1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở châu thổ Bắc Bộ Nghiên cứu trường hợp thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh

260 1.1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Trần Thị Thủy tÝn ng-ìng bµ chóa kho ë ch©u thæ b¾c bé: nghiªn cøu tr-êng hîp thê bµ chóa kho ë lµng cæ mÔ, thµnh phè b¾c ninh LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Trần Thị Thủy tÝn ng-ìng bµ chóa kho ë ch©u thæ b¾c bé: nghiªn cøu tr-êng hîp thê bµ chóa kho ë lµng cæ mÔ, thµnh phè b¾c ninh Chuyên ngành: Văn hoá dân gian Mã số: 62 22 01 30 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN CHÍ BỀN TS. PHAN PHƢƠNG ANH Hà Nội - 2015 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng; những phát hiện đưa ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án. Tác giả Trần Thị Thủy 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GS : Giáo sƣ GS.TS : Giáo sƣ, Tiến sĩ HN : Hà Nội KHXH : Khoa học xã hội KHXH&NV : Khoa học xã hội và nhân văn Nxb : Nhà xuất bản PGS.TS : Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ PL : Phụ lục QĐ : Quyết định QLDT-DT : Quản lý di tích danh thắng ThS : Thạc sĩ TS : Tiến sĩ TTg : Thủ tƣớng Chính phủ UBND : Ủy ban nhân dân VHDT : Văn hóa dân tộc VHNT : Văn học nghệ thuật VHTT : Văn hóa thông tin VHTTCS : Văn hóa thông tin cơ sở VHTTDL : Văn hóa Thông tin Du lịch VHTT-TT : Văn hóa thông tin thể thao 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. 2 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 13 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 13 1.2. Cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án .............. 24 Chƣơng 2: NHẬN DIỆN VIỆC THỜ PHỤNG BÀ CHÚA KHO Ở VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ ............................................................................................................... 37 2.1. Nhân vật truyền thuyết Bà Chúa Kho ở tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang ..................... 37 2.2. Các nhân vật đồng dạng ......................................................................................... 49 2.3. Một số nhận xét ...................................................................................................... 55 Chƣơng 3: QUÁ TRÌNH "SÁNG TẠO TRUYỀN THỐNG" TÍN NGƢỠNG BÀ CHÚA KHO Ở LÀNG CỔ MỄ..................................................................................... 60 3.1. Quá trình tạo dựng di tích đền Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ.................................... 60 3.2. Sáng tạo trong thực hành tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ............................................. 69 3.3. Sáng tạo cơ cấu tổ chức quản lý tín ngƣỡng ......................................................... 85 3.4. Truyền thuyết Bà Chúa Kho và sáng tạo dân gian ................................................ 90 3.5. Những kết quả của quá trình tạo dựng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ sau thời kỳ Đổi mới ..................................................................................................... 104 Chƣơng 4: TÍN NGƢỠNG BÀ CHÚA KHO, NHỮNG VẤN ĐỀ BÀN LUẬN ....... 113 4.1. Vị thế nổi trội của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ ............................... 113 4.2. Vai trò của cá nhân, cộng đồng và Nhà nƣớc...................................................... 120 4.3. Duy trì và phát huy giá trị truyền thống trong quá trình tạo dựng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ............................................................................................................... 131 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 136 DANH MỤC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN .............. 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 141 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 151 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn ‎đề tài Bà Chúa Kho là một trong những phúc thần của ngƣời Việt, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng dân cƣ châu thổ Bắc Bộ. Nhân dân thờ cúng Bà Chúa Kho ở nhiều nơi, dƣới hình mẫu vị thần “chủ kho”, một nữ nhân vật thờ vốn tồn tại từ rất lâu trong lịch sử Việt Nam. Việc thờ cúng Bà Chúa Kho là nhằm tôn vinh một vị nữ thánh, một biểu tƣợng gợi nhắc về nguồn gốc quá khứ đem đến niềm tự hào của cộng đồng. Cho đến nay, chƣa có tác giả nào đƣa ra con số thống kê chính xác về các điểm thờ cúng Bà Chúa Kho trên đất nƣớc Việt Nam nói chung và vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ nói riêng. Tuy nhiên, có thể nói rằng số lƣợng đền thờ Bà Chúa Kho ít nhất cũng hơn chục làng tôn thờ Bà. Kết quả khảo sát của chúng tôi gần đây cho thấy, các đền thờ Bà Chúa Kho xuất hiện ở các tỉnh, thành phố trong vùng châu thổ Bắc Bộ nhƣ Hà Nội, Hƣng Yên, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang... Tại các địa phƣơng này, nhân dân thờ phụng và gọi các vị thánh của làng bằng một tên gọi giống nhau là “Bà Chúa Kho”, mặc dù họ có nguồn gốc xuất thân và vai trò đóng góp đối với làng xã và đất nƣớc khác nhau. Trong gần 30 năm trở lại đây, cùng với quá trình đổi mới của đất nƣớc, việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở vùng châu thổ Bắc Bộ đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, trở thành một hiện tƣợng tín ngƣỡng dân gian khá đặc biệt của ngƣời Việt. Đặc biệt, sinh hoạt thờ cúng Bà Chúa Kho ở một số làng đã vƣợt khỏi quy mô địa phƣơng, trở thành một sự kiện tâm linh quan trọng của vùng, tạo sức thu hút hàng trăm nghìn lƣợt khách hành hƣơng đến chiêm bái mỗi năm. Sự phát triển tín ngƣỡng Bà Chúa Kho không chỉ tác động mạnh mẽ đến đời sống tâm linh của ngƣời Việt ở châu thổ Bắc Bộ mà còn ảnh hƣởng đến cả phƣơng diện hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa của đông đảo ngƣời dân, trong một số trƣờng hợp nó tạo ra sự thay đổi về cơ cấu lao động nghề nghiệp, mức sống của cƣ dân trong khu vực có sinh hoạt nghi lễ. Sau Đổi mới, chúng ta chứng kiến sự bùng nổ hiện tƣợng thờ cúng nhân vật Bà Chúa Kho. Trƣớc hết, đó là sự xuất hiện đa dạng những “dị bản” về các nhân vật gọi là Bà Chúa Kho. Có làng thờ Bà Chúa Kho nhƣ một nữ thần nông nghiệp. Có làng thờ 5 Bà Chúa Kho nhƣ một nữ thần chủ kho. Lại có làng thờ Bà nhƣ một nữ thần "chủ ngân hàng" có khả năng cho ngƣời sống cõi dƣơng gian vay tiền của thế giới cõi âm hay cõi thần linh. Trong số các điểm thờ cúng Bà Chúa Kho ở châu thổ Bắc Bộ, đền Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh nổi lên nhƣ một trung tâm tín ngƣỡng lớn của vùng và có sự vƣợt trội so với các làng có thờ nhân vật "Bà Chúa Kho" khác. Nhiều bằng cứ cho thấy, có một sự chuyển dịch vai trò của Bà Chúa Kho trong bối cảnh hiện nay so với quá khứ. Tại đây, ngƣời dân thờ cúng Bà đã có sự thay đổi quan niệm khi coi Bà từ một vị thần nông nghiệp, rồi nữ thần coi kho lƣơng trở thành một Bà Chúa Kho tiền có khả năng ban phát các khoản vay cho dân chúng. Những câu chuyện về quyền năng cho vay tiền của Bà Chúa Kho đã đƣa Bà trở thành một vị thần quyền uy trong bối cảnh đổi mới kinh tế thị trƣờng [26, tr.1]. Tại đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, ngƣời dân và các khách thập phƣơng tìm về lễ bái tôn thờ Bà nhƣ một Bà chủ ngân hàng, xuất phát từ một niềm tin phổ biến rằng Bà rất linh thiêng, giữ ngân xuyến tiền bạc, có quyền năng ban phát những khoản vay vô hạn cho những tín đồ thành tâm. Bà còn là nơi ngƣời ta đặt hy vọng giúp tránh khỏi những tai ƣơng khúc mắc trên đƣờng đời, giải quyết vấn đề kinh tế, và nhiều việc khác trong cuộc sống. Sự thay đổi chức năng của Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ đã góp phần làm cho ngôi đền này trở nên linh thiêng đối với tầng lớp thị dân, những ngƣời làm ăn kinh doanh buôn bán. Chính điều này khiến cho ngƣời dân ở nhiều địa phƣơng khác có xu hƣớng nhận nhân vật Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ là ngƣời gốc của làng mình và tranh thủ khai thác việc phụng thờ cúng ảo ảnh của Bà. Cũng có nơi, ngƣời dân tiếp thu cách sáng tạo của dân làng Cổ Mễ để áp dụng vào trƣờng hợp thờ cúng nhân vật đồng dạng ở địa phƣơng của họ. Có thể nói, bối cảnh kinh tế, xã hội mới đã mang lại cho tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ và một số địa phƣơng những yếu tố tạo dựng mới so với quá khứ. Tại đền Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, trong khoảng vài thập niên trở lại đây, ngƣời ta chứng kiến quá trình không ngừng mở rộng khu di tích, hệ thống điện thờ và thậm chí cả những câu chuyện về nhân vật Bà Chúa Kho do ngƣời dân tạo dựng nhằm thu hút khách hành hƣơng từ nhiều nơi đến vay tiền xin lộc. Trong quá trình tạo dựng một “truyền thống” tín ngƣỡng mới, ngƣời dân làng Cổ Mễ đã tạo dựng một mô hình 6 quản lý tín ngƣỡng mới. Mô hình quản lý này có nhiều điểm tƣơng đồng với cách tổ chức truyền thống, thể hiện mạnh mẽ vai trò tự quản của cộng đồng trong việc duy trì và phát triển tín ngƣỡng. Trong bối cảnh ấy, tín ngƣỡng Bà Chúa Kho đã thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà khoa học bởi nó thể hiện nhiều khía cạnh và động năng của một xã hội chuyển đổi. Cho đến nay, có hàng chục công trình nghiên cứu về Bà Chúa Kho. Các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung khám phá 2 nhóm vấn đề chủ yếu, đó là: - Các tác giả muốn tìm hiểu, làm rõ nguồn gốc hình thành tín ngƣỡng Bà Chúa Kho. Trên cơ sở khảo cứu những tƣ liệu thƣ tịch và điền dã, các tác giả đã cung cấp cho ngƣời đọc thấy đƣợc những dị bản khác nhau về truyền thuyết Bà Chúa Kho trong bối cảnh không gian văn hóa vùng Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang); sự thay đổi hệ thống di tích, điện thờ; nguồn gốc và hành trạng của nhân vật Bà Chúa Kho. - Nhóm tác giả tập trung mô tả hiện trạng, những vấn đề bất cập và khám phá các nguyên nhân biến đổi của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho đặt trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế xã hội Việt Nam sau giai đoạn Đổi mới (từ năm 1986 trở lại). Các nghiên cứu đã cho thấy sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa, sự thay đổi chính sách của Nhà nƣớc đối với hoạt động thực hành nghi lễ Bà Chúa Kho. Thông qua nghiên cứu trƣờng hợp, các bài viết đã làm rõ xu hƣớng “thƣơng mại hóa” lễ hội truyền thống Bà Chúa Kho ở bối cảnh đƣơng đại. Các tác giả có quan điểm khá thống nhất khi cho rằng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho là một hiện tƣợng xã hội phản ánh sinh động thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội đất nƣớc trong thời kỳ Đổi mới, với chủ trƣơng và chính sách khuyến khích mọi ngƣời làm giàu, với cơ chế kinh tế thị trƣờng để vận hành một nền kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần. Một số bài viết khác có xu hƣớng phê phán những bất cập nảy sinh từ quá trình phục hồi và phát triển tín ngƣỡng Bà Chúa Kho nhƣ yếu tố lai căng, biến dạng của di sản hay yếu tố mê tín, thƣơng mại hóa lễ hội. Những tác giả này thƣờng đứng trên quan điểm muốn bảo tồn "nguyên gốc" di sản tín ngƣỡng Bà Chúa Kho, phủ nhận sự tạo dựng nghi lễ vay tiền, xin lộc trong tín ngƣỡng gắn với vị thánh này. Các nghiên cứu về tín ngƣỡng Bà Chúa Kho giúp làm sáng tỏ những nhận thức mới về nguồn gốc Bà Chúa Kho, vị trí, vai trò của tín ngƣỡng này trong đời sống 7 đƣơng đại; không chỉ góp phần làm sáng tỏ một số nguyên nhân biến đổi sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở bối cảnh sau Đổi mới, các nghiên cứu còn cung cấp một số giải pháp giúp các nhà quản lý văn hóa, chính quyền địa phƣơng có cơ sở quản lý lễ hội tốt hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu trƣớc đây chƣa đƣa ra đƣợc một trƣờng hợp nghiên cứu nào nhằm làm rõ quy luật biến đổi tín ngƣỡng Bà Chúa Kho theo hƣớng truyền thống biến đổi cho phù hợp với bối cảnh mới; chƣa đặt hiện tƣợng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ trong bối cảnh châu thổ Bắc Bộ để so sánh với các nơi khác thờ Bà Chúa Kho nhằm làm rõ hiện tƣợng “tín ngƣỡng có sức thu hút đặc biệt” này. Thực tế cho thấy, quá trình biến đổi tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở vùng châu thổ Bắc Bộ nói chung và ở làng Cổ Mễ nói riêng là một ví dụ điển hình về sự biến đổi văn hóa theo hƣớng truyền thống đƣợc sáng tạo cho phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị sau Đổi mới. Sự “sáng tạo truyền thống” ấy đƣợc thể hiện qua 4 khía cạnh: sáng tạo truyền thuyết; sáng tạo nghi lễ; sáng tạo điện thờ, không gian tín ngƣỡng; và sáng tạo cơ cấu tổ chức. Xuyên suốt quá trình tạo dựng hay sáng tạo truyền thống, cộng đồng nổi lên nhƣ một chủ thể có vai trò quyết định, bên cạnh sự ảnh hƣởng một phần nào của Nhà nƣớc và các tầng lớp xã hội khác bên ngoài cộng đồng. Các nghiên cứu trƣớc đây phần lớn tập trung phân tích các nguyên nhân bên ngoài và điều kiện dẫn đến sự biến đổi tín ngƣỡng Bà Chúa Kho, chƣa làm rõ đƣợc các nguyên nhân bên trong với vai trò chủ động, tích cực của cộng đồng địa phƣơng (kèm theo động cơ của họ về kinh tế, chính trị, xã hội...) trong việc tạo dựng văn hóa truyền thống để phù hợp với bối cảnh thay đổi. Một số học giả cho rằng để giải thích sự biến đổi văn hóa bên trong cộng đồng, cần thiết phải xem xét lại quan niệm về truyền thống và hiện đại. Khi nào một yếu tố sáng tạo mới đƣợc coi là truyền thống? Việc sáng tạo truyền thống nhằm mục đích gì? Eric Hobsbawm (1917-2012), nhà sử học ngƣời Anh qua lý thuyết "sáng tạo truyền thống" của ông đã chỉ ra không có cái gọi là truyền thống một cách thuần khiết. Tạo dựng truyền thống vì thế là một công cụ đƣợc “cộng đồng hay nhóm xã hội sử dụng một cách tích cực chủ động hay vô thức để củng cố cho sự tồn tại và phát triển của mình trong sự cạnh tranh tồn tại” [55, tr.50]. 8 Hiện tƣợng sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho là một ví dụ điển hình đã gợi mở cho nhà nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề “sáng tạo truyền thống” của cộng đồng làng xã Việt Nam trong bối cảnh đất nƣớc tiến hành công cuộc Đổi mới. Từ những vấn đề nghiên cứu còn bỏ trống, chúng tôi thấy cần thiết phải có một đề tài nghiên cứu biến đổi tín ngƣỡng Bà Chúa Kho theo quan điểm lý thuyết "sáng tạo truyền thống" của tác giả Eric Hobsbawm . Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: Tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở châu thổ Bắc Bộ: Nghiên cứu trường hợp thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh. Thông qua nghiên cứu trƣờng hợp Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh trong bối cảnh với các vị thần "đồng dạng" ở châu thổ Bắc Bộ và khám phá quá trình "sáng tạo truyền thống" của cộng đồng làng Cổ Mễ; chúng tôi muốn đóng góp một phần nào kết quả nghiên cứu về làm rõ quy luật biến đổi tín ngƣỡng Bà Chúa Kho nói riêng, tín ngƣỡng dân gian Việt Nam nói chung, hy vọng đây sẽ là một nghiên cứu trƣờng hợp hữu ích để đối thoại với một số nghiên cứu của các tác giả khác cũng sử dụng cách tiếp cận này. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là khám phá, làm rõ quá trình "sáng tạo truyền thống” với nội hàm sáng tạo truyền thuyết, hệ thống điện thờ, nghi lễ và cơ cấu tổ chức quản lý‎ gắn với đối tƣợng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ trong bối cảnh sinh hoạt tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ. Cách thức mà cộng đồng biến đổi truyền thống để phù hợp với bối cảnh thay đổi kinh tế, xã hội sau Đổi mới. Quá trình “sáng tạo truyền thống” tín ngƣỡng Bà Chúa Kho là một trong những cách thức bảo tồn và phát huy di sản của cộng đồng làng Cổ Mễ nhằm duy trì truyền thống, kết nối truyền thống với hiện đại, tiếp tục dòng chảy phát triển của văn hóa dân gian trong đời sống đƣơng đại. Thông qua nghiên cứu về quá trình “sáng tạo truyền thống” trên đây, luận án góp phần kiểm chứng lý‎thuyết "sáng tạo truyền thống" của một số học giả phƣơng Tây mà tiêu biểu là Eric Hobsbawm (học giả ngƣời Anh) một lý thuyết khá phù hợp để giải thích về sự sáng tạo và biến đổi tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở Việt Nam kể từ sau giai đoạn Đổi mới. Để đạt đƣợc mục đích trên, chúng tôi tìm hiểu và làm rõ các nội dung sau: - Xác định khái niệm “sáng tạo truyền thống” và luận điểm của tác giả Eric Hobsbawm và các cộng sự. 9 - Tổng quan phân tích làm rõ diện mạo sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở châu thổ Bắc Bộ; nhận diện nhân vật thờ Bà Chúa Kho và các nhân vật đồng dạng. - Phân tích, mô tả quá trình "sáng tạo truyền thống" và thiêng hóa tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh. Quá trình sáng tạo này đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng diện sáng tạo truyền thuyết, hệ thống điện thờ, nghi lễ và cơ cấu tổ chức quản lý‎lễ hội tín ngƣỡng của làng Cổ Mễ. - Bàn luận và giải thích những yếu tố góp phần tạo dựng vị thế nổi trội của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ trong bối cảnh sinh hoạt tín ngƣỡng truyền thống vùng châu thổ Bắc Bộ; vai trò của cá nhân, cộng đồng và Nhà nƣớc trong phát triển tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ; ý nghĩa của việc duy trì và phát huy giá trị truyền thống trong quá trình sáng tạo tín ngƣỡng Bà Chúa Kho trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là: Việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh trong bối cảnh chung của tín ngƣỡng này ở châu thổ Bắc Bộ. Khi tiếp cận nghiên cứu đối tƣợng trên, chúng tôi sẽ nghiên cứu các thành tố tạo nên tín ngƣỡng Bà Chúa Kho: từ vị trí địa lý, sự phân bố đền thờ, tiếp cận không gian văn hoá 9 làng tại 6 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hƣng Yên, Thái Bình, Nam Định - nơi có sinh hoạt tín ngƣỡng trên; đến việc nghiên cứu truyền thuyết, thần tích, di tích, lễ hội và phong tục thờ cúng, trong đó nhấn mạnh vào sự sáng tạo và biến đổi tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ và lý giải hiện tƣợng phát triển tín ngƣỡng đặc biệt ở điểm thờ tự này. Mặt khác, luận án đặt vấn đề nghiên cứu hiện tƣợng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho trong bối cảnh khi các chính sách của Nhà nƣớc về tôn giáo tín ngƣỡng đƣợc ban hành, dƣới sự tác động của kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế của đất nƣớc xung quanh sự biến đổi tín ngƣỡng này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Là không gian thờ phụng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, có so sánh với không gian thờ Bà Chúa Kho ở các địa phƣơng nhƣ làng Quả Cảm, xã Hoà Long và làng Thƣợng Đồng, phƣờng Vạn An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; làng Trung Đồng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; làng Hạ Đồng, xã 10 Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; phố Thiên Đức, phƣờng Vệ An, thành phố Bắc Ninh; phƣờng Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội; phƣờng Quang Trung, thành phố Hƣng Yên; phƣờng Ngô Quyền, thành phố Nam Định và xã Liên Hiệp, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình. Việc so sánh, đối chiếu này sẽ góp phần làm rõ vị thế nổi trội của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ; thông qua đó tìm hiểu những sáng tạo và biến đổi văn hóa truyền thống ở châu thổ Bắc Bộ. Phạm vi thời gian: Luận án tập trung vào nghiên cứu thực trạng sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho từ năm 1986 - thời kỳ đầu Đổi mới, và đặc biệt từ năm 1989, thời điểm đền Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ đƣợc Nhà nƣớc công nhận là di tích lịch sử, văn hóa, từ đó, nhiều ngƣời hành hƣơng đã đến cúng lễ, tạo nên một hiện tƣợng “nóng” trong đời sống tín ngƣỡng các tỉnh vùng châu thổ Bắc Bộ, và nghiên cứu đến thời điểm hiện nay - năm 2015, thời điểm mà tín ngƣỡng này đang dần đi vào chiều sâu. Luận án cũng có chú trọng đến chiều cạnh lịch sử, nhất là trong việc phân tích các truyền thuyết để thấy đƣợc các biến thiên trong chiều dài lịch sử của tín ngƣỡng này. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về mặt khoa học, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ quy luật biến đổi của một hiện tƣợng văn hóa mang tính phổ biến ở Việt Nam với những đặc trƣng tồn tại riêng của nó. Từ đó, thông qua một thực trạng cụ thể là tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, đề tài cung cấp những nhận thức mới về sự sáng tạo và biến đổi văn hóa truyền thống ở châu thổ Bắc Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án xác định những yếu tố văn hóa cần quan tâm để ứng dụng vào việc giải quyết thực trạng sinh hoạt văn hóa xã hội, góp phần phục vụ công tác quản lý di sản văn hóa trong xây dựng đời sống văn hoá đƣơng đại. Từ đó, góp thêm một cách nhìn, một tiếng nói và những gợi ý mang tính tham khảo cho các nhà quản lý trong việc đề xuất các giải pháp, ứng xử với lễ hội tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở hiện tại và tƣơng lai. 5. Những kết quả và đóng góp của luận án 5.1. Trên địa bàn nghiên cứu, luận án đã khái quát đƣợc diện mạo và đặc trƣng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở các địa phƣơng khác nhau, làm rõ tính đa dạng của nhân vật đƣợc thờ; phân tích tiến trình mở rộng và thay đổi chức năng của tín ngƣỡng thờ 11 Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ trong bối cảnh châu thổ Bắc Bộ những năm gần đây: từ việc mở rộng không gian thờ tự, nghi lễ, sự tham gia của chính quyền và các tổ chức xã hội vào tiến trình này, sự gia tăng lƣợng du khách hành hƣơng cũng nhƣ các vấn đề về bảo đảm cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trƣờng... trong địa điểm thờ tự. Các phân tích này bao gồm những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với các nhà tổ chức trong một không gian và thời điểm thờ tự đƣợc mở rộng và kéo dài rất khác so với truyền thống. 5.2. Trên cơ sở phân tích, lý giải các nguyên nhân chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội dẫn đến sự mở rộng và thay đổi chức năng thờ cúng của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho những năm gần đây, luận án mô tả thực trạng biến đổi đời sống tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ trong bối cảnh châu thổ Bắc Bộ. Đó là tiến trình khai thác các giá trị truyền thống phục vụ cho cuộc sống hiện tại; "sáng tạo truyền thống" trong những khuôn khổ và phạm vi mới. Đây là những kết quả nghiên cứu mới, một hƣớng nghiên cứu mới về tín ngƣỡng dân gian trong bối cảnh xã hội đƣơng đại, góp phần nhận diện sâu sắc đời sống tín ngƣỡng của các cộng đồng làng trong xã hội hiện nay. 5.3. Một kết quả nghiên cứu nữa là phân tích, bàn luận và lý giải các kết quả của tiến trình "sáng tạo truyền thống" đối với sự phát triển của cộng đồng sở tại; các ảnh hƣởng của nó đến xu hƣớng thực hành tín ngƣỡng hiện nay, góp phần thay đổi đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của cộng đồng làng. Qua đề tài này, luận án có thể chỉ ra cách mà cộng đồng đã “sáng tạo truyền thống” tín ngƣỡng để có thể tạo ra giá trị kinh tế, đặc biệt là tạo công ăn việc làm, thay đổi mức sống, hình thành sản phẩm du lịch - văn hóa địa phƣơng. Bên cạnh những mặt tích cực, sự thay đổi tín ngƣỡng cũng đƣợc chỉ ra những tác động tiêu cực về một số mặt văn hóa, xã hội, môi trƣờng và an ninh trật tự xã hội. 5.4. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ lý thuyết "sáng tạo truyền thống" của một số học giả phƣơng Tây, trong đó có tác giả Eric Hobsbawm. Trƣờng hợp nghiên cứu về tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ không chỉ là một nghiên cứu trƣờng hợp hữu ích để đối thoại với một số nghiên cứu khác sử dụng lý thuyết "sáng tạo truyền thống" trong các bối cảnh khác nhau mà nó còn có giá trị ứng dụng và là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý văn hóa, chính quyền địa 12 phƣơng trong việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách quản lý sinh hoạt tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho nói riêng và sinh hoạt tín ngƣỡng văn hóa nói chung trong vùng châu thổ Bắc Bộ. 6. Bố cục nội dung luận án Ngoài phần Mở đầu (9 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (10 trang) và Phụ lục (106 trang), Nội dung nghiên cứu của luận án đƣợc trình bày trong 4 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan, cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu (24 trang). Chƣơng 2. Nhận diện việc thờ phụng Bà Chúa Kho ở vùng châu thổ Bắc Bộ (23 trang). Chƣơng 3. Quá trình "Sáng tạo truyền thống" tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ (44 trang). Chƣơng 4. Tín ngƣỡng Bà Chúa Kho, những vấn đề bàn luận (23 trang). 13 Chƣơng 1 TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề biến đổi tín ngƣỡng Bà Chúa Kho. Có thể chia (một cách rất tƣơng đối) những tài liệu nghiên cứu này thành hai nhóm cơ bản: 1/ Nhóm tài liệu tập trung mô tả hiện trạng và sự thay đổi hệ thống di tích, truyền thuyết, nghi thức thực hành tín ngƣỡng Bà Chúa Kho tại một không gian và thời gian xác định; 2/ Nhóm tài liệu nghiên cứu về tác động của biến đổi kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam thời kỳ Đổi mới đối với sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho. 1.1.1. Nghiên cứu hệ thống di tích, truyền thuyết, nghi thức thực hành tín ngưỡng Bà Chúa Kho Tác giả Nguyễn Kim Hiền cho rằng, "sự chuyển đổi truyền thuyết, huyền thoại là "ngòi nổ" gây ra phong trào đi lễ và là một chất xúc tác mang tính phụ trợ, hay là phƣơng cách để hợp thức hóa phong trào này" [39, tr.13]. Ngƣợc lại, sự bùng phát sinh hoạt tín ngƣỡng cũng thu hút sự quan tâm tìm hiểu về nguồn gốc của nhân vật thờ và những truyền thuyết có liên quan. Trong bối cảnh sau Đổi mới, tín ngƣỡng Bà Chúa Kho nổi lên nhƣ một hiện tƣợng tín ngƣỡng có sức thu hút mạnh mẽ với hàng chục vạn khách hành hƣơng đến làm lễ mỗi năm. Một số học giả đã quan tâm và nghiên cứu nhằm làm rõ truyền thuyết về Bà Chúa Kho. Các công trình, bài viết tiêu biểu là: Truyền thuyết ở Cổ Mễ [21], Bà Chúa Kho [117], Lịch sử đền Bà Chúa Kho [49], Đền Bà Chúa Kho [19], Tìm hiểu truyền thuyết Bà Chúa Kho trong bối cảnh văn hoá dân gian Hà Bắc [23], Bà Chúa Kho thành hoàng làng Giảng Võ [20], Huyền thoại Bà Chúa Kho [33], Đi tìm lại sự tích Bà Chúa Kho [93], Đền Bà Chúa Kho [69], Sinh hoạt tín ngưỡng Bà Chúa Kho (xã Cổ Mễ, Bắc Ninh) [46]... 1.1.1.1. Các tài liệu về hệ thống di tích, truyền thuyết, nghi thức thực hành tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, Bắc Ninh Mở đầu cho việc nghiên cứu mô tả hiện trạng và một số nét biến đổi của hệ thống di tích, truyền thuyết, sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ là bài 14 viết Truyền thuyết ở Cổ Mễ [21] của tác giả Nguyễn Xuân Cần. Bài viết này đã đề cập đến truyền thuyết về Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, ngƣời có công trông nom kho tàng và tích trữ lƣơng thực cho nhà Lý. Tiếp đó, một số tác giả khác xem xét, xác định địa danh lịch sử núi Kho, đền Cổ Mễ, khám phá giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của cụm di tích chùa, đình và đền Cổ Mễ. Báo cáo khu di tích đình, chùa và đền Bà Chúa Kho thôn Cổ Mễ, xã Vũ Ninh [8], Về người được thờ ở đền Cổ Mễ [22], Huyền thoại Bà Chúa Kho [33], Lịch sử đền Bà Chúa Kho [49] đã mô tả khá chi tiết hệ thống di tích thờ Bà Chúa Kho thời kỳ đầu Đổi mới, cung cấp thông tin hữu ích về truyền thuyết nhân vật thờ Bà Chúa Kho cũng nhƣ phác thảo sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của tín ngƣỡng này. Qua những tƣ liệu thƣ tịch, địa danh lịch sử, truyền thuyết và hiện vật của ngôi đền Cổ Mễ còn lại, phần lớn các nhà nghiên cứu khẳng định "Ngƣời đƣợc thờ ở ngôi đền Cổ Mễ là Bà Chúa Kho. Cũng nhƣ kho lƣơng Cầu Gạo, Yên Phong thì kho lƣơng núi Kho cũng xác định là một địa danh, một di tích lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Tống dƣới thời Lý" [8, tr.6]. Để giải đáp cho câu hỏi về tiểu sử Bà Chúa Kho, tác giả Phan Huy Đông vào năm 1998 đã công bố cuốn sách Huyền thoại Bà Chúa Kho [33], đƣa ra kết luận: 1/ Không có một tiểu sử chính sử rõ ràng nào ghi chép lại về Bà Chúa Kho; 2/ Sự tích Bà Chúa Kho chỉ là những huyền thoại dân gian đƣợc truyền miệng trong nhân dân. Trong quá trình Đi tìm lại sự tích Bà Chúa Kho [93], tác giả Lê Xuân Quang có giới thiệu tƣ liệu thần phả và sắc phong "mới tìm thấy" tại đền làng Quả Cảm và từ đó ông đƣa ra một cách giải thích khác về Bà Chúa Kho, nhằm đính chính một vài tƣ liệu công bố trƣớc đó. Theo giải thích của tác giả, "vị nữ thần ở đền Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, thị xã Bắc Ninh đƣợc nhân dân địa phƣơng gọi là đền Bà Chúa Kho vốn là ngƣời họ Trần, sinh cuối đời vua Lý‎Huệ Tông (1211-1224). Bà có quê ở làng Qủa Cảm, xã Hòa Long, cách thôn Cổ Mễ khoảng 3km" [93, tr.65]. "Đền Cổ Mễ trên núi Kho (Lẫm Sơn) thị xã Bắc Ninh là một trong 72 đền thờ Đệ Tam Hoàng phi của một vua Trần, nhân vật thờ này không liên quan đến việc trông coi kho tàng. Do đền thờ Bà ở thôn Cổ Mễ và đƣợc xây trên núi Kho nên nhân dân quen gọi tên là đền Bà Chúa Kho" [93, tr.66]. Một số công trình, bài viết nhƣ Về hiện tượng tín ngưỡng ở đền Bà Chúa Kho [24], Hiện tượng Bà Chúa Kho và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Ninh [71], có đƣa ra 15 nhận xét rằng "sự tồn tại của truyền thuyết và tín ngƣỡng Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ đƣơng thời chứa đựng nhiều lớp văn hóa khác nhau; nó có sự pha tạp của cảnh quan kiến trúc và nhiều giá trị nhƣ giá trị về nhận thức lịch sử, giá trị về thỏa mãn tâm lý tín ngƣỡng, thậm chí cả giá trị về kinh tế du lịch" [24, tr.44]. Tác giả Trần Đình Luyện cho rằng, tín ngƣỡng Bà Chúa Kho là hiện tƣợng điển hình của tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Bắc Ninh - Kinh Bắc. Các công trình nghiên cứu tiếp cận tín ngƣỡng Bà Chúa Kho nhƣ một tín ngƣỡng thờ Mẫu tƣơng tự có Bà Chúa Kho trong tục thờ cúng các nữ thần của người Việt [10], Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng thờ Bà Chúa Kho ở đền Cổ Mễ (Bắc Ninh) [70], Lễ hội đền Bà Chúa Kho [73], Tín ngưỡng Bà Chúa Kho và sự biến đổi của xã hội Việt Nam [106],… Tác giả của các công trình nghiên cứu này có quan điểm khá giống nhau khi cho rằng "việc thờ Bà Chúa Kho ở đền Cổ Mễ là hoạt động tâm linh, tín ngƣỡng thờ thần Mẫu của cƣ dân nông nghiệp Việt cổ, vốn có nguyên thủy từ tín ngƣỡng thờ đá, thờ đất mẹ (thần Mẫu) từ thời Việt cổ" [73, tr.28]. "Đó là tín ngƣỡng dân gian có tính phổ biến của cƣ dân nông nghiệp Việt cổ ở đồng bằng Bắc Bộ nói chung và Bắc Ninh nói riêng” [70, tr. 32]. Các nghiên cứu này cũng đã cho thấy nét riêng đặc trƣng của Bà Chúa Kho: “Trong diện mạo các nữ thần Việt Nam, Bà Chúa Kho có những nét chung, đồng thời có những nét riêng, cả hai phƣơng diện folklore: tín ngƣỡng và ngôn từ” [10, tr.407]. 1.1.1.2. Các tài liệu về hệ thống di tích, truyền thuyết, nghi thức thực hành tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở những địa phư ng khác thuộc châu thổ Bắc Bộ Một số nghiên cứu đề cập đến hệ thống di tích, truyền thuyết Bà Chúa Kho ở những địa phƣơng khác thuộc châu thổ Bắc Bộ (nhƣ phƣờng Giảng Võ, thành phố Hà Nội; huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; đền Bản Tỉnh, thành phố Nam Định; phƣờng Vệ An, thành phố Bắc Ninh; làng Quả Cảm, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh; làng Thƣợng Đồng, phƣờng Vạn An, thành phố Bắc Ninh; làng Trung Đồng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; làng Hạ Đồng, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Đó là các bài viết với tiêu đề: Thờ Bà Chúa Kho - một nhu cầu mãnh liệt của đời sống tâm linh người Việt [1], Các nữ thần Việt Nam [37], Bà Chúa Kho thành Hoàng làng Giảng Võ [20], Đi tìm lại sự tích Bà Chúa Kho [93], Góp phần hiểu thêm 16 về sự tích Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc [104], Lý lịch di tích lịch sử - văn hóa đền Trung Đồng (xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) [78], Lý lịch di tích đền Bà Chúa Kho, đường Điện Biên III, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên [79]... Thông qua một số tƣ liệu Hán Nôm (nhƣ thần phả, thần tích, bia mộ, sắc phong, hoành phi, câu đối... đƣợc sƣu tầm tại các địa phƣơng thờ Bà Chúa), các tác giả chỉ ra lai lịch hành trạng của các nhân vật đồng dạng: Bà Chúa Kho ở Hà Nội, Nam Định, Hƣng Yên và Thái Bình là những nhân vật đƣợc lịch sử hóa với những tên tuổi cụ thể đƣợc ghi chép vào thần tích, thần phả; các Bà đều là những ngƣời trông giữ kho lƣơng, kho vũ khí cho đất nƣớc, là hình mẫu ngƣời anh hùng bảo vệ tài sản của đất nƣớc khi có loạn lạc. Các tác giả cũng phản ánh truyền tích dân gian về Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh trên phƣơng diện so sánh sự khác biệt ở mỗi địa phƣơng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn nhau trong các truyền thuyết về Bà Chúa Kho giữa các làng xã trong cùng một tỉnh. Tác giả Ngô Đức Thịnh có đƣa ra giải thích về sự biến thiên của truyền thuyết Bà Chúa Kho. Ông lý giải “Bà vốn không phải là một nhân vật lịch sử, mà là một nhân vật huyền thoại đƣợc lịch sử hóa. Do vậy mà mỗi địa phƣơng, mỗi thời kỳ lịch sử, tùy theo nhu cầu và cảm quan của dân chúng mà Bà đƣợc lịch sử hóa theo những kiểu khác nhau” [106, tr. 149]. 1.1.2. Nghiên cứu về Bà Chúa Kho trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam thời kỳ Đổi mới Tháng 8 năm 1993, Cục Văn hoá - Thông tin cơ sở (thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hoá Thông tin và Thể thao tỉnh Hà Bắc tổ chức Hội thảo khoa học Tín ngưỡng Bà Chúa Kho và khu di tích Cổ Mễ. Hội thảo đã tập hợp đƣợc trên 20 học giả có kinh nghiệm nghiên cứu về Bà Chúa Kho nhƣ Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Chí Bền, Trần Thị An, Nguyễn Thị Huế, Trần Đình Luyện, Nguyễn Xuân Cần, Trần Văn Lạng, Nguyễn Quang Khải, Ngô Hữu Thi, Nguyễn Ngọc Thanh, Lê Thị Hồng Phúc.v.v... Khoảng 20 tham luận của các nhà khoa học trong Hội thảo đã tạo nên một hƣớng nghiên cứu tổng hợp, tiếp cận toàn diện hơn về hiện tƣợng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ. Một số tham luận tập trung đánh giá, thẩm định nguồn tƣ liệu về di tích đền Bà Chúa Kho. Một số bài nhìn nhận lễ hội Bà Chúa Kho dƣới sự 17 tác động trực tiếp của sự biến đổi xã hội Việt Nam thời mở cửa. Tác giả Ngô Đức Thịnh và Trần Đình Luyện đã phân tích sự biến đổi lễ hội, tín ngƣỡng Bà Chúa Kho trong nền kinh tế thị trƣờng. Bằng cách phân tích các lớp giá trị biểu tƣợng của Bà Chúa Kho nhƣ "Mẹ Lúa/ Bà Chúa Kho Lƣơng/ Bà Chúa Kho Tiền" đặt trong truyền thống chung thờ nữ thần, thờ Mẫu và đạo Mẫu ở Việt Nam, các tác giả đã chỉ ra "sự biến đổi đó phản ánh nền tảng cùng những xu hƣớng biến đổi của xã hội Việt Nam từ xƣa đến nay là: xã hội nông nghiệp, lịch sử chống ngoại xâm và xu hƣớng thƣơng mại hoá (cơ chế thị trƣờng)” [106, tr. 156]. Tiếp tục với hƣớng nghiên cứu ảnh hƣởng của kinh tế thị trƣờng đối với sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở đền Cổ Mễ, một số bài nghiên cứu nhƣ Ngày xuân với tục vay tiền xin lộc Bà Chúa Kho [97], Về hiện tượng tín ngưỡng thờ Bà Chúa Kho [24], Lễ hội đền Bà Chúa Kho [73], Hiện tượng Bà Chúa Kho và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Ninh [71], Tín ngưỡng Bà Chúa Kho [34]… đã đề cập đến sự thay đổi hệ thống điện thờ, thực hành nghi lễ Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ nhƣ là hệ quả của sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng. Năm 2003, tác giả Lê Hồng Lý đã có nghiên cứu khá lý thú về sự bùng nổ lễ hội đền Bà Chúa Kho. Kết quả nghiên cứu của ông chỉ ra nguyên nhân biến đổi tín ngƣỡng Bà Chúa Kho là do: Nhu cầu tín ngƣỡng của nhân dân; Sự cởi mở về chính trị của Nhà nƣớc ở các cấp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; Sự cởi mở về kinh tế và tác động của kinh tế thị trƣờng; Tin đồn; Niềm tin tín ngƣỡng [73]. Tác giả Nguyễn Minh San tập trung vào hiện tƣợng Ngày xuân với tục vay tiền xin lộc Bà Chúa Kho, khám phá thấy rằng có sự thay đổi nhân vật thờ Bà Chúa Kho sau giai đoạn Đổi mới: từ Bà Chúa Kho - một bà chủ kho liêm khiết, dũng cảm trƣớc kia, trải qua thời gian, đến nay đã trở thành "chủ ngân hàng thần thánh". Tác giả Nguyễn Kim Hoa nhận thấy xu hƣớng hồi sinh của địa chỉ tín ngƣỡng đền Bà Chúa Kho vào giai đoạn Đổi mới, đã làm biến đổi cả một khu vực sinh sống. “Và khi vị thần của sự hồi sinh này là một nữ thần thì những hoạt động sinh hoạt của cộng đồng cũng thay đổi theo những chiều hƣớng có lợi cho nữ giới” [46, tr.413]. Một số nghiên cứu nhƣ Người phục vụ lễ ở lễ hội đền Bà Chúa Kho (làng Cổ Mễ - phường Vũ Ninh - thị xã Bắc Ninh - tỉnh Bắc Ninh) [53] và Những người đi lễ đền Bà Chúa Kho, làng Cổ Mễ, Vũ Ninh, Bắc Ninh [38]… chỉ ra góc độ lợi ích kinh tế 18 cộng đồng nhƣ là kết quả của sự biến đổi lễ hội ở đền Bà Chúa Kho. Các tác giả cho rằng "niềm tin về Bà Chúa Kho mà ngƣời Cổ Mễ thể hiện với khách thập phƣơng đã làm cho kinh tế từng hộ gia đình tới cả làng Cổ Mễ nhanh chóng thoát khỏi khó khăn, cuộc sống ngày càng đƣợc cải thiện và khấm khá hơn những làng lân cận" [53, tr.76]. "Ngƣời đi lễ tìm đến không gian thiêng liêng của đền Bà Chúa Kho bởi họ đƣợc thỏa mãn nhu cầu tâm linh, đƣợc an ủi về mặt tinh thần và cũng có thể, bởi họ thực sự nhận đƣợc lộc rơi lộc vãi của Thánh Bà sau khi đi lễ" [38, tr. 80]. Năm 2008, tác giả Lê Hồng Lý công bố cuốn sách Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội tín ngưỡng [74]. Ông đã mô tả một cách trung thực và sinh động về địa điểm làng Cổ Mễ, đền thờ Bà Chúa Kho, quy trình lễ cũng nhƣ truyền thuyết về Bà Chúa Kho; đồng thời tác giả cho chúng ta thấy sự linh hoạt và nhanh nhẹn của dân làng Cổ Mễ cùng với một tinh thần cố kết cộng đồng cao, vai trò của các cá nhân và cộng đồng trong việc tổ chức lễ hội. Với những phân tích về những thách thức của nền kinh tế thị trƣờng còn đang là vấn đề lo lắng của một bộ phận lớn trong xã hội, tác giả đã chỉ ra việc đi lễ đền Bà Chúa Kho nhƣ một cách "bảo hiểm" cuộc sống cho mọi ngƣời. Công trình nghiên cứu này đã lý giải nguyên nhân dẫn đến sự thu hút đông đảo của ngƣời dân đến lễ đền Bà Chúa Kho “Những sinh hoạt tín ngƣỡng ở đền Bà Chúa Kho, truyền thống và hiện tại, đã chứng tỏ Bà là điểm tâm linh cho hàng triệu ngƣời đang hoạt động công thƣơng, phấn đấu làm giàu. Mặt khác, sinh hoạt tín ngƣỡng ngày hôm nay cũng chính là sự phản ánh sinh động thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội đất nƣớc trong thời kỳ Đổi mới, với chủ trƣơng và chính sách khuyến khích mọi ngƣời làm giàu, với cơ chế kinh tế thị trƣờng để vận hành một nền kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần…” [74]. Vấn đề nghi lễ, thị trƣờng và nhà nƣớc đƣợc tác giả Nguyễn Kim Hiền tìm hiểu, nghiên cứu trong bài viết Vàng mã cho người sống, chuyển hóa tâm linh trong một xã hội mở [40]. Trong bài viết này, tác giả đã mô tả đền Bà Chúa Kho nhƣ một "ngân hàng địa phủ", nơi mà ngƣời đến vay thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau. Việc xuất hiện những niềm tin mới trong thời kỳ mở cửa đƣợc tác giả Nguyễn Kim Hiền lý giải đây là kết quả phản ánh khả năng tự phát trong tƣ duy của các thành phần kinh tế, xã hội khác nhau, vƣợt qua ngƣỡng cửa truyền thống, không chấp nhận tuân theo 19 chuẩn mực của một hệ tƣ tƣởng sẵn có. Thông qua các nguồn tƣ liệu báo chí đề cập đến tín ngƣỡng Bà Chúa Kho, tác giả cũng chỉ ra các quan niệm khác nhau trong xã hội Việt Nam liên quan đến hiện tƣợng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho. Tác giả lập luận rằng có sự quan hệ nhất định giữa hiện tƣợng bùng phát vay tiền của Bà Chúa Kho với bối cảnh kinh tế, chính trị Việt Nam thời kỳ mở cửa. Tác giả Lâm Minh Châu từng bảo vệ luận văn thạc sĩ thành công với đề tài nghiên cứu Giao dịch với thần thánh: một nghiên cứu về cái tôi và niềm tin qua hiện tượng Bà Chúa Kho ở Bắc Việt Nam [26]. Theo quan điểm của tác giả “hiện tƣợng Bà Chúa Kho cần đƣợc tiếp cận thông qua cái tôi hơn là bằng một quan điểm cấu trúc. Tác giả muốn làm rõ cái tôi của ngƣời dân đi lễ đền Bà Chúa Kho chịu ảnh hƣởng của niềm tin tôn giáo nhƣ thế nào [26, tr.2]. Dựa trên các cứ liệu dân tộc học, tác giả phản biện "quan điểm cho rằng có một sự đối lập tuyệt đối giữa truyền thống và hiện đại, giữa đạo đức và mƣu cầu lợi nhuận", và qua trƣờng hợp Bà Chúa Kho tác giả đã chỉ cho chúng ta thấy "niềm tin vào đạo đức tôn giáo không ngăn cản các tín đồ mƣu cầu lợi ích kinh tế, đồng thời các giá trị truyền thống thậm chí còn thúc đẩy họ biến đổi các công cụ của thị trƣờng sao cho phù hợp với đặc trƣng văn hóa và điều kiện xã hội của mình"[26, tr.22]. 1.1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu Qua tình hình nghiên cứu về tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở châu thổ Bắc Bộ nói chung, trƣờng hợp tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ nói riêng có thể rút ra một số nhận xét sau: 1.1.3.1. Các vấn đề đã được đề cập tới Hiện tƣợng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội. Xu hƣớng nghiên cứu trong các công trình của các tác giả đi trƣớc là tiếp cận theo nhiều hƣớng khác nhau để có cái nhìn tổng thể về tín ngƣỡng này. Các tác giả đã tập trung tìm hiểu, nghiên cứu: 1/ Nguồn gốc Bà Chúa Kho thông qua truyền thuyết, di tích; 2/ Sự tác động của kinh tế thị trƣờng đến lễ hội Bà Chúa Kho; 3/ Sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho... Trong các nghiên cứu, vấn đề về nguồn gốc của Bà Chúa Kho (huyền thoại hóa, lịch sử hóa, địa phƣơng hóa), sự thay đổi di tích thờ Bà Chúa Kho, thực hành lễ hội, 20 cốt lõi và bản chất của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho đã đƣợc đề cập đến. Đồng thời, nhiều vấn đề thực tiễn về nghi lễ, thị trƣờng và Nhà nƣớc xung quanh việc vay tiền Bà Chúa Kho, sự tác động của kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam đến lễ hội tín ngƣỡng trong vài thập niên gần đây cũng đã đƣợc phân tích, trao đổi. Những tài liệu nghiên cứu về Bà Chúa Kho của tác giả Ngô Đức Thịnh, Lê Hồng Lý, Trần Đình Luyện, Nguyễn Kim Hiền, Lâm Minh Châu… đã nhìn nhận Bà Chúa Kho nhƣ một hiện tƣợng xã hội tổng thể, đã phân tích để thấy tất cả những diễn trình, động thái biến chuyển trong đời sống tín ngƣỡng. Các công trình này không những mô tả nghi lễ, giá trị văn hóa… mà còn chỉ ra các cách thực hành khác nhau của các nhóm xã hội, nhóm ngƣời đi lễ coi Bà Chúa Kho nhƣ một đối tƣợng có thể giúp họ làm ăn buôn bán. Nhƣ vậy, các công trình này đã chỉ ra đƣợc chức năng thiêng của Bà Chúa Kho cũng nhƣ những lý do về mặt kinh tế, chính trị, xã hội khiến tín ngƣỡng này nở rộ. Ví dụ nhƣ sự cấm đoán của chính quyền thời kỳ đầu vô hình chung làm cho nó linh thiêng, sự vào cuộc của truyền thông làm cho tín ngƣỡng này phát triển. Các tác giả cũng đã chỉ ra một số thay đổi nhƣ việc thành lập Ban quản lý di tích, trùng tu di tích, thiết lập ra các dịch vụ… Công trình nghiên cứu của tác giả Lê Hồng Lý, Nguyễn Kim Hiền, Lâm Minh Châu... đã đặt hiện tƣợng văn hóa này trong bối cảnh chung của nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam. Các tác giả này đều vƣợt qua những khuôn mẫu nghiên cứu truyền thống. Trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu theo xu hƣớng mới, khai thác những khía cạnh của hiện tƣợng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho trong bối cảnh chuyển biến kinh tế, xã hội, chính trị của đất nƣớc. Các nghiên cứu trƣớc đây đã cho chúng ta thấy đƣợc những biến đổi của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ nhƣ những vấn đề có tính cách vùng, khu vực; ở đó, không chỉ có các vấn đề của làng Cổ Mễ mà ở nhiều làng quê, thể hiện tính phổ quát của vùng. Sự biến đổi tín ngƣỡng Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ một mặt phản ánh các thay đổi bên trong nội tại vùng, mặt khác thể hiện những động thái chính trị, kinh tế, xã hội ẩn chứa bên trong tín ngƣỡng này. Hầu hết các ý kiến đều khẳng định sự biến đổi về tín ngƣỡng Bà Chúa Kho là cả một quá trình phức tạp và dài lâu ở khu vực cụ thể Bắc Ninh và ở cả vùng châu thổ Bắc Bộ. Tín ngƣỡng Bà Chúa 21 Kho là một hiện tƣợng xã hội tổng thể, phản ánh những quy luật vận động của cả một xã hội. Nhƣ vậy, hiện tƣợng tín ngƣỡng này thể hiện sự biến đổi xã hội nói chung, gắn liền với biến đổi về chính trị, biến đổi về kinh tế và biến đổi về văn hóa. Hiện tƣợng tín ngƣỡng này liên quan đến những vấn đề của xã hội khi văn hóa đối mặt với nền kinh tế thị trƣờng với những biến đổi khuôn mẫu của nó. Đó là những kết luận mà nghiên cứu sinh rút ra đƣợc trong quá trình phân tích và tổng hợp khối tài liệu nghiên cứu của các học giả. Hiện tƣợng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho cũng đã đƣợc đề cập nhiều trong các bài viết trên báo giấy và báo điện tử. Báo chí và truyền thông đã sớm phản ánh hiện tƣợng tín ngƣỡng này từ nửa cuối thập kỷ 80 đến nay, đã tạo ra những đợt sóng lớn tranh luận sôi nổi (vào những năm: 1993, 1994, 1995, 2003, 2004...), và đây cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm bùng nổ tín ngƣỡng Bà Chúa Kho. Số lƣợng bài báo về Bà Chúa Kho rất nhiều, các bài viết phần lớn bàn đến nhóm vấn đề về mê tín dị đoan, về các vấn đề khác nhƣ phê phán dịch vụ cho thuê mâm lễ, đội lễ thuê, bãi gửi xe đông, dịch vụ khấn thuê, đốt tiền vàng đồ mã, đổi tiền lẻ, rải tiền lẻ, ăn xin chèo kéo du khách… Một số bài viết đề cập đến sự tích Bà Chúa Kho, đền thờ Bà Chúa Kho. Cũng có những bài viết đề cập đến xu hƣớng tăng cƣờng công tác quản lý trật tự của các cấp chính quyền ở đền Bà Chúa Kho, làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn, tôn tạo giá trị văn hóa tâm linh truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên các bài viết này chƣa chứng minh và phân tích tại sao lại xảy ra những vấn đề nêu trên. Đây cũng còn là điều bỏ ngỏ và đồng thời là những gợi ý cho chúng tôi tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu về tín ngƣỡng này. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc đã đề cập đến sự biến đổi của lễ hội tín ngƣỡng Bà Chúa Kho, cung cấp không chỉ các nguồn tƣ liệu, mà còn cả những kết luận khoa học quan trọng để các nhà nghiên cứu về sau tiếp tục nghiên cứu, luận giải chuyên sâu về tín ngƣỡng này. 1.1.3.2. Những vấn đề đã được đồng thuận Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các tác giả có một sự đồng thuận trong cách giải thích tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho, đã có sự bùng nổ và trở thành một hiện tƣợng tín ngƣỡng "nóng", thu hút sự quan tâm của nhiều nhà 22 nghiên cứu khoa học trong nƣớc. Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho là do sự thay đổi nhu cầu tín ngƣỡng của nhân dân, sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng, sự đổi mới trong đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về di sản tín ngƣỡng, nghi lễ truyền thống, cùng những yếu tố khách quan và chủ quan khác. Các tác giả cũng đã chỉ ra triển vọng của lễ hội đền Bà Chúa Kho với một số xu hƣớng biến đổi và thích nghi với đời sống đƣơng đại. Trong đó, xu hƣớng thƣơng mại hóa và thế tục hóa là những xu hƣớng rõ nét. 1.1.3.3. Những vấn đề chưa đề cập tới Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu vẫn còn chƣa đề cập đến những khía cạnh sau: Thứ nhất, hầu hết các tác giả mới chủ yếu tập trung mô tả sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở đền Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh từ khi phục hồi cho đến năm 2007. Khoảng thời gian sau năm 2007, ít có nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu về tín ngƣỡng này. Thứ hai, chƣa có tác giả nào đi sâu làm rõ sự biến đổi của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho nhƣ là kết quả của sự "sáng tạo truyền thống" của cộng đồng địa phƣơng (với sự sáng tạo về truyền thuyết, nghi lễ, hệ thống điện thần, không gian sinh hoạt tín ngƣỡng, mô hình tổ chức quản lý lễ hội tín ngƣỡng đền Bà Chúa Kho…) gắn liền với động cơ kinh tế, xã hội và chính trị. Những sáng tạo này là nguyên nhân chính làm thay đổi chức năng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho hiện nay. Thứ ba, trong quá trình nghiên cứu về tín ngƣỡng Bà Chúa Kho, các tác giả chƣa áp dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học, phƣơng pháp định lƣợng để nghiên cứu mà mới chỉ sử dụng các phƣơng pháp định tính nhƣ quan sát mô tả và phỏng vấn là chủ yếu. Do đó, việc thăm dò ý kiến dƣ luận xã hội về hiện tƣợng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho còn hạn chế. Thứ tƣ, các tác giả mới chỉ dừng lại ở những trƣờng hợp nghiên cứu đơn lẻ nhƣ một số địa danh hay làng phụng thờ Bà Chúa Kho mà chƣa có sự hệ thống hóa các hoạt động sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Có thể nói, số lƣợng các công trình nghiên cứu, bài viết về Bà Chúa Kho khá nhiều. Nhƣng cho đến nay, chƣa có một công trình nào tập trung nghiên cứu trƣờng 23 hợp biến đổi tín ngƣỡng này theo cách mà cộng đồng biến đổi truyền thống của mình cho phù hợp với bối cảnh từ Đổi mới đến nay. Trong khi đó, bối cảnh xã hội gần đây có nhiều biến đổi lớn, sự chuyển đổi cơ cấu xã hội cùng với những thay đổi điều kiện kinh tế - xã hội trong quá trình toàn cầu hóa, và cụ thể trong năm 2012, 2013, 2014 nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình thế khó khăn, trong đó nổi bật là nợ xấu ngân hàng, hàng tồn kho tăng cao, thị trƣờng bất động sản đóng băng và chứng khoán suy thoái… đã dẫn đến sự thay đổi mỗi ngày trong đời sống tín ngƣỡng nói chung, lễ hội tín ngƣỡng Bà Chúa Kho nói riêng. Chúng tôi cho rằng, những nghiên cứu trên chƣa phản ảnh đƣợc tính thời sự và những biến đổi của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho tính đến giai đoạn hiện nay; vấn đề còn bỏ ngỏ là "sáng tạo truyền thống" tín ngƣỡng Bà Chúa Kho, và đây chính là một khoảng trống. Những vấn đề chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu trên đây cần phải đƣợc tiếp tục bổ sung làm rõ. Chính vì vậy, trên cơ sở các công trình của các tác giả đi trƣớc, chúng tôi tiếp tục tập trung nghiên cứu về Tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở châu thổ Bắc Bộ: Nghiên cứu trường hợp thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh. Sợi chỉ xuyên suốt của luận án là nghiên cứu sự "sáng tạo truyền thống" tín ngƣỡng Bà Chúa Kho của cộng đồng làng theo cách biến đổi truyền thống cho phù hợp với bối cảnh thời kỳ Đổi mới. Do đó, để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi áp dụng quan điểm lý thuyết “sáng tạo truyền thống” của tác giả Eric Hobsbawm nhằm làm rõ sự sáng tạo và biến đổi của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho trong xã hội hiện nay. Với việc áp dụng lý thuyết sáng tạo truyền thống trong luận án, chúng tôi sẽ làm rõ sự sáng tạo ở 4 khía cạnh: (1) Sáng tạo điện thờ, không gian tín ngƣỡng; (2) Sáng tạo cơ cấu tổ chức quản lý tín ngƣỡng; (3) Sáng tạo truyền thuyết Bà Chúa Kho: từ một nữ thần nông nghiệp, nữ thần thủ công: Bà Chúa Sành thành Bà Chúa Kho tiền, Bà chủ ngân hàng; và (4) Sáng tạo nghi lễ. Chúng tôi sẽ tìm hiểu đối tƣợng nghiên cứu (Ban quản lý di tích, những ngƣời phục vụ lễ, những ngƣời thực hành tín ngƣỡng, di tích, nhân vật thờ phụng...), xem xét các khía cạnh động cơ của họ khi phải đối mặt với bối cảnh xã hội đang chuyển mình từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trƣờng... Nhu cầu và sự lựa chọn những yếu tố vào quá trình biến đổi truyền thống của cộng đồng làng Cổ Mễ không chỉ trong thực hành tín ngƣỡng, phục vụ lễ, kinh doanh 24 tín ngƣỡng, mà còn trong sinh hoạt của họ, trong việc mở rộng không gian tín ngƣỡng, sáng tạo và thay đổi chức năng của nhân vật thờ phụng. Nghiên cứu sự thay đổi và sáng tạo tín ngƣỡng này, chúng tôi nhìn nhận đây là một quan điểm phát triển tín ngƣỡng của cộng đồng và gắn với nhu cầu cuộc sống của một xã hội Việt Nam trong thời kỳ mở cửa. 1.2. Cơ sở lý thuyết, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Từ khuôn khổ nghiên cứu các vấn đề mục tiêu luận án đặt ra, chúng tôi cố gắng học hỏi và kế thừa cơ sở lý thuyết của các nhà khoa học, xác định cho đề tài một số quy ƣớc về khái niệm, thuật ngữ, lựa chọn các lý thuyết áp dụng phù hợp vào vấn đề nghiên cứu, coi đó nhƣ là công cụ sử dụng trong luận án. 1.2.1. Một số khái niệm công cụ - Tín ngƣỡng: Là một hình thái ý thức phản ánh niềm tin, sự ngƣỡng mộ của con ngƣời vào các lực lƣợng siêu nhiên, nhân vật lịch sử hay huyền thoại có liên quan đến cuộc sống của họ nhằm cầu mong sự che chở, giúp đỡ; và các hoạt động bày tỏ niềm tin vào tính thiêng, sự ngƣỡng mộ, thờ phụng những đối tƣợng siêu hình đó. Tín ngƣỡng dân gian Việt Nam, còn gọi là tín ngƣỡng truyền thống Việt Nam, là tín ngƣỡng bản địa của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. - Hoạt động tín ngƣỡng: là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tƣởng niệm và tôn vinh những ngƣời có công với nƣớc, với cộng đồng; thờ cúng thần, thánh, biểu tƣợng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngƣỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội... [88, tr.1]. - Tín ngƣỡng Bà Chúa Kho: là một hình thức tín ngƣỡng dân gian tôn thờ nhân vật Bà Chúa Kho trong quan niệm của ngƣời Việt. Mục đích tôn thờ, cúng lễ Bà Chúa Kho của những ngƣời thực hành nghi lễ chủ yếu nhằm "vay tiền, xin lộc", cầu mong sự che chở, giúp đỡ về kinh doanh buôn bán, công danh, sức khỏe, nuôi sinh con cái... - Châu thổ Bắc Bộ: là khái niệm về vùng địa lý - văn hoá châu thổ Bắc Bộ Việt Nam [107]. Khu vực này bao trùm lên các tỉnh: Hà Nam, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, phần đồng bằng các tỉnh: Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. - Truyền thống: là niềm tin hoặc hành vi đƣợc lƣu truyền trong một nhóm hay xã hội có ý nghĩa biểu tƣợng hoặc có ý nghĩa đặc biệt với nguồn gốc trong quá khứ 25 [128]. Một khái niệm đƣợc nhiều nhà nghiên cứu thống nhất là truyền thống đề cập đến niềm tin, đồ vật, phong tục thực hành hoặc tin trong quá khứ, có nguồn gốc ở trong quá khứ, lƣu truyền qua thời gian bằng cách đang đƣợc giảng dạy bởi một thế hệ kế tiếp, và đƣợc thực hành hoặc tin trong hiện tại [128; 120]. Trong các ngành khoa học xã hội, "truyền thống" thƣờng đƣợc sử dụng với nghĩa trái với "hiện đại", đặc biệt là trong điều kiện của toàn bộ xã hội. Sự phân biệt này thƣờng đƣợc kết hợp với một mô hình tuyến tính của sự thay đổi xã hội, trong đó các xã hội tiến bộ từ nấc truyền thống đến nấc hiện đại. - Khái niệm làng (cộng đồng làng): Làng hay còn gọi là thôn là một cộng đồng dân cƣ có chung nguồn gốc huyết thống (dòng họ) hoặc quan hệ láng giềng đoàn kết tƣơng thân tƣơng ái (quan hệ tình cảm, chặt chẽ mật thiết, mặt đối mặt); cƣ trú trên một khu vực lãnh thổ xác định (không gian riêng của làng); có phong tục nghi lễ riêng (tục lệ làng) và có hình thức tổ chức xã hội mang tính tự quản. 1.2.2. Các lý thuyết 1.2.2.1. Lý thuyết "sáng tạo truyền thống" "Sáng tạo truyền thống" là một khái niệm mới đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu của học giả Việt Nam trong những năm gần đây. Khái niệm này do nhà sử học ngƣời Anh Eric Hobsbawm và cộng sự T. Ranger đề xƣớng (trong một công trình nghiên cứu cùng tiêu đề “Sáng tạo truyền thống" (The Invention of Tradition) đƣợc Nhà xuất bản Cambridge ấn hành năm 1983 [119]. Một số nhà nghiên cứu Việt Nam đã dịch cụm từ Invention of Tradition là "tạo dựng truyền thống", "tạo lập truyền thống", "làm ra truyền thống" khi không muốn sử dụng cụm từ "sáng tạo truyền thống" để tránh hiểu lầm là chỉ nhìn thấy những hàm ý tốt hoặc tích cực trong quá trình biến đổi truyền thống. Trong luận án này chúng tôi dùng cụm từ "sáng tạo truyền thống" để cùng thể hiện quan điểm với tác giả Eric Hobsbawm và Ranger và tránh hiểu lầm một lý thuyết kiến tạo truyền thống (the constructivist theory of tradition) của Richard Handler và Jocelyn Linnekin. Năm 1984, trong bài viết mang tựa đề Truyền thống, thật hay giả đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian Hoa Kỳ (Journal of American Folklore 97 (385): 273-90) [126], Richard Handler và Jocelyn Linnekin cung cấp một số cách tiếp cận về truyền thống, một trong số đó cho thấy sự ứng xử với truyền thống là các công trình mang tính biểu tƣợng đƣơng thời đƣợc thực hiện bởi các xã hội trong hiện tại. Hai tác giả xem truyền thống nhƣ là một cái gì đó không phải thật hay giả mạo và cho rằng hiện 26 tƣợng xã hội nhƣ vậy không tồn tại bên ngoài cách diễn giải của chúng ta; đúng hơn, truyền thống nên xem nhƣ là một quá trình có liên quan đến sự liên tục tái tạo. Nhƣ một khung truyền thống khởi nguồn từ tác giả Eric Hobsbawm, quan điểm của tác giả phủ nhận sự giải thích một cái gì đó nhƣ là sản phẩm của sự phát triển mang tính truyền thống lịch sử và loại bỏ sự cần thiết phải phân biệt giữa phong tục gốc thật và truyền thống đƣợc sáng tạo ra. Tác giả Eric Hobsbawm và Ranger có chung một quan điểm cho rằng “trên thế giới có nhiều truyền thống đƣợc cho là có từ lâu đời, nhƣng lại có "truyền thống" hoàn toàn có nguồn gốc gần đây và mới đƣợc sáng tạo do một sự kiện nào đó và trong khoảng một thời gian ngắn” [86, tr.876]. Eric Hobsbawm định nghĩa: "truyền thống đƣợc sáng tạo là một tập hợp những thực hành, thƣờng nằm dƣới sự chi phối của những luật lệ thành văn hay bất thành văn, có bản chất nặng tính nghi thức hoặc hình tƣợng, nhằm khắc sâu các giá trị và tiêu chuẩn hành vi nhất định vào tâm thức cộng đồng qua hình thức tái diễn, đồng thời ngụ ý‎ một dòng chảy tiếp nối từ quá khứ" [35, tr.86]. Ông cũng cho biết khi một biến đổi xã hội diễn ra trong thời gian quá ngắn làm yếu đi hay tiêu hủy hoàn toàn những mô hình xã hội cũ vốn tƣơng thích với các truyền thống cũ, các xã hội sẽ cố gắng tạo ra những mô hình mới mà đối với chúng các truyền thống cũ nói trên không còn phù hợp nữa. Sự thích nghi với bối cảnh hiện tại đƣợc cộng đồng thực hiện bằng cách sử dụng các mô hình cũ cho những mục đích mới [35, tr.86-89]. Truyền thống nhƣ một quá trình chọn lọc có chủ ý của những nguồn năng động, đã từng đóng vai trò dẫn dắt trong việc tạo dựng quá khứ, nối quá khứ với hiện tại, mà vì thế mà tạo dựng tƣơng lai. Có rất nhiều truyền thống “mới” đƣợc sáng tạo từ hai thế kỷ qua cả trong xã hội truyền thống lẫn trong xã hội hiện đại [119]. Khi tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân nửa phong kiến năm 1945, Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành cải cách xã hội. Nhà nƣớc xóa bỏ mô hình tổ chức xã hội làng xã cũ trƣớc đây thay thế bằng mô hình tổ chức xã hội mới. Cùng với sự kiện này, Nhà nƣớc cũng xóa bỏ cơ sở kinh tế của hoạt động tín ngƣỡng truyền thống (thu hồi các ruộng cúng); thay thế mô hình tổ chức lễ hội truyền thống chính thống trƣớc đây bằng hình thức mới hoặc ngăn cấm các hình thức sinh hoạt tín ngƣỡng cho rằng không phù hợp. Sau Đổi mới, Nhà nƣớc có chính sách cởi mở hơn đối với hoạt động tín ngƣỡng truyền thống, cho phép các cộng đồng làng xã phục hồi lại nhiều hình thức sinh hoạt tín 27 ngƣỡng trƣớc đây vốn bị quy chụp là mê tín dị đoan, yếu tố lạc hậu kìm hãm sự phát triển xã hội. Trong luận án này, chúng ta sẽ thấy quá trình phục hồi tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở cộng đồng làng xã, sau một thời gian dài bị đứt đoạn do chiến tranh hoặc chính sách ngăn cấm của Nhà nƣớc. Cộng đồng đã tạo dựng những yếu tố mới cho tín ngƣỡng Bà Chúa Kho trên cơ sở kết hợp với những yếu tố từng tồn tại trong sinh hoạt tín ngƣỡng trƣớc đây cho phù hợp với bối cảnh mới. Những động cơ về kinh tế, chính trị và xã hội đã tạo nên động năng tính cực cho cộng đồng để thực hiện quá trình “sáng tạo truyền thống”. Có thể nói rằng những ngƣời theo quan điểm "sáng tạo truyền thống" của Eric Hobsbawm và cộng sự của ông không có sự đối lập giữa "truyền thống" và "hiện đại". Họ không thừa nhận có cái "truyền thống" thuần khiết, cổ xƣa nguyên gốc hơn một phiên bản khác. Tất cả chỉ là quy ƣớc và cách hiểu, cách hiểu nào mạnh hơn, chủ lƣu hơn, thì sẽ chiếm ƣu thế. Những mốc xác định thời kỳ truyền thống rõ ràng chỉ là quy ƣớc và đƣợc chấp nhận bởi dòng tƣ duy chủ lƣu của thời đại, với hàm ý chính trị của thời đại. Nhƣ vậy, một lễ hội, nghi lễ, hay một sự kiện văn hóa luôn là tạo dựng với những yếu tố từ trong quá khứ (dựa trên thói quen, trí nhớ, văn bản) và những yếu tố đƣơng đại (chính trị) và thông điệp tƣơng lai (hàm ý chính trị). Tạo dựng truyền thống, vì thế, là một công cụ, vô thức và có ý thức, của mọi nhà nƣớc hoặc chính thể trên thế giới nhằm củng cố cho thẩm quyền chính danh của mình trong thời hiện đại và trƣớc những thách thức trong và ngoài về chính trị. Tƣơng tự, các cộng đồng hoặc nhóm xã hội cũng dùng công cụ sáng tạo truyền thống để củng cố cho sự tồn tại và phát triển của mình trong sự cạnh tranh tồn tại [55, tr.50]. Tác giả Nguyễn Thị Hiền cũng có quan điểm: truyền thống cũng có thể đƣợc hình thành từ thời xa xƣa, thời tiền sử, đƣợc lƣu truyền bằng truyền khẩu, thay đổi theo thời gian, nhƣng cũng có nhiều truyền thống bị mất đi hay đƣợc tái tạo lại [86, tr.874]. Và các truyền thống thƣờng đƣợc sáng tạo bằng hai cách: chính thống và không chính thống. Việc xây dựng nên những truyền thống một cách chính thống thƣờng mang tính chính trị trong khi những truyền thống đƣợc xây dựng một cách không chính thống thì mang tính xã hội. Do những biến cố lịch sử và chính trị, những truyền thống này có thể hoàn toàn mới đƣợc xây dựng nên, hay có thể dựa vào những thực hành văn 28 hóa có từ ngàn đời nhƣng ý nghĩa của chúng càng ngày càng đƣợc nâng cao và khắc sâu trong tâm thức của ngƣời dân cũng nhƣ của Nhà nƣớc [42, tr.45]. Trƣờng hợp “sáng tạo truyền thống” tín ngƣỡng Bà Chúa Kho là một sáng tạo không chính thống mang tính xã hội. Nó là kết quả của quá trình thƣơng thảo giữa các thành viên bên trong cộng đồng chủ thể, phản ánh quan hệ phức tạp đa chiều giữa cộng đồng địa phƣơng cũng nhƣ giữa cộng đồng địa phƣơng và Nhà nƣớc. Tác giả Lê Hồng Lý cho rằng sự thay đổi chính trị với những đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc đã dẫn đến những đổi mới to lớn về kinh tế và kéo theo nó là văn hóa. “Hiện tƣợng Bà Chúa Kho cho thấy một quy luật phát triển của văn hóa đó là sự đổi mới để phù hợp với cuộc sống. Truyền thống nền tảng là phong tục của cƣ dân trồng lúa nƣớc thờ các vị thần nông nghiệp, truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn, thờ cúng tổ tiên, thần linh vì sự nghiệp đƣơng đại của con ngƣời. Song để phù hợp với cuộc sống mới thì truyền thống ấy cũng đƣợc sáng tạo thêm những nét mới, mang dấu ấn của thời đại” [74, tr.372]. Việc lột tả quá trình tạo dựng hay “sáng tạo truyền thống” tín ngƣỡng Bà Chúa Kho với những động cơ về kinh tế, chính trị, xã hội sẽ chỉ ra đƣợc ai, những ai đƣợc lợi và chịu thiệt trong quá trình này, từ đó đƣa ra đƣợc những khuyến nghị có lợi cho đa số dân chúng thay vì một thiểu số đặc quyền đặc lợi hoặc chỉ phục vụ cho tuyên truyền đơn thuần, và có lợi cho việc bảo tồn di sản văn hóa tín ngƣỡng này. Bài học bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể nhiều nơi cho thấy có nhiều trƣờng hợp Nhà nƣớc thực hiện phục hồi và thay đổi chúng chƣa xuất phát từ nhu cầu tâm linh của cộng đồng, từ đòi hỏi thực sự của xã hội. Ngƣợc lại, có trƣờng hợp chúng ta lên án và ngăn cấm một hiện tƣợng tín ngƣỡng, quy chụp cho là mê tín dị đoan mà phủ nhận đi giá trị văn hóa thực sự của chúng, nhu cầu đòi hỏi của xã hội, cũng nhƣ sự “sáng tạo truyền thống” của cộng đồng. Trƣờng hợp cộng đồng làng Cổ Mễ tạo dựng không gian thờ cúng, thực hành nghi lễ, truyền thuyết về nhân vật thờ, đặc biệt là sáng tạo ra nghi lễ “vay tiền, xin lộc” Bà Chúa Kho trong những năm Đổi mới là "đúng" hay "sai" với "truyền thống"? Mục đích sáng tạo ấy có cùng quan điểm của Nhà nƣớc về vấn đề bảo tồn di sản văn hóa truyền thống hay không? Sự sáng tạo của họ có đƣợc chính quyền và đa số ngƣời dân chấp nhận không? Đó là một câu hỏi cần phải đƣợc làm rõ... 29 Có một số học giả đƣa ra quan điểm mang tính chỉ trích đối với lý thuyết "sáng tạo truyền thống" của tác giả Eric Hobsbawm. Ví dụ nhƣ quan điểm phê phán của Richard Handler và Jocelyn Linnekin hay quan điểm phê phán sự phân biệt giữa thích nghi (adaptability) và tính linh hoạt (flexibility) của truyền thống gốc, với sự sáng tạo (invention) ra "truyền thống" (một cái gì đó mới nhƣng lại đƣợc tuyên bố là cổ xƣa) trong luận điểm của Eric Hobsbawm. Vấn đề này có liên quan đến 2 câu hỏi trong luận án: Khi nào tín ngƣỡng Bà Chúa Kho có thể đƣợc coi đó là sự thay đổi, thích ứng của truyền thống với xã hội; và khi nào đó là sự sáng tạo ra một thứ đƣợc tuyên bố là truyền thống từ cổ xƣa? Một sáng tạo đƣợc gọi là truyền thống không thể tách rời với những câu hỏi về bản sắc, niềm tin, quyền và sở hữu. Một cái gì đó sáng tạo ra muốn đƣợc cộng đồng coi là truyền thống phải ít nhất đảm bảo rằng nó sẽ giúp tăng cƣờng bản sắc, đem đến niềm tin cũng nhƣ khẳng định quyền và tính sở hữu của cộng đồng đối với chúng. Mặt khác yếu tố đó phải đem đến niềm tin hoặc hành vi đƣợc lƣu truyền trong một nhóm hay xã hội có ý nghĩa biểu tƣợng hoặc có ý nghĩa đặc biệt với nguồn gốc trong quá khứ của cộng đồng. Tác giả Eric Hobsbawm và các nhà nghiên cứu có cùng quan điểm với ông chỉ ra rằng sự sáng tạo truyền thống của một cộng đồng có thể sử dụng chất liệu từ kho tàng quá khứ, hoặc mô hình cũ nhƣng mang mục đích mới phù hợp với bối cảnh xã hội thay đổi. Trƣờng hợp “sáng tạo truyền thống” tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ cho thấy cộng đồng đã sử dụng nhiều chất liệu và cả mô hình tổ chức trong quá khứ để tạo thành mảnh ghép của tín ngƣỡng đƣơng đại. Ở các khía cạnh nghi lễ, hệ thống điện thờ, không gian di tích thờ cúng hay câu chuyện truyền thuyết lƣu hành trong dân gian cho thấy quá trình sáng tạo tƣơng tự. Ở các cộng đồng thờ nhân vật gọi là Bà Chúa Kho, họ sử dụng nhiều yếu tố mới của xã hội đƣơng thời (nhƣ thờ nhân vật Bác Hồ; thờ các anh hùng liệt sỹ; bổ sung chức năng để Bà Chúa Kho Lƣơng trở thành Bà Chúa Kho Tiền), có khi kết hợp với sự vay mƣợn các yếu tố trong quá khứ (nhƣ ngày giỗ Bà Chúa Kho, tiểu sử gắn với quê hƣơng, vẫn để Bà ở ngôi vị chính điện thờ nhƣ trƣớc...), thậm chí vay mƣợn các yếu tố văn hóa tín ngƣỡng từ một truyền thống địa phƣơng khác đem đến (ví dụ nhân vật thờ Mẫu Liễu Hạnh, Tứ phủ...). Sau một thời gian dài bị ngắt đoạn, sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho chỉ còn là những "mảnh vỡ" khó có thể phục hồi theo truyền thống trƣớc đây. Trong bối cảnh 30 chính trị, kinh tế, xã hội, chính sách nhà nƣớc về tín ngƣỡng truyền thống thay đổi và sự cạnh tranh giữa các cộng đồng làng xã, cộng đồng thờ Bà Chúa Kho đã “sáng tạo truyền thống” để có thể khơi dòng cho văn hóa truyền thống của cộng đồng đƣợc tiếp tục, đem đến sức sống niềm tin và sự đoàn kết trong cộng đồng, cũng nhƣ để tiếp tục gợi nhắc cho thế hệ sau về nguồn gốc quá khứ cha ông. Quá trình sáng tạo ấy đƣợc đa số ngƣời dân chấp nhận, đƣợc chính quyền ủng hộ phần nào bởi nó đảm bảo rằng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho tiếp tục đem đến sự linh thiêng, niềm tin tâm linh của con ngƣời đƣơng thời; là một yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc cho cộng đồng địa phƣơng nói riêng, cộng đồng ngƣời Việt vùng châu thổ Bắc Bộ nói chung; tôn trọng quyền tự quyết của cộng đồng, và đem lại lợi ích cho cộng đồng trên cơ sở khẳng định quyền sở hữu và quyền kế thừa di sản dành cho cộng đồng địa phƣơng. Rõ ràng, truyền thống đƣợc sáng tạo ấy không phải là một truyền thống nguyên vẹn trong quá khứ, nhƣ phong tục trƣớc kia, nhƣng nó đã đƣợc đa số ngƣời dân và chính quyền chấp nhận nhƣ một truyền thống vốn có của cộng đồng. Những truyền thống cũ trong nghi lễ, tôn giáo, những biểu tƣợng văn hóa, những truyền thuyết... đƣợc khôi phục lại đã trở thành những điểm tựa cho việc khẳng định truyền thống văn hóa, bản sắc văn hóa của cộng đồng làng trƣớc những đe dọa của sự phát triển kinh tế theo hƣớng thị trƣờng và cả những sự biến động của điều kiện chính trị [58]. “Nhìn vào hiện tƣợng Bà Chúa Kho có nhà nghiên cứu thấy giống nhƣ một tấm gƣơng phản chiếu sự chuyển mình của cả một xã hội Việt Nam” [106, tr.156]. Ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học xã hội thuộc nhiều lĩnh vực, chuyên ngành: văn hóa dân gian, văn hóa học, nhân học văn hóa, xã hội học... đã áp dụng lý thuyết sáng tạo truyền thống của Eric Hobsbawm vào nghiên cứu của họ. Các tác giả tiêu biểu có Ngô Đức Thịnh, Nguyễn Chí Bền, Lƣơng Văn Hy, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Thị Hiền, Hoàng Cầm, Trƣơng Huyền Chi.... Qua nghiên cứu của mình, các nhà khoa học trên đã khám phá sự “sáng tạo truyền thống” trong tín ngƣỡng truyền thống của Việt Nam nhƣ tín ngƣỡng thờ Hùng Vƣơng, tín ngƣỡng thờ Đức Thánh Trần Hƣng Đạo, tín ngƣỡng thờ Thành hoàng ở làng xã... Lý thuyết "sáng tạo truyền thống" của tác giả Eric Hobsbawm và quan điểm của các nhà khoa học ở Việt Nam nhƣ một cơ sở quan trọng của luận án, ở đó, xác lập nền tảng lý thuyết để phân tích các sáng tạo truyền thống tín ngƣỡng Bà Chúa Kho trong bối cảnh mới. 31 1.2.2.2. Lý thuyết tiếp biến văn hóa Bên cạnh lý thuyết "sáng tạo truyền thống", luận án có sử dụng lý thuyết tiếp biến văn hóa để giải thích quá trình tiếp nhận và biến đổi văn hóa giữa các cộng đồng làng xã có thờ Bà Chúa Kho và giữa những cộng đồng này với các cộng đồng làng xã Việt khác, đặt trong bối cảnh biến đổi kinh tế, xã hội, chính trị của vùng châu thổ Bắc Bộ từ khi Đổi mới. Tiếp biến văn hóa bắt nguồn từ khái niệm tiếng Anh là Acculturation. J.W. Powell đƣợc cho là có ngƣời đầu tiên đặt ra từ "tiếp biến văn hóa" vào năm 1880 [125]. Ông định nghĩa nó là "những thay đổi về tâm lý gây ra bởi sự bắt chƣớc xuyên văn hóa". Các nghiên cứu một cách khoa học về lý thuyết tiếp biến văn hóa đƣợc đề xuất trong nghiên cứu của W.I. Thomas và Florian Znaniecki vào năm 1918, "Ngƣời nông dân Ba Lan ở châu Âu và Mỹ" [129]. Ngày nay, lý thuyết tiếp biến văn hóa đƣợc sử dụng để giải thích quá trình thay đổi văn hóa và biến đổi tâm lý nhƣ là kết quả cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa [127]. Tiếp biến văn hóa giải thích sự thay đổi văn hóa của xã hội là kết quả của sự vay mƣợn từ xã hội khác. Nó có thể xảy ra trong trạng thái xung đột (chiến tranh…) hoặc trạng thái hòa bình (sự truyền bá tƣ tƣởng, tôn giáo; trao đổi văn hóa nghệ thuật). Những tác động của tiếp biến văn hóa có thể đƣợc nhìn thấy ở nhiều cấp độ trên cả hai nền văn hóa tƣơng tác. Ở cấp độ nhóm, tiếp biến văn hóa thƣờng dẫn đến những thay đổi về văn hóa, phong tục và các tổ chức xã hội. Vì khái niệm tiếp biến văn hóa đã đƣợc tiếp cận vào các thời điểm khác nhau từ các lĩnh vực tâm lý học, nhân chủng học, xã hội học nên có nhiều giả thuyết và định nghĩa đã xuất hiện để mô tả các yếu tố của quá trình tiếp biến văn hóa. Mặc dù định nghĩa và bằng chứng tiếp biến văn hóa đòi hỏi một quá trình hai chiều của sự thay đổi nhƣng nhiều nhà nghiên cứu theo đuổi lý thuyết này chủ yếu tập trung vào những điều chỉnh và thích nghi đƣợc thực hiện bởi nhóm thiểu số nhƣ ngƣời nhập cƣ, ngƣời tị nạn, và ngƣời dân bản địa đối với nhóm cộng đồng hay dân tộc lớn hơn chi phối. Các nghiên cứu hiện đại gần đây có xu hƣớng tập trung vào các chiến lƣợc khác nhau của tiếp biến văn hóa và các biến thể trong quá trình tiếp biến văn hóa làm ảnh hƣởng tới các cá nhân khi thích nghi với xã hội của họ. Trong luận án này, lý thuyết tiếp biến văn hóa đƣợc vận dụng nhằm làm sáng tỏ quá trình thay đổi tín ngƣỡng Bà Chúa Kho và biến đổi tâm lý của những ngƣời đi lễ 32 đến thờ cúng nhân vật thờ này nhƣ là kết quả cuộc giao lƣu, tiếp nhận giữa các truyền thống văn hóa địa phƣơng; giữa cộng đồng làng thờ Bà Chúa Kho với các cộng đồng lớn hơn (nhƣ nhóm dân cƣ ngƣời Việt vùng châu thổ Bắc Bộ). Một ví dụ cho biết sự tiếp nhận văn hóa thông qua quá trình tiếp biến văn hóa ở đây là sự vay mƣợn của cộng đồng làng Cổ Mễ đối với những yếu tố tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh, Tứ Phủ từ truyền thống cộng đồng địa phƣơng làng xã khác trong vùng châu thổ Bắc Bộ. Trong lý thuyết tiếp biến văn hóa có một điểm đáng chú ý là có nhiều quan niệm giả thuyết về tiếp biến văn hóa. Trong đó, có 2 nhóm quan điểm đối lập nhau. Một số học giả nhƣ Gudykunst và Kim cho rằng tiếp biến văn hóa sẽ đem đến sự đồng hóa về văn hóa; nghĩa là xác định sự thích nghi văn hóa nhƣ là một "hƣớng lên trên về phía trƣớc", "đem lại sự thay đổi theo hƣớng đồng hóa", "mức độ cao nhất của sự thích nghi về mặt lý thuyết có thể tƣởng tƣợng là quá trình mà ngƣời lạ tái hòa nhập vào một nền văn hóa mới và thích ứng hoàn toàn là một mục tiêu cuộc đời" [121]. Ngƣợc lại quan điểm tiếp biến văn hóa đơn tuyến dẫn đến "sự đồng hóa văn hóa", Eric M. Kramer, trong lý thuyết của ông về "văn hóa tan chảy" (Fusion Culture) [124], duy trì khái niệm tách biệt rõ ràng giữa đồng hoá, thích ứng và hội nhập. Ông cho rằng những thay đổi trong mỗi nền văn hóa do tiếp biến văn hóa nhƣ đồng tiến hóa và dù tiếp nhận văn hóa bên ngoài thì các cộng đồng vẫn luôn muốn đề cao bản sắc hay sự khác biệt nhƣ bản chất của nền văn hóa. Tác giả luận án hoàn toàn có quan điểm giống nhƣ Eric M. Kramer. Thực tế, dù cộng đồng làng Cổ Mễ có vay mƣợn các yếu tố tín ngƣỡng bên ngoài để mở rộng hệ thống thần điện nhƣng Bà Chúa Kho vẫn đƣợc cộng đồng đặt ở vị trí chủ điện, cao nhất trong hệ thống thần điện trong đền. Cộng đồng không muốn sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho biến đổi giống nhƣ các cộng đồng làng thờ Mẫu Liễu Hạnh, Tứ Phủ trong vùng châu thổ Bắc Bộ mà muốn có bản sắc riêng. Việc áp dụng lý thuyết tiếp biến văn hóa theo quan điểm "đồng tiến hóa của Eric M. Kramer, cho phép tác giả luận án tránh đƣợc quan niệm tiến hóa luận đơn tuyến, đồng thời lý giải đƣợc sự chọn lựa sáng tạo truyền thống tín ngƣỡng nhằm thích ứng với hoàn cảnh mới của cộng đồng làng Cổ Mễ nói riêng và các làng thờ nhân vật gọi là "Bà Chúa Kho" ở vùng châu thổ Bắc Bộ Việt Nam nói chung. 33 1.2.3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 1.2.3.1. Cách tiếp cận Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh trong bối cảnh chung của tín ngƣỡng này ở châu thổ Bắc Bộ. Do đó, luận án sẽ tiếp cận tín ngƣỡng Bà Chúa Kho theo hƣớng "sáng tạo truyền thống" dựa trên quan điểm lý thuyết của tác giả Eric Hosbawm để phân tích các sáng tạo của dân gian trong bối cảnh mới, họ đã làm gì trong bối cảnh đƣơng đại. Cụ thể, chúng tôi sẽ nghiên cứu vấn đề sáng tạo truyền thuyết, sáng tạo thực hành tín ngƣỡng Bà Chúa Kho, sáng tạo cơ cấu tổ chức quản lý tín ngƣỡng, sáng tạo và mở rộng không gian tín ngƣỡng Bà Chúa Kho trên cơ sở những câu chuyện trải nghiệm, từ quan điểm của ngƣời trong cuộc. 1.2.3.2. Phư ng pháp nghiên cứu Nghiên cứu tư liệu đã xuất bản. Việc nghiên cứu tƣ liệu đã xuất bản liên quan đến đề tài rất là quan trọng. Trƣớc khi tiến hành nghiên cứu thực tế các địa điểm thờ Bà Chúa Kho và các đối tƣợng khác nhau, tôi đã tiến hành tìm kiếm tài liệu, công trình đã công bố, sau đó thống kê, thu thập thông tin, phân loại và phân tích các kết quả nghiên cứu. Khối tài liệu này bao gồm các sách chuyên khảo, các đề tài khoa học, dự án, các bài viết đăng trên tạp chí khoa học, cùng các tài liệu thống kê, các báo cáo của các cơ quan từ Trung ƣơng đến địa phƣơng của các tác giả liên quan đến đề tài. Khối tài liệu này bao gồm 3 lĩnh vực cơ bản: 1/ Các tài liệu nghiên cứu về Bà Chúa Kho; 2/ Các tài liệu nghiên cứu về sự biến đổi tín ngƣỡng, lễ hội trong đời sống xã hội đƣơng đại; 3/ Các tài liệu về lý thuyết liên quan đến luận án. Phư ng pháp điều tra xã hội học. Đối tƣợng của điều tra xã hội học trong phạm vi luận án này là tín ngƣỡng Bà Chúa Kho. Bảng điều tra này bao gồm những câu hỏi đa dạng về nội dung thực hành tín ngƣỡng Bà Chúa Kho trong thời điểm hiện nay, và những câu hỏi về thực hành tín ngƣỡng, cơ sở vật chất, tình hình an ninh trật tự, về dịch vụ phục vụ, về xu hƣớng biến đổi và công tác quản lý tổ chức lễ hội. Thông qua bảng hỏi để thu thập thông tin về những ngƣời phục vụ lễ, những ngƣời đi lễ, những ngƣời trong ban quản lý di tích, cộng đồng làng... nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của luận án. Chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát tại đền Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ với 398 bảng hỏi và tiến hành xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS. 34 Phư ng pháp quan sát tham dự, phỏng vấn sâu. Cùng với việc điều tra xã hội học, chúng tôi tiếp cận không gian văn hóa, tiếp cận thành tố văn hóa... với những ghi chép, khảo tả về các thành tố lịch sử, địa lý, văn hoá dân gian, truyền thuyết dân gian; thu thập thông tin từ địa bàn để phân tích, mô tả về thực hành tín ngƣỡng, hoạt động lễ hội Bà Chúa Kho. Trong quá trình quan sát tham dự, chúng tôi tiến hành gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn ngƣời dân, phỏng vấn chủ tịch phƣờng Vũ Ninh, trƣởng khu Cổ Mễ, phỏng vấn những ngƣời trong ban quản lý di tích, những ngƣời thực hành tín ngƣỡng, những ngƣời kinh doanh tín ngƣỡng... Những cuộc phỏng vấn sâu này là nguồn tƣ liệu định tính hữu ích giúp chúng tôi nhận diện rõ hơn về quá trình mở rộng không gian tín ngƣỡng, về niềm tin tín ngƣỡng và những thực hành, sáng tạo, biến đổi của tín ngƣỡng này. Mô tả. Dựa vào những thông tin thu thập từ nghiên cứu điền dã, quan sát và xử lý trên phần mềm SPSS các phiếu điều tra xã hội học, những tài liệu gỡ băng các cuộc phỏng vấn sâu, đề tài sẽ mô tả các địa điểm và di tích thờ Bà Chúa Kho ở châu thổ Bắc Bộ, mô tả thực hành tín ngƣỡng về tục vay tiền xin lộc, lễ hội Bà Chúa Kho. Việc mô tả này sẽ bám sát vào thực tế về những hình thức thực hành tín ngƣỡng và lễ hội Bà Chúa Kho ở các địa điểm thờ tự; sẽ làm rõ đƣợc điểm giống và khác nhau giữa các di tích thờ Bà Chúa Kho, đồng thời cũng cho ngƣời đọc có cái nhìn xuyên suốt về quá trình hình thành và phát triển đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ; hiểu rõ đƣợc quy trình thực hành tín ngƣỡng này trong giai đoạn hiện nay. Phân tích, diễn giải, so sánh. Việc lý giải, phân tích sự sáng tạo, biến đổi và nở rộ hiện tƣợng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ dựa trên nhiều nguồn thông tin khác nhau. Thứ nhất là phân tích những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tín ngƣỡng, lễ hội từ năm 1986 đến nay. Thứ hai, phân tích những quan điểm học thuật của các nhà khoa học về sự biến đổi tín ngƣỡng, lễ hội trong xã hội đƣơng đại. Thứ ba, phân tích những luận điểm khoa học và lý thuyết của đề tài. Thứ tƣ, tìm hiểu, phân tích, lý giải tâm lý của những ngƣời đi lễ. Thứ năm, dựa trên những thông tin từ các phiếu điều tra, các biên bản phỏng vấn sâu để phân tích thực trạng sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho. Sự kết hợp giữa số liệu điền dã, những thông tin từ phỏng vấn sâu với các quan điểm học thuật giúp cho việc phân tích, lý giải vấn đề nghiên cứu một cách khoa học và chân thực, để từ đó đƣa ra đƣợc những kết quả nghiên cứu mới. Và cuối cùng chắc chắn là phải so sánh điểm 35 giống và khác nhau giữa các lễ hội và di tích thờ Bà Chúa Kho ở châu thổ Bắc Bộ nhằm lý giải tại sao chỉ có tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ lại phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua và lý giải yếu tố thế tục đã thúc đẩy tính thiêng của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho tại làng Cổ Mễ trong bối cảnh châu thổ Bắc Bộ. Nguồn tài liệu được khai thác, tìm hiểu bao gồm: Tài liệu văn bản đã công bố liên quan đến tín ngƣỡng Bà Chúa Kho (nhƣ thƣ tịch, sách, bài viết tạp chí nghiên cứu, bài báo, sƣu tầm văn học, hƣơng ƣớc, hồ sơ thi công đền, báo cáo quy hoạch khu di tích, báo cáo tình hình kinh tế, xã hội…) của các cộng đồng thôn - xã đƣợc chọn làm địa bàn nghiên cứu; Tài liệu ghi chép điền dã dân tộc học dựa trên quan sát tham dự và phỏng vấn hồi cố (nhằm phục dựng lại thông tin về quá khứ nhƣ quá trình phục hồi tín ngƣỡng Bà Chúa Kho); Tài liệu phỏng vấn sâu và phỏng vấn theo bảng hỏi cấu trúc về các vấn đề có liên quan; phiếu phỏng vấn; Một số tài liệu hình ảnh (video, ảnh) có liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu; và các tài liệu khác (nhƣ mạng internet...). Tiểu kết chƣơng 1 Luận án đã phân tích các công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng Bà Cháu Kho, làm rõ sự đồng thuận của các tác giả cũng nhƣ vấn đề đang bỏ trống cần nghiên cứu bổ sung. Những vấn đề nghiên cứu chƣa đề cập tới của các tác giả đi trƣớc giúp chúng tôi chọn lựa đƣợc một hƣớng nghiên cứu phù hợp cho luận án, từ đó có thể đóng góp thêm những thông tin có giá trị về mặt nhận thức khoa học và thực tiễn. Để làm rõ vấn đề nghiên cứu của luận án, chúng tôi có dựa trên cơ sở một số khái niệm, lý thuyết, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu. Những khái niệm mang tính công cụ ở đây có khái niệm: tín ngưỡng; tín ngưỡng dân gian Việt Nam; hoạt động tín ngưỡng; tín ngưỡng Bà Chúa Kho; vùng châu thổ Bắc Bộ; truyền thống, cộng đồng làng. Luận án đã áp dụng lý thuyết sáng tạo truyền thống và tiếp biến văn hóa để giải thích và làm rõ sự sáng tạo và biến đổi tín ngƣỡng Bà Chúa Kho trong bối cảnh vùng châu thổ Bắc Bộ, từ sau Đổi mới. Việc tiếp cận phân tích quá trình "sáng tạo truyền thống" tín ngƣỡng Bà Chúa Kho đƣợc tiến hành trên những khía cạnh sáng tạo về truyền thuyết, thực hành nghi lễ, cơ cấu tổ chức quản lý tín ngƣỡng, và không gian thờ cúng nhân vật Bà Chúa Kho. 36 Trong luận án, có sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu, điều tra xã hội học, quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, mô tả, phân tích, diễn giải, so sánh… nhằm thu thập một cách có hệ thống, đầy đủ về đối tƣợng nghiên cứu. Việc kết hợp các phƣơng pháp liên ngành, kết hợp phƣơng pháp định tính và định lƣợng giúp thu thập, đánh giá đo lƣờng đƣợc các thông tin mang tính đa chiều và đại diện; giúp hiểu rõ hơn nhận thức, thái độ, hành vi của những ngƣời tham gia tổ chức và thực hành nghi lễ. Mỗi phƣơng pháp đƣợc vận dụng phù hợp theo từng nội dung nghiên cứu trong luận án. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu phản ánh độ tin cậy, góp phần bổ sung về mặt phƣơng pháp luận trong nghiên cứu sự biến đổi đời sống tín ngƣỡng. 37 Chƣơng 2 NHẬN DIỆN VIỆC THỜ PHỤNG BÀ CHÚA KHO Ở VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ 2.1. Nhân vật truyền thuyết Bà Chúa Kho ở tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang Theo một truyền thuyết dân gian mà chúng tôi sƣu tầm đƣợc ở làng Quả Cảm, vùng Kinh Bắc xƣa có 72 nơi thờ Bà Chúa Kho nhƣ một vị phúc thần. Tuy nhiên, đến nay, việc thờ cúng Bà chỉ còn đƣợc ngƣời dân thực hành ở một số ít làng. Có ít nhất 6 làng thờ Bà Chúa Kho ở tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang đã đƣợc chúng tôi tìm thấy, đó là: (1) Làng Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh; (2) Làng Quả Cảm, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh; (3) Làng Thƣợng Đồng, phƣờng Vạn An, thành phố Bắc Ninh; (4) Làng Trung Đồng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; (5) Làng Hạ Đồng, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; (6) Phƣờng Vệ An, thành phố Bắc Ninh. Trong đó, trung tâm thờ tự sôi động nhất là đền Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ. 2.1.1. Truyền thuyết, di tích và việc thờ cúng Bà Chúa Kho (Bà Chúa) ở làng Quả Cảm a) Truyền thuyết, di tích thờ Bà Chúa Kho ở làng Quả Cảm Quả Cảm là một trong 7 làng của xã Hoà Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, nằm dƣới chân núi Quả Cảm, bên sông Ngũ Huyện Khê chảy nối với sông Cầu. Làng có một ngôi "đền thờ lăng mộ Bà Chúa hoàng hậu triều Trần" (còn gọi là đền thờ Bà Chúa Kho hay đền thờ Bà Chúa Quả Cảm). Theo các cụ cao niên trong làng, ngôi đền thờ Bà Chúa Quả Cảm xƣa kia có kích thƣớc nhỏ nhƣ một ngôi miếu. Đền là nơi đặt lăng mộ Bà Chúa Quả Cảm, tƣơng truyền lăng mộ đƣợc xây dựng từ thời Trần và có vị trí nằm ở đầu một ngọn núi tên là Hoàng Nghinh. Trải qua thời gian, kiến trúc của ngôi đền đến ngày nay không còn dấu vết thời Trần mà chỉ còn mang phong cách thời Lê - Nguyễn. Năm 1989, Nhà nƣớc chính thức xếp hạng quần thể đình, đền, chùa làng Quả Cảm và cho phép nhân dân tu bổ tôn tạo đền. Dân làng Quả Cảm đã chung sức trùng tu lại đền thờ Bà Chúa. Trong quá trình tu sửa đền, dân làng đã đƣa ban thờ thờ Mẫu Liễu Hạnh vào trong đền, phối thờ với Bà Chúa Quả Cảm. Các đồ thờ còn lƣu giữ ở đền Bà Chúa Quả Cảm là: linh tƣợng Bà Chúa Quả Cảm, 2 bức hoành phi, 8 đôi câu đố, 1 bức đại tự, 3 đạo sắc phong, 1 cuốn thần phả ghi sự tích Bà và 1 bài văn tế Nôm dùng để đọc vào dịp lễ giỗ Bà hàng năm. 38 Bản thần phả ghi lại sự tích Bà Chúa lƣu giữ ở đền làng Quả Cảm, đƣợc chép lại vào năm Gia Long thứ 9 (1810) gồm 3 trang giấy có khổ 45cm x 15cm, mỗi trang 8 dòng, mỗi dòng khoảng 20 chữ Hán. Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Đình Bƣu đã dịch bản thần phả trên và công bố trong 1 tài liệu của ông. Bản thần phả có nội dung nhƣ sau: Bản Đức là ngƣời Quả Cảm, sinh vào năm thứ tƣ Thiên ứng Chính Bình triều Trần, dáng vẻ trần tục, thái độ không tầm thƣờng. Cha mẹ ngài là ngƣời lƣơng thiện, làm ruộng và bán hàng, chăm chỉ công việc, không hề tranh cạnh hiếu thắng, đã ngoài 30 năm (Xuân thu) điềm sinh con chƣa đƣợc báo mộng thì nghĩ thầm rằng: Trời đất vốn công bằng sao ta lại không nghỉ ngơi mà cầu nguyện sinh con nhỉ? nghĩ rồi làm ngay. Trong tuần nhật cầu nguyện trƣớc phật, một đêm khoảng quá canh ba, thân mẫu ngài đánh thức thân phụ ngài dậy để nói cho biết là bởi chăn gối, quần áo, màn trƣớng có hƣơng thơm phức vẫn chƣa tan hết. Thân phụ ngài tỉnh dậy, bất giác gật đầu bảo: “Điềm phúc đằng bà ra đó” thân mẫu ngài vui sƣớng hỏi là thế nào thì thân phụ ngài nói: “Lúc canh khuya yên tĩnh đƣợc tiếp một bà cụ ngồi trên toà sen tới cho vợ chồng ta một đoá hoa ƣu văn (mây đẹp) tôi bái một lạy nhận lấy” thân mẫu ngài nói “tôi cũng mộng nhƣ vậy”. Rồi ngày tháng trôi qua tốt đẹp đến khi lâm bầu sinh ra Bản Đức. Bản Đức thuở nhỏ ngài đi chơi thƣờng không trang điểm, đến lúc trƣởng thành thì tài khéo (công), dáng vẻ (dung) đều hơn ngƣời. Đời vua Anh Tông ngài theo mẹ lên Trƣờng An bán hàng. Một hôm đang đi thì xe nhà vua thẳng đến, quay đi nhƣng chung quanh đã che kín. Mẹ con chỉ đƣợc một đoạn đƣờng đứng tụm lại, ai cũng dễ trông thấy. Bỗng viên trung sứ đi tới nói rằng: “Chỗ này có đám mây trắng xuất hiện, nhà vua trông thấy, ngƣời nào nấp ở đây mau theo lệnh chỉ”. Mẹ con bàng hoàng rụng rời chân tay, vội sửa quần áo để ra mắt nhà vua. Vua cho lên xe theo về, rồi cho phép thân mẫu ngài về quê và đãi ngộ xứng đáng. Mấy năm sau, ngài đƣợc vua yêu mến nên cha mẹ ngài đƣợc nhà vua vỗ về, ban nhiều ân tứ. Thời gian đó, ngài hầu vua đã có mang đƣợc ban sắc làm Hoàng phi Đệ tam cung, hƣởng ân huệ lâu dài, đặc biệt lấy 72 dân trang làm bổng riêng. Cố hƣơng Quả Cảm không thể không đƣợc xƣng tụng, vinh dự. Đó cũng là năm sao di. Ngài mang thai ốm mất. Vua thân đến 39 bên giƣờng khóc bi si, rồi làm lễ, truy tặng làm Hoàng Hậu, ban bổng riêng cho dân trang thờ làm phúc thần, sai quan trạng thần đem binh, mã, tƣợng bảo hộ và đƣa về quê an táng tại lăng ở Quả Cảm, địa đầu núi Hoàng Nghinh [8, tr. 2 - 3]. Ngoài thần phả, có 1 tấm bia đá ghi chép về sự tích ngƣời đƣợc thờ ở đình thôn Thƣợng Đồng (làng Lẫm) cạnh làng Quả Cảm, cung cấp thông tin khá đầy đủ về Bà Chúa Quả Cảm. Theo nội dung tấm bia thì Bà có nguồn gốc ngƣời thôn Quả Cảm, là vợ vua Trần Anh Tông, đƣợc 72 trang ấp trong vùng tôn thờ. Cách đây nhiều thế hệ, làng Quả Cảm kết chạ với các làng Thƣợng Đồng, Trung Đồng và Hạ Đồng. Cả 4 làng coi nhau nhƣ anh em, cùng thờ cúng nhân vật Bà Chúa Quả Cảm nhƣng dƣới một tên gọi khác là Bà Chúa Lẫm. Hiện nay, ở làng Quả Cảm, nhân vật thờ Bà Chúa đang có sự thay đổi. Một số ngƣời tin rằng Bà Chúa Quả Cảm thực chất là Bà Chúa Kho, giống nhƣ nhân vật thờ ở làng Cổ Mễ. Theo bà Vụ (ngƣời coi đền Bà Chúa Kho ở làng Quả Cảm từ năm 2009 đến nay): đền Bà Chúa ở làng Quả Cảm mới là ngôi đền chính thờ Bà Chúa Kho. Bà Vụ kể lại cho chúng tôi nghe chuyện một cô đồng từng về đền Bà Chúa Kho làng Quả Cảm hầu đồng và Bà Chúa Kho đã nhập hồn vào cô. Cô đồng ấy phán: “Ở dƣới Cổ Mễ chỉ là kho của Bà thôi, mà dân ở đó đào bới xới lộn hết kho của Bà rồi. Quả Cảm mới là quê chính gốc của Bà” [BBPV số 5, tr 221]. Sau buổi chứng kiến lễ hầu đồng đó, Bà Vụ tin và nói với nhiều ngƣời trong làng về lời phán của cô đồng về lai lịch của Bà Chúa làng Quả Cảm. b) Việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở đền làng Quả Cảm Xƣa kia, năm nào làng Quả Cảm cũng tổ chức lễ hội truyền thống vào ngày giỗ Bà Chúa (ngày 10 tháng Giêng). Nhƣng từ năm 1989, theo chủ trƣơng tránh lãng phí, tiết kiệm, dân làng chỉ tổ chức lễ hội chính (đại lễ) 5 năm một lần. Vào dịp lễ hội, những ngƣời con làng Thƣợng Đồng, Trung Đồng, Hạ Đồng lại về góp giỗ Bà Chúa Quả Cảm. Tục góp giỗ này đƣợc dân địa phƣơng gọi là “về quê mẹ” hay “về quê ngoại”. Lễ vật góp giỗ là 1 mâm gạo nếp và 1 mâm gạo tẻ. Vào sáng mùng 9 tháng Giêng, cụ Tiên chỉ thắp hƣơng, xin phép Bà Chúa làm lễ mộc dục, lau chùi sạch sẽ linh tƣợng Bà sau đó khoác xiêm y, áo mũ cho Bà. Chiều tối ngày 9, ngƣời dân tổ chức sinh hoạt văn nghệ tại đền thờ Bà Chúa. Dân làng Quả Cảm cùng các thôn anh em 40 Thƣợng Đồng, Trung Đồng, Hạ Đồng và các làng khác trong xã Hòa Long tham gia hát Quan họ (hát giao lƣu, hát giải, hát kết bạn...). Ngày 10 tháng Giêng, toàn thể dân làng Quả Cảm tổ chức tế lễ Bà Chúa. Lễ vật tế có xôi, gà, bánh khúc và rƣợu nếp (2 lễ vật bắt buộc phải có) do chính ngƣời dân trong làng làm ra. Đây là hai món ăn đặc sản gắn với nghề phụ nổi tiếng của làng. Trong ngày này, làng tổ chức rƣớc kiệu Bà Chúa Quả Cảm và kiệu Thánh Tam Giang từ đền về đình để làm lễ. Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian: chọi gà, đập niêu, nhảy phỗng, đu quay… 2.1.2. Truyền thuyết, di tích và việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở đình làng Thượng Đồng (làng Lẫm), phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh a) Truyền thuyết, di tích thờ Bà Chúa Kho ở làng Thượng Đồng Làng Thƣợng Đồng có tên nôm là làng Lẫm. Làng nằm ven cửa sông Ngũ Huyện Khê, trên một gò đồi cao. Trƣớc năm 1945, Thƣợng Đồng là một địa danh thuộc sở Đại Tảo, tổng Châm Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Khi ấy, sở Đại Tảo gồm 3 làng: Thƣợng Đồng, Trung Đồng, Hạ Đồng. Thƣợng Đồng là làng đứng đầu sở. Sau năm 1945, làng Thƣợng Đồng thuộc xã Vạn An, huyện Yên Phong; nay là phƣờng Vạn An, thành phố Bắc Ninh. Làng Lẫm có đình thờ nhân vật Bà Chúa Lẫm. Đình làng Lẫm đã đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1993, đang lƣu giữ bia, thần tích và 8 đạo sắc phong ghi lai lịch, công trạng của Bà Chúa Lẫm. Đình thờ 2 vị thành hoàng của làng là “Cao Sơn đại vƣơng” và “Bà Chúa Lẫm”. Theo dân làng kể lại, ban đầu Bà Chúa Lẫm đƣợc thờ ở ngôi đền cổ trên một gò đất cao nằm giữa một cái ao lớn giáp xóm Đá và xóm Đình. Đình làng Lẫm thờ thành hoàng xóm Núi. Một ngôi đình khác của làng là đình Sắc, nằm bên cạnh chùa làng Lẫm, thờ sắc phong của Bà Chúa Lẫm. Hiện nay, dân làng Thƣợng Đồng đã đầu tƣ làm mới di tích đình Sắc, đổi chức năng ngôi đình thành đền và đặt biển ghi "Đền Bà Chúa Kho" ngay trƣớc cổng đền. Nhƣ vậy, tên gọi Đình Sắc đã không còn duy trì nữa và tên Bà Chúa Lẫm cũng đƣợc thay thế, chuyển thành tên mới là đền Bà Chúa Kho. Trong đền thờ linh tƣợng Bà Chúa Lẫm, sắc phong và ban thờ Mẫu. Còn ngôi đình chính ở xóm Núi bị phá huỷ trong kháng chiến chống Pháp. Năm 2003, dân làng khôi phục lại ngôi đình này với quy mô lớn hơn ngôi đình cũ. Đình đƣợc 41 xây dựng theo bố cục 5 gian tiền tế và 1 gian hậu cung, lợp ngói nam, kiến trúc đơn giản. Tiền tế đặt khám thờ và hƣơng án, phía trên treo bức đại tự sơn son thiếp vàng đề ba chữ Thượng đại sở, 4 cột treo câu đối thời Nguyễn. Bên Tả là ban thờ Mẫu, bên Hữu là ban thờ Bác Hồ. Hậu cung đình đặt linh tƣợng Bà Chúa Lẫm và Đức Cao Sơn, phía trƣớc có ba thanh kiếm. Song song với nơi đặt bệ tƣợng thờ chủ, có một tấm bia đá niên đại “Tự Đức 3” (1850), kích thƣớc 1,20m x 0,70m, trán bia cao 0,80m, hai mặt đều có chữ. Lòng bia gồm 24 dòng, mỗi dòng khoảng 30 chữ Hán xen chữ Nôm. Theo nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Huy Thức thì văn bản tấm bia này là ghi chép từ bản thần phả ở làng Quả Cảm. Theo lai lịch công trạng của ngƣời đƣợc thờ ở đền và đình thôn Lẫm là “Bà chúa” vợ vua Trần Anh Tông là ngƣời thôn Quả Cảm và đƣợc 72 trang ấp trong vùng thờ làm phúc thần. Có lẽ do sự nhầm lẫn trong cách đặt tên (vì chữ Hán từ “Lẫm” có nghĩa là Kho) nên dân làng cũng nhƣ khách thập phƣơng quen gọi đền Bà Chúa Lẫm theo tên làng, là Bà Chúa Kho. Thực tế, ngôi đền thờ Bà Chúa Lẫm cũng đã bị đổi tên thành đền Bà Chúa Kho nhƣ đã nói ở trên. b) Việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở đình làng Thượng Đồng Cho đến nay, làng Thƣợng Đồng vẫn theo phong tục tổ chức lễ cúng Bà Chúa Kho 2 lần trong năm. Lần thứ nhất là lễ hội chính của làng vào mồng 10 tháng Giêng và lần thứ hai là cúng dịp mồng 15 tháng Tám. Lễ hội lớn vào ngày mồng 10 tháng Giêng. Dịp này, làng Thƣợng Đồng mở lễ hội giỗ thành hoàng làng và cứ 3 năm một lần lại tổ chức rƣớc kiệu thánh. Xƣa kia, để tổ chức lễ hội, ngay từ trong năm, quan viên chức sắc trong làng đã họp bàn để phân chia công việc cho các phe giáp bầu ra 1 ông Quan đám để làm chủ tế. Lợn tế thánh đƣợc dân làng giao cho 1 ngƣời nuôi. Trƣớc ngày hội, ngay từ mồng 6 tháng Giêng, đại diện Quan đám, chức sắc đã phải sang đền thờ Bà Chúa để làm lễ, tục gọi là “về quê mẹ” hoặc "về quê ngoại". Sau đó, ngƣời dân mở cửa đình làng để bao sái đồ thờ tự và phong cờ quạt. Sáng mồng 9, làng tổ chức rƣớc kiệu thánh Bà từ đình chính đến đình Sắc để xin rƣớc sắc phong của thánh Bà về đình chính tế lễ và mở hội. Đám rƣớc có đầy đủ quan viên, chức sắc trong làng với cờ, kiệu, tàn, lọng, chiêng, trống... Sáng mồng 10 - ngày chính hội, làng Thƣợng Đồng tổ chức tế lễ thành hoàng làng với lễ vật gồm thịt lợn nấu chín, 42 xôi, oản, gà, rƣợu, hƣơng đăng, hoa quả, chè kho. Làng Thƣợng Đồng kết chạ với hai làng Khúc Toại và Hữu Chấp nên trong lễ hội có tục rƣớc kiệu thánh sang nhau để giao tế. Trong ngày hội có nhiều trò chơi dân gian nhƣ: thi vật, chọi gà, bắt vịt, đập niêu... Một sinh hoạt đặc biệt không thể thiếu trong lễ hội là tục hát Quan họ. Làng Thƣợng Đồng là một trong những làng Quan họ gốc nổi tiếng vùng Kinh Bắc nên sinh hoạt hát Quan họ đƣợc tổ chức khá chặt chẽ. Một dịp lễ quan trọng khác trong năm thờ cúng Bà Chúa Kho là ngày 15 tháng Tám. Cũng nhƣ lễ hội chính của mùa xuân, ngay từ mùng 9 làng Thƣợng Đồng tổ chức rƣớc sắc phong từ đình Sắc về đình chính để tế lễ mở hội. Sắc phong đƣợc phụng thờ tại đình chính đến tận ngày rằm tháng giêng mới rƣớc trở lại đình Sắc. Cả ba làng Thƣợng Đồng, Trung Đồng và Hạ Đồng có tục kết chạ với nhau, đều mở hội cùng một ngày trong năm - ngày 10 tháng Giêng. Ngày nay, các làng định kỳ 3 năm mở hội chính một lần, hàng năm mở hội lệ. 2.1.3. Truyền thuyết, di tích và việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở đền Trung Đồng (xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) a) Truyền thuyết, di tích thờ Bà Chúa Kho ở làng Trung Đồng Ở trung tâm làng Trung Đồng, thuộc xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang có 1 ngôi đền thờ Bà Chúa Quả Cảm, ngƣời có công đƣa dân đến lập làng. Theo các cụ cao niên trong làng truyền lại, cƣ dân làng Trung Đồng xƣa vốn gốc là ngƣời ở làng Quả Cảm. Vào thời Trần, Bà Hoàng phi vợ vua Trần Anh Tông là ngƣời làng Quả Cảm đã tâu với vua cho khai hoang lập làng ấp mới. Đƣợc vua Trần Anh Tông ủng hộ, Bà đã đƣa con em Quả Cảm vƣợt sông Nhƣ Nguyệt khai phá đất đai và lập lên làng Trung Đồng nhƣ ngày nay. Những cƣ dân đầu tiên theo Bà Chúa đến khai đất lập làng là ngƣời của dòng họ Nguyễn, họ Trần, họ Ngô. Cũng tƣơng truyền rằng, khi Bà Chúa đƣa dân đến Trung Đồng, nơi đây chỉ là vùng đất hoang vu. Cả một dải đất rộng ven sông chỉ có một chiếc lều nhỏ nằm trên gò đất cao. Trong chiếc lều đó có hai bố con ngƣời họ Hoắc ở, làm nghề đánh cá. Thấy đất đai nơi đây tƣơi tốt, có các gò mô tự nhiên bao quanh nên Bà quyết định cho dân ở lại dựng làng. Địa danh Trung Đồng đƣợc ghi nhận trong các văn bia, sắc phong từ thời Lê: “Từ Sơn Phủ, Yên Phong huyện, Đại Tảo sở, Trung Đồng thôn”. Do có công lao đề xuất nhiều chủ trƣơng về phát triển nông nghiệp, khai khẩn đất hoang... nên khi Bà mất đƣợc nhà 43 vua truy phong làm hoàng hậu và cho dân thờ làm phúc thần ở Thƣợng Đồng, Trung Đồng và Hạ Đồng [78, tr.2]. Đền Trung Đồng là công trình văn hóa, tín ngƣỡng đƣợc xây dựng từ xa xƣa, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngƣỡng của nhân dân địa phƣơng. Trƣớc kia, đền có quy mô bề thế với nhiều hạng mục công trình có giá trị nhƣ cổng, sân, tiền tế, hậu cung... "Ngôi đền đƣợc tu sửa, tôn tạo nhiều lần vào thời Lê Trung Hƣng (thế kỷ XVIII) và thời Nguyễn (thế kỷ XIX)" [78, tr.6]. Nhƣng do điều kiện lịch sử, ngôi đền bị tàn phá nặng nề. Các hiện vật, tài liệu, thƣ tịch cổ về ngôi đền cũng không còn. Năm 1993, đền đƣợc tỉnh Bắc Giang xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Ngôi đền hiện nay đƣợc làm kiểu chữ nhị. Hậu cung đặt linh tƣợng Bà Chúa ngồi trên bệ gỗ. Đền có 1 tấm bia đá chữ Hán niên đại thời Nguyễn. b) Việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở đền làng Trung Đồng Cứ 3 năm một lần, vào 2 dịp 10 tháng Giêng và ngày 15 tháng Tám, nhân dân địa phƣơng tổ chức lễ hội tƣởng nhớ đến ngày sinh và ngày mất Bà Chúa. Ngày 10 tháng Giêng (ngày giỗ Bà Chúa) là ngày lễ hội chính. Trong ngày hội, theo sự lệ, dân làng tổ chức rƣớc, tế, lễ. Lễ rƣớc kiệu, bài vị cùng lô nhang thờ Bà Chúa từ đền đi vòng quanh làng để ra đình làm lễ, sau đó rƣớc trở lại đền. Những năm làng Trung Đồng không mở hội, dân làng lại sửa lễ sang chạ anh là làng Thƣợng Đồng và Hạ Đồng góp lễ cúng Bà Chúa. Ngƣợc lại, vào ngày 15 tháng Tám, ngày sinh Bà Chúa Quả Cảm, hai làng Thƣợng Đồng và Hạ Đồng lại sửa lễ sang làng Trung Đồng dự lễ. Trong các ngày sự lệ, đều có sinh hoạt hát Quan họ giữa các chạ với nhau. Ngoài ra, trong ngày hội dân làng còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian nhƣ đu, vật, chọi gà, kéo co... 2.1.4. Truyền thuyết, di tích và việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở đình làng Hạ Đồng, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh a) Truyền thuyết, di tích thờ Bà Chúa Kho ở làng Hạ Đồng Hạ Đồng (còn gọi là làng Đại Tảo) là một trong 5 thôn của xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. “Thời Phong kiến, làng Đại Tảo thƣờng gọi nôm là làng Hạ Đồng, là một bộ phận của làng Thƣợng Đồng chuyển về làm ăn và sinh cơ lập nghiệp trên đất phong ấp của Bà Chúa Quả Cảm ở vùng đất Long Khám - Việt Đoàn ngày nay” [76, tr.4]. Trải qua nhiều thế kỷ, tuy hai làng Thƣợng Đồng và Hạ Đồng ở cách 44 nhau trên 10km nhƣng vẫn cùng nhau giữ gìn tập tục cũ, duy trì tình cảm, cùng phụng thờ chung thành hoàng, thể hiện truyền thống “uống nƣớc nhớ nguồn” của nhân dân địa phƣơng. Bà Chúa Quả Cảm, vốn là Nguyên Phi của vua Trần Anh Tông. Đƣơng thời Bà có nhiều công lao giúp dân, giúp nƣớc, do vậy Bà đã đƣợc triều đình ban tặng nhiều thực ấp ở Quả Cảm, Thƣợng Đồng và vùng đất ở giáp chân núi Bát Vạn. Hiện nay, ở Hạ Đồng, nhân dân vẫn truyền tụng nhau về truyền thuyết của Bà Chúa, nội dung truyền thuyết xem tại Phụ lục 3.4 [PL 3.4, tr.160]. Đình làng Hạ Đồng thờ Bà Chúa Quả Cảm và Đức Cao Sơn Đại Vƣơng làm thành hoàng. Tài liệu tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh ghi: “Đại Tảo làng, tổng Đông Sơn thờ hai vị thần: Hà Dƣơng Công Chúa và Cao Sơn Đại Vƣơng” [80, tr.445]. Truyền rằng: “Vào triều Lê, sau khi từ làng Thƣợng Đồng về sinh cơ lập nghiệp ở làng Hạ Đồng, dân làng đã tìm đất đặt nơi thờ cúng Đức Vua Bà. Đến đời Vua Lê Huyền Tông (năm 1662) dân làng xây một ban lộ thiên trên đất đồn trú của quan quân triều đình nhà Lý cũ, gọi là xóm Trại (Hạ Đồng)” [76, tr.7-8]. Trải qua thời gian, đến năm 1950 đình đã bị tiêu thổ để kháng chiến. Năm 1992, dân làng đóng góp công của xây lại trên nền đình cũ, kiến trúc đơn giản gồm 2 gian hậu bầu, và 5 gian đại sảnh. Hậu cung đặt ban thƣợng điện, trên đặt ngai thờ và linh tƣợng Bà Chúa Kho mới đƣợc tạo tác năm 2000, tiếp theo là sập thờ, mâm vuông. Trƣớc hậu cung gắn bức đại tự Thánh cung vạn tuế, bên dƣới đặt hƣơng án, 2 bên bày hàng bát bửu, cùng tàn lọng, và cột treo các câu đối... b) Việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở đình làng Hạ Đồng Hàng năm, dân làng Hạ Đồng thƣờng mở hội vào ngày 10 tháng Giêng và ngày 15 tháng 8 âm lịch. Nghi lễ tổ chức giống nhƣ ở làng Thƣợng Đồng và Trung Đồng. Lễ hội có sự liên kết chặt chẽ với các làng Quả Cảm, Thƣợng Đồng, Trung Đồng. Vào những năm làng không mở hội, ngƣời dân làng Hạ Đồng vẫn về làng Thƣợng Đồng và Quả Cảm để thờ cúng, tế lễ Đức Vua Bà. 2.1.5. Di tích và việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở đền Trung Cơ, phường Vệ An, thành phố Bắc Ninh Tại phố Thiên Đức, phƣờng Vệ An phía Tây thành phố Bắc Ninh có đền Bà Chúa Kho Trung Cơ. Ngôi đền này có lịch sử từ lâu đời, trải qua năm tháng đã đƣợc 45 xây dựng và tu bổ nhiều lần. Trƣớc đây, đền vốn đƣợc xây dựng ở khu đất cạnh chân cột cờ thành phố Bắc Ninh. Đền có kiến trúc kiểu chuôi vồ, gồm 3 gian tiền tế và 1 gian hậu cung. “Truyền thuyết ở đây nói rằng ngôi đền thờ Bà Chúa Kho nằm ở phía cửa tiền thành Bắc Ninh. Nên khi mở cửa thành, bao giờ cũng phải mở cửa hậu trƣớc. Ngƣợc lại, nếu mở cửa tiền trƣớc, thì thƣờng xảy ra ốm đau, tang tóc ở địa phƣơng. Phải chăng, đây là ý niệm chỉ sự linh thiêng về việc phụng thờ Bà” [104, tr. 39]. Năm 1920, thực dân Pháp chiếm đóng nên không cho ngƣời dân vào trong thành lễ, vì vậy đền đƣợc chuyển ra phƣờng Vệ An. Năm 1992, dân làng tiến hành tu bổ gian tiền tế và hậu cung theo kết cấu kiến trúc đơn giản. Các đồ thờ của đền đƣợc lƣu giữ đến ngày nay có tƣợng thờ, kiệu thờ, bức đại tự, và 2 đôi câu đối. Đền có ban thờ Tam vị Thánh Mẫu, Tứ phủ công đồng. Tại gian hậu cung đền, ở hàng đầu tiên là linh tƣợng 2 Cậu, tiếp đến là Ngũ vị tôn ông. Hàng hai là linh tƣợng Bà Chúa Kho Trung Cơ dáng vẻ uy nghi đĩnh đạc, khoác xiêm y lộng lẫy. Trên cùng thờ 3 vị thánh Mẫu là: Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thoải và Mẫu Thƣợng Ngàn. Tại gian giữa có thờ các hƣơng án. Bên Tả thờ Đức Ông và Bà Chúa Thƣợng Ngàn. Bên Hữu thờ Đức Đại vƣơng Trần Triều và Nhị vị Vƣơng Cô, bên cạnh là ban thờ Bác Hồ. Trên đƣờng đến đền thờ Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, nhân dân thành phố Bắc Ninh vẫn thƣờng xuyên đến đền Bà Chúa Kho Trung Cơ đi lễ để tƣởng nhớ đến những nơi Bà đã đi qua. Tuy nhiên, hàng năm đền không tổ chức lễ hội. 2.1.6. Truyền thuyết, di tích và việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ a) Truyền thuyết, di tích thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ Đền Cổ Mễ có tên Chủ Khố Linh Từ (Đền thiêng thờ Chủ Kho), dân gian vẫn gọi là đền Bà Chúa Kho, là một di tích tiêu biểu thờ Bà Chúa Kho. Trong số các truyền thuyết về Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ có truyện gắn với địa danh Quả Cảm. Nguyễn Xuân Cần có ghi lại một truyền thuyết về Bà Chúa Kho kể rằng: Bà vốn xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm, vốn ngƣời chịu khó hay làm, nên sau khi lấy vua Lý, thấy ruộng đất ở đây phì nhiêu, màu mỡ bị bỏ hoang, nên Bà đã xin với vua cho đi chiêu dân và cắm đất làm đồn điền. Lúc đó vào khoảng tháng 8, nƣớc dâng ngập khắp các vùng, tay đeo bị trấu, Bà đi dọc từ Quả Cảm xuống núi Bài, Nham Biền vãi trấu xuống mặt nƣớc, gió đông bắc đƣa trấu trôi đi đến đâu, Bà cắm địa giới đồn 46 điền tới đó. Buổi ấy vua đặt ở Cổ Mễ những kho lƣơng lớn giao cho Bà trông nom. Ngoài việc trông nom kho tàng, Bà còn phải cai quản số đông tù binh Chàm do nhà Lý bắt đƣợc sau mỗi cuộc chiến tranh và đƣa họ về làm ở các trang ấp. Dân các làng từ Đại Tảo Sở, Cổ Mễ, Quả Cảm đến Thƣợng Đồng... đều là những phạm nhân làm ruộng cho Bà. Sau mỗi vụ thu hoạch, thóc từ các làng đƣợc đƣa về tập trung ở Cổ Mễ và Thƣợng Đồng. Đƣờng vận chuyển thóc xƣa, nay còn lại dấu vết là dãy dọc sâu chạy suốt từ sau làng Cổ Mễ tới Thƣợng Đồng. Dân vẫn cấy lúa, làng Thƣợng Đồng nay mang tên làng Lẫm từ đấy [21, tr.163]. Ngoài truyền thuyết trên, nhân vật Bà Chúa Kho còn liên quan đến một số truyền thuyết khác phản ánh khả năng cho vay tiền xin lộc. Đền Bà Chúa Kho nằm trên núi Kho, nhìn về hƣớng Nam, phía trƣớc là hồ Đồng Trầm (hiện đã đƣợc quy hoạch xây dựng khu du lịch). Đền trƣớc kia vốn có linh tƣợng Bà Chúa Kho và đủ sắc phong… nhƣng bị phá huỷ trong kháng chiến chống Pháp. Cổ vật tài liệu về Bà Chúa Kho duy chỉ còn bức hoành phi chữ Hán lớn Chủ khố linh từ (Đền thiêng thờ Chủ kho) và đôi câu đối cổ: Lê triều chưởng khố chư ng hồng liệt/ Nữ giới ái danh trọng phúc thần (Giữ kho tàng nhà Lê, công tích lớn lao rạng rỡ/ Tên tuổi Bà còn để lại, là vị Phúc Thần đáng kính), Chủ khố linh từ lưu đà tính/ Anh linh thần miếu liệt cao s n (Đền thiêng Bà Chúa Kho còn lƣu dấu vết Phật/ Miếu thần anh linh lẫm liệt chốn núi cao) [8, tr.6]. Điện thờ của đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ từ xƣa không còn tài liệu nào ghi chép lại. Vì thế việc dựng lại lớp văn hóa tín ngƣỡng gốc xƣa ở ngôi đền gặp nhiều khó khăn. Một số nhà nghiên cứu (nhƣ tác giả Khánh Duyên) cho rằng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho liên quan đến tín ngƣỡng thờ Mẫu (một tôn giáo bản địa) nói chung, do đó trong đền có một hệ thống điện thờ khá đa dạng [34, tr.17]. Theo kết quả nghiên cứu của Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh, đền Bà Chúa Kho có dấu ấn kiến trúc điêu khắc còn lại là của thời Nguyễn, và lớp tín ngƣỡng thờ Mẫu có từ lâu đời [BBPV số 11, tr. 231]. Ngôi đền hiện nay đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, mở rộng nhiều hạng mục công trình kiến trúc. Cổng Tam quan là công trình mở đầu cho cụm kiến trúc này. Các công trình chính của đền bao gồm: sân đền, 2 dải vũ, toà Tiền tế, cung Đệ tam, cung Đệ nhị, cung Bà Chúa, tòa Sơn Trang, Lầu Cô, Lầu Cậu, ban thờ Cửu trùng thiên và 47 một số công trình phụ trợ khác. Phần lớn các hạng mục công trình đƣợc khôi phục, tôn tạo mang dáng vẻ truyền thống và mang màu sắc tín ngƣỡng thờ Mẫu. Cung Thƣợng: nằm sau cùng, ở vị trí chính giữa và cao nhất của cung là ban thờ Bà Chúa Kho có linh tƣợng Bà đúc bằng đồng, đặt trong khám thờ. Linh tƣợng Bà đƣợc tạo tác có dáng hình đẹp, trong tƣ thế ngồi xếp bằng, đầu đội vƣơng miện, khuôn mặt trái xoan, đôi mắt hiền từ, thân hình thanh thoát, khoác áo với nhiều lớp mềm mỏng. Theo hàng ngang, phía gian bên Tả là ban thờ Đức Ông, phía gian bên Hữu là ban thờ Chầu Bà. Cung Đệ nhị: đặt ban thờ Tam tòa thánh Mẫu. Cung này nằm ở phía trƣớc cung Thƣợng thờ Bà Chúa Kho. Ở chính giữa cung là 3 linh tƣợng đƣợc đặt trong khám thờ: Linh tƣợng có sắc phục màu đỏ tọa ở giữa. Linh tƣợng có sắc phục màu trắng tọa bên Tả. Linh tƣợng có sắc màu xanh tọa bên Hữu. Đó là hình tƣợng của Mẫu Thƣợng Thiên, Mẫu Thƣợng Ngàn và Mẫu Thoải thuộc ba phủ: Thiên phủ, Nhạc phủ và Thoải phủ. Song song với ban thờ Tam tòa thánh Mẫu, ở gian bên Tả là ban thờ Ông Hoàng Bơ với sắc phục màu trắng, gian bên Hữu là ban thờ Ông Hoàng Đôi với sắc phục màu xanh lá cây. Cung Đệ tam: đặt dƣới hàng thờ Mẫu. Ở chính giữa cung là nơi thờ Tứ phủ công đồng: đặt 5 vị tƣợng thần trong khám thờ, mặc sắc phục khác nhau, theo màu sắc của ngũ hành. Các vị thần này đều thuộc hàng quan trong điện Mẫu Tứ phủ: Sắc phục màu đỏ là quan Đệ nhất Thƣợng Thiên; Sắc phục màu xanh là quan Đệ nhị Thƣợng Ngàn; Sắc phục màu trắng là quan lớn Đệ tam Thoải phủ; Sắc phục màu vàng là quan lớn Đệ tứ Địa phủ; Sắc phục màu tím là quan lớn Đệ ngũ Tuần Tranh. 5 vị thần này đầu đội mũ cánh chuồn có màu sắc tƣơng ứng với màu sắc trang phục của mỗi vị thần. Phía dƣới ban Tứ phủ công đồng là ban thờ Ngũ hổ; song song với với ban Tứ phủ công đồng ở gian bên Tả là ban thờ Ông Hoàng Bảy mặc sắc phục màu xanh lam, bên Hữu là ban thờ Ông Hoàng Mƣời với sắc phục màu vàng; ngoài cùng là Bát bộ sơn trang. Phía trƣớc 3 tòa đền chính là khoảng sân gạch rộng rãi, tạo nên một không gian thông thoáng. Đối diện nhau qua sân gạch này là một số công trình khác, góp phần bổ sung cho hệ thống điện thờ trong khu đền thêm hoàn chỉnh. Ở bên Tả sân đền là Tiền tế Sơn Trang. Gian giữa Tiền tế Sơn Trang là ban thờ Chầu Đệ nhất. Gian bên Tả là Chầu Đệ nhị. Gian bên Hữu là Chầu Đệ tam. Bên cạnh Tiền tế Sơn trang là miếu Ông Cóc. 48 Phía trƣớc Tiền tế Sơn trang có 2 gian nhà nhỏ, đó là Lầu Cô đặt phía bên Hữu Tiền tế Sơn trang, linh tƣợng Cô mặc sắc phục màu trắng đƣợc đặt trong khám thờ, xung quanh Cô có nhiều đồ thờ đƣợc cung tiến nhƣ linh tƣợng và búp bê; Và bên Tả là Lầu Cậu, linh tƣợng Cậu đặt trong khám thờ mặc sắc phục màu đỏ. Ở bên Hữu sân là ban thờ Mẫu Cửu trùng thiên. Đây là một ban thờ lộ thiên, đƣợc đặt trên một bệ xây cao tới gần 3m, trên bệ cao là linh tƣợng Mẫu làm bằng sứ khoác xiêm áo màu sắc. Bên cạnh ban thờ Mẫu Cửu trùng thiên là ban Mẫu Địa có đặt linh tƣợng Mẫu Địa. Quan sát kỹ tại các điện thần, ngoài các đồ tự khí thờ thần nhƣ lỗ bộ, tàn lọng, hoành phi, câu đối... chúng ta thấy xuất hiện các loại nón thờ của Đạo Mẫu treo tại các ban thờ, tất cả đều mới đƣợc các con nhang đệ tử đƣa vào đền thờ những năm gần đây. Ngoài các công trình chính, trong khu đền còn có một số công trình kiến trúc khác, nhƣ bể cảnh, nhà khách, nhà bếp và các công trình phục vụ việc dừng nghỉ, sửa soạn đồ lễ của du khách. Các công trình này cũng mới đƣợc xây dựng, tôn tạo. Nhƣ vậy, tại đền Bà Chúa Kho, ngoài thờ Bà, còn thờ Tam toà Thánh Mẫu, thờ Cô, thờ Cậu, thờ Sơn Trang... Mặc dù hiện tại, “ở đền Bà Chúa Kho, tín ngƣỡng thờ Mẫu khá đậm nét nhƣ đã trình bày ở trên, và tín ngƣỡng này mới đƣợc đƣa vào thành lớp lang, trong lần tôn tạo di tích mới đây, nhƣng Bà Chúa Kho vẫn là chủ điện, ngự nơi chính điện, trên cao, trong cùng” [97, tr. 24]. b) Việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ Lễ hội đền Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ đƣợc tổ chức vào ngày giỗ của Bà là 12 tháng Giêng (âm lịch). Xƣa kia, để tổ chức lễ hội, quan viên chức sắc của làng phải họp bàn từ trong năm để phân công cho các phe giáp. Sau khi di tích đền Bà Chúa Kho đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng, những ngƣời cao tuổi làng Cổ Mễ đã thành lập ban quản lý đền Bà Chúa Kho (đại diện tham gia ban quản lý do dân gốc trong làng Cổ Mễ tự bầu chọn ra). Ban quan lý đứng ra lo liệu các nghi thức cúng bái ở đền. Kể từ đó, lễ “vay” và “trả” tiền vàng, đồ mã với số lƣợng lớn mới xuất hiện. Và tín ngƣỡng Bà Chúa Kho “bùng phát” trở thành một nghi lễ thu hút đông đảo khách thập phƣơng về cúng bái. Ƣớc tính, hàng năm có tới hàng vạn du khách, con nhang đệ tử về đây cầu tài lộc, cầu con, cầu của… Đền Bà Chúa Kho trở thành một địa điểm di tích văn hoá tâm linh lớn ở miền Bắc, Việt Nam. 49 2.2. Các nhân vật đồng dạng Ngoài Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, nhân vật thờ có tên gọi Bà Chúa Kho còn xuất hiện ở nhiều nơi nhƣ thành phố Hà Nội, Nam Định, Hƣng Yên và Thái Bình. Ở đây, chúng tôi xin đƣa ra những truyền thuyết về các nhân vật đồng dạng với Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh và Bắc Giang. Họ là các nhân vật đƣợc thờ ở các địa phƣơng khác nhau. Rất nhiều ngƣời nhầm lẫn cho rằng Bà Chúa Kho ở những nơi này với Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ có cùng một nguồn gốc. Tuy nhiên, đây là những nhân vật có nguồn gốc xuất thân khác Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ. Họ chỉ có danh xƣng giống nhau là Bà Chúa Kho nhƣng vai trò và chức năng thờ cúng hoàn toàn khác nhau. 2.2.1. Truyền thuyết, di tích và việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở phường Giảng Võ, thành phố Hà Nội a) Truyền thuyết, di tích thờ Bà Chúa Kho ở phường Giảng Võ Khác với Bà Chúa Kho ở các làng Cổ Mễ, Quả Cảm, Thƣợng Đồng, Trung Đồng và Hạ Đồng vốn là nhân vật đƣợc huyền thoại hoá, địa phƣơng hóa, Bà Chúa Kho ở phƣờng Giảng Võ chính là nhân vật đƣợc lịch sử hóa. Bà là Khố Nƣơng công chúa Quản Chƣởng Quốc Khố Đại Phu Nhân, ngƣời có công lớn với nƣớc với dân. Hiện nay, tại đình Giảng Võ còn lƣu giữ duy nhất một bản thần tích của Bà Chúa Kho đƣợc sao năm Vĩnh Hựu 3. Theo thần tích, tên thật của Bà là Lý Thị Châu Nƣơng, con ông Lý Quýnh - một quan lại đời Trần. Quê cha Bà ở làng Cổ Pháp, Đình Bảng, quê mẹ ở Giảng Võ. Bà lấy chồng là Trần Thái Bảo, một vị tƣớng trấn giữ Hoan Châu (nay là Nghệ An). Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lƣợc, Bà giúp chồng đánh giặc, bảo vệ kho tàng của triều đình, hỗ trợ hậu cần cho binh sỹ. Khi bị giặc vây, Bà chỉ huy quân lính chuyển kho, giấu kín an toàn kho lƣơng. Khi nghe tin chồng tử trận, Bà đã lấy khăn hồng phủ lên mặt mà hóa, khăn hồng bay về Giảng Võ. Sau khi thắng giặc, vua phong Bà là “Quản trƣởng quốc khố công chúa” (Công chúa trông giữ kho tàng quốc gia) và sau ban cho làng Giảng Võ (lúc đó là Võ Trại) và các làng ở Diễn Châu (Nghệ An) tất cả 22 nơi lập thờ, riêng miếu thờ ở Giảng Võ là đình chính. Thể theo ý dân, nhà vua đã xuống 13 đạo sắc phong, phong bà là “Anh linh hiển ứng kho lƣơng công chúa”. Các sắc phong hiện nay ở đình không còn nữa, chỉ đƣợc sao và thống kê trong bản thần phả. Ngoài ra, ở đình Giảng Võ còn lƣu giữ một bản chúc 50 văn bằng chữ Hán - Nôm. Nội dung chi tiết truyền thuyết Bà Chúa Kho Giảng Võ xem tại Phụ lục 3.6 [PL 3.6, tr.162]. Đình thờ Bà Chúa Kho tọa lạc ở ngõ 612 đƣờng Đê La Thành, phƣờng Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội. Đình đƣợc thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử năm 1983, năm 1994 nâng lên cấp quốc gia. Đình đƣợc trùng tu vào năm 1952 và năm 1994. Sân đình có 2 miếu nhỏ thờ 2 nàng hầu của Bà Chúa Kho. Chính giữa là nhà phƣơng đình đƣợc dựng lại năm 1998 với những hàng cột chống to bằng xi măng. Phía sau là tòa đại đình nơi thờ bài vị, có long ngai và tƣợng Bà Châu Nƣơng. Cụ Nguyễn Bá Ngọ, thủ từ đình Giảng Võ, cho biết lúc đầu nơi thờ tự Bà Chúa Kho chỉ là đền, sau này dân chúng tôn Bà làm “Quốc khố đại vƣơng phu nhân Thánh mẫu” tức là bậc Thành hoàng nên đền đƣợc dựng thành đình (đình Giảng Võ hoặc đền Bà Chúa Kho). Ông Trƣơng Văn An, Trƣởng ban quản lý đình Giảng Võ khi trả lời phỏng vấn của chúng tôi đã khẳng định “Bà Châu Nƣơng, vị thành hoàng ở đình Giảng Võ mới chính là Bà Chúa trông coi kho lƣơng”. Tuy nhiên, cũng theo ông An thì việc thờ cúng là nhằm tƣởng nhớ công lao của Bà chứ không phải là để vay mƣợn tiền của [BBPV số 4, tr.219]. Theo giải thích của ông, Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh không thờ một ngƣời phụ nữ trông kho lƣơng và chỉ ra các ngôi đền ở Hà Nội, Hƣng Yên, Nam Định mới thực thờ Bà Chúa trông coi kho lƣơng của triều đình [BBPV số 4, tr.219]. b) Việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở đình Giảng Võ Sử sách lƣu lại, ngoài nơi thờ phụng chính là Đình Giảng Võ, Bà Chúa Kho Lý Thị Châu Nƣơng còn đƣợc thờ vọng ở 22 địa điểm khác, nhƣng đến nay, mới chỉ có đền Phủ (nằm ở trung tâm Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) biết gốc tích để tìm về góp lễ. Riêng ở Hà Nội, có hai nơi khác thờ vọng Bà, đó là đình Ngọc Khánh và đình Hào Nam. Hàng năm, tại đình Giảng Võ, ngƣời dân địa phƣơng thƣờng tổ chức lễ hội đơn giản, gọn nhẹ nhƣng không kém phần thành kính để tƣởng nhớ ngƣời phụ nữ tiết liệt. Lễ hội diễn ra vào 2 ngày 12 tháng 2 và 20 tháng 7 (ngày sinh và ngày mất của Bà). Sau khi đƣợc xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1994, vì Bà Chúa Kho là Thành Hoàng làng nên địa phƣơng phối hợp với Trung tâm Hội trợ Triển lãm Việt Nam, tổ chức lễ rƣớc bài vị và bát hƣơng của Bà, cầu cho quốc thái dân an. Lễ hội này diễn ra vào ngày 23 tháng 12 âm lịch hàng năm. 51 Lễ hội tháng hai là lễ chính, nhằm kỷ niệm ngày sinh của Bà Chúa. Trƣớc đây lễ hội đầu năm này mở gần một tuần, gần đây chỉ tiến hành trong 3 ngày, từ ngày 11 đến ngày 13 tháng hai. Trong những ngày này, các hoạt động lễ tế diễn ra ngay giữa đình: Lễ tế yết của đình sở tại. Quan viên chức sắc phƣờng Giảng Võ phụ trách lễ tế yết này, cáo với nữ thần để xin phép tổ chức hội, coi nhƣ để khai mạc; Lễ dâng hƣơng của các làng chạ anh chạ em.: phƣờng Giảng Võ nhƣ Vạn Phúc, Ngọc Khánh, Cống Vị, Kim Mã, Ngọc Hà, Liễu Giai, Hào Nam... Lễ này còn gọi là lễ trình, với ‎nghĩa là tất cả các vùng chung quanh Giảng Võ đều nhớ đến Bà Chúa, và đã sẵn sàng về tham dự hội; Lễ tế vị nữ thần, tế nữ quan do ngƣời dân phƣờng Giảng Võ chủ trì. Trƣớc Cách mạng tháng Tám, những năm phong đăng hòa cốc, cùng trong ngày hội, có nhiều đội nữ quan các làng kéo về, lần lƣợt trình diễn. Tuy hình thức là lễ tiết tín ngƣỡng, song về căn bản có dụng ý đề cao nữ thần. Những nghi thức do nữ giới đảm đƣơng, là hình ảnh nhằm tôn vinh vị nữ tƣớng đã có công với đất nƣớc; Lễ rƣớc bài vị và bát hƣơng thành hoàng làng, cầu cho quốc thái, dân an; Và cuối cùng là lễ tạ. Cùng với lễ hội tháng hai còn có lễ hội ngày hóa của Bà là ngày 20 tháng 7. Ngày lễ này không quy mô nhƣ dịp lễ hội tháng 2, nhƣng cũng có các mục nghi thức dâng hƣơng. 2.2.2. Truyền thuyết, di tích và việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở thành phố Nam Định Trong số các Bà Chúa Kho, xuất hiện muộn nhất là Bà Chúa Kho ở Nam Định với hiệu là Tiết Liệt Anh Phong Giám thư ng công chúa (Công chúa coi kho - Anh Phong - Tiết Liệt). Theo bản thần tích còn lƣu giữ tại đền thờ Bà và theo sử sách ghi chép lại, Bà là Bạch Hoa (tên thật là Nguyễn Thị Trinh) coi kho thành Nam Định, là một nhân vật chính sử ở triều Nguyễn. Truyền thuyết về Bà đƣợc ghi lại nhƣ sau: Đời vua Tự Đức (1848 - 1883), quan Vệ uý coi kho thành Nam Định có con gái là Bạch Hoa giỏi võ nghệ, không chịu lấy chồng. Năm 1872, thực dân Pháp đƣa binh thuyền ra Bắc theo sông Hồng lên Vân Nam để kiếm cớ đánh Bắc Kỳ. Quan Vệ uý giao việc coi kho cho con gái để mình hiệp sức với các quan đầu tỉnh chuẩn bị công việc thành trì. Ngày 10 - 12 - 1873, quân Pháp tấn công thành Nam Định và chúng tràn đƣợc vào thành ngày hôm sau. Quan vệ uý lúc đó đang chỉ huy quân sự giữ Cột Cờ, bị địch vây Cột Cờ mỗi lúc một đông, thế trận lâm vào cảnh muôn phần nguy ngập. Nàng Bạch Hoa vội 52 chia quân, một nửa ở lại coi giữ kho lƣơng còn một nửa cùng nàng theo lối hẻm xông đến Cột Cờ trợ chiến nhằm phá vòng vây của cha. Trƣớc ƣu thế vũ khí tối tân của địch, các tƣớng sĩ giữ Cột Cờ thành Nam Định đều hy sinh, nàng Bạch Hoa cũng tử chiến dƣới chân Cột Cờ này. Ngày 15 - 3 - 1874, quân Pháp rút khỏi Bắc Kỳ, vua Tự Đức xét công phong tặng những ngƣời tiết nghĩa, nàng Bạch Hoa đƣợc tặng phong: “Tiết Liệt Anh Phong Giám thƣơng công chúa” (Công chúa coi kho - Anh Phong - Tiết Liệt). Hạ chiếu xây miếu thờ ở chân Cột Cờ. Nhân dân thành Nam Định tôn công chúa coi kho làm Thành hoàng Đƣơng cảnh - Bản xứ - Thổ thần, xây đền thờ Bà ở phía bắc Vọng Lâu Cột Cờ, gọi là đền Bản Tỉnh [93, tr. 66]. Đền Bản Tỉnh thuộc phƣờng Ngô Quyền, thành phố Nam Định là di tích quan trọng gắn liền với đời sống tín ngƣỡng của nhân dân Nam Định. Theo văn bia soạn năm Thành Thái 19 (1907) hiện đang lƣu giữ tại đền ghi chép quá trình xây dựng đền: “Từ triều trƣớc, đền miếu nguy nga, mũ áo thân hào qua lại, lẫm liệt cùng Sòng Sơn (đền Sòng), Vân Lĩnh (Vân Cát) là ba”. Tới năm Quý Dậu đền miếu đổ nát không còn, nên phải rời ra thờ cúng ở phố Vĩnh Lạc ngoài thành. Năm 1941, nhân dân địa phƣơng xây dựng miếu thờ Bà ở chân cột cờ Nam Định. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, ngôi đền đã bị phá hủy. Trên nền móng cũ, nhân dân sử dụng làm kho chứa vật liệu xây dựng, phân bón… Năm 1994, ông Đỗ Văn Khang cùng với nhân dân thập phƣơng làm đơn gửi lên các cấp có thẩm quyền xin đƣợc xây dựng lại ngôi đền. Năm 1996, các cấp chính quyền đồng ý cho phép xây dựng trên nền móng cũ của đền. Ngoài thờ Bạch Hoa công chúa, ngôi đền còn thờ Bác Hồ và các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh bảo vệ Tổ quốc. Trong văn bia soạn năm Thành Thái 19 còn ghi chép sự tích Bạch Hoa công chúa. Bên cạnh đó, còn có 1 cuốn ngọc phả bằng chữ Hán do Hàn lâm Viện Đông các Đại học sĩ tiến sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm Hồng Phúc (1572), quản giám Bách thần Nguyễn Hiền sao lại vào năm Vĩnh Hựu (1907), đội Lê Binh tổ chức ghi chép việc rƣớc bài vị Bạch Hoa công chúa. Ngoài ngôi đền thờ dƣới chân Cột Cờ đƣợc dựng lại sau này, tại thành phố Nam Định còn có một số nơi thờ Bà Chúa Kho - Giám thƣơng công chúa Nguyễn Thị 53 Trinh nhƣ đền Nguyên Thƣơng ở phố Hàng Sắt (phƣờng Nguyễn Du), đền Bồng Lai ở đƣờng Trần Hƣng Đạo (phƣờng Bà Triệu). Nhƣ vậy, Bà Nguyễn Thị Trinh đƣợc nhân dân ghi nhận và phụng thờ là nhằm tri ân ngƣỡng mộ, tôn vinh, tƣởng nhớ công lao của Bà chứ không phải là để cầu tài, cầu lộc, vay mƣợn tiền của. 2.2.3. Truyền thuyết, di tích và việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở đường Điện Biên III, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên a) Truyền thuyết, di tích thờ Bà Chúa Kho ở đường Điện Biên III Đền Bà Chúa Kho nằm ở khu phố Điện Biên III, thuộc thành phố Hƣng Yên, tỉnh Hƣng Yên thờ Bà Lê Bạch Nƣơng, một phụ nữ trung quân ái quốc thời Lê chống quân xâm lƣợc phƣơng Bắc. Theo sử sách ghi chép lại, Bà là ngƣời phụ trách kho ngân khố tại Vĩnh Ty đồn (tên gọi trƣớc kia của phố Hiến), với hiệu là Thiên phủ chư tích (ngƣời cất giữ báu vật). Bà hy sinh trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù để bảo vệ kho ngân khố không cho rơi vào tay giặc xâm lăng. Nội dung truyền thuyết về Bà Chúa Kho ở Hƣng Yên xem tại Phụ lục 3.8 [PL 3.8, tr.164]. Tại đền Bà Chúa Kho ở Hƣng Yên, ngay trƣớc cửa đền có treo một bài viết “Đền Bà Chúa Kho ở phố Hiến” của tác giả Nguyễn Văn Chiến, có đoạn: “Rất nhiều ngƣời chỉ biết đến Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, mà không biết rằng đền chính thờ Bà Chúa Kho lại ở phố Hiến. Đến phố Hiến, bạn sẽ tìm đƣợc thêm đƣợc một đền thờ Bà Chúa Kho rất cổ kính ngay tại mảnh đất đã từng bị lớp bụi thời gian phủ mờ đi quá khứ vàng son một thời”. Căn cứ vào nguồn sử liệu cùng các di vật và những câu chuyện truyền khẩu thì đền đƣợc xây dựng từ thế kỷ XVII, năm hiệu Vĩnh Trị đời vua Lê Hy Tông (16761680) là thời kỳ phồn thịnh của phố Hiến xƣa [79, tr.4]. Đền có kiến trúc chữ Nhị gồm 2 tòa: tiền tế và hậu cung, với diện tích là 543m2. Tòa tiền tế gồm 3 gian, ở gian giữa có treo 4 chữ Hán lớn Thiên phủ chư tích (ngƣời cất giữ báu vật), phía dƣới đặt ban thờ Ngũ vị Tiên ông. Trên ban thờ có 5 pho tƣợng đƣợc tạo ở tƣ thế ngồi, đầu đội mũ cánh chuồn, dƣới có 2 pho tƣợng phỗng, và có bài trí một số đồ thờ tự. Hai bên có treo câu đối dựng vào mùa thu năm Tự Đức thứ 17 (1864), ca ngợi công lao của Bà. Tòa hậu cung gồm 3 gian. Tại gian trung tâm tòa hậu cung trên cùng có đặt khám thờ, trong khám đặt linh tƣợng Mẫu Liễu Hạnh, hai bên có hai nàng hầu. Tiếp đến phía dƣới có đặt khám thờ, trên khám có 3 chữ Tiên nhi Thánh (Tiên nhƣ Thánh), bên trong khám đặt linh tƣợng Bà Chúa Kho và 2 tƣợng phỗng hầu, ngoài ra còn đặt bộ trâm cài 54 bằng bạc, trƣớc khám đặt một số đồ thờ tự. Gian bên Tả tòa hậu cung là động sơn trang, phía dƣới là linh tƣợng Bà Chúa Sơn Trang và tƣợng các thị nữ đứng hầu. Gian bên Hữu tòa hậu cung đặt ngai và linh tƣợng các vị Phật, tại đây đặt nhiều linh tƣợng nhỏ, những linh tƣợng này đƣợc chuyển từ xung quanh khu vực địa phƣơng về đền từ những năm 1960-1970. b) Việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở đường Điện Biên III Về lễ hội đền Bà Chúa Kho ở Hƣng Yên: trƣớc đây lễ hội tổ chức quy mô nhỏ, do điều kiện kinh tế phát triển càng ngày lễ hội tổ chức có quy mô hơn. Hàng năm lễ hội đền Bà Chúa Kho đƣợc tổ chức từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 3 âm lịch. Trong ngày hội chính, dân làng tổ chức lễ dâng hƣơng và tế lễ. Ngoài các nghi lễ, đền còn tổ chức một số trò chơi nhƣ: cờ tƣớng, chọi gà… Năm 2010, đền còn tổ chức lễ rƣớc nƣớc, lấy nƣớc từ sông Hồng mang về di tích. 2.2.4. Truyền thuyết, di tích và việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình Hiện nay, tại thôn Lại, xã Liên Hiệp huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình cũng có một ngôi đền thờ một Bà Chúa Kho. Bà có tên là Trần Thị Dung, vốn là vợ của vua Lý Huệ Tông… Nhà vua mất, Bà lấy nhân vật Thái sƣ Trần Thủ Độ. Theo sử sách ghi lại, Trần Thị Dung đã bằng tài năng và uy tín của mình giải quyết nhiều việc của triều chính. Bà đã có công dàn xếp mâu thuẫn trong nội bộ nhà Trần. Năm 1258, giặc Nguyên sang xâm lấn nƣớc ta, chiếm cả kinh thành Thăng Long, vua quan phải lánh đi, Bà ở Hoàng Giang đã giữ gìn đƣợc hoàng thái tử, cung phi, công chúa và vợ con các tƣớng thoát khỏi tay giặc cƣớp. Bà cũng bảo vệ đƣợc kho tàng lƣơng thực cho quan quân. Hơn nữa, Bà còn chỉ đạo đƣợc việc khám xét thuyền bè của các tƣ gia, ai giấu giếm của công và đồ binh khí, quân dụng thì tịch thu hết, nộp lại cho triều đình. Bà đƣợc vua Trần phong là Quốc Mẫu. Linh từ quốc Mẫu có nhiều công lao đóng góp cho đất nƣớc và đƣợc chính thức ghi vào sử sách. Bà mất năm 1259, vào đời Trần Thánh Tông, niên hiệu Thiệu Long. Tƣởng nhớ công ơn của Bà, dân làng thôn Lại đã lập đền thờ Bà. Nhà nghiên cứu Hoàng Hồng Cẩm có nhận xét rằng Bà Trần Thị Dung là một nhân vật đẹp với đầy đủ ý nghĩa. Công lao lớn của Bà là góp phần củng cố đoàn kết trong nội bộ vƣơng triều và là ngƣời có tài tổ chức hậu cần phục vụ chiến đấu. Bà là ngƣời phụ nữ đầu tiên trong lịch sử nƣớc ta lãnh đạo thành công việc sơ tán và bảo vệ 55 đƣợc kho tàng, lƣơng thực cùng sinh mệnh của nhiều ngƣời khác. Chính do công lao này mà ngƣời dân các thế hệ đã xem Bà cũng là một Bà Chúa Kho, nhƣ các Bà Chúa Kho ở Giảng Võ và Cổ Mễ [19, tr. 22]. Đền thờ Linh từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung còn có tên là đền Bà Chúa Ngừ, nguyên thuộc thôn Phù Ngự, xã Liên Hiệp, huyện Hƣng Hà. Khởi xây năm 1259, sau khi Linh Từ tạ thế (tháng 01 năm Kỷ Mùi), thời thuộc Minh bị giặc tàn phá, thời Lê xây sửa… trải qua thời gian ngôi miếu ngày càng xuống cấp. Ngày 16/12/1993 di tích đƣợc Bộ Văn hoá ra Quyết định số 2015 VH/QĐ liệt hạng di tích quốc gia. Khi ấy đền chỉ là miếu nhỏ gồm 2 toà: Toà tiền tế 3 gian, hậu cung 1 gian. Sau này Nhà nƣớc đầu tƣ cho tu bổ lớn: diện tích khuôn viên từ 70m2 mở rộng thành 872,7m2, xứng đáng với công lao Linh từ Quốc Mẫu. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã cho kè giếng Ngọc, xây tƣờng hoa, thay sửa vì kèo, hoành dui, cánh cửa… Để tƣởng nhớ đến những công lao đóng góp của Bà, hàng năm nhân dân địa phƣơng có tổ chức lễ hội truyền thống, nhƣng đơn giản gọn nhẹ. 2.3. Một số nhận xét 2.3.1. Sự khác biệt về xuất thân của Bà Chúa Kho tại các nơi thờ cúng Với nguồn gốc xuất thân của Bà Chúa Kho đƣợc phản ánh trong các thần phả, truyền thuyết nói trên, cho thấy Bà Chúa Kho ở các địa phƣơng Hà Nội, Nam Định, Hƣng Yên và Thái Bình là những nhân vật đƣợc lịch sử hóa, đƣợc ghi chép vào thần tích, thần phả. Các Bà đều là những ngƣời trông giữ kho lƣơng, kho vũ khí cho đất nƣớc, đƣợc thần thánh hoá. Đó là, Công chúa giữ kho tàng của triều đình (Giám chƣởng quốc khố công chúa) - Lý Châu Nƣơng ở Giảng Võ, Hà Nội; Tiết liệt Anh phong Giám thƣơng công chúa Nguyễn Thị Trinh hay còn gọi là Bạch Hoa ở Nam Định; Thiên phủ chƣ tích Bạch Nƣơng ở Hƣng Yên; Linh Từ quốc Mẫu Trần Thị Dung - Bà Chúa giữ kho ở Thái Bình. Cùng với việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở các địa phƣơng trên đây, Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, Bắc Giang là nhân vật huyền thoại đƣợc lƣu truyền trong dân gian. Câu chuyện về Bà Chúa Kho ở 6 làng Quả Cảm, Thƣợng Đồng, Trung Đồng, Hạ Đồng, Cổ Mễ và Vệ An nhƣ văn bản ghi chép ở làng Quả Cảm (các sắc phong, thần phả, văn bia) và làng Thƣợng Đồng (văn bia ở đình nói về thần tích 2 vị phúc thần thờ ở đình làng là Đức Vua Bà và Đức Cao Sơn) có nội dung tƣơng đồng và không nói về việc Bà Chúa Kho là ngƣời coi giữ kho tàng của triều đình. Nhân vật thờ này đƣợc nhân dân 56 tin rằng xuất thân từ một cô gái thôn quê đẹp ngƣời đẹp nết, có công lao khai khẩn đất hoang, tạo dựng làng xóm, truyền dạy nghề cho nhân dân địa phƣơng; là vợ vua và đƣợc ban 72 trang ấp vùng cửa sông Ngũ Huyện Khê làm bổng lộc. Ngay ở các làng Thƣợng Đồng, Trung Đồng, Hạ Đồng ngày xƣa cũng không gọi là Bà Chúa Kho mà gọi là Bà Chúa Lẫm. Việc dân làng suy tôn Bà Chúa Quả Cảm là Bà Chúa Kho mới chỉ xuất hiện gần đây sau khi đền Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ nổi lên nhƣ một điểm thu hút mạnh mẽ khách thập phƣơng đến làm lễ cầu xin vay tiền làm ăn buôn bán... Dƣờng nhƣ ngƣời dân các làng thờ Bà Chúa Lẫm đã có chủ ý khi đổi tên gọi Bà Chúa Lẫm là Bà Chúa Kho và lập đền thờ Bà với tên gọi mới là đền Bà Chúa Kho. Mặc dù nghĩa của từ "Lẫm" là "Kho”, nhƣng Bà Chúa Lẫm và Bà Chúa Kho là những đối tƣợng thờ cúng khác nhau. Thực tế, điều này đã dẫn đến sự hiểu lầm của khách thập phƣơng khi đến làm lễ tại đền Bà Chúa Lẫm. Nhiều ngƣời đƣợc hỏi đã trả lời rằng Bà Chúa thờ ở làng Lẫm với Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ là cùng một nhân vật thờ và không phải ngẫu nhiên mà đền của làng Lẫm lại ghi tên là đền Bà Chúa Kho. 2.3.2. Sự khác nhau về hệ thống điện thần ở các di tích thờ Bà Chúa Kho Qua khảo sát các đền thờ Bà Chúa Kho vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc cho thấy do nhiều nguyên nhân khác nhau, các đền thờ trƣớc kia đã có sự xáo trộn cách bày biện gian thờ, đồ thờ cúng mất mát, hƣ hỏng nhiều. Một số ngôi đền có các ban thờ đƣợc xây dựng mới hoàn toàn, nhiều đồ thờ cúng mới đƣợc cung tiến đƣa vào điện thờ những năm gần đây. Trong một số điện thần thờ Bà Chúa Kho, những dấu ấn của Mẫu Tứ Phủ đã xuất hiện. Các đền thờ Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ; đền thờ Bà Chúa Kho Trung Cơ ở phƣờng Vệ An, ở Quả Cảm và Thƣợng Đồng đều thờ các nữ thần trong tín ngƣỡng thờ Mẫu. Điện thần Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ là nơi xuất hiện tín ngƣỡng thờ Mẫu Tứ Phủ nhiều nhất trong các điện thần về Bà Chúa Kho. Tại đây, ngoài ban thờ Bà Chúa Kho còn thờ Tam toà Thánh Mẫu, Tứ phủ công đồng, ông Hoàng Bơ, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Đôi, ông Hoàng Mƣời, Tiền tế Sơn Trang... Đền thờ Bà Chúa Kho ở làng Quả Cảm có thêm sự xâm nhập của Đạo giáo: với sự xuất hiện tƣợng phối thờ quan Nam Tào, quan Bắc Đẩu. Năm 2008, khi chúng tôi về nghiên cứu tại đây, thì đền Bà Chúa làng Quả Cảm vẫn chỉ là một ngôi đền nhỏ, việc thờ Mẫu rất mờ nhạt. Năm 2009, đền đã đƣợc một số ngƣời đi lễ cung tiến; và 57 dân làng đã tiến hành mở rộng, tu bổ 5 gian tiền tế, xây thêm tòa nhà thờ Mẫu, nghi môn, hồ thủy đình... Đền Bà Chúa Kho ở Thƣợng Đồng và ở Hạ Đồng phối thờ tiến sĩ Nguyên Suý Cao Hiển. Tiến sĩ Nguyên Suý Cao Hiển là nhân vật thứ hai đƣợc thờ ở 2 ngôi đình đền này, tên tự là Nguyễn Lữ, ngƣời quê ở núi Bảo Sơn (nay là Lập Thạch - Vĩnh Phúc). Ông xuất thân từ bậc dân dã, sau thi đỗ tiến sĩ triều Lê Tƣơng Dực, làm quan đến chức Nguyên Suý, về già ông mất ở nhà riêng (Vĩnh Phúc). Đƣơng thời, ông đã có nhiều công lao giúp nƣớc cứu dân dẹp giặc ngoại thích chuyên quyền làm loạn, chỉ trong 1 tuần lễ là thành công, cứu giúp nhân dân tránh khỏi nạn binh đao. Khi mất, ông đƣợc nhà vua phong mỹ tự Cao Sơn Đại Vƣơng và cho thờ ông ở những nơi ông đã đi qua dẹp loạn (Thƣợng Đồng, Hạ Đồng) [76, tr. 6]. Nhƣ vậy, có 2 loại hình tín ngƣỡng cùng tịnh dung trong một điện thần của di tích thờ Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh - Kinh Bắc: Tín ngƣỡng thờ thần và tín ngƣỡng thờ Mẫu Tứ phủ. Một tín ngƣỡng đƣợc triều đình Nho giáo thừa nhận và một tín ngƣỡng lƣu hành trong chốn dân gian. Cách bài trí điện thần ở các di tích thờ Bà Chúa Kho ở các làng xã vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc cho thấy diện mạo thần linh ở các đền thờ Bà Chúa Kho có những nét tƣơng đồng và khác biệt. Tuy các di tích có cách bài trí điện thần khác nhau nhƣng ở đâu ngƣời dân cũng coi Bà Chúa Kho là nhân vật trung tâm phụng thờ, và các vị thần khác chiếm vị trí thấp hơn, đƣợc phối tự trong điện thần. Tại các đình, đền thờ Bà Chúa Kho ở Hà Nội, Nam Định, Hƣng Yên và Thái Bình, cách bài trí ban thờ, lời khấn nguyện và nghi lễ cúng bái không nhấn mạnh đến đối tƣợng thờ Mẫu, tín ngƣỡng Tứ phủ. So sánh với các đình, đền thờ Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, chúng tôi nhận thấy sự hội nhập tín ngƣỡng Tứ phủ ở các đình, đền này đã có sự xuất hiện ở mức độ nhất định nhƣng chƣa đến mức sâu sắc. Các đình, đền chủ yếu vẫn thờ Bà Chúa Kho với tƣ cách một nhân vật trong truyền thuyết lịch sử có công lao trông giữ kho tàng; không có sự cúng bái theo kiểu thờ Mẫu Liễu Hạnh, không có sự cầu xin phúc lộc, vay trả tiền vàng nhƣ ở đền Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ, Bắc Ninh. 2.3.3. Sự khác nhau trong thực hành nghi lễ thờ cúng ở các địa phương Ở 5 làng thờ Bà Chúa Kho (Quả Cảm, Thƣợng Đồng, Trung Đồng, Hạ Đồng, Cổ Mễ), việc chọn thời gian tổ chức lễ hội về cơ bản là giống nhau. Trong 5 làng trên, 4 làng tổ chức lễ hội lớn vào những ngày có liên quan tới các sự kiện trong cuộc đời của 58 Bà Chúa Kho, đó là lễ hội ở Quả Cảm, Thƣợng Đồng, Trung Đồng và Hạ Đồng tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng (ngày hoá của Bà Chúa). Ngoài ra, Quả Cảm, Trung Đồng, Hạ Đồng còn tổ chức lễ hội vào ngày 15 - 8 (ngày sinh Bà Chúa). Lễ hội ở các làng này, phần lễ đều diễn ra theo nghi lễ cổ truyền có rƣớc kiệu, lễ tế, các trò chơi dân gian, các trò diễn. Các làng duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong tổ chức lễ hội. Về bản chất, đây là sinh hoạt lễ hội ở làng quê tôn thờ một nữ thần nông nghiệp, vị thần bảo hộ của cộng đồng. Hiện nay ở các làng thuộc Hà Nội, Nam Định, Hƣng Yên và Thái Bình, việc tổ chức lễ hội liên quan đến các Bà Chúa Kho chỉ diễn ra trong phạm vi của làng. Nhân dân tổ chức lễ hội vào các ngày sinh, ngày hóa của các Bà theo nghi thức giản dị, không mang ý nghĩa cầu tài, cầu lộc hoặc vay tiền mƣợn của. Khác với các lễ hội trên, lễ hội Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ có thời gian lễ hội kéo dài suốt cả năm; trong đó tập trung các hoạt động lễ hội trong 3 tháng vào dịp đầu năm và cuối năm (tháng giêng, tháng hai, tháng 12). Ngƣời ta tới vay “tiền” Bà Chúa Kho đầu năm về làm ăn hay xin “lộc rơi lộc vãi” và cuối năm đi lễ tạ “trả” tiền vay của Bà. Với mục đích chính của ngƣời đi lễ là “vay tiền và xin lộc”, nên lễ hội ở đây nghiêng về phần lễ nhiều hơn hội. Mọi hoạt động của ngƣời đi lễ đều tập trung vào việc sắm sửa lễ vật, việc lễ bái. Thậm chí, lễ hội không có cả những kiêng hèm, những trò diễn nghi lễ, những hội trận giả diễn tả về cuộc đời hay một thời điểm nào đó trong cuộc đời Bà Chúa Kho, mà chỉ xoay quanh việc lễ bái, xin lộc vay tiền Bà Chúa [53, tr. 24]. Tiểu kết chƣơng 2 Trong chƣơng 2, luận án đã trình bày khái quát các nhân vật truyền thuyết Bà Chúa Kho ở các tỉnh vùng châu thổ Bắc Bộ. Trong đó, tập trung mô tả hiện trạng di tích, truyền thuyết và nghi lễ thờ cúng Bà Chúa Kho ở tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, cũng nhƣ các nhân vật đồng dạng với Bà Chúa Kho ở một số địa phƣơng Hà Nội, Nam Định, Thái Bình... Có thể nhận thấy rằng, các “Bà Chúa Kho” đƣợc thờ cúng ở các địa phƣơng trên đây có những nguồn gốc thân phận và vai trò khác nhau. Bà Chúa Kho ở Hà Nội, Nam Định, Hƣng Yên và Thái Bình là những nhân vật đƣợc lịch sử hóa trông giữ kho lƣơng, kho vũ khí cho đất nƣớc, đƣợc nhân dân tôn sùng nhƣ những vị anh hùng cứu nƣớc. Bà Chúa Kho ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang là nhân vật huyền thoại hóa đƣợc lƣu truyền trong dân gian, có công lao khai khẩn tạo dựng làng xóm, và có ngôi vị cao quý là vợ vua nên đƣợc tôn sùng là Đức Vua Bà. Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ là Bà Chúa ngự ở núi 59 Kho, ngƣời có quyền năng chuyển hóa của cải từ thế giới cõi thiêng sang thế giới trần gian, giúp con ngƣời trở nên giàu có. Theo thời gian, hệ thống thần điện và nghi lễ thờ cúng Bà Chúa Kho ở các làng đã có sự vận động và thay đổi. Các điện thần có xu hƣớng mở rộng, tích hợp những loại hình tín ngƣỡng dân gian nhƣ thờ Mẫu Liễu Hạnh, Tứ Phủ... Việc tổ chức lễ hội có sự thay đổi về thời gian, không gian và nghi lễ thực hành. Dù có sự khác nhau về truyền thuyết, cách thức bài trí điện thần, thời gian và không gian thực hành lễ hội nhƣng Bà Chúa Kho ở các địa phƣơng vùng châu thổ Bắc Bộ bao giờ cũng là vị thần chiếm vị trí cao nhất của hệ thống điện thần, là trung tâm của các nghi lễ thờ cúng. Trong số các nhân vật mang tên gọi Bà Chúa Kho đƣợc nhân dân các làng xã thờ cúng, Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ là một nhân vật nổi trội, có tầm ảnh hƣởng mạnh mẽ trong đời sống tâm linh của nhân dân trong vùng. Danh tiếng của Bà đƣợc nhiều ngƣời biết đến nhất và lễ hội của Bà cũng thu hút đông đảo khách thập phƣơng của nhiều tỉnh, thành phố trên cả nƣớc đến tham dự, cầu cúng. Sự thành công mà cộng đồng làng Cổ Mễ có đƣợc trong việc tạo dựng lễ hội Bà Chúa Kho chính là năng lực "sáng tạo truyền thống" của họ. Bằng cách sáng tạo truyền thuyết, không gian thờ cúng, hình thức thực hành nghi lễ, cơ cấu tổ chức quản lý tín ngƣỡng, cộng đồng đã tạo dựng đƣợc một lễ hội và không gian thiêng Bà Chúa Kho nổi danh khắp khu vực miền Bắc. Ở chƣơng tiếp theo, luận án sẽ đi sâu bàn luận về “sự sáng tạo truyền thống" và biến đổi tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ trong thời kỳ Đổi mới để làm rõ phƣơng thức sáng tạo của cộng đồng và vai trò đóng góp của ngƣời dân đối với sinh hoạt nghi lễ này. 60 Chƣơng 3 QUÁ TRÌNH "SÁNG TẠO TRUYỀN THỐNG" TÍN NGƢỠNG BÀ CHÚA KHO Ở LÀNG CỔ MỄ 3.1. Quá trình tạo dựng di tích đền Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ 3.1.1. Đặc điểm đền Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ trước thời kỳ Đổi mới Làng Cổ Mễ xƣa còn gọi là làng Cầu Mễ, thuộc tổng Đỗ Xá, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 1946 đến năm 2002, làng trực thuộc xã Vũ Ninh, thị xã Bắc Ninh. Năm 2003, Cổ Mễ trở thành một khu thuộc đơn vị hành chính phƣờng Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Hầu hết địa giới khu trùng khớp với ranh giới của làng Cổ Mễ trƣớc đây. Phía Đông và phía Bắc Cổ Mễ giáp phƣờng Đáp Cầu và con sông Cầu, phía Tây và phía Nam giáp phƣờng Phúc Sơn, phƣờng Thị Cầu và xã Hoà Long. Làng Cổ Mễ nằm ở vị trí giao thông rất thuận tiện "nhất cận lộ, nhị cận giang". Ngoài đƣờng thủy sử dụng chính bởi sông Cầu, làng còn gần tỉnh lộ 295B và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn. Các tuyến giao thông này chính là một phần mạng lƣới trao đổi thƣơng mại nhộn nhịp giữa các địa phƣơng trong vùng châu thổ Bắc Bộ, kể cả thời kỳ trƣớc và sau Đổi mới. Trƣớc năm 1986, Cổ Mễ là một làng chủ yếu làm nông nghiệp, nhiều hộ thuộc diện mức sống nghèo. Cho đến những năm gần đây, làng Cổ Mễ vẫn còn diện tích đất canh tác nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn tới 113,8ha trên tổng số diện tích đất tự nhiên là 320ha [59, tr.444]. Chỉ sau Đổi mới, ngƣời dân địa phƣơng mới phát triển sang nghề kinh doanh tín ngƣỡng tại đền Bà Chúa Kho, nhờ đó thu nhập đƣợc cải thiện hơn. Cổ Mễ có 13 dòng họ chính là các họ Nguyễn, Phạm, Bùi, Đỗ, Chu, Cao, Sử, Trần, Lê, Vũ, Đoàn, Nông, Phan, trong đó họ Nguyễn chiếm đa số” [59, tr.444]. Ngoài cƣ dân có nguồn gốc sinh sống lâu đời ở làng, Cổ Mễ có một số thành phần dân cƣ khác đến sinh sống là cán bộ, ngƣời lao động thuộc một số cơ quan, nhà máy và đơn vị thuộc lực lƣợng vũ trang. Một số đơn vị nhà máy, quân đội có sử dụng phần đất thuộc địa phận núi Kho, địa điểm xây dựng đền Bà Chúa Kho. Theo một số ngƣời dân địa phƣơng, trƣớc kia khuôn viên của ngôi đền Bà Chúa Kho khá rộng rãi, tuy nhiên về sau đất của đền đã bị thu hẹp lại, chính quyền cấp một phần để cho các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn sử dụng. 61 Ngƣời dân Cổ Mễ có một đặc điểm chung là rất tôn trọng đời sống tâm linh và có sự khoan dung trong tiếp nhận nhiều hình thức tôn giáo tín ngƣỡng. Trong quá khứ, nhiều thế hệ cha ông của làng đã tạo lập, để lại cho thế hệ sau các công trình tín ngƣỡng, trong đó có 3 thiết chế tín ngƣỡng quan trọng là ngôi đình làng thờ Thành hoàng Đức Tam Giang, đền thờ Bà Chúa Kho và chùa Quế Hoa Tự thờ Phật. Trƣớc năm 1945, làng Cổ Mễ có tới 7 lễ hội định kỳ tổ chức hằng năm, thuộc vào danh sách các làng có nhiều nghi lễ sinh hoạt tín ngƣỡng, lễ hội trong vùng. Trong đó, lễ hội ngày 10 tháng 4 là lễ chính của làng thờ thành hoàng Đức Thánh Tam Giang. Theo lời kể của ngƣời dân Cổ Mễ, đền Bà Chúa Kho là một công trình tín ngƣỡng do chính ngƣời dân làng Cổ Mễ xây dựng từ cách đây nhiều trăm năm. Ban đầu, ngôi đền có quy mô nhỏ đƣợc gọi là miếu Tiên Cô, gần đây mới đƣợc xây dựng với quy mô hoành tráng. Đền tọa lạc trên núi Kho, thuộc đất làng Cổ Mễ và nằm sát ven sông Cầu, tƣơng truyền là nơi đặt kho quân lƣơng của triều đình nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống phƣơng Bắc (năm 1077). Trong một truyền thuyết đề cập về tiểu sử nhân vật Bà Chúa Kho, ngƣời dân có nhắc đến Bà với tƣ cách nhƣ vị nữ thần có công lao trông coi kho tàng của vua Lý và giải thích tên đền thờ Bà chính là tên địa danh núi Kho. Theo văn bản ghi chép đƣợc Ban quản lý đền lƣu giữ thì đền Bà Chúa Kho từng đƣợc sửa chữa và phục dựng nhiều lần. Thời nhà Trần, nhân dân làm lại miếu Tiên Cô với quy mô lớn hơn so với khi mới lập; đến thời Lê, triều đình ban sắc và phong thần cho Bà Chúa Kho là "Chủ khố linh từ", dân làng và chính quyền địa phƣơng đã tiến hành tu bổ, mở rộng thành ngôi đền lớn khang trang. Thời Nguyễn, nhân dân tiến hành trùng tu lại đền. Nhƣng sau đó, vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XIX, đền Bà Chúa Kho bị thiên tai làm sụp đổ hƣ hại. Chính vì vậy, khi vua Tự Đức còn đƣơng trị vì, ông đã cho trùng tu lại đền vào năm 1859. Thời kỳ chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, ngôi đền bị tàn phá hƣ hỏng. Sau mỗi lần bị hủy hoại, dân làng Cổ Mễ có tiến hành sửa chữa nhỏ, tuy nhiên nhều hạng mục chƣa đƣợc phục hồi một cách triệt để. Vào những năm 1976 - 1977, đền Bà Chúa Kho bị xuống cấp nghiêm trọng, đồ thờ không còn, bia ký, thần phả bị thất lạc [22, tr.1]. Những ngƣời dân làng còn nhớ đền khi đó có không gian chật hẹp, chỉ có 3 gian nhỏ, ở cung Bà Chúa không còn tƣợng; khi đó 62 một số ngƣời làng có nhu cầu đến lễ giấu diếm bởi chính quyền cho rằng đó là hành vi mê tín dị đoan và cấm đoán việc đến lễ bái. Chính quyền muốn giải thiêng hóa ngôi đền, xóa bỏ mọi nhân tố tham gia sinh hoạt tại đền. Trƣớc thời điểm năm 1986, chính quyền địa phƣơng không quan tâm đến việc phục hồi di tích. Chính quyền xem sinh hoạt lễ nghi là duy tâm, không phù hợp với hiện đại và khoa học. “Nhà nƣớc cũng xem những sinh hoạt này là sự phung phí tài vật có thể đƣợc sử dụng hữu hiệu hơn để xây dựng và phát triển cũng nhƣ để hỗ trợ cho chiến tranh” [57, tr.5]. Thời kỳ này, chính quyền cho rằng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho gắn với mê tín dị đoan. Các hoạt động tín ngƣỡng ở đền Bà Chúa Kho bị ngăn cấm. Cuối năm 1980, trong một đợt khảo sát các di tích trên địa bàn làng Cổ Mễ của phòng Bảo tồn bảo tàng, cán bộ nghiệp vụ của Ty Văn hóa tỉnh Hà Bắc có đến xem xét đền Bà Chúa Kho và phát hiện ngôi đền đang trong tình trạng bị xuống cấp trầm trọng. Ông Nguyễn Tấn, ngƣời đầu tiên tham gia ban quản lý di tích đền Bà Chúa Kho, cho biết: "Thời kỳ trước Đổi mới, ủy ban mặt trận tổ quốc, xã, thôn, hội phật tử của huyện, tỉnh về phá đền Bà Chúa Kho. Người ta bốc tất cả từ bát đĩa, đồ thờ sang ủy ban, chôn hết các tượng. Riêng tượng Bà Chúa Kho phiên bản cũ, họ thả trôi sông. Về sau, tượng được người ta vớt về trưng bày tại bảo tàng tỉnh Bắc Ninh" [BBPV số 8, tr.224]. Trƣớc tình cảnh ngôi đền Bà Chúa Kho bị hủy hoại, nhiều ngƣời dân không đồng tình với chính quyền, nhƣng sợ không dám đứng ra ngăn cản. Ông Nguyễn Xuân Năm nhớ lại "vào năm 1982, khi chính quyền về làng hạ và vứt các đồ thờ ở đền đi, dân rất bức xúc, lúc đó không dám đấu tranh, chỉ biết làm đ n kiến nghị lên cấp trên" [BBPV số 13, tr.235]. Cũng năm 1982, tác giả Nguyễn Xuân Cần có công bố tác phẩm Gư ng mặt nghệ thuật Hà Bắc [21]. Tác giả của bài này đã dựa vào chất liệu của tác phẩm "Phong thổ Hà Bắc đời Lê" và truyền thuyết về Bà Chúa Kho, Bà Chúa Lẫm ở vùng Kinh Bắc để sáng tác ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của ngƣời phụ nữ Cổ Mễ xƣa nói riêng và phụ nữ xứ Bắc nói chung. Cuốn sách đó ra đời đúng vào hoàn cảnh ngôi đền Bà Chúa Kho vừa bị phá, tƣợng Bà Chúa Kho bị bỏ đi, chỉ còn lại ba gian nhà trống. Khi tác phẩm Gư ng mặt nghệ thuật Hà Bắc giới thiệu độc giả, quần chúng nhân dân ở làng Cổ Mễ đã có sự đón nhận và bắt đầu tỏ thái độ mạnh mẽ hơn đối với chính quyền. Ông Trần Văn Lạng - Nguyên giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, từng chứng kiến ngƣời dân đòi hỏi các cấp chính quyền xem xét lại giá trị ngôi đền Bà Chúa Kho 63 [65, tr.2]. Tuy nhiên, những phản ứng của ngƣời dân đã không đƣợc chính quyền đáp lại nhƣ mong muốn. 3.1.2. Tạo dựng đền Bà Chúa Kho trong thời kỳ Đổi mới Trong bối cảnh thời kỳ Đổi mới, làng Cổ Mễ đã có những động thái tích cực nhằm phục hồi sinh hoạt nghi lễ và các di tích thờ cúng của cộng đồng. Từ năm 1986 đến năm 1987, một nhóm ngƣời cao tuổi trong làng công khai dƣới danh nghĩa Hội ngƣời cao tuổi đã liên tục họp bàn công việc sửa chữa lại đền Bà Chúa Kho. “Hội cử các cụ ông gồm cụ Liên, cụ Nguyên, cụ Thái, cụ Đức và các cụ bà nhƣ cụ Vỗn, cụ Vững, cụ Thiên luân phiên ra đền trông nom, quét dọn. Hội ngƣời cao tuổi vận động các gia đình trong làng đóng góp công sức và một số kinh phí để lợp lại ngói, thay một số dui, hoành của đền” [6, tr. 2]. Đến năm 1988, đền Bà Chúa Kho chƣa có sự sửa chữa và xây dựng lớn, ngoài bức hoành phi chữ Hán lớn ghi Chủ khố linh từ (Đền thiêng thờ Chủ kho) đền chỉ còn đôi câu đối cổ [6, tr. 4]. Để có thể xây dựng lại đền, dân làng Cổ Mễ phải giải quyết 4 thách thức lớn. - Một là, cộng đồng phải xây dựng đền trong khi không có các tài liệu ghi chép đầy đủ về hệ thống điện thờ, tƣợng thờ, công trình kiến trúc có liên quan. Hầu hết đồ thờ cúng của đền đã bị hƣ hỏng hoặc thất lạc. - Hai là, chính quyền tuy không còn ngăn cấm nhƣ trƣớc nhƣng vẫn chƣa công khai ủng hộ việc xây dựng đền. Nói cách khác, chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa thừa nhận giá trị của tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho và di tích thờ cúng nhân vật này. - Ba là, nguồn kinh phí xây dựng đền quá ít ỏi. Đa số nhân dân Cổ Mễ là các gia đình nghèo nên mức đóng góp về kinh phí hỗ trợ việc xây dựng đền chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Do số lƣợng du khách và ngƣời đến lễ đền hạn chế nên nguồn tiền và đồ công đức hầu nhƣ không có. - Bốn là, việc xây dựng mở rộng đền gặp khó khăn về quỹ đất và giải phóng mặt bằng. Trƣớc đây, đền Bà Chúa Kho chƣa đƣợc chính quyền và cơ quan chức năng xác định rõ mốc giới và hành lang cần đƣợc bảo vệ. Trải qua thời gian, do nhiều nguyên nhân, diện tích đền bị thu hẹp đáng kể. Một số hộ gia đình, đơn vị bộ đội, cơ quan, xí nghiệp đã xây dựng công trình trong khu vực đất của đền. Để giải quyết những khó khăn trên đây, dân làng Cổ Mễ đã tiến hành các bƣớc đi quan trọng. 64 Đầu tiên, những thành viên tích cực trong Hội ngƣời cao tuổi họp bàn với nhau và đi tới thống nhất quan điểm cần phải tiếp cận và tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền xã, các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh trong việc xác định giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích đình, đền, chùa trên địa bàn. Ngƣời dân làng Cổ Mễ dự kiến tình huống nếu di tích đền Bà Chúa Kho đƣợc xếp hạng, việc xây dựng công trình tín ngƣỡng này sẽ dễ dàng hơn: dân làng có lý do để khôi phục, xây dựng các công trình trong khu vực đền, ngoài ra vì đây là di tích đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng nên có thể làng Cổ Mễ sẽ nhận đƣợc sự hỗ trợ kinh phí và chuyên môn từ phía Nhà nƣớc khi trình xây dựng lại đền. Trong bối cảnh, các làng xã trong tỉnh cạnh tranh nhau để tranh thủ chính quyền và các cơ quan Nhà nƣớc ủng hộ việc phục hồi lại nghi lễ sau Đổi mới, nhân dân Cổ Mễ đã có chiến lƣợc khôn khéo, tiếp cận trực tiếp với những cán bộ của Bảo tàng tỉnh Hà Bắc, Ty Văn hóa tỉnh Hà Bắc, kêu gọi sự giúp đỡ của họ về nghiên cứu các di tích đình, đền, chùa trên địa bàn. Với nỗ lực không biết mệt mỏi, ngƣời dân Cổ Mễ cuối cùng cũng đã thành công. Ông Nguyễn Xuân Năm, một thành viên Hội ngƣời cao tuổi, còn nhớ rằng “sau khi có đ n kiến nghị của dân làng, Ty Văn hóa tỉnh Hà Bắc đã cử cán bộ về đây nghiên cứu, tìm hiểu trong 3 tháng nhằm giúp địa phư ng lập hồ s di tích đền Bà Chúa Kho. Hai cán bộ Nguyễn Huy Hạnh và Nguyễn Xuân Cần là những người đóng góp tích cực nhất trong việc xây dựng hồ s . Sau đó, tỉnh Hà Bắc đã đệ trình hồ s lên Bộ Văn hóa và được Bộ chấp nhận” [BBPV số 13, tr.235]. Ngày 21 tháng 01 năm 1989, Bộ Văn hoá đã ký Quyết định số 100/VHQĐ công nhận di tích đình, đền, chùa Cổ Mễ, xã Vũ Ninh (nay là khu Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh) là di tích lịch sử văn hóa. Theo hồ sơ đƣợc công nhận, diện tích cả khu vực đền Bà Chúa Kho khi đó chỉ có 20.000m2 tức bằng khoảng một nửa diện tích bây giờ. Sau khi nhận Quyết định của Bộ Văn hóa, dân làng Cổ Mễ cảm thấy rất phấn khởi, tự hào. Chính quyền địa phƣơng cũng cảm thấy vui mừng, coi sự kiện này nhƣ một thành tích của địa phƣơng trong việc bảo vệ di sản văn hóa. Về phía Hội ngƣời cao tuổi, các thành viên nhận thấy mục tiêu bƣớc đầu đã đạt đƣợc. Kế hoạch tiếp theo của họ là nhằm đến một mốc quan trọng hơn: đó là xây dựng lại công trình tín ngƣỡng Bà Chúa Kho. Để xây dựng lại đền, những thành viên Hội ngƣời cao tuổi trong làng, trên cơ sở sự ủng hộ từ phía chính quyền địa phƣơng đã tiến hành thu thập các nguồn tài liệu có liên quan đến ngôi đền Bà Chúa Kho. Họ tìm đến 65 những ngƣời dân, cán bộ nghiên cứu am hiểu về lịch sử của ngôi đền đề nghị cung cấp tƣ liệu. Trên cơ sở những tài liệu văn bản và truyền miệng, dân làng nhận thấy một mặt không thể phục hồi ngôi đền một cách nguyên vẹn nhƣ trƣớc; mặt khác cần phải có sự điều chỉnh quy hoạch lại ngôi đền để đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu sinh hoạt tín ngƣỡng của cộng đồng và du khách thập phƣơng tìm đến lễ bái. Ngày 12 tháng 11 năm 1991, Sở Văn hóa tỉnh Hà Bắc ban hành Quyết định số 86/QĐ-VH với nội dung đồng thuận việc phục hồi, tu bổ lại đền Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ. Căn cứ vào Quyết định này, chính quyền xã và ngƣời dân làng Cổ Mễ đã tiến hành phục hồi, xây dựng lại đền theo định hƣớng đã đặt ra. Để xây dựng lại đền, nhân dân làng Cổ Mễ đã phải huy động nguồn kinh phí bằng nhiều cách. Một mặt, họ kêu gọi các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, các hộ gia đình trong làng tùy tâm đóng góp; mặt khác, họ tìm cách tuyên truyền để khách thập phƣơng tìm đến đền Bà Chúa Kho tham quan, làm lễ từ đó đóng góp công đức xây dựng đền. Trong giai đoạn làng Cổ Mễ xây dựng đền, tác động của kinh tế thị trƣờng đã bắt đầu có sức lan tỏa. Số lƣợng hàng hóa trao đổi trong vùng có sự tăng trƣởng đột biến so với trƣớc Đổi mới, đặc biệt sau khi Việt Nam bình thƣờng hóa quan hệ với Trung Quốc. Làng Cổ Mễ nằm trên tuyến hành lang vận chuyển hàng hóa nhộn nhịp từ các tỉnh vùng biên giới phía Nam Trung Quốc tới thủ đô Hà Nội nên thƣờng xuyên có một số lƣợng lớn những ngƣời làm nghề kinh doanh, buôn bán qua lại. Trong thời gian này, số lƣợng khách thập phƣơng đến tham quan và cúng lễ ở đền Bà Chúa Kho tăng lên nhanh chóng. Trƣớc nhu cầu của dân làng và khách thập phƣơng đến lễ, việc xây dựng đền Bà Chúa Kho trở nên cấp thiết. Năm 1992, nhân dân làng Cổ Mễ thành lập Ban Quản lý đền, Ban xây dựng đền với thành phần chủ yếu là thành viên Hội ngƣời Cao tuổi và bắt đầu tiến hành xây dựng những hạng mục quan trọng của đền. Trong bối cảnh kinh phí còn eo hẹp, những ngƣời có trách nhiệm quyết định phân chia quá trình xây dựng đền làm nhiều giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, làng Cổ Mễ tập trung làm các cung chính; các giai đoạn tiếp theo mới xây dựng các gian thờ khác và công trình phụ trợ. Ngay từ đầu, việc xây dựng đền đã không theo phƣơng án phục hồi nguyên gốc ngôi đền trong quá khứ. Những ngƣời trong Ban xây dựng muốn đầu tƣ một công trình quy mô và có dự kiến đến nhu cầu đi lễ của những đối tƣợng bên ngoài cộng đồng. Ông Trân, Trƣởng ban xây dựng đền năm 2013 cho biết “trước khi trùng tu tôn tạo đền năm 1992, những người đại diện nhân dân làng Cổ Mễ chịu trách nhiệm xây 66 dựng lại đền đã nhờ đến các kiến trúc sư có kinh nghiệm xây dựng các công trình tâm linh văn hóa và quy hoạch tổng thể vẽ bản thiết kế với yêu cầu cố gắng làm sao không làm mất đi những giá trị gốc của di tích” [BBPV số 10, tr.228]. Do không có tài liệu nào ghi chép về điện thờ, cách bài trí và hệ thống tƣợng, nên việc dựng lại ngôi đền gặp rất nhiều khó khăn. Năm 1992, căn cứ vào dấu tích và sự chỉ dẫn của những ngƣời cao tuổi trong làng, dân làng Cổ Mễ đã tiến hành xây dựng hậu cung, cung đệ nhị, cung đệ nhất, nghi môn và một số công trình phụ trợ khác theo sự hƣớng dẫn của cơ quan chuyên môn Bảo tàng Hà Bắc. Theo nhận xét của một số ngƣời dân trong làng, các công trình trên có nhiều điểm khác biệt so với đền Bà Chúa Kho trong quá khứ; một số phƣơng pháp thi công mang tính thủ công, hình thức kết cấu và hoa văn trang trí theo kiểu truyền thống vẫn thƣờng sử dụng ở các đình, đền trong vùng. Đồng thời với quá trình xây dựng các cung thờ, nhân dân làng Cổ Mễ tiến hành mua sắm, đặt làm các đồ thờ tại các cửa hàng hoặc cơ sở sản xuất trong vùng. Tháng 9 năm 1993, dân làng tổ chức đúc lại tƣợng Bà Chúa; xây dựng thêm gian thờ Ban Cô, Ban Cậu, Tòa Cửu Trùng Thiên, Sơn Trang, Nhà Thủ nhang, nhà làm việc của Ban quản lý, nhà bếp; lát sân đền. So với ngôi đền cũ, ngôi đền mới đƣợc phục dựng lại vào năm 1994 có quy mô lớn hơn, các gian thờ cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, quá trình xây dựng vẫn chƣa dừng lại. Kể từ khi đƣợc hoàn thành giai đoạn thứ hai, đền Bà Chúa Kho thu hút ngày càng đông khách tham quan và ngƣời đến lễ bái, cung tiến công đức. Phạm vi khu vực đền khi đó rất chật hẹp, phía trƣớc nghi môn và xung quanh đền bị giới hạn bởi nhà ở của các hộ dân và cơ sở sản xuất của Xí nghiệp Cơ khí Đáp Cầu, Xí nghiệp Mộc xẻ… Ban Quản lý di tích đã phối hợp với UBND xã Vũ Ninh làm văn bản đề nghị UBND tỉnh Hà Bắc cho phép mở rộng mặt bằng khu vực đền, cụ thể là đã xin Sở Xây dựng Hà Bắc chuyển quyền sử dụng đất từ Nhà máy cơ khí Đáp Cầu, Xí nghiệp Mộc Xẻ cho đền. Ban quản lý di tích muốn mở rộng đền sang hai bên phía xí nghiệp Cơ khí Đáp Cầu, xí nghiệp Mộc xẻ khoảng 4000m2. Họ cũng liên hệ với Bộ Quốc Phòng xin mua lại gần 6000m2 đất của Trƣờng Sỹ quan công binh để tôn tạo thành bãi để xe. Việc mở rộng diện tích đền gặp nhiều khó khăn bởi UBND tỉnh Hà Bắc chỉ phê duyệt trên cơ sở thỏa thuận giữa đền với các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình đang sử dụng đất di tích. Do đó, Ban quản lý đền, đặc biệt là những thành viên Hội ngƣời Cao tuổi phải 67 mất nhiều thời gian và công sức trong việc thƣơng thảo với các cơ quan và hộ dân. Cuối cùng các bên cũng đi tới sự đồng thuận: xí nghiệp Cơ khí Đáp Cầu, xí nghiệp Mộc xẻ và các hộ dân đồng ý với phƣơng án của Ban quản lý đền Bà Chúa Kho, nhƣờng lại phần diện tích đất của mình. Đền Bà Chúa Kho đƣợc mở rộng thêm đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho khách thập phƣơng đến làm lễ. Ngƣời ta không còn chứng kiến cảnh ùn tắc, chen lấn nhƣ trƣớc. Bên cạnh đó, Ban quản lý đền đã xây dựng một số ki ốt để cho thuê kinh doanh mặt hàng phục vụ nhu cầu tín ngƣỡng cho ngƣời đến cúng lễ. Nguồn thu từ các ki ốt dịch vụ thông qua hình thức đầu thầu đem lại cho đền một khoản kinh phí lớn từ đó quay trở lại để đầu tƣ xây dựng đền. Nó cũng giúp đem lại cơ hội làm ăn, nâng cao mức thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nghề nghiệp theo hƣớng "giảm nông, trọng dịch vụ" ở làng Cổ Mễ. Sau khi mở rộng diện tích khuôn viên, Ban Quản lý đền đã quy hoạch lại mặt bằng di tích đền Bà Chúa Kho; tiếp tục tiến hành xây dựng Đền Trình, nghi môn ngoài, nghi môn trong, gác chuông, nhà bia ghi tiểu sử và công đức Bà Chúa Kho, nhà khách, nhà làm việc của Ban quản lý di tích, nhà bếp, nhà vệ sinh, tƣờng hoa, bể cảnh, nơi sửa soạn đồ lễ của du khách; mở rộng đƣờng vào đền. Đồng thời với việc xây dựng các công trình bên trong đền, nhân dân làng Cổ Mễ còn quan tâm cải tạo cảnh quan xung quanh đền. Đền Bà Chúa Kho xây dựng trên sƣờn phía Nam núi Kho. Xƣa kia, núi Kho có nhiều cây xanh bao phủ. Nhƣng sau này, cảnh quan bên ngoài và bên trong đền cũng bị xâm phạm và hủy hoại. Năm 1993, UBND xã Vũ Ninh giao cho đền 2,1 ha đất trồng đồi cây, và xây nhà tƣởng niệm Bác Hồ trên núi Kho. Năm 1995, Ban Quản lý di tích đền đã phát động nhân dân địa phƣơng tiến hành trồng cây lấy gỗ trên núi Kho. Nhờ phong trào này, cảnh quan đền Bà Chúa Kho đã trở nên xanh đẹp hơn. Trong tƣơng lai, theo bản quy hoạch xây dựng mà Ban Quản lý di tích và chính quyền địa phƣơng cho lập ra, việc mở rộng và xây dựng đền Bà Chúa Kho sẽ còn tiếp tục diễn ra trong nhiều năm tới. Về việc trùng tu và mở rộng, ông Nguyễn Tấn, thành viên Ban Quản lý đền Bà Chúa Kho cho biết “Năm 2014 - 2015, Ban sẽ tiếp tục tiến hành khởi công xây dựng Nhà vọng cảnh trên đồi (Núi Kho), Bia Chiến thắng gắn nội dung ghi sự kiện lịch sử cũ và lịch sử mới, trong đó có chiến công của 12 cô gái Hà Bắc bắn r i máy bay giặc Mỹ (chính tại địa điểm đền là n i bắn r i máy bay). Ngoài 68 ra, Ban còn đầu tư vài trăm triệu đồng xây dựng phù điêu, tượng đài, mô hình khẩu pháo 37 ly”[BBPV số 8, tr.224]. Việc đƣa nội dung lịch sử mới kết hợp với lịch sử cũ đƣợc ông Tấn cho rằng là để giáo dục thế hệ sau. Cho đến nay, đền Bà Chúa Kho đã trở thành một quần thể công trình tín ngƣỡng quy mô. Tổng diện tích toàn bộ khu vực đền hiện nay là 40.000m2, trong đó khuôn viên di tích là: 5.000m2, bãi đỗ xe là 15.000m2, đồi cây là 20.000m2. Cùng với việc mở rộng không gian di tích, cộng đồng làng Cổ Mễ đã tiếp nhận yếu tố tín ngƣỡng truyền thống bên ngoài địa phƣơng vào hệ thống thần điện thờ Bà Chúa Kho. Tuy nhiên, sự tiếp nhận này không làm mất đi bản sắc của cộng đồng. Cụ thể là ngƣời dân Cổ Mễ đã chủ động hội nhập tín ngƣỡng thờ Mẫu vào điện thần Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ. “Tín ngƣỡng Bà Chúa Kho khi liên quan đến tín ngƣỡng thờ Mẫu làm cho hệ thống điện thờ trở nên đa dạng” [34, tr.17]. Đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ có thần điện mở, dung nạp nhiều vị thần, đƣợc bồi đắp dần theo dòng chảy thời gian. Bằng sự góp nhặt từng nhân vật vào thần điện, đặc biệt với sự góp mặt của tín ngƣỡng thờ Mẫu, Tứ Phủ, những ngƣời dân làng Cổ Mễ đã có ý thức vun vén tạo một vị thế riêng cho tín ngƣỡng Bà Chúa Kho. Theo thông tin cung cấp của Ban quản lý di tích đền Bà Chúa Kho, vào thời điểm đƣợc công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 1989, đền chƣa có sự thờ tự nhƣ hiện nay. Các đối tƣợng đƣợc thờ cúng tại quần thể điện thờ Bà Chúa Kho hiện nay khá đa dạng, trong đó nhiều đối tƣợng mới đƣợc du nhập vào. Hệ thống điện thần có thể phân thành 5 nhóm đối tƣợng thờ: 1/ Bà Chúa Kho; 2/ Các thần linh của hệ thống đạo Mẫu; 3/ Các vị thần tự nhiên: thần cây, núi, đá; 4/ Các vị thánh thần không chính thức đƣợc ngƣời dân các nơi cung tiến và đƣa vào thờ cúng; 5/ Những ngƣời có công với việc bảo vệ ngôi đền về mặt tâm linh (các ông bà đồng, các ông thủ từ trƣớc đây đã khuất...). Hệ thống điện thờ trung tâm của khu đền gồm ba tòa nhà, mỗi tòa ba gian, nằm song song và tiếp liền nhau. Đó là cung Thƣợng, cung Đệ Nhị và cung Đệ Tam. Ngoài ra còn có tòa Tiền tế Sơn Trang, lầu Cô, lầu Cậu, ban thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên, ban Mẫu Địa, miếu Ông Cóc... Ngoài các đồ tự thờ thần nhƣ lỗ bộ, tàn lọng, hoành phi, câu đối... còn có các loại nón thờ của Đạo Mẫu treo tại các ban thờ, tất cả đều mới đƣợc các con nhang đệ tử nhập vào những năm gần đây. Trong hệ thống thần điện này, Bà Chúa Kho vẫn chiếm ngôi vị cao nhất và trở thành Chủ điện thờ. Sự khẳng định vai 69 trò của Bà ở một vị thế tối cao trong bối cảnh điện thần đƣợc mở rộng đã phản ánh nhu cầu của ngƣời dân Cổ Mễ muốn nâng cao vị thế của Bà. Điều này làm nên tính độc đáo "bản sắc" trong văn hóa tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ. Việc tạo dựng không gian thờ cúng tại đền Bà Chúa Kho đã tạo nên một sức hấp dẫn tâm linh đối với ngƣời dân trong và ngoài cộng đồng trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng ngày càng phát triển. Số lƣợng du khách thập phƣơng đến lễ Bà Chúa Kho không ngừng tăng là một dấu hiệu cho thấy sự đồng thuận của ngƣời dân đối với việc xây dựng, mở rộng không gian tín ngƣỡng này. Kết quả điền dã của chúng tôi tại đền Bà Chúa Kho trong vài năm trở lại đây cho thấy, hầu hết du khách tin rằng đây là công trình tín ngƣỡng phục hồi lại trên cơ sở ngôi đền cũ, đúng với di tích cũ. Họ nhận thấy cách bài trí điện thờ và kiến trúc ngôi đền Bà Chúa Kho không "kệch cỡm", "lai ghép" quá mức. Có thể ngƣời bên ngoài làng Cổ Mễ không hiểu rõ về quá khứ của làng, nên không phân biệt đƣợc sự khác biệt về kiến trúc, hệ thống điện thờ đền Bà Chúa Kho hiện nay so với trƣớc kia. Bên cạnh đó, các nhân vật thờ trong đền mới là đối tƣợng quan tâm chính của họ. Ngoài ra, sự mở rộng khuôn viên, cải tạo cảnh quan là một điểm tích cực đáng ghi nhận đối với di tích đền Bà Chúa Kho, giúp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngƣời đi lễ. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai ngôi đền trƣớc và sau này là sự thật rõ ràng. Ngôi đền hiện nay là kết quả sáng tạo của ngƣời dân làng Cổ Mễ đƣơng thời. Nó đƣợc biến đổi từ ngôi đền quá khứ cho phù hợp với bối cảnh mới. Vấn đề là ở chỗ, cộng đồng làng Cổ Mễ đã sáng tạo không gian thờ cúng mới hết sức khéo léo, biết huy động sự tham gia của mọi ngƣời dân vào quá trình xây dựng ngay từ đầu; sử dụng phƣơng pháp xây dựng theo kiểu truyền thống, chọn lựa và vận dụng cách thiết lập hệ thống biểu tƣợng nhân vật thờ cúng vào hệ thống thần điện phù hợp với tâm lý truyền thống dân tộc; và tôn trọng giá trị bản sắc địa phƣơng; họ cũng lồng ghép việc thay đổi không gian mới với những thay đổi về nghi lễ và truyền thuyết nên ngƣời đến lễ dễ dàng chấp nhận ngôi đền mới nhƣ đã tồn tại nhƣ thế từ rất lâu trong quá khứ. Đây chính là một sự "thành công" của cộng đồng trong sáng tạo không gian tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ. 3.2. Sáng tạo trong thực hành tín ngƣỡng Bà Chúa Kho 3.2.1. Đặc điểm sinh hoạt tín ngưỡng Bà Chúa Kho trước thời kỳ Đổi mới Cho đến nay, có rất ít thông tin đề cập đến hoạt động sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho trƣớc thời kỳ Đổi mới. Tƣơng truyền, dân làng Cổ Mễ trƣớc đây ăn lộc ở 70 trang ấp của Bà Chúa Kho, trƣớc tấm lòng nhân hậu yêu dân của Bà nên họ coi Bà nhƣ ngƣời Mẹ. Sau khi Bà mất, dân làng thƣơng tiếc và tôn thờ. Vào ngày giỗ Bà (ngày12 tháng Giêng) cũng là ngày hội làng, các hộ gia đình thƣờng mang một mâm gạo nếp và mâm gạo tẻ cùng với mâm lễ đơn sơ, chủ yếu là đồ chay (xôi, bánh trái, hoa quả) ra đền để dâng lễ lên Bà. Vào dịp lễ hội đình làng Cổ Mễ, ngƣời dân có tục rƣớc kiệu ở đền Bà Chúa Kho ra Nghè (sát sông Cầu thờ Thánh Tam Giang) để yết kiến Đức Thành hoàng trƣớc khi về đình làng để chính thức tế lễ và mở hội. Theo lời kể của một số ngƣời dân làng Cổ Mễ, trƣớc đây tại đền Bà Chúa Kho đã có tục cúng tiền vàng mã kèm đồ lễ, nhƣng chỉ là vàng thoi làm bằng giấy nhỏ nhƣ bao diêm. Những ngƣời đến lễ Bà Chúa khấn và họa hoằn mới có ngƣời xin một tờ tiền vàng tƣợng trƣng đem về đặt lên bàn thờ trong nhà để lấy may mắn. Đền Bà Chúa Kho ban đầu chủ yếu phục vụ nhu cầu của những ngƣời trong cộng đồng làng. Trƣớc năm 1970, những ngƣời hành lễ ở đền là ngƣời có căn đồng, trong đó có ngƣời là dân địa phƣơng và không phải là dân địa phƣơng đƣợc dân làng Cổ Mễ giao cho quản lý đền, đó là bà đồng Lấp, bà đồng Mầu, bà đồng Xuân. Sau thời gian bị chính quyền ngăn cấm, cho là hành vi mê tín, hoạt động sinh hoạt nghi lễ ở đền Bà Chúa Kho dần mai một. Việc thờ cúng Bà chỉ có một số ngƣời dân thực hành một cách "lén lút" không chính thức. Cho đến trƣớc thời kỳ Đổi mới, làng không còn tổ chức lễ hội mang tính cộng đồng nào có liên quan đến Bà Chúa Kho. 3.2.2. Tái tạo sinh hoạt nghi lễ thờ Bà Chúa Kho trong thời kỳ Đổi mới Dƣới tác động của kinh tế thị trƣờng và chính sách đổi mới của Nhà nƣớc sinh hoạt tín ngƣỡng truyền thống ở vùng châu thổ Bắc Bộ nói chung, làng Cổ Mễ nói riêng có điều kiện thuận lợi để phục hồi. Để tái tạo lại sinh hoạt tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho, ngƣời dân làng Cổ Mễ đã không giữ nguyên nghi lễ nhƣ trong quá khứ mà biến đổi chúng cho phù hợp với bối cảnh mới (chủ thể đi lễ, thời gian thực hành nghi lễ, mục đích đi lễ thay đổi…). Những năm đầu thời kỳ Đổi mới cho đến trƣớc thời điểm Nhà nƣớc công nhận xếp hạng cho ngôi đền Bà Chúa Kho, có một số khách thập phƣơng ở các tỉnh khác đến lễ nhƣng chƣa có hiện tƣợng xin lộc vay tiền, “vay” và “ trả” tiền vàng, đồ mã với số lƣợng lớn. 71 Theo lời kể khá giống nhau của các thành viên Ban Quản lý đền Bà Chúa Kho Cổ Mễ, sự xuất hiện nghi lễ vay tiền ở đền chỉ diễn ra sau khi đền đƣợc Bộ Văn hoá ban hành Quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1989. Lúc đầu, do một số khách thập phƣơng là ngƣời làm ăn buôn bán, tìm đến lễ bái và thấy ứng nghiệm “cầu đƣợc ƣớc thấy” nên cho rằng ngôi đền linh thiêng, đã tự động mua nhiều vàng mã đến để tạ ơn Thần Thánh, đồng thời truyền tai về sự huyền bí linh thiêng của đền Bà Chúa Kho. Từ đó, đền mới có hiện tƣợng bùng phát tục “vay” và “trả” tiền vàng, đồ mã với số lƣợng lớn. Những ngƣời đến lễ Bà Chúa Kho có nhiều mục đích, trong đó có một bộ phận không nhỏ tìm đến để vay tiền của Bà Chúa để làm ăn, kinh doanh và chi cho các nhu cầu khác trong cuộc sống (mua sắm nhà cửa, ô tô, phục vụ nhu cầu đi học, xuất khẩu lao động, chữa bệnh, thậm chí lo chạy chức quyền…) . Hiện nay, chủ thể đi lễ ở đền Bà Chúa Kho không còn giống nhƣ thời kỳ trƣớc Đổi mới, không còn bó hẹp trong bộ phận ngƣời dân địa phƣơng mà chủ yếu là khách thập phƣơng bên ngoài cộng đồng. Kết quả điều tra xã hội học đƣợc chúng tôi tiến hành gần đây đã cho thấy nguồn gốc ngƣời đi lễ khá đa dạng. Tỷ lệ ngƣời đi lễ tại đền Bà Chúa Kho đến từ Hà Nội đông nhất chiếm tới 59.0% tổng số ngƣời đƣợc hỏi; từ tỉnh Bắc Ninh chiếm 10.6%; tỉnh Bắc Giang chiếm 6.8%. Tỷ lệ còn lại đến từ các tỉnh khác (nhƣ Thái Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hƣng Yên, Sơn La, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Nam Định…). Con số nguồn gốc ngƣời đi lễ cho thấy sức lan tỏa mạnh mẽ của tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho trong vùng châu thổ Bắc Bộ và chủ thể đi lễ Bà Chúa Kho không phải là ngƣời trong cộng đồng mà chủ yếu là từ các tỉnh thành trong vùng. Bảng 1: Người đi lễ từ các tỉnh, thành phố Tỉnh, thành phố Tần số (ngƣời) Tần suất (%) Bắc Giang 27 6.8 Bắc Ninh 42 10.6 Hà Nội 235 59.0 Thái Bình 13 3.3 Thanh Hóa 13 3.3 Hải Phòng 12 3.0 Hƣng Yên 10 2.5 Các tỉnh khác 59 11.5 72 Nếu nhƣ trƣớc đây, nghề nghiệp của những ngƣời đi lễ chủ yếu làm nông nghiệp thì đến nay nhóm nghề nghiệp này đã giảm mạnh nhƣờng cho các nhóm nghề kinh doanh buôn bán và làm việc trong cơ quan nhà nƣớc. Theo kết quả điều tra xã hội học, có 2 nhóm đi lễ chính ở đền Bà Chúa Kho là: kinh doanh, buôn bán chiếm 36.2% trong tổng số ngƣời đƣợc phỏng vấn, và cán bộ viên chức nhà nƣớc chiếm 30.4%. Đứng thứ ba là nhóm ngƣời làm nghề tự do chiếm 10.8%. Nhóm có tần suất đi lễ thấp là công nhân, học sinh, sinh viên, nội trợ, ngƣời làm ruộng… Sự thay đổi chủ thể đi lễ ở đền Bà Chúa Kho có nét tƣơng đồng với quá trình chuyển đổi lao động nghề nghiệp ở vùng châu thổ Bắc Bộ sau Đổi mới: tỷ lệ nhóm lao động dịch vụ có xu hƣớng tăng và nhóm lao động nông nghiệp có xu hƣớng giảm. Bảng 2: Thành phần người đi lễ Tần số (ngƣời) Tần suất (%) CBVCNN 144 30.4 Công nhân 25 6.3 Học sinh, sinh viên 24 6.0 Kinh doanh, buôn bán 121 36.2 Làm ruộng 19 4.8 Nghề tự do 43 10.8 Nội trợ 11 2.8 Hƣu trí 10 2.5 Khác 1 0.3 Thành phần Tác giả Nguyễn Chí Bền, qua các nghiên cứu trƣờng hợp của ông, đã rút ra một kết luận khá lý thú: “Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ dẫn tới niềm tin tín ngƣỡng khác nhau nơi họ, nói khác đi tí chút là đối tƣợng thờ cúng của cƣ dân mỗi ngành nghề sẽ khác nhau” [15, tr. 66]. Ở trƣờng hợp sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ, sự thay đổi thành phần đi lễ đã diễn ra tƣơng tự. Những ngƣời tới làm lễ không còn là những nông dân nhƣ trƣớc kia, mà nay là những ngƣời thuộc các tầng lớp khác nhau, trong đó chủ yếu là những thƣơng nhân, thị dân, viên chức nhà nƣớc. Sự thay đổi đối tƣợng đi lễ dẫn đến sự thay đổi thời gian thực hành nghi lễ. Do phụ thuộc thời gian đi lễ của những ngƣời bên ngoài cộng đồng và các tầng lớp nghề nghiệp 73 khác nhau nên việc tổ chức thực hành nghi lễ ở đền Bà Chúa Kho không có phần hội; và không còn diễn ra trong một vài ngày nhƣ trong quá khứ. Ban đầu, ngƣời ta tổ chức với thời gian tập trung vào 3 tháng (tháng giêng, tháng hai, tháng 12). Đầu năm vào khoảng tháng giêng và tháng hai âm lịch, du khách đi lễ đền Bà để xin lộc rơi lộc vãi, cầu mọi sự tốt lành và “vay tiền” Bà. Cuối năm, vào tháng 12 âm lịch là dịp ngƣời ta “trả lễ”, lễ tạ ơn Bà Chúa. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu đi lễ của khách thập phƣơng ngày càng tăng, ngƣời dân Cổ Mễ đã tiếp tục "phá lệ" cũ để phục vụ ngƣời dân đi lễ trong suốt cả năm. "Miễn cứ khách có nhu cầu đến lễ là chúng tôi phục vụ, bất kể đó là ngày nào. Ở đây không có sự phân biệt làm lễ nhƣ các nơi khác", một ngƣời trong Ban quản lý di tích nói với chúng tôi khi đƣợc hỏi rằng thời gian nào trong năm Ban tổ chức mở cửa đền cho khách thập phƣơng đến làm lễ. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn những ngƣời đi lễ. Các tƣ liệu phỏng vấn đã cho thấy rằng ngƣời đến cầu cúng Bà Chúa Kho không có mục đích giống nhau và có sự phân hóa theo nghề nghiệp. Trong cách giải thích của những ngƣời làm nghề buôn bán, kinh doanh, Bà Chúa Kho có vai trò nhƣ một vị thánh ban phát tài lộc theo kiểu “vay trả” nhƣ một “chủ nhà băng”. Khi đi lễ vay đƣợc tiền của Bà Chúa Kho, những ngƣời kinh doanh buôn bán có tâm thế an tâm, tự tin để khởi sự công việc trong năm đƣợc hanh thông vì có thần linh phù hộ. Mặt khác, nguyên tắc đã “vay” thì có “trả” đƣợc những ngƣời đi lễ ý thức nhƣ một thứ cam kết tâm linh, khiến họ phải không ngừng cố gắng vƣơn lên làm ăn để giữ “chữ tín” với Bà Chúa. Một số cán bộ công tác trong bộ máy nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân đến lễ Bà Chúa Kho với mục đích cầu xin Bà Chúa Kho giúp đỡ họ “thăng quan tiến chức”. Đối với các thành phần học sinh, sinh viên, giáo viên,... họ đi lễ đền Bà Chúa Kho không chỉ cầu về tiền bạc mà còn cầu sức khỏe, công danh, tình duyên, con cái, bình an,… Tuy nhiên, nhiều ngƣời trong số họ đã làm lễ vay tiền Bà Chúa Kho. Mục đích của họ nhằm tăng thu nhập trong năm. Qua cách họ làm lễ vay tiền, chúng ta có thể khẳng định họ không chỉ coi Bà Chúa Kho là vị thần bảo hộ sức khỏe, tình duyên mà còn coi Bà nhƣ một vị thần cho vay, làm tăng thu nhập. Biểu đồ dƣới đây minh họa cho sự phân hóa trong mục đích đi lễ Bà Chúa Kho của những ngƣời tham gia thực hành tín ngƣỡng ở đây. 74 100 91 80 60 40 20 0 27,1 17,1 7 34,2 9,5 4,8 10,5 Sức khỏe, Cầu công Cầu duyên Cầu tự Cầu buôn Cầu tiền, Xin lộc Bà bình an danh may bán vàng của Chúa Kho đắt Bà Chúa Kho Khác Biểu đồ 1: Những điều người đi lễ cầu khi lễ ở đền Bà Chúa Kho, Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (%) Có tới 91.0% những ngƣời đƣợc hỏi cho chúng tôi biết họ cầu sức khỏe, bình an. Số ngƣời đến vì mục đích vay tiền, vàng của Bà Chúa Kho chiếm 34.2% và cầu buôn may bán đắt là 27.1%. Chúng tôi đã tiến hành quan sát và ghi chép tại đền, tiếp cận với những ngƣời khấn thuê và nhận thấy nội dung khấn của ngƣời đi lễ tùy thuộc vào mong muốn của từng ngƣời với từng nghề nghiệp. Điều này đƣợc thể hiện rõ nhất qua những bài khấn của ngƣời khấn thuê [PL 12, tr.244]. Ngay trong nhóm đi lễ vì mục đích vay tiền, mức độ tin vào sự linh thiêng của Bà Chúa Kho cũng không hoàn toàn giống nhau. Các nhóm nghề nghiệp rất tin vào việc vay tiền Bà Chúa Kho sẽ thuận lợi cho buôn bán chiếm tỷ lệ cao nhƣ: kinh doanh, buôn bán là 36.7%; nội trợ là 45.5%; làm ruộng chiếm 50.0%, nghề tự do là 36.6%. Bảng 3: Tương quan giữa nghề nghiệp với mức độ tin của người đi lễ vào việc vay tiền Bà Chúa Kho sẽ thuận lợi cho kinh doanh, buôn bán (%) Mức độ tin CBCN Công VC nhân Học sinh, Kinh Hƣu sinh viên doanh, BB trí Làm ruộng Nội trợ Tự do Rất tin 17.1 20.0 33.3 36.7 20.0 50.0 45.5 36.6 Hơi tin 70.0 68.0 54.2 55.0 70.0 44.4 27.3 56.1 Không tin 12.9 12.0 12.5 8.3 10.0 5.6 27.3 7.3 75 Có một sự lý thú trong các câu trả lời của ngƣời đi lễ là nhóm làm công việc nội trợ và làm ruộng khá tin tƣởng vào sự linh thiêng của Bà Chúa Kho trong việc đem lại sự thuận lợi cho những ngƣời vay tiền vì mục đích kinh doanh, buôn bán. Điều này cho thấy, những ngƣời làm nghề nội trợ và nông nghiệp tin rằng Bà Chúa Kho là vị thánh "hợp" với nhóm những ngƣời làm nghề kinh doanh, buôn bán. Việc những ngƣời đến lễ mua nhiều vàng mã và trả nhiều vàng mã khiến họ tin rằng đây là dấu hiệu thành công trên thƣơng trƣờng của ngƣời kinh doanh, buôn bán. Chính vì vậy họ đồng tình với việc vay tiền Bà Chúa Kho sẽ thuận lợi cho kinh doanh, buôn bán. Ngoài ra, ngƣời ta cũng thấy một dấu hiệu rõ rệt khác là hành vi mua vàng mã làm lễ vay tiền đầu năm, trả lễ cuối năm thực sự đã đem lại thu nhập cao cho những ngƣời làng Cổ Mễ làm dịch vụ kinh doanh bán hàng. Kết quả điều tra cũng cho thấy giữa các nhóm nghề nghiệp có mối tƣơng quan tỷ lệ thuận với mức độ tin vào việc vay tiền Bà Chúa Kho sẽ thuận lợi cho kinh doanh, buôn bán. Tỷ lệ những nhóm nghề nghiệp không tin vào điều này rất thấp. Đa số rất tin hoặc hơi tin vào sự linh nghiệm của Bà Chúa Kho dành cho mục đích đi lễ trên đây. Bên cạnh đối tƣợng đi lễ mục đích cầu sức khỏe, bình an, vay tiền xin lộc, một số ngƣời đi lễ cho biết họ có mục đích cầu công danh, công việc thuận lợi. Tuy nhiên cũng có một số ngƣời đi lễ đền Bà để giải tỏa tâm lý tội lỗi nhƣ làm ăn bất chính: buôn lậu, chốn thuế, tham nhũng, tranh giành quyền lực… Họ tìm đến nơi cửa Bà Chúa Kho mong một sự phù trợ, một chỗ dựa của niềm tin, một liệu pháp tâm lý đơn giản, hữu hiệu và phổ dụng. Đời sống tâm linh của ngƣời đi lễ ngày hôm nay đã có nhiều thay đổi, nó không còn giữ đƣợc giá trị nguyên bản. Trƣớc đây, ngƣời ta đi lễ để cho tinh thần thanh thản, để nhắc nhở bản thân mình sống tốt, sống thiện để tích đức cho con cháu đời sau. Ngày nay, con ngƣời đến với chốn linh thiêng đã có phần thực dụng, vụ lợi. Những quan sát của tác giả Nguyễn Kim Hiền cho chúng ta thấy: “Trong môi trƣờng đi lễ, cả hai kiểu hành xử điển hình của thời điểm chuyển đổi cơ chế. Một loại là việc những ngƣời nằm trong khu vực Nhà nƣớc lợi dụng chức quyền để chiếm đoạt của công và của dân, một loại là những ngƣời buôn bán tự do, thực hiện triệt để việc buôn bán trốn thuế dƣới tất cả mọi hình thức” [40, tr. 302]. Quá trình biến đổi sang kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay là một quá trình trong đó con ngƣời luôn phải tìm đến cách cân bằng giữa mƣu cầu lợi nhuận và các giá trị đạo đức, đồng thời kết hợp các nhân tố bên ngoài với bản sắc và truyền thống. “Trong quá 76 trình ấy, trƣờng hợp Bà Chúa Kho cho thấy làm thế nào mà niềm tin tôn giáo và đạo đức của ngƣời Việt Nam đƣợc kết hợp hài hòa với nhu cầu phát triển trong kinh tế thị trƣờng, và làm sao hai hệ thống ấy đƣợc cân bằng nhờ cái tôi và niềm tin” [26, tr.21]. Nhƣ vậy, từ một đối tƣợng thờ của những ngƣời làm nông nghiệp, Bà Chúa Kho đã trở thành một vị thần chủ của thƣơng nghiệp, của thị dân đô thị [106, tr.152]. Những ngƣời đi lễ có động cơ khác nhau và có cách lý giải theo cách riêng của họ. Có ngƣời đi lễ Bà để dâng sớ cầu xin cho những mong ƣớc của mình thành hiện thực, cũng có ngƣời đến đây với mục đích tham quan, vãn cảnh hay đơn giản là tìm sự bình an cho tâm hồn sau tất cả những bộn bề cuộc sống. Sự đa dạng thành phần đi lễ đền Bà Chúa Kho đã chứng tỏ Bà có một quyền năng đặc biệt, có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều ngƣời. Những ngƣời đi lễ có niềm tin mãnh liệt rằng nhu cầu “thầm kín” của họ sẽ đƣợc đáp ứng bởi Bà Chúa Kho linh thiêng. Điều này quả thực rất dễ hiểu và dễ giải thích trong bối cảnh hiện đại mà xô bồ nhƣ hiện nay. “Đối với những ngƣời đi lễ đền Bà Chúa Kho không đơn thuần chỉ là một dịp nghỉ ngơi, mà đã trở thành một nhu cầu tâm linh. Nhu cầu tâm linh đó có hạt nhân là vai trò của niềm tin, thứ niềm tin mà dù cho nó hão huyền và phi lý đến đâu, nó vẫn là cứu cánh của cuộc sống và là hạt nhân của mọi mối quan hệ đối với sự tồn tại cân bằng và ổn định của mỗi xã hội, mỗi cộng đồng và mỗi cá nhân trong xã hội, cộng đồng ấy” [38, tr.64]. Từ chỗ nhận thức rõ về các chủ thể đi lễ và nhu cầu của họ, cộng đồng làng Cổ Mễ trong quá trình tái tạo nghi lễ đã sáng tạo ra những hình thức nghi lễ mới trên cơ sở bảo lƣu một số yếu tố truyền thống. Cộng đồng một mặt vẫn duy trì lễ hội chính tƣởng nhớ Bà Chúa Kho, mặt khác sáng tạo ra nghi lễ "vay tiền Bà Chúa đầu năm, trả lễ Bà Chúa cuối năm", kéo dài thời gian lễ hội trong suốt cả năm, trong đó tập trung vào 3 tháng dịp đầu năm và cuối năm, đồng thời chỉ tập trung vào phần lễ mà không chú trọng đến phần hội, không tổ chức lễ rƣớc và các trò chơi dân gian. Ngƣời dân Cổ Mễ tuyên truyền và trở thành ngƣời hƣớng dẫn cho khách thập phƣơng thực hành nghi lễ ở đền Bà Chúa Kho. Một cách có ý thức, họ đặt ra quy trình làm lễ, đƣa vào "mâm lễ" các đồ lễ mà họ cho rằng sẽ "hợp ý" và "đúng lý" với Bà Chúa Kho, thậm chí nếu khách đến lễ lần đầu không biết hoặc cho họ tùy ý làm cho "đúng lễ" thì họ sẽ đứng ra sắm lễ và cúng hộ cho khách. Năm 2012, khi đến tìm hiểu hiện trạng thực hành lễ tại đền Bà Chúa Kho chúng tôi gặp nhiều ngƣời đến lễ ở đền thƣờng xuyên. Cũng nhƣ những dịp khác trong năm, 77 ngƣời đi lễ chuẩn bị mâm lễ với những đồ vàng mã, cành vàng lá ngọc, xôi, gà luộc, oản, hoa quả. Thống kê các mâm lễ vật sau đây của ngƣời đến cúng lễ tại đền Bà Chúa Kho sẽ cho chúng ta biết rõ sự thay đổi của lễ vật so với trƣớc kia. Bảng 4: Thống kê mâm lễ cúng ở đền Bà Chúa Kho Lễ vật TT Tần số (ngƣời) Tấn suất (%) 1 Hƣơng, hoa, trái cây 333 83.7 2 Tiền cúng 279 70.1 3 Vàng mã, sớ 306 76.9 4 Đồ lễ chay 63 15.8 5 Đồ lễ mặn 22 5.5 6 Cả lễ chay và mặn 141 35.4 7 Khác 24 6.0 Chúng ta thấy ngƣời dân hiện nay đi lễ ở đền thƣờng dâng cúng hƣơng, hoa, trái cây chiếm tỷ lệ cao nhất là 83.7%; tiếp đó là đồ vàng mã, sớ chiếm 76.9%; sau đó là tiền cúng (hay gọi là kim ngân) chiếm 70.1%. Có những gia đình còn cúng cả những mâm lễ chay và mặn chiếm 35.4%. Nhƣ vậy, đồ lễ cúng đƣợc ngƣời dân sắm khi đi lễ tại đền khá đa dạng. Dù là mâm lễ nhỏ hay to đều thấy có màu sắc dễ nhận ra của tiền vàng, đồ mã. Với quan niệm, lễ vật càng nhiều, càng giá trị thì càng tỷ lệ thuận với sự phù hộ của Bà Chúa Kho, thế nên nhiều ngƣời đi lễ không tiếc tiền mua sắm lễ vật, tiền vàng lên tới hàng trăm nghìn hoặc hàng triệu đồng. Trung bình các mâm lễ ở đền Bà Chúa Kho có giá từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng. Theo lời kể của những ngƣời cao tuổi trong làng, trƣớc đây, lễ vật cúng Bà Chúa Kho chỉ có đồ chay, nhƣng ngày nay, lễ vật có tới 3 loại: lễ mặn, lễ ngọt và lễ mã. Lễ mặn thƣờng gồm: 1 con gà luộc hoặc miếng thịt quay, có khi chỉ là 1 khoanh giò; 1 đĩa xôi nếp hoặc bánh chƣng; ngoài ra còn có trứng, gạo, muối, bia, rƣợu… Lễ ngọt bao gồm: Một số gói bánh kẹo, chè, thuốc, hoa quả, trầu cau… Lễ mã bao gồm: Kim