.
49
Jameel, J. K. A., Pillinger, S.H, Moncur, P, et al. (2006).
Endoscopic mucosal resection (EMR) in the management of large colorectal polyps. Colorectal Dis, 8(6), 497-500.
50
Jass, J. R., Sobin, L.H, Watanabe, H. (1990). The World Health
Organization’s Histologic Classification of Gastrointestinal Tumors. .
Cancer, 66, 2162 - 2167.
51
Jung, A., Vieth, M, Maier, O, et al. (2002). Fundic gland polyps
(Elster's cysts) of the gastric mucosa. A marker for colorectal epithelial
neoplasia ? Pathology - Research and Practice, 198, 731-734.
52
Kaehler, G. F. B. A., Langner, C, Suchan, K.L, et al. (2006).
Endoscopic full-thickness resection of the stomach. Surg Endosc 20, 519521.
53
Kakushima, N., Fujishiro, M, Gotoda, T. (2008). Endoscopic
mucosal resection. Blakwell Publishing, Victoria, Australia, 97-111.
54
Kakushima, N., Yahagi, N, Fujishiro, M, et al. (2004). The healing
process of gastric artificial ulcers after endoscopic submucosal dissection.
Digestive endoscopy, 16, 327-331.
55
Kato H, S. T., Yamada R, Tsunoda C, Haga S. (2008). Endoscopic
Mucosal Resection (EMR) for Colorectal Lesions and Lesion-lifted
Condition as an Indicator of the Tumor Invasion. Annals of Cancer
Research and Therapy, 16(1), 25 - 30.
56
Kierchniak, A., Kratt, T, Stuker, D, et al. (2008). A new endoscopic
over-the-scope clip system for treatment of lesions and bleeding in the GI
tract: first clinical experiences. Gastrointestinal endoscopy 66, 162-167.
108
57
Kim, J. J., Lee, J.H, Jung, H.Y, et al. (2007). EMR for early gastric
cancer in Korea: a multicenter retrospective study. Gastrointestinal
endoscopy, 66(4), 693-700.
58
Kobayashi, N., Saito, Y, Sano, Y, et al. (2007). Determining the
treatment
strategy
for
colorectal
neoplastic
lesions:
endoscopic
assessment or the non-lifting sign for diagnosing invasion depth?
Endoscopy, 39(8), 701-705.
59
Lauwers, G. Y., Ban, S, Mino, M, et al. (2004). Endoscopic mucosal
resection for gastric epithelial neoplasms: a study of 39 cases with
emphasis on the evaluation of specimens and recommendations for
optimal pathologic analysis. Modern Pathology, 17, 2-8.
60
Lauwers, G. Y., Riddell, R.H. (1999). Gastric epithelial dysplasia.
Gut, 45(5), 784-790.
61
Lee, S. Y., Kim, J. J, Lee, J. H, et al. (2004). Healing rate of EMR-
induced ulcer in relation to the duration of treatment with omeprazole.
Gastrointest Endosc, 60(2), 213-217.
62
Meireles, O. R., Kantsevoy, S.V, Assumpcao, L.R, et al. (2008).
Reliable gastric closure after natural orifice translumenal endoscopic
surgery (NOTES) using a novel automated flexible stapling device. Surg
Endosc 22, 1609-1613.
63
Min, B. H., Lee, J.H, Kim, J.J, et al. (2009). Clinical outcomes of
endoscopic submucosal dissection (ESD) for treating early gastric cancer:
Comparison with endoscopic mucosal resection after circumferential
precutting (ERM-P). Digestive and Liver Disease, 41, 201-209.
64
Mishra, R., Stelow, E.B, Powell, S, et al. (2007). Poorly
diffferentiated adenocarcinoma arising from a hyperplastic polyp: which
polyps should be endoscopic resected ? Dig Dis Sci, 52, 1586-1588.
109
65
Miyamoto, S., Muto, M, Hamamoto, Y, et al. (2002). A new
technique for endoscopic mucosal resection with an insulated-tip
electrosurgical knife improves the completeness of resection of
intramucosal gastric neoplasms. Gastrointest Endosc, 55(4), 576-581.
