SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT BẾN TRE Chuyên đề:CÔNG LAO CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT MAM TỪ 1911 – 1920 Số tiết bồi dưỡng : 1 tiết Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12 Họ và tên GV: VŨ THỊ TƯ Tô: LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ – NGOẠI NGƯ Năm học : 2013 -2014 1 A-Mục tiêu của chuyên đề: 1-Kiến thức: - Trên cơ sở kiến thức HS đã học trong chương trình SGK Lịch sử lớp 11,12. Chuyên đề nhằm giúp HS củng cô kiến thức, nắm vững kiến thức một cách cơ bản, sâu sắc, hệ thông, toàn diện về công lao của Nguyễn Ái Quôc đôi với cách mạng Việt Nam từ 1911 đến 1920. - Nhằm đáp ứng tôt yêu cầu của HS lớp 12 dự các ky thi HSG, thi tuyển sinh vào các trường ĐH-CĐ. 2-Kỹ năng: - HS được rèn luện kỹ năng bộ môn, sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh Lịch sử, kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá sự kiện Lịch sử. - Kỹ năng trả lời câu hỏi, phân tích đề, làm bài thi trắc nghiệm và tự luận. 3-Tư tưởng: Giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lòng biết ơn và kính yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh. 2 B-Cấu trúc chuyên đề: * Để làm rõ quá trình hoạt động và công lao Nguyễn Ái Quôc đôi với cách mạng Việt Nam từ 1911-1920, chuyên đề biên soạn làm 2 mục: Mục 1: Là nội dung kiến thức của chuyên đề + Đôi nét về tiểu sử Nguyễn Ái Quôc. + Quá trình tìm đường cứu nước. + Đến với chủ nghĩa Mác- Lênin. Mục 2: Câu hỏi và bài tập, nhằm củng cô kiến thức => HS nắm được kiến thức tổng hợp từ 1911-1920 của chuyên đề. * Kiến thức sử dụng: - Là kiến thức cơ bản và nâng cao của SGK Lịch sử lớp 11&12, các tài liệu ôn thi tuyển sinh vào ĐH-CĐ của Bộ GD&ĐT, một sô tài liệu Lịch sử có liên quan đến nội dung của cả chuyên đề. * Hệ thông phương pháp: Là phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá sự kiện, kết hợp trình bày miệng với sử dụng đồ dùng trực quan, thiết bị dạy học. C-Nội dung chuyên đề: 3 Công lao của Nguyễn Ái Quôc đôi với cách mạng Việt Nam từ 1911 đến 1920. 1-Về kiến thức: 1.1. Đôi nét về tiểu sử Nguyễn Ái Quốc: Nguyễn Ái Quôc, hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung (sau đổi là Nguyễn Tất Thành), sinh ngày 19-5-1890, quê xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (1863- 1929), đã từng đỗ phó bảng, bị ép ra làm quan, sau bị cách chức, chuyển sang làm nghề thầy thuôc. Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan (1868 – 1901), một phụ nữ có học, đảm đang, nhân hậu, chăm lo chồng con hết mực. Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên từ một miền quê có truyền thông đấu tranh quật khởi, Nguyễn Ái Quôc từ rất sớm đã có “ chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các chí sĩ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Phan Châu Chinh… nhưng không tán thành con đường cứu nước của các cụ. Xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng tiền bôi, ngày 5- 4 6-1911 Nguyễn Ái Quôc đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước mới, đưa tới thắng lợi. 1.2. Quá trình tìm đường cứu nước: Khác với thế hệ thanh niên đầu thế kỷ hướng về Nhật Bản, Trung Quôc, Nguyễn Ái Quôc quyết định sang phương Tây, đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào trở nên độc lập hùng cường, rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình. Từ 1911 đến 1917, Người đã đi qua nhiều nước khác nhau ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, đã phải làm nhiều nghề khác nhau từ rửa bát, dọn tàu, quét rác…để sông và học tập. Do được đi, được sông gần gũi với những người lao động trên khắp hành tinh. Người đã hiểu rõ tâm địa tàn bạo của bọn thực dân, đế quôc và nguyện vọng khát khao muôn độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức. Đay chính là cơ sở đầu tiên giúp Nguyễn Ái Quôc đẽ dàng tiếp thu quan điểm về giai cấp và giải phóng hiai cấp của chủ nghĩa Mác- Lênin sau này. Khoảng cuôi năm 1917, Người từ nước Anh trở lại Pháp khi cách mạng tháng Mười Nga thành công. Người tham gia vào cuộc đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương trở về với gia đình, 5 tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Năm 1919, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp, một Đảng tiến bộ, chủ trương chông lại các chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp ở thuộc địa. Ngày 18-6-1919, nhân dịp các nước thắng trận trong chiến tranh thế gới thứ nhất họp hội nghị Vec- xai ở Pháp, Nguyễn Ái Quôc thay mặt nhóm người yêu nước Việt Nam tại Pháp đã gửi tới hội nghị bản yêu sách của nhân dân Việt Nam để tô cáo chính sách thực dân của Pháp và đòi hỏi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách gồm 8 điểm, mặc dù không được bọn đế quôc đếm xỉa đến, nhưng bản yêu sách đã gây tiếng vang lớn đôi với trong và ngoài nước. 1.3. Đến với chủ nghĩa Mác- Lênin: Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quôc được đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo- cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Pháp. Người cảm thấy vô cùng phấn khởi, tin tưởng và muôn nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “ Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đay là cái cần thiết 6 cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quôc đã tìm thấy con đường cứu nước. Người khẳng định: “ Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Cũng từ đây Người hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quôc tế thứ ba. Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua vào cuôi tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quôc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quôc tế thứ ba và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp và trở thành Người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sự kiện này đánh dấu bước nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quôc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự kiện đó mở ra cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới: giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quôc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga. Như vậy sau 10 năm hành trình tìm đường cứu nước từ 1911 đến 1920, Nguyễn Ái Quôc là người Việt Nam đầu tiên tiếp cận chủ nghĩa Mác- Lênin, khẳng định: “ Muôn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác- con đường cách mạng vô sản”. Công lao 7 đầu tiên của Người với dân tộc là đã tìm thấy con đường cứu nước đúng, đã giải quyết được cuộc kủng hoảng về đường lôi và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ cuôi thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 2-Câu hỏi, bài tập: Để HS nắm vững nội dung kiến thức của bài, GV phải tăng cường khâu kiểm tra đánh giá, phải kết hợp nhiều phương pháp kiểm tra, chú trọng cả kiểm tra trắc nghiệm và tự luận, kiểm tra trên lớp và ở nhà. Ngoài ra GV còn phải hướng dẫn cho HS biết phương pháp học, một trong những phương pháp tôn ít thời gian, khá hiệu quả mà chuyên đề sử dụng, đó là nắm nội dung sự kiện qua các môc thời gian. Chỉ cần khoảng 10 môc thời gian là HS có thể hình dung được mạch đi và nắm được nội dung cơ bản của chuyên đề về thời ky hoạt động của Nguyễn Ái Quôc kéo dài tới 10 năm. Câu 1: Bằng hiểu biết về những hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quôc từ 1911 đến 1920, hãy điển tên sự kiện, tương ứng với môc thời gian ở bảng sau: Stt 1 Thời gian Tên sự kiện 5-6-1911 Nguyễn Ái Quôc ra đi tìm đường cứu nước 8 2 18-6-1919 Người gửi bản yêu sách tới hội nghị 3 7-1929 Véc-xai Người tiếp xúc bản Luận cương của 12-1920 Lênin Người gia nhập quôc tế cộng sản và 4 thành lập Đảng cộng sản Pháp. Câu 2: Hãy cho biết môc thời gian nào trong hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quôc dưới đây đã mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lôi giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. a. 5/6/1911 b. 1917 c. 7/1920 d. 12/1920 Câu 3: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng về công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quôc từ 1911 đến 1920. a. Sang phương Tây tìm đường cứu nước mới. b. Gửi bản yêu sách đòi quyền tự do bình đẳng, quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam. c. Tiếp xúc bản Luận cương của Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. d. Gia nhập Quôc tế cộng , thành lập Đảng cộng sản Pháp. 9 Câu 4: Trình bày hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quôc từ 1911-1920, cho biết công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quôc thời ky này? Gợi y: - Đôi nét về tiểu sử Nguyễn Ái Quôc - Những hoạt động ở nước ngoài, nêu các sự kiện năm 1917-1919-1920. - Công lao lớn nhất là: tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc, con đường cách mạng vô sản. Như vậy, nếu HS trả lời tôt các câu hỏi và làm tôt các bài tập như trên, tức là HS đã nắm vững nội dung kiến thức và kĩ năng để làm bài thi, nếu đề thi có liên quan tới nội dung hoạt động của Nguyễn Ái Quôc thời ky 1911-1920 mà chuyên đề hướng dẫn. ------------------------------------------------------------------------- 10 11 ... và công lao Nguyễn Ái Quôc đôi với cách mạng Việt Nam từ 1911- 1920, chuyên đề biên soạn làm mục: Mục 1: Là nội dung kiến thức của chuyên đề + Đôi nét về tiểu sử Nguyễn Ái. .. bản, sâu sắc, hệ thông, toàn diện về công lao của Nguyễn Ái Quôc đôi với cách mạng Việt Nam từ 1911 đến 1920 - Nhằm đáp ứng tôt yêu cầu của HS lớp 12 dự các ky thi HSG, thi... trình bày miệng với sử dụng đồ dùng trực quan, thiết bị dạy học C-Nội dung chuyên đề: Công lao của Nguyễn Ái Quôc đôi với cách mạng Việt Nam từ 1911 đến 1920 1-Về kiến