ngân (tiền và vàng bạc), tiền vàng (tiền chinh, tiền đô la, tiền địa phủ Việt Nam); vàng lá, cây vàng, cây bạc, thuyền vàng…; đồ trang sức nhƣ tráp trầu, vòng xuyến, giày (hài) cho các nữ thánh… 78 Tùy theo nhu cầu và khả năng của từng ngƣời, ngƣời đi lễ có thể sắm cho mình một mâm lễ phù hợp. Ngoài ra, trong mâm lễ còn có những lá sớ viết bằng chữ Nho ghi họ tên, tuổi tác, địa chỉ và lời cầu khấn của tín chủ. Số tiền vay, trả thƣờng đƣợc thể hiện trong lá sớ và lời cầu khấn của ngƣời đi lễ. Sớ ở đền Bà Chúa Kho đƣợc in một mặt trên nền giấy trắng, chiều rộng 26cm, chiều dài 42cm, với 3 màu, có hoa văn chìm. Văn phong viết theo sớ cầu nguyện, nội dung chủ yếu xin vay tiền, cầu tài, cầu lộc, gia quyến bình an... 0.3% Có 33.4% Không 66.3% Không trả lời Biểu đồ 2: Tỷ lệ người đi cúng lễ viết sớ tại đền Bà Chúa Kho Hiện nay, tại di tích đền Bà Chúa Kho có nhiều dịch vụ viết sớ thuê cho ngƣời đi lễ; nhiều ngƣời đi lễ cũng có thói quen thuê viết sớ dâng lễ. Chính sự phát triển của loại hình dịch vụ viết sớ tại đây cùng với nhu cầu cúng lễ của ngƣời đi lễ đền tăng lên đã góp phần làm cho loại hình dịch vụ này ngày một nhiều và đa dạng. Kết quả điều tra tại đền Bà Chúa Kho cho thấy tỷ lệ ngƣời có viết sớ khi đi lễ chiếm 66.3%, số ngƣời không viết sớ chiếm 33.4%; số ngƣời không có ý kiến chiếm 0.3% số ngƣời đƣợc hỏi. Theo hƣớng dẫn của những ngƣời làm dịch vụ ở đền Bà Chúa Kho, ngƣời đi lễ sẽ cần chuẩn bị những đồ lễ khác nhau cho từng ban. Ví dụ, tại Cung Bà Chúa Kho, đồ lễ hợp ý Bà là Tiền Chúa (tiền vàng, đồ mã dâng vay mƣợn của Bà kèm tờ sớ ghi rõ khoản vay), cây vàng, cành cau, tráp trầu, trang sức; tại Ban Sơn trang, đồ lễ hợp ý gồm có tiền xanh (loại tiền có màu xanh lá cây), tráp trầu xanh, trang sức xanh, hài xanh; tại Ban Công đồng tứ phủ, đồ lễ có vàng chinh, vàng quan; tại Lầu Cô, Lầu Cậu, đồ lễ là loại tiền Cô, tiền Cậu (còn gọi là tiền giọt dầu); tại Ban Cửu trùng Thiên thƣờng ít ngƣời dâng lễ, nhƣng ít nhất phải có tiền giọt dầu; nếu ai có giải vận, giải hạn mới sắm lễ đầy đủ... Sau khi đặt lễ và trƣớc khi bắt đầu khấn, ngƣời đi lễ sẽ đặt một vài loại tiền mệnh giá thấp từ 500 đồng đến 10.000 đồng lên những chiếc khay do nhà đền chuẩn bị 79 sẵn, gọi là “nén nhang giọt dầu”. Bên cạnh đó, họ còn gắn kèm vài tờ tiền có mệnh giá tƣơng tự trong các mâm lễ dâng lên Bà Chúa Kho. Việc cúng lễ ở đền Bà Chúa Kho thƣờng có quy trình bắt đầu từ việc thắp hƣơng ở nhà tiền tế, rồi đi tiếp vào lễ ở Ban Công đồng để xin phép các Quan cho vào làm lễ. Tiếp theo, ngƣời đi lễ sang các Ban thờ bên Tả và bên Hữu nhƣ gian thờ Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Bơ; rồi đến Ban thờ Tam toà Thánh Mẫu để cầu xin phúc lộc. Sau cùng, việc lễ chính diễn ra ở Cung Bà Chúa Kho, nơi tất cả khách thập phƣơng muốn đƣợc vào khấn vái, cầu xin. Tại cung Bà Chúa Kho ngƣời đi lễ đặt lên ban thờ mâm lễ vật, đồ tiền vàng, mã tƣơng ứng với số tiền định vay. Cung Bà Chúa Kho luôn đóng cửa. Tuy nhiên, nếu ngƣời đi lễ có nhu cầu vào cung Bà để cúng thì họ sẽ xin phép Ban quan lý để vào. Khi đƣợc chấp thuận vào cung, ngƣời đi lễ sẽ vào cung làm lễ. Họ quỳ trƣớc ban thờ vái lạy và đọc thầm lời cầu khấn xin vay tiền, xin lộc, nói rõ số tiền mong ƣớc đƣợc vay, xin hiện thực hóa số của cải vay mƣợn này và cuối cùng xin hứa hoàn trả lại Bà Chúa Kho vào cuối năm. Để biết Bà Chúa Kho có đồng ý xác nhận lời cầu khấn của họ hay không, ngƣời đi lễ thực hiện nghi thức xin âm dƣơng bằng cách gieo 2 đồng tiền xu in hoa văn chữ Hán, đƣợc phân biệt quy ƣớc 2 mặt sấp và ngửa. Việc xin âm dƣơng này thông thƣờng đƣợc thực hiện bởi những ngƣời khấn thuê là ngƣời làng Cổ Mễ vốn luôn có mặt túc trực bên các gian thờ. Ngƣời đi lễ có thể xin bao nhiêu lần tùy ý, cho đến khi nào xin đƣợc đài (1 đồng có mặt sấp và 1 đồng có mặt ngửa) là thuận. Với những ai cho rằng mình vì lý do nào đó mà không thể làm lễ trả vay đƣợc thì ngƣời đó có thể cầu xin “lộc rơi, lộc vãi” của Bà Chúa Kho và cuối năm chỉ đến lễ tạ. Mâm lễ tạ gồm tiền vàng, hƣơng hoa. Sau khi hoàn tất nghi lễ cầu khấn ở Cung Bà Chúa Kho, thành viên Ban Quản lý đền (thƣờng xuyên túc trực tại đây) lại mở cửa cho ngƣời đi lễ ra ngoài. Rời Cung Bà Chúa, chủ lễ sẽ sang Tiền tế Sơn Trang để cầu xin làm ăn phát đạt, xin thăng quan tiến chức, xin xuất ngoại; sau đó sang Lầu Cô và Lầu Cậu để cầu về con cái, rồi sang lễ ở Miếu Ông Cóc, Ban thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên, Ban Mẫu Địa và các ban thờ khác trong đền vái lạy, cầu khấn theo mong muốn của mình. Trong quá trình quan sát quy trình thực hành tín ngƣỡng tại đền Bà Chúa Kho, chúng tôi nhận thấy đa số ngƣời đi lễ công đức một khoản tiền cho nhà đền tại Ban ghi Công đức. Số tiền công đức tùy tâm, không bắt buộc mức tối thiểu. Tuy nhiên, đa số 80 ngƣời đi lễ đóng góp tối thiểu từ 50 nghìn và tối đa đến vài triệu đồng. Sau khi công đức, mỗi ngƣời sẽ nhận đƣợc một chứng nhận công đức có ghi tên, tuổi, địa chỉ, số tiền đã công đức. Thời kỳ đầu xây dựng đền, những ngƣời đóng góp số tiền lớn từ 1.000.000 đồng trở lên sẽ đƣợc Ban Quản lý ghi danh trên các tấm Bia công đức, đặt tại vƣờn bia trong khuôn viên của đền. Ngày nay, những ngƣời bỏ ra số tiền công đức từ 1.000.000 đồng trở lên sẽ đƣợc 1 thành viên Ban Công đức ghi vào "Sổ vàng ghi công đức" thay vì khắc lƣu danh họ lên những tấm bia đá kích thƣớc lớn nhƣ trƣớc. Theo sự giải thích của Ban Quản lý di tích đền Bà Chúa Kho, việc thay đổi hình thức lƣu danh công đức là bởi tình trạng nhận tiền rồi khắc tên ngƣời công đức lên bia đã dẫn đến số lƣợng bia công đức nhiều đến mức đền không còn nơi để trƣng bày. Sau khi để hết một tuần nhang, những ngƣời đi lễ làm nghi thức hạ lễ. Với mâm mặn hoặc ngọt, ngƣời ta dành một phần chia lộc cho ngƣời sắp lễ thuê, còn phần lớn ngƣời đi lễ sẽ thụ lộc hoặc mang về chia cho ngƣời trong gia đình. Tiền giọt dầu đặt trên mâm lễ, ngƣời đi lễ thƣờng xin toàn bộ làm tiền lộc. Một số ngƣời mang "cành vàng lá ngọc" (những cây làm bằng giấy hoặc nhựa có màu sắc xanh, đỏ, vàng) về đặt lên ban thờ gia tiên; đôi khi có ngƣời hóa cả cành lộc dâng thánh. Đối với ngƣời đi lễ vay tiền, họ lấy một số tiền vàng đem đi đốt tại Lò Hóa Sớ dâng cho các thánh ở thế giới bên kia; phần đa số còn lại gồm đồ lễ tiền, vàng vay của Bà Chúa Kho đem về nhà đặt trên bàn thờ gia tiên, đợi đến ngày 23 tháng Chạp, tức ngày lễ Ông Công Ông Táo lên trầu Thiên đình thì đem đốt hóa cho bằng hết. Đối với những ngƣời đi xin lộc rơi lộc vãi, sau khi lễ xong, ngƣời đi lễ sẽ xuống nhà phát lộc để "xin lộc rơi, lộc vãi" của Bà Chúa Kho. Xem xét quy trình cúng lễ ở đền Bà Chúa Kho, ta thấy phần lễ có xu hƣớng thiên về mục đích cá nhân. Thoạt đầu cách thực hành nghi lễ tƣởng nhƣ đơn giản nhƣng thực ra nó làm nảy sinh nhiều vấn đề quan hệ phức tạp giữa những ngƣời đi lễ bên ngoài cộng đồng với ngƣời dân làng Cổ Mễ. Việc đặt ra quy trình nghi lễ ở đền hoàn toàn do Ban Quản lý đền, tức đại diện thành viên Hội ngƣời cao tuổi trong làng Cổ Mễ tự đặt ra. So với nghi lễ thực hành trong quá khứ, các nghi lễ hiện nay có sự khác biệt về đồ lễ cúng gắn với các cung, ban thờ khác nhau; hình thức lễ gắn với mục đích "vay tiền, xin lộc rơi, lộc vãi"; các dịch vụ hỗ trợ nhƣ khấn thuê; sự thay đổi khung thời gian thực hành tín ngƣỡng và đặc biệt là với sự gia nhập của các chủ thể bên ngoài cộng đồng tham dự thực hành nghi lễ Bà Chúa Kho... Đây đƣợc coi là những sáng tạo nghi lễ mới của ngƣời dân Cổ Mễ nhằm thờ cúng nhân vật tôn thờ từ lâu đời của cộng đồng. 81 Việc lập ra các cung, ban thờ với các vị thần linh, thánh Mẫu Liễu Hạnh, Tứ Phủ mới xuất hiện gần đây kéo theo sự hình thành các nghi lễ mới gắn với chúng. Khi tuân thủ đầy đủ theo quy trình nghi lễ trên, mức chi phí của ngƣời đi lễ bỏ ra để đáp ứng nhu cầu thực hành tín ngƣỡng của họ tất yếu cũng tăng lên. Ở đây, ngƣời đƣợc hƣởng lợi hơn ai hết chính là những ngƣời dân làng Cổ Mễ. Với tƣ cách là bên cung cấp dịch vụ cho hoạt động tín ngƣỡng của khách thập phƣơng đến lễ Bà Chúa Kho, ngƣời dân Cổ Mễ thu lợi thông qua việc bán đồ lễ, viết sớ, cúng thuê, trông xe, bán hàng ăn uống, cung cấp dịch vụ nghỉ trọ... Hình thức lễ vay tiền đầu năm trả lễ cuối năm không chỉ định hƣớng hành vi thực hành nghi lễ của khách thập phƣơng theo hƣớng tham dự nhiều lần hơn mà còn giúp gia tăng cơ hội cung cấp dịch vụ tín ngƣỡng, nâng cao mức doanh thu của những ngƣời dân Cổ Mễ đối với khách hàng là những ngƣời đi lễ. Phải chăng, đây là sự tính toán khôn khéo, biết khai thác lợi thế của cơ chế kinh tế thị trƣờng trong quá trình sáng tạo tín ngƣỡng Bà Chúa Kho của ngƣời dân Cổ Mễ trong bối cảnh sau Đổi mới. Đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ đƣợc biết đến là nơi ngƣời dân, đặc biệt là giới kinh doanh, buôn bán đến xin lộc rơi lộc vãi, cầu buôn may bán đắt, “vay tiền” của Bà để làm ăn, mà theo quan niệm dân gian là muốn vay bao nhiêu tiền thực thì làm lễ bằng bấy nhiêu tiền vàng theo ý nghĩa tƣợng trƣng, do đó, số tiền vàng mã đƣợc lƣu hành, dâng và đốt lễ ở đền là rất lớn. Số liệu thống kê của Ban Quản lý di tích hàng năm cho thấy vào dịp lễ hội đền Bà Chúa Kho, mỗi ngày có hàng ngàn lƣợt ngƣời đội những mâm lễ chất đầy tiền vàng mã với giá trị quy ra tiền thật từ vài trăm nghìn tới vài triệu đồng, thậm chí hàng chục triệu đồng. Đền Bà Chúa Kho có điểm đặc thù, khác với các nơi thờ cúng khác là ngƣời đi lễ chủ yếu đến vay tiền, xin lộc; ít thực hành lễ Hầu đồng, nên chủ yếu là sử dụng số lƣợng lớn tiền vàng mã. Nhà đền quy định, khách lễ chỉ đƣợc Hầu đồng từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch, và khi hầu cũng chỉ sử dụng đồ mã với số lƣợng hạn chế. Phần lớn các cửa hàng xung quanh đền Bà Chúa Kho chỉ bán tiền vàng mã, không bán đồ mã. Việc chủ yếu sử dụng đồ lễ tiền vàng là sự sáng tạo độc đáo của ngƣời dân Cổ Mễ. Nó cũng phù hợp với nhu cầu của đa số những ngƣời làm ăn buôn bán hay đi lễ tại các đền, phủ. Ở đền Bà Chúa Kho, nghi lễ đốt tiền vàng mã đƣợc thực hiện trên cơ sở niềm tin của những ngƣời đi lễ cho rằng Bà Chúa Kho là Bà Chủ Kho có chức năng cho vay tiền. Tuy nhiên, việc sử dụng tiền vàng, đồ mã gây ra một vấn đề tiêu cực, bức xúc trong dƣ luận xã hội: đó là vấn đề lãng phí của cải của xã hội và ô nhiễm môi trƣờng. Hiện tƣợng 82 đốt tiền vàng mã số lƣợng lớn bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 80, khi ngƣời dân Cổ Mễ phục hồi tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho. Ban đầu, những ngƣời cao tuổi trong làng mua vàng mã để phát lộc cho ngƣời đến lễ. Sau đó, nhận thấy nhu cầu sử dụng đồ lễ này tăng cao, ngƣời dân kinh doanh bán mặt hàng tiền vàng, đồ mã cho khách. Trong những năm đầu thời kỳ Đổi mới, việc đốt tiền vàng mã ở đền Bà Chúa Kho đƣợc xếp vào hiện tƣợng điển hình về vấn đề lãng phí trong sinh hoạt tín ngƣỡng. Kết quả điều tra xã hội học năm 2012 cho thấy, có 31.4% số ngƣời dân trả lời đánh giá đền Bà Chúa Kho đốt nhiều tiền vàng, đồ mã; 16.1% ngƣời dân đồng ý hiện nay ngƣời đi lễ ở đền đốt quá nhiều; chỉ có 16.3% ý kiến cho là bình thƣờng. 35 31,4 27,1 30 25 20 16,1 16,3 15 10 5 0 Bình thường 7.0 1,8 0,3 Chưa thể đánh giá Hợp lý Không quan tâm Nhiều Quá nhiều Không ý kiến Biểu đồ 3: Ý kiến của người đi lễ về việc đốt vàng mã ở đền Bà Chúa Kho, Cổ Mễ Giải thích về nguyên nhân khiến cho việc ngƣời đi lễ cúng đốt tiền vàng mã quá nhiều, một thành viên trong Ban quản lý đền cho rằng: “Đó là tâm của khách đến cúng lễ, do vay tiền của Bà Chúa Kho làm ăn phát đạt nên ngƣời ta không tiếc “vay một trả mƣời”. Thành viên này cũng cho biết thêm: “Ở đây từng có người sắm lễ tiền vàng mã hàng chục, hàng trăm triệu đồng, đem đốt phải mất mấy tiếng đồng hồ mới cháy hết” [BBPV số 15, tr.241]. Trên quan điểm về cái thiêng, nghi lễ sử dụng tiền vàng, đồ mã bên cạnh những mặt tiêu cực, nó có mặt tích cực là tạo ra tính linh thiêng cho nghi lễ tín ngƣỡng Bà Chúa Kho. "Một sự vật, hiện tƣợng trong đời sống tín ngƣỡng sở dĩ thiêng liêng không phải là vì những thuộc tính vật chất của nó mà là ở giá trị biểu trƣng của nó. Nghi lễ là cách 83 thức thực hành của con ngƣời không phải giao tiếp với cái sự vật hiện tƣợng cụ thể kia, mà là hành vi giao tiếp với cái thiêng liêng tàng ẩn mà nó là biểu tƣợng" [66, tr. 21]. Và việc giao tiếp với Bà Chúa Kho linh thiêng cũng đã đƣợc biểu tƣợng hóa thông qua một sự vật trung chuyển "tiền vàng mã". Chính những tiền vàng mã vay từ Bà Chúa Kho đặt trên bàn thờ gia chủ vô hình chung đã tạo nên một niềm tin thông qua vật biểu trƣng này. Đây là một nghi lễ, với chức năng giao tiếp đặc biệt, chức năng giao tiếp giữa cái trần tục và cái thiêng liêng. Vật trần tục “tiền vàng mã” trở nên linh thiêng thông qua những thao tác đặc biệt, “những hành vi thực hành nghi lễ có tính ƣớc lệ, để rồi bản thân sự vật trần tục này cũng mất đi những tính chất riêng của nó, để tự trở thành thiêng liêng ở một mức độ nhất định. Nếu không nhƣ thế sẽ không thực hiện đƣợc sự giao tiếp giữa cái thế tục và cái thiêng liêng” [66, tr.19]. Thông qua tiền vàng mã, những ngƣời dân làng Cổ Mễ đã sáng tạo ra một khuôn mẫu hành vi ứng xử "vay tiền, xin lộc" phù hợp với đối tƣợng giao tiếp Bà Chúa Kho linh thiêng có chức năng nhƣ một Bà Chủ Ngân Hàng Địa Phủ. “Không những chỉ dùng cho thần linh và những ngƣời khuất bóng, tiền vàng, đồ mã, với hiện tƣợng thần chúa Kho Cổ Mễ, đã trở nên một đồ dùng cho ngƣời sống, vật chất hoá một khát vọng và tham gia sâu vào đời sống của chính tín chủ. Đó chính là yếu tố hết sức mới mẻ" mà tác giả Nguyễn Kim Hiền cho rằng có thể gọi là “cách mạng” của nghi lễ này, ít nhất cũng là đối với các truyền thống tín ngƣỡng vốn có trong xã hội Việt Nam. Sự thay đổi đó, có thể định danh là sự thế tục hoá của niềm tin tâm linh hay tôn giáo - tức là việc khiến cho cái thiêng đến gần sát lại với cái đời thƣờng, là một trong những điểm khiến cho thần Chúa Kho Cổ Mễ có một sức hút kỳ lạ đến nhƣ vậy. Phải nhấn mạnh là theo nghĩa vừa đƣợc giải thích, sự thế tục hoá hoàn toàn không có nghĩa là cái thiêng bị mất thiêng, mà là việc cái thiêng tham gia mật thiết hơn vào đời sống mỗi cá nhân, nhƣng đồng thời tác động mang tính thiêng cũng lại bị giới hạn trong sự chuyên môn hoá chức năng [39, tr. 42]. Yếu tố thế tục còn thể hiện ở thái độ ứng xử của một số ngƣời đi lễ đền Bà Chúa Kho. "Sự sùng kính trong khi thực hành các nghi thức tâm linh của ngƣời đi lễ đã xuất hiện những vết rạn. Điều này thể hiện ở thái độ của ngƣời đi lễ khi ngồi bên cạnh ngƣời khấn thuê. Một mặt, ngƣời đi lễ không cảm thấy phải tự mình khấn thì mới 84 thiêng liêng nữa. Với họ, công việc khấn vái phải nên có bài bản và do một tầng lớp chuyên nghiệp, thông thạo đảm nhiệm" [38, tr. 68]. Đây cũng là nguyên nhân vì sao đền Bà Chúa Kho là nơi duy nhất luôn thƣờng trực một đội quân khấn thuê đông đảo đến nhƣ vậy. Một sáng tạo khác của ngƣời dân Cổ Mễ đối với nghi lễ Bà Chúa Kho là họ đã điều chỉnh thời gian thực hành nghi lễ cho phù hợp với đối tƣợng đi lễ. Đồng thời ngƣời dân chuyển từ vai trò tham dự nghi lễ là chính trƣớc đây trở thành chủ thể có chức năng chủ yếu là tổ chức, hƣớng dẫn khách thập phƣơng thực hành nghi lễ. Khi số lƣợng ngƣời đi lễ đông, thuộc các thành phần khác nhau đến từ bên ngoài cộng đồng, ngƣời dân Cổ Mễ không còn tổ chức lễ hội với các quy trình rƣớc, tế nhƣ trƣớc nữa. Hoạt động lễ hội cộng đồng đƣợc “phân bố” trọng tâm ở đình, chùa làng Cổ Mễ. Tại đền Bà Chúa Kho, vào ngày giỗ Bà, các cụ và lãnh đạo địa phƣơng chỉ làm nghi lễ dâng hƣơng, tuyệt nhiên không tổ chức phần hội. Rõ ràng sự thiếu vắng phần lễ hội với quy trình rƣớc, các trò chơi dân gian đã làm giảm đi ý nghĩa của lễ hội mang tính cộng đồng; đồng thời làm gia tăng vai trò của cá nhân trong lễ hội. Cộng đồng Cổ Mễ nhận thấy rõ điều này và chính họ đã họp bàn để thay đổi hình thức sinh hoạt nghi lễ và thể hiện bằng quy chế tổ chức của đền. Sự thay đổi này có thể xuất phát từ 2 lý do: Một là, những ngƣời cao tuổi trong làng không muốn tái hiện nghi lễ nhƣ trong quá khứ khi mà Bà Chúa Kho chỉ là một nữ thánh có vị thế thấp hơn vị thánh Tam Giang, tức thành hoàng của làng. Trong lễ rƣớc từng đƣợc cộng đồng làng thực hiện trƣớc đây, ngƣời dân bắt buộc phải rƣớc Thánh Bà Chúa Kho đến thỉnh báo vị thành hoàng làng Đức Thánh Tam Giang, vị thánh tối cao của cộng đồng, trƣớc khi về đền làm lễ hội chính thức. Giờ đây, vị thế của Thánh Bà Chúa Kho đã thay đổi, trở thành vị thánh có uy thế trong vùng, thu nạp nhiều vị thánh khác vào thần điện của Bà. Do đó, việc tái hiện lễ hội sẽ là một sự kiện mang tính bất lợi cho vị thế của Bà. Hơn nữa, lễ vay tiền xin lộc đã trở thành nghi lễ “bản sắc” của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho, việc cộng đồng tổ chức lễ hội dành riêng cho cộng đồng giống nhƣ quá khứ có thể khiến những ngƣời bên ngoài cộng đồng cảm thấy khó hiểu với tƣ cách tham gia lễ hội nhƣ một khách hàng đến làm lễ vay tiền xin lộc nhƣ hiện nay. Hai là, việc tổ chức lễ giỗ của Bà Chúa Kho diễn ra đúng thời điểm cao trào của mùa đi lễ vay tiền xin lộc. Sự gián đoạn trong tổ chức lễ hội có thể làm giảm nguồn thu của nhà đền cũng nhƣ các hộ gia đình kinh 85 doanh mặt hàng tín ngƣỡng hay làm dịch vụ khác phục vụ khách đi lễ. Với bài toán kinh tế thị trƣờng, ngƣời dân làng Cổ Mễ không muốn mất đi nguồn thu này. Từ những phân tích ở trên đây, chúng ta thấy tín ngƣỡng Bà Chúa Kho trở thành hiện tƣợng điển hình của sinh hoạt tín ngƣỡng dân gian Việt Nam trong bối cảnh xã hội hiện nay. Tín ngƣỡng này bắt nguồn từ một khuôn mẫu của thời kỳ hồi sinh và phát triển tôn giáo trong hơn 2 thập kỷ qua. Theo tác giả Lâm Minh Châu, "những giá trị và lý tƣởng thể hiện trong các thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam luôn chịu sự tác động của những sáng tạo văn hóa của các tín đồ, đồng thời phản ánh những chiến lƣợc sáng tạo mà các chủ thể xã hội khác nhau sử dụng để theo đuổi những mục tiêu của riêng mình trong bối cảnh đặc thù của quá trình hiện đại hóa" [26, tr. 2]. Và tín ngƣỡng Bà Chúa Kho cũng không phải trƣờng hợp ngoại lệ, tín ngƣỡng này là sản phẩm sáng tạo của những ngƣời dân làng Cổ Mễ muốn thu hút những khách hàng là những ngƣời thuộc tầng lớp kinh doanh buôn bán, những thị dân, viên chức nhà nƣớc nơi thành thị, đƣợc hình thành trong thời kỳ đầu Đổi mới và hoàn thiện dần cho đến nay. 3.3. Sáng tạo cơ cấu tổ chức quản lý tín ngƣỡng 3.3.1. Đặc điểm tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng Bà Chúa Kho trước thời kỳ Đổi mới Theo lời kể của dân làng Cổ Mễ, thời phong kiến, việc tổ chức lễ tôn vinh Bà Chúa Kho trong năm do Hội đồng làng, mà thành viên là các đại diện đƣợc cộng đồng bầu ra, đảm nhiệm. Hội đồng làng này đƣợc tổ chức và hoạt động theo hƣơng ƣớc do làng xây dựng, trong đó đề cao tiêu chuẩn "thiên tƣớc" tức chọn ngƣời cao tuổi vào vị trí đứng đầu. Hội đồng thƣờng họp vào các dịp chuẩn bị tổ chức lễ trọng để bàn bạc, phân công trách nhiệm cho các thành viên tham gia và đóng góp vào nghi lễ. Hội đồng làng giao cho Cô đồng, Bà đồng trực tiếp trông coi đền. Những ngƣời này có trọng trách bảo vệ tài sản đền cũng nhƣ hƣớng dẫn việc thực hành nghi lễ cúng bái cho các gia đình trong làng vào các dịp quan trọng trong năm. Bộ máy tổ chức làng xã cũ chấm dứt hoạt động khi Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa thành lập. Chính quyền mới thay thế mô hình tổ chức đơn vị hành chính cũ bằng mô hình tổ chức hành chính mới. Thời kỳ này, việc trông coi đền vẫn đƣợc chính quyền để cho các Bà đồng, Cô đồng tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, về sau, cùng với sự xuống cấp, mất mát đồ thờ cúng của di tích, và sự ngăn cấm của chính quyền đối với hoạt động sinh hoạt nghi lễ, việc tổ chức sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho hầu nhƣ không diễn ra ở làng Cổ Mễ. Cho đến trƣớc Đổi mới, bộ máy tổ chức sinh 86 hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ không còn tồn tại. Thời kỳ này, không có bằng chứng nào cho thấy có sự tồn tại của một cơ cấu tập thể tổ chức riêng cho sinh hoạt tín ngƣỡng ở đền Bà Chúa Kho. 3.3.2. Sáng tạo cơ cấu tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng Bà Chúa Kho trong thời kỳ Đổi mới Sau Đổi mới, ngƣời dân làng Cổ Mễ nỗ lực phục hồi lại sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho. Làng mong muốn xây dựng lại cơ sở vật chất thờ cúng vốn lâu nay bị đổ nát, hƣ hỏng. Nhu cầu xây dựng lại đền Bà Chúa Kho đặt ra yêu cầu làng phải có một bộ máy để đảm trách công tác xây dựng đền và quản lý, hƣớng dẫn các hoạt động sinh hoạt tín ngƣỡng tại đây. Tƣơng tự nhƣ một số địa phƣơng khác, làng Cổ Mễ muốn thiết lập bộ máy quản lý đền với cơ cấu gồm những ngƣời trong làng, có khả năng đoàn kết các thành viên trong làng, không vụ lợi cho cá nhân, có sự am hiểu và giàu tâm huyết với vốn di sản truyền thống của cha ông. Họ cũng muốn bộ máy quản lý này đứng ra bảo vệ, khẳng định đƣợc quyền lực và xác lập quyền sở hữu di sản tín ngƣỡng Bà Chúa Kho thuộc về cộng đồng. Trong số các tầng lớp nhân dân trong làng Cổ Mễ, những ngƣời cao tuổi nổi lên với nhiều lợi thế. Đây là một bộ phận đƣợc các cộng đồng làng xã vùng châu thổ Bắc Bộ hết sức coi trọng. Chẳng thế mà nhiều làng xã đã lập ra Hội ngƣời cao tuổi, có nơi còn gọi là Hội bảo thọ gồm những thành viên cán bộ hoặc ngƣời dân trong độ tuổi hƣu trí tham gia sinh hoạt chủ yếu về khía cạnh nghi lễ. Thực ra, việc thành lập tổ chức của những ngƣời cao tuổi trong làng là sự tái lập một phần bộ phận cơ cấu tổ chức cổ truyền ở làng Việt Bắc Bộ trƣớc năm 1945: “một dạng kết cấu quyền lực mang tính tự quản của làng quê trên cơ sở quyền trƣởng lão” [63, tr. 68]; Triều đình trọng tước, hư ng đảng trọng xỉ. Trong hƣơng ƣớc cũ của làng Cổ Mễ mà những bậc cao niên còn nhớ có ghi điều khoản riêng dành cho ngƣời cao tuổi. Họ có vai trò trong việc tổ chức sinh hoạt tín ngƣỡng của làng. Lịch sử làng Cổ Mễ từng ghi nhận, những ngƣời cao tuổi có ảnh hƣởng quan trọng đến sự phát triển tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho. Trong quá trình lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa công nhận xếp hạng di tích đình, đền, chùa của làng Cổ Mễ, những ngƣời cao tuổi trong làng Cổ Mễ có những đóng góp hết sức quan trọng. Các cụ nhƣ cụ Thái, Liên, Nguyên, Thanh, Tấn đã bỏ nhiều công sức, thời gian của mình để giúp cho ngôi 87 đền Bà Chúa Kho đƣợc công nhận là di tích lịch sử văn hóa vào năm 1989. Trƣớc đó họ vốn là những ngƣời cao tuổi đƣợc làng cử ra trông coi đền khi chính quyền có quan điểm cởi mở hơn, không còn cấm đoán việc thực hành nghi lễ ở đền. Sau khi đền Bà Chúa Kho đƣợc Bộ Văn hóa công nhận xếp hạng di tích, chính quyền xã Vũ Ninh và làng Cổ Mễ đã giao cho các cụ cao tuổi trong làng đứng ra quản lý và bảo vệ khu di tích Cổ Mễ (theo văn bản hồ sơ quản lý năm 1989 đƣợc lƣu giữ tại đền). Từ đó đến nay, vai trò quản lý khu di tích và hoạt động tín ngƣỡng ở đền Bà Chúa Kho vẫn đƣợc những ngƣời cao tuổi trong làng đảm trách. Phạm vi mốc giới chính quyền xã giao cho họ quản lý đƣợc tính từ khu vực tấm biển báo di tích cạnh đƣờng tỉnh lộ giáp ga Thị Cầu đến phần ranh giới đê sông Cầu và khuôn viên của khu di tích. Năm 1989, làng Cổ Mễ có thành lập một cơ cấu tổ chức mới trên cơ sở kế thừa nguyên tắc tổ chức trọng tƣớc mang tính truyền thống là Hội vui tuổi thọ, sau này đƣợc đổi tên thành Hội ngƣời cao tuổi làng Cổ Mễ. Những ngày đầu mới thành lập, Hội ngƣời cao tuổi có 9 thành viên. Sở Văn hóa Hà Bắc là cơ quan trực tiếp cấp chứng nhận thẻ Hội viên cho các thành viên và quản lý hoạt động Hội theo quy chế của Sở đƣa ra. Sau một thời gian hoạt động, Sở Văn hóa Hà Bắc không cấp thẻ cho các thành viên Hội ngƣời cao tuổi làng Cổ Mễ nữa [BBPV số 13, tr.235]. Kể từ đó Hội hoạt động theo quy chế do tất cả các thành viên trong làng đóng góp xây dựng. Năm 1990, Hội ngƣời cao tuổi làng Cổ Mễ phát triển mạnh mẽ với 200 thành viên. Để công tác quản lý và tổ chức lễ hội đƣợc tốt, Hội thành lập ra Ban quản lý di tích, lễ hội đền Bà Chúa Kho gồm 25 thành viên. Hội tiến hành họp bàn xây dựng bản quy ƣớc tổ chức lễ hội... Trong quy ƣớc có ghi rõ, thành viên muốn tham gia tổ chức này bắt buộc phải là ngƣời làng Cổ Mễ. Mỗi năm, Hội ngƣời cao tuổi làng Cổ Mễ tổ chức đại hội tổng kết một lần nhằm đánh giá ƣu điểm và khuyết điểm trong hoạt động của tổ chức và xây dựng, phƣơng hƣớng nhiệm vụ cho năm tới. Dịp này, các thành viên ngƣời cao tuổi sẽ bầu ra Ban chấp hành, Ban kiểm soát. Ban chấp hành là cấp cao nhất, có Trƣởng Ban, 03 ủy viên và 6 Ban. Mỗi Ban có 3 ngƣời gồm: Ban di tích, Ban an ninh, Ban nhà xe, Ban tài vụ, Ban xây dựng, Ban thƣ kí. Trƣởng Ban chấp hành là ngƣời có quyền cao nhất, chỉ đạo công việc của các Ban khác. Các Trƣởng ban chịu trách nhiệm về nhiệm vụ do Ban mình phụ trách. Riêng Ban kiểm soát không nằm trong Ban chấp hành Hội ngƣời cao 88 tuổi nhằm thực hiện chức năng kiểm soát về hoạt động kinh tế, đối nội, đối ngoại của Ban chấp hành Hội. Bên cạnh sự phân chia theo chức năng, Hội ngƣời cao tuổi làng Cổ Mễ còn vận dụng tiêu chuẩn giới trong thiết lập tổ chức sinh hoạt tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho. Hội chia thành 2 khối: Khối cụ ông chia thành 4 ban: Ban nhà xe (chia thành 6 tổ), Ban an ninh, Ban di tích, Ban hội (đồi cây, nhà văn hóa). Khối cụ bà chia thành 18 tổ trực, lần lƣợt thay nhau thực hiện nhiệm vụ trông coi, dọn dẹp ở khu vực đền để đón và hƣớng dẫn khách thập phƣơng làm lễ. Hằng ngày, tại khắp các vị trí trong khuôn viên của đền Bà Chúa Kho, các thành viên trong khối cụ ông, cụ bà luôn có mặt. Họ ghi công đức, phát lộc, hƣớng dẫn, trông nom, quét dọn, nhắc nhở, thông báo ngƣời đi lễ giữ trật tự, không chen lấn xô đẩy và đảm bảo giữ gìn tƣ trang trong khi thực hành nghi lễ... Theo đánh giá của ngƣời dân trong làng, công việc của các cụ đƣợc thực hiện với tinh thần trách nhiệm rất cao. Ngoài những ngƣời thuộc Hội cao tuổi, việc quản lý sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho còn có một số thành viên khác trong làng thuộc nhóm độ tuổi trung niên và thanh niên. Họ thƣờng giữ nhiệm vụ bảo vệ, làm dịch vụ nhƣ trông xe, bán hàng, dẫn lễ, sắp lễ của khách thập phƣơng đến lễ bái. Mọi việc quản lý,‎ tổ chức lễ hội đền Bà Chúa Kho đƣợc thực hiện theo bản Nội quy Hội ngƣời cao tuổi làng Cổ Mễ, với bốn tiêu chí: công bằng - công tâm - dân chủ - tập thể. Bản Nội quy gần đây đƣợc đại hội thảo luận xây dựng và nhất trí thi hành ngày 4 tháng 01 năm 2010 (đã sửa đổi trên cơ sở bản Nội quy Hội ngƣời cao tuổi năm 2006). Với tinh thần làm việc dân chủ, các thành viên Ban chấp hành đã hoàn thiện từng chƣơng, từng điều cụ thể nhằm mục đích cuối cùng là xây dựng đƣợc khối đoàn kết giữa các thành viên, giữ gìn “lệ làng phép nƣớc”, bảo vệ tôn tạo khu di tích cho các thế hệ sau. Bản Nội quy có điều khoản khen thƣởng, phân chia lợi ích từ nguồn thu của đền; cƣỡng chế, xử phạt đối với mỗi thành viên vi phạm quy định, hƣớng mọi ngƣời dân trong làng sống và làm việc vì sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Mọi ngƣời trong làng, không phân biệt tuổi tác, giới tính, thành phần, đều phải tuân theo những quy định mà Hội ngƣời cao tuổi đặt ra. Ông Nguyễn Tấn, ủy viên Ban quản lý‎đền Bà Chúa Kho cho biết: “Ở đền Bà Chúa Kho việc quản lý mang tính chất tập thể, không ai có quyền, quyền là do tập thể. Hội có gần 600 cụ, cụ nào cũng như cụ nào, cụ nào cũng như nhau bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ” [BBPV số 8, tr.224]. 89 Cộng đồng làng Cổ Mễ có tính tự quản khá cao về các hoạt động có liên quan đến sinh hoạt thờ Bà Chúa Kho. Điều này đƣợc thể hiện trong các quy định về hoạt động của Ban chấp hành hai giới; quản lý các nguồn thu, chi; thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo di tích; kinh doanh dịch vụ tín ngƣỡng; giữ gìn vệ sinh, cải tạo cảnh quan môi trƣờng và giữ gìn an ninh trật tự… Mọi việc ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời dân trên địa bàn có liên quan đến sinh hoạt tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho đều nhận đƣợc thái độ phản ứng gay gắt từ phía Hội ngƣời cao tuổi. Tổ chức này duy trì nhiều năm, vận hành theo nguyên tắc khá chặt chẽ và không có sự can thiệp của Nhà nƣớc. “Điều này xét trên góc độ tích cực, có thể thấy, chính tâm lý tự tôn cộng đồng đã góp phần phục hồi lễ hội, giúp ngƣời dân ý thức hơn về di sản của cộng đồng mình và cố gắng gìn giữ và phát huy những di sản ấy theo cách riêng của họ” [99, tr.88]. Việc phục hồi tín ngƣỡng Bà Chúa Kho tạo ra lợi ích to lớn cho cộng đồng làng Cổ Mễ. Tiềm năng sinh lợi do số đông ngƣời có nhu cầu đến lễ đền đã khiến cho cộng đồng làng nắm bắt kịp thời cơ hội này, cùng nhau sáng tạo ra tổ chức quản lý hiệu quả, đem lại những lợi ích thiết thực cho các thành viên trong cộng đồng, góp phần làm cho đền Bà Chúa Kho trở thành một trung tâm tín ngƣỡng phồn thịnh. Thực tế cho thấy, từ khi lễ hội Bà Chúa Kho bùng phát đến nay, vai trò của chính quyền rất mờ nhạt. Chính quyền chủ yếu hỗ trợ về mặt tinh thần, hỗ trợ an ninh, giao thông… Nhà nƣớc không hỗ trợ kinh phí cho hoạt động sinh hoạt tín ngƣỡng ở đền Bà Chúa Kho. Những vấn đề liên quan đến kinh tế, thu chi tại đền hoàn toàn là do cộng đồng quản lý. Dân làng Cổ Mễ tự giám sát về hoạt động thu chi tài chính, nguồn công đức mà không chịu bất cứ sự giám sát nào của chính quyền. Khi đề cập đến vai trò của chính quyền, một thành viên trong ban quản lý di tích cho biết: “Từ khi xây dựng lại đền đến nay, chính quyền xã không ủng hộ kinh phí, mà chỉ ủng hộ về chủ trư ng. Ban quản lý di tích luôn thực hiện báo cáo về tình hình hoạt động của nhà đền cho phía chính quyền biết. Từ việc xây dựng đền đến tổ chức lễ hội, Hội người cao tuổi luôn đứng ra lo liệu” [BBPV số 8, tr.224]. Dân làng Cổ Mễ đã rất linh hoạt khi sáng tạo ra tổ chức "Hội ngƣời cao tuổi" nhƣ biểu tƣợng cho tình đoàn kết xã hội trong làng. Vai trò tham gia quản lý tổ chức lễ hội ở đền Bà Chúa Kho của Hội ngƣời cao tuổi làng Cổ Mễ không chỉ khẳng định vị trí của họ trong đời sống cộng đồng, mà còn đem lại những lợi ích kinh tế thiết thực cho cộng đồng. Chính vì vậy, trong mối quan hệ xã hội trong làng, ngƣời cao tuổi làng 90 Cổ Mễ có một vị trí quyền uy nhất định. Họ là linh hồn của tổ chức sinh hoạt tín ngƣỡng địa phƣơng. “Ở đây, thậm chí có những việc những người cao tuổi còn chỉ huy được cả làng” [BBPV số 13, tr.235]. Hội ngƣời cao tuổi hoạt động với vai trò nhƣ những ngƣời gìn giữ tín ngƣỡng Bà Chúa Kho. Có quan điểm cho rằng “trong đời sống văn hóa làng xã, nhu cầu văn hóa của ngƣời già thiên về bảo lƣu và hƣởng thụ, ban hành và thi hành. Trong môi trƣờng văn hóa không khuyến khích sáng tạo, nhu cầu văn hóa của ngƣời già cũng ít mang tính sáng tạo” [64, tr. 62]. Nhƣng tại làng Cổ Mễ đã cho thấy điều ngƣợc lại: ngƣời cao tuổi tham gia tích cực vào quá trình “sáng tạo truyền thống”, là nhân tố kết nối quá khứ với hiện tại, họ biến các yếu tố truyền thống trong quá khứ trở thành nhân tố tích cực cho sự phát triển tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ nói riêng, ở vùng châu thổ Bắc Bộ nói chung. 3.4. Truyền thuyết Bà Chúa Kho và sáng tạo dân gian 3.4.1. Những câu chuyện truyền thuyết về Bà Chúa Kho trước thời kỳ Đổi mới Trong quá trình đi điền dã ở làng Cổ Mễ, chúng tôi đã thu thập đƣợc một số truyền thuyết về Bà Chúa Kho. Các câu chuyện này có sự khác nhau, có khi trái ngƣợc nhau. Do biến thiên lịch sử và sự chồng xếp các lớp văn hóa trong quá trình phát triển xã hội, những truyền thuyết dân gian cũng nhƣ những tập tục chung quanh sự phụng thờ Bà không nhất quán. Theo tác giả Ngô Đức Thịnh, "Bà vốn không phải là một nhân vật lịch sử, mà là một nhân vật huyền thoại đƣợc lịch sử hóa. Do vậy, mỗi địa phƣơng, mỗi thời kỳ lịch sử, tùy theo nhu cầu và cảm quan của dân chúng mà Bà đƣợc lịch sử hóa theo những kiểu khác nhau" [106, tr.149]. Có một truyền thuyết phản ánh về nguồn gốc Bà Chúa Kho lƣu truyền ở làng Quả Cảm, Cổ Mễ, Thƣợng Đồng, Trung Đồng và Hạ Đồng. Theo nội dung của nó, Bà Chúa Kho chính là nhân vật Bà Chúa Quả Cảm hay Bà Chúa Lẫm, Bà Chúa đƣợc thờ ở núi Kho. Đây là một nhân vật huyền thoại đƣợc lƣu truyền trong dân gian, có công với nƣớc với dân “đƣợc tôn thờ ở trong vùng lƣu vực sông Cầu, sông Ngũ Huyện Khê và sông Tiêu Tƣơng xƣa, trong đó trung tâm thờ tự là đền Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh” [71, tr. 42]. Sự tích về Bà ở các địa phƣơng này là những truyền thuyết dân gian, chứa đựng những tình tiết không giống nhau. 91 Một truyền thuyết khác cũng xuất hiện ở làng Quả Cảm gắn với Đức Vua Bà, làng Thƣợng Đồng gắn với Bà Chúa Lẫm, Bà Chúa Sành, làng Cổ Mễ gắn với Bà Chúa Kho. Tuy tên gọi nhân vật thờ khác nhau nhƣng phần cốt truyện tƣơng đối thống nhất. Truyện kể rằng, gốc tích xuất xứ của các Thánh Bà trên đây là từ vùng đất làng Quả Cảm. Bà xuất thân trong một gia đình nề nếp, lấy vua đời nhà Trần. Bà là một cô gái thôn quê đẹp ngƣời đẹp nết, có công lao khai khẩn đất hoang, tạo dựng làng xóm, lập nên ruộng đồng, cai quản 72 trang ấp. Rồi Bà trở thành vị hoàng hậu, giúp dân giúp nƣớc, sau đó hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ đất nƣớc. Nhà vua và nhân dân thƣơng tiếc phong Bà làm phúc thần, cho lập miếu thờ ở quê nhà và những làng xóm mà Bà đã có công xây dựng. Ở đây, truyền thuyết hoàn toàn không nói gì đến việc Bà làm nhiệm vụ coi giữ kho tàng. Có một truyền thuyết khác lại cho rằng Bà Chúa Kho ở Quả Cảm cũng nhƣ ở Thƣợng Đồng, Trung Đồng và Hạ Đồng chính là Bà Chúa Sành. Nội dung truyện kể rằng Bà Chúa Sành ở Quả Cảm là con một nhà nghèo khó làm nghề gốm. Chính Bà là ngƣời đã làm đƣợc chân cũi bằng gốm giúp ích cho nghề trồng dâu nuôi tằm. Bà cũng là ngƣời giỏi giang thành thạo buôn bán. Sau khi Bà mất, nhân dân tôn thờ là Bà Chúa Sành. Theo môt số nhà nghiên cứu, tên gọi nhân vật Bà Chúa Sành gắn với thần chủ nghề làm gốm vốn một thời thịnh hành ở Quả Cảm, sau mới dạt sang Thổ Hà. Bà Chúa Sành là tổ nghề gốm. Có lẽ do nghề nghiệp làm gốm bị mai một và chuyển sang Thổ Hà nên vai trò Bà Chúa Sành mờ dần để hiện ra khuôn dạng Bà Chúa Kho đƣợc lịch sử hoá nhƣ ngày nay. Trong các truyền thuyết mà chúng tôi sƣu tầm đƣợc ở thời điểm xuất hiện trƣớc giai đoạn Đổi mới trên đây, chúng tôi không thấy nhân dân Cổ Mễ có truyền thuyết nào đề cập đến nhân vật Bà Chúa Kho gắn bó với nghi lễ vay tiền, xin lộc rơi, lộc vãi. Hầu hết các nhân vật đều là những nữ thánh đƣợc nhân dân tôn thờ vì có phẩm chất nhân hậu, là ngƣời có quê hƣơng ở Kinh Bắc, từng giúp dân xây dựng xóm làng quê hƣơng bằng cách khai khẩn đất hoang hoặc đem nghề mới đến cho dân làng. 3.4.2. Tạo dựng truyền thuyết về Bà Chúa Kho trong thời kỳ Đổi mới Vào những năm 1996-1997, ở làng Cỗ Mễ xuất hiện những câu chuyện về Bà Chúa trông coi kho tồn tại dƣới dạng truyền miệng, dù có thể nói đó là dạng truyền miệng gần nhƣ là chính thức (do chính những ngƣời thuộc Ban quản lý đền Cổ Mễ truyền bá). Những cụ trong Ban chấp hành Hội ngƣời cao tuổi làng Cổ Mễ khóa năm 2012 có kể cho chúng tôi câu chuyện về nhân vật Bà Chúa Kho. Câu chuyện có nội dung rằng Bà Chúa Kho vốn là một cô gái hiện thân của vị thần núi Kho, có công lao 92 giúp quân triều đình trông coi, bảo vệ kho tàng trong trận chiến đánh giặc Tống ở phòng tuyến sông Cầu. Sau khi quân triều đình thắng trận, Bà lui về sống tại chân núi Kho và mất ở đây. Nhân dân thƣơng tiếc lập đền thờ Bà tại địa điểm núi Kho nên gọi là đền Bà Chúa Kho [BBPV số 14, tr.240]. Tác giả Nguyễn Kim Hiền có sƣu tầm một câu chuyện khác kể rằng "tên thật của Bà là Lý An Quốc, đệ lục công chúa của Lý Thánh Tông (đời thứ 3 nhà Lý). Vua có ba vợ nhƣng không sinh đƣợc con trai, liền đến vùng rừng Quả Cảm, Yên Phong có một miếu thiêng để cầu tự. Bà Lê Thị Mai lúc đó đang đốn củi ở đó thấy vua đến không chạy trốn nhƣ những ngƣời khác, còn đối đáp trôi trảy với nhà vua. Vua vời về cung, bà không muốn. Đó là năm 1053. Sau đó bà sinh cho vua một con gái vào ngày 20 tháng 4 năm giáp ngọ 1054. Hơn một năm sau thì Bà qua đời. Công chúa đƣợc nuôi bởi một ngƣời vú. Cô tỏ ra khác với năm ngƣời chị cùng cha khác mẹ kia. Lý An Quốc thích bắn cung, cƣỡi ngựa. Nhà vua rất thích, thƣờng ví cô với Triệu Trinh Nƣơng đánh giặc Ngô khi xƣa. Năm 1069, Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm thành, cô đòi đi theo, vua không cho, Lý Thƣờng Kiệt xin vua cho đi. Cũng trong thời gian đó, vua lấy bà Nguyên Phi ỷ Lan, đẻ đƣợc một con trai là Lý Càn Đức, tức Lý Nhân Tông. Năm 1072 vua chết, 1076, quân Tống sang đánh. Quân ta lập phòng tuyến sông Cầu, lập kho lƣơng thực trên núi Vũ Ninh. Năm 1077, đêm 7 tháng 1 Đinh Tỵ, Triệu Tiết và Lý Qùy chiếm đƣợc thành Thị Cầu (Núi Dinh), ông Lý Thƣờng Kiệt đọc bài hịch tại Chùa Tùng Sơn bên cạnh đền. Sứ giả Đỗ Trung Hoà nhận thƣ mang sang cầu hoà. Quân Tống chấp nhận với ba yêu sách, làm cầu, sửa đƣờng cho về nƣớc, cung cấp 50 ngà voi và dâng kho lƣơng thực Vũ Ninh. Lý An Quốc không đồng tình, nhƣng nếu không cung cấp thì cũng không đƣợc. Bà không cho giao ngay mà lui lại bốn ngày (tức từ mùng 8 chuyển thành 12) cho dân mang bớt lƣơng thực trong kho về. Nếu là dân thì lấy bao nhiêu cũng đƣợc, nếu là quan chức của triều đình thì cho mƣợn đến kỳ phải trả. Bà dặn lại quân sĩ khi chết đi hãy ném xác bà xuống khe lấp cỏ và đá lên để địch không thấy xác. Sáng ngày 12, bà cƣỡi voi ra cửa kho, khi địch đến cản không cho vào. Bà bị trúng tên của địch và qua đời. Nhóm lính giữ kho, một mặt lo mai táng, một mặt giữ kho đến giữa trƣa mới mở cổng. Cỏ đã bị đốt, lƣơng thực mƣời phần chỉ còn lại hai. Sau khi giặc rút, những ngƣời đã đƣợc bà cho lƣơng thực, đem hƣơng hoa đến thờ cúng. Đến triều Trần, việc thờ cúng không đƣợc mở mang, mãi đến đời Lê mới phục hồi" [39, tr.10]. 93 Phải ít nhất từ sau năm 1986, làng Cổ Mễ mới có sự xuất hiện những câu chuyện có liên quan đến nhân vật Bà Chúa Kho gắn với lễ vay tiền hay nói cách khác Bà Chúa Kho tồn tại dƣới thân phận của một nữ thánh trông coi kho tiền, vàng ở thế giới bên kia có khả năng phù hộ cho con ngƣời ở thế giới trần gian vay mƣợn làm ăn. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát những ngƣời đi lễ về việc họ có đƣợc nghe các câu chuyện kể về Bà Chúa Kho cho vay tiền làm ăn hay không. 38.4% 6.0% Có Không Không trả lời 61.1% Biểu đồ 4: Tỷ lệ người đi lễ có được nghe các câu chuyện kể về Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ cho vay tiền làm ăn Khi đƣợc hỏi có bao giờ nghe các câu chuyện kể về Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ cho ngƣời đi cúng lễ vay tiền làm ăn không, nhiều ngƣời trả lời cho biết có nghe nói đến chiếm 61.1%, bên cạnh đó có 38.4% không biết. Nhƣ vậy, đa số ngƣời đi lễ ở đền Bà Chúa Kho đều đƣợc nghe kể về truyền thuyết Bà Chúa Kho đóng vai trò nhƣ một Bà Chủ ngân hàng ở thế giới thiêng. % 40 35,2 32,2 35 30 25 20 17,8 14 15 10 5 0,8 0 Trong các sách, báo, internet Từ gia đình, bạn bè Từ BQL di tích Từ thày cúng Nguồn khác Biểu đồ 5: Nguồn người đi lễ nghe nói đến sự việc Bà Chúa Kho cho vay tiền 94 Hai nguồn thông tin chủ yếu ngƣời đi lễ nghe nói đến việc Bà Chúa Kho có khả năng cho vay tiền là từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp chiếm tỷ lệ 35.2% và ban quản lý di tích đền chiếm 32.2%. Sách báo, interet cũng là nguồn cung cấp thông tin quan trọng để ngƣời đi lễ biết đến khả năng Bà Chúa Kho cho vay tiền, chiếm 17,8%. Một số ngƣời nghe nói đến khả năng của Bà từ các thày cúng chiếm 0,8%, hoặc qua kênh khác là 14%. Một cán bộ Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh kể cho chúng tôi nghe câu chuyện đƣợc cho là khá phổ biến trong làng Cổ Mễ: "Cách đây nhiều năm, có một ngƣời buôn thuyền ở Hải Phòng đi lễ đền Bà Chúa Kho, cầu khấn Bà giúp đỡ một khoản tiền để làm ăn. Ông có làm một tờ sớ xin vay Bà Chúa Kho 1 thỏi vàng và hứa sau khi thành công sẽ về lễ tạ chu đáo. Về sau, ngƣời lái buôn này thành công thật sự và ông tin rằng có đƣợc kết quả kinh doanh thuận lợi là do Bà Chúa Kho hiển linh về giúp đỡ. Ngƣời này bèn sắm rất nhiều lễ tiền vàng, số lƣợng nhiều đến mức phải dùng ô tô chở đến đền để làm lễ. Đến đền Bà Chúa Kho, ngƣời lái buôn vào tận hậu cung vừa lễ vừa nói rằng lần trƣớc có vay Bà Chúa một thỏi vàng để làm ăn. Nhờ Bà phù hộ nên ông kiếm đƣợc khá nhiều tiền. Hôm nay, ông có đến dâng mâm lễ tạ để trả ơn Bà nhƣ đã cam kết. Ông xin đƣợc đến lễ tạ cả một ô tô tiền vàng" [BBPV số 11, tr. 231]. Câu chuyện làm ăn may mắn của ngƣời kinh doanh buôn bán nhờ biết cách vay tiền Bà Chúa Kho từ đó lan tỏa ra khắp vùng. Nhiều ngƣời biết chuyện đã tìm đến đền Bà Chúa Kho làm lễ tƣơng tự và cũng thành công. Tiếng lành đồn xa, hàng chục vạn lƣợt khách thập phƣơng từ khắp các tỉnh thành trong vùng đến đền làm lễ vay tiền xin lộc rơi lộc vãi. Lâu ngày, tục vay tiền xin lộc hình thành, rồi trở thành nghi lễ chính thức ở đền Bà Chúa Kho hằng năm. Bà Gái, ngƣời đã nhiều năm chức tác tại đền, kể cho chúng tôi nghe một trƣờng hợp khác nhƣ sau: "Một cô ở Hoàng Mai, Hà Nội, tên là Hoàng Thị Hoa năm nay 51 tuổi là tổng giám đốc công ty du lịch và là giám đốc một khách sạn, chồng là Đỗ Liêm Quy, 53 tuổi, là trƣởng phòng điều vận hàng không từ Bắc đến Nam, con là Đỗ Hoàng Việt, Đỗ Hoàng Tâm. Năm 1990, khi lên đây lễ, gia đình cô ấy còn rất nghèo, chỉ mong Bà Chúa Kho phù hộ độ trì cho gia đình thoát nghèo, Bà cho lộc rơi lộc vãi. Sau năm đó về gia đình cô ấy cứ dần dần khấm khá lên. Thấy Bà Chúa Kho linh thiêng, năm 1992 cô ấy đã làm lễ vay Bà 100 triệu, không ngờ làm ăn trúng quả. Từ đó đến nay, năm nào cô ấy cũng đầu năm về đền vay tiền, xin lộc, và cuối năm lễ tạ Bà. Cô ấy 95 cho rằng Bà Chúa Kho thiêng nên với ngƣời kinh doanh, buôn bán nhƣ cô việc đến lễ đầu năm và trả lễ Bà là rất quan trọng. Bây giờ thì cô ấy rất giàu, và nhận Bà Gái là chị em kết nghĩa" [BBPV số 14, tr.240]. Bên cạnh câu chuyện kể trên, có một số câu chuyện khác cũng đề cập đến sự thành công tƣơng tự của những du khách từ Hà Nội, Hà Tây, Nam Định, Nghệ An, Thanh Hóa, thành phố Hồ Chí Minh... đến cầu xin vay tiền Bà Chúa Kho cho mục đích cá nhân. Một vài câu chuyện đƣợc chúng tôi nghe từ ngƣời làng Cổ Mễ kể lại; một số câu chuyện khác do chính những du khách đi lễ đền Bà Chúa Kho kể. Những câu chuyện thêu dệt xung quanh Bà Chúa Kho về khả năng giúp con ngƣời đƣơng đại nhƣ “kinh doanh buôn bán”, "tìm của trong két công ty bị mất", "chữa bệnh nan y mà bệnh viện không thể cứu chữa", "tìm mộ liệt sỹ", "cai nghiện game cho con cái", "báo mộng số đề", "giúp vƣợt biên đến Mỹ thành công"... tồn tại khá phổ biến trong làng Cổ Mễ, đặc biệt là những ngƣời trong Hội ngƣời cao tuổi của làng, cũng góp phần làm tăng tính thiêng của nhân vật này. Điều lý thú là những câu chuyện kể có phần hƣ cấu này dƣờng nhƣ rất ít liên hệ về quá khứ hay hiện tại của cộng đồng làng Cổ Mễ, những ngƣời lẽ ra phải có sự gắn bó mật thiết với Bà Chúa Kho mà ngƣợc lại, nó thƣờng đề cập đến những ngƣời bên ngoài cộng đồng, vốn đƣợc cho là nhân tố khách quan. Tại sao những câu chuyện kể mang nội dung "hiện đại" có xu hƣớng nhằm vào những ngƣời bên ngoài làng Cổ Mễ, ở các tỉnh thành nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An...? Đáng tiếc là chúng tôi chƣa có dịp điều tra xem địa phƣơng nào có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong những câu chuyện này. Tuy nhiên, với sự xuất hiện nhiều nhân vật ở các địa phƣơng khác nhau, chúng cho thấy một điều rõ ràng là địa bàn ảnh hƣởng của Bà Chúa Kho đã đƣợc "mở rộng" đáng kể so với trƣớc đây. Khi tìm hiểu kỹ các nhân vật trong câu chuyện, chúng tôi đôi khi còn đƣợc những ngƣời làng Cổ Mễ sáng tạo, kể ra, đƣa ra bằng chứng là những hiện vật hay đồ thờ trong đền, những thứ đƣợc cho là do chính các nhân vật trong chuyện cung tiến vào đền nhƣ một sự trả ơn Bà Chúa Kho bởi vì đã giúp đỡ họ. Mỗi đồ vật thờ trong đền Bà Chúa Kho chứa đựng những câu chuyện linh thiêng liên quan đến nhiều vấn đề của xã hội hiện đại. Chúng đƣợc những ngƣời làng Cổ Mễ "nắm rõ" hơn ai hết và có trách nhiệm kể lại, giải thích cho những du khách đến lễ tại đền. Trong số các câu chuyện đƣợc các thành viên Ban Quản lý đền kể lại cho chúng tôi với niềm tự hào về sức mạnh Bà Chúa Kho có chuyện liên quan đến việc bảo vệ 96 chính ngôi đền thờ Bà. Nội dung của nó tóm tắt nhƣ sau: "Vào năm 1967, giặc Mỹ đem máy bay đến bắn phá miền Bắc ác liệt. Thành phố Bắc Ninh là một trong những trọng điểm bắn phá trong nhiều tháng do có nhiều kho tàng, xí nghiệp quốc phòng, đơn vị bộ đội đóng quân. Một trung đội quân ta đã đặt pháo 57 ly ngay sau đền Bà Chúa Kho trên núi Kho để ngắm bắn máy bay giặc nhằm bảo vệ cây cầu chiến lƣợc bắc qua sông Cầu. Để lấy hƣớng bắn pháo, ngƣời dân Cổ Mễ đã phải chặt 2 cây đa cổ thụ trên núi Kho. Rất nhiều máy bay Mỹ liên tục bắn phá, trút hàng nghìn quả bom xuống Đáp Cầu và ga Thị Cầu. Hai mục tiêu trên bị phá hủy nhiều lần. Chiếc cầu Đáp Cầu nằm cách ngôi đền ở núi Kho chỉ 400 mét bị phá hủy nghiêm trọng. Đơn vị pháo cao xạ của núi Dinh nằm cách đó không xa cũng bị trúng bom khiến nhiều bộ đội hy sinh. Tuy nhiên, một điều bất ngờ đến kỳ lạ là đơn vị pháo 57 ly ở núi Kho đã không bị trúng bom của giặc trong suốt thời gian chiến tranh. Ngôi đền Bà Chúa Kho gần đấy cũng đứng vững trƣớc bom đạn, mặc dù có không ít trƣờng hợp bom Mỹ nhắm vào đơn vị pháo trên núi Kho đã rơi nổ ở khoảng cách rất gần đền. Theo lời giải thích của ngƣời dân làng Cổ Mễ, chính Bà Chúa Kho đã phù trợ để bảo vệ ngôi đền khỏi bom giặc phá hoại. Và cũng chính Bà giúp cho bộ đội ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời thành phố Bắc Ninh" [BBPV số 2, tr.215]. Câu chuyện Bà Chúa Kho bảo vệ ngôi đền của mình cùng với truyền thuyết về sự trả thù của Bà còn đƣợc nhắc đến trong một sự kiện khác ở làng Cổ Mễ. Đó là khi chính quyền can thiệp vào ngôi đền trong thời gian diễn ra phong trào bài trừ mê tín dị đoan, ngăn cấm thực hành tín ngƣỡng Bà Chúa Kho. Vào thập niên 70, làng Cổ Mễ chứng kiến cuộc khủng hoảng sâu sắc trong nội bộ làng. Chính quyền có để một số ngƣời đến xâm phạm đền lấy đi các tƣợng, đồ thờ và bỏ trôi sông, trong khi đa số ngƣời dân trong làng không đồng tình với cách làm này. Sau đó, nhiều chuyện bất hạnh đã xảy đến với những ngƣời tham gia vào việc dỡ bỏ các tƣợng thờ. Theo lời kể của ông Nguyễn Xuân Năm: “Một số ngƣời đang khỏe mạnh bỗng lăn ra ốm đau, ngƣời thân trong gia đình bị chia rẽ bất hòa... Có ngƣời cho rằng vì họ tham gia phá đền nên đã bị Bà Chúa Kho trừng trị. Sau thời gian tìm mọi cách chữa trị không khỏi, những ngƣời thân trong gia đình của ngƣời ốm trên đây đã đến đền Bà Chúa Kho cúng bái, tạ lỗi. Không biết có phải vì Bà Chúa Kho tha lỗi cho họ hay không mà sau đó những ngƣời này đã khỏi bệnh hoàn toàn. Từ đó, họ hoàn toàn tin rằng Bà Chúa Kho rất linh thiêng” [BBPV số 13, tr.235]. 97 Ông Nguyễn Xuân Năm, nhận định: "Nói thực là đền rất linh thiêng, nhà ông, con cả ông một năm chỉ cần bán một lễ cho khách thôi là ông được lãi trăm triệu, bây giờ nhà ông dành một cái nhà chất 3 gian đầy hàng mã, nhà ông bán cho Tổng công ty sữa Vilamilk, năm ngoái công ty này làm lễ, họ lãi mấy trăm tỷ, họ lễ một trăm triệu có là bao nhiêu, đấy cái duy tâm của mọi người là như thế. Năm nào cũng có, năm nào cũng như năm nào, người ta đặt lễ không phải gò ép. Năm ngoái họ về họ lễ quãng mùng 5 mùng 6 tháng giêng, họ vay và đặt ông 30 chục triệu đưa tiền trước từ đầu năm sắm lễ cho họ, đấy họ duy tâm lắm chứ" [BBPV số 13, tr.235]. Một số nhà kinh doanh buôn bán đến lễ đền Bà mong Bà cho lộc, mở kho xuất tiền cho họ vay. Một số ngƣời đi lễ khẳng định rằng mặc dù sau khi vay tiền họ không đạt đƣợc thành công đáng kể nào về kinh tế, nhƣng họ vẫn hài lòng vì trong cả năm gia đình họ đƣợc bình an, con cái học hành ngoan ngoãn, hoặc bản thân thoát khỏi ốm đau bệnh tật. Cho đến nay, trên báo chí cũng xuất hiện khá nhiều những câu chuyện khác nhau về Bà Chúa Kho, những nội dung mà chúng tôi thu thập đƣợc có cả những huyền thoại nhƣ kiểu những câu chuyện truyền thuyết về Bà Chúa Kho trƣớc giai đoạn Đổi mới. Và có cả những câu chuyện về “vay tiền xin lộc” Bà Chúa Kho. Trên trang báo điện tử Vnexpress.net ngày 1 tháng 3 năm 2015 có đăng một câu chuyện với tiêu đề "Ai ăn lộc Thánh?" của tác giả Phan Tất Đức đề cập đến niềm tin và sự "lo sợ thất lễ" của những ngƣời đi vay tiền đối với Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ. Truyện kể rằng, một ngƣời bạn của tác giả câu chuyện vốn là dân kinh doanh buôn bán đang có nhu cầu mở rộng mối làm ăn. Anh ta có làm giấy vay và sắm một số lễ tƣơng đƣơng lƣợng đồ mã, và hứa rằng cuối năm sẽ trả. Tuy nhiên, thực tế công việc làm ăn của anh không thuận lợi. Mặc dù làm ăn thua lỗ nhƣng đến cuối năm, nhà kinh doanh vẫn thành tâm đến đền Bà Chúa Kho trả lễ. Tác giả câu chuyện đi lễ cùng bạn, thấy vậy mới hỏi “Năm nay làm ăn có tốt không?” thì anh bạn trả lời “buôn bán chật vật lắm, còn phải bỏ tiền túi ra bù lỗ”. Tác giả câu chuyện cảm thấy ngạc nhiên và không hiểu vì sao bạn thua lỗ mà vẫn phải đi trả nợ. Tác giả đƣợc giải thích rằng đây là chuyện tâm linh, ai vay tiền Bà Chúa Kho đã hứa với thánh thì bắt buộc phải trả nợ. Nghe câu trả lời của ngƣời bạn, tác giả cảm thấy không thỏa đáng, ông cho rằng việc tuân thủ lời hứa với Đức Thánh Bà Chúa Kho là mê tín, bởi vì lộc thánh chẳng thấy đâu mà chỉ thấy ngƣời bạn cầu xin phải trả giá trong thực tế nhƣng vẫn phải làm theo 98 lời cầu xin hão huyền. Tuy nhiên, tác giả cũng nghi ngờ rằng, đằng sau việc tuân thủ nghi lễ vay tiền của Bà Chúa Kho còn có một mục đích khác. Đó là, những ngƣời kinh doanh đồ mã cung cấp cho ngƣời cầu cúng, vay tiền Bà Chúa Kho sẽ là đối tƣợng thu lợi: dù khách cầu cúng có thua hay thắng trong làm ăn thì thực tế ngƣời đƣợc lợi vẫn là những ngƣời kinh doanh tín ngƣỡng ở đền Bà Chúa Kho. Qua câu chuyện trên báo Vnexpress.net, chúng ta một lần nữa có thêm bằng chứng cho thấy ảnh hƣởng mạnh mẽ của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho với tục vay tiền, xin lộc đã thấm sâu trong tâm trí của nhiều tín đồ, đặc biệt là những đối tƣợng thuộc tầng lớp kinh doanh buôn bán. Những câu chuyện phản ánh về niềm tin vay tiền xin lộc của Bà Chúa Kho không chỉ phổ biến dƣới hình thức truyền miệng mà đôi khi còn đƣợc đăng tải công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Các câu chuyện ly kỳ liên quan đến lễ vay tiền của Bà Chúa Kho xuất hiện vô vàn trên internet và mạng xã hội, đã thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả. Các câu chuyện này khiến ta liên tƣởng đến loại hình truyền thuyết tồn tại phổ biến trong xã hội hiện đại gọi là "truyền thuyết thành thị". Thuật ngữ "truyền thuyết thành thị" (urban legend) xuất hiện từ năm 1968, đƣợc đề xuất bởi học giả Jan Harold Brunvand ở Đại học Utah, Mỹ đƣa đến với công chúng trong loạt sách bán chạy xuất bản năm 1981 [123]. "Truyền thuyết thành thị" (còn gọi là truyền thuyết hiện đại; tiếng Anh: urban legend, urban myth, urban tale, contemporary legend, urban folklore) là một hình thức văn hóa dân gian thời hiện đại, bao gồm những truyện kể mà ngƣời kể chúng có thể tin hoặc không tin là có thật. Cũng giống nhƣ các truyện dân gian và truyện thần thoại khác, những mô tả của truyền thuyết thành thị không nói lên điều gì về tính xác thực của những câu chuyện đó mà chỉ đơn thuần nói lên rằng những truyện kể ấy lƣu hành trong xã hội, tam sao thất bản qua thời gian và chứa đựng trong mình những ý nghĩa đã thúc đẩy cộng đồng bảo tồn và truyền bá nó [Định nghĩa của Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia]. Các câu chuyện đƣợc xếp vào truyền thuyết thành thị thƣờng vô danh và hàm chứa các yếu tố bí ẩn, kinh dị, đáng sợ hay hài hƣớc. Nó cũng là những truyện kể mang tính gợi sự cảnh giác cho ngƣời nghe. Ngƣời kể chuyện có thể tuyên bố rằng chuyện ấy đã xảy ra với một ngƣời bạn, mục đích là nhằm cá nhân hóa và làm tăng tính thuyết phục của câu chuyện. 99 Có thể nói rằng, những "truyền thuyết hiện đại" về Bà Chúa Kho là một ví dụ rõ nét cho thấy sự sáng tạo truyền thuyết trong bối cảnh sau Đổi mới. Không có căn cứ nào để kiểm chứng tính xác thực của những câu chuyện vừa nêu. Và cũng rất khó khăn để chúng ta truy nguyên nguồn gốc câu chuyện từ ngƣời đầu tiên kể lại. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, những câu chuyện này đã thổi bùng lên sự tò mò của các du khách thập phƣơng, những ngƣời có nhu cầu vay tiền để làm ăn kinh doanh, buôn bán hay sử dụng cho mục đích cá nhân nào đó. Có hai câu hỏi đặt ra là: Câu chuyện này đƣợc kể nhằm mục đích gì? Ai sẽ là ngƣời hƣởng lợi qua câu chuyện này? Khi trả lời những câu hỏi này chúng ta nhận thấy ngƣời thực sự hƣởng lợi từ câu chuyện không phải là những du khách may mắn trong câu chuyện mà chính là ngƣời dân làng Cổ Mễ, chủ thể sở hữu di sản tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho. Bởi vì, câu chuyện đã gián tiếp đem đến sức thu hút mạnh mẽ những ngƣời bên ngoài cộng đồng tìm đến đền Bà Chúa Kho để làm lễ cầu xin nhƣ các nhân vật trong đó. Nó làm nên tính linh thiêng cho nhân vật thờ Bà Chúa Kho, một vị thánh gần gũi với ngƣời dân, quan tâm chăm lo đến nhu cầu làm ăn của họ. Việc sáng tạo và truyền bá các truyền thuyết mới không chỉ góp phần tạo nên sức mạnh thần bí của Bà Chúa Kho mà còn đem lại những quan niệm nhận thức mới, từ đó biến đổi chức năng trƣớc đây của Bà Chúa Kho từ chỗ là một nhân vật nữ thần nông nghiệp trở thành một nữ thần doanh nghiệp, có vai trò nhƣ một Bà Chủ Ngân Hàng có khả năng cho vay, ban phát tiền cho dân chúng. Sự biến đổi chức năng của Bà Chúa Kho không làm mất đi uy thế của Bà mà thậm chí còn làm gia tăng tính thiêng phù hợp với bối cảnh mới. Đứng trƣớc sự thay đổi nhu cầu tâm linh của ngƣời dân và du khách thập phƣơng, nhân dân làng Cổ Mễ đã sáng tạo, bổ sung vào truyền thuyết về Bà Chúa Kho những yếu tố mới. Bà Chúa Kho “từ một vị thần lúa đến Bà Chúa Kho lƣơng thực của cải, khi gặp nền kinh tế thị trƣờng Bà Chúa Kho ấy đã trở thành chủ khố linh từ có thể cho vay tiền nhƣ một ngân hàng cho tất cả mọi ngƣời” [74, tr. 293]. Tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ muốn thu hút đƣợc đông đảo khách hành hƣơng đến cúng bái, bên cạnh việc hoàn thiện không gian thờ cúng, khâu tổ chức nghi lễ, rất cần đến một huyền thoại diễn giải nhân vật thờ theo tinh thần mới, đem đến sự thăng hoa về mặt tâm linh cho các chủ thể đi lễ. Thực tế cho thấy, truyền thuyết Bà Chúa Kho là một hiện tƣợng xã hội đƣơng đại, tham gia vào đời sống, và có sự biến đổi theo thời gian. "Truyền thuyết ở đây không phải chỉ đƣợc hiểu nhƣ một k‎í ức về 100 một câu chuyện trong quá khứ. Nó đƣợc nhắc đến là một hiện tƣợng xã hội đƣơng đại, tham gia vào đời sống, biến đổi hàng ngày và có một cuộc sống riêng trong mỗi con ngƣời, trong mỗi tập thể” [40, tr.286]. Trải qua thời gian, huyền thoại, truyền thuyết về Bà Chúa Kho đã đƣợc đắp bồi thêm những lớp phù sa mới. Niềm tín ngƣỡng Bà Chúa Kho có sức sống lâu bền trong lòng các tín đồ là do những câu chuyện dân gian mới đƣợc sáng tác và lƣu truyền rộng rãi, phủ lên Bà những khả năng linh thiêng. “Quá trình thiêng hóa với huyền thoại hóa, lịch sử hóa và địa phƣơng hóa Bà Chúa Kho xuất hiện vừa nhƣ một biện pháp vừa nhƣ một mục tiêu nhằm sáng tạo một nhân vật phụng thờ vừa thiêng liêng, huyền ảo, vừa kỳ bí, xa xôi nhƣng cũng gần gũi, thân thiết đối với dân chúng” [15, tr. 354]. Quá trình ra đời và chuyển biến của truyền thuyết Bà Chúa Kho làm phát lộ ra một trong những lôgic của việc sáng tạo truyền thuyết, đó là sự phát triển của niềm tin tâm linh tôn giáo đã nhào trộn nhân vật lịch sử với những biến đổi của hoàn cảnh để cô gái làng Quả Cảm (nhân vật rất có khả năng là có thật), một nữ thần nông nghiệp, một Bà Chúa Sành - Bà Chúa Lẫm làng Thƣợng Đồng - Bà Chúa Kho làng Trung Đồng và làng Hạ Đồng (thần bảo hộ) trở thành Bà Chúa Kho Cổ Mễ (thần bảo hộ đang đƣợc lịch sử hóa). Truyền thuyết về Bà Chúa Kho trôi nổi theo dòng thời gian, luôn sống trong tâm trí ngƣời dân vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Đặc biệt, không khí diễn xƣớng ở đền Bà Chúa Kho Cổ Mễ chính là môi trƣờng sống và sản sinh nhiều dị bản. Dân gian đã sáng tạo truyền thuyết Bà Chúa Kho, lƣu truyền, và làm cho diện mạo truyền thuyết thay đổi. Quá trình nhào nặn huyền thoại và lịch sử ấy đã khiến cho một ngƣời con gái thƣờng dân Kinh Bắc trở thành một vị thần đầy uy lực, một Bà Chúa Kho tiền, Bà Chủ Ngân hàng linh thiêng. Qua những truyền thuyết về Bà Chúa Kho, chúng ta vẫn thấy đƣợc một sự thực lịch sử đƣợc phản xạ, đƣợc nuôi dƣỡng trong đó. Sự thêu dệt truyền thuyết trong dân gian, niềm tôn vinh đến mức thần thánh hóa Bà Chúa Kho từ một con ngƣời có thực, gắn cho Bà nhiều chức phận khác nhau dƣờng nhƣ đã gia tăng thêm sức hẫp dẫn, thuyết phục, tạo nên sự linh thiêng của Bà. Phải chăng những ngƣời thực hành tín ngƣỡng Bà Chúa Kho đã căn cứ trên những yếu tố có thật để cố gắng tô vẽ, thêu dệt thành những huyền thoại ly kỳ hấp dẫn; làm tăng thêm tính thuyết phục của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho, tạo sức thu hút mạnh mẽ khách thập phƣơng về làm lễ. 101 Những câu chuyện về Bà Chúa Kho đƣợc huyền thoại hóa, địa phƣơng hóa ở nhiều nơi. Đối với mỗi địa phƣơng, thì truyền thuyết về Bà Chúa Kho, công tích, hành trạng và tính thiêng của Bà cũng đƣợc cụ thể hóa khác nhau. Tùy vào mỗi địa phƣơng lại đặt ra cho mình những huyền thoại về Bà theo những ƣớc vọng và tâm sự gửi gắm của ngƣời dân vào những câu chuyện đó, mà làm cho Bà trở nên linh thiêng, quyền năng và đáng kính trong tâm linh ngƣời đi lễ. Nhân vật Bà Chúa (Bà Chúa Kho) vừa có bóng dáng huyền thoại vừa có dấu ấn lịch sử, tạo ra một phức hợp văn hoá với nhiều tầng ý nghĩa nhân văn. Trong tâm thức dân gian ngƣời Việt luôn quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” đã có những tác động tới từng cá thể. Đặc biệt dƣới hiệu ứng tâm lý đám đông, ý thức đó rất dễ lan truyền tạo thành một áp lực mạnh mẽ. Từ nghìn đời nay, tâm lý đó hẳn là một nguyên nhân sâu xa khiến con ngƣời có thể dễ dàng chấp nhận dung nạp tất cả những gì gọi là bất hợp lý, thậm chí là hoang đƣờng. Sức hấp dẫn của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho và truyền thuyết về Bà cũng vậy. Các tín đồ cho rằng việc thờ cúng Bà là thờ một nhân vật thiêng, một phúc thần có khả năng phù hộ độ trì cho con ngƣời, có thể giải quyết đƣợc những ƣớc vọng của họ. Tín ngƣỡng Bà Chúa Kho là sự thể hiện ƣớc mơ giàu có ăn nên, làm ra. Quá trình sáng tạo truyền thuyết mới về nhân vật Bà Chúa Kho - từ một nhân vật huyền thoại trong tín ngƣỡng dân gian, truyền thuyết dân gian thành một nhân vật lịch sử cụ thể đã tạo ra những yếu tố hợp lý để tồn tại và phát triển gắn bó với sự thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội. Bà Chúa Kho từ một nữ thần nông nghiệp trở thành vị thần mẫu của nhân dân Quả Cảm, Cổ Mễ, Thƣợng Đồng, Trung Đồng, Hạ Đồng Cƣ dân nông nghiệp vùng ngã ba sông (sông Cầu, sông Ngũ Huyện, sông Tiêu Tƣơng). Đó cũng là vị trí hiểm yếu, nằm trên địa bàn của phòng tuyến sông Nhƣ Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống Tống thế kỷ XI. Rồi Bà Chúa Kho từ một dân thƣờng trở thành vợ vua Trần Anh Tông và đã đóng góp vào sự nghiệp kháng chiến chống Tống. Bà Chúa Kho trở thành nhân vật tiêu biểu cho sự cống hiến và hy sinh lớn lao của nhân dân trong vùng vào chiến thắng Nhƣ Nguyệt lịch sử. Khi Việt Nam bƣớc vào quá trình hiện đại hóa chuyển sang kinh tế thị trƣờng, Bà Chúa Kho trở thành Bà Chúa Kho tiền linh thiêng có quyền năng ban phát tiền tài cho các tín đồ. Đó là sự thêu dệt một cách sáng tạo của ngƣời dân. "Và có thể nói rằng đến ngày hôm nay 102 các tác giả đó đã hoàn chỉnh việc huyền thoại hóa Bà Chúa Kho và hoàn chỉnh lịch sử hóa Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ" [65, tr.6] Những năm gần đây, trong dân gian đã bắt đầu xuất hiện truyền thuyết cho rằng Bà Chúa Kho là hiện thân của Thánh Mẫu nên có thể hội nhập vào điện thần Mẫu Liễu Hạnh, Tứ phủ. Truyền thuyết cùng sự mở rộng hệ thống điện thờ cho thấy đây là một quá trình sáng tạo "Bà Chúa Kho đƣợc hội hập vào điện thần Tứ phủ. Truyền thuyết về Bà Chúa Kho của đền thờ Mẫu đã linh thiêng hóa vị thế của Bà Chúa Kho trong đạo Mẫu, trong tục thờ nữ thần, cũng nhƣ quyền uy của Bà trong đời sống tâm linh ngƣời dân" [1, tr.7]. Hiện nay, có một xu hƣớng khá lý thú là nhiều địa phƣơng đang cố gắng nhập Bà Chúa Kho vào các nhân vật lịch sử địa phƣơng hoặc hệ thống điện thần thờ nữ thần. Sau khi đƣợc hội nhập vào điện thờ Tứ Phủ, Bà Chúa Kho không đơn giản là một cô gái hay lam hay làm, hay cụ thể là một bà hoàng cai quản kho lẫm quốc gia, mà là một hóa thân của Mẫu. Và đây mới chính là đỉnh điểm của sáng tạo, mới thỏa mãn đƣợc cao độ nhu cầu của niềm tin, của mong ƣớc có đƣợc một chỗ dựa tinh thần, giải tỏa sự căng thẳng, của cuộc vật lộn kiếm sống hàng ngày [1, tr.7]. Quá trình gắn bó và chuyển hóa từ tín ngƣỡng thờ nữ thần đến tín ngƣỡng thờ Mẫu thần, có ảnh hƣởng của Phật giáo, Đạo giáo và các tín ngƣỡng dân gian khác. Một ví dụ điển hình minh chứng cho nhận xét này là các Chúa Kho đƣợc thờ ở Chùa Hƣơng (hƣớng Long Vân - Cây Khế). Thực tế việc sáng tạo truyền thuyết dân gian về Bà Chúa Kho đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn: truyền thống là không bất biến mà luôn vận động và biến đổi qua từng giai đoạn lịch sử, nhờ vậy mà truyền thống không bị hóa thạch và đứt đoạn mà luôn đƣợc sáng tạo thêm với nhiều sắc thái mới. Bà Chúa Kho ở vùng Kinh Bắc xƣa là một nhân vật huyền thoại, nhƣng một nhân vật huyền thoại không có nghĩa là một tồn tại của quá khứ, không còn giá trị với hiện tại. Ngƣợc lại yếu tố huyền thoại chính là một "chất men" cần thiết để làm sống dậy hơi thở của một hồi ức, khiến một thần tƣợng có cơ hội tái sinh và đƣợc nhân dân sáng tạo để trở về với hiện thực xã hội [39, tr. 18] . 