66
Miyazaki S, G. Y., Aoki T. (2005). High en bloc resection rate
achieved by endoscopic mucosal resection with IT knife for early gastric
cancer. Hepato-Gastroenterology, 52, 954-958.
67
Monkewich, G. J., Haber, G.B. (2005). Novel endoscopic therapies
for gastrointestinal malignancies: endoscopic mucosal resection and
endoscopic ablation. Med Clin North Am, 89(1), 159-186, ix.
68
Morais, D. J., Yamanaka, A, Zeitune, J.M.R, et al. (2007). Gastric
polyps: a retrospective analysis of 26,000 digestive endoscopies. Arq
Gastroenterol, 44(1), 14-17.
69
Muehldorfer, S. M., Stolte, M, Martus, P, et al. (2002). Diagnostic
accuracy of forceps biopsy versus polypectomy for gastric polyps: a
prospective multicentre study. Gut, 50(4), 465-470.
70
Nagano, H., Ohyama, S, Fukunaga, T, et al. (2005). Indications for
gastrectomy after incomplete EMR for early gastric cancer. Gastric
Cancer, 8, 149-154.
71
Nakajima, T. (2002). Gastric cancer treatment guidelines in Japan.
Gastric Cancer, 5(1), 1-5.
72
Nakamura, T., Nakano, G.I. (1985). Histopathological classification
and malignant change in gastric polyps. J Clin Pathol, 38, 754-764.
73
Nogueira, A. M. M. F., Carneiro, F, Seruca, R, et al. (1999).
Microsatellite instability in hyperplastic and adenomatous polyps of the
stomach. Cancer, 86(9), 1649-1656.
110
74
Oda, I., Gotoda, T, Hamanaka, H, et al. (2005). Endoscopic
submucosal dissection for early gastric cancer: technical feasibility,
operation time and complications from a large consecutive series.
Digestive endoscopy, 17, 54-58.
75
Oda, I., Ikehara, H, Yokoi, C, et al. (2008). Endoscopic mucosal
resection. Blakwell Publishing, Victoria, Australia, 197-212.
76
Oh, T. H., Jung, H. Y, Choi, K. D, et al. (2009). Degree of healing
and healing-associated factors of endoscopic submucosal dissectioninduced ulcers after pantoprazole therapy for 4 weeks. Dig Dis Sci, 54(7),
1494-1499.
77
Ono, H., Kondo, H, Gotoda, T, et al. (2001). Endoscopic mucosal
resection for treatment of early gastric cancer. Gut, 48(2), 225-229.
78
Perretta, S., Sereno, S, Forgione, A, et al. (2007). A new method to
close the gastrotomy by using a cardiac septal occluder: long-term
survival study in a porcine model. Gastrointestinal endoscopy, 66(4), 809813.
79
Perri, F., Luliano, R, Valente, G, et al. (1995). Minute and small
early gastric cancers in a Western population: a clinicopathologic study.
Gastrointestinal endoscopy, 41(5), 475-480.
80
Pham, B. V., Raju, G.S, Ahmed, I, et al. (2006). Immediate
endoscopic closure of colon perforation by using a protype endoscopic
suturing device: feasibility and outcome in a porcine model (with video).
Gastrointestinal endoscopy, 64, 113-119.
81
Polymeros, D., Kotsalidis, G, Triantafyllou, K, et al. (2009).
Comparative performance of novel solutions for submucosal injection in
porcine stomachs: An ex vivo study. Dig Liver Dis, 42(3), 226-229.
111
82
Raju, G. S., Thompson, C, Zwischenberger, J.B. (2005). Emerging
endoscopic
options
in
the
management
of
esophageal
leaks.
Gastrointestinal endoscopy, 62, 278 - 286.
83
Repici, A., Arezzo, A, Caro, G.D, et al. (2009). Clinical experience
with a new endoscopic over-the-scope clip system for use in the GI tract.
Digestive and Liver Disease, 41, 406-410.
84
Repici,
A.,
Tricerri,
R.
(2004).
Endoscopic
polypectomy:
techniques, complications and follow-up. Tech Coloproctol, 8 Suppl 2,
s283-290.