103 Truyền thuyết là thể loại đƣợc quyền hƣ cấu nhƣng bản thân câu chuyện luôn tạo đƣợc niềm tin, luôn gắn với niềm tin. Theo tác giả Linda Dégh, trong Folklore - một số thuật ngữ đư ng đại, “cốt lõi của truyền thuyết thực sự là một đức tin” [108, tr. 323]. “Chính sáng tạo dân gian làm cho truyền thuyết biến thiên nhƣ dòng chảy không hề biết đến thời gian và không gian” [11, tr.50]. Trƣờng hợp truyền thuyết về Bà Chúa Kho cũng nhƣ thế, vừa phong phú, vừa gần với con ngƣời đƣơng thời nên tạo ra một sự huyền bí hấp dẫn ngƣời đi lễ. Vì thế, Bà Chúa Kho trở thành một nhân vật có quyền năng giúp thỏa mãn các nhu cầu thực tế của con ngƣời. Khi tiếp nhận truyền thuyết về Bà Chúa Kho, những ngƣời đi lễ luôn đặt niềm tin vào sự hiện diện của cái kỳ ảo trong đời sống, tin vào tài năng, phẩm chất của Bà. Nghe kể truyền thuyết Bà Chúa Kho, mọi ngƣời tăng thêm lòng ngƣỡng mộ, biết ơn Bà. Ở một góc độ nào đó, họ cần một chỗ dựa niềm tin làm điểm tựa tinh thần và tín ngƣỡng Bà Chúa Kho cũng phần nào đã đem lại sự thỏa mãn nhu cầu tâm linh cho những ngƣời thực hành nghi lễ. "Niềm tin của ngƣời dân đƣợc xây dựng trên nền tảng tín ngƣỡng dân gian, ngƣời ta càng tạo nên nhiều ánh hào quang, tạo ra nhiều bí ẩn xung quanh nhân vật mà mình thờ, thì hy vọng việc nhờ cậy các vị thần đó càng đƣợc tăng lên. Qua thời gian, các lớp văn hóa đƣợc bồi đắp lên càng nhiều, những năng lực siêu phàm của các vị thần đƣợc thờ, cũng vì thế mà tăng lên. Từ đó niềm tin vào họ, cũng đƣợc khẳng định ngày một mạnh mẽ hơn" [74, tr. 291]. Truyền thuyết mới về Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ đƣợc sáng tạo trên cơ sở kết hợp với các tín ngƣỡng, phong tục tập quán ở đây và bổ sung những mục đích mới, cách diễn giải mới về vai trò của Bà trong bối cảnh thay đổi. Truyện kể làm xƣơng cốt, bệ đứng, chỗ dựa cho niềm tin, còn niềm tin cùng những hành động nghi lễ làm sống động, phong phú hơn nội dung truyện kể. Mối quan hệ giữa tín ngƣỡng và truyện kể song song tồn tại, xoắn bện chặt chẽ, thẩm thấu qua nhau trong sinh hoạt tin ngƣỡng cộng đồng ngƣời Việt nhƣ một chỉnh thể không thể tách rời. Cùng với thời gian, truyền thuyết về Bà Chúa Kho tiếp tục đƣợc nuôi dƣỡng, đƣợc sáng tạo và phát triển phù hợp với nhu cầu của những ngƣời thực hành tín ngƣỡng đƣơng đại. 104 3.5. Những kết quả của quá trình tạo dựng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ sau thời kỳ Đổi mới 3.5.1. Thụ hưởng lợi ích Bối cảnh kinh tế - xã hội mới đã mang lại cho đền Bà Chúa Kho những chức năng mới. "Một trong những chức năng đó là lễ hội đƣợc xem nhƣ nhân tố kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng" [101, tr.188-189]. Đối với lễ hội Bà Chúa Kho, ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng cũng nghĩ đến những yếu tố nhƣ vậy. Từ khi có sự tổ chức khai thác khu di tích, đền Bà Chúa Kho đã thu hút rất nhiều du khách, góp phần tăng trƣởng kinh tế cho địa phƣơng. Theo số liệu tổng hợp của Ban Quản lý di tích đền Bà Chúa Kho, trung bình mỗi năm có 814.000 lƣợt ngƣời đi lễ đền. Bảng 5: Số người đi lễ theo các năm Năm 2009 Lƣợt ngƣời 720.000 2010 2011 800.000 910.000 2012 2013 Tổng 850.000 790.000 4.070.000 Trong những năm đầu thời kỳ Đổi mới, ngƣời đi lễ đền rất đông: điển hình là vào đầu những năm 1990 hàng trăm nghìn lƣợt ngƣời đã đến đây vào các tháng đầu năm. Theo kết quả điều tra tại đền Bà Chúa Kho, mức độ thƣờng xuyên công đức ở đền của ngƣời đi lễ là 59.3%; thỉnh thoảng là 34.9%; không bao giờ chỉ có 5.5%. Nhƣ vậy, ngƣời đi lễ hầu nhƣ ai cũng đóng góp tiền công đức là chủ yếu, dù ít hay nhiều. 5.5% 0.3% Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng 34.9% Không bao giờ 59.3% Không trả lời Biểu đồ 6: Mức độ thường xuyên công đức của người đi lễ ở đền Kết quả điều tra vào thời điểm cuối năm 2012, đầu năm 2013 cho thấy chủ yếu trong số những ngƣời đƣợc hỏi đóp góp công đức ở đền Bà Chúa Kho, Cổ Mễ bằng tiền chiếm tới 94.2%; hiện vật và sức lao động chỉ có 0.5%. 105 Bảng 6: Hình thức đóng góp công đức vào đền của người đi lễ Hình thức đóng góp Tần số (ngƣời) Tần suất (%) 375 94.2 Hiện vật 2 0.5 Sức lao động 2 0.5 Tiền Tuy nhiên, thực tế tại đền Bà Chúa Kho vào những năm 1990, thời điểm đỉnh cao về số lƣợng ngƣời về lễ đền đông, nhiều ngƣời làm ăn đƣợc, biết ơn Bà, ngoài việc trả lễ còn làm thêm cả việc cung tiến đồ thờ cúng. Tiền công đức thu đƣợc hàng năm ở di tích này đã lên tới hàng chục tỉ đồng. Số tiền này đƣợc chi vào trùng tu, tôn tạo các di tích của làng (đình, đền, chùa); trích một phần nộp cho ngân sách xã chi ủng hộ các tổ chức xã hội phƣờng: nhƣ hoạt động khuyến học, giúp đỡ ngƣời cơ nhỡ, ngƣời bệnh; một phần hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi địa phƣơng: đƣờng điện - trƣờng trạm; một phần chi bồi dƣỡng cho các cụ trực tiếp tham gia việc quản lý, phục vụ tại các di tích của làng. Từ năm 1989 đến nay, di tích đền Bà Chúa Kho có những sự thay đổi lớn, thƣờng xuyên đƣợc tu bổ, phục dựng, và xây mới. Ban Quản lý di tích đã trùng tu nhiều tỷ đồng cho toàn bộ các công trình, chỉ tính riêng 5 năm trở lại đây đầu tƣ hơn 30 tỷ đồng để trùng tu di tích. Nhờ tác động của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho, nghề nghiệp của các thành viên trong làng đã có sự thay đổi, nhiều ngƣời có việc làm bổ sung, thu nhập ngƣời dân cũng đƣợc cải thiện hơn. Hiện nay, Cổ Mễ vẫn là một làng thuần nông. Ngƣời dân làng Cổ Mễ ngoài làm nông nghiệp còn tranh thủ sắp xếp thời gian làm việc ở đền. Nền kinh tế của từng hộ gia đình khá dần lên không phải do sản lƣợng lúa mang lại, mà là do thu nhập ở đền Bà Chúa Kho. Không chỉ có Hội ngƣời cao tuổi, mà đủ các thành phần lứa tuổi trong làng đều tham gia các hoạt động ở đền. Ngƣời già tham gia quản lý tổ chức, trung niên bán hàng, viết sớ, khấn thuê, trẻ em hóa vàng mã, bán sách... Họ không chỉ là những ngƣời nông dân tại làng đổ ra đền làm ăn, kiếm sống mà ngay cả những ngƣời là cán bộ công nhân viên nhà nƣớc chƣa đến tuổi nghỉ hƣu nhƣng đủ tuổi tham gia hội ngƣời cao tuổi của làng, một số ngƣời đã đi nơi khác sinh sống cũng về quê tham gia vào hoạt động chung này... 106 Theo anh Nguyễn Quốc Tịnh, trƣởng thôn Cổ Mễ năm 2013 cho biết: "Trước đây, Cổ Mễ là một làng thuần nông, không có nghề phụ, chủ yếu là làm ruộng, chăn nuôi, ngoài ra có buôn bán, dịch vụ. N i đây, nghề nông luôn là một nghề chính. Hiện nay, cả khu có 1.298 hộ gia đình, 4.370 nhân khẩu, trong số đó có gần 600 cụ ra làm công tác phục vụ tại đền, số người bán hàng ở đền là h n 600 người. Ngoài ra, giới trung niên, thanh niên trong làng làm các dịch vụ khác rất nhiều" [BBPV số 9, tr.228]. Sự tồn tại của khu di tích còn tác động đến nền kinh tế của khu vực lân cận. Khá nhiều ngƣời tại một số phƣờng, xã ở Bắc Ninh đã chuyển sang sản xuất và kinh doanh tiền vàng mã, đồ mã bán cho những ngƣời đi lễ đền Bà Chúa Kho. Theo số liệu khảo sát, ở hai phƣờng Thị Cầu và Đáp Cầu có hàng trăm hộ tham gia sản xuất và buôn bán tiền vàng mã, đồ mã. Nhiều hộ gia đình coi đó là nghề phụ, tạo nguồn thu nhập đáng kể cải thiện đời sống hàng ngày. Những tháng cao điểm đầu năm và cuối năm, vào dịp khách hành hƣơng đến vay và trả tiền vàng cho Bà Chúa Kho, số hộ buôn, bán tiền vàng mã, đồ mã lên tới ngót 400 hộ. Nhiều hộ đã giàu nhanh vì buôn bán tiền vàng mã, đồ mã [103, tr.3]. Trong những lần trò chuyện với các hộ gia đình kinh doanh đồ thờ cúng, chúng tôi thấy ngƣời dân làng Cổ Mễ sản xuất tiền vàng, đồ mã không nhiều, mà chủ yếu mua ở làng Đông Hồ, một làng cùng tỉnh chuyên làm đồ mã. Họ kinh doanh, bán lại cho khách thập phƣơng đến cúng lễ và thu lợi nhuận chênh lệch. “Bà Chúa Kho giúp nuôi sống rất nhiều người trong làng. Có hàng trăm con người bán vàng mã, có công ăn việc làm, trông cậy vào nguồn thu nhập tiền vàng, đồ mã. Ngoài ra, có nhiều người như lái xe, bảo vệ, viết sớ, kinh doanh ăn uống, nghỉ trọ cũng trông vào ngôi đền này” [BBPV số 13, tr.235] Quá trình "sáng tạo truyền thống" tại đền Bà Chúa Kho đã đáp ứng đƣợc nguyện vọng của ngƣời dân làng Cổ Mễ. Hàng năm, đền Bà Chúa Kho luôn đƣợc tôn tạo, tu bổ từ chính những nguồn thu của đền. Điều này đúng với quy định của Luật Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về di sản văn hóa. Hiệu quả to lớn mà hoạt động này mang lại là nguồn ngân sách cho việc bảo tồn, phát huy di tích ngày càng đƣợc mở rộng quy mô góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nƣớc và phù hợp với chủ trƣơng "Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm" của Đảng và Nhà nƣớc ta. Việc cộng đồng làng Cổ Mễ quy hoạch, khôi phục và mở rộng không gian đền Bà Chúa Kho cũng nhƣ lễ hội đền Bà đã làm thay đổi diện mạo không gian di sản, đời 107 sống và tinh thần của cộng đồng địa phƣơng, đáp ứng “giá trị về nhận thức lịch sử, giá trị về thỏa mãn tâm lý tín ngƣỡng, thậm chí cả giá trị về kinh tế du lịch” [24, tr. 44]. Hiện nay, đền Bà Chúa Kho đang có kế hoạch đƣa vào đẩy mạnh khai thác phục vụ phát triển du lịch. Việc gắn kết lễ hội Bà Chúa Kho với phát triển du lịch cũng là nhằm mục đích nâng cao nguồn thu và quảng bá cho di tích và lễ hội. 3.5.2. Phát sinh các mặt tiêu cực Kết quả khảo sát, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sinh hoạt tín ngƣỡng ở đền Bà Chúa Kho đang có xu hƣớng bị thƣơng mại hóa ngày càng rõ nét. Nhiều ngƣời dân đến đền cúng lễ chỉ biết tới vay tiền xin lộc, không biết đến các mục đích ý nghĩa khác của việc thờ cúng Bà Chúa Kho... Trong quá trình tìm hiểu chúng tôi đƣợc biết, đa số ngƣời dân đều chƣa thực sự hiểu rõ về nguồn gốc lịch sử của đền Bà Chúa Kho, về ngƣời đƣợc thờ ở đền là những ai? Thờ tự từ bao giờ? Về những nghi lễ trƣớc đây đã có tại đền. Họ chỉ hiểu một cách chung chung: đền Bà Chúa Kho chắc chắn là thờ Bà Chúa Kho và họ cũng chỉ biết đến Bà chủ yếu qua truyền miệng, qua lời kể dân gian về tính thiêng ở đền Bà và gần đây là do các phƣơng tiện thông tin đại chúng đăng tải nhiều tin liên quan đến ngôi đền này. Còn một số nhà nghiên cứu và báo chí thì cho rằng lễ hội đền Bà Chúa Kho đã bị thƣơng mại hóa, đặc biệt vào hai thời điểm đầu năm và cuối năm đã diễn ra các hoạt động lợi dụng lễ hội để thu lợi, ép buộc, bắt chẹt ngƣời đi trẩy hội, lợi dụng tín ngƣỡng trong lễ hội để “buôn thần bán thánh” theo kiểu đặt lễ thuê, khấn thuê, đặt nhiều “hòm công đức”, đổi tiền lẻ...; thời gian tổ chức lễ hội đền Bà Chúa Kho kéo dài hơn trƣớc; các nghi thức tế lễ, rƣớc và các trò chơi dân gian đã bị mai một... Vấn đề thƣơng mại hóa lễ hội gây ra những bất cập và phần nào làm giảm giá trị tốt đẹp về lễ hội. Mặc dù Ban quản lý đền Bà Chúa Kho có những quy định không dung túng hiện tƣợng khấn thuê, sắp lễ, đổi tiền lẻ... nhƣng ở đền vẫn xuất hiện các hiện tƣợng này, gây lộn xộn, khiến báo chí phải đƣa tin phê phán. Hiện nay, ở đền Bà Chúa Kho có Đội sắp lễ thuê gồm những thanh niên, thƣờng là nam giới và những phụ nữ tuổi trung niên. Những phụ nữ trung niên này cũng chính là những ngƣời tiến hành hoạt động cúng thuê khi có hợp đồng miệng với khách. Ông Nguyễn Đức Tiến, ủy viên Ban quản lý di tích đền Bà Chúa Kho cho biết những hoạt động cho thuê mâm, đĩa, là không đƣợc phép hoạt động. Nhƣng những ngƣời kinh doanh dịch vụ này cứ liều lĩnh làm nên Ban quản lý cũng không kiểm soát 108 hết đƣợc. Ban quản lý cũng có những biện pháp là treo biển cấm khấn thuê trƣớc cửa đền và cứ một lúc lại cho phát thanh trên loa để khách thập phƣơng đến lễ biết. Hiện tƣợng khấn thuê ở đền Bà Chúa Kho những năm gần đây đã giảm nhiều so với cách đây hai chục năm. Tuy nhiên, bất chấp những quy định từ Ban quản lý đền, vẫn còn một số ngƣời dân quanh địa bàn lôi kéo, thậm chí là dùng “mánh” để ép khách khấn thuê. Lợi dụng lòng tin cũng nhƣ sự nhẹ dạ của một số khách về đền Bà Chúa Kho lễ, những đối tƣợng này dùng những lời đánh vào tâm lý của ngƣời đi cầu, đi lễ tạ để họ tiến hành hoạt động “môi giới tâm linh”. Lúc đầu chỉ là một số lời ngọt nhạt, nhân danh ngƣời địa phƣơng, đƣợc Bà Chúa Kho cho “nhiều lộc”, để họ làm phúc xin từ Bà ít lộc rơi lộc vãi cho du khách. Rồi với số lễ tùy tâm mà họ nhận đƣợc từ những ngƣời đi lễ, sau khi khấn xong, họ mới “đòi” tiền khấn thuê với giá khoảng trên dƣới 100.000 đồng, có khi lên tới 200.000 đồng, 300.000 đồng. Nhiều khách không trả thêm tiền thì họ lập tức đôi co, thậm chí là dùng những lời thô tục để phá khách đi lễ. Đây là một hiện tƣợng xấu làm mất đi nét đẹp văn hóa tín ngƣỡng ở đền Bà Chúa Kho. Chia sẻ về vấn đề này với chúng tôi trong quá trình điền dã, nhiều ngƣời đi lễ khẳng định từng bị chèo kéo khấn thuê, thậm chí từng bị những ngƣời khấn thuê làm đủ mọi chiêu trò để lôi kéo. Sự thành tâm của mỗi du khách lẽ ra đáng đƣợc tôn trọng lại đƣợc nhận bằng những lời nói “báng bổ” của những “cò” môi giới tâm linh. Khi đƣợc hỏi về việc làm thế nào để tránh hiện tƣợng này, nhiều khách khẳng định cần có thái độ cƣơng quyết từ đầu, nói không với hiện tƣợng khấn thuê, tránh để họ thấy đƣợc sự nhẹ dạ, mủi lòng mà theo; họ cũng chia sẻ, nếu có ngƣời thân hay bạn bè muốn đến lễ đền, họ sẽ nhắc nhở để mọi ngƣời cùng biết và tránh để trở thành “khách hàng bất đắc dĩ” cho những phần tử núp bóng Bà Chúa để trục lợi. Đồng thời, mọi ngƣời đều có mong muốn sự can thiệp của nhà đền sâu sắc hơn, hạn chế tới mức tối đa sự hoạt động, lộng hành một cách thiếu ý thức của đội ngũ những ngƣời hành nghề khấn thuê. Hiện tƣợng chèo kéo khách diễn ra mạnh nhất vào khoảng chiều tối và tối hẳn, hoặc khi lƣợng khách đông mà các thành viên ban quản lý khó bề kiểm soát nhất. Từ hiện tƣợng này cho thấy cần có sự quản lý, giám sát sâu hơn nữa để hạn chế tối đa, ngăn cấm triệt để mọi hình thức “buôn thần bán thánh” từ những ngƣời khấn thuê, cần tiếng nói của những nhà quản lý đối với nhân dân địa phƣơng về các hoạt động gây ảnh hƣởng đến sự tôn nghiêm, linh thiêng của đền. 109 An ninh trật tự là một vấn đề đáng quan tâm bởi hiện nay đền Bà Chúa Kho đã xuất hiện tình trạng móc túi, trộm cắp xảy ra trong 3 tháng lễ hội. Với lƣợng khách lớn lên tới hàng nghìn ngƣời, trong khi số lƣợng ngƣời quản lý phân tán, túc trực tại các điểm, với các nhiệm vụ khác nhau nên vẫn tạo sơ hở cho các đối tƣợng trộm cắp hành nghề. Trong những ngày quan sát chúng tôi đƣợc biết có hai đối tƣợng trộm cắp tài sản của khách đến lễ đền bị Ban quản lý bắt đƣợc xử lý, nhiều hiện tƣợng khách hô hoán bị rạch, móc túi. Mặc dù Ban quản lý thƣờng xuyên nhắc nhở khách qua loa phóng thanh để phòng tránh tới mức tối đa hiện tƣợng này, song do số lƣợng ngƣời đến lễ đông, cảnh chen lấn xảy ra, nhất là ở cung Thƣợng tạo điều kiện cho bọn đạo chích hoạt động. Đƣợc hỏi về hiện tƣợng này, một số khách thập phƣơng khẳng định tất cả là do sự cẩn thận của bản thân mỗi ngƣời, cần đề cao ý thức tự bảo vệ tài sản ở mức cao nhất. Cũng theo ý kiến của nhiều khách thƣờng xuyên đến lễ đền trong nhiều năm, hiện tƣợng móc túi giảm thiểu hơn nhiều so với trƣớc đây. Một thành viên trong ban quản lý di tích cho biết: "Vấn đề tồn tại trong suốt nhiều mùa lễ hội khiến người dân bức xúc, đó là nạn trộm cắp, móc túi và ăn xin, đã được ban quản lý đặc biệt quan tâm” [BBPV số 3, tr. 217]. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, hiện tại vẫn còn những ngƣời ăn xin ngồi ở cổng sau đền. Những ngƣời làm công tác bảo vệ dân phòng làng Cổ Mễ đã liên tục cắt cử nhau mời họ đi nơi khác, nhƣng khi họ không có mặt thì những ngƣời ăn xin này lại xuất hiện. Vấn đề môi trường bị ô nhiễm và không đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch. Theo quan sát cũng nhƣ là nhận xét của nhiều khách về lễ, vệ sinh môi trƣờng ở đây là sạch sẽ. Có đƣợc sự sạch đẹp này là nhờ sự sắp xếp, phân công của Ban quản lý. Có chăng, hiện tƣợng mất vệ sinh không đáng có xảy ra là do ý thức của những ngƣời về lễ đền, họ xả rác, rắc muối gạo mặc cho những biển cấm rắc muối gạo của nhà đền đƣợc đƣa ra. Dịp trả lễ rồi xin lễ thƣờng đan xen những ngày mƣa phùn gió bấc gây nên tình trạng bẩn thỉu, nhếch nhác từ chính những hành động thiếu ý thức của ngƣời đi lễ. Những hiện tƣợng này đƣợc Ban quản lý nhắc nhở, song chỉ giảm một phần. Điều này cần đƣợc lên án mạnh mẽ, tránh vì một số cá nhân mà gây mất mỹ quan chung, ảnh hƣởng tới không gian đền. Vào những ngày cuối năm, du khách đi trả lễ đông, sự quá tải về số lƣợng khách tham gia lễ hội dẫn đến tình trạng lộn xộn, ùn tắc giao thông từ đƣờng rẽ vào ga Thị Cầu, mất an ninh trật tự, tuỳ tiện nâng giá dịch vụ. Mặc dù Ban quản lý di tích đã có nhiều biện pháp chấn chỉnh, tuy nhiên do lƣợng 110 khách thƣờng xuyên đông, diện tích bãi đỗ xe còn hạn chế (3 bãi đỗ xe với diện tích là 15.000m2), nên hiện tƣợng các bãi đỗ xe tự phát do ngƣời dân ven đƣờng lập nên “chặt chém” (20.000 đồng/xe máy) du khách đã gây ấn tƣợng không tốt. Điều này cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Một vấn đề nổi cộm đƣợc nói đến nhiều ở đền Bà Chúa Kho đó là hiện tượng đốt tiền vàng mã. Việc đốt tiền vàng mã với số lƣợng lớn trong quá trình thực hành nghi lễ cũng dẫn đến sự lãng phí tiền của. Theo quan sát của nhóm điều tra, tại đền Bà Chúa Kho có hai lò đốt tiền vàng mã, đồ mã đƣợc xây dựng ở phía sau của khu thờ tự. Vào mùa lễ hội, lò hóa tiền vàng mã, đồ mã trong đền luôn đỏ lửa, tính ra mỗi ngày có hàng chục triệu đồng bị đốt ra tro, tính cả tháng thì từ hàng trăm triệu đồng trở lên. Mâm tiền vàng trƣớc chƣa cháy hết, mâm sau đã đƣa vào. Ngƣời đi lễ thay vì cầm tiền, vàng mã thành kính đốt ít một, thì ôm cả cục trên tay, ném vào lò hoá. Đôi khi do quá tải, ngƣời đi lễ còn bê tiền vàng mã ra khu vực phía sau, dƣới triền núi Kho để hóa. Cùng với lý do khủng hoảng kinh tế, và việc thắt chặt quản lý, gần đây, ngƣời dân gộp hai lễ: lễ xin đầu năm và lễ tạ cuối năm vào dịp đầu năm nên số lƣợng ngƣời đi lễ giảm, số tiền vàng mã đốt cũng giảm theo. Những năm gần đây, hiện tƣợng đốt tiền vàng mã ở đền đƣợc hạn chế bởi một số quy định ban hành từ trên xuống và đƣợc nhà đền thực thi phần nào. Số lƣợng tiền vàng dâng cúng đƣợc quy đổi với một giá trị lớn mà số lƣợng giảm, cùng với việc chỉ cho đốt một phần số tiền vàng mã mang đến lễ, số còn lại đƣợc xung vào kho. Giải pháp mới này từ nhà đền góp phần giảm một phần số tiền vàng mã đƣợc đốt mỗi ngày. Những hạn chế đƣợc phân tích và nêu ra nhƣ trên đƣợc xem xét ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau nhƣng tựu trung lại chỉ là ở hai vấn đề cơ bản; thứ nhất thuộc về khâu tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội của cộng đồng làng Cổ Mễ, một lễ hội lớn mà không đƣợc sự can thiệp sâu sát của các sở ban ngành; thứ hai thuộc về ý thức của những ngƣời tham gia lễ hội hiện nay chƣa cao, không ít những ngƣời lợi dụng cơ hội này để trục lợi. Tiểu kết chƣơng 3 Bối cảnh lịch sử thời kỳ Đổi mới đã mang lại cho làng Cổ Mễ những cơ hội phục hồi sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho sau một thời gian dài bị gián đoạn. Để tín 111 ngƣỡng Bà Chúa Kho có thể quay trở lại phục vụ đời sống đƣơng đại, cộng đồng làng Cổ Mễ đã thực hiện quá trình “sáng tạo truyền thống” tín ngƣỡng Bà Chúa Kho theo cách riêng của họ. Cộng đồng đã tạo dựng không gian di tích với việc mở rộng hệ thống điện thờ, dung nạp thêm nhiều vị thánh thần “mới”; sáng tạo cơ cấu tổ chức lễ hội của làng, ban hành các quy định và cơ chế quản lý mới trên cơ sở nguyên tắc tổ chức dân chủ làng xã; sáng tạo truyền thuyết về nhân vật Bà Chúa Kho theo hƣớng thay đổi quyền năng của Bà để phục vụ nhu cầu kinh tế; sáng tạo và bồi đắp thêm tục vay tiền xin lộc của những ngƣời thực hành tín ngƣỡng vào đúng thời kỳ Đổi mới, trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng trên cơ sở những yếu tố truyền thống. Điều này đã khiến cho sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho biến đổi nhanh và trở nên thích hợp hơn với sự thay đổi chủ thể tham gia nghi lễ. Quá trình “sáng tạo truyền thống” tín ngƣỡng Bà Chúa Kho thực chất là một quá trình biến đổi truyền thống để trở nên phù hợp với bối cảnh thời kỳ Đổi mới, đáp ứng nhu cầu tâm linh của con ngƣời đƣơng đại. Quá trình tạo dựng này không chỉ thuần túy vì lý do văn hóa, tâm linh mà còn vì cả lý do kinh tế và sự cạnh tranh giữa các cộng đồng làng xã. Cộng đồng làng Cổ Mễ đã coi lễ hội tín ngƣỡng Bà Chúa Kho nhƣ một tác nhân kích thích sự phát triển kinh tế của làng, tạo dựng vị thế của làng ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Trong quá trình sáng tạo nói trên, Hội ngƣời cao tuổi làng Cổ Mễ nổi lên nhƣ một lực lƣợng có khả năng quy tụ sự đoàn kết của các thành viên trong cộng đồng, trở thành một biểu tƣợng lƣu giữ văn hóa truyền thống. Họ đã tạo dựng cơ cấu tổ chức xã hội “mới” trong làng bằng việc vận dụng nguyên tắc trọng tƣớc vốn là yếu tố cấu thành nên phƣơng thức tổ chức bộ máy làng xã, để gia tăng sức mạnh cố kết cộng đồng trong việc quản lý và tổ chức lễ hội trong xã hội đƣơng đại. Nhờ đó, làng Cổ Mễ đã duy trì sự ổn định trong quan hệ làng xã, khẳng định quyền sở hữu, năng lực tự quản của cộng đồng làng. Động cơ xây dựng cơ cấu tổ chức cũng nhƣ tạo dựng nghi lễ là những lợi ích mà dân làng Cổ Mễ mong muốn thu đƣợc từ chính những hoạt động tín ngƣỡng Bà Chúa Kho tại đền. Và chính yếu tố quyền lợi kinh tế là một động lực quan trọng gắn kết các thành viên cộng đồng với nhau, tạo nên sức mạnh trong việc bảo vệ di sản; khiến cho cộng đồng cùng nhau nhìn về một hƣớng là cố gắng bảo vệ quyền lợi của cộng đồng, không để những ngƣời ngoài cộng đồng hƣởng lợi từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ tín ngƣỡng. 112 Sự phát triển hƣng thịnh của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho trong 3 thập kỷ qua với việc mở rộng và "sáng tạo truyền thống" tại đền Cổ Mễ đã đem lại kết quả tích cực đối với diện mạo văn hóa của làng, và cả lợi ích thiết thực trên phƣơng diện kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh sự đóng góp đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, quá trình “sáng tạo truyền thống” tín ngƣỡng Bà Chúa Kho cũng bộc lộ những bất cập cần khắc phục. Sự sáng tạo một Bà Chúa Kho có chức năng nhƣ Bà Chúa Kho tiền đã tạo điều kiện thúc đẩy quá trình thƣơng mại hóa lễ hội. Việc khép kín quy trình lễ hội theo mô hình tổ chức hiện nay làm tăng tính “lệ làng”, giảm tính “phép nƣớc”. Hệ quả là vai trò của Nhà nƣớc trong việc quản lý thực hành tín ngƣỡng ở đền Bà Chúa Kho trở nên mờ nhạt. 113 Chƣơng 4 TÍN NGƢỠNG BÀ CHÚA KHO, NHỮNG VẤN ĐỀ BÀN LUẬN 4.1. Vị thế nổi trội của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ Từ khi đất nƣớc tiến hành công cuộc Đổi mới, sinh hoạt lễ hội của các cộng đồng làng xã vùng châu thổ Bắc Bộ đã từng bƣớc đƣợc phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Do bối cảnh kinh tế xã hội thay đổi và các lễ hội truyền thống trải qua một thời kỳ dài gián đoạn do chiến tranh và các nguyên nhân khác nên khi quay trở lại đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng, các lễ hội truyền thống đã gây ra những vấn đề "nóng" của xã hội. Thực tế cho thấy, vào những năm 90 của thế kỷ trƣớc, các lễ hội khi bắt đầu đƣợc phục hồi đã gặp phải nhiều bất cập nhƣ việc tổ chức mang tính tự phát; thiếu hệ thống bài bản; cơ sở thờ tự, đồ thờ cúng bị mất mát, xuống cấp; ngƣời dân vừa tham gia thực hành lễ hội vừa phải "nghe ngóng" động thái của chính quyền địa phƣơng. Bởi vì trƣớc đây, không ít lễ hội bị chính quyền hạn chế vì cho là tín ngƣỡng mê tín dị đoan. Thời kỳ ban đầu phục hồi lễ hội, ngƣời dân các làng thờ Bà Chúa Kho cũng nhƣ chính quyền khá "lúng túng", chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất, tìm hiểu lại tƣ liệu văn bản và hình ảnh trong ký ức của mọi ngƣời nhằm mục đích tái hiện lại lễ hội giống nhƣ trong quá khứ. Việc tổ chức lễ hội chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng và giới hạn trong phạm vi làng - xã. Hiếm có làng nào dám nghĩ tới việc đầu tƣ phát triển lễ hội để thu hút các nguồn lực bên ngoài cộng đồng, đáp ứng nhu cầu thực hành tín ngƣỡng của đông đảo ngƣời dân kinh doanh buôn bán. Trái ngƣợc với đa số các làng thờ Bà Chúa Kho khác ở vùng châu thổ Bắc Bộ, làng Cổ Mễ trong quá trình phục hồi lễ hội đã sớm thoát khỏi tƣ tƣởng phát triển lễ hội chỉ để phục vụ nhu cầu tín ngƣỡng của riêng cộng đồng. Ngƣời dân địa phƣơng đã tìm ra đƣợc một hƣớng đi cho mình, đó là, cộng đồng đã nhận thấy việc xây dựng đền và tổ chức nghi lễ Bà Chúa Kho của làng Cổ Mễ có thể đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngƣỡng của những ngƣời ngoài cộng đồng, nhất là những ngƣời kinh doanh buôn bán trên tuyến quốc lộ 1A: Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn - Trung Quốc. Do nằm trên tuyến giao thƣơng nhộn nhịp nhất miền Bắc lúc bấy giờ, ngôi đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ đã gây sự chú ý của những ngƣời kinh doanh buôn bán các tỉnh thành, 114 cũng nhƣ ngƣời dân các làng nghề trong tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Việc ngƣời dân Cổ Mễ đoàn kết với nhau, tự đứng ra tôn tạo ngôi đền đã nhận đƣợc sự trợ giúp về tiền bạc và đồ lễ cung tiến của những ngƣời đi lễ bên ngoài cộng đồng. Cộng đồng làng Cổ Mễ đã nhìn thấy những lợi ích về kinh tế cũng nhƣ lợi thế của ngôi đền Bà Chúa Kho trong viễn cảnh phát triển lễ hội của cộng đồng. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng để cộng đồng làng Cổ Mễ sáng tạo ra tín ngƣỡng Bà Chúa Kho độc đáo. Ngƣời dân Cổ Mễ đã chọn cho mình cách hoàn thiện lễ hội (do sự thiếu hụt về cơ sở vật chất, đồ thờ cúng, vai trò chỉ đạo lễ hội của chính quyền). Toàn bộ dân làng, mà đứng đầu là Hội ngƣời cao tuổi, đã cùng nhau đoàn kết xây dựng 1 bản Nội quy "chặt chẽ" cho phép cộng đồng thực thi nghĩa vụ và đảm bảo quyền lợi của mình khi tham gia quản lý lễ hội đền Bà Chúa Kho. Bản Nội quy có ghi rõ sự phân chia lợi ích (đƣợc tính bằng tiền) và các hình thức xử phạt khi các thành viên dân làng không thực hiện đúng quy định trong lễ hội. Đây là một điều rất hiếm gặp trong các bản nội quy đƣợc chúng tôi tìm hiểu ở các di tích thờ Bà Chúa Kho khác. Bản Nội quy đã cho thấy sự thích nghi của cộng đồng đối với cách tổ chức lễ hội mới trong cơ chế kinh tế thị trƣờng, có kế thừa những nguyên tắc tổ chức truyền thống (trọng lão, bình đẳng về quyền lợi…). Bên cạnh đó, ngƣời dân Cổ Mễ còn sáng tạo ra truyền thuyết về Bà Chúa Kho nhƣ một "Bà chủ ngân hàng" cho dân "vay tiền" làm ăn, mà nhờ đó Bà dễ dàng "tham gia vào nền kinh tế thị trƣờng". Điều này đã "đánh trúng" tâm lý của tầng lớp kinh doanh buôn bán. Điểm lại những làng có thờ Bà Chúa Kho ở vùng châu thổ Bắc Bộ, không có làng nào ngay từ đầu sáng tạo ra đƣợc nhân vật "Bà chủ ngân hàng" nhƣ làng Cổ Mễ. Sau này, hƣớng sáng tạo truyền thuyết của Cổ Mễ đã đƣợc các làng khác bắt chƣớc, đôi khi có phần "dập khuôn"; nhƣng với lợi thế đi trƣớc của mình, làng Cổ Mễ tiếp tục khẳng định đƣợc vị thế mà khó làng nào bắt kịp. Từ năm 1986, Nhà nƣớc Việt Nam chính thức thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó trọng tâm là chuyển nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Việc áp dụng cơ chế kinh tế thị trƣờng thực sự đã làm thay đổi mạnh 115 mẽ đời sống kinh tế xã hội của đất nƣớc, tạo điều kiện cải thiện mức sống của nhân dân, đồng thời khiến cho đời sống văn hoá tâm linh phát triển phong phú, đa dạng. Trong hoạt động sinh hoạt nghi lễ ở đền Bà Chúa Kho, hiện tƣợng “lễ vay tiền, xin lộc” - “trả tiền, phát lộc” đã phản ánh khá sinh động về nền kinh tế thị trƣờng. Đây chính là chất liệu quan trọng để những con ngƣời của vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc sáng tạo nên nhân vật Bà Chúa Kho, Cổ Mễ. Tác động của chính sách đổi mới của Nhà nƣớc Việt Nam, đặc biệt là chính sách của chính quyền địa phƣơng đối với sinh hoạt nghi lễ truyền thống trong vùng, có ảnh hƣởng đến sự thay đổi sinh hoạt tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ. Vì có chính sách khuyến khích phục hồi nghi lễ truyền thống của Nhà nƣớc, ngƣời dân làng Cổ Mễ mới có thể tiến hành tu bổ, tôn tạo đền và phục hồi sinh hoạt nghi lễ liên quan đến Bà Chúa Kho. Điều may mắn đối với ngƣời dân làng Cổ Mễ là chính quyền địa phƣơng đã có quyết định “khá sớm” trao quyền cho làng việc tôn tạo đền và phục hồi nghi lễ Bà Chúa Kho. Đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ là di tích lịch sử đã đƣợc Nhà nƣớc công nhận năm 1989. Hai năm sau, chính quyền địa phuơng đồng ý cho phép nhân dân tiến hành trùng tu đền. Nếu thời điểm xây dựng đền diễn ra muộn hơn, thì rất có thể đền Bà Chúa Kho đã không có nhiều ngƣời đến làm lễ nhƣ hiện nay. Bởi vì, đền sẽ phải cạnh tranh với các điểm thờ cúng khác trong vùng châu thổ Bắc Bộ. Nhƣ chúng ta đã biết, trên địa bàn vùng châu thổ Bắc Bộ lúc bấy giờ, có ít nhất 9 làng thờ nhân vật Bà Chúa Kho cũng đã manh nha đƣợc nhân dân địa phƣơng phục hồi. Sự xuất hiện đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ trƣớc đã thu hút đông đảo ngƣời đi lễ bởi nó trùng khớp với thời điểm rất nhiều ngƣời dân làm nghề kinh doanh buôn bán ở các vùng biên giới phía Bắc có nhu cầu đi lễ và nhu cầu “vay tiền, xin lộc”. Yếu tố tiếp theo dẫn đến sự thành công của làng Cổ Mễ là tác động của tín đồ ngoài cộng đồng. Ở các nơi khác trong vùng Bắc Ninh, Bắc Giang thờ Bà Chúa Kho, đối tƣợng đi lễ chỉ là những ngƣời trong cộng đồng làng. Ở đó, các câu chuyện về việc thờ cúng Bà Chúa Kho ít liên quan đến vấn đề kinh doanh buôn bán, nên đã không thu hút đƣợc nhiều ngƣời đến lễ, đặc biệt là tầng lớp thƣơng nhân. Đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ đã trùng tu, tôn tạo vào đúng bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam đƣợc thừa nhận và phát triển. Sự xuất hiện "Kho tiền vàng" trong ngôi đền của Bà Chúa Kho ven quốc lộ 1A đã nhanh chóng thu hút mạnh mẽ những ngƣời buôn bán đến làm 116 lễ; và kể từ đó đến nay đền lúc nào cũng thu hút khách đến lễ vay tiền xin lộc để phục vụ công việc làm ăn. Cùng với sự lan rộng các truyền thuyết thêu dệt về Bà Chúa Kho, tín ngƣỡng vay - trả tiền gắn với Bà ngày càng trở nên phổ biến trong cả nƣớc. Làng Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh nằm trong vùng văn hóa Kinh Bắc xƣa, nơi đã đƣợc sử sách và dân gian truyền tụng ca ngợi là “xứ sở” của đình chùa lễ hội, sẵn có một truyền thống tín ngƣỡng. Nơi đây nổi tiếng là đất “khéo tay hay nghề” với nhiều làng thủ công phát triển. Mức độ di động của ngƣời dân làng nghề trong vùng khá cao. Ngƣời dân Kinh Bắc thƣờng xuyên trao đổi buôn bán với các địa phƣơng không chỉ ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ mà còn cả các tỉnh vùng biên giới phía Bắc. Làng Cổ Mễ có vị trí thuận lợi về giao thƣơng do nằm ở đầu mối giao thông thuận lợi gần đƣờng quốc lộ số 1A - trục đƣờng giao thông quan trọng nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía bắc: Bắc Giang, Lạng Sơn sang Trung Quốc, và là ngã tƣ của con đƣờng lên Thái Nguyên, đƣờng đi Phả Lại, đƣờng xuống Hải Dƣơng. Đồng thời đây cũng là nơi có vị trí địa lý gần sông Cầu - một con đƣờng giao thông thuỷ thuận tiện nối liền với sông Thƣơng, sông Lục Nam, sông Ngũ Huyện Khê, và sông Tiêu Tƣơng. Đây là một vị trí thuận lợi của giao thông thủy bộ, ở một vùng địa kinh tế, địa văn hóa, địa xã hội. Cổ Mễ còn là nơi tiếp giáp hệ thống chợ vùng, chợ làng và chợ chùa: chợ Sơn Đông, chợ Vũ Dƣơng, chợ Chi Nhị, chợ Xuân Lôi, chợ Phù Lãng, chợ Thị Cầu. Hệ thống chợ này có sức cuốn hút khách hàng từ nhiều làng xã hoặc huyện xung quanh. Mặt khác, Cổ Mễ cũng gần những làng buôn nổi tiếng vùng Bắc sông Đuống của Bắc Ninh nhƣ: Phù Lƣu, Đình Bảng, Đồng Kỵ, Phù Khê, Nội Duệ, Lũng Giang (Lim), nên việc giao lƣu buôn bán cũng là một nét nổi trội trong đời sống kinh tế xã hội của ngƣời dân nơi đây, họ buôn bán giỏi. “Và đã là dân đi buôn thì đƣơng nhiên là có chuyện vay, chuyện trả tiền”, nên họ đã tiện đƣờng vào đền Bà Chúa Kho vay tiền xin lộc. Về phong thủy, ngôi đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ tọa lạc ở lƣng chừng núi Kho, "có vị trí phù hợp với thuyết phong thủy của ngƣời xƣa, rất xứng với đất chúa ngự" [24, tr. 41], do đó có sự huyền bí linh thiêng khác thƣờng và khi những ngƣời buôn bán đến đây lễ bái kêu cầu đều thấy linh nghiệm, nên đã tự động truyền nhau lan toả khắp mọi vùng miền. Bản thân tên gọi núi Kho cũng đã phần nào đem lại sự may mắn 117 cho đền Bà Chúa Kho khi tên gọi của vị thần chủ trong ngôi đền gắn với tên gọi của ngọn núi. Truyền thuyết là một yếu tố quan trọng giúp tín ngƣỡng Bà Chúa Kho bùng nổ, thu hút đông đảo ngƣời đi lễ. Nhờ sự sáng tạo truyền thuyết của cộng đồng địa phƣơng và những ngƣời thực hành tín ngƣỡng mà Bà Chúa Kho tiền đã đƣợc giới buôn bán, kinh doanh trong cả nƣớc tìm đến. Trƣớc hiện tƣợng đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ thu hút nhiều ngƣời đến lễ, thu đƣợc nhiều tiền, đã có nhiều nơi trong vùng châu thổ Bắc Bộ cũng “sáng tạo” nguồn gốc về Bà, nhận Bà là ngƣời gốc của làng mình và tranh thủ khai thác triệt để chi tiết truyền thuyết này. Thực tế cho thấy, có nhiều nơi thờ nữ thần, mà nữ thần đó phù hộ cho ngƣời ta làm ăn phát đạt, thì đƣợc dân gian gọi là Bà Chúa Kho. Bà Chúa Kho không phải là nhân vật thờ độc quyền của một nơi. Ở huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình, nhân dân thƣờng gọi Bà Trần Thị Ngọc Dung là Bà Chúa Kho. Mặc dù đã có những cách giải thích khác nhau từ phía những ngƣời quản lý đền thờ Bà Chúa Kho ở Hà Nội, Nam Định, Hƣng Yên và Thái Bình coi Bà là những nhân vật chính sử trông giữ kho tàng, có bia, có thần phả, sắc phong. Các nơi này đều “ganh đua nhau” tu bổ, xây đền, phục hồi việc thờ cúng Bà. Nhƣng các đền thờ này vẫn không tạo ra đƣợc hình ảnh Bà Chúa Kho quyền uy, không thu hút đƣợc nhiều du khách, tín đồ đến lễ bái. Bảng 7: Thống kê số người biết điểm đi lễ Bà Chúa Kho ở vùng châu thổ Bắc Bộ Đ n vị tính: % TT Địa điểm 1 Đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, Biết Không Có đi Không đi biết 100.0 0.0 0.0 51.0 1.5 47.5 23.0 14.6 82.7 Tp Bắc Ninh 2 Đền Bà Chúa Kho ở xã Hòa Long, huyện Yên Phong, Tp Bắc Ninh 3 Đền Bà Chúa Kho Trung cơ ở phƣờng Vệ An, Tp Bắc Ninh 118 TT Địa điểm 4 Đền Bà Chúa Kho ở làng Thƣợng Đồng, phƣờng Biết Không Có đi Không đi biết 1.0 14.3 84.2 0.8 14.1 84.7 1.0 11.8 86.7 1.0 17.1 81.4 3.0 14.8 81.7 0.8 10.1 88.7 1.3 10.6 87.7 Vạn An, Tp Bắc Ninh 5 Đền Bà Chúa Kho ở làng Trung Đồng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 6 Đền Bà Chúa Kho ở làng Hạ Đồng xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 7 Đền Bà Chúa Kho ở phƣờng Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội 8 Đền Bà Chúa Kho ở phƣờng Ngô Quyền, thành phố Nam Định 9 Đền Bà Chúa Kho ở phƣờng Quang Trung, thành phố Hƣng Yên 10 Đền Bà Chúa Kho ở huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình Kết quả khảo sát cho thấy rằng hầu hết những ngƣời đi lễ ở đền Bà Chúa Kho, Cổ Mễ, Bắc Ninh đều biết và đi lễ ở đền này chiếm tỷ lệ 100% số ngƣời đƣợc hỏi, và có đi lễ ở đền Bà Chúa Kho ở xã Hòa Long, huyện Yên Phong, Tp Bắc Ninh là 51.0%. Số lƣợng ngƣời đến lễ không biết các đền thờ Bà Chúa Kho ở một số tỉnh, thành chiếm tỷ lệ khá cao, trên 80.0% số ngƣời đƣợc hỏi. Một bộ phận ngƣời dân biết các đền thờ Bà Chúa Kho các tỉnh thành nêu trên, tuy nhiên họ không đi lễ ở các nơi nhƣ: Đền Bà Chúa Kho ở phƣờng Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội; Đền Bà Chúa Kho ở phƣờng Ngô Quyền, thành phố Nam Định; Đền Bà Chúa Kho Trung cơ ở phƣờng Vệ An, Tp Bắc Ninh; Đền Bà Chúa Kho ở làng Trung Đồng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ngƣời dân các làng thờ Bà Chúa Kho ở các tỉnh thành châu thổ Bắc Bộ mong muốn tu bổ tôn tạo di tích khang trang và dung nạp thêm các vị thần Mẫu... để thu hút thêm nhiều tín đồ đi lễ, khách tham quan. Nhƣng kết quả không đƣợc nhƣ mong đợi, số tín đồ về cúng bái tuy có tăng so với trƣớc nhƣng không đông đảo nhƣ đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ. Mức độ cung tiến đóng góp của khách thập phƣơng vào đền cũng ít 119 hơn. Kết quả khảo sát di tích thờ Bà Chúa Kho ở các địa phƣơng cho thấy, quy mô của các điểm thờ tự giữa làng Cổ Mễ và các làng khác tƣơng tự nhau. Nhƣng đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ vẫn là nơi thu hút đƣợc nhiều du khách nhất, và là nơi duy nhất tạo dựng đƣợc truyền thuyết Bà Chúa Kho gắn với các nghi lễ “vay tiền, xin lộc”. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngƣời dân có động cơ đến lễ ở đền thờ Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, Bắc Ninh chủ yếu vì nơi đây có khả năng cho vay tiền, ban lộc. Có tới 78.1% số ngƣời đi lễ đồng ý với mục đích này. Lý do đến thờ cúng vì mục đích khác và tiện đi lại chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Lý do khác 9.5 Tham quan vãn cảnh 5.5 6.0 Tâm linh 5.5 Nhiều ngƣời đến Tiện đƣờng đi lại 3.0 Nơi đây cho vay tiền, ban lộc 78.1 0 20 40 60 80 100 Biểu đồ 7: Lý do người dân đi lễ đền thờ Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, Tp. Bắc Ninh (%) Chính định hƣớng phát triển lễ hội Bà Chúa Kho theo hƣớng phù hợp với cơ chế kinh tế thị trƣờng đã tạo cho lễ hội tín ngƣỡng một sự phát triển đồng thuận với sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc. Và ngƣợc lại sự hƣng thịnh của nền kinh tế chắc chắn có tác động nhất định đối với sự phát triển lễ hội đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ. Những năm gần đây, khi đất nƣớc rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế, lễ hội Bà Chúa Kho đã có sự giảm sút rõ rệt. Khi thực hiện chuyến điền dã ở đền Bà Chúa Kho vào tháng Chạp cuối năm 2013 và tháng Giêng đầu năm 2014, chúng tôi rất bất ngờ khi thấy sân đền Bà Chúa Kho vắng vẻ, những giá để các mâm lễ trống rất nhiều, tiền 120 lẻ không còn đặt la liệt nhƣ mọi năm, số lƣợng lễ tiền vàng mã cũng giảm đi; một số khách thập phƣơng không thuê sắp lễ và khấn thuê nữa mà thay vào đó là họ tự sắp lễ. Trong khi đó, ở những làng thờ Bà Chúa Kho khác số ngƣời đi lễ hầu nhƣ vẫn ổn định. Nhƣ vậy, mặc dù tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ bắt nguồn từ một khuôn mẫu chung của thời kỳ hồi sinh và phát triển tôn giáo trong 2 thập kỷ trƣớc ở Việt Nam nhƣng sau đó đã tạo ra một hƣớng đi độc đáo, nổi trội so với các làng thờ Bà Chúa Kho khác ở châu thổ Bắc Bộ. Nhờ sự tác động của cơ chế kinh tế thị trƣờng, chính sách đổi mới của Nhà nƣớc, yếu tố vị trí địa lý, sự lan truyền mạnh mẽ truyền thuyết mà đền Bà Chúa Kho đã trở nên linh thiêng hơn, thu hút đông đảo ngƣời dân đến thực hành nghi lễ. Đây cũng là yếu tố quan trọng để cộng đồng căn cứ vào đó “sáng tạo truyền thống” tín ngƣỡng Bà Chúa Kho góp phần làm cho tín ngƣỡng trở nên có sức hấp dẫn, lan tỏa mạnh mẽ. 4.2. Vai trò của cá nhân, cộng đồng và Nhà nƣớc 4.2.1. Vai trò của cá nhân Trong quản lý và tổ chức sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, chúng tôi nhận thấy vì quyền lợi của cộng đồng nên vai trò của cá nhân khá mờ nhạt. Khác với mô hình quản lý ở nhiều di tích thờ Mẫu, Tứ phủ hiện nay, làng Cổ Mễ không thực hiện cơ chế đấu thầu quản lý đền. Cơ chế đấu thầu cá nhân trong hoạt động khai thác, kinh doanh dịch vụ lễ hội thực hiện điển hình ở các di tích thờ Mẫu Liễu Hạnh Phủ Dầy, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Tại đây, chính quyền còn cho phép “đấu thầu quản lý đền” (theo cách gọi nôm na của ngƣời dân là “đấu thầu tiền công đức”). Ngoài tiền công đức ngƣời trúng thầu quản lý đền phủ có thêm các khoản thu khác từ thu dịch vụ nhƣ dịch vụ âm thanh, ánh sáng, quay phim, chụp ảnh, bán đồ lƣu niệm, giải khát... Những khoản tiền này không phải là tiền công đức song cũng đƣợc sử dụng cho mục đích sinh hoạt tín ngƣỡng. Tất cả những khoản thu thuộc phạm vi nhà đền đều do thủ nhang/ nhà thầu quản lý và có toàn quyền sử dụng, sau khi thực hiện một số giao ƣớc sau: Nộp cho xã một khoản tiền theo mức “đấu thầu” (không cố định mà có sự điều chỉnh thỏa thuận hàng năm, thƣờng với mức tăng lên khoảng 10%) nhằm xây dựng địa phƣơng; Tu bổ và bảo quản di tích cổ, hạ tầng cơ sở vật chất di tích, trong đó bao gồm tiền đầu tƣ xây 121 dựng đƣờng quanh đền phủ, xây thủy đình, mua đồ thờ chuông, đỉnh; Đóng góp và tổ chức lễ hội hàng năm nhƣ làm đồ rƣớc và trang trí trong lễ hội gồm rồng vải, quần áo, gậy kéo chữ... Những quy định trên đƣợc căn cứ trong biên bản “đấu thầu” giữa các bên là thủ nhang, ngƣời làng Vân Cát, Tiên Hƣơng, với chính quyền, đoàn thể. Ở một số lễ hội khác, các thủ nhang, ngƣời trụ trì di tích tuy không thực hiện đấu thầu nhƣng cũng có vai trò quan trọng nhƣ ở Phủ Dầy. Những nơi không áp dụng cơ chế đấu thầu di tích, cộng đồng thƣờng thành lập Ban quản lý do cộng đồng và chính quyền tham gia giám sát, do đó vai trò của ngƣời trụ trì di tích bị giảm đáng kể. Ở những nơi mà thủ nhang, nhà thầu giữ vai trò quan trọng, mô hình tổ chức lễ hội có đặc thù khác với mô hình tổ chức lễ hội cộng đồng (chúng tôi tạm gọi là mô hình lễ hội bảo trợ). Bởi lẽ, các thủ nhang/ nhà thầu có quyền phân bổ kinh phí tổ chức lễ hội. Họ có vai trò giống nhƣ nhà bảo trợ cho lễ hội. Không chỉ bảo trợ cho lễ hội, thủ nhang còn duy trì ảnh hƣởng của mình bằng cách đứng ra bảo trợ cho việc xây dựng, tu bổ tôn tạo di tích khác trong vùng, chi phí đón tiếp khách, làm từ thiện, đóng góp quỹ phúc lợi xã hội và hoạt động làm vệ sinh môi trƣờng, tôn tạo cảnh quan sạch đẹp trên địa bàn có di tích. Mô hình quản lý và tổ chức lễ hội này đã và đang phát sinh nhiều mâu thuẫn. Trƣớc hết, về phía ngƣời dân địa phƣơng, họ không đồng ý với cách thức tổ chức lễ hội hiện tại. Ngƣời dân trong cộng đồng không nhận thấy rõ trách nhiệm và vai trò trƣớc đây của mình trong lễ hội, mặc dù họ đƣợc thủ nhang hay nhà thầu mời tham gia Ban tổ chức cũng nhƣ Ban Khánh tiết lễ hội. Một số cán bộ công chức làm nhiệm vụ chuyên trách quản lý văn hóa cấp xã và huyện đôi khi tỏ ra bất bình với những thủ nhang, nhà thầu trực tiếp quản lý di tích, đặc biệt là việc họ thƣờng tự ý xây dựng, lập ban thờ, và thực hành hầu lễ chƣa tuân thủ theo quy định Luật Di sản văn hóa. Ở lễ hội đền Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ, Hội ngƣời cao tuổi của làng cử ra ban đại diện luân phiên đảm trách công việc quản lý của nhà đền và lễ hội. Ngƣời dân có quy chế vận hành bộ máy quản lý với cơ chế dân chủ tập thể, không có sự ƣu tiên quyền lợi cá nhân. Mọi thành viên của làng đều có quyền giám sát và đƣợc hƣởng lợi 122 ích bình đẳng trên cơ sở tuân thủ quy chế hoạt động do cộng đồng xây dựng. Khi cá nhân không tuân thủ các quy định của cộng đồng thì sẽ bị phê bình và kỷ luật. 4.2.2. Vai trò của cộng đồng Trái ngƣợc với vai trò khá mờ nhạt của cá nhân trong sinh hoạt lễ hội tín ngƣỡng Bà Chúa Kho, cộng đồng có vai trò đặc biệt quan trọng, chiếm vị trí trung tâm trong các hoạt động lễ hội. Chúng ta thấy ở các lễ hội thờ Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ, cộng đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Họ là con cháu của cộng đồng làng đã sáng tạo ra lễ hội, đồng thời là ngƣời kế thừa, tiếp nối di sản của những cha ông đi trƣớc để lại. Trƣớc năm 1945, ở Việt Nam, tuyệt đại bộ phận cộng đồng địa phƣơng hay cộng đồng làng đứng ra tự quản lý và tổ chức lễ hội. Quy mô lễ hội do cộng đồng tổ chức không lớn và thƣờng diễn ra trong phạm vi cộng đồng làng - xã; phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng của chính cộng đồng. Mặc dù thời kỳ này đã xuất hiện lễ hội quy mô liên làng, liên sở (ví dụ lễ hội giữa các làng kết nghĩa cùng thờ Bà Chúa Quả Cảm hay Bà Chúa Lẫm) nhƣng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ và công việc quản lý, tổ chức lễ hội thực chất vẫn chủ yếu do cộng đồng ngƣời dân thực hiện. Mặc dù Nhà nƣớc đã có sự quản lý ở mức độ nhất định đối với làng, nhƣng làng về cơ bản vẫn là đơn vị tự trị, tự quản về mọi mặt kinh tế, văn hóa; Nhà nƣớc chƣa can thiệp sâu vào hoạt động quản lý, tổ chức lễ hội của làng. Những ngƣời dân trực tiếp cử đại diện uy tín đứng ra trông coi địa điểm thờ cúng. Họ căn cứ hƣơng lệ, phong tục truyền thống, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp hay khu vực cƣ trú (xóm, giáp) của cƣ dân để phân công nhiệm vụ và thực hành nghi lễ. Tham gia lễ hội làng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi gia đình thành viên trong cộng đồng. Cơ sở kinh tế của lễ hội đƣợc cộng đồng làng lấy từ nguồn lợi trồng trọt hoặc chăn nuôi, và thƣờng mang hình thức nguồn đóng góp công đức. Nguồn công đức có 3 loại chính là: 1/ Ruộng cung tiến (ruộng tự điền của làng), 2/ Tiền công đức (gồm tiền dầu đèn và tiền bỏ hòm công đức đặt ở địa điểm thờ cúng và tiền xây dựng, trùng tu tôn tạo di tích) và 3/ Đồ thờ (tƣợng, ngai, chuông, khánh, hoành phi, câu đối…) do dân cung tiến. Trong đó, nguồn lợi từ ruộng tự điền chiếm vị trí quan trọng là cơ sở kinh tế để tổ chức các hoạt động lễ hội. 123 Sau Cải cách ruộng đất (1953-1956), Nhà nƣớc tiến hành Hợp tác hóa nông nghiệp, không thừa nhận ruộng tự điền, chuyển đổi mục đích sử dụng ruộng này vào hợp tác để chia cho các hộ xã viên sản xuất. Thời kỳ hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp tuy thôn làng không còn là đối tƣợng quản lý nữa, nhƣng nó đã hoá thân vào hợp tác xã (vì hợp tác xã lúc này chủ yếu đƣợc xây dựng theo quy mô thôn) và thôn cũng vẫn còn giữ đƣợc các nét truyền thống riêng của mình. Chỉ từ khi hợp tác xã chuyển lên bậc cao với quy mô toàn xã thì thôn làng truyền thống mới hầu nhƣ bị giải thể. Việc chia tách hay quy gọn các xã chỉ thuần tuý theo quy mô diện tích và dân số mà hầu nhƣ không tính đến cơ sở truyền thống của làng xã. Kể từ sau phong trào Hợp tác hóa, cơ sở kinh tế của sinh hoạt lễ hội truyền thống không còn tồn tại nhƣ trƣớc. Nguồn công đức cho các hoạt động lễ hội không còn dựa vào tự điền nữa mà chỉ còn dựa vào nguồn tiền và hiện vật công đức. Cũng sau năm 1945, cấp hành chính tổng bị xoá bỏ nên hoạt động phối hợp liên làng trong tổ chức lễ hội cũng vì thế mà bị ảnh hƣởng. Trong giai đoạn 1956-1975, đất nƣớc rơi vào tình trạng chiến tranh. Mọi hoạt động tổ chức lễ hội bị hạn chế đến mức thấp nhất. Một số sinh hoạt tín ngƣỡng bị chính quyền nhận định là mê tín dị đoan nên đã bị cấm tổ chức, các cơ sở thờ cúng bị dỡ bỏ. Nhiều cộng đồng làng không còn khả năng quản lý và tổ chức lễ hội nhƣ trƣớc. Khi tiến hành Đổi mới (từ năm 1986), Nhà nƣớc Việt Nam bắt đầu xem xét lại chính sách bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội truyền thống. Giai đoạn ban đầu, Nhà nƣớc đang trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật bảo vệ di sản văn hóa. Chính quyền cấp cơ sở do thiếu công cụ pháp lý nên tỏ ra lúng túng khi giải quyết các vụ việc liên quan đến tín ngƣỡng. Chính quyền không còn cấm đoán việc thực hành các nghi lễ nhƣ trƣớc song vẫn chƣa chính thức thừa nhận các hoạt động tổ chức lễ hội vốn đã bị hạn chế trƣớc đây. Cho đến năm 1998, khi Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII, ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, sau đó Nhà nƣớc từng bƣớc thể chế hóa nội dung Nghị quyết bằng các văn bản pháp luật cụ thể (ví dụ Luật Di sản văn hóa, năm 2001) thì hoạt động lễ hội mới có điều kiện phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Tại nhiều địa phƣơng, các cộng đồng làng từng bƣớc phục hồi lại sinh hoạt lễ hội truyền thống. Những nơi nào cộng đồng tự bỏ công sức, của cải tu bổ, tôn tạo di tích, tham gia tích cực quá trình phục hồi lễ hội truyền thống thì nơi ấy vai trò của 124 cộng đồng trong quản lý và tổ chức lễ hội càng rõ nét. Do thời gian đứt đoạn lễ hội kéo dài và cơ sở kinh tế, xã hội làng không còn tồn tại nhƣ trƣớc nên mô hình quản lý, tổ chức lễ hội không còn giống nhƣ truyền thống. Với mô hình tổ chức lễ hội mà ngƣời dân đóng vai trò chủ yếu, nguồn lực lễ hội đƣợc sử dụng và phân bổ theo ý nguyện của cộng đồng (có thể có sự thỏa thuận với chính quyền địa phƣơng), thì lễ hội Bà Chúa Kho là một ví dụ điển hình cho hình thức quản lý này. Để quản lý di tích, ngƣời dân bầu ra 1 tập thể đại diện (Ban chấp hành hai giới) có phẩm chất uy tín đạo đức đứng ra điều hành, theo hình thức trách nhiệm luân phiên. Mọi thành viên cộng đồng đều có quyền giám sát hoạt động của Ban chấp hành hai giới này. Toàn bộ nguồn thu công đức đƣợc cộng đồng giám sát, quản lý và sử dụng vì lợi ích cộng đồng, vì lễ hội, một cách dân chủ: công bằng, công tâm, công khai, minh bạch. Ở đền Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ, mọi nguồn thu công đức tại lễ hội đƣợc kiểm đếm công khai, dƣới sự giám sát của Ban kiểm soat và cộng đồng. Nguồn công đức huy động chỉ đƣợc sử dụng phục vụ thờ cúng, tu bổ tôn tạo di tích, phát huy giá trị di tích và chi tổ chức các hoạt động trong lễ hội hàng năm, chi cho các hoạt động phúc lợi xã hội và trả lƣơng cho các thành viên tham gia hoạt động tại đền. Cộng đồng làng Cổ Mễ đã "linh hoạt" phục hồi và tổ chức lễ hội theo hƣớng đoàn kết, chia sẻ trong việc quản lý và tổ chức lễ hội. Họ đề cao vai trò của cộng đồng thông qua việc vận dụng trí tuệ tập thể để sáng tạo ra bản Nội quy hoạt động lễ hội vì lợi ích của chính cộng đồng. Bản Nội quy cho thấy 2 mục đích: mục đích lợi ích kinh tế cộng đồng và mục đích bảo tồn giá trị văn hóa tín ngƣỡng của cộng đồng. Hai mục đích này gắn kết chặt chẽ với nhau: mục đích về quyền lợi kinh tế có thể ẩn đằng sau mục đích bảo tồn di sản và ở một số thời điểm mục đích kinh tế còn có phần nổi trội hơn so với mục đích bảo tồn di sản. Đây là phƣơng thức quản lý mang đặc trƣng riêng của cộng đồng làng Cổ Mễ thể hiện quyền lợi và quyết định của cộng đồng trong việc họ muốn gì và lựa chọn cái gì là hoặc không là một phần trong di sản của họ. Hội ngƣời cao tuổi làng Cổ Mễ đã vận dụng một cách khéo léo cơ chế tự quản lý và tổ chức lễ hội theo kiểu truyền thống kết hợp với quản lý theo kiểu hiện đại, gắn với khuyến khích quyền lợi vật chất, đem lại cho cộng đồng những khả năng thực tế hơn để tự phát triển. Những quy định trong bản Nội quy Hội ngƣời cao tuổi đã tạo điều kiện cho cộng đồng làng đoàn kết với nhau, bảo vệ nhau trong việc tổ chức, quản lý lễ 125 hội. Họ luôn ý thức cố kết với nhau để đƣợc hƣởng lợi tối đa trong việc tổ chức lễ hội. Có thể nói cộng đồng làng Cổ Mễ cố kết vận hành bộ máy quản lý tốt đến mức trở thành một "pháo đài", dẫn đến tính tự trị cao. Từ Ban quản lý di tích, tới những ngƣời phục vụ lễ… đƣợc phân công nhiệm vụ đi liền với quyền lợi và nghĩa vụ khá rành mạch, tất cả tạo thành một hệ thống quản lý hoàn chỉnh. Theo tác giả Eric Hobsbawm, đó là những truyền thống đƣợc sáng tạo nhằm thiết lập hoặc biểu trƣng cho tính gắn kết xã hội hay cho tƣ cách hội viên của nhóm hội, của những cộng đồng có thực hay tƣởng tƣợng. Thực tế việc sáng tạo truyền thống tại đền Bà Chúa Kho cho thấy sự trở lại của tinh thần cố kết cộng đồng làng; sự thay đổi các quan hệ xã hội của các thành viên cộng đồng làng vốn dựa trên cơ sở của sự hòa đồng, hòa hợp sang tinh thần hiệp tác của các cá nhân; năng lực tự quản của cộng đồng làng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong đời sống xã hội hiện nay. Nó nhấn mạnh các mối liên hệ về cấu trúc xã hội để kết nối tinh thần cộng đồng. Theo nhiều nhà nghiên cứu đánh giá, mô hình lễ hội cộng đồng làng Cổ Mễ có nhiều ƣu điểm, việc khẳng định vai trò chủ thể lễ hội của ngƣời dân là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển lễ hội bền vững. Thông qua ngƣời dân, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội đƣợc đảm bảo tốt hơn, giúp lễ hội không “phá rào” làm “biến dạng” các khuôn mẫu của lễ hội truyền thống. Tuy nhiên, theo nhận xét của một số cán bộ chính quyền, hình thức quản lý và tổ chức lễ hội cộng đồng có mặt hạn chế của nó. Việc trao cho cộng đồng “toàn quyền” bảo vệ di sản có thể dẫn đến những sai lệch về giá trị di sản do nhận thức của ngƣời dân về pháp luật còn hạn chế. Thực tế cho thấy ở một số cộng đồng, ngƣời dân tự phát xây dựng, tu bổ tôn tạo di tích hay bổ sung điện thờ, tƣợng thần… mà không nhận thức đƣợc điều này có thể dẫn tới sự mai một di sản. Một ví dụ gần đây cho thấy rõ điều này là sự kiện ngƣời dân tự ý phá dỡ Chùa Trăm gian cũ, huyện Chƣơng Mỹ, thành phố Hà Nội để xây dựng chùa mới. Hoặc việc ngƣời dân bắt chƣớc các nơi tổ chức các hoạt động cúng lễ (nhƣ lên đồng, tế nữ quan, múa võ…) thay đổi trang phục, lễ vật cúng trong lễ hội cũng khiến cho lễ hội bị sai lệch nhiều so với truyền thống. Bên cạnh đó, những lễ hội quy mô lớn cũng khiến cho công tác bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trƣờng, kiểm soát giá cả dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Nếu không có vai trò của chính quyền, cộng đồng không thể giải quyết đƣợc những vấn đề này. 126 Sự cố kết của cộng đồng làng Cổ Mễ đã khẳng định vai trò, năng lực tự quản của cộng đồng trong việc bảo tồn giá trị di sản văn hóa. Cộng đồng làng Cổ Mễ đã đƣợc khôi phục trong bối cảnh thời kỳ Đổi mới. Đặc biệt từ khi có sự cởi mở và đổi mới về kinh tế và tác động của nền kinh tế thị trƣờng cùng với chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc, đã tạo điều kiện cho tôn giáo dân gian hồi sinh trong hơn hai thập kỷ qua và sự phát triển hƣng thịnh của hiện tƣợng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho, và đó cũng là bối cảnh làm cho tinh thần cộng đồng trở lại ở làng Cổ Mễ. Hiện nay, lễ hội tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ đƣợc cả nƣớc biết đến và trở thành thƣơng hiệu văn hóa về “vay tiền xin lộc”, và biểu tƣợng văn hóa Bà Chúa Kho đầy quyền uy. Nói theo dân gian: Lộc Thánh Bà cho cả làng làm ăn. Trƣớc nhu cầu tự tại, cộng đồng làng Cổ Mễ đã cố kết lại để kinh doanh tín ngƣỡng. Họ rất có ý thức trong việc khuyếch trƣơng quảng bá biểu tƣợng Bà Chúa Kho, và chính họ đã tạo lên vị thế cho ngôi đền với những mục đích thiết thực. Những hoạt động của họ góp phần biến đền Bà Chúa Kho trở thành một "ngân hàng thiêng”. Sự thành công lớn lao về mặt kinh tế của đền Bà Chúa Kho đã thúc đẩy bản thân cộng đồng tìm kiếm lợi ích. 4.2.3. Vai trò của Nhà nước Sau Đổi mới, chính quyền nhiều nơi thờ Bà Chúa Kho đã có sự thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề quản lý và tổ chức lễ hội. Chính quyền không còn cấm đoán các hoạt động tổ chức lễ hội nhƣ trƣớc mà ngƣợc lại còn khuyến khích các hình thức sinh hoạt lễ hội, coi đây nhƣ một loại hình di sản văn hóa quan trọng góp phần tôn vinh, làm giàu cho văn hóa dân tộc. Nhà nƣớc sử dụng một phần nguồn ngân sách xây dựng, tu bổ tôn tạo di tích và phục hồi các hoạt động sinh hoạt lễ hội truyền thống ở một số địa phƣơng. Tại những di tích đƣợc đầu tƣ bằng ngân sách (thƣờng là những di tích đƣợc xếp hạng), chính quyền, các cơ quan quản lý văn hóa (ví dụ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý di tích danh thắng) nắm vai trò quyết định trong việc điều hành, quản lý và tổ chức lễ hội. Bên cạnh đó, với tƣ cách là cấp quản lý hoạt động văn hóa trên địa bàn, chính quyền, cơ quan quản lý văn hóa không ngừng tăng cƣờng sự hiện diện, vai trò của mình (thƣờng là thông qua Chi bộ Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...) trong các hoạt 127 động quản lý và tổ chức lễ hội, ở tất cả di tích khác dù không đƣợc đầu tƣ bằng nguồn ngân sách Nhà nƣớc. Do lịch sử để lại, việc tu bổ tôn tạo di tích và tổ chức lễ hội tín ngƣỡng Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ chủ yếu là do cộng đồng thực hiện. Nhà nƣớc không cấp ngân sách cho các hoạt động tu bổ tôn tạo di tích mà chỉ quản lý gián tiếp bằng pháp luật. Vai trò quản lý nhà nƣớc của các cơ quan văn hóa đối với lễ hội Bà Chúa Kho ở đây không thực sự nổi bật nhƣ các địa phƣơng khác. Trong mùa tổ chức lễ hội, chỉ khi nào làng Cổ Mễ không giải quyết đƣợc vấn đề giao thông, an ninh trật tự thì khi đó làng mới cần đến sự hỗ trợ từ phía chính quyền. Cộng đồng làng Cổ Mễ luôn đề cao vai trò của mình trong quản lý lễ hội. Những quy định mang tính tự quản đƣợc cộng đồng đề ra và tuân thủ khiến cho Nhà nƣớc không thể can thiệp sâu vào tổ chức bộ máy. Mặt hạn chế của mô hình này chính là nó vô tình đã tạo ra một số kẽ hở cho một số ngƣời có tƣ tƣởng trục lợi, coi lễ hội là một nguồn lợi riêng của địa phƣơng nên tập trung khai thác giá trị kinh tế, thƣơng mại hóa hoạt động dịch vụ phục vụ lễ hội, làm cho các giá trị vật chất lấn át giá trị văn hóa truyền thống và đạo đức. Những hoạt động thƣơng mại trên đi ngƣợc lại tính linh thiêng và nét đẹp văn hoá của lễ hội. Khi chúng tôi tham khảo ý kiến của cộng đồng làng, một thành viên trong ban quản lý di tích cho biết: "Theo tôi không cần Nhà nước can thiệp. Dân địa phư ng có luật, luật quản lý rất chặt chẽ. Nhà nước nên kiểm nghiệm mô hình ở đây, n i nào làm tốt thì duy trì, không nhất thiết là phải Nhà nước vào làm, nếu Nhà nước vào có khi lại làm hỏng việc của chúng tôi" [BBPV số 10, tr.228]. Theo nguyên tắc điều chỉnh, quản lý di sản của UNESCO là khuyến khích tôn trọng sự đa dạng văn hóa, tôn trọng các quyết định của chủ thể văn hóa, thì ý kiến của cộng đồng về vấn đề này là có lý, nhƣng có phần hơi bảo thủ. Đây mới chỉ là ý kiến của cái nhìn một chiều về bề nổi của những thành quả thu đƣợc ở nơi đây. Sự bùng phát của lễ hội tín ngƣỡng Bà Chúa Kho cho thấy rõ một nguồn thu đáng kể của cộng đồng địa phƣơng, mà chính quyền lại không đƣợc biết. Do đó, đã có lúc chính quyền và các sở ban ngành có ý định vào cuộc, nhƣng do sự cố kết cộng đồng mạnh, và do sự khôn khéo của cộng đồng làng trong việc dàn xếp nội bộ cũng 128 nhƣ những ứng xử khôn khéo với chính quyền, nên Nhà nƣớc cũng chỉ can thiệp đƣợc ở một số phƣơng diện. Năm 2010, khi chúng tôi về đền Bà Chúa Kho để tiến hành nghiên cứu; chúng tôi đã thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh và Ban quản lí‎di tích tỉnh cho đúng quy trình thủ tục. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề cập vấn đề này thì các cơ quan chức năng ở đây rất dè dặt, và họ hoàn toàn không nắm rõ chi tiết việc quản lý đền Bà Chúa Kho. Bởi thực tế nhiều năm trƣớc đây, khi mà các chính quyền của tỉnh Bắc Ninh muốn can thiệp vào công việc tổ chức, quản lý lễ hội đền Bà Chúa Kho thì đã bị cộng đồng làng tìm mọi cách né tránh. ThS. Đỗ Thị Thủy, cán bộ Ban Quản lý di tích Bắc Ninh cho biết rằng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh và Ban Quản lý di tích hàng năm vẫn đi thị sát lễ hội nơi đây, nhƣng chỉ đứng ngoài cuộc… ThS. Đỗ Thị Thủy cũng cho biết thêm: “tất cả những hoạt động của đền Bà Chúa Kho thì chỉ có người làng Cổ Mễ được tham gia, những người của làng khác không thể tham gia được. Và những quy định của làng được ngầm hiểu như là “lệ làng” [BBPV số 11, tr.231]. Thực tiễn tại đền Bà Chúa Kho đã đặt ra vấn đề quan hệ giữa Nhà nƣớc và cộng đồng. Đó là một vấn đề lý luận cần phải giải quyết. Lễ hội Bà Chúa Kho là một lễ hội có quy mô lớn, nhƣng tất cả việc quản lý, tổ chức lễ hội thì chính quyền địa phƣơng lại trao quyền quyết định cho cộng đồng và vai trò của cộng đồng luôn đƣợc đề cao, tôn trọng. Ở đây chính quyền chỉ đóng vai trò hỗ trợ về mặt an ninh, tổ chức quản lý các dịch vụ. Hay nói cách khác là vai trò của Nhà nƣớc ở đền Bà Chúa Kho, Cổ Mễ bị thu hẹp hơn đáng kể so với các di tích thờ Bà Chúa Kho ở các địa phƣơng khác. Nói nhƣ tác giả Phan Đại Doãn, những thu hẹp trong quản lý Nhà nƣớc nhƣ trên sẽ tạo ra “khoảng trống tự do” và ngày càng mở rộng là tiền đề trọng yếu của sự phân chia kết cấu kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trƣờng thì sẽ thúc đẩy sự hình thành một thể chế dân sự hoạt động tƣơng đối tự chủ [32, tr. 32]. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề quản lý lễ hội vài năm gần đây ở Việt Nam gây ra nhiều trăn trở cho các cơ quan hữu quan, xu hƣớng thƣơng mại hóa lễ hội gần nhƣ là một tất yếu không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trƣờng, Nhà nƣớc không thể đứng ngoài khi mà quy mô của nhiều lễ hội vƣợt xa ra ngoài khuôn khổ của địa phƣơng về khối lƣợng ngƣời tham gia [3, tr. 2]. 129 Một số nhóm ngƣời vì nhu cầu lợi ích kinh tế nên đã có hành vi khuyến khích việc cúng nhiều tiền vàng, đồ mã, khấn thuê, sắp lễ thuê, đổi tiền lẻ… tạo ra những biến dạng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản lễ hội. Những vấn đề này rất cần đến sự hƣớng dẫn, giám sát và quản lý chặt chẽ của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, hiện nay cũng có một số lễ hội, Nhà nƣớc lại can thiệp quá sâu vào các công việc của lễ hội mà đáng ra nó thực sự là của cộng đồng. Do đó, hoạt động tín ngƣỡng vừa phải trong khuôn khổ của cộng đồng vừa trong khuôn khổ Nhà nƣớc. Lấy ví dụ một số lễ hội đƣa quản lý Nhà nƣớc vào các hoạt động, thực hành nghi lễ nhƣ ở đền Hùng, đền Sóc thƣờng có xu hƣớng đơn giản hóa, xóa bỏ những tục hèm, tiết kiệm… dẫn đến phá vỡ cấu trúc vốn có của lễ hội truyền thống, cũng nhƣ thay đổi một số chức năng của thực hành lễ hội. Hay chúng ta đều nhận thấy rằng, việc đốt tiền vàng mã, đồ mã là một vấn đề thuộc về tâm linh, không thể dùng biện pháp hành chính để cấm đoán, mà phải linh hoạt mềm dẻo. Vì vậy, cần phải có sự trao đổi thƣờng xuyên giữa chính quyền và cộng đồng, tạo đƣợc mối quan hệ hài hòa, để có thể phát huy tốt nhất vai trò chủ thể của cộng đồng trong việc quản lý và tổ chức lễ hội. “Một nguyên tắc cơ bản của quá trình phát huy năng lực tự quản là phải nằm trong một khuôn khổ luật pháp thống nhất của quốc gia, khắc phục tình trạng “phép vua thua lệ làng”, tình trạng “sứ quân”. Tự trị, tự quản cộng đồng làng xã là tự quản lý về kinh tế, tự quản về chính trị, tự quản về văn hóa xã hội cộng đồng. Nhƣng tự quản lý phải nằm trong khuôn khổ “phép nƣớc” [52, tr.111]. Trƣờng hợp làng Cổ Mễ cho thấy cái gọi là “tự quản, tự trị thuần túy” đã dẫn đến quyền lợi của làng ảnh hƣởng đến “phép nƣớc”. Trong khi các cơ quan văn hóa hầu nhƣ là đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm về bảo tồn di sản, tiếng nói của cơ quan này lại không đƣợc coi trọng. "Nhà nƣớc cần làm tốt việc cung cấp cho cộng đồng thông tin để họ có một nền tảng tiếp cận đúng với việc bảo tồn di sản của mình" [55, tr. 46]. Khi di sản văn hóa không có sự cân bằng giữa vai trò của Nhà nƣớc và cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của nó thì dễ có nguy cơ bị thay đổi chức năng sử dụng. Để đảm bảo việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong quá trình hiện đại hóa cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành. “Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa cần đặc biệt quan tâm của mọi ngƣời, nhất là những ngƣời có thẩm quyền về vấn đề này” [13, 130 tr. 324]. Cần có quy chế đảm bảo quyền hạn và trách nhiệm của các ban ngành liên quan, đặc biệt là ngành văn hóa, trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lễ hội Đền Bà Chúa Kho. Nhà nƣớc không nên nắm giữ vai trò quản lý toàn bộ lễ hội tín ngƣỡng Bà Chúa Kho. Bài học thực tế đã cho thấy ở đâu có sự chỉ đạo quyết định của chính quyền, cơ quan quản lý văn hóa bao giờ lễ hội ở đó cũng mang dấu ấn lễ hội Nhà nước hay lễ hội sân khấu hóa. Ở những lễ hội này, vai trò của cộng đồng không đƣợc coi trọng nhƣ trƣớc và có sự biểu hiện khá mờ nhạt. Ngƣợc lại, vai trò của bộ máy chính quyền, các đơn vị văn hóa Nhà nƣớc trở nên hết sức rõ nét. Ví dụ cho mô hình lễ hội Nhà nƣớc là lễ hội Đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ, lễ hội Đền Sòng ở tỉnh Thanh Hóa, lễ hội Đền Thƣợng ở tỉnh Lào Cai, lễ hội Đền Sóc ở thành phố Hà Nội, lễ hội Bà Chúa Xứ ở tỉnh An Giang… Tại lễ hội Đền Sòng chúng ta dễ dàng bắt gặp kịch bản lễ hội đƣợc viết bởi một cán bộ quản lý văn hóa, trong đó xuất hiện vị Thánh Quang Trung đƣợc các diễn viên Đoàn nghệ thuật Tuồng địa phƣơng đóng thế trong lễ rƣớc cùng thánh Mẫu Liễu Hạnh. Do đó, vai trò của ngƣời dân là hết sức quan trọng. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng, CNH, HĐH đất nƣớc, vẫn cần thiết duy trì và nâng cao năng lực tự quản của cộng đồng làng kết hợp với việc quản lý và sự bảo trợ của Nhà nƣớc. "Trong xu thế hội nhập càng sâu rộng hiện nay, và nhất là khi Việt Nam đã phê chuẩn Công ƣớc năm 2003 của UNESCO, khi vấn đề vai trò của cộng đồng đƣợc đặt ra ngày càng sâu và rộng thì vấn đề vai trò của Nhà nƣớc càng nên đƣợc xem xét một cách biện chứng" [15, tr. 347]. “Xử lý hài hòa, biện chứng quan hệ này trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội cổ truyền phải đƣợc xem trọng, đƣợc coi nhƣ một nguyên tắc” [15, tr. 356]. Nhƣ vậy, lễ hội tín ngƣỡng Bà Chúa Kho hiện nay đặt vấn đề đối với Nhà nƣớc và cộng đồng là cần phải hiểu đúng về vai trò và vị trí của các chủ thể văn hóa trong tiến trình bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. “Quan trọng hơn, không phải là ai thay ai, mà là cơ chế phối hợp, phân công theo quyền và nghĩa vụ của các chủ thể [92]. 131 4.3. Duy trì và phát huy giá trị truyền thống trong quá trình tạo dựng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho Các luận điểm của tác giả Eric Hobsbawm là một cách nhìn có tính khái quát về những sáng tạo truyền thống. “Ông đã chỉ rõ những thực hành, những nghi lễ, biểu tƣợng văn hóa, những chuẩn mực ứng xử… đã đƣợc chấp nhận bởi cộng đồng đƣơng đại luôn nằm trong mối quan hệ tiếp nối với quá khứ” [56, tr.494]. Ngay ở Việt Nam, việc tổ chức quản lý lễ hội, phục dựng các lễ hội truyền thống vào thời kỳ Đổi mới cũng cho thấy những truyền thống đƣợc sáng tạo, và để làm rõ đƣợc điều đó, chúng ta vẫn có thể vận dụng linh hoạt lý thuyết của tác giả Eric Hobsbawm trong nghiên cứu vấn đề này. Việc nghiên cứu "sáng tạo truyền thống" tại lễ hội tín ngƣỡng Bà Chúa Kho đã phần nào chứng minh điều nêu trên. Quá trình "sáng tạo truyền thống” tín ngƣỡng Bà Chúa Kho đã đem lại cho lễ hội nhiều thành quả chính là nhờ việc duy trì và phát huy truyền thống của cộng đồng làng Cổ Mễ. Ở tín ngƣỡng Bà Chúa Kho, việc duy trì và phát huy các yếu tố truyền thống trong quá trình sáng tạo một mặt là cách thức để cộng đồng khẳng định quyền kế thừa đối với di sản văn hóa này, mặc khác nó là cách giúp tái hiện nguồn gốc lịch sử của cộng đồng, qua đó góp phần củng cố tình đoàn kết giữa các thành viên. Nếu không có yếu tố truyền thống, lễ hội Bà Chúa Kho sẽ trở thành một lễ hội hiện đại; không thể là sáng tạo tự thân của cộng đồng và làm cho ngƣời bên ngoài cộng đồng suy nghĩ rằng nó đƣợc vay mƣợn từ một địa phƣơng nào đó. Thực tế cho thấy, không ít địa phƣơng đã “vụng về” trong quá trình áp đặt mô hình lễ hội ở nơi khác hoặc các cán bộ làm công tác văn hóa tự nghĩ ra kịch bản lễ hội rồi triển khai bắt ngƣời dân phải tuân thủ theo. Những lễ hội này thƣờng không bền vững và có thể thay đổi theo thời gian. Bên cạnh mục đích duy trì và phát huy các yếu tố truyền thống trong lễ hội tín ngƣỡng Bà Chúa Kho trên đây, ngƣời dân làng Cổ Mễ còn muốn lễ hội phù hợp với đƣờng lối, chính sách bảo tồn di sản văn hóa của Đảng và Nhà nƣớc. Đây là một lựa chọn khá khôn khéo của cộng đồng. Trong quá trình sáng tạo ra các yếu tố mới, cộng đồng vẫn tiếp tục bảo lƣu các giá trị truyền thống của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho là 132 nhằm nhận đƣợc sự hỗ trợ về chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Việc xây dựng và phát triển hệ thống điện thờ không thể tích hợp những tín ngƣỡng mới cũng nhƣ mở rộng đƣợc nếu nhƣ ban đầu cộng đồng loại bỏ những yếu tố truyền thống - nhân vật Bà Chúa địa phƣơng. Chính quyền địa phƣơng chắc chắn sẽ không ủng hộ cộng đồng xây dựng đền Bà Chúa Kho nếu nhƣ đền chỉ dành để thờ Mẫu Liễu Hạnh hay các vị thánh Tứ Phủ. Quá trình bồi đắp những yếu tố tín ngƣỡng mới cũng đƣợc cộng đồng lựa chọn và tính toán trên cơ sở đảm bảo tính hợp lý và tƣơng thích với tín ngƣỡng truyền thống - thờ nhân vật Bà Chúa Kho ở địa phƣơng. Chúng ta thấy, Bà Chúa Kho là một nữ thần, do đó phần nào phù hợp với tín ngƣỡng thờ Mẫu, thờ Mẹ. Và tín ngƣỡng thờ Mẫu lại có quan hệ với tín ngƣỡng Tứ phủ, tín ngƣỡng thờ Tam giáo (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo) vốn rất phát triển. Việc cộng đồng lấy Bà Chúa Kho làm chủ điện thờ, từ đó mở rộng các tín ngƣỡng thờ Mẫu, Tứ Phủ... đã đem lại kết quả ngoài mong đợi là ngày càng có nhiều tín đồ hành nghề buôn bán kinh doanh tìm đến cúng bái. Họ đến đền Bà Chúa Kho có thể tiếp cận đƣợc đầy đủ các vị thánh Mẫu, Tứ Phủ nhƣ các điện thờ lớn ở Phủ Dầy (Nam Định), hay các di tích thờ Mẫu nổi tiếng khác trên địa bàn cả nƣớc. Sự xuất hiện tín đồ hành nghề buôn bán kinh doanh ngày càng đông đảo là một nhân tố để cộng đồng làng Cổ Mễ sáng tạo nên những tình tiết mới trong truyền thuyết về một nhân vật Bà Chúa Kho với tƣ cách nhƣ một “Bà chủ ngân hàng” và nghi lễ “vay tiền, xin lộc” của Bà. Việc sáng tạo truyền thống ở đây một mặt đã gây dựng đƣợc biểu tƣợng Bà Chúa Kho đầy quyền uy ban phát tài lộc, gây dựng đƣợc niềm tin tín ngƣỡng, gây dựng đƣợc tình đoàn kết, cố kết cộng đồng địa phƣơng, mặt khác vẫn tiếp nối truyền thống, duy trì bảo lƣu truyền thống. Khi nói đến Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ ngƣời đi lễ nghĩ ngay đến tục vay trả. Huyền thoại Bà Chúa Kho ở đây đã cột chặt tâm lý ngƣời đi lễ lại. Đúng nhƣ bản chất của “văn hóa dân gian với tính cách một hình thức sáng tạo đặc biệt", hiện tƣợng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho là sản phẩm của những thị dân trong những năm đầu thời kỳ Đổi mới, do đó nó ra đời, tồn tại, phát triển và đƣợc cộng đồng chấp nhận. Trong văn hóa dân gian tính sáng tạo luôn luôn liên quan đến ngƣời thể hiện 133 nó. "Sự tồn tại một sản phẩm văn hoá dân gian chỉ bắt đầu sau khi nó đƣợc một cộng đồng chấp nhận, và chỉ tồn tại ở nó cái gì mà cộng đồng này thu nhận” [108, tr. 29] Lễ hội tín ngƣỡng Bà Chúa Kho chỉ có phần lễ, không có phần hội, cũng không có những kiêng hèm. Cấu trúc lễ hội này là một cấu trúc mở, cộng đồng đã sáng tạo thêm rất nhiều thành tố mới, nhƣng vẫn đƣợc cộng đồng chấp nhận "miễn sao chúng có giá trị, ý nghĩa khi tồn tại trong hệ thống này" [15, tr. 140]. Và "nhƣ mọi hiện tƣợng văn hóa dân gian, cấu trúc lễ hội cổ truyền của ngƣời Việt có sự vận động và biến đổi, để luôn luôn là một sinh hoạt văn hóa dân gian hấp dẫn mọi thế hệ con ngƣời" [15, tr.16]. Mặc dù có những sáng tạo và biến đổi, nhƣng cấu trúc của lễ hội tín ngƣỡng Bà Chúa Kho về cơ bản vẫn đáp ứng cấu trúc của lễ hội cổ truyền của ngƣời Việt. Một yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công của quá trình "sáng tạo truyền thống" tín ngƣỡng Bà Chúa Kho là việc cộng đồng làng khôi phục và phát huy truyền thống tự quản cố kết cộng đồng thành lập ra Hội ngƣời cao tuổi, ban quản lý di tích. Họ đã rất nỗ lực trong việc mở rộng, tôn tạo di tích, ban hành các quy định và cơ chế quản lý, quan tâm đến việc tạo dựng, phục hồi và phát huy lễ hội để nó tiếp nối đƣợc truyền thống và ngày càng đặc sắc hơn. Sự “sáng tạo truyền thống” tín ngƣỡng Bà Chúa Kho đã cho thấy thế ứng xử của ngƣời nông dân đƣơng đại khi họ linh hoạt “sử dụng”, “vận dụng” cơ chế truyền thống sang cơ chế mới để quản lý và tổ chức lễ hội. Mà "Đôi khi các truyền thống mới có thể đƣợc nhào nặn ra dễ dàng dựa trên nền truyền thống cũ, đôi khi chúng lại có thể đƣợc cấu thành bằng cách vay mƣợn từ những kho chứa dân gian luôn luôn sẵn hàng" [35, tr. 90]. Cộng đồng làng Cổ Mễ đã rất linh hoạt trong việc khôi phục và phát huy truyền thống tự quản, vận dụng cơ chế truyền thống sang cơ chế mới trong việc việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa. Đứng ở góc độ văn hóa dân gian, chất truyền thống vẫn hiện diện ở đây trên một dạng khác, hình thức khác. Cộng đồng làng Cổ Mễ đã duy trì và phát huy truyền thống nhƣ là một công cụ để phục vụ cho những mục đích hiện tại, họ hoan hỷ đồng lòng trong việc mở rộng “sáng tạo truyền thống”, nhƣng họ đã không phá vỡ truyền thống, mà mang lại cho truyền thống một ý nghĩa mới, thêm ý nghĩa mới. “Trên thực tế nhiều truyền thống đƣợc 134 sáng tạo do một hay nhiều nguyên do, một phần nhằm đáp ứng sự biến đổi của lịch sử, thời đại, phần khác nhằm nâng cao ý nghĩa của chúng đối với thể chế, với quốc gia dân tộc. Có những diễn ngôn cho rằng truyền thống là những cái gốc, thực tế, truyền thống cũng không phải bất biến và có sự thay đổi nhƣng chậm chạp. Truyền thống cũng đƣợc tiếp nhận trong văn hóa để phù hợp với sự cần thiết của thời đại và có sự thay đổi để đáp ứng với nhu cầu hiện tại [43, tr. 875]. Và truyền thống mới “vay tiền, xin lộc” Bà Chúa Kho cũng chứng minh điều đó. Việc duy trì và phát huy truyền thống của cộng đồng làng Cổ Mễ đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Cùng với thời gian, lễ hội tín ngƣỡng Bà Chúa Kho đã trở thành một di sản văn hóa tâm linh đặc biệt. Đây là môt mô hình mới đƣợc hình thành những năm gần đây và ngày càng phát triển mạnh, đem lại những hiệu quả văn hóa và kinh tế. Lễ hội đền Bà Chúa Kho đã phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân, huy động đƣợc nguồn lực lớn từ những ngƣời đi lễ, nguồn tài trợ, cung tiến ngày càng tăng, nguồn thu qua công đức, lệ phí, dịch vụ.... Nguồn thu này đã đƣợc sử dụng hữu ích cho việc trùng tu, tôn tạo các công trình tại đền. Đồng thời, việc tổ chức lễ hội này đã và đang góp phần bảo tồn các phong tục, tập quán truyền thống và hoạt động phúc lợi xã hội nơi đây. Việc duy trì và phát huy những yếu tố truyền thống của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho trong quá trình sáng tạo của cộng đồng làng Cổ Mễ đã đem lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng và tạo động lực thúc đẩy tín ngƣỡng này phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh phải cạnh tranh với các lễ hội lớn khác ở vùng Kinh Bắc nói riêng và châu thổ Bắc Bộ nói chung. Đây không phải là lựa chọn mang tính ngẫu nhiên mà là sự tính toán, cân nhắc của cộng đồng, mà trong đó Hội ngƣời cao tuổi đóng vai trò quan trọng. Nhƣ vậy, có một quá trình “sáng tạo truyền thống” để phù hợp với bối cảnh thời kỳ Đổi mới. “Quá trình phục hồi lại các giá trị văn hóa truyền thống thực chất là một quá trình chọn lọc phù hợp với bối cảnh mới, tuy nhiên khi có sự đầu tƣ, can thiệp của yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội thì quá trình phục hồi, duy trì và phát huy những giá trị đó lại có thêm những động thái và xu hƣớng mới’ [56, tr. 496]. 135 Tiểu kết chƣơng 4 Luận án đã tập trung bàn luận về các vấn đề: vị thế nổi trội của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ trong bối cảnh sinh hoạt tín ngƣỡng truyền thống vùng châu thổ Bắc Bộ; vai trò của cá nhân, cộng đồng và Nhà nƣớc trong phát triển tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ; sự duy trì và phát huy giá trị truyền thống trong quá trình sáng tạo tín ngƣỡng Bà Chúa Kho. Thời kỳ đầu Đổi mới, trong khi các làng xã thờ Bà Chúa Kho và các nhân vật đồng dạng với Bà còn đang lúng túng trong quá trình phục hồi nghi lễ truyền thống thì làng Cổ Mễ đã đi đúng hƣớng và thành công. Cộng đồng đã sáng tạo ra một hình thức lễ hội độc đáo thông qua quá trình kế thừa và phát triển các yếu tố truyền thống liên quan đến tình tiết của truyền thuyết; cơ cấu lại các tổ chức xã hội trong làng; mở rộng không gian tín ngƣỡng và sáng tạo thực hành nghi lễ. Nhờ đó, cộng đồng đã xây dựng đƣợc một hình ảnh Bà Chúa Kho với tƣ cách nhƣ một "Bà chủ ngân hàng" thu hút đƣợc đông đảo tín đồ bên ngoài cộng đồng về thực hành nghi lễ vay tiền của Bà. Trong quá trình sáng tạo tín ngƣỡng Bà Chúa Kho, cộng đồng có một vai trò nổi bật và mang tính quyết định. Cá nhân và Nhà nƣớc có vai trò khá mờ nhạt. Sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong việc sáng tạo và thành lập Hội ngƣời cao tuổi, phục hồi, mở rộng cơ sở thờ tự… đã cho thấy trƣờng hợp Cổ Mễ là một mẫu nghiên cứu điển hình của quá trình khôi phục, sáng tạo và phát huy truyền thống tự quản, cố kết cộng đồng trong việc bảo vệ di sản văn hóa. Việc tạo dựng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, sáng tạo truyền thuyết và thực hành tín ngƣỡng của những ngƣời đi lễ, mở rộng và nâng cấp mô hình quản lý truyền thống, cho thấy một mô hình sử dụng truyền thống nhƣ là nền tảng để phát triển. Tất cả những thay đổi bổ sung truyền thống ở lễ hội đền Bà Chúa Kho đƣợc cộng đồng địa phƣơng và nhu cầu tín ngƣỡng của nhân dân sáng tạo trong bối cảnh của thời kỳ Đổi mới, gần 30 năm qua. Do đó, chất truyền thống ở đây đã đƣợc thể hiện trên một diện mạo mới, diện mạo văn hóa dân gian đƣơng đại. 136 KẾT LUẬN 1. Châu thổ Bắc Bộ có nhiều nơi thờ Bà Chúa Kho làm phúc thần. Bối cảnh kinh tế, xã hội trong giai đoạn Đổi mới (sau năm 1986) đã mang đến cho các làng thờ Bà Chúa Kho ở vùng châu thổ Bắc Bộ những cơ hội và thách thức mới trong việc phục hồi, duy trì và phát triển các hoạt động sinh hoạt tín ngƣỡng truyền thống; phác họa nên một bức tranh đa sắc màu về hiện tƣợng tín ngƣỡng Bà Chúa Kho. Hiện nay, việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở thành phố Hà Nội, Nam Định, Hƣng Yên và Thái Bình, và 6 làng ở tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang mang ý nghĩa tƣởng nhớ công đức của những ngƣời phụ nữ tài sắc vẹn toàn, đã có công lớn trong việc chống giặc ngoại xâm bảo vệ kho tàng nhà nƣớc; việc tổ chức lễ hội liên quan đến các Bà cũng chỉ là những hội làng. Riêng ở làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh, tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho có sự biến đổi chức năng: Bà Chúa Kho từ một nữ thần nông nghiệp, một Bà Chúa Sành trở thành Bà Chúa Kho tiền, một "Bà chủ ngân hàng" thu hút nhiều khách hành hƣơng đến lễ. Việc thờ cúng Bà không chỉ bó hẹp trong phạm vi của làng Cổ Mễ mà mở rộng trong phạm vi của cả nƣớc, việc thực hành tín ngƣỡng Bà mang ý nghĩa “vay tiền, xin lộc”. Kết quả dẫn đến sự thay đổi này chính là do quá trình "sáng tạo truyền thống" tín ngƣỡng Bà Chúa Kho. 2. Trong bối cảnh kinh tế, xã hội của thời kỳ Đổi mới, ngƣời dân làng Cổ Mễ đã lựa chọn một hƣớng đi riêng tái tạo sinh hoạt tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho của cộng đồng sau một thời gian dài gián đoạn và cơ sở thờ cúng bị hủy hoại, mất mát. Đây là trƣờng hợp biến đổi văn hóa theo hƣớng truyền thống đƣợc biến đổi cho phù hợp với bối cảnh mới; thể hiện nhiều khía cạnh và những động năng của một xã hội chuyển đổi. Cộng đồng làng Cổ Mễ đã tạo dựng mô hình quản lý di tích và lễ hội trên cơ sở mở rộng và nâng cấp mô hình quản lý truyền thống. Mô hình quản lý này đề cao vai trò của cộng đồng - chủ thể sáng tạo ra tín ngƣỡng Bà Chúa Kho. Nó phản ánh nguyên tắc tổ chức mang tính dân chủ làng xã và đề cao vai trò, quyền lực của ngƣời cao tuổi trong xã hội hiện đại. Do đó, lễ hội đã quy tụ đƣợc lòng dân, củng cố và tạo ra sợi dây kết nối các thế hệ trong cộng đồng làng Cổ Mễ. Trong cơ cấu tổ chức lễ hội, "Hội ngƣời cao tuổi" chiếm vị trí trung tâm, có ảnh hƣởng quan trọng đến mọi hoạt động sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho trong cộng đồng. Điều này đã làm tăng vị thế và vai trò của ngƣời 137 cao tuổi trong quan hệ xã hội của làng, đồng thời đem lại cơ hội cho tầng lớp xã hội này có thể đóng góp nhiều hơn vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng. Bên cạnh đó, cộng đồng Cổ Mễ còn tạo dựng truyền thuyết về Bà Chúa Kho nhƣ một "Bà chủ ngân hàng", mở rộng không gian di tích đền thờ bằng cách bổ sung hệ thống điện thờ đạo Mẫu, Tứ Phủ, cùng sáng tạo ra một hình thức nghi lễ vô tiền khoáng hậu là "nghi lễ vay tiền cõi âm để phục vụ công việc làm ăn ở cõi dƣơng". Sự sáng tạo ra nghi lễ thờ cúng Bà Chúa Kho với những yếu tố mới, phần nào phù hợp với bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế của đất nƣớc từ vận hành theo cơ chế tập trung bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trƣờng, đã làm cho tín ngƣỡng Bà Chúa Kho có sức lan tỏa rất mạnh mẽ, trở nên gần gũi hơn với tín ngƣỡng thờ Mẫu (mang tính "thuần Việt"), đáp ứng nhu cầu tâm linh của những ngƣời làm nghề buôn bán, kinh doanh. Lễ hội Bà Chúa Kho từ chỗ là lễ hội làng của cộng đồng địa phƣơng đã trở thành lễ hội tín ngƣỡng của cả nƣớc, thu hút hàng chục vạn ngƣời đến cầu cúng mỗi năm. 3. Sự mở rộng và "sáng tạo truyền thống" tín ngƣỡng Bà Chúa Kho không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của dân chúng, góp phần bảo tồn di sản của cha ông, mà còn tạo công ăn việc làm mới cho tất cả các thành viên trong làng, tạo ra nguồn lợi kinh tế góp phần phát triển kinh tế, xã hội của bản thân cộng đồng tại chỗ; và chính nguồn lợi ấy làm sống dậy tinh thần cồng đồng, sự gắn kết cộng đồng để lan tỏa và tiếp tục phát triển tín ngƣỡng. Nguồn lợi thu đƣợc từ lễ hội tín ngƣỡng Bà Chúa Kho hiện nay là rất lớn. Theo số liệu ghi chép của Ban quản lý di tích, tiền công đức của khách thập phƣơng dành cho đền Bà Chúa Kho đạt mức hàng tỷ đồng mỗi năm. Nguồn tiền công đức do cộng đồng tự quản lý và sử dụng để tu bổ, tôn tạo di tích, cũng nhƣ chia "lƣơng" cho các thành viên Ban quản lý di tích và Hội ngƣời cao tuổi tham gia phục vụ luân phiên tại đền. Bên cạnh nguồn tiền công đức và lễ vật cung tiến, ngƣời dân làng Cổ Mễ còn có nguồn thu nhập khác cao gấp nhiều lần thu nhập làm nông nghiệp, từ hoạt động dịch vụ lễ hội, dịch vụ du lịch nhƣ bán đồ thờ cúng, đồ lƣu niệm, đồ ăn uống, nghỉ trọ, trông xe, chụp ảnh, cúng thuê... Nhƣ vậy, quá trình sáng tạo lễ hội Bà Chúa Kho đã đạt đƣợc hai mục đích: vừa bảo tồn đƣợc sinh hoạt nghi lễ truyền thống, vừa huy động nguồn lực từ bên ngoài cộng đồng cho sự phát triển kinh tế địa phƣơng. 138 Kết quả đạt đƣợc trong quá trình phục hồi và phát triển lễ hội tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ cho thấy di sản văn hóa truyền thống là một tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội. Nó có thể tạo ra giá trị kinh tế, tạo công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi mức sống, và nâng cao hình ảnh của cộng đồng địa phƣơng nếu đƣợc khai thác và sử dụng một cách hợp lý. Lễ hội tín ngƣỡng Bà Chúa Kho đã khai thác đƣợc tiềm năng kinh tế, qua đó phục vụ phát triển du lịch. Sự phát triển lễ hội Bà Chúa Kho trong việc kết hợp tín ngƣỡng, lễ hội và du lịch đã cho thấy tiến trình khai thác các giá trị truyền thống của cộng đồng sở tại phục vụ cho cuộc sống hiện tại, sáng tạo truyền thống trong những khuôn khổ và phạm vi mới. Trong bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam, ngƣời nông dân đƣơng đại, mà làng Cổ Mễ là một đại diện, đã linh hoạt sử dụng một cách có chọn lọc các yếu tố truyền thống kết hợp với những yếu tố mới mang tính hiện đại, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trƣờng, để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa. Các đặc trƣng của hiện tƣợng văn hóa dân gian tín ngƣỡng Bà Chúa Kho phát triển một cách hết sức đặc biệt trong sự liên quan với những vấn đề xã hội đƣơng đại: tiền bạc, tài chính, niềm tin… Quá trình "sáng tạo truyền thống" tín ngƣỡng Bà Chúa Kho theo cách này đã làm cho nó "bùng nổ" và dẫn đến những thay đổi tích cực trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của làng Cổ Mễ. Bên cạnh những mặt tích cực, sự biến đổi tín ngƣỡng cũng gây nên những tác động hạn chế về một số mặt văn hóa, xã hội, môi trƣờng và an ninh trật tự xã hội. Điều này cho thấy tính hai mặt, phức tạp của quá trình "sáng tạo truyền thống". Quá trình "sáng tạo truyền thống" này đề cao vai trò, năng lực tự quản của cộng đồng làng, đồng thời cũng phản ánh những thay đổi lớn trong việc tái cơ cấu cộng đồng địa phƣơng. Trong xu thế chung của bối cảnh chuyển đổi nền kinh tế, nhiều cộng đồng làng đã không bị phá vỡ hay triệt tiêu mà đã chuyển đổi sang những hình thái thích hợp với điều kiện hiện đại. Thế ứng xử này của họ càng khẳng định năng lực tự quản của cộng đồng làng xã luôn có quá trình biến đổi để phù hợp. Tuy nhiên, quá trình này cũng cho thấy vai trò của Nhà nƣớc và vai trò của cá nhân trong các hoạt động còn mờ nhạt. 139 4. Quá trình "sáng tạo truyền thống" tín ngƣỡng Bà Chúa Kho cho thấy có một dòng chảy tín ngƣỡng Bà Chúa Kho tiếp nối từ quá khứ, tuy thực tế đã có những biến đổi chức năng tín ngƣỡng so với ban đầu, nhƣng dòng chảy ấy ngày càng đƣợc ngƣời dân vun đắp và chăm lo khiến cho nó ngày càng bồi tụ nên những giá trị văn hóa mới, những thực hành nghi lễ mới vừa mang dấu ấn truyền thống vừa phù hợp với bối cảnh hiện đại. Công trình nghiên cứu về thực tế phát triển tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở Việt Nam là một ví dụ hữu ích để tham chiếu với một số nghiên cứu khác theo quan điểm lý thuyết nền tảng “sáng tạo truyền thống” của Eric Hobsbawm. Nó góp phần làm rõ sự mở rộng, sáng tạo và biến đổi của một di sản văn hóa truyền thống - tín ngƣỡng Bà Chúa Kho - trong xã hội hiện nay. Một tín ngƣỡng độc đáo đã đƣợc cộng đồng làng Cổ Mễ sáng tạo ra, để rồi không lâu sau đó, từ trung tâm tín ngƣỡng này tiếp tục lan truyền sang các địa phƣơng khác ở vùng châu thổ Bắc Bộ./. 140 DANH MỤC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 1. Trần Thị Thủy (2012), “Phƣơng thức tự quản của cộng đồng làng trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội (Trƣờng hợp đền Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh)”, trong Hội thảo Hoạt động quản lý, tổ chức lễ hội cổ truyền ở các tỉnh phía Nam (Nghiên cứu trường hợp lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, An Giang)” tại Châu Đốc, An Giang. 2. Trần Thị Thủy (2013), “Vai trò cộng đồng và của Nhà nƣớc trong việc quản lý di sản văn hóa phi vật thể (Nghiên cứu trƣờng hợp lễ hội đền Bà Chúa Kho)”, Văn hóa học, số 5 (9), tr. 31-38. 3. Trần Thị Thủy (2014), “Sáng tạo truyền thống” tại đền Bà Chúa Kho, Văn hóa học, số 1 (11), tr. 38-48. 4. Trần Thị Thủy (2014), "Khôi phục và phát huy truyền thống tự quản, cố kết cộng đồng trong việc bảo vệ di sản văn hóa (Trƣờng hợp đền Bà Chúa Kho)", trong sách Di sản Văn hóa trong xã hội Việt Nam đư ng đại, Nhiều tác giả, Nxb Tri Thức, Hà Nội. 5. Trần Thị Thủy (2014), “Cân bằng giữa vai trò cộng đồng và vai trò Nhà nƣớc trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể”, trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: 10 năm thực hiện công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Trần Thị An (1993), "Thờ Bà Chúa Kho - Một nhu cầu mãnh liệt của đời sống tâm linh ngƣời Việt", Báo cáo tại Hội thảo khoa học Tín ngưỡng Bà Chúa Kho và khu di tích Cổ Mễ do Cục VHTTCS phối hợp với Sở VHTT-TT Hà Bắc tổ chức tháng 8/1993 tại Hà Bắc. 2. Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hoá sử cư ng, Tái bản (2006), Nxb VHTT, HN. 3. Phan Phƣơng Anh (2013), "Di sản hóa lễ hội truyền thống và tính thiêng của nghi lễ", Báo cáo tại Hội thảo khoa học quốc tế 10 năm thực hiện công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO - Bài học kinh nghiệm và định hướng tư ng lai do Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Quảng Nam và Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp tổ chức năm 2013 tại tỉnh Quảng Nam. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. Toan Ánh (1969), Tín ngưỡng Việt Nam, quyển Hạ, tái bản (2000), Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Đặng Văn Bài (2009), Bảo tồn Di sản văn hóa trong quá trình phát triển, ngày đăng 15/4/2009 nguồn website của Trung tâm QLDT-DT Quảng Nam. Bản lược kê Lý lịch di tích lịch sử đền Cổ Mễ, ngày 20/8/1988, Phòng Bảo tồn bảo tàng, Sở Thông tin Hà Bắc, ngƣời đứng khai: Nguyễn Huy Hạnh. Bản Nội quy Hội người cao tuổi khu Cổ Mễ năm 2010, Bản lƣu tại đền Bà Chúa Kho, Cổ Mễ. Báo cáo khu di tích đình, chùa và đền Bà Chúa Kho thôn Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, tháng 8 năm 1988, Phòng VHTT-TT thị xã Bắc Ninh. Báo cáo đợt khảo sát và nghiên cứu thực trạng tín ngưỡng ở đền Bà Chúa Kho, Vụ Văn hóa quần chúng và Thƣ viện, Bộ VHTT, ngày 16/4/1993. Nguyễn Chí Bền (1996), “Bà Chúa Kho trong tục thờ cúng các nữ thần ngƣời Việt”, Văn hoá dân gian Việt Nam những phác thảo, Nxb. VHTT, HN. Nguyễn Chí Bền (1999), Văn hoá dân gian Việt Nam những suy nghĩ, Nxb VHDT, HN. Nguyễn Chí Bền (2006), Góp phần nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, Nxb KHXH, HN. Nguyễn Chí Bền (chủ biên) (2010), Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 142 14. 15. Nguyễn Chí Bền (2012), “Phục dựng các lễ hội truyền thống ở Việt Nam, bảo tồn hay “sáng tạo truyền thống”, Văn hóa học, số 4, tr.3-15. Nguyễn Chí Bền (2013), Lễ hội cổ truyền của người Việt, cấu trúc và thành tố, Nxb KHXH, HN. 16. Bộ Văn hoá - Thông tin (1998), Thông tư số 4/1998/TT-BVHTT Hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trong 17. phạm vi toàn quốc. Bộ VHTT - Cục VHTTCS (1999), Tín ngưỡng - Mê tín, Nxb Thanh Niên, HN. 18. Bộ VHTT (2001), Quy chế Tổ chức lễ hội, Quyết định số 39/2001/QĐBVHTT, ngày 23/8/2001. 19. 20. 21. 22. Hoàng Hồng Cẩm (1992), Đền Bà Chúa Kho, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. Hoàng Hồng Cẩm (1995), Bà Chúa Kho thành Hoàng làng Giảng Võ, Nxb VHDT, HN. Nguyễn Xuân Cần (1982), “Truyền thuyết ở Cổ Mễ”, Gư ng mặt nghệ thuật Hà Bắc, Hội VHNT Hà Bắc. Nguyễn Xuân Cần (1993), “Về ngƣời đƣợc thờ ở đền Cổ Mễ”, Báo cáo tại Hội thảo khoa học Tín ngưỡng Bà Chúa Kho và khu di tích Cổ Mễ do Cục VHTTCS - Sở VHTT-TT Hà Bắc tổ chức 8/1993, tại Hà Bắc. 23. Nguyễn Thị Phƣơng Châm (1993), Tìm hiểu truyền thuyết Bà Chúa Kho trong bối cảnh văn hoá dân gian Hà Bắc, Luận văn tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học KHXH&NV, HN. 24. Nguyễn Thị Phƣơng Châm (1994), “Về hiện tƣợng tín ngƣỡng ở đền Bà Chúa Kho”, Văn hóa Dân gian, số 2, tr. 40 - 47. Nguyễn Thị Phƣơng Châm (2014), "Một số xu hƣớng biến đổi của tín ngƣỡng, lễ hội trong đời sống xã hội đƣơng đại", Văn hóa học, số 2 (12), tr.34-44. Lâm Minh Châu (2010), Giao dịch với thần thánh: một nghiên cứu về cái tôi và niềm tin qua hiện tượng Bà Chúa Kho ở Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ 25. 26. 27. 28. 29. Nhân học xã hội, Trƣờng Đại học Cambridge (Vƣơng quốc Anh). Charles Keyes, Tôn giáo và hiện đại. Bài thuyết trình tại Viện nghiên cứu Văn hóa, ngày 13/6/2005. Chính phủ Quốc hội (2005), Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và nghị định hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể (2003), http://unesdoc.unesco.org/images/0013/001325/132540e.pdf. 143 30. Đảng Bộ Tp. Bắc Ninh, Ban Chấp hành Đảng bộ phƣờng Vũ Ninh (2007), Lịch sử Đảng bộ phường Vũ Ninh. 31. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ư ng (khóa VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Phan Đại Doãn (chủ biên) (1996), “Hiện tƣợng tái lập cấp thôn”, In trong sách Quản lý xã hội nông thôn nước ta hiện nay, một số vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 33. Phan Huy Đông (1998), Huyền thoại Bà Chúa Kho, Nxb VHDT, HN. 34. Khánh Duyên (1994), Tín ngưỡng Bà Chúa Kho, Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Hà Bắc, Hà Bắc. 35. Eric Hobsbawm (2012), “Sáng tạo ra truyền thống”, Nguyễn Hoàng Nhị Hà dịch, Văn hóa học, số 1, tr. 85-94. 36. Eric Hobsbawm (2012), “Sáng tạo ra truyền thống”, Nguyễn Hoàng Nhị Hà dịch, Văn hóa học, số 2, tr. 82-86. 37. Đỗ Thị Hảo, Mai Thị Ngọc Chúc (1984), “Bà Chúa giữ kho” trong Các nữ thần Việt Nam, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội. 38. Phan Phƣơng Hảo (2005), Những người đi lễ đền Bà Chúa Kho, làng Cổ Mễ, Vũ Ninh, Bắc Ninh, Luận văn cử nhân Văn hóa học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 39. Nguyễn Kim Hiền (1999), Vàng mã cho người sống, đổi mới tâm linh trong c chế thị trường. Một số suy nghĩ lý luận tôn giáo qua hiện tượng Bà Chúa Kho, Thƣ viện Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Hà Nội. 40. Nguyễn Kim Hiền (2008), “Vàng mã cho ngƣời sống, chuyển hóa tâm linh trong một xã hội mở”, In trong sách Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Thế giới, Hà Nội. 41. Nguyễn Thị Hiền (2008), “Nghiên cứu tôn giáo, tín ngƣỡng ở Việt Nam đƣơng đại”, In trong sách Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Thế giới, Hà Nội. 42. Nguyễn Thị Hiền, Hoàng Cầm (2011), "Sáng tạo truyền thống: Nghiên cứu trƣờng hợp giỗ tổ Hùng Vƣơng vào ngày 10-3 âm lịch hàng năm", trong Tóm tắt Hội thảo Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đư ng đại (Nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vư ng ở Việt Nam), tổ chức tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. 144 43. Nguyễn Thị Hiền, Hoàng Cầm (2013), "Sáng tạo truyền thống: Nghiên cứu trƣờng hợp giỗ tổ Hùng Vƣơng vào ngày 10-3 âm lịch hàng năm", In trong sách Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đư ng đại (Nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vư ng ở Việt Nam), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 44. Nguyễn Thị Hiền (2013), Chủ nhiệm, Tác động của thực hành tín ngưỡng và hoạt động lễ hội đến lối sống của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đề tài cấp Bộ của Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 45. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Nxb Chính 46. trị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Kim Hoa (2005), “Sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho (xã Cổ Mễ Bắc Ninh)”, Thông báo Văn hóa Dân gian 2004, Nxb KHXH, HN. 47. 48. Hồ s cụm di tích lịch sử văn hoá Cổ Mễ (1998), Bảo tàng Hà Bắc, Hà Bắc. Hồ s di tích lịch sử phòng tuyến sông Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống Tổng năm 1077 (đình, đền, chùa Kim S n thuộc thôn Quả Cảm, xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc), Tài liệu đánh máy lƣu trữ tại Ban Quản lý di tích - Sở Văn hoá thông tin Hà Bắc. 49. 50. Hội Phật giáo Hà Nội (1991), Lịch sử đền Bà Chúa Kho, Hà Nội. Tô Duy Hợp (1995), "Vài kết quả khảo sát điều tra xã hội học về năng lực tự quản của cộng đồng làng xã đồng bằng sông Hồng". Báo cáo khoa học tại Hội thảo Khoa học Trung tâm Xã hội học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tháng 12 - 1995. Tô Duy Hợp (chủ biên) (2000), Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay ở đồng bằng sông Hồng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Tô Duy Hợp, Lƣơng Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng lý thuyết và vận dụng, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 51. 52. 53. 54. Lâm Thị Huệ (2005), Người phục vụ lễ ở lễ hội đền Bà Chúa Kho, Luận văn cử nhân Khoa học Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Nguyễn Thị Huế (1993), “Bà Chúa Kho và vấn đề thần nữ trong chuyện kể dân gian Việt Nam”, Báo cáo tại Hội thảo khoa học Tín ngưỡng Bà Chúa Kho và khu di tích Cổ Mễ do Cục VHTTCS phối hợp với Sở Văn hoá Thông tin và Thể thao Hà Bắc tổ chức tháng 8/1993 tại Hà Bắc. 145 55. Nguyễn Văn Huy (2012), “Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống: thảo luận về một số khái niệm cơ bản”, Dân tộc học, số 4, tr.44-54. 56. Lƣơng Văn Hy và cộng sự (2010), Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhân học, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. 57. Lƣơng Văn Hy, Trƣơng Huyền Chi (2013), "Thƣơng thảo để tái lập và sáng tạo truyền thống: tiến trình tái cấu trúc lễ hội cộng đồng tại một làng Bắc Bộ", ngày đăng 9/6/2013 nguồn website khoa Nhân học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, http://www.anthdep.edu.vn. 58. John Kleinen (2007), Làng Việt đối diện tư ng lai hồi sinh quá khứ, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 59. Nguyễn Quang Khải (2011), Làng xã tỉnh Bắc Ninh, Tập 2, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 60. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (đồng chủ biên) (1994), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 61. Vũ Ngọc Khánh (1994), Tín ngưỡng làng xã Việt Nam, Nxb VHDT, HN. 62. Kendall, Laurel (2005), Các bài giảng về Các phư ng pháp tiếp cận nhân học về tôn giáo, nghi lễ và ma thuật, Bản tiếng Việt tại Bảo tàng Dân tộc học, Hà Nội. 63. Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2006), Làng Việt Nam đa nguyên và chặt, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 64. Phƣơng Lan (2000), Tiếp cận văn hóa người cao tuổi, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 65. Trần Văn Lạng (1993), “Tìm hiểu một số vấn đề tín ngƣỡng ở đền Bà Chúa Kho, làng Cổ Mễ, xã Vũ Ninh”, Báo cáo tại Hội thảo khoa học Tín ngưỡng Bà Chúa Kho và khu di tích Cổ Mễ do Cục VHTTCS phối hợp với Sở VHTT&TT Hà Bắc tổ chức tháng 8/1993 tại Hà Bắc. 66. Hồ Liên (2002), Đôi điều về cái thiêng và văn hóa, Nxb Văn hóa Dân tộc Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. 67. Từ Thị Loan (2010), “Cộng đồng chủ thể của hoạt động lễ hội”, Văn hóa Nghệ thuật, số 318, tr. 38-41. 146 68. Từ Thị Loan (2012), “Một số mô hình tổ chức, quản lý lễ hội cổ truyền”, Văn hóa Nghệ thuật, số 340, tr. 7-11, 15. 69. Trần Đình Luyện (1998), “Đền Bà Chúa Kho” trong Văn hiến Kinh Bắc, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 70. Trần Đình Luyện (2000), “Góp phần tìm hiểu tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho ở đền Cổ Mễ”, Văn hóa dân gian, số 2, tr. 26 - 32. 71. Trần Đình Luyện (2006), “Hiện tƣợng Bà Chúa Kho và tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Bắc Ninh”, Di sản văn hóa, số 3, tr. 41 - 45. 72. Lê Hồng Lý (2001), “Tín ngƣỡng và sinh hoạt văn hoá cộng đồng (phần lễ hội)”, In trong sách Tín ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 73. Lê Hồng Lý (2003), “Lễ hội đền Bà Chúa Kho”, Nguồn sáng Dân gian, số 1, tr. 40 - 47; số 2, tr. 45 - 46. 74. Lê Hồng Lý (2008), Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội tín ngưỡng, Nxb Văn hoá Thông tin và Viện Văn hoá, Hà Nội. 75. Lê Hồng Lý (2013), “Đi lễ Bà Chúa Kho hay Khai ấn đền Trần - Sự chuyển đổi trong văn hóa tâm linh ở Việt Nam đƣơng đại”, Văn hóa học, số 3 (7), tr.5-13. 76. Lý lịch di tích lịch sử văn hoá đình làng Đại Tảo (xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), Tài liệu đánh máy lƣu trữ tại Ban Quản lý Di tích Sở Văn hoá Thông tin Hà Bắc. 77. Lý lịch di tích lịch sử - nghệ thuật đình chùa Lẫm (thôn Thượng Đồng, xã Vạn An, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc), Tài liệu đánh máy lƣu trữ tại Ban Quản lý Di tích - Sở Văn hoá Thông tin Hà Bắc. 78. Lý lịch di tích lịch sử - văn hóa đền Trung Đồng (xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), Tài liệu đánh máy lƣu trữ tại Ban Quản lý Di tích - Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang. 79. Lý lịch di tích đền Bà Chúa Kho, đường Điện Biên III, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên (2010), Tài liệu đánh máy lƣu trữ tại Ban Quản lý Di tích - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hƣng Yên. 80. Lê Viết Nga (chủ biên) (2004), Các di tích lịch sử văn hoá Bắc Ninh, Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh. 81. Nhiều tác giả (1990), Văn hoá dân gian những phư ng pháp nghiên cứu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 147 82. Nguyễn Xuân Nghĩa (1996), “Tôn giáo và quá trình thế tục hóa”, Xã hội học, số 1 (53), tr. 8 - 14. 83. Nhiều tác giả (2006), Những vấn đề nhân học tôn giáo, Bản tiếng Việt của Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Tạp chí Xƣa và nay - Nxb Đà Nẵng. 84. Nhiều tác giả (2007), Văn hoá học những phư ng pháp nghiên cứu, Bản tiếng Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 85. Nhiều tác giả (2008), Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Thế giới, Hà Nội. 86. Nhiều tác giả (2013), Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đư ng đại (Nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vư ng ở Việt Nam), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 87. Phạm Lan Oanh (2009), Tín ngưỡng Hai Bà Trưng ở vùng châu thổ sông Hồng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 88. Pháp lệnh của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội số 21/2004PL-UBTVQH11, ngày 18/06/2004 về tín ngưỡng, tôn giáo. 89. Hoàng Phê (2009), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 90. Đỗ Lan Phƣơng (2012), Chủ nhiệm, Một số vấn đề về tín ngưỡng và lễ hội trong đời sống văn hóa hiện nay (ở miền Bắc Việt Nam), Đề tài cấp Bộ thuộc Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. 91. Lƣơng Hồng Quang (1998), "Chế độ tự quản và vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất mới vì mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội ở nông thôn (Nhìn từ góc độ tổ chức phát triển cộng đồng)", In trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học đề tài cấp Nhà nước KHXH.03-08, 1998. 92. Lƣơng Hồng Quang (2013), "Đa dạng về các biểu đạt văn hóa từ các di sản văn hóa phi vật thể (Bàn về khuynh hƣớng chính sách và thực tiễn cổ vũ cho sự tham gia của cộng đồng)", Báo cáo tại Hội thảo khoa học quốc tế 10 năm thực hiện công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO - Bài học kinh nghiệm và định hướng tư ng lai do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du Lịch, UBND tỉnh Quảng Nam và Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp tổ chức năm 2013 tại Hội An - Quảng Nam. 93. Lê Xuân Quang (1999), “Đi tìm lại sự tích Bà Chúa Kho”, Xưa và Nay, (59B, 60B), tr. 65 - 67. 148 94. Quốc hội (2009), Luật di sản văn hóa năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 95. Quy chế về việc cưới, việc tang và lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số 308/2005/QĐ-TT, ngày 25/11/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ. 96. Robert P.Weller (1994), Chƣơng 6, “Capitalism, Community, and the Rise of Amoral Cults in Taiwan” (Chủ nghĩa Tƣ bản, cộng đồng và sự phát triển một tín ngƣỡng vô luân lý ở Đài Loan), (do Nguyễn Thị Hiền dịch), In trong sách Asian Visions of Authority: Religionand the Modern States of East and Southeast Asian, do Charles F. Keyes, Laurel Kendall, Helen Hardace làm chủ biên, Nxb University of Hawaii Press, Honolulu. 97. Nguyễn Minh San (1994), “Ngày xuân với tục vay tiền xin lộc Bà Chúa Kho”, Văn hoá Nghệ thuật, số 2, tr. 24 - 27. 98. Nguyễn Minh San (2012), Rạng rỡ sử xanh phụ nữ Việt Nam, Nxb Dân trí, Hà Nội. 99. Bùi Hoài Sơn (2006), “Tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống hiện nay”, Văn hóa nghệ thuật, số 6, tr. 86-90. 100. Bùi Hoài Sơn (2006), Dư luận xã hội, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 101. Bùi Hoài Sơn (2009), Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 102. Bùi Quang Thanh (1979), “Về một thể loại văn học dân gian”, Văn học, số 4. 103. Ngô Hữu Thi (1993), “Thực trạng và giải pháp quản lý một số hoạt động văn hoá thông tin trong sinh hoạt tín ngƣỡng ở đền Bà Chúa Kho tại cụm di tích Cổ Mễ, Vũ Ninh”, Báo cáo tại Hội thảo khoa học Tín ngưỡng Bà Chúa Kho và khu di tích Cổ Mễ do Cục VHCS phối hợp với Sở VHTT&TT tổ chức tháng 8/1993 tại Hà Bắc. 104. Nguyễn Huy Thức (1993), “Góp phần tìm hiểu thêm về sự tích Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, Hà Bắc”, Hán Nôm, số 4, tr.38 - 42. 105. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 106. Ngô Đức Thịnh (2004), “Tín ngƣỡng Bà Chúa Kho và sự biến đổi của xã hội Việt Nam” trong Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu Á, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 149 107. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2004), Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam, tái bản có bổ sung, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 108. Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (đồng chủ biên) (2005), Folklore một số thuật ngữ đư ng đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 109. Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan (đồng chủ biên) (2005), Folklore thế giới - một số công trình nghiên cứu c bản, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 110. Ngô Đức Thịnh (2010), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 111. Nguyễn Hữu Toàn (1993), “Bà Chúa Kho và tín ngƣỡng Bà Chúa Kho”, Báo cáo tại Hội thảo khoa học Tín ngưỡng Bà Chúa Kho và khu di tích Cổ Mễ do Cục Văn hoá - Thông tin cơ sở phối hợp với Sở Văn hoá Thông tin và Thể thao Hà Bắc tổ chức tháng 8/1993 tại Hà Bắc. 112. Ty Văn hoá Thông tin - Thƣ viện tỉnh (1982), Địa chí Hà Bắc, Ty Văn hoá Thông tin - Thƣ viện tỉnh xuất bản, Hà Bắc. 113. Đặng nghiêm Vạn (chủ biên) (1996), Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 114. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 115. Viện Văn hoá Thông tin (2005), Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 116. Viện Nghiên cứu Tôn giáo (1994), Những vấn đề tôn giáo hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 117. Anh Vũ, Nguyễn Xuân Cần (1992), Bà Chúa Kho, Nxb Văn hóa Dân tộc, HN. Tiếng Anh 118. Anthony Giddens (2003), Runaway world: how globalization is reshaping our lives, (Chốn thế giới: toàn cầu hóa đang tái định hình cuộc sống của chúng ta như thế nào), Taylor and Francis. pp. 39. 119. Eric Hobsbawm and Terence Ranger (2000), The Invention of Tradition, (Sáng tạo truyền thống), Cambridge University Press. 120. Edward Shils (2006), Tradition, (Truyền thống), University of Chicago Press. 121. Gudykunst, W. & Kim, Y. (2003), Communicating with strangers: An approach to intercultural communication, (Giao tiếp với người lạ: Một cách tiếp cận đối với giao tiếp liên văn hóa), 4th ed, New York: McGraw Hill. 150 122. Gusfield, Joseph R. (1967), "Tradition and Modernity: Misplaced Polarities in the Study of Social Change", (Truyền thống và hiện đại: chiều cực nhầm lẫn trong nghiên cứu về biến đổi xã hội), The American Journal of Sociology 72 (4): 351–362. 123. Jan Harold Brunvand (2002). Encyclopedia of Urban Legends, (Từ điển bách khoa thƣ về huyền thoại thành thị), New York City: W. W. Norton & Company. 124. Kramer, E. M. (2000), Cultural fusion and the defense of difference, (Văn hóa tan chảy và sự bảo vệ về cái khác biệt). In M. K. Asante & J. E. Min (Eds.), Socio-cultural Conflict between African and Korean Americans (pp. 182-223), New York: University Press of America. 125. Powell, John Wesley (1877), Introduction to the study of Indian languages, with words, phrases, and sentences to by collected (2nd ed.), (Giới thiệu các nghiên cứu về ngôn ngữ Ấn Độ, với những từ, cụm từ và câu hợp tuyển), Washington, DC: U.S. Government Printing Office. 126. Richard Handler và Jocelyn Linnekin, “Tranditon, Genuie or Spurious” (Truyền thống, thật hay giả), Journal of American Folklore, 97 (385): 273-90). 127. Sam, David L.; Berry, John W. (1 July 2010), "Acculturation When Individuals and Groups of Different Cultural Backgrounds Meet", (Tiếp biến văn hóa khi các cá nhân và nhóm của những nền văn hóa khác nhau gặp gỡ), Perspectives on Psychological Science 5 (4): 472. 128. Thomas A. Green (1997), Folklore: an encyclopedia of beliefs, customs, tales, music, and art, (Văn hóa dân gian: một bách khoa thư về niềm tin, phong tục, truyền thuyết, âm nhạc và nghệ thuật), ABC-CLIO Press. 129. W.I. Thomas và Florian Znaniecki (1918), “Poles in Europe and Americas” (Người nông dân Ba Lan ở châu Âu và Mỹ), The Gorman Press. 130. Yves Congar (2004), The meaning of tradition, (Nghĩa của truyền thống), Ignatius Press. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM tÝn ng-ìng bµ chóa kho ë ch©u thæ b¾c bé: nghiªn cøu tr-êng hîp thê bµ chóa kho ë lµng cæ mÔ, thµnh phè b¾c ninh PHỤ LỤC LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội - 2015 151 MỤC LỤC Phụ lục 1: Danh sách các di tích thờ Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ ..........152 Phụ lục 2: Bản đồ phân bố các di tích thờ Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ .153 Phụ lục 3: Hệ thống các truyền thuyết, thần tích về Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ ...............................................................................................................154 Phụ lục 4: Sơ đồ điện thần đền thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh ........................................................................166 Phụ lục 5: Một số hình ảnh về các di tích thờ Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ ............................................................................................................................168 Phụ lục 6: Sơ đồ khu di tích đền thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh ..............................................................175 Phụ lục 7: Tƣ liệu ảnh đền Bà Chúa Kho, làng Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh .................................................................................................176 Phụ lục 8: Mẫu phiếu điều tra xã hội học phục vụ thu thập thông tin luận án ......191 Phụ lục 9: Bảng số liệu minh họa cho nội dung các chƣơng trong luận án ...........196 Phụ lục 10: Danh sách các bài viết về đền thờ Bà Chúa Kho trên một số trang báo điện tử ...............................................................................................................205 Phụ lục 11: Nguồn tƣ liệu phỏng vấn sâu đƣợc trích dẫn trong luận án ...............213 Phụ lục 12: Văn khấn tại đền Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ ......................................244 Phụ lục 13: Nội quy Hội ngƣời cao tuổi làng Cổ Mễ ............................................246 152 Phụ lục 1: Danh sách các di tích thờ Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ 1. Đền Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 2. Đền Bà Chúa Kho ở làng Quả Cảm, xã Hoà Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 3. Đình thờ Bà Chúa Kho ở làng Thƣợng Đồng, phƣờng Vạn An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 4. Đền Bà Chúa Kho ở làng Trung Đồng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 5. Đình thờ Bà Chúa Kho ở làng Hạ Đồng, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 6. Đền Bà Chúa Kho ở phố Thiên Đức, phƣờng Vệ An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 7. Đình thờ Bà Chúa Kho ở phƣờng Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội 8. Đền Bà Chúa Kho ở phƣờng Quang Trung, thành phố Hƣng Yên, tỉnh Hƣng Yên 9. Đền Bà Chúa Kho ở phƣờng Ngô Quyền, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định 10. Đền thờ Linh từ quốc Mẫu Trần Thị Dung ở Xã Liên Hiệp, huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình. 153 Phụ lục 2: Bản đồ phân bố các di tích thờ Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ 44 2 1 3 6 55 7 Chó thÝch: §Òn Bµ Chóa Kho ë c¸c ®Þa phu¬ng: 1. Cæ MÔ, tp B¾c Ninh; 2. Qu¶ C¶m, Yªn Phong, B¾c Ninh; 3. Thuîng §ång, tp B¾c Ninh; 4. Trung §ång, ViÖt Yªn, B¾c Giang; 5. H¹ §ång, Tiªn Du, B¾c Ninh; 6. Thiªn §øc, tp B¾c Ninh; 7. Gi¶ng Vâ, Hµ Néi; 8. Quang Trung, tp Hung Yªn; Ng« QuyÒn; tp Nam §Þnh; 10. Liªn HiÖp, Hung Hµ, Th¸i B×nh. 8 1 0 9 154 Phụ lục 3: Hệ thống các truyền thuyết, thần tích về Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ Phụ lục 3.1 Thần phả đức vua bà (Lƣu tại làng Quả Cảm) (Phần chữ Hán) 155 156 157 158 Dịch nghĩa: Thần phả Đức Vua Bà (lƣu tại đền Bà Chúa làng Quả Cảm, và lƣu trên tấm bia đá ở đình thôn Thƣợng Đồng) (Ngƣời dịch: Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đình Bƣu) Bản Đức là ngƣời quả cảm, sinh vào năm thứ tƣ Thiên ứng Chính Bình(1) triều Trần, dáng vẻ trần tục, thái độ không tầm thƣờng cha mẹ ngài là ngƣời lƣơng thiện, làm ruộng và bán hàng, chăm chỉ công việc, không hề tranh cạnh hiếu thắng, đã ngoài 30 năm (Xuân thu) điềm sinh con chƣa đƣợc báo mộng thì nghĩ thầm rằng: Trời đất vốn công bằng sao ta lại không nghỉ ngơi mà cầu nguyện sinh con nhỉ? nghĩ rồi làm ngay. Trong tuần nhật cầu nguyện trƣớc phật, một đêm khoảng quá canh ba, thân mẫu ngài đánh thức thân phụ ngài dậy để nói cho biết là bởi chăn gối, quần áo, màn trƣớng có hƣơng thơm phức vẫn chƣa tan hết. Thân phụ ngài tỉnh dậy, bất giác gật đầu bảo: “Điềm phúc đằng bà ra đó” thân mẫu ngài vui sƣớng hỏi là thế nào thì thân phụ ngài nói: “Lúc canh khuya yên tĩnh đƣợc tiếp một bà cụ ngồi trên toà sen tới cho vợ chồng ta một đoá hoa ƣu vân (mây đẹp) tôi bái một lạy nhận lấy” thân mẫu ngài nói “tôi cũng mộng nhƣ vậy”. Rồi ngày tháng trôi qua tốt đẹp đến khi lâm bồn sinh ra Bản Đức. Bản Đức thuở nhỏ ngài đi chơi thƣờng không trang điểm, đến lúc trƣởng thành thì tài khéo (công), dáng vẻ (dung) đều hơn ngƣời. Đời vua Anh Tông (2) ngài theo mẹ lên Trƣờng An (3) bán hàng. Một hôm đang đi thì xe nhà vua thẳng đến, quay đi nhƣng chung quanh đã che kín. Mẹ con chỉ đƣợc một đoạn đƣờng đứng tụm lại, ai cũng dễ trông thấy. Bỗng viên trung sứ đi tới nói rằng: “Chỗ này có đám mây trắng xuất hiện, nhà vua trông thấy, ngƣời nào nấp ở đây mau theo lệnh chỉ”. Mẹ con bàng hoàng rụng rời chân tay, vội sửa quần áo để ra mắt nhà vua. Vua cho lên xe theo về, rồi cho phép thân mẫu ngài về quê và đãi ngộ xứng đáng. Mấy năm sau, ngài đƣợc vua yêu mến nên cha mẹ ngài đƣợc nhà vua vỗ về, ban nhiều ân tứ. Thời gian đó, ngài hầu vua đã có mang đƣợc ban sắc làm Hoàng 159 phi Đệ tam cung, hƣởng ân huệ lâu dài, đặc biệt lấy 72 dân trang làm bổng riêng. Cố hƣơng Quả Cảm không thể không đƣợc xƣng tụng, vinh dự. Đó cũng là năm sao di. Ngài mang thai ốm mất. Vua thân đến bên giƣờng khóc, rồi làm lễ, truy tặng làm Hoàng Hậu, ban bổng riêng cho dân trang thờ làm phúc thần, sai quan trạng thần đem binh, mã, tƣợng bảo hộ và đƣa về quê an táng tại lăng ở Quả Cảm, địa đầu núi Hoàng Nghinh. (1) Tức là năm 1236 đời vua Trần Thái Tông (1225 - 1258) có 3 niên hiệu: Kiên Trung (1225 - 1231), Thiên ứng Chính Bình (1232 - 1250) và Nguyên Phong (1251 - 1258) (2) Tức là vua Trần Anh Tông (1293 - 1314) không rõ Bản Đức theo mẹ lên kinh đô năm nào. Nếu lên vào năm đầu 1293 thì lúc đó đã 58 tuổi. (3) Chỉ kinh đô Thăng Long Phụ lục 3.2 Nguồn gốc và công trạng của Bà Chúa (Ghi trên tấm bia ở lăng mộ đền làng Quả Cảm) Bản Đức là ngƣời làng Quả Cảm, bố họ Trần, mẹ họ Dƣơng, lấy vua đời nhà Trần. Bà có công giúp nƣớc lo việc quân lƣơng giúp vua chống giặc ngoại xâm. Bà đƣợc vua rất sùng ái, phong Bà làm hoàng phi đệ tam cung, ban cho Bà 72 trang ấp làm bổng lộc, Bà mất ngày 10 tháng giêng. Nhà vua vô cùng thƣơng tiếc, truy phong Bà là hoàng hậu và đƣa thi hài Bà về quê làng Quả Cảm chôn cất. Nơi đây là lăng mộ Bà Chúa, cũng là đền thờ Bà Chúa. Sau khi Bà mất, 72 trang ấp đều lập đền thờ Bà làm phúc thần, riêng trang ấp làng Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh xây đền thờ Bà ở núi Kho, do vậy nhân dân gọi là đền Bà Chúa Kho. Tƣởng nhớ công ơn to lớn của Bà, năm 2007 nhân dân Quả Cảm và quý khách thập phƣơng xây lăng mộ Bà Chúa để lƣu công danh cho muôn đời sau. Phụ lục 3.3 Truyền thuyết Bà Chúa Kho ở làng Trung Đồng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 160 Theo các cụ cao niên trong làng trung Đồng truyền lại, cƣ dân vùng này xƣa vốn gốc là ngƣời ở làng Quả Cảm. Vào thời Trần, Bà Hoàng phi vợ vua Trần Anh Tông là ngƣời làng Quả Cảm đã tâu với vua cho khai hoang lập làng ấp mới. Đƣợc vua Trần Anh Tông ủng hộ, Bà đã đƣa con em Quả Cảm vƣợt sông Nhƣ Nguyệt khai phá đất đai và lập lên làng Trung Đồng nhƣ ngày nay. Những cƣ dân đầu tiên theo Bà Chúa đến khai đất lập làng là ngƣời của dòng họ Nguyễn, họ Trần, họ Ngô. Cũng tƣơng truyền rằng, khi Bà Chúa đƣa dân đến Trung Đồng, nơi đây chỉ là vùng đất hoang vu. Cả một dải đất rộng ven sông chỉ có một chiếc lều nhỏ nằm trên gò đất cao. Trong chiếc lều đó có hai bố con ngƣời họ Hoắc ở, làm nghề đánh cá. Thấy đất đai nơi đây tƣơi tốt, lại có các gò mô tự nhiên bao quanh nên Bà quyết định cho dân ở lại dựng làng. Địa danh Trung Đồng đƣợc ghi nhận trong các văn bia, sắc phong từ thời Lê: “Từ Sơn Phủ, Yên Phong huyện, Đại Tảo sở, Trung Đồng thôn”. Do có công lao đề xuất nhiều chủ trƣơng về phát triển nông nghiệp, khai khẩn đất hoang..., nên khi Bà mất đƣợc nhà vua truy phong làm hoàng hậu và cho dân thờ làm phúc thần ở Thƣợng Đồng, Trung Đồng và Hạ Đồng. Công lao của Bà đƣợc các triều đại sau này ghi nhận phong tặng nhiều danh hiệu mỹ tự cao quý. Đời vua Lê Cảnh Hƣng (thế kỷ XVIII) phong là đức vua Bà. Các đời vua Nguyễn sau này đều có sắc phong với danh hiệu và mỹ tự cao quý nhƣ: Hà Dƣơng, Phƣơng Khiết, Thúc Thần, Công Chúa... Phụ lục 3.4 Truyền thuyết Bà Chúa Kho ở làng Hạ Đồng, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Bà Chúa Quả Cảm tên thật là Trần Thị Ngọc, vốn ngƣời phúc hậu, xinh đẹp “sắc nƣớc hƣơng trời”, Bà đƣợc triều đình nhà Trần tuyển chọn vào cung làm nguyên phi của vua Trần Anh Tông. Sau khi vào cung, với tài trí thông minh của mình, Bà đã giúp vua Trần nhiều việc lớn nhƣ: ngoại giao, chăm lo và mở mang việc sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là phát triển nghề tầm tang, gốm sứ. Bà đã về quê hƣơng (làng Quả Cảm - Thƣợng Đồng) khuyến khích nhân dân khôi phục và duy trì nghề làm gốm cổ truyền có từ thế kỷ thứ X. Bà đã đƣợc nhân dân địa phƣơng tôn sùng phong là Đức Vua Bà. Bà còn giúp nhà vua cải tạo tù binh và những ngƣời lầm lỗi. Do có công lao đóng góp cho triều đình, Bà đƣợc vua Trần 161 Anh Tông sủng ái, ban cho nhiều thực ấp ở Quả Cảm, Thƣợng Đồng, Trung Đồng và Đại Tảo. Khi mất, Bà đƣợc nhân dân địa phƣơng tôn thờ ở đình làng và đƣợc các triều đại phong kiến Việt Nam phong là: “Đức Vua Bà, Bản Đức Đại Vƣơng, Hà Dƣơng Phƣơng khiết trai trang thục thận công chúa” ban mỹ tự: “Lệnh nghi, Y đức, Chinh thuần công chúa”. Sắc cho nhân dân địa phƣơng, hàng năm đến ngày tiểu kỳ phúc 15 - 8 âm lịch làm lễ sinh nhật Đức Vua Bà. Phụ lục 3.5 Truyền thuyết Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ Bà vốn xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm, vốn ngƣời chịu khó hay làm, nên sau khi lấy vua Lý, thấy ruộng đất ở đây phì nhiêu, màu mỡ bị bỏ hoang, nên Bà đã xin với vua cho đi chiêu dân và cắm đất làm đồn điền. Lúc đó vào khoảng tháng tám, nƣớc dâng ngập khắp các vùng, tay đeo bị trấu, Bà đi dọc từ Quả Cảm xuống núi Bài, Nham Biền vãi trấu xuống mặt nƣớc, gió đông bắc đƣa trấu trôi đi đến đâu, Bà cắm địa giới đồn điền tới đó. Buổi ấy vua đặt ở Cổ Mễ những kho lƣơng lớn giao cho Bà trông nom. Ngoài việc trông nom kho tàng, Bà còn phải cai quản số đông tù binh Chàm do nhà Lý bắt đƣợc sau mỗi cuộc chiến tranh và đƣa họ về làm ở các trang ấp. Dân các làng từ Đại Tảo Sở, Cổ Mễ, Quả Cảm đến Thƣợng Đồng... đều là những phạm nhân làm ruộng cho Bà. Sau mỗi vụ thu hoạch, thóc từ các làng đƣợc đƣa về tập trung ở Cổ Mễ và Thƣợng Đồng. Đƣờng vận chuyển thóc xƣa, nay còn lại dấu vết là dãy dọc sâu chạy suốt từ sau làng Cổ Mễ tới Thƣợng Đồng. Dân vẫn cấy lúa, làng Thƣợng Đồng nay mang tên làng Lẫm từ đấy. (Tác giả Nguyễn Xuân Cần sƣu tầm, đăng trên Gư ng mặt nghệ thuật Hà Bắc, Hội Văn học Nghệ thuật Hà Bắc). Phụ lục 3.6 Truyền thuyết Bà Chúa Kho ở Giảng Võ, Hà Nội (lƣu tại đình Giảng Võ) “Vào đời Trần, có một ngƣời tên là Lý Quỳnh, quê ở làng Cổ Pháp làm chức Điện hộ binh lƣơng, chuyên việc giữ gìn kho tàng cho quân lính. Đội quân này đóng 162 ở kinh thành Thăng Long, nên Lý Quỳnh cũng ở lại đó và lấy thêm một ngƣời vợ ở làng Giảng Võ. Vợ trƣớc của ông là bà Trần Thị Đoan, có hai ngƣời con trai, Bà vợ thứ là Nguyễn Thị Duyên, sinh đƣợc một ngƣời con gái, đặt tên là Lý Thị Châu, cũng gọi là Châu Nƣơng. Châu Nƣơng lớn lên có tài có sắc, đƣợc cha cho theo học ở phƣờng Bích Câu. Cô cũng thƣờng giúp cha việc sổ sách kho tàng hàng ngày. Lần đầu, cô quen thuộc cách thức và thông thạo mọi việc. Tiếng đồn cô gái thông minh nhanh nhẹn, đảm đang ngày càng lan rộng. Nhiều ngƣời đến ngấp nghé cầu hôn. Nhƣng cô chƣa nhận lời ai thì bố mất. Lúc đó cô mới mƣời tám tuổi. Hết tang cha, năm hai mƣơi hai tuổi cô mới lấy một viên quan họ Trần tƣớc Thái Bảo, làm chức Đốc bộ ở Hoan Châu (Nghệ Tĩnh). Hai vợ chồng rất tâm đắc. Giặc Nguyên Mông đang bành trƣớng thế lực xuống phía Nam. Chúng đòi nƣớc ta phải đầu hàng, cho chúng mƣợn đƣờng. Vua Trần không chịu. Giặc vừa tìm cách xâm lăng biên giới phía Bắc vừa đem quân vào chiêm Thành, rồi từ đó ra cƣớp phá Châu Hoan. Trần Thái Bảo đƣợc lệnh đem quân chống giặc. Song thế giặc rất mạnh, uy hiếp cả phía Nam và vây chặt thành Hoan Châu (đặt ở vùng đất của huyện Hƣng Nguyên bấy giờ). Thái Bảo phải rút quân về Điên Châu để củng cố lực lƣợng. Bà Châu Nƣơng khuyên chồng sắp đặt trận thế và chặn giặc ở tiền phƣơng còn mình tự nguyện lo lắng việc chỉ huy quân phòng ngự bảo vệ kho tàng. Giặc mấy lần tập kích vào Diễn Châu đều không sao phá đƣợc thành. Kho tàng vẫn đƣợc bảo vệ chu đáo và việc tiếp tế cho quân sĩ cũng đƣợc bà lo liệu đầy đủ. Cũng chính đợt này, Châu Nƣơng đã từng cải trang thành nam nhi để đốc xuất tƣớng sĩ chống trả mãnh liệt, khiến cho quân địch không những không tài nào phá nổi mà bị hao binh tổn tƣớng. Thành trì vẫn đƣợc Châu Nƣơng bố trí canh phòng cẩn mật. Thái Bảo yên tâm chuẩn bị phản công. Ông lập mẹo chia quân từ trong thành đánh ra, từ Diễn Châu đánh vào, làm cho giặc phải bỏ chạy. rút về Đèo Ngang thuộc Châu Bố Chính (Quảng Bình ngày nay). Trong trận này, quân ta đã chém đƣợc mƣời tƣớng giặc, bắt sống hàng ngàn quân lính, thu sáu thớt voi và khí giới thì nhiều vô kể. 163 Tin thắng trận báo về. Vua Trần rất khen ngợi. Hai vợ chồng quan Thái Bảo nhậm chức Tiền Quân Dực Thành là chức coi sóc đạo quân bảo vệ nhà vua và bảo vệ kinh đô. Còn Châu Nƣơng thì nhận nhiệm vụ coi kho phủ Phụng Thiên. Trƣớc tinh thần kiên cƣờng đánh trả của quân ta, giặc Nguyên vô cùng tức tối. Chúng sử dụng một đội quân đông và mạnh, lại sai những viên tƣớng rất kiệt hiệt dƣới quyền chỉ huy của Thái Tử Thoát Hoan ào ạt kéo sang. Vua quan nhà Trần lập kế bảo toàn lực lƣợng, cho quân ta rút khỏi kinh đô Thăng Long. Trần Thái Bảo phải chặn giặc ở phía sông Hồng. Ông đã cầm cự đƣợc với giặc rất nhiều ngày để quân ta rút lui đƣợc an toàn, nhƣng cuối cùng kiệt sức và tử trận. Nghe tin chồng mất, Châu Nƣơng khóc lóc thảm thiết. Bà cố nén đau thƣơng để làm tròn nhiệm vụ của mình. Giặc đã vào sâu trong kinh đô, chƣa thể nào cản nổi. Bà lập tức sai quân chôn giấu của cải khí giới và phân phát những thứ khác về các nơi để kho tàng khỏi rơi vào tay của giặc. Bị giặc vây bắt, bà đành lấy cái chết để báo đền ơn nƣớc, trọn nghĩa với chồng. Châu Nƣơng đã anh dũng đứng trƣớc cửa kho, rồi lấy khăn hồng phủ lên mặt mà hóa. Những quân sĩ coi kho còn sống trong cuộc chiến hôm đó kể lại mấy chuyện sau khi Châu Nƣơng đã hóa. Khi bà ngã xuống, tự nhiên chiếc khăn hồng mà bà dùng để phủ lên mặt bỗng rời ra, rồi theo một luồng gió vút thẳng lên trời. Chiếc khăn bay mãi về đến làng Giảng Võ - là nơi sinh ra bà - thì hạ xuống. Và, khi kho tàng thất thủ, mấy tên giặc Nguyên hùng hổ xông vào, thì tử trong kho, bỗng lao ra một con rắn lớn, phun nọc phì phì vẻ dữ tợn. Giặc hốt hoảng phải vội vàng bỏ chạy. Mọi ngƣời ai cũng đều tin rằng, hồn Phu nhân đã nhập vào chiếc khăn để bay về nơi sinh quán, đồng thời lại sai khiến cho rắn thần ra uy hiếp giặc Nguyên. Mấy năm sau, khi giặc Nguyên bị quét sạch, nhà vua bình công khen thƣởng, đã truy tặng Châu Nƣơng chức Quản Chƣởng Khống Công Chúa ( bà chúa giữ kho của quốc gia), chuẩn cho hai nơi Giảng Võ (Hà Nội) và Diễn Châu (Nghệ An) đều đƣợc lập đền thờ bà. Sau đó nhiều nơi khác cũng thờ vọng bà. Cả thảy đến hai mƣơi đền miếu. Phụ lục 3.7 Truyền thuyết Bà Chúa Kho ở Nam Định 164 Đời vua Tự Đức (1848 - 1883), quan Vệ uý coi kho thành Nam Định có con gái là Bạch Hoa (tên thật là Nguyễn Thị Trinh) giỏi võ nghệ, không chịu lấy chồng. Năm 1872, thực dân Pháp đƣa binh thuyền ra Bắc theo sông Hồng lên Vân Nam để kiếm cớ đánh Bắc Kỳ. Quan Vệ uý giao việc coi kho cho con gái để mình hiệp sức với các quan đầu tỉnh chuẩn bị công việc thành trì. Ngày 10 - 12 - 1873, quân Pháp tấn công thành Nam Định và chúng tràn đƣợc vào thành ngày hôm sau. Quan vệ uý lúc đó đang chỉ huy quân sự giữ Cột Cờ, bị địch vây Cột Cờ mỗi lúc một đông, thế trận lâm vào cảnh muôn phần nguy ngập. Nàng Bạch Hoa vội chia quân, một nửa ở lại coi giữ kho lƣơng còn một nửa cùng nàng theo lối hẻm xông đến Cột Cờ trợ chiến nhằm phá vòng vây của cha. Trƣớc ƣu thế vũ khí tối tân của địch, các tƣớng sĩ giữ Cột Cờ thành Nam Định đều hy sinh, nàng Bạch Hoa cũng tử chiến dƣới chân Cột Cờ này. Ngày 15 - 3 - 1874, quân Pháp rút khỏi Bắc Kỳ, vua Tự Đức xét công phong tặng những ngƣời tiết nghĩa, nàng Bạch Hoa đƣợc tặng phong: “Tiết Liệt Anh Phong Giám thƣơng công chúa” (Công chúa coi kho - Anh Phong - Tiết Liệt). Hạ chiếu xây miếu thờ ở chân Cột Cờ. Nhân dân thành Nam Định tôn công chúa coi kho làm Thành hoàng Đƣơng cảnh - Bản xứ - Thổ thần, xây đền thờ Bà ở phía bắc Vọng Lâu Cột Cờ, gọi là đền Bản Tỉnh. Phụ lục 3.8 Truyền thuyết Bà Chúa Kho ở Hƣng Yên Đức Chúa Kho có tên thật là Lê Bạch Nƣơng, xuất thân trong dòng họ hoàng tộc. Bà là một phụ nữ có nƣớc da trắng nhƣ tuyết, mái tóc dài nhƣ dòng suối chảy, nổi tiếng xinh đẹp, giỏi văn chƣơng, lại tinh thông võ nghệ, nên đƣợc gọi là Bạch Nƣơng (ngƣời con gái có nƣớc da trắng) Thời đó nhà nƣớc có họa xâm lăng, Bà xin phép hoàng tộc đƣợc tham dự vào việc nƣớc và đã đƣợc triều đình chấp thuận. Triều đình phân công cho Bà phụ trách kho ngân khố tại Vĩnh Ty đồn (tên gọi trƣớc kia của phố Hiến), Vĩnh Ty đồn lúc đó là kho ngân khố quan trọng của quân ta. Vì thế đây là một công việc nặng nề đối với một phụ nữ nhƣ Bà. Khi giặc ngoại xâm tràn vào Vĩnh Ty đồn, Bà đã cùng quân sĩ quyết tâm chống lại kẻ thù để bảo vệ kho ngân khố không cho rơi vào tay giặc. Nhƣng thế giặc 165 lúc ấy quá mạnh, quân sĩ của ta ở Vĩnh Ty đồn lại ít nên dần dần bọn giặc đã tiến vào kho ngân khố. Trƣớc lúc lâm chung, Bà đã tự sát và tự lấy máu của mình vảy khắp các vựa tiền, bạc làm cho quân giặc khiếp vía kinh hồn mà lui. Sau khi tuẫn tiết, nhà vua đã phong sắc cho Bà là “Thiên phủ chƣ tích”(ngƣời cất giữ báu vật). Sắc chỉ cho nhân dân tại Vĩnh Ty đồn thờ để tƣởng nhớ công ơn của Bà. Kể từ thời Lê đến các triều đại sau này đều có sắc phong. Những lời ca tụng về công đức của Bà Chúa Kho vẫn còn lƣu giữ lại trong 4 đạo sắc phong, cũng nhƣ trên các câu đối và các bức đại tự có trong đền. 166 Phụ lục 4: Sơ đồ điện thần đền thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Lò Hóa Mã Đài Cửu Thiên Ban Thần Tài Ban Mẫu Địa Ban Chầu Bà ĐỆ NHẤT CUNG Tam Tòa Thánh Mẫu Ban Đức Ông Ban Hoàng Đôi ĐỆ NHỊ CUNG Ban Hoàng Bơ Ban Hoàng Mƣời TỨ PHỦ CÔNG ĐỒNG Ban Hoà ng Bả y Sơn Thần Lò Hóa Mã Miếu Ông Cóc BÁT BỘ SƠN TRANG Ban Cô Bể cảnh Ban Cậu TIỀN TẾ Nhà tiếp nhận công đức Đôi Rồng chầu Đôi Rồng chầu TAM QUAN Nhà Bia Nhà Phát Lộc 167 Ban Chúa: Dâng kim ngân, hoa quả, bánh kẹo, tiền vàng... Ban Công đồng: Dâng kim ngân, lễ mặn, xôi, gà, trà thuốc... Hạ ban có thịt sống hoặc trứng sống, rƣợu, muối, gạo... Ban Sơn trang: Dâng kim ngân, hoa quả, bánh kẹo, các đặc sản của núi rừng, sông biển... Ban Cô: Dâng kim ngân, hoa quả, bánh kẹo, trà thuốc, rƣợu... Ban Cửu trùng thiên: Dâng kim ngân, muối gạo... 168 Phụ lục 5 Một số hình ảnh về các di tích thờ Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ Ảnh 1: Đền thờ Bà Chúa Kho ở làng Quả Cảm (xã Xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh) Ảnh: NCS, 2014 169 Ảnh 2: Đền thờ Bà Chúa Kho (hay còn gọi là đền thờ Bà Chúa Lẫm) ở làng Thƣợng Đồng (phƣờng Vạn An, thành phố Bắc Ninh) Ảnh: NCS, 2014 Ảnh 3: Linh tƣợng Bà Chúa Kho (Bà Chúa Lẫm) ở đền làng Thƣợng Đồng (phƣờng Vạn An, thành phố Bắc Ninh) Ảnh: NCS, 2014 170 Ảnh 4: Sắc phong Bà Chúa Lẫm ở đền làng Thƣợng Đồng (phƣờng Vạn An, thành phố Bắc Ninh) Ảnh: NCS, 2014 Ảnh 5: Biển giới thiệu đền thờ Đức vua Bà Chúa Lẫm ở làng Thƣợng Đồng (phƣờng Vạn An, thành phố Bắc Ninh) Ảnh: NCS, 2014 171 Ảnh 6: Đền thờ Bà Chúa Kho ở làng Trung Đồng (xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) Ảnh: NCS, 2014 172 Ảnh 7: Đền Bà Chúa Kho Trung Cơ ở Phố Thiên Đức (phƣờng Vệ An, thành phố Bắc Ninh) Ảnh: NCS, 2014 Ảnh 8: Đền thờ Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung ở xã Liên Hiệp (huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình) Ảnh do Ban Quản lí đền cung cấp 173 Ảnh 9: Đình làng Giảng Võ thờ Bà Chúa Kho, (phƣờng Giảng Võ, thành phố Hà Nội) Ảnh: NCS, 2013 174 Ảnh 10: Đền Bà Chúa Kho ở phƣờng Quang Trung, thành phố Hƣng Yên, tỉnh Hƣng Yên Ảnh: NCS, 2013 175 Phụ lục 6 Sơ đồ khu di tích đền thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh 176 Phụ lục 7 Tƣ liệu ảnh đền Bà Chúa Kho, làng Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh Ảnh 11: Nghi môn đền Bà Chúa Kho trƣớc khi tôn tạo, phục hồi tam quan mới năm 1992. Nghi môn có quy mô nhỏ hơn so với hiện nay và chỉ có một cửa Ảnh do Ban quản lý đền cung cấp Ảnh 12: Mặt sau của nghi môn đền Bà Chúa Kho trƣớc khi tôn tạo năm 1992, phía trên có ghi câu: Kính chúc quý khách an khang - thịnh vƣợng Ảnh do Ban quản lý đền cung cấp 177 Ảnh 13: Khu vực dƣới nghi môn đền Bà Chúa Kho đang đƣợc giải tỏa và quy hoạch lại năm 1992. Phía trƣớc đền không có hai dãy kiốt bán các mặt hàng thờ cúng nhƣ hiện nay Ảnh do Ban quản lý cung cấp Ảnh 14: Khu đất trống bên cạnh đền đang xây dựng Ban Sơn Thần, Miếu Ông cóc, Bát bộ Sơn Trang, Ban Cô và Ban Cậu (năm 1992) Ảnh do Ban quản lý đền cung cấp 178 Ảnh 15: Tƣợng Bà Chúa Kho bị thất lạc trƣớc năm 1986 đƣợc các nhà nghiên cứu tìm thấy và trƣng bày tại bảo tàng tỉnh Bắc Ninh Ảnh NCS, 2012 Ảnh 16: Tam quan đền Bà Chúa Kho Ảnh NCS, 2012 179 Ảnh 17: Các thợ xây dựng đang lắp đặt đôi rồng đá trƣớc nhà sắp lễ do anh Hoàng Công Kiên, ở Hà Nội cung tiến Ảnh NCS, 2012 Ảnh 18: Rồng đá hai bên bậc thềm Ban tiền tế do anh Nguyễn Văn Dũng ở thành phố Hồ Chí Minh cung tiến Ảnh NCS, 2012 180 Ảnh 19 : Bằng công nhận di tích tích sử - văn hóa đình, đền, chùa Cổ Mễ đƣợc khắc lại trên bia đá đặt ở sân đền Bà Chúa Kho Ảnh NCS, 2014 Ảnh 20: Bức phù điêu về công đức của Bà Chúa Kho (1077) dựng ở phía bên phải sân đền Bà Chúa Kho Ảnh NCS, 2014 181 Ảnh 21: Bia lƣu danh ngƣời công đức đền thờ Bà Chúa Kho Ảnh NCS, 2014 Ảnh 22: Tƣợng Bà Chúa Kho bên trong cung Thƣợng Ảnh NCS, 2013 182 Ảnh 23: Ban thờ Tam tòa thánh Mẫu trong cung Đệ Nhị. Từ trái sang phải: Mẫu Thƣợng Ngàn (sắc phục màu xanh); Mẫu Thƣợng Thiên (sắc phục màu đỏ; và Mẫu Thoải (sắc phục màu trắng) Ảnh NCS, 2013 Ảnh 24: Toàn cảnh Tiền tế Sơn Trang Ảnh NCS, 2013 183 Ảnh 25: Ban thờ Chầu Đệ Nhất nằm ở gian giữa Tiền tế Sơn Trang Ảnh NCS, 2013 Ảnh 26 : Ban thờ Chầu Đệ Nhị nằm ở gian phía bên phải Tiền tế Sơn Trang Ảnh NCS, 2013 184 Ảnh 27: Ban thờ Chầu Đệ Tam nằm ở gian phía bên trái Tiền tế Sơn Trang Ảnh NCS, 2013 Ảnh 28: Đầu năm, khách hành hƣơng chen chân chờ vào cúng lễ trƣớc sân đền Bà Chúa Kho Ảnh NCS, 2013 185 Ảnh 29: Khách hành hƣơng chuẩn bị mâm lễ dâng cúng Bà Chúa Kho Ảnh NCS, 2013 Ảnh 30: Thực hành tín ngƣỡng xin âm dƣơng Ảnh NCS, 2014 186 Ảnh 31: Thực hành tín ngƣỡng vay tiền xin lộc Bà Chúa Kho Ảnh NCS, 2014 Ảnh 32: Ki ốt bày bán mặt hàng thờ cúng đa dạng của dân làng Cổ Mễ phục vụ khách hành hƣơng Ảnh NCS, 2013 187 Ảnh 33: Ông Trần Quang Nguyên, ngƣời viết sớ cúng cho khách hành hƣơng đến cầu Bà Chúa Kho Ảnh NCS, 2013 Ảnh 34: Đồ lễ trong ngày tƣởng niệm 937 năm ngày giỗ Bà Chúa Kho (ngày 12 tháng Giêng năm 2014) Ảnh NCS, 2014 188 Ảnh 35: Ngƣời dân làng Cổ Mễ tham dự lễ tƣởng niệm 937 năm ngày giỗ Bà Chúa Kho (ngày 12 tháng Giêng năm 2014) Ảnh NCS, 2014 Ảnh 36: Nơi hóa tiền vàng mã đền Bà Chúa Kho Ảnh NCS, 2014 189 Ảnh 37: Lộc của Bà Chúa Kho dành để “ban tặng” cho khách hành hƣơng trong mỗi lần đi lễ Ảnh NCS, 2014 Ảnh 38: Những cụ Bà thành viên Hội ngƣời cao tuổi làng Cổ Mễ đƣợc cộng đồng làng cử trông coi nhà phát lộc Ảnh NCS, 2013 190 Ảnh 39: Những cụ Ông thành viên Hội ngƣời cao tuổi làng Cổ Mễ đƣợc cộng đồng làng cử ghi tiền công đức Ảnh NCS, 2013 Ảnh 40: Sổ vàng ghi công đức đền thờ Bà Chúa Kho Ảnh NCS, 2014 191 Phụ lục 8 Mẫu phiếu điều tra xã hội học phục vụ thu thập thông tin luận án PHIẾU TRƢNG CẨU Ý KIẾN Kính thưa Ông/Bà ! Trƣớc hết, chúng tôi xin chân thành cảm ơn ông/bà đã trả lời những câu hỏi của chúng tôi. Đây là cuộc nghiên cứu về Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Kho ở châu thổ Bắc Bộ: hiện tượng làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Bảng hỏi đƣợc soạn sẵn và tƣơng đối dễ trả lời, mong ông/bà giúp đỡ để chúng tôi hoàn thành công việc đƣợc giao. Mọi thông tin mà ông bà cung cấp sẽ chỉ đƣợc sử dụng vào mục đích Khoa học và không phƣơng hại gì đến lợi ích của ông/bà. Chân thành cảm ơn ông bà! Câu 1: Ông/bà có biết đến những đền thờ Bà Chúa Kho này không? Và thƣờng đến lễ ở đền Bà Chúa Kho ở đâu? (Đánh dấu (X) vào ô tư ng ứng) Biết TT Địa điểm 1 Đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, Tp Bắc Ninh 2 Đền Bà Chúa Kho ở xã Hòa Long, huyện Yên Phong, Tp Bắc Ninh 3 Đền Bà Chúa Kho Trung cơ ở phƣờng Vệ An, Tp Bắc Ninh 4 Đền Bà Chúa Kho ở làng Thƣợng Đồng, phƣờng Vạn An, Tp Bắc Ninh 5 Đền Bà Chúa Kho ở làng Trung Đồng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 6 Đền Bà Chúa Kho ở làng Hạ Đồng xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 7 Đền Bà Chúa Kho ở phƣờng Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội 8 Đền Bà Chúa Kho ở phƣờng Ngô Quyền, thành phố Nam Định 9 Đền Bà Chúa Kho ở phƣờng Quang Trung, thành phố Hƣng Yên 10 Đền Bà Chúa Kho ở huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình Có Không đi đi Không biết 192 Câu 2: Vì sao ông/bà lại đến lễ đền thờ Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, Tp. Bắc Ninh? 1. Nơi đây thiêng 3. Nhiều ngƣời đến 2. Tiện đƣờng đi lại 4. Khác (ghi rõ):…………………….. Câu 3: Trong năm 2012 ông/bà đi lễ ở Đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ mấy lần? 1. Một lần 2. Hai lần 3. Ba lần 4. Bốn lần 5. Khác (ghi rõ) ……. Câu 4: Ông/bà thƣờng đến lễ ở Đền thờ Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ vào những dịp nào? 1. Đầu năm 5. Ngày thƣờng 2. Cuối năm 6. Dịp lễ hội 3. Cả đầu năm và cuối năm 7. Khi bản thân hay gia đình có công việc 4. Ngày rằm, mồng một 8. Khác (ghi rõ):………………….. Câu 5: Ông/bà thƣờng đi lễ Đền thờ Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ theo hình thức nào? 1. Đi một mình 4. Đi cùng đồng nghiệp 2. Đi cùng gia đình, ngƣời thân 5. Đi theo tour du lịch 3. Đi theo đoàn, nhóm/hội 6. Khác (ghi rõ):……………………. Câu 6: Ông/bà có biết Đền thờ Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ thờ vị thần nào không? 1. Biết (ghi rõ)…………………..…………………… 2. Không biết………………………………...… Câu 7: Ông/bà đến Đền thờ Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ thƣờng cầu điều gì? 1. Sức Khoẻ, bình an 5. Cầu buôn may bán đắt 2. Cầu công danh 6. Vay tiền, xin lộc 3. Cầu duyên 7. Khác (ghi rõ):……………………………….. 4. Cầu tự Câu 8: Khi đi lễ, ông/bà thƣờng chuẩn bị những đồ lễ gì? 1. Hƣơng, hoa, trái cây 5. Đồ lễ mặn 2. Tiền cúng 6. Cả lễ chay và mặn 3. Vàng mã, sớ 7. Khác (ghi rõ):……………………… 4. Đồ lễ chay Câu 9: Ý kiến của ông/bà về việc đốt vàng mã ở đền này? ………………………………………………………………………………………………… Câu 10: Khi đi lễ ông/bà có viết sớ tại đền này không? 193 1. Có 2. Không Câu 11: Đồ lễ cúng tại Đền của ông/bà lần gần đây nhất ƣớc tính Khoảng bao nhiêu tiền? 1. Thấp nhất (ghi rõ số tiền): ……………………………………….. 2. Cao nhất (ghi rõ số tiền): ……………………………………… Câu 12: Khi lễ ông/bà khấn theo hình thức nào? 1. Khấn nôm 3. Khấn theo bài văn khấn chữ Nho 2. Khấn theo bài văn khấn chữ quốc ngữ 4. Thuê/nhờ ngƣời khác khấn Câu 13: Khi đi lễ ông/bà có thuê ngƣời cúng hộ không? 1. Có (tiếp từ C.14) 2. Không (chuyển C.15) Câu 14: Ông/bà thuê ngƣời cúng ở ngoài hay tại Đền? 1. Thuê ở ngoài 2. Thuê thầy cúng tại Đền Câu 15: Ông/bà có thƣờng xuyên công đức không? 1. Có (tiếp C.16) 3. Không bao giờ (chuyển C.19) 2. Thỉnh thoảng (tiếp C.16) 4. Ý kiến khác (ghi rõ): ………………… Câu 16: Ông/bà đóng góp công đức vào Đền thờ bằng? 1. Tiền 2. Hiện vật 3. Sức lao động Câu 17: Khi phát tâm công đức ông/bà có cần lƣu danh hay không? 1. Có 2. Không Câu 18: Ông/bà đóng góp công đức với mục đích gì? 1. Góp phần tu bổ, tôn tạo Đền thờ 3. Thấy ngƣời khác bỏ mình làm theo 2. Tích PHÚC cho con cháu 4. Ý kiến khác (ghi rõ): ……………… Câu 19: Ông/bà có bao giờ nghe các câu chuyện kể về Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ cho vay tiền làm ăn không? 1. Có (tiêp C.20) 2. Không (chuyển C.21) Câu 20: Ông/bà nghe nói đến sự việc Bà Chúa Kho cho vay tiền này từ đâu? 1. Trong các sách, báo, internet 4. Từ thành viên BQL Đền 2. Từ bạn bè, đồng nghiệp 5. Từ thầy cúng 3. Bố, mẹ, ngƣời thân trong gia đình 6. Nguồn khác (ghi rõ):………………. Câu 21: Ông/bà có tin vào việc vay tiền Bà Chúa Kho sẽ thuận lợi cho buôn, bán không ? 194 1. Rất tin 2. Hơi tin 3. Không tin Câu 22: Đánh giá của ông/bà về một số yếu tố ở Đền Bà Chúa Kho hiện nay? (đánh dấu (X) vào cột tư ng ứng) T Nội dung T 1 Cơ sở vật chất, đồ thờ tự ngày một khang trang, lộng lẫy 2 Tình hình An ninh trật tự tốt 3 Vấn đề vệ sinh môi trƣờng sạch sẽ 4 Lƣợng ngƣời đến lễ ngày càng đông hơn 5 Dịch vụ phục vụ bán đồ lễ quanh Đền đông hơn 6 Đối tƣợng đến lễ tại Đền ngày càng đa dạng hơn 7 Đồ lễ cúng ngày càng đa dạng 8 Đốt vàng mã nhiều 9 Nghi lễ tế, rước trong lễ hội khác so với trước 10 Thời gian tổ chức lễ hội kéo dài h n trước 11 Các trò ch i dân gian trong lễ hội đã bị mai một 12 Xu hướng lễ hội Đền Bà chúa Kho bị thư ng mại hóa Rất Đúng 1 Không đúng phần đúng Câu 23: Sau khi đi lễ ông/bà có giới thiệu, cho ai biết về Đền thờ này không? 1. Bạn bè, đồng nghiệp 4. Không giới thiệu 2. Ngƣời thân 5. Khác (Ghi rõ) 3. Hàng xóm Thông tin cá nhân Q1. Giới tính Q2. Năm sinh: ......................................................... Q3. Trình độ học vấn 1. Nam  2. Nữ  1. Dƣới cấp III 2. Cấp III, Trung cấp (nghề) 3. Cao đẳng, Đại học, sau ĐH Q4. Tôn giáo 1. Không theo tôn giáo 2. Phật giáo 195 3. Thiên Chúa giáo 4. Tin Lành 5. Tôn giáo khác (ghi rõ): .................................................... Q5. Nghề nghiệp chính (nghề làm nhiều thời gian nhất) ……………………………………………….………………………… ………………….……………………………………………….……… Q6. Nơi ở hiện nay là ……………………………………………….…………………. ……………………………………………….………………… Xin cảm ơn sự hợp tác của ông bà! Điều tra viên: ____________________ Ngày khảo sát: ____________________ 196 Phụ lục 9 Bảng số liệu minh họa cho nội dung các chƣơng trong luận án Bảng 1: Người đi lễ đến từ các tỉnh, thành phố Nơi ở hiện nay Tần số (ngƣời) Tần suất (%) Bắc Giang 27 6.8 Bắc Ninh 42 10.6 Hà Nội 235 59.0 Thái Bình 13 3.3 Thanh Hóa 13 3.3 Hải Phòng 12 3.0 Hƣng Yên 10 2.5 Các tỉnh khác 59 11.5 Bảng2: Thành phần người đi lễ Tần số (ngƣời) Tần suất (%) CBVCNN 144 36.2 Công nhân 25 6.3 Học sinh, sinh viên 24 6.0 Kinh doanh, buôn bán 121 30.4 Làm ruộng 19 4.8 Nghề tự do 43 10.8 Nội trợ 11 2.8 Hƣu trí 10 2.5 Khác 1 0.3 Thành phần 197 Bảng 3: Tương quan giữa nghề nghiệp với mức độ tin của người đi lễ vào việc vay tiền Bà Chúa Kho sẽ thuận lợi cho kinh doanh, buôn bán (%) Mức độ CBC Công Học sinh, Kinh Hƣu Làm Nội tin NVC nhân sinh viên doanh, trí ruộng trợ Tự do BB Rất tin 17.1 20.0 33.3 36.7 20.0 50.0 45.5 36.6 Hơi tin 70.0 68.0 54.2 55.0 70.0 44.4 27.3 56.1 Không tin 12.9 12.0 12.5 8.3 10.0 5.6 27.3 7.3 Bảng 4: Thống kê mâm lễ cúng ở đền Bà Chúa Kho Lễ vật TT Tần số (ngƣời) Tấn suất (%) 1 Hƣơng, hoa, trái cây 333 83.7 2 Tiền cúng 279 70.1 3 Vàng mã, sớ 306 76.9 4 Đồ lễ chay 63 15.8 5 Đồ lễ mặn 22 5.5 6 Cả lễ chay và mặn 141 35.4 7 Khác 24 6.0 Bảng 5: Số người đi lễ theo các năm Năm 2009 2010 2011 Lƣợt ngƣời 720.000 800.000 910.000 2012 2013 Tổng 850.000 790.000 4.070.000 Bảng 6: Hình thức đóng góp công đức vào đền của người đi lễ Hình thức đóng góp Tần số (ngƣời) Tần suất (%) 375 94.2 Hiện vật 2 0.5 Sức lao động 2 0.5 Tiền 198 Bảng 7: Thống kê số người biết điểm đi lễ Bà Chúa kho ở vùng châu thổ Bắc Bộ (%) Biết TT Địa điểm 1 Đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, Không Có đi Không đi biết 100.0 0.0 0.0 51.0 1.5 47.5 23.0 14.6 82.7 1.0 14.3 84.2 0.8 14.1 84.7 1.0 11.8 86.7 1.0 17.1 81.4 3.0 14.8 81.7 0.8 10.1 88.7 1.3 10.6 87.7 Tp Bắc Ninh 2 Đền Bà Chúa Kho ở xã Hòa Long, huyện Yên Phong, Tp Bắc Ninh 3 Đền Bà Chúa Kho Trung cơ ở phƣờng Vệ An, Tp Bắc Ninh 4 Đền Bà Chúa Kho ở làng Thƣợng Đồng, phƣờng Vạn An, Tp Bắc Ninh 5 Đền Bà Chúa Kho ở làng Trung Đồng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang 6 Đền Bà Chúa Kho ở làng Hạ Đồng xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 7 Đền Bà Chúa Kho ở phƣờng Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội 8 Đền Bà Chúa Kho ở phƣờng Ngô Quyền, thành phố Nam Định 9 Đền Bà Chúa Kho ở phƣờng Quang Trung, thành phố Hƣng Yên 10 Đền Bà Chúa Kho ở huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình Bảng 8: Tương quan giữa trình độ học vấn với mức độ tin của người đi lễ vào việc vay tiền Bà Chúa Kho sẽ thuận lợi cho buôn, bán (%) Mức độ tin Dƣới cấp III Cấp III, Trung Cao đẳng, Đại học, cấp (nghề) Sau đại học Rất tin 34.1 29.8 25.3 Hơi tin 56.8 59.7 62.7 Không tin 9.1 10.5 12.0 199 Bảng 9: Tương quan giữa trình độ học vấn với mức độ đóng góp công đức tại đền (%) Mức độ Dƣới cấp III Cấp III, Trung Cao đẳng, Đại cấp (nghề) học, Sau đại học Thƣờng xuyên 51.1 Thỉnh thoảng 42.4 32.1 33.5 Không bao giờ 6.5 6.0 4.7 61.9 61.8 Bảng 10: Tương quan giữa giới tính với mức độ đóng góp công đức tại đền (%) Mức độ Nam Nữ Thƣờng xuyên 62.2 56.9 Thỉnh thoảng 35.0 35.2 Không bao giờ 2.8 7.9 Bảng 11: Số tiền đóng góp công đức gần đây nhất Số tiền công đức Tần số (ngƣời) Tần suất (%) Dƣới 50.000đ 156 39.2 Từ 51.000đ - 200.000đ 139 34.9 Từ 201.000đ - 500.000đ 21 5.3 Trên 500.000đ 1 0.3 Không trả lời 81 20.3 Bảng 12: Mục đích đóng góp công đức của người đi lễ tại đền Mục đích công đức Tần số (ngƣời) Tần suất (%) Góp phần tu bổ tôn tạo đền thờ 317 79.6 Tích Phúc cho con cháu 147 36.9 Thấy ngƣời khác bỏ mình làm theo 2 0.5 Thanh thản 13 3.3 Ý kiến khác 4 1.0 200 Bảng 13: Số tiền chi vào trùng tu, tôn tạo các di tích của khu; chi ủng hộ trong hai năm 2012 STT Công trình Số tiền 1 Nhà ăn, bếp ăn ở chùa 700.000.000 đ 2 Tƣờng bao, sân chùa 100.000.000 đ 3 Nhà bếp và khu vệ sinh nhà văn hóa 500.000.000 đ 4 Nhà vệ sinh đền Bà Chúa Kho 50.000.000 đ 5 Nhà vệ sinh đồi cây 50.000.000 đ 6 Nhà ngủ đền Bà Chúa Kho 700.000.000 đ 7 Một số công việc ở địa phƣơng nhƣ: Nâng cấp 300.000.000 đ đƣờng ở cánh đồng sau đền; sửa chữa nhà trẻ Tổng 2.400.000.000 đ Bảng 14: Số tiền chi vào trùng tu, tôn tạo các di tích của khu; chi ủng hộ trong hai năm 2013 STT Công trình Số tiền 1 Nhà sắp lễ 450.000.000 đ 2 Sửa chữa khu vệ sinh đền trình 40.000.000 đ 3 Sửa chữa nhà đồi cây Bác Hồ 50.000.000 đ 4 Nhà bãi xe (6 gian, thay mái) 50.000.000 đ 5 Cổng phụ và sân nhà xe 40.000.000 đ 6 Sửa chữa chùa 10.000.000 đ 7 Nâng cấp hệ thống kênh mƣơng ở cánh đồng sau 200.000.000 đ đền Bà Chúa Kho Tổng 1.040.000.000 đ 201 Biểu đồ 1: Những điều người đi lễ cầu khi lễ ở đền Bà Chúa Kho, Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (%) 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 91 27,1 17,1 7 34,2 9,5 4,8 10,5 Sức khỏe, Cầu công Cầu duyên Cầu tự Cầu buôn Cầu tiền, Xin lộc Bà Khác bình an danh may bán vàng của Chúa Kho đắt Bà Chúa Kho Biểu đồ 2: Tỷ lệ người đi cúng lễ viết sớ tại đền Bà Chúa Kho 0.3% Có 33.4% Không Không trả lời 66.3% Biểu đồ 3: Ý kiến của người đi lễ về việc đốt vàng mã ở đền Bà Chúa Kho (%) 35 31,4 27,1 30 25 20 16,1 16,3 15 10 5 0 Bình thƣờng 7.0 1,8 0,3 Chƣa thể đánh giá Hợp lý Không quan tâm Nhiều Quá nhiều Không ý kiến 202 Biểu đồ 4: Tỷ lệ người đi lễ có được nghe các câu chuyện kể về Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ cho vay tiền làm ăn 38.4% 6.0% Có Không Không trả lời 61.1% Biểu đồ 5: Nguồn người đi lễ nghe nói đến sự việc Bà Chúa Kho cho vay tiền (%) 35,2 40 35 30 25 20 15 10 5 0 32,2 17,8 14 0,8 Trong các sách, Từ gia đình, bạn bè Từ BQL di tích báo, internet Từ thày cúng Nguồn khác Biểu đồ 6: Mức độ thường xuyên công đức của người đi lễ ở đền 5.5% 0.3% Thƣờng xuyên 34.9% Thỉnh thoảng Không bao giờ 59.3% Không trả lời 203 Biểu đồ 7: Lý do người dân đi lễ đền thờ Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, Tp. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (%) Lý do khác 9.5 Tham quan vãn cảnh 5.5 6.0 Tâm linh 5.5 Nhiều ngƣời đến Tiện đƣờng đi lại 3.0 Nơi đây cho vay tiền, ban lộc 78.1 0 20 40 60 80 100 Biểu đồ 8: Mức độ tin của người đi lễ vào việc vay tiền Bà Chúa Kho sẽ thuận lợi cho buôn, bán 10.3% 4.8% 27.4% Rất tin Hơi tin Không tin Không trả lời 57.5% Biểu đồ 9: Tỷ lệ người đi lễ có thuê người cúng hộ tại đền 8.5% Có Không 91.5% 204 Biểu đồ 10: Ý kiến của người đi lễ về cần lưu danh khi phát tâm công đức tại đền 6.0% 39.9% Có Không Không trả lời 54.0% Biểu đồ 11: Ý kiến của người đi lễ về cần lưu danh khi phát tâm công đức tại đền 6.0% 39.9% Có Không Không trả lời 54.0% 205 Phụ lục 10 Danh sách các bài viết về đền thờ Bà Chúa Kho trên một số trang báo điện tử TT 1 Nhan đề Ngày 20/01/2009 Cuối năm, nƣờm nƣợp đi “trả Tác giả Theo Nơi phát hành Nội dung Baomoi.com -Nhiều ngƣời đổ dồn về đền để trả lễ BCK vào dịp cuối năm, vietnamnet nợ”Bà Chúa Kho phỏng vấn một số du khách minh chứng 2 23/5/2009 Chút nhầm tƣởng Việt Khuê Theo Đất việt -Khẳng định BCK thờ ở Đình về nơi thờ Bà Giảng Võ là nữ tƣớng trông coi Chúa Kho kho ở triều Trần, BCK ở Cổ Mễ, BN không đúng 3 17/7/2009 Tín ngƣỡng Đền Đỗ Thị Thủy Baobacninh.co -Nói về đền BCK ở Cổ Mễ, BN. Bà Chúa Kho m.vn Huyền thoại về BCK thời Lý khẳng định là có cơ sở. -Đền BCK ở Cổ Mễ có nhiều lớp văn hóa tín ngƣỡng của nhiều thời đại, linh thiêng 4 28/01/2010 Bát nháo cảnh tạ CAND Baomoi.com lễ ở đền BCK -Phản ánh hiện tƣợng lộn xộn, bắt chẹt, đeo bám khách ở đền BCK. Tác giả nêu ý kiến cần lập lại trật tự tại nơi linh thiêng 5 6 28/02/2010 Bán quẻ thẻ chui Quỳnh Trang Baomoi.com -Phản ánh hiện tƣợng bán quẻ tại lễ hội đền thẻ chui cho du khách, dịch vụ BCK mê tín 01/3/2010 Đốt tiền ở đền Văn Tiến Vtvcab.vn -Phê phán hiện tƣợng đốt vàng mã tại đền BCK. Khẳng định BCK BCK là không có thật 7 09/01/2011 3 Bà Chúa Kho Anh chi Daibieunhanda -Nói về sự tích 3 vị thần gọi là n.vn 8 23/01/2011 Xin trả nợ Bà Thảo Dân BCK Vietnamnet.vn -Phê phán quan chức đi lễ ở đền Chúa Kho thông BCK đến vay tiền và trả nợ Bà, qua thủ quỹ của nhƣng “nợ” của nhân dân không Bà thấy trả 206 9 29/01/2011 BCK đất Thành Thái Dũng Baomoi.com -Huyền thoại về BCk đƣợc thờ ở Nam Định. Trong đó có đề Nam cập đến BCK ở Cổ Mễ, Bắc Ninh 10 15/02/2011 Dâng lễ bạc triệu Khánh Chi Vnexpress.net -Đƣa ra hình ảnh những mâm lễ để “xin lộc” BCK ngƣời dân dâng BCK, phê phán sự lãng phí, nhƣng ngƣời dân vẫn đặt niềm tin vào đó 11 14/6/2011 Bàn về sự tích Theo toquoc Bacninh.gov.vn -Đƣa ra một số quan điểm bà về sự tích BCK. Tác giả khẳng định BCK có 2 phụ nữ đƣợc coi là BCK 12 01/02/2012 Đầu năm đi lễ Hân Ni Giaoduc.net.vn -Bài viết đƣa ra một số dẫn BCK, các đại gia chứng ngƣời hoạt động trong Bất động sản chỉ lĩnh vực bất động sản đi xin lộc xin “lộc rơi, lộc tại đền BCK vãi” 13 10/5/2012 Đền Phủ - nơi tôn Lƣơng Hàn thời Bà Chúa Kho Mai Vanhoabacgian -Nói về di tích đền Phủ thuộc g.vn thời Trần phƣờng Hoàng Văn thụ, TP. Bắc Giang thờ BCK, huyền thoại về BCK, có nói đến BCK ở Cổ Mễ, Bắc Ninh 14 16/11/2012 Hà Nội hay Bắc Ngƣời Hà Ninh thờ Bà chúa Nội Hanoi.vietnam -Khẳng định Đình Giảng Võ là plus.vn coi kho? nơi thờ Bà chúa coi kho, còn ở Cổ Mễ, Bắc Ninh không phải. Đƣa ra huyền thoại về BCK ở hai nơi 15 20/3/2013 Bắc Ninh: Ăn Đoàn Thế Dantri.com.vn -Nhiều ngƣời đến vay tiền BCK mày, sƣ giả “lộng Cƣờng từ các nơi. Phê phán hiện tƣợng hành” tại đền ăn mày, sƣ giả cạo trọc đầu mặc BCK áo nhà chùa đứng xin tiền, trộm cắp móc túi du khách 16 25/3/2013 Chấn chỉnh hành Thái Anh Baotintuc.vn -Đề cập đến công văn của vi phản cảm ở đền UBND tỉnh Bắc Ninh về việc BCK chấn chỉnh các hành vi phản cảm ở đền BCK 207 17 5/4/2013 Bà Chúa Kho là ai Hoidap123.co -Bàn về nguồn gốc và bản chất m của hiện tƣợng BCK, lý giải BCK là ai. Nhấn mạnh thờ BCK ở Cổ Mễ, BN. Nói về các lớp giá trị của biểu tƣợng BCK. 18 15/5/2013 Bàn về sự tích Bà Theo Toquoc Me.zing.vn -Đƣa ra một số quan điểm bà về sự tích BCK. Tác giả khẳng định Chúa Kho có 2 phụ nữ đƣợc coi là BCK 19 02/01/2014 Sự tích 2 Bà Chúa Hà Linh Hatvan.vn -Viết về huyền thoại có 2 Bà Chúa Kho ở triều Trần và triều Kho Nguyễn. Khẳng định thờ cúng 2 bà nhằm tri ân, ngƣỡng mộ và tôn vinh chứ không phải để vay, mƣợn tiền mê tín dị đoan 20 11/01/2014 Tục lệ cuối năm Xuân Giao Xuangiao.com -Miêu tả di tich đền BCK, về trả nợ đền huyền thoại về Bà. Phản ánh BCK nhiều ngƣời dân cuối năm dồn về trả nợ BCK 21 14/01/2014 Văn khấn tại đền Sƣu tầm Citinews.net Bà Chúa Kho 22 14/01/2014 Khám phá hậu -Đƣa ra bài văn khấn của đền BCK T.Lê Vietnamnet.vn -Phản ánh năm nay đƣợc vào lễ ở hậu cung không hạn chế nhƣ cung BCK những năm trƣớc, bài viết đƣa ra một số hình ảnh minh họa 23 15/01/2014 Đầu năn xin tiền Lam Linh Vnexpress.net -Đầu năm nhiều ngƣời đến vay tiền BCK. Đề cập đến huyền Bà Chúa Kho thoại BCK 24 16/01/2014 Đội sắp lễ ở đền BCK ngồi ngáp chờ khách Lê Hiếu Ngoisao.vn -Phản ánh quang cảnh thƣa thớt (theo ngƣời đến lễ cuối năm ở đền Zing.vn/tri BCK nên những ngƣời sắplễ thức) 25 16/01/2014 Dân làm ăn khó thuê ế ẩm Theo Tri thức Vietnamnet.vn Đề cập đến sự vắng vẻ của khăn, Bà Chúa khách đến trả lễ cuối năm qua Kho vắng khách sự ế ẩm của những dịch vụ sắp lễ, bê lễ thuê 208 26 16/1/2014 Bắc Ninh: Đền BCK vắng ngƣời Quốc Đô - Dantri.com.vn -Miêu tả cảnh vắng ngƣời đến lễ Bá Đoàn đền Bà Chúa Kho để trả nợ cuối về “trả nợ” năm thông qua các dịch vụ ế ẩm tại đền 27 23/01/2014 Xin lộc Bà Chúa Kho đầu năm theo Vnexpress Thethaovietna -Miêu tả đền thờ BCK, huyền m.vn thoại về Bà và đông đảo du khách tới lễ đầu năm 28 04/02/2014 Chen chân xin lộc Nguyễn Kiên Báo qđnd.vn đền Bà Chúa Kho Thái -Bài báo đƣa ra một số hình ảnh về đền BCK (ngƣời dân lễ, các biển thông báo của đền, viết sớ…) 29 05/02/2014 Hàng vạn ngƣời Nam Nguyễn Khampha.vn -Phản ánh cảnh đông đảo khách thập phƣơng về lễ ở đền BCK. trẩy hội BCK Đƣa ra các hình ảnh minh chứng 30 05/02/2014 Đón lễ hẻo, BCK Theo đất việt Vietnamnet.vn Nói đến cảnh trả lễ cuối năm vắng không còn đông đúc nhƣ dính nợ xấu đầu năm đến vay tiền BCK 31 06/02/2014 Bà Chúa Kho: Thanh Nguoiduatin.vn - Khách thập phƣơng đổ về đền Chen chúc đặt lễ, Nguyên đi lễ vay lộc BCK, đặc biệt giới hối lộ cả …non bộ làm ăn và ngƣời dân cắm hoa, thả tiền đặt lễ không đúng nơi quy định, hối lộ cả non bộ 32 09/02/2014 Hàng ngàn ngƣời Phạm Nhâm Tuoitre.vn -Đề cập nhiều ngƣời từ khắp nơi đến lễ đền BCK để làm ăn phát trẩy hội BCK tài -Nói đến huyền thoại Bà Chúa Kho 33 09/02/2014 Hàng vạn ngƣời Thành An chen lấn “xin Doisongphaplu -Nói về cảnh ngƣời dân đông at.com đúc, chen lấn xô đẩy để lễ ở đền tiền” Bà Chúa BCK Kho - Đề cập tới dịch vụ lễ thuê, hàng quán xung quanh đền 34 09/02/2014 Chen chúc xin tiền Bà Chúa Kho Mai Uyên Vnexpress.net -Nhiều ngƣời đông đúc từ khắp nơi đổ về đền BCK để xin tiền đầu năm do linh thiêng 209 -Các dịch vụ, tệ nạn tại lễ hội còn tồn tại 35 10/02/2014 Đứng chình ình T.Lê Vietnamnet.vn -Phê phán các hiện tƣợng tại lễ trên nóc đền Bà hội: chen lấn, xô đẩy, đội ngũ Chúa Kho để khấn thuê, ngƣời trực hóa vàng khấn đề lấy tiền, hàng quán dịch vụ xung quanh đề, mùi thức ăn… 36 12/02/2014 Lễ hội Bà Chúa Khánh An Kho: cầu may, Laodong.com.v -Các dịch vụ, hiện tƣợng tệ nạn n trong lễ hội đã đƣợc sự quan vay lộc, bớt… bực tâm của các cấp chính quyền đã mình giảm bớt, nên ngƣời dân đến lễ thấy thoải mái hơn. 37 38 12/02/2014 Ùn ùn đội lễ đi Trần Kháng Giaoduc.net.vn Nói cảnh ngƣời dân khắc nơi “vay nợ” BCK đông đúc về vay nợ BCK đầu đầu năm năm 12/02/2014 Phiền lòng ở đền Bà Chúa Kho Nguyễn Thúy Nongnghiep.vn -Phản ánh những dịch vụ (khấn Lan thuê, lễ mƣớn, thuê mâm lễ…) làm mất tính thẩm mỹ và linh thiêng của đền 39 12/02/2014 Chen chân xin lộc Edaily.vn -Đƣa ra một số hình ảnh ngƣời đền BCK trƣớc dân đến lễ ở đền BCK ngày khai hội - Đề cập đến huyền thoại về BCK 40 13/02/2014 Ùn ùn đổ về đền Vũ Minh Baophapluat.vn -Đƣa tin ngƣời dân khắp nơi đến Bà Chúa Kho vay lễ BCK để vay nợ vì nghe nói nợ linh thiêng -Nói về huyền thoại BCK tại Cổ Mễ Bắc Ninh 41 13/02/2014 Đền Bà Chúa Kho Nguyễn vẫn bát nháo Dũng 24h.com.vn -Du khách chen lấn, hỗn loạn (theo dân việt) trong khuôn viên đền BCK do ngƣời dân thiếu ý thức. Hiện tƣợng chèo kéo du khách viết sớ thuê, hóa vàng hộ, khấn mƣớn… trộm cắp vẫn diễn ra. 210 42 13/02/2014 Bỏ hàng trăm triệu thuê “cò” Huyền News.go.vn ngƣời khấn ở đền BCK dù bị Nguyễn khấn tại đền BCK 43 13/02/2014 Hàng ngàn du ngăn cấm Kim Sơn khách chen chân Dangcongsan,v -Phản ánh hiện tƣợng ngƣời dân n đền BCK 44 02/02/2014 Để lễ hội Việt Nam thêm đẹp -Phản ánh hiện tƣợng thuê nƣờm nƣợp đổ về lễ tại đền BCK đầu năm Bích Thủy- Dantri.com.vn - Phê phán những hiện tƣợng Mỹ Bình (theo TTXVN) tiêu cực ở một số lễ hội trong đó trong lòng du có lễ hội BCK về an ninh trật tự, khách dịch vụ trò chơi… - Tăng cƣờng kiểm tra giám sát các lễ hội 45 08/02/2014 Bắc Ninh: Tha hồ Quốc Đô “chặt chém” Dantri.com.vn -Phản ánh các dịch vụ ở xung Bá Đoàn quanh đền lợi dụng ngƣời dân ngƣời đi “vay nợ” để chặt chém, móc túi: cò mồi BCK mua đồ lễ, cúng thuê, viết sớ, ngƣời ăn xin, xe công đến lễ tại đền 46 47 11/02/2014 Thƣ thả đi đền T.Huyên Baomoi.com -Phản ánh đền BCK vắng khách BCK ngày vắng đến lễ, các dịch vụ đƣợc quản lý khách tốt 14/02/2014 Bát nháo ở hội Nguyễn Tuấn Thanhnien.com -Cảnh chen lấn vứt rác bừa bãi đền Bà Chúa Kho .vn chặt chém giá trông xe vẫn tiếp diễn ở đền BCK. Nhiều xe biển xanh đi lễ đền BCK tuy có giảm 48 14/02/2014 Đền BCK: khấn Nguyễn Danviet.vn -Phản ánh du khách về lễ hỗn thuê, vái mƣớn, Dũng - Đỗ loạn hóa vàng hộ Thịnh -Hiện tƣợng trộm cắp, khấn thuê, vái mƣớn…hoành hành 49 18/02/2014 Thất bại với “cuộc Khánh chiến” tiền lẻ Dantri.com.vn -Vấn nạn tiền lẻ vẫn còn tồn tại ( Lao động) ở nhiều lễ hội trong đó có lễ hội BCK dù sở VHTTDL Bắc Ninh đã có những biện pháp giải quyết. 211 50 21/02/2014 Bà Chúa Kho Hà Anh Giadinh.net.vn -Phê phán ngƣời dân đến vay cũng phải trốn tiền BCK với niềm tin phù hộ của Bà làm ăn tốt, coi BCK “cho vay nặng lãi” - Huyền thoại về BCK 51 26/02/2014 Vì sao hàng vạn Vtc.vn -Lý giải ngƣời dân đến vay tiền ngƣời vay vốn ở vì sự linh thiêng của đền BCK, đền Bà Chúa Kho đƣa ra bằng chứng nói đến sự bí ẩn linh thiêng của đền - Phê phán vay mƣợn tiền ở đền BCK là mê muội 52 13/3/2014 Chấn chỉnh quản Nguyệt Hà Baomoi.com -Nêu hiệu quả của kết quả thanh lý tiền công đức tra các tệ nạn xã hội tại các lễ trong lễ hội hội, có đền BCK, trong đó có việc đổi tiền lẻ. Đề cập ý thức ngƣời dân phải thay đổi để hạn chế các tệ nạn xã hội tại lễ hội 53 54 13/3/2014 Tổ chức lễ hội Huy Hoàng Baomoi.com -Hiện tƣợng đổi tiền lẻ vẫn tồn đầu năm 2014: Bó tại nhiều ở lễ hội dù đƣợc các tay với nạn đổi cấp chính quyền và thanh tra lễ tiền lẻ hội đã có các biện pháp quản lý. 13/3/2014 Vẫn “nóng” KTĐT Baomoi.com -Hiện tƣợng tiền giọt dầu, tiền lẽ vẫn còn là vấn đề nhức nhối chuyện tiền lẻ không giải quyết đƣợc, dù 2014 đã có nhiều biện pháp quản lý 55 14/3/2014 Lễ hội 2014 bị Chiêu Minh Baomoi.com “tấn công” bởi… -Phê phán hiện tƣợng rải tiền lẻ ở khắp nơi trong đền BCK. tiền lẻ! 56 14/3/2014 Lễ hội đẹp nhƣ mơ Baomoi.com Phê phán gián tiếp các hiện tƣợng tiêu cực của lễ hội và cách quản lý của những ngƣời làm ngành văn hóa các các cấp chính quyền 212 57 15/4/2014 Những “nữ thần là Lê Thái Danviet.vn -Bàn về BCK thờ ở Cổ Mễ, Bắc chúa Kho” ở Việt Dũng Ninh và tác giả cho rằng còn Nam nhiều “Thần nữ” khác đƣợc coi là BCK 58 13/5/2014 Bắc Ninh: đề nghị M.H Baomoi.com Đền Cổ Mễ đã bị xuống cấp lập quy hoạch tôn nghiêm trọng cần lập dự án bảo tạo di tích đền tồn và tôn tạo khu di tích BCK 59 7/6/2014 Bó tay với việc rải Vũ Viết Tuân Baomoi.com -Phát biểu của một số nhà quản lý về những vấn đề còn tồn tại ở tiền lẻ các lễ hội, trong đó có việc đổi tiền lẻ, rải tiền lẻ khắc nơi trong lễ hội cả ở lễ hội Bà Chúa Kho 60 10/6/2014 Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh Kinhbactown.c -Di tích thờ BCK ở làng Cổ Mễ, om Bắc Ninh. Nói về huyền thoại BCK, nhấn mạnh tính linh thiêng của ngôi đền (NCS tổng hợp) 213 Phụ lục 11 Nguồn tƣ liệu phỏng vấn sâu đƣợc trích dẫn trong luận án Biên bản phỏng vấn số 1 Thông tin về người trả lời: Họ và tên: Hoàng Công Kiên Tuổi: 37 tuổi (1976) Nghề nghiệp: Kinh doanh đồ gỗ Thời gian phỏng vấn: ngày 1/3/2012 (Âm lịch) Địa điểm: Đền Bà Chúa Kho, Cổ Mễ Nội dung phỏng vấn: H: Anh có đến đây lễ thường xuyên không? TL: Em đi lễ gần 10 năm đến đền Bà Chúa Kho xin lộc, trƣớc đây thực ra điều kiện chƣa có, bây giờ Bà cho lộc làm ăn, kiếm đƣợc thì lƣu tâm đến cửa đền. Thực ra những năm trƣớc chỉ biết công đức năm ba chục để vào hòm công đức, nay có điều kiện cúng tiến. Có đền chùa ở gần nhà, em cũng đã công đức lên thánh rồi, và năm nay em cũng muốn cúng tiến cho Bà. Em sinh năm 1976 tuổi rồng, năm nay năm rồng, nên rất muốn cúng tiến đôi rồng, đúng năm rồng. Mƣời hai năm nữa mới có một năm rồng, có muốn làm cũng hơi khó, em có muốn cũng chƣa chắc làm đƣợc. Năm nay em có điều kiện thì em xin các cụ làm. Thực ra, ngày 12 âm lịch em đi lễ đầu năm, em đã nhìn thấy đôi rồng và có ý định cúng tiến, nhƣng hôm đó đông quá. Ngày 18 tháng giêng em lại lên lễ Bà, em hỏi các cụ Ban di tích, lúc đó các cụ cũng chỉ biết thế thôi, các cụ trả lời là: đây là di tích của Nhà nƣớc, các cụ không thể trả lời ngay đƣợc, các cụ cũng ghi tên địa chỉ, số điện thoại của em, thời gian em sốt ruột và hỏi thăm các cụ. Một thời gian sau, các cụ họp thống nhất và cũng cho em thành tâm. Ngày mùng một tháng hai, hôm đó thợ đá lên. H: Làm luôn ở đền Bà à? TL: Không ạ, em làm ở nhà. H: Anh mua đá về à? TL: Em đặt thẳng. H: Anh đặt ở đâu? TL: Đặt ở Trúc Sơn, gần chùa Trầm. H: Mục đích công đức của anh là gì? TL: Em cũng nghĩ lúc này mình có điều kiện thì mình thành tâm với nhà đền thôi, chứ không nghĩ ngợi gì đâu chị ạ. H: Lần đầu tiên, cách đây 10 năm ai rủ anh đi, hay tự nhiên anh đi? TL: Cách đây 10 năm, anh em ngƣời nhà nhiều ngƣời đi lễ, ngƣời ta rủ em đi, lúc đó tầm suy nghĩ của em khác, lần sau em nghĩ là mình đã đặt chân lên đây thì mình nên đi. Những năm tiếp theo em đi nhiều hơn. 214 H: Đợt đó anh đi có vay tiền không? TL: Không, em không vay. H: Anh đã bao giờ vay tiền Bà chưa? TL: Thực ra em sợ không trả đƣợc lên chƣa bao giờ vay. Đến đây để xin lộc rơi lộc vãi. H: Ở đền Bà Chúa Kho nổi tiếng là vay tiền để làm ăn, thế anh chỉ xin lộc r i lộc vãi à? TL: Vâng, em đến đây chỉ xin lộc rơi lộc vãi. H: Trong quá trình anh đi lễ ở đây, thì anh có nghiệm thấy có sự thay đổi trong đời sống của anh không? Anh có thấy thiêng không? TL: Thực ra, cái nhìn thấy thì không ai thấy đƣợc. Nếu mà nhìn thấy đƣợc ngay em nghĩ chắc rất nhiều ngƣời nô nức đi, mà ngƣời ta sẽ đi bằng đƣợc đấy. Nhƣng mà những cái không nhìn thấy mà mình đƣợc thì em nghiệm thấy: thứ nhất là sức khỏe, thứ hai hạnh phúc gia đình (đó là cái đầu tiên có), rồi lộc làm ăn. Tuy nhiên, lộc đến từng ngƣời và từng thời điểm, chứ không phải lúc nào cũng có. Nhƣng với em lúc nào cũng cảm nhận bình tĩnh tại tâm. H: Bà xã của anh thì sao? Có ủng hộ việc anh đi lễ không? TL: Năm nào em đi bà xã cũng đi cùng. H: Anh thường hay sắm lễ gì? TL: Thực ra, em đi lễ rất đơn giản, lên đền Bà có năm em giâng lễ mặn, thông thƣờng em dâng hoa quả. Tính em không thích rƣờm rà. H: Ngoài ra anh có nghe ai nói đến sự linh ứng khi đến lễ ở đền Bà không? TL: Ở làng em cũng có một số ngƣời thƣờng đi lễ đền Bà Chúa Kho, bạn làm gỗ với em có một vài ngƣời. Họ cũng nói là Bà thiêng, đấy vừa rồi anh bạn em có cửa hàng gỗ ở ngoài chợ gần nhà cũng đến đây vay Bà, nghe nói là năm nay định làm ăn lớn, anh ấy cũng tin ở sự linh thiêng của Bà. H: Khi anh làm đôi rồng này anh có nhờ người hô thần nhập tượng hay làm lễ cúng để cho thiêng không? TL: Có ạ, ngày mai em nhờ nhà chùa lên làm lễ. Em trao đổi với các cụ nhà đền và nguyện vọng của các cụ là đón thầy đến lễ. H: Khi mình làm đôi rồng này mình có hỏi ai không? Hoa văn rồng có nhiều loại, lý do nào mà anh chọn đôi rồng? TL: Gần nhà em cũng có đền, và em cũng đã thành tâm một đôi rồng ở đền nhà rồi. Thực ra rồng thì không ai nhìn thấy nhƣng theo truyền miệng thì rồng theo từng thời. Em cũng đã trao đổi với cá cụ và các cụ nói là ở đây đã có một gia đình cúng tiến một đôi rồng rồi, thôi cứ làm y nguyên nhƣ đôi đã có sẵn, và em bảo thợ đá là làm theo ý các cụ. Vì vậy, nay em cúng tiến đền Bà một đôi rồng nhƣ thế. H: Như anh đây, ngoài đền này có đi đền nào không? TL: Em thƣờng vẫn đi lễ đền chùa, nhƣng đền Bà là chủ yếu. 215 H: Khi đi lễ anh thường cầu điều gì? TL: Cầu cho gia đình làm ăn phát đạt, con cái khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn, hoặc khi nhà có việc gì em lại dâng lễ xin Bà phù hộ cho. H: Anh đi lễ ở đây về có giới thiệu cho ai biết không? TL: Em đi và công đức đôi rồng ở đền Bà, mọi ngƣời trong gia đình em đều biết. Mọi ngƣời thấy em làm ăn đƣợc cũng tin theo, ở đây cả những ngƣời hàng xóm họ cũng thấy vậy và muốn theo em đến đây lễ. Họ nói hôm nào đền làm lễ hô thần nhập tƣợng đôi rồng em cúng tiến cho họ đi cùng với. Biên bản phỏng vấn số 2 Thông tin về người trả lời: Họ và tên: Nguyễn Ngọc Sự Tuổi: 68 tuổi Nghề nghiệp: Trƣởng ban quản lý di tích Thời gian phỏng vấn: ngày 1/3/2012 (Âm lịch) Địa điểm: Đền Bà Chúa Kho, Cổ Mễ Nội dung phỏng vấn: H: Bác i đôi rồng kia là của ai cúng tiến? TL: Đôi rồng đó là của giám đốc công ty thƣơng mại ở Sài gòn. Anh ấy tên là Dũng, yêu cầu của nhà đền là làm liền khúc, anh ấy mua hai tảng đá để làm. Sau khi anh mua xong, cẩu lên một tảng bị gãy, lại phải bỏ lại, lại phải chờ xẻ một tảng khác, sau đó chở ra đây, anh ấy lại thuê thợ mang ra sau đền làm 3 tháng trời, nhƣ thế mới bắt đầu lắp đƣợc. Trƣớc khi làm lễ bắt đầu lắp, anh ấy hẹn ngày ra, bay ra, anh ấy chỉ đến một tiếng sau đó, anh ấy về Hà Nội và bay vào Sài Gòn, thế thôi. Đó là cái tâm của ngƣời ta, chúng tôi cũng chỉ biết vậy, vì là cái tâm của ngƣời ta, bây giờ mình không biết thế nào mà giải thích cả. Khách đến đây lễ cũng thế, gọi là xin lộc rơi lộc vãi, ngƣời ta chỉ là cái tâm thôi. Ngƣời ta về ngƣời ta làm ăn thế nào tôi không biết, nhƣng có điều tôi tin rằng cũng có ngƣời ăn lên làm ra ngƣời ta phải cầu kỳ đến mức độ mua đá trong Đà Nẵng, thuê xe chở ra tận đây cẩu xuống, thuê thợ ở Phú Thọ chuyên làm rồng xuống đây làm. Chúng tôi bố trí công ăn việc làm, gọi là ăn ngủ thôi, cơm nhà đền nấu giúp, còn về mặt tài chính chúng tôi không biết. H: Đôi rồng này bao nhiêu tiền? TL: Đôi rồng ấy khác với giá năm nay, đôi rồng đó giá 114 triệu đồng. H: Đôi rồng của anh Hoàng Công Kiên đang làm giá bao nhiêu tiền? TL: Đối rồng này bé, giá tiền chỉ bằng một nửa đôi rồng của anh Dũng. H: Bao gồm cả tiền lễ ạ? TL: Mai anh này phải mời thầy làm lễ đấy, ông kia cũng phải có thầy lễ. Phải có thầy làm lễ chứ, cái này rất là lịch kịch. H: Người đi lễ là những thành phần nào ạ? 216 TL: Đủ các lứa tuổi, cả quan chức từ những ngƣời kinh doanh buôn bán đến đầu trộm đuôi cƣớp, nhƣng tất cả đến đây vẫn thành tâm, nghiêm túc. Họ đến đây không có vấn đề gì huênh hoang, gọi là xƣng hùng xƣng bá chỗ họ thôi, chứ lên đây họ lễ lạt xong ngƣời nào công đức thì công đức, không công đức thì thôi thì họ lại về. H: Có nhiều n i có đền Bà Chúa Kho, nhưng không hiểu tại sao ở đây lại thiêng và có nhiều người đến lễ? TL: Tôi cũng ít đi, nhƣng vài ba năm nay có nhiều nơi nổi lên thờ Bà Chúa Kho nhƣng ở đây vẫn có uy tín, chủ yếu họ đến đây lễ. Tôi tin chắc là chữ tín ở đây là do họ đi lễ làm ăn đƣợc. Tất nhiên cũng có ngƣời thất bại, chứ không phải ai cũng thành công. Nhƣ chúng tôi ở địa phƣơng đây cứ làm ăn đƣợc có mà ngày nào chúng tôi lễ mà chả đƣợc. Nhƣng có phải ai lễ cũng đƣợc đâu, cái lộc của Bà Chúa đây ngƣời nào đƣợc là đƣợc. Có phải ai đến đây xin lộc rơi lộc vãi của Bà là đƣợc đâu. Nhƣng tôi tin rằng có nhiều ngƣời đƣợc, cái đƣợc là nhiều, cái thất bại là ít. Có nhiều ngƣời đến đây lễ, về họ làm ăn đƣợc, song họ đến đây trả lễ ngay. Có ngƣời đƣợc là về hàng tháng đƣợc ngƣời ta đến trả lễ chứ không phải cứ theo mùa đầu năm vay cuối năm trả. Có ngƣời tháng đi một lần, tháng đi 2 lần, hai ba tháng đi một lần, nhƣng đa số là đi đầu năm cuối năm. H: Có trường hợp nào vì một lý nào xúc phạm Bà Chúa Kho và bị thánh vật không ạ? TL: Bây giờ thì không, nhƣng trƣớc đây có trƣờng hợp một ông chủ tây nhà máy giấy. Ông chủ tây định phá cái cổng đền này, nghe các cụ nói ông ấy định xây nhà vệ sinh ở ngay chỗ đền, chắc là không làm lễ, sau đó vợ con ông ấy bị bệnh, nên ông ấy sợ. H: Ngoài ra còn những chuyện nào nữa không ạ? TL: Có một số chuyện, từ lúc tôi lớn lên có chuyện: một ngƣời phụ nữ hái quả lựu ở đền (từ khi đền chƣa xây dựng khang trang nhƣ bây giờ, chỉ có ba gian nhỏ), về chị ấy bị ốm mãi, sau phải ra lễ tạ ở đền mới khỏi. Chuyện khác: Vào năm 1967, giặc Mỹ đem máy bay đến bắn phá miền Bắc ác liệt. Thành phố Bắc Ninh là một trong những trọng điểm bắn phá trong nhiều tháng do có nhiều kho tàng, xí nghiệp quốc phòng, đơn vị bộ đội đóng quân. Một trung đội quân ta đã đặt pháo 57 ly trên núi Kho ngay sau đền Bà Chúa Kho để ngắm bắn máy bay giặc nhằm bảo vệ cây cầu chiến lƣợc bắc qua sông Cầu. Để lấy hƣớng bắn pháo, ngƣời dân Cổ Mễ đã phải chặt 2 cây đa cổ thụ trên núi Kho. Rất nhiều máy bay Mỹ liên tục bắn phá, trút hàng nghìn quả bom xuống Đáp Cầu và ga Thị Cầu. Hai mục tiêu trên bị phá hủy nhiều lần. Chiếc cầu Đáp Cầu nằm cách ngôi đền ở núi Kho chỉ 400 mét bị phá hủy nghiêm trọng. Đơn vị pháo cao xạ của núi Dinh nằm cách đó không xa cũng bị trúng bom khiến nhiều bộ đội hy sinh. Tuy nhiên, một điều bất ngờ đến kỳ lạ là đơn vị pháo 57 ly ở núi Kho đã không bị trúng bom của giặc trong suốt thời gian chiến tranh. Ngôi đền Bà Chúa Kho gần đấy cũng đứng vững trƣớc bom đạn, mặc dù có không ít trƣờng hợp bom Mỹ nhắm vào đơn vị pháo trên núi Kho đã rơi nổ ở khoảng cách rất gần đền. Cả làng Cổ Mễ trong kháng chiến chống Mỹ ra khu vực đền tránh 217 đạn. Chứng tỏ ở khu vực này rất thiêng, và phải nói là Bà thiêng, chính Bà Chúa Kho đã phù trợ để bảo vệ ngôi đền khỏi bom giặc phá hoại. Và cũng chính Bà giúp cho bộ đội ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời thành phố Bắc Ninh. Cái thời kỳ từ thời ông Duẩn trở về trƣớc, vấn đề lễ bái không trào lƣu nhƣ bây giờ, sau thì là thời kỳ mở cửa (thời ông Ninh trở lại đây), việc đi lễ mới phát triển mạnh. Nhiều ngƣời đến lễ, về làm ăn đƣợc, nên họ đến lễ tạ, rồi xin lộc Bà, nên mới có chuyện vay trả. H: Đền Bà Chúa Kho là một trong số những đền thu hút đông khách ở miền Bắc bác nhỉ, chứng tỏ Bà Chúa Kho cho làng mình ăn lộc? TL: Vâng, từ thời kỳ Đổi mới đến nay, Bà cho cả làng hƣởng lộc, nhất là vào thời kỳ cao điểm của tháng giêng đầu những năm 90, rất đông ngƣời đi lễ đền. Có những lúc ngôi đền đã làm tắc nghẽn suốt một đoạn đƣờng dài 3 km từ ga Thị Cầu vào đến đền. Lối đi bộ dẫn vào cổng chính của đền luôn chật cứng ngƣời đến lễ, nhiều người không thể vào trong đền khấn lễ đành vái vọng từ bên ngoài. H: Cháu thấy những ngày này đền rất đông, vậy bác thấy những ngƣời đi lễ ở đây thƣờng cầu điều gì? TL: Cô thấy đấy, hôm nay đủ mọi thành phần, nhƣng họ chủ yếu là những ngƣời buôn bán, cả cán bộ nhà nƣớc nữa. Đầu năm họ đi lễ đền để du xuân, rồi họ cầu sức khỏe, xin lộc Bà. Năm ngoái có hai vợ chồng ở Gia Lâm, Hà Nội đầu năm họ về đền khấn vay Bà, tôi mở cung Bà cho họ vào làm lễ, cuối năm vừa rồi nghe nói làm ăn phát đạt trúng ba mƣơi mấy tỷ, nên cuối năm họ đến đây lễ tạ Bà, sắm mâm lễ rất to, còn cảm ơn nhà đền nữa, và đang muốn cúng tiến nhà đền cái gì cho có ý nghĩa. Còn đây là bộ cốc chén gốm sứ Minh Long đang uống đây là của ngân hàng vừa tặng cho nhà đền đấy. H: Nhà mình có hay đến đây làm lễ không ạ? TL: Dân chúng tôi thì có mùng một, mƣời rằm, ai có tâm thì đến lễ. Còn trong những ngày lễ hội thì thay nhau túc trực ở đây suốt, những ngày không còn hội thì Ban chấp hành hai giới lại thay nhau ra trông coi đền. H: Bác i, cháu thấy cung Bà lúc nào cũng đóng cửa, thỉnh thoảng thấy có một số người được vào. Vậy đó là những thành phần nào? TL: Nếu ai vào cung phải xin phép và đăng ký với Ban quản lý di tích. Ai vào cũng đƣợc nhƣng phải đăng ký, mang lễ, lễ bái tùy tâm. Biên bản phỏng vấn số 3 Thông tin về người trả lời: Họ và tên: Nguyễn Văn Đại Tuổi: 60 Nghề nghiệp: Thành viên Ban quản lý đền Thời gian phỏng vấn: 9h ngày 1/3/2012 (Âm lịch) 218 Địa điểm: Đền Bà Chúa Kho, Cổ Mễ Nội dung phỏng vấn: H: Bác tham gia Ban quản lý được lâu chưa ạ? TL: Trƣớc tôi làm trong quân đội, mới tham gia Ban quản lý đền đƣợc 5 năm H: Năm nay bác bao nhiêu tuổi ạ? TL: Tôi năm nay 60 tuổi, vừa nghỉ hƣu song, về tham gia cùng các cụ cho vui, vừa cho có sức khỏe lại vừa có công. Trong những ngày hội ra đền trực đƣợc hƣởng lƣơng cộng với ăn trƣa, mỗi bữa là 20.000 đ, còn ngày bình thƣờng mỗi bữa đƣợc hƣởng 5.000 đ và đóng góp thêm. Thuyền lên thì nƣớc lên, thuyền xuống nƣớc xuống, còn không thì đi tham gia không công cũng vui. H: Bác cho cháu hỏi đền mình tổ chức quản lý như thế nào ạ? TL: Từ trƣớc đến nay, Nhà nƣớc giao cho Sở, Sở giao cho phòng, phòng giao cho thôn, thôn không làm nổi giao cho hai giới. Các cụ hai giới lúc đầu có 200 cụ, bây giờ gần 600 cụ. Tinh thần quản lý tài chính ở đây rất chặt chẽ, mọi ngƣời dù là trƣởng ban hay nhân viên đều đƣợc hƣởng ngang nhau. Năm 2005, bác Nguyễn Sinh Hùng về đây ở đây tổ chức quản lý nhƣ thế nào. Ban quản lý nói rằng đều do hội ngƣời cao tuổi đứng ra tổ chức. Nhà nƣớc về kiểm tra phải công nhận ở đây thu chi tài chính rất minh bạch, công bằng, vì thế phong trào vững mạnh không bao giờ bị trao đảo. Hàng năm chúng tôi đóng góp xây dựng địa phƣơng, hỗ trợ xây dựng đƣờng, trƣờng, trạm, xây dựng nông thôn, hỗ trợ tất cả các phong trào từ thiện. Ở đây, vấn đề tồn tại trong suốt nhiều mùa lễ hội khiến ngƣời dân bức xúc, đó là trộm cắp, móc túi và ăn xin, đã đƣợc ban quản lý đặc biệt quan tâm. H: Trước kia đền như thế nào ạ? TL: Theo các cụ truyền lại, xƣa đền là một ngôi miếu nhỏ, xây dựng lớn nhất vào thời Lê đã có đầy đủ các cung, ban: cung Chúa, cung đệ nhị, ban công đồng, ban cô ban cậu thờ chung dƣới gốc đa với Mẫu Cửu trùng Thiên; sau này làm to ra. Cô muốn rõ xuống ông Trƣờng Ban di tích để xin tài liệu. H: Trước kia làng mình tổ chức lễ hội Bà như thế nào ạ? TL: Xƣa lễ hội tổ chức rất long trọng, nay không còn tổ chức nhƣ thế nữa. Riêng năm 1989 đón di tích, rƣớc lễ hội rất to. Ngày 12/01 là lễ giỗ Bà. Xƣa, trong lễ hội, rƣớc Bà từ chùa qua đình về đền. Ngày 11 làm lễ mộc dục ở chùa, báo cáo Phật, Thánh chuẩn bị ngày giỗ. Ngày 12 từ các cụ cao tuổi đến các cháu thiếu niên, các đoàn thể ăn mặc nghiêm chỉnh tham gia hội, đi theo đội hình, có cờ, kiệu, quạt. Rƣớc Bà ra đền tề tựu ở sân đền làm lễ. Trƣởng ban khánh thiết báo cáo Bà, dâng hƣơng, sau đó rƣớc Bà về chùa. Có năm còn rƣớc từ đình qua đền đến nghè bên bờ sông, tế lễ, cho thuyền ra sông, cho nƣớc vào ba chóe (đìn, đền, chùa) để thờ cả năm. Chỉ những chức sắc trong làng mới đƣợc bơi thuyền ra lấy nƣớc. H: Bây giờ tổ chức lễ hội như thế nào ạ? TL: Ngày nay, ngƣời ta đi lễ đền rất đông, nhất là những ngày nhƣ đầu năm đây. Để chuẩn bị cho ba tháng đón khách về lễ đền, tức tháng 12 (tháng chạp) của năm 219 cũ thì ngƣời ngƣời về đền “trả lễ”, lễ tạ Bà Chúa Kho; tháng giêng, tháng hai của năm mới là tháng xin lộc, cầu an; hơn 500 cụ trên đia bàn đều tham gia với tƣ cách là thành viên Ban chấp hành. Chúng tôi ở đây rất đoàn kết, tổ chức chặt chẽ và đứng ra tự quản. Chúng tôi đƣợc thành lập ra các ban, và có một trƣởng ban chấp hành hai giới điều hành các ban này. Hàng năm thƣờng họp dân vào cuối tháng 11, thành phần gồm các cụ hai giới, sau 3 tháng họp tổng kết một lần. H: Quyền lợi ở đây như thế nào ạ? TL: Về quyền lợi tất cả mọi ngƣời đều nhƣ nhau. Nếu con cháu trong gia đình vi phạm thì các thành viên trong ban phải nghỉ việc, nghỉ luôn ở nhà không đƣợc tham gia đền. Ở đây tính tự quản của chúng tôi rất cao, rất trách nhiệm. Năm vừa rồi chúng tôi, ban lễ hội gần 600 cụ họp quyết về chuyện công đức. Cuối năm 2010 không làm nhà bia công đức nữa. Bây giờ lƣu sổ vàng công đức. Cứ ai công đức trên một triệu đƣợc ghi vào sổ vàng, công đức dƣới một triệu ghi vào sổ thƣờng. Hiện nay ở đền có 10 bàn công đức. Vừa qua một Bà ở Hà Nội, tôi không nói tên, bà ấy thƣờng đến đây lễ, về ăn lên àm ra nên đã về công đức 10 bàn sắp lễ trị giá 37 triệu đồng. Ở đây có nhiều chuyện, có ngƣời không có cửa có nhà xin Bà cho, không có xe đạp xin mua có xe đạp, ngƣời đến xin ăn lên làm ra, xin đƣợc, xin vay Bà cho vay, xin đô la Bà cho vay đôla. H: Hàng năm ban quản lý bình bầu như thế nào ạ? TL: Hàng năm bầu ban quản lý có bỏ phiếu kín, bầu phải có tiêu chuẩn là ngƣời đạo đức tốt, mềm mỏng. H: Người có tang có được tham gia không? TL: Có tang vẫn đƣợc đi lao động, làm ở ngoài không đƣợc vào đền Cuộc họp của chúng tôi phê bình thẳng thắn, nếu vi phạm đạo đức không ai bảo vệ đƣợc ai, rất minh bạch. Hƣơng ƣớc của làng, mỗi năm phải điều chỉnh một lần, phải đƣợc sự thông qua của ngƣời dân, toàn dân đƣợc biết. H: Cháu nghe nói có nhiều người công đức bằng hiện vật? TL: Nếu công đức bằng hiện vật thì lƣu tại nhà khách, có một số ngƣời công đức ghế đá. Nếu công đức đồ thờ phải xin ý kiến chúng tôi đồng ý mới đƣợc công đức. Biên bản phỏng vấn số 4 Thông tin về người trả lời: Họ và tên: Trƣơng Văn An, Tuổi: 70; Nghề nghiệp: Trƣởng Ban quản lý di tích đình Giảng Võ Cụ Nguyễn Bá Be, 86 tuổi Thời gian phỏng vấn: ngày 10/3/2012 (Âm lịch) Địa điểm: Đình Giảng Võ, Hà Nội Nội dung phỏng vấn: 220 H: Xin Bác cho biết đình Giảng Võ thờ ai ạ? TL: Đình Giảng Võ thờ Bà Chúa Kho, tên thật là Lý Thị Châu Nƣơng, con ông Lý Quýnh - một quan lại đời Trần. Quê cha Bà ở làng Cổ Pháp, Đình Bảng, quê mẹ ở Giảng Võ. Bà lấy chồng là Trần Thái Bảo, một vị tƣớng trấn giữ Hoan Châu (nay là Nghệ An). Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lƣợc, Bà giúp chồng đánh giặc, bảo vệ kho tàng của triều đình, hỗ trợ hậu cần cho binh sỹ. H: Gần đây Bác có nghe người ta nói hoặc thấy n i nào có đền thờ Bà Chúa Kho Không? TL: Tôi thấy ở Bắc Ninh cũng có đền thờ Bà Chúa Kho, nhƣng không phải là Bà Chúa coi kho lƣơng. Bà Châu Nƣơng, vị thành hoàng ở đình Giảng Võ mới chính là Bà Chúa trông coi kho lƣơng, ngoài ra còn có các ngôi đền ở Hƣng Yên, Nam Định mới thực sự thờ thần mẫu trông coi kho lƣơng của triều đình. H: Bác có suy nghĩ gì về việc rất nhiều người dân đi lễ ở đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh? TL: Do thông tin về sự tích các vị thần thánh đƣợc thờ phụng ít đƣợc phổ biến nên dẫn đến các hiểu lầm gốc tích về đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh mà nhiều ngƣời đến đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh cầu xin, ban phát của cải, tiền bạc. Ở đây, đền chúng tôi chỉ thuần túy thờ một Bà Chúa coi kho lƣơng, không có lễ bái vay trả tiền bạc, việc thờ cúng ở đây là nhằm tƣởng nhớ công lao của Bà chứ không phải là để vay mƣợn tiền của. H: xin hỏi cụ Nguyễn Bá Be, ngoài n i thờ phụng ở đình Giảng Võ, còn có n i nào khác thờ Bà Chúa Kho không ạ? TL: Ngoài nơi thờ phụng chính là đình Giảng Võ, Bà Lý Thị Châu Nƣơng còn đƣợc thờ vọng ở 22 địa điểm khác, dân gian quen gọi là Bà Chúa Kho. Nhƣng đến nay, mới chỉ có đền phủ (nằm ở trung tâm Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) biết gốc tích để tìm về góp lễ. H: Hàng năm lễ hội ở đình được tổ chức như thế nào ạ? TL: Hàng năm, tại đình Giảng Võ, ngƣời dân địa phƣơng thƣờng tổ chức lễ hội đơn giản, gọn nhẹ nhƣng không kém phần thành kính để tƣởng nhớ ngƣời phụ nữ tiết liệt. Lễ hội diễn ra vào hai ngày 12 tháng 2 và 20 tháng 7 âm lịch (ngày sinh và ngày mất của Bà). Lễ hội tháng hai là lễ chính, nhằm kỷ niệm ngày sinh của Bà Chúa. Trƣớc đây lễ hội đầu năm này mở gần một tuần, gần đây chỉ tiến hành trong ba ngày, từ ngày 11 đến ngày 13 tháng hai. Trong những ngày này, các hoạt động lễ tế diễn ra ngay giữa đình: Lễ tế yết của đình sở tại. Quan viên chức sắc phƣờng Giảng Võ phụ trách lễ tế yết này, cáo với nữ thần để xin phép tổ chức hội, coi nhƣ để khai mạc; Lễ dâng hƣơng của các làng chạ anh chạ em. Các phƣờng xung quanh Giảng Võ nhƣ Vạn Phúc, Ngọc Khánh, Đại Yên, Cống Vị, Kim Mã, Ngọc Hà, Liễu Giai, Hào Nam... đều cử đoàn chức sắc đến dâng hƣơng. Lễ này còn gọi là lễ trình, với ‎nghĩa là 221 tất cả các vùng chung quanh Giảng Võ đều nhớ đến Bà Chúa, và đã sẵn sàng về tham dự hội; Lễ tế vị nữ thần, tế nữ quan. Đội tế chủ yếu là do ngƣời dân phƣờng Giảng Võ chủ trì. Trƣớc cách mạng tháng Tám những năm phong đăng hòa cốc, cùng trong ngày hội, có nhiều đội nữ quan các làng kéo về, lần lƣợt trình diễn trƣớc sau. Tuy hình thức là lễ tiết tín ngƣỡng, song về căn bản có dụng ý đề cao nữ thần. Những nghi thức và động tác do các phần hành nữ đảm đƣơng, là hình ảnh nhằm tôn vinh vị nữ tƣớng đã có công với đất nƣớc; Lễ rƣớc bài vị và bát hƣơng thành hoàng làng, cầu cho quốc thái, dân an; Và cuối cùng là lễ tạ. Cùng với lễ hội tháng hai còn có lễ hội ngày hóa của Bà là ngày 20 tháng 7. Ngày lễ này không quy mô nhƣ dịp lễ hội tháng 2, nhƣng cũng có các mục nghi thức dâng hƣơng. Biên bản phỏng vấn số 5 Thông tin về ngƣời trả lời: Họ và tên: Bà Nguyễn Thị Vụ Tuổi: 65 Nghề nghiệp: Ngƣời trông coi đền Thời gian phỏng vấn: 25/12/2014 Địa điểm: Đền Bà Chúa Kho ở làng Quả Cảm Nội dung phỏng vấn: H: Ngoài đền thờ Bà Chúa Kho ở làng Quả Cảm bác có biết những n i nào có đền thờ Bà Chúa Kho? TL: Có nhiều nơi ở Bắc Ninh thờ Bà Chúa Kho, nhƣ làng Cổ Mễ, làng Thƣợng Đồng, làng Trung Đồng… Nhƣng đền Bà Chúa ở làng Quả Cảm mới là ngôi đền chính thờ Bà Chúa Kho. Có một cô đồng từng về đền Bà Chúa Kho làng Quả Cảm hầu đồng và Bà Chúa Kho đã nhập hồn vào cô đồng ấy phán: “Ở dƣới Cổ Mễ chỉ là kho của Bà thôi, mà dân ở đó đào bới xới lộn hết kho của Bà rồi. Quả Cảm mới là quê chính gốc của Bà”. H: Hiện này cháu thấy đa số người đi lễ đến đền Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, bác nghĩ gì về vấn đề này? TL: Đấy là do ngƣời đi lễ không hiểu về nguồn gốc của Bà Chúa Kho thôi. Tôi sinh ra ở cái làng này, và rất nhiều các cụ trong làng đều khẳng định Bà Chúa Kho là ngƣời gốc làng Quả Cảm. Bà rất linh thiêng. Có nhiều ngƣời đến đây cầu cúng và đã cầu đƣợc. gần đây. Năm 2009 có một cô ở cái làng này, đến cầu bà và linh ứng. Cô ấy ăn lên làm ra đã về đền cung tiến để tạ ơn Bà. Cô ấy công đức tiền để mở rộng tu bổ đền, xây hồ thủy đình, hỗ trợ xây nhà thờ Mẫu…. H:Ban quản lý di tích của đền mình là những ai ạ? 222 TL: Là các cụ trong làng Quả Cảm. Chúng tôi bây giờ rảnh rỗi, hàng ngày thay nhau ra đền trông coi. H: Các cụ lịch trong coi không ạ? TL: Có chứ, phải có lịch phân công cụ thể. Biên bản phỏng vấn số 6 Thông tin về người trả lời: Họ và tên: Nguyễn Đình Tùng Tuổi: 47 Nghề nghiệp: Giám đốc Công ty TNHH bất động sản và dịch vụ địa chính Hà Nội Thời gian phỏng vấn: 01/3/2012 Địa điểm: Đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ Nội dung phỏng vấn: H: Ông có thường xuyên đi lễ ở đền Bà Chúa Kho không? TL: Năm nào tôi cũng cùng công ty đi lễ đền Bà Chúa Kho đầu năm và cuối năm để xin lộc Bà, mong muốn Bà phù hộ cho toàn thể lãnh đạo và công nhân viên trong đơn vị mạnh khỏe, làm ăn tiến tới. H: Lần đầu tiên ông đi lễ ở đền này khi nào? TL: Năm 1990 H: Cảm nhận của ông về sự linh thiêng của Bà Chúa Kho thế nào? TL: Tôi tin vào sự linh thiêng của Bà Chúa Kho. H: Khi đi lễ nếu có mua đồ lễ ông thường mua ở đâu? TL: Tôi đi đơn giản, gọn nhẹ thôi, chứ không cầu kỳ mâm này, cỗ kia, tiền nhiều, lễ lớn. Do đó, khi đi, công ty có thể chuẩn bị trƣớc lễ ở nhà hoặc lên đó mua một đĩa xôi, con gà, cân giò hoặc vài cành lộc, chủ yếu lên thắp nhang thành tâm. H: Ông và công ty của ông có vay tiền xin lộc Bà Chúa Không? TL: Chúng tôi không vay gì của Bà cả, chỉ cầu các bậc tôn nghiêm phù hộ để cán bộ công nhân viên mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn. H: Ông thường đi lễ đền Bà Chúa Kho vào thời điểm nào? TL: Quan điểm của tôi là đầu năm thì đi muộn một chút, cuối năm đi sớm một chút cho vắng vẻ, bớt chen lấn, xô đẩy xô bồ và vất vả. H: Khi đến lễ ông có thuê người cúng lễ không? TL: Không, chúng tôi tự khấn lấy H: Ông đánh giá thế nào về các dịch vụ quanh đền? TL: Tôi thấy hàng quán bày bán nhiều, nhất là các cửa hàng vàng mã, suốt từ cổng vào đền, nhƣng tôi không mua nhiều, chỉ thẻ vàng nén hƣơng thôi. H: Ông không sắm vàng mã à? TL: Tôi không vay tiền xin lộc, nên không sắm lễ mã. 223 Biên bản phỏng vấn số 7 Thông tin về người trả lời: Họ và tên: Nguyễn Ngọc Thùy Tuổi: 64 Nghề nghiệp: Trƣởng ban an ninh 2012 Thời gian phỏng vấn: 10h ngày 26/11/2013 Địa điểm: Đền Bà Chúa Kho, Cổ Mễ Nội dung phỏng vấn: H: Việc trùng tu đền là do ai dứng ra ạ? TL: Khi trùng tu di tích việc định mức là do các cụ hai giới ban hành, có công ty nhà nƣớc. Các cụ trả tiền mặt, hỗ trợ trƣờng học, mẫu giáo H: Người ta công đức bằng hiện vật hay bằng tiền? TL: Cả tiền và hiện vật. Có ngƣời công đức 10 cái bàn giá 30 triệu, ngƣời ta gửi tiền sang, cửa hàng mang hiện vật đền và nhà đền trả. H: Công đức bằng hiện vật có nhiều không bác? TL: Hiện nay tại di tích thừa nhiều hiện vật nhƣ đinh hƣơng, lƣ, hạc, nhƣng nếu ai cung tiến thì nhà đền vãn nhận H: Cháu được biết năm 2013 xây thêm nhà phát lộc, bãi xe, vậy có khi nào thiếu tiền không? TL: Không năm nào thiếu cả, quy hoạch tất cả rồi H: Ngày công trực của các cụ đước trả như thế nào ạ? TL: Bây giờ là 80.000đ, từ đi 10.000 đ ăn trƣa còn lại 70.000đ H: Một tháng mỗi cụ làm bao nhiêu ngày công ạ? TL: Một tháng 6 ngày công, đối với những ngƣời trong ban chấp hành là 10 ngày công, đƣợc 800.000đ H: Bây giờ đền có tổng số bao nhiêu cụ? TL: Có tổng 629 cụ. H: Những người như thế nào thì được tham gia? TL: Con gái 50 tuổi trong làng đƣợc tham gia, con rể không đƣợc tham gia, con dâu cũng đƣợc và con gái không đi lấy chồng cũng vẫn đƣợc tham gia. H: Có văn bản nào quy định việc chi tiêu không a? TL: Ở đây thuyền lên nƣớc lên, có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít H: H: Nhưng có quy định nào không a? TL: Có chứ. Họp hai giới không đồng ý khi Sở văn hóa xin 50 triệu. Chúng tôi phải họp Ban chấp hành trƣớc, 25 ngƣời trong ban chấp hành, sau đó tồi mới đƣa ra các cụ hai giới. H: Có trường hợp nào công đức mà không nhận không? 