85
Sarela, A. I., Scott, N, Verbeke, C.S, et al. (2005). Diagnostic
variation and outcome for high-grade gastric epithelial dysplasia. Arch
Surg, 140(7), 644-649.
86
Schlemper, R. J., Riddell, R.H, Kato, Y, et al. (2000). The Vienna
classification of gastrointestinal epithelial neoplasia. Gut, 47, 251 - 255.
87
Shin, E. J., Ko, C.W, Magno, P, et al. (2007). Comparative study of
endoscopic clips: duration of attachment at the site of clip application.
Gastrointestinal endoscopy, 66(4), 757-761.
88
Siersema, P. D., Fockens, P. (2008). Endoscopic mucosal resection (1
ed.). Blackwell Publishing.
89
Soetikno, R. M., Gotoda, T, Nakanishi, Y, et al. (2003). Endoscopic
mucosal resection. Gastrointest Endosc, 57(4), 567-579.
90
Sold, M. G., Grobholz, R, Post, S, et al. (2008). Submucosal
cushioning with water jet before endoscopic mucosal resection : Which
fluids are effective? Surg Endosc, 22(2), 443-447.
91
Spaun, G. O., Zheng, B, Swanstrom, L.L. (2009). A multitasking
platform for natural orifice translumenal endoscopic surgery (NOTES):
a benchtop comparison of a new device for flexible endoscopic surgery
112
and a standard dual-channel endoscope. Surgery endosocopy, 23, 27202727.
92
Sporn, E., Bachman, S.L, Miedema, B.W, et al. (2008). Endoscopic
colotomy closure for natural orifice transluminal endoscopic surgery
using a T-fastener prototype in comparison to conventional laparoscopic
suture closure. Gastrointestinal endoscopy 68, 724-730.
93
Sporn, E., Miedema, B.W, Bachman, S.L, et al. (2008). Endoscopic
colotomy closure after full thickness excision: comparison of T fastener
with multiclip applier. Endoscopy, 40, 589-594.
94
Srivastava, A., Lauwers, G.Y. (2008). Gastric epithelial dysplasia:
the Western perspective. Dig Liver Dis, 40(8), 641-649.
95
Stolte, M. (2003). The new Vienna classification of epithelial
neoplasia of the gastrointestinal tract: advantages and disadvantages.
Virchows Arch, 442(2), 99-106.
96
Sung, H. Y., Cheung, D.Y, Cho, S.H, et al. (2009). Polyps in the
gastrointestinal tract: discrepancy between endoscopic forceps biopsies
and resected specimens. Eur J Gastroenterol Hepatol, 21(2), 190-195.
97
Sung, J. J. Y., Tsoi, K.K.F, Lai, L.H, et al. (2007). Endoscopic
clipping versus injection and thermo-coagulation in the treatment of nonvariceal upper gastrointestinal bleeding: a
meta-analysis. Gut, 56( ),
1364-1372.
98
Swain, C. P. (1999). Sewing machine and experimental devices for
nonvariceal hemorrhage Techniques in Gastrointestinal Endoscopy, 1(3),
144-147.
99
Swain, P. (1999). Endoscopic suturing. Baillière’s Clinical
Gastroenterology, 13(1), 97-108.
113
100
Szaloki, T., Toth, V, Nemeth, I, et al. (2008). Endoscopic mucosal
resection: not only therapeutic, but a diagnostic procedure for sessile
gastric polyps. J Gastroenterol Hepatol, 23(4), 551-555.
101
Tomasulo, J. (1971). Gastric polyps, histologic types and their
relationship to gastric carcinoma. Cancer, 27(6), 1346-1355.
102
Trecca, A., Gaj, F, Gagliardi, G. (2008). Our experience with
endoscopic repair of large colonoscopic perforations and review of the
literature. Tech coloproctol 12, 315-322.
103
Uedo, N., Iishi, H, Tatsuta, M, et al. (2006). Longterm outcome
after endoscopic mucosal resection for early gastric cancer. Gastric
Cancer, 9, 88-92.
104
Uno, Y., Munakata, A. (1994). The non-lifting sign of invasive colon
cancer. Gastrointest Endosc, 40(4), 485-489.
105
Uraoka, T., Fujii, T, Saito, Y, et al. (2005). Effectiveness of glycerol
as a submucosal injection for EMR. Gastrointest Endosc, 61(6), 736-740.
106
Wu, C. H., Chen, M.J, Chang, W.H, et al. (2007). Signet-ring type
adenocarcinoma arsing from a tiny gastric polyp. Gastrointestinal
endoscopy, 67, 724-725.
107
Yamada, H., Ikegami, M, Shimoda, T, et al. (2004). Long-term
follow-up study of gastric adenoma/dysplasia. Endoscopy, 36, 390-396.
108
Yamamoto H, K. H., Sunada K. (2002). Success rate of curative
endoscopic mucosal resection with circumferential mucosal incision
assisted by submucosal injection of sodium hyaluronate. Gastrointest
Endosc, 56(4), 507-512.
109
Yeh, R. W., Triadafilopoulos G. (2005). Submucosal injection:
safety cushion at what cost ? Gastrointestinal endoscopy, 62(6), 943-945.
114
110
Yoon, W. J., Lee, D.H, Jung, Y.J, et al. (2006). Histologic
characteristics of gastric polyps in Korea: Emphasis on discrepancy
between endoscopic forceps biopsy and endoscopic mucosal resection
specimen. World Journal of Gastroenterology, 12(25), 4029-4032.
111
Yumiba. (2003). Effect of mucosal suture on the healing of mucosal
defect in laparoscopic intragastric surgery. Gastric Cancer, 6, 96-99.
112
Zea-Iriarte, W. L., Itsuno, M, Makiyama, K, et al. (1995). Signet
ring cell carcinoma in hyperplastic polyp. Scandinavian Journal of
Gastroenterology, 30, 604-608.
[...]... khi nội soi dạ dày Políp thường gặp ở dạ dày với xuất độ 0,6% – 3% các trường hợp nội soi dạ dày [68] Kích thước políp có thể thay đổi từ vài milimét đến vài centimét, nhìn chung políp dạ dày thường nhỏ, có đường kính < 1 cm, bờ rõ, nhô lên so với 13 niêm mạc xung quanh Vì qua nội soi dạ dày bác sĩ nội soi có thể chẩn đoán và cắt políp nên nội soi dạ dày là lựa chọn đầu tiên để điều trị políp dạ dày. .. thường đơn giản Tùy từng loại tổn thương, bác sĩ nội soi cần theo các hướng dẫn riêng 1.4.1 Cắt niêm mạc qua nội soi 1.4.1.1 Lịch sử và nguyên tắc của cắt niêm mạc qua nội soi Nguyên tắc của CNMQNS (Endoscopic Mucosal Resection: EMR) là nâng tổn thương lên khỏi lớp cơ bên dưới để sau đó có thể cắt tổn thương an toàn, phương pháp này rất hữu ích trong điều trị các tổn thương ung thư giai đoạn sớm, các... nhiều phương pháp để nâng tổn thương lên, có thể dùng kềm nâng lên, hoặc chích dưới niêm mạc, hoặc hút tổn thương vào trong mũ chụp gắn ở đầu ống soi, sau đó dùng thòng lọng để cắt tổn thương "Cắt niêm mạc có dùng mũ chụp" giúp cắt trọn tổn thương thành một khối Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dùng cho các tổn thương nhỏ hơn 1,6 cm Đối với tổn thương có kích thước lớn hơn, cần phải áp dụng "cắt dưới niêm. .. Phương pháp cắt políp có dùng thòng lọng qua nội soi Cắt políp dạ dày qua nội soi cũng giống như các phương pháp can thiệp xâm lấn khác, đây là một phương pháp điều trị có thể gây tổn thương cho bệnh nhân Bác sĩ nội soi phải giải thích cho bệnh nhân biết các biến chứng có thể xảy ra khi cắt políp, đặc biệt nếu đã có chẩn đoán rõ ràng políp dạ dày loại gì Đối