224 TL: Có, ví dụ công đức từ 300-500 triệu và họ ra một số điều kiện, nên chúng tôi không nhận. H: Thường thì những người ở đâu công đức? TL: Chủ yếu là ngƣời Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh H: Có con em bản quán nào đi rồi về công đức không a? TL: Chủ yếu là ngƣời ngoài Đáp Cầu, họ vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống H: Thông thường ở những đền phủ có có những người làm quan chức, lãnh đạo rất tín, vậy ở đây có trường hợp nào không? TL: Ngày trƣớc có vợ Ông Lê Đức Anh, vợ ông Võ Văn Kiệt về đây hàu bóng. H: họ về vào lúc bào trong ngày? TL: Họ về vào đêm. H: Ban chấp hành ở đây họp một năm mấy lần? TL: Một năm/một lần H: Có người nào làm liên tục không? TL: Có chứ, trƣờng hợp ủa tôi là làm 7 đến 8 năm liền trong ban chấp hành H: Các cụ tham gia vào ban chấp hành phải là bao nhiêu tuổi mới được vào TL: Tuổi vào là 55 tuổi, và chỉ đƣợc làm đến tuổi 70. Biên bản phỏng vấn số 8 Thông tin về người trả lời: Họ và tên: Nguyễn Tấn Tuổi: 73 tuổi Nghề nghiệp: thành viên Hội ngƣời cao tuổi khu Cổ Mễ Thời gian phỏng vấn: 11h ngày 26/11/2013 (Dƣơng lịch) Địa điểm: tại nhà riêng khu Cổ Mễ Nội dung phỏng vấn: H: Xin bác cho biết hoạt động của Hội người cao tuổi tại khu Cổ Mễ? TL: Mỗi một năm tổng kết một lần để tìm ra ngƣời tốt ngƣời xấu để sửa chữa, không nhƣ hội ngƣời cao tuổi là 5 năm hai lần. Thƣờng vào tháng 10 âm lịch họp trong 4 ngày, 2 ngày trù bị, 2 ngày chính thức, có các đại biểu thành phố, và các ban ngành liên quan. H: Hiện nay toàn quốc có nhiều mô hình quản lý khác nhau: do tỉnh, do huyện, do làng và dân quản lý. Mỗi mô hình có cái hay của nó, được biết ở Cổ mễ là do cộng đồng làng tự quản phải không a? TL: Phải có nguyên nhân của nó, chúng tôi đƣợc giao từ cấp nhà nƣớc cho ngƣời cao tuổi, nhƣng vận hành là do ngƣời cao tuổi, không có ngƣời cao tuổi thì không thể quản lý đƣợc, ngƣời cao tuổi đứng ra quản lý, tôn tạo. 225 H: Trước khi họp thì các thủ tục phải tiến hành như thế nào? TL: Hết một năm, các tiểu ban nhỏ tổng kết cơ sở, sau đó gửi ban chấp hành để thông qua, sau đó mới đƣợc thông qua hội nghị. Chúng tôi đã đến Phủ Tây Hồ tham khảo, thấy ở đó là do quận Tây Hồ quản lý. Ở Cổ mễ, chúng tôi quan lý mang tính chất tập thể, không ai có quyền, quyền là do tập thể. Ở đây hơn 600 cụ, cụ nào cũng nhƣ cụ nào, cai cũng nhƣ ai. Ngƣời trong ban chấp hành chỉ đƣợc chi không quá một triệu, nếu chi trên hai triệu phải thông qua tập thể. Các nơi về xin hỗ trợ đều phải thông qua hết. Mỗi tháng phải thông qua tài chính về thu chi. H: Hiện nay bác làm gì trong ban chấp hành ạ? TL: Tôi bây giờ nghỉ không làm trong ban chấp hành. Trƣớc đây tôi là ngƣời đầu tiên tham gia quản lý di tích. Tôi công tác trong hợp tác xã nên tham gia xây dựng di tích này. Năm 1989 khi đền đƣợc nhận bằng di tích, tôi là là ngƣời sang Văn Miếu nhận bằng. Khi ấy mời ủy ban xã nhận những các ông chốn vì thời điểm đó các ông ấy phá đền. Do đó các cụ trong làng phải cử ngƣời sang nhận bằng di tích. H: Phá đề năm nào ạ? TL: Phá đền năm 1985, khi ấy là xã Vũ Ninh H: Lý do vì sao phá? TL: Vì có tƣợng Liễu Hạnh ở các đền chùa, ở đây cũng có. Họ cho rằng Liễu Hạnh là em Liễu Thăng, nên theo chi đạo của Mặt trận tổ quốc là phải phá. Ủy ban mặt trận tổ quốc xã, thôn, hội phật tử của huyện, thành phố về phá. Về đây ngƣời ta bốc tất cả từ bát, đĩa, đồ thờ sang ủy ban, chôn hết các tƣợng. Đền chỉ còn lại ba gian nhà siêu vẹo, cung trống, tƣợng mang đi. H: Khi nhận bằng di tích ở xã có ai đi không ạ? TL: Khi nhận bằng di tích xã không nhận, chỉ có các cụ trong làng đi nhận. Khi đó có ông Phan Khanh, ông Trƣơng Thìn đi dự. Xã đã giao cho Hội ngƣời cao tuổi, có văn bản hẳn hoi, bây giờ tại đền vẫn còn lƣu giữ. H: Đền mình có một lịch sử lâu đời hình thành, lúc đầu là ngôi đền nhỏ, sau lớn dần, mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Vậy thời kỳ nở rộ nhất là khi nào? TL: Từ năm 1995-1996, khi xây dựng đƣợc các ban, các cung. Sau đó có tiền công đức lại tiếp tục xây nhà tiền tế, nhà phát lộc, nhà nghỉ cho các cụ. Những nhà ngày trƣớc xây, bây giờ khách càng ngày càng đông cũng thấy lạc hậu rồi. H: Năm 1995, những người có công nhất là ai ạ? TL: Mấy ông ấy hầu nhƣ chết gần hết rôi. Bây giờ còn ông Thái, ông Liên và tôi là trong ban chấp hành cũ. Tiếp theo là ông Thanh và tôi làm đên năm 2008, tôi mới nghỉ quản lý, bây giờ tôi vẫn ra đền làm trong ban vận động. H: Năm 1996 xã có ủng hộ gì không ạ? 226 TL: Từ khi xây dựng đến nay xã không ủng hộ về kinh tế, nhƣng về chủ trƣơng thì ủng hộ, bởi hành năm chúng tôi luôn có báo cáo. Khi xây dựng, hoặc khánh thành bất cứ một cái gì chúng tôi đều báo cáo và mời, các ông ấy luôn có mặt, là ngƣời đứng ra đại diện cho, còn chúng tôi phải lo tất cả các mặt. Về công tác nhiệm vụ các ông ấy chỉ có mặt thôi. Ví dụ chúng tôi yêu cầu về mặt an ninh thì các ông ấy cử ngƣời ra giúp. H: Cho đến nay phường có ban quản lý di tích không ạ? TL: Ban quản lý ảo, do ông phó chủ tịch phƣờng đứng ra. Trƣớc đây là ông Phƣớc, ông Mai, nay là ông Tiến. Xã này có ba di tích, hai di tích cấp tỉnh và một di tích cấp quốc gia, các di tích kia hoạt động khác, chỉ trong phạm vi hẹp chứ không mang tính chất lớn nhƣ đền đây. Đây là việc của làng xã, mọi việc đều phải thông qua các cụ hai giới. H: Thời kỳ năm 1995-1996 là quyết tâm của các cụ, đền mở rộng, nở rộ, người dân đến nhiều. Vậy khi đó báo chí có cổ vũ không ạ? TL: Khi ấy đoàn chèo Tổng cục hậu cần biểu diễn vở “Nƣớc mắt Bà Chúa Kho”. Đền này quá linh thiêng nên nhiều ngƣời đến, mặ dù mấy năm gần dây bị tai tiếng, báo chỉ phản ánh. H: Hiện nay phư ng có giúp gì không ạ? TL: Phƣờng thƣờng hỗ trợ về giao thông. Do lễ hội đông, dẫn đễn giao thông bị ách tắc. Vì vậy an ninh họ quyết tâm, họ cử công an tỉnh, công an phƣờng, công an phòng cháy chữa cháy, công an chìm. H: Bây giờ quy mô lớn dần lên, nên phường hỗ trợ mạnh phải không ạ? TL: Chủ yếu là về tinh thần, đến nay về kinh phí vẫn không hỗ trợ đồng nào. Tất cả làm đƣờng xá đều do các cụ bỏ ra, mà danh nghĩa vẫn là nhà nƣớc làm, trong khi đó phƣờng đứng lên làm trƣởng ban. Ví dụ: cụ thể các việc giải tỏa lều quán phát sinh tại đền. H: Hàng năm các cụ có hỗ trợ cho phường về kinh phí không? TL: Mỗi năm hỗ trợ 50 triệu đồng, đóng thuế trƣớc bạ 50 triệu cho bãi đỗ xe. Tiền hỗ trợ là cho các đoàn thể của phƣờng, công an nhiều bởi họ tạo điều kiện, ròi cho nhiều đến trƣờng học của xã, thôn. Ví dụ trƣờng cấp 1, cấp 2, cấp 3, trƣờng phổ thông, hội chữ thập đỏ. H: Theo Bộ Văn hóa, n i nào mô hình quản lý lễ hội tốt thì vẫn phải duy trì. TL: Năm tôi là trƣởng ban chấp hành hai giới, khi đó ông Nguyễn Sinh Hùng là Bộ trƣởng Bộ Tài Chính, ông ấy về đây và hỏi: ở đây các cụ làm nhƣ thế nào. Tôi trả lời: các cụ thay cho nhân dân dứng ra quản lý , tất cả mọi ngƣời quyền lợi đều nhƣ nhau, dù làm nhiều làm ít, do đó mới giữ đƣợc đoàn kết nội bộ. H: Như vậy là công khai, minh bạch và rõ ràng phải không ạ? 227 TL: Chúng tôi làm mấy chục năm không bao giờ kiểm tra tài chính. Năm ngoái thanh tra về thu toàn bộ sổ sách, nhƣng họ không tì ra sai sót gì của chúng tôi. H: Hiện nay cách quản lý này có cần thay đổi thêm gì không? TL: Vần nên giữ nhƣ vậy. Nhƣ năm ngoái các đoàn về thanh tra, họ nhìn thấy gì họ góp ý và chúng tôi sửa chữa ngay. Theo tôi nhà nƣớc nên giám sát chứ không nên đƣa ngƣời vào. Chúng tôi đã đi Cửa Ông và Chùa Hƣơng, ở đó thì do phƣơng và xã quản lý, nhƣng ở Cổ Mễ chúng tôi thì không thể nhƣ vậy đƣợc. H: Trong các cụ, ban chấp hành có cần phải thay đổi gì không? TL: Ở đây hoạt động quen cái nếp cũ rồi. Năm nay chúng tôi cử đƣợc 4 đảng viên vào ban chấp hành. Đây là xu thế tốt. Đƣa các đảng viên vào làm ở các bộ phận quan trọng sẽ giảm đi đƣợc các tiêu cực khác. H: Bác vẫn khẳng định: nhà nước vẫn quan trọng, nhưng chỉ đứng ra chỉ đạo, hỗ trợ như an ninh, giao thông. Nhà nước phải khích lệ động viên đúng không ạ? Do đó vai trò của Sở Văn hóa và phòng văn hóa sẽ như thế nào? TL: Sở và phòng văn hóa cũng rất tốt. Nếu có đoàn từ Trung ƣơng về thì Sở và phòng văn hóa cũng rất nhiệt tình. H: Khuôn viên đền hiện nay có dự kiến mở rộng gì không? TL: Năm 2014 chúng sẽ làm tiếp nhà trên đồi, bia chiến thắng gắn lịch sử cũ và lịch sử mới trong đó có chiến công của 12 cô gái Hà Bắc bắn rơi máy bay Mỹ. Dự định quy mô vài trăm triệu, xây dựng phù điêu, tƣợng đài, pháo 37. Chính tại địa điểm đền là bắn rơi máy bay, cộng với lịch sử mới là giáo dục thế hệ sau. Tiếp tục xây và mở rộng nhà phát lộc, bởi trƣớc đây vẫn phải đƣa ra nhà văn hóa. Nếu kế hoạch mở rộng khu du lịch của nhà nƣớc mà lấy bãi đỗ xe của chúng tôi nữa thì phải xem xét và tính toán lai. H: Các cụ có tình toán phư ng án nào khác không ạ? TL: Nhà nƣớc họ nói sẽ đền bù cho mảnh đất mãi tận chỗ nhà văn hóa. Nhƣ vậy là chúng tôi sẽ bị cạnh tranh với bên du lịch. Dân chƣa chịu với dự án của bên du lịch về phần đất đai. Trong hồ sơ di tích , Đồng Bến ngày xƣa là bờ đê, liền với kho lƣơng, trong hồ ớ di tích có Đồng Bến. Chúng tôi đã trình bày với nhà nƣớc, và thắc mắc tại sao bây giờ lại lấy mất Đồng Bến của chúng tôi. Bà Chúa thiêng lắm, nên nhà nƣớc sẽ khó lấy đất của Bà đƣợc. Ngày xƣa đây là vựa lúa, cấy không phải chăm bón gì, nƣớc phù sa nhiều màu, mà họ giám nói là họ bỏ hoang để cải tạo sinh thái, ý của họ đƣa ra dân không công khai minh bạch, nên dân không đồng ý. H: Bác đã cùng với ông Thái, ông Liên, ông Thanh là những người đầu tiên tham gia xây dựng di tích phải không a? Trước đây bác công tác ở đâu ạ? TL: Tôi sinh năm 1941, trƣớc đây tôi dạy học. 228 Biên bản phỏng vấn số 9 Thông tin về người trả lời: Họ và tên: Nguyễn Quốc Tịnh Tuổi: 55 Nghề nghiệp: Trƣởng khu Cổ Mễ Thời gian phỏng vấn: 13h30 ngày 26/11/2013 (Dƣơng lịch) Địa điểm: tại nhà riêng khu Cổ Mễ Nội dung phỏng vấn: H: Những nghề nghiệp ở Cổ Mễ? TL: Trƣớc đây, Cổ Mễ là một làng thuần nông, không có nghề phụ, chủ yếu là làm ruộng, chăn nuôi, ngoài ra có buôn bán, dịch vụ. Nơi đây, nghề nông luôn là một nghề chính. Hiện nay, cả khu có 1.298 hộ gia đình, 4.370 nhân khẩu, trong số đó có gần 600 cụ ra làm công tác phục vụ tại đền, số ngƣời bán hàng ở đền là hơn 600 ngƣời. Ngoài ra, giới trung niên, thanh niên trong làng làm các dịch vụ khác rất nhiều. H: Số liệu về nghề nghiệp một năm là bao nhiêu? TL: Năm 1990: 100% là làm ruộng. Bây giờ thực tế chỉ 30% là làm ruộng. Bây giờ đã khác. H: Nhƣ vậy, không chỉ bảo tồn di sản, bảo tồn góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, tạo việc làm mới, bên cạnh đó vẫn giữ gìn góp phần bảo tồn di sản văn hóa của cha ông. Ngoài làm việc ở đền ra, không có nghề phụ. H: Thu nhập ở đền là bao nhiêu, thuần túy nông nghiệp thu nhập là bao nhiêu? TL: Trƣớc thời bao cấp làm nghề phụ. Cứ 5 nhà có một kiốt tại đền, 5 nhà luân phiên nhau làm. Nghề phụ và việc Thánh đã tạo ra đời sống cho chúng tôi. H: Việc phân chía các ki ốt thế nào? TL: Mỗi ki ốt phải nộp thuế môn bài cho Nhà nƣớc, mỗi năm là 10 triệu. Càng xa cổng đền, càng ít ít khách, nên đồng tiền mua chỗ sẽ rẻ hơn. Có 3 loại ki ốt: Loại A, loại B, loại C. Càng gần cổng đền càng bán đƣợc nhiều, xa cổng đền bán đƣợc ít, vì vậy phải bốc thăm luân phiên. Có cơ chế quản lý. Biên bản phỏng vấn số 10 Thông tin về người trả lời Họ và tên: Bác Trân Tuổi: 63 Nghề nghiệp: Trƣởng ban xây dựng năm 2012 Thời gian phỏng vấn: 15h ngày 26/11/2013 (Dƣơng lịch) Địa điểm: tại nhà riêng khu Cổ Mễ Nội dung phỏng vấn: H: Quy trình tu bổ tôn tạo đền ở đây thế nào ạ? 229 TL: Bên xây dựng làm tất cả các công trình di tích của cụm di tích theo yêu cầu của các cụ hai giới: bao gồm 3 ông cán bộ, 3 ông kiểm soát và 25 ông giám sát công trình. Ông Trân chỉ đạo chung. Chúng tôi tham khảo giá cả + tài vụ, sau đó trƣởng ban đền duyệt, rồi trình hai giới. Tổ chức của các cụ còn chặt hơn nhà nƣớc. Ở đây nếu trực công không đủ sẽ bị phạt, tiền thì ít nhƣng danh dự là quan trọng. Nếu ngƣời mua vật tƣ, giá cả phải chuẩn. Mọi năm vấn đề xây dựng là vấn đề bức xúc nhất của đền bởi liên quan đến giá cả. Vì vậy năm nay có cải tiến. Chúng tôi xin 6 cụ có trình độ vào làm tƣ vấn chỉ đƣờng. Tôi phải báo cáo trƣớc các cụ là năm nay phải làm khác đi. Năm nay thiết kế là đánh giá chất lƣợng, đảm bảo chất lƣợng, số lƣợng, phải có văn bản ký. Thiết kế biểu mẫu là phải có yêu cầu các bên liên quan ký xác nhận. Hàng năm xây dựng từ 2-3 tỷ đồng, năm 2013 xây dựng 600 tỷ. H: Tiền xây dựng so với tiền chi chung có nhiều h n không ạ? TL: Tiền chi phụ thuộc vào công đức, nếu có nhà tài trợ phụ thuộc vào tài trợ, nều không có nhà tài nhợ thì lấy từ công đức. Lấy riêng ra gửi ngân hàng để chi xây dựng. Nguồn vào của đền là: tiền công đức và tài trợ. Có ngƣời tài trợ chủ yếu là ngƣời Hà Nội. H: Trong các lần xây dựng, hiện nay có danh sách nhà tài trợ không? TL: Ban quản lý di tích ngƣời ta giữ, có sổ lƣu. Nhiều ngƣời công đức đôi câu đối, đôi rồng đá, đôi voi. Đôi rồng đá trắng ở đền là của ông Phó Giám đốc công an tỉnh Nghệ An cung tiến H: Xây dựng chủ yếu trong đền, vậy xây dựng phía ngoài thì sao? TL: Bãi để xe vẫn nằm trong di tích của các cụ. Ngoài ra tiền công đức, giọt dầu đầu tƣ xây dựng kênh mƣơng, làm đƣờng. Trong khu vực địa phƣơng các ban ngành địa phƣơng có nhu cầu xây dựng thì nhà đền chi hỗ trợ cho, sau đó các cụ ra giám sát, kiểm soát. Trƣớc khi làm phải dự toán, trình các cụ duyệt, theo dõi. Mô hình quản lý này, Nhật Bản đã về đây học tập hai lần. H: Bác tham gia ban chấp hành được mấy năm rồi ạ? TL: Tôi tham gia với các cụ đƣợc 6 năm rôi, vào ban chấp hành thì đƣợc 2 năm. Thực ra, các cụ trong ban xây dựng mấy năm trƣớc làm không trung thực, giá cả không hợp lý, đến lƣợt tôi làm rất cụ thể, trung thực. H: Năm nay 2014, ai trúng cử vào ban chấp hành hai giới ạ? TL: Ông Nguyễn Thành lập, sinh năm 1960. H: Tên chính thức của Trưởng ban chấp hành hai giới là gì ạ? TL: “Trƣởng ban hội ngƣời cao tuổi”, là ngƣời có quyền thị sát tất cả trong tay, tuy là to nhƣng phải làm đúng, và hƣởng lƣơng đều nhƣ các cụ khác, chỉ hơn một chút thôi. Quy định ở đền là các cán bộ là phải phục vụ các cụ, công bộc của dân phải về Cổ Mễ để học tập mô hình của các cụ. H: Đền mình cần phải tu bổ thêm không? 230 TL: Có chứ, cần phải có kiến trúc sƣ về các công trình văn hóa, tâm linh về quy hoạch tổng thể, bố trí lại. Tôi đã đề nghị các cụ thuê ngƣời của ngành văn hóa về thiết kế, nhƣng chƣa đƣợc chấp thuận. Nếu năm nay tôi là trƣởng ban chấp hành hai giới tôi sẽ thuê ngƣời ngay, nhƣng vì lý do gia đình nên năm nay tôi không tham gia. H: Về tổng thể là như thế, nhưng về chi tiết thì sao? TL: Việc ở các công trình di tích có các mái tôn vào phải bỏ, cần đƣa vật liệu gỗ vào. Việc đƣa tên những ngƣời công đức 500.000đ vào bia đá thì không nên, tốn diện tích. H: Ngày xưa đền là của làng, bây giờ đền là của quốc gia, nên phải có quy mô khác. Bác về làm trưởng ban xây dựng, vậy sự thay đổi cho phù hợp? TL: Nếu là tôi, cổng đền là phải thẳng đền xuống, dãy ki ốt đƣa hết ra ngoài, không để lẫn với các quán ăn, hơn nữa các ki ốt có mái tôn phải bỏ hết đi. Nhà phát lộc lợp mái prôximăng phải bỏ đi. Ở trong đền, công trình nào lợp mái prôximăng đều bỏ đi. Cung Bà Chúa phải to, phải nâng cao. Vấn đề xây dựng phải lấy điểm chuẩn của nóc cung cấm Bà Chúa làm chiều cao để đồng bộ. H: Lý do vì sao ở đây lại do dân quản lý? Là do trước năm 1986 người ta bỏ bê, đến năm 1989 đền được đón nhận bằng di tích, khi đó nhà nước giao cho các cụ quản lý. Chính vì thế làng làm, và trong mùa tổ chức lễ hội không đảm đư ng nổi là giao thông, an ninh trật tự nên thực sự cần chính quyền. Di tích của mình chủ thể là của làng, nhưng bây giờ là của quốc gia, vì vậy làng không làm được mà phải cần đến nhà nước. Vậy phường, thành phố, tỉnh họ có ý kiến gì không? TL: Quy mô sửa chữa cần sắp xếp lại, vừa rồi phƣờng đƣa bên tài nguyên môi trƣờng vào sắp xếp, phƣờng có ý kiến là đền này do Bộ Văn hóa công nhận di tích, do đó nên để Bộ Văn hóa xem xét. Ngày bình thƣờng số lƣợng khách ít hơn số lƣợng các cụ trực, chỉ đông nhất là đầu năm và cuối năm, ngƣời ta đi vay đầu năm, trả cuối năm. Năm nay công an phƣờng yêu cầu, nếu có đƣờng dây nóng ngƣời ta sẽ về can thiệp. Còn vấn đề giao thông ở đây là do đƣờng vào đền nhỏ, cộng với ga của đƣờng tàu nên khi vào hội chắc chắn là tắc đƣờng, không phải lúc nào cũng tắc suốt. H: Mô hình ở đây là do dân tự quản, có cần nhà nước can thiệp vào không? TL: Theo tôi không cần nhà nƣớc can thiệp. Dân địa phƣơng có luật, luật quản lý rất chặt chẽ. Nếu con vi phạm phải tìm đến ngƣời liên quan là bố me, không có bố mệ, thì tìm đến ông bà, không có ông bà phải tìm đến những ngƣời thân khác để xử lý. Đối với trƣờng hợp ngƣời không có bố mẹ mà đến năm 49 tuổi cai đám, làng không cho cai đám, làng làm rất nghiêm. H: Vậy tại sao lễ hội ở đây vẫn có bức xúc? TL: Do con em ở đây chơi với bạn ở những nơi khác, ở Hà Nội nên ảnh hƣởng, còn các cháu ở đây chƣa đủ trình độ móc túi. 231 H: Kiểm nghiệm một mô hình, n i nào làm tốt thì duy trì, không nhất thiết là phải nhà nước phải vào làm, nếu nhà nước vào có khi lại bung bét ra ngay, bác có nghĩ như vậy không? TL: Vâng đúng nhƣ vậy, ở đây làm rất nghiêm, rất tốt. Quy định tiền của khách cho không đƣợc đƣa vào túi mình, mà phải đƣa vào ban an ninh và ban di tích. Ở đây đã có một trƣờng hợp nhận đƣợc ví của khách, liên hệ với khách đòi tiền nhƣng để các cụ biết đƣợc nên đã bị phạt. Cơ chế ở đây là giám sát nhau, nên ai cũng phải biết giữ mình, mua danh ba vạn mà. Tất nhiên ở đây cũng có con sâu bỏ dầu nồi canh. Ở đây cũng có nhiều trƣờng hợp bị phạt rồi, nhƣng một số ngƣời vẫn không rút kinh nghiệm. H: Cổ Mễ đóng cửa, đóng kín, để thu, để vun vén cho Cổ Mễ phải không ạ? TL: Điều này chính xác, chúng tôi tự quản, tự thu chi, không nhận đến hỗ trợ của Nhà nƣớc. Một ví dụ: đƣờng điện của làng này là toàn bộ do các cụ bỏ tiền ra. H: Người ta vun vén cho địa phư ng là tốt phải không bác? TL: Một năm chỉ có 3 tháng lễ hội, một năm chỉ thu đƣợc từ 20-30 tỷ đồng. Mô hình quản lý, tiền từ công đức, giọt dầu đầu tƣ cho nhà trẻ, trƣờng trạm, đƣờng điện. Năm nay khách về ít. Lý do là: Một là vấn đề tâm linh; hai là vấn đề nạn cúng thuê, mà các cụ ở đây vẫn bức xúc. Vì vậy tôi muốn xung phong vào làm trong ban an ninh. H: Những người cúng thuê là những người ở đây à? TL: Là ngƣời của làng và ngƣời của một số nơi khác. H: Thế tại sao vẫn để hiện tượng ấy xảy ra? TL: Là do ông làm trƣởng ban an ninh không nghiêm túc. Hiện tƣợng cúng thuê ở đây là bức xúc nhất. Ngày xƣa bán văn hóa phẩm cấm, bây giờ vào mùa lễ hội vẫn còn bán một số ấn phẩm. Nếu tôi là trƣởng ban an ninh tôi sẽ cấm cúng thuê. H: Buôn bán có vấn đề gì không bác? TL: Không có vấn đề gì, mà chủ yếu là do những ngƣời trèo kéo khách và giá cả với khách, tính 10.000đ tăng lên 50.000đ, ngƣời nông dân nghèo ngƣời ta xót, còn đa số các quán hàng bán cho khách quen để giữ uy tín. Biên bản phỏng vấn số 11 Thông tin về người trả lời: Họ và tên: Đỗ Thị Thủy Tuổi: 45 Nghề nghiệp: cán bộ Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh Thời gian phỏng vấn: Ngày 25/12/2013 (Âm lịch) Địa điểm: Ban quản lí di tích tỉnh Bắc Ninh Nội dung phỏng vấn:: H: Chị cho biết về di tích đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ? 232 TL: Toàn bộ kiến trúc đền Bà Chúa Kho chỉ để lại dấu ấn thời Nguyễn, còn bây giờ là kiến trúc tôn tạo lại. Có hai thời điểm, năm 89-90 trở về trƣớc đã có hiện tƣợng thờ Mẫu rồi, những ban Cô, Ban Cậu, ban Sơn Trang rất nhỏ. Sau 89 thì bắt đầu xếp hạng và thuộc sự quản lý của Nhà nƣớc, nhƣng trong ngoặc kép thôi, các cụ tự xây dựng, không có nhà nƣớc thò tay vào, các cụ tự xây các ban thờ cô thờ cậu, thờ Mẫu hoành tráng nhƣ bây giờ, ngoặc kép nhƣ bây giờ. Đó là hiện trạng kiến trúc. H: Chị cho biết Bà Chúa Kho là ai? TL: Giải mã đƣợc thứ nhất Bà là ai? Có hai đáp án. Một là có khả năng một trong 72 trang ấp. Thứ hai là có khả năng gán với cuộc kháng chiến chống Tống. Nhƣng cái quan trọng, tại sao tín ngƣỡng nó bùng phát nhƣ bây giờ. Cùng Bà Chúa Kho, Lẫm là kho, kho là lẫm, thế sao mà lại không bùng phát bằng ở đây. Ở Quả Cảm cũng là Bà Chúa Kho, các hàng từ đến chỉ giâng một mâm gạo nếp, gạo tẻ đến góp giỗ mẹ, nguyên thủy không có xôi, gà, vịt nhƣ bây giờ, vì là một trong 72 làng ăn thực ấp của Bà. Họ biết ơn Bà họ mang một mâm gạo nếp một mâm gạo tẻ đến góp giỗ mẹ.‎ Muốn nói là từ cái tục đó, từ tín ngƣỡng đó, tại sao Bà Chúa Kho lại bùng nhƣ thế. Một số ngƣời buôn bán mà đến Bà Chúa Kho, sau khi cầu đƣợc ƣớc thấy, sau đó mới sinh ra tự mang vàng mã đến, hàng ô tô đến trả. Và nhân tiện, các cụ đền Bà Chúa Kho mới giữ mã đó, và ai đến thì phát lộc nên mới xuất hiện vay và trả vàng mã là có yếu tố linh thiêng. H: Vì sao đền Bà Chúa Kho ở Cổ Mễ đông khách đến, mà các đến khác thờ Bà Chúa Kho lại không đông? TL: Đền Lẫm cũng rất nguy nga nhƣng không đông, vì khách khứa thập phƣơng tiện đƣờng giao thông tìm đến Bà Chúa Kho này, và khi linh thiêng ngƣời ta truyền nhau. Một là do kinh tế thị trƣờng, dân giàu có sinh lễ nghĩa, và trong kinh tế thị trƣờng có mua có trả, có vay có trả, nên nó thiêng ở chỗ thế. Tại sao đền Bà Chúa Kho ở Giảng Võ của thời Trần, có bia có thần phả nhƣng không đông, vì ngƣời ta đến đó cầu và cảm thấy không thiêng bằng đây. ở đây cầu tài đắc tài, cầu con đắc con, cầu của đắc của. Thứ hai là đền thiêng. Để nói về tín ngƣỡng thì đó là một trong 72 trang ấp thờ Bà, và lồng tín ngƣỡng thờ Mẫu vào rồi, về sau có lớp tín ngƣỡng thờ Mẫu. Sơ qua địa danh hành chính, lịch sử đền, cổ vật còn cái gì. Ở đền Cổ Mễ, không thần phả, không sắc phong, không bia đá, chỉ còn bức hoành phi và đôi câu đối, các ban bệ đã có từ thời Nguyễn, chỉ thấy có các lớp tín ngƣỡng thờ Mẫu nhƣ các ban bệ để lại, đây là lớp tín ngƣỡng có sau nhƣng ít nhất cũng là vào thời Nguyễn, không phải sau năm 90. Trƣớc năm 90, chỉ có một số con nhang đệ tử, sau này đƣợc nhà nƣớc xếp hạng, thì dân tự thành lập một ban, không hề có bàn tay Nhà nƣớc ở đây, khi đó có một ngƣời khách đi buôn ở Hải Phòng đến đây cầu xin thấy linh ứng, bắt đầu về truyền nhau tự động mang vàng mã đến, ô tô mang hàng xe đến, bắt đầu bùng phát từ đấy. Ông có làm một tờ sớ xin vay Bà Chúa Kho 1 thỏi vàng và hứa sau khi thành công sẽ về lễ tạ chu đáo. Về sau, ngƣời lái buôn này thành công thật sự và ông tin rằng có đƣợc kết quả kinh doanh thuận lợi là do Bà Chúa Kho hiển linh về giúp đỡ. Ngƣời này 233 bèn sắm rất nhiều lễ tiền vàng, số lƣợng nhiều đến mức phải dùng ô tô chở đến đền để làm lễ. Đến đền Bà Chúa Kho, ngƣời lái buôn vào tận hậu cung vừa lễ vừa nói rằng lần trƣớc có vay Bà Chúa một thỏi vàng để làm ăn. Nhờ Bà phù hộ nên ông kiếm đƣợc khá nhiều tiền. Hôm đó, ông có đến dâng mâm lễ tạ để trả ơn Bà nhƣ đã cam kết. Ông xin đƣợc đến lễ tạ cả một ô tô tiền vàng. Về mặt khoa học nó có cơ chế thị trƣờng, kinh tế phát triển, còn về mặt tâm linh thì do sự thiêng liêng ngƣời ta truyền nhau. Hầu nhƣ các đền thờ Bà Chúa ở đây bây giờ đều có lớp tín ngƣỡng thờ Mẫu, có tín ngƣỡng thờ Mẫu mới có nhiều ban, mới đến đông nhƣ thế, cầu xin nhiều truyện nhƣ thế. Đây là điều hợp lý, bởi từ Bà Chúa đến thờ Mẫu nó chỉ gang tấc trong nửa bƣớc. Căn cứ vào thành tích ở Cổ Mễ thì không hề nói đến Bà Chúa Kho, nhƣ vậy là không có một cái gì ngoài hoành phi và đôi câu đối cổ, các cụ nói sắc phong là do các cụ bịa, chỉ đúng là có sắc phong của Thánh Tam Giang. Nhƣng ở Quả Cảm thì có sắc phong, còn bia thì là làng Lẫm giữ. Tại sao làng Lẫm giữ, vì ông ấy đứng đầu Tổng. Bây giờ rƣớc từ chùa về đền, các cụ đặt ra cho hoành tráng. Ở làng quả Cảm trƣớc đây không có tục rƣớc, còn 72 nơi khác thì đƣơng nhiên phải rƣớc Bà từ nơi Bà ở về đình để hội sở với thần thánh của làng họ. Tất cả đều coi Quả Cảm là chính đền, nên các nới khác đều nói là về quê mẹ. Làng Quả cảm thì gọi là Đức vua Bà, vì bà là vợ vua Trần Anh Tông. Dấu ấn duy nhất ở đền Bà Chúa Kho là chỉ có một chút thời nguyễn, con chồng lá chiêng. Hoành phi, câu đối là thời Nguyễn, không nói gì đến thời Lý, yếu tố Lý chỉ là truyền thuyết. Bà chúa Kho là ai vẫn là một câu hỏi ngỏ, một câu hỏi lớn. Về mặt khoa học, theo truyền thuyết là có công trong cuộc chống Tống, là địa danh nằm trong 72 trang ấp, đền Cổ Mễ cách đền Quả Cảm chƣa đầy 3km theo đƣờng chim bay. Trang ấp rất rộng, tƣơng đƣơng với làng bây giờ, làng Trung Đồng sang tận Bắc Giang là do chiến tranh phiêu bạt. Đền Bà Chúa Kho Cổ Mễ có lớp tín ngƣỡng từ thời Nguyễn, chắc chắn những ban thờ đó có từ thời Nguyễn. Đền Trung Cơ, trong thành có kho lƣơng, 4 cửa thành là 4 ngôi đền, nên các cụ tự đặt là thờ Bà Chúa Kho, thực ra đó là một trong tứ trấn của thành cổ: đông tây nam bắc 4 ngôi đền, và tất cả những đền trấn đều có thờ Mẫu, vì vậy ngƣời ta mới gọi là đền Bà Chúa Kho Trung Cơ. Xƣa lễ hội là ngày 10, chỉ riêng ở đền Cổ Mễ là ngày 12, do các cụ chệch đi và tự tạo. Ngày xƣa đã có tục vàng mã rồi, nhƣng chỉ là vàng thoi bé tí nhƣ bao diêm. Đầu tiên là dân khảo cổ đào đƣợc từ văn hóa phùng nguyên, đồng đậu, gò mun có chôn theo các đồ thờ. Bắt đầu từ thời kinh tế thị trƣờng, nhiều đền phủ trong cả nƣớc đốt vàng mã, nhƣng tiêu biểu chỉ có đền Cổ Mễ nhiều. Xƣa cũng có hiện tƣợng, nhƣng chỉ vay tƣợng trƣng, mà chỉ khấn thôi nhiều khi cũng không xin họa hoằn mới có ngƣời đi lễ xin tiền, mà chỉ xin một tờ đề bàn thờ nhà mình thờ tƣợng trƣng. Nhƣng hiện tƣợng bắt đầu mạnh vào năm 90. Có một ngƣời buôn thuyền đền đây cầu khấn đƣợc, về tự động đánh đến một ô tàng mã: con có xin Bà một lá, nhƣng con sẽ xin tạ 234 Bà cả một ôtô. Cơ chế thị trƣờng: con có vay bà một thỏi thôi, nhƣng sẽ trả bà cả một ôt ô, đó là do tự dân phát. Điều này có yếu tố thời thế, yếu tố lịch sử. Tín ngƣỡng có yếu tố lịch sử, chuyện bùng phát vàng mã là theo giảỉ mã là do sự thiêng. H: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh và Ban Quản lý di tích quản lý lễ hội này như thế nào? TL: Hàng năm chúng tôi vẫn đi thị sát lễ hội nơi đây, nhƣng chỉ đứng ngoài cuộc… Tất cả những hoạt động của đền Bà Chúa Kho thì chỉ có ngƣời làng Cổ Mễ đƣợc tham gia, những ngƣời của làng khác không thể tham gia đƣợc. Và những quy định của làng đƣợc ngầm hiểu nhƣ là “lệ làng”. Biên bản phỏng vấn số 12 Thông tin về người trả lời: Họ và tên: Nguyễn Quốc Tịnh Tuổi: 56 tuổi Nghề nghiệp: Trƣởng khu Cổ Mễ Thời gian phỏng vấn: ngày 8/01/2014 (AL) Địa điểm: Đền Bà Chúa Kho, Cổ Mễ Nội dung phỏng vấn: H: Các cụ ra đây phục vụ có phải theo tổ chức của làng mình, hay tự ai lấy làm? TL: Ở đây là từ cuối năm 89 đầu 90 của thế kỷ 20, ngôi đền này đƣợc Bộ Văn hóa đại diện cho Chính phủ Việt Nam công nhận là di tích lịch sử, trong đó nó có đình, đền, chùa, nhƣng nổi lên có đền Bà Chúa Kho suốt từ cuối năm 90 đến bây giờ. H: Người làng mình ra đây làm các dịch vụ thì làng xã có quản lí các hoạt động này không? TL: Không, Nhà nƣớc không quản lý, ngƣời làng ra đây làm, gọi là một năm, nhƣng thực chất có 3 tháng thôi, những ngƣời kinh doanh chỉ nộp 200 nghìn để trả cho những ngƣời quét dọn vệ sinh môi trƣờng thôi. H: Toàn bộ tiền công đức ở đây là do bà con dân làng quản lí? TL: Ở đây làng quản lí, để trùng tu xây dựng, hỗ trợ an sinh xã hội để xây dựng thủy lợi, mƣơng máng ở đồng sau của khu Cổ Mễ. H: Anh đã vào đền Bà Chúa Xứ ở An Giang chưa? TL: Chƣa ạ. H: Một năm tiền công đức của họ, ví dụ năm 2013 gần 80 tỉ chưa kể vàng. Mô hình ở đây tôi muốn hỏi anh thêm. Đền mình có nhiều người tham gia? TL: Tất cả những ngƣời từ 50 tuổi là ngƣời gốc của làng đều ra đền tham gia. H: Ở đây chính quyền có tham gia không? TL: Không, chỉ có Hội ngƣời cao tuổi. 235 H: Vậy số tiền công quả sẽ quản lí thế nào? TL: Ở đây thu chi minh bạch. H: Năm 2013, số tiền thu được ở đền nhiều không? TL: Đƣợc mấy tỉ thôi, tôi không nắm rõ. H: Bình quân một gia đình nhà anh mấy sào ruộng? TL: Nhà em nhiều, một mẫu, nhƣng có làm hay không là cả một vấn đề, cả chiêm lẫn mùa là một mẫu. H: Một mẫu hai vụ, cả rau cả lúa? TL: Không có màu gì. Chiêm mùa đều cấy lúa. Cả đại gia đình em là một mẫu. H: Vợ chồng anh được mấy sào? TL: Đƣợc 4 sào, 4 sào thành 8, một năm hai vụ mà, em đã bỏ làm ruộng 5 - 6 năm nay rồi. H: Thu nhập của hai vợ chồng là bao nhiêu? TL: 2, 3 triệu? H: Thế làm thế nào mà sống được? TL: Phải làm thêm chứ, thu tiền điện thoại bên viễn thông, rồi làm may thêm, ra đền chức tác. Bây giờ không còn ai làm ruộng, cho không ngƣời ta, vào những tháng cuối năm, cả làng ra đền tham gia. H: Tất cả các ấn phẩm đền mình có bán không? TL: Không bán, kia là tờ ghi công đức. Nếu anh công đức 50 đến 100 thì sẽ ghi tên tuổi địa chỉ. H: Vậy giới thiệu về Bà Chúa Kho thì làm thế nào? TL: Trong tờ ghi công đức đã có. Hiện chƣa có quyển sách phát hành nào cụ thể về bà Chúa Kho, chỉ có sơ bộ. H: Chúng tôi đã dâng lễ lên Bà Chúa Kho rồi, vậy bâ giờ hạ xuống được chưa? TL: Bác chƣa về đƣợc phải đợi cháy lửa dâng hƣơng để chia lộc Bà. Phải tạ lễ để chia lộc cho mọi ngƣời. Hôm nay các anh chị đi xin lộc rơi lộc vãi, không về không mà phải mang lộc về, mỗi ngƣời phải mang một xuất lộc về đặt lên bàn thờ. Hạ lễ xuống, mỗi ngƣời mang một ít lộc về. Đến 23 tháng Chạp hóa đi, hôm nay là đi lễ đầu năm xin lộc rơi lộc vãi, cầu sức khỏe. Biên bản phỏng vấn số 13 Thông tin về người trả lời: Họ và tên: Nguyễn Xuân Năm Thời gian phỏng vấn: ngày 8/01/2014 (AL) Địa điểm: Đền Bà Chúa Kho, Cổ Mễ Nội dung phỏng vấn: 236 H: Xin ông cho biết những phong tục và những quy định của làng Cổ Mễ như thế nào ạ? TL: Thứ nhất những ngƣời đến định cƣ ở làng: nhƣ con rể, những ngƣời không phải chôn rau cắt rốn ở đây thì kông gọi là ngƣời gốc. Tam tổ thành hiền, tức ba đời ở đây mới gọi là ngƣời làng: ông, con ông, cháu ông đều chết ở đất này, 3 đời nằm xuống đây. ở đây có ngƣời bốn, năm đời cũng kông phải là ngƣời làng. Thứ hai, những ngƣời là con nuôi, là con rể, về đây ở, nhiều tuổi đến bao nhiêu cũng không đƣợc là già làng ở đây. Hiện nay ông đang là già làng của làng này. Ông làm từ lúc đấu tranh để đƣợc công nhận. Đáng nhẽ ra di tích này không đƣợc công nhận là di tích lịch sử, từ năm 1077 ngƣời ta thờ đến bây giờ. Năm 1982, nhà nƣớc ta lúc đó ta thờ Mẫu, mẫu Liễu Thăng, nó là giặc, nhƣng từ khi hòa bình lập lại, 1945, 1975, đến năm 1982 ta mới hạ. Thời ông Lê Duẩn: nơi nào thờ Liễu Thăng thì hạ xuống, là vì Trung Quốc là từ trƣớc ta vẫn tôn thờ, lý luận của nhà nƣớc, thờ là vì ta với họ nhƣ anh với em, ta thờ mẫu quốc họ nhƣ mẫu quốc ta. Nhƣng khi giữa Đảng cộng sản của ta và đảng Trung quốc bất đồng với nhau, đánh nhau, thì ta không thể thờ mẫu quốc họ đƣợc. Từ Nam đến Bắc nới nào thờ đều phải hạ xuống, đó là chủ trƣởng của Đảng. Tại sao không hạ xuống là vì với chủ trƣơng trƣớc đó. Lúc đó, ông phát biểu với Sở Văn hóa: đáng lẽ ông là phụ trách cán bộ văn hóa, ông biết và hiểu đền thờ ai. Lúc đó đền không đƣợc công nhận di tích năm 1982, tự nhiên các ông về hạ và vứt đi, dân ta mới bức xúc, lúc đó không giám đấu tranh, chỉ biết làm đơn kiến nghị, khiếu lên cấp trên, ngƣời ta mới cử cán bộ khảo cổ về nghiên cứu ba tháng, tìm hiểu nguồn gốc của nó, bấy giờ mới đƣợc công nhận là di tích lịch sử năm 1989. Nếu mà không có phá, thì dân ở đây kêu có biết cái gì. Trong thời gian nghiên cứu 3 tháng, ngƣời ta đệ trình lên Bộ Văn hóa chấp nhận. Quyển của ông do Viện bảo tồn di tích hà Bắc ngƣời ta nghiên cứu, đề nghị nhà nƣớc công nhận. H: Ngày xưa đền Bà Chúa Kho có tổ chức lễ hội rước tế lễ không ông? TL: Ngày xƣa là không có, nó có chỗ là phú quý sinh lễ nghĩa, ngƣời ta mới tổ chức rƣớc, ở đền Bà Chúa Kho không rƣớc mà ngƣời ta dựa vào cái đình tổ chức rƣớc, ngày xƣa đình rƣớc nƣớc, thờ đức thánh Tam Giang, khi đến mùa lễ hội tháng 8 ngƣời ta rƣớc từ đây ra bờ sông cầu, ngƣời ta rƣớc nƣớc về thờ, bây giờ có cái đền ngƣời ta kết hợp cả mọi mặt. Cánh đồng Bến tại sao ngƣời ta lại gọi là cánh đồng Bến, trong sử sách đã nói, nhiều ngƣời chỉ nói theo cái hiểu của mình thôi. Ở đây nói cả câu đối, tại sao là chủ khố linh từ, cánh đồng, đình cổ mễ, tại sao gọi là đình Châu Sơn, hay cái chùa, đầu tiên phát sinh, bây giờ đƣa về đây. Cái đền này, ngày xƣa là ngôi miếu nhỏ. Hƣơng ƣớc của làng xƣa đến bây giờ ngƣời ta gọi là quy định. Vừa rồi ngƣời ta dùng hƣơng ƣớc để kỷ luật ông hội trƣởng hội ngƣời cao tuổi phƣờng Vũ Ninh, kỷ luật cả ông trƣởng khu đấy. 237 H: Hồi đền Bà Chúa Kho được công nhận thì hội người cao tuổi mới lập các ban quản lý di tích? Quá trình thành lập như thế nào? TL: Ông là ngƣời đầu tiên đón di tích này ông sang tận Văn Miếu Quốc tử Giám đón bằng di tích, nên bọn ông cảm thấy rất thích hơn các nơi khác là nhƣ thế. Ở đây sau khi đƣợc công nhận di tích rồi, các cụ cử ra ban quản lý di tích, đầu tiên là có 9 ngƣời, nhƣng lại phải đƣợc Viện bảo tồn bảo tàng, ngƣời ta chứng nhận và cấp cho các ông ấy thẻ, sau đó đƣợc một thời gian thì thôi, và ngƣời ta thành lập hội ngƣời cao tuổi, trƣớc đây ngƣời ta gọi là hội vui tuổi thọ, sau này ta mới đổi thành hội ngƣời cao tuổi. Hội ngƣời cao tuổi quy định 50 tuổi vào hội, sau nhiều năm quy định lại từ 60 tuổi. ở đây hàng năm bầu lại một lần, 600 cụ mở đại hội bầu ban chấp hành lãnh đạo chung, trong BCH tổ chức các tiểu ban, Tiểu ban quản lý di tích, chuyên môn làm nhiệm vụ về di tích. Hiện nay có 25 ngƣời trong ban chấp hành, gần 600 cụ bầu lấy 25 ngƣời, 3 ngƣời phụ trách ban quản lý di tích, 3 ông chấp hành vào ban này, trong đó cử một ông làm trƣởng ban. Ông an ninh cũng cử một ông làm trƣởng ban, các ban khác cũng đều nhƣ vậy. H: Lúc đầu thành lập các ban có đông như thế này không? TL: Lúc mới thành lập có trên dƣới 300 cụ, qua thời gian, năm 1998 đến bây giờ trên 24 năm nó phải trƣởng thành nhiều, các cụ mất đi thì ít, mỗi năm bình quân chỉ mất đến 6 cụ, nhƣng một năm phát triển đến 20 cụ. H: Những ngày đầu có khó khăn trong quản lý không ạ? TL: Không, từ xƣa đến nay nó vẫn nhƣ thế này, không có gì thay đổi. Tại sao nhiều nơi họ về đây học tập cách quản lý ở đây, tiền bạc kinh tế nhiều, trên các ban bệ rất nhiều, nhƣng các cụ ở đây làm rất nghiêm minh, kinh tế mà không sòng phẳng thì dễ mất đoàn kết, dễ gậy ra cụ bộ, ví dụ: nhƣ ban di tích có ban vận động, tuyên truyền mọi ngƣời công đức, nó quản lý khối tiền bạc lớn, chấp hành quản lý khối tiền ngƣời ta công đức ở đền cũng rất lớn, ban mà quản lý về tài chính, vấn đề trông xe ra vào, ban tài vụ quản lý tất cả hàng quán cũng lớn… Nếu tất cả các ban này quản lý kinh tế không sòng phẳng, sẽ gây ra cụ bộ. Ở đây có một ông trƣởng ban trƣớc đây, có một đoàn tế Thăng Long về đây tế lễ, nó quay video, trong lúc đó đề nghị bảo nhƣợng bộ lại cho các cụ một bộ video giá 500 nghìn, cách đây khoảng chục năm rồi, thế nhƣng đến lúc ông trả 500 nghìn các cụ đã không tán thành, ông ấy phải bỏ tiền túi ra.Về kinh tế quản lý ở đây chắc, nhiều nơi về học tập. Tất cả mọi ngƣời kể cả cụ bà ở trên đền, tiền công đức, giọt dầu nếu các các cụ lấy từ 5 nghìn đến 10 nghìn phải kỷ luật 6 tháng, kỷ luật rất khắt khe, kỷ luật thêm: nếu cháu về cháu lễ, ông khấn thuê, cháu biếu ông một chục hai chục, ông có lấy và bỏ vào két, nếu lấy bỏ vào túi thì bị kỷ luật. H: Ở đây đề cao vai trò của người già? 238 TL: Ở đây các cụ còn chỉ huy đƣợc cả làng. Cái đồng tiền sử dụng ở một năm bọn ông mất hàng tỷ bạc để chi. Ví dụ đƣợc 7 tỷ, ông chi bồ dƣỡng cho các cụ đi trực hàng, còn bàn đến vấn đề trùng tu tôn tạo tất cả cơ sở vật chất ở trong làng. Thứ ba, các cụ trích ra một khoản nhiều để hỗ trợ chính quyền địa phƣơng, hỗ trợ các gia đình chính sách, làm công tác từ thiện, nói chung là đáp ứng tất cả các yêu cầu của xã hội, nhà trẻ, mẫu giáo, trƣờng học. Năm vừa rồi các cụ hỗ trợ mua 10 cái vi tính cho trƣờng học, các cụ đầu tƣ vào đấy, cho nên ở trên không khiển trách đƣợc, các cụ sử dụng đúng mục đích. Ngày lễ hội ngƣời ta thu hàng chục tỷ, nếu không sử dụng đúng mục đích và quản lý chặt thì không đƣợc. Đền ngày xƣa là miếu tiên cô, miếu nhỏ, sau khi đƣợc công nhận là di tích, nó phát triển dần, nhƣng đúng theo pháp luật nếu anh đã đƣợc công nhận di tích lịch sử rồi anh phải giữ nguyên hiện trạng, anh tu bổ anh phải đƣợc sự đồng ý của cơ quan quản lý, nhƣng ở đây lại tự tiện, bất cứ làm một việc gì, ví dụ ở đây vừa rồi xây nhà phát lộc hàng tỷ, nhƣng ở trên không kiểm duyệt. Ông chứng kiến đền BCK từ lúc không đến lúc có, từ trung ƣơng đến địa phƣơng không bao giờ cho đến một xu, bây giờ ngƣời ta làm nhiều lúc ngƣời ta ngƣời ta quan niệm là tôi làm đẹp chứ không phải là nó đang tốt mà tôi làm xấu đi thì khi đó mới khiển trách đƣợc. Bây giờ phát triển rộng, ngày xƣa làm gì có ban sơn trang, nó hẹp, nó nhỏ, đƣợc sự đồng ý của nhà nƣớc nên mới bành trƣớng ra, rõ ràng nhiều việc làm các cụ tôn thờ nó đẹp lên là sai. Nói thực là đền rất linh thiêng, nhà ông, con cả ông một năm ông chỉ cần bán một lễ cho khách thôi là ông đƣợc lãi trăm triệu, bây giờ nhà ông dành một cái nhà chất ba gian đầy hàng mã, nhà ông bán cho Tổng công ty sữa Vilamilk, năm ngoái công ty này làm lễ, họ lãi mấy trăm tỷ, họ lễ một trăm triệu có là bao nhiêu, đấy cái duy tâm của mọi ngƣời là nhƣ thế. Năm nào cũng có, năm nào cũng nhƣ năm nào, ngƣời ta đặt lễ không phải gò ép. Năm ngoái họ về họ lễ quãng mùng 5 mùng 6 tháng giêng, họ vay và đặt ông 30 chục triệu đƣa tiền trƣớc từ đầu năm sắm lễ cho họ, cuối năm họ sang trả nợ, đấy họ duy tâm lắm chứ. H: Lễ thường đặt vàng mã à ông? TL: Ngƣời đi lễ họ thƣờng đặt vàng mã thôi, họ đặt khoảng một trăm triệu ví dụ thế, mình làm thì hết chỉ 30 chục triệu là cùng, còn lại mình đƣợc hƣởng, ở đây nhiều khi giấy má thực chất là BCK làm thiệt hại của cải của xã hội, không làm đƣợc ra của cải, một ngày tốn kém nhiều của cải, nhƣng ngƣợc lại Bà cũng nuôi sống rất nhiều ngƣời, hàng trăm con ngƣời làm vàng mã, hàng trăm con ngƣời không có công ăn việc làm, chỉ trông vào cái này, bao nhiêu ngƣời lái xe, bao nhiều ngƣời buôn bán trông vào cái đền này. H: Làng mình có làm vàng mã không ạ? TL: Không, ở đây chúng tôi hoàn toàn phục thuộc vào nhân dân quanh vùng, hoặc là cái làng Đông Hồ chủ yếu sản xuất vàng mã, trƣớc ở đây sản xuất theo thủ 239 công nghiệp, bây giờ nó hiện đại hơn. Đền Trình ở Suối Hoa, ngày xƣa làng ở đấy sản xuất, nên đền trình nó ở ngay đấy. H: Vì sao ngày xưa có các bà đồng ở đền, sau lại không còn ở đấy nữa? TL: Ngày xƣa những ngƣời làm ở đền ngƣời ta có căn đồng, những ngƣời này có ngƣời là dân địa phƣơng có ngƣời không phải là dân địa phƣơng, dân giao cho ngƣời ta quản lý, xong một thời gian nhân dân thấy bao nhiêu tiền quản lí là của ngƣời ta hết, nên nhân dân làm công tác vận động quần chúng, vận động ngƣời ta tự nguyện trả lại đền, đầu tiên đòi có một bà đồng ở Triều Khúc, Hà Đông, bà này lễ bái dựa vào một bà đồng đã già. Khi vận động bà Xuân ở Triều Khúc bà ấy cứ lí do là bà ấy căn nọ căn kia, vì ốm đau phải ở đền. Đầu tiên dân cử hai bà cô đơn ra chức tác để trông nom đền, từ chỗ đền nhiều lộc quá ngƣời ta mới quản lí toàn bộ, các cụ đó ngƣời ta ẫn nuôi dƣỡng, từ cá nhân rồi đến tập thể, tập thể nhỏ rồi đến tập thể lớn nhƣ bây giờ. Đấy nó qua từng giai đoạn. H: Trước đó có sự linh thiêng không? TL: Trƣớc đấy cũng có, sau này phú qu‎‎í sinh lễ nghĩa H: Có trường hợp linh thiêng nào không ạ? TL: Theo quan niệm nhƣ ông là thiêng, ông ví Bà Chúa Kho cũng nhƣ ông Hồ, nhƣ ông Trần Hƣng Đạo, Hai Bà Trƣng đều có công lao mà dân lập lên thờ, việc tôn thờ là quy luật. Thuyết duy tâm có nhiều trƣờng hợp ngƣời ta cho là thiêng nên ông đƣợc biết nhiều cái rất trùng hợp, từ cái trùng hợp ấy . Có một trƣờng hợp có sự trùng lặp: Có một công nhân ở nhà máy Cơ khí Đáp Cầu mất một cái ví. Lúc đó hòa bình, trong ví có tiền, có tem gạo thời bao cấp, có bằng lái xe... Khi mất ví, trong cơ quan nhà nƣớc bấy giờ nhà máy chƣa có nhà vệ sinh tự hoại, chỉ có hố xí hai ngăn, ngƣời nhặt đƣợc ví vơ cả tiền cả giấy tờ, rồi vội vứt ví xuống chuồng xí. Khi ấy nghe ngƣời dân nói là thấy nhiều ngƣời đi lễ Bà Chúa Kho, nên ngƣời công nhân đó đã lên cầu Bà, đi tìm và thấy ví nhƣng mất hết giấy tờ, tiền bạc. Một hôm trong lúc ngồi uống nƣớc với một đồng nghiệp ở cơ quan, vô tình đồng nghiệp này làm rơi chiếc tem gạo phiếu xuống đất, ngƣời công nhân đó cúi xuống nhặt giúp và nhận ra đó là chiếc tem phiếu ghi tên tuổi của mình để trong chiếc ví đã bị mất. Khi đó ngƣời công nhân đã không trả lại đồng nghiệp chiếc tem phiếu mà đƣa ra công đoàn làm rõ trắng đen, và cuối cùng ngƣời đồng nghiệp này đã phải thừa nhận là lấy trộm cái ví của ngƣời công nhân. Trong lúc hai ngƣời này chơi rất thân mật với nhau ngƣời công nhân mất ví không thể nghi cho đồng nghiệp mình lấy. Không những thấy đƣợc ví mà còn tìm ra đƣợc thủ phạm lấy trộm ví của mình là đồng nghiệp, ngƣời công nhân đã lên lễ tạ Bà Chúa Kho và cho rằng Bà rất linh thiêng, đã cảm đƣợc lời cấu khấn của anh và phù hộ cho anh tìm thấy ví. Từ chỗ đó ngƣời ta nâng lên thành quan điểm duy tâm. Rõ ràng đây là một sự trùng hợp tại đền Bà Chúa Kho, nhƣng từ cái trùng hợp ấy nhiều ngƣời duy tâm cho là thiêng. 240 Có những trƣờng hợp tham gia phá đền nên đã bị Bà Chúa Kho trừng trị, một số ngƣời đang khỏe mạnh bỗng lăn ra ốm đau, ngƣời thân trong gia đình bị chia rẽ bất hòa... Sau thời gian tìm mọi cách chữa trị không khỏi, những ngƣời thân trong gia đình của ngƣời ốm trên đây đã đến đền Bà Chúa Kho cúng bái, tạ lỗi. Có một trƣờng hợp có một bà ở Hải Phòng cho con đi vƣợt bên, bà ấy mua cái thuyền vƣợt biên bằng gỗ có 4 triệu lên cầu Bà, con đi có mấy tháng gửi nhiều tiền về, thì bà ấy lên lễ tạ. Có một ông cán bộ, lúc đó nhà nƣớc nợ ông ấy 100 triệu, ông ấy về đây viết sớ cầu khấn bà, tháng sau tự nhiên đến hạn ngƣời ta trả thôi, ông ấy quan niệm cầu Bà Bà phụ hộ cho. Đây có những trƣờng hợp trùng lặp nhƣ vậy. Những ngƣời đến ở định cƣ ở đây: con rể, những ngƣời không phải chôn rau cắt rốn ở đây thì không đƣợc gọi là dân gốc, các cụ có lệ tam tổ thành hiền, tức có ba đời ở đây mới là ngƣời làng, nhƣng ba đời phải là ông, con ông, cháu, nhƣng không hẳn nhƣ vậy mà ông phải chết ở cái đất này, đến con ông cũng chết ở cái đất này, đến cháu ông khi chết cũng ở cái đất này mới đƣợc là ngƣời làng. Ở đây có những ngƣời có những 5 đời cũng không phải là ngƣời làng, vì các thế hệ không chết ở đất này. Biên bản phỏng vấn số 14 Thông tin về người trả lời: Họ và tên: Bà G (ngƣời Hoàng Mai, Hà Nội, lấy chồng ở Cổ Mễ) Tuổi: 66 tuổi Nghề nghiệp: Tham gia Hội ngƣời cao tuổi khu Cổ Mễ Thời gian phỏng vấn: ngày 25/8/2014 Địa điểm: Đền Bà Chúa Kho, Cổ Mễ Nội dung phỏng vấn: H: Hôm nay bác không phải ra đền ạ? TL: Hôm nay tôi nghỉ, mai là đến ngày ra trực. H: Một tháng bác trực mấy ngày ạ? TL: Một tháng tôi ra đền 6 buổi. Mùa lễ hội có tháng ra 15 ngày, có tháng ra 22 ngày. Mỗi ngày công là 80.000 đ. Tháng lễ hội cũng tính theo ngày công, cộng với lộc lá đƣợc biếu mang về, ngoài ra tôi cón có lƣơng hƣu. H: Năm 2014 ai là trưởng khu Cổ Mễ ạ? TL: Bây giờ là ông Sơn là trƣởng khu. H: Bác làm nghề gì ạ? TL: Phật cho tớ khả năng, có thể nhìn thấy hết ở trên thiên. Ngày xƣa tớ bán hàng mã, ngƣời ta cứ bảo viết sớ cho ngƣời ta, sau đi học lễ bái. Tớ làm lễ cho ai thì ngƣời ấy đƣợc lắm và đắc đạo. Tớ làm lễ bao nhiêu năm ở đền Bà Chúa Kho, tớ chỉ lễ Bà rất đơn giản, nhƣng cầu gì đƣợc lấy. 241 H: Xin bác cho biết những chuyện linh thiêng ở đền Bà Chúa Kho? TL: Một cô ở Hoàng Mai, Hà Nội, tên là Hoàng Thị Hoa năm nay 51 tuổi là tổng giám đốc công ty du lịch và là giám đốc một khách sạn, chồng là Đỗ Liêm Quy, 53 tuổi, là trƣởng phòng điều vận hàng không từ Nam đến Bắc, con là Đỗ Hoàng Việt, Đỗ Hoàng Tâm. Năm 1990, khi lên đây lễ, gia đình cô ấy còn rất nghèo, chỉ mong Bà Chúa Kho phù hộ độ trì cho gia đình thoát nghèo, Bà cho lộc rơi lộc vãi. Sau năm đó về gia đình cô ấy cứ dần dần khấm khá lên. Thấy Bà Chúa Kho linh thiêng, năm 1992 cô ấy đã làm lễ vay Bà 100 triệu, không ngờ làm ăn trúng quả. Từ đó đến nay, năm nào cô ấy cũng đầu năm về đền vay tiền, xin lộc, và cuối năm lễ tạ Bà. Cô ấy cho rằng Bà Chúa Kho thiêng nên với ngƣời kinh doanh, buôn bán nhƣ cô việc đến lễ đầu năm và trả lễ Bà là rất quan trọng. Bây giờ thì cô ấy rất giàu, và nhận Bà Gái là chị em kết nghĩa. H: Ngoài ra, còn chuyện nào linh thiêng nữa không ạ? TL: Bà Chúa Kho vốn là một cô gái hiện thân của vị thần núi Kho, có công lao giúp quân triều đình trông coi, bảo vệ kho tàng trong trận chiến đánh giặc Tống ở phòng tuyến sông Nhƣ Nguyệt (nay gọi là sông Cầu). Sau khi quân triều đình thắng trận, Bà lui về sống tại chân núi Kho và mất ở đây. Nhân dân thƣơng tiếc lập đền thờ Bà tại địa điểm Núi Kho nên gọi là đền Bà Chúa Kho. Riêng ở đền Bà Chúa Kho, trong những năm đầu thời kỳ Đổi mới, cứ vào dịp đầu năm, cả chục vạn ngƣời hành hƣơng về ngôi đền này, với một mục đích vay tiền Bà Chúa Kho để lấy vốn làm ăn; dịp cuối năm, mỗi ngày cũng phải có vài ngàn ngƣời về đây trả lễ vay của Bà, chứng tỏ tình hình làm ăn của dân tình ngày càng phát đạt. Nhiều ngƣời ăn nên làm ra lại đến vay vốn của Bà Chúa Kho. Dân làm ăn ngƣời ta truyền nhau về sự linh thiêng của Bà. H: Xin bác cho biết lễ mã ở đền mình gồm những gì ạ? TL: Các đồ mã thì rất đa dạng, tùy theo nhu cầu và khả năng của từng ngƣời mà sắm cho mình một mâm lễ phù hợp. Lễ mã gồm kim ngân (tiền và vàng bạc), tiền: gồm tiền trinh, tiền đô la, tiền địa phủ Việt Nam; Vàng gồm: vàng lá, cây vàng, cây bạc, thuyền vàng…; Đồ trang sức nhƣ tráp trầu, vòng xuyến, giày (hài) cho các nữ thần… Ngoài ra, trong còn có những lá sớ viết bằng chữ Nho ghi tên tuổi, địa chỉ và lời cầu khấn của ngƣời đi lễ. H: Du khách về đền trả nợ Bà vào tháng nào ạ? TL: Ngay từ đầu tháng 12, những ngƣời “trả nợ” đã tìm về đền tạ lễ. Và sau đó những ngày giáp tết âm lịch ngƣời ta về đây đông hơn. Biên bản phỏng vấn số 15 Thông tin về người trả lời: Họ và tên: Nguyễn Văn Th Tuổi: 79 242 Nghề nghiệp: Tham gia Hội ngƣời cao tuổi khu Cổ Mễ Thời gian phỏng vấn: ngày 25/8/2014 Địa điểm: Đền Bà Chúa Kho, Cổ Mễ Nội dung phỏng vấn: H: Bác tham gia quản lý ở đền ạ? TL: Vâng, tôi đã làm việc trong ban quản lí ở đây nhiều năm rồi. H: Ban quản lí đền Bà Chúa Kho thường họp khi nào ạ? TL: Trung tuần tháng 10 hàng năm, họp tổng kết công tác trong một năm làm việc. Chi hội đƣợc sự đồng ‎của Ban chấp hành hội ngƣời cao tuổi phƣờng Vũ Ninh. H: Năm 2014 các cụ có tu sửa gì ở đền không ạ? TL: Năm nay, kế hoạch mở rộng đền, lắp camera theo dõi toàn bộ khu vực đền, bỏ hơn 100 triệu. Trƣởng ban di tích là ông Sự. H: Năm vừa rồi toàn bộ tiền thu của mình được bao nhiêu ạ? TL: Mấy tỉ, bây giờ ngƣời ta làm đƣờng to, đƣờng thông hè thoáng. H: Trong cuộc họp có nói rõ không ạ? TL: Cả khu trích 50% để xây dựng đền chùa, còn 50% để đóng góp cho xã hội và trả tiền lƣơng các cụ. H: Công xã hội là những gì ạ? TL: Công xã hội là đóng góp cho những ngƣời mù, công đoàn, đoàn thể, đóng cho Sở Văn hóa, cho Ủy ban nhân dân phƣờng. H: Một năm đóng bao nhiêu ạ? TL: Cỡ 100 triệu? H: Thế còn phường ạ? TL: Còn ủy ban nhân dân phƣờng họ xin bao nhiêu thì cho, xin 40 triệu cho 40 triệu, xin 50 triệu cho 50 triệu, xin thành nhiều đợt, còn ngƣời mù, công đoàn, đoàn thể... đâu xin thì cũng cho. H: Làng mình có hư ng ước cổ không ạ bác? TL: Hiện không có hƣơng ƣớc cổ, ra đình nhờ các ông Khánh tiết mở ra lấy, toàn bộ là chữ Nho. Đây là quy ƣớc năm 2002, 5 năm thay đổi 1 lần, sửa một chút thôi. H: Đền Bà Chúa Kho có thần phả không ạ? TL: Đình có thần phả thần tích, đền thì không có. Đình có mƣời mấy bia, 11 sắc và các quyển viết theo thống kê của làng. Văn bia trƣớc cửa đình có nói đến sự tích. H: Mối quan hệ ở làng mình thế nào ạ bác? TL: Xƣa đoàn kết, nay cũng vẫn đoàn kết, tuy có sự chia rẽ trong nội bộ, những nhỏ. Nếu nói từ cách mạng đến bây giờ thì vẫn đoàn kết H: Hôm nay bác không phải đi trực à? 243 TL: Mai tôi mới đi. Hôm qua có đoàn kiểm tra, vừa rồi ở đây có chuyện bán ruộng bán nƣơng, một số cán bộ không nhất trí, không thông cảm,… H: Mỗi năm đền mình có thống kê về xây dựng đền không, từng năm hoàn thiện các công trình như thế nào ạ? TL: Năm 2014 tiền đầu tƣ cho xây dựng phải gần 2 tỷ, cải tạo toàn bộ bài xe, làm nhà, làm cửa, làm kiốt hoàn toàn mới lại, trên đền làm hệ thống hàng rào, camera. Nói chung là không còn cái gì cả, những gì có thể trùng tu, xây sửa là chúng tôi đã làm hết. H: Hiện nay, ở đền có hầu đồng diễn ra không bác? TL: Có chứ. Hôm nay ở đền hầu đồng từ sáng đến giờ, vấn hầu này có ba cung văn, mấy chục đệ tử, trang phục các giá đồng đẹp, chân đồng này giàu, phát lộc nhiều nên rất nhiều ngƣời xem. Nhà đền hôm nay thu đƣợc khá nhiều tiền. H: Ở đền mình có thường xuyên hầu đồng không ạ? TL: Hàng năm, từ tháng 3 đến tháng 11, đặc biệt tháng 3, 4, 5 ngày nào cũng có hầu đồng ở cung Sơn Trang. Nguyên ngày xƣa ở đây đã có hầu đồng, rồi đến những năm trƣớc thời kỳ Đổi mới thì cấm, sau tôi sang chỗ ông Thìn trao đổi, họ nói là không cấm, nhƣng phải hạn chế, hầu đồng này chẳng qua nó là một hình thức cúng lễ hiện đại, nó nâng lên thôi, không có phải là mê tín gì cả. H: Đền Bà Chúa Kho có tiếng là đốt nhiều vàng mã, bác nghĩ sao về vấn đề này ạ? TL: Việc đốt nhiều vàng mã là do tâm của khách đến cúng lễ, do vay tiền của Bà Chúa Kho làm ăn phát đạt nên ngƣời ta không tiếc “vay một trả mƣời”, nên ngƣời ta đốt nhiều. Ở đây từng có ngƣời sắm lễ vàng mã hàng chục, hàng trăm triệu đồng, đem đốt phải mất mấy tiếng đồng hồ mới cháy hết. H: Xin cảm n Bác! 244 Phụ lục 12 Văn khấn tại đền Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ 245 Văn khấn của những ngƣời khấn thuê Cầu kinh doanh buôn bán: mở cửa hàng cửa hiệu đƣợc đắt hàng, buôn may bán đắt, đắt cửa hàng, đƣợc sang cửa hiệu, đƣợc tƣơi mặt bằng ngƣời, đƣợc đắc cành tài, đƣợc sai cành lộc. Cầu buôn bán: buôn năm bán mƣời, buôn tƣơi bán tốt, khách mua thì đợi, khách bán thì chờ, mua hàng tới đâu, dốc dác hàng tới đó, lộc xa mang tới, lộc gần đƣa lại. Khách gần khách xa, khách lạ khách quen, khách quen thì đợi, khách lạ đến mua hàng cho con. Cầu công danh: công thì thành, danh thì đạt, trên bảo dƣới nghe, trên đe dƣới sợ, đƣợc trên tin yêu, dƣới kính trọng để hoàn thành kế hoạch, trong năm đƣợc thăng quan tiến chức đƣợc nhiều tài nhiều lộc. Cầu giải hạn: Con lạy Mẫu Cửu trùng Thiên, các ngôi sao chiếu mạng cầu cho đầu năm chí cuối đƣợc giải vận thì tan, giải hạn thì qua, tai qua nạn khỏi, năm xung thì giải xung, tháng hạn thì giải hạn, bách vận tiêu tán, vạn mệnh tiêu trừ. Con lạy Mẫu, Mẫu bay lơ lửng khắp tầng mây, sao xấu thì Mẫu giải đi, sao đẹp thì Mẫu nghênh lại. Mẫu cho chúng con đƣợc cầu lộc đắc lộc, cầu tài đắc tài, gia đình an khang thịnh vƣợng, nƣớc chảy một dòng, thuyền xuôi một bến, đƣợc con ngƣời có sức khỏe dồi dào, làm ăn có tài có lộc, có ngân xuyến. Gia bản trong tay Mẫu: cho xin một đài nhất âm nhất dƣơng để biết đƣờng mà lối. Cầu duyên: Trên có ông Bảy ông Bơ, dƣới có ông Tơ bà Nguyệt, se duyên kết tóc, se sợi chỉ hồng. Là con gái gặp đƣợc bạn trai, là con trai gặp đƣợc bạn gái, tâm đầu ‎ý hợp, đẹp ngƣời đẹp nết, đẹp duyên đôi lứa nhƣ thuyền có lái, nhƣ đũa có đôi, cho đôi bạn trẻ đƣợc sống đến đầu bạc răng long. Cầu con: cầu con trai ở cửa Cậu, con gái ở cửa Cô thì dễ nuôi.Cầu Cậu cho xin một tiểu nam để nối dõi tông đƣờng cho đƣợc dài dòng lớn họ. Làm ruộng: Cầu cho của nhà làm ra, của đồng làm nên, chăn nuôi con lợn con gà đƣợc hay ăn chóng lớn, trong năm làm ăn gặp may, gặp mắn, đƣợc tài đƣợc lộc để có đồng ngân đồng xuyến, để trên lo việc Thánh, dƣới gánh việc gia trung. Lái xe: cầu cho tín chủ của mình đƣợc sáng con mắt, đƣợc chắc tay lái, đi đƣờng bình an vô sự, đi tƣơi về tốt, đi một về mƣời, đi may gặp mắn, đi trúng gặp bạn, gặp vạn sự lành. Học sinh: Chúa Bà tiếp linh tiếp điểm, khai tâm, khai sáng, khai u, khai minh cho thông tấn tu hành thông minh trí tuệ học đến đâu nhập tâm đến đấy, ra đề thi đến đâu làm thông đồng bến giọt đến đó, thi đƣợc kết quả cao, đƣợc sở cầu nhƣ ý, sở nguyện đồng tâm cầu gì đƣợc nấy. 246 Phụ lục 13 Nội quy Hội ngƣời cao tuổi làng Cổ Mễ 247 248 249 250 251 252 253 254 255 256 257 [...]... với hƣớng nghiên cứu ảnh hƣởng của kinh tế thị trƣờng đối với sinh hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở đền Cổ Mễ, một số bài nghiên cứu nhƣ Ngày xuân với tục vay tiền xin lộc Bà Chúa Kho [97], Về hiện tượng tín ngưỡng thờ Bà Chúa Kho [24], Lễ hội đền Bà Chúa Kho [73], Hiện tượng Bà Chúa Kho và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Ninh [71], Tín ngưỡng Bà Chúa Kho [34]… đã đề cập đến sự thay đổi hệ thống điện thờ, thực... Đền Bà Chúa Kho [19], Tìm hiểu truyền thuyết Bà Chúa Kho trong bối cảnh văn hoá dân gian Hà Bắc [23], Bà Chúa Kho thành hoàng làng Giảng Võ [20], Huyền thoại Bà Chúa Kho [33], Đi tìm lại sự tích Bà Chúa Kho [93], Đền Bà Chúa Kho [69], Sinh hoạt tín ngưỡng Bà Chúa Kho (xã Cổ Mễ, Bắc Ninh) [46] 1.1.1.1 Các tài liệu về hệ thống di tích, truyền thuyết, nghi thức thực hành tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ. .. vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là: Việc thờ cúng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh trong bối cảnh chung của tín ngƣỡng này ở châu thổ Bắc Bộ Khi tiếp cận nghiên cứu đối tƣợng trên, chúng tôi sẽ nghiên cứu các thành tố tạo nên tín ngƣỡng Bà Chúa Kho: từ vị trí địa lý, sự phân bố đền thờ, tiếp cận không gian văn hoá 9 làng tại 6 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc. .. của tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Bắc Ninh - Kinh Bắc Các công trình nghiên cứu tiếp cận tín ngƣỡng Bà Chúa Kho nhƣ một tín ngƣỡng thờ Mẫu tƣơng tự có Bà Chúa Kho trong tục thờ cúng các nữ thần của người Việt [10], Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng thờ Bà Chúa Kho ở đền Cổ Mễ (Bắc Ninh) [70], Lễ hội đền Bà Chúa Kho [73], Tín ngưỡng Bà Chúa Kho và sự biến đổi của xã hội Việt Nam [106],… Tác giả của các công trình nghiên. .. chính là một kho ng trống Những vấn đề chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu trên đây cần phải đƣợc tiếp tục bổ sung làm rõ Chính vì vậy, trên cơ sở các công trình của các tác giả đi trƣớc, chúng tôi tiếp tục tập trung nghiên cứu về Tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở châu thổ Bắc Bộ: Nghiên cứu trường hợp thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh Sợi chỉ xuyên suốt của luận án là nghiên cứu sự "sáng... đồng thời lý giải đƣợc sự chọn lựa sáng tạo truyền thống tín ngƣỡng nhằm thích ứng với hoàn cảnh mới của cộng đồng làng Cổ Mễ nói riêng và các làng thờ nhân vật gọi là "Bà Chúa Kho" ở vùng châu thổ Bắc Bộ Việt Nam nói chung 33 1.2.3 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 1.2.3.1 Cách tiếp cận Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh. .. tích, truyền thuyết Bà Chúa Kho ở những địa phƣơng khác thuộc châu thổ Bắc Bộ (nhƣ phƣờng Giảng Võ, thành phố Hà Nội; huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; đền Bản Tỉnh, thành phố Nam Định; phƣờng Vệ An, thành phố Bắc Ninh; làng Quả Cảm, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh; làng Thƣợng Đồng, phƣờng Vạn An, thành phố Bắc Ninh; làng Trung Đồng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; làng Hạ Đồng, xã Việt... đổi tín ngƣỡng này 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Là không gian thờ phụng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, có so sánh với không gian thờ Bà Chúa Kho ở các địa phƣơng nhƣ làng Quả Cảm, xã Hoà Long và làng Thƣợng Đồng, phƣờng Vạn An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; làng Trung Đồng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; làng Hạ Đồng, xã 10 Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh; phố Thiên... tín ngƣỡng Bà Chúa Kho trong bối cảnh chuyển biến kinh tế, xã hội, chính trị của đất nƣớc Các nghiên cứu trƣớc đây đã cho chúng ta thấy đƣợc những biến đổi của tín ngƣỡng Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ nhƣ những vấn đề có tính cách vùng, khu vực; ở đó, không chỉ có các vấn đề của làng Cổ Mễ mà ở nhiều làng quê, thể hiện tính phổ quát của vùng Sự biến đổi tín ngƣỡng Bà Chúa Kho vùng châu thổ Bắc Bộ. .. hoạt tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở châu thổ Bắc Bộ; nhận diện nhân vật thờ Bà Chúa Kho và các nhân vật đồng dạng - Phân tích, mô tả quá trình "sáng tạo truyền thống" và thiêng hóa tín ngƣỡng Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh Quá trình sáng tạo này đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng diện sáng tạo truyền thuyết, hệ thống điện thờ, nghi lễ và cơ cấu tổ chức quản lý‎lễ hội tín ngƣỡng của làng Cổ Mễ ... Nghiên cứu trường hợp thờ Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh Thông qua nghiên cứu trƣờng hợp Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh bối cảnh với vị thần "đồng dạng" châu thổ Bắc Bộ khám... sở công trình tác giả trƣớc, tiếp tục tập trung nghiên cứu Tín ngưỡng Bà Chúa Kho châu thổ Bắc Bộ: Nghiên cứu trường hợp thờ Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh Sợi xuyên suốt luận án nghiên. .. phương pháp nghiên cứu 1.2.3.1 Cách tiếp cận Đối tƣợng nghiên cứu luận án tín ngƣỡng thờ Bà Chúa Kho làng Cổ Mễ, phƣờng Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh bối cảnh chung tín ngƣỡng châu thổ Bắc Bộ Do đó,

Ngày đăng: 22/10/2015, 15:47

Xem thêm: Tín ngưỡng Bà Chúa Kho ở châu thổ Bắc Bộ Nghiên cứu trường hợp thờ Bà Chúa Kho ở làng Cổ Mễ, thành phố Bắc Ninh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w