với các políp có cuống nhỏ, bác sĩ nội soi. .. (hình 1.11) Ưu điểm của phương pháp này là dễ tóm tổn thương hơn phương pháp “chích và cắt , nhưng nhược điểm là cần ống soi có 2 kênh thao tác đắt tiền 24 Hình 1.11: Hình vẽ minh họa cắt niêm mạc có chích, nâng và cắt [23] 1.4.1.4 Cắt niêm mạc có dùng sợi thun” Trước khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ nội soi có thể chích dưới niêm mạc hoặc không chích dưới niêm mạc Tổn thương được hút và thắt... được tổn thương bằng thòng lọng 23 Hình 1.10: Hình vẽ minh họa cắt niêm mạc có chích và cắt [89] 1.4.1.3 Cắt niêm mạc có chích, nâng và cắt Phương pháp này còn được gọi là sinh thiết mảnh lớn” Sau khi chích dưới niêm mạc, bác sĩ nội soi đưa thòng lọng và kềm cùng lúc qua 2 kênh thao tác của ống soi rồi dùng kềm để nâng tổn thương lên, sau đó dùng thòng lọng để cắt tổn thương và cầm máu mặt cắt. .. sinh Theo Nakamura [72] políp dạ dày là những tổn thương nhô lên của niêm mạc dạ dày, tổn thương này có ranh giới rõ, có hình dạng khác nhau, đây là những tổn thương lành tính nhưng có thể chuyển thành ác tính Năm 1911, Heinz là người đầu tiên phát hiện políp qua x quang dạ dày có cản quang Đến năm 1922 Schendler trở thành người đầu tiên phát hiện 12 políp qua nội soi dạ dày Borrmann và Konjetzny là... sát trong vòng 7 năm ở 22 bệnh nhân Theo phân loại của tổ chức y tế thế giới (WHO) [50] nghịch sản ở dạ dày được xem như là một tổn thương tiền ung thư 21 1.4 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CÁC THƯƠNG TỔN TÂN SINH QUA NỘI SOI Các kỹ thuật này có thể áp dụng cho các trường hợp políp dạ dày không cuống, các thương tổn nghịch sản và ung thư dạ dày giai đoạn sớm Đối với políp có cuống thì việc cắt bằng thòng lọng... nước muối sinh lý hoặc sodium hyaluronat , mũi kim nghiêng một góc 450 so với vách dạ dày để chích vào dưới niêm mạc, điều này giúp tách lớp niêm mạc có chứa tổn thương ra khỏi lớp cơ bên dưới [45] Việc chích dưới niêm mạc nhằm tạo một đệm nước bên dưới tổn thương Số lượng dung dịch được dùng tùy thuộc vào kích thước tổn thương, bác sĩ nội soi chích dưới niêm mạc sao cho đệm nước đủ để cắt tổn thương. .. [32] đề nghị cắt tất cả políp tăng sản qua nội soi vì vẫn có khả năng bỏ sót ổ nghịch sản khi sinh thiết políp có kích thước nhỏ Theo phác đồ năm 2006, hội nội soi tiêu hóa Mỹ [41] khuyến cáo nên cắt políp dạ dày qua nội soi, nếu không cắt được thì nên sinh thiết với lý do qua nội soi bác sĩ nội soi không thể chẩn đoán chính xác políp thuộc loại gì, trong khi đó u tuyến týp políp ở dạ dày có nguy cơ ... 1.5.4.1 Phương pháp cắt políp có dùng thòng lọng qua nội soi Cắt políp dày qua nội soi giống phương pháp can thiệp xâm lấn khác, phương pháp điều trị gây tổn thương cho bệnh nhân Bác sĩ nội soi phải... niêm mạc xung quanh Vì qua nội soi dày bác sĩ nội soi chẩn đoán cắt políp nên nội soi dày lựa chọn để điều trị políp dày Políp dày chia thành nhóm tổn thương xuất phát từ biểu mô tuyến nhóm tổn. .. thời điểm nghiên cứu * Quan sát thấy phần niêm mạc có tổn thương phồng to lên tổn thương di động lên cao niêm mạc bình thường xung quanh nghĩa tổn thương khu trú niêm mạc cắt qua nội soi ống mềm